Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Đảng bộ huyện Phú Bình (Thái Nguyên) lãnh đạo thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng từ năm 2006 đến năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 122 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------

DƢƠNG THỊ HUYỀN

ĐẢNG BỘ HUYỆN PHÚ BÌNH (THÁI NGUYÊN) LÃNH ĐẠO
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƢU ĐÃI NGƢỜI CĨ CƠNG VỚI
CÁCH MẠNG TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2014

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội -2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------

DƢƠNG THỊ HUYỀN

ĐẢNG BỘ HUYỆN PHÚ BÌNH (THÁI NGUYÊN) LÃNH ĐẠO
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƢU ĐÃI NGƢỜI CĨ CƠNG VỚI
CÁCH MẠNG TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2014

Chun ngành : Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
Mã số : 60 22 03 15

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : PGS.TS Hoàng Hồng



Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn khoa học của PGS.TS Hoàng Hồng. Các số liệu trong đề tài là trung
thực, chính xác, đảm bảo tính khách quan, khoa học và có nguồn gốc xuất xứ
rõ ràng.
Tơi xin hồn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng khoa học về nội
dung luận văn của mình.

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2015
Tác giả

Dương Thị Huyền


LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành luận văn của mình, bên cạnh những cố gắng và nỗ lực
của bản thân. Tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều cá nhân.
Trước hết, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc đến thầy
giáo - PGS.TS Hoàng Hồng, người đã tận tình hướng dẫn và đóng góp nhiều ý
kiến quý báu trong thời gian tôi tiến hành nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Đồng thời, tơi xin gửi lời cảm ơn Ban lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện
Phú Bình và đội ngũ cán bộ phịng LĐTBXH huyện Phú Bình đã tạo điều kiện
thuận lợi, cung cấp các tư liệu cho tơi trong q trình nghiên cứu.
Cuối cũng, tôi xin giử lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn

bè đã động viên khích lệ tơi hoàn thành tốt luận văn.

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2015.
Tác giả

Dương Thị Huyền


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
BCĐ

Ban chỉ đạo

CNH

Cơng nghiệp hóa

HĐH

Hiện đại hóa

HĐND

Hội đồng nhân dân

LĐTBXH

Lao động - Thương binh và Xã hội

NCCVCM


Người có cơng với cách mạng

UBND

Uỷ ban nhân dân

UBTVQH

Ủy ban thường vụ Quốc hội


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
Chƣơng 1. ĐẢNG BỘ HUYỆN PHÚ BÌNH LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH ƢU ĐÃI NGƢỜI CĨ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG GIAI
ĐOẠN 2006 - 2010 ........................................................................................... 12
1.1 Chính sách ưu đãi người có cơng với cách mạng của Đảng, Nhà nước Việt
Nam và tình hình thực hiện ở huyện Phú Bình trước năm 2006 ...................... 12
1.1.1 Chính sách ưu đãi người có cơng với cách mạng của Đảng và Nhà nước
Việt Nam ............................................................................................................ 12
1.1.2 Tình hình thực hiện chính sách ưu đãi người có cơng với cách mạng ở
huyện Phú Bình trước năm 2006....................................................................... 20
1.2. Chủ trương và q trình chỉ đạo thực hiện chính sách ưu đãi người có cơng
với cách mạng của Đảng bộ huyện Phú Bình giai đoạn 2006-2010 ................. 27
1.2.1 Chủ trương thực hiện chính sách ưu đãi người có cơng với cách mạng
của Đảng bộ huyện Phú Bình............................................................................ 27
1.2.2 Quá trình chỉ đạo thực hiện ..................................................................... 34
1.2.2.1 Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện chính sách ưu đãi người có cơng với
cách mạng ......................................................................................................... 34

1.2.2.2 Thực hiện chế độ ưu đãi về trợ cấp, phụ cấp ........................................ 37
1.2.2.3.Thực hiện chế độ ưu đãi về chăm sóc sức khỏe .................................... 41
1.2.2.4. Thực hiện chế độ ưu đãi về nhà ở ........................................................ 45
Chƣơng 2. ĐẢNG BỘ HUYỆN PHÚ BÌNH LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH ƢU ĐÃI NGƢỜI CĨ CƠNG VỚI CÁCH MẠNG TỪ
NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2014 ........................................................................... 51
2.1 Yêu cầu mới và chủ trương của Đảng bộ huyện Phú Bình......................... 51
2.1.1 Yêu cầu mới .............................................................................................. 51
2.1.2 Chủ trương của Đảng bộ huyện Phú Bình ............................................... 55


2.2 Qúa trình chỉ đạo thực hiện ......................................................................... 60
2.2.1 Kiện tồn Ban chỉ đạo thực hiện chính sách ưu đãi người có cơng với
cách mạng ......................................................................................................... 60
2.2.2 Thực hiện chế độ ưu đãi về trợ cấp, phụ cấp ........................................... 64
2.2.3 Thực hiện chế độ ưu đãi về chăm sóc sức khỏe ....................................... 70
2.2.4 Thực hiện chế độ ưu đãi nhà ở................................................................. 75
Chƣơng 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ............................. 83
3.1. Một số nhận xét .......................................................................................... 83
3.1.1 Ưu điểm .................................................................................................... 83
3.1.2 Hạn chế .................................................................................................... 92
3.2 Kinh nghiệm ................................................................................................ 97
KẾT LUẬN .................................................................................................... 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 107
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên là một quê hương giàu truyền thống

