Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Thực trạng chăm sóc bệnh nhân trầm cảm của điều dưỡng tại khoa lâm sàng bệnh viện tâm thần tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (758.67 KB, 33 trang )

i

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

LÊ GIANG LINH

THỰC TRẠNG CHĂM SÓC BỆNH NHÂN
TRẦM CẢM CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI KHOA LÂM SÀNG
BỆNH VIỆN TÂM THẦN VĨNH PHÚC

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

NAM ĐỊNH – 2020


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

LÊ GIANG LINH

THỰC TRẠNG CHĂM SÓC BỆNH NHÂN
TRẦM CẢM CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI KHOA LÂM SÀNG
BỆNH VIỆN TÂM THẦN VĨNH PHÚC

Chuyên ngành: Điều dưỡng Tâm thần

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. ĐỖ MINH SINH

NAM ĐỊNH – 2020



i

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành tốt chuyên đề này. Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn
TS. Đỗ Minh Sinh: Trưởng phòng nghiên cứu khoa học – Trường Đại học
Điều dưỡng Nam Định đã giúp đỡ và hướng dẫn tôi rất tận tình trong suốt
thời gian tơi thực hiện chun đề này.
Xin được cảm ơn Bs CKII Nguyễn Khánh Hải- Giám đốc Bệnh viện
Tâm thần tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện cho tôi được tham gia học tập và
giúp đỡ tơi rất tận tình trong suốt thời gian tơi học tập thực hiện chuyên đề
này.
Xin được cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Tâm thần kinh –
Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định; các cán bộ y tế trong 03 khoa lâm
sàng của Bệnh viện Tâm thần tỉnh Vĩnh Phúc đã giúp đỡ, chia sẻ cho tôi
những kinh nghiệm quý báu trong thời gian học tập và làm chuyên đề này.
Xin được cảm ơn các bạn trong lớp Chuyên khoa 1(Hệ 1) năm Khóa 1,
đã cùng chung sức đồng lịng với tơi để hồn thành tốt chun đề này.
Xin được cảm ơn những người bệnh, gia đình người bệnh đã cảm
thông, chia sẻ và tạo điều kiện cho tôi được thăm khám, tiếp xúc, lắng nghe
và thực hiện nghiêm túc những lời khuyên dành cho họ.
Xin chân thành cảm ơn!
Nam Định, ngày 15 tháng 01năm 2021
Học viên

Lê Giang Linh


ii


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là báo cáo của riêng bản thân tôi. Các kết quả
trong chuyên đề này là trung thực và chưa từng ai công bố trong bất kỳ cơng
trình nghiên cứu nào khác.
Nam Định, ngày 15 tháng 01năm 2021
Người cam đoan

Lê Giang Linh


iii

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ……………………………………….…………….………….i
LỜI CAM ĐOAN ……………………………………………………………ii
MỤC LỤC…………………………………………………………………...…
DANH MỤC VIÊT TẮT……………………………………… ……………iii
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................ 4
1.1. Cơ sở lý luận. ...................................................................................... 4
1.2. Các luận cứ khoa học........................................................................... 8
1.3. Một số hướng dẫn chăm sóc người bệnh trầm cảm .............................. 9
Chương 2: THỰC TRẠNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TRẦM CẢM ...... 10
2.1. Năng lực chuyên môn tại bệnh viện cơ sở.......................................... 10
2.2. Nghiên cứu một trường hợp bệnh cụ thể. ........................................... 10
2.3. Một số đánh giá điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh trầm cảm.... 16
Chương 3: BÀN LUẬN ............................................................................... 19

KẾT LUẬN.................................................................................................. 21
KHUYẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT……………………………………………….22
TÀI LIỆU THAM KHẢO


iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

- AG: Ảo giác
- BN: Bệnh nhân
- CTC: Chống trầm cảm
- HT: Hoang tưởng
- RLCXLC: Rối loạn cảm xúc lưỡng cực
- RLTC: Rối loạn trầm cảm
- Th.S : Thạc sĩ
- TTPL: Tâm thần phân liệt
- TS: Tiến sĩ
- PGĐ: Phó giám đốc
- ETP: (Ergothérapeute) Cán bộ liệu pháp
- SSRI: Loại thuốc chống trầm cảm 3 vòng và loại thuốc tái hấp thu
chọn lọc Serotonin
- GDSK: Giáo dục sức khỏe
- PHCN: Phục hồi chức năng


