Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

De cuong mon Kinh te xa hoi dai cuong 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.04 KB, 16 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN KINH TẾ ĐẠI CƯƠNG I Câu 1: chức năng của môi trường địa lý? Trả lời: Chức năng của môi trường địa lý (4 chức năng) - Là không gian sống cho con người và cho thế giới sinh vật: Chức năng này đòi hỏi môi trường phải có phạm vi thích hợp cho con người, ko gian này đòi hỏi phải có tính chất nhất định về hóa học, lí học, sinh học… Trong thực tế ko gian sống bình quân cho con người trên trái đất đang bị thu hẹp. + Trình độ phát triển càng cao nhu cầu về ko gian sống càng lớn. + Thiên nhiên có khả năng tự cân bằng tức là hệ sinh thái có thể gánh chịu điều kiện khó khăn nhất + Tiêu chí liên quan đến môi trường. - Môi trường là nơi chứa đựng các tài nguyên thiên nhiên cần thiết cho đời sống và cho sản xuất của con người: Còn gọi là chức năng sản xuất tự nhiên: + liên quan đến rừng, có chức năng giữ nước, bảo tồn đa dạng sinh học… + Các thủy vực cung cấp nước, chất dinh dưỡng , các nguồn thủy hải sản, những nơi giải trí, nghỉ ngơi cho con người. + Sinh vật: cung cấp lương thực, thực phẩm và các nguồn gen quý hiếm - Môi trường là nơi chứa đựng các phế thải do con người tạo ra trong sản xuất và đời sống: Trong tự nhiên các chất thải của con người dưới tác dụng của vi sinh vật và các yếu tố môi trường khác sẽ bị biến đổi từ dạng phức tạp thành đơn gian và tham gia vào các quá trình sinh, địa, hóa. + Khả năng đệm: là khả năng tiếp nhận và phân hủy chất thải của một khu vực nhất định khi lượng chất thải lớn hơn khả năng đệm hoặc thành phần chất thải có nhiều chất độc vi sinh vật sẽ gặp khó khăn trong quá trình phân hủy làm cho chất lượng môi trường giảm xuống, môi trường bị ôi nhiễm. - Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người: + lưu trữ và cung cấp lịch sử địa chất, lịch sử tiến hóa của vật chất và sinh vật, lịch sử tiến hóa và phát triển của con người. + cung cấp và lưu trữ sự đa dạng các nguồn gen, các loài động thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp cảnh quan có giá trị thẩm mĩ để tham quan du lịch… + Lưu trữ và cung cấp các chỉ thị mang tính chất tín hiệu và báo hiệu sớm về các hiểm họa đối với cuộc sống của con người và sinh vật. VD: phản ứng của cơ thể con người, sv đối với tai biến, biến đổi của tự nhiên..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu 2: Quan niệm về môi trường địa lý và vai trò của nó đối với sự phát triển của xã hội loài người? Trả lời: 1. Khái niệm môi tường địa lý (Kalexnik) Là bộ phận của trái đất bao quanh con người mà ở thời điểm nhất định xã hội loài người có quan hệ tương hỗ trực tiếp với nó nghĩa là môi trường có quan hệ 1 cách gần gũi nhất đối với đời sống sản xuất của con người. Môi trường tự nhiên Môi trường địa lý Nguồn - giống: có nguồn gốc tự nhiên. gốc - Khác: xuất hiện sớm (từ khi trái đất - xh muộn hơn (khi con người xuất hiện) hình thành) Phạm vi - ổn định - nhỏ hơn, ngày càng mở rộng Cơ chế - quy luật tự nhiên - Quy luật tự nhiên và xã hội hoạt động. 2. vai trò của môi trường địa lý - Môi trường địa lý thực sự là điều kiện thường xuyên và cần thiết, là cơ sở vật chất của sự tồn tại xã hội loài người: môi trường địa lý là môi trường trong đó loài người sồng, lao động xây dựng và phát triển xã hội. Con người rút ra từ môi trường địa lý những thứ cần thiết cho sinh hoạt và sản xuất. Loài người không thể tồn tại và phát triển mà thoát li môi trường địa lý. Tuy nhiên chỉ thông qua sản xuất, quan hệ giữa con người và tự nhiên mới tồn tại. Chính quan hệ giữa con người với con người quyết định mối quan hệ con người với tự nhiên. - Môi trường địa lý không phải là nguyên nhân căn bản làm thay đổi đời sống xã hội: tự nhiên phát triển theo quy luật tự nhiên. Còn xã hội loài người vận động theo quy luật xã hội. Tuy vậy trong trường hợp này, môi trường địa lý tạo điều kiện thuận lợi, còn trường hợp khác nó lại gây trở ngại cho