cách mạng. Trải qua những năm tháng chiến tranh ác liệt, nhân dân huyện Phú
Bình đã cùng với quân dân cả nước dũng cảm đứng lên chiến đấu chống giặc
ngoại xâm để bảo vệ quê hương, đất nước. Biết bao người con của q hương
Phú Bình cùng nhiều đồng chí, đồng đội của mình đã hy sinh xương máu để có
được cuộc sống hịa bình, ấm no, hạnh phúc như ngày hơm nay. Cuộc chiến
tranh đã lùi xa nhưng hậu quả nặng nề mà nó để lại vẫn cịn in đậm trong tâm
trí những người con của q hương Phú Bình nói riêng và của nhân dân cả
nước nói chung. Hàng trăm ngàn thương binh, bệnh binh đã để lại một phần
thân thể của mình ở chiến trường. Họ bị suy giảm khả năng lao động và mang
theo thương tật suốt đời. Hàng ngàn trẻ em bị dị tật do cha mẹ chúng bị nhiễm
chất độc hóa học trong chiến tranh. Hàng trăm thân nhân liệt sĩ chưa tìm thấy
mộ những người thân của mình. Nhiều bà mẹ Việt Nam anh hùng phải sống
trong cảnh neo đơn, khơng nơi nương tựa vì những người con thân yêu của họ
đã vĩnh viễn nằm lại chiến trường…Tất cả những mất mát to lớn đó khơng gì
có thể bù đắp được. Vì vậy Đảng, Nhà nước và toàn thể xã hội đã thể hiện sự
quan tâm đặc biệt với chính sách ưu đãi NCCVCM như lời tri ân sâu sắc, sự
biết ơn và kính trọng đối với công lao của họ trong sự nghiệp giải phóng dân
tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Thực hiện chính sách ưu đãi NCCVCM là một đạo lý tốt đẹp của dân tộc
ta từ ngàn đời. Đó là đạo lý “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Việc thực hiện chính sách người có cơng là bổn phận và trách nhiệm của toàn
xã hội với tinh thần đền ơn trả nghĩa, một sự ưu tiên đặc biệt cho họ. Mục đích
của việc thực hiện chính sách ưu đãi NCCVCM nhằm đảm bảo cho các đối
tượng luôn được yên ổn về vật chất, vui vẻ về tinh thần có cuộc sống bằng với

1


mức sống trung bình của người dân địa phương. Đồng thời, tạo điều kiện cho
họ được sử dụng sức lao động của mình góp phần vào những hoạt động có ích

cho xã hội, xây dựng quê hương giàu mạnh, phát huy phẩm chất và truyền
thống tốt đẹp của mình trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Phú Bình là một trong những huyện có số lượng người có cơng cao nhất của
tỉnh Thái Nguyên với trên 3.300 đối tượng người có công bao gồm: cán bộ tiền
khởi nghĩa, cán bộ lão thành cách mạng, bà mẹ Việt Nam anh hùng, liệt sĩ, thương
binh, bệnh binh, người bị nhiễm chất độc hóa học, người có cơng với nước… Thực
hiện chủ trương cuả Đảng và Nhà nước, quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2005 - 2010) và Đại hội Đảng bộ lần thứ XVII
(nhiệm kỳ 2010 - 2015) của tỉnh Thái Nguyên, Đảng bộ huyện Phú Bình đã chỉ đạo
phịng LĐTBXH làm tốt cơng tác thực hiện chính sách ưu đãi cho những đối tượng
người có cơng trên địa bàn huyện. Có được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các
cấp, các ngành và toàn thể nhân dân trong huyện nhiều các gia đình thương binh,
bệnh binh, NCCVCM đã vượt qua khó khăn, vươn lên trở thành những hộ dân làm
kinh tế giỏi. Phong trào “người công dân kiểu mẫu” của thương binh, phong trào
“gia đình cách mạng kiểu mẫu” của các gia đình liệt sĩ đã hoạt động sôi nổi ở
huyện, tạo ra không khí phấn khởi đối với các đối tượng gia đình chính sách.
Qúa trình thực hiện chính sách ưu đãi NCCVCM đã đạt được những kết quả
đáng kể góp phần quan trọng vào việc đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế, ổn định
đời sống nhân dân. Đồng thời thể hiện được tấm lòng biết ơn và sự tri ân sâu sắc
của toàn thể nhân dân các dân tộc trong huyện đối với những người đã hy sinh
xương máu để bảo vệ q hương, đất nước.
Vì vậy, tơi chọn đề tài nghiên cứu “Đảng bộ huyện Phú Bình (Thái
Nguyên) lãnh đạo thực hiện chính sách ưu đãi người có cơng với cách mạng từ
năm 2006 đến năm 2014” làm luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Lịch sử Đảng
cộng sản Việt Nam. Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Phú Bình trong

2


cơng tác chỉ đạo thực hiện chính sách ưu đãi người có cơng để thấy được những

điểm tích cực và hạn chế, rút ra một số kinh nghiệm để làm tốt cơng tác thực
hiện chính sách ưu đãi NCCVCM trong giai đoạn sau.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Chính sách ưu đãi NCCVCM là một trong những chính sách xã hội quan
trọng được Đảng, Nhà nước quan tâm. Thực hiện chính sách ưu đãi NCCVCM
khơng chỉ đảm bảo ổn định và nâng cao đời sống vật chất và tinh tinh của các
đối tượng người có cơng mà cịn tạo ra mơi trường xã hội ổn định góp phần
phát triển đất nước. Vì vậy, ưu đãi NCCCM đã trở thành đề tài được nhiều
người quan tâm ở các góc độ khác nhau.
2.1.Nhóm nghiên cứu chung về chính sách sách ưu đãi NCCVCM
Trước hết là luận văn Phó tiến sĩ khoa học Luật học của tác giả Nguyễn
Đình Liêu: “Hồn thiện về pháp luật ưu đãi Người có cơng ở Việt Nam lý luận
và thực tiễn năm 1996”. Trong đề tài tác giả đi sâu làm rõ những quy phạm
pháp luật do Nhà nước ban hành cho đối tượng các đối tượng người có cơng.
Đồng thời nêu lên thực trạng các chính sách pháp luật dành cho NCCVCM.
Qua đó đánh giá được thành tựu và hạn chế trong việc ban hành luật pháp trên
lĩnh vực người có cơng. Đóng góp của tác giả là xây dựng một mơ hình Pháp
luật mới cho NCCVCM.
Tiếp theo là cuốn sách “Một số suy nghĩ về hồn thiện pháp luật ưu đãi
Người có cơng” của tác giả Nguyễn Đình Liêu, Nxb Chính trị Quốc gia Hà
Nội, năm 2000. Cuốn sách ra đời là kết quả công trình nghiên cứu trong đề tài
Luận văn Phó tiến sĩ của tác giả. Cuốn sách đã khái quát Luận văn của tác giả
dưới dạng tổng quát giúp người đọc hình dung một cách có hệ thống về các
chính sách ưu đãi người có cơng ở Việt Nam từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ban
hành Sắc lệnh 20/SL về quy định chế độ tiền lương, thương tật cho thân nhân
tử sĩ. Đây là văn bản đầu tiên đặt nền móng cho các chính sách ưu đãi

