Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp khiếu nại khiếu kiện về đất đai tại huyện yên bình tỉnh yên bái luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 105 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN VĂN TỒN

ĐÁNH GIÁ CƠNG TÁC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP,
KHIẾU NẠI, KHIẾU KIỆN VỀ ĐẤT ĐAI TẠI
HUYỆN YÊN BÌNH, TỈNH YÊN BÁI

Ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

60.85.01.03

Người hướng dẫn khoa học: GVC.TS. Phạm Phương Nam

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ, lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng



Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Toàn

i

năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc thầy giáo TS. Phạm Phương Nam đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công
sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban quản lý đào tạo, Bộ
môn Quản lý đất đai Khoa Quản lý đất đai - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận
tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Văn phòng đăng ký
đất đai và phát triển quỹ đất huyện Yên Bình đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong
suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi và giúp đỡ tôi, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn


Nguyễn Văn Toàn

ii

năm 2017


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lơi cam ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ..................................................................................................... vii
Danh mục bảng .............................................................................................................. viii
Danh mục hình .................................................................................................................. x
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... xi
Thesis abstract................................................................................................................ xiii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu của đề tài.............................................................................................. 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2


1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ........... 2

1.4.1.

Những đóng góp mới .......................................................................................... 2

1.4.2.

Ý nghĩa khoa học ................................................................................................ 3

1.4.3.

Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................ 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 4
2.1.

Một số vấn đề lý luận liên quan đến giải quyết tranh chấp, khiếu nại,
khiếu kiện về đất đai ........................................................................................... 4

2.1.1.

Đất đai................................................................................................................. 4

2.1.2.

Người sử dụng đất .............................................................................................. 5


2.1.3.

Tranh chấp đất đai .............................................................................................. 7

2.1.4.

Khiếu nại về đất đai .......................................................................................... 10

2.1.5.

Khiếu kiện về đất đai ........................................................................................ 12

2.1.6.

Một số khái niệm liên quan tới giải quyết tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về
đất đai ................................................................................................................................15

2.2.

Quy định về giải quyết tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về đất đai tại
một số nước trên thế giới và kinh nghiệp đối với Việt Nam ............................ 17

2.2.1.

Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về đất đai tại Anh ....................... 17

2.2.2.

Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về đất đai tại Mỹ ........................ 18


iii


2.2.3.

Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về đất đai tại Pháp...................... 19

2.2.4.

Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về đất đai tại Hàn Quốc ............. 19

2.2.5.

Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về đất đai tại Trung Quốc .......... 20

2.2.6.

Một số nhận xét về giải quyết tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện tại các
nước .................................................................................................................. 20

2.3.

Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về đất đai tại Việt Nam qua
các giai đoạn ..................................................................................................... 21

2.3.1.

Giai đoạn trước khi Luật Đất đai năm 1993 có hiệu lực .................................. 21

2.3.2.


Giai đoạn Luật Đất đai 1993 có hiệu lực .......................................................... 21

2.3.3.

Giai đoạn từ khi Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực........................................ 22

2.3.4.

Giai đoạn Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến nay .................................... 22

2.4.

Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về đất đai tại một số
địa phương ........................................................................................................ 23

2.4.1.

Thành phố Đà Nẵng .......................................................................................... 23

2.4.2.

Thành phố Hồ Chí Minh ................................................................................... 24

2.4.3.

Thành phố Hà Nội ............................................................................................ 25

2.4.4.


Tỉnh Yến Bái .................................................................................................... 26

2.4.5.

Nhận xét chung về công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện
của các địa phương ........................................................................................... 27

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 29
3.1.

Địa điểm nghiên cứu......................................................................................... 29

3.2.

Thời gian nghiên cứu ........................................................................................ 29

3.3.

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 29

3.4.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 29

3.4.1.

Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Yên Bình ................. 29

3.4.2.


Thực trạng quản lý, sử dụng đất tại huyện Yên Bình ....................................... 29

3.4.3.

Kết quả giải quyết tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về đất đai tại huyện n
Bình ...................................................................................................................................29

3.4.4.

Đánh giá cơng tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về đất đai
tại huyện n Bình ........................................................................................... 29

3.4.5.

Giải pháp hồn thiện cơng tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện
về đất đai tại huyện Yên Bình .......................................................................... 30

iv


3.5.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 30

3.5.1.

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp............................................................... 30

3.5.2.


Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ................................................................ 30

3.5.3.

Phương pháp tổng hợp, xử lý, phân tích số liệu ............................................... 31

3.5.4.

Phương pháp so sánh ........................................................................................ 32

3.5.5.

Phương pháp đánh giá ...................................................................................... 32

Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 33
4.1.

Khái quát điêu kiên tư nhiên, kinh tê - xã hội huyện Yên Bình ....................... 33

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 33

4.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội.................................................................................. 35

4.1.3.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội .................................... 40


4.2.

Thực trạng quản lý, sử dụng đất tại huyện Yên Bình ....................................... 42

4.2.1.

Thực trạng quản lý đất đai ................................................................................ 42

4.2.2.

Hiện trạng sử dụng đất ...................................................................................... 46

4.2.3.

Biến động đất đai giai đoạn 2012 – 2016 ......................................................... 46

4.3.

