Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đặc điểm ngôn ngữ thơ ma trường nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 121 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐÀO THÁI SƠN

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ THƠ
MA TRƯỜNG NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2016



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐÀO THÁI SƠN

ĐẶC ĐIỂM NGƠN NGỮ THƠ
MA TRƯỜNG NGUN
Chun ngành: Ngơn ngữ Việt Nam
Mã số: 60.22.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƠN NGỮ VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Tạ Văn Thông

THÁI NGUYÊN - 2016





LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
khảo sát, thống kê, nghiên cứu, kết luận trong luận văn là trung thực và chưa
từng cơng bố ở bất kì cơng trình nào khác.

Tác giả

Đào Thái Sơn

Xác nhận

Xác nhận

của khoa chuyên môn

của người hướng dẫn khoa học

PGS.TS Tạ Văn Thông

i


LỜI CẢM ƠN

Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Ngữ
văn trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên và các Thầy, Cô giáo đã
trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong quá trình học tập, nghiên cứu tại trường.

Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Tạ Văn Thơng,
thầy đã ln tận tình hướng dẫn, chỉ bảo để hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn nhà thơ Ma Trường Nguyên đã cung cấp những
tư liệu trong quá trình thực hiện luận văn.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2016
Tác giả luận văn

Đào Thái Sơn

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... ii
MỤC LỤC .........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ..................................................................... vi
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 4
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 5
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 6
6. Đóng góp của luận văn .................................................................................... 6
7. Bố cục của luận văn ......................................................................................... 7
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI ........................................................................................................................ 8
1.1. Các khái niệm chung .................................................................................... 8
1.1.1. Ngôn ngữ nghệ thuật và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật ....................... 8
1.1.2. Ngôn ngữ thơ và đặc trưng ngôn ngữ thơ ............................................... 11

1.1.3. Các khái niệm về nghĩa, trường từ vựng, thể, vần, nhịp , dòng, khổ,
đoạn, tiêu đề và biểu tượng................................................................................ 19
1.2. Nhà thơ Ma Trường Nguyên – cuộc đời, con người và sự nghiệp
sáng tác. ............................................................................................................. 33
1.2.1. Tiểu sử ..................................................................................................... 33

iii


1.2.2. Quá trình hoạt động văn học ................................................................... 34
1.2.3. Thơ Ma Trường Nguyên.......................................................................... 36
1.3. Tiểu kết ....................................................................................................... 38
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM THƠ MA TRƯỜNG NGUYÊN XÉT VỀ MẶT
HÌNH THỨC............................................................................................................ 39
2.1. Đặc điểm về thể thơ, vần, nhịp trong thơ Ma Trường Nguyên .................. 39
2.1.1. Đặc điểm về thể thơ ................................................................................. 39
2.1.2. Đặc điểm về vần thơ ................................................................................ 48
2.1.3. Đặc điểm về nhịp thơ............................................................................... 59
2.2. Đặc điểm về cách tổ chức bài thơ............................................................... 63
2.2.1. Đặc điểm về tiêu đề ................................................................................. 63
2.2.2. Đặc điểm về dòng thơ .............................................................................. 64
2.2.3. Đặc điểm về khổ thơ, đoạn thơ ................................................................ 66
2.3. Tiểu kết ....................................................................................................... 68
Chương 3. ĐẶC ĐIỂM THƠ MA TRƯỜNG NGUYÊN XÉT VỀ MẶT
TỪ VỰNG - NGỮ NGHĨA .................................................................................... 70
3.1. Một số trường từ vựng - ngữ nghĩa nổi bật ................................................ 70
3.1.1. Quê hương và cảnh sắc thiên nhiên ........................................................... 70
3.1.2. Con người và những mối quan hệ xã hội ................................................... 76
3.1.3. Những vật dụng trong đời sống hàng ngày ............................................. 78
3.1.4. Chiến tranh và khơng khí chiến đấu trong những ngày gian khổ. ............ 81

3.2. Một số biểu tượng ngôn ngữ học thường gặp ............................................... 84

iv


3.2.1. Khái quát về các biểu tượng ngôn ngữ học thường gặp trong thơ
Ma Trường Nguyên............................................................................................. 84
3.2.2. Biểu tượng “hoa” ..................................................................................... 85
3.2.3. Biểu tượng “núi”...................................................................................... 89
3.2.4. Biểu tượng “dịng sơng” .......................................................................... 92
3.3. Tiểu kết ....................................................................................................... 95
KẾT LUẬN............................................................................................................... 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 100
PHỤ LỤC

v


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Số lần xuất hiện các thể thơ .............................................................. 39
Bảng 2.2. Bảng phân loại thể thơ 7 chữ, 8 chữ ................................................. 46
Bảng 2.3. Vần trong các thể thơ ........................................................................ 48
Bảng 2.4. Các loại vần xét theo vị trí gieo vần và mức độ hồ âm ................... 49
Bảng 2.5. Các loại vần trong thơ Ma Trường Nguyên xét theo
thanh điệu........................................................................................................... 56
Bảng 2.6. Bảng thống kê một số loại nhịp thường gặp trong thơ
Ma Trường Nguyên ........................................................................................... 59
Bảng 2.7. Số lượng chữ trong tiêu đề thơ.......................................................... 63
Bảng 2.8. Số lượng dòng trong thơ ..................................................................... 64
Bảng 2.9. Số lượng khổ thơ .................................................................................. 66

