Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Hoàn thiện hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội thành phố hội an, chi nhánh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.6 MB, 119 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


NGUYỄN THỊ VÂN ANH

HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY
GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TẠI PHỊNG GIAO DỊCH
NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THÀNH PHỐ
HỘI AN, CHI NHÁNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Ðà Nẵng – Năm 2019


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


NGUYỄN THỊ VÂN ANH

HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY
GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TẠI PHỊNG GIAO DỊCH
NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THÀNH PHỐ
HỘI AN, CHI NHÁNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Mã số: 60.34.02.01

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN NGỌC ANH



Ðà Nẵng – Năm 2019



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài ..............................................................................................2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: .........................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu: ........................................5
6. Bố cục của luận văn: ...........................................................................................5
7. Tổng quan tình hình nghiên cứu: ........................................................................5
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY GIẢI QUYẾT
VIỆC LÀM CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH ................................................10
1.1. TỔNG QUAN VỀ THẤT NGHIỆP VÀ VIỆC LÀM .......................................10
1.1.1. Vấn đề thất nghiệp trong kinh tế .................................................................10
1.1.2. Vai trò của việc làm trong nền kinh tế .....................................................12
1.2 HOẠT ĐỘNG CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CỦA NGÂN HÀNG
CHÍNH SÁCH ..........................................................................................................20
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của cho vay giải quyết việc làm .............................20
1.2.2 Nội dung cho vay giải quyết việc làm của ngân hàng chính sách ...................21
1.2.3 Các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động cho vay giải quyết việc làm của
Ngân hàng Chính sách ..........................................................................................25
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay giải quyết việc làm của Ngân
hàng Chính sách ....................................................................................................28
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................32

CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC
LÀM TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
THÀNH PHỐ HỘI AN, CHI NHÁNH QUẢNG NAM .......................................33
2.1. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ HỘI AN, TỈNH QUẢNG
NAM..........................................................................................................................33
2.1.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................33
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................33
2.1.3. Tình trạng thất nghiệp của thành phố Hội An ................................................34


2.2. TỔNG QUAN VỀ PGD NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THÀNH PHỐ
HỘI AN, CHI NHÁNH QUẢNG NAM....................................................................35
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển PGD Ngân hàng CSXH thành phố Hội An ...... 35
2.2.2. Cơ cấu tổ chức của PGD Ngân hàng CSXH thành phố Hội An ...................36
2.2.3. Kết quả hoạt động của PGD Ngân hàng CSXH thành phố Hội An.............38
2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TẠI
PGD NGÂN HÀNG CSXH THÀNH PHỐ HỘI AN, CHI NHÁNH QUẢNG NAM40
2.3.1. Quy trình cho vay và quản lý vốn vay ........................................................41
2.3.2. Những biện pháp của PGD Ngân hàng CSXH thành phố Hội An triển khai
nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay giải quyết việc làm thời gian qua ......................45
2.3.3. Kết quả hoạt động cho vay GQVL tại PGD Ngân hàng CSXH thành phố
Hội An, chi nhánh Quảng Nam .............................................................................46
2.4. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA
HOẠT ĐỘNG CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TẠI PGD NGÂN HÀNG
CSXH THÀNH PHỐ HỘI AN, CHI NHÁNH QUẢNG NAM .................................59
2.4.1. Kết quả đạt được trong cho vay GQVL tại PGD Ngân hàng CSXH thành phố
Hội An ...................................................................................................................59
2.4.2. Những hạn chế trong cho vay GQVL tại PGD Ngân hàng CSXH thành phố
Hội An ...................................................................................................................65
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong cho vay GQVL tại PGD Ngân hàng

CSXH thành phố Hội An........................................................................................66
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................69
CHƢƠNG 3 KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO
VAY GIẢI QUYẾT VIỆC TẠI PHỊNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH
SÁCH XÃ HỘI THÀNH PHỐ HỘI AN, CHI NHÁNH QUẢNG NAM ...........71
3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT CÁC KHUYẾN NGHỊ ....................................................71
3.1.1. Định hướng và mục tiêu giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn của
thành phố Hội An đến năm 2020 ..........................................................................71
3.1.2. Định hướng và mục tiêu hoạt động cho vay GQVL của Ngân hàng Chính
sách xã hội tỉnh Quảng Nam .................................................................................74
3.1.3. Định hướng và mục tiêu hoạt động cho vay GQVL tại Ngân hàng CSXH
thành phố Hội An ..................................................................................................78


3.2. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY
GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM ĐỐI VỚI PGD NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
THÀNH PHỐ HỘI AN .............................................................................................79
3.2.1. Tăng cường nguồn vốn cho vay GQVL từ Ngân hàng Chính sách xã hội
cấp trên ..................................................................................................................79
3.2.2. Tăng cường huy động nguồn vốn từ tiết kiệm dân cư ................................80
3.2.3. Tăng mức dư nợ cho vay bình quân, mở rộng cho vay phát triển các dự án
giải quyết việc làm ................................................................................................82
3.2.4. Tăng cường sự phối hợp với tổ chức chính trị xã hội .................................83
3.2.5. Tăng cường hệ thống kiểm tra, giám sát có hiệu quả .................................84
3.2.6. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có tâm huyết với
ngành .....................................................................................................................85
3.2.7. Những khuyến nghị đối với thành ủy, UBND thành phố Hội An ..............87
3.2.8. Những khuyến nghị đối với Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH các cấp ..... 88
3.2.9. Những khuyến nghị đối với tổ chức hội đoàn thể các cấp ..........................89
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ........................................................................................92

KẾT LUẬN ..............................................................................................................93
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BĐD

Ban đại diện

HĐQT

Hội đồng quản trị

CSXH

Chính sách xã hội

PGD

Phịng giao dịch

ĐTN

Đồn thanh niên

HND

Hội nơng dân

HPN


Hội phụ nữ

HCCB
TK&VV
UBND
TW
HCCB

Hội cựu chiến binh
Tiết kiệm và vay vốn
Ủy ban nhân dân
Trung ương
Hội cựu chiến binh