3



NCCVCM. Phạm vi thời gian kéo dài đến năm 1994 khi UBTVQH ban hành
Pháp lệnh đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, NCCVCM.
Cuốn sách “Hệ thống các văn bản mới nhất về tiền lương, bảo hiểm xã
hội và trợ cấp ưu đãi người có cơng với cách mạng” của tác giả Lương Đức
Tuấn, Nxb Tư Pháp, năm 2006. Cuốn sách là quá trình tổng hợp các văn bản
quy định tiền lương, bảo hiểm và trợ cấp ưu đãi cho NCCVCM và các điều
chỉnh mới nhất về chế độ lương hưu, trợ cấp khó khăn, trợ cấp xã hội, trợ cấp
hàng tháng cho người có cơng. Mục đích của việc ban hành các chính sách mới
này nhằm thực hiện nhóm giải pháp đảm bảo an sinh xã hội trong điều kiện
kinh tế bị lạm phát như hiện nay.
Đặc biệt nhân kỷ niệm 60 năm ngày thương binh, liệt sỹ, Ban Tuyên
giáo Trung ương xuất bản Tài liệu tuyên truyền 60 năm ngày thương binh, liệt
sỹ (27/07/1947 - 27/07/2007). Tài liệu tuyên truyền quan điểm, chủ trương của
Đảng và Nhà nước về thực hiện chính sách ưu đãi NCCVCM, các văn bản chỉ
đạo, tuyên dương các cá nhân, tập thể thực hiện tốt cơng tác người có cơng qua
các thời kỳ cách mạng.
Cũng trong năm 2007 có bài viết Quân đội nhân dân phấn đấu thực hiện
tốt hơn nữa cơng tác thương binh, liệt sĩ, chính sách hậu phương quân đội của
tác giả Phùng Quang Thanh - Bộ trưởng bộ Quốc phịng, Tạp chí quốc phịng
tồn dân, số 7, năm 2007. Tác giả đã khái quát những nét chính trong 60 năm
thực hiện công tác thương binh, liệt sĩ và NCCVCM của Đảng và Nhà nước.
Đặc biệt, tác giả nêu và chỉ rõ phương hướng để thực hiện tốt hơn nữa chính
sách thương binh, liệt sĩ, chính sách hậu phương quân đội và phong trào đền ơn
đáp nghĩa.
Tiếp theo là bài viết Chính sách chăm sóc người có cơng - Thực trạng
và giải pháp của tác giả PGS.TS Đào Văn Dũng in trên Tạp chí Tuyên giáo, số
7, năm 2008 đã trình bày một khái lược một số chủ trương của Đảng và chính

4



sách của Nhà nước đối với người có cơng. Nêu lên những tồn tại và phương
hướng khắc phục để thực hiện tốt các chính sách.
Kết quả thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có cơng với cách mạng những
năm vừa qua và nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới của tác giả Bùi Hồng
Lĩnh - Thứ trưởng Bộ LĐTBXH in trên Tạp chí Thơng tin cải cách nền hành
chính Nhà nước, Bộ Nội vụ, năm 2008. Tác giả đã trình bày khái quát kết quả
đạt được sau 3 năm thực hiện Pháp lệnh ưu đãi NCCVCM (sửa đổi) ngày
29/06/2005 của UBTVQH nêu lên những kết quả, tồn tại, vướng mắc và đề ra
nhiệm vụ, phương hướng, giải pháp để phát triển.
Nâng cao hiệu quả công tác thương binh, liệt sĩ, chính sách hậu phương
quân đội của tác giả Vũ Hữu Luận - Cục trưởng cục chính sách, Tổng cục
chính trị, in trên Tạp chí Quốc phịng tồn dân, số 7, năm 2010. Trong bài viết
tác giả đã nêu được những thành tựu của Quân đội trong việc triển khai thực
hiện các chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước đối với các đối
tượng thương binh, liệt sĩ, NCCVCM trong giai đoạn 2006 - 2010.
Cuốn sách “Hội hỗ trợ gia đình liệt sỹ Việt Nam”, Nxb Quân đội nhân
dân, năm 2011. Cuốn sách nói lên sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với
người có cơng đồng thời nêu lên nhiệm vụ, chương trình hoạt động của hội hỗ
trợ các gia đình liệt sỹ Việt Nam.
Hoạt động đền ơn đáp nghĩa 65 năm nhìn lại của đồng chí Phạm Thị
Hải Chuyền - Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH in trên tạp
chí Lịch sử Đảng số 7, năm 2012. Bài viết đã tổng hợp các chính sách ưu đãi
NCCVCM từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh 20/SL quy định các chế
độ hưu bổng, thương tật, tiền tuất cho thân nhân tử sĩ đến năm 2012 nhân kỷ
niệm 65 năm ngày thương binh - liệt sĩ (27/07/1947 - 27/07/2012). Tác giả đã
đưa ra các giải pháp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đối tượng
người có cơng trên cơ sở kết hợp 3 yếu tố: Nhà nước, cộng đồng và bản thân