Kết quả giải quyết tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về đất đai tại huyện Yên
Bình ............................................................................................................................. 48

4.3.1.

Tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về đất đai giai đoạn 2012-2016 .................. 48

4.3.2.

Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về đất đai tại huyện n
Bình (giai đoạn 2012-2016) .............................................................................. 58


4.4.

Đánh giá cơng tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về đất đai
tại huyện n Bình ........................................................................................... 64

4.4.1.

Đánh giá của người có liên quan đến giải quyết tranh chấp, khiếu nại,
khiếu kiện về đất đai trên địa bàn huyện Yên Bình .......................................... 64

4.4.2.

Đánh giá của hộ gia đình, cá nhân có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về
đất đai trên địa bàn huyện Yên Bình ................................................................ 70

4.4.3.

Đánh giá chung về giải quyết tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về đất đai
tai huyện Yên Bình ........................................................................................... 80

4.5.

Giải pháp hồn thiện cơng tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện
về đất đai tại huyện Yên Bình .......................................................................... 83

4.5.1.

Tăng cường phối hợp giữa các ngành chức năng trong việc giải quyết
tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về đất đai ..................................................... 83


v


4.5.2.

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức giải quyết tranh chấp,
khiếu nại, khiếu kiện về đất đai ........................................................................ 83

4.5.3.

Đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí cho việc quản lý nhà nước về đất đai, giải
quyết tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện trên địa bàn huyện Yên Bình ............. 83

4.5.4.

Đơn giản hóa các thủ tục hành chính quản lý nhà nước về đất đai, giải
quyết tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện trên địa bàn huyện Yên Bình ............. 84

4.5.5.

Hồn thiện cơng tác lập, quản lý hồ sơ địa chính và xử lý tồn đọng trên
địa bàn huyện Yên Bình ................................................................................... 84

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 85
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 85

5.2.


Kiến nghị .......................................................................................................... 86

Tài liêu tham khao .......................................................................................................... 87

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa Tiếng Việt

CBCC

Cán bộ công chức

CNTT

Công nghệ thông tin

GCNQSD

Giấy chứng nhận quyền sử dụng

GPMB

Giải phóng mặt bằng

GTSX


Giá trị sản xuất

HCNN

Hành chính nhà nước

HVHC

Hành vi hành chính

HĐND

Hội đồng nhân dân

KK

Khiếu kiện

KN

Khiếu nại

KNKK

Khiếu nại khiếu kiện

MTTQ

Mặt trận tổ quốc


QĐHC

Quyết định hành chính

QPPL

Quy phạm pháp luật

QSDĐ

Quyền sử dụng đất

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

TC

Tranh chấp

UBND

Uỷ ban nhân dân

VPPL

Vi phạm pháp luật

vii



DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1.

Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế huyện Yên Bình thời kỳ
2012- 2016 ................................................................................................. 36

Bảng 4.2.

Hiện trạng sử dụng đất của huyện Yên Bình năm 2016 ............................ 46

Bảng 4.3.

Biến động diện tích các loại đất giai đoạn 2012 – 2016 ............................ 47

Bảng 4.4.

Tình hình tiếp nhận đơn tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện trên địa
bàn huyện Yên Bình (giai đoạn 2012-2016) ............................................. 50

Bảng 4.5.

Phân loại nội dung tranh chấp đất đai (Giai đoạn 2012-2016) .................. 52

Bảng 4.6.

Phân loại nội dung khiếu nại về đất đai (Giai đoạn 2012-2016) ............... 55

Bảng 4.7.


Phân loại nội dung khiếu kiện về đất đai (Giai đoạn 2012-2016) ............. 57

Bảng 4.8.

Kết quả giải quyết tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện Yên Bình
(Giai đoạn 2012 – 2016) ............................................................................ 59

Bảng 4.9.

Kết quả giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện Yên Bình
(Giai đoạn 2012 – 2016) ............................................................................ 60

Bảng 4.10. Kết quả vụ việc khiếu nại đã giải quyết xong trên địa bàn huyện Yên
Bình (Giai đoạn 2012 – 2016) ................................................................... 61
Bảng 4.11. Kết quả chấp hành thời gian giải quyết vụ việc khiếu nại đã giải
quyết xong trên địa bàn huyện Yên Bình (Giai đoạn 2012 – 2016) .......... 62
Bảng 4.12. Kết quả giải quyết khiếu kiện về đất đai trên địa bàn huyện Yên
Bình (Giai đoạn 2012 – 2016) ................................................................... 63
Bảng 4.13. Đánh giá mức độ quan tâm của cấp trên và mức độ hiểu biết pháp
luật của người có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện .................................. 64
Bảng 4.14. Đánh giá ý thức chấp hành pháp luật, thủ tục giải quyết tranh chấp,
khiếu nại, khiếu kiện về đất đai ................................................................. 65
Bảng 4.15. Đánh giá kết quả và thời hạn giải quyết tranh chấp, khiếu nại, khiếu
kiện ............................................................................................................ 66
Bảng 4.16. Đánh giá thực hiện quyết định và nhân lực giải quyết .............................. 67
Bảng 4.17. Đánh giá cơ sở vật chất và kinh phí giải quyết tranh chấp, khiếu nại,
khiếu kiện .................................................................................................. 68
Bảng 4.18. Ý kiến, đề xuất những hạn chế và giải quyết tranh chấp, khiếu nại,
khiếu kiện về đất đai .................................................................................. 69