Bảng 3.1. Số lần xuất hiện của các từ ngữ trực tiếp hoặc gián tiếp biểu thị
cảnh vật quê hương ............................................................................................ 70
Bảng 3.2. Số lần xuất hiện các từ ngữ trực tiếp hoặc gián tiếp biểu hiện
thiên nhiên ........................................................................................................ 73
Bảng 3.3. Con người và những mối quan hệ xã hội ............................................... 76
Bảng 3.4. Số lần xuất hiện các từ ngữ chỉ đồ vật trong thơ ............................. 79
Bảng 3.5. Số lần xuất hiện các từ ngữ chỉ chiến tranh trong thơ ...................... 81
Bảng 3.6. Các biểu tượng thường gặp trong thơ ..................................................... 84
Bảng 3.7. Một số từ ngữ có liên quan đến biểu tượng ‘‘hoa“ trong thơ Ma
Trường Nguyên.................................................................................................. 86
Bảng 3.8. Một số từ ngữ có liên quan đến biểu tượng ‘‘núi“ trong thơ ............ 89
Bảng 3.9. Một số từ ngữ có liên quan đến biểu tượng ‘‘dịng sơng“ ................ 92

vi


MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
1.1. Nghiên cứu ngơn ngữ nghệ thuật nói chung, ngơn ngữ thơ nói riêng
là một trong những hướng nghiên cứu được chú ý trong ngôn ngữ học hiện đại.
Trong những năm gần đây, thơ đã được nhiều tác giả nghiên cứu dưới góc nhìn
ngơn ngữ học để chỉ ra các quy luật, ngôn từ trong tác phẩm. Có thể khẳng
định: Việc tìm hiểu ngơn ngữ thơ dưới góc nhìn ngơn ngữ học giúp người đọc
nhận ra phong cách nghệ thuật và ý đồ của tác giả trong việc xây dựng hình
tượng nghệ thuật của tác phẩm qua hình thức ngơn từ. Nghiên cứu đặc điểm
ngôn ngữ thơ Ma Trường Nguyên là một trong những đề tài nằm trong hướng
đi cần thiết đó.
1.2. Ma Trường Nguyên là một nhà thơ người dân tộc thiểu số (Tày),
sinh ra và lớn lên ở “thủ đơ gió ngàn”- mảnh đất “địa linh nhân kiệt” trong cuộc

kháng chiến 9 năm trường kì anh dũng của dân tộc ta. Chính quê hương ATK
(Định Hóa, Thái Nguyên) với cảnh sắc nên thơ, trữ tình và những người dân
chân chất, mộc mạc, đằm thắm nhưng dũng cảm, kiên cường đã thổi vào tâm
hồn ơng chất men say và cái nhìn sắc sảo trước hiện thực của văn chương. Để
rồi như các nhà văn đồng nghiệp cùng thời với ơng nhận xét, thì “Ma Trường
Nguyên, cần mẫn viết như một chú ong thợ”. Ông đã cho ra đời 16 tập thơ,
trường ca, kí và tiểu thuyết, trong đó có nhiều tác phẩm viết về đề tài miền núi.
Đã có nhiều bài viết về tác giả Ma Trường Nguyên và các tác phẩm của ông
trên các báo Văn nghệ, tạp chí Văn học và một số bài viết trong sách, báo chí
Trung ương, địa phương..., song hầu hết mới đi vào một vài khía cạnh chung về
phương diện nội dung và chủ đề tư tưởng. Đặc điểm ngôn ngữ thơ của Ma
Trường Nguyên hầu như vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
Đó chính là những lí do để đề tài: “Đặc điểm ngơn ngữ thơ Ma Trường
Nguyên" được chọn làm hướng nghiên cứu trong luận văn này.
1


2. Lịch sử vấn đề
2.1. Ngôn ngữ từ xưa đến nay là chất liệu không thể thiếu của văn
chương, là một trong những yếu tố cấu thành và ảnh hưởng đến sự sáng tạo tác
phẩm văn chương nói chung. Bùi Minh Tốn cho rằng: “Dường như mối quan
hệ giữa ngơn ngữ và văn chương như là hai lĩnh vực trong nền văn hố dân
tộc, trong đó ngơn ngữ vừa là một thành tố của văn hoá, vừa là một phương
tiện (chất liệu) của văn hoá (bao gồm văn chương) nhưng chưa được quan tâm
đúng mức”[33; tr 56].
Từ đó, nghiên cứu văn học nhất thiết không thể bỏ qua mặt ngôn ngữ của
các tác phẩm, khơng chỉ bởi vì mọi yếu tố, mọi bình diện khác của văn học đều
chỉ có thể được biểu đạt qua ngơn ngữ, mà cịn vì sáng tạo ngơn ngữ là một
trong những mục đích quan trọng, cũng là một phần khơng nhỏ trong sự đóng
góp vào những giá trị độc đáo, riêng biệt của văn chương. Nhận thức được ý