quá trình sản xuất xã hội. 3. Các quan niệm khác nhau về mqh giữa môi trường địa lý và xã hội loài người. - Quyết định luận (duy vật địa lý): MTĐL có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của xã hội loài người (s. moongtexkiơ thế kỉ 18) được coi là tiến bộ tại thời điểm đó là vì thời kỳ đó ở Châu Âu là thời kỳ đêm dài trung cổ bị ảnh hưởng của tôn giáo nên thuyết này được coi là tiến bộ so với quan điểm tôn giáo lúc bấy giờ. - Khả năng (phủ định luận): cho rằng môi trường địa lý ko có vai trò gì đối với sự phát triển xã hội. - Duy vật biện chứng: MTĐL là đk thường xuyên, là đk cần thiết, là cơ sở vật chất cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người nhưng ko phải là nhân tố quyết định.. Câu 3: Quan niệm về tài nguyên thiên nhiên và phân loại tài nguyên thiên nhiên?.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Trả lời: 1. Khái niệm tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên thiên nhiên là tất cả các dạng vật chất, phi vật chất, kể cả tri thức được sử dụng để tạo ra của cải vật chất hoặc giá trị sử dụng mới cho con người. Tài nguyên thiên nhiên là các thành phần của tự nhiên (các vật thể và các lực tự nhiên) mà ở trình độ nhất định của sự phát triển lực lượng sản xuất chúng được sử dụng hoặc có thể được sử dụng làm phương tiện sản xuất (đối tượng lao động và tư liệu lao động) và làm đối tượng tiêu dùng. Tài nguyên thiên nhiên ngày càng mở rộng cùng với sự phát triển của sức sản xuất và khoa học công nghệ. 2. Phân loại tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên thiên nhiên là một phạm trù rất rộng và đa dạng nên cần phân loại tài nguyên thiên nhiên. Việc phân loại phụ thuộc vào tiêu chí, mục đích nghên cứu vì vậy có nhiều cách phân loại tài nguyên thiên nhiên. Tài nguyên có tính chất 2 mặt: - Là vật chất vì vậy sự phân bố của nó theo quy luật tự nhiên - Là một phạm trù kinh tế xã hội vì khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế - xã hội a. Phân loại theo tiêu chuẩn tự nhiên * Theo dấu hiệu tự nhiên Cơ sở: dựa vào quan điểm coi tài nguyên thiên nhiên là vật thể, là lực lượng tự nhiên vị vậy về mặt tự nhiên mỗi loại tài nguyên thiên nhiên có một đặc điểm, tính chất riêng và dựa vào đó để phân loại. Các loại tài nguyên: + Tài nguyên đất + Tài nguyên nước + Tài nguyên khí hậu + Tài nguyên sinh vật…. * Theo dấu hiệu sinh thái Cơ sở: Dựa vào mức độ cạn kiệt hay không cạn kiệt của tài nguyên thiên nhiên trong quá trình khai thác và sử dụng. Các loại tài nguyên: + Tài nguyên cạn kiệt: - Tài nguyên không thể phục hồi: khoáng sản…. - Tài nguyên có thể phục hồi: rừng, đất… + Tài nguyên vô tận: ánh sáng, địa nhiệt, gió… b. Phân loại theo tiêu chuẩn kinh tế.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> * Theo dấu hiệu sử dụng Cở sở: mục đích kinh tế của các ngành sản xuất và vai trò của chúng trong quá trình tái sản xuất xã hội. Các loại tài nguyên: + Tài nguyên phục vụ cho các ngành sản xuất vật chất: - Tài nguyên nông nghiệp: nước, đất… - Tài nguyên công nghiệp: khoáng sản, nước… - Tài nguyên thủy sản: …. + Tài nguyên phục vụ cho tiêu dùng: - Trực tiếp: nước khoáng, hoa quả trong thiên nhiên - Gián tiếp: hoa dại, hồ tự nhiên phục vụ cho nghỉ ngơi * Theo tính chất sử dụng Cở sở: mục đích của việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên như thế nào. Các loại tài nguyên: + Sử dụng cho một mục đích: khoáng sản… + Sử dụng cho nhiều mục đích: nước, năng lượng mặt trời… Tài nguyên thiên nhiên Tiêu chuẩn tự nhiên. Dấu hiệu tự nhiên. Dấu hiệu sinh thái. Cạn kiệt. Có thể phục hồi. Tiêu chuẩn kinh tế. Vô tận. Ko thể phục hồi. Dấu hiệu sử dụng. Sx vật chất. Sx tiêu dùng. Tính chất sử dụng 1 mục đích. Tổng hợp. Nhiều mục đích. Có lựa chọn.