Tải bản đầy đủ (.docx) (140 trang)

Luận văn thạc sĩ quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn người dân tộc thiểu số ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên huyện phú bình, tỉnh thái nguyên​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (720.07 KB, 140 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐÀO VĂN TRUNG

QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG
THÔN NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TRUNG TÂM GIÁO
DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN
Ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8140114

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Trần Quốc Thành

THÁI NGUYÊN - 2020

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn
Đào Văn Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN






LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm trân thành, em xin bày tỏ lịng biết ơn và sự kính trọng tới
Lãnh đạo trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên, các Thầy giáo, Cô
giáo đã tham gia giảng dạy và cung cấp những kiến thức cơ bản, sâu sắc, tạo
điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu tại nhà trường.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Giáo sư, tiến sĩ Trần
Quốc Thành, người trực tiếp hướng dẫn khoa học, tận tình giúp đỡ em trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu, hoàn thành Luận văn.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn tới Lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện Phú
Bình, Phịng Lao động - Thương binh xã hội, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp
- Giáo dục Thường xuyên huyện Phú Bình, các cơ quan chun mơn thuộc Ủy
ban nhân dân huyện Phú Bình cùng bạn bè, người thân đã tạo điều kiện cả về
thời gian, vật chất, tinh thần cho tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên
cứu và hồn thành luận văn.
Trong q trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, mặc dù bản thân
em đã luôn cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Kính
mong được sự góp ý, chỉ dẫn của các Thầy, các Cô và các bạn đồng nghiệp.

Em xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2020
Tác giả luận văn
Đào Văn Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................. ii
MỤC LỤC.................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................................ iv
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU............................................................................... v
MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.................................................................2
4. Giả thuyết khoa học.........................................................................................3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................................... 3
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu..........................................................................3
7. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................4
8. Kết cấu Luận văn.............................................................................................4
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG
NÔNG THÔN NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ CỦA TRUNG TÂM GIÁO
DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN CẤP HUYỆN..............6

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề...................................................................... 6
1.1.1. Ở nước ngoài.............................................................................................6
1.1.2. Ở Việt Nam................................................................................................7
1.2. Nghề và đào tạo nghề cho lao động nông thôn người dân tộc thiểu số......10
1.2.1. Khái niệm nghề....................................................................................... 10
1.2.2. Đào tạo và đào tạo nghề..........................................................................12
1.2.3. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn.....................................................15
1.2.4. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn người dân tộc thiểu số................17

1.3. Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội, nhất là phát triển nơng thơn..........................22
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




1.3.1. Khái quát về Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp -Giáo dục thường
xuyên cấp huyện......................................................................................22
1.3.2. Đặc trưng đào tạo nghề ở Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục
thường xuyên cấp huyện......................................................................... 25
1.4. Nội dung quản lý đào tạo cho lao động nông thôn người dân tộc thiểu
số của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên
huyện Phú Bình....................................................................................... 27
1.4.1. Quản lý....................................................................................................27
1.4.2. Nội dung quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn người dân tộc
thiểu số.................................................................................................... 28
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn
người dân tộc thiểu số của trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục
thường xuyên...........................................................................................40
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG
NÔNG THÔN NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ CỦA TRUNG TÂM GIÁO
DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN PHÚ
BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN............................................................................... 44

2.1. Khái quát chung về huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên và trung tâm
giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên của huyện....................44
2.1.1. Đặc điểm chung của huyện Phú Bình..................................................... 44
2.1.2. Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên của huyện....45
2.2. Tổ chức và phương pháp khảo sát thực trạng.............................................49

2.2.1. Tổ chức khảo sát......................................................................................49
2.2.2. Đối tượng khảo sát.................................................................................. 49
2.2.3. Nội dung khảo sát....................................................................................50
2.2.4. Phương pháp khảo sát thực trạng............................................................ 50
2.3. Thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn người dân tộc thiểu số
huyện Phú Bình, tỉnh Thái Ngun.........................................................51
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




2.3.1. Số lượng và chất lượng học viên học nghề tại Trung tâm Giáo dục nghề
nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên....51
2.3.2. Nhận thức về tầm quan trọng của vấn đề đào tạo nghề cho lao động
nông thôn người dân tộc thiểu số huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.. .53
2.3.3. Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn người dân tộc
thiểu số huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên........................................... 55
2.3.4. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo nghề.......................................................60
2.3.5. Chất lượng đào tạo nghề..........................................................................61
2.3.6. Đánh giá chung về đào tạo nghề ở Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp
- Giáo dục thường xuyên huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên................64
2.4. Thực trạng quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn người dân tộc
thiểu số của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường
xun huyện Phú Bình, tỉnh Thái Ngun.............................................. 67
2.4.1.Thực trạng cơng tác tuyển sinh................................................................ 67
2.4.2. Thực trạng quản lý chương trình đào tạo nghề....................................... 68
2.4.3. Thực trạng quản lý dạy và học nghề....................................................... 71
2.4.4. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất phục vụ đào tạo.................................74
2.5. Đánh giá chung về thực trạng.....................................................................76
2.5.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo nghề cho lao động nông

thôn người dân tộc thiểu số ở Trung tâm GDNN-GDTX huyện Phú
Bình, tỉnh Thái Nguyên...........................................................................77
2.5.2. Đánh giá chung về thực trạng..................................................................79
Kết luận chương 2............................................................................................. 80
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG
NÔNG THÔN NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ CỦA TRUNG TÂM GIÁO
DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN PHÚ
BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN............................................................................... 82

