Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Tiểu luận quy luật lượng chất và vận dụng trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.66 KB, 19 trang )

MỞ ĐẦU
Triết học Mác ra đời từ những năm 40 của thế kỷ XIX đã chỉ ra rằng Thế giới vật
chất không chỉ tồn tại trong sự thống nhất đa dạng của các sự vật hiện tượng mà còn giữa
chúng có mối liên hệ biện chứng trong sự vận động và phát triển khơng ngừng theo
những quy luật vốn có của nó. Thế giới vật chất như một chỉnh thể thống nhất, trong đó
các sự vật hiện tượng và các quá trình cấu thành thế giới vừa tách biệt nhau vừa có sự
quan hệ qua lại thâm nhập chuyển hóa lẫn nhau. Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi
về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại cho biết phương thức vận động và
phát triển của sự vật, hiện tượng. Sự liên hệ, tác động qua lại làm cho các sự vật vận động
và phát triển không ngừng. Phát triển theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng
là kết quả của quá trình thay đổi về lượng dẫn tới sự thay đổi về chất. Đây là nội dung
quan trọng của quy luật chuyển hóa về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược
lại –một trong những vấn đề cơ bản của phép biện chứng duy vật triết học Mác
Nước ta đang quá độ lêm CNXH, bỏ qua giai đoạn phát triển của CNTB, việc nhận
thức đúng đắn quy luật lượng chất sẽ có ý nghĩa rất lớn trong quá trình xây dựng đất
nước, hình thành và phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, thực hiện cơng cuộc
cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH – HĐH) đất nước.
Từ năm 2006 đến nay, nền kinh tế tăng trưởng hơn trước; văn hóa xã hội có nhiều
tiến bộ, đạt nhiều thành cơng trên con đường hội nhập: chính thức gia nhập tổ chức
thương mại thế giới (WTO), tổ chức thành công hội nghị cấp cao APEC, bình thường hóa
vĩnh viễn quan hệ thương mại(PNTR) với Hoa Kì, được đề cử là ứng viên duy nhất vào
vị trí khơng thường trực của HĐBA-LHQ. Những thành quả đã đạt được trong những
năm đổi mới càng minh chứng rõ hơn sự đúng đắn của con đường phát triển đất nước ta
theo ánh sáng của chủ nghĩa Mac Lenin, đồng thời khẳng định vai trò cuả chủ nghĩa Mac
Lenin với phép duy vật biện chứng. Đặc biệt đối với thế hệ trẻ hiện nay-thế hệ kế cận sẽ
tiếp tục con đường phát triển của đất nước, việc nghhiên cứu sâu sắc chủ nghĩa Mac
Lenin càng trở nên quan trọng. Để từ đó vận dụng đúng đắn các quy luật trên vào quá
trình xây dựng đất nước, phát huy sức mạnh tổng hợp của dân tộc tận dụng cơ hội loại bỏ
thách thức ,thực hiện thắng lợi.

1




Trong phạm vi nghiên cứu, tơi xin trình bày tiểu luận: “Quy luật lượng – chất của
phép duy vật biện chứng và sự vận dụng quy luật này trong quá trình xây dựng Việt Nam
hiện nay”.

2


I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY LUẬT LƯỢNG CHẤT CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG
DUY VẬT:
1. Các khái niệm:
a. Khái niệm Chất:
Chất là phạm trù triết học chỉ tính quy định khách quan vốn có của các sự vật, hiện
tượng, là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính làm cho sự vật là nó mà khơng phải cái
khác; ví dụ, cái bàn, cái ghế, v.v.
Để hiểu chất là gì cần hiểu thuộc tính là gì? Thuộc tính về chất là một khía cạnh nào
đó về chất của sự vật được bộc lộ ra khi tác động qua lại với các sự vật khác. Đó có thể là
tính chất, trạng thái, yếu tố, v.v của sự vật. Ví dụ, chất của đồng chỉ bộc lộ ra khi đồng tác
động qua lại với nhiệt độ, khơng khí, điện, v.v. Chất của một người được bộc lộ ra qua
quan hệ của người đó với những người khác và qua công việc mà người đó làm, v.v.
Mỗi sự vật có nhiều thuộc tính. Tổng hợp những thuộc tính cơ bản tạo thành chất cơ
bản của sự vật. Như vậy, sự vật cũng có nhiều chất.
Chất của sự vật là khách quan, vì đó là chất của sự vật, không do ai gán cho sự vật.
Nó do thuộc tính của sự vật quy định.
b. Khái niệm Lượng:
Lượng là phạm trù triết học chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện
tượng về mặt quy mơ, trình độ phát triển, biểu thị con số các thuộc tính, các yếu tố cấu
thành sự vật. ‘Những lượng khơng tồn tại mà những sự vật có lượng hơn nữa những sự
vật có vơ vàn lượng mới tồn tại” - Engels


