Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Giải pháp tăng cường quản lý của ban quản lý đối với khu công nghiệp quế võ tỉnh bắc ninh luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (774.95 KB, 106 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ KIM DUNG

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CỦA BAN
QUẢN LÝ ĐỐI VỚI KHU CÔNG NGHIỆP QUẾ VÕ,
TỈNH BẮC NINH

Ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

8340102

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Chu Thị Kim Loan

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung và các số liệu được sử dụng trong luận văn
“Giải pháp tăng cường quản lý của ban quản lý đối với khu công nghiệp Quế Võ – Tỉnh
Bắc Ninh” là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu trong luận văn là trung
thực và chưa được công bố trong các cơng trình khác. Tơi xin hồn tồn chịu trách
nhiệm về các số liệu trong bài.
Hà Nội, ngày.... tháng..... năm 2018
Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Kim Dung

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình của các thầy cơ
giảng dạy tại Học viện nông nghiệp Việt Nam đặc biệt là sự giúp đỡ của TS Chu Thị
Kim Loan đã hướng dẫn em nghiên cứu và hồn thành luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban quản lý Khu công nghiệp Quế Võ – tỉnh Bắc
Ninh đã cho phép tôi sử dụng số liệu trong luận văn này.
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài tơi ln nhận được sự động viên
của bạn bè, đồng nghiệp và người thân trong gia đình.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày.... tháng..... năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Kim Dung

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. ii
MỤC LỤC .................................................................................................................. iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ................................................................................. vi
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................vii

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN .........................................................................................viii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.................................................................. 1

1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI .................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung.............................................................................................. 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể .............................................................................................. 2

1.3.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................ 3

1.4.

Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...................................................... 3

PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ ..................................... 4
2.1.

CƠ CỞ LÝ LUẬN ........................................................................................ 4


2.1.1.

Khát quát về khu công nghiệp........................................................................ 4

2.1.2.

Khái niệm, chức năng, nhiệm vụ Ban quản lý Khu công nghiệp..................... 9

2.1.3.

Nội dung quản lý của Ban quản lý đối với khu công nghiệp ......................... 12

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý của Ban quản lý khu công nghiệp........... 15

2.2.

CƠ SỞ THỰC TIỄN ................................................................................... 18

2.2.1.

Kinh nghiệm quản lý KCN của BQL khu công nghiệp ở một số địa
phương........................................................................................................ 18

2.2.2.

Bài học kinh nghiệm rút ra trong công tác quản lý của Ban quản lý đối
với Khu công nghiệp Quế Võ, Bắc Ninh ...................................................... 22


PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 24
3.1.

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ....................................................... 24

3.1.1.

Đặc điểm cơ bản của Khu công nghiệp Quế Võ ........................................... 24

3.1.2.

Đặc điểm cơ bản của Ban quản lý Khu công nghiệp. ................................... 28

3.2.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 32

iii


3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu ....................................................................... 32

3.2.2.

Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................... 33

3.2.3.


Phương pháp phân tích số liệu ..................................................................... 34

3.2.4.

Các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................... 34

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................................... 36
4.1.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CỦA BAN QUẢN LÝ ĐỐI VỚI KHU
CÔNG NGHIỆP QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2013 –
2017 ............................................................................................................ 36

4.1.1.

Quản lý quy hoạch và xây dựng ................................................................... 36

4.1.2.

Quản lý môi trường ..................................................................................... 44

4.1.3.

Quản lý nhà nước của BQL đối với KCN Quế Võ về lao động .................... 51

4.1.4.

Đánh giá công tác quản lý của Ban quản lý đối với Khu công nghiệp
Quế Võ tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2013 - 2017 .............................................. 56


4.2.

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ CỦA BQL ĐỐI VỚI
KCN QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH .............................................................. 59

4.2.1.

Các yế u tố bên ngoài ................................................................................... 59

4.2.2.

Các yế u tố bên trong .................................................................................... 62

4.3.

ĐINH HƯƠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CỦA
BAN QUẢN LÝ ĐỐI VỚI KCN QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH ................... 65

4.3.1.

Định hướng phát triển Khu công nghiệp ...................................................... 65

4.3.2.