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Câu 4: Quy mô dân số, gia tăng tự nhiên, các nhóm gia tăng tự nhiên. Xu hướng phát triển dân số? Trả lời: 1. Quy mô dân số - Quy mô dân số là tổng số người (hoặc tổng số dân) sinh sống trên một lãnh thổ tại một thời điểm nhất định. - Đây là chỉ tiêu định lượng quan trọng trong nghiên cứu dân số, có ý nghĩa to lớn và cần thiết trong tính toán, phân tích, so sánh với các tiêu chí kinh tế - xã hội, tài nguyên, môi trường; là đại lượng ko thể thiếu trong trong việc xác định mức sinh, mức tử và di dân. - theo các nhà khoa học LHQ, để cuộc sống thuận lợi thì trung bình trên 1km 2 chỉ nên có 35 – 40 người. - Công thức tính tốc độ tăng dân số: r p=. p n − p1 ∗100 ( t n −t 1) p1. Trong đó:. - rp: tốc độ tăng dân số trung bình - P1, Pn: quy mô dân số năm đầu và năm cuối của thời kì - t1, tn: mốc thời gian năm đầu và năm cuối 2. gia tăng tự nhiên và các nhóm gia tăng tự nhiên - Sự biến động giữa số sinh và số chết trong từng thời kỳ của một lãnh thổ nhất định gọi là gia tăng dân số tự nhiên. - GTTN được xác định bằng hiệu số giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất chết thô trong một khoảng thời gian xác định trên 1 lãnh thổ nhất định. NIR = CBR – CDR trong đó: - NIR: tỉ suất gia tăng tự nhiên - CBR: tỉ suất sinh thô - CDR tỉ suất chết thô - hoặc xác định bằng hiệu số giữa số sinh và số chết trong năm so với dân số trung bình ở cùng thời điểm . NIR=. B−D ∗ 100 P. trong đó:. - NIR: tỉ suất gia tăng tự nhiên. - B: số trẻ sinh ra trong năm còn sống - D: số người chết trong năm - tỉ suất gia tăng tự nhiên thay đổi theo thời gian, phụ thuộc vào trình độ phát triển kt – xh.. 3. Xu hướng phát triển dân số a) Quy mô dân số và sự gia tăng.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Đầu công nguyên, dân số thế giới có khoảng 300 triệu người. lịch sử dân số nhân loại trải qua hàng triệu năm mới xuất hiện tỉ người đầu tiên. Thời gian để có thêm 1 tỉ người ngày càng rút ngắn (từ 100 năm đến 30 năm, 15 năm, 12 năm) năm 1999 dân số thế giới đạt 6 tỉ người. Năm 2009 tăng lên 6810 tỉ người. Dự báo đến năm 2025 sẽ đạt xấp xỉ 8 tỉ người. - Quy mô dân số thể giới ngày càng lớn, tốc độ gia tăng còn nhanh + Quy mô dân số bắt đầu tăng nhanh từ đầu thế kỉ XX, nhất là từ sau năm 1950. Dân số gia tăng ở mức kỉ lục trong vòng 50 năm qua là nhờ áp dụng các công nghệ y tế công cộng như thuốc kháng sinh và chất dinh dưỡng, thuốc tiêu chảy và vacxin ở các xã hội có mức sinh và mức tử cao. Đặc biệt mức chết ở trẻ sơ sinh giảm nhanh chóng trong khi mức sinh tuy có giảm nhưng chậm hơn nhiều, dẫn tới sự bùng nổ dân số. + thực trạng và xu hướng gia tăng quy mô dân số thế giới trong tương lai đòi hỏi phải đẩy mạnh hơn nữa chương trình dân số - sức khỏe sinh sản. hạn chế tốc độ gia tăng dân số, góp phần ổn định quy mô dan số thế giới vẫn là vấn đề cấp bách có ý nghĩa toàn cầu. - Dân số thế giới tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển + Sự chênh lệch trong quy mô dân số giữa các nhóm nước vẫn tiếp tục gia tăng trong vài thập kỷ tới . 95% dân số gia tăng hàng năm trên toàn thế giới xuất phát từ các nước đang phát triển. năm 1950 các nước thuộc khu vực đang phát triển chiếm 67% dân số thế giới, năm 2009 tăng lên 82,4% . Đến năm 2025 theo dự báo sẽ có 84.3% dân số thế giới sống ở các nước đang phát triển. tỉ trọng dan số ở các nước phát triển giảm từ 17,6% năm 2009 xuống 15,7% năm 2025. + Sự chênh lệch rất lớn về sự phân bố dân số giữa hai nhóm nước là kết quả của tốc độ phát triển kt- xh khác nhau ngay từ thế kỷ XVIII. Mặc dù đã có xu hướng giảm tương đối rõ rệt trong những năm cuối của thế kỷ này, nhưng tốc độ gia tăng dân số ở các nước đang phát triển vẫn ở mức cao nên dân số ngàng càng nhiều hơn so với các nước phát triển + phân bố dân số giữa 2 nhóm nước tác động mạnh đến quá trình phát triển kinh tế- xã hội, giáo dục, y tế, lao động – việc làm…đặc biệt ở các nước đang phát triển và chậm phát triển. + Châu á có quy mô dân số lớn nhất (4117 triệu người chiếm 60.5% dân số thế giới năm 2009). Đây là nơi tập trung nhiều quốc gia đang phát triển và đặc biệt có 2 quốc gia đông dân nhất thế giới: Trung quốc và Ấn Độ. Dân số châu phi tăng nhanh và liên tục (năm 1980: 476 triệu chiếm 10.7% thì đến năm 2009 đã là 999 triệu chiếm 14.7%).

