Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

SKKN một số giải pháp giúp trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động trải nghiệm tại lớp mẫu giáo 5 6 tuổi a2 trường mầm non điền lư, huyện bá thước, thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HỐ

PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁ THƯỚC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP TRẺ HỨNG THÚ, TÍCH CỰC THAM
GIA VÀO CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TẠI LỚP MẪU
GIÁO A2 TRƯỜNG MẦM NON ĐIỀN LƯ, HUYỆN BÁ THƯỚC,
TỈNH THANH HÓA

Người thực hiện: Bùi Thị Thanh
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường mầm non Điền Lư
SKKN thuộc lĩnh vực: Chun mơn

THANHMục
HỐlục
NĂM 2021


STT
1
1.1
1.2
1.3
1.4
2
2.1
2.2
2.3


2.3.1.
2.3.2
2.3.3
2.3.4
2.4
3
3.1
3.2

Nội dung
Mở đầu
Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm.
Các giải pháp thực hiện
Thực hành trải nghiệm với môi trường tự nhiên bằng các
thí nghiệm đơn giản.
Giúp trẻ hứng thú tích cực tham gia trải nghiệm với các
tình huống để có cách ứng xử tốt trong cuộc sống.
Giúp trẻ hứng thú tích cực tham gia trải nghiệm trong hoạt
động khám phá khoa học, hoạt động ngoài trời.
Tổ chức cho trẻ tham gia trải nghiệm thông qua hoạt động
tham quan
Hiệu quả của sáng kiến
Kết luận và kiến nghị.

Kết luận:
Kiến nghị:
Tài liệu tham khảo

Trang
1
1
2
2
2
2
2
3
5
5
7
10
14
17
18
18
19
21


1

1. Mở đầu.
1.1. Lý do chọn đề tài.
“Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”[1], trẻ em là niềm vui, niềm hạnh

phúc của gia đình – trẻ em là cơng dân của thế giới ngày mai, việc bảo vệ chăm
sóc giáo dục trẻ là trách nhiệm của mỗi gia đình và toàn xã hội. Đây là lời khẳng
định, cũng là lời nhắn nhủ đối với tất cả mọi người về một thế hệ trẻ, thế hệ
tương lai của đất nước, cũng là điều mà người lớn chúng ta phải thể hiện vai trị
trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục trẻ thơ. Với vai
trị to lớn ấy, bậc học mầm non là bậc học nền tảng, là cơ sở, tạo tiền đề cho các
bậc học tiếp theo. Vì vậy mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát
triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên
của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp 1.
Thời thơ ấu của mỗi chúng ta với biết bao sự mới lạ của thế giới xung
quanh cần được khám phá. Tuổi thơ bắt đầu từ những câu hỏi, sự tị mị và háo
hức, ln mong muốn tìm ra được những điều mới lạ, đặc biệt. Đó cũng là thời
gian rất phù hợp để trẻ có thể hồ mình với những trải nghiệm khám phá khoa
học, thông qua trải nghiệm thế giới xung quanh trực quan sinh động. Hoạt động
trải nghiệm được sử dụng như là một hình thức, một phương pháp, quan điểm
giáo dục ở nhiều nước trên thế giới. Các nhà giáo dục dựa vào trải nghiệm như
là cách phát triển kinh nghiệm của mỗi cá nhân. Qua trải nghiệm giúp trẻ sử
dụng tổng hợp các giác quan để có thể tăng khả năng lưu giữ những điều đã tiếp
cận được lâu hơn.
Trong q trình chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục trẻ, giáo viên và phụ
huynh đều biết rằng: Trẻ học tập trải nghiệm có thể diễn ra ở mọi nơi. Nó có thể
dưới dạng một hình thức tham quan các danh lam tháng cảnh ở địa phương.
Tham gia hội chợ tết quê em, trải nghiệm làm các món bánh trong ngày tết trung
thu hay thăm quan siêu thị. Cùng với việc trẻ được thực hành hoặc dành thời
gian làm vườn với ông bà, bố mẹ hay với cô giáo và các bạn…. Tất cả đều là
những trải nghiệm mà chúng ta đã kết nối với con cái của chúng ta. Qua đó sẽ
thúc đẩy việc ghi nhớ kỹ năng, kiến thức và cảm xúc.
Trường mầm non Điền Lư trong những năm qua việc tổ chức cho trẻ hoạt
động trải nghiệm tại trường đã được thực hiện. Tuy nhiên nội dung hình thức
vẫn chưa được chú trọng. Tôi nhận thấy các hoạt động trải nghiệm chưa thực sự

phong phú. Đồ dùng, dụng cụ và các nguyên vật liệu cịn sơ sài, chưa mang tính
thẩm mỹ cao. Phần đa trẻ tham gia trải nghiệm rất thụ động, chưa tích cực. Cơ
hướng dẫn gì trẻ làm đấy, chưa tự giác tham gia và cũng chưa biết cách tạo ra
các sản phẩm sáng tạo theo ý mình. Trẻ chưa mạnh dạn tự tin trao đổi với cô
giáo, các bạn và phụ huynh khi tham gia vào hoạt động trải nghiệm. Bên cạnh
đó vẫn cịn nhiều trẻ hay rụt rè ngại thực hiện hoặc có thì các kỹ năng trong các
trải nghiệm còn chậm. Một phần do trẻ ở nhà hầu hết cha mẹ hay ông bà thường
làm giúp trẻ mọi việc, nên các thao tác khi trẻ tham gia trải nghiệm cịn vụng về.
Như vậy có thể nói khi trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động trải
nghiệm, sẽ giúp trẻ: Sống an toàn, sống khỏe, sống lành mạnh, sống có ích, sống
vui tươi. Qua đó giúp trẻ biết ý thức tự giác chủ động khi thực hiện nhiệm vụ


2

được giao. Đồng thời có những hiểu biết, thể hiện hành vi thói quen, cách ứng
sử phù hợp, mạnh dạn tự tin hơn trong giao tiếp. Từ đó trẻ dễ thích ứng với
nhiều hồn cảnh và điều kiện khác nhau trong cuộc sống. Giúp trẻ phát triển một
cách toàn diện. Vậy tổ chức các hoạt động trải nghiệm như thế nào để tạo hứng
thú và tích cực tham gia của trẻ ? Đó là điều mà bản thân tâm huyết và trăn trở.
Do đó tơi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Mợt sớ giải pháp giúp trẻ hứng thú,
tích cực tham gia vào các hoạt động trải nghiệm tại lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A2
trường mầm non Điền Lư, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa”
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu về thực trạng và hiệu quả của việc giúp trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi
hoạt động trải nghiệm. Từ đó đề xuất một số biện pháp giúp trẻ hứng thú, tích
cực, tự tin, chủ động sáng tạo trong các hoạt động trải nghiệm.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về một số giải pháp giúp trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt
động trải nghiệm tại lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A2 trường mầm non Điền Lư, Bá

Thước, Thanh Hóa”.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Nghiên cứu tài liệu,
sách báo, tập san...có liên quan đến hoạt động trải nghiệm của trẻ.
+ Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thơng tin: Khảo sát thực
tế khả năng tích cực, hứng thú của trẻ 5-6 tuổi khi tham gia vào các hoạt động
trải nghiệm. Sự ảnh hưởng của hoạt động trải nghiệm đối với sự phát triển của
trẻ.
+ Phương pháp thống kê, sử lý số liệu: Đánh giá kết quả đạt được và so
sánh kết quả trước và sau khi áp dụng biện pháp.
+ Phương pháp thực hành, trải nghiệm: Tổ chức các hoạt động trải
nghiệm để trẻ được thực hành, khám phá. Tìm hiểu những điều mới lạ và sự
thay đổi của sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lý luận:
Hoạt động trải nghiệm giúp cho việc học trở nên thú vị hơn với trẻ và
việc dạy trở nên thú vị hơn với người dạy. Khi trẻ được chủ động tham gia tích
cực vào q trình hoạt động, trẻ sẽ có hứng thú và chú ý hơn đến những điều
được tiếp cận và ít gặp vấn đề về tuân thủ kỷ luật. Theo tác giả Nguyễn Thanh
Hải,Viện Nghiên Cứu Giáo dục STEM Đại học Missouri, Mỹ đã viết“ Trong quá
trình nghiên cứu giáo dục và dạy học cho trẻ em tại Mỹ, tơi nhận thấy rằng
chương trình giáo dục ở đây đặc biệt chú trọng đến các trải nghiệm khoa học
sớm cho trẻ. Đó là những hoạt động đơn giản nhưng rất vui và rất cuốn hút học
sinh. Những trải nghiệm đó góp phần hình thành cho trẻ khơng chỉ về kiến thức
khoa học, kỹ năng thực hành mà còn tư duy bậc cao”[2]. Nói chung, học tập trải
nghiệm là học thơng qua thực hành – người học là người tham gia tích cực trong
q trình giáo dục, khơng phải là nhân chứng thụ động cho nó. Bất kỳ hoạt động
nào cũng phải tạo phản ứng, cảm xúc mạnh mẽ cho người học. Toàn bộ quá