Giải pháp tăng cường quản lý của Ban quản lý đối với Khu công nghiệp
Quế Võ-Bắc Ninh ........................................................................................ 69

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 78
5.1.


KẾT LUẬN ................................................................................................. 78

5.2.

KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 79

5.2.1.

Kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ....................................... 79

5.2.2.

Kiến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
Bắc Ninh ..................................................................................................... 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 81
PHỤ LỤC 01............................................................................................................... 83

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQL

Ban quản lý


BVMT

Bảo vệ môi trường

CN

Công nghiệp

CTCP

Công ty cổ phần

DN

Doanh nghiệp

KCN

Khu công nghiệp

KHCN

Khoa học công nghệ

NSNN

Ngân sách nhà nước

MT


Môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân

v


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Tình hình hoạt động của KCN Quế Võ ...................................................... 26
Bảng 3.2. Tỉ lệ đóng góp của KCN Quế Võ cho ngân sách nhà nước huyện Quế
Võ giai đoạn 2013 - 2017 .......................................................................... 27
Bảng 3.3. Tình hình lao động của ban quản lý khu cơng nghiệp Quế Võ ................... 30
Bảng 3.4. Tình hình tài sản của Ban quản lý KCN năm 2017 .................................... 31
Bảng 4.1. Tổng hợp tình hình quy hoa ̣ch đất tại KCN Quế Võ năm 2017 .................. 39
Bảng 4.2. Tổng hợp tình hình sử du ̣ng đấ t tại KCN Quế Võ giai đoạn 2013 2017 .......................................................................................................... 40
Bảng 4.1. Tổng hợp số vốn đầu tư tại KCN Quế Võ năm 2017 .................................. 40
Bảng 4.4. Kế t quả đầu tư vào KCN Quế Võ giai đoạn 2013 - 2017 ........................... 41
Bảng 4.5. Kế t quả điề u tra đánh giá của DN trong KCN về quản lý quy hoa ̣ch
và xây dựng của BQL đối với KCN Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh ...................... 43
Bảng 4.6. Trình tự kiểm tra mơi trường của BQL KCN ............................................. 46
Bảng 4.7. Tı̀nh hı̀nh thanh tra, kiểm tra công tác BVMT của doanh nghiệp trong
KCN Quế Võ ............................................................................................ 49
Bảng 4.8. Kế t quả điề u tra đánh giá của DN trong KCN về quản lý môi trường
của BQL đối với KCN Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh ......................................... 50
Bảng 4.9. Kế t quả quản lý về lao đô ̣ng của Ban Quản lý đối với KCN Quế Võ,
tỉnh Bắc Ninh ............................................................................................ 54
Bảng 4.10. Kế t quả điề u tra đánh giá của DN trong KCN về quản lý nhà nước về

lao đô ̣ng của BQL đối với KCN Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh ............................ 55
Bảng 4.11. Chấ t lươ ̣ng đô ̣i ngũ cán bô ̣ viên chức của Ban quản lý KCN ...................... 64

vi


DANH MỤC HÌNH
Sơ đồ 3.1.

Cơ cấ u tở chức bơ ̣ máy Ban quản lý khu công nghiê ̣p ............................. 29

Biểu đồ 4.1. Lao động tại KCN Quế Võ giai đoạn 2013 - 2017 ................................... 51

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tác giả luận văn:

NguyễnThị Kim Dung

Tên luận văn: Giải pháp tăng cường quản lý của Ban quản lý đối với Khu công nghiệp
Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh
Ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 8340101

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam.
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tổng hợp những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý của Ban Quản