<span class='text_page_counter'>(7)</span> + Các quốc gia đông dân nhất 2009 là: TQ: 1331 triệu người, ÂĐ: 1171 triệu người, Hoa Kỳ: 307 triệu người. + các quốc gia ít dân nhất thế giới là Tavalu 0.01 triệu người, Nauru: 0.01 tr người, Palau: 0.02 tr người (đều thuộc châu đại dương) => con người ngày càng đông trên một thế giới chật hẹp điều này làm ảnh hưởng mạnh mẽ tới môi trường sinh thái và cuộc sống của con người. Nếu không nhanh chóng làm chậm lại quá trình tăng dân số, đặc biệt ở nhóm nước đang phát triển thì chính loài người đang đẩy nhanh mọi nhu cầu của cuộc sống vượt xa khả năng chịu đựng của trái đất và làm cho môi trường bị suy thoái, bị phá hủy dần. - Quy mô dân số Việt Nam + Cho tới những năm cuối của thế kỉ 19, dân số vn gia tăng rất chậm. Từ đầu thế kỉ XX trở lại đây, tốc độ gia tăng ngày càng nhanh. Giai đoạn 1921 – 1955 (35 năm) dân số tăng khoảng 9.5 triệu người. Đến giai đoạn từ 1955 – 1995 (40 năm ) dân số tăng khoảng 48 triệu người. + Đến ngày 1/4/2009, quy mô dân số vn là 85,8 triệu người, mật độ dân số là 259 ng/km2, tốc độ gia tăng dân số là 1.2%. Bình quân mỗi năm tăng khoảng 1 tr người. + các nhà khoa học LHQ đã tính toán rằng, để cuộc sống thuận lợi bình quân trên 1km2 chỉ nên có từ 35 – 40 người. như vậy ở việt nam mật độ dân số gấp 6 – 7 lần mật độ chuẩn => Vn có quy mô dân số rất lớn. b) Hậu quả của gia tăng dân số không hợp lí - sự gia tăng dân số quá nhanh và phát triển dân số không hợp lí ở các nước đang phát triển đã và đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với kinh tế - xã hội và môi trường. Vì vậy các nước đang phát triển phải giảm tốc độ gia tăng dân số, điều chỉnh dân số cho phù hợp với đk phát triển kt – xh của nước mình. - ngược lại, một số nước có tỉ lệ gia tăng tự nhiên bằng 0 và âm, ko đủ mức sinh thay thế, đang vấp phải nhiều khó khăn do ko đủ lao động cho phát triển sản xuất và chăm sóc sức khỏe cho người già. Ở các nước này, nhà nước cần có những chính sách khuyến khích sinh đẻ, có các biện pháp khuyên skhichs cho gia đình đông con, động viên về vật chất và tinh thần….

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Hậu quả dân số. Kinh tế. Lao động và việc làm. Tốc độ phát triển kinh tế. Môi trường. Xã hội. Tiêu dùng và tích lũy. Giáo dục. Y tế và chăm sóc sức khỏe. Thu nhập mức sống. Cạn kiệt tài nguyên. Ô nhiễm môi trường. Phát triển bền vững. Câu 5: Cơ cấu dân số theo độ tuổi, giới tính (thước đo, ý nghĩa và tháp tuổi)? 1. Cơ cấu dân số theo giới tính - thước đo cơ cấu theo giới tính là tỉ số giới tính hoặc tỉ lệ giới tính. + tỉ số giới tính cho biết trong tổng số dân, trung bình cứ 100 nữ thì có bao nhiêu nam. SR=. Pm ∗ 100 Pf. trong đó:- SR: tỉ số giới tính. - Pm dân số nam - Pf dân số nữ + tỉ lệ giới tính cho biết dân số nam hoặc dân số nữ chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số dân. Pm ( Pf ) trong đó: SR: là tỉ lệ giới tính SR= ∗100 P. Pm: dân số nam, Pf: dân số nữ P: tổng dân số - cơ cấu dân số thế giới biến động theo thời gian và khác nhau giữa các khu vực, các nhóm nước, giữa thành thị và nông thôn. Nhìn chung, ở các nước phát triển, nữ nhiều hơn nam (Châu Âu, Bắc Mĩ, Nhật Bản…). Ngược lại, những nước có dân số nam trội hơn thường là những nước đang phát triển. nguyên nhân chủ yếu là do yếu tố kt – xh (việc chăm sóc, bảo vệ bà mẹ trẻ em chưa tốt, mức chết của bà mẹ và bé gái còn cao, phong tục tập quán…), do chiến tranh, tai nạn, do tuổi thọ trung bình của mỗi giới, do chuyển cư…Cơ cấu theo giới có ảnh hưởng đến phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã hội và hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia. - các quốc gia có tỉ số giới tính cao nhất thế giới năm 2008: các tiểu vương quốc ả rập thống nhất 219, Qatar 184, Cô oét: 153. - các quốc gia có tỉ số giới tính thấp nhất thế giới năm 2008: Estonai 84, ukraine 86. nga 86, latvia 86..