1

ĐẶT VẤN ĐỀ


Trầm cảm là một dạng rối loạn tâm thần (RLTT) thường gặp nhất trong
các dạng RLTT, bao gồm nhiều triệu chứng nhưng hay gặp nhất là sự buồn bã
sâu sắc và người bệnh khơng cịn quan tâm hay thích thú đối với những gì xảy
ra xung quanh hoặc đối với bản thân mình. Người bệnh ln cảm thấy mệt
mỏi, mất hi vọng vào tương lai, nghĩ rằng thế giới xung quanh dường như lúc
nào cũng u ám [1] [20].
Trầm cảm có thể xuất hiện với góc độ là một phản ứng đáp lại tác động
gây stress nào đó hoặc một tình huống cuộc sống nặng nề, thường là sự mất
mát của bản thân: mất người thân, li hôn, …; khủng hoảng tài chính hoặc
mất vai trị đã có (nghề nghiệp, gia đình,…). Trầm cảm thường xuất hiện
dưới dạng phàn nàn cơ thể. Nếu phiền muộn và buồn bã là những phản ứng
bình thường với một sự mất mát nào đó thì trầm cảm lại khơng phải như vậy.
Người có nỗi phiền muộn thì mong muốn tạo ra sự thông cảm và chia sẻ của
người khác. Ngược lại, trầm cảm tạo ra sự thất vọng và kích thích. Phiền
muộn kèm theo tính tự trọng cịn ngun vẹn, trong khi đó trầm cảm lại nổi
lên cảm giác tội lỗi và không xứng đáng [1], [20], [21].
Trầm cảm khác với những biến động tâm trạng thông thường và những
phản ứng cảm xúc ngắn ngủi trước những thách thức trong cuộc sống hàng
ngày. Đặc biệt khi kéo dài và với cường độ vừa hoặc nặng, trầm cảm có thể
trở thành một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Nó có thể khiến người bị ảnh
hưởng bị tổn thương nhiều và hoạt động kém hiệu quả trong cơng việc,
trường học và gia đình. Tệ nhất, trầm cảm có thể dẫn đến tự tử. [21].
Trầm cảm là một căn bệnh phổ biến trên toàn thế giới, với hơn 264 triệu
người bị ảnh hưởng Ước tính, có khoảng 3% đến 5% dân số thế giới có rối
loạn trầm cảm rõ rệt. Tần suất nguy cơ mắc bệnh trầm cảm trong suốt cuộc
đời là 15 - 20% [21]. Tại Việt Nam, theo Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1,
tỷ lệ mắc 10 chứng rối loạn tâm thần phổ biến trong năm 2014 là 14,2%,
trong đó riêng rối loạn trầm cảm chiếm 2,45%. Tỷ lệ tự sát trong năm 2015 là



2

5,87 trên 100.000 dân. Hiện tại, Văn phòng WHO tại Việt Nam đang hỗ trợ
Bộ Y tế phát triển mô hình lồng ghép sức khỏe tâm thần vào sức khỏe nói
chung tập trung vào tuyến chăm sóc sức khỏe ban đầu [22].
Bệnh trầm cảm để lại gánh nặng cho gia đình và xã hội về sức lao động
cũng như về kinh tế. Theo nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới (OMS –
1996), Nakajima hơn 1,5 tỷ người có những biểu hiện về rối loạn tâm thần
trong đó có khoảng 340 triệu người bị rối loạn trầm cảm sẽ là nguyên nhân
gây mất khả năng lao động đứng hàng thứ hai vào năm 2020. Kinh phí chi
cho trầm cảm rất lớn, ở Mỹ chi cho trầm cảm là 45 tỷ đô la, cho tâm thần
phân liệt là 65 tỷ đô la và cho tim mạch là 120 tỷ đô la. Khơng những thế
nhiều bệnh nhân trầm cảm đã tìm đến cái chết để giải thoát mọi khổ cực và bi
quan về cuộc đời do bệnh gây ra. Do vậy nhiều nước đã đưa chương trình
phịng và chống bệnh trầm cảm vào chương trình quốc gia trong đó có Việt
Nam. Bệnh trầm cảm cũng đã được phân loại một cách chi tiết trong Bảng
phân loại bệnh Quốc tế năm 1992 (ICD.10 mục F32), từ các bệnh trầm cảm
điển hình nhất đến các bệnh trầm cảm khơng điển hình, bị che đậy bởi các
thực thể cũng như các giai đoạn tái diễn trầm cảm.
Hiện nay người bệnh có rối loạn trầm cảm ngày càng gia tăng, trở thành
một vấn đề lớn của xã hội cần phải tập trung giải quyết. Đây không phải là
vấn đề riêng của nghành y tế mà địi hỏi sự tham gia của tồn cộng đồng và xã
hội, với những người bệnh này thì việc chăm sóc của điều dưỡng nói riêng và
nhân viên y tế nói chung chỉ là một phần nhỏ, mà cần sự chăm sóc, quan tâm,
theo dõi, hỗ trợ của gia đình xã hội, bạn bè cũng như của cả cộng đồng. Để
nâng cao cơng tác chăm sóc người bệnh trầm cảm thì cần có cái nhìn tổng thể,
một bức tranh thực về tình hình chăm sóc những người bệnh này từ đó đưa ra
được những can thiệp phù hợp hơn nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc
người bệnh.



3

Do vậy tôi tiến hành nghiên cứu chuyên đề này: “Thực trạng chăm sóc
bệnh nhân trầm cảm của Điều dưỡng tại khoa lâm sàng - Bệnh viện Tâm
thần tỉnh Vĩnh Phúc” với mục đích:
1: Tìm hiểu thực trạng về chăm sóc bệnh nhân trầm cảm tại khoa lâm
sàng Bệnh viện Tâm thần tỉnh Vĩnh Phúc năm 2020.
2: Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả chăm sóc người bệnh Trầm
cảm tại Bệnh viện Tâm thần Vĩnh Phúc.