lý khu công nghiệp, luận văn đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp tăng cường
quản lý của Ban quản lý đối với Khu công nghiệp Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh trong thời
gian tới.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu:
+ Thu thập số liệu thứ cấp: Nguồn dữ liệu lấy từ các báo cáo của Ban quản lý
KCN, UBND cấp tỉnh, cấp huyện; các sở, ban ngành và các phịng ban có liên quan.
Ngồi ra, thu thập số liệu thứ cấ p qua các tài liệu sách, báo ta ̣p chı́ như: Ta ̣p chı́ kinh tế
phát triể n; Ta ̣p chı́ Kinh tế và Dự báo; Ta ̣p chı́ KCN Việt Nam; các đề tài nghiên cứu
Khoa ho ̣c có liên quan …
+ Thu thập số liệu sơ cấp: Thực hiện khảo sát thông qua xin ý kiế n trực tiế p đố i
với cán cán bô ̣ thuô ̣c BQLKCN; điều tra bằng phiế u khảo sát với đố i tươ ̣ng là các cán
bộ quản lý, công nhân viên thuộc các doanh nghiêp̣ sản xuấ t kinh doanh đang hoa ̣t đô ̣ng
trong KCN Quế Võ về các nô ̣i dung thực hiện chức năng nhiê ̣m vụ của Ban quản lý
KCN tập trung vào quản lý về môi trường, quy hoa ̣ch và xây dựng, quản lý lao động …
đã gửi phát ra 78 phiếu và thu về được 78 phiếu.
- Phương pháp xử lý số liệu: số liê ̣u thu thâ ̣p đươ ̣c cũng đươ ̣c xử lý bằ ng phầ n
mềm excel, word để tổng hợp, tı́nh tỷ lê ̣ mức đô ̣ đánh giá, để có nhâ ̣n đinh
̣ các nô ̣i dung
được đánh giá tương ứng ở mức đô ̣ nào. Từ đó, đưa ra những đánh giá chung.
Kết quả chính và kết luận
Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề về lý luận và thực tiễn về quản lý của
Ban quản lý đối với khu công nghiệp. Tác giả đã nghiên cứu, phân tích và đánh giá
thực trạng công tác quản lý của Ban Quản lý đối với khu công nghiệp Quế Võ, tỉnh
Bắc Ninh; qua đó cho thấ y BQL KCN Quế Võ đã đa ̣t đươ ̣c những kế t quả cu ̣ thể trong
công tác quản lý về môi trường; coi trọng công tác xây dựng và tổ chức thực hiê ̣n theo

viii



đúng quy hoạch kế hoạch quản lý KCN; các công trình hạ tầng kỹ thuật, các cơng trình
hạ tầng xã hội phục vụ bộ phận dân cư xung quanh KCN, người lao động trong KCN
được xây dựng và đầu tư đồng bộ. BQL KCN đã thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà
nước về lao động. Luâ ̣n văn cũng đã chı̉ ra những ha ̣n chế cu ̣ thể : cịn xảy ra tình trạng
ơ nhiễm; đơi khi cịn có doanh nghiệp chưa xử lý nước thải đạt quy chuẩn MT. Phát
triển KCN không đồng bộ với việc đảm bảo các điều kiện cho KCN hoạt động có hiệu
quả, đặc biệt là sự thiếu đồng bộ giữa hạ tầng kỹ thuật trong và ngồi hàng rào Khu
cơng nghiệp. Cơng tác hỗ trơ ̣ các doanh nghiê ̣p tım
̀ kiế m nguồ n lao đô ̣ng cầ n thiế t đáp
ứng yêu cầ u sản xuấ t kinh doanh trong KCN của các DN trong KCN chưa kip̣ thời.
Trên cơ sở nghiên cứu, đinh
̣ hướng, luận văn đã đề xuất 3 giải pháp có cơ sở
khoa học và thực tiền gồm: tăng cường công tác quản lý môi trường, quản lý quy hoạch
và xây dựng quy hoạch, quản lý nhà nước về lao động nhằm góp phần hồn thiện cơng
tác này./.

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Kim Dung
Thesis title: Measures to strengthen management of Que Vo Industrial Park, Bac
Ninh province
Major: Business Administration

