Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.13 KB, 4 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD&ĐT THÁP MƯỜI TRƯỜNG TH&THCS PHÚ ĐIỀN. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. Tên đề tài: CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM. TRONG VIỆC HẠN CHẾ TỶ LỆ HỌC SINH YẾU KÉM I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Tri thức của học sinh là nền móng của nước nhà vững mạnh. Chính vì thế giáo dục được xem là quốc sách hàng đầu được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Nhưng do điều kiện sinh sống (tốt, xấu), môi trường học tập, sự quan tâm của gia đình, sinh lí...mà mỗi học sinh có sự phát triển khác nhau về mặt thể chất lẫn tinh thần, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học hỏi và lĩnh hội tri thức của các em. Điều này lí giải tại sao cùng một chương trình mà có những học sinh tiếp thu tốt và một số học sinh tiếp thu chưa tốt (yếu kém và nguy cơ yếu kém). Trong một lớp học nếu có một vài học sinh yếu kém sẽ gây rất nhiều khó khăn cho việc giảng dạy cũng như giáo dục các em của GVCN nói riêng và nhà trường nói chung. Trước tình hình học sinh yếu kém thì việc chung tay của gia đình, xã hội và nhà trường (giáo viên chủ nhiệm quản lí trực tiếp) là rất cần thiết. Bản thân tôi là GVCN thấy được tầm quan trọng trong việc quản lí giáo dục các em học sinh và tìm hiểu một số biện pháp để hạn chế tỷ lệ yếu kém này. II/ THỰC TRẠNG HỌC SINH YẾU KÉM CỦA ĐƠN VỊ Qua công tác giảng dạy và chủ nhiệm lớp 8A1 từ năm đầu năm học, tôi nhận thấy có một số học sinh yếu kém trong lớp chủ nhiệm bởi những nguyên nhân sau: - Không được sự quan tâm đúng mức của gia đình: không ai nhắc nhở kèm cặp các em học ở nhà, cha mẹ li dị, nhà nghèo (dẫn đến tự ti, mặc cảm). - Bệnh thành tích trong giáo dục: học sinh không đủ tri thức nhưng cũng được lên lớp để đạt chỉ tiêu đề ra. - Sức khoẻ yếu nên nghỉ học nhiều. - Chỉ số IQ của các em không cao. - Phương pháp dạy học còn chưa phù hợp với trình độ các em. - GVCN không quan tâm các em. - Giờ sinh hoạt chủ nhiệm còn mang không khí căng thẳng, nặng nề. III/ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TỶ LỆ HỌC SINH YẾU KÉM GVCN là người trực tiếp quản lý học sinh lớp chủ nhiệm và phải có nhiệm vụ giáo dục các em vươn lên trong học tập thông qua các biện pháp sau: - GVCN phải tìm hiểu kỹ học lực, hạnh kiểm năm trước và hoàn cảnh của từng học sinh trong lớp chủ nhiệm để có biện pháp tác động (động viên, nhắc nhở, thông cảm, để ý nhiều hơn, thăm hỏi gia đình…) kịp thời..
<span class='text_page_counter'>(2)</span> - GVCN thường xuyên liên hệ trực tiếp với gia đình của học sinh để nắm bắt những thay đổi của gia đình các em, thông báo tình hình học tập của các em với gia đình để cùng với GVCN uốn nắn các em học tập có nề nếp. - GVCN có thể xây dựng nội quy lớp học theo chiều hướng khích lệ: + Cho mỗi học sinh trong lớp tự xây dựng nội quy của lớp mình sau đó GVCN thu về và tổng hợp những điểm chung nhất rồi thống nhất với lớp về nội quy. Việc làm này sẽ mất nhiều thời gian nhưng nếu chúng ta để ý các em khi chơi một trò chơi gì đó thì các em đều thống nhất với nhau về quy luật của trò chơi. Kết quả là các em chơi theo luật một cách tự nguyện và nghiêm túc. Nếu GVCN biết lợi dụng điểm này của học sinh để xây dựng nội quy thì các em sẽ ít vi phạm nội quy hơn. + Nội quy nên tập trung vào những vấn đề chính như: không thuộc bài, không làm bài tập, mất trật tự, vệ sinh, đồng phục và vắng học. Bởi lẽ khi vào lớp học mà quá nhiều nội quy như thế thì tạo cho các em cảm giác gò bó, không cảm nhận được niềm vui trong lớp học. Nếu trong quá trình học mà các em vi phạm nhiều lần một điều gì đó mà không có trong nội quy thì GVCN sẽ lấy ý kiến của lớp và có thể đưa điều đó vào nội quy. + Thưởng 1 cây viết/2 điểm tốt/tuần (đối với lớp thường). + Trong mỗi đợt báo điểm: thưởng 3 quyển vở/hạng nhất; 2q/hạng nhì; 1q/hạng ba. GVCN có thể tổ chức sinh nhật cho học sinh lớp mình nhằm thể hiện sự quan tâm và tạo quan hệ thân mật gần gũi giữa GV với HS. (nguồn lấy từ quỹ lớp, GVCN có thể góp chút