3

trình này sau đó sẽ thúc đẩy phản hồi, thay đổi và hành động – dưới hình thức
các kỹ năng, thái độ, tư duy hoặc thực hành mới.
Như vậy có thể nói con đường để khắc sâu những kiến thức trước tiên
phải nói đến đó là được làm và thực hành. Nếu trẻ khơng tích cực hoạt động,
mọi thuận lợi từ phía mơi trường bên ngồi và thuận lợi về mặt sinh học đều trở
nên vô tác dụng. Cá nhân trẻ càng tích cực hoạt động bao nhiêu đặc biệt là tham
gia các hoạt động trải nghiệm, thì tâm lý càng phát triển bấy nhiêu và càng
nhanh chóng hồn thiện bản thân. Việc tham gia hoạt động trải nghiệm của trẻ
mẫu giáo chỉ mới đúng nghĩa là: Tham gia thực hiện, tham quan, thực hành và
làm quen với các hoạt động trải nghiệm đơn giản. Tuy nhiên, việc tạo môi
trường và tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ tham gia vào các hoạt động trải nghiệm
nói chung có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển trí tuệ. Hình thành được kỹ
năng ban đầu cho trẻ, giúp trẻ biết tập trung chú ý, tích cực phát biểu, tham gia
sơi nổi trong các hoạt động trải nghiệm. Biết thể hiện sự tự tin của bản thân, biết
chủ động sáng tạo theo ý thích của mình. Tổ chức cho trẻ được tham gia vào các
hoạt động trải nghiệm tại trường mầm non, là hình thức tổ chức các hoạt động
giáo dục đa dạng, phong phú nhằm kích thích trẻ tích cực tham vào các hoạt
động. Qua đó hình thành ở trẻ những hành vi theo hướng tích cực, chủ động
trong cuộc sống hàng ngày. Có tri thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp. Các
hoạt động trải nghiệm cho trẻ khơng chỉ dừng lại ở mục đích vui chơi, khám phá
mà phải xem như một nội dung, phương tiện, nhằm tập hợp và giáo dục trẻ. Sự
hấp dẫn của các hoạt động trải nghiệm sẽ tạo điều kiện cho trẻ sự say mê, niềm
phấn khởi, niềm thích thú, từ đó có thể khơi nguồn cho sự sáng tạo.
Để làm được điều đó trước hết, giáo viên phải có tay nghề vững vàng.
Phải biết yêu nghề, mến trẻ, tức là phải có năng lực sư phạm. Bao gồm năng lực
khoa học, vốn hiểu biết về các sự vật hiện tượng bên ngồi một cách chính xác,
logich. Phải hiểu về học sinh và nắm bắt được đặc điểm tâm lý lứa tuổi của trẻ.
Biết được trẻ cần gì và nhu cầu hứng thú của trẻ ra sao? …Bên cạnh đó, việc lựa

chọn nội dung và có phương pháp tác động phù hợp đến trẻ là điều hết sức cần
thiết. Tóm lại, giáo dục trải nghiệm là việc giáo viên tổ chức cho trẻ tương tác
với đối tượng. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến vai trị của (trí óc và đơi tay) .
Quá trình xây dựng kế hoạch và tổ chức các nội dung trải nghiệm cần được thiết
kế dựa trên vốn kinh nghiệm. Khơi gợi sự hứng thú, trí tị mị nhằm thỏa mãn
nhu cầu khám phá của trẻ. Trong hoạt động trải nghiệm, việc trẻ tích cực, chủ
động tiến hành trải nghiệm quan trọng hơn kết quả của quá trình đó. Vì vậy
chúng ta là những cơ giáo mầm non, cần thực hiện tốt việc tổ chức các hoạt
động cho trẻ trải nghiệm. Từ đó sẽ giúp trẻ có được hành trang, chuẩn bị điều
kiện cho trẻ bước vào lớp một, và tham gia học tập thật tốt ở trường phổ thông
sau này.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thuận lợi
Năm học 2020 – 2021 tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công phụ
trách lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi A2 với tổng số trẻ là 23 cháu. Trẻ trong cùng một độ


4

tuổi nên rất thuận lợi cho các hoạt động của trẻ tại lớp. Ln được sự ủng hộ
nhiệt tình của phụ huynh trong công tác thực hiện nhiệm vụ được giao.
Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường, nhiệt
tình, tâm huyết bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, để từng bước nâng cao chất
lượng đội ngũ giáo viên. Đặc biệt trong năm học này nhà trường chú trọng hơn
đến các hoạt động trải nghiệm của các lớp, và các hoạt động trải nghiệm do nhà
trường phối hợp với hội cha mẹ học sinh tổ chức.
100% cán bộ, giáo viên trong nhà trường có trình độ chuẩn trong đó có
nhiều cán bộ, giáo viên có trình độ trên chuẩn nên thuận lợi cho việc học hỏi
kinh nghiệm của bản thân.
Lớp tôi được phân công 2 giáo viên phụ trách có trình độ trên chuẩn.

Nhiệt tình u nghề, mến trẻ. Luôn gương mẫu trong các nhiệm vụ được giao.
Ln tâm huyết với nghề và có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các giáo viên phụ
trách nhóm lớp để cùng thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ.
100% trẻ đã trải qua các lớp mẫu giáo nhỡ và bé nên đa số trẻ có nền nếp
trong các hoạt động, đồn kết trong khi chơi với bạn, có ý thức tự lấy và cất đồ
chơi đúng nơi quy định.
2.2.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi trên thì bản thân cịn gặp khơng ít những khó
khăn trong cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ. Đặc biệt là tổ chức các hoạt động trải
nghiệm tại lớp, cũng như các hoạt động trải nghiệm do nhà trường phối hợp với
hội cha mẹ học sinh tổ chức cụ thể như sau:
Cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi trang thiết bị để chuẩn bị cho các hoạt động
trải nghiệm còn đơn điệu, sơ sài. Chưa thực sự thu hút và gây hứng thú với trẻ.
Do đặc thù công việc giáo viên phải thực hiện đúng các thời điểm trong
ngày theo quy định, để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Có rất ít thời
gian để tổ chức các hoạt động trải nghiệm tại lớp. Nếu có tổ chức được cũng
chất lượng hoạt động chưa cao.
Trẻ đa phần là con em những gia đình nơng dân. Hồn cảnh khó khăn nên
khơng có nhiều thời gian quan tâm đến việc học tập và các hoạt động của trẻ tại
trường lớp. Một số gia đình lại q nng chiều con, khơng cho trẻ tự làm một số
công việc nên dẫn đến các kỹ năng của trẻ còn hạn chế và chưa biết cách làm.
Một số trẻ còn nhút nhát trong giao tiếp, chưa mạnh dạn, tự tin vào các hoạt
động trả nghiệm, hoạt động tập thể, thao tác trải nghiệm chưa khéo léo.
2.2.3. Khảo sát kết quả đầu năm học tháng 09/2020.
Để thực hiện tốt việc giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi hứng thú tích cự tham
gia vào các hoạt động trải nghiệm, đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát thực
trạng về khả năng tham gia của trẻ vào các hoạt động trải nghiệm tại lớp. Các
hoạt động trải nghiệm do nhà trường tổ chức, kết quả cụ thể như sau:
Mức độ % trên trẻ
Tổng

số trẻ
Đạt
Chưa đạt
TT Lĩnh vực khảo sát
trong
Số
Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ
lớp
lượng
%
lượng %
1
Trẻ tích cực tham gia, trao đổi
23
10
43
13
57


5

2
3
4

cùng nhau vào hoạt động trải
nghiệm.

Trẻ khéo léo, sáng tạo khi
tham gia trải nghiệm.
Các thao tác, kỹ năng của trẻ
khi thực hiện trong các hoạt
động trải nghiệm
Trẻ mạnh dạn, tự tin khi tham
gia hoạt động trải nghiệm.

23

11

47,8

12

52,2

11

47,8

12

52,2

10

43,4


13

56,6

23
23

Qua khảo sát thực tế cho thấy quá trình trẻ tham gia các hoạt động trải
nghiệm chưa đạt hiệu quả cao. Trẻ tích cực chơi cịn ít, chưa chủ động khi tham
gia vào hoạt động, chủ yếu cơ nói gì trẻ làm nấy. Các kỹ năng đã có nhưng cịn
rất thấp. Phần đa trẻ chưa mạnh dạn và tự tin khi thực hiện các hoạt động trải
nghiệm cùng cơ. Chính vì thế mà tơi đã nghiên cứu và đưa ra một vài biện pháp
của mình với mong muốn trẻ lĩnh hội được những kiến thức tốt. Tạo cơ sở vững
chắc để trẻ bước vào cuộc sống cũng như những lớp học tiếp theo.
2.3. Một số giải pháp thực hiện.
2.3.1. Thực hành trải nghiệm với mơi trường tự nhiên bằng các thí
nghiệm đơn giản.
 