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu

Tên bảng

bảng

Trang

2.1

Phân bổ lao động và thất nghiệp ở TP Hội An

35


2.2

Nguồn vốn của PGD Ngân hàng CSXH thành phố Hội An

38

2.3

Dư nợ tại Ngân hàng CSXH Tp Hội An theo chương trình

39

Dư nợ tại Ngân hàng CSXH thành phố Hội An theo địa

40

2.4

2.5

2.6

2.7

2.8

2.9

2.10

2.11
2.12

2.13

bàn
Nguồn vốn cho vay GQVL của Ngân hàng CSXH Tp Hội

46

An
Dư nợ cho vay GQVL tại PGD Ngân hàng CSXH Tp Hội

48

An
Dư nợ cho vay GQVL theo đối tượng thụ hưởng tại PGD

51

Ngân hàng CSXH Tp Hội An
Dư nợ cho vay GQVL ủy thác qua các tổ chức hội tại PGD

53

Ngân hàng CSXH Tp Hội An
Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ khoanh cho vay GQVL tại PGD

55


Ngân hàng CSXH Tp Hội An
Số lượt khách hàng vay vốn GQVL qua các năm tại PGD

57

Ngân hàng CSXH Tp Hội An
Số lao động thu hút được tăng qua các năm tại Tp Hội An
Báo cáo thống kê số lượt kiểm tra giám sát giai đoạn

58
62

2015-2017
Tổng hợp kết quả đánh giá chất lượng hoạt động Điểm
GDX

64


DANH MỤC HÌNH
Số hiệu
hình
2.1

Tên hình

Trang

Sơ đồ cơ cấu tổ chức PGD Ngân hàng CSXH Hội An


37


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việc làm có vai trị vơ cùng quan trọng trong đời sống xã hội đối với mỗi cá
nhân và đối với toàn bộ nền kinh tế. Tuy nhiên, trong những thập kỷ gần đây, chúng
ta đã chứng kiến sự gia tăng của tỷ lệ thất nghiệp trên toàn cầu. Theo thống kê của
tổ chức lao động thế giới, số người thất nghiệp trên thế giới đã tăng thêm 3 đến 4
triệu người trong vòng 2 năm qua và hơn 3 triệu người sẽ rơi vào tình trạng thất
nghiệp trong 2 năm tới. Điều này dẫn đến bất ổn xã hội và ảnh hưởng đến tiềm năng
phát triển của nền kinh tế thế giới. Trước những thách thức đó, GQVL là một trong
những chính sách vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia.
Tại Việt Nam, theo Thông tư từ bộ Lao động – Thương binh và xã hội, tình
trạng thất nghiệp đang là thách thức đối với nền kinh tế, đến năm 2017, tỉ lệ người
thất nghiệp ở Việt Nam trong độ tuổi là 2,28% tương ứng với 1,1 triệu người, trong
đó thanh niên chiếm trên 2/3 số người thất nghiệp. Đây là nguồn cung lao động lớn
có tri thức và sức khỏe nhưng đồng thời cũng gây sức ép lớn trong GQVL ở nước
ta; chất lượng việc làm thấp, chất lượng lao động thấp trong khi khả năng tạo việc
làm của nền kinh tế ở nước ta còn hạn chế.
Sự ra đời của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) là điều kiện để thực
hiện chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm thơng qua các dự án tín dụng với
lãi suất ưu đãi. Tại PGD Ngân hàng CSXH thành phố Hội An, sau 15 năm đi vào
hoạt động, công tác cho vay giải quyết việc làm (GQVL) đã góp phần đáng kể trong
việc cải thiện đời sống nhân dân, giúp người dân thiếu vốn có vốn để đầu tư vào
những ngành nghề cây trồng vật nuôi, tiếp cận với kỹ thuật canh tác, tiếp thu với
khoa học công nghệ tiên tiến từ đó tạo ra những sản phẩm đạt năng suất và chất
lượng cao. Người dân đã biết chăm bón và áp dụng kỹ thuật canh tác vào chăm sóc

cây quật là một loại cây phục vụ thị trường hoa Tết và làng rau sạch Trà Quế ở xã
Cẩm Hà; thu hút và giải quyết lao động nữ, lao động là người khuyết tật vào sản
xuất hàng thủ công mỹ nghệ như lồng đèn ở phường Minh An, Cẩm Phô; hàng điêu
khắc chạm trổ ở xã Cẩm Kim; làng gốm Thanh Hà; khai thác và đánh bắt thủy hải


2

sản ở các phường ven biển như Cẩm An, Cửa Đại,... Đến tháng 12/2017 chương
trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm đã đạt 22.681 triệu
đồng, chiếm tỉ lệ 0,39% trên tổng dư nợ, đã giải quyết cho hàng nghìn lao động
được vay vốn trên địa bàn.
Bên cạnh những hiệu quả đạt được, hoạt động cho vay GQVL cũng không
tránh khỏi những hạn chế. Cơ chế quản lý, điều hành vốn, trình tự và thủ tục cho
vay cịn nhiều vấn đề. Q trình phân phối điều chuyển vốn thực hiện qua nhiều
kênh, thời gian thẩm định, phê duyệt dự án xin vay dài và trình qua nhiều đơn vị
phê duyệt, đồng vốn đến tay người vay chậm hơn so với kế hoạch thực hiện, việc sử
dụng vốn của bà con nhân dân chưa phát huy hết hiệu quả.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn “Hoàn thiện hoạt động cho vay
giải quyết việc làm tại Phịng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội thành phố Hội
An, chi nhánh Quảng Nam” làm đề tài nghiên cứu và khuyến nghị để có thể giúp
khắc phục phần nào những hạn chế đã nêu trên mà chưa có cơng trình nào nghiên
cứu trước đây.