5



người có cơng nỗ lực vươn lên.
Nhân kỷ niệm 65 năm ngày thương binh, liệt sỹ có bài viết của PGS.TS
Nguyễn Thị Thanh - Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Thành phố Hồ
Chí Minh“65 năm thực hiện chính sách ưu đãi người có cơng 1947-2012” in
trên tạp chí Lịch sử Đảng số 7, năm 2012. Bài viết liệt kê theo trình tự thời
gian một số chính sách tiêu biểu về ưu đãi cho đối tượng NCCVCM từ khi văn
bản đầu tiên về chế độ ưu đãi người có công được ban hành cho đến nay
(1947- 2012). Tác giả đưa ra một số đánh giá sự hoàn thiện trong hệ thống
chính sách ưu đãi NCCVCM. Đồng thời nêu lên một số giải pháp thực hiện tốt
chinh sách ưu đãi NCCVCM trong thời gian tới.
Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với thương
binh, liệt sĩ và người có cơng với cách mạng từ năm 1991 đến năm 2010 của
tác giả Nguyễn Thị Thu Hoài (Luận văn Thạc sĩ Lịch sử Đảng cộng sản Việt
Nam, trường Đại học Khoa học Xã Hội và Nhân văn). Tác giả đã đi trình bày
khái qt hồn cảnh lịch sử, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
Việt Nam đối với thương binh, liệt sĩ và NCCVCM từ năm 1991 đến năm 2010
qua hai khung thời gian 1991- 1995 và 1996 - 2010 gắn với những kết quả cụ
thể. Tác giả cũng đánh giá những ưu điểm, hạn chế và chỉ ra được những
nguyên nhân, tạo cơ sở để đúc rút những kinh nghiệm của Đảng và Nhà nước
đối với thương binh, liệt sỹ, NCCVCM.
2.2.Nhóm nghiên cứu thực hiện chính sách ưu đãi NCCVCM ở các
địa phương
Trước hết là cơng trình Đảng bộ thành phố Hải Phịng lãnh đạo thực
hiện chính sách thương binh, liệt sĩ người có cơng với cách mạng từ năm 1995
đến năm 2005 của tác giả Phạm Thị Xuân (Luận văn thạc sĩ Lịch sử Đảng
cộng sản Việt Nam, trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị,
năm 2006). Tác giả đã khái quát việc thực hiện chính sách thương binh, liệt sĩ


6


và NCCVCM ở thành phố Hải Phòng trong giai đoạn 1986 - 1994. Đồng thời
nghiên cứu quá trình Đảng bộ thành phố Hải Phòng vận dụng quan điểm của
Đảng lãnh đạo thực hiện chính sách thương binh, liệt sĩ và người có cơng ở
thành phố Hải Phịng trong giai đoạn 1995 - 2005. Nêu lên ý nghĩa và một số
kinh nghiệm trong q trình tổ chức thực hiện chính sách thương binh, liệt sĩ
và người có cơng từ Đảng bộ cơ sở.
Tiếp theo là bài viết Hà Nội làm tốt hơn nữa cơng tác thương binh, gia
đình liệt sĩ, người có cơng của tác giả Phạm Quang Nghị - Bí thư Thành ủy Hà
Nội in trên Tạp chí Cộng sản, số 7, năm 2007. Tác giả đã nêu tóm tắt những
kết quả đạt được trong cơng tác thực hiện chính sách đối với thương binh, liệt
sĩ, NCCVCM ở thành phố Hà Nội trên các mặt: Thực hiện chính sách, chăm
sóc người có cơng, hỗ trợ nhà ở, chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ, phần mộ liệt sĩ.
Thực hiện chính sách đãi ngộ vật chất đối với người có cơng với cách
mạng ở huyện Thanh Hà, tỉnh Hà Tĩnh của tác giả Hà Huy Sơn (Luận văn
Thạc sĩ Kinh doanh và Quản lý, trường Đại học Kinh tế). Tác giả đã nêu lên sự
tác động của chính sách vật chất đến với đối tượng người có cơng. Đồng thời,
tác giả cũng chỉ ra những mặt tích cực, hạn chế của chính sách và nguyện vọng
của các đối tượng người có cơng trên địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Từ thực tiễn quản lý, tác giả đưa ra các giải pháp và kiến nghị chủ yếu để góp
phần nâng cao đời sống kinh tế đối với người có cơng trên địa bàn tỉnh, góp
phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh
trong thời gian tới.
Như vậy, vấn đề chính sách ưu đãi NCCVCM đã có nhiều cơng trình đề
cập đến và đạt được kết quả trên một số khía cạnh như:
- Tổng hợp khái lược quan điểm, chủ trương của Đảng về ưu đãi
NCCVCM qua các thời kỳ cách mạng (1947-2014).


