Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.68 MB, 131 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ HỒNG

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
NGHỀ TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ
NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG

Chuyên ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Mã số:

8620115

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Hiền

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà nội, ngày


tháng

năm 2019

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hồng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hiền, người đã tận tình hướng dẫn, dành
nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực
hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Phát triển nông thôn, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và
hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo các cơ sở GDNN, các Sở ban ngành
liên quan, cùng các Phòng ban khác và các đơn vị có liên quan đến đề tài nghiên cứu đã
giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày


tháng

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hồng

ii

năm 2019


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................. i
Lời cảm ơn ....................................................................................................................ii
Mục lục .......................................................................................................................iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................... vi
Danh mục bảng ........................................................................................................... vii
Danh mục hình ........................................................................................................... viii
Danh mục hộp ............................................................................................................ viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................ ix
Thesis abstract ............................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2


1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................ 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.5.

Những đóng góp mới của đề tài ....................................................................... 3

1.5.1.


Về lý luận ........................................................................................................ 3

1.5.2.

Về thực tiễn ..................................................................................................... 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn nâng cao chất lượng đào tạo nghề trong
các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ...................................................................... 5
2.1.

Cơ sở lý luận ................................................................................................... 5

2.1.1.

Một số khái niệm cơ bản .................................................................................. 5

2.1.2.

Đặc điểm, nội dung và hình thức đào tạo nghề ............................................... 13

2.1.3.

Nội dung nghiên cứu về nâng cao chất lượng đào tạo nghề ............................ 21

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại các cơ sở
giáo dục nghề nghiệp ..................................................................................... 25

2.2.


Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 36

iii


2.2.1.

Kinh nghiệm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề của một số
nước trên thế giới ........................................................................................... 36

2.2.2.

Kinh nghiệm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề của Việt Nam ............. 37

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm rút ra cho giải pháp nâng cao chất lượng đào nghề
trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ................. 39

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 41
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 41

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên.......................................................................................... 41

3.1.2.


Đặc điểm kinh tế xã hội ................................................................................. 43

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 48

3.2.1.

Phương pháp thu thập thông tin ..................................................................... 48

3.2.2.

Phương pháp tổng hợp xử lý số liệu ............................................................... 50

3.2.3.

Phương pháp phân tích .................................................................................. 50

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu dùng trong nghiên cứu........................................................ 50

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................. 51
4.1.

Thực trạng hoạt động đào tạo nghề trong các cơ sở GDNN trên địa bàn
tỉnh Bắc Giang ............................................................................................... 51

4.1.1.


Khái quát về hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh
Bắc Giang ...................................................................................................... 51

4.1.2.

Kết quả đào tạo nghề của các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang ............................................................................................................. 53

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề của các cơ sở GDNN
trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ............................................................................ 59

4.2.1.

Chính sách đào tạo nghề ................................................................................ 59

4.2.2.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng .......................................................................... 61

4.2.3.

Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo ...................................................................... 70

4.2.4.

Công tác phát triển liên kết ............................................................................ 77


4.2.5.

Nguồn đầu vào và đầu ra của lao động ........................................................... 78

4.2.6.

Đặc điểm của vùng ........................................................................................ 79

4.2.7.

Công tác kiểm tra, giám sát, quản lý .............................................................. 80

4.3.

Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề trong các cơ sở giáo dục
nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ........................................................ 82

iv


4.3.1.

Những thuận lợi và khó khăn, tồn tại trong hoạt động đào tạo nghề trên
địa bàn tỉnh Bắc Giang thời gian qua ............................................................. 82

4.3.2.

Tổng hợp trong phân tích SWOT ................................................................... 83

4.3.3.


Định hướng và giải pháp tăng cường hoạt động đào tạo nghề trên địa bàn
tỉnh Bắc Giang ............................................................................................... 84

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 96
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 96

5.2.

Kiến nghị ....................................................................................................... 97

Danh mục tài liệu tham khảo ....................................................................................... 99
Phụ lục .................................................................................................................... 101

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
CĐN

Nghĩa tiếng Việt
Cao đẳng nghề

CNKT

Cơng nhân kỹ thuật


CNH - HĐH

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

CSVC

Cơ sở vật chất

DN

Doanh nghiệp

ĐTN

Đào tạo nghề

ĐVT

Đơn vị tính

GDNN

Giáo dục nghề nghiệp

GDNN - GDTX

Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên

HĐND


Hội đồng nhân dân

ILO

Tổ chức lao động quốc tế

KT-XH

Kinh tế xã hội

LĐNT

Lao động nông thôn

LĐTB&XH

Lao động, thương binh và xã hội

TBDN

Thiết bị dạy nghề

TCN

Trung cấp nghề

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


TTDN

Trung tâm dạy nghề

TTGTVL

Trung tâm giới thiệu việc làm

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

UBND

Ủy ban nhân dân

XDCB

Xây dựng cơ bản

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu kinh tế đáng lưu ý của tỉnh ................................................ 43
Bảng 3.2. Dân số tỉnh Bắc Giang phân theo huyện, thành phố ................................... 44

Bảng 3.3.