3


Lượng được thể hiện thành số lượng, đại lượng, trình độ, quy mô, nhịp điệu của sự
vận động và phát triển. Chẳng hạn chỉ kích thước dài hay ngắn, quy mơ to hay nhỏ, trình
độ cao hay thấp, tốc độ nhanh hay chậm v.v. Ví dụ, khi nói sinh viên năm thứ hai, thì sinh
viên là chất để phân biệt với cơng nhân, bộ đội, cịn năm thứ hai chính là lượng, chỉ trình
độ của sinh viên.
Lượng là cái khách quan vốn có của sự vật. Đối với những sự vật liên quan tới tình
cảm khi nhận thức lượng khơng thể xác định bằng các đại lượng con số mà phải trừu
tượng hố bằng định tính. Ví dụ, lịng tốt, tình yêu, v.v.
Lưu ý là sự phân biệt chất và lượng cũng chỉ là tương đối. Cái trong mối quan hệ
này được coi là chất thì trong mối quan hệ khác được coi là lượng. Ví dụ, số 4 trong mối
quan hệ phân biệt với các số nguyên, dương khác thì nó được coi là chất. Nhưng trong
mối quan hệ số 4 có tổng số bằng 4 số 1 cộng lại, hay bằng 2 số 2 cộng lại thì khi ấy nó
được coi là lượng.
c. Khái niệm Độ:
Độ là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa lượng và chất, là giới
hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật, sự
vật chưa biến thành cái khác. Trong giới hạn của độ, lượng và chất tác động biện chứng
với nhau, làm cho sự vật vận động.
d. Điểm nút:
Là điểm mà tại đó lượng biến đổi đã gây nên sự thay đổi căn bản, tập hợp những
điểm nút gọi là đường nút.
e. Bước nhảy:
Sự thay đổi căn bản về chất, cái cũ mất đi cái mới ra đời phải thông qua bước nhảy. Bước
nhảy là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ sự biến đổi căn bản từ chất sự vật này sang chất
của sự vật khác.
Các hình thức của bước nhảy:


4


Sự thay đổi về chất của sự vật hết sức đa dạng, với nhiều hình thức bước nhảy khác
nhau. Tính chất của các bước nhảy được quyết định bởi tính chất của bản thân sự vật, bởi
những mâu thuẫn vốn có của nó, bởi điều kiện trong đó diễn ra sự thay đổi về chất.
* Bước nhảy đột biến và bước nhảy dần dần:
Những bước nhảy được gọi là đột biến khi chất của sự vật biến đổi một cách nhanh
chóng ở tất cả các bộ phận cấu thành của nó.
Khi tăng khối lượng Uranium 235 (Ur 235) đến một mức độ cần thiết được gọi là
khối lượng tới hạn (khoảng gần 1kg) thì sẽ xảy ra phản ứng dây truyền, xảy ra vụ nổ
nguyên tử ngay trong chốc lát.
Những bước nhảy được thực hiện một cách dần dần là quá trình thay đổi về chất
diễn ra bằng con đường tích lũy dần dần những nhân tố của chất mới và mất đi dần dần
những nhân tố của chất cũ. Ví dụ: q trình cách mạng đưa nước ta vốn là nước kinh tế
lạc hậu quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một bước nhảy như thế. Bước nhảy dần dần là q
trình phức tạp, trong đó có cả những quá trình tuần tự và những bước nhảy cục bộ.
* Bước nhảy toàn bộ và bước nhảy cục bộ:
- Bước nhảy toàn bộ là loại bước nhảy làm thay đổi toàn bộ về chất tất cả các mặt các bộ
phận, các yếu tố cấu thành sự vật.
- Bước nhảy cục bộ là loại bước nhảy làm thay đổi một số mặt một số yếu tố, một số bộ
phận của sự vật đó.
* Khi xem xét sự thay đổi về chất của xã hội, người ta còn chia sự thay đổi của nó ra
thành thay đổi cách mạng và thay đổi có tính chất tiến hố
2. Quan điểm của các nhà triết học trước Mác:
* Với các nhà triết học Hy Lạp cổ đại:
Có nhiều nhà triết học cho rằng vật chất được đồng nhất với sự vật. Từ đó, họ cố
gắng hiểu vật chất và các hình thức biểu hiện của nó từ phương diện chất của sự vật.
Trái lại, những người thuộc trường phái Pitago lại xem đặc trưng về lượng của thế

giới vật chất là nền tảng của mọi cái đang tồn tại. Đối với họ, những phương diện được
biểu hiện bằng con số là cơ sở của mọi tồn tại..
Arixtốt xem chất là tất cả những gì có thể phân ra thành những bộ phận cấu thành.
Ông phân lượng thành hai loại: số lượng (là loại lượng mang tính rời rạc, ví dụ, 3 cái bàn,
3 cái ghế…) và đại lượng (là loại lượng mang tính liên tục, chẳng hạn 4m vải, 3l nước,
5