4

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Cơ sở lý luận.
1.1.1 Đại cương về trầm cảm
Trầm cảm là một bệnh lý y tế liên quan đến tâm trí và cơ thể. Cũng
được gọi là rối loạn trầm cảm chính và trầm cảm lâm sàng, nó ảnh hưởng đến
cảm nhận, suy nghĩ và hành xử. Trầm cảm có thể dẫn đến một loạt các vấn đề
tình cảm và thể chất. Có thể gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động bình
thường hàng ngày và trầm cảm có thể làm cho cảm thấy như thể cuộc sống là
không đáng sống.
Trầm cảm là một loại rối loạn tâm thần thường gặp nhất trong các dạng
rối loạn tâm thần, bao gồm nhiều triệu chứng, nhưng hay gặp nhất là sự buồn
bã sâu sắc và người bệnh khơng cịn quan tâm hay thích thú đối với tất cả
những gì xảy ra xung quanh hoặc đối với bản thân mình. Người bệnh ln
cảm thấy mệt mỏi, mất hy vọng vào tương lai, nghĩ rằng thế giới xung quanh

dường như lúc nào cũng u ám.
Rối loạn trầm cảm có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào nhưng thường gặp
nhất là ở lứa tuổi từ 18 – 44, Nữ dễ bị trầm cảm gấp đôi nam tuy nhiên phát
hiện và chăm sóc người bệnh trầm cảm Nam sẽ khó khăn hơn Nữ.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã dự đốn rằng năm 2020 sẽ có khoảng
121 triệu người mắc bệnh trầm cảm, bệnh này cướp đi mỗi năm trung bình
850 000 mạng người và bệnh này là căn bệnh xếp hạng 2 trong số những căn
bệnh phổ biến toàn cầu. Thế nhưng, ngày 10/10/2012 (Ngày Sức khỏe Tâm
thần Thế giới) vừa qua, WHO cho biết hiện nay trên thế giới đã có hơn 350
triệu người đang mắc bệnh trầm cảm và mỗi năm có khoảng 1 triệu người tự
tử (trung bình mỗi ngày có 2900 người tự tử ). Điều này cho thấy số người
mắc bệnh trầm cảm trên thế giới đã tăng quá nhanh trong những năm tháng
gần đây.


5

Các chuyên gia tham dự đã trích dẫn số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO)
rằng, đến năm 2020, trầm cảm là căn bệnh thứ hai tiến công sức khỏe con
người (chỉ sau tim mạch). Mặc dù có mức độ ảnh hưởng lớn, nhưng trầm cảm
chỉ là một phần của các chứng bệnh tâm lý ở người trẻ như lo âu, căng thẳng,
bạo lực, tăng động rối loạn giới tính đang diễn ra hằng ngày ở trường học và
gia đình.
Theo nghiên cứu, một nửa các bệnh lý về tâm thần khởi phát ở độ tuổi 14
nhưng phần lớn đều khơng được phát hiện hay điều trị. Trong đó, trầm cảm
được xem là rối loạn tâm thần phổ biến thứ ba trong thanh, thiếu niên. Tự sát
là nguyên nhân gây tử vong thứ hai trong nhóm độ tuổi từ 15-29. Việc sử
dụng rượu và ma túy gây hại trong thanh, thiếu niên là vấn đề nổi cộm tại
nhiều quốc gia, có thể dẫn đến các hành vi nguy cơ khác như có quan hệ tình
dục hoặc điều khiển phương tiện giao thơng khơng an tồn.

Cũng theo nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF), khoảng 8% - 29%
trẻ em vị thành niên Việt Nam mắc các bệnh về sức khỏe tâm thần. Rối loạn
tâm thần được định nghĩa là sự kết hợp của những suy nghĩ bất thường, quan
niệm, cảm xúc, hành vi và mối quan hệ với người khác. Ngoài những rối loạn
về mặt sinh học (chứng trầm cảm, rối loạn tâm thần lưỡng cực, tâm thần phân
liệt…), sức khỏe tâm thần, cũng có thể bị tác động bởi các yếu tố tâm lý xã
hội gây căng thẳng.
Theo báo cáo của nhiều nghiên cứu trong nước, 87% số trẻ em trong mẫu
nghiên cứu có vấn đề về tâm lý. Nghiên cứu với 202 trẻ em, trong đó có
22,8% số trẻ em trầm cảm; 23,7% số trẻ muốn tự tử; 10,4% tâm thần; 4% tự
kỷ và 2,5% lo âu. Như vậy, ước tính tại Việt Nam có ít nhất ba triệu thanh,
thiếu niên có các vấn đề về sức khỏe tâm lý, tâm thần nhưng chỉ có khoảng
20% trong số đó nhận được hỗ trợ y tế và điều trị cần thiết. Điều đó khiến một
bộ phận cịn lại tìm kiếm và sử dụng rượu, thuốc lá và ma túy để “tự chữa”,
xoa dịu các dấu hiệu của rối loạn tâm thần dẫn đến bệnh tình ngày càng nặng,
thậm chí gây nguy hiểm với xã hội.


6

Một thống kê cho thấy có đến 6% dân số tại TP.HCM bị bệnh trầm cảm. Nếu
trước kia người mắc trầm cảm đa phần nằm trong độ tuổi từ 60 - 65 tuổi, thì
hiện nay trầm cảm đang có xu hướng trẻ hóa với độ tuổi từ 15-27 tuổi.
Nữ giới bị trầm cảm nhiều hơn nam giới. Trung bình cứ 2 bệnh nhân nữ mới
có 1 bệnh nhân nam bị trầm cảm. Tại các cơ sở y tế chuyên khoa, số lượng
bệnh nhân đến thăm khám các bệnh lý liên quan đến trầm cảm tăng 20 - 30%
mỗi năm.
Đặc biệt thời gian gần đây các bệnh viện cũng ghi nhận có sự gia tăng đáng
kể của bệnh nhân trầm cảm trẻ tuổi, đa số là học sinh, sinh viên. Việc thường
xuyên gặp áp lực học hành thi cử cũng như sự kỳ vọng quá lớn của cha mẹ là

