Tải bản đầy đủ (.docx) (97 trang)

Giao an Mi thuat lop 5 ca nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.46 MB, 97 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TUẦN 1 Ngày soạn: 20/8/2011. Ngày dạy: 5H thứ tư 5B,5A thứ sáu BÀI 1: Thường thức mĩ thuật XEM TRANH THIẾU NỮ BÊN HOA HUỆ. 24/8/2011 26/8/2011. A.Mục tiêu: - HS tiếp xúc làm quen với tác phẩm Thiếu nữ bên hoa huệ và vài nét về hoạ sĩ Tô Ngọc Vân. - Nhận xét được sơ lược về hình ảnh và màu sắc trong tranh. - Cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh Thiếu nữ bên hoa huệ. - HS khá giỏi: nêu được lí do tại sao mà mình thích bức tranh. B. Đồ dùng dạy- học: 1. Giáo viên: - SGK, SGV. - Tranh Thiếu nữ bên hoa huệ. - Sưu tầm thêm một số tranh của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân. 2.Học sinh: - SGK. - Vở tập vẽ 5. - Sưu tầm một số tranh của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân (nếu có). C.Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò ' ' I. Ổn định tổ chức: (1 -1,5 ) - GV kiểm tra sĩ số. - Lớp trưởng báo cáo. ' ' II. Kiểm tra đồ dùng dạy học: (1 -1,5 ) - GV yêu cầu HS để SGK và tranh đã - HS để đồ dùng học tập lên bàn. sưu tầm lên bàn. - GV nhận xét sự chuẩn bị của HS. III. Bài mới: 1.Giới thiệu bài: (1' -1,5') Các hoạ sĩ Việt Nam có nhiều đóng góp cho nền mĩ thuật, trong cách mạng họ là - HS nghe. những người tuyên truyền tích cực. Giờ học hôm nay chúng ta tìm hiểu tác phẩm của một trong số các hoạ sĩ Việt Nam, đó là hoạ sĩ Tô Ngọc Vân. 2. Nội dung: a. Hoạt động 1: Giới thiệu vài nét về hoạ sĩ Tô Ngọc Vân.(8' -9') - GV chia nhóm HS theo bàn và cho HS - HS đọc bài và trao đổi theo nhóm. đọc mục 1 trang 3 SGK. + Em hãy nêu một vài nét về hoạ sĩ Tô - Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân là một hoạ sĩ Ngọc Vân? tài năng, có nhiều đóng góp cho nền mĩ thuật hiện đại Việt Nam. ông tốt.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> nghiệp khoá II (1926- 1931) Trường Mĩ thuật Đông Dương, sau đó trở thành giảng viên của trường. + Em hãy kể tên một số tác phẩm nổi - Một số tác phẩm nổi tiếng: Thiếu nữ tiếng của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân? bên hoa huệ (1943), Thiếu nữ bên hoa sen (1944), Hai thiếu nữ và em bé (1944)... - GV: Đây là những tác phẩm thể hiện kĩ - HS nghe. thuật vẽ sơn dầu điêu luyện của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân và cũng là những tác phẩm tiêu biểu cho nghệ thuật sơn dầu Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. - Sau cách mạng tháng Tám, hoạ sĩ Tô Ngọc Vân đảm nhiệm cương vị hiệu trưởng Trường mĩ thuật Việt Nam ở chiến khu Việt Bắc. Từ đó ông cùng anh em văn nghệ sĩ đem tài năng và tình yêu nghệ thuật góp phần phục vụ cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc. Ở giai đoạn này, ông vẽ nhiều tranh về Bác Hồ, và đề tài kháng chiến như: Chân dung Hồ Chủ Tịch, Chạy giặc trong rừng, Nghỉ chân bên đồi, Đi học đêm...Trong sự nghiệp của mình, ông không chỉ là một hoạ sĩ mà còn là nhà quản lí, nhà nghiên cứu lí luận mĩ thuật có uy tín. Ông đã có đóng góp to lớn trong việc đào tạo đội ngũ hoạ sĩ tài năng cho đất nước. Ông hi sinh trên đường công tác trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 khi tài năng đang nở rộ. Năm 1996 ông đã được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học- nghệ thuật. 2. Hoạt động 2: Xem tranh Thiếu nữ bên hoa huệ.(20' -22') - GV yêu cầu HS quan sát tranh Thiếu - HS xem tranh Thiếu nữ bên hoa nữ bên hoa huệ và thảo luận theo nhóm huệ. (3 nhóm) về những nội dung sau: - HS cử đại diện nhóm, quan sát tranh và thảo luận theo nhóm. Cử đại diện trả lời. Các nhóm khác bổ sung. + Hình ảnh chính của bức tranh là gì? + Thiếu nữ mặc áo dài trắng. + Hình ảnh chính được vẽ như thế nào? + Hình mảng đơn giản, chiếm diện tích lớn trong bức tranh. + Bức tranh còn có những hình ảnh nào + Bình hoa đặt trên bàn. nữa?.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> + Màu sắc chủ đạo của bức tranh là màu gì? + Tranh vẽ bằng chất liệu gì? + Em có thích bức tranh này không? - GV bổ sung và hệ thống lại nội dung kiến thức: Bức tranh Thiếu nữ bên hoa huệ là một trong những tác phẩm tiêu biểu của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân. Với bố cục đơn giản, cô đọng; hình ảnh chính là một thiếu nữ thành thị trong tư thế ngồi nghiêng, dáng uyển chuyển, đầu hơi cúi, tay trái vuốt nhẹ mái tóc,tay phải nâng nhẹ cánh hoa. Màu sắc trong tranh nhẹ nhàng: màu trắng, màu xanh, màu hồng chiếm phần lớn diện tích bức tranh. Màu trắng và ghi xám của áo, màu hồng của làn da, màu trắng và xanh nhẹ của những bông hoa kết hợp với màu đen của mái tóc tạo nên hoà sắc nhẹ nhàng, tươi sáng. Ánh sáng lan toả trên toàn bộ bức tanh làm nổi bật hình ảnh thiếu nữ dịu dàng, thanh khiết. Bức tranh Thiếu nữ bên hoa huệ là một trong những tác phẩm đẹp, có sức hấp dẫn, lôi cuốn người xem.Bức tranh được vẽ bằng sơn dầu, một chất liệu mới vào thời kì đó, nhưng mang vẻ đẹp giản dị, tinh tế, gần gũi với tâm hồn người Việt Nam. - GV cho HS xem một số tranh của hoạ sĩ đã sưu tầm. 3.Hoạt dộng 3: Nhận xét đánh giá.(2' -3') - GV nhận xét chung tiết học. - Khen ngợi các nhóm, cá nhân tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài. IV. Củng cố, dặn dò:(1' -2') - Yêu cầu HS nhắc lại tên bài vừa học. - Giờ học hôm nay chúng ta được tiếp xúc làm quen với tác phẩm Thiếu nữ bên hoa huệ và vài nét về hoạ sĩ Tô Ngọc Vân. Nhận xét được sơ lược về hình ảnh và màu sắc trong tranh. Cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh Thiếu nữ bên hoa huệ.. +Màu chủ đạo là trắng, xanh, hồng hoà sắc nhẹ nhàng, trong sáng. + Chất liệu sơn dầu. - HS phát biểu cảm nhận. - HS nghe.. - HS xem tranh.. - HS nghe.. - Xem tranh Thiếu nữ bên hoa huệ. - HS lắng nghe..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Về nhà sưu tầm thêm tranh của hoạ sĩ và tập nhận xét. - Chuẩn bị cho bài học sau: Quan sát màu sắc trong thiên nhiên, mang bút màu... - Nhận xét tiết học.. TUẦN 2 Ngày soạn: 28/8/2011 Ngày dạy: 5H thứ tư 31/8/2011 5B, 5A C thứ năm 1/9/2011 BÀI 2: Vẽ trang trí MÀU SẮC TRONG TRANG TRÍ A.Mục tiêu: - HS hiểu sơ lược về vai trò và ý nghĩa của màu sắc trong trang trí. - HS biết cách sử dụng màu trong trang trí. - HS khá giỏi sử dụng thành thạo một vài chất liệu màu trong trang trí. B. Đồ dùng dạy- học: 1. Giáo viên: - SGK, SGV. - Một số đồ vật được trang trí. - Một số bài trang trí hình cơ bản (hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, đường diềm; có bài vẽ đẹp, bài vẽ chưa đẹp). 2. Học sinh: - SGK. - Giấy vẽ. - Vở tập vẽ 5. - Bút chì, tẩy, màu vẽ. C. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò ' ' I. Ổn định tổ chức:(1 -1,5 ) - GV kiểm tra sĩ số. - Lớp trưởng báo cáo sĩ số. ' ' II. Kiểm tra đồ dùng học tập:(1 -1,5 ) - GV yêu cầu HS để đồ dùng lên bàn. - HS để đồ dùng học tập lên bàn. - Nhận xét sự chuẩn bị. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài:(1' -1,5') - GV giới thiệu một số đồ vật và các bài - HS quan sát. trang trí đẹp để HS nhận biết: + Màu sắc làm cho mọi vật cũng như bài trang trí đẹp hơn. + Có thể vẽ bằng nhiều loại màu . 2. Nội dung:.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> a. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát nhận xét.(5' -6') - GV cho HS quan sát một số bài trang trí , - HS quan sát. đồ vật được trang trí đẹp. Gợi ý : + Có những màu nào ở bài trang trí? + Màu đỏ, màu vàng, màu tím, màu xanh... + Mỗi màu được vẽ ở những hình nào? + Hoạ tiết giống nhau được vẽ cùng màu. + Màu nền và màu hoạ tiết giống nhau hay + Khác nhau. khác nhau? + Độ đậm nhạt của các màu trong bài + Khác nhau. trang trí có giống nhau không? + Trong một bài trang trí thường vẽ nhiều + Thường vẽ từ bốn đến năm màu. màu hay ít màu? + Vẽ màu ở bài trang trí như thế nào cho + Vẽ màu đều, có đậm có nhạt, hài đẹp? hoà rõ trọng tâm. - GV cho HS quan sát tiếp hình 1, 2, 3, 4, - HS quan sát và nhận xét. 5 SGK. Yêu cầu HS tìm ra sự phong phú của màu sắc và cách vẽ màu làm tôn vẻ đẹp của đồ vật, bài trang trí. - GV nhấn mạnh: Con người đã biết sử - HS nghe. dụng màu sắc để tạo nên vẻ đẹp cho sản phẩm, phù hợp với giá trị sử dụng. Ví dụ: Màu sắc áo, quần, khăn quàng, cặp sách, tấm thảm, bát, đĩa...Khi vẽ trang trí, có thể sử dụng màu bột, màu nước, sáp màu, bút dạ,... b. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ màu:(4' -5') - GV hướng dẫn HS cách vẽ màu: - HS quan sát GV làm mẫu cách pha + Dùng màu bột hoặc màu nước, pha trộn màu. để tạo thành một số màu có sắc thái và độ đậm nhạt khác nhau cho HS cả lớp quan sát. + Lấy các màu đã pha vẽ vào một vài hình hoạ tiết đã chuẩn bị cho cả lớp quan sát.. - GV yêu cầu HS đọc mục 2 trang 7 SGK - HS đọc bài. để các em nắm vững cách sử dụng các loại màu. - GV nhấn mạnh: muốn vẽ được màu đẹp - HS nghe. cần lưu ý: + Chọn loại màu phù hợp với khả năng sử.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> dụng của mình và phù hợp với bài vẽ. + Không dùng quá nhiều màu trong bài vẽ trang trí (nên chọn một số màu nhất định, khoảng bốn đến năm màu). + Chọn màu, phối hợp màu ở các hình mảng và hoạ tiết sao cho hài hoà. + Những hoạ tiết, mảng hình giống nhau vẽ cùng màu và cùng độ đậm nhạt. + Vẽ màu đều, theo quy luật xen kẽ hoặc nhắc lại của hoạ tiết. + Độ đậm nhạt của màu nền và màu hoạ tiết cần khác nhau. c. Hoạt động 3: Thực hành.(15' -16') - GV yêu cầu HS làm bài vào vở tập vẽ trang 6 (vẽ màu vào đường diềm dưới đây). - Khi HS làm bài GV quan sát lưu ý các em vẽ màu đều, gọn trong hình vẽ, không dùng quá nhiều màu. - Nhắc HS cố gắng hoàn thành bài tập ở lớp. - Quan tâm nhiều đến HS còn lúng túng để các em hoàn thành bài tập tại lớp. d. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá.(6' -7') - GV cùng HS dán một số bài lên bảnggợi ý để HS nhận xét, xếp loại (màu sắc, độ đậm nhạt, quy luật vẽ màu của các hoạ tiết). - GV nhận xét bổ sung, xếp loại bài vẽ. IV. Củng cố, dặn dò:(1' -1,5') - Một bài vẽ trang trí đẹp cần phải vẽ màu như thế nào? - Bài học hôm nay các em đã biết cách sử dụng màu trong trang trí. - Biết làm đẹp trong cuộc sống. - Sưu tầm bài trang trí đẹp. - Chuẩn bị bài 3. - Đánh giá tiết học.. - HS làm bài vào vở tập vẽ trang 6. - HS làm bài.. - HS nhận xét ,xếp loại theo cảm nhận riêng. - Nghe. - Màu sắc hài hoà, rõ trọng tâm, có đậm, có nhạt..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> TUẦN 3 Ngày soạn:4/9/2011. Ngày dạy: 5H thứ tư 7/9/2011 5B,5A thứ sáu 9/9/2011 BÀI 3: Vẽ tranh ĐỀ TÀI TRƯỜNG EM. A. Mục tiêu: - HS hiểu nội dung đề tài, biết cách chọn các hình ảnh về nhà trường để vẽ tranh. - Biết cách vẽ tranh đề tài trường em. - HS vẽ được tranh đề tài trường em. - HS khá giỏi biết sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp. - Thêm yêu mến trường lớp, thầy cô, bạn bè. B. Đồ dùng dạy- học: 1. Giáo viên: - SGK, SGV. - Một số tranh ảnh về nhà trường. 2. Học sinh: - SGK. - Giấy vẽ hoặc vở thực hành. - Bút chì, tẩy, màu vẽ. C. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò ' ' I. Ổn định tổ chức:(1 -1,5 ) GV kiểm tra sĩ số. - Lớp trưởng báo cáo sĩ số. ' ' II. Kiểm tra đồ dùng học tập:(1 -1,5 ) - GV yêu cầu HS để đồ dùng học tập- nhận - HS để đồ dùng học tập lên bàn. xét sự chuẩn bị. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài:(1' -1,5') GV cho HS hát bài "em yêu trường em ". - HS hát. 2. Nội dung: a. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm chọn nội dung đề tài.(5' -6') - GV giới thiệu tranh, ảnh về nhà trường, gợi - HS quan sát và nhớ lại hình ảnh ý để HS nhớ về các hình ảnh nhà trường. Ví về nhà trường. dụ: + Khung cảnh chung của trường; + Hình dáng của cổng trường; sân trường; các dãy nhà; hàng cây... + Kể tên một số hoạt động ở trường? - Nhẩy dây, kéo co, học bài, ... + Chọn một hoạt động cụ thể để vẽ tranh? - HS chọn nội dung cụ thể mình thích. - GV bổ sung: Đề tài trường em rất phong - HS nghe..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> phú, có nhiều nội dung như: vui chơi ở sân trường, cắm trại...Em hãy chọn một nội dung yêu thích và nhớ lại các hình ảnh, màu sắc đặc trưng để vẽ tranh về trường của em. b. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ tranh.(5' -6') - GV yêu cầu HS xem hình tham khảo ở SGK -HS quan sát hình gợi ý ở SGK ( trang 10 ). Gợi ý cách vẽ lên bảng: (trang 10). Quan sát GV vẽ trên bảng.. + Chọn các hình ảnh tiêu biểu phù hợp với nội dung đề tài; +Sắp xếp hình ảnh chính, hình ảnh phụ cho cân đối; + Vẽ rõ nội dung của hoạt động (hình dáng, tư thế, trang phục...). + Vẽ màu theo ý thích (có đậm, có nhạt). Lưu ý: Không nên vẽ quá nhiều màu. Hình vẽ cần đơn giản, không nhiều chi tiết rườm rà. Cần phối hợp màu sắc chung cho cả bức tranh. c. Hoạt động 3: Thực hành.(16' -17') - GV nêu yêu cầu : vẽ một tranh về trường em. Có thể vẽ vào giấy hoặc vở tập vẽ 5. - Trong khi HS vẽ, GV đến từng bàn để quan sát, hướng dẫn thêm. Luôn nhắc HS chú ý sắp xếp các hình ảnh sao cho cân đối, có chính, có phụ. - Gợi ý cụ thể hơn đối với những HS còn lúng túng trong cách vẽ hình, vẽ màu để các em hoàn thành bài. - Gợi ý cho HS khá giỏi phối hợp màu phù hợp cho bài vẽ.. - HS làm bài vào vở tập vẽ 5 trang 8 hoặc giấy vẽ, - HS làm bài theo hướng dẫn của GV..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> d. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.(4' -5') - GV cùng HS chọn một số bài vẽ đẹp, chưa đẹp, nhận xét cụ thể về: + Cách chọn nội dung + Cách sắp xếp hình vẽ (cân đối, chưa cân đối); + Cách vẽ màu (đậm nhạt rõ trọng tâm hay chưa rõ trọng tâm...). - GV bổ sung, xếp loại, khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp. IV. Củng cố, dặn dò:(1' -1,5') - Nhắc lại tên bài vừa học. - Bài học giúp ta hiểu nội dung đề tài, biết cách chọn các hình ảnh về nhà trường để vẽ tranh. Biết cách vẽ tranh đề tài trường em. Thêm yêu mến trường lớp, thầy cô, bạn bè. - Về nhà quan sát khối hộp, khối cầu. - Chuẩn bị bút chì, tẩy màu vẽ. - Đánh giá tiết học.. - HS chọn bài cùng GV. - Nhận xét xếp loại theo cảm nhận riêng.. - Vẽ tranh về trường em. - Nghe.. TUẦN 4 Ngày soạn: 11/9/2011. Ngày dạy: 5H thứ tư 14/9/2011 5B,5A thứ sáu 16/9/2011 BÀI 4: Vẽ theo mẫu VẼ KHỐI HỘP VÀ KHỐI CẦU. A. Mục tiêu: - HS hiểu đặc điểm, hình dáng chung của mẫu và hình dáng của từng vật mẫu - Biết cách vẽ hình khối hộp và khối cầu. - Vẽ được khối hộp và khối cầu. - HS khá giỏi: sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu. - HS quan tâm tìm hiểu các đồ vật có dạng hình khối hộp và hình khối cầu. B. Đồ dùng dạy- học: 1. Giáo viên: - SGK, SGV. - Mẫu khối hộp và mẫu khối cầu. 2. Học sinh: -SGK. Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ 5. Bút chì, tẩy. C. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> I. Ổn định tổ chức:(1' -1,5') GV kiểm tra sĩ số . II. Kiểm tra đồ dùng học tập:(1' -1,5') GV yêu cầu HS để đồ dùng học tập lên bàn. Nhận xét sự chuẩn bị. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài:(1' -1,5') Giờ học hôm nay chúng ta vẽ khối hộp và khối cầu. 2. Nội dung: a. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát nhận xét.(5' -6') -GVđặt mẫu ở vị trí thích hợp (hai mẫu); yêu cầu HS quan sát, nhận xét về đặc điểm, hình dáng, kích thước, độ đậm nhạt. +Các mặt của khối hộp có giống nhau không?. - Lớp trưởng báo cáo sĩ số. - HS để đồ dùng học tập lên bàn.. - Nghe.. - HS quan sát mẫu.. + Các mặt của khối hộp không giống nhau (có mặt to, có mặt nhỏ). + Khối hộp có mấy mặt? + Khối hộp có sáu mặt. + Khối cầu có đặc điểm gì? + Khối cầu tròn. + Bề mặt của khối cầu có giống bề mặt của + Bề mặt của khối cầu không khối hộp không? giống bề mặt của khối hộp. + So sánh các độ đậm nhạt của khối hộp và + Độ đậm ở khối hộp rõ hơn so khối cầu? với khối cầu. + Nêu tên một vài đồ vật có hình dáng giống + Một số đồ vật có dạng khối hộp khối hộp và khối cầu? và khối cầu: hộp bánh, quyển sổ, quả cam, quả bóng,... - GV bổ sung và tóm tắt các ý chính: - HS nghe. + Khối hộp có sáu mặt: mặt trên, mặt dưới và bốn mặt xung quanh; các mặt đều phẳng. Khi quan sát từ một phía sẽ chỉ thấy một hay hai hoặc ba mặt của khối hộp. Vẽ khối hộp nhìn thấy ba mặt sẽ đẹp hơn. + Khối cầu không có các mặt phân biệt rõ như khối hộp mà có bề mặt cong đều, quan sát từ mọi phía luôn thấy có dạng hình tròn. + Khi ánh sáng chiếu từ một phía của khối hộp thì các độ đậm nhạt sẽ phân biệt rõ ràng, còn ở khối cầu thì các độ đậm nhạt sẽ biến chuyển nhẹ nhàng. - GV yêu cầu HS quan sát mẫu và ước lượng - HS quan sát và ước lượng khung khung hình chung, khung hình riêng của hình chung, khung hình riêng của từng vật mẫu theo góc nhìn. vật mẫu. ' b. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ.(5 6').