…) Ông cũng là người đầu tiên nêu ra quan niệm về tính nhiều chất của sự vật. Ơng cũng
đạt được bước tiến đáng kể trong việc nghiên cứu phạm trù độ, xem độ là cái thống nhất,
cái không thể phân chia giữa chất và lượng.
* Thời trung cổ, quan niệm về chất và lượng được thể hiện trong học thuyết mang tính
kinh viện về “những chất bị che dấu” (những đặc tính nội tại, bên trong được che phủ bởi
những lực lượng siêu nhiên).
* Các nhà triết học duy vật máy móc thời cận đại phân tích thấu đáo những quy định về
lượng là bước tiến quan trọng trong sự phát triển của nhận thức con người về lượng.
Song, việc nghiên cứu vấn đề lượng theo quan điểm đó đã dẫn tới một thái cực khác: phủ
định tính đa dạng về chất của các sự vật và hiện tượng, xem mọi sự khác nhau giữa các
sự vật là do sự khác nhau về lượng.
* Hêghen cũng xem xét tính độc lập tương đối giữa sự thay đổi về lượng và thay đổi về
chất trong một khoảng nhất định. Đó là cơ sở để hình thành phạm trù “độ”.
Tất nhiên, với tư cách là nhà triết học duy tâm, Hêghen đã xem các phạm trù chất,
lượng, độ chỉ như những nấc thang tự phát triển của “ý niệm tuyệt đối”.
3. Nội dung của quy luật Lượng - Chất của phép biện chứng duy vậy:
Quy luật lượng - chất hay còn gọi là quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về sự
thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại là một trong ba quy luật
cơ bản của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác - Lênin, chỉ cách thức của sự vận
động, phát triển, theo đó sự phát triển được tiến hành theo cách thức thay đổi lượng trong
mỗi sự vật dẫn đến chuyển hóa về chất của sự vật và đưa sự vật sang một trạng thái phát
triển tiếp theo.

Ph.Ăng-ghen đã khái quát quy luật này: “Những thay đổi đơn thuần về lượng, đến
một mức độ nhất định, sẽ chuyển hóa thành những sự khác nhau về chất”
Theo quan điểm của Triết học Mác - Lenin, bất cứ một sự vật, hiện tượng nào cũng
bao gồm mặt chất và mặt lượng. Hai mặt đó thống nhất hữu cơ với nhau trong sự vật,
hiện tượng. Phép biện chứng duy vật đưa ra khái niệm chất, lượng và quan hệ qua lại
giữa chúng như sau:
(1) - Chất và lượng thống nhất với nhau:
6


Bất kỳ sự vật hiện tượng nào cũng có chất và lượng. Chất và lượng của sự vật đều
mang tính khách quan. Trong sự tồn tại khách quan của mình, sự vật có vơ vàn chất, do
đó, nó cũng có vô vàn lượng. Tuy nhiên, chất và lượng là hai mặt quy định lẫn nhau
không thể tách rời; một chất nhất định trong sự vật có lượng tương ứng của nó. Thí dụ: sự
khác nhau về chất (trạng thái) của nước ở thể lỏng với nước ở thể rắn (nước đá) được quy
định bởi lượng là nhiệt độ; sự khác nhau giữa “nước thường” với “nước nặng” được quy
định bởi lượng là tỷ lệ giữa Hidrơ và Ơxi trong cấu tạo phân tử. Sự biến đổi tương quan
giữa chất và lượng tạo nên tiến trình phát triển của sự vật.
Trong quá trình vận động và phát triển chất và lượng cũng biến đổi. Sự thay đổi của
lượng và chất không diễn ra độc lập đối với nhau, trái lại chúng có quan hệ với nhau.
Nhưng khơng phải bất kỳ sự thay đổi nào của lượng cũng thay đổi căn bản chất của sự
việc. Lượng của sự vật có thể thay đổi trong một giới hạn nhất định mà không làm thay
đổi căn bản chất của sự việc đó.
Như vậy: trong một giới hạn nhất định sự thay đổi của lượng chưa dẫn tới sự thay
đổi của chất. Vượt quá giới hạn đó sẽ làm cho sự vật khơng cịn là nó, chất cũ mất đi,
chất mới ra đời.

