Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển nghề nuôi cá lồng ở hồ thác bà yên bái luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 73 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LÊ PHI HÙNG

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI CÁ LỒNG
Ở HỒ THÁC BÀ – YÊN BÁI

Ngành:

Nuôi trồng thủy sản

Mã số:

8620301

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Thái Thanh Bình

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải
pháp phát triển nghề nuôi cá lồng ở hồ Thác Bà – Yên Bái ” là kết quả nghiên cứu thực
sự nghiêm túc của tôi dưới sự hướng dẫn khoa học tận tình của TS. Thái Thanh Bình.
Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời
cam đoan của mình.
Hà Nội, ngày


tháng 9 năm 2019

Tác giả luận văn

Lê Phi Hùng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp tôi đã nhận
được nhiều kiến thức bổ ích về chun mơn cũng như nhiều sự giúp đỡ từ Ban giám đốc
Học viện Nông nghiệp, các thầy cô khoa Nuôi trồng Thủy Sản, Khoa Sau đại học, các bạn
lớp cao học Nuôi trồng thủy sản CH26NTTS, để tơi hồn thành tốt đề tài tốt nghiệp. Tơi xin
chân thành cảm ơn q thầy cơ và các bạn. Đặc biệt, cho tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và
biết ơn sâu sắc đến TS. Thái Thanh Bình đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tơi
hồn thành luận văn.
Tơi xin cảm ơn Ban giám hiệu Trường Cao đẳng Kinh tế, Kỹ thuật và Thủy Sản,
Trung tâm nghiên cứu, tư vấn và dịch vụ Thủy Sản thuộc trường Cao đẳng Kinh tế, Kỹ
thuật và Thủy Sản đã tạo điều kiện cho tôi về thời gian, tài chính cũng như cơ sở vật chất để
tơi hồn thành luận văn này.
Tơi xin cảm ơn Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn huyện n Bình, tỉnh
n Bái đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian khảo sát thu
thập dữ liệu để hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Kết quả của luận văn được sự hỗ trợ của Dự án xây dựng và quản lý nhãn hiệu
chứng nhận cá hồ Thác Bà, tỉnh n Bái, do Phịng nơng nghiệp và phát triển nơng thơn là
đơn vị chủ trì, kinh phí từ Sở Khoa học và Công nghệ Yên Bái.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và tất cả các bạn đã giúp đỡ động
viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày


tháng 9 năm 2019

Tác giả luận văn

Lê Phi Hùng

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục hình ................................................................................................................ vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii
Thesis abstract................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 3

1.2.1.


Mục tiêu chung ................................................................................................... 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 3

1.3.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 4

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn......................................... 5

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 6
2.1.

Tình hình nghiên cứu và phát triển ni cá lồng trên thế giới............................ 6

2.1.1.

Nghề nuôi cá lồng trên thế giới .......................................................................... 6

2.1.2.

Tình hình ni cá lồng của một số nước ............................................................ 7

2.2.

Tình hình nghiên cứu và phát triển nuôi cá lồng ở Việt Nam ............................ 9


2.2.1.

Nghề nuôi cá lồng ở Viêt Nam ........................................................................... 9

2.2.2.

Hiện trạng nuôi trồng thủy sản tỉnh Yên Bái .................................................... 13

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 15
3.1.

Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................... 15

3.2.

Thời gian nghiên cứu ........................................................................................ 15

3.3.

Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ..................................................................... 15

3.4.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 15

3.5.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 15


3.5.1.

Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 15

3.5.2.

Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu ................................................................. 17

3.5.3.

Phương pháp tích và xử lý số liệu .................................................................... 18

3.5.4.

Phương pháp phân tích tài chính mơ hình ni ................................................ 18

iii


3.5.5.

Phương pháp lựa chọn mẫu ngẫu nhiên............................................................ 18

Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 19
4.1.

Điều kiện tự nhiên của hồ Thác Bà .................................................................. 19

4.1.1.


Vị trí địa lý ........................................................................................................ 19

4.1.2.

Đặc điểm khí hậu .............................................................................................. 19

4.2.

Hiện trạng ni cá lồng tại hồ Thác Bà ............................................................ 21

4.2.1.

Số hộ nuôi và lao động ..................................................................................... 21

4.2.2.

Kinh nghiệm và trình độ ni ........................................................................... 21

4.2.3.

Hiện trạng kỹ thuật nghề nuôi cá lồng của hồ Thác Bà .................................... 22

4.2.4.

Chăm sóc và quản lý ......................................................................................... 30

4.2.5.

Thu hoạch ......................................................................................................... 33


4.3.

Đánh giá hiệu quả kinh tế một số mơ hình ni cá lồng trên hồ Thác Bà........ 34

4.3.1.

Phân tích hiệu quả kinh tế mơ hình ni cá trắm cỏ (MH1) ............................. 34

4.3.2.

Phân tích hiệu quả kinh tế mơ hình ni cá nheo Mỹ (MH2) .......................... 35

4.3.3.

Phân tích hiệu quả kinh tế mơ hình ni cá rơ phi (MH3) ............................... 36

4.3.4.

So sánh hiệu quả các mơ hình ni cá lồng tại hồ Thác Bà ............................. 37

4.4.

Đề xuất một số giải pháp phát triển nghề nuôi cá lồng ở hồ Thác Bà Theo
hướng bền vững ................................................................................................ 38

4.4.1.

Về cơ chế chính sách ........................................................................................ 38

4.4.2.


Về con giống ..................................................................................................... 39

4.4.3.

Thức ăn ............................................................................................................. 40

4.4.4.

Kỹ thuật nuôi .................................................................................................... 40

4.4.5.

Giải pháp về đào tạo ......................................................................................... 40

4.4.6.

Giải pháp khuyến ngư ....................................................................................... 41

4.4.7.

Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong nuôi cá lồng ......................... 41

4.4.8.

Giải pháp tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại và tăng cường
liên kết trong sản xuất, tiệu thụ sản phẩm cho các hộ nuôi cá lồng.................. 42

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 43
5.1.


Kết luận............................................................................................................. 43

5.2.

Đề xuất .............................................................................................................. 44

5.2.1.