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - GV yêu cầu HS quan sát mẫu, đồng thời - HS quan sát GV vẽ trên bảng. gợi ý cho HS cách vẽ: + So sánh tỉ lệ giữa chiều cao, chiều ngang của mẫu để vẽ khung hình chung, sau đó phác khung hình riêng của từng vật mẫu. - GV vẽ lên bảng từng khối riêng biệt để gợi ý HS cách vẽ khối hộp và khối cầu. * Vẽ hình khối hộp:. . Vẽ khung hình chung của khối hộp. . Xác định tỉ lệ các mặt của khối hộp. . Vẽ phác hình các mặt khối hộp bằng các nét thẳng . . Hoàn chỉnh hình. * Vẽ hình khối cầu:. . Vẽ khung hình chung của khối cầu là hình vuông. . Vẽ các đường chéo và trục ngang, dọc của khung hình. . Lấy các điểm đối xứng qua tâm. . Dựa vào các điểm, vẽ phác hình bằng nét thẳng, rồi sửa thành nét cong đều. - GV gợi ý HS các bước tiếp theo: + So sánh giữa hai khối về vị trí,tỉ lệ, đặc điểm để chỉnh sửa hình vẽ cho cân đối. + Vẽ đậm nhạt bằng ba độ chính: đậm, đậm vừa, nhạt. + Hoàn chỉnh bài vẽ.. c. Hoạt động 3: Thực hành.(16' -17') - GV yêu cầu HS nhìn mẫu chung để vẽ (nếu - HS làm bài theo gợi ý của GV..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> HS mang mẫu theo thì bầy mẫu tại bàn). - Khi HS vẽ, GV đến từng bàn quan sát và hướng dẫn. Nhắc các em quan sát so sánh để xác định khung hình chung, khung hình riêng của mẫu. - Nhắc HS chú ý bố cục sao cho cân đối; vẽ đậm nhạt đơn giản ( vẽ bằng ba độ đậm nhạt chính ). - Gợi ý thêm cho những HS còn lúng túng. d. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.(5' -6') - GV cùng HS chọn một số bài vẽ có các mức độ : tốt và chưa tốt dán lên bảng. - Gợi ý HS nhận xét, xếp loại. - GV bổ sung , điều chỉnh xếp loại và khen ngợi, động viên một số HS có bài vẽ tốt. IV. Củng cố, dặn dò:(1' -1,5') - Yêu cầu HS nhắc lại tên bài vừa học. - Chúng ta vừa tìm hiểu đặc điểm, hình dáng chung của mẫu và hình dáng của từng vật mẫu. Biết cách vẽ hình khối hộp và khối cầu. Vẽ được khối hộp và khối cầu. - Về nhà quan sát các con vật quen thuộc. - Sưu tầm tranh, ảnh về các con vật. - Chuẩn bị đất nặn cho bài học sau. - Đánh giá tiết học.. - HS làm bài theo gợi ý của GV.. - HS chọn bài cùng GV. - Nhận xét, xếp loại theo cảm nhận riêng.. - Vẽ khối hộp, khối cầu. - HS nghe.. TUẦN 5 Ngày soạn:18/9/2011. Ngày dạy:5H thứ tư 21/9/2011 5B,5A thứ sáu 23/9/2011 BÀI 5:Tập nặn tạo dáng NẶN CON VẬT QUEN THUỘC. A. Mục tiêu: - HS hiểu hình dáng, đặc điểm của con vật trong các hoạt động. - Biết cách nặn con vật. - Nặn được con vật quen thuộc theo ý thích. - HS khá giỏi: Hình tạo dáng cân đối, gần giống con vật mẫu. - HS có ý thức chăm sóc, bảo vệ các con vật. B. Đồ dùng dạy- học: 1. Giáo viên: - SGK, SGV..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Sưu tầm tranh, ảnh về các con vật quen thuộc. - Đất nặn và đồ dùng cần thiết để nặn. 2. Học sinh: - SGK. - Đất nặn hoặc bút chì, giấy màu để vẽ hoặc xé dán. C. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò ' ' I. Ổn định tổ chức:(1 -1,5 ) - GV kiểm tra sĩ số. - Lớp trưởng báo cáo sĩ số. ' ' II. Kiểm tra đồ dùng học tập:(1 -1,5 ) GV yêu cầu HS để đồ dùng học tập lên - HS để đồ dùng học tập lên bàn. bàn. Nhận xét sự chuẩn bị. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài:(1' -1,5') Xung quanh ta có rất nhiều con vật quen - HS nghe. thuộc, mỗi con vật có hình dáng , đặc điểm riêng, khi hoạt động thì hình dáng của chúng cũng thay đổi. Giờ học hôm nay, chúng ta sẽ nặn con vật quen thuộc. 2. Nội dung: a. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét.(5' -6') - GV cho HS quan sát tranh, ảnh về các - HS quan sát. con vật. + Con vật trong tranh, ảnh là con gì? - Các con vật: Gà, chó, mèo, thỏ, trâu, ngựa, vịt,... + Con vật có những bộ phận nào? - Con vật có những bộ phận: Đầu, mình, chân, cánh, đuôi,... + Hình dáng của chúng khi đi, chạy, - Hình dáng của chúng khi ăn, nằm, nhẩy,...thay đổi như thế nào? chạy,...thay đổi khác nhau. + Nhận xét sự giống và khác nhau về hình - Giữa các con vật có sự khác nhau: dáng giữa các con vật? có con có mỏ, cánh, đuôi, có con bốn chân, con hai chân,... + Ngoài con vật trong tranh ra em còn biết - HS kể thêm một số con vật khác. thêm con vật nào khác nữa? - GV gợi ý cho HS chọn con vật sẽ nặn: - HS chọn con vật theo ý thích. + Em thích con vật nào nhất? Vì sao? + Hãy miêu tả hình dáng, màu sắc con vật em định nặn. b. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách nặn. (5' -6') - GV gợi ý HS cách nặn: - HS quan sát GV nặn mẫu.. + Nhớ lại hình dáng, đặc điểm con vật sẽ nặn. + Chọn màu đất nặn cho con vật (các bộ.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> phận và chi tiết). + Nhào đất kĩ cho mềm, dẻo trước khi nặn. + Có thể nặn theo 2 cách: * Nặn từng bộ phận và các chi tiết của con vật rồi ghép, dính lại. * Nhào đất thành một thỏi rồi vuốt, kéo tạo thành hình dáng chính của con vật. Nặn thêm các chi tiết và tạo dáng cho con vật hoàn chỉnh (tạo dáng đứng, đi, chạy, nhảy,...cho sinh động). - GV nặn và tạo dáng một con vật đơn giản để HS quan sát và nắm được từng bước nặn.. c. Hoạt động 3: Thực hành.(16' -17') - GV chia nhóm (2 nhóm): + Nhóm 1: Những HS thích nặn con vật giống nhau. Mỗi HS nặn một hoặc hai con vật với kích thước theo chỉ định của nhóm trưởng, rồi cùng sắp xếp theo một nội dung. + Nhóm 2: Thực hành cá nhân, nặn theo ý thích. Sau đó sắp xếp thành một đề tài. - Trong khi HS thực hành, GV đến từng bàn để quan sát và hướng dẫn thêm cho các em. Gợi ý cụ thể đối với những HS còn lúng túng về cách nặn, hướng dẫn từng bước nặn để HS có thể hoàn thành bài tập tại lớp. - Đối với HS không có đất nặn , GV yêu cầu vẽ hoặc xé dán bằng giấy màu vào phần giấy quy định ở vở tập vẽ 5 trang 11. d. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.(4' -5') - GV yêu cầu HS bầy bài theo nhóm để cả lớp nhận xét xếp loại.. - HS chia nhóm theo hướng dẫn của GV. Cử đại diện. - Làm bài theo gợi ý của GV.. - HS bầy bài theo nhóm, cử đại diện trình bầy ý tưởng của nhóm mình. - Cả lớp nhận xét, xếp loại theo cảm nhận riêng..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> - Nghe. - GV bổ sung, khen ngợi những HS có bài nặn đẹp. - Chọn một số bài nặn đẹp làm ĐDDH. IV. Củng cố, dặn dò:(1' -1,5') - Nặn con vật quen thuộc. - yêu cầu HS nhắc lại tên bài vừa học. - HS nghe. - Qua bài học giúp ta hiểu hình dáng, đặc điểm của con vật trong các hoạt động. Biết cách nặn con vật. Nặn được con vật quen thuộc theo ý thích. Chúng ta cần có ý thức chăm sóc, bảo vệ các con vật. - Về nhà quan sát một số hoạ tiết trang trí. - Chuẩn bị bút chì, tẩy, màu vẽ. - Đánh giá tiết học.. TUẦN 6 Ngày soạn: 18/9/2010. Ngày dạy: 5H thứ tư 3/1/2011 5B,5A thứ sáu 5/1/2011 BÀI 6: Vẽ trang trí VẼ HOẠ TIẾTTRANG TRÍ ĐỐI XỨNG QUA TRỤC. A. Mục tiêu: - HS nhận biết được các hoạ tiết trang trí đối xứng qua trục. - Biết cách vẽ hoạ tiết trang trí đối xứng qua trục. -Vẽ được hạo tiết đối xứng qua trục. - HS khá giỏi: Vẽ được hoạ tiết cân đối, tô màu đều, phù hợp. - Có ý thức cẩn thận trong học tập. B. Đồ dùng dạy- học: 1. Giáo viên: - SGK, SGV. - Hình phóng to một số hoạ tiết trang trí đối xứng qua trục. - Một số bài trang trí có hoạ tiết đối xứng. 2. Học sinh: - SGK. - Giấy vẽ hoặc vở thực hành. - Bút chi, tẩy, thước kẻ, màu vẽ. C. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò ' ' I. Ổn định tổ chức:(1 -1,5 ) GV kiểm tra sĩ số. - Lớp trưởng báo cáo sĩ số. ' ' II. Kiểm tra đồ dùng học tập: (1 -1,5 ) GV yêu cầu HS để đồ dùng học tập lên bàn. Nhận xét sự chuẩn bị. - HS để đồ dùng học tập lên bàn..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài:(1' -1,5') - GV giới thiệu một vài bài trang trí (trang trí hình vuông, hình tròn, đường diềm và một số đồ vật có hoạ tiết trang trí như: cái đĩa, lọ hoa, khăn vuông,..) để HS nhận ra: + Hoạ tiết trang trí có nhiều loại: Hoa, lá, chim thú,... + Hoạ tiết trang trí làm tăng thêm vẻ đẹp cho mọi vật. - GV giới thiệu các hoạ tiết đối xứng và đặt câu hỏi: Thế nào là hoạ tiết trang trí đối xứng? Hôm nay chúng ta tìm hiểu bài 6. 2. Nội dung: a. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét.(5' -6') - GV cho HS quan sát một số hoạ tiết trang trí đối xứng qua trục được phóng to và đật câu hỏi gợi ý: + Hoạ tiết này giống hình gì? + Hoạ tiết nằm trong khung hình nào? + So sánh các phần của hoạ tiết được chia qua các đường trục? - GV kết luận: Các hoạ tiết này có cấu trúc đối xứng. Hoạ tiết đối xứng có các phần được chia qua các trục đối xứng bằng nhau và giống nhau. Hoạ tiết có thể được vẽ đối xứng qua trục dọc, trục ngang hay nhiều trục. - Trong thiên nhiên cũng có rất nhiều hình đối xứng hoặc gần giống với dạng đối xứng. Ví dụ: Bông hoa cúc, hoa sen, chiếc lá, con bướm, con nhện,.. - Hình đối xứng mang vẻ đẹp cân đối và thường được sử dụng để làm hoạ tiết trang trí. b. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ.(5' -6') - GV vẽ lên bảng gợi ý cách vẽ hoạ tiết, kết hợp với câu hỏi: + Để vẽ hoạ tiết được cân đối ta làm thế nào? + Vẽ hình dáng chung (hình tròn, hình. - HS quan sát và tìm ra các loại hoạ tiết.. - Quan sát và nghe.. - HS quan sát. + Hoa, lá, chim thú,... + Hình vuông, hình tròn, tam giác,.. + Giống nhau và bằng nhau. - Nghe.. - HS quan sát GV vẽ trên bảng. + Phác hình dáng chung và kẻ các đường trục chính..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> vuông, tam giác,...). + Kẻ trục đối xứng và lấy các điểm đối xứng của hoạ tiết. + Vẽ phác hình hoạ tiết dựa vào các đường trục. + Vẽ nét chi tiết. + Vẽ màu vào hoạ tiết theo ý thích (các phần của hoạ tiết đối xứng qua trục cần được vẽ cùng màu, cùng độ đậm nhạt).. c. Hoạt động 3: Thực hành.(16' -17') - GV cho HS làm bài vào vở tập vẽ trang 13 (vẽ tiếp hình và vẽ màu vào hoạ tiết trên). - Đối với HS không có vở tập vẽ thì làm ra giấy vẽ (vẽ một hoạ tiết dạng hình vuông hoặc hình tròn). - Trong khi HS làm bài, GV đến từng bàn để quan sát và hướng dẫn bổ sung. Gợi ý cụ thể hơn đối với những HS chưa nắm vững cách vẽ. - Nhắc HS chọn, vẽ hoạ tiết đơn giản để có thể hoàn thành bài tập ở lớp. - Với HS khá giỏi, GV gợi ý để các em tạo được hoạ tiết đẹp và phong phú hơn. d. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá . (5' -6'). - GV cùng HS chọn một số bài hoàn thành và chưa hoàn thành dán lên bảng để cả lớp nhận xét và xếp loại. - GV chỉ rõ những phần đạt và chưa đạt yêu cầu ở từng bài. - Nhận xét chung tiết học và xếp loại. IV. Củng cố, dặn dò:(1' -1,5') - Người ta thường dùng những hoạ tiết nào để trang trí? - Chuáng ta đã nhận biết được các hoạ. - HS làm bài vào vở tập vẽ hoặc giấy vẽ đã chuẩn bị. - Làm bài theo gợi ý của GV.. - HS chọn bài cùng GV. - Nhận xét, xếp loai theo cảm nhận riêng.. - Hoạ tiết hoa, lá, chim thú,... Nghe..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> tiết trang trí đối xứng qua trục. Biết cách vẽ hoạ tiết trang trí đối xứng qua trục. Vẽ được hoạ tiết đối xứng qua trục. Qua bài học các em cần có ý thức cẩn thận trong học tập. - Về nhà sưu tầm tranh, ảnh về an toàn giao thông. - Chuẩn bị bút chì, tẩy, màu vẽ cho bài học sau.. TUẦN 7 Ngày soạn:24/9/2010. Ngày dạy:5H thứ tư 5B,5A thứ sáu BÀI 7: Vẽ tranh ĐỀ TÀI AN TOÀN GIAO THÔNG. 3/1/2011 5/1/2011. A. Mục tiêu: - HS hiểu đề tài an toàn giao thông. - Biết cách vẽ tranh đề tài an toàn giao thông. - Vẽ được tranh đề tài an toàn giao thông. - HS khá giỏi: Biết sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp. - HS có ý thức chấp hành luật giao thông. B. Đồ dùng dạy- học: 1. Giáo viên: - SGK, SGV. - Tranh, ảnh về an toàn giao thông (đường bộ, đường thuỷ,...). 2. Học sinh: - SGK. - Giấy vẽ hoặc vở thực hành. - Bút chì, tẩy, màu vẽ. C. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò ' ' I. Ổn định tổ chức:(1 -1,5 ) GV kiểm tra sĩ số. - Lớp trưởng báo cáo sĩ số. ' ' II. Kiểm tra đồ dùng học tập:(1 -1,5 ) GV yêu cầu HS để đồ dùng học tập lên bàn. - HS để đồ dùng học tập lên bàn. Nhận xét sự chuẩn bị. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài:(1' -1,5') GV giới thiệu tranh, ảnh về an toàn giao - HS quan sát. thông cho HS quan sát. + Các em thấy cảnh đường phố có đẹp + Cảnh đường phố đẹp, đông vui, không? nhộn nhịp,....

<span class='text_page_counter'>(19)</span> - Hiện nay vấn đề an toàn giao thông được nhắc đến rất nhiều, ý thức tham gia giao thông của một số người chưa tốt. Để góp phần vào việc tuyên truyền ý thức chấp hành luật lệ giao thông, hôm nay các em hãy vẽ một bức tranh về an toàn giao thông. 2. Nội dung: a. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm, chọn nội dung đề tài.(5' -6') - GV cho HS quan sát tranh, ảnh về an toàn giao thông, gợi ý để HS nhận xét về: + Cách chọn nội dung đề tài an toàn giao thông. + Những hình ảnh đặc trưng về đề tài này là gì?. - Nghe.. - HS quan sát.. + Chọn những hình ảnh đẹp tiêu biểu, rõ đề tài. + Người đi bộ, xe đạp, xe máy, ô tô, tàu thuỷ, cột tín hiệu, biển báo,... + Khung cảnh chung? + Nhà cửa, cây cối, đường sá,.. - GV gợi ý HS nhận xét về những hình ảnh - HS nhận xét những hình ảnh đúng, sai về an toàn giao thông ở tranh, từ đúng, sai về an toàn giao thông ở đó tìm được nội dung cụ thể và các hình ảnh tranh. để vẽ tranh. - GV yêu cầu HS lấy ví dụ nội dung mình - Tìm nội dung mình định vẽ tranh: định vẽ. VD: (vẽ đường phố, vẽ cảnh HS đi bộ trên vỉa hè, HS sang đường, cảnh người qua lại ở ngã tư, thuyền bè đi lại trên sông,...). - GV tóm tắt: Đề tài an toàn giao thông có - HS nghe. những nội dung cụ thể như: Tuân theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông ở ngã ba, ngã tư, đi bộ sang đường đúng nơi quy định, các phương tiện giao thông đi đúng phần đường,...Em hãy chọn một nội dung yêu thích và nhớ lại các hình ảnh tiêu biểu để vẽ tranh. b. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ tranh.(5' -6') - GV cho HS quan sát một số tranh ở SGK - HS quan sát. và đặt câu hỏi gợi ý để các em tìm ra các bước vẽ tranh: + Để vẽ được tranh về an toàn giao thông - Vẽ qua 4 bước: cần vẽ như thế nào? + Tìm chọn các hình ảnh cụ thể . + Vẽ các hình ảnh chính trước. + Vẽ thêm các hình ảnh khác cho tranh sinh động. + Vẽ màu theo ý thích..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> - GV hướng dẫn cách vẽ, hướng dẫn HS vẽ - HS quan sát GV hướng dẫn cách theo các bước: vẽ.. + Vẽ phác mảng (mảng chính, mảng phụ). + Vẽ hình ảnh chính trước, hình ảnh phụ sau. + Điều chỉnh hình vẽ và vẽ thêm các chi tiết khác cho tranh sinh động. + Vẽ màu theo ý thích. - GV lưu ý HS: + Các hình ảnh người và phương tiện giao thông trong tranh cần có hình dáng thay đổi để tạo không khí tấp nập, nhộn nhịp của hoạt động giao thông. + Tranh cần có các hình ảnh phụ để thể hiện không gian cụ thể, nhưng không nên vẽ quá nhiều hình ảnh sẽ làm cho bố cục tranh vụn vặt, không rõ trọng tâm. + Màu sắc trong tranh cần có đậm, có nhạt. c. Hoạt động 3: Thực hành.(16' -17') - GV cho HS khá giỏi vào một nhóm, cho các em vẽ chung trên giấy A3. - Số còn lại yêu cầu các em vẽ vào vở tập vẽ trang 15. Nếu không có thì làm vào giấy vẽ đã chuẩn bị. - Khi HS thực hành, GV đến từng bàn quan sát và hướng dẫn bổ sung cho các em. Hướng dẫn cụ thể cho những HS chưa nắm vững cách vẽ, cách chọn nội dung để các em hoàn thành được bài vẽ. - Hướng dẫn nhóm vẽ ở giấy A3, vẽ hình ảnh sinh động, có sự kết hợp với nhau để tạo được một bố cục chặt chẽ. d. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.(4' -5') - GV cùng HS chọn một số bài vẽ dán lên. - Nghe.. - HS khá giỏi tập chung thành một nhóm, vẽ vào giấy A3. - Vẽ vào vở tập vẽ hoặc giấy vẽ đã chuẩn bị. - Làm bài theo hướng dẫn của GV..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> bảng, cho HS vẽ theo nhóm treo bài của nhóm mình lên bảng. Gợi ý HS nhận xét về: + Cách chọn nội dung; - HS chọn bài cung GV. + Cách sắp xếp các hình ảnh; + Cách vẽ hình; + Cách vẽ màu. - Yêu cầu các nhóm trao đổi, nhận xét và - Nhận xét theo gợi ý của GV, xếp xếp loại bài vẽ. loại theo cảm nhận riêng. - GV tổng kết và nhận xét chung về tiết học. IV. Củng cố, dặn dò:(1' -1,5') - Yêu cầu HS nhắc lại tên bài vừa học. - Nghe. ? Để vẽ được tranh về an toàn giao thông cần vẽ như thế nào? - Vẽ tranh đề tài an toàn giao thông. - Vẽ qua 4 bước: + Tìm chọn các hình ảnh cụ thể . + Vẽ các hình ảnh chính trước. - Về nhà quan sát một số đồ vật có dạng + Vẽ thêm các hình ảnh khác cho hình trụ, hình cầu. tranh sinh động. - Chuẩn bị bút chì, tẩy cho bài học sau. + Vẽ màu theo ý thích. - Đánh giá tiết học. - Nghe.. TUẦN 8 Ngày soạn:1/10/2010. Ngày dạy: 5H thứ tư 3/1/2011 5B,5A thứ sáu 5/1/2011 BÀI 8: Vẽ theo mẫu MẪU VẼ CÓ DẠNG HÌNH TRỤ VÀ HÌNH CẦU. A. Mục tiêu: - HS hiểu đặc điểm, hình dáng của vật mẫu có dạng hình trụ và hình cầu. - Biết cách vẽ vật mẫu có dạng hình trụ và hình cầu. - Vẽ được hình theo mẫu có dạng hình trụ và hình cầu. - HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu. - Có ý thức giữ gìn các đồ vật có trong gia đình và lớp học. B. Đồ dùng dạy- học: 1. Giáo viên: - SGK, SGV. - Chuẩn bị một vài mẫu có dạng hình trụ, hình cầu khác nhau. 2. Học sinh: - SGK..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> - Chuẩn bị mẫu để vẽ theo nhóm. - Giấy vẽ hoặc vở thực hành. - Bút chì, tẩy. C. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của thầy I. Ổn định tổ chức:(1' -1,5') GV kiểm tra sĩ số. II. Kiểm tra đồ dùng học tập:(1' -1,5') GV yêu cầu HS để đồ dùng học tập lên bàn. Nhận xét sự chuẩn bị. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài:(1' -1,5') GV giới thiệu một số vật mẫu có dạng hình trụ, hình cầu để vào bài. 2. Nội dung: a. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét.(5' -6') - GV giới thiệu một số vật mẫu có dạng hình trụ và hình cầu đã chuẩn bị để HS quan sát, tìm ra các đồ vật, các loại quả có dạng hình cầu và hình trụ. - GV yêu cầu HS chọn, bày mẫu theo nhóm và nhận xét về vị trí, hình dáng,tỉ lệ, đậm nhạt của mẫu. - Gợi ý HS cách bày mẫu sao cho bố cục đẹp. b. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ mẫu có dạng hình trụ, hình cầu.(5' -6') - GV vẽ nhanh lên bảng các bước tiến hành một bài vẽ để HS quan sát:. + Vẽ khung hình chung, khung hình riêng của từng vật mẫu.. Hoạt động của trò - Lớp trưởng báo cáo sĩ số. - HS để đồ dùng học tập lên bàn.. - HS quan sát.. - HS quan sát.. - Chọn mẫu bày theo nhóm theo sự hướng dẫn của GV.. - HS quan sát GV vẽ trên bảng..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> + Tìm tỉ lệ bộ phận của từng vật mẫu và phác hình bằng nét thẳng. + Nhìn mẫu vẽ nét chi tiết cho giống mẫu. + Vẽ đậm nhạt bằng bút chì đen: . Phác các mảng đậm, đậm vừa, nhạt; . Dùng các nét gạch thưa, dày bằng bút chi đen để diễn tả các độ đậm nhạt. c. Hoạt động 3: Thực hành.(16' -17') - GV yêu cầu HS làm bài tập vào vở tập vẽ trang16 hoặc giấy vẽ đã chuẩn bị. - GV cùng HS bày một mẫu chung cho cả lớp vẽ. - Vẽ theo nhóm: GV gợi ý cho HS tự bày mẫu để vẽ. - Yêu cầu HS quan sát mẫu trước khi vẽ và vẽ theo đúng vị trí, hướng nhìn của từng em. - Nhắc HS lưu ý về bố cục bài vẽ cho cân đối. - Nhắc nhở HS so sánh tỉ lệ và cách vẽ như đã hướng dẫn ở trên. - Chú ý hướng dẫn đối với một số HS còn lúng túng để các em hoàn thành bài tập. - Gợi ý cho HS khá vẽ cho sát với mẫu. d. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.(4' -5') - GV cùng HS chọn một số bài vẽ dán lên bảng, gợi ý để các em nhận xét về: + Bố cục. + Tỉ lệ và đặc điểm của mẫu. + Đậm nhạt. - GV nhận xét bổ sung và chỉ ra những bài vẽ đẹp và những thiếu sót chung hoặc riêng ở một số bài. - Gợi ý HS xếp loại bài vẽ theo cảm nhận riêng. IV. Củng cố, dặn dò:(1' -1,5') - Yêu cầu HS nhắc lại tên bài vừa học. - Qua bài học ta hiểu rõ hơn về đặc điểm, hình dáng của vật mẫu có dạng hình trụ và hình cầu. - Biết cách vẽ vật mẫu có dạng hình trụ và hình cầu. - Có ý thức giữ gìn các đồ vật có trong gia đình và lớp học. - Về nhà tập vẽ thêm một số đồ vật có dạng hình trụ và hình cầu có ở gia đình.. - Làm bài vào vở tập vẽ hoặc giấy vẽ đã chuẩn bị. - Bày mẫu cùng GV. - Tự bày mẫu và làm bài theo hướng dẫn của GV.. - HS chọn bài cùng GV. - Nhận xét.. - Xếp loại theo cảm nhận riêng. - Vẽ mẫu dạng hình trụ, hình cầu. - Nghe..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> - Về nhà sưu tầm ảnh chụp về điêu khắc cổ cho bài học sau. - Đánh giá tiết học.. TUẦN 9 Ngày soạn:8/10/2010. Ngày dạy: 5H thứ tư 3/1/2011 5B,5A thứ sáu 5/1/2011 BÀI 9: Thường thức mĩ thuật GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ ĐIÊU KHẮC CỔ VIỆT NAM. A. Mục tiêu: - HS hiểu một số nét về điêu khắc cổ Việt Nam. - Có cảm nhận vẻ đẹp của một vài tác phẩm điêu khắc. - HS khá giỏi: Lựa chọn được tác phẩm mình yêu thích, thấy được lí do tại sao thích. - HS yêu quý và có ý thức giữ gìn di sản văn hoá dân tộc. B. Đồ dùng dạy- học: 1. Giáo viên: - SGK, SGV. - Sưu tầm ảnh, tư liệu về điêu khắc cổ. - Tranh, ảnh trong bộ đồ dùng dạy học. 2. Học sinh: - SGK. - Vở tập vẽ. C. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò ' ' I. Ổn định tổ chức:(1 -1,5 ) GV cho lớp hát. - HS hát. ' ' II. Kiểm tra đồ dùng học tập:(1 -1,5 ) GV yêu cầu HS để đồ dùng học tập lên bàn. Nhận xét sự chuẩn bị. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài:(1' -1,5') GV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ ở - HS quan sát và nghe. SGK và gợi ý để các em nhận ra sự khác nhau giữa tượng, phù điêu và tranh vẽ: - Tượng, phù điêu là những tác phẩm tạo hình có hình khối được thể hiện (đục, đẽo, nặn,...) bằng các chất liệu như gỗ, đá, đồng,... - Tranh là những tác phẩm tạo hình được vẽ trên mặt phẳng (giấy, vải, gỗ,...) bằng các chất liệu như sơn dầu, sơn mài, màu bột,.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> màu nước,... 2. Nội dung: a. Hoạt động 1: Tìm hiểu vài nét về điêu khắc cổ.(4' -5') - GV giới thiệu hình ảnh một số tượng và phù điêu cổ ở SGK để HS biết được: + Xuất sứ: các tác phẩm điêu khắc cổ ( tượng và phù điêu) do các nghệ nhân dân gian tạo ra, thương thấy ở đình chùa, lăng tẩm,... + Nội dung đề tài: thường thể hiện các chủ đề về tín ngưỡng và cuộc sống xã hội với nhiều hình ảnh phong phú, sinh động. + Chất liệu: thường được làm bằng những chất liệu như đá, gỗ, đồng, đất nung, vôi vữa,... b. Hoạt động 2: Tìm hiểu một số pho tượng và phù điêu nổi tiếng.(26' -27') - GV yêu cầu HS xem hình giới thiệu ở SGK và tìm hiểu về: * Tượng: + Tượng Phật A- di- đà (chùa Phật Tích, Bắc Ninh) . Pho tượng được tạc bằng đá. . Phật toạ trên toà sen, trong trạng thái thiền định. Khuôn mặt và hình dáng chung của tượng biểu hiện vẻ dịu dàng đôn hậu của Đức Phật. Nét đẹp còn thể hiện ở từng chi tiết, các nếp áo cũng như các họa tiết trang trí trên bệ tượng. + Tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay (Chùa Bút Tháp, Bắc Ninh) - GV giới thiệu ảnh chụp tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt, nghìn tay cho HS quan sát và chỉ cho HS thấy: . Pho tượng được tạc bằng gỗ. . Tượng có rất nhiều con mắt và rất nhiều cánh tay, tượng trưng cho khả năng siêu phàm của Đức Phật có thể nhìn thấy hết nỗi khổ của chúng sinh và che chở, cứu giúp mọi người trên thế gian. Các cánh tay được xếp thành những vòng tròn như ánh hào quang toả sáng xung quanh Đức Phật, trong lòng mỗi bàn tay là một con mắt. . Tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nhìn. - HS quan sát và nghe GV giới thiệu.. - HS xem hình giới thiệu ở SGK. - Xem Tượng Phật A- di- đà (chùa Phật Tích, Bắc Ninh) SGK, trang 27.. - Xem ảnh chụp bức tượng ở SGK, trang 29 và nghe GV giới thiệu..

