Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Doi moi phuong phap day hoc mon toan THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.09 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Đổi mới phương pháp dạy học môn tốn THCS: Hai xu hướng dạy học có</b>
<b>hiệu quả</b>


Thứ Hai, 14 Tháng hai 2011, 15:02 GMT+7


<b>Để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học,</b>
<b>giáo viên (GV) cần kế thừa và phát huy các</b>
<b>mặt tích cực trong phương pháp truyền thống</b>
<b>(thuyết trình, đàm thoại, trực quan…), đồng</b>
<b>thời mạnh dạn áp dụng các xu hướng dạy học</b>
<b>hiện đại. Hai xu hướng dạy học phát hiện - giải</b>
<b>quyết vấn đề (GQVĐ) và dạy học hợp tác trong</b>
<b>nhóm nhỏ được vận dụng rộng rãi và có hiệu</b>
<b>quả, thích hợp với định hướng đổi mới phương</b>
<b>pháp dạy học hiện nay. </b>


<b>Dạy học phát hiện và GQVĐ</b>


Nêu và GQVĐ là một trong những phương pháp dạy
học được vận dụng nhiều và có hiệu quả tốt trong
q trình dạy học, đặc biệt là trong xu hướng dạy
học hiện đại. Bởi, việc dạy học GQVĐ rất có ý nghĩa
trong việc phát huy tư duy độc lập sáng tạo của
người học. Qua thực tiễn vận dụng phương pháp dạy
học nêu và GQVĐ, chúng tơi thấy có hai dạng thức khác nhau (mỗi dạng thức đặc trưng với
những hệ thống hành động của GV và HS riêng), đó là dạng thức trình bày nêu và GQVĐ; dạy
học tìm tịi một phần.


Thực chất của dạng thức trình bày nêu và GQVĐ là sau khi tạo ra những tình huống có vấn đề,
GV nêu vấn đề và chỉ rõ logic của q trình suy nghĩ GQVĐ. Theo đó, tri thức được trình bày
khơng phải dưới dạng có sẵn mà là một sự mơ phỏng và rút gọn q trình khám phá thực sự.


Như vậy sẽ gợi cho HS nhu cầu theo dõi logic của phần trình bày. Nếu có một bước nào đó trong
phần trình bày của GV thiếu nhất quán hoặc thiếu cơ sở thì sẽ nảy sinh sự hồi nghi trong HS.
Mặt khác, trong q trình nghe một bài trình bày chặt chẽ HS có thể dự đoán được bước nghiên
cứu tiếp theo hoặc xây dựng bước đó theo cách riêng của mình. Dạng thức này được vận dụng
với những tình huống có vấn đề khơng vừa sức với HS. Nói cách khác, với dạng thức này, HS
khơng hồn thành tất cả các giai đoạn nghiên cứu tự học mà chỉ hồn thành một phần của q
trình nghiên cứu tự học, vì vậy dạng thức này gọi là dạy học tìm tịi một phần.


Thế nào là dạy học tìm tịi một phần? Đó là dạng thức GV lập kế hoạch từng bước cho nội dung
nghiên cứu, lập kế hoạch cho q trình này dễ hơn, cịn HS thì tự lực nghiên cứu một phần của
vấn đề, những nội dung vừa sức trong vấn đề tự học. Phương pháp tìm tịi một phần được thực
hiện như sau: Nếu HS khơng giải quyết được vấn đề nghiên cứu thì GV cần hướng dẫn xây dựng
vấn đề nghiên cứu khác hẹp hơn hoặc chia nhỏ vấn đề nghiên cứu thành những vấn đề nhỏ hơn
dễ giải quyết hơn. Mà giải quyết vấn đề nhỏ xem như giải quyết được các vấn đề cơ bản.