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - cơ cấu dân số theo giới tính ở vn + cơ cấu dân số giới tính ở vn đã dần cân bằng năm 1999 là 96.4 đến năm 2009 là 98.1 + Mất cân bằng giới tính ở trẻ em và trẻ sơ sinh có xu hướng tăng lên. năm 1999 là 107 thì đến năm 2009 là 111. 2. cơ cấu dân số theo độ tuổi - là tập hợp những nhóm người được sắp xếp theo những lứa tuổi nhất định - có 2 cách phân chia a) cơ cấu tuổi theo khoảng cách ko đều nhau - Dân số được chia thành 3 nhóm tuổi: + dưới độ tuổi lao động (0 – 14 tuổi) + trong độ tuổi lao động (15 – 59) hoặc (15 – 64) + Trên độ tuổi lao động (trên 60 tuổi) hoặc (trên 65 tuổi) - Thay đổi theo thời gian, khác biệt giữa các khu vực, quốc gia - nếu mức sinh cao và duy trì trong thời gian dài thì cơ cấu tuổi thuộc mô hình trẻ. nếu mức sinh thấp liên tục trong nhiều năm thì cơ cấu tuổi thuộc mô hình già Nhóm tuổi 0 – 14 15 – 64 +65. Dân số trẻ >35 55 <10. Dân số già <25 60 >15. - Các nước đang phát triển có cơ cấu dân số trẻ: + Tỉ lệ dân số dưới 15 tuổi rất cao >35%, thậm chí có nhiều quốc gia châu phi đạt mức kỉ lục trên 45%. Năm 2005, 75/206 quốc gia có 40% dân số dưới 15 tuổi. Tỉ lệ già thấp. + Tình trạng dân số trẻ ở các nước đang phát triển ở Châu Phi, một số nước tây Á, Nam Á, và ĐNA cùng một số quốc đảo ở Châu Đại Dương là hệ quả của mức sinh cao trong những năm trước đó. Số lượng trẻ em đông tạo ra nguồn dự trữ lao động dồi dào, đảm bảo lực lượng lao động để phát triển kinh tế cho đất nước. + Tuy nhiên hàng loạt vấn đề đang đặt ra mà xã hội phải giải quyết như nhu cầu về giáo dục, chăm sóc sức khỏe chô thế hệ trẻ, sức khỏe sinh sản vị thành niên, phát triển kinh tế để tạo việc làm cho số người bước vào độ tuổi lao động nhằm hạn chế tình trạng thất nghiệp… - Các nước phát triển có cơ cấu dân số già: + tỉ lệ dân số dưới 15 tuổi thấp <25% và tiếp tục suy giảm. Tỉ lệ người già cao. + Nhiều quốc gia có tỷ lệ trẻ em thấp ở mức báo động như Italia (14%), Tây Ban Nha, Hi Lạp, Bungari, Monaco, Nhật Bản (15%). Xu hướng già hóa dân số do mức sinh thấp và tiếp tực giảm. Các yếu tố kt – xh và chăm sóc sức khỏe, y tế cũng góp.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> phần quan trọng làm kéo dài tuổi thọ của dân cư. Dân số già tỉ lệ phụ thuộc ít, không chịu sức ép về giáo dục, chất lượng cuộc sống được đảm bảo. + Song các nước này đang phải đối mặt với những vấn đề thiếu lao động, hỗ trợ và chăm sóc y tế cho người già và nguy cơ suy giảm dân số. - Năm 2009, vn có 25% dân số dưới độ tuổi lao động, 66% trong độ tuổi lao động và 9% trên độ tuổi lao động. b) Cơ cấu tuổi theo khoảng cách đều nhau. - Dân số được phân chia theo khoảng cách đều nhau: 1 năm, 5 năm, hay 10 năm. - Tháp tuổi thể hiện sự kết hợp cở cấu tuổi và giới theo khoảng cách đều 5 năm. - Có 3 kiểu tháp cơ bản: + Kiểu mở rộng: đáy rộng, đỉnh nhọn, các cạnh thoai thoải. Đặc trưng cho các nước có dân số trẻ + kiểu thu hẹp: phình to ở ở giữa, thu hẹp về phía đáy và đỉnh tháp. Là kiểu tháp chuyển tiếp từ dân số trẻ sang dân số già. + Kiểu ổn định: hẹp ở đáy và mở rộng hơn ở phần đỉnh. Đặc trưng cho các nước có cơ cấu dân số già. Câu 6: phân bố dân cư (khái niệm, thước đo), các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư? Trả lời: 1. Khái niệm Phân bố dân cư là sự sắp xếp dân số một cách tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ phù hợp với điều kiện sống, với yêu cầu nhất định của xã hội. 2. Thước đo - sử dụng chỉ tiêu mật độ dân số để thể hiện sự phân bố dân cư. a) mật độ dân số tự nhiên - xác định mức độ tập trung của dân số sinh sống trên một lãnh thổ - được tính bằng tương quan giữa số dân trên một đơn vị diện tích ứng với số dân đó. Đơn vị tính là người/km2 - Công thức tính D=. trong đó:. P A. D: mật độ dân số (density) P: dân số sinh sống trên lãnh thổ A: diện tích lãnh thổ (area) - Mật độ càng lớn, mức độ tập trung dân cư càng cao và ngược lại. - mật độ dân số là đại lượng bình quân, chỉ sự phân bố đồng đều của dân cư trên một lãnh thổ nào đó. b) Các loại mật độ dân số khác.