Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị: Tác đông của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nôi hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (424.88 KB, 80 trang )

BỘ QUỐC PHỊNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
›››

LÊ THỊ TUYẾT

TÁC ĐỘNG CỦA ĐƠ THỊ HĨA
ĐẾN KINH TẾ NƠNG
THƠN
HÀ NỘI HIỆN NAY
BỘ QUỐC
PHỊNG
HỌC VIN CHNH TR


LUN VN THC
S KINH
T CHNH TR
Lấ TH
TUYT

TáC động của đô thị hóa
đến kinh tế nông thôn hà nội hiƯn nay
HÀ NỘI - 2013
Chun ngành: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Mã số: 60 31 01 02


BỘ QUỐC PHỊNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
›››



LÊ THỊ TUYẾT

TÁC ĐỘNG CỦA ĐƠ THỊ HĨA
ĐẾN KINH TẾ NƠNG THƠN HÀ NỘI HIỆN NAY

Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 60 31 01 02

Người hướng dẫn khoa học: TS ĐỖ VĂN NHIỆM

HÀ NỘI - 2013


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ
Công nghiê ̣p hóa, đô thị hóa
Công nghiê ̣p hóa, hiê ̣n đại hóa
Giải phóng mă ̣t bằng
Khoa học công nghê ̣
Khu công nghiê ̣p
Kinh tế - xã hội
Chủ nghĩa xã hô ̣i

CHỮ VIẾT TẮT
CNH, ĐTH
CNH, HĐH
GPMB
KHCN
KCN

KT - XH
CNXH

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TÁC ĐỘNG

Trang
3
12


1.1.

CỦA ĐƠ THỊ HĨA ĐẾN KINH TẾ NƠNG THƠN HÀ NỘI
Những vấn đề chung về tác đô ̣ng đô thị hóa đến kinh tế nông thôn
Hà Nô ̣i
Thực trạng tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội

12

1.2

và những vấn đề đă ̣t ra cần giải quyết
NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
NHẰM PHÁT HUY TÁC ĐỢNG TÍCH CỰC, HẠN CHẾ
TÁC ĐỢNG TIÊU CỰC CỦA ĐƠ THỊ HĨA ĐẾN KINH TẾ
NƠNG THƠN HÀ NỘI

Những quan điểm cơ bản
Những giải pháp chủ yếu

25

Chương 2

2.1.
2.2.
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

54
54
63
88
90
95


DANH MỤC BẢNG BẢNG
Tên bảng
Bảng 1. Cơ cấu kinh tế ngành thành phố Hà Nội
Bảng 2: Giá trị sản xuất công nghiệp địa bàn Hà nội
Bảng 3: Báo cáo doanh thu thương nghiệp, dịch vụ khu vực ngoại thành
Bảng 4: Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp
Bảng 5: Cơ cấu giá trị sản x́t ngành nơng nghiệp
Bảng 6: Tình hình thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội


Trang
30
31
33
34
35
40


3

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đô thị hóa là quá trình tất yếu đối với các quốc gia chậm phát triển khi bước vào
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường và hội nhập. Đơ thị hóa
có tác động tích cực, sâu sắc tới mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia nói
chung, tới khu vực nông thôn nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh những tác đô ̣ng tích cực, quá
trình đơ thị hóa cũng phát sinh nhiều vấn đề cần giải quyết như: viê ̣c làm cho nông dân mất
đất sản xuất; xây dựng cơ sở hạ tầng; an ninh xã hô ̣i... Nếu không có mô ̣t chiến lược giải
pháp cụ thể, sẽ gă ̣p phải nhiều vấn đề vướng mắc và lúng túng trong quá trình giải quyết,
đơi khi làm nảy sinh những vấn đề phức tạp.
Trong những năm qua, ngoại thành Hà Nô ̣i là mô ̣t trong những nơi có tốc đô ̣ đơ thị
hóa nhanh của Viê ̣t Nam. Quá trình đó đã có tác đơ ̣ng tích cực, góp phần nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần của nhân dân, nhất là cư dân nông thôn. Cơ cấu kinh tế được dịch chuyển
theo hướng tích cực, ngày càng hợp lý; tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ
trọng nông nghiệp trong tổng GDP, góp phần tạo ra tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh cho Hà
Nội. Tài nguyên thiên nhiên của thành phố, như: đất đai, sông, hồ, cây xanh, nguồn nước... từng
bước đưa vào khai thác và sử dụng có hiệu quả. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa Hà Nội cũng
nảy sinh nhiều vấn đề, tác động tiêu cực như: sự biến động của dân số, lao động, việc làm nhất
là về cơ cấu dân số đang gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý. Sự chuyển dịch và sự mất

cân đối trong cơ cấu kinh tế ngành, vùng do phát triển theo chiều rộng, tính tự phát cao làm hạn
chế tốc độ tăng trưởng và sự phát triển bền vững của kinh tế Hà Nội. Hạ tầng kinh tế - xã hội đô
thị được xây dựng, phát triển thiếu đồng bộ, “mạnh ai, nấy làm”, gây cản trở phát triển kinh tế
và cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống dân cư. Đất đai được khai thác, sử dụng thiếu quy
hoạch, để hoang hóa, lãng phí; nhiều sơng, hồ bị vùi lấp, lấn chiếm làm nhà ở, cây xanh bị chặt
phá, nguồn nước ngầm khai thác quá mức, thiếu quy hoạch gây ngập úng về mùa mưa, hạn hán
về mùa khô; môi trường sinh thái bị ô nhiễm nặng... Các khu đô thị mới phát triển mạnh ở ven
đô, thường là các dự án nhỏ lẻ, không đồng bộ, phần lớn các chủ đầu tư xây nhà để bán, xa nơi
làm việc, trường học, bệnh viện, chợ và các trung tâm giao tiếp nên dân cư vẫn đổ xô vào các
trung tâm cũ theo trục giao thông hướng tâm. Điều này đã tạo ra sự bất cập về giao thông và các
vấn đề kinh tế, xã hội khác, gây quá tải ở trung tâm khi dịng người nhập cư khơng chính thức ở
nơng thôn ra thành phố càng nhiều.
Như vậy, vấn đề đô thị hóa ở Hà Nội đã tác động không nhỏ tới mọi mă ̣t kinh tế -


4

xã hô ̣i nhất là tới kinh tế kinh tế khu vực nơng thơn. Vấn đề này địi hỏi phải có sự nghiên
cứu, giải đáp, nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho các cấp, các ngành, các lực lượng, cơ
quan chức năng thành phố Hà Nội phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực
của đơ thị hóa đến nông thôn Hà Nô ̣i. Với lý do đó, vấn đề: “Tác đông
̣ của đô thị hóa đến
kinh tế nông thôn Hà Nô ̣i hiêṇ nay” được tác giả lựa chọn là đề tài luâ ̣n văn tốt nghiê ̣p.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Cho đến nay, ở nước ta vấn đề đơ thị hóa đã có một số cơng trình, đề tài, sách, bài viết
trên các báo, tạp chí nghiên cứu, trong đó tiêu biểu là: “Đơ thị hóa và chính sách phát triển
đơ thị trong q trình CNH, HĐH ở Việt Nam”, PGS, TS Trần Ngọc Hiên và PGS, TS
Trần Văn Chử đồng chủ biên, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, ấn hành năm 1998; sách
“Đơ thị hóa và cấu trúc đô thị Việt Nam trước và sau đổi mới 1979- 1989 và 1989- 1999”
của tác giả Lê Thanh Sang, Viện khoa học nông thôn Nam Bộ thuộc Viện khoa học xã hội