2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trẻ hóa bệnh trầm cảm ở Việt Nam
hiện nay
Theo nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), khoảng 8% 29% trẻ em đang trong độ tuổi vị thành niên ở Việt Nam mắc các bệnh về sức
khỏe tâm thần. Ước tính tại Việt Nam có ít nhất 3 triệu thanh, thiếu niên có
các vấn đề về sức khỏe tâm lý, tâm thần. Tuy nhiên chỉ có khoảng 20% trong
số đó nhận được hỗ trợ y tế và điều trị cần thiết.
Trầm cảm cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng số người tự tử
ở Việt Nam. Ước tính mỗi năm có hàng chục ngàn người tự tử do trầm cảm,
gấp 2,5 lần so với số người chết vì tai nạn giao thơng.
1.1.2. Ngun tắc chăm sóc người bệnh trầm cảm.
Bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm cần được sự đồng cảm, sẻ chia, giúp đỡ
của nhân viên y tế, mọi thành viên trong gia đình người bệnh và cộng đồng .
Khi chăm sóc bệnh nhân trầm cảm người chăm sóc cần phải biết rằng trầm
cảm là một bệnh chứ không phải là lười nhác hay giả vờ. Trong thời gian điều
trị bệnh trầm cảm , người bệnh rất hay than phiền về các rối loạn cơ thể của
mình như mất ngủ, đau đầu, đau lưng, đau bụng, đánh trống ngực, chóng mặt.
Ngồi ra người bệnh cịn hay than phiền giảm trí nhớ, khó tập trung,
ln bi quan và chán nản. Chính những điều than phiền này của người bệnh


7

khiến cho nhân viên y tế và người nhà người bệnh rất khó chịu khi người
bệnh kêu ca. Khi đó họ quay ra cáu gắt, chế giễu người bệnh cho rằng người
bệnh giả vờ, lười nhác khơng có ý chí phấn đấu, khơng chịu khắc phục khó
khăn. Dẫn tới người bệnh sẽ dần cảm thấy mình mất chỗ dựa tinh thần, họ
không dám thổ lộ với ai về bệnh tật của mình. Người bệnh sống khép kín,
giấu mình, ngại tiếp xúc với xung quanh. Người bệnh buồn rầu cảm thấy cô
đơn trong môi trường điều trị và cô đơn ngay chính trong gia đình mình.
Việc chăm sóc người bệnh Trầm cảm tại gia đình có ý nghĩa rất quan

trọng, tạo điều kiện cho người bệnh dễ dàng hòa nhập cộng đồng và phục hồi
chức năng tâm lý xã hội [8]
- Cần tạo cho người bệnh có thái độ lạc quan trong cuộc sống
- Ăn uống điều độ với nhiều thức ăn có hàm lượng canxi và acidamin
cao như: Cá, tơm, thịt bò, thịt gà, đậu tương….
- Theo dõi các triệu chứng của người bệnh bằng cách trả lời câu hỏi:
+ Bệnh nhân ngủ, ăn uống như thế nào?
+ Đỡ buồn chán khơng? Có bi quan chán nản khơng?
+ Đã quan tâm đến thú vui, sở thích trước kia chưa?
+ Có chủ động nói chuyện trình bày những vấn đề về sức khỏe của bản
thân không ?
+ Đã quan tâm đến sức khỏe nghề nghiệp chưa?
+ Muốn tham gia các hoạt động xã hội chưa?
- Theo dõi ý tưởng và hành vi tự sát vì đây là triệu chứng nặng của
bệnh. Khi phát hiện ý tưởng hoặc hành vi tự sát, cần theo dõi chặt chẽ và đưa
đến bệnh viện ngay.
- Cần cho người bệnh uống thuốc đều đặn theo chỉ định của bác sĩ
chuyên khoa tâm thần. Không được tự ý chỉnh liều thuốc khi khơng có ý kiến
của bác sĩ chuyên khoa.


8

- Người nhà người bệnh và người chăm sóc phải tránh những thái độ kỳ
thị và coi thường người bệnh : luôn tạo mọi điều kiện cho người bệnh làm
việc, được bầy tỏ ý kiến của mình.
- Người bệnh được làm việc sẽ cảm thấy mình có ích, thỏa mãn vì mình
đã hồn thành được một điều gì đó, tự tin vào khả năng của mình, đồng thời
cũng đóng góp phần của mình vào cuộc sống xã hội.
- Người bệnh trầm cảm sau khi được điều trị ra viện thì họ trở về sống

với gia đình là chủ yếu vì vậy để người bệnh được chăm sóc tốt nhất thì gia
đình người bệnh cần có kiến thức về bệnh, kiến thức chăm sóc đúng để người
bệnh có thể tái hịa nhập cộng đồng một cách tốt nhất.
Đưa người bệnh đến bệnh viện hoặc phòng khám theo hẹn của bác sĩ điều trị.
Thông thường người bệnh trầm cảm cần khám định kỳ hàng tháng, hàng
quý…tùy theo tình trạng ổn định của bệnh [8].
1.2. Các luận cứ khoa học
Áp dụng học thuyết điều dưỡng của Virginia Henderson vào cơng tác
chăm sóc người bệnh sau mổ mở thận lấy sỏi. Virgina Henderson (USA) là
một học thuyết gia về y học cho rằng, điều dưỡng viên cần giúp người bệnh
có thể phát triển tính độc lập càng sớm càng tốt để phục hồi sức khỏe bằng
cách giúp họ thực hiện 14 nhu cầu cơ bản của con người như: Hít thở bình
thường, Ăn uống đầy đủ, Bài tiết bình thường, Ngồi nằm đúng tư thế, Giấc
ngủ và nghỉ ngơi, Quần áo phù hợp, Thân nhiệt ổn định, Vệ sinh cá nhân sạch
sẽ, An toàn cho người bệnh, Giao tiếp, Tự do tín ngưỡng, Lao động, Vui chơi
giải trí, Cung cấp các kiến thức về sức khỏe.
Nghiên cứu học thuyết của Handerson gợi ý cho người điều dưỡng khi
tiếp cận với người bệnh cần phải đánh giá và chẩn đoán những nhu cầu của họ
trên cơ sở đó hỗ trợ họ đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của con người để
sớm có thể phục hồi và xuất viện sớm. Học thuyết của Virginia Henderson
được đánh giá là phù hợp hơn so với các Học thuyết khác trên bệnh nhân sau
mổ mở thận lấy sỏi vì: Rất thực tiễn và cịn phù hợp với sinh lý của người