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - MĐ dân số đô thị: là tương quan giữa số dân đô thị trên diện tích đô thị. Đơn vị tính người/km2. - MĐ dân số nông thôn: là tương quan giữa số dân nông thôn trên diện tích nông thôn. Đơn vị tính: người/km2. - MĐ lao động nông nghiệp: là tương quan giữa số lao động nông nghiệp trên diện tích đất nông nghiệp. Đơn vị tính: lao động/ha.\. 3. các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư. Khí hậu Nước TỰ NHIÊN. Địa hình, đất Khoáng sản. NHÂN TỐ Trình độ PT KT KINH TẾ XÃ HỘI. Ơ. Tính chất nền KT Lịch sử khai thác LT. a) nhân tố tự nhiên Chuyển cư * khí hậu - là nhân tố có ảnh hưởng rõ nét nhất đến sự phân bố dân cư. - Nơi có khí hậu ấm áp, ôn hòa thường thu hút đông dân cư còn khí hậu khắc nghiệt ít hấp dẫn con người. - Trên thế giới dân số tập trung đông nhất ở khu vực ôn đới, sau đó là nhiệt đới. - trong cùng một đới khí hậu con người ưa thích khí hậu hải dương hơn là lục địa. *Nước - Là nhân tố quan trọng thứ 2 tác động đến sự phân bố dân cư. - mọi hoạt động sx và đời sống đều cần tới nước. - Ở đâu có nước thì ở đó có người sinh sống - Các nền văn minh đầu tiên của nhân loại đều phát sinh từ những lưu vực sông lớn như Babilon ở Lưỡng Hà (sông Tigoro, ophorat), Ai cập ở lưu vực sông Nin, Ấn Độ ở lưu vực sông Ấn – Hằng… - Ở hoang mạc dân cư chỉ tập trung quanh các ốc đảo. * Địa hình và đất đai.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - những vùng châu thổ màu mỡ của các con sông lớn như Ấn – Hằng, Trường Giang, Mê Kông… là những vùng đông dân vào loại nhất thế giới. - những vùng đất đai khô cằn như hoang mạc, thảo nguyên khô rất ít dân cư. - Các đồng bằng có địa hình thấp, đất đai mà mỡ nên dân cư đông đúc - Vùng núi non hiểm trở, thiếu đất trồng trọt, đi lại khó khăn nên dân cư thưa thớt * Khoáng sản - Những mỏ khoáng sản lớn có sức hấp dẫn đối với con người dù điều kiện sinh hoạt có nhiều khó khăn. b) nhân tố xã hội * Trình độ phát triển kinh tế - Trình độ phát triển kt hay cũng chính là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. - trình độ phát triển kinh tế càng cao thì phạm vi phân bố dân cư ngày càng được mở rộng * Tính chất của nền kinh tế - những khu vực đông dân cư thường gắn với các hoạt động công nghiệp hơn là so với nông nghiệp. - Trong các khu công nghiệp mật độ dân số cao thấp là tùy thuộc vào tính chất của các ngành sản xuất. - Kĩ thuật càng tiên tiến mức độ tập trung dân trong các khu công nghiệp có chiều hướng càng giảm. - Trên thế giới có những nơi đều là nông nghiệp nhưng có nơi đông dân có nơi thưa dân điều này là do cơ cấu cây trồng. * lịch sử khai thác lãnh thổ - Những khu vực có lịch sử khai thác lâu đời như các đồng bằng ở ĐNA, Tây Âu có dân cư đông đúc hơn những khu vực mới khai thác như Úc, canada. - Ở Nga một nửa dân số tập trung ở khu vực phía tây sông Vonga mà lãnh thổ chỉ chiếm diện tích rất nhỏ so với diện tích toàn quốc chỉ có thể được lí giải bằng lịch sử phát triển lãnh thổ. * chuyển cư - Các dòng chuyển cư ít nhiều tác động tới bức tranh phân bố dân cư thế giới. cuối thể kỉ XVII dân số Bắc Mĩ mới có 1 triệu ngày nay sau 3 thế kỉ số dân tăng lên hàng chục, hàng trăm lần, đây là ảnh hưởng của các luồng di cư. Câu 7: Đặc điểm phân bố dân cư (liên hệ vn)? Trả lời: 1. Đặc điểm chung Dân số trên thế giới có đặc điểm: - phân bố dân cư có nhiều biến động theo thời gian.