Việt Nam chủ biên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, ấn hành năm 2008; thông tin phục vụ
nghiên cứu, giảng dạy “Đơ thị hóa ở một số nước châu Á: vấn đề và giải pháp” của Viện
thơng tin khoa học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, ấn hành năm 2006; thơng
tin chun đề “Những tác động về văn hóa và xã hội của q trình đơ thị hóa ở Việt Nam
và Ơxtrâylia” do Khoa Văn hóa, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Trung tâm
nghiên cứu đơ thị và xã hội Trường đại học cơng nghệ SWiburme Ơxtrâylia phối hợp
nghiên cứu, Khoa văn hóa Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ấn hành năm 1997;
Bài viết “Đơ thị hóa và giá đất ở vùng ven đơ thị ở đồng bằng sông Cửu Long” của TS, Lê
Khương Minh, trên Tạp chí nghiên cứu kinh tế số tháng 5- 2009...
Các cơng trình của tác giả trên đã nghiên cứu những lý thuyết về phát triển đô thị
và đô thị hóa như: phát triển đô thị lấy kinh tế làm trọng tâm, phát triển đô thị lấy con
người làm trọng tâm; lý thuyết đô thị hóa tiếp cận dưới góc độ dân số học. Tổng quan về
quá trình đơ thị hóa, các xu hướng, hình thái đơ thị hóa và sự biến đổi kinh tế, xã hội, văn
hóa cùng những chính sách, kinh nghiệm của các địa phương trong và ngoài nước về đô thị
hóa. Mă ̣c dù những vấn đề đó không liên quan trực tiếp đến kinh tế nông thôn Hà Nội,
nhưng là những tư liệu quý để tác giả tiếp thu làm sáng tỏ khái niệm và nội dung đô thị hóa
Hà Nội.
Đồng thời, đã có một số cơng trình khoa học liên quan trực tiếp đến đề tài nghiên
cứu được công bố như:


5

- “Tác động xã hội vùng của các KCN ở các nước Đông Nam Á và Việt Nam”, Kỷ
yếu Hội thảo quốc tế, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội, 2009. Kỷ yếu là một tập
hợp bao gồm các tham luận của nhiều nhà nghiên cứu Nhật Bản, Việt Nam và các nước
Đông Nam Á, một số địa phương vùng Đồng bằng sông Hồng. Nội dung nghiên cứu, khảo
sát về tình hình phát triển KCN - KCX tại vùng Đồng bằng sông Hồng và một số nước
Đông Nam Á. Các báo cáo cho thấy ngoài tác động tích cực thì quá trình phát triển KCN KCX cũng gây ra các hiệu ứng tiêu cực cho vùng như: ô nhiễm môi trường nông thôn, phá
vỡ kết cấu văn hóa - xã hội truyền thống, thu hẹp đất canh tác và nông dân thiếu việc làm.

Đặc biệt, đời sống người lao động trong các KCN - KCX cũng đang đặt ra nhiều vấn đề
bức xúc, nhất là về nhà ở và tổ chức cuộc sống vật chất - tinh thần cho họ. Các nhà nghiên
cứu đưa ra mơ hình khả thi được nhiều nước Đông Nam Á áp dụng là: mơ hình KCN KCX gắn với tổ chức các khu nhà ở - đô thị vệ tinh cho công nhân và người lao động trong
bán khính khơng quá xa để họ có thể đi về thuận tiện, hay còn gọi “Mơ hình sáng đi - tối
về”.
- “Một số vấn đề về nông thôn Việt Nam trong điều kiện mới”, Đặng Kim Sơn. Báo
cáo khoa học đề tài cấp Nhà nước, Hà Nội, 2010. Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận, các lý
thuyết về phát triển nông thôn, nông nghiệp và nông dân; đánh giá thực trạng nông thôn và
nông nghiệp Việt Nam sau hơn 20 năm đổi mới và tương lai của nền nông nghiệp trong kỷ
nguyên toàn cầu hóa. Đề tài nêu bật những vấn đề bức xúc, nan giải của nơng thơn nước ta
như vấn đề tích tụ - tập trung ruộng đất, vấn đề thu hồi đất và chuyển đổi đất nông nghiệp
sang đất dịch vụ - công nghiệp, kéo theo là việc phân công lại lao động và di chuyển một
bộ phận lớn dân cư từ nông nghiệp sang công nghiệp - dịch vụ; yêu cầu phát triển những
hình thức tổ chức kinh doanh mới hiệu quả ở nông thôn phù hợp với sản xuất hàng hóa và
thị trường, vấn đề ứng dụng KHCN, có công nghệ sinh học... là có ý nghĩa quyết định đảm
bảo nền nơng nghiệp hàng hóa có tính cạnh tranh.
- “Những vấn đề KT - XH ở nông thôn trong quá trình CNH-HĐH”, Kỷ yếu hội
thảo khoa học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2010. Nội dung đề cập toàn diện các vấn đề
“tam nông” trong giai đoạn đẩy mạnh CNH - HĐH hiện nay ở nước ta. Đó là các vấn đề xã
hội nảy sinh từ chính sách thu hồi đất đai nông nghiệp, sự phân hóa giàu nghèo trong nông
thôn, các thách thức xóa đói giảm nghèo ở nơng thơn; sự biến đổi lợi ích kinh tế của nông
dân do tác động của CNH - HĐH, vấn đề đào tạo nghề, đảm bảo việc làm và thu nhập cho
nông dân; vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, ảnh hưởng của di chuyển lao động


6

tới cơ cấu kinh tế hộ gia đình nơng dân; vấn đề thu hẹp đất canh tác và đảm bảo an ninh
lương thực, vấn đề phát triển thị trường đất đai và chuyển đổi mục đích sử dụng đất hiện
nay; các vấn đề bức xúc về ô nhiễm môi trường, xuống cấp về văn hóa, lối sống và phát

triển bền vững nông thôn nước ta; vấn đề phát triển các KCN - KCX, phát triển làng nghề,
CNH - HĐH nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; một số nghiên cứu các thay đổi
trong nông thôn tại một số địa phương điển hình như Hà Nội, Thanh Hóa, Thái Bình....,
các kinh nghiệm và bài học của quốc tế, có Trung Quốc và phát triển nơng nghiệp, nơng
thơn...
- “Đơ thị hóa và lao động việc làm ở Hà Nội”, Hoàng Văn Hoa, Nxb Lao động Xã
hội, Hà Nội, 2007. Tác giả nêu lên các khái niệm và lý thuyết về ĐTH, lao động việc làm.
Đánh giá tình hình đơ thị hóa nhanh ở Hà Nội thời gian qua, cho thấy bức tranh có cả mặt
tích cực và tiêu cực. Theo kết quả điều tra, chiếm tỷ lệ lớn người dân bị thu hồi đất không
được học nghề và chuyển đổi nghề; trong số được học nghề thì tỷ lệ người tìm được việc
làm cũng rất thấp. Nguyên nhân là, giữa đào tạo nghề trong nhà trường và thực tế nhu cầu
công việc không ăn khớp; không có sự gắn kết, chia sẻ trách nhiệm giữa cơ sở đào tạo và
doanh nghiệp. Có tình hình đào tạo ra khơng bố trí được việc làm; trong khi doanh nghiệp
lại thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực, thậm chí là thiếu cả lao động phổ thông.
- “Nguồn nhân lực nông thôn ngoại thành trong q trình đơ thị hóa trên địa bàn
thành phố Hà Nội”, Nguyễn Tiệp, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội, 2005. Các tác giả nghiên
cứu các khái niệm và lý thuyết về nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực nông thôn,
nguồn nhân lực nông thôn cho CNH- HĐH. Đánh giá tình hình nguồn nhân lực nơng thơn
ngoại thành Hà Nội, cho thấy tình trạng yếu kém, nhất là về chất lượng, Hà Nội đang thiếu
nhân lực chất lượng cao phục vụ cho CNH- HĐH. Từ đây, các tác giả đề xuất các phương
án đào tạo nghề cho những địa bàn ngoại thành khác nhau, để phù hợp với hoàn cảnh, yêu
cầu và khả năng của các địa phương.
- “Bàn về cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa nơng thơn”, Đào Thế Tuấn, Kỷ yếu hội thảo
Hậu GPMB, Hà Nội, 2009. Tác giả nghiên cứu một số mơ hình CNH- HĐH nông nghiệp
trên thế giới của Trung Quốc tại khu vực sông Châu Giang. Chỉ ra rằng thế giới đi theo
con đường hình thành các siêu thị đơ thị và tạo nên sự đối lập nơng thơn - thành thị. Cịn
Trung Quốc thì theo con đường khác, đó là phi tập trung hóa và phát triển các khu cụm
công nghiệp vừa và nhỏ xen lẫn trong nông thôn, tạo nên sự hài hoà giữa hai khu vực
nông thôn và thành thị. Từ đây, đề x́t mơ hình CNH- HĐH nơng thơn Hà Nội nên đi