Phương pháp tìm tịi một phần cịn được thể hiện qua đàm thoại có tính chất phát kiến. Đàm
thoại phát kiến là hệ thống câu hỏi do GV xây dựng sao cho các câu hỏi sau được suy ra từ câu
hỏi trước để việc đặt nó trong cuộc đàm thoại là có lý do, đồng thời tất cả các câu hỏi gợi mở đó
tập hợp lại có thể giải quyết được một vấn đề nào đó trong nội dung tự học. Và điều chủ yếu là
làm sao cho đa số câu hỏi hợp thành giải quyết những vấn đề nhỏ để đi đến lời giải cho vấn đề
nghiên cứu. Với đàm thoại phát kiến, yêu cầu câu hỏi phải rõ ràng logic chặt chẽ. Tuy nhiên,
phương pháp tìm tịi một phần vẫn khơng đảm bảo cho HS năng lực GQVĐ trọn vẹn.


<b>Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ</b>


Việc dạy học theo phương pháp này được kéo dài trong nhiều buổi học nên người dạy sẽ có cơ
hội thiết lập và phát triển một khơng khí học tập năng động và hữu ích cho nhóm. Đây cũng là
một kinh nghiệm quý giá cho GV. Để đạt được thành cơng, GV phải chuẩn bị bài chu đáo và có
kỹ năng quản lý nhóm. GV khơng nên cho rằng việc thảo luận trong nhóm tất yếu sẽ xảy ra và
điều này dù có diễn ra đi nữa thì nó thường mất trật tự, vô bổ và không đúng yêu cầu học tập.



GV cần kế thừa và phát huy các mặt tích
cực của các phương pháp dạy truyền
thống như đàm thoại, thuyết trình… (ảnh


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Để tránh tình trạng này người GV phải biết cách làm việc theo nhóm nhỏ và có thể kết hợp các
phương pháp dạy học để dạy được thành cơng. Đặc điểm của nhóm nhỏ là dễ trao đổi, dễ thông
cảm, dễ thân thiện và dễ thống nhất ý kiến. Khi phân chia nhóm nên dựa vào chủ đề của bài
học, số lượng và đặc điểm của HS, trong đó nhóm trưởng phải là người chuẩn bị tốt nội dung và
biết khởi động buổi thảo luận.


Người GV có vai trị như thế nào trong việc điều động nhóm? Trước hết GV phải là người điều
động các nhóm nhỏ làm việc, theo dõi quan sát hoạt động cơng việc của từng nhóm đồng thời
phát hiện được các sai lầm mà từng nhóm mắc phải. Bên cạnh việc đưa ra câu hỏi bổ sung, GV
nên tóm tắt, tổng hợp và nhắc lại các ý kiến đã trình bày trước đó. Tùy theo nhu cầu và mục tiêu
mà GV có thể chọn các phương tiện phù hợp như bài kiểm tra trắc nghiệm ngắn, giải quyết bằng
một tình huống, xem tài liệu trực quan, tài liệu thu thập trên mạng internet… khơng ngồi mục
đích làm cho tiết học sinh động và khơng nhàm chán.


Thực chất của dạng thức trình bày nêu và GQVĐ là sau khi tạo ra
những tình huống có vấn đề, GV nêu vấn đề và chỉ rõ logic của
quá trình suy nghĩ GQVĐ.


<b>Hướng đổi mới phương pháp dạy học mơn tốn ở trường THCS hiện </b>


<b>nay</b>



Hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là:


1. Tích cực hóa hoạt động của học sinh, khơi dậy và phát triển khả năng tự học
nhằm hình thành tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo;



2. Nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề;
3. Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn;


4. Tác động đến tình cảm, đem lại niềm tin, hứng thú học tập cho học sinh.
Do đặc trưng riêng của phân môn đại số, việc dạy học cần chú trọng:


1. Kết hợp giữa ôn cũ và giảng mới.


2. Thực hiện vừa giảng vừa luyện, kết hợp ơn tập, từng bước hệ thống hóa kiến thức.
3. Rèn luyện các kĩ năng cơ bản của phân mơn Đại số:


1. Kĩ năng tính tốn khơng dụng cụ và có dụng cụ (bảng số, máy tính bỏ túi),
lập bảng, biểu.


2. Kĩ năng thực hiện các phép biến đổi đồng nhất.


3. Kĩ năng giải phương trình, bất phương trình và hệ phương trình.
4. Kĩ năng đọc và vẽ đồ thị của hàm số.


5. Kĩ năng chứng minh: đẳng thức, bất đẳng thức, tính chia hết...


6. Kĩ năng tốn học hóa các tình huống thực tế, giải bài tốn bằng cách lập
phương trình, vẽ đồ thị...


<b>Đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học đổi mới</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>Dạy học thông qua các hoạt động của học sinh</b>