3.1. Một số định hướng phát triển nông thôn và vấn đề đào tạo nghề cho
đồng bào người dân tộc thiểu số..............................................................82
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




3.2. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn
người dân tộc thiểu số............................................................................. 83
3.2.1. Nguyên tắc 1: Đảm bảo tính phù hợp với thực tiễn địa phương.............83
3.2.2. Nguyên tắc 2: Đảm bảo tính khả thi........................................................84
3.2.3. Nguyên tắc 3: Đảm bảo tính hiệu quả.....................................................84
3.2.4. Nguyên tắc 4: Đảm bảo tính khoa học....................................................84
3.2.5. Nguyên tắc 5: Đảm bảo tính kế thừa và phát triển..................................85
3.2.6. Nguyên tắc 6: Đảm bảo tính đồng bộ......................................................85
3.3. Các biện pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn người dân tộc thiểu
số của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên
huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.........................................................86
3.3.1. Tăng cường phân tích thực trạng nhu cầu học nghề của lao động nông
thôn người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Phú Bình.......................86
3.3.2. Xác định mục tiêu đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu lao động nông

thôn người dân tộc thiểu số và xây dựng chương trình đào tạo nghề
phù hợp với lao động nông thôn người dân tộc thiểu số.........................87
3.3.3. Đa dạng hóa các hình thức đào tạo nghề cho lao động nông thôn người
dân tộc thiểu số........................................................................................89
3.3.4. Biện pháp huy động các nguồn lực cộng đồng trong hoạt động đào
tạo nghề cho lao động nông thôn người dân tộc thiểu số........................90
3.3.5. Tăng cường giám sát hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn
người dân tộc thiểu số............................................................................. 93
3.3.6. Mối quan hệ giữa các biện pháp..............................................................95
3.4. Khảo nghiệm các biện pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn người
dân tộc thiểu số huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên...............................96
3.4.1. Khái quát chung về khảo nghiệm............................................................96
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN




3.4.2. Phân tích kết quả khảo nghiệm................................................................98
Kết luận chương 3........................................................................................... 101
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................................................ 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 109
PHỤ LỤC
...............................................................................................................

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


CNH-HĐH

: Cơng nghiệp hóa- Hiện đại hóa

GDNN-GDTX

: Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên

KT-XH

: Kinh tế - xã hội

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thơng

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1.

Số lượng học viên đào tạo tại Trung tâm GDNN-GDTX huyện

Phú Bình (2017-20190) 52
Bảng 2.2.

Hình thức và phương pháp đào tạo nghề cho lao động nơng thơn

người dân tộc thiểu số huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên59
Bảng 2.3.

Đội ngũ cán bộ giáo viên tham gia công tác đào tao nghề tại
Trung tâm GDNN-GDTX huyện Phú Bình 62

Bảng 2.4.

Kết quả dạy nghề của các năm 2015-2019....................................62

Bảng 2.5.

Kết quả dạy nghề gắn với giải quyết việc làm đối với nghề nông

nghiệp, nghề phi nông nghiệp 63
Bảng 2.6.

Thực trạng thực hiện việc khảo sát nhu cầu học nghề của lao động

nông thôn người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Phú Bình 67

Bảng 2.7.

Đánh giá của CBQL, GV, học viên Trung tâm GDNN-GDTX
về chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn người
dân tộc thiểu số huyện Phú Bình

Bảng 2.8.

69

Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên của trung tâm GDNNGDTX về đội ngũ giáo viên tham gia đào tạo nghề cho người
lao động nông thơn người dân tộc thiểu số huyện Phú Bình

Bảng 2.9.

71

Đánh giá về mức độ đáp ứng yêu cầu của hệ thống cơ sở vật
chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo nghề ở Trung tâm GDNNGDTX huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

75

Bảng 2.10. Đánh giá về hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn,
người dân tộc thiểu số ở Trung tâm GDNN-GDTX huyện Phú
Bình, tỉnh Thái Nguyên 76
Bảng 2.11. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo nghề cho lao động
nông thôn người dân tộc thiểu số ở Trung tâm GDNN-GDTX
huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

77


Bảng 3.1.

Đánh giá về mức độ cần thiết của của các biện pháp....................98

Bảng 3.2.

