Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Công tác quản lý lao động tại công ty TNHH kiên thành luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 107 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN HẢI ANH

CÔNG TÁC QUẢN LÝ LAO ĐỘNG
TẠI CÔNG TY TNHH KIÊN THÀNH

Ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

60 34 01 02

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi Bằng Đồn

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NƠNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu và kết quả
nghiên cứu trình bày trong Luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất
kỳ công trình nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn hiện Luận văn này đã được
cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong Luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn



Nguyễn Hải Anh

i

năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS.TS Bùi Bằng Đồn đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn KTQTKD, Khoa Kế toán và quản trị kinh doanh - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
đã tận tình giúp đỡ tơi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể Ban Giám đốc, cán bộ công nhân viên Công
ty TNHH Kiên Thành đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực
hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn


Nguyễn Hải Anh

ii

năm 2017


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh mục các từ viết tắt ................................................................................................... v
Danh mục các bảng .......................................................................................................... vi
Danh mục các hình, sơ đồ ............................................................................................... vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii
Thesis abstract................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 3

1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................... 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 3
1.3.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 3


1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 3
Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài ............................................................... 4
2.1.

Cơ sở lý luận về quản lý lao động trong doanh nghiệp.............................................. 4

2.1.1. Các vấn đề chung về lao động .............................................................................. 4
2.1.2. Quản lý lao động trong doanh nghiệp................................................................... 7
2.1.3. Đặc điểm lao động và quản lý lao động trong lĩnh vực vận tải .......................... 33
2.2.

Bài học kinh nghiệm về quản lý lao động trong doanh nghiệp .......................... 35

2.2.1. Kinh nghiệm quản lý lao động tại Cơng ty cổ phần Nam Hồng Việt ............... 35
2.2.2. Kinh nghiệm quản lý lao động tại Công ty cổ phần dịch vụ vận tải ô tô số 8 .... 36
2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ các trường hợp thực tiễn ..................................... 36
2.2.4. Một số cơng trình nghiên cứu liên quan ............................................................. 37
Phần 3. Đặc điểm đơn vị và phương pháp nghiên cứu .............................................. 39
3.1.

Khái quát về công ty TNHH Kiên Thành ........................................................... 39

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Cơng ty .................................................. 39
3.1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động của Công ty ........................................................... 41

iii



3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 45

3.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu ............................................................................. 45
3.2.2. Phương pháp phân tích ....................................................................................... 47
3.2.3. Các chỉ tiêu phân tích.......................................................................................... 48
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 50
4.1.

Thực trạng quản lý lao động tại công ty TNHH Kiên Thành ............................. 50

4.1.1. Đặc điểm lĩnh vực hoạt động của Công ty.......................................................... 50
4.1.2. Đặc điểm lao động và tổ chức lao động của Công ty ......................................... 53
4.2.

Công tác quản lý lao động tại công ty ................................................................ 60

4.2.1. Công tác kế hoạch lao động của Công ty............................................................ 60
4.2.2. Thực trạng công tác tuyển dụng lao động của Cơng ty ...................................... 62
4.2.3. Tình hình tổ chức nơi làm việc tại Công ty ........................................................ 66
4.2.4. Công tác tiền lương cho lao động ....................................................................... 68
4.2.5. Công tác kiểm tra giám sát ................................................................................. 74
4.3.

Đánh giá công tác quản lý lao động tại công ty TNHH Kiên Thành .................. 79

4.3.1. Ưu điểm .............................................................................................................. 79
4.3.2. Tồn tại và nguyên nhân ....................................................................................... 80
4.4.


Một số giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý lao động tại công ty TNHH
Kiên Thành ......................................................................................................... 81

4.4.1. Định hướng và mục tiêu ..................................................................................... 81
4.4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý lao động tại Công ty TNHH Kiên Thành ............ 82
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 87
5.1.

Kết luận ............................................................................................................... 87

5.2.

Kiến nghị............................................................................................................. 88

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 89
Phụ lục ............................................................................................................................ 91

iv


DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CP

Cổ phần


DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

HĐLĐ

Hợp đồng lao động

HTX

Hợp tác xã

KTQTKD

Kinh tế quản trị kinh doanh



Lao động

TC-NS

Tài chính - Ngân sách

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

SXKD


Sản xuất kinh doanh

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1.

Tình hình tài sản, nguồn vốn và kết quả kinh doanh của Công ty
TNHH Kiên Thành .................................................................................... 44

Bảng 4.1.

Bảng tổng hợp lao động của doanh nghiệp tính đến ngày 31/12/2016 ...... 55

Bảng 4.2.

Cơ cấu lao động trực tiếp và gián tiếp giai đoạn 2014-2016 ..................... 57

Bảng 4.3.

Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo giai đoạn 2014-2016 ..................... 59

Bảng 4.4.

Tình hình thực hiện kế hoạch về trình độ lao động của Cơng ty
giai đoạn 2014-2016 .................................................................................. 62

Bảng 4.5.


Kết quả tuyển dụng lao động của Công ty giai đoạn 2014 - 2016 ............. 63

Bảng 4.6.

Cơ cấu nguồn tuyển dụng lao động của Công ty giai đoạn 2014-2016 ..... 64

Bảng 4.7.

Tổng hợp ý kiến đánh giá của lao động về công tác tổ chức quản lý
tại Công ty TNHH Kiên Thành giai đoạn 2014 - 2016: ............................ 67

Bảng 4.8.

Bảng chấm cơng tháng 1/2016................................................................... 71

Bảng 4.9.

Bảng tính lương tính tháng 12/2016 .......................................................... 72

Bảng 4.10. Bảng tỷ lệ trích các khoản bảo hiểm .......................................................... 73
Bảng 4.11. Ý kiến đánh giá của lao động về mức thu nhập và chính sách
khen thưởng tại Công ty TNHH Kiên Thành ............................................ 74

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Quy trình tuyển dụng nguồn lao động ......................................................... 16
Hình 3.1. Mơ hình cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty TNHH Kiên Thành .............. 41
Hình 4.1. Lao động trực tiếp và lao động gián tiếp giai đoạn 2014 - 2016 ................. 58

Hình 4.2. Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo (2014 - 2016) .................................. 59
Hình 4.3. Cơ cấu lao động theo giới tính năm 2014- 2016 .......................................... 60
Hình 4.4. Kế hoạch và tổng số lao động giai đoạn 2014 - 2016 .................................. 61
Hình 4.5.