ít) - GVCN thường xuyên liên hệ với GVBM để cùng GVBM kèm cặp các em yếu kém và có nguy cơ yếu kém. - GVCN cần quan sát và để ý kỹ các em về tâm lý và mặt sinh lý cũng như sức khỏe của các em. Nếu các em có biểu hiện khác thường cần có biện pháp tác động kịp thời. - Học sinh nghỉ học liên tục 2 ngày/tuần, GVCN cần đi đến nhà để tìm hiểu nguyên nhân. - GVCN cần theo dõi học sinh lớp mình từng ngày thông qua điện thoại hoặc trực tiếp xuống lớp để biết được tình hình học tập lớp mình từ đó có biện pháp uốn nắn. Ví dụ: học sinh nghỉ học mà không xin phép, GVCN liên hệ ngay với cha mẹ của em này để biết lí do, có thể gặp ngay em này để trao đổi hoặc vào tiết sinh hoạt lớp để trao đổi trên cơ sở thông cảm (vì đã biết được lí do) và tôn trọng. - Tổ chức cho học sinh giỏi kèm học sinh yếu, học sinh khá kèm học sinh TB. Hàng tuần đều có báo cáo cụ thể về tiến độ học nhóm với GVCN. - Tổ chức tiết sinh hoạt lớp mang không khí vui tươi và học hỏi:.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> GVCN có thể thiết kế buổi sinh hoạt lớp một cách tỉ mỉ và làm mẫu một buổi cho các em thấy, sau này các em sẽ tự thân vận động, tự phê bình và phê bình dựa trên nội quy mà các em tự xây dựng dưới sự giám sát của GVCN. PHỤ TRÁCH LT. NỘI DUNG - Thông báo thành phần tham dự của buổi SH - Nội dung chương trình SH: + Hát bài tập thể + Báo cáo của các Ban cán sự lớp + Ý kiến của thành viên về các báo cáo + Tự phê bình và phê bình của HS + Phân công trực nhật + Thư ký đọc biên bản SHL + Ý kiến của GVCN + Văn nghệ kết thúc buổi SH. LT. - Mời phó văn thể bắt nhịp cả lớp hát bài lớp chúng mình.. LT. - Lần lượt mời tổ trưởng báo cáo tình hình học tập của tổ mình: KTB, KLBT, Vắng, Đồng phục. - Mời Phó trật tự, phó học tập báo cáo tổng hợp về vấn đề trật tự của lớp, KTB và KLBT của lớp - Mời phó học tập báo cáo tổng hợp về vấn đề KTB và KLBT của lớp. - Mời Phó lao động báo cáo về tình hình vệ sinh. - Thủ quỹ báo cáo tình hình thu và chi tiền tuần qua.. LT. - Mời thành viên nêu ý kiến (nếu có). LT. - Các bạn hãy dựa vào nội quy của lớp để tự phê bình và phê bình. - Mời từng người vi phạm nội quy đứng lên và tự phê bình theo nội quy lớp. VD: KTB 2 lần thì chép tờ tự kiểm có chữ ký của ba mẹ. Tiếp tục vi phạm nữa sẽ chép tờ tự kiểm nữa. Nếu đủ 3 tờ sẽ viết tờ cam kết…. - Phó lao động ghi và công bố danh sách những người vi phạm nội quy để trực nhật tuần tới..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> LT. - Mời thư ký đọc biên bản sinh hoạt lớp sau đó LT kí tên.. LT. - Mời GVCN phát biểu ý kiến chung * GVCN : + Nêu nhận xét về phần tự phê bình của các em. + Tìm những ưu điểm và sự tiến bộ (dù là nhỏ) để khen thưởng khích lệ các em ngay lập tức trong tiết SH. + Yêu cầu một số học sinh giỏi hoặc học sinh yếu mà có sự tiến bộ trong tuần nêu cách mà mình đạt được kết quả như vậy. + Đề ra phương hướng tuần tới.. LT. - Mời phó văn thể cho các bạn hát hoặc chơi trò chơi (đã có đăng ký trước và sắp xếp chương trình bởi phó văn thể).. * GVCN quan sát và tạo điều kiện cho các học sinh yếu kém tham gia các sinh hoạt tập thể để các em cảm nhận được là mình không bị bỏ rơi và lớp học là ngôi nhà thứ hai mà mình phải đến học tập mỗi ngày. IV/ KẾT QUẢ Các biện pháp trên đây đã được bản thân tôi thử nghiệm trong 3 năm công tác chủ nhiệm và cho kết quả khả quan, nhiều học sinh yếu kém đã lên học sinh tiên tiến. Tuy nhiên trên đây cũng chỉ là một số trao đổi trong việc nâng cao trình độ nhận thức cho học sinh yếu kém ở trường chúng tôi, chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót. V/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM Việc thực hiện các biện pháp trên đòi hỏi có sự giúp đỡ của BGH nhà trường, ban ngành đoàn thể và gia đình học sinh. Trong quá trình thực hiện các biện pháp trên sẽ gặp rất nhiều khó khăn nhưng GVCN có lòng thương yêu học sinh coi các em như con em của mình thì sẽ thực hiện được. Kính mong quý thầy cô chia sẻ và đóng góp thêm cho kinh nghiệm phong phú hơn. Phú Điền, ngày 28 tháng 10 năm 2012 Người viết. Đinh Gia Huynh.
<span class='text_page_counter'>(5)</span>