Bảng 4.19. Nguyên nhân của các tranh chấp đất đai ................................................... 70

viii


Bảng 4.20. Các nội dung khiếu nại về đất đai ............................................................. 72
Bảng 4.21. Đánh giá thủ tục hành chính, thời gian giải quyết và ứng sử của
người giải quyết khiếu nại, khiếu kiện ...................................................... 73
Bảng 4.22. Đánh giá mức độ hiểu biết pháp luật và việc thực hiện quyết định
khiếu nại, khiếu kiện về đất đai ................................................................. 74
Bảng 4.23. Đánh giá mức độ hài lòng và cách giải quyết tranh chấp, khiếu nại,
khiếu kiện .................................................................................................. 76
Bảng 4.24. Ý kiến của người dân để giải quyết tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện
tốt hơn ........................................................................................................ 78

ix


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1.

Sơ đồ vị trí địa lý huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái ...................................... 33

Hình 2.2.

Cơ cấu kinh tế huyện Yên Bình năm 2016 ................................................ 38

x



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Văn Tồn.
Tên Luận văn: "Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về
đất đai tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái."
Ngành:

Quản lý đất đai

Mã số: 60.85.01.03

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam.
Mục đích nghiên cứu
- Phân tích, đánh giá cơng tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện đất đai
tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tranh chấp,
khiếu nại, khiếu kiện trong lĩnh vực đất đai tại huyện Yên Bình trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu: Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Yên
Bình; Thực trạng quản lý sử dụng đất trên địa bàn huyện Yên Bình; Kết quả giải quyết
tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về đất đai tại huyện n Bình; Đánh giá cơng tác
giải quyết tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về đất đai tại huyện Yên Bình; Giải pháp
hồn thiện cơng tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về đất đai tại huyện
Yên Bình.
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp; Phương pháp thu
thập số liệu sơ cấp; Phương pháp xử lý, phân tích, so sánh số liệu; Phương pháp đánh giá.
Kết quả chính và kết luận
Huyện n Bình là huyện vùng thấp nằm ở phía đơng nam tỉnh n Bái. Trung
tâm huyện cách thành phố Yên Bái 8 Km về phía đơng nam, cách thủ đơ Hà Nội 170
Km. Là đầu mối giao lưu với các tỉnh miền xuôi, với các tỉnh phía Tây và phía Tây Bắc
tổ quốc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2016 đạt 15,6%, tăng 1.1% so với năm 2012

đạt mức 14,5%. Trong đó các ngành nông, lâm nghiệp đạt 30%, công nghiệp - xây dựng
đạt 37,6% và dịch vụ đạt 32,4%.
Từ năm 2012-2016, trên địa bàn huyện Yên Bình thị trường nhà đất cũng diễn ra
sôi động hơn, giá trị đất tăng nhiều lần, gắn với sự thay đổi về chính sách pháp luật đất
đai, do đó giai đoạn này phát sinh nhiều các vụ việc tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện
liên quan đến lĩnh vực đất đai, trong giai đoạn 2012-2016 trên địa bàn huyện tiếp nhận
318 đơn thư tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về đất đai trên Trong đó 235/318 đơn
thuộc thẩm quyền giải quyết chiếm tỷ lệ 73,90%. Tranh chấp đất đai 94 vụ chiếm

xi


40,00% ; khiếu nại 118 đơn chiếm 50,21% ; khiếu kiện 23 vụ chiếm 9,79%. Kết quả
giải quyết tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện trong giai đoạn nghiên cứu đã giải 91/94 số
đơn tranh chấp đạt 96,80% ; khiếu nại đã giải quyết 113/118 đơn khiếu nại chiếm
95,76% ; khiếu kiện đã giải quyết 23/23 vụ án đạt 100%. Bên cạnh những ưu điểm vẫn
còn những tồn tại và hạn chế như cịn một số cán bộ, cơng chức năng lực, trình độ
chun mơn, kỹ năng làm việc chưa đáp ứng được trong công tác quản lý đất đai, giải
quyết TC, KN, KK; ý thức trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan đơn vị hành
chính, cán bộ, cơng chức được giao trách nhiệm giải quyết các vụ việc khiếu nại chưa
tốt, chưa thực sự coi trọng công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, khiếu hiện của
công dân; hầu hết các đơn vị đều có nhiều tồn tại trong quản lý hồ sơ, quản lý đất đai
nhưng chưa tập trung tháo gỡ, giải quyết, để gây nhiều bức xúc trong nhân dân, là
nguyên nhân phát sinh khiếu nại và gây khó khăn trong q trình giải quyết.
Việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về đất đai tại huyện Yên Bình
trong giai đoạn 2012-2016 đã đạt được những kết quả nhất định, song vẫn còn một số
hạn chế cần được khắc phục thông qua việc nâng cao chất lượng, năng lực, ý thức trách
nhiệm của cán bộ, công chức; đề cao sự quan tâm, phối hợp của các ngành, các cấp
trong giải quyết tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện của công dân; sự chỉ đạo quyết liệt để
xử lý tồn đọng ở các đơn vị và tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả

hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước về đất đai và đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
phổ biến pháp luật về đất đai cho người dân.