Đánh giá của các chuyên gia, các cán bộ quản lý, giáo viên, các
cán bộ, ban, ngành, đoàn thể huyện Phú Bình, tỉnh Thái Ngun . 100

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) là sự nghiệp của Đảng,
Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao
động nông thôn, tăng hiệu quả sử dụng thời gian cho lao động ở nông thôn,
thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng hiện đại hóa nơng nghiệp,
xây dựng nơng thơn mới.
Nghề nghiệp là phương tiện đảm bảo chất lượng cuộc sống vật chất và
tinh thần của con người. Có nghề nghiệp con người mới có cuộc sống ổn định,
mới làm cho cuộc sống trở nên có ý nghĩa.
Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản
Việt Nam ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp
ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng Xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế tại nhiệm vụ, giải pháp thứ 5 mục III
- đã nhấn mạnh: “Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm

dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo
dục, đào tạo, coi trọng quản lý chất lượng” [6] là một định hướng quan trọng trong
công tác đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao. Thực hiện tốt vấn đề này sẽ đóng
góp một vai trị quan trọng trong việc phát triển giáo dục nước nhà. Nghị quyết
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X đã chỉ rõ “Phát triển, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố
quyết định sự phát triển nhanh, bền vững đất nước. Đổi mới căn bản, toàn diện
nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, đổi mới nội dung,
chương trình, phương pháp dạy và học, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, đào tạo.
Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo coi trọng đạo đức, lối sống, năng
lực sáng tạo, kỹ năng thực hành. Đẩy mạnh đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu phát
triển đất nước [5]. Tại Điều 7, Luật dạy nghề đã nêu “Đầu tư mở rộng mạng lưới
cơ sở dạy nghề, nâng cao chất lượng dạy nghề, góp phần
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




đảm bảo cơ cấu nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, góp phần phân luồng học sinh tốt nghiệp THCS và THPT, tạo điều kiện
phổ cập nghề cho thanh niên và đáp ứng nhu cầu của người lao động” [4].

Phú Bình là huyện có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, là điểm đến của
nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp trong nước và nước ngồi, vì vậy nhu cầu sử
dụng lao động lớn, đặc biệt là lao động có chun mơn, tay nghề.
Trong những năm gần đây kinh tế - xã hội huyện đã phát triển, tốc độ
tăng trưởng khá, an ninh quốc phòng được giữ vững, đời sống vật chất và tinh
thần nhân dân được nâng lên, giáo dục và y tế được đầu tư theo hướng đạt
chuẩn, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh bền vững, giải quyết việc làm hằng năm vượt
kế hoạch giao. Song kết quả đạt được chưa xứng tầm với tiềm năng của huyện.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên song có ngun nhân là
chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn huyện còn hạn chế, tỷ lệ lao động qua
đào tạo thấp (năm 2015 tỷ lệ lao động qua đào tạo là 33%), vì vậy trong giai
đoạn từ năm 2016 đến năm 2020 cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tỷ lệ
lao động qua đào tạo để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội huyện.
Xuất phát từ lý do nêu trên, tôi lựa chọn đề tài “Quản lý đào tạo nghề cho
lao động nông thôn người dân tộc thiểu số ở Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp
-

Giáo dục thường xuyên huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên” để tiến hành

nghiên cứu.
2.

Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đào tạo nghề cho lao động nông thôn là

người dân tộc thiểu số ở Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường
xuyên huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, đề xuất các biện pháp quản lý đào tạo
nghề cho lao động nông thôn người dân tộc thiểu số ở Trung tâm Giáo dục nghề
nghiệp - Giáo dục thường xuyên của huyện để từng bước đáp ứng yêu cầu phát
triển nông nghiệp, nông thôn của các xã thuộc huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




3.1. Khách thể nghiên cứu

Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn người dân tộc thiểu số ở
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp huyện.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn người dân
tộc thiểu số của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên
huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
4. Giả thuyết khoa học
Công tác đào tạo nghề cho lao đông nơng thơn người dân tộc thiểu số
huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đã được quan tâm song chưa thực sự đạt
hiệu quả nên chất lượng đào tạo nghề chưa cao, chưa đáp ứng được mục tiêu
chuyển dịch cơ cấu phát triển kinh tế - xã hội. Nếu nghiên cứu, đánh giá một
cách toàn diện về thực trạng, trên cơ sở đó đề ra những biện pháp mang tính
khoa học và hợp lý thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề nông
nghiệp cho lao động nông thôn người dân tộc thiểu số của Trung tâm Giáo dục
nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Phú Bình, Thái Nguyên.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Hệ thống hóa cơ sở lí luận về đào tạo nghề cho lao động nông thôn
người dân tộc thiểu số của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường
xuyên cấp huyện.
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn
người dân tộc thiểu số của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường
xuyên huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
5.3. Đề xuất các biện pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn người dân
tộc thiểu số của trung tâm GDNN-GDTX huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ đánh giá thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn
người dân tộc thiểu số ở trung tâm GDNN-GDTX huyện Phú Bình, tỉnh Thái
Nguyên trong 3 năm trở lại đây.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