Cơ cấu lao động được tuyển dụng theo trình độ giai đoạn 2014 - 2016............. 65

Hình 4.6. Doanh thu bình quân lao/động giai đoạn 2014 - 2016 ................................. 75
Hình 4.7. Tổng lợi nhuận trước thuế giai đoạn 2014 - 2016........................................ 76
Hình 4.8. Lợi nhuận bình quân lao động giai đoạn 2014 - 2016 ................................. 77
Hình 4.9. Tổng quỹ lương giai đoạn 2014 - 2016........................................................ 77
Hình 4.10. Hiệu suất tiền lương giai đoạn 2014 - 2016 ................................................. 78

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Hải Anh
Tên Luận văn: “Công tác quản lý lao động tại Công ty TNHH Kiên Thành”
Ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 60.34.01.02

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực trạng quản lý lao động tại một doanh
nghiệp và đề xuất một số giải pháp hồn thiện cơng tác này tại đơn vị nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu các nội dung trong công tác quản lý lao động tại doanh nghiệp:
Công tác lập kế hoạch lao động, công tác tổ chức và tiền lương và công tác kiểm tra,

giám sát. Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý thơng qua các chỉ tiêu đánh giá phân
tích từ số liệu (thứ cấp, sơ cấp) bằng các phương pháp phân tích, thơng kê, dự báo và so
sánh, từ đó tác giả sẽ đề xuất các giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý lao động nhằm
góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh tại đơn vị nghiên cứu.
Kết quả chính và kết luận:
Phân tích, đánh giá các chính sách và công tác quản lý của Công ty TNHH Kiên
Thành về cơ cấu tổ chức; công tác xây dựng kế hoạch, tuyển dụng và đào tạo lao động;
công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh; quỹ tiền lương và chính sách phân phối
tiền lương; mối quan hệ giữa các bộ phận và người lao động trong Công ty. Từ việc
phân tích, luận văn cho thấy Cơng ty TNHH Kiên Thành đã cơ bản xây dựng được một
nền tảng cơ chế quản lý lao động hợp lý, đội ngũ lực lượng lao động có trình độ chun
mơn, mặc dù cịn một số vấn đề về dài hạn Cơng ty cần phải quan tâm nghiên cứu.
Công tác kiểm tra, đánh giá thực hiện công việc vẫn là một nhiệm vụ quan trọng mà
Cơng ty cần hồn thiện và đổi mới ngay từ bây giờ.
Để hồn thiện cơng tác quản lý lao động, Công ty cổ phần đầu tư Kiên Thành cần
kết hợp các giải pháp nêu trên một cách linh hoạt. Công ty cần nghiên cứu điều chỉnh
phương thức và mơ hình tổ chức cho phù hợp với thực tiễn. Dựa trên mục tiêu và định
hướng phát triển của Cơng ty, luận văn đề xuất các giải pháp: Hồn thiện công tác lập
kế hoạch lao động như: xây dựng chiến lược dài hạn gắn với các mục tiêu cụ thể trong
ngắn hạn; Tăng cường công tác tuyển dụng lao động như: có chính sách thu hút các lao
động chất lượng cao về làm việc cho Công ty cũng như giữ những lao động có vai trị
quan trọng ở lại với Công ty; Đổi mới công tác đào tạo và phát triển lao động như: xây

viii


dựng kế hoạch đào tạo gắn với dự trù tài chính, quy hoạch nguồn lao động nịng cốt để
phát triển lâu dài; Tăng cường công tác tổ chức, sử dụng lao động và duy trì lực lượng
lao động.


ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Hai Anh
Thesis title: "Labor management at Kien Thanh Co., Ltd"
Major: Business management

Code: 60.34.01.02

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Research Objectives
Study the theoretical issues and labor management situation in an enterprise and
propose some solutions to improve this work at the research unit.
Materials and Methods
Study topics in the labor management in enterprises: Labor planning, organization
and salary, and inspection and supervision. Based on the analysis of the current status of
management through the analysis criteria, statistics, forecasts and comparisons, data
will be analyzed from data (secondary, primary). Export solutions to improve labor
management in order to contribute to improve business efficiency in the research unit.
Main findings and conclusions
Analysis and evaluation of policies and management of Kien Thanh Co., Ltd on
organizational structure; Planning, recruitment and training work; Management of
production and business activities; Wage fund and salary distribution policy; The
relationship between the department and the employees in the Company. From the
analysis, the thesis shows that Kien Thanh Company Limited has basically built up a
reasonable basis for labor management, qualified staff, although some issues remain.
Long term issues The company needs to pay attention to research. Inspection and
assessment of work performance is still an important task that the Company needs to

improve and innovate now.
In order to improve labor management, Kien Thanh Investment Joint Stock
Company needs to combine these solutions flexibly. The company needs to study the
modalities and organizational model to suit the reality. Based on the objectives and
development orientation of the Company, the thesis proposes solutions: perfecting labor
planning such as building long term strategy with specific objectives in the short term;
Strengthening the recruitment of laborers such as having policies to attract high-quality
employees to work for the Company as well as keeping important employees staying
with the Company; Renovation of labor training and development such as developing

x


training plans in line with financial planning and core labor force planning for long-term
development; Strengthen the organization, employment and maintenance of the
workforce.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Lao động là yếu tố quan trọng nhất, quyết định thành công của mọi tổ chức,
doanh nghiệp trong bất kỳ hoạt động nào. Việc doanh nghiệp huy động được một
đội ngũ lao động có tay nghề, ý thức cao mới là điều kiện đủ, điều cần thiết nữa là
phải tổ chức, quản lý lao động một cách hợp lý mới có thể đem lại thành công cho
doanh nghiệp.
Quản lý là hoạt động của con người trong một tổ chức nhất định, trong đó
chủ thể quản lý tác động lên khách thể bị quản lý nhằm mục đích tạo ra lợi ích
chung của tổ chức. Quản lý lao động là quá trình con người tác động lẫn nhau thể