2. Mục tiêu của đề tài
- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích hoạt động cho vay GQVL tại
PGD Ngân hàng CSXH thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam trong thời gian vừa
qua. Từ đó, đưa ra một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay GQVL
tại PGD Ngân hàng CSXH thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam trong những năm
tiếp theo. Để đạt được mục tiêu này, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài đặt ra đó là:

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về việc làm và cho vay GQVL tại
NHCS.
- Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động cho vay GQVL tại PGD Ngân
hàng CSXH thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam để rút ra những kết quả, những hạn
chế và nguyên nhân.
- Nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho
vay GQVL tại PGD Ngân hàng CSXH thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam trong
thời gian đến.


3

Từ các mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu trên đây, luận văn sẽ giải quyết các
câu hỏi đặt ra như sau:
- Vai trị của vốn tín dụng ưu đãi đối với vấn đề GQVL làm như thế nào?
- Cho vay GQVL tại NHCS có những đặc thù gì? Nội dung cho vay GQVL
của NHCS bao hàm cơng việc gì?
- Tiêu chí đánh giá kết quả cho vay GQVL của NHCS là gì? Các nhân tố nào
ảnh hưởng đến hoạt động cho vay GQVL?
- Thực trạng hoạt động cho vay GQVL tại Ngân hàng CSXH thành phố Hội
An hiện nay như thế nào? Có những thành cơng và hạn chế gì? Ngun nhân của
thành cơng và hạn chế là gì?
- Cần có những khuyến nghị nào để hồn thiện hoạt động cho vay GQVL tại
PGD Ngân hàng CSXH thành phố Hội An trong thời gian đến?
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan
đến hoạt động cho vay GQVL tại NHCS và thực tiễn hoạt động cho vay GQVL tại
PGD Ngân hàng CSXH thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Về phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về hoạt động cho vay GQVL

của NHCS.
- Về không gian: Thực hiện nghiên cứu tại PGD Ngân hàng CSXH thành phố
Hội An, tỉnh Quảng Nam.
- Về thời gian: Dữ liệu nghiên cứu hoạt động cho vay GQVL thu thập trong
giai đoạn từ năm 2015 đến 2017.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trước hết, đề tài nghiên cứu sẽ tìm hiểu về mặt lý luận của vấn đề thất
nghiệp, tạo việc làm và đặc thù về hoạt động cho vay GQVL của NHCS, kế đến, sẽ
khảo sát thực tế cho vay GQVL tại PGD Ngân hàng CSXH thành phố Hội An hiện
nay. Sau cùng, những kết quả khảo sát thực tế sẽ được so sánh và kết hợp với các cơ
sở lý thuyết để tìm ra những vấn đề cịn yếu kém từ phía Ngân hàng CSXH (nguyên


4

nhân bên trong), và những vấn đề còn tồn tại xuất phát từ phía hộ vay, từ đó, đề
xuất một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay GQVL tại PGD Ngân
hàng CSXH thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Do vậy đề tài sẽ sử dụng nhiều
phương pháp nghiên cứu khác nhau nhằm tận dụng tính hợp lý và ưu điểm của từng
loại phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:
- Sử dụng phương pháp thu thập, đọc và tổng quan tài liệu; thực hiện đối
chiếu, phân tích, tổng hợp các nguồn thơng tin để hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt
động cho vay GQVL của NHCS.
- Để khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động cho vay GQVL tại PGD Ngân
hàng CSXH thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, nguồn dữ liệu được thu thập chủ
yếu như sau:
Thu thập thông qua các báo cáo thường niên như: báo cáo tổng kết, báo
cáo kết quả hoạt động của Ngân hàng CSXH thành phố Hội An, của Ngân hàng
CSXH tỉnh Quảng Nam. Các dữ liệu về ngành cũng được thu thập từ tạp chí chuyên
ngành kinh tế, tài chính ngân hàng, thời báo ngân hàng CSXH. Ngồi ra, các thơng

tin về các yếu tố bên ngồi có thể tác động đến cơng tác cho vay GQVL của ngân
hàng được thu thập thông qua số liệu về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trên địa
bàn thành phố Hội An.
Phỏng vấn chuyên sâu: tác giả thực hiện phỏng vấn chuyên sâu đối với các
đối tượng bao gồm cán bộ tín dụng của ngân hàng, các tổ trưởng và khách hàng vay
vốn để nhận diện các vấn đề thực tại trong hoạt động cho vay GQVL tại PGD Ngân
hàng CSXH thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Trên cở sở nguồn dữ liệu sơ cấp, thứ cấp, sử dụng phương pháp so sánh,
thống kê mơ tả, phân tích dữ liệu qua các năm để làm rõ thực trạng cho vay GQVL
tại PGD Ngân hàng CSXH thành phố Hội An, chi nhánh Quảng Nam.
- Các khuyến nghị được đề xuất dựa trên việc sử dụng các phương pháp tổng
hợp, phân tích, suy luận logic và tổng kết để kiểm chứng thực tiễn, thể hiện sự nhất
quán giữa lý luận, thực tiễn và các khuyến nghị được đề xuất.


5

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu:
Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa thiết thực về khoa học, thực tiễn như:
- Về khoa học: đề tài đã góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận về vấn đề thất
nghiệp và việc làm, nguyên nhân của thất nghiệp và vai trò của nguồn vốn vay ưu
đãi đối với hoạt động GQVL cũng như đặc thù về cho vay GQVL của NHCS.
- Về thực tiễn: đề tài đã cung cấp cho nhà lãnh đạo của PGD Ngân hàng
CSXH thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam toàn cảnh thực trạng hoạt động cho vay
GQVL tại ngân hàng đã đạt được những thành công và tồn tại những hạn chế, đồng
thời, đề tài cũng đề xuất một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay
GQVL tại PGD Ngân hàng CSXH thành phố Hội An, chi nhánh Quảng Nam trong
thời gian đến.
6. Bố cục của luận văn:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay GQVL của NHCS.

Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay GQVL tại chi nhánh Ngân hàng
CSXH tỉnh Quảng Nam –PGD thành phố Hội An.
Chương 3: Khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay GQVL tại chi
nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Nam – PGD thành phố Hội An.
7. Tổng quan tình hình nghiên cứu:
Để phục vụ cho cơng tác nghiên cứu đề tài “Hồn thiện hoạt động cho vay
GQVL tại chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Nam – PGD thành phố Hội An”,
tác giả bài viết đã tìm hiểu, tham khảo một số luận văn thạc sỹ và các bài báo có
liên quan đến hoạt động cho vay GQVL làm như sau:
a. Các luận văn thạc sỹ liên quan đến đề tài nghiên cứu:
Luận văn thạc sỹ: “Hoàn thiện hoạt động cho vay giải quyết việc làm của
PGD Ngân hàng CSXH huyện Lăk tỉnh Đăk Lăk” của Võ Ngọc Hãn, năm 2016,
Đại học Đà Nẵng. Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về
GQVL, sự cần thiết GQVL từ vấn đề thất nghiệp và từ sự tác động của thất nghiệp
đến đời sống kinh tế - xã hội. Tác giả đã đưa ra các tiêu chí đánh giá kết quả, những
nhân tố tác động đến hoạt động cho vay GQVL. Về mặt thực tiễn, luận văn đã phân


6

tích thực trạng hoạt động cho vay GQVL huyện Lăk, những hiệu quả mang lại từ
chính sách cho vay GQVL và những hạn chế tồn tại cần hoàn thiện. Tác giả cũng
đưa ra những định hướng và những mục tiêu hoàn thiện hoạt động cho vay GQVL
trong tương lai. Những giải pháp được nêu lên một cách chi tiết và cụ thể, tuy
nhiên, giải pháp hoàn thiện hoạt động cho vay tại huyện Lăk đối với điểm giao dịch
xã của Ngân hàng CSXH chưa thiết thực.
Luận văn thạc sỹ: “Hoàn thiện hoạt động cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì
và mở rộng việc làm tại chi nhánh Ngân hàng CSXH thành phố Đà Nẵng” của
Nguyễn Thị Công Viên, năm 2017, Đại học Đà Nẵng. Luận văn đã trình bày tổng
quan về thất nghiệp và việc làm, những vấn đề cơ bản, những nhân tố ảnh hưởng và

các tiêu chí đánh hoạt động cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc
làm. Tác giả đã xác định được định hướng, mục tiêu và giải pháp về việc làm của
thành phố Đà Nẵng cũng như định hướng mục tiêu và giải pháp phát triển của Ngân
hàng CSXH Việt Nam và Chi nhánh Đà nẵng giai đoạn năm 2016-2020. Qua đó,
đánh giá được những mặt làm được và những hạn chế cũng như nguyên nhân để
làm cơ sở kiến nghị đề xuất đối với các cá nhân, tổ chức liên quan nhằm hoàn thiện
hoạt động hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm trong thời gian tới.
Luận văn thạc sỹ: “Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn huyện
Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum” của Hà Thị Hằng, năm 2016, Đại học Đà Nẵng. Tác giả
đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến vấn đề GQVL đối với thanh niên
nông thôn. Tác giả đã nêu lên được sự cần thiết phải GQVL, các tiêu chí đánh giá
GQVL và các nhân tố ảnh hưởng đến GQVL cho thanh niên nông thôn huyện Ngọc
Hồi. Về thực tiễn, tác giả đã nêu lên được đặc điểm thanh niên nông thôn huyện
Ngọc Hồi, phân loại thanh niên theo trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ
thuật, đồng thời tác giả đã phân tích được thực trạng GQVL ở huyện Ngọc Hồi, tỉnh
Kon Tum, vấn đề hướng nghiệp và đào tạo nghề cho thanh niên tăng đều qua các
năm, các chính sách tín dụng hỗ trợ GQVL. Tác giả đánh giá những kết quả đạt
được trong q trình GQVL cho thanh niên nơng thôn của huyện và thấy được


7

nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại, đề xuất những giải pháp khắc phục những
hạn chế, tồn tại.
Luận văn thạc sỹ: “Hoàn thiện hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại chi
nhánh Ngân hàng CSXH thành phố Đà Nẵng” của Nguyễn Thị Thanh Lý, năm
2015, Đại học Đà Nẵng. Tác giả đã nêu lên sự cần thiết của GQVL, những đặc điểm
về hoạt động cho vay GQVL tại NHCS, những tiêu chí phản ánh hoạt động cho vay.
Tác giả cũng giới thiệu kinh nghiệm của một số quốc gia về cho vay GQVL và đúc
kết kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình thực hiện. Về thực tiễn, tác giả đã

phân tích thực trạng hoạt động cho vay GQVL tại Ngân hàng CSXH chi nhánh Đà
Nẵng, những hiệu quả đạt được và những nguyên nhân tồn tại, hạn chế cần có
những giải pháp khắc phục.
b. Các bài báo đăng trên các tạp chí khoa học:
Bài báo: “Cho vay giải quyết việc làm ở Quảng Bình – Một số đề xuất phát
triển bền vững”, Văn Lạc, tháng 12/2017, Tạp chí Ngân hàng. Tác giả đã nêu lên
thực trạng đói nghèo và thất nghiệp tại tỉnh Quảng Bình, đặc biệt lao động thất
nghiệp ngày càng tăng lên đáng kể do ảnh hưởng của suy thối kinh tế tồn cầu, nhu
cầu vay vốn GQVL trong dân chúng ngày càng tăng lên gấp bội. Tác giả cũng cho
thấy được Ngân hàng CSXH với vai trị tín dụng của mình trong việc chuyển tải
đồng vốn đến với người dân, những cố gắng nỗ lực trong công tác triển khai cho
vay GQVL đã phần nào giải quyết được vấn đề thất nghiệp và nhiều hộ dân đã vươn
lên là tấm gương điển hình trong đời sống xã hội. Ngân hàng CSXH với vai trò của
mình đã góp phần khơng nhỏ trong việc thực hiện mục tiêu kinh tế của tỉnh Quảng
Bình. Tuy nhiên tác giả cũng chỉ ra những vướng mắc, những hạn chế trong vấn đề
GQVL của tỉnh và đề xuất, khuyến nghị với các cấp, các ban ngành những giải pháp
phát triển trong tương lai cũng mang tính thiết thực.
Bài báo: “Giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn”, Nguyễn Hồng
Nhung, năm 2017, tạp chí mặt trận. Tác giả bài báo đã nêu lên đặc điểm của lao
động nông thôn ở Việt Nam. Lao động nông thôn sống và làm việc rải rác trên diện
rộng, lao động chủ yếu tập trung trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp với năng suất