Chúng ta biết rằng hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non là học bằng chơi chơi mà học. Thông qua những trò chơi trẻ lĩnh hội được những kiến thức,
những kỹ năng để vận dụng vào cuộc sống hàng ngày. Với sự tị mị, ln muốn
được khám phá trải nghiệm mơi trường tự nhiên và thế giới xung quanh trẻ. Khi
mới chỉ biết nói trẻ đã đặt ra những câu hỏi với người lớn bằng những câu nói
ngây thơ: Bố ơi đây là gì? Sao đất lại có màu nâu? Tại sao lại có đất?...Hay đây
là cây gì? Lá cây sao có màu xanh?..tại sao nước lại lỏng? Nước ở đâu đến?...và
rất nhiều câu hỏi mà trẻ muốn biết. Hiểu rõ được điều đó, ngay từ đầu năm học
tơi đã nghiên cứu và lựa chọn một số các thí nghiệm đơn giản, dễ làm, vừa sức
với trẻ. Giúp trẻ thấy được sự biến đổi kỳ diệu của thiên nhiên và mối quan hệ
qua lại phụ thuộc của nó. Để tổ chức cho trẻ được thực hành, thí nghiệm. Tơi đã
xây dựng kế hoạch cụ thể trong kế hoạch giáo dục nhóm lớp, vào các chủ đề phù
hợp và được ban giam hiệu ký duyệt. Trước khi cho trẻ tham gia vào một số thí

nghiệm đơn giản. Đầu tiên tơi xác định rõ nội dung cho trẻ trải nghiệm là gì? Trẻ
đạt được những gì khi trải nghiệm điều đó? Với nội dung này cần phải chuẩn bị
những gì? Sử dụng phương pháp, biện pháp nào phù hợp để tiến hành.
* Với chủ đề thực vật tôi đã lựa chọn nội dung cho trẻ trải nghiệm.
Ví dụ 1: “Sự phát triển của cây”
Tơi cho trẻ làm thí nghiệm bằng cách gieo hạt rau cải vào đất và để ở hai
nơi khác nhau. Một là nơi có ánh sáng và một là khơng có ánh sáng, để trẻ biết
được ánh sáng đối với cây xanh quan trọng như thế nào.
+ Chuẩn bị: Mỗi tổ một hộp nhựa đã qua sử dụng. Được vệ sinh sạch sẽ
đục thủng đáy bỏ đất vào trong. Có ký hiệu riêng của mỗi tổ, hạt rau cải để trẻ
reo


6

+ Cách tiến hành: Tôi chia lớp thành hai tổ, khuyến khích tất cả trẻ tham
gia cùng cơ. Trẻ gieo hạt rau cải vào hộp nhựa có đựng đất bên trong. Sau đó
tưới nước vào hạt mới gieo. Khi trẻ thực hiện tôi quan sát và hướng dẫn trẻ. Yêu
cầu tổ 1 mang hộp đã gieo hạt của mình vào đặt trong góc lớp khơng có ánh
sáng chiếu vào. Tổ 2 thì mang hộp của mình ra ngồi hiên có ánh sáng chiếu
vào. Cô đưa ra yêu cầu: Mỗi ngày các con sẽ tưới nước cho cây của tổ mình một
lần. Tưới nước một lượng vừa đủ, không tưới quá nhiều. Các con sẽ quan sát
từng ngày hạt gieo của mình phát triển như thế nào. Hầu hết trẻ đều rất hứng thú
và tích cực tham gia. Sau một tuần tơi cho hai tổ mang hộp gieo hạt của mình
trưng bày trước lớp để cả lớp cùng khám phá. Cô tổ chức vào buổi hoạt động
chiều.
- Cô gợi hỏi trẻ tổ 1 đứng trước hộp sản phẩm hạt đã gieo của mình để
cho trẻ nhận xét đánh giá:
+ Con nhận thấy hạt của tổ mình như thế nào? Khi được tưới nước mà
khơng có ánh sáng thì cây như thế nào vậy? (Cây nhỏ và dài)

+ Lá của cây sẽ như thế nào? (Lá màu trắng) Vì sao?
+ Thân cây như thế nào? (nhỏ và dài). Tại sao thân cây lại nhỏ và dài ?
(Vì để trong nơi khơng có ánh sáng)
Khi trẻ trả lời cơ u cầu trẻ nói to, hướng dẫn trẻ mạnh dạn, tự tin chỉ
vào cây của mình để nhận xét. Mỗi câu hỏi với mỗi trẻ cơ có thể linh hoạt hỏi
khác nhau để trẻ được trả lời. Tơi ln chú ý khuyến khích trẻ nhút nhát được trả
lời nhiều hơn.
Với tổ 2 cô gợi hỏi những câu tương tự:
+ Hạt gieo của tổ mình để ở đâu?(để ngoài hành lang ạ)
+ Con nhận xét gì về cây của tổ mình khi có ánh sáng?(Cây khỏe và to
hơn)
+ Thân như thế nào? (Thân cây to, tròn và ngắn)
+ Lá cây như thế nào?(Màu xanh ạ) Lá cây to hay nhỏ? (Lá cây to ạ)
Cô gợi ý cho trẻ so sánh sự khác biệt rõ ràng giữa cây có ánh sáng và cây
khơng có ánh sáng. Trẻ quan sát và trao đổi cùng bạn về cây gieo hạt của tổ
mình.

.
( Cơ và trẻ đang quan sát sự phát triển của cây)


7

Qua thí nghiệm gieo hạt và quan sát sự lớn lên của cây tơi nhận thấy trẻ
rất thích thú. Tích cực tham gia và hăng say trả lời câu hỏi của cô. Mỗi bé biết
cẩn thận chăm tưới nước cho hạt gieo hàng ngày. Biết chăm chú theo dõi sự nảy
mầm của hạt. Thích thú được mang cây để cho cơ và bạn xem. Điều đó làm tơi
rất vui và là động lực để tôi tiếp tục cho trẻ thực hành các thí nghiệm tiếp. Tơi
lựa chọn thí nghiệm với các thí nghiệm đơn giản như: Sự đổi màu hạt gạo, Sự
bay hơi của nước, Nước chỉ chảy xuôi không chảy ngược, Chìm nổi….

Ví dụ 2: Thí nghiệm sự đổi màu của hạt gạo
+ Chuẩn bị: Chuẩn bị 3 bò gạo nếp bỏ vào 3 chậu, 3 chai nước ép của lá
ngom. 1 chai màu đỏ, 1 chai màu xanh, 1 chai màu tím, xếp bàn ghế thành 3 tổ
trong lớp.
+ Cách tiến hành: Mời 3 tổ về vị trí, mỗi tổ cử một đại diện lên lấy chai
nước màu. Sau đó đổ chai nước màu vào các chậu có đựng gạo nếp của tổ mình,
sau 4 tiếng tất cả các bạn cùng quan sát sự thay đổi của những hạt gạo như thế
nào. Cho cả lớp đi quan sát từng chậu nước của các tổ. Sau đó cơ cho trẻ về chỗ
ngồi và cùng trao đổi về các kết quả của 3 tổ, cô gợi hỏi để trẻ trả lời:
- Ai có nhận xét gì về kết quả thí nghiệm của tổ 1?(hạt gạo chuyển thành
màu đỏ)
- Vì sao lại chuyển thành màu đỏ?(Vì hạt gạo có màu trắng khi được
ngâm trong chậu nước màu đỏ hạt gạo đã ngấm nước màu và đổi thành màu đỏ).
- Còn tổ 2 ai có nhận xét gì ?
- Gạo trong chậu của tổ 2 đã chuyển sang màu gì vậy? (màu xanh)
- Vì sao nó thành màu xanh nhỉ? (Vì hạt gạo có màu trắng khi được ngâm
trong chậu nước màu xanh hạt gạo đã ngấm nước màu và đổi thành màu xanh.)
- Còn tổ 3 gạo trong chậu bây giờ có màu gì vậy? (màu tím)
- Vì sao lại có màu tím ?(Vì hạt gạo có màu trắng khi được ngâm trong
chậu nước màu tím hạt gạo đã ngấm nước màu và đổi thành màu tím).
Khi cho trẻ quan sát cơ gợi hỏi trị chuyện cùng trẻ. Gợi hỏi những trẻ cịn
chậm và ít nói để trẻ được trả lời. Khi trẻ được thí nghiệm như vậy tơi thấy trẻ
rất hứng thú tham gia và trao đổi thảo luận xôi nổi cùng cơ. Với một số thí
nghiệm khác tơi sẽ lựa chọn những thời gian thích hợp để tổ chức cho trẻ được
trải nghiệm.
Có thể nói với những thí nghiệm đơn giản với môi trường tự nhiên mà tôi
đã lựa chọn cho trẻ được khám phá trải nghiệm. Tôi nhận thấy trẻ rất thích thú
và tích cực tham gia cùng cô và các bạn. Trẻ rất tự tin thực hiện cùng bạn, hăng
say trao đổi và trả lời các câu hỏi. Rất háo hức chờ đợi kết quả sản phẩm của
mình. Chỉ như vậy thơi tơi cảm thấy rất vui và hạnh phúc, vì bản thân đã một

phần nào đó giúp trẻ hứng thú, tích cực tham gia trải nghiệm. Đó cũng là động
lực để tơi tiếp tục lựa chọn các biện pháp tiếp theo.
2.3.2. Giúp trẻ hứng thú tích cực tham gia trải nghiệm với các tình
huống để có cách ứng xử tốt trong cuộc sống.
Trong xã hội hiện nay kỹ năng sống là vô cùng trọng đối với trẻ lứa tuổi
mầm non. Bởi hơn ai hết với trẻ lứa tuổi này kỹ năng sống còn nhiều hạn chế.
Trẻ chưa thể lường trước được những mối nguy hiểm luôn rình rập xung quanh