7

theo hướng phi tập trung để hạn chế lấy đất nông nghiệp và giảm thiểu mâu thuẫn giữa
hai khu vực, gắn kết giữa hai quá trình đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa với phát triển bền
vững nông nghiệp, nông thôn. Theo tác giả, Hà Nội dựa vào thế mạnh các làng nghề và
truyền thống thâm canh lâu đời, với các sản phẩm và ngành nghề độc đáo, có thể đi theo
hướng phát triển các khu cụm hay vành đai làng nghề - du lịch sinh thái gắn với thâm
canh nông nghiệp cơng nghệ cao.
- “Hồn thiện chính sách nhà nước thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
cho người bị thu hồi đất”, Đặng Hùng Võ, Báo cáo Hội thảo của WB chính sách đất đai tại
Việt Nam, Hà Nội, 2010. Tác giả phân tích những hạn chế của cơ chế hai giá trong việc
thu hồi đất đai nơng nghiệp thời gian qua, đó là cịn mang tính chất hành chính bao cấp và
vi phạm lợi ích của người sử dụng đất. Điều này gây những tổn thất lớn cho ngân sách và
tình trạng tham nhũng, lãng phí về đất đai. Mặt khác, người dân được bồi thường không
thoả đáng và nảy sinh khiếu kiện, tranh chấp đất đai ngày càng phức tạp, gây bất ổn xã hội.
Từ đây, nêu những kiến nghị hoàn thiện Luật Đất đai nhằm khẳng định quyền quản lý,
định đọat thống nhất của nhà nước; đồng thời thừa nhận quyền sử dụng đất của nông dân
như một thứ hàng hóa đặc biệt; áp dụng cơ chế giá thị trường khi thu hồi đất và cơ chế tự
thoả thuận giữa nhà đầu tư với người sử dụng đất; chuyển việc xử lý tranh chấp khiếu kiện
về đất đai sang cho cơ quan tài phán; đồng thời phát triển các định chế thị trường nhà đất
giúp cho công tác định giá,bồi thường khi thu hồi đất.
- “Việc làm của nông dân sau khi thu hồi đất”, Nguyễn Văn Nam, Kỷ yếu Hội thảo
đề tài Hậu GPMB, Hà Nội, 2009. Tác giả phân tích các bức xúc về giải quyết lao động việc
làm cho người nông dân ven đô bị mất nông nghiệp. Chỉ ra rằng, công nghiệp hóa và đô thị
hóa chỉ thành công khi chuyển đổi được người nông dân thành một công dân đô thị, giúp
cho họ tránh được các “cú sốc” để hội nhập vào đời sống đô thị và văn minh thị trường công nghiệp. Một trong những khả năng này là tạo cho họ quỹ đất dịch vụ và giúp cho
người dân có tổ chức kinh tế độc lập của mình. Ví dụ, như các hợp tác xã mua bán hay
kinh doanh ngành nghề dịch vụ nhằm đáp ứng cho chính ngay các nhu cầu dân sinh thiết
yếu vùng đơ thị hóa. Đây cũng chính là giải pháp cải thiện chất lượng sống và chất lượng

đô thị hóa.
- “Tác động của CNH - ĐTH tới cộng đồng dân cư nơng thơn và chính sách sử dụng
đất”, Đặng Ngọc Dinh, Kỷ yếu Hội thảo Hậu GPMB, Hà Nội, 2009. Công trình điều tra đánh
giá các tác động tích cực và tiêu cực tới đời sống, kinh tế, xã hội nông thôn vùng đồng bằng


8

sơng Hồng trong quá trình CNH - ĐTH nhanh; đề xuất các kiến nghị và giải pháp đồng bộ
nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực phát triển KT - XH nông thôn nước ta trong giai đoạn mới.
Tuy nhiên, qua các cơng trình trên, chưa có sách, cơng trình, tài liệu nào nghiên
cứu đầy đủ và toàn diện về tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
* Mục đích: Luâ ̣n giải cơ sở lý luâ ̣n và thực tiễn tác đô ̣ng của đô thị hóa đến kinh tế
nông thôn, trên cơ sở đó đề xuất quan điểm và giải pháp phát huy những tác động tích cực,
hạn chế những tác động tiêu cực đến kinh tế nông thôn Hà Nô ̣i trong thời gian tới.
* Nhiệm vụ:
- Hê ̣ thống hóa những vấn đề lý luâ ̣n và thực tiễn đô thị hóa, phân tích nơ ̣i dung tác
đơ ̣ng của nó tới kinh tế nông thôn Hà Nô ̣i.
- Đánh giá thực trạng tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội thời
gian qua và những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong thời gian tới.
- Đề xuất quan điểm và giải pháp phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu
cực của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nô ̣i.
- Phạm vi nghiên cứu: Luâ ̣n văn chỉ nghiên cứu tác đô ̣ng của đô thị hóa tới kinh
tế khu vực nông thôn đô thị hóa (khu vực đô thị mới); thời gian khảo sát từ năm 2005
đến nay.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của đề tài
Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường

lối, quan điểm của Đảng ta về đô thị hóa; kế thừa kết quả nghiên cứu của các cơng trình khoa
học, tài liệu, báo cáo tổng kết, đánh giá và các văn bản pháp luật của các tổ chức, cơ quan có liên
quan.
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đề tài sử dụng
các phương pháp nghiên cứu đặc thù của kinh tế chính trị, trong đó chú trọng các phương
pháp kết hợp lô gíc và lịch sử, trừu tượng hóa khoa học, phân tích, tổng hợp, thống kê,
phương pháp chuyên gia và một số phương pháp khác.
6. Ý nghĩa của đề tài
- Góp phần làm rõ thêm những vấn đề lý luâ ̣n chung và thực tiễn tác đô ̣ng của đô
thị hóa tới kinh tế nông thôn Hà Nô ̣i.


9

- Luâ ̣n văn cung cấp thêm luâ ̣n cứ khoa học làm cơ sở để Đảng bơ ̣, chính qùn
thành phố Hà Nơ ̣i đề ra chủ chương, chính sách nhằm phát huy những tác đơ ̣ng tích cực và
hạn chế những mă ̣t tiêu cực của đô thị hóa tới kinh tế nông thôn thời gian tới.
- Luâ ̣n văn có thể làm tài liê ̣u nghiên cứu, vâ ̣n dụng vào quá trình giảng dạy và học tâ ̣p bơ ̣
mơn Kinh tế chính trị ở các nhà trường trong và ngoài quân đô ̣i.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài kết cấu thành 2
chương, 4 tiết.

Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TÁC ĐỘNG CỦA
ĐƠ THỊ HĨA ĐẾN KINH TẾ NƠNG THƠN HÀ NỘI
1.1. Những vấn đề chung về tác đơ ̣ng đơ thị hóa đến kinh tế nơng thơn Hà Nô ̣i
1.1.1. Quan niệm về đô thị hóa và kinh tế nơng thơn
* Quan niệm về đơ thị hóa
Đơ thị hóa là quá trình tăng trưởng của đơ thị về mặt dân cư, quy mô các thành phố

và lan tỏa lối sống đô thị về nông thôn. Theo nghĩa rộng, đơ thị hóa có thể được quan niệm là
quá trình phát triển đô thị về các mặt kinh tế, dân số, không gian và kết cấu hạ tầng kỹ thuật