8

lao động thấp, phương thức sản xuất còn nhiều lạc hậu, hiệu quả sản xuất khơng
cao, khó khăn trong việc đào tạo và cung cấp thơng tin. Ngồi ra, lao động nơng
thơn với trình độ văn hóa và chun mơn thấp nên cách làm việc và học nghề theo
truyền thống và thói quen. Vì vậy lao động nơng thơn ít có khả năng tiếp cận và
tham gia thị trường, thiếu khả năng nắm bắt và xử lý thông tin thị trường, khả năng

giao lưu và phát triển sản xuất hàng hóa cũng có nhiều hạn chế. Điều đó tạo cho lao
động nơng thơn có tính bảo thủ nhất định, khó khăn cho sự phát triển kinh tế nông
thôn. Bên cạnh đó lao động nơng thơn mang tính thời vụ dẫn đến việc sử dụng lao
động nông thôn không hiệu quả, hiện tượng thiếu việc làm phổ biến. Tác giả bài báo
cũng đánh giá thực trạng GQVL cho lao động nông thơn ở Việt Nam trong những
năm qua về chính sách đất đai, về chính sách tín dụng, về vấn đề xuất khẩu lao
động, về chương trình quốc gia GQVL, về đào tạo nghề cho lao động nơng thơn.
Qua đó, tác giả cũng đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy GQVL cho lao động
nông thôn ở nước ta.
Bài báo: “Vốn tín dụng Ngân hàng CSXH góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ
cấu nông nghiệp - nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long theo hướng phát triển
bền vững”, Lê Phan Thanh Hà, Tháng 5/2018, tạp chí Ngân hàng số 9. Tác giả đã
đánh giá thực trạng vốn tín dụng của NHCS và cho thấy vai trò hàng đầu của tín
dụng chính sách trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực của
vùng đồng bằng sơng Cửu Long. Giảm dần tỉ trọng Nông – Lâm – Ngư nghiệp, tăng
dần tỉ trọng Công nghiệp – Xây dựng và Dịch vụ; nhiều vấn đề xã hội đang được
giải quyết có kết quả tích cực. Tuy nhiên, các địa phương trong vùng chuyển dịch
cơ cấu vẫn còn chậm, tỉ trọng nơng nghiệp vẫn khá cao, vẫn cịn tình trạng thiếu
việc làm, đời sống của đồng bào Khơ Me, vùng sâu vùng xa cịn nhiều khó khăn và
tình trạng người dân tái nghèo. Phát triển kinh tế của vùng chủ yếu theo chiều rộng,
chưa phát triển theo chiều sâu, nhất là trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, cây ăn
quả, lương thực, lúa gạo, ... chưa mang tính bền vững. Vốn tín dụng của Ngân hàng
CSXH tuy là một nguồn lớn trong thực hiện tín dụng chính sách của vùng tuy nhiên
cũng chỉ chiếm 9-10% tổng nguồn vốn. Trước thực trạng đó, tác giả cũng đề xuất


9

những giải pháp một cách cụ thể và thiết thực, phù hợp nhằm tiếp tục phát huy hơn
nữa vai trò của vốn tín dụng chính sách trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát

huy thế mạnh của vùng mang lại hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.
“Khoảng trống” nghiên cứu của đề tài
Nhìn chung, các nghiên cứu đã nêu lên được sự cần thiết của GQVL, các tiêu
chí đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng và vai trị của tín dụng chính sách đối với vấn
đề GQVL hiện nay. Về thực tiễn, các nghiên cứu cũng đã phân tích thực trạng
GQVL tại địa phương, qua nghiên cứu đã cho thấy được những khó khăn, vướng
mắc và đề ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay GQVL tại địa
phương mình. Tuy nhiên, do đặc thù của mỗi vùng, mỗi địa phương có sự khác
nhau về cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế ... nên trong q trình triển khai thực hiện
chính sách tín dụng cũng gặp những khó khăn nhất định, khơng thể thống nhất theo
một phương thức làm nào. Những khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay
GQVL ở mỗi ngân hàng là khác nhau trong những giai đoạn khác nhau. Vì vậy,
việc nghiên cứu hoạt động cho vay GQVL tại chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh
Quảng Nam – PGD thành phố Hội An trong giai đoạn 2015 -2017 nhằm tìm ra
những giải pháp thiết thực trong thời gian tới là hết sức cần thiết mà chưa có cơng
trình nào nghiên cứu.