nghĩa của việc chỉ ra các đặc điểm ngôn ngữ trong thơ ca, cho đến nay nhiều nhà
ngơn ngữ học đã quan tâm tìm hiểu vấn đề này khi nghiên cứu ngơn ngữ trong thơ
nói chung và của thơ tiếng Việt nói riêng. Có thể kể đến một số cơng trình sau:
- Mai Ngọc Chừ (1990), Vần thơ Việt Nam dưới ánh sáng ngôn ngữ học,
Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
- Hữu Đạt (1993), Ngôn ngữ thơ ca Việt Nam, Viện HLKH Nga, Viện
ngôn ngữ học, Mockva. 243 tr (bản bằng tiếng Việt và tiếng Nga).
- Nguyễn Phan Cảnh (2001), Ngôn ngữ thơ, Nxb Văn hố thơng tin, Hà Nội.
- Roman Jakobson (2008), Thi học và Ngữ học (Trần Duy Châu biên
khảo), Nxb Văn học, Trung tâm nghiên cứu Quốc học, Hà Nội.
- Bùi Mình Tốn (2012, Ngơn ngữ với văn chương, Nxb Đại học Sư
phạm, Hà Nội.
...

2


Các tác phẩm này khi viết về ngôn ngữ trong sự tương tác với văn chương
dường như đều đã đưa ra những ý kiến về việc ngôn ngữ thể loại thơ phải phục
tùng nguyên tắc cấu tạo tác phẩm trữ tình. Nó phải giúp cho việc bộc lộ cảm
xúc trực tiếp được dễ tiếp nhận hơn. Ngoài ra, các tác giả còn chú ý đến sự giao
thoa giữa các thể loại. Và, khơng chỉ làm rõ quan điểm của mình bằng những
câu thơ, bài thơ cụ thể, các tác giả cịn đưa ra nhiều sơ đồ giúp người đọc có
được cái nhìn khái qt. Tiêu biểu như cơng trình Ngơn ngữ thơ của Nguyễn
Phan Cảnh đã vận dụng lí thuyết về thi pháp học của Jakobson để nghiên cứu
đặc trưng của ngôn ngữ thơ trong mối quan hệ với ngôn ngữ văn xi và đưa ra
lối phân tích thơ căn cứ vào hai thao tác cơ bản trong hoạt động ngơn ngữ là
lựa chọn và kết hợp.
Theo ơng, ngun lí của văn xuôi là “nhằm vào việc miêu tả bức tranh
hiện thực, văn xuôi làm việc trước hết bằng thao tác kết hợp” [2; tr 51] cịn

trong thơ, “tính tương đồng của các đơn vị ngôn ngữ lại được dùng để xây
dựng các thơng báo” [2; tr 52]. Vì thế, với văn xi “lặp lại là điều tối
kị”trong khi đó “chính cái điều văn xi rất kị ấy lại là thủ pháp làm việc của
thơ” [2; tr 52].
Lịch sử nghiên cứu văn học, xét về một phương diện cũng chính là lịch sử
của nghiên cứu ngôn ngữ văn học. Ngôn ngữ văn học vừa là điều kiện, lại vừa là
kết quả của quá trình vận động, biến đổi của văn học qua các thời kỳ, giai đoạn.
Sự thay đổi văn học cũng đi liền với sự thay đổi của ngôn ngữ văn học, và qua
đó phản ánh sự biến đổi của đời sống xã hội, của tư duy, của môi trường văn hóa
tinh thần và các giá trị của quan niệm thẩm mĩ.
2.2. Ma Trường Nguyên là một nghệ sĩ đa tài. Ơng khơng chỉ làm thơ,
viết văn mà cịn viết tiểu luận, phê bình. Ơng bắt đầu bằng sáng tác thơ, rồi sau
viết văn xuôi. Tác giả tâm sự rất hồn nhiên: “Cái gì mà thơ khơng nói được thì
tơi nói trong tiểu thuyết; và ngược lại, cái gì khơng nói được trong tiểu thuyết
tơi nói trong thơ”.

3


Qua lời tự bạch trong cuốn “Nhà văn Việt Nam hiện đại” (Nxb Hội nhà
văn, 1997), Ma Trường Nguyên viết: “ Tôi sống thật như tôi. Tôi tự nhủ không
phải viết như thế nào? mà sống thế nào để viết”[19; tr 74]. Sống thật để viết thật.
Viết từ cái tâm hồn khơng có chút giả dối. Chỗ mạnh và cái hay của tác phẩm
Ma Trường Nguyên phần lớn là ở chỗ đó.
Đã có nhiều nhà văn, nhà thơ viết về Ma Trường Nguyên với những tâm
sự chân thật. Trung Trung Đỉnh cho đó là “Người đốt lửa bằng trái tim” với
“dáng vẻ chân tình đến thật thà và hiền lành”. Ngô Quang Miện sau khi đọc
xong thơ Ma Trường Nguyên đã cảm nhận: “Bắt gặp cái mộc mạc, hồn nhiên
của những con người sống giữa thiên nhiên. Những câu thơ khơng khắc họa,
khơng xốy sâu nhưng để lại cái gì đó như một hương cây cỏ nguyên sơ, giữa