10

đô thị; sự biến đổi và phân bố các lực lượng sản xuất trong nền kinh tế quốc dân theo hướng
công nghiệp hóa; là sự thay đổi điều kiện sản xuất, lối sống và văn hóa theo cách của đô thị.
Đô thị hóa cũng có nghĩa là sự mở rộng của đơ thị tính theo tỷ lệ phần trăm giữa số
dân đơ thị hay diện tích đơ thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực; nó
cũng có thể tính theo tỷ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời gian. Nếu tính theo số dân đơ
thị trên tổng số dân thì được gọi là mức độ đơ thị hóa. Nếu tính theo diện tích đơ thị trên tổng
diện tích của một vùng hay khu vực gọi là tốc độ đô thị hóa. Đô thị các nước phát triển phần
lớn đã ổn định nên tốc độ đô thị hóa thấp hơn nhiều so với các nước đang phát triển.
Như vậy, đô thị hóa chính là bước quá độ từ hình thức sống nơng thơn lên hình
thức sống đơ thị của các nhóm dân cư; là quá trình phát triển nơng thơn và phổ biến lối
sống thành phố cho nông thôn. Đó là xu hướng có tính quy luật trong quá trình cơng
nghiê ̣p hóa, hiê ̣n đại hóa.
Từ phân tích trên có thể quan niệm một cách tổng quát: Đô thị hóa là quá trình biến
đổi và phân bố lực lượng sản xuất cùng với quan hệ sản xuất tương ứng trong nền kinh tế
quốc dân, bố trí dân cư, hình thành, phát triển các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô
thị đồng thời phát triển đô thị hiện có theo chiều sâu trên cơ sở hiện đại hóa cơ sở vật chất
kỹ thuật và tăng quy mô dân số.
Hiện nay, đơ thị hóa khơng chỉ đơn th̀n là quá trình di cư từ nông thôn ra thành
thị và dịch cư nghề nghiệp mà cịn bao hàm các quá trình dịch cư khác đa chiều, đa cấp
như các dòng dịch cư đô thị - đô thị, đô thị - vùng ven, đô thị nông thôn, vùng quốc tế với
các mức độ khác nhau theo từng hoàn cảnh của các đô thị cụ thể. Trong quá trình ĐTH,
các nhân tố kinh tế vẫn giữ vai trò chủ đạo trong việc tạo nên quá trình đơ thị hóa. Tuy
nhiên, các nhân tố phi kinh tế như văn hóa, lịch sử, lối sống… đang ngày càng có những
ảnh hưởng lớn tới đặc tính đơ thị hóa của mỗi vùng.

Vùng đô thị hóa: Là những khu vực được quy hoạch phát triển tập trung về chính
trị - kinh tế - xã hội để hình thành các trung tâm thương mại - dịch vụ - công nghiệp và
hành chính mới. Tại đây diễn ra quá trình đô thị hoá với tốc độ cao. Về mặt không gian,
vùng đô thị hóa có thể là vùng đất mới được quy hoạch, nhưng thường là những vùng ven
hay phụ cận các trung tâm đô thị lớn, vùng ngoại thành. Theo quy luật, sự phát triển của đơ
thị mang tính lan tỏa, đô thị sẽ mở rộng ra các vùng phụ cận, biến các vùng này từ nông
nghiệp, nông thôn trở thành các đô thị và vùng công nghiệp vệ tinh.


11

Trong một vùng đô thị hóa thường bao gồm đô thị lõi và các thành phố vệ tinh
cùng với vùng đất nông thôn nằm xung quanh có liên hệ về kinh tế, xã hội với đô thị lõi,
tiêu biểu là mối quan hệ về công ăn việc làm và việc di chuyển hàng ngày ra vào. Trong
đó, thành phố đô thị lõi là thị trường lao động chính.
Các nhân tố ảnh hưởng đến đă ̣c tính của q trình đơ thị hóa
Thứ nhất, điều kiện tự nhiên. Điều kiện tự nhiên là tổng hợp của tất cả yếu tố vị trí
địa lý, tài ngun thiên nhiên, khí hậu, sơng ngịi, thủy văn, địa chất, địa mạo. Thời kỳ kinh
tế chưa phát triển, đô thị hóa phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên. Những vùng có
khí hậu thời tiết tốt, có nhiều khoáng sản, giao thông thuận lợi và những lợi thế khác nhau
sẽ thu hút dân cư mạnh hơn và do đó sẽ được đô thị hóa sớm hơn, quy mô lớn hơn. Ngược
lại những vùng khác sẽ đô thị hóa chậm hơn, quy mô nhỏ hơn.
Thứ hai, điều kiện xã hội. Mỗi phương thức sản xuất sẽ có một hình thái đơ thị
tương ứng và do đó, quá trình đơ thị hóa có những đặc trưng riêng của nó. Sự phát triển
của lực lượng sản xuất là điều kiện để công nghiệp hóa, hiện đại hóa và là tiền đề cho đô
thị hóa. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản của nền
kinh tế sẽ tạo ra quá trình đơ thị hóa nông thôn và các vùng ven biển.
Mỗi chế độ xã hội đều tạo điều kiện thuận lợi hay không thuận lợi cho quá trình đơ
thị hóa và quy định những đặc trưng riêng của nó. Nước ta phát triển theo định hướng
XHCN, do đó đô thị hóa không chỉ là mục tiêu mà còn là phương tiện để phát triển KT-XH

phục vụ “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Thứ ba, văn hóa dân tộc. Văn hóa dân tộc ảnh hưởng tới tất cả các vấn đề kinh tế,
chính trị, xã hội nói chung và hình thái đơ thị nói riêng.
Thứ tư, trình độ phát triển kinh tế. Trình độ phát triển kinh tế là nhân tố giữ vai trị
quyết định trong quá trình đơ thị hóa. Trình độ phát triển kinh tế, trước hết được thể hiện ở
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất cao hay thấp; trình độ phân cơng lao động xã hội;
năng suất lao động; quy mô, tốc độ tăng trưởng GDP.
Thứ năm, tình hình chính trị. Tình hình chính trị ảnh hưởng đến đô thị hóa trên hai
góc độ: Một mặt, nó quyết định đường lối, phương hướng, nhiệm vụ, chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch đô thị hóa. Mặt khác, tình hình chính trị của thành phố, của đất nước ổn
định sẽ tạo ra sự đồng thuận, đoàn kết nhất trí cao trong nhân dân, trong xã hội về quyết
tâm xây dựng đô thị văn minh, hiện đại, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, văn hóa địa phương;
tạo sự yên tâm, tin tưởng cho các nhà đầu tư. Ở nước ta từ sau 1975, tốc độ đô thị hóa ngày


12

càng cao, các đô thị mới mọc lên nhanh chóng. Đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, với các
chính sách mở cửa nền kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển nền kinh tế nhiều
thành phần thì đơ thị hóa đã tạo ra sự phát triển kinh tế vượt bậc.
* Đơ thị hóa Hà Nơ ̣i
Trên cơ sở quan niệm chung về đô thị hóa như đã phân tích trên, có thể hiểu đơ thị hóa
ngoại thành Hà Nội: Là quá trình biến đổi và phân bố lại các lực lượng sản xuất cùng với quan
hệ sản xuất tương ứng vùng nơng thơn; bố trí dân cư, hình thành, phát triển các hình thức, điều
kiện sống theo kiểu đô thị và tăng quy mô dân số đô thị; đồng thời là quá trình cải tạo, nâng
cấp, mở rộng, hiện đại hóa các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội hiện có, kết nối và đồng bộ hóa
với các cơ sở tương ứng của nội thành và của các vùng, địa phương lân cận [2].
Quá trình đơ thị hoá Hà Nội hiện nay được biểu hiện dưới nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, mở rộng quy mô diện tích đơ thị hiện có trên cơ sở hình thành các khu đô
thị mới, các quận, phường mới.

Đây là hình thức phổ biến của quá trình hình thành các đô thị Việt Nam nói chung
và Hà Nội nói riêng. Với hình thức này, dân số và diện tích đơ thị tăng lên nhanh chóng.
Sự hình thành các đơ thị mới để tạo sự phát triển đồng đều giữa các khu vực.
Thứ hai, hiện đại hóa và nâng cao trình độ các đơ thị hiện có
Quá trình này diễn ra thường xuyên và là tất yếu đồng thời với quá trình mở rộng
đơ thị hiện có. Một mặt, do u cầu phát triển KT-XH, các cơ sở hạ tầng KT-XH xây dựng
trước đây đã khơng cịn đủ khả năng đáp ứng do sự lạc hậu hoặc xuống cấp đòi hỏi phải
nâng cấp, hiện đại hóa. Mặt khác, do yêu cầu phải nâng cao chất lượng cuộc sống cả vật
chất lẫn tinh thần, đòi hỏi phải đáp ứng đầy đủ và tiện ích nhất tất cả những sản phẩm hàng
hóa và dịch vụ của dân cư đô thị.
* Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn là một phức hợp những nhân tố cấu thành của lực lượng sản xuất
và quan hệ sản xuất trong nông - lâm - ngư nghiệp, cùng với các ngành thủ công nghiệp
truyền thống, các ngành tiểu - thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến và phục vụ nông
nghiệp, các ngành thương nghiệp và dịch vụ... tất cả có quan hệ hữu cơ với nhau trong
vùng lãnh thổ và toàn bộ nền kinh tế quốc dân [19].
Kinh tế nông thôn phản ánh các quan hệ kinh tế trong các ngành nghề trên địa bàn
nông thôn, bao gồm rất nhiều ngành nghề khác nhau: nông - lâm - ngư nghiệp, thủ công
nghiệp, công nghiệp chế biến và phục vụ nông nghiệp, dịch vụ. Như vậy, khái niệm kinh