hiện qua chủ thể quản lý và khách thể quản lý. Do con người có tâm tư, tình cảm
và lý chí nên quản lý lao động đòi hỏi phải kết hợp nhiều phương pháp một cách
khoa học mới có thể đạt được mục đích cao trong quản lý.
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp được đặt trong sự cạnh
tranh quyết liệt. Vì vậy để tồn tại và phát triển doanh nghiệp phải thường xuyên
tìm cách nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, trong đó cơng việc phải quan
tâm hàng đầu là quản lý lao động. Những việc làm khác dù tốt cũng sẽ trở nên vô
nghĩa nếu công tác quản lý lao động không được chú ý đúng mức, không được
thường xuyên củng cố, hoàn thiện. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh
nghiệp sẽ không hiệu quả, không thể thực hiện tốt bất kỳ chiến lược nào nếu từng
hoạt động khơng ln chú trọng đến việc hồn thiện và cải tiến công tác quản lý
lao động. Một doanh nghiệp dù có nhiều thuận lợi trong kinh doanh, có đầy đủ
điều kiện cơ sở vật chất, kĩ thuật, có một đội ngũ công nhân viên đủ về số lượng,
mạnh về chất lượng nhưng không quản lý lao động khoa học, hiệu quả thì doanh
nghiệp đó cũng khơng tồn tại và phát triển bền vững được.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sự
chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường
đã làm cho các mối quan hệ giữa con người với con người trong các tổ chức càng
trở nên phức tạp. Bởi lẽ, lao động là bộ phận không thể thiếu được, đặc biệt quản
lý tốt lao động doanh nghiệp mới có thể đạt được mục tiêu sản xuất, kinh doanh
cao nhất. Quản lý tốt lao động sẽ góp phần củng cố và duy trì đầy đủ số lượng và
chất lượng lao động, đây là điều kiện cần thiết cho doanh nghiệp, tổ chức đạt được
mục tiêu đề ra. Để làm được điều đó, các doanh nghiệp ln phải tìm kiếm, phát

1


triển những hình thức, phương pháp quản lý lao động tốt nhất, để người lao động
có thể đóng nhiều sức lực cho các mục tiêu của tổ chức, đồng thời cũng tạo cơ hội
để phát triển khơng ngừng chính bản thân con người họ. Chính vì vậy, quản lý và

sử dụng lao động có hiệu quả khơng chỉ là điều kiện cần thiết mà còn là mục tiêu,
là vấn đề thiết yếu của mọi doanh nghiệp trong thời kì cơng nghiệp hóa - hiện đại
hóa hiện nay. Quản lý lao động hợp lý, khoa học sẽ là điều kiện để mọi hoạt động
được tiến hành một cách chính xác, trọn vẹn, làm cho các mối quan hệ trong sản
xuất được tiến hành nhịp nhàng, liên tục và đem lại hiệu quả cao nhất.
Do mỗi lĩnh vực hoạt động có đặc điểm khác nhau nên nhu cầu về lao động
theo từng đối tượng cũng khác nhau. Từ đặc điểm hoạt động, đặc điểm của lao
động nên mỗi doanh nghiệp cần phải có các hình thức tổ chức quản lý lao động
khác nhau để phù hợp với lĩnh vực hoạt động của mình.
Cơng ty TNHH Kiên Thành hoạt động trong lĩnh vực vận tải hàng hóa nên
nhu cầu về lao động có nhiều đặc điểm rất đặc thù. Chính vì vậy, cơng tác tổ
chức quản lý lao động của doanh nghiệp có nhiều điểm khác biệt so với các lĩnh
vực hoạt động khác. Là một trong những công ty đi đầu trong ngành vận tải hàng
hóa tại Thái Nguyên, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong hoạt động nên công tác
quản lý lao động của Cơng ty đang dần được hồn thiện. Trong thời gian qua,
Công ty đã chú trọng đến công tác tuyển dụng, tổ chức sử dụng lao động hợp lý
nên đã phát huy được những thế mạnh của đội ngũ lao động và khai thác tốt khả
năng, năng lực của số lao động hiện có. Tuy nhiên, do là lĩnh vực hoạt động có
tính đặc thù nên cơng tác quản lý lao động của Công ty thời gian qua vẫn cịn bộc
lộ một số bất cập. Đó là, cơng tác quản lý lao động chưa được quan tâm đúng
mức, công tác hoạch định nhân sự đã thực hiện nhưng chưa chuyên nghiệp, hoạt
động tuyển dụng lao động còn nhiều bất cập; hoạt động phân tích cơng việc, xây
dựng hệ thống định mức và đánh giá thực hiện công việc đối với người lao động
chưa được quan tâm; chưa sử dụng và phát huy tốt khả năng chuyên môn của lực
lượng lao động, bố trí, phân cơng lao động chưa thật sự hợp lý. Ngồi ra, hệ
thống tiền lương, kích thích vật chất, tinh thần đối với lao động chưa thực sự hiệu
quả; công tác đào tạo, phát triển nhân sự chưa được quan tâm đầu tư thích đáng
nên hiệu quả đào tạo cịn thấp…
Để cơng ty phát triển bền vững, ngồi những yếu tố khác, cơng tác quản lý
lao động của Công ty cần phải được chú trọng và coi đây là cơng việc có tính

thường xun. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn nội dung nghiên