10

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY GIẢI QUYẾT
VIỆC LÀM CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH
1.1. TỔNG QUAN VỀ THẤT NGHIỆP VÀ VIỆC LÀM
1.1.1. Vấn đề thất nghiệp trong kinh tế
Thất nghiệp (trong kinh tế học) là tình trạng người lao động muốn có việc
làm mà khơng tìm được việc làm. Các loại hình thất nghiệp trong nền kinh tế được
phân theo đặc trưng của người thất nghiệp như: theo giới tính (nam, nữ), lứa tuổi,
nghề, vùng lãnh thổ (thành thị, nông thôn), ngành nghề (ngành công nghiệp, thương
mại, nông nghiệp), dân tộc, chủng tộc, tuy nhiện, để có căn cứ để đề xuất giải pháp

cho việc giải quyết thất nghiệp, thất nghiệp thường phân loại theo lý do như sau:
Thất nghiệp tự nguyện: là loại thất nghiệp mà ở một mức tiền cơng nào đó
người lao động khơng muốn làm việc hoặc vì lý do cá nhân nào đó. Thất nghiệp loại
này thường là tạm thời.
Thất nghiệp không tự nguyện: thất nghiệp mà ở mức tiền công nào đó người
lao động chấp nhận nhưng vẫn khơng được làm việc do kinh tế suy thoái, cung lớn
hơn cầu về lao động.
Thất nghiệp trá hình (cịn gọi là hiện tượng khiếm dụng lao động) là hiện
tượng xuất hiện khi người lao động được sử dụng dưới mức khả năng mà bình
thường người lao động sẵn sàng làm việc. Hiện tượng này xảy ra khi năng suất lao
động của một ngành nào đó thấp, thất nghiệp loại này thường gắn với việc sử dụng
khơng hết thời gian lao động.
Ngồi ra, thất nghiệp còn được phân loại theo nguồn gốc như:
Thất nghiệp tạm thời: tình trạng thất nghiệp do người lao động cần có thời
gian để tìm kiếm việc làm được gọi là thất nghiệp tạm thời.
Thất nghiệp cơ cấu: xảy ra do sự mất cân đối giữa cung cầu lao động do cơ
cấu kinh tế thay đổi.


11

Thất nghiệp do thiếu cầu: Loại thất nghiệp này xảy ra khi mức cầu chung về
lao động giảm xuống. Nguồn gốc chính là sự suy giảm tổng cầu.
Thất nghiệp do yếu tố ngồi thị trường, loại hình này cịn được gọi theo lý
thuyết cổ điển. Nó xảy ra khi tiền lương được ấn định bởi các lực lượng thị trường
và cao hơn mức cân bằng thực tế của thị trường lao động.
Các tác động của thất nghiệp đến nền kinh tế được thể hiện như sau:
- Thất nghiệp tác động đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát. Thất nghiệp tăng
cũng có nghĩa là lực lượng lao động khơng được huy động vào sản xuất kinh tế,
nguồn lao động xã hội bị lãng phí. Thất nghiệp tăng cũng có nghĩa là nền kinh tế

đang trong tình trạng suy thối, suy thoái do thiếu vốn vào sản xuất do thất thu từ
thuế, do phải hỗ trợ người lao động mất việc làm, suy thoái do tổng thu nhập thực tế
thấp hơn tiềm năng. Thất nghiệp cũng là nguyên nhân đưa nền kinh tế đến bên bờ
vực của lạm phát. Mối quan hệ nghịch giữa tăng trưởng kinh tế - thất nghiệp – lạm
phát luôn luôn tồn tại trong nền kinh tế. Nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm cũng
đồng nghĩa với thất nghiệp và lạm phát tăng và ngược lại nếu tốc độ tăng trưởng
kinh tế tăng thì thất nghiệp giảm và lạm phát sẽ giảm.
- Thất nghiệp dẫn đến việc nhu cầu xã hội giảm, hàng hóa và dịch vụ khơng
có người tiêu dùng, cơ hội kinh doanh ít ỏi, chất lượng sản phẩm và giá cả tụt giảm,
nhu cầu tiêu dùng ít dẫn đến cơ hội đầu tư ít.
- Thất nghiệp ảnh hưởng đến trẻ em, nhiều trẻ em phải nghỉ học để kiếm tiền
phụ thêm cho gia đình, trẻ em khơng được hưởng quyền được giáo dục.
- Thất nghiệp tác động đến đời sống của người lao động, làm cho người lao
động không đảm bảo khả năng tài chính, khơng có khả năng mua sắm vật dụng thiết
yếu, không đủ chi trả nợ nần, chữa bệnh, cá nhân phải làm những việc mà họ không
mong muốn, không phù hợp với trình độ và năng lực của họ.
- Thất nghiệp còn ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của người lao động,
buồn chán, trầm uất, nhàn cư vi bất thiện, tăng tỉ lệ tội phạm, tỉ lệ tự tử. Mất việc
người lao động phải làm đủ mọi nghề để kiếm sống bất chấp những cơng việc nguy
hiểm có hại cho sức khỏe. Họ chấp nhận làm những việc xa nhà, ăn ngủ không ổn


12

định, thiếu tình cảm, dễ mắc bệnh xã hội HIV/AIDS, các bệnh lây truyền qua đường
tình dục… Đặc biệt đối với nam giới, họ coi việc mang lại thu nhập cho gia đình
gắn chặt với giá trị cá nhân, lịng tự trọng. Vì vậy, khi mất việc họ thường tự ti, cáu
bẳn, tìm đến rượu, thuốc lá thậm chí ma túy dẫn đến rối loạn tâm lý.
- Thất nghiệp ảnh hưởng đến trật tự xã hội. Thất nghiệp gia tăng dễ dẫn đến
tình trạng đấu tranh biểu tình đặc biệt đối với những doanh nghiệp khơng có chế độ