xii


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Van Toan
Thesis title: “Assessment on the settlement of land disputes, sues and complaints in
Yen Binh district, Yen Bai province ".
Major: Land Management

Code: 60.85.01.03

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA).
Research objectives:
- To analyze and evaluate the settlement of land disputes, sues and complaints in
Yen Binh district, Yen Bai province.
- To propose some solutions to improve the settlement efficiency of land disputes,
sues and complaints in Yen Binh district in the coming time.
Research methods
The content of the study: Summarizing the socio-economic conditions of Yen
Binh district; Real state of land use management in Yen Binh district; Results of
settlement of land disputes, sues and complaints in Yen Binh district; Evaluating the
settlement of land disputes, sues and complaints in Yen Binh district; Giving the
solutions to complete the settlement of land disputes, sues and complaints in Yen
Binh district.
The method of the study: Method of Secondary Data Collection; Method of
primary data collection; Methods of data process, analysis and comparison;
Evaluation method.

Main results and conclusions
Yen Binh District is a low district in the southeast of Yen Bai Province. The
district’s center is 8 km far from Yen Bai city, 170 km south-east from Hanoi city.
Being a focal point for exchanging with other plain provinces, and with the western and
northwestern provinces. The economic growth rate in 2016 is 15.6%, increasing by
1.1% compared to 2012 at 14.5%. Of which, agriculture and forestry accounted for
30%, industry – construction sector accounted for 37.6% and service sector accounted
for 32.4%.
From 2012 to 2016, Yen Binh district's housing market was more active when the
land value increased several times, along with the change of land legislation policy, so
there were many land disputes, sues and complaints. In this period, the district received
318 applications for land disputes, sues and complaints of which 235 / 318 are under the

xiii


jurisdiction accounting for 73.90%. Land disputes with 94 cases accounted for 40.00%;
118 applications for complaints accounted for 50.21%; 23 sue cases accounted for
9.79%. The settlement results of disputes, sues and complaints during the study period
are: disputes gained 91/94 cases accounting for 96.80%; complaints have been settled
113/118 cases accounting for 95.76%; sues have been settled 23/23 cases accounting for
100%. Apart from the advantages, there are still shortcomings and limitations such as
the government staff having capacity, professional knowledge and working skills,
which cannot meet the demand of land management, settlement of land disputes, sues
and complaints; the responsible spirit of the units’ leaders and government staff in
charge of settlement of land disputes, sues and complaints is not good enough and don’t
still realize the importance of their work; most of the units have many shortcomings in
the file and land management, but they have not solved these problems, which has
caused many complaints in the people, forming the complaints and difficulties in the
process of settlement.

The settlement of land disputes, sues and complaints in Yen Binh district in the
period 2012-2016 has achieved certain results, but there are still some limitations that
need to be overcome by improving the quality, capacity and sense of responsibility of
the government staff; It’s necessary to promote the interests and coordination of various
sectors and levels in settling disputes, sues and complaints of citizens; It’s also
important to have the strong direction to deal with the backlog of the units and further
reform the administrative procedures to improve the performance of the state
management agency on land and to promote propaganda and dissemination of land law
for the people.

xiv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai được coi là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, nó khẳng định chủ
quyền của mỗi quốc gia. Bất kỳ một quốc gia nào, nhà nước nào cũng có một quỹ
đất mà thiên nhiên ban tặng được giới hạn bởi ranh giới quốc gia. Đất là thành
phần quan trọng của môi trường sống, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là địa bàn phân
bố dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng. Đất
đai là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia, có giới hạn về số lượng và cố định về vị
trí. Luật Đất đai năm 2013 đã khẳng định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà
nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng
đất cho người sử dụng đất theo quy định pháp luật”.
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, các quan hệ đất đai cũng ngày
càng được thiết lập đa dạng và phong phú hơn cả bề rộng lẫn chiều sâu. Đặc biệt,
với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường, các quan hệ đất đai
cũng ngày càng lan rộng nhanh chóng ở phạm vi quy mơ cũng như độ phức tạp
của nó. Kéo theo đó, các tranh chấp, mâu thuẫn, bất đồng của các chủ thể tham
gia quan hệ cũng phát sinh và phát triển theo chiều hướng đa dạng và phức tạp về

tính chất, mức độ ngày càng phổ biến hơn.
Tình hình tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện của công dân trong lĩnh vực đất
đai diễn ra gay gắt, phức tạp ở hầu hết các địa phương trong cả nước, nhiều nơi
đã trở thành điểm nóng. Số lượng đơn thư vượt cấp gửi đến các cơ quan ở Trung
ương nhiều, nội dung thể hiện tính bức xúc gay gắt, khơng chấp nhận với cách
giải quyết của chính quyền địa phương. Số lượng công dân đến khiếu nại trực
tiếp tại phòng tiếp dân của các địa phương, các cơ quan ở Trung ương hàng năm
cao, nhiều vụ việc công dân tụ tập thành đoàn, đi xe, căng cờ, biểu ngữ…kéo đến
các cơ quan Đảng, chính quyền… nhằm gây áp lực đòi được giải quyết quyền lợi
theo yêu cầu. Số lượng công dân tập trung đông chủ yếu ở các kỳ họp Hội đồng
nhân dân, Quốc hội, Đại hội Đảng, có nơi công dân tập trung huy động thương
binh, phụ nữ, người già, trẻ em bao vây trụ sở chính quyền xã, huyện, tỉnh, doanh
nghiệp gây mất trật tự, an toàn xã hội, tình hình trên nếu khơng xử lý kịp thời sẽ
rất phức tạp, gây tâm lý hoang mang, thiếu tin tưởng vào chính quyền, ảnh hưởng
đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân và lợi ích quốc gia. Đảng và Nhà nước
1