2


cứu “Công tác quản lý lao động tại công ty TNHH Kiên Thành” làm đề tài cho
luận văn tốt nghiệp thạc sỹ của mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực trạng về lao động, quản lý lao động
tại một doanh nghiệp và đề xuất một số giải pháp hồn thiện cơng tác này tại đơn
vị nghiên cứu.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về lao động và quản lý lao động trong
doanh nghiệp;
- Phân tích, đánh giá thực trạng cơng tác quản lý lao động tại Công ty
TNHH Kiên Thành;
- Đề xuất một số giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý lao động, góp phần
nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh tại Công ty trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến công tác quản lý lao
động trong doanh nghiệp và đề xuất các giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý lao
động đối với một doanh nghiệp cụ thể.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Đề tài nghiên cứu các nội dung trong công tác quản
lý lao động tại doanh nghiệp. Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý lao động
của đơn vị sẽ đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác này nhằm đáp ứng các yêu
cầu quản lý lao động, nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
- Phạm vi không gian: Đề tài thực hiện tại Công ty TNHH Kiên Thành, địa

chỉ: Số nhà 21, tổ 13, phường Phan Đình Phùng, Thành phố Thái Nguyên.
- Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu sử dụng thông tin số liệu liên quan từ
2014 đến 2016, các giải pháp đến năm 2025. Thời gian thực hiện đề tài từ 2016
đến 2017.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
2.1.1. Các vấn đề chung về lao động
2.1.1.1. Khái niệm về lao động
Lao động đơn giản được hiểu là con người có sức khỏe, tay nghề, có khả
năng sử dụng các công cụ lao động, tác động vào đối tượng lao động để tạo ra
của cải cho doanh nghiệp và cho xã hội. Trong kinh tế học động được hiểu là một
yếu tố sản xuất không thể thiếu được, sức lao động do chính bản thân con
người tạo ra và cũng là một dịch vụ hay hàng hóa đặc biệt. Người có nhu cầu về
hàng hóa này là người sản xuất hay người chủ, người thuê mướn lao động. Cịn
người cung cấp hàng hóa này là người lao động. Cũng như mọi hàng hóa và dịch
vụ khác, lao động được trao đổi trên thị trường, gọi là thị trường lao động. Giá cả
của lao động là tiền công thực tế mà người sử dụng lao động trả cho người lao
động. Mức tiền cơng chính là mức giá của lao động. Lao động là một yếu tố sản
xuất quan trọng. Người sản xuất hay người sử dụng lao động là người có nhu cầu
về lao động và mang mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận sẽ tuyển nhiều lao động hơn
nếu mức tiền công thực tế giảm (giả định là quá trình sản xuất cần hai yếu tố là tư
bản và lao động đồng thời hai yếu tố này có thể thay thế cho nhau). Bất cứ lĩnh
vực hoạt động nào thì yếu tố con người ln có tính quyết định đến sự tồn tại và
phát triển của doanh nghiệp. Cho dù một doanh nghiệp có được trang bị những
máy móc, kỹ thuật hiện đại thì vẫn phải có đội ngũ lao động và ln là nhân tố
quan trọng đối với mọi doanh nghiệp.

Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm biến đổi các vật
chất tự nhiên thành của cải vật chất cần thiết cho đời sống của mình. Trong quá
trình sản xuất, con người sử dụng công cụ lao động tác động lên đối tượng lao
động nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ cho lợi ích của con người. Lao động là
điều kiện chủ yếu cho tồn tại của xã hội loài người, là cơ sở của sự tiến bộ về
kinh tế, văn hố và xã hội. Nó là nhân tố quyết định của bất cứ quá trình sản
xuất nào. Như vậy, động lực của quá trình triển kinh tế, xã hội quy tụ lại là ở
con người. Con người với lao động sáng tạo của họ đang là vấn đề trung tâm
của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, phải thực sự giải phóng sức
sản xuất, khai thác có hiệu quả các tiềm năng thiên nhiên, trước hết giải phóng
người lao động, phát triển kiến thức và những khả năng sáng tạo của con người.

4


Vai trò của người lao động đối với phát triển nền kinh tế đất nước nói chung và
kinh tế các doanh nghiệp nói riêng là vơ cùng quan trọng (Vũ Kim Dung và
Nguyễn Văn Cơng, 2012).
2.1.1.2. Vai trị của lao động trong doanh nghiệp
Con người ln là yếu tố có tính quyết định sự tồn tại và phát triển của mọi
tổ chức. Thông qua lao động, con người sẽ chuyển tải sức lao động của mình,
cùng với các tư liệu sản xuất để sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng của xã hội. Trong doanh nghiệp, con người là yếu tố về nguồn lực
không thể thiếu và có vai trị quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp.
Lịch sử đã chứng minh, cho dù sản xuất phát triển đến trình độ nào, khoa học kỹ
thuật có được phát triển ở mức độ cao đến đâu thì yếu tố con người vẫn khơng
thể thiếu được. Con người sáng chế ra máy móc, thiết bị, phát triển khoa học, kỹ
thuật nhưng vẫn cần phải có con người điều khiển và ứng dụng chúng để tạo ra
của cải vật chất cho xã hội.
Trong lĩnh vực sản xuất, lao động là một tập hợp bộ phận không thể thiếu

trong doanh nghiệp, nó đóng vai trị quan trọng trong việc duy trì hoạt động sản
xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Lao động tạo ra của cải vật chất để nuôi sống
con người và để phát triển doanh nghiệp. Tuy nhiên, một doanh nghiệp muốn tồn
tại và phát triển được phải có một phương pháp quản lý lao động tốt nhất, hợp lý
nhất. Chính vì vậy, yếu tố con người và việc quản lý con người là điều kiện cần
thiết để đưa doanh nghiệp phát triển bền vững.
Lao động là một bộ phận của dân số, những người được hưởng lợi ích của
sự phát triển. Sự phát triển kinh tế suy cho cùng đó là tăng trưởng kinh tế để nâng
cao đời sống vật chất, tinh thần cho con người. Trong một xã hội dù lạc hậu hay
hiện đại thì vai trị của con người ln được thể hiện và đề cao. Xét trên phạm vi
quốc gia cũng phải cần vai trị đóng góp của lao động. trong một doanh nghiệp,
vai trò của lao động được thể hiện qua nhiều khía cạnh khác nhau. Trong hoạt
động, lao động thực hiện các thao tác để vận hành máy móc, với mục đích tạo ra
sản phẩm cho doanh nghiệp và xã hội. Chính vì vậy, lao động là một yếu tố đầu
vào của mọi quá trình sản xuất ở bất cứ doanh nghiệp nào và khơng thể có gì
thay thế hồn toàn lao động được.
2.1.1.3. Phân loại lao động trong doanh nghiệp
Việc phân loại người lao động có ý nghĩa quan trọng trong việc phân bổ,