<span class='text_page_counter'>(26)</span> tay là một trong những pho tượng cổ đẹp nhất của Việt Nam. + Tượng Vũ Nữ Chăm (Quảng Nam) . Tượng được tạc bằng đá. . Tượng diễn tả một vũ nữ đang múa với hình dáng uyển chuyển, sinh động. Bức tượng có bố cục cân đối, hình khối chắc khoẻ nhưng rất mềm mại tinh tế, mang đậm phong cách điêu khắc Chăm. . Tượng Vũ Nữ Chăm là một trong những tượng đẹp nhất của nghệ thuật điêu khắc Chăm. * Phù điêu: + Chèo thuyền (Đình Cam Đà, Hà Tây) .Phù điêu được chạm trên gỗ.. - Xem tượng Vũ Nữ Chăm ở SGK.. - Quan sát hai bức phù điêu ở SGK, trang 28, 29. Nghe GV giới thiệu. ? Em hãy nhận xét dáng người trong bức + Diễn tả cảnh chèo thuyền trong phù điêu này? ngày hội với các dáng người khoẻ khoắn và sinh động. + Đá cầu (Đình Thổ Tang, Vĩnh Phúc) . Phù điêu được chạm trên gỗ. ? Em có nhận xét gì về bố cục của bức chạm + Diễn tả cảnh đá cầu trong ngày khắc? hội với bố cục cân đối, nhịp điệu tươi vui. - GV cho HS kể thêm một số tác phẩm điêu - HS kể. khắc và phù điêu mà HS biết. - GV bổ sung nhận xét và kết luận: - HS nghe. + Các tác phẩm điêu khắc cổ thường có ở đình, chùa, lăng tẩm,... + Điêu khắc cổ được đánh giá cao về mặt nội dung và nghệ thuật, góp cho kho tàng mĩ thuật Việt Nam thêm phong phú và đậm đà bản sắc dân tộc. + Giữ gìn, bảo vệ các tác phẩm điêu khắc cổ là nhiệm vụ của mọi người dân Việt Nam. c. Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá.(1' -2') GV nhận xét chung tiết học và khen ngợi - HS nghe. những HS tích cực phát biểu xây dựng bài. IV. Củng cố, dặn dò:(1' -1,5') - Yêu cầu HS nhắc lại tên bài vừa học. - Giới thiệu sơ lược về điêu khắc cổ Việt Nam. - Giờ học hôm nay chúng ta tìm hiểu một số - Nghe. nét về điêu khắc cổ Việt Nam. Có cảm nhận vẻ đẹp của một vài tác phẩm điêu khắc. Qua đó ta cần yêu quý và có ý thức giữ gìn di.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> sản văn hoá dân tộc. - Sưu tầm một số bài trang trí của HS lớp trước. - Chuẩn bị cho bài học sau (bút chì, tẩy, màu vẽ). - Đánh giá tiết học.. TUẦN 10 Ngày soạn:15/10/2010. Ngày dạy: : 5H thứ tư 5B,5A thứ sáu 5/1/2011 BÀI 10: Vẽ trang trí TRANG TRÍ ĐỐI XỨNG QUA TRỤC. 3/1/2011. A. Mục tiêu: - HS hiểu cách trang trí đối xứng qua trục. - Tập vẽ một hoạ tiết đối xứng đơn giản (Theo công văn điều chỉnh nội dung dạy học).. - HS khá giỏi: Tập vẽ được hoạ tiết đối xứng cân đối, tô màu đều, phù hợp. - HS yêu thích vẻ đẹp của nghệ thuật trang trí. B. Đồ dùng dạy- học: 1. Giáo viên: - SGK, SGV. - Một số bài trang trí đối xứng: hình vuông, hình tròn, tam giác, hình chữ nhật, đường diềm,... 2. Học sinh: - SGK. - Giấy vẽ hoặc vở thực hành. - Bút chì, thước kẻ, màu vẽ. C. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò ' ' I. Ổn định tổ chức:(1 -1,5 ) GV kiểm tra sĩ số. - Lớp trưởng báo cáo sĩ số. ' ' II. Kiểm tra đồ dùng học tập:(1 -1,5 ) GV yêu cầu HS để đồ dùng học tập lên bàn. - HS để đồ dùng học tập lên bàn. Nhận xét sự chuẩn bị. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: (1' -1,5') - GV giới thiệu một vài bài trang trí (trang - HS quan sát và tìm ra các loại hoạ trí hình vuông, hình tròn, đường diềm để tiết. HS nhận ra: + Hoạ tiết trang trí có nhiều loại: Hoa, lá, chim thú,... - Quan sát và nghe. + Hoạ tiết trang trí làm tăng thêm vẻ đẹp cho mọi vật..

<span class='text_page_counter'>(28)</span> - Vậy vẽ hoạ tiết đối xứng như thế nào, chúng ta tìm hiểu bài 10. 2. Nội dung: a. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét.(5' -6') - GV cho HS quan sát một số hoạ tiết trang trí đối xứng qua trục hình 1, 2, 3 SGK, trang 32, đặt câu hỏi gợi ý: + Hoạ tiết này giống hình gì? + Hoạ tiết nằm trong khung hình nào? + So sánh các phần của hoạ tiết được chia qua các đường trục? + Những hoạ tiết giống nhau được vẽ màu như thế nào? - GV tóm tắt: Các hoạ tiết này có cấu trúc đối xứng. Hoạ tiết đối xứng có các phần được chia qua các trục đối xứng bằng nhau và giống nhau. Hoạ tiết có thể được vẽ đối xứng qua trục dọc, trục ngang hay nhiều trục. - Trong thiên nhiên cũng có rất nhiều hình đối xứng hoặc gần giống với dạng đối xứng. Ví dụ: Bông hoa cúc, hoa sen, chiếc lá, con bướm, con nhện,.. - Hình đối xứng mang vẻ đẹp cân đối và thường được sử dụng để làm hoạ tiết trang trí (hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, đường diềm hoặc dùng để trang trí một số đồ vật). - GV cho HS xem một số hình trang trí.. - HS quan sát. + Hoa, lá, chim thú,... + Hình vuông, hình tròn,tam giác,.. + Giống nhau và bằng nhau. + Hoạ tiết giống nhau vẽ cùng màu. - Nghe.. - HS quan sát..

<span class='text_page_counter'>(29)</span> - Trang trí đối xứng tạo cho hình được trang trí có vẻ đẹp cân đối. Khi trang trí hình vuông, hình tròn, đường diềm,...cần kẻ trục đối xứng để vẽ hoạ tiết cho đều. b. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách trang trí đối xứng.(5' -6') - HS quan sát GV vẽ trên bảng. - GV vẽ lên bảng gợi ý cách vẽ để HS nhận ra các bước trang trí đối xứng. + Tìm khuôn khổ và hình định vẽ + Trước khi vẽ hoạ tiết ta cần làm gì? (hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật,...). + Kẻ các trục đối xứng. + Để vẽ hoạ tiết được cân đối ta làm thế nào? + Vẽ các mảng chính, mảng phụ. + Quan sát hình 4, hình 5 SGK, trang 33, + Vẽ hoạ tiết phù hợp với các hình 34 cho biết các bước vẽ tiếp theo? mảng và vẽ màu theo ý thích..

<span class='text_page_counter'>(30)</span> - HS nghe.. - GV tóm tắt: Khi vẽ trang trí đối xứng ta cần thực hiện qua các bước sau: + Tìm khuôn khổ và hình định vẽ; + Kẻ các trục đối xứng; + Vẽ các mảng chính, mảng phụ; + Vẽ hoạ tiết vào các mảng cho phù hợp; + Vẽ màu theo ý thích. Lưu ý: các hình mảng, hoạ tiết đối xứng nhau cần được vẽ cùng màu, cùng độ đậm nhạt. c. Hoạt động 3: Thực hành.(16' -17') - Tập vẽ một hoạ tiết đối xứng. - GV cho HS làm bài vào vở tập vẽ trang 19 hoặc giấy vẽ đã chuẩn bị - Trong khi HS làm bài, GV đến từng bàn để quan sát và hướng dẫn bổ sung. Gợi ý cụ thể hơn đối với những HS chưa nắm vững cách vẽ: + Kẻ các đường trục; + Tìm các hình mảng và hoạ tiết; + Cách vẽ hoạ tiết đối xứng qua trục; + Tìm, vẽ màu hoạ tiết và nền (có đậm, có nhạt). - Nhắc HS chọn, vẽ hoạ tiết đơn giản để có thể hoàn thành bài tập ở lớp. - Với HS khá giỏi, GV gợi ý để các em tạo được hoạ tiết đẹp và phong phú hơn, vẽ màu có đậm, có nhật. d. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.(4' -5') - GV cùng HS chọn một số bài hoàn thành và chưa hoàn thành dán lên bảng để cả lớp nhận xét và xếp loại. - GV chỉ rõ những phần đạt và chưa đạt yêu cầu ở từng bài. - Nhận xét chung tiết học và xếp loại.. - Nghe. - HS làm bài vào vở tập vẽ hoặc giấy vẽ đã chuẩn bị. - Làm bài theo gợi ý của GV.. - HS chọn bài cùng GV. - Nhận xét, xếp loại theo cảm nhận riêng. - Nghe. - Hoạ tiết hoa, lá, chim thú,... - Nghe..

<span class='text_page_counter'>(31)</span> IV. Củng cố, dặn dò:(1' -1,5') - Người ta thường dùng những hoạ tiết nào để trang trí? - Qua tìm hiểu cách trang trí đối xứng qua trục các em đã vẽ được bài trang trí hình cơ bản bằng hoạ tiết đối xứng. Yêu thích vẻ đẹp của nghệ thuật trang trí. - Về nhà sưu tầm tranh, ảnh về đề tài ngày nhà giáo Việt Nam. Chuẩn bị bút chì, tẩy, màu vẽ cho bài học sau. - Đánh giá tiết học. Ngày soạn:29/10/2011. TUẦN 11 Ngày dạy: 5H thứ tư 2/11/2011 5B,5A thứ sáu 4/11/2011. BÀI 11: Vẽ tranh ĐỀ TÀI NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20- 11) A. Mục tiêu: - HS hiểu cách chọn nội dung và cách vẽ tranh đề tài Ngày Nhà giáo Việt Nam. - Tập vẽ tranh về đề tài Ngày Nhà giáo việt nam.(Theo công văn điều chỉnh nội dung dạy học). - HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu vẽ màu phù hợp. - HS yêu quý và kính trọng thầy cô giáo. B. Đồ dùng dạy- học: 1. Giáo viên: - SGK, SGV. - Một số tranh, ảnh về Ngày Nhà giáo Việt Nam. 2. Học sinh: - SGK. - Giấy vẽ hoặc vở thực hành. - Bút chì, tẩy, màu vẽ các loại. C. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò ' ' I. Ổn định tổ chức: (1 -1,5 ) - GV kiểm tra sĩ số. - Lớp trưởng báo cáo sĩ số. ' ' II. Kiểm tra đồ dùng học tập: (1 -1,5 ) GV yêu cầu HS để đồ dùng học tập lên bàn. - HS để đồ dùng học tập lên bàn. Nhận xét sự chuẩn bị. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: (1' -1,5') GV cho HS hát bài "Khi tóc thầy bạc". Liên - HS hát. hệ tới chủ đề bài học. 2. Nội dung:.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> a. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm, chọn nội dung đề tài. (5' -6') - GV yêu cầu HS kể lại những hoạt động kỉ - Những hoạt động kỉ niệm 20niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20- 11 của 11: trường, lớp mình. + Lễ kỉ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20- 11 của trường; + Cha mẹ tổ chức chúc mừng thầy cô; + HS tặng hoa cho thầy giáo, cô giáo; + Tiết học tốt chào mừng 2011... - GV gợi ý cho HS nhớ lại các hình ảnh về - Quang cảnh đông vui, nhộn Ngày Nhà giáo Việt Nam 20- 11. nhịp; các hoạt động phong phú; màu sắc rực rỡ,..Các dáng người khác nhau trong hoạt động. - GV yêu cầu HS chọn nội dung để vẽ tranh. - HS chọn nội dung mình yêu thích nhất để vẽ tranh. - GV cho HS xem một số tranh vẽ về Ngày - HS xem tranh nhận ra nội dung Nhà giáo Việt Nam 20- 11 đã chuẩn bị và một tranh vẽ về ngày 20- 11. số tranh ở SGK, trang 35, 36, 37. GV tóm tắt: Ngày Nhà giáo Việt Nam 20- 11 - Nghe. là ngày tôn vinh nghề dạy học, là dịp để HS bày tỏ tình cảm kính yêu và lòng biết ơn sâu sắc các thầy giáo, cô giáo. - Có rất nhiều nội dung để vẽ, ví dụ: + Cô giáo đang giảng bài trên lớp; + sân trường trong ngày 20- 11; + Thăm thầy giáo, cô giáo cũ; + Em cùng cha mẹ tặng hoa thầy giáo, cô giáo; + Chúng em múa hát mừng ngày 20- 11,... - Các em hãy chọn một nội dung mình yêu thích nhất để vẽ tranh. b. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ tranh. (5' -6') - GV vẽ lên bảng cho HS quan sát nhận ra - HS quan sát GV vẽ trên bảng. cách vẽ tranh:.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> + Vẽ hình ảnh trước (vẽ rõ nội dung). + Vẽ hình ảnh phụ sau (cho tranh sinh động). + Vẽ màu tươi sáng. - GV cho HS nhận xét các bức tranh ở SGK để các em nhận ra các hình ảnh chính, hình ảnh phụ và cách sử dụng màu sắc để tranh sinh động, vui tươi. - GV nhắc HS không nên vẽ quá nhiều hình ảnh hoặc hình ảnh quá nhỏ sẽ làm cho bố cục tranh rườm rà, vụn vặt. c. Hoạt động 3: Thực hành. (16'-17' ) - GV yêu cầu HS làm bài vào vở tập vẽ, trang 21. HS nào không có vở tập vẽ thì vẽ vào giấy vẽ đã chuẩn bị. - GV gợi ý HS tìm chọn nội dung khác nhau về đề tài này. - Trong khi HS làm bài, GV đến từng bàn gợi ý thêm cho HS về cách sắp xếp các hình ảnh, cách vẽ hình, vẽ màu. Động viên HS khá tìm các hình ảnh phong phú và độc đáo cho bức tranh, góp ý cụ thể hơn để những HS còn lúng túng hoàn thành được bài vẽ. d. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.(4'-5') - GV cùng HS chọn một số bài dán lên bảng, gợi ý HS nhận xét , xếp loại. - GV nhận xét chung và khen ngợi những HS làm bài tốt. IV. Củng cố, dặn dò: (1' -2'). - HS nghe.. - HS làm bài vào vở tập vẽ hoặc giấy vẽ đã chuẩn bị. - Làm bài theo gợi ý của GV.. - HS chọn bài cùng GV. - Nhận xét, xếp loại theo cảm nhận riêng. - Ngày Nhà Giáo Việt Nam. - Nghe..

<span class='text_page_counter'>(34)</span> - Ngày 20- 11 là ngày gì? - Các em đã hiểu cách chọn nội dung và cách vẽ tranh đề tài Ngày Nhà giáo Việt Nam. Tập vẽ tranh về đề tài Ngày Nhà giáo việt nam. Qua bài học ta thấy yêu quý và kính trọng thầy cô giáo. - Chuẩn bị mẫu bình đựng nước và quả hoặc cái chai và quả,...) Chuẩn bị bút chì, tẩy. - Đánh giá tiết học. TUẦN 12 Ngày soạn:6/11/2011. Ngày dạy: 5H thứ tư 9/11/2011 5B,5A thứ sáu 11/11/2011 BÀI 12: Vẽ theo mẫu MẪU VẼ CÓ HAI VẬT MẪU. A. Mục tiêu: - HS hiểu hình dáng, tỉ lệ và đậm nhạt đơn giản ở hai vật mẫu. - Vẽ được hình hai vật mẫu bằng bút chì đen hoặc màu. - HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu. - HS quan tâm, yêu quý đồ vật xung quanh. B. Đồ dùng dạy- học: 1. Giáo viên: - Mẫu vẽ (hai vật mẫu). 2. Học sinh: - SGK. - Mẫu vẽ. - Giấy vẽ hoặc vở thức hành. - Bút chì, tẩy, màu vẽ. C. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò ' ' I. Ổn định tổ chức: (1 -1,5 ) GV kiểm tra sĩ số . - Lớp trưởng báo cáo sĩ số. ' ' II. Kiểm tra đồ dùng học tập: (1 -1,5 ) GV yêu cầu HS để đồ dùng học tập lên bàn. - HS để đồ dùng học tập lên bàn. Nhận xét sự chuẩn bị. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: (1' -1,5') Các giờ học trước chúng ta đã vẽ mẫu có - HS nghe. các khối cơ bản, từ những khối cơ bản đó mà người ta đã sáng tạo ra nhiều đồ vật đẹp. Giờ học hôm nay chúng ta vẽ mẫu có hai đồ vật..

<span class='text_page_counter'>(35)</span> 2. Nội dung: a. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét. (5'-6' ) - GV bày một mẫu chung cho cả lớp (mẫu - HS quan sát, nhận xét. gồm cái lọ và cái chén), nêu một số câu hỏi để HS quan sát, nhận xét về: + Tỉ lệ chung giữa chiều cao, chiều ngang + Hình chữ nhật đứng (hoặc hình của mẫu là hình gì? vuông) tuỳ theo góc nhìn của mỗi người. + Tỉ lệ giữa hai vật mẫu? + Chén nhỏ bằng 1/2 chiều ngang của lọ, cái lọ cao gấp khoảng 2,5 lần so với chén + Vị trí của các vật mẫu (vật nào ở trước, + Cái chén ở trước, cái lọ ở sau. vật nào ở sau)? + Hình dáng của từng vật mẫu? + Cái lọ có dạng hình cầu, chén dạng hình trụ. + Độ đậm nhạt chung của mẫu và độ đậm + Cả hai vật mẫu đều có độ đậm nhạt của từng vật mẫu? nhạt rõ ràng, lọ đậm hơn chén. b. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ. (5'-6') - GV yêu cầu HS nhắc lại các bước vẽ theo - Các bước vẽ theo mẫu: mẫu. + Vẽ khung hình; + Ước lượng tỉ lệ, vẽ nét chính; + Vẽ chi tiết; + Vẽ đậm nhạt. - GV sửa chữa và bổ sung đầy đủ, kết hợp - HS quan sát GV vẽ trên bảng. với vẽ lên bảng các bước:. + Vẽ khung hình chung và khung hình của từng vật mẫu (chiêu cao, chiều ngang); + Ước lượng tỉ lệ các bộ phận của từng vật mẫu, sau đó vẽ các nét chính bắng các nét thẳng; + Nhìn mẫu vẽ chi tiết cho giống mẫu;.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> + Phác các mảng đậm, mảng nhạt; + Vẽ đậm nhạt và hoàn chỉnh bài vẽ. c. Hoạt động 3: Thực hành. (16' -17') - GV cho HS bày mẫu riêng theo nhóm, nhóm nào không có mẫu thì vẽ mẫu GV bày chung cho cả lớp. - Yêu cầu HS vẽ vào vở tập vẽ trang 23 hoặc giấy vẽ đã chuẩn bị. - Trong khi HS làm bài, GV đến từng bàn quan sát, nhắc nhở các em thường xuyên quan sát mẫu để vẽ cho đúng đặc điểm, đúng vị trí nhìn. - Gợi ý cho HS khá giỏi vẽ cho sát mẫu, đậm nhạt rõ ràng, hài hoà giữa hai vật mẫu. d. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. (4'-5' ) - GV cùng HS chọn một số bài đã hoàn thành dán lên bảng, gợi ý để HS nhận xét về: + Bố cục; + Hình, nét vẽ; + Đậm nhạt. - GV nhận xét bổ sung, khen ngợi một số em có bài vẽ tốt, nhắc nhở những HS chưa hoàn thành để các em cố gắng ở các bài học sau. IV. Củng cố, dặn dò: (1' -1,5') - Yêu cầu HS nhắc lại tên bài vừa học. - Các em đã hiểu hình dáng, tỉ lệ và đậm nhạt đơn giản ở hai vật mẫu. Vẽ được hình hai vật mẫu bằng bút chì đen hoặc màu. Qua đó giúp chúng ta quan tâm, yêu quý đồ vật xung quanh. - Sưu tầm ảnh chụp dáng người. - chuẩn bị đất nặn cho bài học sau. - Đánh giá tiết học.. - HS bày mẫu theo nhóm. - làm bài vào vở tập vẽ trang 23, hoặc giấy vẽ đã chuẩn bị. - HS làm bài theo cảm nhận riêng.. - HS chọn bài cùng GV, nhận xét theo gợi ý của GV. - Xếp loại theo cảm nhận riêng.. - Nghe.. - Vẽ mẫu có hai vật mẫu. - Nghe.. TUẦN 13 Ngày soạn:13/11/2011. Ngày dạy: 5H thứ tư 16/11/2011 5B,5A thứ sáu 18/11/2011 BÀI 13: Tập nặn tạo dáng NẶN DÁNG NGƯỜI.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> A. Mục tiêu: - HS hiểu đặc điểm, hình dáng của một số dáng người khi hoạt động. - Tập nặn một dáng người đơn giản.(Theo công văn điều chỉnh nội dung dạy học). - HS khá giỏi: Hình nặn cân đối, giống hình dáng người đang hoạt động. - HS cảm nhận được vẻ đẹp của các bức tượng thể hiện vẻ đẹp con người. B. Đồ dùng dạy- học: 1. Giáo viên: - Đất nặn và đồ dùng để nặn. 2. Học sinh: - SGK. - Sưu tầm tranh, ảnh theo nội dung đề tài. - Đất nặn và các đồ dùng cần thiết để nặn. C. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò ' ' I. Ổn định tổ chức: ( 1 -1,5 ) GV kiểm tra sĩ số. - Lớp trưởng báo cáo sĩ số. ' ' II. Kiểm tra đồ dùng học tập: ( 1 -1,5 ) GV yêu cầu HS để đồ dùng học tập lên bàn. - HS để đồ dùng học tập lên bàn. Nhận xét sự chuẩn bị. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: ( 1' -1,5') Tập nặn là một môn nghệ thuật hết sức hấp - HS nghe. dẫn, thông qua hình nặn người sáng tạo ra những sản phẩm gửi gắm vào trong đó tình cảm của mình, làm cho hình nặn sống động hơn. Giờ học hôm nay chúng ta sẽ tập nặn dáng người. 2. Nội dung: a. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét. (5'-6' ) - GV giới thiệu hình 1 SGK trang 41 về các - HS quan sát. dáng người, yêu cầu HS quan sát, nhận xét về: + Nêu các bộ phận của cơ thể con người? + Đầu, thân, chân, tay,... + Mỗi bộ phận cơ thể con người có dạng + Đầu dạng tròn, thân, chân, tay có hình gì? dạng hình trụ. + Nêu một số dáng hoạt động của con + Đi, đứng, chạy, nhẩy, ngồi,... người? + Em hãy nhận xét về tư thế của các bộ + Mỗi một tư thế, một hoạt động phận cơ thể con người ở một số dáng hoạt thì dáng người và các bộ phận trên động? cơ thể thay đổi khác nhau. - GV tóm tắt: Con người khi hoạt động thì - HS nghe. các bộ phận trên cơ thể cũng thay đổi theo, khi nặn chúng ta cần lưu ý để nặn cho đúng.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> với dáng người đang hoạt động. b. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách nặn. (5'-6' ) - GV nêu các bước nặn và nặn mẫu cho HS - HS quan sát GV nặn mẫu. quan sát theo các bước sau:. + Nặn các bộ phận chính trước, nặn các chi tiết sau rồi ghép dính lại, chỉnh sửa lại cho cân đối. + Có thể nặn hình người từ một thỏi đất và nặn thêm các chi tiết như: tóc, mắt, áo,...rồi tạo dáng theo ý thích. + Có thể chọn màu đất khác nhau cho các bộ phận (đầu màu vàng, thân màu xanh, chân tay màu đỏ,...), hoặc tất cả các bộ phận cùng một màu. - Sau khi nặn xong có thể sắp xếp các hình nặn theo đề tài. c. Hoạt động 3: Thực hành. ( 16' -17') - GV yêu cầu HS lấy đất nặn, dụng cụ để nặn (dao, miếng lót, khăn lau tay) để lên bàn. - Gợi ý HS, có thể vẽ phác hình dáng người trước khi nặn. Ví dụ: + Dáng người cõng em hoặc bế em; + Dáng người ngồi đọc sách; + Dáng người đá cầu, chạy, nhẩy,... - GV cho một số HS khá nặn theo nhóm: cùng nặn một sản phẩm có kích thước lớn hơn: người đứng, ngồi,... - Đối với HS không có đất nặn, GV yêu cầu vẽ hoặc xé dán hai hay ba dáng người vào vở tập vẽ 5, trang 25. - Trong khi HS thực hành, GV góp ý hướng. - HS lấy đồ dùng học tập để lên bàn. - Làm bài theo gợi ý của GV.. - HS khá nặn theo nhóm. - HS không có đất nặn vẽ hoặc xé dán dáng người. - HS làm bài và cùng nhau xếp bài.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> dẫn thêm cho từng HS, khuyến khích các em tìm dáng người và cách nặn khác nhau để bài của lớp phong phú và sinh động hơn. - GV nhắc HS trong khi làm bài cần giữ vệ sinh lớp học, làm bài xong rửa tay, lau tay sạch sẽ. d. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. ( 4' -5') - GV cho HS bầy sản phẩm và giới thiệu sản phẩm. - Gợi ý HS xếp loại bài nặn về: + Tỉ lệ của hình nặn (hài hoà, thuận mắt). + Dáng hoạt động (sinh động, ngộ nghĩnh). - Yêu cầu HS xếp loại theo cảm nhận riêng, nêu lí do tại sao đẹp và chưa đẹp. - GV tổng kết và bổ sung, khen ngợi những HS có bài đẹp. IV. Củng cố, dặn dò: ( 1' -1,5') - Yêu cầu HS nhắc lại tên bài vừa học. - Qua tìm hiểu đặc điểm, hình dáng của một số dáng người khi hoạt động, các em đã nặn được một, hai dáng người đơn giản. - Cảm nhận được vẻ đẹp của các bức tượng thể hiện vẻ đẹp con người. - Sưu tầm tranh, ảnh trên sách báo về trang trí đường diềm. Chuẩn bị bút chì, tẩy, màu cho bài học sau. - Đánh gía tiết học.. thành đề tài.. - HS bầy sản phẩm. - Nhận xét theo gợi ý của GV. - Xếp loại theo cảm nhận riêng, nêu lí do tại sao đẹp và chưa đẹp. - Nghe. - Nặn dáng người. - Nghe.. TUẦN 14 Ngày soạn:21/11/2011. Ngày dạy: 5H thứ tư 23/11/2011 5B,5A thứ sáu 25/11/2011 BÀI 14: Vẽ trang trí TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM Ở ĐỒ VẬT. A. Mục tiêu: - HS hiểu cách trang trí đường diềm ở đồ vật. Biết cách vẽ đường diềm vào đồ vật. - Tập trang trí đường diềm đơn giản vào đồ vật (Theo công văn điều chỉnh nội dung dạy học). HS khá giỏi: Chọn và sắp xếp hoạ tiết đường diềm cân đối phù hợp với đồ vật, tô màu đều, rõ hình trang trí. - HS tích cực suy nghĩ, sáng tạo. B. Đồ dùng dạy- học: 1. Giáo viên: - Hình 1,3,4 trang 45, 47 (SGK), SGV. - Sưu tầm một số đồ vật có trang trí đường diềm. - Một số bài vẽ đường diềm ở đồ vật của HS năm trước..