đãi ngộ đối với nhân cơng thích đáng khiến người lao động bỏ việc, chống đối và
biểu tình người sử dụng lao động, gây mất trật tự xã hội và thậm chí dẫn đến biến
động chính trị.
- Thất nghiệp là nguyên nhân dẫn đến phân hóa giàu nghèo trong xã hội. Khi
người lao động khơng có việc làm với bất kỳ ngun nhân gì bản thân họ sẽ khơng
có thu nhập để ni sống bản thân và gia đình. Cuộc sống của họ sẽ trở nên khó
khăn hơn, sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Khi đó tình trạng phân hóa
giàu nghèo sẽ càng lớn.
1.1.2. Vai trị của việc làm trong nền kinh tế
Đứng trên các góc độ nghiên cứu khác nhau, người ta đã đưa ra rất nhiều
định nghĩa nhằm sáng tỏ khái niệm việc làm. Và ở các quốc gia khác nhau, do ảnh
hưởng của nhiều yếu tố như điều kiện kinh tế, chính trị, luật pháp… người ta quan
niệm về việc làm cũng khác nhau. Chính vì thế, khơng có một định nghĩa chung và
khái quát nhất về việc làm. Trên thực tế, việc làm được thừa nhận dưới 3 hình thức
như sau:
- Làm cơng việc để nhận được tiền lương, tiền công, hiện vật cho cơng việc
đó.
- Làm cơng việc để thu lợi cho bản thân, mà bản thân lại có quyền sử dụng
hoặc quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ tư liệu sản xuất để tiến hành cơng việc
đó.
- Làm các cơng việc cho hộ gia đình mình nhưng khơng được trả thù lao
dưới hình thức tiền lương, tiền cơng cho cơng việc đó. Hình thức này bao gồm sản


13

xuất nông nghiệp, hoạt động kinh tế phi nông nghiệp do chủ hộ hoặc một thành viên
khác trong gia đình có quyền sử dụng, sở hữu hoặc quản lý.
Ở Việt Nam, khái niệm việc làm đã được quy định tại Điều 13 của Bộ luật
lao động: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm

đều được thừa nhận là việc làm”.
Việc làm là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá sự phát triển
kinh tế. Phân tích động thái thay đổi của việc làm cho phép đánh giá tác động của
chuyển đổi kinh tế và đề xuất các chính sách việc làm phù hợp tạo điều kiện cho
phát triển kinh tế - xã hội của một địa phương, một quốc gia. GQVL cho người lao
động là biện pháp trung tâm của mọi quốc gia, nó cho phép khơng chỉ giải quyết
được các vấn đề kinh tế mà cả các vấn đề xã hội. Việc làm có vai trị quan trọng
trong đời sống xã hội, nó khơng thể thiếu đối với từng cá nhân và toàn bộ nền kinh
tế, là vấn đề cốt lõi và xuyên suốt trong các hoạt động kinh tế, có mối quan hệ mật
thiết với kinh tế và xã hội, nó chi phối tồn bộ mọi hoạt động của cá nhân và xã hội.
Đối với từng cá nhân thì có việc làm đi đơi với có thu nhập để ni sống bản
thân mình nên nó ảnh hưởng trực tiếp và chi phối toàn bộ đời sống của cá nhân.
Việc làm ngày nay gắn chặt với trình độ học vấn, trình độ tay nghề của từng cá
nhân, thực tế cho thấy, người khơng có việc làm thường tập trung vào những vùng
nhất định (vùng đơng dân cư khó khăn về điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng), vào
những nhóm người nhất định (lao động khơng có trình độ tay nghề, trình độ văn hố
thấp). Việc khơng có việc làm trong dài hạn còn dẫn tới mất cơ hội trau dồi, nắm
bắt và nâng cao trình độ kĩ năng nghề nghiệp làm hao mịn và mất đi kiến thức,
trình độ vốn có.
Đối với kinh tế thì lao động là một trong những nguồn lực quan trọng, là đầu
vào không thể thay thế đối với một số ngành, vì vậy nó là nhân tố tạo nên tăng
trưởng kinh tế và thu nhập quốc dân, nền kinh tế luôn phải đảm bảo tạo cầu và việc
làm cho từng cá nhân sẽ giúp cho việc duy trì mối quan hệ hài hồ giữa việc làm và
kinh tế, tức là luôn bảo đảm cho nền kinh tế có xu hướng phát triển bền vững,
ngược lại nó cũng duy trì lợi ích và phát huy tiềm năng của người lao động.


14

Đối với xã hội thì mỗi một cá nhân, gia đình là một yếu tố cấu thành nên xã

hội, vì vậy việc làm cũng tác động trực tiếp đến xã hội, một mặt nó tác động tích cực,
mặt khác nó tác động tiêu cực. Khi mọi cá nhân trong xã hội có việc làm thì xã hội đó
được duy trì và phát triển do khơng có mâu thuẫn nội sinh trong xã hội, không tạo ra
các tiêu cực, tệ nạn trong xã hội, con người được dần hoàn thiện về nhân cách và trí
tuệ… Ngược lại khi nền kinh tế không đảm bảo đáp ứng về việc làm cho người lao
động có thể dẫn đến nhiều tiêu cực trong đời sống xã hội và ảnh hưởng xấu đến sự
phát triển nhân cách con người. Con người có nhu cầu lao động ngồi việc đảm bảo
nhu cầu đời sống cịn đảm bảo các nhu cầu về phát triển và tự hoàn thiện, vì vậy trong
nhiều trường hợp khi khơng có việc làm sẽ ảnh hưởng đến lòng tự tin của con người,
sự xa lánh cộng đồng và là nguyên nhân của các tệ nạn xã hội. Ngồi ra khi khơng có
vệc làm trong xã hội sẽ tạo ra các hố ngăn cách giàu nghèo là nguyên nhân nảy sinh
ra các mâu thuẫn và nó ảnh hưởng đến tình hình chính trị.
Vai trò của việc làm đối với từng cá nhân, kinh tế, xã hội là rất quan trọng.
Vì vậy, để đáp ứng được nhu cầu việc làm của toàn xã hội địi hỏi Nhà nước phải có
những chiến lược, kế hoạch cụ thể đáp ứng được nhu cầu này.
1.1.3. Chính sách giải quyết việc làm của nhà nƣớc
a. Tạo việc làm và chính sách tạo việc làm của nhà nước
Theo Trần Xuân Cầu (2013), “Tạo việc làm là quá trình tạo điều kiện kinh tế
xã hội cần thiết để người lao động có thể kết hợp giữa sức lao động và tư liệu sản
xuất, nhằm tiến hành quá trình lao động, tạo ra hàng hóa và dịch vụ theo yêu cầu thị
trường”, “Tạo việc làm là một quá trình tạo ra mơi trường hình thành các chỗ làm
việc và sắp xếp người lao động phù hợp với chỗ làm việc để có các việc làm chất
lượng, đảm bảo nhu cầu của cả người lao động và người sử dụng lao động đồng thời
phải đáp ứng được mục tiêu phát triển đất nước”, “Tạo việc làm cho người lao động
là đưa người lao động vào làm việc để tạo ra trạng thái phù hợp giữa sức lao động và
tư liệu sản xuất, tạo ra hàng hóa và dịch vụ theo yêu cầu của thị trường”. Có thể hiểu
tạo việc làm là tổng hợp những hoạt động cần thiết để tạo ra những chỗ làm việc mới,