9

bệnh. Trong tư tưởng khi một người bị bệnh đến viện mà các nhu cầu cơ bản
không đáp ứng được thì người bệnh rễ bị chi phối ảnh hưởng tới quá trình
điều trị bệnh. Tuy nhiên trên thực tế chỉ có số ít các bệnh viện đáp ứng được
cịn các cơ sở y tế tuyến dưới, các nơi cịn khó khăn về nhân lực, cơ sở vật

chất thì khó có thể đáp ứng được đủ 14 nhu cầu này trên từng người bệnh.
1.3. Một số hướng dẫn chăm sóc người bệnh trầm cảm (BYT-2016)
- Quyết định số 2058/QĐ-BYT ngày 14 tháng 5 năm 2020 Về việc Về
việc ban hành tài liệu chun mơn “Hướng dẫn chẩn đốn và điều trị một số
rối loạn tâm thần thường gặp”
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật phục hồi chức năng, ban hành kèm theo Quyết
định số 5737/QĐ-BYT ngày 22/7/2017 của Bộ Trưởng Bộ Y tế


10

Chương 2
THỰC TRẠNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TRẦM CẢM

2.1. Năng lực chuyên môn tại bệnh viện cơ sở.
Bệnh viện Tâm thần tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập vào ngày 31
tháng12 năm 2003, được tách ra từ dự án chương trình: “Bảo vệ sức khỏe tâm
thần công đồng & Trẻ em” thuộcTrung tâm phòng chống các bệnh xã hội tỉnh
Vĩnh Phúc. Tổ chức bệnh viện gồm: Ban giám đốc, 11 khoa/ phịng chức
năng; 04 phịng chức năng, 7 khoa (trong đó có 3 khoa lâm sàng, 4 khoa cận
lâm sàng). Với đội ngũ nhân viên là 108 cán bộ viên chức, trong đó bác sĩ là
29 gồm: (Bác sỹ chuyên khoa II : 01; Bác sỹ chuyên khoa I : 20; Bác sỹ đa
khoa: 08); Điều dưỡng là 39 gồm: ( Đại học : 15, Cao đẳng 24); Y sỹ 8;
Dược sỹ 03, Y tế công cộng 03; Kỹ thuật viện 2, khác 23;
Người bệnh được chẩn đoán là trầm cảm nằm rải rác ở tất cả các khoa
lâm sàng của bệnh viện vì trầm cảm có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, giới
nam hay giới nữ.
Ở chuyên đề này tôi tập trung tới những người bệnh đang điều trị tại
khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện tâm thần Vĩnh Phúc ở khoa này thường
chiếm tỷ lệ người bệnh Trầm cảm nhiều hơn so với 2 khoa nam và nữ.

Trong khoa có khá nhiều các mặt bệnh tâm thần khác nhau nhưng tơi đi
tìm hiểu sâu, bám sát về những bệnh nhân được chẩn đoán là trầm cảm.
Thực tế người bệnh trầm cảm ở Bệnh viện Tâm thần Tỉnh Vĩnh Phúc
được chăm sóc như nhau, trừ một số người bệnh được người nhà chăm sóc,
sau đây là một trường hợp bệnh cụ thể về chăm sóc người bệnh trầm cảm tại
Bệnh viện Tâm thần tỉnh Vĩnh Phúc.
2.2. Nghiên cứu một trường hợp bệnh cụ thể:
1.

Họ và tên bệnh nhân: NGUYỄN THỊ TUYỀN.

2.

Tuổi: 26

3.

Giới tính: Nữ


11

4.

Dân tộc: Kinh

5.

Nghề nghiệp: Ở nhà


6.

Địa chỉ: Hồ Sơn- Tam Đảo- Vĩnh Phúc

7.

Ngày vào viện: 25/08/2020

8.

Lý do vào viện: Mất ngủ, buồn dầu

9.

Chẩn đốn: Trầm cảm nặng có triệu chưng loạn thần.

I. Quá trình bệnh lý:
Theo mẹ chồng bệnh nhân cho biết, bệnh nhân học hết lớp 12/12, sau
đó học Cao đẳng mẫu giáo. Bệnh nhan lấy chồng cách đây 4 năm , hiện nay
có 01 con gái 03 tuổi. Bệnh nhân đi làm công ty Sam Sung do vất vả nên đã
nghỉ ở nhà mở quán internet, cuộc sống gia đình thỉnh thoảng 2 vợ chồng có
mâu thuẫn, sau mỗi lần như vậy bệnh nhân lại buồn rầu ít nói, khoảng một
năm nay bệnh nhân có biểu hiện ngủ ít, ngủ chập chờn, ít nói, khí sắc giảm.
Bốn tháng nay bệnh nặng hơn kèm theo ăn uống kém, có lúc nói có người vào
phịng ngủ của mình cấu véo mình.
Bệnh nhân hốt hoảng sợ hãi, đã có lần bệnh nhân dùng dao cắt tay để tự
tử, chồng bệnh nhân đã phát hiện và xử trí kịp thời. Cách đây 02 tuần sau khi
đi sinh nhật bạn bệnh nhân có uống bia về nhà bế con gái lên trên hồ ao ngồi,
gia đình đã đi tìm và đưa về nhà, bệnh nhân biểu hiện ngày càng nặng lên,
ngày nay gia đình đưa vào viện xin khám và điều trị.