Cơ cấu theo nhóm tuổi của dân số trong độ tuổi lao động năm 2015 ................ 45

Bảng 3.4. Tổng hợp cơ cấu lao động của tỉnh theo ngành kinh tế............................... 46
Bảng 3.5. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo giới tính và phân
theo thành thị, nơng thôn ........................................................................... 46
Bảng 3.6. Đối tượng khảo sát và số lượng mẫu khảo sát: ........................................... 49
Bảng 4.1. Kết quả đào tạo nghề trong giai đoạn 2014-2018 ....................................... 54
Bảng 4.2. Tỷ lệ lao động phải đào tạo lại sau khi tuyển dụng..................................... 56
Bảng 4.3. Đánh giá về lao động đã tốt nghiệp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
đang làm việc trong các doanh nghiệp tỉnh Bắc Giang ............................... 57
Bảng 4.4. Thực trạng đội ngũ cán bộ và giáo viên dạy nghề của các cơ sở giáo
dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh .............................................................. 64
Bảng 4.5. Diện tích sử dụng của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập................. 70
Bảng 4.6. Cơ sở vật chất của các cơ sở dạy nghề cơng lập năm 2018......................... 72
Bảng 4.7.

Tổng hợp kinh phí đầu tư CSVC, trang thiết bị dạy nghề từ Chương trình
mục tiêu quốc gia cho các cơ sở GDNN cơng lập giai đoạn 2014-2018............ 74

Bảng 4.8. Tình trạng trang thiết bị dạy nghề hiện có tính đến năm 2018 của
các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh ............................................................. 76
Bảng 4.9. Kinh phí dành cho đào tạo nhân lực trong các cơ sở GDNN ...................... 77

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Giang ............................................................ 41

Hình 3.2. Cơ cấu dân số theo giới tính ...................................................................... 45
Hình 4.1. Khả năng gắn bó của người lao động với cơng ty/đơn vị cơng tác.............. 58
Hình 4.2. Đánh giá của cán bộ, giáo viên và học sinh, sinh viên về chương trình,
giáo trình và tài liệu giảng dạy................................................................... 62
Hình 4.3. Đánh giá của cán bộ giáo viên và học sinh sinh viên về đội ngũ cán bộ
giáo viên dạy nghề .................................................................................... 65
Hình 4.4. Đánh giá của cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về dạy nghề đối
với đội ngũ cán bộ, giáo viên dạy nghề ...................................................... 65
Hình 4.5. Đánh giá của cán bộ, giáo viên và học sinh, sinh viên về trụ sở làm
việc và diện tích đất sử dụng ..................................................................... 71
Hình 4.6. Đánh giá của cán bộ giáo viên và học sinh sinh viên về các cơng trình
xây dựng ................................................................................................... 73
Hình 4.7. Đánh giá của cán bộ, giáo viên và học sinh, sinh viên về trang thiết bị
dạy nghề.................................................................................................... 77

DANH MỤC HỘP
Hô ̣p 4.1. Đào tạo nghề tại tỉnh Bắc Giang.................................................................. 55
Hộp 4.2. Thái độ lao động qua ý kiến nhận xét của Doanh nghiệp ............................. 59

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Hồng
Tên luân văn: “Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề trong các cơ sở giáo dục
nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang”
Ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 8620115


Cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới chất
lượng đào tạo nghề trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại tỉnh Bắc Giang, từ đó đề
xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề trong các cơ sở giáo dục
nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu bao gồm: Phương
pháp thu thập số liệu thông qua điều tra, phỏng vấn ngẫu nhiên 20 cán bộ, giáo viên dạy
nghề và 10 chủ sử dụng lao động, 200 lao động có qua đào tạo nghề tại 10 doanh nghiệp
trên địa bàn tỉnh; Số liêụ thứ cấp được thu thập thông qua các ấn phẩm, các tài liệu, báo
cáo của các đơn vị, ban ngành có liên quan; Để phân tích rõ thực trạng và các yếu tố
ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề, luận văn sử dụng các phương pháp thống kê
mô tả và thống kê so sánh.
Kết quả nghiên cứu và kết luận:
Đào tạo nghề cho người lao động giữ mơt vai trị quan trọng trong chiến lược
phát triển nguồn nhân lực của nước ta nói chung và của tỉnh Bắc Giang nói riêng. Bởi
việc nâng cao chất lượng lượng đào tạo nghề có ý nghĩa quan trọng góp phần quyết định
chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường năng lực cạnh tranh và nâng cao năng suất lao
động, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội địa phương. Nghiên cứu đã làm rõ một số nội
dung sau:
Một là, hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận về đào tạo nghề và việc
nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Đồng thời, đúc rút
ra các bài học kinh nghiệm trong quản lý và nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại một
số nước và một số địa phương.
Hai là, luận văn đã khái quát được thực trạng công tác đào tạo nghề tại các cơ sở
giáo dục nghề nghiệp tại tỉnh Bắc Giang và đi sâu phân tích những yếu tố ảnh hưởng
đến công tác nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Trong những năm qua công tác đào tạo

ix



nghề ở Bắc Giang đã được sự quan tâm của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh và các cấp,
các ngành. Hàng năm, tỉnh đã ưu tiên kinh phí trong ngân sách để chi cho công tác đào
tạo nghề. Kế hoạch phát triển đào tạo nghề hàng năm đã được xây dựng và tổ chức thực
hiện, do đó cơng tác đào tạo nghề đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Tuy đã có
những bước phát triển nhưng hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang chưa thể đáp ứng được yêu cầu đào tạo đội ngũ lao động có tay nghề, chất lượng
cao phục vụ nhu cầu của các doanh nghiệp và các cơ sở sử dụng lao động. Quy mô đào
tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp còn nhỏ; ngành nghề đào tạo chưa đa dạng;
nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp cùng đào tạo một số nghề; chất lượng đào tạo cịn hạn
chế; cơ cấu trình độ đào tạo cịn bất cập; cở sở vật chất phục vụ đào tạo chỉ đáp ứng
được nhu cầu tối thiểu; chương trình, giáo trình chưa phù hợp và đặc biệt yếu tố đầu vào
là học sinh chủ yếu là học lực thấp; trình độ của giáo viên, cơng tác tư vấn tun truyền
các chính sách của giáo dục nghề nghiệp còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, nghiên cứu
cũng xác định nguyên nhân của những hạn chế trong việc nâng cao chất lượng đào tạo
nghề tại tỉnh Bắc Giang.
Ba là, thông qua nghiên cứu thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng, luận
văn đề xuất một số giải pháp để tăng cường nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho các
cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, bao gồm: Tăng cường cơng tác
tun truyền, hồn thiện cơ chế chính sách; Quy hoạch hệ thống các cơ sở đào tạo nghề;
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ đào tạo nghề; Nâng cao chất lượng giáo viên
và tuyển sinh; Tăng cường liên doanh liên kết với doanh nghiệp...