Đối với cấp Huyện ............................................................................................ 44

5.2.2.

Đối với các hộ nuôi cá lồng .............................................................................. 44

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 46
Phụ lục .......................................................................................................................... 49

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

KCN

Khu công nghiệp


HTX

Hợp tác xã

Max

Giá trị lớn nhất

Min

Giá trị nhỏ nhất

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

TB

Giá trị trung bình

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Trung bình độ tuổi và số lao động của các hộ nuôi cá lồng......................... 21
Bảng 4.2. Kinh nghiệm và trình độ ni cá.................................................................. 21

Bảng 4.3. Số lượng lồng cá nuôi ở hồ Thác Bà - Yên Bái năm 2016-2018. ................ 22
Bảng 4.4. Vật liệu và số lồng nuôi từ năm 2016 - 2018 ............................................... 24
Bảng 4.5. Nhóm hộ phân theo từng đối tượng cá ni thương phẩm .......................... 27
Bảng 4.6. Mật độ và kích cỡ cá giống thả. ................................................................... 28
Bảng 4.7. Thời gian và lượng thức ăn cho cá ............................................................... 30
Bảng 4.8. Tỷ lệ cá bị bệnh chết tại các lồng nuôi......................................................... 31
Bảng 4.9. Cỡ cá thu hoạch và năng suất....................................................................... 34
Bảng 4.10. Kết quả và hiệu quả một số loại cá lồng. ..................................................... 38

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Ảnh vệ tinh hồ thủy điện Thác Bà – Yên Bái. ............................................... 4
Hình 2.1. Hệ thống lồng ni cá trên sơng Mê Kơng-Lào ......................................... 8
Hình 2.2. Chuẩn bị cá tạp cho cá ni lồng ................................................................. 12
Hình 2.3. Thức ăn cơng nghiệp .................................................................................... 12
Hình 4.1. Lồng làm bằng vật liệu tre ........................................................................... 25
Hình 4.2. Hệ thống lồng lưới khung sắt ....................................................................... 26
Hình 4.3. Lồng ni cơng nghệ Na Uy làm bằng HDPE ............................................. 26
Hình 4.4. Tỉ lệ và cơ cấu cá nuôi thương phẩm ở hồ Thác Bà .................................... 27
Hình 4.5. Tỉ lệ sử dụng các loại thức ăn nuôi cá lồng ở hồ Thác Bà – Yên Bái .......... 29
Hình 4.6. Thời điểm xuất hiện bệnh ............................................................................ 32

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Lê Phi Hùng
Tên Luận văn: Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển nghề nuôi cá lồng ở

hồ Thác Bà – Yên Bái
Ngành: Nuôi trồng thủy sản
Mã số: 8620301
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Nuôi trồng thủy sản là hoạt động đầu tư nhằm khai thác thế mạnh mặt nước tự
nhiên, khí hậu và nguồn lao động sẵn có để phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế và
nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân. Nghề nuôi cá lồng trên trên lồng hồ
Thác Bà đang thu hút sự tham gia và đầu tư của các hộ dân nhằm tận dụng những lợi thế
về điều kiện tự nhiên của vùng. Nguyên nhân chủ yếu là do phát triển nuôi cá lồng trên
hồ Thác Bà đã góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ dân ở nơi đây. Từ những kết quả
khảo sát và nghiên cứu về phát triển nuôi cá lồng tại hồ Thác Bà huyện n Bình, tơi
xin rút ra một số kết luận như sau:
. Tình hình ni cá lồng của hồ Thác Bà hiện nay có nhiều điểm tích cực như diện
tích ni cá lồng và số lượng ni cá lồng tăng qua các năm. Cụ thể số lượng lồng tăng
mạnh từ 482 lồng năm 2016 lên 1345 lồng năm 2018. Để có được những bước phát
triển như vậy là do sự đầu tư, chỉ đạo thực hiện của tỉnh Yên Bái, huyện Yên Bình và
sự nỗ lực của các hộ tham gia nuôi cá lồng. Nghề nuôi cá lồng phát triển mạnh đã góp
phần khơng nhỏ trong việc tận dụng điều kiện tự nhiên, chuyển đổi cơ cấu sản xuất của
địa phương, giúp người dân vùng cao tăng thu nhập, tạo sự đa dạng ngành nghề ở vùng
cao. Là bước tiến mới để nâng cao năng suất cũng như sản lượng của tỉnh.
Kết quả và hiệu quả kinh tế trong nuôi cá lồng của các hộ đạt được rất cao, đặc
biệt là nuôi cá đặc sản như cá lăng, và các hộ có quy mơ về số lồng ni càng lớn thì
mang lại hiệu quả kinh tế càng cao. Với thời gian từ 16 - 20 tháng nuôi, một lồng ni
cá Lăng có thể cho thu hoạch từ khoảng 4 – 7 tấn/ô lồng, với giá bán dao động từ
65.000 – 73.000 đồng/kg, sẽ đạt thu nhập trên dưới 400 triệu, trừ chi phí con giống, thức
ăn vẫn cho thu về hàng trăm triệu đồng.
Tuy nhiên, qua thời gian nghiên cứu kết quả cho thấy rằng, các giải pháp này chưa
được thực hiện một cách đồng bộ và chưa thực sự được quan tâm đúng mực nhằm thúc
đẩy phát triển bền vững nghề ni cá lồng trên lịng hồ Thác Bà. Việc thực hiện các giải
pháp thúc đẩy phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà ở huyện Yên Bình trong thời gian

qua cịn gặp một số khó khăn về cơ chế chính sách như: Quy hoạch ni chưa đồng bộ
giữa các địa phương, cơ sở hạ tầng vùng ni cịn chưa được đầu tư, cải tạo, nâng cấp,