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Dân cư hiện nay phân bố không đồng đều theo không gian. 2. sự biến động về phân bố dân cư theo thời gian * mật độ dân số có sự khác nhau qua các thời kì. - Khi loài người mới ra đời mật độ dân số là 0.00025 người/km2. - Tiếp theo, loài người cư trú rải rác ở Châu Phi, Á, Âu với mật độ 0.012 người/km2 - Sang thời kỳ trồng trọt loài người sống tập trung hơn nhưng mật độ không đều giữa các châu: + Châu Phi, Á, Âu: 1 người/km2 + Các châu lục còn lại: 0.4 người/km2 - Đến năm 1650: 3.7 người/km2 - Năm 2005: 48 người/km2 - Năm 1950: 18.8 người/km2 - Năm 2009: 50 người/km2 * từ giữa thế kỉ XVII đến nay, dân cư thế giới tập trung đông nhất ở Châu Á và ít nhất ở Châu Úc, châu Đại Dương. - Mặc dù có chút ít thay đổi (1650: 53.8%, năm 2009: 60.5%) nhưng dân số Châu Á vẫn vượt xa các châu lục khác. Điều này có thể giải thích ở chỗ Châu á là một lục địa lớn, một trong những cái nôi văn minh đầu tiên của nhân loại, có tốc độ gia tăng tự nhiên cao và ít chịu ảnh hưởng của các cuộc chuyển cư liên lục địa. - Ở các châu lục khác, sự thay đổi theo thời gian diễn ra phức tạp hơn. Dân số châu âu luôn đứng thứ 2 thế giới và tương đối ổn định cho đến nửa cuối tk XVIII (21,2% năm 1750), nhưng đến giữa tk XIX lại tăng lên (24.2%) do gia tăng dân số, sau đó đột ngột giảm (10.8% năm 2009) do xuất cư sang châu mĩ và châu úc, song chủ yếu hiện nay do gia tăng tự nhiên giảm sút. - Dân số châu Phi giảm mạnh (21.5% năm 1650 - 9.1% năm 1850) từ giữa thế kỉ XVII cho đến giữa thế kỉ XIX liên quan tới các dòng xuất cư sang Châu Mĩ. Từ cuối thế kỉ XIX cho đến nay, dân số bắt đầu tăng lên (14.7% năm 2009) do mức gia tăng tự nhiện rất cao. - Dân số châu mĩ tăng lên đáng kể (năm 1850 là 5.4% năm 1950 là 13.7% năm 2009 là 13.5%)nhờ các dòng nhập cư liên tục từ Châu Phi, Châu Âu. Riêng Oxtraylia và châu đại dương dân số rất nhỏ so với tổng dân số thế giới, có tăng lên ít nhiều sau khi có dòng nhập cư từ châu Âu tới.. 3. Sự phân bố không đều của dân cư theo không gian * Sự phân bố dân cư rất không đồng đều: - những khu vực đông dân: + Đồng bằng Châu Á gió mùa: có nơi mật độ tới vài nghìn người/km2 như hạ lưu sông Trường Giang, Châu thổ Tây Giang….

<span class='text_page_counter'>(14)</span> + Tây Âu nơi đông dân nhất là xung quanh Luân Đôn, dọc sông Rua của Đức, hai bên bở sông Ranh của Đức, Bỉ… - Những khu vực thưa dân: + Vùng băng giá, đồng rêu ven BBdg: vòng cực Bắc, Greenland, quần đảo bắc canada, bắc Xibia và viễn đông thuộc Nga. + Vùng hoang mạc: ở châu phi và châu úc + Vùng rừng rậm xích đạo: ở nam mĩ (Amadon) và châu phi - tính chất ko dều của sự phân bố dân cư theo ko gian còn thể hiện ở nhiều góc độ địa lý khác như theo độ cao địa hình, theo vĩ tuyến, theo châu lục và giữa các nước. + Khu vực dân cư đông nhất là xung quanh chí tuyến ( trừ vùng sa mạc ở Tây Á và Bắc Phi) và xung quanh vĩ tuyến 500B ở Tây Âu, ở những nơi có độ cao địa hình so với mực nước biển từ 0 đến 200m, ở các vùng ven biển, đại dương hoặc ở cựu lục địa. + châu á có mật độ cao nhất, năm 2009 gấp 2.6 lần so với mức trung bình của thế giới, gấp 4 lần so với châu phi , châu âu, 5.8 lần so với châu mĩ, 32 lần so với châu úc và châu đại dương. 4. việt nam Sự phân bố dân cư ở vn cũng giống thế giới. Vùng đồng bằng dân cư đông đúc, miền núi và cao nguyên dân cư lại thưa thớt. - Mặc dù trong nhiều năm qua nước ta đã tiến hành phân bố lại dân cư và lao động trên địa bàn cả nước, nhưng sự chênh lệch trong phân bố vẫn còn đậm nét. - Năm 2009: mật độ dân số trung bình là 259 người/km2 - ở các vùng đồng bằng, mật độ dân số rất cao như: + Vùng đồng bằng sông hồng: 932 người/km2 + vùng đồng bằng sông cửu long: 425 người/km2 + vùng đông nam bộ: 597 người/km2 - mức độ tập trung dân cư ở khu vực vùng núi và trung du bắc bộ, tây nguyên rất thưa + Trung du miền núi phía bắc: 116 người/km2 + tây nguyên: 94 người/km2. Câu 8: Đô thị hóa (khái niệm, đặc điểm, đô thị hóa ở các nước đang phát triển và phát triển)? trả lời: 1. Khái niệm - theo nghĩa rộng, đô thị hóa là quá trình lịch sử nâng cao vai trò của đô thị trong sự vận động phát triển của xã hội. Quá trình này bao gồm những thay đổi trong phân bố.