<span class='text_page_counter'>(40)</span> 2. Học sinh: - SGK. - Sưu tầm ảnh một số đồ vật có trang trí đường diềm. - Giấy vẽ hoặc vở thực hành. - Bút chì, tẩy, màu vẽ các loại. C. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ' ' I. Ổn định tổ chức: ( 1 -1,5 ) GV cho HS hát. - HS hát. ' ' II. Kiểm tra đồ dùng học tập: ( 1 -1,5 ) GV yêu cầu HS để đồ dùng học tập lên bàn. - HS để đồ dùng học tập lên bàn. Nhận xét sự chuẩn bị. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: ( 1' -1,5') Quanh ta mọi vật đều được trang trí, trang trí làm cho mọi vật đẹp hơn. Giờ học hôm nay chúng ta sẽ đi trang trí đường diềm cho đồ vật. 2. Nội dung: a. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét. ( 5' -6') - GV giới thiệu một số hình tham khảo ở - HS quan sát. SGK trang 45, 47 cho HS quan sát. Đặt câu hỏi để HS tìm hiểu về vẻ đẹp của trang trí đường diềm: + Đường diềm thường dùng để trang trí cho + Đường diềm thường dùng để những đồ vật nào? trang trí cho các đồ vật như: Ấm, chén, bát, đĩa, khăn, túi, áo, lọ hoa,... + Khi được trang trí bằng đường diềm, hình + Khi các đồ vật được trang trí thì dáng của các đồ vật như thế nào? hình dáng của các đồ vật đẹp hơn. - GV bổ sung: trang trí đường diềm có thể - HS nghe. làm cho đồ vật thêm đẹp. Ví dụ: Đường diềm ở tà áo, túi xách, ở xung quanh miệng bát đĩa,... + Đường diềm thường được trang trí ở vị trí + Đường diềm thường được trang nào trên đồ vật? tría ở miệng bát, chén, ở đáy lọ hoa, gấu áo,.... + Có thể dùng hoạ tiết nào để trang trí? + Hoạ tiết thưng sử dụng là hoa, lá, chim thú, hình kỉ hà,... + Em có nhận xét gì về cách sắp xếp các + Những hoạ tiết giống nhau được hoạ tiết trên đồ vật? sắp xếp cách đều nhau theo hàng ngang, hàng dọc xung quanh đồ vật. Các hoạ tiết khác nhau thì sắp xếp xen kẽ..

<span class='text_page_counter'>(41)</span> + Em có nhận xét gì về màu sắc trang trí ở đồ vật? - GV tóm tắt: Đồ vật khi được trang trí sẽ đẹp hơn, có thể sử dụng các hoạ tiết để trang trí và sử dụng nhiều cách sắp xếp khác nhau. b. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách trang trí. ( 5' -6') - GV vẽ nhanh lên bảng (Mẫu một cái túi) để HS nhận ra các bước trang trí: + Vẽ hình dáng đồ vật. + Tìm vị trí phù hợp để vẽ đường diềm ở đồ vật và kích thước của đường diềm, kẻ hai đường thẳng song song hoặc hai đường cong cách đều nhau. + Chia khoảng cách để vẽ hoạ tiết. + Tìm hình mảng và vẽ hoạ tiết. + Vẽ màu theo ý thích ở hoạ tiết và nền.. - GV lưu ý HS: Có thể trang trí cho đồ vật bằng một, hai hoặc nhiều đường diềm nhưng cần phải sắp xếp sao cho cân đối, hài hoà với hình dáng đồ vật. c. Hoạt động 3: Thực hành. ( 16' -17') - GV yêu cầu HS làm bài vào vở tập vẽ, trang 27. HS nào không có vở tập vẽ thì làm vào giấy vẽ đã chuẩn bị. - GV gợi ý cho HS chọn đồ vật để trang trí (lọ hoa, khăn, túi, cốc, chén,...). - Trong khi HS làm bài, GV đến từng bàn quan sát và hướng dẫn thêm cho những HS. - Màu săc nhã nhặn. - HS nghe.. - HS quan sát GV minh hoạ cách vẽ trên bảng.. - HS nghe.. - HS làm bài vào vở tập vẽ hoặc giấy vẽ đã chuẩn bị. - Làm bài theo gợi ý của GV..

<span class='text_page_counter'>(42)</span> còn lúng túng để các em có thể hoàn thành bài tập tại lớp. - Động viên khích lệ HS khá giỏi phát huy khả năng tìm tòi, sáng tạo. d. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. ( 4' -5') - GV cùng HS lựa chọn một số bài đẹp và chưa đẹp, gợi ý để HS nhận xét xếp loại về: + Cách bố cục (hài hoà, cân đối). + Vẽ hoạ tiết (đều, đẹp). + Vẽ màu (có đậm, có nhạt). - GV nhận xét bổ sung, phân tích vì sao đẹp, vì sao chưa đẹp. - GV điều chỉnh, xếp loại bài vẽ. IV. Củng cố, dặn dò: ( 1' -1,5') - Đường diềm thường được trang trí trên các đồ vật nào?. - HS chọn bài cùng GV. Nhận xét theo gợi ý của GV. - Xếp loại theo cảm nhận riêng - HS nghe.. - Đường diềm thường được trang - Các em đã hiểu cách trang trí đường diềm trí trên các đồ vật như: Ấm, chén, ở đồ vật. Biết cách vẽ đường diềm vào đồ bát, đĩa, túi, lọ hoa, áo, váy,... vật. Qua bài học tạo cho chúnh ta có thói - Nghe. quen tích cực suy nghĩ, sáng tạo. - Về nhà các em sưu tầm tranh vẽ về quân đội. - Chuẩn bị bút chì, tẩy, màu vẽ cho bài học sau. - Đánh giá tiết học.. Ngày soạn:28/11/2011. TUẦN 15 Ngày dạy: 5H thứ tư 5B, 5A thứ sáu BÀI 15: Vẽ tranh ĐỀ TÀI QUÂN ĐỘI. 3011/2011 2/12/2011. A. Mục tiêu: - HS hiểu một vài hoạt động của bộ đội trong sản xuất, chiến đấu và trong sinh hoạt hàng ngày. - Tập vẽ tranh về đề tài quân đội (Theo công văn điều chỉnh nội dung dạy học). HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp. - HS thêm yêu quý kính trọng các cô, các chú bộ đội. B. Đồ dùng dạy- học: 1. Giáo viên: - SGK, SGV. - Một số bức tranh về đề tài quân đội của hoạ sĩ và HS. 2. Học sinh:.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> - SGK. - Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ 5. - Bút chì, tẩy, màu vẽ. C. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của giáo viên I. Ổn định tổ chức: ( 1' -1,5') GV kiểm tra sĩ số. II. Kiểm tra đồ dùng học tập: ( 1' -1,5') GV yêu cầu HS để đồ dùng học tập lên bàn. Nhận xét sự chuẩn bị. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: ( 1' -1,5') GV cho bắt nhịp cho HS hát bài "Chiến sĩ tí hon" của nhạc sĩ Đinh Nhu, lời mới Việt Anh. 2. Nội dung: a. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm, chọn nội dung đề tài. ( 5'-6' ) - GV giới thiệu tranh, ảnh về quân đội, gợi ý để HS nhận xét về: + Hình ảnh chính là ai?. Hoạt động của học sinh - Lớp trưởng báo cáo sĩ số. - HS để đồ dùng học tập lên bàn.. - HS hát.. - HS quan sát. Trả lời các câu hỏi:. + Hình ảnh chính là các cô, các chú bộ đội. + Trang phục của bộ đội như thế nào? + Mũ, quần áo của bộ đội khác nhau giữa các binh chủng. + Trang bị vũ khí và phương tiện của quân + Súng, xe, pháo, tàu chiến, máy đội gồm có những gì? bay,.. - GV bổ sung: Đề tài về quân đội rất phong - HS nghe. phú. Có thể vẽ về các hoạt động như: chân dung cô, chú bộ đội; bộ đội với thiếu nhi; bộ đội gặt lúa, chống bão lũ lụt giúp dân; bộ đội tập luyện trên thao trường; bộ đội đứng gác,... - GV cho HS xem một số tranh vẽ về đề tài - HS xem tranh. bộ đội của hoạ sĩ và của thiếu nhi để các em nhớ lại các hình ảnh, màu sắc và không gian cụ thể. - GV yêu cầu HS chọn một nội dung mình - HS chọn nội dung yêu thích để yêu thích để vẽ. vẽ. b. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ tranh. ( 5' -6') - GV yêu cầu HS xem tranh ở SGK, trang - HS xem tranh và nêu cách vẽ 49, 50 để nhận ra cách vẽ tranh. tranh: + Sắp xếp các hình ảnh chính, phụ. + Vẽ hình ảnh chính trước, hình ảnh phụ sau..

<span class='text_page_counter'>(44)</span> + Vẽ màu theo ý thích. - GV nhắc lại cách vẽ tranh và vẽ lên bảng - HS quan sát GV vẽ trên bảng. minh hoạ một nội dung cụ thể:. + Sắp xếp các hình mảng: Mảng chính, mảng phụ. + Vẽ hình: vẽ hình ảnh chính trước, hình phụ sau. + Vẽ màu: Cần có đậm, có nhạt phù hợp với nội dung đề tài. c. Hoạt động 3: Thực hành. ( 16'-17' ) - GV yêu cầu HS làm bài vào vở tập vẽ trang 29 hoặc giấy vẽ đã chuẩn bị. - GV bao quát lớp, gợi ý, hướng dẫn bổ sung, đặc biệt là đối với những HS còn lúng túng về cách chọn đề tài và cách vẽ. - Động viên những HS khá để các em tìm được những hình ảnh, màu sắc đẹp cho bức tranh của mình. d. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. (4'- 5' ) - GV chọn một số bài dán lên bảng, gợi ý HS nhận xét về: + Nội dung (rõ chủ đề). + Bố cục (hình ảnh chính, hình ảnh phụ). + Hình vẽ, nét vẽ (sinh động). + Màu sắc (hài hoà, có đậm, có nhạt). - GV bổ sung và khen ngợi, động viên chung cả lớp. IV. Củng cố, dặn dò: ( 1' -1,5') - Một bài vẽ tranh cần thực hiện mấy bước? Đó là những bước nào?. - HS làm bài vào vở tập vẽ hoặc giấy vẽ đã chuẩn bị. - HS làm bài theo cảm nhận riêng.. - HS nhận xét theo gợi ý của GV.. - Nghe.. - HS trả lời: 3 bước. + Sắp xếp mảng chính, mảng phụ. + Vẽ hình vào các mảng. + Vẽ màu. - Về nhà sưu tầm bài vẽ có hai vật mẫu của - Nghe. các bạn lớp trước. Chuẩn bị mẫu cho bài học sau (nếu có điều kiện). - Chuẩn bị bút chì, tẩy, màu vẽ..

<span class='text_page_counter'>(45)</span> - Đánh giá tiết học.. TUẦN 16 Ngày soạn: 4/12/2011. Ngày dạy: 5H thứ tư 5B,5A thứ sáu Bài 16: Vẽ theo mẫu MẪU VẼ CÓ HAI VẬT MẪU. 7/12/2011 9/12/2011. A. Mục tiêu: - HS hiểu hình dáng, đặc điểm của mẫu. - Biết cách vẽ mẫu có hai vật mẫu. Tập vẽ được hình có hai vật mẫu bằng bút chì đen hoặc bằng màu (Theo công văn điều chỉnh nội dung dạy học). HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu. - HS quan tâm, yêu quý đồ vật xung quanh. B. Đồ dùng dạy- học: 1. Giáo viên: - SGK, SGV. - Mẫu vẽ (hai vật mẫu). - Bài vẽ của HS lớp trước. 2. Học sinh: - SGK. - Mẫu vẽ. - Giấy vẽ hoặc vở thực hành. - Bút chì, tẩy, màu vẽ. C. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò ' ' I. Ổn định tổ chức: (1 -1,5 ) GV kiểm tra sĩ số . - Lớp trưởng báo cáo sĩ số. ' ' II. Kiểm tra đồ dùng học tập: (1 -1,5 ) GV yêu cầu HS để đồ dùng học tập lên bàn. - HS để đồ dùng học tập lên bàn. Nhận xét sự chuẩn bị. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: (1' -1,5') Các giờ học trước chúng ta đã vẽ mẫu có các - HS nghe. khối cơ bản, từ những khối cơ bản đó mà người ta đã sáng tạo ra nhiều đồ vật đẹp. Giờ học hôm nay chúng ta vẽ mẫu có hai đồ vật. 2. Nội dung: a. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét. (5'- 6' ) - GV bày một mẫu chung cho cả lớp (mẫu - HS quan sát, nhận xét. gồm cái chai và quả dạng hình cầu), nêu một số câu hỏi để HS quan sát, nhận xét về:.

<span class='text_page_counter'>(46)</span> + Tỉ lệ chung giữa chiều cao, chiều ngang + Hình chữ nhật đứng (hoặc hình của mẫu là hình gì? vuông) tuỳ theo góc nhìn của mỗi người. + Tỉ lệ giữa hai vật mẫu? + Quả nhỏ bằng 1/2 chiều ngang của chai, cái chai cao gấp khoảng 3,5 lần so với quả. + Vị trí của các vật mẫu (vật nào ở trước, vật + Quả ở trước, cái chai ở sau. nào ở sau)? + Hình dáng của từng vật mẫu? + Cái chai có dạng hình trụ, quả dạng hình cầu. + Độ đậm nhạt chung của mẫu và độ đậm + Cả hai vật mẫu đều có độ đậm nhạt của từng vật mẫu? nhạt rõ ràng, chai đậm hơn quả. ' b. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ. (5 6') - GV yêu cầu HS nhắc lại các bước vẽ theo - Các bước vẽ theo mẫu: mẫu. + Vẽ khung hình; + Ước lượng tỉ lệ, vẽ nét chính; + Vẽ chi tiết; + Vẽ đậm nhạt. - GV sửa chữa và bổ sung đầy đủ, kết hợp - HS quan sát GV vẽ trên bảng. với vẽ lên bảng các bước:. + Vẽ khung hình chung và khung hình của từng vật mẫu (chiêu cao, chiều ngang); + Ước lượng tỉ lệ các bộ phận của từng vật mẫu, sau đó vẽ các nét chính bắng các nét thẳng; + Nhìn mẫu vẽ chi tiết cho giống mẫu; + Phác các mảng đậm, mảng nhạt;.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> + Vẽ đậm nhạt và hoàn chỉnh bài vẽ. c. Hoạt động 3: Thực hành. (16'- 17' ) - GV cho HS bày mẫu riêng theo nhóm, nhóm nào không có mẫu thì vẽ mẫu GV bày chung cho cả lớp. - Yêu cầu HS vẽ vào vở tập vẽ trang 30 hoặc giấy vẽ đã chuẩn bị. - Trong khi HS làm bài, GV đến từng bàn quan sát, nhắc nhở các em thường xuyên quan sát mẫu để vẽ cho đúng đặc điểm, đúng vị trí nhìn. - Gợi ý cho HS khá giỏi vẽ cho sát mẫu, đậm nhạt rõ ràng, hài hoà giữa hai vật mẫu. d. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. (4'- 5' ) - GV cùng HS chọn một số bài đã hoàn thành dán lên bảng, gợi ý để HS nhận xét về: + Bố cục; + Hình, nét vẽ; + Đậm nhạt. - GV nhận xét bổ sung, khen ngợi một số em có bài vẽ tốt, nhắc nhở những HS chưa hoàn thành để các em cố gắng ở các bài học sau. IV. Củng cố, dặn dò: ( 1' -1,5') - Yêu cầu HS nhắc lại tên bài vừa học. - Giờ học hôm nay giúp chúng ta hiểu hình dáng, đặc điểm của mẫu. Biết cách vẽ mẫu có hai vật mẫu. Vẽ được hình có hai vật mẫu bằng bút chì đen hoặc bằng màu. - Sưu tầm tranh của hoạ sĩ và của HS. - Chuẩn bị cho bài học sau. - Đánh giá tiết học.. - HS bày mẫu theo nhóm. - làm bài vào vở tập vẽ trang 30, hoặc giấy vẽ đã chuẩn bị. - HS làm bài theo cảm nhận riêng.. - HS chọn bài cùng GV, nhận xét theo gợi ý của GV. - Xếp loại theo cảm nhận riêng. - Nghe.. - Vẽ mẫu có hai vật mẫu. - Nghe.. TUẦN 17 Ngày soạn: 11/12/2011 Ngày dạy: 5H thứ tư 14/12/2011 5B,5A thứ sáu 16/12/2011 BÀI 17: Thường thức mĩ thuật XEM TRANH DU KÍCH TẬP BẮN A. Mục tiêu: - HS hiểu vài nét về hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung. - HS tập mô tả, nhận xét khi xem tranh (Theo công văn điều chỉnh nội dung dạy học). HS khá giỏi: Nêu được lí do tại sao mình thích hay không thích bức tranh..

<span class='text_page_counter'>(48)</span> - HS có nhận có ý thức giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. B. Đồ dùng dạy- học: 1. Giáo viên: - SGK, SGV. - Sưu tầm tranh Du kích tập bắn. - Một số tranh của hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung về các đề tài khác. 2. Học sinh: - SGK. - Sưu tầm tranh của hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung (nếu có). C. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ' ' I. Ổn định tổ chức: ( 1 -1,5 ) GV cho lớp hát. - HS hát. ' ' II. Kiểm tra đồ dùng học tập: ( 1 -1,5 ) GV yêu cầu hs để đồ dùng học tập lên bàn. - HS để đồ dùng học tập lên bàn. Nhận xét sự chuẩn bị. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: ( 1'-1,5' ) Trong kháng chiến cũng như trong thời - HS nghe. bình, các hoạ sĩ Việt Nam có nhiểu đóng góp cho nền mĩ thuật cách mạng Việt Nam. Họ đã phản ánh công cuộc lao động xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Một trong các hoạ sĩ đó có hạo sĩ Nguyễn Đỗ Cung. Giờ học hôm nay chúng ta tìm hiểu về hoạ sĩ và một vài tác phẩm của ông. 2. Nội dung: a. Hoạt động 1: Giới thiệu vài nét về hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung. ( 5' -6') - GV gọi một HS đọc phần 1, SGK, trang - Một HS đọc bài, cả lớp nghe. 54. - GV tóm tắt: + Hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung tốt nghiệp khoá - HS nghe. V (1929- 1934) trường Mĩ thuật Đông Dương. Ông vừa sáng tác hội hoạ vừa đam mê tìm hiểu lịch sử dân tộc. + Ông tham gia hoạt động cách mạng rất sớm, là một trong những hoạ sĩ đầu tiên vẽ chân dung Bác Hồ tại Bắc Bộ phủ (1946). + Kháng chiền toàn quốc bùng nổ, hoạ sĩ đã cùng đoàn quân Nam tiếnvào Nam Trung Bộ, kịp thời sáng tác, góp công sức vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc. Bức tranh Du kích tập bắn ra đời trong hoàn cảnh đó..

<span class='text_page_counter'>(49)</span> + Hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung còn có nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Cây chuối (1936); Cổng thành Huế (1941); Học hỏi lẫn nhau (1960); Công nhân cơ khí (1962),.... + Ông còn là nhà nghiên cứu mĩ thuật uyên bác, có đóng góp lớn trong việc xây dựng Viện Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam và đào tạo đội ngũ hoạ sĩ, cán bộ nghiên cứu mĩ thuật. + Với đóng góp to lớn cho nền mĩ thuật hiện đại Việt Nam, năm 1996, ông được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học- Nghệ thuật. b. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS xem tranh Du kích tập bắn. ( 22' -23') - GV yêu cầu HS xem tranh Du kích tập - HS xem tranh Du kích tập bắn. bắn trong SGK, trang 55 và đặt câu hỏi để HS tìm hiểu bài. + Hình ảnh chính của bức tranh là gì? + Bức tranh diễn tả buổi tập bắn của tổ du kích. Năm nhân vật được sắp xếp ở trung tâm với những tư thế khác nhau rất sinh động: Người bò; người trườn; người ngồi; người đứng,..... + Hình ảnh phụ của bức tranh là những hình ảnh nào? + Phía xa là nhà, cây, núi, bầu trời + Có những màu chính nào trong tranh? tạo cho bố cục chặt chẽ sinh động. + Màu vàng của nền đất, màu xanh thẳm của nền trời, màu trắng bạc - GV kết luận: của mây. + Bức tranh sáng tác năm 1947. Đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu về đề tài - HS nghe. Chiến tranh cách mạng. + Tranh được vẽ bằng chất liệu màu bột. + Hình ảnh các anh du kích được vẽ với những tư thế khác nhau rất sinh động..