một bầu khơng khí ban mai trong trẻo”. Phạm Tiến Duật cho đó là “tâm hồn
nhiều say đắm”. Hồ Thủy Giang gọi đó là “một trái tim thức cùng năm tháng”
và “hiền lành một cách bẩm sinh”. Nguyễn Đức Thiện cho rằng Ma Trường
Nguyên “nói năng chất phác, thật thà của người Tày gốc”, và “chất rừng núi,
chất dân tộc đã được thể hiện sâu sắc không chỉ ở tả cảnh, tả người mà nó cịn
đậm đà trong tình cảm”….
Có thể nói, những lời nhận xét về Ma Trường Nguyên và các tác phẩm
của ơng đã giúp ta hình dung được phần nào phong cách và quan niệm về văn
chương của ông, Đó đều là những cảm nhận gần với những gì độc giả bắt gặp
trong con người và thơ Ma Trường Nguyên.
Thực hiện đề tài “Đặc điểm ngôn ngữ thơ Ma Trường Nguyên”, tác giả
luận văn hi vọng sẽ có những đóng góp mới, bù đắp vào những khoảng thiếu hụt
trong việc nghiên cứu và tìm hiểu về ngơn ngữ thơ Ma Trường Nguyên nói chung.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các tác phẩm của Ma Trường Nguyên rất đa dạng về thể loại và đề tài,
Đó là các thể loại như thơ, tiểu thuyết, tiểu luận, phê bình…Có thể tìm hiểu về

4


sự nghiệp văn chương của ơng dưới nhiều góc độ khác nhau, tuy nhiên luận
văn này chỉ tập trung tìm hiểu về ngôn ngữ (chất liệu văn chương) trong thơ
của ông.
Tư liệu khảo sát gồm 5 tập thơ, trong đó bao gồm 182 bài thơ viết bằng
tiếng Việt. Cụ thể đó là 5 tập thơ:
Trái tim khơng ngủ (thơ), Hội Văn nghệ Bắc Thái, 1988;
Câu hát vắt qua vai (thơ) Hội Văn nghệ Thái Nguyên, 2005;
Cây nêu (thơ), NXB Hội nhà văn, 2006;
Bắc cầu vồng thăm nhau (thơ) NXB Hội nhà văn, 2007;

Mở núi (thơ và trường ca), NXB Hội nhà văn, 2011.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn này nghiên cứu về ngôn ngữ nghệ thuật trong các tác phẩm thơ
của Ma Trường Nguyên, nhưng chỉ tập trung nghiên cứu các tác phẩm thơ
được viết bằng tiếng Việt của ông.
Luận văn chủ yếu tập trung vào các đặc điểm hình thức (thể, vần, nhịp,
cách tổ chức bài thơ…) và các đặc điểm về ngữ nghĩa (một số trường từ vựng,
ngữ nghĩa và một số biểu tượng ngôn ngữ học thường gặp).
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu ngơn ngữ thơ Ma Trường Ngun hướng tới mục đích là để chỉ ra
được những nét đặc sắc của ngôn ngữ trong thơ Ma Trường Nguyên, đồng thời
cho thấy được phần nào những đặc điểm phong cách nghệ thuật trong thơ ông.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định cơ sở lí thuyết liên quan đến đề tài. Tìm hiểu về nhà thơ Ma
Trường Nguyên và sự nghiệp của ông.
5


- Tập hợp tư liệu, thực hiện khảo sát, thống kê và phân loại các tác phẩm
trong thơ Ma Trường Nguyên.
- Miêu tả những đặc điểm về mặt hình thức và từ vựng - ngữ nghĩa trong
các tác phẩm thơ Ma Trường Nguyên.
- Chỉ ra phong cách, những nét văn hóa, cái nhìn của tác giả trước hiện
thực được đề cập trong thơ của ông, được thể hiện qua chất liệu ngôn ngữ.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê – phân loại: Được sử dụng để thu thập và phân
loại, tìm ra các quy luật xuất hiện của các câu thơ, bài thơ chứa đựng hiện tượng
ngôn ngữ cần nghiên cứu trong ngôn ngữ nghệ thuật
- Phương pháp miêu tả : Được sử dụng để miêu tả các đặc điểm ngôn

ngữ nghệ thuật trong thơ Ma Trường Nguyên.
6. Đóng góp của luận văn
6.1.Về lí luận
Các kết quả luận văn có thể đóng góp thêm tư liệu và cách nhìn nhận
trong việc tìm hiểu về thơ và ngơn ngữ thơ, đặc biệt là trong nghiên cứu ngôn
từ nghệ thuật và phong cách ngơn ngữ.
6.2.Về thực tiễn
Góp phần vào việc tìm hiểu ngơn ngữ trong thơ nói chung và ngơn ngữ
trong thơ Ma Trường Nguyên nói riêng, cũng như tạo nên cách tiếp cận ngôn
ngữ trong thơ đối với các phương pháp giảng dạy và học tập, nghiên cứu về thơ
và ngơn ngữ trong thơ tốt hơn.
Vì vậy, kết quả luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho giáo viên và học
sinh khi cần đọc – hiểu tác phẩm văn chương nói chung và thơ Ma Trường
Nguyên nói riêng.
6


7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục,
nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí thuyết và thực tiễn
Chương 2: Đặc điểm về hình thức trong thơ Ma Trường Nguyên
Chương 3: Đặc điểm về ngữ nghĩa trong thơ Ma Trường Nguyên.