7


- Trình bày khái quảt hệ thống chính sách ưu đãi NCCVM trên các mặt:
Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi, chế độ chăm sóc sức khỏe, ưu đãi nhà ở, ưu đãi trong
giáo dục, đào tạo việc làm…cho người có cơng.
- Qúa trình thực hiện chính sách ưu đãi NCCVCM trong cả nước và ở một số
địa phương tiêu biểu. Đồng thời chỉ ra được một số tồn tại, hạn chế và giải pháp khắc
phục để thực hiện tốt chính sách cho các đối tượng người có cơng.
Tuy nhiên chưa có cơng trình nào nghiên cứu sự chỉ đạo của chính
quyền địa phương trong việc triển khai thực hiện chủ trương của Đảng, chính
sách của Nhà nước đối với NCCVCM ở địa phương cụ thể (huyện Phú Bình,
tỉnh Thái Nguyên) từ năm 2006 đến năm 2014. Đề tài nghiên cứu “Đảng bộ
huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo thực hiện chính sách ưu đãi người
có cơng với cách mạng từ năm 2006 đến năm 2014” là một đề tài mới. Cơng
trình tập trung làm rõ các vấn đề sau:
- Chủ trương của Đảng và Nhà nước về chính sách ưu đãi NCCVCM từ
năm 2006 đến năm 2014.
- Tập trung làm rõ quá trình vận dụng chủ trương của Đảng, Nhà nước
của Đảng bộ huyện Phú Bình (Thái Nguyên) trong việc chỉ đạo thực hiện các
chính sách ưu đãi chính gồm: chế độ ưu đãi về trợ cấp, phụ cấp, chế độ ưu đãi
về chăm sóc sức khỏe, chế độ ưu đãi nhà ở cho NCCVCM từ năm 2006 đến
năm 2014.
- Kết quả thực hiện các chính sách trên, rút ra nhận xét và một số kinh
nghiệm trong quá trình chỉ đạo thực hiện chính sách ưu đãi NCCVCM ở huyện
Phú Bình. Đây là huyện điển hình trong việc thực hiện các chính sách ưu đãi
người có cơng của tỉnh Thái Nguyên.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Đề tài Đảng bộ huyện Phú Bình (Thái Ngun) lãnh đạo thực hiện chính


8


sách ưu đãi người có cơng với cách mạng từ năm 2006 đến năm 2014 với mục
đích làm sáng tỏ q trình thực hiện chính sách ưu đãi NCCVCM từ năm 2006 đến
năm 2014 của Đảng bộ huyện Phú Bình, qua đó chủ ra những ưu điểm và hạn chế
trong q trình lãnh đạo thực hiện chính sách. Đồng thời đúc rút một số kinh
nghiệm quý báu từ thực tiễn làm nền tảng để thực hiện tốt hơn nữa chính sách ưu
đãi NCCVCM ở Phú Bình trong những giai đoạn tiếp theo.
3.2. Nhiệm vụ
- Phân tích chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện Phú Bình trong
thực hiện chính sách ưu đãi NCCCM.
- Trình bày theo tiến trình lịch sử quá trình lãnh đạo của Đảng bộ huyện
Phú Bình về thực hiện chính sách ưu đãi NCCVCM từ năm 2006 đến năm
2014.
- Đánh giá, nhận xét những ưu điểm và hạn chế của Đảng bộ huyện Phú
Bình trong thực hiện chính sách ưu đãi NCCVCM. Từ đó đúc rút kinh nghiệm
lãnh đạo trong giai đoạn mới.
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Chủ trương, biện pháp, của Đảng bộ huyện Phú Bình trong việc thực
hiện chính sách ưu đãi NCCVCM từ năm 2006 đến năm 2014.
- Qúa trình chỉ đạo thực hiện chính sách ưu đãi NCCVCM về trợ cấp
phụ cấp, chế độ ưu đãi về chăm sóc sức khỏe, chế độ ưu đãi về nhà ở từ năm
2006 đến năm 2014.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Chính sách ưu đãi NCCVCM của Đảng, các vấn đề liên
quan đến sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Phú Bình trong thực hiện chính sách
ưu đãi NCCVCM gồm: Chủ trương của Đảng bộ huyện Phú Bình, các hoạt

động thực hiện chính sách ưu đãi NCCVCM trên ba lĩnh vực chủ yếu: Trợ cấp

9


phụ cấp, chế độ ưu đãi về chăm sóc sức khỏe, chế độ ưu đãi về nhà ở.
- Không gian: Địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
- Thời gian: Từ năm 2006 đến năm 2014
- Khái niệm NCCVCM bao gồm: Tồn bộ đối tượng người có cơng quy
định tại Pháp lệnh Người có cơng với cách mạng
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong luận văn là
phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lơgic. Ngồi ra luận văn cịn sử
dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh.
Đồng thời, phỏng vấn cán bộ phụ trách mảng người có cơng của Phịng
LĐTBXH huyện Phú Bình và một số đối tượng người có cơng đang được
hưởng chính sách ưu đãi trong địa bàn huyện.
6. Đóng góp của đề tài
6.1.Về mặt nội dung
- Đề tài đã hệ thống hóa quan điểm chủ trương của Đảng, Nhà nước và
sự vận dụng của Đảng bộ huyện Phú Bình trong thực hiện chính sách ưu đãi
NCCVCM.
- Qúa trình chỉ đạo thực hiện chính sách ưu đãi người có cơng với cách
mạng trên ba mặt: trợ cấp phụ cấp, chăm sóc sức khỏe và nhà ở cho người có
cơng ở huyện Phú Bình từ năm 2006 đến năm 2014.
- Rút ra một số nhận xét về ưu điểm, hạn chế và kinh nghiệm lịch sử
trong quá trình Đảng bộ huyện Phú Bình lãnh đạo thực hiện chính sách ưu đãi
NCCVCM.
6.2.Về nguồn tài liệu: Luận văn là nguồn tài liệu tham khảo cho các
nghiên cứu về chính sách ưu đãi NCCVCM nói riêng và nghiên cứu chính sách

xã hội nói chung.