ta luôn quan tâm, chỉ đạo kịp thời giải quyết: Ban hành nhiều Chỉ thị, Nghị quyết
về vấn đề này, đã có tác động đến tình hình khiếu nại và giải quyết khiếu nại
nhiều “điểm nóng”, nhiều vụ việc phức tạp đã được giải quyết, góp phần làm ổn
định tình hình an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội của đất nước.
Huyện Yên Bình với 26 xã, thị trấn được sự quan tâm của Tỉnh ủy, HĐND,
UBND tỉnh, nền kinh tế của huyện đã từng bước phát triển và tương đối ổn
định, văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ, an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội
được đảm bảo. Trong những năm qua huyện Yên Bình đã triển khai thực hiện
nhiều chương trình, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế xã hội.
Chính vì vậy, việc quản lý và sử dụng đất đai đang là vấn đề nóng bỏng và phức
tạp trên địa bàn huyện. Tình hình sử dụng đất khơng đúng mục đích, tranh chấp
đất đai, khiếu nại, khiếu kiện đang là vấn đề nổi cộm trên địa bàn huyện ngày

một gia tăng với nhiều tính chất và mức độ phức tạp.
Từ thực tiễn trên, nên thực hiện đề tài "Đánh giá công tác giải quyết
tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về đất đai tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên
Bái" là cần thiết.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Phân tích, đánh giá công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện
đất đai tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tranh
chấp, khiếu nại, khiếu kiện trong lĩnh vực đất đai tại huyện Yên Bình trong thời
gian tới.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Phạm vi khơng gian: Tình hình giải quyết tranh chấp, khiếu nại, khiếu
kiện về đất đai tại 26 xã, thị trấn thuộc huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
- Phạm vi thời gian: Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về
đất đai trên địa bàn nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến năm 2016.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA
THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1. Những đóng góp mới
Luận văn đã chỉ ra những ưu điểm và những tồn tại, nguyên nhân của các
tồn tại khi thực hiện giải quyết tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về đất đai tại
huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, trên cơ sở đó đã đề xuất giải pháp hồn thiện
2


công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về đất đai trong thời gian
tới trên địa bàn nghiên cứu.
1.4.2. Ý nghĩa khoa học
Luận văn đã làm rõ hơn và hệ thống hóa những vấn đề lý luận về tranh
chấp,khiếu nại, khiếu kiện về đất đai, kinh nghiệm giải quyết tại một số nước
trên thế giới.

1.4.3. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham
khảo cho sinh viên, cán bộ quan tâm đến việc thực hiện giải quyết tranh chấp,
khiếu nại, khiếu kiện về đất đai. Ngoài ra, những giải pháp được đề xuất trong
luận văn có thể để các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện Yên Bình, tỉnh Yên
Bái áp dụng nhằm hoàn thiện hơn nữa việc giải quyết khiếu nại về đất đai.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP, KHIẾU NẠI, KHIẾU KIỆN VỀ ĐẤT ĐAI
2.1.1. Đất đai
2.1.1.1. Khái niệm về đất đai
Đất đai được hiểu dưới nhiều quan điểm khác nhau từ chính trị đến kinh tế.
Theo quan điểm chính trị thì đất đai là một bộ phận cấu thành của lãnh thổ (bao
gồm vùng đất, vùng trời, biển và các hải đảo…) và là một bộ phận không thể
thiếu để tạo nên một quốc gia. Theo quan điểm kinh tế thì đất đai là tư liệu sản
xuất cơ bản trong rất nhiều ngành kinh tế khác nhau từ nông nghiệp, lâm nghiệp
và thủ công nghiệp. Đất đai được sử dụng để trồng trọt, chăn nuôi, làm gốm, xây
dựng công trình (Đinh Thanh Phương, 2015). Ngồi ra, theo Điều 54 Hiến pháp
năm 2013, đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát
triển đất nước, được quản lý theo pháp luật. Ngày nay, đất đai bao gồm các vật
thể được gắn liền trực tiếp với bề mặt đất, kể cả những vùng bị nước bao phủ. Nó
bao gồm vơ số các tính chất tự nhiên trừu tượng, từ các quyền lợi đối với sự phát
triển hay xây dựng trên đất, đối với nước ngầm và khoáng sản và các quyền lợi
liên quan đến việc sử dụng và khai thác chúng.
2.1.1.2. Sở hữu về đất đai
a. Khái niệm sở hữu đất đai