15


giúp người lao động chưa có việc làm có được việc làm; tạo thêm việc làm cho những
người lao động đang thiếu việc làm và giúp người lao động tự tạo việc làm.
Tạo việc làm là một trong những hoạt động có ý nghĩa quan trọng để kiềm
chế thất nghiệp ở tỷ lệ thấp, góp phần rất lớn đảm bảo xã hội phát triển an toàn, ổn
định và bền vững. Đây luôn là một trong những mục tiêu kinh tế vĩ mô mà bất kể
Nhà nước nào cũng thường xuyên quan tâm thực hiện. Vì thế, Nhà nước thường
thực thi những các giải pháp và công cụ khác nhau nhằm khuyến khích để tạo việc
làm trong nền kinh tế tùy thuộc vào tình hình kinh tế, xã hội của đất nước trong mỗi
thời kỳ.
Chính sách tạo việc làm là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các mục tiêu,
nhằm sử dụng lực lượng lao động và tạo việc làm cho lực lượng lao động đó. Nói
cách khác, chính sách việc làm là sự thể chế hoá pháp luật của Nhà nước trên lĩnh
vực lao động và việc làm, là hệ thống các quan điểm, phương hướng, mục tiêu và
các giải pháp GQVL cho người lao động. Chính sách GQVL thực chất là một hệ
thống các chính sách chung có quan hệ và tác động đến việc mở rộng và phát triển
việc làm cho lực lượng lao động của toàn xã hội, như các chính sách: Khuyến khích
phát triển các lĩnh vực, những ngành nghề có khả năng thu hút nhiều lao động;
chính sách tạo việc làm cho những đối tượng đặc biệt (người tàn tật, đối tượng tệ
nạn xã hội, người hồi hương... ); chính sách hợp tác và xuất khẩu lao động đi nước
ngồi...
Chính sách tạo việc làm là chính sách có tác động rất nhạy cảm, vừa có ý
nghĩa về mặt kinh tế, vừa có ý nghĩa về mặt chính trị và xã hội. Nếu chính sách
khơng được hoạch định và thực hiện tốt, sẽ dẫn đến những hậu quả, những thiệt hại
trực tiếp cả về kinh tế (không sử dụng hết tiềm năng lao động để phát triển kinh tế xã
hội) và cả về chính trị, xã hội cho đất nước (Ví dụ: Thất nghiệp tăng thì tệ nạn xã hội
cũng tăng; thất nghiệp đồng hành với đói nghèo).
b. Chính sách giải quyết việc làm của nhà nước
GQVL là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát
triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu



16

bức xúc của nhân dân. Tùy thuộc vào các cách thức tiếp cận và mục đích nghiên
cứu khác nhau mà người ta đưa ra khái niệm về GQVL khác nhau:
GQVL là tổng thể những biện pháp, chính sách kinh tế xã hội của Nhà
nước, cộng đồng và bản thân người lao động tác động đến mọi mặt của đời sống xã
hội tạo điều kiện thuận lợi để đảm bảo cho mọi người có khả năng lao động có việc
làm.
GQVL là một q trình tạo ra mơi trường hình thành các chỗ làm việc và
sắp xếp người lao động phù hợp với chỗ làm việc để có các việc làm chất lượng,
đảm bảo nhu cầu của cả người lao động và người sử dụng lao động, đồng thời đáp
ứng được mục tiêu phát triển đất nước.
Với khái niệm nêu trên, GQVL không chỉ là nhiệm vụ chức năng của Nhà
nước mà còn là trách nhiệm của xã hội, của các cơ quan doanh nghiệp và ngay bản
thân người lao động. Hiện nay, các chính sách của Nhà nước ln quan tâm chú trọng
đến tạo công ăn việc làm cho người lao động thơng qua các văn bản pháp luật, các
chương trình, chính sách hỗ trợ tới tận hộ gia đình, các cá nhân sẵn sàng làm việc.
Chính vì vậy, chính sách Nhà nước là một trong những tác động quan trọng rất mạnh
đến việc làm của người lao động như khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng sản
xuất bằng cách giảm thuế tiền sử dụng đất, thuê nhà xưởng, văn phòng, hỗ trợ về cơ
sở hạ tầng điện đường nhằm phục vụ cho các cơng trình sản xuất… Chính sách Nhà
nước tác động toàn diện đến vấn đề GQVL. Bên cạnh đó, các chương trình, chiến
lược phát triển, các hoạt động cụ thể của các doanh nghiệp tác động trực tiếp đến
GQVL cho người lao động như đào tạo nguồn lao động, tuyển dụng, bố trí sắp xếp
lao động phù hợp năng lực và yêu cầu.
Trong khái niệm trên, GQVL còn có một ý nghĩa là tạo thêm được cơng ăn
việc làm mới cho người lao động. Ở đây là tạo thêm công ăn việc làm mới cho
người lao động mang tính chất là người lao động đang khơng có việc làm nay có

việc làm chứ khơng phải là người lao động đang đi làm có thêm được việc làm
khác nữa. Với khái niệm như vậy, theo cách hiểu trên thì GQVL là tạo thêm việc
làm mới từ các cơ chế chính sách của Nhà nước cũng như việc tuyển dụng thêm lao


×