<span class='text_page_counter'>(50)</span> + Màu sắc trong tranh tươi sáng, đậm nhạt rõ ràng, diễn tả được cái nắng chói chang của mùa hè ở Nam Trung Bộ. + Du kích tập bắn là một trong những tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao. - GV cho HS xem thêm một số tranh của hoạ sĩ về đề tài khác, yêu cầu HS nêu cảm - Xem tranh và nêu cảm nhận. nhận khi xem tranh.. - GV giới thiệu bài đọc thêm cho HS nghe. c. Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá. (4'- 5' ) - GV nhận xét chung tiết học, khen ngợi những HS tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài. IV. Củng cố, dặn dò: ( 1' -1,5') - GV yêu cầu HS nhắc lại tên bài học. - Qua bài học hôm nay các em đã hiểu vài nét về hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung. Tập mô tả hình ảnh có trong tranh. Có cảm nhận về vẻ đẹp của bức tranh Du kích tập bắn. Nêu được lí do tại sao mình thích hay không thích bức tranh. Có ý thức giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - Quan sát đồ vật dạng hình chữ nhật có trang trí.Sưu tầm bài trang trí hình chữ nhật. - Chuẩn bị bút chì, thước kẻ, tẩy, màu vẽ cho bài học sau. - Đánh giá tiết học.. - HS nghe. - Nghe.. - Xem tranh Du kích tập bắn. - Nghe.. TUẦN 18 Ngày soạn:18/12/2011. Ngày dạy: 5H thứ tư 21/12/2011 5B,5A thứ sáu 22/12/2011 BÀI 18: Vẽ trang trí TRANG TRÍ HÌNH CHỮ NHẬT.

<span class='text_page_counter'>(51)</span> A. Mục tiêu: - HS hiểu được sự giống nhau và khác nhau giữa trang trí hình vuông và trang trí hình tròn. Biết cách trang trí hình chữ nhật. - Trang trí được hình chữ nhật đơn giản. HS khá giỏi: Chọn và sắp xếp hoạ tiết cân đối phù hợp với hình chữ nhật, tô màu đều, rõ hình. - HS cảm nhận được vẻ đẹp của các đồ vật dạng hình chữ nhật có trang trí. B. Đồ dùng dạy- học: 1. Giáo viên: - SGK, SGV. - Một số bài trang trí hình vuông, hình tròn để so sánh. 2. Học sinh: - SGK. - Giấy vẽ hoặc vở thực hành. - Bút chì, thước kẻ, tẩy, màu vẽ. C. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ' ' I. Ổn định tổ chức: ( 1 -1,5 ) GV cho lớp hát. - HS hát. ' ' II. Kiểm tra đồ dùng học tập: ( 1 -1,5 ) GV yêu cầu HS để đồ dùng học tập lên bàn. - HS để đồ dùng học tập lên bàn. Nhận xét sự chuẩn bị. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: ( 1' -1,5') GV cho HS xem một số bài vẽ hình chữ nhật - HS quan sát. có trang trí để vào bài. 2. Nội dung: a. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét. ( 5' -6') - GV cho HS xem một số bài trang trí hình - HS quan sát. vuông, hình chữ nhật, hình tròn, gợi ý để HS thấy được sự giống và khác nhau của ba dạng bài. + Em hãy cho biết cách sắp xếp hoạ tiết ở * Giống nhau: các bài trang trí hình vuông, hình chữ nhật, + Hoạ tiết lớn thường được vẽ ở hình tròn? giữa (làm rõ trọng tâm); Hoạ tiết nhỏ ở bốn góc và xung quanh; ... + Hoạ tiết giống nhau được vẽ bằng nhau và vẽ cùng màu. - HS so sánh , nhận xét. - GV gợi ý cho HS so sánh, nhận xét sự khác * Khác nhau: nhau của các hình trang trí. + Hình chữ nhật thường được trang trí đối xứng qua một hoặc hai trục; + Hình vuông thường được trang trí qua một, hai hoặc bốn trục;.

<span class='text_page_counter'>(52)</span> + Hình tròn có thể trang trí đối xứng qua một, hai, ba hoặc nhiều trục. - GV tóm tắt và chỉ cho HS thấy: Hình chữ - HS nghe. nhật có thể trang trí mảng hình ở giữa là hình vuông, hình thoi, hình bầu dục (ô van),...Bốn góc có thể là mảng hình vuông hoặc tam giác,...xung quanh có thể là đường diềm hoặc một số hoạ tiết phụ,...Những hoạ tiết giống nhau được vẽ bằng nhau và vẽ cùng màu.Khi vẽ màu các em cần vẽ có đậm, có nhạt, làm rõ trọng tâm. b. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách trang trí hình chữ nhật. ( 5' -6) - Yêu cầu HS nêu các bước vẽ trang trí hình - Nêu các bước vẽ trang trí hình chữ nhật. chữ nhật: + Xác định tỉ lệ (chiều dài, chiều rộng) và vẽ hình chữ nhật; + Kẻ các đường trục; + Vẽ mảng chính, mảng phụ; + Tìm và vẽ hoạ tiết vào các mảng cho phù hợp; + Vẽ màu. - GV tóm tắt và vẽ nhanh lên bảng cho HS - HS quan sát GV minh hoạ cách quan sát cách trang trí hình chữ nhât. vẽ trên bảng.. + Vẽ hình chữ nhât; + Kẻ các đường trục; + Vẽ hình mảng (GV vẽ hai hoặc ba cách bố cục mảng hình khác nhau); + Vẽ hoạ tiết vào các hình mảng cho phù hợp. + Vẽ màu theo ý thích, có đậm, có nhạt thay đổi giữa màu nền và màu hoạ tiết (nên dung từ bốn đến năm màu; các hoạ tiết giống nhau vẽ cùng một màu và cùng độ đậm nhạt). c. Hoạt động 3: Thực hành. ( 16'-17' ) - GV cho HS làm bài vào vở tập vẽ, trang 33 - HS làm bài vào vở tập vẽ, trang.

<span class='text_page_counter'>(53)</span> hoặc giấy vẽ đã chuẩn bị. - GV gợi ý HS vẽ như đã hướng dẫn: + Vẽ hình chữ nhật vừa với phần giấy quy định; + Kẻ các đường trục bằng bút chì; + Vẽ các hình mảng theo ý thích; + Vẽ hoạ tiết vào các mảng; + Chọn và vẽ màu theo ý thích, có đậm, có nhạt. - GV gợi ý HS cách vẽ màu: Không nên dùng quá nhiều màu, vẽ màu hoạ tiết chính trước, hoạ tiết phụ sau, màu cần có đậm, có nhạt cho rõ trọng tâm. - GV gợi ý cụ thể hơn với những HS còn lúng túng và động viên những HS có khả năng đề các em phát huy được tính sáng tạo. d. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. ( 4'-5' ) - GV cùng HS chọn một số bài treo lên bảng, gợi ý để HS nhận xét, xếp loại theo cảm nhận riêng. - GV nhận xét bổ sung, đánh giá bài vẽ. Khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp. IV. Củng cố, dặn dò: ( 1' -1,5') - Để có một bài trang trí hình chữ nhật đẹp chúng ta cần vẽ theo các bước , cũng giống như trang trí hình vuông hoạ tiết chính được vẽ ở giữa hoạ tiết nhỏ vẽ xung quanh và bốn góc, hoạ tiết giống nhau vẽ cùng màu cùng độ đậm nhạt. - Về nhà các em sưu tầm tranh, ảnh về ngày tết và lễ hội. - Chuẩn bị bút chì, tẩy, màu vẽ cho bài học sau. - Đánh giá tiết học.. 33 hoặc giấy vẽ đã chuẩn bị. - Làm bài theo gợi ý của GV.. - HS cùng GV chọn bài. - Nhận xét xếp loại theo cảm nhận riêng. - HS nghe. - Nghe.. TUẦN 19 Ngày soạn:31/12/2011. Ngày dạy: 5H thứ tư 5B,5A thứ sáu. 6/1/2012 BÀI 19: Vẽ tranh ĐỀ TÀI NGÀY TẾT, LỄ HỘI VÀ MÙA XUÂN A. Mục tiêu:. 4/1/2012.

<span class='text_page_counter'>(54)</span> - HS hiểu đề tài ngày tết, lễ hội và mùa xuân. Biết cách vẽ tranh đề tài ngày tết, lễ hội và mùa xuân. -Tập vẽ tranh về Ngày Tết hoặc lễ hội và mùa xuân ở quê hương. HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu vẽ màu phù hợp. - HS thêm yêu quê hương đất nước. B. Đồ dùng dạy- học: 1. Giáo viên: - SGK, SGV. - Sưu tầm một số tranh, ảnh về ngày Tết, lễ hội và mùa xuân. 2. Học sinh: - SGK. - Sưu tầm tranh, ảnh về ngày Tết, lễ hội và mùa xuân. - Giấy vẽ hoặc vở thực hành. - Bút chì, tẩy, màu vẽ. C. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ' ’ I. Ổn định tổ chức: ( 1 -1.5 ) GV cho lớp hát. - HS hát. ' ’ II. Kiểm tra đồ dùng học tập: ( 1 -1.5 ) GV yêu cầu HS để đồ dùng học tập lên bàn. - HS để đồ dùng học tập lên bàn. Nhận xét sự chuẩn bị. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: ( 1' -1.5’ ) GV giới thiệu một số ảnh chụp các lễ hội để - HS quan sát. vào bài. 2. Nội dung: a. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm, chọn nội dung đề tài.( 5' -6' ) - GV yêu cầu HS xem tranh, ảnh ở trang 60, - HS quan sát và nêu các hoạt 61, 62 SGK, nêu các hoạt động trong ngày động trong ngày hội, ngày Tết và Tết, lễ hội ở mỗi vùng miền. mùa xuân: + Hội làng; + Chọi trâu; + Hoa quả ngày Tết; + Đón xuân,... - GV giới thiệu tranh, ảnh về ngày Tết, lễ hội - HS xem tranh và miêu tả lại và mùa xuân đề HS nhớ lại: quang cảnh ngày Tết: + Không khí của ngày Tết, lễ hội và mùa + Không khí nhộn nhịp; xuân. + Những hoạt động trong ngày Tết, lễ hội và +Nhiều hoạt động: sum họp gia mùa xuân. đình, cúng lễ tổ tiên, chúc tụng ông bà, vui chơi giải trí,... - Những hình ảnh, màu sắc trong ngày Tết, lễ + Màu sắc rực rỡ, tươi vui. hội và mùa xuân. - GV: Trong ngày Tết, lễ hội và mùa xuân có - HS nghe..

<span class='text_page_counter'>(55)</span> nhiều hoạt động khác nhau. Mỗi một địa phương lại có những trò chơi đặc biệt mang bản sắc riêng như: Đấu vật, đánh đu, chọi gà, chọi trâu, đua thuyền, chúc tụng, trang trí nhà cửa... + Em hãy kể về ngày Tết, lễ hội và mùa xuân ở quê em? - GV tóm tắt: + Ngày Tết, lễ hội và mùa xuân có nhiều hoạt động rất tưng bừng, người tham gia lễ hội đông vui, nhộn nhịp, màu sắc quần áo, cờ hoa rực rỡ, mua sắm, trang trí nhà cửa, chúc tụng... + Em có thể tìm chọn một hoạt động của ngày Tết, lễ hội và mùa xuân ở quê hương để vẽ tranh. - GV cho HS nêu nội dung mình yêu thích nhất để vẽ tranh. b. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ tranh.( 4' -5' ) - GV minh hoạ cách vẽ tranh: + Chọn một nội dung mình yêu thích để vẽ. + Vẽ phác hình ảnh chính trước, hình ảnh phụ sau; + Sửa hình; + Vẽ màu theo ý thích (màu cần tươi sáng, rực rỡ và có đậm, có nhạt).. + Ném còn, múa xoè, hát đối,... - HS nghe.. - HS nêu nội dung định vẽ tranh.. - HS quan sát GV hướng dẫn cách vẽ tranh.. - GV gợi ý HS: + Chọn một hoạt động trong ngày Tết, lễ hội - HS nghe. và mùa xuân ở quê em để vẽ. + Hình ảnh chính phải thể hiện rõ nội dung, hình ảnh phụ phù hợp với cảnh ngày Tết, lễ hội và mùa xuân như: cờ hoa, người xem hội,... - GV vẽ nhanh lên bảng một hoạt động cụ.

<span class='text_page_counter'>(56)</span> thể cho HS quan sát. c. Hoạt động 3: Thực hành.(18' -20' ) - GV yêu cầu HS vẽ vào vở tập vẽ, trang 35 hoặc giấy vẽ đã chuẩn bị. - GV động viên HS vẽ về ngày Tết, lễ hội và mùa xuân ở quê mình. - Khuyến khích HS vẽ màu rực rỡ, chọn màu thể hiện được không khí vui tươi của ngày Tết, lễ hội và mùa xuân. d. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.( 4' -5' ) - GV chọn một số bài treo lên bảng, gợi ý cho HS nhận xét, đánh giá về: + Bố cục; + Hình vẽ; + Màu sắc. - GV cho HS xếp loại theo ý thích. - GV Nhận xét bổ sung, khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp. IV. Củng cố, dặn dò: ( 1' -1.5’ ) - Ngày Tết, lễ hội và mùa xuân thường đông vui nhộn nhịp, màu sắc rực rỡ, trang phục lộng lẫy,...và thường được tổ chức ở những nơi gắn với truyền thống văn hoá, lịch sử, ở địa phương, ở gia đình. Khi vẽ chúng ta cần thể hiện rõ hình ảnh, không khí ngày Tết, lễ hội và mùa xuân. - Về nhà quan sát các đồ vật và hoa quả. - Chuẩn bị bút chì, tẩy, màu vẽ. - Đánh giá tiết học.. - HS làm bài vào vở tập vẽ, trang 35 hoặc giấy vẽ đã chuẩn bị. - Làm bài theo gợi ý của GV.. - HS nhận xét theo gợi ý của GV.. - Xếp loại bài theo ý thích. - Nghe. - Nghe.. TUẦN 20 Ngày soạn:7/1/2012. Ngày dạy: 5H thứ tư 5B,5A thứ sáu BÀI 20: Vẽ theo mẫu MẪU VẼ CÓ HAI HOẶC BA VẬT MẪU. 11/1/2012 13/1/2012. A. Mục tiêu: - HS hiểu đặc điểm, hình dáng của mẫu. - Biết cách vẽ mẫu có hai vật mẫu. Vẽ được hình hai vật mẫu bằng bút chì đen hoặc màu. HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu. - HS cảm nhận được vẻ đẹp của hình và độ đậm nhạt ở mẫu vẽ, ở bài vẽ. B. đồ dùng dạy- học: 1. Giáo viên: - SGK, SGV..

<span class='text_page_counter'>(57)</span> - Chuẩn bị một số mẫu vẽ: Lọ, quả,...có hình dáng và màu sắc khác nhau. 2. Học sinh: - SGK. - Chuẩn bị một số mẫu vẽ: Lọ, quả,... - Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ. - Bút chì, tẩy, màu vẽ. C. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò ' ’ I. Ổn định tổ chức: ( 1 -1.5 ) GV kiểm tra sĩ số . - Lớp trưởng báo cáo sĩ số. ' ’ II. Kiểm tra đồ dùng học tập: ( 1 -1.5 ) GV yêu cầu HS để đồ dùng học tập lên bàn. - HS để đồ dùng học tập lên bàn. Nhận xét sự chuẩn bị. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: ( 1' -1.5’) Các giờ học trước chúng ta đã vẽ mẫu có các - HS nghe. khối cơ bản, từ những khối cơ bản đó mà người ta đã sáng tạo ra nhiều đồ vật đẹp. Giờ học hôm nay chúng ta vẽ mẫu có hai hoặc ba vật mẫu. 2. Nội dung: a. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét.( 6' -7' ) - GV bày một mẫu chung cho cả lớp (mẫu - HS quan sát, nhận xét. gồm cái lọ và quả dạng hình cầu), nêu một số câu hỏi để HS quan sát, nhận xét về: + Tỉ lệ chung giữa chiều cao, chiều ngang của + Hình chữ nhật đứng (hoặc hình mẫu là hình gì? vuông) tuỳ theo góc nhìn của mỗi người. + Tỉ lệ giữa hai vật mẫu? + Quả nhỏ bằng 1/2 chiều ngang của lọ, cái lọ cao gấp khoảng 3,5 lần so với quả. + Vị trí của các vật mẫu (vật nào ở trước, vật + Quả ở trước, lọ ở sau. nào ở sau)? + Hình dáng của từng vật mẫu? + Cái lọ có dạng hình trụ, quả dạng hình cầu. + Độ đậm nhạt chung của mẫu và độ đậm nhạt + Cả hai vật mẫu đều có độ đậm của từng vật mẫu? nhạt rõ ràng, lọ đậm hơn quả. b. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ.(5'-6') - GV yêu cầu HS nhắc lại các bước vẽ theo - Các bước vẽ theo mẫu: mẫu. + Vẽ khung hình; + Ước lượng tỉ lệ, vẽ nét chính; + Vẽ chi tiết; + Vẽ đậm nhạt..

<span class='text_page_counter'>(58)</span> - GV sửa chữa và bổ sung đầy đủ, kết hợp với - HS quan sát GV hướng dẫn cách vẽ lên bảng các bước: vẽ trên bảng. + Vẽ khung hình chung và khung hình của từng vật mẫu (chiêu cao, chiều ngang); + Ước lượng tỉ lệ các bộ phận của từng vật mẫu, sau đó vẽ các nét chính bắng các nét thẳng; + Nhìn mẫu vẽ chi tiết cho giống mẫu; + Phác các mảng đậm, mảng nhạt; + Vẽ đậm nhạt hoặc màu và hoàn chỉnh bài vẽ (GV treo hình minh hoạ chỉ cho HS thấy cách vẽ đậm nhạt và cách bố cục bài vẽ trên một tờ giấy).. c. Hoạt động 3: Thực hành.( 15' -17' ) - GV cho HS bày mẫu riêng theo nhóm, nhóm nào không có mẫu thì vẽ mẫu GV bày chung cho cả lớp. - Yêu cầu HS vẽ vào vở tập vẽ trang 37 hoặc giấy vẽ đã chuẩn bị. - Trong khi HS làm bài, GV đến từng bàn quan sát, nhắc nhở các em thường xuyên quan sát mẫu để vẽ cho đúng đặc điểm, đúng vị trí nhìn. - Gợi ý cho HS khá giỏi vẽ cho sát mẫu, đậm nhạt rõ ràng, hài hoà giữa hai vật mẫu. d. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.( 4' -5' ) - GV cùng HS chọn một số bài đã hoàn thành dán lên bảng, gợi ý để HS nhận xét về: + Bố cục;. - HS bày mẫu theo nhóm. - làm bài vào vở tập vẽ trang 37, hoặc giấy vẽ đã chuẩn bị. - HS làm bài theo cảm nhận riêng..

<span class='text_page_counter'>(59)</span> + Hình, nét vẽ; + Đậm nhạt. - GV nhận xét bổ sung, khen ngợi một số em có bài vẽ tốt, nhắc nhở những HS chưa hoàn thành để các em cố gắng ở các bài học sau. IV. Củng cố, dặn dò: ( 1' -1.5’) - Vừa rồi các em đã hiểu đặc điểm, hình dáng của mẫu. Biết cách vẽ mẫu có hai vật mẫu. Về nhà tự bầy mẫu vẽ. - Chuẩn bị cho bài học sau (đất nặn, giấy vẽ hoặc giấy màu). - Đánh giá tiết học.. - HS chọn bài cùng GV, nhận xét theo gợi ý của GV. - Xếp loại theo cảm nhận riêng. - Nghe.. - Nghe.. Ngày soạn:15/1/2012. TUẦN 21 Ngày dạy: 5H thứ tư 18/1/2012 5B,5A thứ sáu 20/1/2012 BÀI 21: Tập nặn tạo dáng ĐỀ TÀI TỰ CHỌN. A. Mục tiêu: - HS biết cách nặn các hình có khối. - Tập nặn một dáng người hoặc con vật đơn giản (Theo công văn điều chỉnh nội dung dạy học). HS khá giỏi: Hình nặn cân đối, giống hình dáng người hoặc vật đang hoạt động. - HS ham thích sáng tạo và cảm nhận được vẻ đẹp của hình khối, tham gia các hoạt động chăm sóc, bảo vệ động vật. B. Đồ dùng dạy- học: 1. Giáo viên: - SGK, SGV. - Đất nặn, dụng cụ để nặn. 2. Học sinh: - SGK. - Đất nặn. - Giấy màu, kéo, keo dán. C. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò ' ' I. Ổn định tổ chức: (1 –1.5 ) - GV kiểm tra sĩ số. - Lớp trưởng báo cáo sĩ số. ' ' II. Kiểm tra đồ dùng học tập: (1 –1.5 ) GV yêu cầu HS để đồ dùng học tập lên bàn. - HS để đồ dùng học tập lên bàn. Nhận xét sự chuẩn bị..

<span class='text_page_counter'>(60)</span> III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: (1'–1.5' ) Bài học trước chúng ta đã nặn dáng người, - HS nghe. nặn các con vật. Giờ học hôm nay, chúng ta sẽ tự chọn một đề tài mình yêu thích để nặn. 2. Nội dung: a. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét.( 6' - 7' ) - GV cho HS quan sát tranh, ảnh về các con - HS quan sát. vật, người và gợi ý: + Các hình ảnh trong tranh, là gì? - Các con vật: Gà, chó, mèo, thỏ, trâu, ngựa, vịt,...người. + Con vật, người có những bộ phận chính - Con vật có những bộ phận: Đầu, nào? mình, chân, cánh, đuôi,...người có các bộ phận: đầu, thân, chân, tay. + Hình dáng của người, con vật khi đi, chạy, - Hình dáng của người, con vật khi nhẩy,...thay đổi như thế nào? ăn,nằm, chạy,...thay đổi khác nhau. - GV cho HS xem các hình nặn người và - HS quan sát. con vật. - HS chọn con vật hoặc người theo - GV gợi ý cho HS chọn con vật, người sẽ ý thích để nặn. nặn. b. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách nặn. ( 5' - 6' ) - GV gợi ý HS cách nặn: + Nhớ lại hình dáng, đặc điểm, hình dáng người, con vật sẽ nặn. + Chọn màu đất nặn cho người, con vật (các bộ phận và chi tiết). + Nhào đất kĩ cho mềm, dẻo trước khi nặn. + Có thể nặn theo 2 cách: * Nặn từng bộ phận và các chi tiết của con vật hoặc người rồi ghép, dính lại. * Nhào đất thành một thỏi rồi vuốt, kéo tạo thành hình dáng chính của con vật, người. Nặn thêm các chi tiết và tạo dáng cho con vật, người hoàn chỉnh (tạo dáng đứng, đi, chạy, nhảy,...cho sinh động). - GV nặn và tạo dáng một con vật đơn giản - HS quan sát GV HD. để HS quan sát và nắm được từng bước nặn..

<span class='text_page_counter'>(61)</span> - GV hướng dẫn HS cách xé dán bằng giấy màu. c. Hoạt động 3: Thực hành.( 15' - 16' ) - GV chia nhóm (2 nhóm): + Nhóm 1: Những HS thích nặn con vật, người giống nhau. Mỗi HS nặn một hoặc hai con vật, người với kích thước theo chỉ định của nhóm trưởng, rồi cùng sắp xếp theo một nội dung. + Nhóm 2: Thực hành cá nhân, nặn theo ý thích. Sau đó sắp xếp thành một đề tài. - Trong khi HS thực hành, GV đến từng bàn để quan sát và hướng dẫn thêm cho các em. Gợi ý cụ thể đối với những HS còn lúng túng về cách nặn, hướng dẫn từng bước nặn để HS có thể hoàn thành bài tập tại lớp. - Đối với HS không có đất nặn , GV yêu cầu vẽ hoặc xé dán bằng giấy màu vào phần giấy quy định ở vở tập vẽ . - GV nhắc HS giữ gìn vệ sinh lớp học trong. - HS quan sát GV hướng dẫn cách xé dán. - HS chia nhóm theo hướng dẫn của GV. Cử đại diện. - Làm bài theo gợi ý của GV..