viii


khó khăn về nguồn vốn, khó khăn về kỹ thuật ni, khó khăn về dịch bệnh…
Ngồi ra, một số yếu tố khác ảnh hưởng đến việc thực hiện các giải pháp thúc đẩy
phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà của huyện Yên Bình như năng lực hạn chế của
đội ngũ cán bộ quản lý địa phương, nhận thức của người dân và điều kiện kinh tế của hộ
nuôi. Trong những năm tới huyện Yên Bình đang chủ trương tăng số lượng lồng nuôi
cá, phát triển theo quy hoạch, đáp ứng được nhu cầu nuôi cá lồng của người dân, xây
dựng thương hiệu cá hồ Thác Bà và mang lại nguồn thu cho người dân trong huyện,
.Đây là những yếu tố cần được xem xét và giải quyết trong thời gian tới nhằm thúc đẩy
phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng ở địa phương.
Trên cơ sở số liệu thực tế cho thấy, nuôi cá lồng đem lại lợi nhuận về kinh tế cho
các hộ dân. Các hộ nuôi lâu năm đạt doanh thu lớn hơn các hộ mới nuôi.
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng và các điều kiện phát triển nuôi cá lồng của hồ
Thác Bà huyện n Bình, để ni cá lồng của huyện đạt được các mục tiêu đề ra, trong
thời gian tới cần thực hiện đồng bộ các giải pháp chủ yếu cho các lĩnh vực: Giải pháp
về cơ chế chính sách, giải pháp về thức ăn, giải pháp con giống, giải pháp về đào tạo, về
khuyến ngư, Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong nuôi cá lồng, Giải pháp
tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại và tăng cường liên kết trong sản xuất,
tiêu thụ sản phẩm cho các hộ nuôi cá lồng và giải pháp về kỹ thuật nuôi.

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Le Phi Hung

Thesis title: Assesscurrent situation and propose solutions for the development of cage
fish farming in Thac Ba reservoir - Yen Bai
Major: Aquaculture
Code: 8620301
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Aquaculture is an investment activity to exploit the advantages of local conditions
including water surface areas, climate conditions, and available labor resources in order
to in crease productivity, economicgrowth, incomes and ultimately improveliving
standard of local people. There is an increase interest in cage fish farming on Thac Ba
lake with the rising of famer’s involvement and investment to take advantages of the
area's natural conditions. The the development of cage fish farming on Thac Ba lake has
contributed to raising incomes ofthe localresidents.
The results of present survey and research on status ofcage fish developmentin
Thac Ba reservoir in Yen Binh district has been summaried as follows:
The present situation of cage fish farming in Thac Ba shows various positive
aspects, especially the increase in the culturearea and the number of cages over the
years. Specifically, the number of cages increased dramatically from 482 in 2016 to
1345 in 2018. This development based on.
The investment and orientation of Yen Bai province, Yen Binh district authorities and
the efforts of local households. The fast development of cage fish farming are due to the
advantages of natural conditions, changing in local production structure, supporting the
upland people to increase their income, creating a diversification of trades. This is a
new step to improve the productivity as well as the output of the province.
The economic efficiency oflocal cage fish culture are very high, especially on
catfish. Farming on a larger scale has been more efficient than farming on a small
scale.With a period of 16 - 20 months of culture, a cage of fish can be harvested from
about 4 to 7 tons/cage, with prices ranging from 65,000 to 73,000 VND/kg, will achieve
income around 400 million, except for the cost of breeds, the food still earns hundreds
of millions of dong.
However, over time, the results show that these solutions have not been

implemented in a comprehensive manner and have not been properly cared to promote
the sustainable development of cage fish farming in Thac reservoir. Mrs The

x


implementation of measures to promote the development of cage fish farming in Thac
Ba lake in Yen Binh district in the past time still faces a number of difficulties in
mechanisms and policies such as: The farming planning has not been synchronized
among localities and agencies. infrastructure in farming areas has not been invested,
renovated, upgraded, difficult in terms of capital, difficulties in farming techniques,
difficulties in diseases.
In addition, some other factors affecting the implementation of solutions to
promote cage culture development on Thac Ba reservoir in Yen Binh district such as
limited capacity of local management staff, awareness of people and economic
conditions of the farming households. In the coming years, Yen Binh district is
advocating to increase the number of fish cages, developed as planned, meeting the
needs of cage fish culture and bringing income to people in the district. It is necessary to
consider and solve in the coming time to promote sustainable development of cage
culture in the locality.
Based on actual data, cage fish farming brings economic benefits to households.
Long-term farmers earn greater revenue than newly-raised households
Based on the research on the status and conditions of cage culture development of
Thac Ba reservoir in Yen Binh district, to achieve the set goals in the district, in the
coming time it is necessary to synchronously implement the solutions. Mainly for the
fields of: Solutions on policy mechanisms, solutions on feed, seed solutions, training
solutions, fishery extension, Solutions to reduce environmental pollution in cage fish
farming, Solutions measures to enhance trade promotion activities and strengthen
linkages in production and consumption of products for cage fish farmers and solutions
on farming techniques.


xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam có tiềm năng lớn về diện tích mặt nước cho ni trồng thuỷ sản
(NTTS). Cả nước có 2.900 con sông, rạch lớn nhỏ, các sông, rạch này tập trung
nước vào 112 cửa sông lớn đổ ra biển. Nước ta có 2 hệ thống sơng lớn là hệ
thống sơng Hồng và hệ thống sông MêKông, kết hợp với các hệ thống sơng vừa
và nhỏ tạo lên mạng lưới sơng ngịi dày đặc, cung cấp nước mặt và nguồn nước
cho phát triển ni trồng thuỷ sản. Ngồi ra, Việt Nam cịn có hệ thống hồ thuỷ
lợi, hồ chứa thuỷ điện có tiềm năng lớn về mặt nước với 120.000 ha ao hồ nhỏ;
340.000 ha hồ chứa nước đây là tiềm năng rất lớn để phát triển nghề nuôi cá lồng
bè trên sông và hồ chứa mang lại hiệu quả kinh tế (Bộ Nông nghiệp và PTNT,
tháng 9/2015).
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, giá trị xuất khẩu
thủy sản năm 2018 ước đạt 9,2 tỷ USD. Việt Nam đang là nước xuất khẩu thủy
sản đứng thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Na Uy và sản phẩm thủy sản đã có mặt
ở 160 thị trường. Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, tổng sản lượng thủy sản
tháng 4/2019 ước tính đạt 689,8 nghìn tấn, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước,
trong đó cá đạt 520 nghìn tấn, tăng 5,8%; tơm đạt 68,2 nghìn tấn, tăng 5,2%; thủy
sản khác đạt 101,6 nghìn tấn, tăng 5,5%. Đưa sản lượng thủy sản lũy kế 4 tháng
đầu năm 2019, ước tính đạt 2.156,5 nghìn tấn, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm
trước, trong đó sản lượng thủy sản ni trồng đạt 994,6 nghìn tấn, tăng 5,3%; sản
lượng thủy sản khai thác đạt 1.161,9 nghìn tấn, tăng 4,9% (sản lượng khai thác
biển đạt 1.111,6 nghìn tấn, tăng 5,2%). Đối với lĩnh vực nuôi trồng, sản lượng thủy
sản tháng 4/2019 ước tính đạt 348,4 nghìn tấn, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước,
trong đó cá đạt 255,1 nghìn tấn, tăng 5,5%; tơm đạt 56 nghìn tấn, tăng 7,5%; thủy
sản khác đạt 37,3 nghìn tấn, tăng 7,2%. (Tongcucthuysan.gov.vn).