Dạy học toán thực chất là dạy hoạt động toán học. Học sinh là chủ thể của hoạt động học,


cần phải được cuốn hút vào những hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, qua
đó, học sinh tự lực khám phá điều mình chưa biết chứ khơng phải thụ động tiếp thu
những tri thức đã được sắp đặt. Giáo viên khơng cung cấp, áp đặt kiến thức có sẵn mà
hướng dẫn học sinh phát hiện và chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng thơng qua các hoạt
động, hình thành thói quen vận dụng kiến thức tốn học vào học tập các môn học khác và
vào thực tiễn.


<b>Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học</b>


Trong hoạt động dạy học theo phương pháp đổi mới, giáo viên giúp học sinh chuyển từ
thói quen học tập thụ động sang tự học chủ động. Muốn vậy, cần truyền thụ những tri
thức phương pháp để học sinh biết cách học, biết cách suy luận, biết cách tìm lại những
điều đã qn, biết cách tìm tịi để phát hiện kiến thức mới.


Trong phân môn Đại số, các tri thức phương pháp thường là những quy tắc, quy trình, nói
chung là các phương pháp có tính chất thuật toán. Tuy nhiên, cũng cần coi trọng các
phương pháp có tính chất tìm đốn (ví dụ phương pháp tổng quát của Polya để giải bài
tập toán học). Học sinh cần được rèn luyện các thao tác tư duy: phân tích, tổng hợp, đặc
biệt hóa, khái qt hóa, tương tự, quy lạ về quen,...Việc nắm vững các tri thức phương
pháp nói trên tạo điều kiện cho học sinh có thể tự đọc hiểu được tài liệu, tự làm được bài
tập, nắm vững và hiểu sâu các kiến thức cơ bản đồng thời phát huy được tiềm năng sáng
tạo của bản thân.


<b>Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác</b>


Phương pháp dạy học đổi mới yêu cầu học sinh ”nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn, thảo
luận nhiều hơn”. Điều đó có nghĩa là học sinh phải có sự cố gắng trí tuệ và nghị lực cao
trong q trình tự lực tiếp cận tri thức mới, phải thực sự suy nghĩ và làm việc một cách
tích cực, độc lập, đồng thời phải có mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân. Lớp học là
môi trường giao tiếp: thày-trị, trị-trị, do đó cần phát huy tích cực của mối quan hệ này


bằng các hoạt động hợp tác, tạo điều kiện cho mỗi người nâng cao được trình độ qua việc
vận dụng vốn hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân và tập thể.


<b>Kết hợp đánh giá của thày với tự đánh giá của trò</b>


Trong phương pháp dạy học đổi mới, để phát huy vai trò tích cực chủ động của học sinh,
giáo viên cần hướng dẫn học sinh phát triển khả năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách
học của mình. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh tự đánh giá bài làm của bản thân, nhận
xét góp ý bài làm, cách phát biểu của bạn, phê phán các sai lầm và tìm nguyên nhân, nêu
cách sửa chữa sai lầm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học thể hiện được đầy đủ các đặc trưng nói trên,
giáo viên cần kế thừa, phát huy các mặt tích cực trong phương pháp truyền thống (thuyết
trình, đàm thoại, trực quan,...) đồng thời mạnh dạn áp dụng các xu hướng dạy học hiện
đại. Hai xu hướng sau đây đang được vận dụng rộng rãi và tỏ ra có hiệu quả, thích hợp
với định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.


<b>Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá ở bậc phổ thơng: Hai giải pháp </b>
<b>có tính chất quyết định</b>


Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Vọng trong cuộc họp gần đây nhất bàn về
vấn đề đổi mới phương pháp dạy học và cách đánh giá ở bậc học phổ thông đã
nhấn mạnh: Đây chính là hai giải pháp có tính chất quyết định đối với việc nâng
cao chất lượng giáo dục- đào tạo đồng thời cũng là một biện pháp gián tiếp rất
hữu hiệu trọng việc chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo
dục.