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Hong
Thesis title: Solution to improve the quality of vocational training in vocational education

institutions in Bac Giang province
Major: Agricultural economics

Code: 8620115

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
To study situation and analyze factors affecting the quality of vocational training at
vocational education institutions in Bac Giang province, thereby propose some solutions to
improve the quality of vocational training in vocational education in Bac Giang province.
Materials and Methods
The thesis used some main research methods including: Methods of data
collection through surveys, random interviews of 20 officers, vocational teachers and 10
employers, 200 employees who haved been trained at 10 enterprises in the province;
Secondary data was collected through publications, documents and reports of relevant
units and departments; To clearly analyze the situation and factors affecting the quality
of vocational training, this thesis used descriptive statistical method and comparative
statistics method..
Main findings and conclusions
Vocational training for employees plays an important role in our country's
human resource development strategy in general and Bac Giang province in particular.
Because improving the quality of vocational training has important meaning to improve
the quality of human resources, enhance competitiveness and improve labor
productivity, promote local socio-economic development. In this research has clearly
shown out some main contents below:
Firstly, systematizing and clarifying theoretical issues on vocational training and
improving the quality of vocational training at vocational education institutions. At the
same time, drew some experiences in managing and improving the quality of vocational
training in some countries and some localities in Viet Nam.
Secondly, the research has generalized the status of vocational training at

vocational education institutions in Bac Giang province and also analyzed the factors
affect to the quality of vocational training improvement. In the past years, vocational
training activities in Bac Giang has been received by the attention of the Provincial

xi


Party Committee, Provincial People's Council, People's Committee and all level of
sectors. Every year, the province has prioritized the budget to spend on vocational
training. The annual vocational training development plan has been built and
implemented, therefore vocational training activities has achieved encouraging results.
Although reached some good results but the system of vocational education institutions
in Bac Giang province cannot meet the requirements of training skilled and high-quality
workers to serve the needs of enterprises and other employers. The training scale of
vocational education institutions is small; the training majors is not diversified; many
vocational education institutions have trained some occupations; the quality of training
is limited; the level of training structure is inadequate, facilities for training only meet
the minimum needs; education curriculum is not good and important input factor is
students with low learning capacity; teachers' qualifications, propaganda and counseling
policies of vocational education are limited. Besides, the study also identifies the causes
of limitations in improving the quality of vocational training in Bac Giang province.
Thirdly, through studying the situation and analyzing the effecting factors, the
thesis proposed some solutions to enhance the quality of vocational training for
vocational education institutions in Bac Giang province including: Strengthen the
propaganda and complete the education and training policies; Re-planning the system of
vocational training institutions; Increasing investment in facilities for vocational
training; Improve teacher's quality and quality of enrollment; Strengthen education and
training linkage with enterprises and other employers.

xii



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Dân số và Lao động là yếu tố cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển
của mọi hình thái kinh tế - xã hội. Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực
của sự phát triển. Trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực thì đào tạo nghề
ln được coi là vấn đề then chốt nhằm tạo ra đội ngũ cơng nhân kỹ thuật có
trình độ kiến thức chun mơn, có kỹ năng và thái độ nghề nghiệp phù hợp yêu
cầu phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng sự biến đổi cơ cấu kinh tế, đáp ứng nhu
cầu chuyển dịch cơ cấu lao động.
Đảng và Nhà nước ta luôn đặt vấn đề dân số, lao động việc làm vào vị trí
hàng đầu trong hoạch định các chính sách kinh tế - xã hội. Chính phủ đã phê
duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011- 2020 với mục tiêu
tổng quát đến năm 2020 đưa nhân lực Việt Nam trở thành nền tảng và lợi thế
quan trọng nhất để phát triển bền vững đất nước, hội nhập quốc tế và ổn định xã
hội, nâng trình độ năng lực cạnh tranh của nhân lực nước ta lên mức tương
đương các nước tiên tiến trong khu vực, trong đó một số mặt tiếp cận trình độ
các nước phát triển trên thế giới. Do đó đẩy mạnh hoạt động đào tạo nghề cho
người lao động trong giai đoạn hiện nay vừa là nhiệm vụ cấp bách vừa là một
yêu cầu tất yếu khách quan để thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập quốc
tế của đất nước.
Nhận thức rõ được tầm quan trọng, trong những năm gần đây, hoạt động
đào tạo nghề đã được Chính phủ, các Bộ Ngành và địa phương đặc biệt quan
tâm. Một số chính sách và giải pháp phát triển đào tạo nghề đã được Chính phủ,
các Bộ Ngành xây dựng và ban hành như: Quy hoạch mạng lưới các trường đào
tạo nghề trên toàn quốc, kế hoạch đào tạo nghề hàng năm...
Trong những năm qua, công tác đào tạo nghề của tỉnh Bắc Giang luôn
được sự quan tâm của các cấp, Bộ, ngành Trung ương và tỉnh. Đây là một trong
những mục tiêu quan trọng góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội cả nước

nói chung và tỉnh Bắc Giang nói riêng.
Tính đến tháng 4/2018, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang còn 27 cơ sở GDNN,
giảm 16 cơ sở so với năm 2015, trong đó có 02 trường Cao đẳng nghề, 04 trường