Hồ Thác Bà có diện tích mặt nước lớn tới hơn 19.000 ha, có tiềm năng lớn
về khai thác và nuôi trồng thủy sản. Trước đây, hồ có rất nhiều cá với những lồi
q như trắm, chép, chiên, lăng, nheo, thiểu gù... Sản lượng khai thác tự nhiên từ
10.000 - 12.000 tấn/ năm. Tuy nhiên, do khai thác quá mức nên nguồn lợi này
ngày càng cạn kiệt. Những năm gần đây, Yên Bái đã thực hiện nhiều giải pháp
khôi phục nguồn lợi và phát triển nghề nuôi trồng thủy sản ở hồ Thác Bà .

1


Huyện n Bình có 20 xã, thị trấn có diện tích mặt nước hồ Thác Bà, với
khoảng trên 2.000 ngư dân chiếm 15% dân số ven hồ sống chủ yếu bằng nghề
đánh bắt, nuôi trồng thủy sản. Sản lượng đánh bắt tôm, cá tự nhiên trên hồ trong
5 năm trở lại đây đạt từ 2.000 - 2.500 tấn/ năm (Chi cục thủy sản Yên Bái, 2016).
Nhận thấy tiềm năng từ lòng hồ Thác Bà đem lại rất lớn, nhất là đầu tư phát triển
kinh tế, những năm qua, huyện Yên Bình đã tuyên truyền, vận động người dân
mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi gắn liền với tiềm năng của vùng
hồ. Trong đó, ni cá lồng là chủ trương lớn, đúng, sát với thực tế, góp phần xóa
đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng.
Nhờ vậy, từ một vài hộ nuôi cá lồng ban đầu, đến nay tồn huyện có trên
450 lồng ni cá, 120 ha diện tích qy lưới ni cá trên các eo ngách hồ Thác
Bà với giống cá nuôi chủ yếu: rô phi, nheo, trắm cỏ, chim trắng... tập trung chủ
yếu ở các xã: Phúc Ninh, Mỹ Gia, Yên Thành, Phúc An, Vũ Linh, Vĩnh Kiên,
Hán Đà, thị trấn Thác Bà, Thịnh Hưng, thị trấn n Bình, Mơng Sơn (Chi cục
thủy sản n Bái, 2016).
Theo đánh giá thực tế của các nhà chuyên môn và ngư dân nuôi cá, mỗi
lồng cá sau 8 tháng ni cho sản lượng cá thương phẩm trung bình từ 500 – 600
kg cá/ lồng, cho thu nhập từ 20 - 75 triệu đồng/ lồng; cịn ni cá bằng biện pháp
quây lưới cho hiệu quả kinh tế từ 60 - 80 triệu đồng/ha/năm, góp phần giải quyết
việc làm, tăng thu nhập cho nhiều lao động tại địa phương. Hiệu quả từ việc nuôi

cá lồng mang lại cho người dân là rất khả quan, tuy nhiên việc phát triển nuôi
trồng thủy sản trên hồ Thác Bà hiện vẫn gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Đó là,
hầu hết việc ni cá lồng của người dân còn theo kiểu truyền thống, việc áp
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng cịn hạn chế. Mặt khác, hệ thống
đường giao thơng lên các vùng nuôi cá lồng trên hồ xa xôi, hiểm trở, gây khó
khăn cho việc cung cấp con giống và vận chuyển thủy sản đi tiêu thụ. Bên cạnh
đó, cơ chế chính sách hỗ trợ cho hoạt động ni trồng thủy sản trên hồ ít, trong
khi nội lực để mở rộng quy mô nuôi trồng thủy sản của người dân cịn gặp nhiều
khó khăn nên chưa thể khai thác hết tiềm năng dồi dào của hồ Thác Bà.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả mà nghề nuôi cá lồng đã mang lại,
nghề ni cá lồng hiện nay cũng cịn có những tồn tại và khó khăn như: việc phát
triển ni cá lồng phát triển quá nhanh và mang tính tự phát, người nuôi thiếu
hiểu biết về kỹ thuật, cơ sở hạ tầng và dịch vụ cho nghề nuôi cá lồng cịn nhiều
hạn chế, vì vậy đã gây tác động làm bệnh dịch phát sinh, hiệu quả kinh tế - xã hội