5


quy hoạch sử dụng lao động, phục vụ trực tiếp cho việc tính tốn, lập dự tốn chi
phí lao động trực tiếp, gián tiếp. Có nhiều tiêu chí để phân loại lao động, tùy
thuộc vào mục đích, ý nghĩa và yêu cầu quản lý của các đối tượng khác nhau.
Trước hết, nếu căn cứ vào tính chất cơng việc mà người lao động đảm nhận,
lao động của doanh nghiệp cũng như của từng bộ phận trong doanh nghiệp được
chia thành 2 loại là lao động trực tiếp và lao động gián tiếp.
Lao động trực tiếp là những người trực tiếp tiến hành các hoạt động SXKD
để tạo ra sản phẩm hay trực tiếp thực hiện các công việc dịch vụ nhất định. Do là

lực lượng trực tiếp sản xuất nên lao động trực tiếp ln là bộ phận có vị trí quan
trọng trong doanh nghiệp. Tùy thuộc vào đặc điểm, lĩnh vực hoạt động mà tính
chất, yêu cầu tay nghề, chun mơn của đội ngũ lao động này cũng có những
điểm khác nhau.
Theo nội dung công việc mà người lao động thực hiện, lao động trực tiếp
được chia thành: Lao động SXKD chính, lao động SXKD phụ trợ, lao động của
các hoạt động khác.
Theo năng lực và trình độ chuyên môn, lao động trực tiếp được phân thành
các loại:
- Lao động tay nghề cao: Gồm những người đã qua đào tạo chun mơn và
có nhiều kinh nghiệm trong cơng việc thực tế, có khả năng đảm nhận các cơng
việc phức tạp địi hỏi trình độ cao.
- Lao động có tay nghề trung bình: Gồm những người đã qua đào tạo
chuyên môn, nhưng thời gian công tác thực tế chưa nhiều hoặc những người
chưa được đào tạo qua trường lớp chuyên mơn nhưng có thời gian làm việc thực
tế tương đối lâu được trưởng thành do học hỏi từ thực tế.
Lao động gián tiếp là những người trực tiếp chỉ đạo các hoạt động, là
những lao động quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và các lao động phục vụ
khác trong doanh nghiệp. Lao động gián tiếp tuy không trực tiếp tạo ra sản phẩm
nhưng đây lại là đội ngũ khơng thể thiếu trong mỗi tổ chức. Do vai trị vị trí của
nó, lao động gián tiếp địi hỏi những năng lực cao hơn, nhất là năng lực về tổ
chức quản lý. Lao động gián tiếp ở nhiều vị trí khác nhau nên yêu cầu về chuyên
môn, nghiệp vụ cũng rất khác nhau.
Theo nội dung công việc và nghề nghiệp chuyên môn, loại lao động này
được chia thành: Nhân viên kỹ thuật, nhân viên quản lý kinh tế, nhân viên quản
lý hành chính.
6


Theo năng lực và trình độ chun mơn, lao động gián tiếp được phân thành

các loại:
- Chuyên viên chính: Là những người có trình độ từ đại học trở lên có trình
độ chun mơn cao, có khả năng giải quyết các cơng việc mang tính tổng hợp,
phức tạp.
- Chun viên: Cũng là những người lao động đã tốt nghiệp đại học, trên
đại học, có thời gian cơng tác tương đối lâu, trình độ chun mơn tương đối cao.
- Cán sự: Gồm những người mới tốt nghiệp đại học, có thời gian công tác
thực tế chưa nhiều.
- Nhân viên: Là những người lao động gián tiếp với trình độ chun mơn
thấp, có thể đã qua đào tạo các trường lớp chuyên mơn, nghiệp vụ, hoặc chưa qua
đào tạo.
Thứ hai, ngồi phân loại theo lao động trực tiếp, lao động gián tiếp, việc
phân loại theo các tiêu chí khác, như phân loại theo giới tính, độ tuổi, trình độ đào
tạo… cũng có ý nghĩa quan trọng trong tổ chức quản lý lao động ở mỗi doanh
nghiệp. Phân loại lao động theo giới tính thể hiện tính phù hợp về giới đối với
cơng việc đảm nhận. Phân loại theo độ tuổi ngoài ý nghĩa cho biết khả năng sức
khỏe của lao động, còn thể hiện kinh nghiệm đối với những công việc, nghề
nghiệp đặc thù. Phân loại lao động theo trình độ đào tạo không những phản ánh
chất lượng của đội ngũ lao động mà cịn là cơ sở để phân cơng, bố trí lao động cho
phù hợp với vị trí của từng công việc cụ thể.
Phân loại lao động trong doanh nghiệp có ý nghĩa lớn trong việc nắm bắt
thơng tin về số lượng và thành phần lao động, về trình độ nghề nghiệp của
người lao động trong doanh nghiệp, về sự bố trí lao động trong doanh nghiệp
từ đó thực hiện phân cơng, bố trí và quy hoạch lao động cho phù hợp với điều
kiện cụ thể. Mặt khác, thông qua phân loại lao động trong toàn doanh nghiệp
và từng bộ phận giúp cho việc lập dự tốn chi phí nhân cơng trong chi phí
SXKD, lập kế hoạch quỹ lương và thuận lợi cho việc kiểm tra tình hình thực
hiện các kế hoạch và dự toán này (Phạm Qúy Long, 2008).
2.1.2. Quản lý lao động trong doanh nghiệp
2.1.2.1. Khái niệm, chức năng của quản lý

a. Khái niệm về quản lý lao động:

7


Quản lý là q trình cơng việc cùng thơng qua hoạt động của các cá nhân,
các nhóm và các nguồn lực khác (thiết bị, vốn, công nghệ) để đạt được những
mục tiêu của tổ chức. Quản lý được thử thách và đánh giá qua việc đạt được các
mục tiêu thông qua sự tổ chức và thực hiện các kỹ năng khác nhau.
Quản lý là hành động có hướng đích của chủ thể quản lý đối với khách thể
quản lý. Tùy thuộc vào đối tượng, vị trí và mục đích quản lý khác nhau mà các
chủ thể quản lý và khách thể quản lý cũng khác nhau. Đối tượng quản lý có thể là
con người hay những cơng việc, hoạt động cụ thể, trong đó quản lý con người,
mà cụ thể là quản lý lao động trong doanh nghiệp, tổ chức là đối tượng quản lý
có nhiều đặc thù (Phan Huy Đường, 2012).
Nếu xét theo quan điểm của lý thuyết hệ thống và lý thuyết quản lý thì bất
cứ doanh nghiệp nào cũng là một hệ thống được tạo thành từ hai hệ thống bộ
phận là hệ thống bộ phận quản lý và hệ thống bộ phận bị quản lý.
Hệ thống quản lý bao gồm hệ thống các chức năng quản lý, hệ thống các
bộ phận quản lý (các phòng, ban) và những cán bộ, nhân viên làm việc trong đó;
Hệ thống các mối quan hệ quản lý và hệ thống các phương tiện vật chất - kỹ
thuật, các phương pháp quản lý cần thiết để giải quyết các công việc quản lý.
Hệ thống bị quản lý là hệ thống sản xuất bao gồm các phân xưởng, bộ phận
sản xuất và tồn bộ lực lượng lao động, vật tư máy móc, phương tiện kỹ thuật và
phương pháp công nghệ được bố trí và sử dụng trong đó. Nhờ có hoạt động lao động
của lao động quản lý mà các chức năng quản lý được thực hiện, làm cho quản lý trở
thành quá trình.
Thuật ngữ "lãnh đạo" đang được sử dụng ngày càng nhiều hơn khi nhắc đến
vai trò của người quản lý vì chức năng của lãnh đạo là xử lý thay đổi. Người
quản lý cần phải lãnh đạo giỏi để thay đổi sản phẩm, hệ thống và con người một

cách năng động. Để đi tiên phong trong việc thay đổi, người quản lý cần có
những kỹ năng để tạo ra một viễn cảnh tương lai hấp dẫn và làm cho viễn cảnh
đó trở thành hiện thực. Các doanh nghiệp đều có các nguồn lực bao gồm tiền bạc,
vật chất, thiết bị, con người cần thiết để tạo ra hàng hóa và dịch vụ mà doanh
nghiệp đưa ra thị trường. Hầu hết các doanh nghiệp đều xây dựng các thủ tục,
quy trình về cung cấp nguyên vật liệu và thiết bị nhằm đảm bảo việc cung cấp
đầy đủ chúng khi cần thiết. Tương tự như vậy, các doanh nghiệp cần phải quan
tâm đến qui trình quản lý con người - một nguồn lực quan trọng và cũng là đối
tượng có nhiều điểm khác biệt nhất trong doanh nghiệp.

8


Quản lý lao động ở các cấp độ khác nhau bao gồm tất cả những quyết định
và hoạt động quản lý có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa doanh nghiệp và đội
ngũ nhân viên của doanh nghiệp.
Mục tiêu chủ yếu của quản lý lao động là nhằm đảm bảo đủ về số lượng và
cơ cấu đội ngũ lao động với mức trình độ và kỹ năng phù hợp, bố trí họ vào đúng
cơng việc, và vào đúng thời điểm để đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp.
Như vậy, một câu hỏi đặt ra: ai phụ trách quản lý lao động trong quản lý doanh
nghiệp? rõ ràng câu trả lời sẽ là: mọi nhà quản lý trong doanh nghiệp.
Quản lý lao động là đảm bảo bố trí đúng người với kỹ năng và trình độ phù
hợp, vào đúng cơng việc và vào đúng thời điểm thích hợp để thực hiện mục tiêu
của doanh nghiệp. Nhưng dù ở bất cứ xã hội nào vấn đề mấu chốt trong quản lý
nói chung vẫn là quản lý lao động. Một doanh nghiệp dù có nguồn tài chính dồi
dào, nguồn tài ngun vật tư phong phú, hệ thống máy móc thiết bị hiện đại đi
chăng nữa cũng sẽ trở nên vơ ích, nếu không biết hoặc quản trị kém nguồn tài
nguyên nhân lực. Chính cung cách quản trị tài nguyên nhân lực này tạo ra bộ mặt
văn hóa của tổ chức, tạo ra bầu khơng khí có sự đồn kết giúp đỡ lẫn nhau, để
hạn chế các căng thẳng, bất ổn trong quan hệ giữa con người với con người trong

doanh nghiệp.
Lãnh đạo giỏi được thử thách qua sự thành công trong việc và làm thay đổi
hệ thống các quan hệ giữa con người với nhau. Trong thực tế có sự khác biệt khá
rõ giữa hiệu quả và hiệu suất. Theo định nghĩa của Kathryn Bartol thì "Nếu hiệu
quả là làm đúng việc phải làm thì hiệu suất lại có nghĩa là phải làm đúng cách để
đạt được mục tiêu đã đề ra trong hoàn cảnh, điều kiện thực tế" (Nguyễn Thơ
Sinh, 2011). Nghe có vẻ đơn giản, nhưng để làm được việc này, người quản lý
phải thể hiện khả năng xây dựng mục tiêu và lập kế hoạch của mình. Khi kế
hoạch được hồn thành thì chuyển tải thơng tin kế hoạch đến cấp trên và cấp
dưới. Trong suốt quá trình thực hiện kế hoạch, người quản lý sẽ cần đến các công
cụ giải quyết vấn đề và khi cần thiết phải ra và thực thi các quyết định trong
phạm vi quyền hạn của mình.
Người quản lý phải đạt được các mục tiêu của tổ chức cùng với hoặc
thông qua các cá nhân, do vậy để tạo ra chất lượng công việc cao, người quản
lý cần tạo ra môi trường làm việc thuận lợi, tìm hiểu và thoả mãn các nhu cầu
của người lao động.