1


Trung cấp nghề, 09 trung tâm và 12 cơ sở có chức năng GDNN. Bên cạnh việc
mở rộng quy mơ đào tạo, các cơ sở GDNN đã quan tâm tới cơng tác nâng cao
chất lượng đào tạo; ngồi việc rèn luyện kỹ năng nghề cho người học, các cơ sở
dạy nghề đã chú ý đến việc giáo dục vệ sinh, an tồn lao động, ý thức tác phong
cơng nghiệp. Một số cơ sở dạy nghề đã trang bị cho người học nghề kiến thức về
khởi sự doanh nghiệp, kiến thức về quản lý doanh nghiệp, maketing... Vì vậy,
dạy nghề đã từng bước đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.
Tuy vậy, chất lượng lao động qua đào tạo nghề còn nhiều hạn chế, bất
cập; nâng cao chất lượng đào tạo nghề như một yếu tố khách quan, một yêu cầu
hết sức cần thiết. Điều này không những ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng
nguồn nhân lực mà còn ảnh hưởng việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế của
tỉnh cũng như trong khu vực.
Xuất phát từ thực tiễn tôi lựa chọn đề tài “Giải pháp nâng cao chất
lượng đào tạo nghề trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh
Bắc Giang” làm luận văn thạc sĩ nhằm góp phần làm rõ hơn về mặt lý thuyết và
đáp ứng yêu cầu thực tế về đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo
nghề tại các cơ sở GDNN của Bắc Giang.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở thực trạng hoạt động đào tạo nghề tại các cơ sở GDNN trên địa
bàn tỉnh Bắc Giang để chỉ ra những hạn chế, tồn tại và đưa ra một số giải pháp
cơ bản nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề trong các cơ sở giáo dục nghề
nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về nâng cao chất
lượng đào tạo nghề;
- Đánh giá thực trạng nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại các cơ sở
GDNN của tỉnh Bắc Giang;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đào tạo nghề
của tỉnh;
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng đào tạo nghề
trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

2


1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Hoạt động đào tạo nghề ở các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
hiện nay diễn ra như thế nào? Chất lượng ra sao?
- Có các yếu tố nào ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở
các cơ sở này?
- Có các thuận lợi gì và có các khó khăn, hạn chế gì trong nâng cao chất
lượng đào tạo nghề ở các cơ sở này?
- Nguyên nhân nào dẫn đến những hạn chế, tồn tại trong việc nâng cao
chất lượng đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Giang?
- Cần có những giải pháp nào phù hợp với tình hình thực tế nhằm nâng
cao chất lượng đào tạo nghề ở các cơ sở DNNN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại các cơ
sở GDNN ở cả ba cấp trình độ đào tạo trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Từ đó, rút ra
những bài học kinh nghiệm để nâng cao chất lượng đào tạo nghề của các cơ sở
này được thực hiện tốt hơn trong thời gian tới.

1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian
Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn toàn tỉnh Bắc Giang.
- Phạm vi về thời gian
Đề tài nghiên cứu về nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại các cơ sở
GDNN tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn 2014-2018.
- Phạm vi nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu về nâng cao chất lượng đào tạo nghề của các
cơ sở GDNN ở cả ba cấp trình độ đào tạo (cao đẳng, trung cấp và SCN) trên địa
bàn tỉnh Bắc Giang.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
1.5.1. Về lý luận
Đề tài được nghiên cứu có hệ thống lý luận gắn với thực tiễn của việc tổ
chức đào tạo nghề tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại tỉnh Bắc Giang. Góp

3


phần tăng cường nâng cao hiệu quả chất lượng lao động qua đào tạo trong thời
gian tới ở địa phương phục vụ phát triển kinh tế địa phương
1.5.2. Về thực tiễn
Xác định được thực trạng về tình hình đào tạo nghề tại các cơ sở giáo dục
nghề nghiệp tại tỉnh Bắc Giang.
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo nghề tại các cơ sở
giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn.
Đề xuất những giải pháp nhằm tăng hiệu quả chất lượng đào tạo nghề tại
các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Kết quả nghiên cứu là những thông tin để các cấp, các ngành, các cơ sở
GDNN và doanh nghiệp tại đại phương làm cơ sở cho những nghiên cứu tiếp
theo và vận dụng vào thực tiễn đối với cơng tác đào tạo nghề, đồng thời góp thêm