<span class='text_page_counter'>(62)</span> khi làm bài. d. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. ( 5' - 6' ) - GV yêu cầu HS bầy bài theo nhóm để cả lớp nhận xét xếp loại.. - GV bổ sung, khen ngợi những HS có bài nặn đẹp. - Chọn một số bài nặn đẹp làm ĐDDH. IV. Củng cố, dặn dò: (1'–1.5' ) - Các em đã biết cách nặn các hình có khối. Tập nặn một dáng người hoặc con vật đơn giản . Qua bài học ham thích sáng tạo và cảm nhận được vẻ đẹp của hình khối, tham gia các hoạt động chăm sóc, bảo vệ động vật. - Về nhà quan sát một số chữ in hoa nét thanh, nét đậm trên sách báo. - Chuẩn bị bút chì, tẩy, màu vẽ. - Đánh giá tiết học.. - HS bầy bài theo nhóm, cử đại diện trình bầy ý tưởng của nhóm mình. - Cả lớp nhận xét, xếp loại theo cảm nhận riêng. - HS nghe.. - HS nghe.. TUẦN 22 Ngày soạn:29/1/2012 Ngày dạy: 5H thứ tư 1/2/2012 5B,5A thứ sáu 3/2/2012 BÀI 22: Vẽ trang trí TÌM HIỂU VỀ KIỂU CHỮ IN HOA NÉT THANH NÉT ĐẬM A. Mục tiêu: - HS nhận biết được đặc điểmcủa kiểu chữ in hoa nét thanh, nét đậm. - Xác định được vị trí của nét thanh, nét đậm và nắm được cách kẻ chữ. Tập kẻ chữ A, B theo mẫu chữ in hoa nét thanh, nét đậm (Theo caoong văn diều chỉnh nội dung dạy học). HS khá giỏi: Kẻ đúng các chữ A, B, M, N theo kiểu chữ in hoa nét thanh, nét đậm. - HS cảm nhận được vẻ đẹp của kiểu chữ in hoa nét thanh, nét đậm. B. Đồ dùng dạy- học: 1. Giáo viên: - SGK, SGV. - Bảng mẫu chữ in hoa nét thanh nét đậm. - Một số kiểu chữ khác ở bìa sách, báo. 2. Học sinh: - SGK. - Giấy vẽ hoặc vở thực hành..

<span class='text_page_counter'>(63)</span> - Bút chì, thước kẻ, tẩy, màu vẽ. C. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của giáo viên I. Ổn định tổ chức: ( 1' – 1.5' ) GV cho lớp hát. II. Kiểm tra đồ dùng học tập: ( 1' – 1.5' ) GV yêu cầu HS để đồ dùng học tập lên bàn. Nhận xét sự chuẩn bị. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: ( 1' – 1.5' ) GV giới thiệu một vài dòng chữ nét thanh nét đậm để HS thấy được vẻ đẹp và cách sử dụng chữ (khẩu hiệu, sản phẩm hàng hoá,...). 2. Nội dung: a. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét.( 6' - 7' ) - GV giới thiệu hình 1, SGK trang 69 và bảng chữ đẫ chuẩn bị, chỉ cho HS thấy: Chữ nét thanh nét đậm có nhiều kiểu khác nhau: + Chữ có chân: TRANG TRÍ + Chữ không có chân: - GV giới thiệu một số chữ nét đều và chữ nét thanh, nét đậm để HS phân biệt hai kiểu chữ này. - GV chỉ vào bảng chữ nét thanh nét đậm và tóm tắt: + Chữ nét thanh nét đậm là kiểu chữ trong một con chữ vừa có nét thanh vừa có nét đậm. + Nét thanh nét đậm đặt đúng vị trí sẽ làm cho hình dáng chữ cân đối, hài hoà. + Chiều rộng của chữ thường không bằng nhau. Rộng nhất là chữ A, Q, M, O,...hẹp hơn là chữ E, L, P, T,...hẹp nhất là chữ I. b. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách kẻ chữ nét đều.( 5' - 6' ) - GV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ cách kẻ chữ để các em nhận ra cách kẻ chữ nét thẳng, nét cong. - GV gợi ý cách kẻ chữ: + Tìm chiều dài và chiều cao của dòng chữ (tuỳ theo khổ giấy). + Kẻ các ô vuông;. Hoạt động của học sinh - HS hát. - HS để đồ dùng học tập lên bàn.. - HS quan sát.. - HS quan sát và nghe GV giới thiệu.. - Quan sát và so sánh hai kiểu chữ: + Chữ nét thanh, nét đậm là chữ có nét to, nét nhỏ. - HS nghe.. - HS quan sát hình minh hoạ cách kẻ chữ để nhận ra cách kẻ chữ. - HS quan sát GV minh hoạ cách kẻ chữ..

<span class='text_page_counter'>(64)</span> + Phác khung hình các chữ; + Tìm chiều dày của nét chữ. + Vẽ phác nét chữ bằng chì mờ trước, sau đó dùng thước kẻ hoặc com pa để kẻ, để quay các nét đậm. + Tẩy các nét phác ô rồi vẽ màu vào dòng chữ (màu ở chữ và ở nền nên vẽ khác nhau về đậm nhạt để làm nổi rõ dòng chữ). Lưu ý: - Vẽ màu không ra ngoài nét chữ. Nên vẽ màu ở xung quanh nét chữ trước, ở giữa - HS nghe. sau. - Có thể trang trí cho dòng chữ đẹp hơn.. c. Hoạt động 3: Thực hành. ( 15' - 16' ) - GV yêu cầu HS tập kẻ nét chữ A, B, M, N,vẽ màu vào dòng chữ ở vở tập vẽ trang 40. - Đối với HS không có vở tập vẽ, GV yêu cầu kẻ chữ A, B, ,M, N vào giấy vẽ và tô màu. - Trong khi HS làm bài, GV đến từng bàn hướng dẫn. d. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. (4'- 5' ) - GV cùng HS lựa chọn một số bài và gợi ý các em nhận xét về: + Hình dáng chữ (cân dối, nét thanh, nét đậm đúng vị trí); + Màu sắc của chữ (có đậm, có nhạt); + Cách vẽ màu (gọn, đều).. - HS làm bài vào vở tập vẽ hoặc giấy vẽ chuẩn bị trước.. - Làm bài theo gợi ý của GV. - HS chọn bài cùng GV. - Nhận xét..

<span class='text_page_counter'>(65)</span> - GV nhận xét chung tiết học và khen ngợi những HS hăng hái phát biểu ý kiến xây - HS nghe. dựng bài. IV. Củng cố, dặn dò: ( 1' – 1.5' ) - Qua bài học các em đã nhận biết được đặc điểm của kiểu chữ in hoa nét thanh, nét - HS nghe. đậm. Xác định được vị trí của nét thanh, nét đậm và nắm được cách kẻ chữ. Tập kẻ chữ A, B theo mẫu chữ in hoa nét thanh, nét đậm. Cảm nhận được vẻ đẹp của kiểu chữ in hoa nét thanh, nét đậm. - Về nhà các em sưu tầm thêm về kiểu chữ nét thanh nét đậm trên sách báo. - Chuẩn bị bài sau , sưu tầm tranh, ảnh về những nội dung mình yêu thích. - Chuẩn bị bút chì, tẩy, màu vẽ. - Đánh giá tiết học.. TUẦN 23 Ngày soạn:5/2/2012. Ngày dạy: 5H thứ tư 5B,5A thứ sáu BÀI 23: Vẽ tranh ĐỀ TÀI TỰ CHỌN. 8/2/2012 10/2/2012. A. Mục tiêu: - HS hiểu sự phong phú của đề tài tự chọn. - Biết cách tìm chọn chủ đề. - Tập vẽ tranh đề tài tự chọn (Theo công văn điều chỉnh nội dung dạy học). HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu vẽ màu phù hợp, rõ đề tài. - HS quan tâm đến cuộc sống xung quanh, yêu quý và giữ gìn cảnh quan môi trường. B. Đồ dùng dạy- học: 1. Giáo viên: - SGK, SGV. - Tranh của hoạ sĩ và của HS về các đề tài khác nhau. 2. Học sinh: - SGK. - Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ. - Bút chì, tẩy, màu vẽ. C. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ' ' I. Ổn định tổ chức: (1 – 1.5 ) GV cho HS hát. - HS hát. ' ' II. Kiểm tra đồ dùng học tập: (1 – 1.5 ).

<span class='text_page_counter'>(66)</span> GV yêu cầu HS để đồ dùng học tập lên bàn. Nhận xét sự chuẩn bị. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: (1' – 1.5' ) Xung quanh ta có nhiều cảnh đẹp, những hoạt động của con người, của con vật tạo nên một cuộc sống sinh động, dựa vào những hình ảnh đó nhiều hoạ sĩ và các em thiếu nhi đã vẽ thành công nhiều bức tranh đẹp. Giờ học hôm nay các em hãy chọn một nội dung mình yêu thích nhất để vẽ. 2. Nội dung: a. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm, chọn nội dung đề tài.( 6' - 7' ) - GV cho HS xem một số bức tranh về các đề tài khác nhau và đặt câu hỏi để các em tìm hiểu: + Các bức tranh đó vẽ những đề tài gì?. - HS để đồ dùng học tập lên bàn. - Nghe.. - HS quan sát tranh.. + Đề tài nhà trường, phong cảnh, vui chơi,… + Trong tranh có những hình ảnh nào? + Trong tranh có người, nhà cửa cây cối, đồi núi, sông nước, … - GV cho HS lựa chọn những tranh cùng đề tài - HS lựa chọn những tranh để các em thấy rõ sự phong phú về cách chọn cùng đề tài. nội dung ở mỗi đề tài. Ví dụ: + Ở đề tài Vui chơi trong ngày hè có thể vẽ các hoạt động như nhảy dây, đá cầu, thả diều,… + Ở đề tài nhà trường có thể vẽ phong cảnh trường học, giờ học trên lớp, sân trường giờ ra chơi,… + Ở đề tài Cảnh đẹp quê hương có thể vẽ về phong cảnh miền núi, miền biển,… - GV kết luận: Đề tài tự chọn rất phong phú, cần - HS nghe. suy nghĩ, tìm được những nội dung yêu thích và phù hợp để vẽ tranh. - GV cho HS tìm chọn nội dung yêu thích để vẽ - HS tìm nội dung yêu thích để tranh. vẽ tranh. b. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ tranh. ( 5' - 6' ) - GV minh hoạ cách vẽ tranh, yêu cầu HS quan - HS quan sát GVHD cách vẽ sát để nhận ra cách vẽ tranh: tranh. + Vẽ hình ảnh chính làm rõ trọng tâm; + Vẽ các hình ảnh phụ sao cho sinh động, phù hợp với chủ đề đã chọn; + Vẽ màu theo cảm nhận riêng..

<span class='text_page_counter'>(67)</span> - GV cho HS quan sát một số tranh của HS năm trước. c. Hoạt động 3: Thực hành. (14' - 15' ) - GV cho HS làm bài vào vở tập vẽ hoặc giấy vẽ đã chuẩn bị. - Trong khi HS làm bài, GV quan sát để góp ý, gợi mở cho những HS chưa chọn được nội dung đề tài. - GV nhắc HS vẽ hình to rõ ràng. - Động viên khen ngợi những em vẽ nhanh, vẽ đẹp,…để tạo không khí thi đua trong lớp học. d. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.( 5'- 6' ) - GV cùng HS chọn một số bài dán lên bảng, gợi ý để các em nhận xét, đánh giá về: + Cách chọn nội dung đề tài và các hình ảnh; + Cách thể hiện: sắp xếp hình ảnh, vẽ hình và vẽ màu. - GV khen ngợi những HS hoàn thành tốt bài vẽ và nhắc nhở những em vẽ chưa xong cố gắng hơn ở những bài học sau. IV. Củng cố, dặn dò: (1' – 1.5' ) - Em đã tham gia những hoạt động nào để bảo vệ môi trường? - Về nhà quan sát cái ấm tích và cái bát,… - Chuẩn bị bút chì, tẩy, màu vẽ. - Đánh giá tiết học.. Ngày soạn:11/2/2011. - Quan sát tranh tham khảo. - HS làm bài vào vở tập vẽ hoặc giấy vẽ đã chuẩn bị. - Làm bài theo gợi ý của GV.. - HS chọn bài cùng GV. Nhận xét theo gợi ý của GV.. - HS nghe.. - Trồng cây, quét dọn trường học,… - HS nghe.. TUẦN 24 Ngày dạy: 5H thứ tư. 3/1/2011.

<span class='text_page_counter'>(68)</span> 5B,5A thứ sáu BÀI 24: Vẽ theo mẫu MẪU VẼ CÓ HAI HOẶC BA VẬT MẪU. 5/1/2011. A. Mục tiêu: - HS hiểu tỉ lệ, hình dáng, đậm nhạt, đặc điểm của mẫu. - Biết cách vẽ mẫu có hai đến ba vật mẫu. - Tập vẽ mẫu có hai vật mẫu (Theo công văn điều chỉnh nội dung dạy học). HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu. - HS cảm nhận được vẻ đẹp của độ đậm nhạt ở mẫu vẽ và yêu quý mọi vật xung quanh. B. Đồ dùng dạy- học: 1. Giáo viên: - SGK, SGV. - Mẫu vẽ có hai hoặc ba vật mẫu (cái ấm tích, ấm pha trà, cái bát, cái chén,…). 2. Học sinh: - SGK. - Mẫu vẽ . -Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ 5. - Bút chì, tẩy, màu vẽ. C.Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò ' I. Ổn định tổ chức: ( 1 ) GV kiểm tra sĩ số . - Lớp trưởng báo cáo sĩ số. ' ' II. Kiểm tra đồ dùng học tập: ( 1 - 2 ) GV yêu cầu HS để đồ dùng học tập lên bàn. - HS để đồ dùng học tập lên bàn. Nhận xét sự chuẩn bị. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: ( 1' - 2' ) Các giờ học trước chúng ta đã vẽ mẫu có các - HS nghe. khối cơ bản, từ những khối cơ bản đó mà người ta đã sáng tạo ra nhiều đồ vật đẹp. Giờ học hôm nay chúng ta vẽ mẫu có hai hoặc ba vật mẫu. 2. Nội dung: a. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét.( 5' - 6' ) - GV bày một mẫu chung cho cả lớp (mẫu - HS quan sát, nhận xét. gồm cái ấm tích và cái bát hoặc mẫu có dạng tương đương), nêu một số câu hỏi để HS quan sát, nhận xét về: + Tỉ lệ chung giữa chiều cao, chiều ngang + Hình chữ nhật đứng (hoặc hình của mẫu là hình gì? vuông) tuỳ theo góc nhìn của mỗi người. + Tỉ lệ giữa hai vật mẫu? + Quả nhỏ bằng 1/4 chiều ngang của ấm tích, cái ấm tích cao gấp.

<span class='text_page_counter'>(69)</span> khoảng 5 lần so với quả. + Vị trí của các vật mẫu (vật nào ở trước, vật + Quả ở trước, ấm tích ở sau. nào ở sau)? + Hình dáng của từng vật mẫu? + Cái ấm tích có dạng hình trụ, quả dạng hình cầu. + Độ đậm nhạt chung của mẫu và độ đậm + Cả hai vật mẫu đều có độ đậm nhạt của từng vật mẫu? nhạt rõ ràng, quả đậm hơn ấm tích. ' b. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ.(5 6' ) - GV yêu cầu HS nhắc lại các bước vẽ theo - Các bước vẽ theo mẫu: mẫu. + Vẽ khung hình; + Ước lượng tỉ lệ, vẽ nét chính; + Vẽ chi tiết; + Vẽ đậm nhạt. - GV sửa chữa và bổ sung đầy đủ, kết hợp - HS quan sát GV thị phạm cách vẽ với vẽ lên bảng các bước: trên bảng. + Vẽ khung hình chung và khung hình của từng vật mẫu (chiêu cao, chiều ngang); + Ước lượng tỉ lệ các bộ phận của từng vật mẫu, sau đó vẽ các nét chính bắng các nét thẳng; + Nhìn mẫu vẽ chi tiết cho giống mẫu; + Phác các mảng đậm, mảng nhạt; + Vẽ đậm nhạt hoặc màu và hoàn chỉnh bài - HS quan sát hình minh hoạ. vẽ (GV treo hình minh hoạ chỉ cho HS thấy cách vẽ đậm nhạt và cách bố cục bài vẽ trên một tờ giấy).. c. Hoạt động 3: Thực hành.( 16' - 17' ) - GV cho HS bày mẫu riêng theo nhóm, - HS bày mẫu theo nhóm. nhóm nào không có mẫu thì vẽ mẫu GV bày chung cho cả lớp. - Yêu cầu HS vẽ vào vở tập vẽ trang 43 hoặc - làm bài vào vở tập vẽ trang 43,.

<span class='text_page_counter'>(70)</span> giấy vẽ đã chuẩn bị. - Trong khi HS làm bài, GV đến từng bàn quan sát, nhắc nhở các em thường xuyên quan sát mẫu để vẽ cho đúng đặc điểm, đúng vị trí nhìn. - Gợi ý cho HS khá giỏi vẽ cho sát mẫu, đậm nhạt rõ ràng, hài hoà giữa hai vật mẫu. d. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.(5' - 6' ) - GV cùng HS chọn một số bài đã hoàn thành dán lên bảng, gợi ý để HS nhận xét về: + Bố cục; + Hình, nét vẽ; + Đậm nhạt. - GV nhận xét bổ sung, khen ngợi một số em có bài vẽ tốt, nhắc nhở những HS chưa hoàn thành để các em cố gắng ở các bài học sau. IV. Củng cố, dặn dò: ( 1' - 2' ) - Chuẩn bị cho bài học sau: Xem tranh Bác Hồ đi công tác. - Đánh giá tiết học.. hoặc giấy vẽ đã chuẩn bị. - HS làm bài theo cảm nhận riêng.. - HS chọn bài cùng GV, nhận xét theo gợi ý của GV. - Xếp loại theo cảm nhận riêng. - Nghe.. - Nghe.. --------------------------------------TUẦN 25 Ngày soạn:18/2/2011. Ngày dạy: 5H thứ tư 5B,5A thứ sáu. 3/1/2011 5/1/2011. BÀI 25: Thường thức mĩ thuật XEM TRANH BÁC HỒ ĐI CÔNG TÁC A. Mục tiêu: - HS hiểu nội dung bức tranh qua bố cục, hình ảnh, màu sắc. - Biết được một số thông tin sơ lược về hoạ sĩ Nguyễn thụ. - HS khá giỏi: Nêu được lí do tại sao mình thích hay không thích bức tranh. - HS cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh. B. Đồ dùng dạy- học: 1. giáo viên: - SGK, SGV. - Một số tranh vẽ về Bác Hồ của các hoạ sĩ. - Một vài bức tranh lụa và tranh các chất liệu khác. 2. Học sinh: - SGK. - Sưu tầm tranh, ảnh về Bác Hồ. C. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ' I. Ổn định tổ chức:( 1 ).

<span class='text_page_counter'>(71)</span> GV kiểm tra sĩ số. II. Kiểm tra đồ dùng học tập:( 1' - 2' ) GV yêu cầu hs để đồ dùng học tập lên bàn. Nhận xét sự chuẩn bị. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài:( 1' - 2' ) GV cho HS hát bài "Ai yêu nhi đồng bằng bác Hồ Chí Minh" để vào bài. 2. Nội dung: a. Hoạt động 1: Giới thiệu vài nét về hoạ sĩ Nguyễn Thụ.(5' - 6' ) - GV Gợi một HS đọc phần 1 SGK, trang 77. - GV tóm tắt: + Hoạ sĩ Nguyễn Thụ quê ở xã Đắc Sở, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà tây.Ông là hiệu trưởng Trường đại học Mĩ thuật Hà nội từ năm 1985 đến năm 1992. Ông được phong Phó Giáo sư năm 1984 và danh hiệu nhà giáo Nhân dân năm 1988. + Hoạ sĩ Nguyễn Thụ trưởng thành trong kháng chiến, ông vẽ tranh bằng nhiều chất liệu khác nhau và thành công nhất là tranh lụa. + Đề tài yêu thích của ông là phong cảnh và sinh hoạt của nhân dân ở miền núi phía Bắc. Những nhân vật trong tranh thường là các cụ già, thiếu nữ, em bé,…được thể hiẹn rất sinh động, duyên dáng bằng bố cục phóng khoáng và màu sắc giản dị. + Ông có nhiều tranh được giải thưởng trong nước và quốc tế như Dân quân, Đấu vật, Làng ven núi, Mùa đông, Bác Hồ đi công tác,… + Ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học- Nghệ thuật năm 2001. b. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS xem tranh Bác Hồ đi công tác.( 24' - 25' ) - GV yêu cầu HS xem tranh Bác Hồ đi công tác trong SGK, trang 78 và đặt câu hỏi để HS tìm hiểu bài. + Hình ảnh chính của bức tranh là gì?. - Lớp trưởng báo cáo sĩ số. - HS để đồ dùng học tập lên bàn.. - HS hát.. - Một HS đọc bài, cả lớp nghe. - HS nghe.. - HS xem tranh Bác Hồ đi công tác.. + Bức tranh vẽ hình ảnh Bác Hồ và anh cảnh vệ. + Dáng vẻ của từng nhân vật trong tranh + Bác Hồ dáng ung dung, thư thái.

<span class='text_page_counter'>(72)</span> như thế nào?. trên yên ngựa, tay cầm dây cương, …anh cảnh vệ người ngả về phía trước. + Cách vẽ bức tranh mạnh mẽ hay uyển + Uyển chuyển, nhẹ nhàng. chuyển nhẹ nhàng? - GV kết luận và bổ sung: - HS nghe. + Bức tranh vẽ hình ảnh chính là Bác Hồ và anh cảnh vệ cưỡi ngựa qua suối trên đường công tác. Bác ngồi ung dung , thư thái trên lưng ngựa với chiếc túi khoác trên vai cho thấy phong cách giản dị, gần gũi của Người. + Những bông lau màu trắng nghiêng nghiêng theo chiầu gió, dòng suối mờ hơi nước,…gợi nên vẻ yên ả, thơ mộng của núi rừng Việt Bắc. + Màu nâu hồng chủ đạo trong bức tranh cùng với các độ đậm nhạt tinh tế đã tạo nên một hoà sắc nhẹ nhàng, trầm ấm, hấp dẫn người xem. - Với bố cục tập trung, hình ảnh cô đọng, màu sắc giản dị, bức tranh Bac Hồ đi công tác là một trong những tác phẩm thành công vẽ về vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc. - GV cho HS xem thêm một số tranh của hoạ sĩ , yêu cầu HS nêu cảm nhận khi xem - Xem tranh và nêu cảm nhận. tranh. c. Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá.(2' - 3' ) - GV nhận xét chung tiết học, khen ngợi những HS tích cực phát biểu ý kiến xây - HS nghe. dựng bài. IV. Củng cố, dặn dò:( 1' - 2' ) - Quan sát đồ vật được trang trí bằng kiểu chữ nét thanh, nét đậm . - Nghe. - Chuẩn bị bút chì, thước kẻ, tẩy, màu vẽ cho bài học sau.. TUẦN 26 Ngày soạn:25/2/2011. Ngày dạy: 5H thứ tư 3/1/2011 5B,5A thứ sáu 5/1/2011. BÀI 26: Vẽ trang trí TẬP KẺ KIỂU CHỮ IN HOA NÉT THANH NÉT ĐẬM A. Mục tiêu:.

<span class='text_page_counter'>(73)</span> - HS hiểu cách sắp xếp dòng chữ thế nào là hợp lí. - Biết cách kẻ và kẻ được dòng chữ đúng kiểu. - HS khá giỏi: Kẻ được dòng chữ CHĂM HỌC theo đúng mẫu chữ in hoa nét thanh nét đậm. Tô màu đều, có nền, rõ chữ. - HS cảm nhận được vẻ đạp của kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm và quan tâm đến nội dung các khẩu hiệu trong nhà trường, trong cuộc sống. B. Đồ dùng dạy- học: 1. Giáo viên: - SGK, SGV. - Một số dòng chữ in hoa nét thanh nét đậm đẹp và chưa đẹp (để so sánh). 2. Học sinh: - SGK. - Giấy vẽ hoặc vở thực hành. - Bút chì, tẩy, thước kẻ, màu vẽ. C. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ' ' I. Ổn định tổ chức: (1 - 2 ) GV cho lớp hát. - HS hát. ' II. Kiểm tra đồ dùng học tập:(1 ) GV yêu cầu HS để đồ dùng học tập lên bàn. - HS để đồ dùng học tập lên bàn. Nhận xét sự chuẩn bị. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài:(1' - 2' ) GV giới thiệu một vài dòng chữ nét thanh nét - HS quan sát. đậm để HS thấy được vẻ đẹp và cách sử dụng chữ (khẩu hiệu, sản phẩm hàng hoá,...). 2. Nội dung: a. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét.(5' - 6' ) - GV giới thiệu một số dòng chữ nét thanh nét - HS quan sát và nghe GV giới đậm (kẻ đẹp và chưa đẹp) và gợi ý cho HS thiệu. thấy: + Kiểu chữ (kẻ đúng hay sai). - Quan sát và so sánh các dòng + Chiều cao và chiều rộng của dòng chữ so chữ: với khổ giấy. + Khoảng cách giữa các con chữ và các tiếng. + Cách vẽ màu chữ và màu nền (chữ sáng thì màu nền đậm và ngược lại). - GV yêu cầu HS tìm ra dòng chữ đẹp và - HS tìm ra dòng chữ đẹp và đúng. đúng. b. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách kẻ chữ nét thanh nét đậm.(6' - 7' ) - GV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ cách kẻ chữ để các em nhận ra cách kẻ chữ nét thẳng, nét cong..