Khảo sát trên 30 chuyên gia; cán bộ quản lý và giáo viên, 70 học viên người
DTTS học nghề tại trung tâm GDNN-GDTX huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Phương pháp này dùng để thu thập, xử lí các tài liệu có liên quan, trên cơ
sở đó xây dựng cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu. Các phương pháp nghiên
cứu lí luận được sử dụng bao gồm: phương pháp tích phân, tổng hợp lí luận,
phương pháp giả thuyết, phướng pháp chứng minh.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Xây dựng và sử dụng phiếu chưng cầu ý kiến để thu thập ý kiến của các
chuyên gia, cán bộ quản lí, giáo viên và học viên về thực trạng đào tạo nghề cho
lao động nơng thơn người dân tộc thiểu số huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

7.2.2. Phương pháp quan sát
Quan sát hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) ở
TTGDNN-GDTX huyện Phú Bình, tỉnh Thái Ngun.
7.2.3. Phương pháp phỏng vấn
Trị chuyện, phỏng vấn sâu để lấy ý kiến của học sinh, giáo viên, cán bộ
quản lý và các chuyên gia về hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT ở TTGDNNGDTX huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
7.3 Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng các phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu thu được từ
khảo sát thực trạng đào tạo nghề cho LĐNT người DTTS ở trung tâm GDNNGDTX huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, lập các bảng và biểu đồ trình bày
các số liệu đó.
8.


Kết cấu Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham

khảo, phụ lục, Luận văn gồm 3 chương:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




Chương 1: Cơ sở lí luận về đào tạo nghề cho lao động nông thôn người
dân tộc thiểu số của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên
cấp huyện.
Chương 2: Thực trạng quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn
người dân tộc thiểu số ở Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường
xuyên huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
Chương 3: Biện pháp quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn
người dân tộc thiểu số ở Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường
xuyên huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN




Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ CỦA TRUNG TÂM GIÁO DỤC
NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN CẤP HUYỆN


1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Ở nước ngoài
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về đào tạo nghề, dạy nghề thơng qua
mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, quản lý giáo dục nghề
nghiệp. Ở Liên Xô trước đây các tác giả Batusep, Xla Sapôrinxki Y.A và nhiều
tác giả khác đã xây dựng những cơ sở lý luận xác đáng trong việc xây dựng nội
dung, phương pháp và hình thức giáo dục nghề nghiệp. Ở Đức, các tác giả như
D.Marschreider, B.Germer, Heinz Frakiewicz đã đưa ra những cơ sở sư phạm
đối với việc tổ chức quản lý hoạt động dạy học nghề nghiệp. Các tác giả đã rất
quan tâm tới sự phối hợp chặt chẽ giữa dạy lý luận và luyện tập kỹ năng, kỹ
thuật trong thực tiễn sản xuất. Các hệ thống dạy nghề và nghiên cứu về phát
triển nghề nghiệp xuất hiện ở nhiều quốc gia khác như Pháp, Mỹ, Thụy Điển,
Phần Lan,… trong đó đều đề cập tới quản lý đối với các thành phần cơ bản tạo
nên quá trình đào tạo nghề ở các cơ sở giáo dục. (dẫn theo [22])
Trong cuốn Giáo dục kỹ thuật và đào tạo thế kỷ XXI: Các khuyến nghị của
Tổ chức Lao động Quốc tế và tổ chức giáo dục, Khoa học và văn hóa của Liên
Hiệp Quốc, John Daniel và Goran Hultin đã đề cập tới mối quan hệ gắn bó giữa
mục tiêu phát triển đào tạo nghề với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; giữa đào
tạo với sự biến động của thị trường lao động; sự cần thiết phải thiết lập một cơ cấu
giáo dục mở và linh hoạt. Các tác giả đã khẳng định rằng, trong nền kinh tế thị
trường, hoạt động quản lý liên quan tới thiết kế chính sách về đào tạo nghề cần lưu
ý tới mối quan hệ hợp tác giữa các nước, người sử dụng lao động và nhà sản xuất.
Nhất là trong bối cảnh hội nhập tồn cầu như hiện nay. (dẫn theo [26])
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Quản lý hoạt động đào tạo nghề được nhiều chuyên gia nghiên cứu với
nhiều góc độ và cách tiếp cận khác nhau. HeinzWeihrich và đồng nghiệp đã