8

mình. Chưa biết cách ứng sử đúng theo các tình huống và chuẩn mực đạo đức xã
hội.
Vậy để trẻ có những cách ứng sử tốt trong cuộc sống hàng ngày. Giáo
viên hoặc người lớn không chỉ dạy cho trẻ hiểu trên lý thuyết, tranh ảnh hoặc
những đoạn video. Mà trẻ cần có được những trải nghiệm thực tế bằng các tình
huống đóng vai, bàn thảo nhóm hay thực hành giải quyết vấn đề trong những
tình huống hằng ngày. Với cách trải nghiệm như vậy các thông điệp truyền tải
đến trẻ sẽ có hiệu quả hơn so với việc đưa ra những lý thuyết đơn thuần.
Tôi đã nghiên cứu về một vài tình huống cụ thể, phù hợp với từng chủ đề.
Phù hợp với tình hình của lớp và đặc điểm của trẻ lớp mình để tổ chức cho trẻ
được hứng thú, tích cực tham gia trải nghiệm.
Ví dụ 1: Với chủ đề Trường mầm non, tôi đã tổ chức cho trẻ được trải
nghiệm với một tình huống cụ thể trong giờ hoạt động ngoài trời khi trẻ đang
chơi tự do có sự giám sát của cơ giáo: Có một người lạ đến chỗ các bạn nhỏ
đang chơi. Người này mặt đeo khẩu trang kín mít, sau đó gọi tên một vài trẻ ra
ngồi. Trong tình huống này cơ lặng lẽ quan sát sau đó giúp trẻ biết được những
mối nguy hiểm khi đi với người lạ. Biết tránh xa không lại gần, không đi theo
người lạ.
+ Chuẩn bi: Cô nhờ một phụ huynh đóng vai người lạ. Mặt đeo khẩu

trang, mắt đeo kính đen. Trẻ đang chơi trong khu vực đu quay, cầu trượt, cơ
đang quan sát trẻ chơi thì có người lạ đến.
+ Cách tiến hành: Người lạ đi đến khu vực trẻ đang chơi, chào các cháu.
Sau đó bác gọi 2-3 tên của trẻ trong lớp và nói:
- Ánh Dương đi với bác nào, mẹ cháu bảo bác đón cháu, cháu lấy cặp đi
rồi về cùng bác bác sẽ mua kẹo cho cháu. (tôi để ý quan sát cháu Ánh Dương có
phản ứng gì khơng, sau đó tơi đi lại gần và hỏi: Ánh Dương con biết ai đây
khơng? Nếu cháu nói khơng tơi lại hỏi cả lớp? Các con có biết ai đây khơng? Trẻ
nói khơng biết, sau đó người lạ lại gọi 2-3 bạn tiếp theo cũng với cách hỏi tương
tự. Tôi quan sát cách phản ứng của trẻ. Khi trẻ không đi theo người lạ cô giáo sẽ
mời người lạ ra khỏi sân trường để cho các bạn học. Tôi quay vào và cùng trao
đổi với trẻ )
- Cô đến bên trẻ được người lạ gọi tên hỏi và quan sát thái độ của trẻ đó
trước:
+ Ánh Dương tại sao con khơng đi theo Bác? (vì con khơng biết đó là ai)
+ Người lạ bảo sẽ mua kẹo cho con sao con khơng đi? (vì đi theo người lạ
rất sợ và nguy hiểm ạ) Một vài trẻ được gọi tên khác cô cũng gợi hỏi tương tự.
Cô gợi hỏi cả lớp cho nhiều trẻ được trao đổi cùng cơ và các bạn.
+ Các con có biết ai vừa đến lớp mình khơng? (khơng ạ)
+ Có bạn nào đi theo người lạ khơng? Vì sao lại khơng đi? (vì đi theo
người lạ là rất nguy hiểm)
+ Nếu đi theo người lạ điều gì sẽ sảy ra? (Bị bắt cóc, khơng được về nhà)
Với một tình huống bất ngờ sẩy ra như vậy tôi nhận thấy trẻ rất chú ý.
Chăm chú quan sát từng hành động của người lạ. Phản ứng rất nhanh và bất ngờ
khi nghe người lạ gọi tên mình nhưng nhất định trả lời con không đi theo. Tôi


9

kết hợp lồng giáo dục cho trẻ biết những mối nguy hiểm khi đi theo người lạ

như: Sẽ bị bắt cóc, khơng được về với bố mẹ, nguy hiểm đến tính mạng…
* Ví dụ 2 : Với chủ đề bản thân
Ngay từ đầu năm học, tôi đã cùng thống nhất với phụ huynh của lớp tơi
đóng quỹ sinh nhật cho các cháu. Cứ định kì tuần thứ 2 của hàng tháng tôi phối
hợp cùng với ban chấp hành phụ huynh của lớp tổ chức sinh nhật cho các cháu
trong tháng đó. Để tổ chức buổi sinh nhật cho các bạn trong tháng 10 tôi đã
chuẩn bị thực hiện như sau:
+ Chuẩn bị: Tôi lên danh sách các bé sinh vào tháng 10. Dự trù kinh phí
và nhờ một phụ huynh đứng ra đi mua bánh kẹo, bánh sinh nhật và một vài đồ
dùng để trang trí. Chuẩn bị một số bài hát, bản nhạc phù hợp.
+ Cách tiến hành: Tổ chức cho trẻ vào buổi chiều sau khi trẻ ăn quà chiều
khoảng sau một tiếng. Cô cho tất cả trẻ được chuẩn bị cho buổi sinh nhật. Cho
một nhóm bạn chia bánh kẹo. Một nhóm thì trang trí treo bóng bay, cắm hoa vào
lọ, kê bàn ghế theo sự thỏa thuận với các bạn. Cơ chỉ đóng vai là người bạn thảo
luận cùng trẻ. Sau khi công tác chuẩn bị xong, chờ các phụ huynh của các bé có
ngày sinh nhật đến đủ bắt đầu tổ chức chương trình.
Cơ đóng vai là người dẫn chương trình: Để buổi sinh nhật thêm sôi động
ngay bây giờ chúng ta cùng đến với các tiết mục văn nghệ do các bé lớp 5-6 tuổi
A2 thể hiện.
+ Tổ 1 lên hát gõ phách theo nhịp bài: Cả nhà đều yêu
+ Tổ 2 lên hát húa minh họa bài : Cháu yêu bà
+ Tổ 3 lên hát nhảy lắc hông theo bài : Mẹ yêu khơng nào
+ Nhóm bạn nữ lên múa bài: Bơng hồng tặng mẹ
+ Nhóm bạn trai lên hát kết hợp vận động bài: Ơng cháu
Tiếp theo chương trình xin mời các bạn sinh trong tháng 10 lên ngồi
quanh bánh sinh nhật nào. Cho trẻ chắp tay, nhắm mắt và ước, cho trẻ thổi nến
cô đếm 1,2,3 thổi nào, tất cả trẻ cùng thổi. Cả lớp hát bài: Chúc mừng sinh nhật.
Cho trẻ liên hoan bánh kẹo vui cùng các bạn.