tư liệu tham khảo phục vụ hoạt động tuyên truyền, học tập và giảng dạy.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC
NGHỀ NGHIỆP
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Đào tạo nghề
Khái niệm đào tạo thường gắn với giáo dục, nhưng hai phạm trù vẫn có
một số sự khác nhau tương đối.
Giáo dục được hiểu là các hoạt động và tác động hướng vào sự phát triển
và rèn luyện năng lực (bao gồm tri thức, kỹ năng và kỹ sảo) và phẩm chất (niềm
tin, tư cách, đạo đức) ở con người để có thể phát triển nhân cách đầy đủ nhất và
trở nên có giá trị tích cực đối với xã hội. Hay nói cách khác, giáo dục cịn là q
trình khơi gợi các tiềm năng sẵn có trong mỗi con người, góp phần nâng cao các
năng lực và phẩm chất cá nhân của cả thầy và trị theo hướng hồn thiện hơn, đáp
ứng các u cầu tồn tại và phát triển trong xã hội loài người đương đại.
Thứ nhất, theo từ điển Tiếng Việt, “đào tạo” được hiểu là việc: làm cho
trở thành người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định”.
Thứ hai, “Đào tạo là quá trình trang bị kiến thức nhất định về mặt chuyên
môn, nghiệp vụ cho người lao động để họ có thể đảm nhận được một cơng việc
nhất định” (Mai Quốc Chánh và Trần Xuân Cầu, 2008).
Thứ ba, từ góc nhìn của các nhà giáo dục và đào tạo Việt Nam, khái niệm
tương đối đầy đủ là: “Đào tạo là q trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm
đạt được các kiến thức, kỹ năng và kỹ sảo trong lý thuyết và thực tiễn, tạo ra năng
lực để thực hiện thành công một hoạt động xã hội (nghề nghiệp) cần thiết”.
Hay nói cách khác, đào tạo đề cập đến việc dạy các kỹ năng thực hành,

nghề nghiệp hay kiến thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, để người học lĩnh
hội và nắm vững những tri thức, kĩ năng, nghề nghiệp một cách có hệ thống để
chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng đảm nhận được một
công việc nhất định.
Giáo dục và đào tạo đều có điểm chung là đều hướng vào việc trang bị
kiến thức kỹ năng để phát triển năng lực của người lao động. Tuy nhiên, trong
giáo dục nhằm vào những năng lực rộng lớn còn đào tạo lại nhằm vào những

5


năng lực cụ thể để người lao động đảm nhận công việc xác định, thường đào tạo
đề cập đến giai đoạn sau, khi một người đã đạt đến một độ tuổi nhất định, có một
trình độ nhất định. Có nhiều dạng đào tạo: đào tạo cơ bản và đào tạo chuyên sâu,
đào tạo chuyên môn và đào tạo nghề, đào tạo lại, đào tạo từ xa, tự đào tạo...
Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27/11/2014 đưa ra khái niệm như sau:
“Dạy (đào tạo) nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng
và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm
hoặc tự tạo việc làm sau khi hồn thành khóa học”. Luật cũng quy định có ba cấp
trình độ đào tạo là sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề và về hình thức
dạy nghề bao gồm cả dạy nghề chính quy và dạy nghề thường xuyên.
Mục tiêu của dạy nghề là đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản
xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có đạo
đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong cơng nghiệp, có sức khỏe
nhằm tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc
làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp CNH - HĐH đất nước.
2.1.1.2. Chất lượng đào tạo nghề
Chất lượng đào tạo nghề được sự quan tâm của chính cơ sở đào tạo, người
sử dụng lao động, của người học và gia đình người học, của cả xã hội. Có một

loạt lý do đứng đằng sau sự quan tâm này, đó là tất cả các cơ sở đào tạo có trách
nhiệm muốn đào tạo sinh viên tốt nghiệp phù hợp với nhu cầu về chất lượng của
xã hội và doanh nghiệp; Các cơ sở đào tạo đều mong muốn cung cấp sản
phẩm đào tạo mà xã hội cần và tự hào về các sinh viên tốt nghiệp; Thị trường
lao động kỳ vọng nhà trường cung cấp cho họ những sinh viên có đủ kiến
thức, kỹ năng và thái độ thích hợp với cơng việc; Việc quốc tế hóa nghề
nghiệp và thế giới ngày càng xích lại gần nhau sẽ tạo ra sự cạnh tranh nhiều
hơn trước đó. Một cơ sở đào tạo trong nước không chỉ cạnh tranh với các cơ
sở trong nước mà còn cạnh tranh với các nước khác, với khu vực khác; mà
cạnh tranh trước hết là chất lượng. Khơng có chất lượng, cơ sở sẽ không thu
hút được người học, sớm muộn cũng sẽ phải đóng cửa; Có một nhu cầu tự
nhiên là “bảo vệ người tiêu dùng”. Các sinh viên và phụ huynh đã tốn kém rất
nhiều chi phí cho việc học của họ và con cái họ, vì vậy họ phải có quyền nhận
được một chương trình đào tạo có chất lượng;

6


Định nghĩa khái niệm “chất lượng đào tạo” là việc làm thiết thực nhằm
giúp các cơ sở đào tạo thiết lập các chuẩn mực chất lượng và đề xuất các giải
pháp đảm bảo và nâng cao chất lượng của nhà trường. Trong xu thế hội nhập và
phát triển hiện nay, khái niệm chất lượng đào tạo cần phải được xác định một
cách tồn diện với cách tiếp cận mới, đó là tiếp cận thơng qua khách hàng.
Trước hết, có thể thấy chất lượng là một phạm trù triết học biểu thị những
thuộc tính bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định tương đối của sự
vật để phân biệt nó với các sự vật khác. Chất lượng là đặc tính khách quan của sự
vật, biểu hiện ra bên ngồi qua các thuộc tính. Nó là cái liên kết các thuộc tính
của sự vật lại làm một, gắn bó với sự vật như một tổng thể, bao qt tồn bộ sự
vật và khơng tách khỏi sự vật.
Tiêu chuẩn ISO 9000 (năm 2000) định nghĩa: “Chất lượng là mức độ mà