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> lực lượng sản xuất (phân bố dân cư, cơ cấu lao động và nghề nghiệp, cơ cấu dân số, lối sống, văn hóa, tổ chức không gian môi trường sống của cộng đồng). Đô thị hóa là quá trình KT – XH, nhân khẩu và địa lý đa dạng dựa trên cơ sở các hình thức phân công lao động xã hội và phân công lao động theo lãnh thổ đã hình thành trong lịch sử. - Theo nghĩa hẹp: ĐTH là sự phát triển hệ thống thành phố và nâng cao vai trò của nó trong đời sống kt – xh cũng như tăng tỉ trọng của dân số đô thị. 2. Thước đo: - Để thể hiện quy mô dân số đô thị trong tổng số dân, người ta sử dụng thước đo là tỉ lệ đô thị hóa. - Tỉ lệ đô thị hóa: là tương quan giữa số dân đô thị so với tổng số dân trên một lãnh thổ nhất định, đơn vị tính là %. UR =. Trong đó:. PUR ∗ 100 P. UR là tỉ lệ đô thị hóa PUR: dân số đô thị P: dân số trung bình - Tỉ lệ ĐTH là kích thước đo quan trọng về trình độ phát triển của quá trình ĐTH, là cở sở đánh giá mức độ ĐTH của các quốc gia. 3. Đặc điểm - sự gia tăng nhanh dân số đô thị trong tổng số dân: + Đầu thế kỉ XIX, toàn thế giới mới có trên 29 triệu dân đô thị, chiếm 3,2% tổng số dân. Bước sang thế kỉ XX (1900), con số này đã tăng lên gần 22o triệu người, chiếm 13.6% dân số, gấp 4.3 lần năm 1800. + Đến giữa thế kỉ XX (1950), số dân đô thị đã đạt 732 triệu người, chiếm 29,2% dân số thế giới. + Bước sang những năm đầu của thế kỉ XXI, dân số đô thị đã lên tới 2900 triệu, chiếm 47.7% dân số. - Sự gia tăng về số lượng và quy mô các đô thị lớn + Sự gia tăng nhanh chóng số lượng các đô thị lớn (có số dân từ trên 5 triệu người), nhất là ở các nước đang phát triển. Năm 1950, toàn thế giới mới có 8 đô thị với dân số từ trên 5 triệu người, đến năm 1975 tăng lên 23, hiện nay là 60 đô thị. + Số lượng các đô thị cực lớn (quy mô trên 10 triệu dân trở lên) của toàn thế giới cũng diên ra nhanh chóng từ những thập kỉ cuối của thế kỉ XX, từ 5 thành phố năm 1975 lên 26 thành phố năm 2009. - Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị: đô thị hóa nông thôn làm cho lối sống của nông dân gần với lối sống của của dân cư thành phố về nhiều mặt. 4. Đô thị hóa ở các nước phát triển và đang phát triển.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> - quá trình đô thị hóa liên quan với quá trình phát triển kinh tế xã hội, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. - Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất càng cao, mức độ đô thị hóa càng lớn. a) Đô thị hóa ở các nước phát triển - Quá trình đô thị hóa diễn ra sớm, gắn liền với quá trình công nghiệp hóa - Đặc trưng cơ bản: + Tốc độ gia tăng tỉ lệ dân số đô thị tương đối cao + Tăng cường các quá trình hình thành các đô thị cực lớn (cụm đô thị, siêu đô thị) - Tỉ lệ đô thị hóa rất cao (75%), song vẫn có sự khác nhau + Những khu vực có tỉ lệ đô thị hóa cao: bắc Âu 83%,Tây Âu 75%, Bắc Mĩ 79%, và một số nước như Úc 91%... + Một số nước có tỉ lệ đô thị hóa trung bình: Bồ Đào Nha 55%... - có xu hướng chuyển cư từ trung tâm thành phố ra vùng ngoại ô, từ các thành phố lớn về các thành phố vệ tinh. b) Đô thị hóa ở các nước đang phát triển - Đặc trưng cơ bản của quá trình đô thị hóa là sự thu hút dân cư nông thôn vào các thành phố lớn, trước hết là vào thủ đô. - Ở nhiều nước, tỉ lệ đô thị hóa rất cao. Quá trình ĐTH diễn ra với tốc độ nhanh, nhanh hơn cả quá trình CNH. Các thành phố cực lớn tăng lên nhanh: như Mêhicô Xity (Mehico); Xao Paolo, Rio đờ Gianero (Braxin); cooncata, mumbai (Ấn Độ) - Các nước kém phát triển, tốc độ đô thị hóa rất thấp: Burunđi 10%, nepan 14%, campuchia 15%... - Tốc độ đô thị hóa ở VN còn chậm và ở trình độ thấp: 1960 – 15%, 2009 – 29.6%.

<span class='text_page_counter'>(17)</span>

×