( Cô cùng phụ huynh tổ chức sinh nhật cho trẻ)



10

Qua buổi trải nghiệm tổ chức sinh nhật tôi nhận thấy trẻ rất thích thú, tích
cực tham gia. Cháu nào cũng hăng say chuẩn bị cho buổi sinh nhật. Biết thảo
luận cùng nhau bày trí thế nào tạo nên một khơng khí náo nhiệt vui tươi. Hầu hết
trẻ hăng say biểu diễn văn nghệ chúc mừng bạn. Vào các tháng tiếp theo tôi lại
lên danh sách ngày sinh của các bé để tổ chức cứ 1 tháng tổ chức một lần. Từ
buổi trải nghiệm đó tơi nhận thấy trẻ lớp mình biết quan tâm đến bạn nhiều hơn,
mạnh dạn tự tin khi tham gia vào các hoạt động. Biết quan tâm chia sẻ với bạn
và cô giáo.
2.3.3. Giúp trẻ hứng thú, tích cực tham gia trải nghiệm trong hoạt
động khám phá khoa học và hoạt động ngồi trời.
Có thể nói sáu năm đầu đời là giai đoàn vàng của sự phát triển trẻ em. Do
đó việc giúp trẻ được thỏa sức tham gia vào các hoạt động trải nghiệm, sẽ là
điều kiện tốt để trẻ hình thành một cá nhân tồn diện. Hiểu được tầm quan trọng
đó, bản thân ngồi việc cho trẻ tham gia vào các trải nghiệm thông qua các thí
nghiệm đơn giản. Tham gia vào các tình huống trong cuộc sống. Tơi cịn để trẻ
được trải nghiệm qua hoạt động khám phá khoa học và hoạt động ngồi trời. Với
hình thức này tơi sẽ lựa chọn những nội dung quan trọng, phù hợp để trẻ được
tích cực tham gia vào các hoạt động trải nghiệm. Có thể dưới hình thức trị chơi,
hình thức thi đua, hay chỉ là một vài hoạt động lồng ghép trong hoạt động khám
phá khoa học.
* Hoạt động khám phá khoa học:
Với hoạt động khám phá khoa học, tơi đã tìm hiểu và nghiên cứu lựa chọn các
hình thức lồng vào các tiết học để cho trẻ trải nghiệm cụ thể như sau:
Ví dụ 1: chủ đề: Các hiện tượng tự nhiên.
Đề tài: Khám phá mặt trời, mặt trăng và các vì sao - đối tượng 5- 6 tuổi,
sau khi cô cho trẻ biết được đặc điểm và lợi ích của mặt trời đối với con người

và môi trường sống. Vào cuối hoạt động tơi chọn hình thức cho cả lớp được trải
nghiệm với nắng mặt trời để trẻ khắc sâu kiến thức hơn. Tổ chức cho hai tổ thực
hiện nhiệm vụ. Mỗi trẻ được tự tay giặt khăn rửa mặt của mình cho ướt. Sau đó
tơi cho tổ 1 phơi khăn của mình dưới ánh nắng mặt trời. Tổ 2 các bạn tự phơi
khăn của mình nhưng để trong nhà. Cơ u cầu từng tổ thực hiện và quan sát,
nhận xét trong thời gian ôn buổi chiều.
Trong thời gian ôn buổi chiều tơi cho trẻ ở hai tổ mang khăn của mình ra
để so sánh và nhận xét.
+ Tổ 1 khăn các con phơi bây giờ như thế nào?( Đã khô rồi ạ)
+ Vì sao khăn lại khơ? ( Vì khăn được phơi dưới ánh nắng mặt trời)
+ Vì sao ánh nắng mặt trời lại giúp khăn khơ được? ( Vì ánh nắng mặt trời
có sức nóng nên làm khơ được khăn ạ)
Với tổ 2 cô cũng hỏi những cau hỏi tương tự:
+ Tổ 2 khăn các con phơi bây giờ như thế nào?( Vẫn cịn ướt ạ)
+ Vì sao khăn lại ướt? ( Vì khăn phơi ở nơi khơng có ánh nắng mặt trời ạ)
* Ví dụ 2: Trong đề tài tìm hiểu về nước (đối tượng 5-6 tuổi, chủ đề nước
và các hiện tượng tự nhiên). Cơ cho trẻ tìm hiểu về đặc điểm, lợi ích của nước
đối với con người và môi trường sống. Biết được nước ở các thể: Thể lỏng, thể


11

rắn, thể hơi. Sau khi cung cấp các kiến thức cơ bản đến phần củng cố, tơi lựa
chọn hình thức cho trẻ được trải nghiệm vật chìm nổi và tan trong nước. Cơ
chuẩn bị đồ dùng để trẻ thí nghiệm: Cô chuẩn bị 10 đoạn gỗ khô nhỏ, một bát
sỏi nhỏ, 2 chậu nước. 10 cốc nước và một lọ muối, một lọ đường
Tiến hành: Cô cho từng tổ lên thử nghiệm. Tổ 1 mỗi bạn một đoạn gỗ nhỏ
và thả vào chậu nước cho cả lớp quan sát cô gợi hỏi.
+ Khi các bạn thả gỗ vào chậu nước thì đoạn gỗ như thế nào? (Đoạn gỗ
nổi trên mặt nước ạ)

+Tại sao đoạn gỗ lại nổi? (vì đoạn gỗ nhẹ ạ). Cô cho từng tổ lên quan sát
và cho trẻ chạm vào đoạn gỗ để trẻ quan sát kỹ hơn, cơ gợi ý để trẻ trị chuyện
cùng cơ và bạn. Tiếp theo cho tổ 2 lên mỗi bạn một hòn sỏi nhỏ và thả vào chậu
nước bên cạnh. Cho cả lớp quan sát, cô gợi hỏi trẻ:
+ Các con có nhận xét gì khi thả những viên sỏi vào chậu nước?(Viên sỏi
chìm)Vì sao nó lại chìm nhỉ? (vì sỏi nó nặng ạ). Cho từng tổ lên quan sát, cơ gợi
ý cho trẻ trả lời: Vì sao sỏi lại chìm nhỉ? theo con? (vì nó nặng) Sau khi trẻ quan
sát vật chìm, vật nổi xong. Cơ cho 5 bạn lên để pha đường và muối vào nước để
quan sát sự hòa tan của đường và muối. Cho trẻ tự xúc mỗi bạn một thìa và bỏ
vào cốc nước khuấy đều, khuấy nhiều lần để đường và muối tan hết. Gợi ý cho
trẻ quan sát kỹ các cốc nước và cùng trao đổi cùng cơ.
+ Các con có nhận xét gì khi cho đường và muối vào cốc nước? (Đường
và muối tan trong nước ạ).
+ Các con đoán xem khi muối hịa tan vào nước thì nước sẽ có vị gì nhỉ?
(Vị mặn ạ).
+ Bây giờ chúng mình lại đốn xem khi hịa tan đường vào nước thì nước
sẽ có vị gì ? (Vị ngọt). Với hoạt động này hầu hết trẻ rất tích cực tham gia. Háo
hức và hứng thú thực hiện khi cô yêu cầu. Sau khi lồng hoạt động trải nghiệm
vào cuối tiết học tôi nhận thấy tiết học khơng cịn nhàm chán. Tạo được khơng
khí vui vẻ và tích cực của trẻ.
Qua kết hợp các hoạt động cho trẻ được trải nghiệm trong hoạt động khám
phá khoa học, đã giúp trẻ được thực hành, được khám phá, thỏa chí tị mị của
trẻ. Đồng thời tạo khơng khí sôi nổi trong tiết học, thu hút sự chú ý và khác sâu
các kiến thức hơn. Hoạt động trải nghiệm thực tế này trẻ rất hứng thú, tích cực
tham gia, đồng thời giúp hoạt động học trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả. Với các đề
tài khám phá khoa học khác, tôi cũng lựa chọn một vài nội dung phù hợp để tổ
chức cho trẻ.
* Hoạt động ngồi trời:
Trong q trình tổ chức cho trẻ tham gia trải nghiệm tại lớp tơi nhận thấy,
hoạt động dạo chơi ngồi trời cũng là thời điểm tốt để tổ chức cho trẻ. Có thể

nói đây là thời điểm rất tốt để phát huy tính tích cực và hứng thú cho trẻ tham
gia trải nghiệm. Trẻ có thể nhặt lá, quét sân, hót rác, làm sạch sân trường như
chính những cơ, những bác lao cơng thực sự và khi được làm những công việc
như vậy trẻ lại vơ cùng thích thú. Trẻ thấy những việc mình làm thật có ích và ý
nghĩa. Giống như thể mình cũng góp một phần cơng sức nhỏ bé của mình cho
ngơi trường thêm sạch đẹp hơn. Trẻ tự hào về bản thân mình.


12

Ví dụ 1: Trong chủ đề : Thực vật, tết và mùa xn
Tơi đã chọn hình thức cho trẻ chăm sóc vườn rau. Với nội dung này cơng
tác chuẩn bị như sau: Tôi đã xin hỗ trợ của tổ chuyên môn, nhờ thêm 2 cô giáo
cùng tham gia để hướng dẫn và hỗ trợ trẻ tham gia hoạt động. Mỗi trẻ một cái
bay xới đất, một đôi gang tay.
Cách tiến hành: Trẻ đeo gang tay và mỗi bạn cầm một cái bay. Cầm theo
khoảng 3 cái xô nhỏ để trẻ đựng cỏ. Trước khi đi cô gợi ý cho trẻ đi ngay ngắn,
đi theo hàng không xô đẩy nhau. Tổ chức cho trẻ xuống vườn rau của trường, cô
gợi ý cách trồng rau, nhổ cỏ cho trẻ: “Các con cầm bay và chọc xuống đất độ
xâu vừa phải. Sau đó cầm cây rau và cho gốc xuống chỗ đất mới xới xong, dùng
tay vùi đất lại. Các con dùng các ngón tay nhận đất xuống cho cây chắc lại, nhận
đất vừa phải chỉnh cho cây thẳng là được.” Khi trẻ thực hiện cô bao quát, giúp
đỡ. Hướng dẫn trẻ trồng, cho trẻ nhổ cỏ của các luống rau bên cạnh. Cô đặc biệt
chú ý đến các trẻ chưa làm được và thực hiện còn chậm. Trồng xong cho trẻ lấy
nước cô chuẩn bị sẵn cho trẻ tưới lượng nước vừa phải cho cây rau mới trồng.
Cơ tạo một khơng khí trải nghiệm thật vui nhộn. Trẻ háo hức tham gia vừa trồng
rau vừa trị chuyện xơi nổi. Cũng chủ đề tết và mùa xn tơi tổ chức cho trẻ
trang trí cành đào cho ngày tết. Trẻ được tự tay treo hoa, dây nháy lên cành đào
với sự vui vẻ và háo hức đón chờ ngày tết đến.