7


Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI


1.1. Các khái niệm chung
1.1.1. Ngôn ngữ nghệ thuật và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
1.1.1.1. Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật
Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì: “Ngơn ngữ mang tính nghệ thuật
được dùng trong văn học. Trong ngơn ngữ học, thuật ngữ này có ý nghĩa rộng
hơn nhằm chỉ một cách bao quát các hiện tượng ngôn ngữ được dùng một cách
chuẩn mực trong các văn bản nhà nước, trên báo chí, đài phát thanh, trong văn
bản và khoa học”[16; tr 125].
Theo cuốn Lí luận văn học ( Phương Lựu chủ biên), Ngôn ngữ nghệ thuật
là: “...một hệ thống các phương thức, quy tắc thông báo bằng tín hiệu thẩm mĩ
của một ngành, một sáng tác nghệ thuật. Người ta có thể nói “ngơn ngữ ba lê”,
“ngơn ngữ chèo”, “ngơn ngữ điện ảnh”. Cũng có thể nói đến ngơn ngữ nghệ
thuật của sáng tác văn học trên cấp độ đó”[24; tr 185]. Ngơn ngữ nghệ thuật
cịn được gọi là ngơn ngữ văn học, chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn
chương. Ngôn ngữ nghệ thuật trong tác phẩm văn học là ngơn ngữ tồn dân đã
được nghệ thuật hóa. Ngơn ngữ ấy đã được chọn lọc, gọt rũa, trau chuốt... và đặc
biệt ngôn ngữ ấy phải đem lại cho người đọc những cảm xúc thẩm mỹ, xúc cảm
được nhận biết thông qua những rung động tình cảm. Điều này khác hẳn với
những cảm xúc khoa học – những rung động thông qua suy lý và chứng minh.
Như vậy, ngôn ngữ nghệ thuật là một yếu tố quan trọng thể hiện cá tính
sáng tạo, phong cách, tài năng của nhà văn. Và ngôn ngữ nghệ thuật chính là
ngơn ngữ nhân dân, ngơn ngữ dân tộc được tác giả vận dụng tổ chức trong tác
phẩm để tạo ra hiệu quả và giá trị thẩm mỹ
8


1.1.1.2. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Người nghệ sĩ tài năng là người nghệ sĩ
biết sáng tạo “chất liệu” ngôn ngữ của dân tộc để làm nên tác phẩm của mình,
xây dựng hình tượng nghệ thuật của riêng mình và tạo cho mình một giọng

điệu riêng, một phong cách riêng, không nhầm lẫn được. Cho đến nay, giới
nghiên cứu lý luận văn học vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về phong
cách nghệ thuật của nhà văn. Chỉ biết rằng phong cách chỉ dùng cho những nhà
văn từng trải cách viết đã định hình, đã khẳng định trên văn đàn.
Theo quan niệm của Hegel: “... phong cách bao hàm tính chất độc đáo và cả
tính võ đốn mang ý nghĩa cảm hứng chủ quan của nghệ sĩ. Khái niệm phong
cách là phương tiện biểu hiện, hay có khi là quy luật nghệ thuật của một loại
hình nghệ thuật nào đó như phong cách thơ, phong cách nhạc kịch”[18; tr 37].
Nhà ngôn ngữ học Đào Thản cho rằng: "Những nét biến hóa riêng của tác giả
trong việc sử dụng ngôn ngữ nhằm mục đich diễn đạt nội dung. Nó bao gồm
các yếu tố được ln ln tái hiện và hình thành bền vững trong ngôn ngữ”
[32; tr 60].
Trong văn chương Việt Nam cổ khơng có những khái niệm hay thuật ngữ
về lý luận văn học một cách rõ ràng về phong cách. Tuy nhiên, sách bàn về thơ,
“sách nói chuyện làm thơ”, dưới tên gọi “thi thoại”, đã được Nguyễn Dữ đề cập
từ thế kỷ XVI qua Kim Hoa thi thoại kí, một trong những truyện hư cấu trong tác
phẩm Truyền kỳ mạn lục. Cuộc nói chuyện thơ giả tưởng giữa ba nhà thơ đương
thời Ngơ Chi Lan, Phù Thúc Hồnh, Thái Thuận, mang dáng dấp bàn về “phong
cách các nhà thơ”, tưởng như thật hoang đường những khá thực tế trong lịch sử
văn học: “...Thơ của ông Chuyết Am kỳ lạ mà tiêu tao; thơ ơng Vu Liêu mạnh mẽ
khích động; thơ ông Tùng Xuyên như chàng trai xông trận, có vẻ sấn sổ; thơ ông
Cúc Pha như một cô gái chơi xuân, có vẻ mềm yếu”[7;tr 219]. Từ một số quan