một tập hợp các đặc trưng vốn có đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng và
những người khác có quan tâm”.
Các cách hiểu này cho thấy, chất lượng là một phạm trù khá trừu tượng,
khó định nghĩa, khó xác định, khó đo lường và cách hiểu của người này cũng
khác so với người kia. Tuy nhiên, bằng cách này hay cách khác, người ta vẫn
cần đi đến một số khía cạn có thể đo lường được, biểu hiện được chất lượng.
Chất lượng là một khái niệm quen thuộc, tuy nhiên khái niệm chất lượng
nói chung, chất lượng đào tạo nghề nói riêng là một khái niệm gây nhiều tranh
cãi. Nguyên nhân bắt nguồn từ nội hàm phức tạp của khái niệm “Chất lượng” với
sự trừu tượng và tính đa diện, đa chiều của khái niệm này. Ví dụ, đối với cán bộ
giảng dạy và sinh viên thì ưu tiên của khái niệm chất lượng phải là ở quá trình
đào tạo, là cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho quá trình giảng dạy và học
tập.
Còn đối với những người sử dụng lao động, ưu tiên về chất lượng của họ lại ở
đầu ra, tức là ở trình độ, năng lực và kiến thức của sinh viên khi ra trường...
Do vậy khơng thể nói đến chất lượng như một khái niệm nhất thể, chất
lượng cần được xác định kèm theo mục tiêu hay ý nghĩa của nó. Chất lượng đào
tạo nghề được định nghĩa rất khác nhau tùy theo từng thời điểm và giữa những
người quan tâm: Sinh viên, giảng viên, người sử dụng lao động, các tổ chức tài
trợ và các cơ quan kiểm định; trong nhiều bối cảnh, nó cịn phụ thuộc vào tình
trạng phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước.
Harvey L. and Knight PT (1999) đề cập đến năm khía cạnh chất lượng

7


đào tạo và đã được nhiều tác giả khác thảo luận, công nhận và phát triển:
- Chất lượng là được hiểu ngầm là chuẩn mực cao, sự vượt trội (hay sự

xuất sắc);

- Chất lượng là sự hoàn hảo trong quá trình thực hiện (kết quả hồn thiện,

khơng có sai sót);
- Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu trong kế hoạch của trường
- Chất lượng là sự đáng giá về đồng tiền (trên khía cạnh đáng giá để đầu tư);
- Chất lượng là một quy trình liên tục cho phép “khách hàng” (tức sinh

viên) đánh giá sự hài lòng của họ.
Như vậy, chất lượng đào tạo nghề được xem như chất lượng của q trình
đào tạo, nó được thể hiện ở kết quả đem lại “giá trị gia tăng” (sự vượt trội sau
quá trình đào tạo) của học sinh, sinh viên như khối lượng, nội dung, trình độ
kiến thức được đào tạo và kỹ năng thực hành, năng lực nhận thức, năng lực tư
duy cùng những phẩm chất nhân văn được đào tạo; thể hiện ở sự hoàn hảo trong
thực hiện mục tiêu đào tạo của cơ sở; thể hiện ở mức độ xứng đáng với sự đầu tư
của học sinh, cơ sở đào tạo, nhà nước và xã hội; và thể hiện ở sự hài lòng của
sinh viên khi theo học chương trình.
2.1.1.3. Các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo
Chất lượng khơng thể tự nhiên có mà là kết quả tác động của nhiều yếu tố.
Luận văn này quan niệm “Chất lượng đào tạo nghề là kết quả tác động tích cực
của tất cả các yếu tố cấu thành hệ thống đào tạo nghề và quá trình đào tạo vận
hành trong mơi trường nhất định ”
Theo Bùi Hồng Đăng, (2017) cho rằng chất lượng đào tạo nghề có một số
các tiêu chí sau đây
Tiêu chí 1: Sự vượt trội về kiến thức, kỹ năng hay “giá trị gia tăng” mà
sinh viên nhận được sau quá trình trình đào tạo.
Khi đề cập đến “sự vượt trội”, “giá trị gia tăng” của sinh viên học nghề
cần có những kiểm chứng kết quả học tập và so sánh với người chưa học nghề.
Trong quá trình học nghề, người học được đánh giá kết quả thông qua
điểm của bài kiểm tra, bao gồm kiểm tra lý thuyết và thực hành. Kết thúc khóa
đào tạo, người học trải qua kỳ thi tốt nghiệp. Tùy ngành học, nghề học,

bài
kiểm tra có thể có hình thức tự luận, hình thức trắc nghiệm hoặc thực hành nghề.

8


Tùy thuộc vào giá trị tích lũy về kiến thức và kỹ năng đạt được và biểu hiện qua kết
quả kiểm tra và thi, người tốt nghiệp được xếp loại giỏi, khá, trung bình.
Kết quả đánh giá này mới chỉ một phía của cơ sở đào tạo. Chất lượng này
được kiểm chứng thơng qua q trình sử dụng. Chính người sử dụng lao động sẽ
bổ sung và có tiếng nói cuối cùng về chất lượng sinh viên được đào tạo, xác
nhận “giá trị gia tăng” nhận được của người học, đánh giá “sự vượt trội” của sinh
viên sau học nghề với lao động phổ thơng.
Để đo “sự vượt trội”, có thể thực hiện bằng cách so sánh kiến thức, kỹ
năng trước khi học nghề với kiến thức kỹ năng mà một người học nghề đã tốt
nghiệp. Cần nhắc lại một lần nữa, kết quả của phép đo này có thể do cơ sở đào
tạo tự đo thông qua kiểm tra, đánh giá, hoặc do người sử dụng lao động đo thông
qua so sánh phẩm chất, kỹ năng của một người lao động qua đào tạo với một lao
động phổ thông mà họ sử dụng.
Vậy những nhân tố nào sẽ đóng góp vào “sự vượt trội”, “giá trị gia tăng”
của sinh viên học nghề? Có thể thấy đó chính là:
- Đầu vào của sinh viên trường nghề. Học nghề là quá trình tiếp nhận kiến