9


b. Chức năng quản lý:
Quản lý là một trong những nội dung quan trọng của các doanh nghiệp bất
kể loại hình, quy mơ hay thị trường. Là chủ doanh nghiệp, cần quan tâm tới thực
tế quản trị. Đôi khi chủ doanh nghiệp cùng một lúc đóng hai vai trị, vừa là nhà
lãnh đạo, vừa là nhà quản lý. Có rất nhiều công việc mà nhà quản lý cần thực
hiện hàng ngày để mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Vì vậy, họ cần có những
kỹ năng cần thiết để thực hiện các cơng việc quản lý. Có rất nhiều cách diễn đạt
khác nhau về chức năng quản lý. Tuy nhiên cho dù có các cách tiếp cận khác
nhau, tùy thuộc vào mục đích, nhưng các quan điểm đều thể hiện điểm chung và
cho rằng quản lý có 4 chức năng cơ bản dưới đây:

(1) Lập kế hoạch, hoạch định hay dự toán:
Lập kế hoạch là một trong những chức năng quản lý cũng như là cơng việc
quan trọng có tính thường xuyên, hằng ngày của mọi nhà quản lý. Nhà quản lý là
người lập các kế hoạch tương lai của tổ chức và suy nghĩ các về cách thực thi và
nguồn lực cần thiết. Vì vậy, lập kế hoạch trở thành một trong những nhiệm vụ
quản lý quan trọng nhất.
Kế hoạch dự tốn lập ra hướng tới một mục đích nào đó sẽ là căn cứ để tổ
chức hành động vì mục tiêu đã định. Bất cứ hoạt động nào cũng phải có căn cứ
hay kế hoạch mới có thể đạt được mục tiêu một cách hiệu quả.
(2) Tổ chức thực hiện:
Kế hoạch sau khi lập ra phải được tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc,
phù hợp mới có thể biến kế hoạch trở thành hiện thực. Tổ chức thực hiện kế
hoạch là một trong những khâu quản lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong
doanh nghiệp. Việc tổ chức thực hiện kế hoạch liên quan đến việc huy động, sử
dụng các nguồn lực nên địi hỏi cơng tác tổ chức phải khoa học, phù hợp với đặc
điểm, điều kiện hoạt động ở mỗi thời điểm khác nhau. Các nội dung kế hoạch
khác nhau đòi hỏi nội dung, cách thức tổ chức thực hiện kế hoạch cũng phải khác
nhau. Khơng có trình độ tổ chức cao, khoa học các hoạt động của doanh nghiệp
sẽ bị xáo trộn. Bởi vì mỗi doanh nghiệp có nhiều bộ phận, nhiều ý kiến và hành
vi khác nhau. Vì vậy kỹ năng tổ chức là một phần việc của nhà quản lý tạo nên
sự khác biệt của doanh nghiệp.
(3) Kiểm tra, giám sát:
Trong thực tế, do tác động của nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan

10


nên có nhiều yếu tố sẽ bị thay đổi, chính vì vậy các chỉ tiêu kế hoạch xây dựng có
thể sẽ khơng cịn phù hợp. Từ những thay đổi trên, mục tiêu của hoạt động cũng
có thể thay đổi nên việc kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện kế hoạch là nội

dung quan trọng, không thể thiếu trong quản lý. Kiểm tra, giám sát là hoạt động
nhằm đối chiếu các chỉ tiêu thực hiện với kế hoạch và căn cứ vào các điều kiện
thay đổi để có các điều chỉnh kịp thời. Kiểm tra là một trong những công việc
của nhà quản lý. Khơng có giám sát hay bng lỏng giám sát sẽ đem đến những
kết quả thực tế khơng như kế hoạch ban đầu. Mục đích của việc theo dõi, giám
sát, kiểm tra là để giảm thiểu tối đa sự chênh lệch giữa hoạch định và thực tế.
(4) Ra quyết định:
Ra quyết định là hành động và cũng là chức năng của quản lý. Ra quyết
định cũng được hiểu là cho phép thực hiện một hành động nào đó, cũng có thể là
điều chỉnh hành động cho phù hợp với thực tế. Ra quyết định là chức năng cuối
cùng của quản lý nhưng nó lại được thể hiện ở tất cả các chức năng trên. Đó là
các quyết định về chỉ tiêu kế hoạch, quyết định các hành động tổ chức thực hiện
kế hoạch, quyết định trong kiểm tra, giám sát.
Mỗi quyết định của lãnh đạo luôn liên quan tới sự thành cơng, thất bại,
thậm chí là vận mệnh của cả doanh nghiệp. Vì thế, với người lãnh đạo, kỹ năng
ra quyết định phải được rèn luyện để nâng lên tầm “Nghệ thuật”. Ra quyết định
là khâu mấu chốt, thể hiện năng lực, phẩm chất của nhà quản lý trong việc lựa
chọn phương án tối ưu để giải quyết vấn đề một cách kịp thời. Để có kĩ năng ra
quyết định, người cán bộ phải học tập lâu dài, hiểu biết sâu sắc lí luận, phải trải
nghiệm và đúc rút kinh nghiệm liên tục.
Trong công việc hàng ngày, nhà lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp thường
xuyên phải đưa ra quyết định. Với những quyết định đơn giản họ có thể dễ dàng
đưa ra, khơng tốn thời gian, mà vẫn hiệu quả. Với những quyết định phức tạp thì
nhà lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp phải tốn rất nhiều thời gian nhưng đôi khi lại
không đạt được hiệu quả như mong muốn. Những quyết định phức tạp thường rất
quan trọng, có thể ảnh hưởng tới nhiều mặt của doanh nghiệp: chất lượng sản
phẩm, dịch vụ, doanh thu, năng suất, sự thành công trên thương trường. Những
quyết định này cần phải đưa ra một cách chính xác và hiệu quả nhất. Tuy nhiên,
hầu hết người lãnh đạo thường không đủ những điều kiện của sự hợp lý để lựa
chọn phương án tối ưu nhất. Thậm chí, một vấn đề đã chín muồi và đã được đặt