(2) - Những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất:
Mỗi sự vật đều có lượng, chất và chúng thay đổi trong quan hệ chặt chẽ với nhau.
Lượng thay đổi nhanh hơn chất, nhưng không phải mọi thay đổi của lượng đều ngay lập

tức làm thay đổi căn bản về chất.
Sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất chỉ trong giới hạn nhất định. Vượt
quá giới hạn đó sẽ làm cho sự vật khơng cịn là nó, chất cũ mất đi, chất mới ra đời.
Giới hạn mà trong đó, sự thay đổi về lượng (tăng lên hoặc giảm đi) chưa làm thay
đổi về chất được gọi là độ. Nói cách khác, độ là phạm trù triết học chỉ sự thống nhất giữa
lượng và chất, là khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng (tăng lên hoặc giảm

7


đi) chưa làm cho sự thay đổi căn bản về chất của sự vật diễn ra. Ví dụ, độ của chất sinh
viên là từ khi nhập học tới trước khi bảo vệ thành công đồ án, luận văn tốt nghiệp.
Những điểm giới hạn mà khi sự thay đổi về lượng đạt tới đó sẽ làm cho sự thay đổi
về chất của vật diễn ra được gọi là điểm nút. Thời điểm bảo vệ thành công đồ án, hoặc
luận văn tốt nghiệp của sinh viên là điểm nút để chuyển từ chất sinh viên lên chất cử
nhân.
Sự thay đổi về chất do những thay đổi về lượng trước đó gây ra gọi là bước nhảy.
Bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn phát triển của sự vật và là điểm khởi đầu của một
giai đoạn phát triển mới. Bước nhảy vọt làm cho sự vật phát triển bị gián đoạn.
(3) - Những thay đổi về chất dẫn đến những thay đổi về lượng:
Chất mới ra đời sẽ tác động trở lại tới sự thay đổi của lượng mới (làm thay đổi quy
mô, nhịp điệu, tốc độ v.v phát triển của sự vật). Ví dụ, khi trở thành cử nhân thì tốc độ
đọc, hiểu vấn đề tốt hơn khi còn là sinh viên, v.v. Như vậy, không chỉ sự thay đổi về
lượng gây nên những thay đổi về chất mà cả sự thay đổi về chất cũng gây nên những thay
đổi về lượng.
Từ những điều trình bày trên có thể rút ra nội dung cơ bản của quy luật chuyển hoá
từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại như sau: bất
kỳ sự vật nào cũng là sự thống nhất giữa chất và lượng, sự thay đổi dần dần về lượng
vượt quá giới hạn của độ sẽ dẫn tới thay đổi căn bản về chất của sự vật thông qua bước
nhảy; chất mới ra đời sẽ tác động trở lại tới sự thay đổi của lượng. Đó chính là cách thức

phát triển của sự vật. Quá trình này diễn ra liên tục làm cho sự vật không ngừng vận
động, biến đổi.
4. Ý nghĩa phương pháp luận:
Mỗi một quy luật trong đời sống đều đem đến những ý nghĩa nhất định, phương
pháp luận của quy luật lượng chất cũng vậy.

8


Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật lượng chất đem đến hai ý nghĩa cơ bản sau
đây.
Ý nghĩa trong nhận thức
+ Nhờ có phương pháp luận lượng chất mà chung ta hiểu rằng bất cứ sự vật, hiện
tượng nào cũng đều vận động và phát triển.
+ Sự vật, hiện tượng nào cũng đều tồn tại hai mặt: Lượng và Chất. Do đó khi nhận
thức, chúng ta cần nhận thức về cả hai mặt lượng và chất để có có cái nhìn phong phú
hơn về những sự vật, hiện tượng tồn tại xung quanh chúng ta.
+ Cần phải làm rõ quy luật phát triển của sự vật, hiện tượng bằng cách xác định giới
hạn độ, điểm nút, bước nhảy.

Ý nghĩa trong thực tiễn
+ Muốn có sự biến đổi về chất thì cần kiên trì để biến đổi về lượng (bao gồm độ và
điểm nút);
+ Cần tránh hai khuynh hướng sau:
Thứ nhất, nơn nóng tả khuynh: Đây là việc mà một cá nhân khơng kiên trì và nỗ lực
để có sự thay đổi về lượng nhưng lại muốn có sự thay đổi về chất;
Thứ hai, bảo thủ hữu khuynh: Lượng đã được tích lũy đến mức điểm nút nhưng
khơng muốn thực hiện bước nhảy để có sự thay đổi về chất.

9



+ Nếu khơng muốn có sự thay đổi về chất thì cần biết cách kiểm sốt lượng trong
giới hạn độ.
+ Bước nhảy là một giai đoạn hết sức đa dạng nên việc thực hiện bước nhảy phải
được thực hiện một cách cẩn thận.
Chỉ thực hiện bước nhảy khi đã tích lũy lượng đến giới hạn điểm nút và thực hiện
bước nhảy một cách phù hợp với từng thời điểm, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể để tránh
được những hậu quả khơng đáng có như khơng đạt được sự thay đổi về chất, dẫn đến việc
phải thực hiện sự thay đổi về lượng lại từ đầu.
Nói chung, từ quy luật lượng chất, ta hiểu được mọi sự vật đều vận động và phát
triển nhưng cần thời gian và sự tác động từ bên ngồi, từ đó chúng ta biết cách để bố trí
thời gian và nỗ lực hợp lý cho bất cứ một kế hoạch nào đó đã được bản thân đặt mục tiêu.