9


niệm ta có thể hiểu: Phong cách là tính độc đáo thống nhất đa dạng của sự sáng
tạo nghệ thuật đã đến độ chín muồi của người nghệ sĩ. Phong cách gắn liền
sáng tạo của nhà văn, nhà thơ. Những nhà văn, nhà thơ có phong cách ngơn
ngữ là những người biết sử dụng ngơn ngữ tồn dân, của dân tộc để tạo nên

một giọng điệu riêng, một chất giọng riêng khơng hề nhầm lẫn mà được mọi
ngưịi thừa nhận. Chất giọng riêng ấy trưóc hết thể hiện ngơn ngữ, sự sáng tạo
ngôn ngữ. Sự sáng tạo ngôn ngữ này chính là sự đóng góp của nhà văn làm
phong phú thêm kho tàng ngôn ngữ của dân tộc. Bởi vậy, khi khảo sát phong
cách ngôn ngữ nhà văn, nhà thơ chính là khảo sát chất giọng riêng của nhà văn,
nhà thơ, tìm ra qui luật riêng trong việc sử dụng ngơn ngữ và sự đóng góp của
nhà văn, nhà thơ ấy trên phương diện ngôn ngữ. Cần hiểu phong cách ngơn ngữ
chính là sự đi “chệch” một cách nghệ thuật so với tồn thể nói một cách khác
nhà văn, nhà thơ có phong cách là người biết chọn một đường đi, một lối cảm
nhận, một cách diễn đạt ở trình độ nghệ thuật cao. Sự đi chệch ấy trong phong
cách học gọi là sự lệch chuẩn ngôn ngữ nhằm taọ ra một đặc trưng không giống
ai, không thể nhầm lẫn với bất cứ ai ở những nhà văn, nhà thơ có tên tuổi.
Bên cạnh thành tựu nghiên cứu phong cách của Lí luận văn học, khơng
thể khơng đề cập những bước tiến của Phong cách học - một khoa học chuyên
ngành của Ngôn ngữ học. Đặt nhiệm vụ nghiên cứu mọi phong cách chức năng
của lời nói, Phong cách học không thể né tránh ngôn ngữ văn chương. Và trong
các thuộc tính của ngơn ngữ văn chương, tính cá thể là điều được nhấn mạnh.
Đó là cơ sở để nói đến khái niệm phong cách ngôn ngữ của tác giả trong tác
phẩm văn học. Nó khơng hề mâu thuẫn với quan điểm của các nhà lí luận khi
họ xem phong cách là biểu hiện của sự độc đáo, cá biệt của một nhà văn. Như
vậy, bên cạnh khái niệm phong cách nghệ thuật, cịn tồn tại khái niệm phong
cách ngơn ngữ của tác giả. Xét trong tương quan, phong cách ngôn ngữ là sự
biểu hiện rõ nét, sinh động của phong cách nghệ thuật.
10


1.1.2. Ngôn ngữ thơ và đặc trưng ngôn ngữ thơ
1.1.2.1 Ngôn ngữ thơ
Trước tiên, phải khẳng định ngôn ngữ là cơng cụ, là chất liệu cơ bản của
văn học. Vì vậy, văn học được gọi là loại hình nghệ thuật ngôn từ. M.Gorki

khẳng định: "ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học"[13; tr 178]. Từ đó có
thể hiểu: "ngơn ngữ mang tính nghệ thuật được dùng trong văn học" (dẫn theo
Đái Xuân Ninh, [28, tr 149]). Thơ là một thể loại sáng tác của văn học nghệ
thuật. Do đó ngơn ngữ thơ trước hết là ngơn ngữ của văn học nghệ thuật.
Nếu xét về phạm vi thể loại, ngôn ngữ thơ được hiểu là một đặc trưng về
ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp nhằm biểu trưng hoá, khái quát hoá hiện thực khách
quan theo cách tổ chức riêng của thơ ca
Trên thế giới, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học cũng đã chỉ ra sự khác
nhau giữa ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ văn xuôi. Jacobson đã từng nói rằng:
“chức năng của thi ca đem nguyên lý tương đương của trục tuyển lựa chiếu
trên trục kết hợp” [22; tr 83], ông nhấn mạnh cơ chế hoạt động của ngôn ngữ
thơ là cơ chế lựa chọn và cơ chế kết hợp. Bên cạnh đó, trên các ngun lí của
F. de Saussure trong giáo trình ngơn ngữ học đại cương, Jacobson cịn chỉ ra
trong thơ hình thức ngữ âm là vơ cùng quan trọng. Ơng nhấn mạnh các yếu tố
âm thanh như âm vận, điệp âm, điệp vận, khổ thơ,… là những đơn vị thuộc
bình diện hình thức. Có thể nói, đây là những cơ sở xuất phát quan trọng trong
việc nhận diện ngơn ngữ thơ. Trong một cơng trình nghiên cứu về ngôn ngữ
thơ, tác giả Nguyễn Phan Cảnh cũng đã dựa vào lí thuyết hệ hình để xem xét
thơ từ phương thức lựa chọn ngôn từ trong các hệ hình, để tạo ra hiệu quả biểu
đạt cao nhất. Ơng cịn nêu ra lí thuyết trường nét dư. Trong đó tác giả chỉ ra
rằng để thiết lập nên các tổ chức ngôn ngữ trên trục lựa chọn và trục kết hợp,
nhà thơ phải sử dụng đến thao tác loại bỏ trường nét dư, chính là q trình
hình thành thể thơ. Nét dư được loại bỏ càng nhiều thì hàm lượng thông tin