13

tế nông thôn có ý nghĩa rộng hơn khái niệm kinh tế nông nghiệp. Các quan hệ kinh tế diễn
ra trên địa bàn nông thôn có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau và gắn bó chặt chẽ với toàn
bộ các quan hệ trong nền kinh tế nói chung.
Đă ̣c điểm của kinh tế nông thôn
Hiện nay ở nước ta, kinh tế nơng thơn cịn dựa chủ yếu trên cơ sở nông nghiệp để
phát triển. Tuy nhiên, đó là sự phát triển tổng hợp của đa ngành nghề, với những biến đổi
quan trọng trong phân công lao động xã hội ngay tại khu vực nông thôn, tạo ra những lực

lượng sản xuất mới mà nền nông nghiệp truyền thống trước đây chưa từng biết đến. Theo
hướng đó đă ̣c điểm của kinh tế nông thôn được biểu hiện:
Trước hết, là phức hợp đa ngành nghề
Kinh tế nông thôn bao gồm: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp bảo đảm nhu cầu
lương thực, thực phẩm cho xã hội, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, sản xuất các sản
phẩm hàng hóa cho thị trường trong và ngoài nước.
Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế nông thôn cịn có cơng
nghiệp gắn với nơng, lâm, ngư nghiệp trước hết là cơng nghiệp chế biến. Đặc biệt trong quá
trình phát triển, kinh tế nông thôn không chỉ có công nghiệp chế biến, mà còn có thể phát
triển những ngành công nghiệp phục vụ đầu vào của sản xuất nông nghiệp như cơng nghiệp
cơ khí sửa chữa máy móc nơng nghiệp, một bộ phận tiểu thủ công nghiệp với các trình độ
cơng nghệ khác nhau, sản x́t các loại hàng hóa không có nguồn gốc từ nông nghiệp.
Ngoài nông, lâm, ngư nghiệp và cơng nghiệp, kinh tế nơng thơn cịn có các loại
hình dịch vụ thương nghiệp, tín dụng, khoa học và cơng nghệ, tư vấn. Các loại hình dịch
này cùng với cơ sở hạ tầng ở nông thôn là những bộ phận hợp thành của kinh tế nông thôn
[19].
Thứ hai, là cơ cấu kinh tế có nhiều thành phần
Nền kinh tế quốc dân có bao nhiêu thành phần kinh tế thì kinh tế nơng thơn cũng có
bấy nhiêu thành phần kinh tế. Tuy nhiên, các thành phần kinh tế của kinh tế nông thôn có
những đặc điểm riêng biệt của kinh tế nông thôn. Hiện nay kinh tế nông thôn nước ta bao
gồm: Kinh tế tập thể; kinh tế tư nhân; kinh tế nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài.
Từ Đại hội Đảng lần thứ VI đã khẳng định chuyển nền kinh tế nước ta từ nền kinh
tế chỉ huy bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý Nhà nước theo định hướng xã


14

hội chủ nghĩa và rất coi trọng phát triển nhiều thành phần kinh tế. Từ đó tới nay sự tham
gia của các thành phần kinh tế vào nền kinh tế nói chung, kinh tế nông thôn nói riêng ngày

càng đông, trong đó hộ tự chủ là đơn vị sản xuất kinh doanh, lực lượng chủ yếu trực tiếp
tạo ra sản phẩm nông - lâm - thủy sản cho toàn xã hội.
Thứ ba, kinh tế nơng thơn tồn tại nhiều trình độ công nghệ khác nhau
Trong thời gian dài trước đây, trình độ cơng nghệ sản x́t trong nơng thơn nước ta
mang nặng tính cổ trùn và nơng nghiệp trùn thống lạc hậu, phân tán, manh mún, và
bảo thủ. Kỹ thuật chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm qua các thế hệ của từng hộ nơng dân vì
vậy sản x́t nơng nghiệp phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên. Ngày nay dưới sự tác
động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và sự phát triển của công nghiệp - tiểu thủ
công nghiệp và dịch vụ đã làm phá vỡ hình thức, các phương thức sản xuất cổ truyền. Như
vậy, kinh tế nông thôn hiện nay có sự kết hợp của nhiều trình độ cơng nghệ; từ cơng nghệ
lạc hậu cho đến công nghệ nửa hiện đại và hiện đại.
Thứ tư, về cơ cấu xã hội, giai cấp
Do tác động của đơ thị hóa làm cho diện tích đất bị thu hồi phần lớn tập trung vào đất
nông nghiệp, do đó lực lượng lao động trước đây làm việc trong nơng nghiệp thì nay khơng
có việc làm, muốn sống được bản thân phải tìm việc làm, điều này dẫn tới lao động nông
nghiệp giảm, lao động trong các ngành khác tăng lên. Đô thị hóa thúc đẩy chuyển dịch lao
động nông thôn sang làm các công việc phi nông nghiệp. Nơng thơn khơng cịn chỉ là nơi
sinh sống của nông dân chuyên làm nông nghiệp, mà trở thành địa bàn sinh sống của những
cư dân làm nhiều ngành nghề. Lúc đầu cư dân làm nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, càng về
sau tỷ trọng này càng thu hẹp một cách tương đối. Sự biến đổi này diễn ra trong từng vùng,
từng làng, từng gia đình. Điều đó sẽ dẫn đến những thay đổi quan trọng trong đời sống văn
hóa, xã hội vùng nông thôn.
1.1.2. Những vấn đề lý luâ ̣n về tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà
Nội
* Quan niệm chung về tác động của đơ thị hóa đến kinh tế nơng thơn Hà Nội
Tác động có thể hiểu là quá trình chủ thể làm cho một đối tượng nào đó biến đổi
theo những chiều hướng khác nhau. Tác động cũng có thể được xem như là kết quả như dự
định hoặc không như dự định; có thể là tích cực hoặc tiêu cực; có thể đạt được ngay hoặc
đạt được sau một thời gian nhất định.



15

Từ cách hiểu này, tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội được quan
niệm là: Những biến đổi tất yếu theo những chiều hướng khác nhau của kinh tế nông thôn
Hà nội do đô thị hóa gây ra.
Từ khái niệm trên cho thấy, quá trình đô thị hóa tất yếu sẽ dẫn đến những biến đổi
của kinh tế nông thôn. Những biến đổi đó có thể là tích cực, có nghĩa phù hợp với quá trình
phát triển; cũng có thể là tiêu cực, có nghĩa không phù hợp với sự phát triển của kinh tế
nông thôn Hà Nội.
* Nội dung sự tác động của đô thị hóa đến nơng thơn Hà Nội
Như trên đã đề cập, quá trình đơ thị hóa tất yếu sẽ tác động đến kinh tế nông thôn
Hà Nội. Tác động đó khơng chỉ là những tác động tích cực, mà cịn có cả những tác động
tiêu cực:
Những tác động tích cực
Một là, đô thị hóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần cải thiện đời sống của dân
cư vùng đô thị hóa và các vùng lân cận
Một trong những điều kiện đảm bảo nội dung tăng trưởng kinh tế là quá trình chuyển
dịch cơ cấu vùng, ngành để từng bước xác lập cơ cấu kinh tế hợp lý nhằm mục tiêu tốc độ tăng
trưởng cao, liên tục và bền vững. Tại các khu vực đô thị hóa thường có tốc đô ̣ tăng trưởng
nhanh hơn nhờ tâ ̣p trung lực lượng sản xuất, tạo ra năng xuất lao đô ̣ng cao, cách tổ chức lao
đô ̣ng hiê ̣n đại. Mă ̣t khác, quá trình đơ thị hóa dẫn đến tập trung dân cư và tập trung sản xuất
trong các đô thị. Theo hướng đó, đô thị hóa sẽ mang lại sự thay đổi to lớn cho phát triển kinh tế
xã hội, nhất là đối với khu vực nông thôn đô thị hóa bởi lẽ, công nghiệp hóa tạo ra sức cung,
cịn đơ thị hóa sẽ tạo ra sức cầu. Sau khi cư dân nông dân trở thành cư dân đô thị, mọi nhu cầu
của họ kể cả nhu cầu về cơ sở hạ tầng, dịch vụ công cộng và nhà ở và nhu cầu các mă ̣t hàng
tiêu dùng khác đều tăng lên.
Sản xuất hàng hóa và dịch vụ thường đạt hiệu quả cao tại những đô thị lớn - nơi có
quy mô mật độ dân số tương đối lớn với nguồn lao động dồi dào, có quy mô hoạt động
kinh tế đủ lớn do các doanh nghiệp tập trung đông, có hệ thống phân phối rộng khắp trên

một không gian đơ thị nhất định. Nhìn chung, tăng trưởng sản xuất với tốc độ nhanh tạo
tiền đề hết sức quan trọng để nền kinh tế nông nghiệp bắt đầu chuyển mạnh sang giai đoạn
cơng nghiệp hóa. Đây chính là mối quan hệ hữu cơ giữa phát triển kinh tế nông nghiệp và
quá trình đơ thị hóa.