<span class='text_page_counter'>(74)</span> - GV gợi ý cách kẻ chữ: + Tìm chiều dài và chiều cao của dòng chữ - HS quan sát GV minh hoạ cách (tuỳ theo khổ giấy). kẻ chữ.. + Kẻ các ô vuông;. + Phác khung hình các chữ; + Tìm chiều dày của nét chữ. + Vẽ phác nét chữ bằng chì mờ trước, sau đó dùng thước kẻ hoặc com pa để kẻ, để quay các nét đậm.. + Tẩy các nét phác ô rồi vẽ màu vào dòng chữ (màu ở chữ và ở nền nên vẽ khác nhau về đậm nhạt để làm nổi rõ dòng chữ).. Lưu ý: - Vẽ màu không ra ngoài nét chữ. Nên vẽ màu ở xung quanh nét chữ trước, ở giữa sau. - Có thể trang trí cho dòng chữ đẹp hơn. c. Hoạt động 3: Thực hành.(14' - 15' ) - GV yêu cầu HS kẻ chữ CHĂM HỌC. với HS không có vở tập vẽ, GV yêu cầu kẻ chữ vào giấy vẽ và tô màu. - Trong khi HS làm bài, GV đến từng bàn hướng dẫn. Đặc biệt là những HS còn lúng túng. d. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.(5' - 6' ) - GV cùng HS lựa chọn một số bài và gợi ý các em nhận xét về:. - HS nghe.. - HS làm bài vào vở tập vẽ hoặc giấy vẽ chuẩn bị trước. - Làm bài theo gợi ý của GV.. - HS chọn bài cùng GV. - Nhận xét..

<span class='text_page_counter'>(75)</span> + Hình dáng chữ (cân đối, nét thanh, nét đậm đúng vị trí); + Màu sắc của chữ (có đậm, có nhạt); - HS nghe. + Cách vẽ màu (gọn, đều). - GV nhận xét chung tiết học và khen ngợi những HS hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. - HS nghe. ' ' IV. Củng cố, dặn dò:(1 - 2 ) - Về nhà các em sưu tầm thêm về kiểu chữ nét thanh nét đậm trên sách báo. - Chuẩn bị bài sau , sưu tầm tranh, ảnh về những nội dung môi trường. - Chuẩn bị bút chì, tẩy, màu vẽ. - Đánh giá tiết học.. TUẦN 27 Ngày soạn:5/3/2011. Ngày dạy: 5H thứ tư 5B,5A thứ sáu. 3/1/2011 5/1/2011. BÀI 27: Vẽ tranh ĐỀ TÀI MÔI TRƯỜNG A. Mục tiêu: - HS hiểu biết thêm về môi trường và ý nghĩa của môi trường với cuộc sống. - Biết cách vẽ và vẽ được tranh có nội dung về môi trường. - HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp. - HS biết một số biện pháp bảo vệ và giữ gìn môi trường xung quanh. B. Đồ dùng dạy- học: 1. Giáo viên: - SGK, SGV. - Sưu tầm tranh, ảnh đẹp về môi trường. 2. Học sinh: - SGK. - Tranh, ảnh về môi trường. - Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ. - Bút chì, tẩy, màu vẽ. C. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò ' I. Ổn định tổ chức: ( 1 ) GV kiểm tra sĩ số. - Lớp trưởng báo cáo sĩ số. ' ' II. Kiểm tra đồ dùng học tập: ( 1 - 2 ) GV yêu cầu HS để đồ dùng học tập lên bàn. - HS để đồ dùng học tập lên bàn. Nhận xét sự chuẩn bị..

<span class='text_page_counter'>(76)</span> III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài:( 1' - 2' ) Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta có rất nhiều hoạt động khác nhau như: lao động, học tập, vui chơi,quang cảnh môi trường...Đây là những hoạt động có thể tìm chọn nội dung để vẽ tranh. 2. Nội dung: a. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm chọn nội dung đề tài.( 5' - 6' ) - GV treo một số tranh, ảnh đã chuẩn bị cho HS quan sát, đặt câu hỏi để HS tìm hiểu: + Các bức tranh này vẽ về đề tài gì? Vì sao em biết?. - HS nghe.. - HS quan sát tranh.. + Các bức tranh vẽ về đề tài môi trường. Vì các hoạt động trong tranh thương diễn ra trong cuộc sống hàng ngày như: trồng cây, quét dọn, vệ sinh môi trường... + Em thích bức tranh nào? Vì sao? - HS nêu cảm nhận. - GV tóm tắt: Không gian sống xung quanh - HS nghe. ta có đồi núi, ao, hồ, kênh rạch, sông nước, cây cối, đường sá, bầu trời,…Môi trường xanh- sạch- đẹp rất cần cho cuộc sống con người. Bảo về môi trường là nhiệm vụ của mọi người. Có nhiều cách để bảo vệ môi trường như thu gom rác, làm sạch nguồn nước, trồng cây, bảo vệ rừng, chống săn bắt động vật quý hiếm,… + Hãy kể một số hoạt động thường ngày của - HS kể một số hoạt động bảo vệ em ở nhà, ở trường về bảo vệ môi trường? môi trường hàng ngày. - GV yêu cầu HS xem tranh trong SGK, - HS xem tranh trong SGK, nêu trang 82, 83, 84 nêu tên các bức tranh. tên các bức tranh. - GV tóm tắt và bổ sung: Để vẽ tranh về - HS nghe. môi trường, có thể chọn một trong các nội dung nêu trên hoặc vẽ về cảnh đẹp thiên nhiên, phong cảnh quê hương,… - GV yêu cầu HS chọn nội dung đề tài để vẽ - Chọn nội dung để vẽ tranh. tranh. b. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ tranh.( 6' - 7' ) - GV treo hình hướng dẫn cách vẽ tranh, - HS quan sát hình minh hoạ hoặc đồng thời vẽ nhanh lên bảng để HS nhận GV thị phạm cách vẽ trên bảng. biết cách vẽ tranh: + Vẽ phác bố cục; + Vẽ hình ảnh chính trước, hình ảnh phụ sau (vẽ các dáng người hoạt động sao cho sinh động);.

<span class='text_page_counter'>(77)</span> + Vẽ màu (tươi sáng, có đậm, có nhạt).. - GV cho HS quan sát một số bài vẽ của HS năm trước, để các em tự tin hơn trước khi làm bài. c. Hoạt động 3: Thực hành.( 14' - 15' ) - GV yêu cầu HS làm bài vào vở tập vẽ, trang 47, hoặc giấy vẽ đã chuẩn bị. - GV quan sát lớp đồng thời gợi ý, động viên HS làm bài theo cách đã hướng dẫn ở trên. - Gợi ý cụ thể đối với những HS còn lúng túng về cách vẽ hình và vẽ màu. d. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.(5' - 6' ) - GV cùng HS lựa chọn tranh đã hoàn thành treo lên bảng. - Gợi ý HS nhận xét xếp loại theo các tiêu chí: + Sắp xếp hình ảnh (phù hợp với tờ giấy, rõ nội dung); + Hình vẽ (thể hiện được các dáng hoạt động); + Màu sắc (tươi vui). - Yêu cầu HS xếp loại tranh theo ý thích. - GV bổ sung, đánh giá tiết học. IV. Củng cố, dặn dò:( 1' - 2' ) - Về nhà vẽ tiếp bài (nếu chưa xong). - Em phải làm gì để bảo vệ môi trường? - Quan sát lọ hoa, quả. - Chuẩn bị bút chì, tẩy, màu vẽ các loại.. - Tham khảo bài.. - HS làm bài vào vở tập vẽ hoặc giấy vẽ đã chuẩn bị. - Làm bài theo gợi ý của GV.. - HS lựa chọn bài cùng GV, nhận xét, xếp loại theo cảm nhận riêng.. - HS nghe. - Luôn yêu mến và giữ gìn và bảo vệ cảnh đẹp thiên nhiên. - HS lắng nghe.. TUẦN 28 Ngày soạn:10/3/2011. Ngày dạy: 5H thứ tư 3/1/2011 5B,5A thứ sáu 5/1/2011. BÀI 28: vẽ theo mẫu MẪU VẼ CÓ HAI HOẶC BA VẬT MẪU (VẼ MÀU) A. Mục tiêu: - HS hiểu đặc điểm, hình dáng của mẫu..

<span class='text_page_counter'>(78)</span> - Biết cách vẽ mẫu có hai đồ vật. - Vẽ được hình và đậm nhạt bằng bút chì đen hoặc vẽ màu. - HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu, màu sắc phù hợp. - HS yêu thích vẻ đẹp của tranh tĩnh vật. B. Đồ dùng dạy- học: 1. Giáo viên: - SGK, SGV. - Chuẩn bị mẫu (hai mẫu khác nhau). - Hi hf gợi ý cách vẽ. - Tranh tĩnh vật của hoạ sĩ và của HS. 2. Học sinh: - SGK. - Mẫu vẽ. - Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ 5. - Bút chì, tẩy, màu vẽ. C. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò ' I. Ổn định tổ chức: ( 1 ) GV kiểm tra sĩ số . - Lớp trưởng báo cáo sĩ số. ' II. Kiểm tra đồ dùng học tập:( 1 ) GV yêu cầu HS để đồ dùng học tập lên bàn. - HS để đồ dùng học tập lên bàn. Nhận xét sự chuẩn bị. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài:( 1' - 2' ) Các giờ học trước chúng ta đã vẽ mẫu có các - HS nghe. khối cơ bản, từ những khối cơ bản đó mà người ta đã sáng tạo ra nhiều đồ vật đẹp. Giờ học hôm nay chúng ta vẽ mẫu có hai hoặc ba vật mẫu (vẽ màu). 2. Nội dung: a. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét.( 6' - 7' ) - GV bày một mẫu chung cho cả lớp (mẫu - HS quan sát, nhận xét. gồm cái ấm tích và cái bát), nêu một số câu hỏi để HS quan sát, nhận xét về: + Tỉ lệ chung giữa chiều cao, chiều ngang + Hình chữ nhật đứng (hoặc hình của mẫu là hình gì? vuông) tuỳ theo góc nhìn của mỗi người. + Tỉ lệ giữa hai vật mẫu? + Quả nhỏ bằng 1/4 chiều ngang của lọ hoa, lọ hoa cao gấp khoảng 5 lần so với quả. + Vị trí của các vật mẫu (vật nào ở trước, vật + Quả ở trước, lọ hoa ở sau. nào ở sau)? + Hình dáng của từng vật mẫu? + Lọ hoa có dạng hình trụ, quả dạng hình cầu..

<span class='text_page_counter'>(79)</span> + Độ đậm nhạt chung của mẫu và độ đậm + Cả hai vật mẫu đều có độ đậm nhạt của từng vật mẫu? nhạt rõ ràng, quả đậm hơn lọ hoa. b. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ .(5' -7') - GV yêu cầu HS nhắc lại các bước vẽ theo - Các bước vẽ theo mẫu: mẫu. + Vẽ khung hình; + Ước lượng tỉ lệ, vẽ nét chính; + Vẽ chi tiết; + Vẽ đậm nhạt. - GV sửa chữa và bổ sung đầy đủ, kết hợp - HS quan sát GV thị phạm cách vẽ với vẽ lên bảng các bước: trên bảng. + Vẽ khung hình chung và khung hình của từng vật mẫu (chiêu cao, chiều ngang); + Ước lượng tỉ lệ các bộ phận của từng vật mẫu, sau đó vẽ các nét chính bắng các nét thẳng; + Nhìn mẫu vẽ chi tiết cho giống mẫu; + Phác các mảng đậm, mảng nhạt; + Vẽ đậm nhạt hoặc màu và hoàn chỉnh bài vẽ.. ( GV chỉ cho HS thấy cách vẽ đậm nhạt hoặc màu và cách bố cục bài vẽ trên một tờ giấy). - GV cho HS quan sát một số bài vẽ của HS năm trước, để các em tự tin hơn khi làm bài. c. Hoạt động 3: Thực hành.( 15' - 16' ) - GV cho HS bày mẫu riêng theo nhóm, nhóm nào không có mẫu thì vẽ mẫu GV bày chung cho cả lớp. - Yêu cầu HS vẽ vào vở tập vẽ trang 49 hoặc giấy vẽ đã chuẩn bị.. - HS quan sát hình minh hoạ. - HS tham khảo bài. - HS bày mẫu theo nhóm. - làm bài vào vở tập vẽ trang 49, hoặc giấy vẽ đã chuẩn bị..

<span class='text_page_counter'>(80)</span> - Trong khi HS làm bài, GV đến từng bàn quan sát, nhắc nhở các em thường xuyên quan sát mẫu để vẽ cho đúng đặc điểm, đúng vị trí nhìn. - Gợi ý cho HS khá giỏi vẽ cho sát mẫu, đậm nhạt rõ ràng, hài hoà giữa hai vật mẫu. d. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.(5' - 6' ) - GV cùng HS chọn một số bài đã hoàn thành dán lên bảng, gợi ý để HS nhận xét về: + Bố cục; + Hình, nét vẽ; + Đậm nhạt. - GV nhận xét bổ sung, khen ngợi một số em có bài vẽ tốt, nhắc nhở những HS chưa hoàn thành để các em cố gắng ở các bài học sau. IV. Củng cố, dặn dò:( 1' - 2' ) - Yêu cầu HS nhắc lại tên bài vừa học. - Khi vẽ bài vẽ theo mẫu các em cần vẽ theo đúng các bước, có như vậy bài vẽ mới đúng và đẹp. - Chuẩn bị cho bài học sau: Đất nặn, bút chì, màu, giấy màu. - Đánh giá tiết học.. - HS làm bài theo cảm nhận riêng.. - HS chọn bài cùng GV, nhận xét theo gợi ý của GV. - Xếp loại theo cảm nhận riêng. - Nghe.. - Vẽ mẫu có hai hoặc ba vật mẫu. - Nghe.. TUẦN 29 Ngày soạn:18/3/2011. Ngày dạy: 5H thứ tư 3/1/2011 5B,5A thứ sáu 5/1/2011. BÀI 29: Tập nặn tạo dáng ĐỀ TÀI NGÀY HỘI A. Mục tiêu: - HS hiểu được nội dung và các hoạt động của một số ngày lễ hội. - Biết cách nặn dáng người đơn giản..

<span class='text_page_counter'>(81)</span> - Nặn được một hoặc hai dáng người đang hoạt động tham gia lễ hội. - HS khá giỏi: Hình nặn cân đối, thể hiện được hình dáng đang hoạt động tham gia lễ hội. - HS yêu mến quê hương và trân trọng các phong tục tập quán. biết giữ gìn môi trường sạch đẹp trong khi tham gia hoạt động học tập. B. Đồ dùng dạy- học: 1. Giáo viên: - SGK, SGV. - Sưu tầm tranh, ảnh về lễ hội. - Một số hình nặn của HS năm trước. - Đất nặn, giấy màu, hồ dán. 2. Học sinh: - SGK. - Sưu tầm tranh, ảnh về lễ hội. - Đất nặn hoặc giấy màu, hồ dán. C. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ' I. Ổn định tổ chức:( 1 ) GV cho lớp hát. - HS hát. ' II. Kiểm tra đồ dùng học tập:( 1 ) GV yêu cầu HS để đồ dùng học tập lên - HS để đồ dùng học tập lên bàn. bàn. Nhận xét sự chuẩn bị. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài:( 1' - 2' ) GV giới thiệu một số ảnh chụp các lễ hội - HS quan sát. để vào bài. 2. Nội dung: a. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm, chọn nội dung đề tài.( 5' - 7' ) - GV yêu cầu HS xem tranh, ảnh, hình nặn - HS quan sát và nêu các hoạt động ở trang 88, 89, 90 SGK, nêu các hoạt động trong ngày hội: trong ngày hội ở mỗi vùng miền. + Rước kiệu; + Hội làng; + Hát quan họ trên thuyền rồng; + Chọi gà. - GV: Trong ngày hội có nhiều hoạt động - HS nghe. khác nhau. Mỗi một địa phương lại có những trò chơi đặc biệt mang bản sắc riêng như: Đấu vật, đánh đu, chọi gà, chọi trâu, đua thuyền,... + Em có nhận xét gì về màu sắc về ngày hội trong tranh, ảnh ở SGK? + Màu sắc rực rỡ, tươi vui. + Em hãy kể về ngày hội ở quê em? + Ném còn, múa xoè, hát đối,... - GV tóm tắt: - HS nghe. + Ngày hội có nhiều hoạt động rất tưng.

<span class='text_page_counter'>(82)</span> bừng, người tham gia lễ hội đông vui, nhộn nhịp, màu sắc quần áo, cờ hoa rực rỡ. + Em có thể tìm chọn một hoạt động của lễ hội ở quê hương để nặn. - GV cho HS nêu nội dung mình yêu thích nhất để nặn, vẽ tranh, hoặc xé dán. b. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách nặn.( 5' - 6' ) - GV nêu các bước nặn và nặn mẫu cho HS quan sát theo các bước sau: + Nặn các bộ phận chính trước, nặn các chi tiết sau rồi ghép dính lại, chỉnh sửa lại cho cân đối. + Có thể nặn hình người từ một thỏi đất và nặn thêm các chi tiết như: tóc, mắt, áo,...rồi tạo dáng theo ý thích. + Có thể chọn màu đất khác nhau cho các bộ phận (đầu màu vàng, thân màu xanh, chân tay màu đỏ,...), hoặc tất cả các bộ phận cùng một màu. - Sau khi nặn xong có thể sắp xếp các hình nặn theo đề tài, các hình ảnh khác có liên quan đến nội dung như: quả bóng, cây, nhà,... - GV cho HS quan sát một số bài nặn của HS năm trước, để các em tự tin hơn khi làm bài. c. Hoạt động 3: Thực hành.( 15' - 17' ) - GV yêu cầu HS lấy đất nặn, dụng cụ để nặn (dao, miếng lót, khăn lau tay) để lên bàn. - Gợi ý HS, có thể vẽ phác hình dáng người trước khi nặn. Ví dụ: + Dáng người cõng em hoặc bế em; + Dáng người ngồi đọc sách; đánh đu; đua thuyền; + Dáng người đá cầu, chạy, nhẩy,... - GV cho một số HS khá nặn theo nhóm: cùng nặn một sản phẩm có kích thước lớn hơn: người đứng, ngồi,... - Đối với HS không có đất nặn, GV yêu cầu vẽ hoặc xé dán hai hay ba dáng người vào giấy đã chuẩn bị sẵn. - Trong khi HS thực hành, GV góp ý. - HS nêu nội dung định vẽ tranh, hoặc nặn, xé dán. - HS quan sát GV nặn mẫu.. - HS tham khảo bài của các bạn năm trước. - HS lấy đồ dùng học tập để lên bàn. - Làm bài theo gợi ý của GV.. - HS khá nặn theo nhóm. - HS không có đất nặn vẽ hoặc xé dán dáng người. - HS làm bài và cùng nhau xếp bài.

<span class='text_page_counter'>(83)</span> hướng dẫn thêm cho từng HS, khuyến khích các em tìm dáng người và cách nặn khác nhau để bài của lớp phong phú và sinh động hơn. - GV nhắc HS trong khi làm bài cần giữ vệ sinh lớp học, làm bài xong rửa tay, lau tay sạch sẽ. d. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.(5'- 6') - GV cho HS bầy sản phẩm và giới thiệu sản phẩm. - Gợi ý HS xếp loại bài nặn về: + Tỉ lệ của hình nặn (hài hoà, thuận mắt). + Dáng hoạt động (sinh động, ngộ nghĩnh). - Yêu cầu HS xếp loại theo cảm nhận riêng, nêu lí do tại sao đẹp và chưa đẹp. - GV tổng kết và bổ sung, khen ngợi những HS có bài đẹp. IV. Củng cố, dặn dò:( 1' - 2' ) - Yêu cầu HS nhắc lại tên bài vừa học. - Sưu tầm tranh, ảnh trên sách báo về chữ trang trí. - Chuẩn bị bút chì, tẩy, màu cho bài học sau. - Đánh giá tiết học.. thành đề tài.. - HS bầy sản phẩm. - Nhận xét theo gợi ý của GV.. - Xếp loại theo cảm nhận riêng, nêu lí do tại sao đẹp và chưa đẹp. - Nghe. - Tập nặn tạo dáng: Đề tài ngày hội. - Nghe. TUẦN 30 Ngày soạn:25/3/2011. Ngày dạy: 5H thứ tư 3/1/2011 5B,5A thứ sáu 5/1/2011. BÀI 30: Vẽ trang trí TRANG TRÍ ĐẦU BÁO TƯỜNG A. Mục tiêu: - HS hiểu nội dung ý nghĩa của báo tường. - Biết cách trang trí đầu báo tường. - Trang trí được đầu báo tường đơn giản của lớp..

<span class='text_page_counter'>(84)</span> - HS khá giỏi: Trang trí được đầu báo tường đơn giản, phù hợp với nội dung tuyên truyền. - HS yêu thích các hoạt động tập thể. B. Đồ dùng dạy- học: 1. Giáo viên: - SGK, SGV. - Sưu tầm một số đầu báo (nhân dân, quân đội, nhi đồng,…). - Một số đầu báo tường của lớp. - Hình gợi ý cách vẽ. 2. Học sinh: - SGK. - Sưu tầm một số đầu báo. - Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ. - Bút chì, tẩy, màu vẽ. C. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ' I. Ổn định tổ chức:( 1 ) GV cho lớp hát. - HS hát. ' II. Kiểm tra đồ dùng học tập:(1 ) GV yêu cầu HS để đồ dùng học tập lên bàn. - HS để đồ dùng học tập lên bàn. Nhận xét sự chuẩn bị. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài:( 1' - 2' ) Hàng năm có rất nhiều ngày lễ, những ngày - HS nghe. đó chúng ta có thể làm báo tường. Để làm được báo tường đẹp, giờ học hôm nay cô cùng các em tìm hiểu về cách làm đầu báo tường. 2. Nội dung: a. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét.( 5' - 7' ) - GV giới thiệu một số đầu báo và gợi ý để - HS quan sát. HS quan sát, nhận thấy: + Tờ báo nào cũng có: đầu báo và thân báo - Nghe GV giới thiệu. (nội dung gồm có các bài báo, hình vẽ, tranh, ảnh minh hoạ,…). + Báo tường: Báo của mỗi đơn vị như: Bộ đội, trường học,…thường ra váo những dịp lễ tết hoặc các đợt thi đua. Mỗi người trong đơn vị viết một bài, có thể là thơ ca, văn xuôi hoặc tranh vẽ,…sau đó dán vào một tấm bảng hay một tờ giấy lớn, để ở nơi thuận tiện cho nhiều người cùng xem. - GV giới thiệu một số đầu báo và gợi ý để - Quan sát. HS tìm ra các yếu tố của đầu báo:.

<span class='text_page_counter'>(85)</span> + Em hãy cho biết đầu báo gồm những phần + Đầu báo tường gồm có: nào? * Chữ: . Tên tờ báo (măng non, sẵn sàng, tiến lên,…). . Chủ đề của tờ báo (chào mừng 1/5; 20/11; 19/5,…) . Tên đơn vị. * Hình minh hoạ: hình trang trí, cờ, hoa, biểu trưng,… + Màu sắc của đầu báo tường như thế nào? + Màu sắc rực rỡ, nổi bật tên báo. - GV yêu cầu HS phát biểu chọn chủ đề báo, - HS phát biểu tìm chủ đề tờ báo, tên tờ báo, kiểu chữ, hình minh hoạ. tên báo, kiểu chữ, hình minh hoạ. b. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách trang trí đầu báo tường.( 5' - 6' ) - GV giới thiệu hình gợi ý cách trang trí đầu - HS quan sát hình gợi ý cách vẽ báo tường, đồng thời vẽ lên bảng cho HS và GV thị phạm trên bảng. quan sát. + Vẽ phác các mảng chữ, hình minh hoạ sao cho có mảng lớn, mảng nhỏ và cân đối. + Kẻ chữ và vẽ hình trang trí. + Vẽ màu tươi sáng, rõ, phù hợp với nội dung.. - GV giới thiệu một số bài trang trí đầu báo tường của HS năm trước cho HS quan sát để các em tự tin hơn khi làm bài. c. Hoạt động 3: Thực hành.( 15' - 17' ) - GV cho HS làm bài vào vở tập vẽ hoặc giấy vẽ đã chuẩn bị. - Cho HS làm bài cá nhân. - GV bao quát lớp, gợi ý, hướng dẫn bổ sung, động viên HS làm bài. - Hướng dẫn HS khá giỏi kẻ chữ nhiều kiểu đẹp, cân đối. d. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.(5' - 6' ). - Quan sát bài của các bạn năm trước trước khi làm bài. - HS làm bài vào vở tập vẽ hoặc giấy vẽ đã chuẩn bị. - Làm bài theo gợi ý của GV..