Code: 8340102

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research purposes
Based on the synthesis of the theoretical and practical issues of management of

the Industrial Park Management Board, the thesis evaluating the current situation and
proposing measures to strengthen the management of the Management Board for Que
Industrial Park Vo, Bac Ninh province in the coming time.
Research Methods
- The method of data collection:
+ Secondary data collection: Data source is taken from the reports of the
Management Board of Industrial Zones, People's Committees at provincial and district
level; departments, departments and related departments. In addition, collecting
secondary data through books and magazines such as: Journal of Economic
Development; Journal of Economics and Forecasting; Vietnam Industrial Zones;
Related Scientific Research Topics...
+ Primary data collection: conducting surveys through direct consultations with
officials of the Industrial Zones; Questionnaire surveys were conducted by managers
and employees of production and business enterprises operating in Que Vo IP on the
functions and tasks of the Management Board of the industrial park. focused on
environmental management, planning and construction, labor management ... sent out
78 votes and collected 78 votes.
- Data processing method: collected data is also processed by excel and word
software to synthesize and rate the level of assessment, so as to identify the contents to
be evaluated at the level of any. From there, give a general assessment.
Main results and conclusions
On the basis of systematizing the theoretical and practical issues of management
of the management board for industrial zones. The author has studied, analyzed and
evaluated the management of Que Vo Industrial Park, Bac Ninh Province; This shows
that the management board of Que Vo Industrial Park has achieved concrete results in

x


environmental management; To attach importance to the elaboration and organization of

the implementation strictly according to the planning on the management of industrial
zones; technical infrastructure works, social infrastructure works for the residential area
around the IZ, workers in industrial zones are built and invested in synchronous. The
Industrial Zones Authority has successfully implemented the task of state management
of labor. The thesis also pointed out specific limitations: pollution occurred; At times,
there are enterprises that have not treated wastewater up to MT standards. The
development of industrial zones is not synchronous with ensuring the conditions for the
industrial park to operate effectively, especially the lack of synchronism between
technical infrastructure inside and outside the fence of the Industrial Park. Supporting
businesses to find the necessary labor force to meet the requirements of production and
business in IZs of enterprises in industrial zones not timely.
Based on the research, orientation, the thesis has proposed 3 solutions with
scientific and real money including: strengthening the management of the environment,
management planning and planning development, state management on labor to
contribute to the improvement of this work.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay, mơ hình khu cơng nghiệp (KCN) đang ngày càng thể hiện rõ vai
trị của mình. KCN là các giải pháp về vốn, thu hút đầu tư, công nghệ, kỹ năng
quản lý nước ngoài, tăng cường khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong q
trình hội nhập; thúc đẩy cơng nghiệp phát triển, tăng cường kinh tế; hình thành
các trung tâm công nghiệp gắn với phát triển đô thị, cải cách hành chính, đổi mới
cơ chế quản lý; góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương; tạo điều
kiện để xử lý những tác động tới môi trường một cách tập trung … Sự hình thành
và phá triển các KCN phụ thuộc vào chính sách của Chính phủ, ngồi ra cịn phụ
thuộc rất nhiều vào chính sách và tổ chức thực hiện chính sách của từng chính

quyền địa phương. Khu công nghiệp đầu tiên của Bắc Ninh được thành lập từ
năm 1998, đến cuối năm 2000 được chính thức khởi công xây dựng và đi vào
hoạt động. Đến nay, các KCN Bắc Ninh đã thu hút 886 dự án đầu tư với tổng vốn
đầu tư đăng ký trên 12,04 tỷ USD, trong đó có 555 dự án có vốn đầu tư nước
ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 10,67 tỷ USD chiếm tỷ trọng 88,6% tổng
vốn đầu tư vào các Khu công nghiệp. Các dự án thu hút vào các KCN đều thuộc
lĩnh vực điện tử, viễn thông và công nghiệp hỗ trợ cho các ngành này. Đa số dự
án sử dụng máy móc, thiết bị thế hệ mới, công nghệ sản xuất tiên tiến, sản xuất
các sản phẩm sạch, không phát sinh nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mơi trường. Vốn
đầu tư cho máy móc, thiết bị và công nghệ sản xuất (bao gồm cả chuyển giao
công nghệ) của các dự án FDI trong giai đoạn này đạt 2.772,3 triệu USD chiếm
60,02% tổng vốn đầu tư đăng ký của các dự án. Đây là nhân tố quan trọng thúc
đẩy hàm lượng giá trị công nghệ trong giá trị của sản phẩm, giảm thiểu các yếu
tố ảnh hưởng đến môi trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, từ đó
nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị kim ngạch xuất khẩu tại các KCN
tỉnh Bắc Ninh.
Khu công nghiệp Quế Võ được thành lập theo Quyết định số 1224/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 19/12/2002 do Tổng Công ty cổ phần phát
triển đô thị Kinh Bắc – CTCP. KCN Quế Võ nằm trong trung tâm tam giác
kinh tế trọng điểm miền Bắc: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. KCN Quế
Võ không chỉ thuận lợi giao thông đường bộ (Quốc Lộ 1B; Quốc Lộ 18A,