Theo Thứ trưởng Nguyễn Văn Vọng : Đây là hai nội dung đã tiến hành song
song với việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng, tuy nhiên thời gian tới sẽ
phải làm quyết liệt và có hiệu quả hơn. Bộ chính thức phát động mạnh mẽ hai


nội dung này trong tồn ngành. Đi liền với nó sẽ là điều kiện cần thiết như: Xây
dựng tài liệu bồi dưỡng giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học, tài liệu
hướng dẫn cụ thể về đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh.


Vấn đề đặt ra là làm thế nào để có thể xây dựng một bộ tài liệu mà giáo viên phổ
thơng có thể dựa vào đó để hiểu và đưa phương pháp dạy học mới vào thực
tiễn, tác động trực tiếp đến đối tượng học sinh. Chỉ có như vậy thì đổi mới
phương pháp mới bao hàm được việc thay đổi cả cách dạy lẫn cách học.


Bộ GD&ĐT đã quyết định sẽ có một bộ tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học
và đánh giá học sinh dùng chung cho cả ba cấp học (tiểu học, THCS, THTP). Bộ
tài liệu này sẽ có cả phần lý luận và phần thực tiễn. Thứ trưởng Nguyễn Văn
Vọng chỉ đạo: Bộ tài liệu này sẽ phải bao gồm:


Thứ nhất là Lý luận về phương pháp dạy học (giao cho Viện Chiến lược và
Chương trình giáo dục biên soạn);


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

THCS, Dự án Phát triển GD THPT. Sau khi các dự án đã hồn thành từng phần
việc của mình, Bộ GD&ĐT sẽ chỉ định thành lập một bộ máy để hồn thiện thành
một bộ tài liệu hồn chỉnh, lơ gic, tránh sự chồng chéo cũng như mâu thuẫn
nhau giữa các nội dung của từng cấp học. Khi đó, bộ tài liệu này sẽ chính thức
trở thành sản phẩm của một “tác giả” duy nhất mang tên: Bộ GD&ĐT chứ không
phải của riêng một Dự án nào.


Theo lộ trình mà Bộ GD&ĐT đã đưa ra thì giữa tháng 12, tài liệu về đổi mới
phương pháp dạy và cách đánh giá sẽ chính thức được in thử lần 1. Tài liệu này
sẽ được đưa ra thực hiện thí điểm đối với một số trường phổ thông ở Hà Nội và
Thành phố Hồ Chí Minh. Sau kết quả thí điểm và những đóng góp của các nhà
chun môn, tài liệu này sẽ được tiếp tục nghiên cứu, chỉnh sửa… Đến tháng
4.2007 sẽ cho ra đời tài liệu in thử lần thứ hai và tiếp tục thí điểm, chỉnh sửa đến


khi bộ tài liệu này có thể in chính thức để áp dụng vào thực tế một cách đại trà.
Được biết, trước khi có chỉ đạo chính thức này từ phía Bộ GD&ĐT, các Dự án
trong khn khổ chức năng, nhiệm vụ của mình đều đã xây dựng để tiến hành
thí điểm những tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới cách kiểm tra,
đánh giá học sinh. Những thử nghiệm này bước đầu đã mang lại kết quả khả
quan. Dự án Phát triển GD THPT đã áp dụng việc đổi mới kiểm tra, đánh giá học
sinh căn cứ vào chuẩn môn học, lớp học để ra đề kiểm tra. Nội dung kiểm tra
đánh giá sự vận dụng kiến thức vào cuộc sống, HS được làm ở ngoài giờ, ngoài
lớp học, được chia và thảo luận nhóm, được tìm hiểu thực tế, hỏi thầy, hỏi bạn,
hỏi cha mẹ… và nhận được lời khun, sự vướng mắc, khó khăn…


Nhìn chung, ý tưởng chính mà việc đổi mới đánh giá HS hướng đến đó là: xác
định kết quả học tập cần đạt được một cách đầy đủ, rõ ràng nhất những điều
nhà trường và xã hội mong đợi từ học sinh và thể hiện những mong đợi đó trong
quá trình học tập của các em.


</div>

<!--links-->

×