đưa ra nhận định của mình trong một báo cáo khoa học “Quản lý đào tạo nghề
như một công ty liên doanh cách tiếp cận hợp tác đào tạo của Đức như một mơ
hình cho Mỹ với các nước khác”. Trong báo cáo khoa học này các tác giả đã
giới thiệu các mơ hình đào tạo nghề theo phương pháp truyền thống của Đức và
mơ hình đào tạo nghề cần được bổ sung để hướng tới mức độ cao hơn. Đào tạo
nghề theo hệ thống tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, tác giả cho rằng đổi
mới mơ hình đào tạo nghề là rất quan trọng và mơ hình mới là mơ hình đào tạo
liên doanh, đào tạo song hành. Học viên có thể tự mình tìm một trang trại hay
doanh nghiệp để làm nơi thực hành kỹ năng cho mình. Tác giả Gaskov với tác
phẩm “Quản lý đào tạo nghề” đã tìm ra hệ thống khoa học quản lý tổ chức đào
tạo nghề trong các cơ sở đào tạo nghề công lập như quản lý tài chính, xây dựng
mục tiêu, cơ cấu tổ chức, quản lý đào tạo ...;đồng thời khuyến khích những
người trong tổ chức đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả để tổ chức của
mình đạt kết quả cao nhất trong thực hiện các nhiệm vụ. (dẫn theo [22])
Các nghiên cứu đều cho thấy cần phải có sự cải tiến liên tục trong công
tác quản lý hoạt động đào tạo để đạt hiệu quả cao trong việc đào tạo nghề cho
người lao động và đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động
hiện nay.
1.1.2. Ở Việt Nam


Việt Nam, đào tạo nghề, dạy nghề nói chung và quản lý hoạt động đào

tạo nghề, dậy nghề nói riêng là vấn đề được nhiều nhà khoa học quan tâm
nghiên cứu. Trong đó có thể kể đến một số cơng trình sau:
Một số cơng trình nghiên cứu về lịch sử dạy nghề như: “100 năm thành lập
Trường trung cấp công nghiệp I Hà Nội”, của Đinh Văn Mộng (1986), “80 năm
Trường kỹ thuật Cao Thắng” của Phạm Quốc Trường, (1994). “90 năm Trường kỹ
thuật thực hành Huế” của Chu Quang Trứ (2000). Nghiên cứu sự phát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





triển sư phạm kỹ thuật trên thế giới và trong nước để áp dụng trường đại học sư
phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh” của tập thể Nguyễn Thụy Ái, Đỗ
Thành Long, Lê Đình Viện (1997). (dẫn theo [22])
Tác giả Phạm Văn Kha trong quấn “Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực
trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” [14] đã phân tích mối quan hệ giữa
đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực trong điều kiện Việt Nam hiện nay cả về
mặt lý luận và thực tiễn với những giải pháp tăng cường sự phù hợp giữa đào
tạo và sử dụng, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của yếu tố quản lý đào tạo
nghề, dạy nghề của cả hệ thống và từng cơ sở.
Tác giả Đỗ Minh Cương và Mạc Văn Tiến (đồng chủ biên) với cơng trình
“Phát triển lao động kỹ thuật ở Việt Nam - lý luận và thực tiễn” [4] đã thiết lập
cơ sở lý luận, phân tích thực trạng về phát triển lao động kỹ thuật, đề xuất một
số giải pháp phát triển lao động kỹ thuật ở Việt Nam đến năm 2010, trong đó
đưa ra giải pháp nội dung, chương trình và quản lý tổ chức quá trình đào tạo
nhằm đạt tới sự phù hợp giữa đào tạo và sử dụng.
Luận án Tiến sỹ của Phan Chính Thức với đề tài “Những giải pháp phát
triển đào tạo nghề góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp CNHHĐH [26], đã đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận của đào tạo nghề, đề xuất một số
giải pháp phát triển đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội”.


viện nghiên cứu khoa học dạy nghề (Tổng cục dạy nghề) có liên quan

đến đào tạo nghề đáng lưu ý:
- Dự án nghiên cứu tổng thể UNDP, UNESCO và Bộ giáo dục và Đào tạo
VIE/89/002.
- Dự án Giáo dục kỹ thuật và dạy nghề TA 2761-VIE của Bộ giáo dục và

Đào tạo, Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB).
- Tổng kết 10 đổi mới ngành giáo dục chuyên nghiệp giai đoạn 19861995 của viện nghiên cứu giáo dục.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN




-

“Vấn đề bồi dưỡng và đào tạo lại các loại hình lao động nghề nghiệp nhằm đáp
ứng nhu cầu của sự phát triển kinh tế trong điều kiện kinh tế mới” (Đề tài khoa
học cấp nhà nước KX07-14). [28]
Hệ thống giáo dục nghề của Việt Nam đã được hình thành nhiều năm,
được thể chế hóa vào luật Điều 32 Luật giáo dục 2005 quy định giáo dục nghề
nghiệp boa gồm: Trung cấp chuyên nghiệp được thực hiện từ 3 đến 4 năm đối
với người tốt nghiệp trung học cơ sở, từ 1 đến 2 năm đối với người tốt nghiệp
trung học phổ thông và dậy nghề dưới 1 năm đối với sơ cấp, từ 1 đến 3 năm đối
với trung cấp và cao đẳng nghề.
Vấn đề đào tạo nghề, quản lý quá trình ĐTN cũng được quan tâm ngay
từ những năm 1970 khi đó cịn Tổng cục dạy nghề, một số nhà nghiên cứu
trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, tâm lý học lao động như: Nguyễn Văn
Hộ, Nguyễn Ngọc Đường, Đặng Danh Ánh, Nguyễn Bá Dương,... đã chủ động
nghiên cứu những khía cạnh khác nhau về sự hình thành nghề và công tác dạy
nghề. Đặc biệt, một số nhà nghiên cứu như Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Thị Mỹ
Lộc, Trần Kiểm đã đi sâu nghiên cứu về quản lý giáo dục, quản lý nhà trường.
Những nghiên cứu này đã đóng góp nhiều vấn đề quan trọng, đã khái quát hóa
và làm rõ được những vấn đề lý luận, đề xuất những biện pháp quản lý góp
phần nâng cao hiệu quả quản lý q trình đào tạo nghề nói chung và hoạt động
dạy nghề nói riêng. [28]