Sở hữu đất đai là biểu hiện của mối quan hệ giữa người với người trong
việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đất đai (Đinh Thanh Phương, 2015). Nói
cách khác, chủ sở hữu đất đai có quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền
định đoạt đối với đất đai. Quyền chiếm hữu là quyền của chủ sở hữu nắm giữ,
quản lý đất đai thuộc sở hữu của mình. Quyền sử dụng là quyền của chủ sở hữu
khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ đất đai. Chủ sở hữu có quyền khai
thác giá trị tài sản theo ý chí của mình bằng cách thức khác nhau. Theo Điều 164,
Bộ luật Dân sự năm 2005). Quyền định đoạt là quyền của chủ sở hữu chuyển
giao quyền sở hữu đất đai của mình cho người khác hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó.
b. Hình thức sở hữu đất đai
Hình thức sở hữu đất đai là biểu hiện ra bên ngoài của của việc sở hữu đối
với đất đai. Hình thức sở hữu được thể hiện một cách cụ thể thông qua việc xác
định đất đai thuộc về ai. Nếu đất đai thuộc sở hữu nhà nước thì nhà nước là chủ

4


sở hữu; nếu đất đai thuộc tư nhân thì tư nhân là chủ sở hữu; còn nếu đất đai thuộc
sở hữu tồn dân thì chủ sở hữu là tồn dân (Trần Quang Huy, 2013). Tại Việt
Nam từ năm 1980 đến nay tồn tại hình thức sở hữu đất đai duy nhất là sở hữu
toàn dân về đất đai và do Nhà nước đại diện chủ sở hữu (Điều 19 Hiến pháp năm
1980, Điều 17 Hiến pháp năm 1992, Điều 53 Hiến pháp năm 2013). Bên cạnh đó,
Điều 4 Luật Đất đai năm 2013 cũng quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do
Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử
dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định”. Như vậy, Luật Đất đai đã xác
định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống
nhất quản lý, được giao cho các chủ thể sử dụng hợp pháp với các quyền, nghĩa
vụ và lợi ích được pháp luật quy định, bảo vệ đã thể hiện rõ bản chất Nhà nước
của dân, do dân và vì dân, mọi quyền lực, trong đó có quyền sở hữu về đất đai
thuộc về nhân dân, phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta hiện nay (Trần

Quang Huy, 2013).
2.1.1.3. Chế độ sử dụng các loại đất
Chế độ sử dụng đất, Luật Đất đai năm 2013 quy định nâng thời hạn giao đất
nông nghiệp trong hạn mức cho hộ gia đình, cá nhân từ 20 năm lên 50 năm thống
nhất cho các loại đất nông nghiệp (đất trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm,
đất lâm nghiệp) để khuyến khích nơng dân gắn bó hơn với đất đai và yên tâm đầu
tư sản xuất; cho phép hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển quyền sử dụng đất nơng
nghiệp với diện tích khơng vượt q 10 lần hạn mức giao đất nơng nghiệp. Đồng
thời, khuyến khích tích tụ đất đai thơng qua cơ chế góp vốn bằng giá trị quyền sử
dụng đất, nhận chuyển quyền thuê đất để thuận lợi cho ứng dụng khoa học công
nghệ, cơ giới hóa và phát triển sản xuất hàng hóa.
Luật Đất đai năm 2013 còn quy định đối với tổ chức sự nghiệp cơng lập chưa
tự chủ tài chính sử dụng đất để xây dựng cơng trình sự nghiệp thì thời hạn sử dụng
đất là ổn định lâu dài, đối với trường hợp tổ chức sự nghiệp cơng lập tự chủ tài
chính thì thời hạn sử dụng đất thuê là 70 năm và bổ sung quy định việc sử dụng đất
để xây dựng cơng trình ngầm phải phù hợp với quy hoạch xây dựng cơng trình
ngầm, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quy hoạch khác có liên quan.
2.1.2. Người sử dụng đất
2.1.2.1. Khái niệm người sử dụng đất
Người sử dụng đất là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho
phép sử dụng đất bằng một trong các hình thức giao đất, cho thuê đất, cho phép
5


nhận chuyển quyền sử dụng đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất; có quyền và
nghĩa vụ mà pháp luật quy định trong thời hạn sử dụng đất. Theo Điều 5 Luật
Đất đai năm 2013, Người sử dụng đất bao gồm: Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ
trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ
chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp,
tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân

sự (sau đây gọi chung là tổ chức); hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi
chung là hộ gia đình, cá nhân); cộng đồng dân cư gồm: cộng đồng người Việt
Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, bn, phum, sóc, tổ dân phố
và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dịng họ.
Ngồi các đối tượng kể trên người sử dụng đất cịn có các cơ sở tơn giáo
gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu
viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác
của tơn giáo; Tổ chức nước ngồi có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện
ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngồi có chức năng
ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức
thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của
tổ chức liên chính phủ; Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của
pháp luật về quốc tịch; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh
nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp
Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy
định của pháp luật về đầu tư.
2.1.2.2. Quyền của người sử dụng đất
Luật Đất đai năm 2013 quy định người sử dụng đất có 7 quyền chung (Điều
166), 7 nghĩa vụ chung (Điều 170) và một số quyền riêng trong lĩnh vực chuyển
quyền sử dụng đất và thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất,
được bồi thường khi nhà nước thu hồi đất; được lựa chon hình thức giao đất hay
thuê đất đối với từng đối tượng cụ thể. Luật Đất đai năm 2013 quy định người sử
dụng đất có 7 quyền như: được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất; hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư
trên đất; hưởng các lợi ích do cơng trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải
tạo đất nông nghiệp; được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi
bổ đất nông nghiệp; được Nhà nước bảo hộ khi bị người khác xâm phạm quyền,
lợi ích hợp pháp về đất đai của mình; được bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