Lúc vào : Bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc được, khí sắc trầm, buồn rầu khóc
lóc cho rằng có người và phịng mình, chồng mình khơng hiểu mình, cảm giác
bất an, hai tay chum vào nhau bảo làm thế mới thoải mái. Cơ quan khác
khơng thấy biểu hiện bệnh lý
II. Khám bệnh:
1. Tồn thân:
- Thể trạng: Trung bình, da niêm mạc hồng nhạt, hạch ngoại biện không
sờ thấy, tuyến giáp không to .
- Dấu hiệu sinh tồn:


12

+ Mạch: 89 lần/phút
+ Huyết áp: 120/80 mmHg
+ Nhiệt độ: 3608C
+ Nhịp thở: 19 lần/phút
+ Cân nặng 42 kg
- Tuần hồn: Nhịp tim đều, nghe tiếng T1, T2 rõ
- Hơ hấp : Lồng ngực hai bên cân đối, nhịp thở đều, khơng có ral bệnh

- Tiêu hóa : Bụng mềm, không chướng, gan lách không sờ thấy, không
u cục
- Thận, tiết niệu, sinh dục : Bình thường
- Cơ – Xương - Khớp : Bình thường
- Tai, mũi, họng : Bình thường
- Răng, hàm, mặt : Bình thường
- Các bệnh lý khác : Chưa thấy có biểu hiện bệnh lý
2. Thần kinh :
- Khơng có tổn thương liệt khu trú

- Đáy mắt : Chưa soi
- Vận động : Bình thường
- Trương lực cơ : Bình thường
- Cảm giác ( nơng, sâu ) : Bình thường
- Phản xạ : Phản xạ gân xương đáp ứng đều hai bên
3. Tâm thần :
- Biểu hiện chung : Tỉnh, ăn mặc gọn gàng
- Ý thức định hướng : Không gian, thời gian, bản thân : Xác định đúng
- Tình cảm, cảm xúc : Khí sắc trầm ,buồn rầu, đang nói lại khóc
- Tri giác : Khơng có ảo thanh, ảo giác
- Tư duy :
+ Hình thức : Nhịp chậm.


13

+ Nội dung : Cho rằng có người vào phịng mình cấu véo mình
- Hành vi tác phong :
+ Hành động ý trí : Đã 3 lần có hành vi tự sát
+ Hoạt động bản năng : Ăn ngủ giảm
- Trí nhớ : Bình thường
- Trí năng : Bình thường
- Chú ý : Giảm chú ý
4. Các thuốc đang dùng cho người bệnh :
-Amitriptylin25mg × 2 viên ( uống 9h )
- Haloperidol 1,5mg × 4 viên ( uống 2 viên 9h và 2 viên 21h )
- Dalekine 200mg × 4 viên ( uống 2 viên 9h và 2 viên 15h )
- Vinrovit × 2 viên ( uống 2 viên 9h và 2 viên 15h )
III. Chăm sóc :
Trong thời gian người bệnh nằm viện tôi đánh giá hoạt động hàng ngày

của bệnh nhân như sau :
- Bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc chậm
- Khí sắc bệnh nhân trầm buồn, đang nói chuyện thì bệnh nhân lại khóc
- Bệnh nhân ngủ ít, ăn kém, đai tiểu tiện bình thường
- Bệnh nhân chăm sóc vệ sinh cá nhân được và hoạt đơng thể lực kém.
- Dấu hiệu sinh tồn :
+ Mạch: 78 lần/phút
+ Huyết áp: 110/70 mmHg
+ Nhiệt độ: 3608C
+ Nhịp thở: 19 lần/phút
- Hồn cảnh gia đình : Trung bình
- Trình độ văn hóa: 12/12
- Tiền sử:
+ Bản thân: Sự phát triển thể chất, tâm thần hồn tồn bình thường. Bị
bệnh lần đầu cách đây 1 năm


14

+ Gia đình: Mẹ đẻ có biểu hiện bệnh trầm cảm nhiều năm trước đây
Trong thời gian diều trị tại bệnh viện người được điều dưỡng thực hiện
quy trình chăm sóc cho người bệnh:
- Thực hiện y lệnh thuốc:
+Amitriptylin25mg × 2 viên ( uống )
+ Haloperidol 1,5mg × 2 viên ( uống)
+ Dalekine 200mg × 2 viên ( uống)
+ Vinrovit × 2 viên 2 viên ( uống )
- Theo dõi sát diễn biến bệnh.
+ Hiện tại bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc được. Khí sắc trầm, khơng có hoang
tưởng ảo giác, khơng có ý tưởng và hành vi tự sát chưa tham gia các hoạt