2


mang lại không ổn định, phát triển thiếu bền vững. Để quản lý, phát triển nghề
nuôi cá lồng bền vững ngày 10/4/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành
Thông tư số 16/2015/TT-BNNPTNT, quy định Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật
Quốc gia về điều kiện nuôi thuỷ sản số QCVN 02 - 22: 2015/BNNPTNT đối với
cơ sở nuôi cá lồng/bè nước ngọt. Trong đó, quy định các điều kiện đối với tổ
chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến lĩnh vực nuôi cá lồng/bè nước ngọt trên
phạm vi cả nước phải đảm bảo các điều kiện về kỹ thuật, quản lý nhằm phát triển
an toàn, bền vững.
Đối với tỉnh Yên Bái để phát huy được tiềm năng và lợi thế phát triển
ni cá lồng trên lịng hồ Thác Bà tỉnh Yên Bái, giải quyết những tồn tại, khó
khăn trên và đảm bảo việc phát triển nghề nuôi cá lồng mang lại hiệu quả kinh
tế cao, ổn định, bền vững, thì việc đánh giá hiện trạng nghề ni cá lồng bè

trên hồ Thác Bà tỉnh Yên Bái để xác định những thuận lợi khó khăn, từ đó đề
xuất các giải pháp phát triển nuôi cá lồng theo hướng hiệu quả, bền vững
trong tương lai là rất cần thiết.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên nên tôi chọn đề tài:“Đánh giá hiện trạng
và đề xuất giải pháp phát triển nghề nuôi cá lồng ở hồ Thác Bà – Yên Bái”, đây là
đề tài có ý nghĩa thực tiễn, kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở cho việc định
hướng, xây dựng quy hoạch và góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát
triển bền vững nghề nuôi cá lồng tại tỉnh Yên Bái trong những năm tiếp theo.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Cung cấp thông tin giúp sử dụng hiệu quả tiềm năng mặt nước nuôi cá tại
Thác Bà theo hướng bền vững nhằm nâng cao thu nhập cho đồng bào miền núi.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được hiện trạng kỹ thuật nghề ni cá lồng tại lịng hồ Thác
Bà – n Bái.
- Xác định được những thuận lợi và khó khăn; cơ hội và thách thức đối
với việc phát triển nuôi cá lồng bè ở hồ Thác Bà – Yên Bái.
- Đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững nuôi cá lồng ở hồ Thác Bà.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của một số mơ hình ni cá ở hồ Thác Bà –
Yên Bái.

3


1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Các hộ ni trên lịng hồ thác bà thuộc huyên Yên Bình Tỉnh Yên Bái.
Dưới đây là hình ảnh vệ tinh của hồ thủy điện thác bà (Hình 1.1).

Hình 1.1. Ảnh vệ tinh hồ thủy điện Thác Bà – Yên Bái


4


1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
- Tính mới và ý nghĩa khoa học:
+ Là cơng trình nghiên cứu một cách có hệ thống, khoa học về hiện trạng,
định hướng và chính sách phát triển để đề xuất giải pháp phát triển ổn định nghề
nuôi cá lồng ở hồ Thác Bà- Yên Bái.
+ Là cơ sở khoa học góp phần xây dựng thương hiệu cá hồ Thác Bà.
+ Việt Nam có trên 400 hồ thủy điện, đây là tiềm năng lớn cho nghề nuôi
trồng thủy sản nước ngọt. Kết quả đề tài cập nhật, bổ sung cơ sở dữ liệu cho các
nghiên cứu về qui hoạch ni cá lồng ở hồ Thác Bà nói riêng và cho phát triển
nghề nuôi cá hồ chứa của Việt Nam.
+ Giúp người dân, các nhà quản lý hiểu rõ được thực tế nghề cá hồ chứa
của tỉnh Yên Bái và hoạch định các chính sách phát triển.
+ Tổng kết, đánh giá hình thức ni hiệu quả, làm cơ sở xây dựng, triển
khai nhân rộng các mơ hình phát triển nghề nuôi cá lồng ở hồ thủy điện.
+ Những giải pháp được đề xuất trong nội dung đề tài có ý nghĩa thực tiễn
và tính khả thi cao.

5


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN NI CÁ LỒNG TRÊN
THẾ GIỚI
2.1.1. Nghề ni cá lồng trên thế giới
2.1.1.1. Nuôi cá lồng
Nuôi cá lồng là hệ thống sản xuất thủy sản nơi mà cá được ni dưỡng
trong lồng. Đây là hình thức tận dụng nguồn mặt nước sẵn có để ni cá. Cá được

lưu giữ trong lồng, nước chảy qua lồng loại bỏ các chất thải ra môi trường.Lồng
được sử dụng nuôi các loại nhuyễn thể, cá trong nước ngọt, nước lợ và biển. Lồng
trong nước ngọt chủ yếu được sử dụng cho nuôi ương cá giống và nuôi cá thương
phẩm (Soltan, 2016).
2.1.1.2. Ưu và nhược điểm của nuôi cá lồng
Giống như các hệ thống ni thủy sản khác, ni cá trong lồng có những
ưu và nhược điểm như sau:
* Ưu điểm
 Dễ thiết kế xây dựng
 Quản lý dễ dàng
 Quan sát được cho ăn, hiệu quả
 Giảm chi phí nhân cơng
 Quản lý được quần đàn cá nuôi
 Trong các trường hợp khẩn cấp bất lợi có thể di chuyển lồng sang vị
trí khác.
 Thu hồi vốn nhan
 Nêu ni cá rơ phi thi có thể điều khiển được sự sinh sản của cá do đó
có thể ni chung cá đực và cá cái trong cùng lồng.
 Quan sát, lấy mẫu cá đơn giản và vì vậy có thể giám sát chặt chẽ cá
trong lồng.
 Có thể đặt lồng ni ở nhiều loại hình mặt nước bao gồm: hồ chứa,
ao, sơng.
 Dễ dàng thu hoạch và lưu giữ trong quá trình bán cá.
* Nhược điểm

6


 Thức ăn phải tươi và đủ dinh dưỡng, tốt nhất là sử dụng thức ăn công nghiệp
 Cá bị ảnh hưởng khi ôxy môi trường xuống thấp.