Qua phân tích một số đặc trưng của một số nước về hệ thống giáo dục nghề
nghiệp, ..... hệ thống giáo dục được hình thành do yêu cầu của thị trường lao động
do nhu cầu hoạt động nghề nghiệp, nhu cầu việc làm của người lao động trong xã hội.
Hệ thống giáo dục nghề nghiệp là cung cấp cho xã hội, cho thị trường lao động những
kỹ thuật viên, trung cấp, công nhân kỹ thuật, người lao động có trình độ, có tay nghề,
có năng lực ở mọi phương diện kiến thức, kỹ năng, thái độ và kinh nghiệp làm việc
được đào tạo trong các cơ sở giáo dục. Hình thức đào tạo rất phong phú,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




đa dạng, đào tạo dài hạn, ngắn hạn, đào tạo chính quy và khơng chính quy, đào
tạo tại các trường, hay các trung tâm dạy nghề. (dẫn theo [26])
Đặc trưng nổi bật của hệ thống nghề nghiệp là lao động có kỹ năng, kỹ
sảo hành nghề trên cơ sở nắm vững lý thuyết do đó vấn đề dạy thực hành, luyện
tập kỹ năng là những hoạt động cốt lõi trong quá trình đào tạo nghề, dạy nghề,
sức mạnh của hệ thống giáo dục nghề nghiệp và chất lượng đào tạo cao là sự
đảm bảo hoạt động có hiệu quả của thị trường lao động cũng là cơ sở để thị
trường lao động có thể thực hiện được các quy luật cung cầu, quy luật giá trị và
quy luật cạnh tranh.
1.2. Nghề và đào tạo nghề cho lao động nông thôn người dân tộc thiểu số
1.2.1. Khái niệm nghề
Khái niệm nghề ở Nga được định nghĩa: Là một loại hoạt động lao động
địi hỏi có sự đào tạo nhất định và thường là nguồn gốc của sự sinh tồn.


Anh được định nghĩa: Là cơng việc chun mơn địi hỏi một sự đào tạo trong
khoa học nghệ thuật.



Pháp nghề là một loại lao động có thói quen về kỹ năng, kỹ xảo của một

người để từ đó tìm được phương tiện sống.


Đức được định nghĩa: Là hoạt động cần thiết cho xã hội ở một lĩnh
vực

lao động nhất định đòi hỏi phải được đào tạo ở trình độ nào đó.


Việt Nam Từ điển Tiếng Việt (1998) định nghĩa: Nghề là công việc chuyên làm,
theo sự phân công của xã hội. [28]
Theo giáo trình Kinh tế Lao động của trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân
thì: "Khái niệm nghề là một dạng xác định của hoạt động trong hệ thống phân
công lao động của xã hội, là toàn bộ kiến thức và kỹ năng mà một người lao
động cần có để thực hiện các hoạt động xã hội nhất định trong một lĩnh vực
lao động nhất định" (dẫn theo [12])
Theo tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): Nghề là một hình thức phân cơng
lao động, địi hỏi kiến thức lý thuyết tổng hợp và thói quen thực hành để hồn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




thành những cơng việc nhất định. Nghề được hình thành trên cơ sở phân công
lao động xã hội, mỗi nghề có những yêu cầu về kiến thức lý thuyết và kỹ năng
thực hành tương ứng, như vậy cùng với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế xã hội, sự phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc thì đồng thời cũng xuất

hiện những nghề mới và yêu cầu về kiến thức lý thuyết cũng như kỹ năng thực
hành cũng có sự thay đổi và phát triển nghĩa. Mỗi nghề khác nhau thì có một
mục tiêu đào tạo khác nhau, căn cứ mục tiêu đào tạo, Nhà Nước ban hành bản
danh mục nghề đào tạo. Nghề là một hiện tượng xã hội có tính lịch sử rất phổ
biến gắn chặt với sự phân công lao động, với tiến bộ khoa học kỹ thuật, và văn
minh nhân loại. (dẫn theo [14])
Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ được đào tạo,
con người có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật
chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội. Nghề bao gồm
nhiều chuyên môn, chuyên môn là một lĩnh vực lao động sản xuất hẹp mà


đó con người bằng năng lực thể chất và tinh thần của mình làm ra những giá

trị vật chất hoặc giá trị tinh thần, với tư cách là những phương tiện sinh tồn và
phát triển xã hội.
Mặc dù khái niệm “nghề” được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau song
khái niệm nghề mang một số nét đặc trưng nhất định sau:
-

Là hoạt động, là công việc của con người được lặp đi lặp lại.