thức và kỹ năng, và mức độ kiến thức và kỹ năng tiếp nhận được trước hết phụ
thuộc vào khả năng tiếp nhận của người học. Nếu “đầu vào” thấp, khó có thể kỳ
vọng chất lượng đầu ra cao. Bài tốn “phân luồng” để có thể có được “đầu vào
có chất lượng” cho cơ sở đào tạo nghề tất yếu phải đặt ra;
- Chất lượng chương trình đào tạo: Khối lượng kiến thức, kỹ năng được

trang bị trong q trình học nghề. Do tiếng nói cuối cùng thuộc về người sử dụng

lao động nên để đảm bảo chất lượng, chương trình đào tạo cần gắn với thực tiễn
sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, bám sát được những yêu cầu mà người sử dụng
kỳ vọng vào học sinh sau học nghề.
Tiêu chí 2: sự hồn thiện (khơng sai sót) trong q trình thực hiện hay nói
cách khác hồn thiện trong q trình trang bị kiến thức, kỹ năng theo chuẩn nghề
nghiệp đầu ra mà cơ sở đào tạo cơng bố với xã hội.
Q trình sản xuất ra hàng hóa thơng thường được kết thúc bằng việc
kiểm tra chất lượng sản phẩm, bảo đảm các thông số kỹ thuật, các yêu cầu chất
lượng, mẫu mã và có thể lưu thơng. Sản phẩm của q trình đào tạo nghề là con
người được dùng vào quá trình sản xuất hàng hóa. Những người này cần được
trang bị đầy đủ các hiểu biết kiến thức và năng lực thực hành đầy đủ, không cắt

9


xén, không dưới chuẩn đã công bố với xã hội. Quá trình đào tạo tại cơ sở dạy
nghề cần đảm bảo chắc chắn quá trình trang bị kiến thức, kỹ năng đầy đủ, kiểm
định (kiểm tra, thi cử) có chất lượng và sản phẩm là hoàn hảo. Tất nhiên hoàn
thiện theo nghĩa sản phẩm đào tạo đưa ra thị trường lao động là sản phẩm hồn
thiện, khơng phải sản phẩm dở dang; những sản phẩm không đạt chuẩn không
đưa ra thị trường. Cơ sở dạy nghề được đánh giá là có chất lượng nếu ít sản
phẩm hỏng, khơng đưa ra thị trường “sản phẩm dở dang” (chưa hoàn chỉnh) và
tỷ lệ sản phẩm đạt chuẩn cao (tỷ lệ tốt nghiệp cao).
Để đo sự hồn thiện trong q trình trang bị kiến thức, kỹ năng, có thể đối
chứng giữa chuẩn đầu ra (kỳ vọng về kiến thức, kỹ năng) với kiến thức, kỹ năng
mà sinh viên đạt được, tỷ lệ sinh viên đạt mức, giỏi, khá, trung bình, tỷ lệ sinh
viên không đạt; kế hoạch đào tạo (về thời gian, thời lượng giảng dạy) với thời
gian/ thời lượng giảng dạy trong thực tế.
Các yếu tố liên quan đến sự hoàn thiện trong quá trình dạy nghề chủ yếu gồm:
- Đội ngũ giáo viên dạy nghề đạt chuẩn, đủ về số lượng, đảm bảo về chất


lượng và hợp lý về cơ cấu. Khi thiếu về số lượng dẫn đến chương trình đào tạo
có thể bị cắt xén; khi giáo viên khơng đảm bảo về chất lượng sẽ khiến cho việc
trang bị kiến thức, kỹ năng cho học viên chưa đạt ngưỡng chuẩn đầu ra
công bố với xã hội; cơ cấu giáo viên không hợp lý sẽ khiến sự kết hợp giữa kiến
thức và kỹ năng nghề khơng hài hịa, giảm “giá trị gia tăng” mà người học nghề
nhận được sau quá trình đào tạo tại cơ sở;
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh học nghề. Đây là

khâu quan trọng để đảm bảo qua từng bước kiểm tra, đánh giá, khối lượng kiến
thức và kỹ năng nghề sinh tiếp nhận được qua q trình học được xác nhận chính
xác và đầy đủ.
- Trang thiết bị và công nghệ sử dụng trong dạy nghề phải được đầu tư

đầy đủ, tương xứng với thiết bị và công nghệ đang sử dụng trong các doanh
nghiệp của nền kinh tế. Không được đầy đủ, phù hợp với công nghệ sử dụng
trong sản xuất thì khó có thể đảm bảo sự hồn thiện trong q trình dạy và học,
khó đạt được chuẩn đầu ra của sản phẩm mà cơ sở đào tạo công bố với xã hội.
Tiêu chí 3: sự phù hợp với mục tiêu trong kế hoạch của trường.
Bất kỳ một cơ sở đào tạo nào cũng thường xây dựng cho mình tầm nhìn,
sứ mệnh và mục tiêu định hướng. Mục tiêu của một cơ sở đào tạo nghề thường