10


II. SỰ VẬN DỤNG QUY LUẬT LƯỢNG CHẤT TRONG QUÁ TRÌNH XÂY
DỰNG ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM HIỆN NAY:
1. Đặc điểm nền kinh tế Việt Nam và tính tất yếu của công cuộc xây dựng, phát triển
đất nước hiện nay:
Nền kinh tế nước ta có các đặc điểm chủ yếu sau:
- Nền kinh tế Việt Nam đang hình thành và phát triển
- Nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước chiếm
vai trị chủ đạo
- Nền kinh tế thị trường phát triển theo kinh tế “mở”
- Nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng của chủ nghĩa xã hội với sự quản lý vĩ
mơ của Nhà nước
a. Tính tất yếu khách quan của kinh tế thị trường định hướng XHCN:
Kinh tÕ thị trờng định hớng XHCN thực chất là phát triển nền

kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trờng
có sự quản lý của Nhà nớc theo định hớng XHCN nhng đợc diến đạt
gọn hơn, nói rõ đợc mô hình hinh tế tổng quát của nớc ta trong thời
kỳ quá độ.
Nói nền kinh tế thị trờng định hớng XHCN có nghĩa là nền kinh
tế của chúng ta không phải là kinh tế hiện vật, tự cấp, tự túc, quản lý
theo kiểu tập trung, quan liêu, bao cấp, và cũng cha hoàn toàn là kinh
tế thị trờng XHCN, còn có sự đan xen và đấu tranh giữa cái cũ và cái
mới, vừa có lại vừa cha có đầy đủ cỗ yếu tố CNXH.
Phát triển kinh tế thị trờng định hớng XHCN ở nớc ta là một tất
yếu khỏch quan. Bởi vì:
- Kinh tế thị trờng định hớng XHCN là kết quả của sự nhận thức và
vận dụng quy luật v sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và
trình độ của lực lợng sản xuất. Cùng với CNH, HĐH đất nớc, nền kinh tế
thị trờng định hớng XHCN là con đờng kinh tế cơ bản đa nớc ta quá
độ lên CNXH.

11


- Nớc ta trong thời kỳ quá độ lên CNXH, là thời kỳ đang thực hiện hoá
dần dần CNXH, thời kỳ xuất hiện nhiều hình thức kinh tế quá độ,
vừa có CNXH vừa còn CNTB. Chủ trơng xây dựng kinh tế thị trờng
định hớng XHCN là phù hợp với bản chất của thời kỳ lịch sử đặc biệt
này.
- Chúng ta đà biết thời kỳ quá độ là một thời kỳ lịch sử đặc biệt,
trong đó kết cấu kinh tế xà hội vừa bao hàm những yếu tố của xà hội
cũ đang suy thoái dần, vừa bao hàm những yếu tố của xà hội mới ra
đời đang lớn lên từng bớc nhng cha dành toàn thắng.
Thành phần kinh tế khỏc phơng thức sản xuất ở chỗ khi nó cha vơn lên đóng vai trò thống trị, nhng cũng không ở vào vị trí chi phối,

nó tồn tại nh một bộ phận tơng đối độc lập, đan xen với cỗ bộ phận
khỗ cđa kÕt cÊu kinh tÕ-x· héi. Do vËy, nỊn kinh tế nhiều thành phần
là đặc trng riêng có của thời kỳ quá độ lên CNXH.
Nh vậy, phát triển kinh tế thị trờng định hớng XHCN là một tất
yếu khỏch quan, là sự nhận thức đúng đắn quy luật từ những thay
đổi về lợng sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất và ngợc lại. Điều đó có
nghĩa là khi chúng ta cha tích luỹ đợc đầy đủ những điều kiện vËt
chÊt cho CNXH th× chó ng ta cha thĨ nãng vội xây dựng quan hệ sản
xuất XHCN ngay nh trớc năm 1986 chúng ta đà làm, mà chúng ta phải
tiến hành dần dần, hay nói cỏch khỏc, chúng ta phải có một thời kỳ quá
độ.

12


b.Tính tất yếu khách quan của Cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH-HĐH):
Muốn đạt đến một chất mới phải có một q trình tích lũy về lượng đến một giới
hạn nhất định. CNH-HĐH đất nước chính là q trình tích lũy về lượng.
Nhiệm vụ quan trọng nhất của nước ta trong thời kỳ quá độ là xây dựng cơ sở vật
chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. CNH-HĐH chính là để thực hiện nhiệm vụ này. Đi
lên chủ nghĩa xã hội từ một nước lac hậu cơ sở vật chất kỹ thuật thấp kém, trình độ lực
lượng sản xuất chưa phát triển, quan hệ sản xuất chưa hoàn thiện ; Bởi vậy mỗi bước tiến
của CNH-HĐH là một bước tang cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH, phát triển
mạnh mẽ lượng sản xuất và góp phần hồn thiện CNXH.
Đặc biệt trong xu thế khu vực hóa, tồn cầu hóa nền kinh tế đang diễn ra ngày càng
mạnh mẽ; khoa học công nghệ phát triển như vũ bão thì việc thực hiện CNH-HĐH,
nhanh chóng nắm bắt thời cơ, chủ động sáng tạo phát huy lợi thế vượt qua khó khăn đẩy
lùi nguy cơ càng trở nên cấp thiết.
* Mục tiêu CNH-HĐH:
Mục tiêu CNH-HĐH lâu dài là xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH dựa trên nền

khoa học công nghệ tiên tiến tạo nên LLSX mới dựa trên QHSX ngày càng tiến bộ, cải
thiện đời sống vật chất, thực hiện dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn
minh.