-

Là sự phân công lao động xã hội, phù hợp với yêu cầu xã hội.

-

Là phương tiện để sinh sống.


-

Là lao động kỹ năng, kỹ xảo chuyên biệt có giá trị trao đổi trong xã hội

địi hỏi phải có một q trình đào tạo nhất định.
Việc phân loại nghề có ý nghĩa quan trọng trong quá trình tổ chức đào
tạo. Tuy nhiên do xuất phát từ yêu cầu, mục đích sử dụng và các tiêu chí khác
nhau nên phân loại nghề có nhiều loại: Nghề dạy học, nghề thủ công mỹ nghệ,
nghề điện, nghề nơng,…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




Như vậy có thể hiểu: Nghề là hoạt động của con người trong hệ thống
phân công lao động của xã hội, là những kiến thức, kỹ năng mà một người lao
động cần có để thực hiện một cơng việc nhất định trong một lĩnh vực lao động
nhất định.
1.2.2. Đào tạo và đào tạo nghề
1.2.2.1. Đào tạo
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Đào tạo là quá trình tác động đến
một con người nhằm làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững tri thức, kỹ năng,
kỹ xảo một cách có hệ thống nhằm chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc
sống và khả năng nhận một sự phân công nhất định, góp phần của mình vào sự
phát triển của xã hội, duy trì và phát triển nền văn minh của loài người” [29]
Theo Đào Quang Ngoạn: “Đào tạo là q trình hoạt động có mục đích,
có tổ chức nhằm hình thành và phát triển có hệ thống các tri thức, kĩ năng, kĩ
xảo và thái độ, nhân cách... trong lí thuyết và thực tiễn, tạo ra năng lực cho
mỗi cá nhân để thực hiện thành công một hoạt động chun mơn nhất định”
(dẫn theo [12]). Q trình này được thực hiện chủ yếu trong hệ thống các nhà

trường chuyên nghiệp (TCCN, Dạy nghề) và hệ thống các trường Đại học, Cao
đẳng với những chương trình, mục tiêu, nội dung, phương pháp, qui trình đào
tạo cụ thể nhằm giúp người học đạt được trình độ đào tạo nhất định về một lĩnh
vực chun mơn để có thể lập nghiệp. Khi nói đến đào tạo là nói đến lĩnh vực
cung ứng nguồn nhân lực cho các hoạt động kinh tế - xã hội (dẫn theo [7])
Theo Nguyễn Minh Đường, đào tạo là q trình hoạt động có mục đích,
có tổ chức nhằm hình thành và phát triển hệ thống các tri thức, kĩ năng, kĩ xảo,
thái độ... để hoàn thiện nhân cách cho mọi cá nhân, tạo tiền đề cho họ có thể
vào đời hành nghề một cách có năng suất và hiệu quả (dẫn theo [11])
Từ những quan niệm khác nhau nêu trên chúng ta có thể hiểu: đào tạo là
hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm hình thành và phát triển một cách
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




có hệ thống những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp và thái độ của người
lao động nhằm xây dựng nhân cách cơ bản cho mỗi cá nhân, tạo điều kiện cho
họ có thể tham gia lao động trong cuộc sống xã hội với năng xuất, chất lượng
hiệu quả.
1.2.2.2. Đào tạo nghề
Tại Điều 3 trong Luật giáo dục giáo dục nghề năm 2014 “Đào tạo nghề
nghiệp là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ
nghề nghiệp cần thiết cho người học để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo
được việc làm sau khi hồn thành khóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề
nghiệp” (dẫn theo [4]) hay nói theo cách khác, đào tạo nghề là q trình tác
động có mục đích, có tổ chức đến người học nghề để hình thành và phát triển
một cách có hệ thống những kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần
thiết nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội, trong đó có nhu cầu quốc gia, nhu cầu
doanh nghiệp và nhu cầu bản thân người học nghề.