10


7. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Đảng bộ huyện Phú Bình lãnh đạo thực hiện chính sách ưu
đãi người có cơng với cách mạng giai đoạn 2006 - 2010
Chương 2. Đảng bộ huyện Phú Bình lãnh đạo thực hiện chính sách ưu
đãi người có cơng với cách mạng từ năm 2010 đến năm 2014
Chương 3. Một số nhận xét và kinh nghiệm

11


Chƣơng 1
ĐẢNG BỘ HUYỆN PHÚ BÌNH LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH ƢU ĐÃI NGƢỜI CĨ CƠNG VỚI CÁCH MẠNG
GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
1.1 Chính sách ƣu đãi ngƣời có cơng với cách mạng của Đảng, Nhà
nƣớc Việt Nam và tình hình thực hiện ở huyện Phú Bình trƣớc năm 2006
1.1.1 Chính sách ưu đãi người có cơng với cách mạng của Đảng và
Nhà nước Việt Nam
Con đường cách mạng Việt Nam là con đường cách mạng giải phóng
dân tộc. Trong sự nghiệp cách mạng vĩ đại ấy có biết bao người con ưu tú đã
hy sinh xương máu, tuổi trẻ, sức lực, trí tuệ cho đất nước. Vì vậy Đảng, Nhà
nước và nhân dân Việt Nam đời đời ghi nhớ công lao to lớn của họ. Chủ
trương của Đảng và chính sách của Nhà nước đối với NCCVCM là một chính
sách ưu tiên xuyên suốt trong hệ thống chính sách ưu đãi xã hội. Chính sách

này thể hiện tính ưu việt và bản chất tốt đẹp của Nhà nước, củng cố niềm tin
của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, làm cơ sở
vững chắc để tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc góp phần ổn định chính trị,
xã hội. Trong từng thời kỳ chủ trương của Đảng và chính sách của nhà nước
ưu đãi cho người có cơng ln được thay đổi, bổ sung để phù hợp với hoàn
cảnh lịch sử và tình hình kinh tế của đất nước.
Cách mạng tháng Tám - 1945 thành cơng, nước Việt Nam dân chủ cộng
hịa ra đời chưa được bao lâu thì thực dân Pháp đã quay trở lại xâm lược lần
thứ hai. Hưởng ứng lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí
Minh tồn thể dân tộc Việt Nam nhất tề đứng lên đấu tranh bảo vệ thành quả
của cuộc cách mạng với tinh thần bất diệt “thà hy sinh tất cả chứ không chịu
mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Trong cuộc chiến đấu gian khổ và
quyết liệt ấy nhiều đồng bào chiến sỹ đã hy sinh xương máu trên chiến trường.

12


Thể hiện tấm lòng biết ơn với những người đã “dùng máu đào tô thắm lá cờ
Tổ quốc” Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 20/SL ngày 16/02/1947 tại
Thái Nguyên về quy định chế độ hưu bổng, thương tật, tiền tuất đối với thân
nhân tử sĩ. Đây là văn bản đặt nền móng cho sự ra đời của hệ thống chính sách
ưu đãi NCCCM. Cùng thời gian này tại xóm Bàn Cờ, xã Hùng Sơn, huyện Đại
Từ, tỉnh Thái Nguyên, theo đề nghị của đại diện Chính trị Cục Quân đội Quốc
gia Việt Nam lấy ngày 27/07/1947 làm ngày thương binh - liệt sĩ, ngày toàn
dân cùng thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, là dịp để tồn thể nhân dân
chứng tỏ lịng hiếu nghĩa bác ái và tỏ lòng yêu mến thương binh. Ngày 27
tháng 7 là một dịp để đồng bào cả nước tỏ lòng hiếu nghĩa bác ái và tỏ lòng
yêu mến thương binh.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh
các phong trào giúp đỡ binh sỹ như “mùa đông binh sỹ” tặng áo ấm cho các

chiến sỹ, “hội giúp đỡ binh sỹ bị nạn” đưa các binh sỹ bị thương tật trở về địa
phương hoặc đưa vào các trung tâm ni dưỡng để chăm sóc. Tại đây họ được
chăm sóc, chữa trị vết thương và nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Một số chiến
sỹ đã trở lại chiến trường tiếp tục cầm súng chiến đấu, nhiều người trở về địa
phương tham gia sản xuất, phục vụ chiến đấu.
Như vậy, trong giai đoạn 1945-1954 chính sách ưu đãi NCCVCM được
thực hiện trong điều kiện cả nước phải đương đầu với cuộc kháng chiến chống
Pháp gian khổ, ác liệt. Do đó chính sách ưu đãi NCCVCM của Đảng, Chính
phủ chỉ giải quyết được một phần các vấn đề về trợ cấp, phụ cấp và các ưu đãi
đặc biệt về chia ruộng đất, miễn giảm thuế nông nghiệp cho NCCVCM.
Sau năm 1954, miền Bắc hồn tồn giải phóng tiến lên chủ nghĩa xã
hội, miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng giải phóng dân tộc chống lại đế quốc
Mỹ xâm lược. Chính sách ưu đãi NCCVCM được triển khai với hình thức khác
nhau trong hồn cảnh đất nước bị chia cắt. Lúc này ở miền Nam vẫn chịu sự

13


kìm kẹp của chính quyền Mĩ - Diệm nên các chính sách ưu đãi này chưa được
ban hành. Các thương - bệnh binh chiến đấu trong vùng địch tạm chiến được
người dân miền Nam cất giấu, điều trị và nuôi dưỡng chờ cơ hội để chuyển ra
vùng giải phóng. Các chiến sỹ hy sinh được đồng đội, người dân chôn cất ngay
tại chiến trường. Năm 1970, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền
Nam Việt Nam quyết định lấy ngày 01 tháng 12 hàng năm làm Ngày Thương
binh - Liệt sĩ. Từ đó, hàng năm đến ngày 01 tháng 12, Chính phủ cử các đồn
đại biểu đến tặng q, thư động viên, thăm hỏi thương binh, bệnh binh, gia
đình liệt sĩ và nhắc nhở quân dân các địa phương quan tâm, săn sóc, giúp đỡ
những người con đã hy sinh cho dân tộc
Ở miền Bắc ngay sau ngày giải phóng, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ
trương, chính sách quy định chế độ ưu đãi cho NCCVCM. Năm 1955 Đảng đổi