 Bệnh dịch dễ xẩy ra trong nuôi cá lồng. Mật độ lồng ni càng cao dễ lây
lan bệnh. Cá ở ngồi tự nhiên cũng dễ mang mầm bệnh gây cho cá nuôi trong lồng.
 Cá trong lồng không thể ăn thức ăn tự nhiên.
 Trong quá trình cho cá ăn thức ăn có thể thất thốt ra khỏi lưới do đó
cần phải cho cá ăn làm nhiều đợt.
 Nếu nuôi mật độ cao, sử dụng nhiều thức ăn thường làm giảm lượng
ôxy trong nước, tăng hàm lượng khí độc như NH3, NO2 đặc biệt những vùng có
dịng chảy chậm.
 Ni cá lồng phụ thuộc vào vùng nước sẵn có như ao hồ, sơng do đó bị
ảnh hưởng bởi các chế độ chính sách khác.
 Mùa đơng cá có thể chết rét và dễ mắc bệnh (Soltan, 2016).
Nguồn gốc của nghề nuôi cá lồng cho đến nay vẫn chưa rõ ràng, có những
giả thuyết cho rằng ban đầu ngư dân sử dụng các lồng để giữ cá mang ra chợ bán
dần. Nuôi cá lồng đầu tiên được phát triển ở Đông Nam Á vào cuối thế kỷ thứ
19. Vật liệu gỗ hoặc tre được sử dụng để làm lồng đầu tiên và thức ăn sử dụng
cho cá là cá tạp và các thực phẩm thừa. Đến năm 1950, nuôi cá lồng hiện đại đã
được thiết kế bằng các vật liệu sợi tổng hợp. Nghề nuôi lồng đã trở nên phổ biến
cung cấp thực phẩm cho người dân và dần dần thay thế cho một số nghề nông
nghiệp khác.
Hơn 70 năm trước đây, kỹ thuật nuôi cá lồng lần đầu tiên được đăng tải
trên các tạp chí chun ngành và cũng kể từ đó nó đã được tiếp nhận và phát
triển nhanh chóng thành hình thức ni lồng hiện nay. Đến nay, kỹ thuật ni cá
lồng đã phát triển lên một trình độ mới kể cả về lượng và chất. Hiện nay theo
thống kê, đã có trên 40 nước đã áp dụng biện pháp này (Chiu và Lin, 1999).
Cocle (1978) đã liệt kê được hơn 70 lồi cá khác nhau đã được ni thương
phẩm hoặc thực nghiệm trong lồng. Năng suất nuôi cá lồng ban đầu rất thấp từ 410kg/m3, nay đã được nâng lên từ 70-150kg/m3 ở một số nước.
2.1.2. Tình hình ni cá lồng của một số nước
2.1.2.1. Nuôi cá lồng ở Lào
Ở Lào nuôi cá lồng trên hồ chứa bắt đầu phát triển phổi biến năm 1985.
Lồi ni chủ yếu là: Cá tra bần hay cá vồ đém Pangasius larnaudiei, cá quả


7


Channa maculate, cá tra Pangasius sutchi, rơ phi, các lồi trong họ cá chép như
cá mè vinh, cá chép, cá mè hoa và cá mè trắng. Hiện nay cá rô phi và cá tra là
lồi ni phổ biến. Sản lượng cá lồng khoảng 66.720 tấn/năm (NACA, 2017)

Hình 2.1. Hệ thống lồng nuôi cá trên sông Mê Kông-Lào
Loại lồng nuôi là lồng tre, lưới lồng bằng nilon, lồng có cỡ từ 18 - 37 m3.
Cỡ cá thả từ 5-10cm tùy theo từng loài. Thức ăn sử dụng cho cá là thức ăn cơng
nghiệp có hàm lượng Protein từ 30-35%, cá khơ. Thức ăn công nghiệp được nhập
từ Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam (NACA, 2017). Thời gian nuôi từ 3-12
tháng tùy theo từng loài. Cỡ cá thu hoạch từ 500-1000g/con tùy từng lồi. Tỷ lệ
sống của cá ni đạt từ 27-90%.
2.1.2.2. Nuôi cá lồng ở Cam pu chia
Nuôi trồng thủy sản nước ngọt đặc biệt là nuôi cá quả, được thực hiện ở
Cam Pu Chia từ thế kỷ thứ 10. Nuôi trồng thủy sản của nước này ảnh hưởng lớn
bởi Trung Quốc và Việt Nam. Năm 1960, sản lượng cá nuôi lồng từ 4.000 6,000 tấn/năm. Từ năm 2005, nuôi cá quả bị cấm do việc thu thập giống ở ngồi
tự nhiên q mức, do đó ni cá lồng giảm hơn 50% sản lượng thủy sản. Hầu
hết nuôi cá lồng diễn ra ở sông Tonle Sap, Mekông và Brassac và ở hồ Great
Lake. Lồi ni chủ yếu là cá tra, cá rô phi, cá trê, cá mè vinh.
Nuôi cá lồng đã đã trở thành hình thức ni quan trọng và phổ biến. Cỡ
lồng nuôi dao động từ 48 - 540 m3 cho nuôi cá tra, và 18 -180 m3 cho nuôi cá
quả. Lồng được làm bằng tre, gỗ, lưới phổ biến. Đối với cá tra năng suất từ 28 90 kg/m3; và cá quả từ 75 - 150 kg/m3. Xu hướng nuôi cá quả giảm tuy nhiên
nuôi cá tra tăng có thể do chủ động con giống hơn cá quả (Ouch, 2015).