16

Trong quá trình đơ thị hóa, kinh tế ở đơ thị mới tăng trưởng nhanh chóng nhờ có sự
tập trung lực lượng sản xuất, tạo ra năng suất lao động cao, cách tổ chức lao động hiện đại.
Khu vực giáp ranh giữa đô thị và nông thôn cũng chịu ảnh hưởng lớn, mật độ dân cư ở khu
vực này sẽ tăng dần, đất đai thay đổi về mục đích sử dụng. Một phần những người dân nội
thành mua làm nhà ở, một phần sẽ trở thành nơi cung cấp dịch vụ giải trí cho dân cư nội
thành. Quá trình đơ thị hóa mở ra nhiều cơ hội cho dân cư ngoại thành, cơ hội việc làm,
được tiếp cận với nếp sống văn minh, tiếp cận phương pháp sản xuất hiện đại, cơ sở hạ
tầng được cải thiện. Nhờ duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao mà các đô thị có thể
tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới cho người dân, góp phần quan trọng trong việc nâng cao
thu nhập cho họ. Khi mức thu nhập bình quân người tăng lên thì nhu cầu chi tiêu đời sống
của dân cư cũng tăng nhằm thỏa mãn tốt hơn nhu cầu tiêu dùng cá nhân. Điều đó cho thấy
đô thị hóa làm mức sống của dân cư được cải thiện đáng kể, góp phần vào việc thực hiện
xóa đói giảm nghèo.
Hai là, đô thị hóa đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng đô thị mới theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Như trên đã đề câ ̣p, tại các khu vực đô thị hóa thường là khu vực có sự tâ ̣p trung
lực lượng sản xuất. So với khu vực nông thôn, khu vực đô thị hóa có cách thức tổ chức lao
đô ̣ng hiê ̣n đại hơn. Chính vì vâ ̣y, khu vực nơng thơn đô thị hóa sẽ có điều kiê ̣n thuâ ̣n lợi
hơn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiê ̣p hóa, hiê ̣n đại hóa. Chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa - về mặt lý luận và quan
điểm định hướng là cần phải đạt tốc độ tăng trưởng cao của các ngành công nghiệp thương mại, dịch vụ. Trong đó, phải ưu tiên các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ
cao, công nghệ chủ lực, công nghiệp mũi nhọn và các dịch vụ kinh tế, kỹ thuật cao, hiện

đại. Sự phát triển của các ngành này và khả năng gắn kết ảnh hưởng của nó với các quan
hệ liên kết, hỗ trợ, định hướng sự phát triển các ngành còn lại trên địa bàn vùng, lãnh thổ.
Theo hướng đó, nền kinh tế sẽ có sự thay đối mang tính cách mạng về phương thức sản
xuất, về năng suất, chất lượng và hiệu quả. Đây cũng chính là mục đích của sự nghiệp cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa quá trình phát triển nền kinh tế quốc dân cũng như các bộ phận
cấu thành của nó. Như vâ ̣y, đô thị hóa có vai trò gạch nối giữa yêu cầu, mục tiêu quá trình
chủn dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa với thành tựu, kết
quả đạt được trong tương lai.


17

Mặt khác, quá trình đơ thị hóa dẫn đến khơng chỉ sự phát triển của ngành cơng
nghiệp, mà cịn gắn liền với sự phát triển của các ngành giao thông vận tải, thương mại và
dịch vụ. Theo hướng đó, đô thị hóa có tác động thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế ở khu vực nông thôn trở thành đơ thị mới.
Trong quá trình Đơ thị hóa, cơ cấu ngành kinh tế thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng
của khu vực nông nghiệp và gia tăng nhanh tỷ trọng của khu vực công nghiệp và dịch vụ.
Đối với sản xuất nông nghiệp nói riêng, đô thị hóa góp phần làm thay đổi về cơ cấu diện
tích gieo trồng và cơ cấu giá trị sản xuất. Các loại cây có giá trị kinh tế thấp, sử dụng nhiều
lao động đang có xu hướng giảm dần diện tích. Các loại cây cần ít lao động hơn và cho giá
trị kinh tế cao hơn đang được tăng dần diện tích canh tác. Trong tổng giá trị sản xuất của
ngành nông nghiệp thì xu hướng chung là giảm dần tỷ trọng của ngành trồng trọt và tăng tỷ
trọng ngành chăn nuôi. Đồng thời với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đô thị hóa sẽ
thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu lao động từ khối ngành kinh tế này sang ngành kinh tế
khác. Đây là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, hiện đại thúc đẩy sự phát
triển kinh tế, xã hội.
Ba là, thúc đẩy quá trình cải tạo và nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế
Như trên đã đề cập, quá trình đơ thị hóa dẫn đến tập trung dân cư và tập trung sản
xuất trong các đô thị. Điều đó dẫn đến nhu cầu giao lưu kinh tế xã hội tăng lên. Để đáp ứng

nhu cầu đó đòi hỏi phải đầu tư nâng cấp và xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội một
cách đồng bộ. Theo hướng đó, quá trình đơ thị hoá tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển
kinh tế và hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, trước hết là vùng nông thôn đô thị hóa, tiếp đó
là khu vực nông thôn phụ câ ̣n; thúc đẩy đầu tư xây dựng các tuyến đường từ liên thôn, liên
xã, liên huyện và tỉnh nhằm tạo thuận lợi cho phát triển sản xuất và lưu thông hàng hoá;
phát triển nhanh mạng lưới điện, cung cấp nguồn nước sạch cho nhu cầu của dân cư.
Bốn là, đô thị hoá góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Quá trình đơ thị hóa tạo điều kiện cho người nông dân tiếp cận với khoa học kỹ
thuật, cơ sở hạ tầng tiên tiến, tiếp cận với nếp sống văn minh của đô thị, từ đó loại bỏ dần
những quan niệm, phương pháp sản xuất lạc hậu. Tư duy của người dân thay đổi từ sản
xuất đóng kín sang kinh doanh đa ngành nghề, có tính toán lỗ lãi và hiệu quả kinh tế;
họ cũng năng động nhạy bén hơn để thích ứng với xu hướng diễn biến thị trường;
hình thành lối sống đô thị, phép ứng xử văn minh.