1


tuyến đường sắt xuyên Quốc Gia), đường thuỷ - Cảng sơng Cầu và đường
hàng khơng mà cịn chiếm vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế,văn
hố, giao thơng và thương mại với trung tâm là tỉnh Bắc Ninh và các vùng lân
cận là tỉnh Quế Võ, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hải Hưng, Hải
Dương. KCN Quế Võ có cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại với đầy đủ hệ
thống nhà xưởng, văn phòng, kho tàng bến bãi, trường học, bệnh viện, bưu

điện và siêu thị đạt tiêu chuẩn. Cũng như các KCN khác của Bắc Ninh, KCN
Quế Võ trong quá trình hình thành và phát triển đã đạt được những kết quả
nhất định, nhất là trong công tác quản lý thường xuyên chú trọng cải cách
hành chính, đổi mới cơ chế; góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa
phương; xử lý những tác động tới môi trường một cách tập trung. Tuy nhiên,
bên cạnh những mặc tích cực đã đạt được, vẫn bộc lộ những hạn chế, tồn tại;
tình trạng thu hút đầu tư, tỷ lệ lấp đầy đất trong KCN chưa cao; việc huy động
các nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng chưa cao; vấn đề môi trường, công tác
quản lý nhà nước đối với các KCN còn nhiều bất cập cần phải có giải pháp đổi
mới để đáp ứng được yêu cầu trong thời kỳ hội nhập.
Xuất phát từ các vấn đề trên, tôi xin chọn đề tài “Giải pháp tăng cường
quản lý của Ban quản lý đối với Khu công nghiệp Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở tổng hợp những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý của Ban
Quản lý khu công nghiệp, luận văn đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp
tăng cường quản lý của Ban quản lý đối với Khu công nghiệp Quế Võ, tỉnh Bắc
Ninh trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
+ Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý của ban quản
lý đối với KCN.
+ Phân tích thực trạng quản lý của ban quản lý đối với KCN Quế Võ, tỉnh
Bắc Ninh.
+ Đề xuất giải pháp tăng cường quản lý của ban quản lý đối với Khu công
nghiệp Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới

2


1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Đối tượng nghiên cứu: hoạt động quản lý của ban quản lý đối với KCN
Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu thực trạng quản lý của
ban quản lý đối với KCN Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh dựa trên số liệu giai đoạn
2013 - 2017.
1.4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
- Đóng góp khoa học: kết quả nghiên cứu đạt được trong luận văn góp
phần làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý KCN của ban quản lý KCN
trong điều kiện thực hiện đổi mới quản lý và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Đóng góp thực tiễn: Các giải pháp và kiến nghị của luận văn trực tiếp
góp phần hồn thiện công tác quản lý của ban quản lý đối với Khu công nghiệp
Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu luận
văn cũng có ý nghĩa tham khảo đối với thực tiễn quản lý KCN của các địa
phương khác ở Việt Nam có cùng điều kiện tương đồng với KCN Quế Võ, tỉnh
Bắc Ninh.

3


PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ
CỦA BAN QUẢN LÝ ĐỐI VỚI KHU CÔNG NGHIỆP
2.1. CƠ CỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Khát quát về khu công nghiệp
2.1.1.1. Khái niệm khu công nghiệp
Hiê ̣n nay, có nhiề u đinh
̣ nghıã về KCN. Tuy nhiên, hiể u mô ̣t cách duy
nhất, KCN là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ
cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, có hệ thống kết cấu hạ
tầng kỹ thuật - xã hội đồng bộ đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đời
sống của người lao động, được thành lập theo quy định của Chính phủ.