động vệ sinh buồng bệnh và các hoạt động liệu pháp khác
+ Các dấu hiệu bệnh lý khác chưa có vấn đề gì đặc biệt
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho người bệnh.
+ Động viên bệnh nhân ăn hết khẩu phần, điều dưỡng tạo khơng khí vui
vẻ thoải mái khi người bệnh ăn trong nhà ăn của bệnh viện
+Cho người bệnh ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, nhiều chất xơ, bữa ăn cần
phải đủ chất dinh dưỡng, cân đối về thành phần, đủ năng lượng, uống đủ nước
trong ngày
+Bệnh nhân ăn hết xuất cơm
- Nhắc nhở bệnh nhân vệ sinh cá nhân hàng ngày.
+ Hướng dẫn người nhà đưa người bệnh lên phòng tắm; gội đầu và tắm,
thay quần áo sạch cho bệnh nhân
+ Hướng dẫn bệnh nhân vê sinh cá nhân, đánh răng ngày 2 lần buổi
sáng dậy và trước khi đi ngủ
- Quản lý bệnh nhân.
+ Sắp xếp bệnh nhân trầm cảm vào buồng bệnh có gắn camera và cùng
với người bệnh ổn định để theo dõi


15

+ Loại bỏ vật dụng nguy hại đến đến tính mạng người bệnh như ( dao
kéo, dây, vật sắc nhọn…)
+ Thường xuyên theo dõi giám sát người bệnh khi giao ca, giao trực,
lúc giao thời và đêm khuya đặc biệt là giai đoạn người bệnh tỉnh táo đủ sức
khỏe để thực hiện hành vi tự sát
+ Đi tua buồng bệnh 15 phút/ lần
+ Thông báo kịp thời cho bác sĩ và nhân viên trong khoa về diễn biến
của người bệnh để cùng phối hợp.
Giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân:

Tư vấn và hướng dẫn bệnh nhân tự chăm sóc và giữ gìn sức khỏe trong
bệnh trầm cảm.
* Lúc nằm viện:
+ Gia đình người bệnh:
- Gia đình thường xuyên gần gũi, động viên an ủi người bệnh
- Biết động viên khuyên giải người bệnh yên tâm, tin tưởng vào điều trị
- Biết tạo khơng khí vui tươi, tránh sang chấn tâm lý người bệnh
- Tăng cường dẫn bệnh nhân đi dạo, xem ti vi, xem đá bóng… để phần
nào giúp bệnh nhân lãng quên đi những buồn phiền, những ý nghĩ xấu, những
hiểu biết lệch lạc về bệnh tật
- Thường xuyên gần gũi theo dõi bệnh nhân để phát hiện kịp thời
những ý tưởng và hành vi tự sát ( nếu có ).
- Loại bỏ các vật dụng nguy hại đến tính mạng và kiểm tra chặt chẽ
việc uống thuốc của bệnh nhân, phòng ngừa dấu thuốc để thực hiện hành vi tự
sát nếu có
- Biết chăm sóc vệ sinh cho bệnh nhân nếu bệnh nhân không tự làm
- Nắm được chế độ ăn uống của người bệnh để cung cấp đủ năng
lượng, đủ chất và vitamin. Nếu bệnh nhân không ăn động viên khuyên giải
cho bệnh nhân ăn và báo cáo Bác sĩ hoặc Điều dưỡng để có biện pháp xử trí
kịp thời.


16

+ Người bệnh:
- Hướng dẫn người bệnh tham gia lao động liệu pháp, vui chơi giải trí
- Động viên, giải thích, khuyên giải người bệnh loại bỏ ý nghĩ buồn
phiền, chán nản cùng hòa đồng với mọi người xung quanh
- Nên đi lại vận động, không nên ủ rũ buồn phiền ngồi một chỗ
* Khi người bệnh ra viện trở về cộng đồng.

+ Gia đình người bệnh :
- Thường xuyên quan tâm động viên an ủi người bệnh
- Giúp người bệnh sớm tái hòa nhập với cuộc sống cộng đồng
- Tạo mơi trường gia đình xã hội hài hịa, tránh gây sang chấn tâm lý
cho người bệnh
- Quản lý thuốc chặt chẽ, bảo quản cho bệnh nhân uống đề phòng người
bệnh dấu thuốc, tích thuốc để thực hiện hành vi tự sát
- Khi dùng thuốc nếu thấy có dấu hiệu bất thường đưa bệnh nhân đến
cơ sở y tế hoặc bệnh viện chuyên khoa tâm thần khám ngay
+ Người bệnh:
- Uống thuốc đều, đúng giờ theo đơn của bác sĩ
- Người bệnh luôn tin tưởng vào sự điều trị của bác sĩ
- Không nên hoặc hạn chế sử dụng rượu, bia và các chất kích thích như
trà, cà phê, thuốc lá…
- Hãy tạo cho mình một cuộc sống hạnh phúc, vui vẻ và thoải mái.
2.3. Một số đánh giá điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh trầm cảm
Ngồi những việc làm được, cũng nhiều hạn chế trong q trình chăm
sóc. Qua đánh giá điều dưỡng cũng như người nhà trong q trình chăm sóc
người bệnh tại khoa khoa lâm sàng Bệnh viện Tâm thần tỉnh Vĩnh Phúc năm
2020, Tôi thấy còn một số vấn đề như sau:
Đối với nhân viên y tế.