tên ngày Thương binh toàn quốc thành ngày Thương binh - Liệt sỹ. Các chế độ
ưu đãi được quy định cụ thể hơn trong từng văn bản Pháp luật cho từng đối
tượng thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, dân quân du kích, thanh niên
xung phong bị thương tật…
Ngày 27/07/1956 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 980Ttg về bản điều lệ ưu đãi thương binh, dân quân du kích, thanh niên xung
phong bị thương tật, bản điều lệ ưu đãi gia đình liệt sỹ và bản điều lệ ưu đãi
gia đình quân nhân. Đây là những người có cơng với Tổ quốc, Chính phủ và
nhân dân ln ghi nhớ cơng lao đó. Bản điều lệ này, ngoài việc quy định
những vinh dự về tinh thần cịn nhằm mục đích giúp đỡ thương binh, bệnh
binh, dân quân du kích, thanh niên xung phong bị thương tật tổ chức đời sống
và phát huy khả năng của mình. Họ được hưởng những ưu đãi về phụ cấp
thương tật, trợ cấp sản xuất hay an dưỡng, ưu đãi trong ruộng đất, thuế nông
nghiệp, được chiếu cố trong tuyển dụng hoặc đi học.
Cùng với việc ban hành các chủ trương, chính sách, các phong trào tồn

14


dân chăm sóc NCCVCM được thực hiện sơi nổi trong thời kỳ này như phong
trào Trần Quốc Toản (các cháu thiếu niên giúp đỡ thương binh gia đình liệt
sỹ), phong trào giúp đỡ thương binh, liệt sỹ trong hợp tác xã nơng nghiệp,
phong trào đỡ đầu nhận chăm sóc con liệt sỹ, phong trào xây dựng hũ gạo tình
nghĩa… đã được đơng đảo mọi tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng.
Như vậy, chính sách ưu đãi NCCVCM trong kháng chiến chống Mỹ có
sự khác biệt giữa hai miền Nam - Bắc do tính chất ác liệt của cuộc chiến tranh.
Mọi chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đều nhằm mục đích phục vụ
chiến đấu và động viên chiến đấu để hoàn thành sự nghiệp thống nhất nước
nhà. Do đó, chính sách ưu đãi NCCCM cũng nằm trong chiến lược giải phóng
dân tộc của Đảng. Chính sách ưu đãi người có cơng với cách mạng được thực
thi có hiệu quả ở miền Bắc đã có tác dụng động viên chiến đấu và khích lệ sản

xuất xây dựng chủ nghĩa xã hội, góp phần chi viện cho tiền tuyến miền Nam
đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược.
Khi đất nước thống nhất, bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội
trên phạm vi cả nước, Đảng và Nhà nước vẫn xác định cơng tác chăm sóc
người có cơng là một trong những vấn đề lớn của đất nước. Cụ thể hoá quan
điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước đã ban hành, bổ sung, sửa đổi nhiều văn
bản pháp luật ưu đãi đối với người có cơng, khắc phục một số bất hợp lý, giải
quyết một khối lượng lớn công việc do hậu quả của chiến tranh để lại, hình
thành một hệ thống văn bản pháp quy có hiệu lực thực hiện thống nhất trong cả
nước, phục vụ yêu cầu của giai đoạn mới. Đầu tiên phải kể đến đó là Chỉ thị số
223/CT-TW ngày 8/7/1975 của Ban Bí thư Trung ương Đảng xác định yêu cầu
nhiệm vụ của công tác thương binh, liệt sỹ sau chiến tranh, thống nhất chế độ
giữa hai miền, tập trung quy tập mộ, xây dựng nghĩa trang liệt sỹ.Từ năm 1975
trở đi ngày 27/7 hàng năm chính thức trở thành “ngày Thương binh - Liệt sỹ”
cả của nước.

15


Ngày 15/7/1985 Ban bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 68 - CT/TW
về việc tăng cường chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ, gia đình có cơng với
cách mạng. Đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng"Người công dân kiểu
mẫu”,“Gia đình cách mạng gương mẫu" thu hút nhiều nguời, nhiều gia đình
có cơng ở cơ sở tham gia. Chấn chỉnh nề nếp sinh hoạt chính trị ở các cấp của
những người và gia đình có cơng, nhất là đối với cán bộ, bộ đội hưu trí. Mặt
khác cần chống lại luận điệu chiến tranh tâm lý, phá hoại của địch, ngăn ngừa
và xử lý kịp thời những hành động phi pháp làm mất uy tín và phá hoại truyền
thống cách mạng. Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ, hàng vạn thương binh,
bệnh binh đã nỗ lực phấn đấu, vượt mọi khó khăn, nhiều người đã gương mẫu
trong lao động, sản xuất, công tác và học tập, đảm nhiệm những vị trí trọng

trách quan trọng từ Trung ương đến địa phương và trở thành Anh hùng Lao
động, Chiến sĩ thi đua, Người cơng dân kiểu mẫu, Gia đình cách mạng kiểu
mẫu.
Như vậy, nhiệm vụ trọng tâm của công tác thực hiện chính sách ưu đãi
NCCVCM ngay sau giải phóng (1975-1985) là tập trung vào công tác xác nhận
thương binh, liệt sỹ, quy tập hài cốt liệt sỹ, xây dựng nghĩa trang, đài tưởng
niệm để tỏ lòng biết ơn đối với những người con đã hy sinh vì nền độc lập của
dân tộc. Đồng thời phát động các cuộc vận động chính trị cho NCCVCM phát
huy truyền thống vẻ vang đóng góp nhiều nhất sức lao động của mình cho phát
triển kinh tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Từ năm 1986, đất nước đổi mới theo con đường CNH - HĐH, công tác
ưu đãi NCCVCM được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm. Chủ trương của
Đảng trong giai đoạn này coi phát triển kinh tế là cơ sở và tiền đề để thực hiện
các chính sách xã hội, thực hiện tốt chính sách xã hội là động lực thúc đẩy phát
triển kinh tế. Quan tâm chăm sóc NCCVCM vừa là trách nhiệm của Nhà nước,
vừa là trách nhiệm của nhân dân và toàn xã hội. Nghị quyết Đại hội Đảng lần