( Trẻ chăm sóc vườn rau của nhà trường)

( Trẻ trang trí cây đào ngày tết)


13

Qua buổi hoạt động ngồi trời bằng hình thức trải nghiệm như vậy tôi
nhận thấy, trẻ lớp tôi rất háo hức và tích cực tham gia. Biết cách trồng rau, tưới
nước, nhổ cỏ cho rau. Biết được ý nghĩa của ngày tết cổ truyền. Biết những
truyền thống cũng như phong tục tập quán của địa phương.
* Ví dụ 2: Chủ đề nước và các hiện tượng tự nhiên.
Trong chủ đề này tôi lựa chọn nội dung cho trẻ trải nghiệm qua hoạt động
ngoài trời như: Trẻ chơi với cát, sỏi, nước…Với những trò chơi này tạo cơ hội
được sử dụng các giác quan để khám phá thế giới tự nhiên. Giúp trẻ cảm thấy
thoải mái, vui vẻ và thích thú. Chơi với cát, sỏi, nước chủ yếu là trẻ được thư
giãn, giải trí, vì nó khơng địi hỏi phải hồn thành nhiệm vụ cụ thể nào. Khi chơi
cùng nhau trẻ sẽ có cơ hội học cách chia sẻ, giúp đỡ nhau.
Ví dụ: Trẻ chơi với nước như: Cho trẻ đong nước vào các chai to nhỏ,
đong nước qua lại trong các chai có thể tích khác nhau, đổ nước từ trên cao
xuống chỗ thấp hơn, hút nước qua ống nhựa.
- Chuẩn bị: Cô chuẩn bị 5 vỏ chai nước lọc to, 5 vỏ chai nước lọc nhỏ.
Lấy 5 máng nước bằng cây luồng, 5 chậu nhỏ đựng nước, 5 ca to đựng nước
sạch, 5 vỏ chai nước lọc to.
- Cách tiến hành: Cô cho 2 tổ sẽ thực hiện các nhiệm vụ khác nhau, tổ 1
đong nước vào chai to và chai nhỏ. Tổ 2 sẽ đổ nước từ trên cao xuống. Tất cả trẻ
đều được tham gia, khám phá. Cho từng tổ thực hiện, cô gợi ý để trẻ quan sát và
cùng trò chuyện.
+Tổ 1 tiến hành đong nước vào chai to, chai nhỏ, trẻ biết được những thay
đổi khi đong nước vào các chai có thể tích to, nhỏ khác nhau:

+ Con cho cô và các bạn biết con đã đổ bao nhiêu cốc nước vào chai ? (3
cốc ạ) Bây giờ chai đã đầy chưa? (Đầy rồi ạ)
+ Còn con đong được mấy cốc nước mới đầy được chai to này? (6 cốc ạ)
vì sao lại nhiều thế? (vì chai to nên phải nhiều nước hơn ạ) Cho trẻ thực hiện
nhiều lần.
+Tổ 2 cô cho trẻ đổ nước từ trên cao xuống. Cô đặt ống nước dốc một bên
cao một bên thấp, cho 5 trẻ lần lượt lên thực hiện. Trong qua trình thực hiện cơ
gợi ý các câu hỏi để trẻ trao đổi và trả lời cùng cô.
+ Các con thấy khi đổ nước vào máng luồng nước như thế nào nhỉ? (nước
chảy mạnh ạ)
+ Nước chảy theo hướng nào các con nhỉ? (Chảy xuôi ạ) Cho các tổ khác
lên cùng quan sát. Khi trẻ chơi cơ trao đổi trị chuyện cùng trẻ, khuyến khích trẻ
chơi và đổi vị trí cho nhau, khích lệ trẻ mạnh dạn, tích cực chơi.
Cơ giáo dục trẻ: Nước là chất lỏng, trong suốt không màu, không mùi,
không vị nên khi các con thấy dịng nước chảy trong suốt, khơng có màu, khơng
có mùi thì đấy có thể được coi là nguồn nước sạch. Cịn nếu khi các con thấy
nước có màu lạ, có mùi hơi tức là nguồn nước đã bị ơi nhiễm thì chúng ta khơng
được dùng rửa tay, chân, uống... sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ví dụ: Trải nghiệm với sỏi
Chuẩn bị: Khu vực cho cho trẻ chơi với sỏi: 5 hộp màu nước, sỏi to nhỏ
và màu sắc khác nhau, 5 ống nhựa, 5 cái rổ nhỏ để đựng sỏi.


14

Cách tiến hành: Cô hướng dẫn cho cả lớp chơi, gợi ý cho một nhóm xếp
đường đi bằng sỏi, xếp hình, xếp núi. Gợi ý cho một nhóm đong sỏi từ rổ to sang
rổ nhỏ. Một nhóm cho trẻ chơi cho sỏi chạy trong ống nhựa từ cao xuống thấp.
Một nhóm lấy hộp màu để tơ màu cho những viên sỏi…
Trong q trình trẻ chơi cơ ln khuyến khích, động viên và gợi ý để trẻ tập

trung khi chơi. Cô gọi hỏi để trẻ cùng trao đổi cùng cô và các bạn.
+ Các con đang làm gì vậy? (Con đang xếp đường đi ạ)
+ Ngơi nhà xếp bằng gì mà đẹp vậy? (xếp bằng sỏi ạ)
+ Con đang thả sỏi vào ống nhựa để làm gì vậy? Thả vào sỏi như thế nào
nhỉ? (Sỏi trôi xuống rổ ạ)
+ Các con đang tơ gì vậy? (Tơ màu cho các viên sỏi ạ)..
Qua buổi tổ chức cho trẻ chơi với sỏi tôi nhận thấy trẻ rất thích thú, hăng
say trao đổi giao lưu cùng bạn. Thích thú tạo ra các cơng trình sản phẩm của
riêng mình, thích được giới thiệu về sản phẩm của mình vừa thực hiện. Sau buổi
chơi, trải nghiệm như vậy trẻ có được sự thoải mái, vui vẻ. Từ đó giúp trẻ tăng
cường sự hiểu biết của trẻ về môi trường tự nhiên.
2.3.4. Tổ chức cho trẻ tham gia trải nghiệm thông qua hoạt động
tham quan.
Như chúng ta đã biết, phương pháp trải nghiệm gắn liền với hoạt động
thực tế là phương pháp giáo dục tiên tiến hiện nay đã và đang được các trường
mầm non thực hiện. Mỗi chuyến tham quan, dã ngoại luôn là hoạt động được
giáo viên, nhà trường và phụ huynh đặc biệt quan tâm. Bằng trải nghiệm thực tế
Học bằng chơi – chơi mà học. Hoạt động này tạo cho các bé niềm hứng thú tìm
tịi, khám phá thế giới xung quanh. Khi va chạm với các tình huống trong thực
tế, bé dễ dàng thể hiện cảm xúc, những kỹ năng xử lý; từ đó các bé bộc lộ những
điểm mạnh, yếu của mình, mà khi học trong mơi trường khác ít khi có được.
Điều này vừa giúp trẻ mạnh dạn trong giao tiếp, vừa giúp trẻ tự tin trong các
hoạt động. Hiểu được tầm quan trọng đó, tơi đã lựa chọn các hoạt động cho trẻ
được tham quan trải nghiệm một số danh lam thắng cảnh của địa phương như:
Tham quan tượng đài liệt sĩ, tham quan Đền Pấu, tham quan trường Tiểu học
Điền Lư. Các hoạt động này được trình bày chi tiết trong kế hoạch giáo dục
nhóm lớp. Khi chuẩn bị tổ chức một hoạt động trải nghiệm tham quan như vậy,
tôi sẽ lên kế hoạch cụ thể báo cáo và xin ý kiến của Ban giám hiệu nhà trường.
Sau khi được Ban giám hiệu nhất trí, tơi sẽ họp hội ý với phụ huynh của lớp để
trình bày kế hoạch tổ chức. Tiến hành cho trẻ khi đi tham quan trải nghiệm cụ

thể như: Công tác chuẩn bị cho buổi trải nghiệm với trẻ cần chuẩn bị những gì.
Liên hệ trước với địa điểm tiến hành cho trẻ tham quan. Mục đích cần cho trẻ
tham quan những gì. Q trình đi lại của trẻ phải làm như thế nào để đảm bảo an
toàn tuyệt đối. Cần huy động tất cả phụ huynh tham gia hay chỉ chọn 5- 6 phụ
huynh đaị diện.
Ví dụ 1: Trong chủ đề: Quê hương đất nước Bác Hồ tôi tổ chức cho trẻ đi
tham quan tượng đài liệt sĩ và tham quan đền Pấu.
Để tiến hành một hoạt động trải nghiệm ra khỏi khu vực trường. Trước
tiên tôi phải hướng dẫn để trẻ biết được quá trình đi tham quan cần phải làm gì.