13


Mục tiêu tổng quát lâu dài của CNH-HĐH được xác định qua nhiều lần Đai hội và
đã được khẳng định lạ trong Đại hội X của Đảng cộng sản là '' ...Sớm đưa nước ta ra khỏi
tình trạng kém phát triển ...Đẩy mạnh CNH-HĐH và phát triển nền kinh tế tri thức tạo
nền tảng đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp phát triển theo hướng hiện
đại vào năm 2010...''.
2. Những kết quả mà nước ta đã đạt dược sau 15 nam đổi mới và hội nhập:
a. Thành công:
Trung thành với quan điểm đúng đắn của Lênin ''...Chúng ta nhận thấy rõ là chưa
nên xây dựng trực tiếp CNXH ,mà trong nhiều lĩnh vực kinh tế của chúng ta, cần phải lùi
về CNTB nhà nước ,từ bỏ biện pháp tấn cơng chính diện và bắt đầu cuộc bao vây lâu
dài...Trong một nước tiểu nông, trước hết các đồng chí phải băc những chiếc cầu nhỏ
vững chắc đi xuyên qua CNTB nhà nước, tiến lên CNXH...'' Đại hội VI của Đảng đã xây
dựng đường lối phát triển thị trường theo định hướng XHCN .Đó là sự đổi mới con
đường, biện pháp, bước đi của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới; thử nghiệm
những hình thức kinh tế phù hợp với thực trạng phát triển của lực lượng sản xuất và đem
lại hiệu quả kinh tế thực sự.
Với đường lối phát triển đó chúng ta đã phải xác định đúng Chất mà chúng ta phải
có tương ứng với Lượng thực tế của đất nước. Đó là:
Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường dưới sự
điều tiết của nhà nước .Đối với một nước tiểu nơng CNTB chưa phát triển ,chưa có mâu
thuẫn kinh tế cơ bản giữa trìng độ xã hội hoá cao của LLSX với sự chiếm hữu tư nhân
TBCN thì chế độ tư hữu chưa'' hết thời'' mà vẫn cịn tác dụng tích cực nhất định đến tăng
trưởng kinh tế. Xóa bỏ hồn tồn tư hữu sớm là trái với quy luật khách quan, trái với quá

trình phát triển của tự nhiên. Bởi vậy đây được coi là biện pháp có ý chiến lược nhằm
khai thác khả năng của mọi thành phần kinh tế, giải phóng sức sản xuất và xây dựng một
cơ cấu kinh tế hợp lý.
Điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế theo hướng coi trọng công nghiệp hóa nơng nghiệp
nơng thơn, phát triển cơng nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu đồng thời
xây dựng có chọn lọc một số cơ sở cơng nghiệp nặng trọng yếu và hết sức cấp thiết như
năng lượng, nhiên liệu, luyện kim, hóa chất...

14


Thực chất điều chỉnh cơ cấu kinh tế là cụ thể hóa nội dung chính của cơng nghiệp
hóa XHCN cho phù hợp với trình độ phát triển kinh tế ở nước ta.
Đổi mới cơ chế quản lý bao gồm đổi mới hệ thống các cơng cụ, chính sách quản lý,
tạo lập các yếu tố thị trường và tăng cường chức năng quản lý của nhà nước'' xóa bỏ cơ
chế tập trung quan liêu bao cấp hình thành cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước
theo định hướng XHCN''. Cơng tác kế hoạch hóa được triển khai theo hướng chuyển từ
kế hoạch hóa tập trung mang tính chất pháp lệnh trực tiếp sang kế hoạch hóa gián tiếp.
Thưc hiện xóa bỏ bao cấp, tự do hóa giá cả, khơi phục các quan hệ hàng hóa tiền tệ, đổi
mới hệ thống chính sách tài chính tiền tệ.
Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại bằng cách ban hành chính sách'' mở
cửa'' để thu hút vốn và khoa học kỹ thuật từ nước ngồi, đa phương hóa quan hệ kinh tế
đối ngoại từng bước gắn liền nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới, thị trường
trong nước với thị trrường quốc tế theo nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi bảo đảm độc
lập chủ quyền dân tộc, an ninh quốc gia.
b.Hạn chế:
Tuy đã tạo ra khá nhiều chuyển biến theo hướng tích cực về chất và lượng của nền
kinh tế nhưng việc vận dụng quy luật phù hợp giữa chất và lượng ở Việt Nam còn khá
nhiều bất cập
So với nhiều nước trong khu vực thời kỳ đầu CNH thì tốc độ tăng trưởng của nước ta