<span class='text_page_counter'>(86)</span> - GV cùng HS chọn bài để nhận xét, đánh giá về: + Bố cục (rõ nội dung). + Chữ (tên báo nổi rõ, đẹp). + Hình minh hoạ (phù hợp và sinh động). + Màu sắc (tươi, sáng, hấp dẫn). - GV gợi ý HS xếp loại theo cảm nhận riêng. - GV tổng kết, nhận xét chung tiết học. IV. Củng cố, dặn dò:( 1' - 2' ) - Yêu cầu HS nhắc lại tên bài học. - Về nhà sưu tầm tranh, ảnh về đề tài ước mơ của em. - Chuẩn bị bút chì, tẩy, màu vẽ.. - HS chọn bài cùng GV. - Nhận xét theo gợi ý của GV.. - Xếp loại theo cảm nhận riêng. - Nghe. - Trang trí đầu báo tường. - Nghe.. TUẦN 31 Ngày soạn:1/4/2011. Ngày dạy: 5H thứ tư 3/1/2011 5B,5A thứ sáu 5/1/2011. BÀI 31: Vẽ tranh ĐỀ TÀI ƯỚC MƠ CỦA EM A. Mục tiêu: - HS hiểu về nội dung đề tài. - Biết cách chọn hoạt động. - Vẽ được tranh về ước mơ của bản thân. - HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp. - HS phát huy trí tưởng tượng khi vẽ tranh. B. Đồ dùng dạy- học: 1. Giáo viên: - SGK, SGV. - Sưu tầm tranh về đề tài ước mơ và các đề tài khác. - Hình gợi ý cách vẽ. 2. Học sinh: - SGK. - Sưu tầm tranh về đề tài ước mơ và các tranh khác. - Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ 5. - Bút chì, tẩy, màu vẽ. C. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò ' I. Ổn định tổ chức:( 1 ) GV kiểm tra sĩ số. - Lớp trưởng báo cáo sĩ số. ' II. Kiểm tra đồ dùng học tập:( 1 ) - GV yêu cầu HS để đồ dùng học tập- nhận - HS để đồ dùng học tập lên bàn. xét sự chuẩn bị. III. Bài mới:.

<span class='text_page_counter'>(87)</span> 1. Giới thiệu bài:( 1' - 2' ) GV cho HS hát bài "Trái đất này là của chúng mình". 2. Nội dung: a. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm chọn nội dung đề tài.( 5' - 6' ) - GV giới thiệu tranh, ảnh có nội dung khác nhau, gợi ý để HS tìm ra những tranh có nội dung về ước mơ. - GV giải thích: Vẽ về ước mơ là thể hiện những mong muốn tốt đẹp của người vẽ về hiện tại hoặc tương lai theo trí tưởng tượng thông qua hình ảnh và màu sắc trong tranh. Ví dụ: Muốn sống trên cung trăng, dưới đáy đại dương, muốn trái đất mãi mãi hoà bình, muốn được du lịch khắp hành tinh,… + Em hãy nói về ước mơ của mình? + Chọn một ước mơ để vẽ tranh?. - HS hát.. - HS quan sát và tìm ra những tranh vẽ về ước mơ. - HS nghe.. - Ước mơ trở thành bác sĩ, kĩ sư, cô giáo, nhà khoa học, phi công,... - HS chọn nội dung cụ thể mình thích.. b. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ tranh.( 5' - 7' ) - GV cho HS xem tranh tham khảo ở SGK ( - HS quan sát tranh tham khảo. trang 94, 95, 96, 97). Gợi ý cách vẽ bằng hình minh hoạ và vẽ lên bảng: + Chọn các hình ảnh tiêu biểu phù hợp với - Quan sát GV thị phạm cách vẽ nội dung đề tài; trên bảng. +Sắp xếp hình ảnh chính, hình ảnh phụ cho cân đối; + Vẽ rõ nội dung của hoạt động (hình dáng, tư thế, trang phục...). + Vẽ màu theo ý thích (có đậm, có nhạt).. Lưu ý: Không nên vẽ quá nhiều màu..

<span class='text_page_counter'>(88)</span> Hình vẽ cần đơn giản, không nhiều chi tiết rườm rà. Cần phối hợp màu sắc chung cho cả bức tranh. - GV cho HS xem một số tranh của HS năm - HS xem tranh. trước để các em tự tin hơn khi làm bài. c. Hoạt động 3: Thực hành.( 15' - 17' ) - GV nêu yêu cầu : vẽ một tranh về ước mơ - HS làm bài vào vở tập vẽ 5 trang của em. Có thể vẽ vào giấy hoặc vở tập vẽ 53 hoặc giấy vẽ, 5. - Trong khi HS vẽ, GV đến từng bàn để - HS làm bài theo hướng dẫn của quan sát, hướng dẫn thêm. Luôn nhắc HS GV. chú ý sắp xếp các hình ảnh sao cho cân đối, có chính, có phụ. - Gợi ý cụ thể hơn đối với những HS còn lúng túng trong cách vẽ hình, vẽ màu để các em hoàn thành bài. - Gợi ý cho HS khá giỏi phối hợp màu phù hợp cho bài vẽ. d. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.(5' - 6' ) - GV cùng HS chọn một số bài vẽ đẹp, chưa - HS chọn bài cùng GV. đẹp, nhận xét cụ thể về: - Nhận xét xếp loại theo cảm nhận + Cách chọn nội dung riêng. + Cách sắp xếp hình vẽ (cân đối, chưa cân đối); + Cách vẽ màu (đậm nhạt rõ trọng tâm hay chưa rõ trọng tâm...). - GV bổ sung, xếp loại, khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp. IV. Củng cố, dặn dò:( 1' - 2' ) - Nhắc lại tên bài vừa học. - Vẽ tranh về ước mơ của em. - Quan sát lọ hoa và quả. - Nghe. - Chuẩn bị bút chì, tẩy màu vẽ. TUẦN 32 Ngày soạn:8/4/2011. Ngày dạy: 5H thứ tư 3/1/2011 5B,5A thứ sáu 5/1/2011. BÀI 32: Vẽ theo mẫu VẼ TĨNH VẬT (vẽ màu) A. Mục tiêu: - HS biết cách quan sát và so sánh nhận ra đặc điểm của mẫu. - Vẽ được hình và vẽ màu theo mẫu. - HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, màu sắc phù hợp. - HS yêu thích vẻ đẹp của tranh tĩnh vât. B. Đồ dùng dạy- học:.

<span class='text_page_counter'>(89)</span> 1. Giáo viên: - SGK, SGV. - Chuẩn bị mẫu (hai mẫu khác nhau). - Hình gợi ý cách vẽ. - Tranh tĩnh vật của hoạ sĩ và của HS. 2. Học sinh: - SGK. - Mẫu vẽ. - Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ 5. - Bút chì, tẩy, màu vẽ, giấy màu, hồ dán. C. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của thầy I. Ổn định tổ chức:( 1' ) GV kiểm tra sĩ số . II. Kiểm tra đồ dùng học tập:( 1' ) GV yêu cầu HS để đồ dùng học tập lên bàn. Nhận xét sự chuẩn bị. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài:( 1' - 2' ) Các giờ học trước chúng ta đã vẽ mẫu có hai hoặc ba vật mẫu (vẽ màu), từ những khối cơ bản đó mà người ta đã sáng tạo ra nhiều đồ vật đẹp. Giờ học hôm nay chúng ta vẽ tĩnh vật (vẽ màu). 2. Nội dung: a. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét.( 5' - 7' ) - GV bày một mẫu chung cho cả lớp (mẫu gồm cái lọ hoa và quả), nêu một số câu hỏi để HS quan sát, nhận xét về: + Tỉ lệ chung giữa chiều cao, chiều ngang của mẫu là hình gì?. Hoạt động của trò - Lớp trưởng báo cáo sĩ số. - HS để đồ dùng học tập lên bàn.. - HS nghe.. - HS quan sát, nhận xét.. + Hình chữ nhật đứng (hoặc hình vuông) tuỳ theo góc nhìn của mỗi người. + Tỉ lệ giữa hai vật mẫu? + Quả nhỏ bằng 1/4 chiều ngang của lọ hoa, lọ hoa cao gấp khoảng 5 lần so với quả. + Vị trí của các vật mẫu (vật nào ở trước, + Quả ở trước, lọ hoa ở sau. vật nào ở sau)? + Hình dáng của từng vật mẫu? + Lọ hoa có dạng hình trụ, quả dạng hình cầu. + Độ đậm nhạt chung của mẫu và độ đậm + Cả hai vật mẫu đều có độ đậm nhạt của từng vật mẫu? nhạt rõ ràng, quả đậm hơn lọ hoa. b. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ. ( 5' - 6' ) - GV yêu cầu HS nhắc lại các bước vẽ theo - Các bước vẽ theo mẫu:.

<span class='text_page_counter'>(90)</span> mẫu.. + Vẽ khung hình; + Ước lượng tỉ lệ, vẽ nét chính; + Vẽ chi tiết; + Vẽ đậm nhạt. - GV sửa chữa và bổ sung đầy đủ, kết hợp - HS quan sát GV thị phạm cách vẽ với vẽ lên bảng các bước: trên bảng. + Vẽ khung hình chung và khung hình của từng vật mẫu (chiêu cao, chiều ngang); + Ước lượng tỉ lệ các bộ phận của từng vật mẫu, sau đó vẽ các nét chính bắng các nét thẳng; + Nhìn mẫu vẽ chi tiết cho giống mẫu; + Phác các mảng đậm, mảng nhạt; + Vẽ đậm nhạt hoặc màu và hoàn chỉnh bài - HS quan sát hình minh hoạ. vẽ (GV treo hình minh hoạ chỉ cho HS thấy cách vẽ đậm nhạt hoặc màu và cách bố cục bài vẽ trên một tờ giấy).. - GV hướng dẫn HS cách xé dán bằng giấy màu: + Chọn giấy màu; + Vẽ phác các mảng hình lên giấy màu; + Cắt hoặc xé theo hình vẽ; + Sắp xếp các hình đã được cắt, xé sao cho bố cục hợp lí rồidán lên nền giấy trắng hoặc màu. - GV cho HS quan sát một số bài vẽ của HS năm trước, để các em tự tin hơn khi làm bài. c. Hoạt động 3: Thực hành.( 15' - 17' ) - GV cho HS bày mẫu riêng theo nhóm, nhóm nào không có mẫu thì vẽ mẫu GV bày chung cho cả lớp.. - HS quan sát cách xé dán bằng giấy màu.. - HS tham khảo bài.. - HS bày mẫu theo nhóm..

<span class='text_page_counter'>(91)</span> - Yêu cầu HS vẽ vào vở tập vẽ trang 55 hoặc giấy vẽ đã chuẩn bị. - Trong khi HS làm bài, GV đến từng bàn quan sát, nhắc nhở các em thường xuyên quan sát mẫu để vẽ cho đúng đặc điểm, đúng vị trí nhìn. - Gợi ý cho HS khá giỏi vẽ cho sát mẫu, đậm nhạt rõ ràng, hài hoà giữa hai vật mẫu. d. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.(5' - 6' ) - GV cùng HS chọn một số bài đã hoàn thành dán lên bảng, gợi ý để HS nhận xét về: + Bố cục; + Hình, nét vẽ; + Đậm nhạt. - GV nhận xét bổ sung, khen ngợi một số em có bài vẽ tốt, nhắc nhở những HS chưa hoàn thành để các em cố gắng ở các bài học sau. IV. Củng cố, dặn dò:( 1' - 2' ) - Yêu cầu HS nhắc lại tên bài vừa học. - Chuẩn bị cho bài học sau: Bút chì, màu, - Sưu tầm một số hình ảnh về cổng trại hoặc lều trại. - Đánh giá tiết học.. - làm bài vào vở tập vẽ trang 55, hoặc giấy vẽ đã chuẩn bị. - HS làm bài theo cảm nhận riêng.. - HS chọn bài cùng GV, nhận xét theo gợi ý của GV. - Xếp loại theo cảm nhận riêng.. - Nghe.. - Vẽ tĩnh vật (vẽ màu). - Nghe.. TUẦN 33 Ngày soạn:15/4/2011. Ngày dạy: 5H thứ tư 3/1/2011 5B,5A thứ sáu 5/1/2011. BÀI 33: Vẽ trang trí TRANG TRÍ CỔNG TRẠI HOẶC LỀU TRẠI THIẾU NHI A. Mục tiêu: - HS hiểu vai trò, ý nghĩa của lều trại thiếu nhi. - Biết cách trang trí và trang trí được cổng trại hoặc lều trại theo ý thích. - HS khá giỏi: Trang trí được cổng trại hoặc lều trại phù hợp với nội dung hoạt động. - HS yeu thích các hoạt động tập thể. B. Đồ dùng dạy- học:.

<span class='text_page_counter'>(92)</span> 1. Giáo viên: - SGK, SGV. - Ảnh chụp cổng trại hoặc lều trại. - Hình gợi ý cách vẽ. - Bài vẽ của HS năm trước. 2. Học sinh: - SGK. - Sưu tầm hình ảnh về trại thiếu nhi. - Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ 5. - Bút chì, tẩy, màu vẽ. C. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của giáo viên I. Ổn định tổ chức:( 1' ) GV cho lớp hát. II. Kiểm tra đồ dùng học tập:(1') GV yêu cầu HS để đồ dùng học tập lên bàn. Nhận xét sự chuẩn bị. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài:( 1' - 2' ) Hàng năm có rất nhiều ngày lễ, những ngày đó chúng ta có thể tổ chức cắm trại. Để làm được cổng trại hoặc lều trại đẹp, giờ học hôm nay cô cùng các em tìm hiểu về cách trang trí cổng trại hoặc lều trại. 2. Nội dung: a. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét.( 5' - 7' ) - GV giới thiệu một số hình ảnh về cổng trại và lều trại và gợi ý để HS quan sát, tìm hiểu: + Hội trại thường được tổ chức vào dịp nào ? Ở đâu?. Hoạt động của học sinh - HS hát. - HS để đồ dùng học tập lên bàn.. - HS nghe.. - HS quan sát.. + Hội trại thường được tổ chức vào các ngày lễ trong năm như: 20/ 11; 26/ 3; 19/ 5,…và được tổ chức ở nhiều nơi: sân trường, công viên,… + Trại gồm: cổng trại, lều trại. + Trại gồm có những phần chính nào? + Vải làm lều trại, tre làm cổng + Những vật liệu cần thiết để dựng trại gồm trại, cờ hoa,… những gì? - Nghe GV giới thiệu. - GV tóm tắt và bổ sung: + Vào dịp lễ tết hay nghỉ hè, các trường thường tổ chức hội trại ở nơi có cảnh đẹp như sân trường, công viên, bãi biển,…Hội trại lẹ hình thức sinh hoạt tập thể vui tươi và bổ ích. + Các phần chính của trại gồm có:.

<span class='text_page_counter'>(93)</span> Cổng trại: Cổng trại là bộ mặt của trại, có thể được tạo bằng nhiều kiểu dáng khác nhau (đối xứng, không đối xứng). Lều trại: Là trung tâm của trại, nơi tổ chức các sinh hoạt chung + Vật liệu để làm trại: Tre, nứa, lá, vải, pa nô, giấy màu, hồ dán, dây,… b. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách trang trí trại.( 5' - 6' ) - HS quan sát hình gợi ý cách vẽ và - GV giới thiệu hình gợi ý cách trang trí GV thị phạm trên bảng. trại, đồng thời vẽ lên bảng cho HS quan sát. * Trang trí cổng trại: + Vẽ hình cổng, hàng rào (đối xứng hay không đối xứng). + Vẽ hình trang trí theo ý thích (hình vẽ, chữ, cờ, hoa,…). + Vẽ màu (tươi vui, rực rỡ).. * Trang trí lều trại: + Vẽ hình lều trại cân đối với phần giấy. + Trang trí lều trại theo ý thích (lựa chọn hình trang trí như: hoa; lá, chim cá, mây, trời,…).. - Quan sát bài trong SGK và của - GV giới thiệu một số bài trang trí trại các bạn năm trước trước khi làm trong SGK và của HS năm trước cho HS bài. quan sát để các em tự tin hơn khi làm bài. - HS làm bài vào vở tập vẽ hoặc c. Hoạt động 3: Thực hành.( 15' - 17' ) - GV cho HS làm bài vào vở tập vẽ hoặc giấy vẽ đã chuẩn bị. giấy vẽ đã chuẩn bị. - Làm bài theo gợi ý của GV. - Cho HS làm bài cá nhân. - GV bao quát lớp, gợi ý, hướng dẫn bổ.

<span class='text_page_counter'>(94)</span> sung, động viên HS làm bài. - Hướng dẫn HS khá giỏi vẽ được nhiều kiểu đẹp cổng trại, lều trại đẹp, cân đối. d. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.( 5'- 6' ) - GV cùng HS chọn bài để nhận xét, đánh giá về: + Bố cục (cân đối). + Hình minh hoạ (phù hợp và sinh động). + Màu sắc (tươi, sáng, hấp dẫn). - GV gợi ý HS xếp loại theo cảm nhận riêng. - GV tổng kết, nhận xét chung tiết học. IV. Củng cố, dặn dò:( 1' - 2' ) - Yêu cầu HS nhắc lại tên bài học. - Về nhà sưu tầm tranh, ảnh về các đề tài. - Chuẩn bị bút chì, tẩy, màu vẽ.. - HS chọn bài cùng GV. - Nhận xét theo gợi ý của GV. - Xếp loại theo cảm nhận riêng. - Nghe. - Trang trí cổng trại hoặc lều trại. - Nghe.. TUẦN 34 Ngày soạn:23/4/2011. Ngày dạy: 5H thứ tư 3/1/2011 5B,5A thứ sáu 5/1/2011. BÀI 34: Vẽ tranh ĐỀ TÀI TỰ CHỌN A. Mục tiêu: - HS hiểu sự phong phú của đề tài tự chọn. - Biết cách tìm chọn chủ đề. - Vẽ được tranh theo chủ đề đã chọn. - HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu vẽ màu phù hợp, rõ đề tài. - HS quan tâm đến cuộc sống xung quanh, yêu quý và giữ gìn cảnh quan môi trường. B. Đồ dùng dạy- học: 1. Giáo viên: - SGK, SGV. - Tranh của hoạ sĩ và của HS về các đề tài khác nhau. - Hình gợi ý cách vẽ. 2. Học sinh: - SGK. - Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ. - Bút chì, tẩy, màu vẽ. C. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ' I. Ổn định tổ chức:( 1 ) GV cho HS hát. - HS hát. ' II. Kiểm tra đồ dùng học tập:( 1 ) GV yêu cầu HS để đồ dùng học tập lên bàn. - HS để đồ dùng học tập lên bàn..

<span class='text_page_counter'>(95)</span> Nhận xét sự chuẩn bị. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài:( 1' - 2' ) Xung quanh ta có nhiều cảnh đẹp, những - Nghe. hoạt động của con người, của con vật tạo nên một cuộc sống sinh động, dựa vào những hình ảnh đó nhiều hoạ sĩ và các em thiếu nhi đã vẽ thành công nhiều bức tranh đẹp. Giờ học hôm nay các em hãy chọn một nội dung mình yêu thích nhất để vẽ. 2. Nội dung: a. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm, chọn nội dung đề tài.( 5' - 7' ) - GV cho HS xem một số bức tranh về các - HS quan sát tranh. đề tài khác nhau và đặt câu hỏi để các em tìm hiểu: + Các bức tranh đó vẽ những đề tài gì? + Đề tài nhà trường, phong cảnh, vui chơi,… + Trong tranh có những hình ảnh nào? + Trong tranh có người, nhà cửa cây cối, đồi núi, sông nước,… - GV cho HS lựa chọn những tranh cùng đề - HS lựa chọn những tranh cùng đề tài để các em thấy rõ sự phong phú về cách tài. chọn nội dung ở mỗi đề tài. Ví dụ: + Ở đề tài Vui chơi trong ngày hè có thể vẽ các hoạt động như nhảy dây, đá cầu, thả diều,… + Ở đề tài nhà trường có thể vẽ phong cảnh trường học, giờ học trên lớp, sân trường giờ ra chơi,… + Ở đề tài Cảnh đẹp quê hương có thể vẽ về phong cảnh miền núi, miền biển,… - GV kết luận: Đề tài tự chọn rất phong phú, - HS nghe. cần suy nghĩ, tìm được những nội dung yêu thích và phù hợp để vẽ tranh. - GV cho HS tìm chọn nội dung yêu thích - HS tìm nội dung yêu thích để vẽ để vẽ tranh. tranh. b. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ tranh.( 5' - 6' ) - GV treo hình minh hoạ cách vẽ tranh, yêu - HS quan sát hình minh hoạ cách cầu HS quan sát để nhận ra cách vẽ tranh: vẽ tranh. + Vẽ hình ảnh chính làm rõ trọng tâm; + Vẽ các hình ảnh phụ sao cho sinh động, phù hợp với chủ đề đã chọn; + Vẽ màu theo cảm nhận riêng. - GV cho HS quan sát một số tranh của HS - Quan sát tranh tham khảo..

<span class='text_page_counter'>(96)</span> năm trước. c. Hoạt động 3: Thực hành.( 15' - 17' ) - GV cho HS làm bài vào vở tập vẽ hoặc giấy vẽ đã chuẩn bị. - Trong khi HS làm bài, GV quan sát để góp ý, gợi mở cho những HS chưa chọn được nội dung đề tài. - GV nhắc HS vẽ hình to rõ ràng. - Động viên khen ngợi những em vẽ nhanh, vẽ đẹp,…để tạo không khí thi đua trong lớp học. d. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.( 5' -6' ) - GV cùng HS chọn một số bài dán lên bảng, gợi ý để các em nhận xét, đánh giá về: + Cách chọn nội dung đề tài và các hình ảnh; + Cách thể hiện: sắp xếp hình ảnh, vẽ hình và vẽ màu. - GV khen ngợi những HS hoàn thành tốt bài vẽ và nhắc nhở những em vẽ chưa xong cố gắng hơn ở những bài học sau. IV. Củng cố, dặn dò:( 1' - 2' ) - Em đã tham gia những hoạt động nào để bảo vệ môi trường? - Đánh giá tiết học.. - HS làm bài vào vở tập vẽ hoặc giấy vẽ đã chuẩn bị. - Làm bài theo gợi ý của GV.. - HS chọn bài cùng GV. Nhận xét theo gợi ý của GV.. - HS nghe.. - Trồng cây, quét dọn trường học, … - HS nghe.. TUẦN 35 Ngày soạn:30/4/2011. Ngày dạy: 5H thứ tư 5B,5A thứ sáu. 3/1/2011 5/1/2011. Bài 35: Tổng kết năm học TRƯNG BÀY CÁC BÀI VẼ, BÀI NẶN ĐẸP A. Mục tiêu: - Nhà trường thấy được công tác quản lí dạy- học mĩ thuật. - GV rút kinh nghiệm cho dạy- học ở những năm tiếp theo. - HS thấy rõ được những gì đã đạt được và có ý thức phấn đấu trong các năm học tiếp theo ở bậc THCS. - Phụ huynh HS biết được kết quả học tập mĩ thuật của con em mình. B. Hình thức tổ chức: - GV và HS chọn các bài vẽ đẹp ở các phân môn. - Dán bài vẽ vào giấy Ao. - Trưng bày ở nơi thuận tiện cho nhiều người xem. - Trình bày đẹp: có bo, dây treo, nẹp, có tên tranh, tên HS, tên lớp ở dưới mỗi bài..

<span class='text_page_counter'>(97)</span> - Bày các bài tập nặn vào khay, có tên bài nặn, có tên HS. - GV tổ chức cho HS xem và trao đổi ngay ở nơi trưng bày để nâng cao hơn nhận thức thẩm mĩ, cảm thụ cái đẹp, giúp cho việc dạy - học mĩ thuật có hiệu quả hơn ở những năm sau. C. Đánh giá: - Tổ chức cho HS xem và gợi ý để các em nhận xét, đánh giá. - Tổ chức cho phụ huynh HS xem vào dịp tổng kết năm học. - Khen ngợi những HS có nhiều bài vẽ đẹp và những tập thể lớp học tốt..

<span class='text_page_counter'>(98)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×