15

Đi như thế nào, đến nơi phải làm sao để trẻ biết trước. Ngồi ra tơi hướng dẫn
trẻ biết cách trang bị các đồ dung vật dụng cá nhân trong quá trình đi. Khi đi
phải đội mũ, đi theo hàng và phải tuyệt đối nghe theo hướng dẫn của cô.
+ Chuẩn bị: Hoa tươi, mỗi trẻ một cái mũ lưỡi chai, mặc đồng phục của
trường. Chuẩn bị 5 chai to nước lọc. Liên hệ với bác bảo vệ của tượng đài và
người quản lý đền Pấu trước để bố trí địa điểm cho trẻ tham quan. Liên hệ với
phụ huynh có xe ơ tơ để đưa đón các cháu.
+ Tổ chức tham quan: Trước khi đi tôi cho trẻ tập trung cạnh cô giáo để
hướng dẫn trẻ biết được khi lên ô tô, không chen lấn xô đẩy nhau, phải ngồi
ngay ngắn và giữ trật tự. Khi đến nơi các con không được lộn xộn, phải nghe
theo lời hướng dẫn của cô giáo và tuyệt đối giữ trật tự. Cho trẻ xếp thành hai
hàng lần lượt đi từ ngoài cổng vào.
+ Các con quan sát xem nơi này là gì? (Tượng đài liệt sĩ ạ)
+ Phía trước của các con là gì? (Cổng đi vào ạ)
+ Ở giữa là gì đây? (Lối đi vào ạ)
+ Hai bên lối đi vào là gì? ( Hai hàng cây thơng ạ)
+ Đi vào bên trong một chút các con thấy hai bên có gì đây( Hai tấm bia).

Trên hai tấm bia có rất nhiều các hàng chữ, đó là tên của các vị anh hùng liệt sĩ
đã từng chiến đấu với quân giặc để giành lại độc lập tự do cho tổ quốc đấy các
con ạ.
+ Phía trên cùng cao nhất này là kì đài đấy các con? Để tỏ lịng biết ơn
của chúng ta đối với các vị anh hùng đã hi sinh vì dân vì nước cơ con mình cùng
dâng bó hoa tươi thắm này lên kì đài và các con hãy đặt tay lên ngực trái của
mình để tưởng nhớ đến các vị anh hùng nhé.

(Hình ảnh cơ cùng trẻ tham quan tượng đài)
Từ tượng đài liệt sĩ tôi cho trẻ tiếp tục di chuyển đến Đền Pấu và tiếp tục
hành trình tham quan của buổi học. Tơi hướng dẫn trẻ nhẹ nhà xuống xe, giữ trật
tự, xếp hàng từ ngồi cổng để đi vào. Trị chuyện với trẻ về quang cảnh của đền
Pấu. Đây là một di tích lịch sử đã có từ rất lâu qua q trình lâu dài của thời gian
nên cần được bảo vệ, duy trì và tôn tạo. Đồng thời tôi giáo dục các con về tình
yêu quê hương, đất nước. Mong muốn được làm việc và cơng hiến sức lực của
mình cho q hương ngày càng tươi đẹp hợn. Qua buổi tham quan thực tế này
tơi nhận thấy trẻ rất thích thú khám phá. Hăng say trị chuyện cùng cơ giáo. Trẻ
tị mị hứng thú như mới vừa mới khám phá ra một điều mới lạ mà trước đó trẻ
chưa hề biết đến.


16

(Hình ảnh trẻ tham quan Đền Pấu, xã Điền Lư, huyện Bá Thước)
Ví dụ 2: Trong chủ đề: Trường tiểu học tôi tổ chức cho lớp đi tham quan
trường Tiểu học Điền Lư.
Do Trường mầm non và trường tiểu học ở sát nhau chính vì vậy điều kiện
đi lại trong quá trình tham quan của trẻ cũng rất thuận lợi.
+ Chuẩn bị: Liên hệ trước với trường Tiểu học vào buổi chiều mà trường
tổ chức học.

+ Tổ chức tham quan: Trước khi đi cô tập trung trẻ lại và hướng dẫn : Các
con nhớ xếp hàng trật tự khi đi các con nhớ đi theo hàng và theo sự hướng dẫn
của cơ nhé. Khi vào tham quan chúng mình sẽ xếp hàng ngay ngắn và giữ trật
tự vì các anh chị đang trong giờ học.
Cho trẻ xếp thành hai hàng trước cổng trường rồi đi vào ngay ngắn và giữ
trật tự. Chào các thầy cô trong Ban giám hiệu nhà trường và chào các thầy cơ
giáo. Cơ giáo Phó hiệu trưởng dẫn trẻ đến thăm từng phòng ban, lớp học của nhà
trường, cô gợi ý cho trẻ được tham quan, quan sát:
Cơ xin giới thiệu đây là văn phịng nhà trường, các con nhìn xem bên
trong văn phịng có những gì ? (Có bàn, ghế, lảng hoa, tượng Bác Hồ)
+ Các con có biết văn phịng của trường dùng để làm gì khơng? (Để các
thầy cơ hội họp ạ). Cho trẻ đi tham quan các lớp học đến từng khối lớp vào xem
các anh chị đang học bài, cô gợi ý để trẻ cùng trao đổi với cô giáo và các anh
chị:
+ Các con thấy các anh chị đang làm gì ? (Đang học bài ạ)
+ Các con nhìn xem trong lớp học có những gì nhỉ? (Bàn ghế, bảng, tủ
đựng đồ dùng học tập). Lần lượt cho trẻ được tham quan các khối lớp, sau đó
đến lớp 1 cho trẻ quan sát và tham quan lâu hơn. Gợi ý để trẻ quan sát xem các
anh chị lớp 1 học bài và cùng trò chuyện với các anh chị và cô giáo.
+ Xin giới thiệu với các con đây là lớp 1 đấy, các con nhìn xem các anh
chị đang làm gì đấy? (Đang học bài ạ)
+ Cịn đây là gì? (Bàn ghế ạ)
+ Cặp sách các anh chị để ở đâu? (Dưới gầm bàn ạ)
+ Đây là cái gì? (Cái bảng)


17

Cho trẻ vào lớp trò chuyện với các anh chị. Sau khi trẻ trao đổi, vui chơi
cùng các anh chị lớp 1, cô cho cả lớp tập hợp lại và xếp hàng chào cô giáo và

chào các anh các chị để về trường. Trước khi về cơ giáo cùng trị chuyện về buổi
tham quan.
+ Hôm nay các con được đi tham quan trường gì vậy? (Trường Tiểu học
Điền Lư ạ)
+ Đến trường các con được gặp những ai nào? (Các thầy cô và các anh chị
ạ).

(Cô và trẻ tham quan trường Tiểu học Điền Lư)
Qua buổi tham quan trải nghiệm thực tế tại trường Tiểu học Điền Lư tôi
nhận thấy trẻ rất thích thú, hào hứng tham quan. Trẻ có sự ngạc nhiên trước môi
trường mới. Say sưa khám phá, tìm hiểu và trị chuyện vui chơi cùng các anh các
chị. Cuối buổi tham quan cho trẻ chào các thầy cô, chào các anh chị, xếp hàng
về lại trường Mầm non. Thấy được sự vui tươi, phấn khởi của trẻ làm cho tôi và
các phụ huynh rất vui. Bản thân lấy đó làm động lực để lựa chọn các hoạt động
tham quan trải nghiệm phù hợp với đặc điểm của trẻ, của lớp, để xây dựng cho
những năm học tiếp theo. Với hoạt động tham quan khu tưởng niệm các anh
hùng liệt sĩ tơi sẽ bố trí tổ chức cho trẻ vào cuối năm học.
Như vậy có thể nói khi tổ chức cho trẻ được tham quan, trải nghiệm thực
tế đã giúp cho trẻ lớp tôi được vui chơi, được khám phá, được trải nghiệm. Làm
cho trẻ ln có tâm thế vui vẻ, háo hức đặc biệt trẻ rất tích cực tham gia. Biết
chủ động trò chuyện, cùng làm việc và vui chơi với mọi người.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến.
Sau khi áp dụng các giải pháp nêu trên kết quả khảo sát cuối năm như sau:
Mức độ % trên trẻ
Tổng
số trẻ
Đạt
Chưa đạt
TT Lĩnh vực khảo sát
trong

Số
Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ
lớp
lượng
%
lượng %
1
Trẻ tích cực tham gia, trao
đổi cùng nhau vào hoạt
23
23
100
0
0
động trải nghiệm.