vẫn cịn thấp hơn nữa quy mơ nền kinh tế còn nhỏ, thu nhập còn thấp. Năm 2004 GDP và
GDP bình quân đầu người của Trung Quốc là 1677 tỷ USD và 1290 USD/người,
Malaixia là 117tỷ USD và 4650 USD/người, Thái Lan là 159 tỷ USD và 1540USD/người
trong kkhi đó con số này của Việt Nam chỉ là 45 tỷ USD và 562USD/người.
Tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào các nhân tố phát triển theo chiều rộng, những
ngành nghề truyền thống,công nghệ thấp tiêu hao nhiều tài nguyên, vốn và lao động. Tỷ
trọng dịch vụ trong GDP còn thấp: con số này ở Philippin là 54%, Thái Lan là 46% còn
Việt Nam là 38%; các loại dịch vụ có giá trị tăng thêm lớn chưa phát triển mạnh. Trong
nông nghiệp sản xuất và thị trường chưa gắn kết, việc đưa khoa học cơng nghệ vào sản
xuất cịn chậm, CNH-HĐH nơng thơn cịn nhiều lúng túng. Cơng nghiệp cịn ít sản phẩm
có hàm lượng cơng nghệ và tri thức cao, tốc độ đổi mới cơng nghệ cịn chậm.

15


Các vùng kinh tế trọng điểm và các thành phấn kinh tế phát triển chưa tương xứng
với tiềm năng, chưa khai thác tốt các nguồn lực trong nước và các nguồn lực nước ngoài
để đầu tư phát triển. Cơ cấu đầu tư chưa hướng mạnh vào đầu tư chiều sâu v các ngành
có giá trị tăng thêm cao và tạo nhiều việc làm. Lao động thiếu việc làm và thất nghiệp
còn nhiều, lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ thấp.
Tăng trưởng kinh tế chưa thực sự gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội:môi trường
nhiều nơi bị ô nhiễm nặng; chất lượng giáo dục đào tạo còn thấp, còn nhiều vấn đề hạn
chế yếu kém chậm được khắc phục; tình trạng suy thái xuống cấp về đạo đức lối sồng, sự
gia tăng tệ nạn xã hội và tội phạm, nhất là trong lớp trẻ là vấn đề đáng lo ngại; thành tựu
xóa đói giảm nghèo chưa thật vững chắc tỷ lệ tái nghèo cịn cao, chính sách hỗ trợ chưa
thật sự hiệu qủa;vấn đề y tế vệ sinh an tồn thực phẩm cịn nhiều bất cập, đội ngũ cán bộ
cịn yếu kém; trật tự an tồn giao thông chưa tốt thiéu đồng bộ, ý thức chấp hành luật
giao thơng cịn thấp, quản lý nhà nước cịn nhiều hạn chế.
Kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu phát triển,còn lạc hậu thiếu đồng bộ. Chưa
phát huy được tác dụng tích của khoa học cơng nghệ với phát triển kinh tế: tốc độ chuyển

giao cơng nghệ cịn chậm, nghiên cứu khoa học còn hạn chế cả về phương pháp và cán
bộ, quyền sở hữu trí tuệ chưa được coi trọng đúng mức.
Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn nhiều bất cập, một số
nguyên tắc của thị trường bị vi phạm, cong tác quản lý giá cả thị trường và lưu thông tiền
tệ còn chưa phù hợp, dể xảy ra đầu cơ gây đột biến giá một số mặt hàng thiết yếu.
Lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế chưa thật chủ động, chưa gắn liền với hồn thiện
chính sách pháp luật. Sức cạnh tranh của hàng hoá chưa theo kịp yêu cầu hội nhập.Tỷ lệ
xuất khẩu qua chế biến,chế tác còn thấp quy mơ xuất khẩu cịn nhỏ nhập siêu cịn lớn.
Mơi trường đầu tư kém hấp dẫn so với một số nước xung quanh, giải ngân vốn ODA còn,
khả năng cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu so với nhiều nước trong khu vực.
Có thể thấy để thực hiện thành cơng mục tiêu phát triển trước mắt nước ta cịn rất
nhiều việc phải làm nhằm nâng cao lượng, cải tạo chất cuả nền kinh tế. Để làm được điều
đó chúng ta cần đề ra một giải pháp khắc phục sự bất cập giữa lượng và chất trong quá
trình xây dựng nước ta.