18

Người dân của thủ đô sẽ nhanh chóng làm biến đổi tập quán của những người mới
đến thông qua các hoạt động xã hội, quan hệ, sinh hoạt, làm việc hàng ngày. Những người
mới đến về mặt tâm lý họ cần phải nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng mới. Từ đó,
những tục lệ ma chay, cưới xin sẽ thay đổi theo kiểu đô thị hợp với xã hội đô thị.
Văn minh đô thị - công nghiệp cùng với kinh tế thị trường kết hợp lại với nhau, nhờ
thế tạo ra một thế hệ công dân mới, đời sống tinh thần mới, trật tự xã hội mới. Trong đó
tiêu biểu với lối sống và tác phong tôn trọng kỷ luật, kỷ cương, pháp chế thay thế cho nếp
sinh hoạt theo truyền thống, thói quen đôi khi tùy tiện và theo chủ nghĩa tình cảm.
Mặt tiêu cực:
Bên cạnh những mặt mạnh của nói trên thì ĐTH cũng kéo theo hàng loạt vấn đề
tiêu cực khác, đó là:
Thứ nhất, do quá trình đô thị hóa diễn ra quá nhanh, không thực hiê ̣n đúng quy
hoạch dẫn đến thu hẹp diện tích đất nơng nghiệp

Quá trình đơ thị hóa nhanh đã làm cho nhu cầu về sử dụng đất chuyên dùng xây
dựng hệ thống cơ sở hạ tầng và đất đô thị tăng lên rất nhanh. Theo định hướng chung, viê ̣c
quy hoạch phát triển các khu đô thị chỉ thực hiê ̣n ở những khu vực đất đai cằn cỗi, hiê ̣u quả
sử dụng đất trong sản xuất nông nghiê ̣p thấp. Tuy nhiên, do không thực hiê ̣n đúng chủ
trương chung nên dẫn đến tình trạng nuốt chửng những diện tích đất nông nghiệp vốn rất
cần thiết cho một đô thị như: sản xuất lương thực thực phẩm, tạo mảng không gian xanh có
vai trị “giải độc” cho mơi trường sống, tạo khu nghỉ ngơi cho thị dân... Đồng thời sự suy
giảm diện tích đất nơng nghiệp đã ảnh hưởng khơng nhỏ tới việc cải thiện mức sống của
nhiều người dân ở khu vực ngoại ơ vì họ trở nên thiếu phương tiện lao động và kế sinh
nhai truyền thống.
Thứ hai, quá trình đơ thị hóa dẫn đến mơ ̣t bơ ̣ phâ ̣n không nhỏ cư dân nông thôn
trong vùng đô thị hóa phải đối mặt với nghèo đói
Như trên đã đề câ ̣p, đơ thị hóa là quá trình biến đổi và phân bố lực lượng sản xuất
cùng với quan hê ̣ sản xuất tương ứng vùng nông thôn. Chính vì vâ ̣y, nếu quá trình đơ thị
hóa diễn ra quá nhanh, không theo quy hoạch và thiếu đồng bô ̣ sẽ dẫn đến một bộ phận dân
cư nông thơn rơi vào tình trạng thất nghiệp, thiếu đất nơng nghiệp canh tác. Trong khi đó, họ
chưa chuẩn bị tâm lý của một người dân đô thị với phương thức sản xuất hiện đại. Mă ̣t khác,
cùng với quá trình đô thị hóa, viê ̣c di dân từ khu vực nông thôn ra thành thị đã gia tăng áp lực
về việc làm, thu nhập, nhà ở, dịch vụ y tế vốn là vấn đề nhức nhối ở các đô thị, nó ảnh hưởng


19

đến quá trình tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo. Đặc biệt, khi đô thị hóa giá đất tại các
khu vực quy hoạch hoặc chờ quy hoạch tăng cao, một số người dân nông thôn không tâ ̣p trung
sản xuất nông nghiệp mà bán đất hoặc chờ bán đất. Sau khi bán đất sản xuất, số tiền thu được
cần phải được dùng để chuyển đổi nghề nghiê ̣p. Tuy nhiên, số tiền đó không được sử dụng
đúng mục đích, người nơng dân khơng biết cách sản x́t trong mơi trường mới và tình trạng
nghèo đói xảy ra đối với họ là điều khó tránh khỏi.
Thứ ba, gia tăng tình trạng di dân tự do từ khu vực nơng thôn phụ câ ̣n vào khu vực

đô thị mới
Do sự chênh lệch về thu nhập cũng như những dịch vụ xã hội giữa nông thôn và
đô thị cao, từ đó luôn luôn xuất hiện các luồng dân di cư từ nông thôn vào các khu đô
thị. Đặc biệt, những cố gắng xoá đói giảm nghèo cho dân đô thị như tạo công ăn việc
làm, cung cấp các dịch vụ công cộng vốn không có ở nông thôn lại càng thu hút sự di
cư từ nông thôn ra thành thị. Khi đơ thị càng phát triển thì lực hút đối với dân di cư
càng lớn. Cộng đồng di cư vào đô thị bao gồm nhiều thành phần, đồng thời mang theo
cả gánh nặng của đói nghèo.
Mặt khác, khi tình trạng nơng dân ồ ạt vào đô thị kiếm việc làm dẫn đến lực lượng
lao động ở nông thôn phụ câ ̣n chỉ còn lại những người già yếu và trẻ nhỏ, không đáp ứng
được những công việc nhà nông vất vả. Cơ cấu lao động ở nông thôn hoàn toàn bị thay đổi
theo hướng suy kiệt nguồn lực lao động. Đồng thời thị trường lao động ở thành thị lại bị ứ
đọng
Thứ tư, mơi trường bị ơ nhiễm
Quá trình đơ thị hóa diễn ra nhanh chóng, việc xây dựng phát triển các khu đô thị
mới một cách tự phát, không đồng bô ̣, tốc đô ̣ phát triển kết cấu hạ tầng không theo kịp tốc
đô ̣ đô thị hóa, gây tác đô ̣ng xấu đến đời sống nhân dân như: bị ngập nước vào mùa mưa,
thiếu hệ thống xử lý các chất thải gây ô nhiễm môi trường nă ̣ng nề. Mă ̣t khác, do mật độ
dân số tập trung cao, sản xuất công nghiệp phát triển mạnh, sự bùng nổ của các phương
tiê ̣n giao thông cơ giới, làm phát sinh một lượng chất thải, trong đó chất thải gây hại ngày
càng gia tăng. Những vấn đề đó làm cho chất lượng môi trường sống ở các khu đô thị mới
bị suy thoái khá nặng nề.
1.2 Thực trạng tác động của đơ thị hóa đến kinh tế nơng thơn Hà Nội và
những vấn đề đă ̣t ra cần giải quyết
1.2.1. Khái quát quá trình đơ thị hoá ở Hà Nội


20

Cùng với nhịp độ đô thị hóa của cả nước, từ những năm 1990 nhờ những chuyển

biến trong thời kỳ Đổi mới, quá trình đơ thị hóa ở Hà Nội diễn ra nhanh và mạnh. Lúc này,
thành phố dần dần bắt nhịp cuộc sống mới, trong đó các hoạt động kinh tế diễn ra theo quy
luật thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của nhà nước. Trên thực tế, quá
trình đơ thị hóa Hà nội có sự thay đổi liên tục theo hướng mở rộng. Tuy nhiên trong khuôn
khổ của luận văn này, tác giả chỉ khái quát một số mốc từ khi cả nước ta thống nhất đến
nay.
Ngày 21 tháng 12 năm 1978, Quốc hội Việt Nam phê chuẩn mở rộng địa giới Hà
Nội, sáp nhập thêm 5 huyện Ba Vì, Thạch Thất, Phúc Thọ, Đan Phượng, Hoài Đức và thị
xã Sơn Tây của tỉnh Hà Sơn Bình cùng hai huyện của tỉnh Vĩnh Phú là Mê Linh, Sóc
Sơn. Dân số Hà Nội lên tới con số 2,5 triệu người. Bên cạnh lượng dân cư các tỉnh tới
định cư ở thành phố, trong khoảng thời gian từ 1977 tới 1984, Hà Nội cũng đưa 12.861
hộ, 21.587 nhân khẩu tới Lâm Đồng theo chính sách xây dựng kinh tế mới. Năm 1991,
ranh giới Hà Nội lại được điều chỉnh, trả lại 5 huyện và 1 thị xã đã lấy của Hà Sơn Bình
năm 1978 cho Hà Tây và Mê Linh được nhập vào Vĩnh Phúc. Hà Nội còn lại 4 quận nội
thành và 5 huyện ngoại thành, với diện tích đất tự nhiên 924 km².
Ngày 28 tháng 10 năm 1995, thành lập quận Tây Hồ trên cơ sở tách 3 phường:
Bưởi, Thụy Khuê, Yên Phụ thuộc quận Ba Đình và 5 xã: Tứ Liên, Nhật Tân, Quảng An,
Xuân La, Phú Thượng thuộc huyện Từ Liêm [4].
Ngày 29 tháng 11 năm 1996, thành lập quận Thanh Xuân trên cơ sở tách 5 phường:
Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Thượng Đình, Kim Giang, Phương Liệt, 78,1 ha diện tích
tự nhiên và 20.862 nhân khẩu của phường Nguyễn Trãi, 98,4 ha diện tích tự nhiên và 5.506
nhân khẩu của phường Khương Thượng thuộc quận Đống Đa; toàn bộ diện tích tự nhiên và
nhân khẩu của xã Nhân Chính thuộc huyện Từ Liêm và xã Khương Đình thuộc huyện
Thanh Trì. Cũng trong Nghị định này quyết định thành lập quận Cầu Giấy trên cơ sở tách 4
thị trấn: Cầu Giấy, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Mai Dịch và 3 xã: Dịch Vọng, Yên Hòa, Trung
Hòa thuộc huyện Từ Liêm [5].
Ngày 6 tháng 11 năm 2003, thành lập quận Long Biên trên cơ sở tách 10 xã:
Thượng Thanh, Giang Biên, Ngọc Thụy, Việt Hưng, Hội Xá, Gia Thụy, Bồ Đề, Long
Biên, Thạch Bàn, Cự Khối và 3 thị trấn: Gia Lâm, Đức Giang, Sài Đồng thuộc huyện
Gia Lâm. Cũng trong Nghị định này quyết định thành lập quận Hoàng Mai trên cơ sở