18

2

Trẻ khéo léo, sáng tạo khi
22
95,6
1
4,4
tham gia trải nghiệm.
23

3
Các thao tác, kỹ năng của
trẻ khi thực hiện trong các
23
21
91,3
2
8,7
hoạt động trải nghiệm
4
Trẻ mạnh dạn, tự tin khi
tham gia hoạt động trải
23
22
95,6
1
4,4
nghiệm.
Như vậy sau khi sử dụng các biện pháp giúp trẻ hứng thú, tích cực tham
gia vào các hoạt động trải nghiệm chúng ta thấy, mức độ đạt được đã tăng lên rõ
rệt. Điều đó khẳng định một điều rằng các biện pháp được sử dụng là đúng đắn
và đem lại hiệu quả tốt trong quá trình giáo dục. Tuy chưa phải là kết quả tuyệt
đối, nhưng cũng là nguồn động viên tinh thần giúp tôi phấn đấu cố gắng hơn nữa
trong q trình chăm sóc giáo dục trẻ trong những năm tiếp theo.
* Đối với bản thân:
Với kinh nghiệm trên, bản thân tôi thực hiện rất tốt việc tổ chức cho trẻ
hoạt động trải nghiệm nó mang lại hiệu quả cao trong việc rèn luyện và phát
triển kỹ năng hoạt động trải nghiệm của trẻ. Đồng thời cũng giúp cho bản thân
tôi linh hoạt, lựa chọn các kỹ năng và sáng tạo hơn trong việc xác định lựa chọn,
tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, cũng như nghiên cứu lồng ghép

các hình thức với nhau, tạo cho trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động từ đó
tạo điều kiện cho trẻ phát triển một cách tồn diện.
* Đối với giáo viên:
Giáo viên đã tích cực, tìm tịi sáng tạo ra phương pháp tạo hứng thú trong
các hoạt động, trao đổi, học hỏi thêm kinh nghiệm của đồng nghiệp cũng như
của người đi trước và không ngừng tổ chức các hoạt động trải nghiệm. Bên cạnh
đó đã lồng ghép các môn học khác sao cho phù hợp và gây hứng thú đối với trẻ.
Có thời gian tìm hiểu về tâm lý trẻ để phát triển các kỹ năng của trẻ và
đặc biệt có thời gian gần gũi trẻ nhiều hơn, hiểu được tâm tư và những mong
muốn của trẻ giúp trẻ sáng tạo hơn trong việc thực hiện hoạt động trải nghiệm.
* Đối với nhà trường: Qua việc nghiên cứu đề tài đã giúp trẻ hứng thú,
tích cực trong hoạt động trải nghiệm. Đồng thời nhà trường cũng thật sự an tâm
mỗi khi tổ chức cho trẻ hoạt động trải nghiệm. Các hoạt động trải nghiệm đã
khơng cịn xa lạ đối với giáo viên và với trẻ, đồng thời nó cịn là hoạt động thu
hút nhiều người tham gia
3. Kết luận và kiến nghị.
3.1. Kết luận:
Hoạt động trải nghiệm là một cách học thông qua thực hành. Việc học là
quá trình tạo ra tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm thực tế. Dựa trên những đánh
giá, phân tích những kinh nghiệm, kiến thức sẵn có. Như vậy, thông qua các
hoạt động trải nghiệm, trẻ được cung cấp kiến thức, kỹ năng từ đó hình thành
những năng lực, phẩm chất và kinh nghiệm cho trẻ


19

Hoạt động trải nghiệm có thể giúp trẻ tối đa hóa khả năng sáng tạo, tính
năng động và thích ứng. Trẻ được trải qua quá trình khám phá kiến thức và tìm
giải pháp. Từ đó giúp phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin. Hoạt
động trải nghiệm giúp cho việc học trở nên thú vị hơn với trẻ và việc dạy trẻ trở

nên thú vị hơn với người dạy.
Khi trẻ tích cực, hứng thú tham gia vào các hoạt động trải nghiệm, trẻ sẽ
chú ý hơn đến những điều tiếp cận. Từ đó những kiến thức, kỹ năng sẽ hình
thành một cách nhẹ nhàng, tự nhiên. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho tẻ
lứa tuổi 5-6 tuổi là cách kết nối kiến thức, kỹ năng với thực tiễn cuộc sống. Hoạt
động trải nghiệm không chỉ giúp hình thành kiến thức mới mà quan trọng hơn là
tạo cho trẻ có niềm say mê tìm hiểu, thích khám phá. Biết cách lĩnh hội những
kiến thức mới, cách hình thành kỹ năng mới.
Gia đình, cha mẹ và người lớn xung quanh đóng vai trị quan trọng trong
việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ. Từ đó trẻ có cơ hội được thực
hành, trải nghiệm giúp trẻ hoàn thiện hơn về nhân cách và nhận thức. Sự chuyển
biến tích cực từ trẻ đã làm cho phụ huynh cảm thấy vui mừng, phấn khởi. Tin
tưởng vào kết quả giáo dục của lớp tơi nói riêng và của nhà trường nói chung.
Giúp phụ huynh thực hiện tốt việc phối kết hợp với giáo viên và nhà trường để
chăm sóc ni dưỡng và giáo dục trẻ.
Bên cạnh đó những giáo viên mầm non muốn đạt được những kết quả như
mong muốn, thì cần phải có nhiều đổi mới và sáng tạo hơn trong cơng tác giảng
dạy và chăm sóc trẻ. Cần lựa chọn những hoạt động trải nghiệm phù hợp với độ
tuổi, phù hợp với đặc điểm của lớp của địa phương. Cơ giáo chỉ đóng vai trị
định hướng, gợi ý, hướng dẫn. Biết cách khích lệ trong q trình trẻ tham gia
trải nghiệm, khám phá. Không làm thay trẻ mà chủ yếu để trẻ chủ động trong
mọi hoạt động. Cơ giáo cần có lịng nhiệt tình, thương u, ln quan tâm và
gần gũi với trẻ. Cần phát huy sáng tạo các nội dung để giúp trẻ tích cực khám
phá trải nghiệm. Luôn học hỏi, nghiên cứu các tài liệu để tổ chức cho trẻ hứng
thú, tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm một cách tốt nhất, nhằm giúp
trẻ phát triển tồn diện.
3.2. Kiến nghị
* Đối với phịng giáo dục và đào tạo
- Tạo điều kiện tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên học tập. Học hỏi kinh
nghiệm hay trong việc giúp trẻ hứng thú, tích cực vào hoạt động trải nghiệm để

việc áp dụng sáng kiến được hiệu quả hơn.
- Tôi mong muốn được sự giúp đỡ hỗ trợ về cơ sở vật chất để trường
chúng tôi thuận lợi hơn trong việc cho trẻ được hoạt động trải nghiệm.
* Đối với nhà trường: Tham mưu mua sắm thêm các trang thiết bị, đồ
dung đồ chơi để trẻ hoạt động một cách tích cực, sáng tạo và có hiệu quả.
- Rất mong nhà trường tạo điều kiện tổ chức cho trẻ được trải nghiệm
thực tế như tới các khu nông trại, siêu thị, khu doanh trại Bộ đội..
* Đối với phụ huynh: Để trẻ có được những hoạt động trải nghiệm ý
nghĩa thì gia đình có vai trị vơ cùng quan trọng. Vì vậy rất mong các phụ huynh


20

tạo điều kiện quan tâm, ủng hộ, cả vật chất lẫn tinh thần, để giáo viên và nhà
trường tổ chức những buổi trải nghiệm vui tươi và ý nghĩa cho trẻ.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân trong năm học 20202021. Với tinh thần trao đổi kinh nghiệm và học hỏi đồng nghiệp. Tôi rất mong
nhận được sự quan tâm của các cấp quản lý, đồng nghiệp, góp ý cho sáng kiến
kinh nghiệm của tơi được hồn thiện hơn.
XÁC NHẬN
CỦA HIỆU TRƯỞNG

Bá Thước, ngày 05 tháng 4 năm 2021
Tôi xin cam kết sáng kiến này là do
tôi tự làm, không copy của người khác
Người viết sáng kiến

Mai Thị Huyền

Bùi Thị Thanh



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “Vì thế giới ngày mai hãy chung tay chăm sóc trẻ em” tác giả Huy Lân
báo Tuyên Giáo số ra ngày 29/5/2012
2. Nguyễn Thanh Hải, Viện Nghiên Cứu Giáo Dục STEM, ĐH Missouri,
Mỹ.



×