16


3. Giải pháp:
Đổi mới phải đi vào chiều sâu và tồn diện hơn, dứt khốt hình thành nhanhvà đồng
bộ các yếu tố của kinh tế thị trường điịnh hướng XHCN, tực hiện đầy đủ các nguyên tắc
của thị trường. Đồng thời phải chăm lo tốt hơn phúc lợi xã hội: giải quyết việc làm, xóa
đói giảm nghèo, phát triển giáo dục, phát triển giáo dục văn hóa, chăm sóc sức khỏe
nhân dân.Đổi mới tư duy trong thời hội nhập: chủ động tích cực, vững chắc, khơng do dự
chần chừ, cũng khơng được nóng vội giản đơn. tăng trưởng về số lượng phải đi liền với
nâng cao chất lượng hiệu quả vá sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Phát huy nội lực trước hết là phát huy nguồn lực con người, nguồn lực cùa tồn dân
tộc, khai thác có hiệu quả nguồn tài ngyên thiên nhiên và sử dụng tốt nhất các nguồn lực
nhà nước. Phát huy ngoại lực cần có một chiến lược phù hợp và môi trường đầu tư kinh
doanh lành mạnh, trước hết là có một hệ thống thể chế, chính sách đồng bộ, một nền hành

chính minh bạch, hiệu lực và hiệu quả.
Cải cách hành chính là nhiệm vụ cấp bách trong thời kỳ mới nhằm đơn giản, minh
bạch hóa hệ thống hành chính, cải thiện mơi trường đầu tư, đẩy lùi quan liêu tham nhũng
lãng phí, xây dựng môi trường vĩ mô thuận lợicho các hoạt động đầu tư, giữ ổn định về
chính trị và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng chính sách kinh tế phù hợp với
từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế, xây dựng môi trường pháp lý thông thống, bảo
vệ lợi ích chính đáng của các chủ thể kinh tế.
Nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện các kế hoạch chính sách
đồng thời nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phù hợp với yêu cầu của thời kỳ mới, sử
dụng nguồn nhân lực hiệu quả. Tận dụng tiến bộ khoa học công nghệ cuả các nước đi
trước gắn liền với đầu tư nghiên cứu có hiêu quả.
Xây dựng đường lối đối ngoại đúng đắn, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh
thời đại, giữ vững độc lập dân tộc, bảo vệ vững chắc Tồ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Tiếp tục giữ vững ổn định về chính trị, khẳng định vai trò lãnh đạo duy nhất của Đảng
Cộng sản Việt Nam dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mac-Lenin mà cụ thể là 3 quy luật cơ
bản của phép biện chứng duy vật trong đó có quy luật phù hợp giữa Lượng và Chất.

17


KẾT LUẬN
Như vậy, lượng chất là hai mặt thống nhất biện chứng của sự vật, chỉ khi nào lượng
được tích lũy tới một độ nhất định mới làm thay đổi về chất, nên trong chỉ đạo hoạt động
thực tiễn cũng như trong nhận thức khoa học phải chú ý tích lũy dần dần những thay đổi
về lượng, đồng thời phải biết thực hiện và thực hiện kịp thời những bước nhảy khi có
điều kiện chin muồi.
Nhìn nhận vấn đề vận dụng quy luật Lượng - Chất vào công cuộc công nghiệp hóa
hiện đại hóa trong những năm qua có thể thấy chúng ta đã có những chuyển đổi tiến hóa
của tư duy mới trong thời kỳ cơng nghiệp hóa hiện đại hóa.
Chúng ta đã dũng cảm nhận thức đánh giá những sai lầm, nóng vội dưới góc nhìn

của quy luật Lượng Chất, để từ đó bằng việc nghiên cứu sâu sắc hơn các quy luật cơ bản
của phép biện chứng duy vật, vân dụng phù hợp trong quá trình xây dựng đất nước ở Việt
Nam; 20 năm qua từ những đổi mới về chất nước ta đã đạt được nhiều thành công về cả
Chất và Lượng của nền kinh tế.
Tuy nhiên như nội dung quy luật Lượng Chất muốn đạt đến sự chuyển biến về Chất
phải kiên trì tích lũy về Lượng đến giới hạn Độ rồi kiên quyết thực hiện bước nhảy. Qúa
trình xây dựng đất nước là một quá trình lâu dài để Việt Nam chuyển từ một nước nơng
nghiệp lạc hậu thành một nước cơng nghiệp, thốt khỏi tình trạng kém phát triển. Bởi vậy
những năm tới tồn Đảng tồn dân ta cần kiên trì thực hiện từng bước nhiệm vụ và mục
tiêu trước mắt cũng như lâu dài, xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH mà chúng ta đang
hướng tới.

SVTH:

14


Bài tiểu luận Nguyên lý 1 Chủ nghĩa Mác – Lênin
K46DQ2

Lớp:

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất bản



Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2006
Giáo trình Triết học Mác - Lê nin, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất bản




Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2006
Giáo trình Triết học Mác – Lê nin, Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn



giáo trình Quốc gia các bộ mơn khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí
Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2004


SVTH:

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 8 - 9



×