11


càng cao và càng đòi hỏi ở người tiếp nhận năng lực tiếp nhận và kết cấu “lạ”
do việc loại bỏ các yếu tố ngơn ngữ có hàm lượng thơng tin thấp mà ra.
Về cách tổ chức của ngôn ngữ thơ, tác giả Hữu Đạt đã diễn đạt một cách

cụ thể rằng đó là “được trình bày bằng hình thức ngắn gọn và súc tích nhất với
cách tổ chức ngơn ngữ có vần điệu và các quy luật phối âm riêng của từng
ngôn ngữ” [8, tr 25].
Từ những cách hiểu về ngơn ngữ thơ ca nói trên, ta có thể đi đến kết
luận: Trong một phạm vi hẹp của thể loại, ngơn ngữ thơ được hiểu là một tập
hợp nói chung các đặc trưng ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp nhằm biểu trưng hóa,
khái quát hóa hiện thực khách quan theo tổ chức riêng của thơ ca.
1.1.2.2 Đặc trưng ngôn ngữ thơ
Thơ là một hình thái nghệ thuật cao quý, tinh vi của sáng tạo văn học nghệ
thuật. Vì vậy ngôn ngữ thơ trước hết là ngôn ngữ văn học, là ngơn ngữ mang tính
nghệ thuật được dùng trong văn học. Đặc trưng của ngơn ngữ thơ là: “tính chính
xác, tính hàm xúc, tính đa nghĩa, tính tạo hình, tính biểu cảm” [16; tr 183].
Xét ở phạm vi thể loại, ngôn ngữ thơ được biểu hiện là một chùm đặc
trưng về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp nhằm biểu trưng hố, khái qt hóa hiện
thực khách quan theo cách tổ chức riêng của thơ. Đặc trưng của thơ được thể
hiện trên ba bình diện ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp
a. Về ngữ âm
Thơ là hình thức tổ chức ngơn ngữ đặc biệt mang thuộc tính thẩm mĩ về
ngữ âm. Do vậy, hình thức ngữ âm trong thơ là vơ cùng quan trọng, các yếu tố
âm thanh như: âm, vần, điệu là những yếu tố tạo nên tính nhạc của thơ. Đây
cũng là điểm nổi bật để phân biệt thơ và văn xuôi. Tuy nhiên, đặc điểm này thể
hiện một cách khác nhau tuỳ vào cách cơ cấu, cách cấu tạo và tổ chức khác
nhau của mỗi ngôn ngữ. Tiếng Việt có số lượng thanh điệu phong phú (6
thanh), số lượng các đơn vị nguyên âm và phụ âm đa dạng (14 nguyên âm, 21
12


phụ âm). Những đơn vị này được khai thác để tổ chức bài thơ. Và cũng chính
những đơn vị này tạo nên âm hưởng, tiết tấu và nhạc điệu trong thơ: khi du
dương, khi trầm bổng, khi dìu dặt ngân nga, khi dồn dập. Vì thế khi khai thác

tính nhạc trong thơ chúng ta cần chú ý những đối lập sau:
- Sự đối lập về trầm / bổng, khép/ mở của các nguyên âm làm đỉnh vần.
- Sự đối lập vang / ồn giữa hai dãy phụ âm mũi và phụ âm tắc vô thanh
trong các phụ âm cuối.
- Sự đối lập về cao/ thấp, bằng /trắc giữa các thanh điệu.
Bên cạnh sự đối lập đó, cần phải chú ý đến vần và nhịp bởi hai yếu tố
này cũng góp phần quan trọng trong việc tạo tính nhạc cho ngơn ngữ thơ ca.
Tính nhạc trong ngơn ngữ đưa thơ ca xích lại gần với âm nhạc. Vì vậy, mà từ
xa xưa, nhiều hình thức ca hát dân tộc đã lấy thơ ca dân gian làm chất liệu sáng
tác âm nhạc, và trong nền âm nhạc hiện đại, nhiều bài thơ được các nhạc sĩ phổ
nhạc thành công như: Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải, Đợi của Vũ Quần
Phương, Em đi chùa Hương của Nguyễn Nhược Pháp, Biển nỗi nhớ và em của
Hữu Thỉnh
Nhạc thơ là thứ nhạc đặc trưng, nó khác với âm nhạc thơng thường.
Nhạc thơ được tạo thành bởi các yếu tố vần điệu và nhịp điệu.
a1.Về vần điệu
Trong thơ vần có một vị trí quan trọng. Vần là yếu tố lặp lại của một bộ
phận âm tiết. Ở các khổ thơ, câu thơ, vần có chức năng tổ chức, chức năng liên
kết các câu thơ (dòng thơ) thành khổ thơ, các khổ thơ thành bài thơ. Có thể
hình dung: "Vần như sợi dây ràng buộc các dịng thơ lại với nhau, do đó giúp
người đọc được thuận miệng, nghe thuận tai và làm cho người nghe dễ thuộc,
dễ nhớ" [5; tr. 215].