16


VI (1986) chỉ rõ“thực hiện tốt chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sĩ,
gia đình cán bộ, chiến sĩ chiến đấu ngồi mặt trận, gia đình có cơng với cách
mạng”.[15, tr.558]
Vấn đề này tiếp tục được Đại hội VII (1991-1995) của Đảng tiếp tục
khẳng định:“Quan tâm chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và
những người có cơng với cách mạng, coi đó vừa là trách nhiệm của Nhà nước,
vừa là trách nhiệm của toàn dân; sớm ban hành chế độ tồn dân đóng góp vào
quỹ đền ơn, trả nghĩa để chăm lo đời sống thương binh, gia đình liệt sĩ và
những người có cơng với cách mạng” [16, tr.102]. Đồng thời, trong báo cáo về
phương hướng, nhiệm vụ kinh tế - xã hội 5 năm 1991 - 1995, Đảng tiếp tục

nhấn mạnh: “Quan tâm chăm sóc thương binh, bệnh binh, các gia đình liệt sĩ,
người có cơng với cách mạng... Củng cố các cơ sở nuôi dưỡng thương binh
nặng và tiếp tục đưa thương binh nặng về gia đình…” [16, tr.450].
Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội và các Nghị quyết Hội nghị Ban
Chấp hành Trung ương khóa VII (1991 - 1995), cơng tác chăm sóc NCCVCM
được quan tâm khá tồn diện, bao phủ hầu hết các đối tượng có cơng với đất
nước. Để tạo điều kiện cho việc quy tập mộ liệt sĩ và xây dựng các nghĩa trang
làm nơi an nghỉ cho các liệt sĩ, ngày 05/5/1993, Ban Bí thư Trung ương Đảng
ra Chỉ thị số 20 - CT/TW về công tác mộ nghĩa trang liệt sĩ yêu cầu các cấp,
các ngành cần có những biện pháp tích cực để trong vài năm tới giải quyết một
bước cơ bản việc tìm kiếm quy tập mộ liệt sĩ vào các nghĩa trang liệt sĩ. Đồng
thời xây dựng các nghĩa trang lớn như nghĩa trang Trường Sơn, Điện Biên Phủ
thể hiện sự hiếu kính và coi đó là cơng trình mang tính giáo dục sâu sắc đặc
biệt là thế hệ trẻ đối với những lớp cha ơng đã hy sinh cho sự nghiệp giải
phóng đất nước. Thực hiện chủ trương của Đảng, cùng với q trình đẩy mạnh
sự nghiệp đổi mới tồn diện đất nước, cơng tác người có cơng được tổ chức
thực hiện có hiệu quả. Vấn đề ưu đãi người và gia đình NCCVCM đã trở thành

17


nguyên tắc ghi nhận trang trọng trong Hiến pháp năm 1992: “Thương binh,
bệnh binh, gia đình liệt sỹ được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước.
Thương binh được tạo điều kiện phục hồi chức năng lao động, có việc làm phù
hợp với sức khoẻ và đời sống ổn định. Những người và gia đình có cơng với
nước được khen thưởng, chăm sóc” [20]. Nguyên tắc này đã được thể chế hóa
trong Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sỹ và gia đình liệt sỹ,
thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có cơng giúp đỡ
cách mạng (gọi tắt là Pháp lệnh ưu đãi người có cơng với cách mạng) do
UBTVQH ban hành ngày 10/9/1994 và được quy định cụ thể tại Nghị định số

28/CP ngày 29/4/1995 của Chính phủ với các nội dung cơ bản về những quy
định về điều kiện, tiêu chuẩn xác nhận đối tượng người có cơng với cách mạng
được hưởng ưu đãi. Đồng thời thực hiện chế độ ưu đãi cho người trợ cấp về
chăm sóc sức khỏe, chế độ nhà ở [88]. Đây là một bước tiến dài trong việc ban
hành pháp luật ưu đãi NCCVCM, giải quyết một số vấn đề cấp bách của công
tác thực hiện chính sách ưu đãi người có cơng, đồng thời góp phần cải thiện
đời sống cho các đối tượng trong điều kiện mới. Theo đó, hệ thống chính sách
có nhiều bổ sung, sửa đổi cơ bản. Nhiều vấn đề bất hợp lý do lịch sử để lại
cũng như vấn đề mới nảy sinh trong quá trình chuyển đổi cơ chế và những tồn
đọng về chính sách sau chiến tranh, như vấn đề xác nhận liệt sĩ, thương binh;
chính sách ưu đãi đối với thanh niên xung phong, những người tham gia kháng
chiến bị nhiễm chất độc hóa học; chính sách ưu đãi về giáo dục - đào tạo, chăm
sóc sức khỏe, cải thiện nhà ở, chế độ trợ cấp đối với một số đối tượng
NCCVCM bắt đầu được ưu tiên giải quyết.
Trong định hướng phát triển các lĩnh vực chủ yếu, mục Chính sách giải
quyết một số vấn đề xã hội, Nghị quyết Đại hội VIII (1996 - 2000) chỉ rõ: “Tổ
chức tốt việc thi hành Pháp lệnh về người có công, bồi dưỡng và tạo điều kiện
cho con em những người có cơng với cách mạng tiếp nối sự nghiệp của cha anh.

18


×