Theo luật dạy nghề (dạy nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến
thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể
tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi học hoàn thành khóa học. (dẫn
theo [16])
-

William Mc.Gehee (1979) đào tạo nghề là những quy trình mà những cơng ty sử
dụng để tạo thuận lợi cho việc học tập sao cho hiệu quả hành vi đóng

góp vào mục đích và các mục tiêu của công ty .
-

Max forter (1979) cũng đưa ra khái niệm về đào tạo nghề phải đáp ứng

hoàn thành 4 điều kiện gợi ra những giải pháp ở người học, phát triển trí thức,
kỹ năng và thái độ, tạo ra sự thay đổi trong hành vi, đạt được những mục tiêu
chuyển biến.
-

Tack Soo Chung (1982) đào tạo nghề là hoạt động đào tạo phát triển năng

lực lao động (tri thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp). cần thiết để đảm nhận
công việc được áp dụng đối với những người lao động và những đối tượng sắp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




trở thành người lao động. Đào tạo nghề được thực hiện tại nơi lao động, trung
tâm đào tạo, các trường dạy nghề, các lớp học khơng chính quy nhằm nâng cao

năng xuất lao động của các doanh nghiệp góp phần phát triển kinh tế xã hội.
-

Leconnard Nadler (1984); Đào tạo nghề là để học được những điều nhằm cải
thiện việc thực hiện những công việc hiện tại.
-

Roger James (1995); đào tạo nghề là cách thức giúp người ta làm những

điều mà họ không thể làm được trước khi họ được học. (dẫn theo [12])
ILO định nghĩa: Đào tạo nghề là nhằm cung cấp cho người học những kỹ
năng cần thiết để thực hiện tất cả các nhiệm vụ liên quan đến cơng việc nghề
nghiệp được giao.
-

Theo giáo trình kinh tế lao động của trường đại học Kinh tế Quốc dân thì “đào
tạo nguồn nhân lực là quá trình trang bị kiến thức nhất định về chuẩn chuyên
môn nghiệp vụ cho người lao động, để họ có thể đảm nhận được một số công
việc nhất định”, (dẫn theo [22])

-

Theo tài liệu của Bộ Lao động Thương binh xã hội (2006) “đào tao nghề là hoạt
động nhằm trang bị cho người lao động những kiến thức, kỹ năng và thái độ lao
động cần thiết để cho người lao động sau khi hoàn thành khóa học hành được
một nghề trong xã hội” (dẫn theo [12])
Như vậy, đào tạo nghề “là những hoạt động nhằm mục đích nâng cao tay
nghề hay kỹ năng, kỹ xảo của mỗi cá nhân đối với công việc hiện tại và trong
tương lai”.
Đào tạo nghề bao gồm hai quá trình có quan hệ hữu cơ với nhau đó là:

Dạy nghề và học nghề.

-

Dạy nghề: Là quá trình giáo viên truyền bá những kiến thức về lý thuyết và
thực hành đến các học viên có được một trình độ, kỹ năng, kỹ xảo, sự khéo léo
thành thục nhất định về nghề nghiệp.

-

Học nghề: Là quá trình tiếp thu kiến thức về lý thuyết và thực hành của người
lao động để đạt được một trình độ nghề nghiệp nhất định .
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN




Như vậy dạy nghề là một quá trình tác động có chủ đích của người học
nhằm phát triển tay nghề và đạo đức, văn hóa nghề nghiệp (nhân cách) của họ
trên ba mặt, kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu của
thị trường lao động và phát triển nguồn nhân lực quốc gia.
Đào tạo nghề cho người lao động là giáo dục kỹ thuật sản xuất cho người
lao động gồm đào tạo nghề mới, đào tạo nghề bổ sung, đào tạo lại nghề.
+

Đào tạo nghề (dạy nghề) mới: Là đào tạo (dạy) những người chưa có nghề,
những người đến tuổi lao động hoặc trong độ tuổi lao động chưa được học
nghề.
+


Đào tạo lại nghề (dạy lại): Là đào tạo (dạy) đối với những người đã có

nghề, có chun mơn nhưng do u cầu mới của sản xuất và tiến bộ kỹ thuật
dẫn đến việc thay đổi cơ cấu ngành nghề, trình độ chun mơn.
+

Bồi dưỡng nâng cao tay nghề: Là q trình cập nhật hóa kiến thức còn thiếu, đã
lạc hậu, bổ túc nghề, đào tạo thêm hoặc củng cố các kỹ năng nghề
nghiệp theo từng chuyên môn và được xác nhận bằng một chứng chỉ hay nâng
lên một bậc cao hơn. (dẫn theo [14])
1.2.3. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Lao động nông thôn là những người thuộc lực lượng lao động hoạt động
trong hệ thống kinh tế ở khu vực nông thôn. Lao động nông thôn là những
người dân không phân biệt giới tính, tổ chức, cá nhân sinh sống ở vùng nơng
thơn có độ tuổi (nữ từ 15-55 tuổi, nam có độ tuổi từ 15- 60 tuổi) hoạt động sản
xuất ở vùng nơng thơn. Trong đó bao gồm những người đủ các yếu tố về thể
chất, tâm sinh lý trong độ tuổi lao động theo quy định của luật lao động và
tham gia sản xuất trong thời gian nhất định họ hồn thành cơng việc với kết quả
đạt được một cách tốt nhất.
Ngày 27 tháng 11 năm 2009 Thủ Tướng chính phủ đã ban hành Quyết định
số 1596/QĐ-TTg phê duyệt Đề án 1596 về đào tạo nghề cho lao động nông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN




×