6



theo quy định của luật này; khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm
quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật
về đất đai. Ngoài ra, tuỳ trường hợp cụ thể người sử dụng đất có thể có các quyền
sau: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền
sử dụng đất; quyền thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; quyền
được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất; quyền lựa chọn hình thức giao đất,
thuê đất.
2.1.2.3. Nghĩa vụ của người sử dụng đất
Luật Đất đai năm 2013 cũng quy định người sử dụng đất có các nghĩa vụ
gồm: sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử
dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên khơng, bảo vệ các cơng trình cơng
cộng trong lịng đất và tn theo các quy định khác của pháp luật có liên quan;
thực hiện việc kê khai đăng ký đất đai; làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi,
chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế
chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;
thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; thực hiện các biện pháp
bảo vệ và làm tăng khả năng sinh lợi của đất; tuân theo các quy định về bảo vệ
môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có
liên quan; tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lịng
đất; giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất hoặc khi hết thời hạn sử
dụng đất.
2.1.3. Tranh chấp đất đai
2.1.3.1. Khái niệm tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai (TCĐĐ) là một hiện tượng bình thường trong mọi đời
sống xã hội, không phụ thuộc vào chế độ sở hữu đất đai. Đối với Việt Nam, trong
suốt thời gian từ khi chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai được thiết lập từ năm
1980 cho đến nay, TCĐĐ ln là vấn đề thời sự, có những diễn biến rất phức tạp,
ảnh hưởng xấu đến việc quản lý, sử dụng đất (SDĐ) nói riêng và gây những bất

ổn nhất định đối với đời sống kinh tế - xã hội nói chung.
Trải nhiều giai đoạn với những chính sách đất đai khác nhau, cho dù đất đai
có được coi là một loại tài sản có giá, quyền sử dụng đất (QSDĐ) có phải là hàng
hóa đặc biệt hay khơng, hiện tượng TCĐĐ đều được pháp luật chính thức ghi
nhận và quy định việc giải quyết. Tuy nhiên, cho đến khi Luật Đất đai năm 2003
ra đời, thuật ngữ “TCĐĐ” mới được hình thành. Cụ thể, Điều 4, Luật Đất đai
7


năm 2003 quy định: “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của
người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai” (Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam, 2003). Nội dung này cũng được khẳng định tại Điều 3,
Luật Đất đai 2013. Theo khái niệm này, đối tượng tranh chấp trong TCĐĐ là
quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Nhưng, đây là tranh chấp tổng thể các
quyền và nghĩa vụ hay chỉ là tranh chấp từng quyền và nghĩa vụ “đơn lẻ” của
người SDĐ do pháp luật đất đai quy định, hay bao gồm cả tranh chấp những
quyền và nghĩa vụ mà người SDĐ có được khi tham gia vào các quan hệ pháp
luật khác cho đến nay vẫn chưa được chính thức xác định. Bên cạnh đó, chủ thể
tranh chấp vốn được gọi là “hai hay nhiều bên” cũng không được xác định rõ
ràng: chỉ bao gồm người sử dụng đất hay là tất cả các chủ thể có liên quan đến
quyền và nghĩa vụ của người SDĐ trong quan hệ TCĐĐ Chính sự chung chung
này đã khiến cho nội dung của TCĐĐ nhiều lúc được mở rộng tối đa ở mức độ
có thể. Tại Điều 135 và Điều 136 của Luật Đất đai năm 2003 sử dụng cả hai khái
niệm “TCĐĐ” và “tranh chấp quyền sử dụng đất” nhưng phải khẳng định rằng
khái niệm “TCĐĐ” rộng hơn khái niệm “tranh chấp quyền sử dụng đất”. Chính
do chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở Việt Nam nên nội dung chính của quan hệ
TCĐĐ chỉ bó hẹp lại là tranh chấp về quyền sử dụng đất (Lưu La, 2014).
2.1.3.2. Các loại tranh chấp về đất đai
Trên thực tế tranh chấp đất đai không chỉ là hiện tượng phổ biến mà trong
đó cịn hết sức đa dạng về chủ thể cũng như nội dung tranh chấp. Tuy nhiên, về

cơ bản tranh chấp đất đai được chia thành ba dạng như sau: (1) Tranh chấp về
quyền sử dụng đất; (2) Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình
sử dụng đất; (3) Tranh chấp về mục đích sử dụng đất.
- Tranh chấp về quyền sử dụng đất: là những tranh chấp giữa các bên với
nhau về việc ai có quyền sử dụng hợp pháp đối với một mảnh đất nào đó. Trong
dạng tranh chấp này chúng ta thường gặp các loại tranh chấp về ranh giới đất,
tranh chấp về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong các quan hệ ly
hôn, thừa kế, tranh chấp để đòi lại đất (đất đã cho người khác mượn sử dụng mà
không trả lại, hoặc tranh chấp giữa người dân tộc thiểu số với người đi xây dựng
vùng kinh tế mới…).
- Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất: dạng
tranh chấp này thường xảy ra khi các chủ thể có những giao dịch dân sự về quyền sử
dụng đất hoặc các tranh chấp liên quan đến việc bồi thường giải phóng mặt bằng.
8