8



2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN NI CÁ LỒNG Ở
VIỆT NAM
2.2.1. Nghề nuôi cá lồng ở Viêt Nam
Nghề ni cá lồng ở Việt Nam đã có lịch sử hơn 40 năm, xuất hiện đầu
tiên ở Châu Đốc - An Giang. Về sau nhờ có các cải tiến bổ sung nay nghề nuôi
cá lồng, bè đã trở thành một nghề hoàn chỉnh và trở thành một trong những trung
tâm phát triển nuôi cá lồng bè trong khu vực. Đến nay, đã có hàng ngàn lồng trên
các sơng, hồ, suối; nghề ni cá lồng phát triển đã góp phần bổ sung nguồn dinh
dưỡng cho các vùng nước, giảm phần nào việc khai thác quá mức nguồn lợi cá tự
nhiên. Hiện nay, tại Việt Nam, nghề nuôi cá lồng, bè trên hồ chứa và sông đã
phát triển rộng rãi từ miền Bắc tới miền Nam (Trần Văn Vỹ và cs., 2003).
Những năm 1990 nuôi cá lồng trong nước ngọt phát triển rất nhanh tại các
điểm như: sông Hồng, sông Đáy (khu vực huyện Đan Phượng - Hà Nội), sông
Mã (khu vực huyện Cẩm Thủy – Thanh Hóa), sơng Lơ (khu vực Thị xã Tuyên
Quang), suối Nậm Na thuộc Thị xã Sơn La (nay là Thành phố sơn La), lịng hồ
sơng Đà (tỉnh Hịa Bình), đầm Hạ Hịa – Phú Thọ và ngay trên sông Nhuệ (nơi
chảy qua khu vực Hà Đông và Thanh Oai). Các lồng cá nuôi trước đây chủ yếu
được làm bằng tre có hình hộp chữ nhật với thể tích khoảng trên dưới 10 m3
(kích thước 2,5 m x 4 m x 1,5 m), đặt ở khu vực nước chảy (sơng, suối) và thể
tích khoảng 20 - 30 m3 đặt nơi nước đứng (đoạn chết của sông đáy khu vực đập
tràn, các lồng nuôi cá ở đầm Hạ Hòa - Phú Thọ (Kim Văn Vạn và cs., 2013)
2.2.1.1. Đối tượng nuôi
Đối tượng nuôi trong lồng nước ngọt khu vực phía Bắc trước đây chủ yếu
là cá Trắm cỏ, chỉ có rất ít hộ ni cá Bỗng, cá Lăng do thức ăn và con giống,
dịch bệnh. Từ đầu năm 2009, nuôi cá lồng trên sông Kinh Thầy đoạn chảy qua
huyện Nam Sách – Hải Dương bắt đầu phát triển nuôi cá lồng trên sông theo
hướng công nghệ cao, nơi đây nuôi cá lồng sôi động và phát triển từng ngày. Ban
đầu chỉ là một vài lồng nuôi cá diêu hồng, một vài lồng ni cá chép giịn, trắm
giịn đến nay số lồng nuôi và phát triển lên tới con số hàng nghìn lồng ni với
kích cỡ thơng thường (6m x 6m x 3m) hoặc (6m x 9m x 3m) với nhiều đối tượng

nuôi như cá diêu hồng, cá lăng đen (nheo Mỹ), cá trắm, chép giòn với sự đầu tư
hàng tỷ đồng trên mỗi hộ nuôi (Kim Văn Vạn và cs., 2013).
Bên cạnh các đối tượng cá nuôi truyền thống đã và đang mang lại hiệu quả

9


như cá ra Pangasius hypophathalmus, cá basa Pangasius bocouti, cá quả
Ophiocephalus, cá điêu hồng, cá chép Cyprinus carpio, cá trắm cỏ
Ctenopharyngodon idellus… thì một số lồi cá bản địa và cá nhập nội cũng được
quan tâm nghiên cứu trở thành đối tượng ni lồng có hiệu quả kinh tế như cá chiên
Bagarius rutilus (Ng and Kottelat, 2000), cá lăng chấm Hemibagrus guttatus, cá
bỗng Spinbarbichthys denticulatus, cá lăng nha Hemibagrus wyckioides, cá lăng
vàng Mystus nemurus, cá nheo Mỹ Ictalurus punctatus và một số loài cá tầm (cá
tầm Xi bê ri, cá tầm Nga, cá tầm lai). Trong số các đối tượng ni mới thì hiện
nay cá nheo Mỹ đang được ni tại Hải Dương, Bắc Ninh và một số loài cá tầm
được nuôi lồng tại Yên Bái, Sơn La, Lai Châu, Hồ Bình, Lạng Sơn và Tây
Ngun đã phát triển quy mô khá lớn và chứng tỏ được hiệu quả kinh tế. Trong
khi đó, quy mơ ni các đối tượng ni mới khác như cá bỗng Spinibarbus
denticulatus, cá chiên Bagarius rutilus (Ng and Kottelat, 2000), cá chình, cá lăng
vàng Mystus nemurus, cá lăng nha Hemibagrus wyckioides, hiện còn ở mức nhỏ
lẻ do vẫn tồn tại một số khó khăn như về con giống, kỹ thuật ni cịn chưa hồn
thiện, dịch bệnh và tiêu thụ sản phẩm.
2.2.1.2. Công nghệ sản xuất giống cá nước ngọt
Hiện nay phần lớn cá giống cung cấp cho nghề ni cá lồng có nguồn gốc
từ sản xuất giống nhân tạo. Từ những loài cá truyền thống như cá tra, ba sa, trắm
cỏ, trắm đen, chép, rô phi, lóc bơng... (Bộ Thuỷ sản, 2005). Một số đối tượng cá
kinh tế mới được gia hố thành cơng trong thời gian gần đây như cá chiên, cá
bỗng, cá lăng nha, lăng vàng, lăng chấm cũng đã được nghiên cứu sản xuất giống
thành công ở mức độ khác nhau. Con giống có nguồn gốc từ sản xuất giống nhân

tạo có nhiều ưu điểm như kích cỡ đồng đều, có thể đáp ứng được số lượng lớn.
Việc sản xuất được con giống nhân tạo sẽ giúp người nuôi chủ động được thời vụ
và quy mô sản xuất (Phan Thị Vân, 2013).
Đối tượng cá nhập nội thích hợp cho ni lồng như: cá nheo Mỹ cũng đã
được Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I nghiên cứu sản xuất giống thành
công. Nghiên cứu về sản xuất giống nhân tạo cá tầm Xi bê ri, cá Tầm Nga và con
lai của Viện Nghiên cứu Ni trồng Thuỷ sản I và III cũng đã có kết quả ban đầu
khả quan, tiến tới chủ động con giống cá trong nước. Qua đó, mở ra triển vọng
phát triển nuôi đối tượng cá kinh tế này trong bể, lồng ở vùng nước với giá thành
hạ đủ sức cạnh tranh với cá nhập ngoại.