17

- Chưa phát huy hết khả năng và nghiệp vụ của điều dưỡng. Điều
dưỡng mới chỉ dừng lại ở việc cho người bệnh uống thuốc, nhắc nhở người
nhà vệ sinh cho người bệnh.
- Điều dưỡng lập kế hoạch chăm sóc cho người bệnh cịn sơ sài, chưa
có bản kế hoạch chăm sóc chi tiết cho người bệnh, chưa đáp ứng hết nhu cầu

chăm sóc của người bệnh, đặc biệt là nhu cầu dinh dưỡng, người bệnh không
muốn ăn nhưng điều dưỡng mới chỉ nhắc nhở chứ khơng bón cho người bệnh
hoặc sử dụng các liệu pháp giúp người bệnh ăn tốt.
- Điều dưỡng chưa thực sự lắng nghe tâm tư nguyện vọng của người
bệnh để giúp đỡ họ về mặt tâm lý.
- Điều dưỡng chưa làm tốt việc giáo dục sức khỏe cho người bệnh ,
chưa cung cấp đủ kiến thức về bệnh trầm cảm cho người bệnh cũng như
người nhà người bệnh.
- Nhân viên y tế chưa phát huy hết các liệu pháp tâm lý dùng cho người
bệnh
- Điều dưỡng làm việc theo mơ hình nhóm/ca, họ phụ trách 2 đến 3
buồng bệnh nên khơng có thời gian nhiều dành cho người bệnh, việc tổ chức
các hoạt động tập thể tại các khoa như thể dục thể thao, lao động làm vườn…
gần như là khơng có.
- Nhân viên y tế chưa phát huy hết khả năng và nhiệm vụ của họ, hàng
ngày họ chỉ dừng lại ở công việc cho bệnh nhân uống thuốc hay tiêm truyền
theo y lệnh, nhắc nhở bệnh nhân tự vệ sinh cá nhân hay người nhà vệ sinh cho
người bệnh.
- Sau khi sử dụng thuốc nhân viên y tế không theo dõi kịp thời đầy đủ,
chính xác tác dụng phụ của thuốc, họ dựa vào người nhà người bệnh là chủ
yếu, họ chỉ biết khi người nhà hay bệnh nhân báo cáo.
Đối với người nhà người bệnh.
- Nhiều gia đình người bệnh họ chán nản mệt mỏi, nên thiếu sự quan
tâm đúng mực đối với người bệnh. Do kinh tế đói nghèo nên họ bỏ mặc người


18

bệnh, khơng đưa đi viện hoặc đưa đi viện thì bỏ rơi tại bệnh viện khơng quan
tâm chăm sóc người bệnh.

- Gia đình người bệnh cịn thiếu kiến thức về bệnh, cũng như kiến thức
chăm sóc người bệnh . Họ vẫn quan niệm bệnh là do ma làm lên đưa người
bệnh đi cúng bái tại các phủ, đền, chùa. Đến khi kinh tế khánh kiệt mà bệnh
tình khơng khỏi thì họ mới đưa bệnh nhân đi viện xin khám và điều trị.
- Chế độ lao động, làm việc, dinh dưỡng của người bệnh trầm cảm cịn
chưa được gia đình người bệnh trú trọng lắm như ăn những thức ăn dễ tiêu,
giàu năng lượng, ăn nhiều rau xanh, hợp khẩu vị với bệnh nhân. Yêu cầu bệnh
nhân ngồi dậy, đứng lên, đi lại nhẹ nhàng trong phòng, nhặt rau, nấu cơm,
quét nhà, chơi các môn thể thao mà trước đây bệnh nhân ưa thích.
Chưa động viên và giao cho những cơng việc nhẹ nhàng phù hợp với
khả năng lao động của người bệnh, áp đặt cho người bệnh công việc một cách
thái q làm cho người bệnh khơng hồn thành dẫn đến tự ti, bi quan, chán
nản…


19

Chương 3
BÀN LUẬN

Thực trạng vấn đề còn tồn tại trong chăm sóc người bệnh trầm cảm
Qua theo dõi trường hợp bệnh trên và các trường hợp bệnh khác tại khoa Nữ
– Bệnh viện Tâm thần tỉnh Vĩnh phúc tôi thấy có một số vấn đề trong chăm
sóc người bệnh trầm cảm như sau:
 Ưu điểm:
- Người bệnh đã được Điều dưỡng theo dõi sát trong quá trình điều trị
trong giai đoạn đầu được thực hiện tốt các y lệnh của bác sỹ như thuốc, theo
dõi sát dấu hiệu sinh tồn, thực hiện các xét nghiệm cần thiết cho người bệnh,
xếp giường cho người bệnh, có hướng dẫn và nhắc nhở người nhà phối hợp
trong chăm sóc và điều trị bệnh. Người bệnh có tiến triển trong q trình điều

trị.
- Hầu hết sau khi ra viện người bệnh có thể tiếp xúc hợp tác tốt, hiểu biết
bệnh tật của mình và tự giác uống thuốc.
 Nhược điểm:
- Tuy nhiên công tác chăm sóc của điều dưỡng chưa tuân thủ đầy đủ
theo quy trình kỹ thuật ở một số điểm như cho uống thuốc, phục hồi chức
năng….
- Người bệnh chưa thực sự được chăm sóc một cách tồn diện, chăm
sóc dinh dưỡng, chăm sóc tâm lý…và chủ yếu là do thân nhân người bệnh
làm. Một số người bệnh khơng có người nhà chăm sóc thường xun thì
khơng được đảm bảo nhu cầu vệ sinh, dinh dưỡng.
- Trang thiết bị, dụng cụ còn thiếu, nhân viên y tế đặc biệt là điều
dưỡng cần tăng cường hơn nữa việc truyền thông, giáo dục sức khỏe trong
người bệnh ; lồng ghép GDSK với chăm sóc và điều trị nhằm nâng cao kiến
thức cho người bệnh và hiệu quả điều trị. Kỹ năng và bệnh lý Trầm Cảm cho
người bệnh của nhân viên y tế còn hạn chế. Vì vậy cần có các lớp tập huấn để
nâng cao kỹ năng cho điều dưỡng.


×