21

tách 9 xã: Định Công, Đại Kim, Hoàng Liệt, Thịnh Liệt, Thanh Trì, Vĩnh Tuy, Lĩnh
Nam, Trần Phú, Yên Sở, 55 ha diện tích tự nhiên của xã Tứ Hiệp thuộc huyện Thanh
Trì và 5 phường: Mai Động, Tương Mai, Tân Mai, Giáp Bát, Hoàng Văn Thụ thuộc
quận Hai Bà Trưng [5].
Ngày 29 tháng 5 năm 2008, với gần 93% đại biểu tán thành, Quốc hội Việt Nam đã
thông qua nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính thủ đơ Hà Nội và các tỉnh, có hiệu lực
từ 1 tháng 8 cùng năm. Theo nghị quyết, toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh của tỉnh
Vĩnh Phúc và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hịa Bình được nhập về Hà Nội. Từ diện
tích gần 1.000 km² và dân số khoảng 3,4 triệu người, Hà Nội sau khi mở rộng có diện
tích 3.324,92 km² và dân số 6.232.940 người, nằm trong 19 thủ đô lớn nhất thế giới.
Ngày 11 tháng 12 năm 2008, quận Hà Đông được thành lập từ thành phố Hà Đông
trước đây và thành phố Sơn Tây cũng được chuyển thành thị xã Sơn Tây [7].
Đến năm 2010, tỷ lệ đô thị hóa ở Hà Nội đạt 30 - 32% và và sẽ đạt 55 - 65% vào
năm 2020. Quá trình đơ thị hóa của Hà Nội đã phát triển mạnh theo chiều rộng và có
sức lan tỏa mạnh (đô thị hóa theo chiều rộng). Những địa chỉ hấp dẫn dọc các quốc lộ
đã và đang tạo nên tốc độ đô thị hóa nhanh nhất. Các điểm dân cư ven đô, những khu
vực có khả năng tạo động lực phát triển đô thị, những quỹ đất thuận lợi để tạo thị đã
liên tục được khoác lên mình những chiếc áo đô thị ngày một rộng hơn. Diện tích đất tự
nhiên của Hà Nội hiện nay đã lên tới 3328,89 Km 2. Theo hướng đó dân số Hà Nội cũng
gia tăng với tốc độ cao: năm 1990, Hà Nội mới chỉ có 2 triệu người, đến năm 2000 lên
được 2,67 triệu thì đến năm 2009 đạt 6,5 triệu dân, đến năm 2011 đạt trên 6,8 triệu người
[9]. Như vậy, có thể kết luận rằng: trong khi mức độ và tốc độ đô thị hóa trên phạm vi toàn
quốc chậm hơn so với các nước khác trên thế giới và trong khu vực, thì Hà Nội, đã có tốc
độ đô thị hóa rất nhanh, nó đã đạt được tương đương với tỷ lệ đô thị hóa ở các thành phố
của các nước phát triển trong khu vực Châu Á và đang phấn đấu gia nhập hàng ngũ các
thành phố có dân số lớn hơn 10 triệu người của thế giới.

1.2.2. Thực trạng sự tác đô ̣ng của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nôị
* Những tác động tích cực
Một là, trong thời gian qua, đơ thị hóa đã góp phần thúc đẩy kinh tế thành phố tăng
trưởng nhanh so với tốc độ chung của cả nước


22

Như trên đã trình bày, sau ngày 1-8-2008, toàn bộ địa giới tỉnh Hà Tây; huyện Mê
Linh, tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã của huyện Lương Sơn, tỉnh Hịa Bình sáp nhập vào Hà Nội.
Sau sự kiện này, địa giới Thủ đô là hơn 3.300 km 2, rộng gấp 3,6 lần diện tích cũ và là một
trong 19 thành phố, thủ đô lớn nhất thế giới. Mật độ dân số khoảng 3.500 - 4.000 người/
km2 tương đương với Paris, London, Tokyo, Bắc Kinh. Bên cạnh những thuận lợi khi
thành phố được mở rộng, Hà Nội đối mặt với vô vàn khó khăn như: Cơ cấu nông nghiệp
cao hơn, mặt bằng dân trí thấp hơn, tỷ lệ hộ nghèo tăng cao hơn, cơ sở hạ tầng ở nhiều địa
bàn mới sáp nhập nghèo nàn (thậm chí có nơi cịn chưa có điện lưới).
Tuy nhiên, kinh tế phát triển, đời sống của người lao động được cải thiện vẫn là xu
hướng chủ đạo và là những tác đơ ̣ng tích cực của đô thị hoá ở thủ đô Hà Nội. Trong những
năm qua, Hà Nội là một trong những địa phương nhận được đầu tư trực tiếp từ nước
ngoài nhiều nhất, với 1.681,2 triệu USD và 290 dự án. Thành phố cũng là địa điểm của
1.600 văn phòng đại diện nước ngoài, 14 khu công nghiệp cùng 1,6 vạn cơ sở sản xuất
công nghiệp. Dước tác động của đô thị hóa, với sự chuyển dịch đúng hướng, dù cả năm
2009 tốc độ tăng trưởng GDP chỉ tăng 6,7% nhưng vẫn cao hơn mức tăng trưởng chung
của cả nước là 5,2%. Dù GDP đạt thấp so với những năm trước đó nhưng Hà Nội đã góp
phần cùng cả nước ngăn chặn được đà suy giảm kinh tế. Năm 2010, GDP toàn thành phố
tăng 11% so với năm 2009, cao hơn chỉ tiêu Hội đồng nhân dân đề ra là 10,5%, thu ngân
sách Nhà nước trên địa bàn trong năm 2010 đạt 100 nghìn tỷ đồng, tăng 17% so với dự
toán Chính phủ giao và tăng 34,6% so với thực hiện trong năm 2009 [41]. Năm 2011 tăng
trưởng của Hà Nội đạt 10,1%,. Theo đánh giá của Ủy ban nhân dân thành phố, mức tăng
này tuy thấp hơn năm 2010 (11,04%) và kế hoạch năm (12%), nhưng vẫn cao hơn 1,67 lần

của cả nước. Năm 2012, mặc dù tình hình kinh tế rất khó khăn, song Hà nội vẫn tiếp tục
duy trì tăng trưởng khá tăng 8,1% cả năm 2012, gấp 1,56 lần so mặt bằng chung cả nước;
lạm phát ở mức 1 con số; thu ngân sách cao so với cả nước; an sinh xã hội cơ bản đảm bảo
[47]
Như vậy, mặc dù những năm gần đây tình hình kinh tế chung của cả nước có tốc độ
tăng trưởng không đạt được kế hoạch đề ra, trong đó có cả thành phố Hà Nội. Tuy nhiên,
so với cả nước, Hà Nội vẫn là địa phương có mức tăng trưởng cao hơn so với mức tăng
trưởng bình quân của cả nước. Để đạt được thành tựu đó có nhiều nguyên nhân, trong đó
có tác động tích cực của quá trình đơ thị hóa nơng thôn Hà Nội.


×