10


2.2.1.3. Cơng nghệ thức ăn
Hiện nước ta có hơn 200 nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản với sản lượng
3,77 triệu tấn, đáp ứng 85,6% nhu cầu trong nước. Trong đó, có 96 cơ sở sản xuất
thức ăn cá tra, 68 cơ sở thức ăn tôm sú và 38 cơ sở thức ăn tôm chân trắng. Tỉ lệ
thức ăn thủy sản phải nhập khẩu của nước ta ngày càng giảm dần, nhưng nguồn
nguyên liệu để sản xuất thức ăn (như ngô, khô dầu đậu nành, đậu tương, bột cá,
dầu cá hồi, nhóm các acid amin…) vẫn phụ thuộc lớn vào nhập khẩu với hơn
50%. Hiện thị phần thức ăn thủy sản gần như nằm trong tay các doanh nghiệp
nước ngồi. Đặc biệt, thị trường thức ăn cho tơm gần như là “độc bá” 100% của các
doanh nghiệp Uni-President (Đài Loan, 30%- 35% thị phần), CP (Thái Lan), Tomboy
(Pháp)…( />Theo cách nuôi trước kia, thức ăn cho cá trắm cỏ chủ yếu là cỏ được trồng
tại các bãi đất gần khu ni (Van Van Kim, 1999). Ngồi ra, các loại thức ăn
được sử dụng để nuôi cá gồm: rau, cỏ, ngô, cám gạo… các loại thức ăn trên được
phối trộn theo tỷ lệ nhất định, nấu lên và ép viên cho cá ăn trực tiếp (Đỗ Đoàn
Hiệp, 2008). Tuy nhiên, phương pháp này tồn tại nhiều hạn chế như: chất lượng
nguồn nguyên liệu không ổn định, không đồng đều để sản xuất ra thức ăn có chất

lượng ổn định và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nên tốc độ tăng trưởng của
cá không cao; phương pháp chế biến thủ cơng nên độ kết dính kém, thành phần
dinh dưỡng khơng đảm bảo nên khi cho cá ăn sẽ lãng phí thức ăn và gây ơ nhiễm
mơi trường; khó đáp ứng khi sản xuất quy mô lớn và đặc biệt là vấn đề đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm tiêu thụ sản phẩm.
Một số loài cá dữ như cá chiên, lăng nha, lăng vàng, cá lóc, cá quả... vẫn chủ
yếu nuôi cá theo phương thức truyền thống là dùng cá mồi, cho ăn cá tạp. Việc sử
dụng nguồn thức ăn tươi sống rất dễ ô nhiễm nguồn nước, dịch bệnh cho cá nuôi,
người nuôi không chủ động được thời điểm lúc nào cần đầu tư để đưa sản phẩm ra
thị trường vì phải phụ thuộc vào nguồn cá mồi đánh bắt trong tự nhiên.
Hiện nay, có rất nhiều nhà máy sản xuất thức ăn trong nước có thể sản
xuất các loại thức ăn cho cá nuôi ao và nuôi lồng từ cỡ cá giống đến khi thu
hoạch của hầu hết các lồi cá. Có thể kể đến các cơng ty như: Cargill, CP, Minh
Hiếu, Greenfeed, Việt Pháp, Vĩnh Hoàn.... Ưu điểm của thức ăn công nghiệp là
luôn chủ động, người ni có thể ni được cá với số lượng lớn, chi phí cho 1kg
sản phẩm cũng thấp, người ni có thể chủ động tính tốn được thời điểm xuất cá,
tạo điều kiện rất thuận lợi cho người nuôi. Trên thực tế, người nuôi cá theo phương

11


thức dùng thức ăn cơng nghiệp có nhiều ưu điểm và đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.
Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, các doanh nghiệp thu mua xuất khẩu sản
phẩm thuỷ sản rất quan tâm đến nguồn gốc hàng hố có đạt tiêu chuẩn an tồn vệ
sinh thực phẩm hay không để đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng ngày càng cao của
những đối tác nhập khẩu. Dưới đây là hình ảnh của một số loại thức ăn.

Hình 2.2. Chuẩn bị cá tạp cho cá ni lồng

Hình 2.3. Thức ăn công nghiệp


12


2.2.1.4. Thuận lợi và khó khăn trong nghề ni cá lồng Việt Nam
 Thuận lợi
- Sử dụng hợp lý nguồn nước sơng, hồ góp phần nâng cao năng suất của
thủy vực.
- Đối tượng nuôi cá lồng khá phong phú và có thể chủ động về con giống.
- Vật liệu làm lồng dễ kiếm, rẻ tiền, do đó vốn đầu tư ít.
- Thu hoạch hồn tồn chủ động, nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của thị trường.
- Tận dụng được nguồn lao động dư thừa của mọi lứa tuổi.
- Cá tăng trưởng nhanh, rút ngắn thời gian nuôi.
- Hiệu quả sản xuất cao.
 Khó khăn
- Ni cá lồng là ni trong hệ sinh thái hở, trong đó tác động qua lại giữa
lồng nuôi cá và môi trường xung quanh hầu như không bị một hạn chế nào.
- Khả năng lây lan dịch bệnh rất lớn.
- Nằm trong mặt nước công cộng dùng vào nhiều mục đích khác nhau nên
dễ dàng dẫn đến tranh chấp về quyền lợi.
- Làm giảm diện tích cho các hoạt động giải trí và giao thơng đường thủy.
- Gây trở ngại cho việc tiêu thoát nước, làm tăng tốc độ lắng cạn phù xa
và sự giao lưu giữa các dòng nước.
- Thị trường tiêu thụ còn hạn chế .().
2.2.2. Hiện trạng nuôi trồng thủy sản tỉnh Yên Bái
Thời gian qua, các địa phương trong tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện các
chương trình dự án phát triển ni trồng thủy sản, tăng cường khuyến ngư,
khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào sản phẩm thủy sản có chất lượng cao,
các hộ dân tận dụng ao hồ, đập, ruộng, các cơng trình thủy lợi để ni trồng thủy
sản. Cùng với đó, tăng cường phối hợp tuyên truyền, tập huấn chuyển giao khoa

học, kỹ thuật cho người dân… Nhờ đó, đã làm thay đổi nhận thức cho nhiều hộ
từ ni bán thâm canh sang đầu tư thâm canh, góp phần nâng hiệu quả kinh tế.
Theo Chi cục Thủy sản (2017), tồn tỉnh hiện có 39.210 cơ sở, tăng 77 cơ
sở so với cùng kỳ. Trong đó, có 270 cơ sở nuôi cá lồng tập trung chủ yếu ở
huyện Yên Bình, Trấn n; 491 cơ sở ni giống chủ yếu tập trung ở huyện Văn

13


×