ra, song quyết định thế nào còn tùy thuộc vào động cơ và bản lĩnh của một giám

11


đốc. Để có một quyết định đúng đắn phụ thuộc rất lớn vào động cơ của người
quyết định ra nó. Đó là một nghệ thuật lựa chọn đầy bản lĩnh kết hợp giữa kiến
thức và kinh nghiệm thương trường.
Trong quản lý sẽ có nhiều đối tượng quản lý khác nhau, cụ thể theo từng
lĩnh vực hoạt động. Tuy nhiên cho dù là đối tượng quản lý là gì, lĩnh vực hoạt
động nào, kể cả lĩnh vực quản lý lao động thì tất cả các chức năng quản trên đều
phải được thể hiện đầy đủ và gắn kết với nhau thành một hệ thống.
2.1.2.2. Nội dung quản lý lao động trong doanh nghiệp
a. Công tác kế hoạch về lao động
Nhu cầu lao động gắn liền với sự phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh
nghiệp và được thể hiện qua các tiêu chí về số lượng, chất lượng lao động và các
tiêu chí đặc thù khác. Để đảm bảo nguồn lực cho nhu cầu sản xuất, trước hết các
doanh nghiệp cần phải dự tính trước số lượng hay chất lượng các loại lao động
cần sử dụng cho từng ngành, từng lĩnh vực và theo từng thời điểm khác nhau, nói
khác đi là phải có kế hoạch về lao động.
Kế hoạch về lao động là việc dự tính nhu cầu lao động từng loại đáp ứng
yêu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh từng giai đoạn cụ thể. Dự tính tốt nhu
cầu lao động sẽ là căn cứ để tổ chức tuyển dụng lao động, phân bổ lao động
nhằm hoàn thành tốt cơng việc và q trình thực hiện mục tiêu. Cơng tác kế
hoạch về lao động phải được thể hiện cho từng loại lao động. Trước hết đối với
lao động quản lý, xét về vai trò được thể hiện theo 2 tiêu thức:
- Theo chức năng: Vai trò của họ đối với việc quản lý tồn bộ q trình sản
xuất (tức là theo tính chất của các chức năng mà họ phải thực hiện);
- Theo vai trò của họ đối với việc thực hiện chức năng quản lý.
Xét theo chức năng, vai trò lao động quản lý được phân thành:

+ Nhân viên quản lý kỹ thuật;
+ Nhân viên quản lý kinh tế;
+ Nhân viên quản lý hành chính.
Nhân viên quản lý kỹ thuật là những người được đào tạo ở trường kỹ thuật
hoặc đã được rèn luyện trong thực tế sản xuất có trình độ kỹ thuật tương đương,
được cấp trên có thẩm quyền thừa nhận bằng văn bản đồng thời phải là người
trực tiếp làm công tác kỹ thuật hoặc tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn công tác kỹ

12


thuật trong doanh nghiệp. Đó là các giám đốc hoặc phó giám đốc phụ trách kỹ
thuật, quản đốc hoặc phó quản đốc phụ trách kỹ thuật, trưởng phó phịng ban kỹ
thuật và các kỹ sư, kỹ thuật viên, nhân viên làm ở các phòng ban kỹ thuật.
Nhân viên quản lý kinh tế là những người làm công tác lãnh đạo, tổ chức,
quản lý các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là các Giám
đốc hay phó giám đốc phụ trách kinh doanh, kế toán trưởng, các cán bộ, nhân
viên cơng tác ở các phịng, ban, bộ phận như: Kế hoạch thống kê -kế toán tài vụ
lao động - tiền lương, cung tiêu, điều độ vv... của doanh nghiệp.
Nhân viên quản lý hành chính là những người làm công tác tổ chức, nhân
sự, thi đua, khen thưởng, quản trị hành chính, văn thư đánh máy, tổng đài điện
thoại, phiên dịch phát thanh, lái xe con liên lạc, bảo vệ thường trực, phòng chữa
cháy, tạp vụ, vệ sinh, lái xe đưa đón cơng nhân đi làm v..v..
Nếu xét theo vai trò đối với việc thực hiện chức năng quản lý, lao động
quản lý được phân loại thành:
- Cán bộ lãnh đạo;
- Các chuyên gia;
- Nhân viên thực hành kỹ thuật.
Cán bộ lãnh đạo là những người lao động quản lý trực tiếp thực hiện chức
năng lãnh đạo, bao gồm: Giám đốc, phó giám đốc, quản đốc và phó quản đốc,

các trưởng ngành, đốc cơng, trưởng phó các phịng ban trong bộ máy quản lý
doanh nghiệp.
Các chuyên gia là những lao động quản lý không thực hiện chức năng lãnh
đạo trực tiếp mà thực hiện các công việc chuyên môn. Bao gồm: Các cán bộ kinh
tế, kỹ thuật viên, cán bộ thiết kế và công nghệ và những người cộng tác khoa học
(nếu có) như: Nhà tốn học, tâm lý học, xã hội học.
Nhân viên thực hành kỹ thuật là những người lao động quản lý thực hiện
các công việc đơn giản, thường xuyên lập đi lập lại, mang tính chất thông tin -kỹ
thuật và phục vụ bao gồm: Các nhân viên hoạch toán và kiểm tra, các nhân viên
làm cơng tác hành chính, các nhân viên làm cơng tác phục vụ.
Sự phân loại và xây dựng kế hoạch lao động quản lý như trên có ý nghĩa
quan trọng đối với việc nghiên cứu và đánh giá cơ cấu tỷ lệ về số lượng và chất
lượng của đội ngũ lao động quản lý, phù hợp với những đặc điểm, quy mơ loại
hình sản xuất của doanh nghiệp. Đồng thời sự phân loại đó cịn cho thấy, các loại

13


×