10


bao hàm (1) Cơ sở đào tạo nghề phát triển tới quy mô nào; (2) Mức độ đa dạng
ngành nghề đào tạo đến đâu; (3) Trình độ (kiến thức, kỹ năng) mà nhà trường
trang bị cho sinh viên đạt đến mức độ nào; (4) Sinh viên tốt nghiệp của trường sẽ
hòa nhập vào thị trường lao động đến mức độ nào (tỷ lệ sinh viên có việc làm sau
một khoảng thời gian nhất định; tỷ lệ sinh viên có việc làm theo đúng

ngành/nghề đào tạo; tỷ lệ sinh viên cần được bổ túc tay nghề và thời gian trung
bình bồi túc tay nghề sau đào tạo tại doanh nghiệp; v.v...
Có thể kiểm chứng sự phù hợp với mục tiêu đào tạo trong kế hoạch của
nhà trường thông qua đánh giá sự phát triển về quy mô, mức độ đa dạng ngành/
nghề đào tạo tại từng thời điểm với lộ trình của chiến lược phát triển nhà trường.
Nếu tụt lại quá xa so với mục tiêu, đây là dấu hiệu chất lượng phát triển của nhà
trường có vấn đề, do sản phẩm của nhà trường có thể khơng được thị trường lao
động chấp nhận nên không thu hút được người học; hoặc tổ chức thông tin thị
trường lao động chưa tốt, quan hệ của nhà trường với thị trường/ doanh nghiệp
không đủ mạnh để có thể có định hướng đa dạng ngành nghề đào tạo theo nhu
cầu của thị trường lao động. Phép đo này được thực hiện chủ yếu bằng tự kiểm
chứng, tự so sánh đối chiếu thực trạng kết quả đạt được với lộ trình chiến lược
phát triển của trường.
Trình độ kiến thức và kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp có thể đo bằng kết
quả kiểm tra, đánh giá và phân loại sinh viên theo các mức độ mà sinh viên đạt
được. Mức độ hội nhập thị trường lao động của sinh viên có thể đo thơng qua các
cuộc điều tra lần theo dấu vết (trace study) sinh viên tốt nghiệp với đối tượng
khảo sát là sinh viên đã tốt nghiệp, chủ doanh nghiệp sử dụng sinh viên tốt
nghiệp của nhà trường.
Các yếu tố chính ảnh hưởng tới sự phù hợp với mục tiêu trong kế hoạch
của cơ sở đào tạo là:
- Chất lượng đề án/ chiến lược phát triển nhà trường. Một cơ sở đào tạo

khơng có định hướng phát triển sẽ chẳng có kế hoạch nâng cao chất lượng đào
tạo, không thu hút được đội ngũ giáo viên giỏi/ tâm huyết, khơng có kế hoạch
đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị giảng dạy và vì thế khó có thể đảm bảo
chất lượng.
- Đổi mới nội dung, chương trình giảng dạy cho phù hợp với yêu cầu của

thị trường lao động. Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá nhằm đánh giá


11


chính xác, đầy đủ và thực chất khối lượng kiến thức và chất lượng kỹ năng mà
người học thu nhận được;
- Tăng cường quan hệ với doanh nghiệp, với cộng đồng người sử dụng lao

động, giúp việc đào tạo gắn với nhu cầu và giúp sinh viên hội nhập tốt hơn vào
thị trường lao động.
Mục tiêu, nhiệm vụ của các cơ sở đào tạo định hướng chủ yếu vào việc
đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động, nhu cầu của người học, xã
hội, phù hợp với điều kiện thực tế và yêu cầu sử dụng lao động của địa
phương, ngành.
Tiêu chí 4: chất lượng là sự đáng giá về đồng tiền (trên khía cạnh đáng giá
để đầu tư).
Thực chất của tiêu chí này là chất lượng đào tạo, hay “giá trị gia tăng” mà
người học thu nhận được phải xứng đáng với sự đầu tư của sinh viên, phụ huynh,
nhà trường và xã hội. Đầu tư của sinh viên là đầu tư về thời gian và công sức;
đầu tư của phụ huynh là đầu tư về tiền bạc; đầu tư của nhà trường là đầu tư về
nguồn lực giáo viên, cơ sở vật chất, ngân sách và trang thiết bị cũng như các chi
phí liên quan khác đến quá trình đào tạo; đầu tư của nhà nước xã hội là các chính
sách, cơ chế và nguồn lực cho phát triển đào tạo nghề.
Đầu tư như thế nào có thể sẽ đem lại chất lượng tương xứng như thế, như
vẫn thường nghe nói “tiền nào của nấy”. Tuy nhiên, kết quả này còn tùy thuộc vào
chất lượng đầu tư, vào việc sử dụng khôn ngoan nguồn lực đầu tư. Để đo lường
tiêu chí này, có thể sử dụng phương pháp so sánh tương tự giữa cơ sở đào tạo này
với các cơ sở đào tạo khác có mức độ đầu tư tương tự thông qua việc so sánh một
loạt các chỉ tiêu như “giá trị gia tăng” đạt được của sinh viên với chi phí tương tự
của sinh viên và phụ huynh, mức độ phát triển của nhà trường so sánh với cơ sở

khác, mức độ hội nhập thị trường lao động của sinh viên tốt nghiêp.
Tiêu chí 5: chất lượng là quá trình liên tục cho phép khách hàng (sinh
viên) đánh giá thơng qua sự hài lịng của họ.
Để đo tiêu chí này có thể khảo sát sự hài lòng của sinh viên đối mới chất
lượng bài giảng, chất lượng chương trình đào tạo, mơi trường học tập, dịch vụ do
nhà trường cung cấp, kiến thức và kỹ năng mà sinh viên thu nhập được, những
chuẩn bị của nhà trường đảm bảo cho sự chuyển tiếp tốt nhất từ nhà trường sang
môi trường làm việc, v.v.

12


×