- Tranh chấp về mục đích sử dụng đất: đây là dạng tranh chấp ít gặp hơn,
những tranh chấp này liên quan đến việc xác định mục đích sử dụng đất là gì.
Thơng thường những tranh chấp này cũng dễ có cơ sở để giải quyết vì trong q
trình phân bổ đất đai cho các chủ thể sử dụng, Nhà nước đã xác định mục đích sử
dụng đất thơng qua quy hoạch sử dụng đất. Tranh chấp chủ yếu do người sử dụng
đất sử dụng sai mục đích so với khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.
2.1.3.3. Giải quyết tranh chấp về đất đai
Theo quy định tại Điều 203, Luật Đất đai 2013: TCĐĐ sau khi hòa giải tại
UBND xã, phường, thị trấn mà một bên hoặc các bên đương sự khơng nhất trí thì
được giải quyết như sau:
+ Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc có
một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100, Luật Đất đai 2013 và tranh chấp
về tài sản gắn liền với đất thì do Tồ án nhân dân giải quyết.

+ Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự khơng có giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc
khơng có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100, Luật Đất đai.
Trường hợp Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải
quyết mà một bên hoặc các bên đương sự khơng đồng ý với quyết định giải quyết
thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
giải quyết hoặc khởi kiện theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp tranh chấp về QSDĐ mà đương sự khơng có giấy chứng nhận
QSDĐ hoặc khơng có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100, Luật Đất đai
2013. Theo Điều 91, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 về thi hành Luật
Đất đai: Việc giải quyết TCĐĐ trong trường hợp các bên tranh chấp khơng có giấy
tờ về QSDĐ được thực hiện dựa theo các căn cứ: (1) Chứng cứ về nguồn gốc và quá
trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đất đai đưa ra; (2) Thực tế diện tích đất mà
các bên tranh chấp đang sử dụng ngồi diện tích đất đang có tranh chấp và bình
qn diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương; (3) Sự phù hợp của hiện trạng
sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; (4) Chính sách ưu đãi người có cơng
của Nhà nước; (5) Quy định của pháp luật về giao đất, cho thuê đất, công nhận
quyền sử dụng đất.

9


2.1.4. Khiếu nại về đất đai
2.1.4.1. Khái niệm khiếu nại về đất đai
Theo Đại từ điển Tiếng Việt, khiếu nại (KN) là thắc mắc, đề nghị xem xét
lại những kết luận, quyết định do cấp có thẩm quyền đã làm (Nguyễn Như Ý,
năm 2001).Hiến pháp năm 1959 là bản hiến pháp đầu tiên ghi nhận quyền khiếu
nại, quyền tố cáo của công dân:“Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hịa có
quyền khiếu nại và tố cáo với bất cứ cơ quan Nhà nước nào về những việc làm vi

phạm pháp luật của nhân viên cơ quan Nhà nước…”. Có thể nói đây là một bước
phát triển rất quan trọng của Hiến pháp 1959 so với Hiến pháp năm 1946. Cho
đến Hiến pháp 1992 đã khẳng định quyền khiếu nại là một trong những quyền cơ
bản của công dân.Tại Khoản 1, Điều 2 của Luật Khiếu nại, tố cáo (đã được sửa
đổi, bổ sung các năm 2004 và 2005), Luật khiếu nại 2011 có chỉ rõ: “Khiếu nại
là việc cơng dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật
này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết
định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của
người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật
cán bộ, cơng chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái
pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”.Tiếp đó, Hiến pháp
2013 giành Chương 2 ghi nhận về “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản
của công dân”, tại Điều 30 ghi nhận: “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với
cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ
quan, tổ chức, cá nhân”. Quy định của Hiến pháp mở ra một hướng nghiên cứu
để hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo, đổi mới hoạt động thực tiễn giải
quyết khiếu nại, tố cáo như vậy khiếu nại quy định trong Luật Khiếu nại được
hiểu là khiếu nại hành chính, khái niệm này chỉ giới hạn đối với những khiếu nại
phát sinh trong lĩnh vực quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước.
Khoản 1, Điều 204, Luật Đất đai năm 2013 có quy định: “Người sử dụng
đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại,
khởi kiện quyết định hành chính và hành vi hành chính để quản lý đất đai”.Do đó,
khiếu nạivề đất đai là một dạng khiếu nại hành chính: Người sử dụng đất, người có
quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất khiếu nại quyết định hành chính
hoặc hành vi hành chính của cơ quan quản lý đất đai hoặc của người có thẩm
quyền trong quản lý đất đai khi thi hành công vụ, gây thiệt hại cho người sử dụng
đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất.

10



×