13


Vần còn là yếu tố quan trọng tạo nên sự hoà âm giữa các câu thơ. Đơn vị
biểu diễn vần trong thơ tiếng Việt là âm tiết, trong các vần thơ bao giờ cũng có
sự cộng hưởng, sự hồ xướng với nhau của hai âm tiết có vần. Sự hiệp vần giữa
âm tiết này với âm tiết khác tạo sự hịa âm cho các cặp vần. Ngồi ra, nói đến

tác dụng hoà phối, kết hợp, tương hỗ của các yếu tố cấu tạo âm tiết còn phải kể
đến sợ hòa xướng, đối lập nhau giữa các yếu tố tương ứng giữa hai yếu tố hiệp
vần. Đó là sự hịa âm giữa hai thanh điệu của âm tiết này với âm tiết kia; giữa
âm chính, âm cuối của âm tiết này với âm chính, âm cuối của âm tiết kia. Vì
vậy âm tiết của tiếng Việt có vai trị rất lớn trong việc xác lập các vần thơ. Tất
cả các yếu tố cấu tạo nên âm tiết tiếng Việt đều tham gia vào việc tạo nên sự
khác biệt của vần thơ Việt Nam, trong đó, thanh điệu và âm chính, âm cuối là
yếu tố chính tham gia vào việc tạo nên sự hòa âm cho các vần thơ.
Trong thơ, vần được phân loại theo ba cách: theo vị trí các tiếng hiệp
vần, theo mức độ hoà âm giữa các tiếng hiệp vần và theo đường nét thanh điệu
trong các tiếng hiệp vần. Theo vị trí các tiếng hiệp vần, thơ Việt Nam có hai
loại vần: vần chân và vần lưng. Theo mức độ hoà âm giữa các tiếng hiệp vần,
trong thơ phân biệt vần chính và vần thơng. Theo đường nét thanh điệu trong các
tiếng hiệp vần, truyền thống thơ Việt Nam đã phân biệt vần bằng và vần trắc.
a2. Về nhịp điệu
Có thể hiểu nhịp điệu là điệu tính được tạo ra từ sự luân phiên các ngữ
đoạn ngữ lưu. Theo F. de Sausure: "Dòng âm thanh chỉ là một đường thẳng,
một dải liên tục trong đó thính giả khơng thấy sự phân chia nào đầy đủ và
chính xác, muốn có sự phân chia như vậy phải viện ý nghĩa... Nhưng khi đã biết
cần phải gắn cho mỗi bộ phận của chuỗi âm thanh một ý nghĩa và một vai trị
gì thì ta sẽ thấy những bộ phận đó tách ra và cái dải vơ hình kia sẽ phân ra
từng đoạn" [30; tr. 9].

14


Như vậy, nhịp điệu của giao tiếp thông thường được hình thành từ tính
phân phối ngữ nghĩa. Trong thơ, nhịp điệu là kết quả hoà phối âm thanh được
tạo ra từ sự ngắt nhịp. Nhịp điệu chỉ cách thức nhất định khi phát âm hay còn
gọi là sự ngắt nhịp. Cho đến nay, ngắt nhịp trong thơ có thể phân thành hai loại

là ngắt nhịp cú pháp và ngắt nhịp tâm lí. Nhịp thơ gắn kết tình cảm, cảm xúc,
là những ngân vang trong tâm hồn nhà thơ. Các trạng thái xúc động, rung cảm,
cảm xúc... đều ảnh hưởng đến việc lựa chọn và tổ chức của câu thơ. Hai loại
nhịp này có khi hồ quyện vào nhau, có khi tách bạch tuỳ vào cấu trúc ngơn từ
của dịng thơ, thể thơ và cảm hứng của nhà thơ. Như vậy, nhịp thơ là cái được
nhận thức thơng qua tồn bộ sự lặp lại có tính chu kì, cánh qng hoặc luân
phiên theo thời gian của những chỗ ngừng nghỉ, ngắt hơi trên những đơn vị cơ
bản như câu thơ (dòng thơ), khổ thơ, thậm chí cả đoạn thơ. Yếu tố tạo nên nhịp
điệu là những chỗ ngừng nghỉ trong sự phân bố mau thưa theo sự chuyển định
của thể thơ hoặc theo sự đa dạng của cảm xúc, thi hứng. Nhịp thơ khác với nhịp
văn xi. Nhịp thơ khơng hồn toàn trùng với nhịp cú pháp. Trong một số thể
thơ cách luật, ngắt nhịp bị chi phối bởi yếu tố tâm lý và cấu trúc âm điệu. Cách
ngắt nhịp, tạo nhịp trong thơ hết sức đa dạng, muôn màu muôn vẻ, tùy vào từng
bài thơ cụ thể. Nhịp trong thơ thể hiện bản sắc của từng nhà thơ, bộc lộ cá tính
thi ca rõ nét.
Ví dụ: Trong thơ lục bát, sự ngắt nhịp trước hết diễn ra dưới áp lực của
vần lưng và xu hướng tăng song tiết hoá của tiếng Việt. Vì vậy, trong thể thơ
này lúc nào cũng chứa một loại nhịp đặc thù là nhịp tâm lý. Nhịp này xuất hiện
khi bối cảnh không đủ sức cho nhịp lẻ tồn tại. Nhịp tâm lý có nguồn gốc từ sự
đồng hóa nhịp lẻ bởi tính nhịp nhàng của nhịp đơi trong dịng thơ và giữa các
cặp 6/8 với nhau. Nhịp chẵn 2/2/2; 2/2/2/2 và tiết tấu nhịp đôi đã hình thành từ
lâu và trở thành nét đặc trưng của tiếng Việt. Loại nhịp này dễ dàng tương hợp
với mỗi dịng thơ lục bát vốn có số tiếng chẵn. Tuy nhiên, không loại trừ nhịp
lẻ mặc dù loại nhịp này khơng có tính ưu thế vì người Việt vốn ưa cân đối, hài
15


×