Trong KCN có thể có DN chế xuất và DN công nghệ cao.
Từ nô ̣i hàm của khái niê ̣m trên, có thể thấ y rõ, mô ̣t khu đươ ̣c go ̣i là KCN,
bao hàm các nô ̣i dung sau đây:
- KCN là khu chuyên sản xuấ t hàng công nghiê ̣p. Có nghıã là, trong KCN
chỉ sản xuất những sản phẩ m hay những mă ̣t hàng công nghiê ̣p nhằ m ta ̣o ra giá
tri ̣và giá tri ̣gia tăng trong công nghiê ̣p, tức là ta ̣o ra GDP.
- Trong KCN không thể thiế u vắ ng các hoa ̣t đô ̣ng dich
̣ vu ̣, song những
dich
̣ vu ̣ đó cũng chỉ phu ̣c vu ̣ cho sản xuấ t công nghiê ̣p.
- KCN được xác đinh
̣ ranh giới điạ lý. Vı̀ thế , khi nói tới KCN là ta nói tới
“hàng rào” của KCN; bên trong KCN tức là nói tới biên giới giữa bên trong và bên
ngoài KCN. Vâ ̣y, bên trong “hàng rào” KCN sản xuấ t các sản phẩ m công nghiê ̣p.
- Mô ̣t khu đươ ̣c go ̣i là KCN đươ ̣c phát triể n về mă ̣t kế t cấ u ha ̣ tầ ng, bao
gồ m: 1) Hệ thống ha ̣ tầ ng kỹ thuâ ̣t: hê ̣ thố ng nhà xưởng; hê ̣ thố ng cung ứng và
tiêu thoát nước, hê ̣ thố ng xử lý rác thải hê ̣ thố ng nhà xưởng; hê ̣ thố ng đường nô ̣i
bô ̣ KCN, hê ̣ thố ng chiế u sáng, cây xanh... đáp ứng yêu cầ u sản xuấ t kinh doanh.
2) Hê ̣ thố ng ha ̣ tầ ng xã hô ̣i, trong đó đảm bảo cho sinh hoa ̣t của đô ̣i ngũ cán bô ̣,
công nhân viên của KCN như: khu ký túc xá, nhà ở cho công nhân, trung tâm y
tế , khu vui chơi giải trı́.... Điề u đó, khẳ ng đinh
̣ mô ̣t KCN hoàn chı̉nh khi và chı̉
khi có hê ̣ thố ng kế t cấ u ha ̣ tầ ng kỹ thuâ ̣t và ha ̣ tầ ng xã hô ̣i. Về mă ̣t này, ở nhiề u
quố c gia đang phát triể n thường phải “đố i mă ̣t” với sự không đầ y đủ, không đồ ng

4


bô ̣ thâ ̣m chı́ là thiế u vắ ng về ha ̣ tầ ng xã hô ̣i do chủ đầ u tư cha ̣y theo mu ̣c đı́ch lơ ̣i
nhuâ ̣n mà ı́t đầ u tư, thâ ̣m chı́ là không đầ u tư phát triể n ha ̣ tầ ng xã hô ̣i.

- KCN đươ ̣c thành lâ ̣p theo quy đinh,
̣ quyế t đinh
̣ của Chı́nh phủ. Và, điề u
đó hàm nghĩa rằng, phát triể n KCN đươ ̣c đă ̣t trong quy hoa ̣ch, với mố i quan hê ̣
tổng thể, hữu cơ trong phát triể n các ngành, lıñ h vưc̣ , sản phẩ m trong KCN; đảm
bảo sản xuấ t ra giá trị, giá tri ̣gia tăng trong CN.
- Trong KCN có thể hı̀nh thành hay phát triể n các DN chế xuấ t và DN
công nghệ cao và ngược lại. Phát triể n các DN chế xuấ t và DN công nghê ̣ cao
cũng nhằ m mu ̣c đı́ch phát triển KCN, không ngừng làm gia tăng giá tri ̣ và giá tri ̣
trăng thêm của ngành CN (Ngô Văn Điể m, 2015).
2.1.1.2. Đặc điểm của khu công nghiệp
KCN là công cụ để thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài
để tạo ra năng lực sản xuất mới, đáp ứng nhu cầu về hàng hóa của thị trường
trong nước và quốc tế. Với cơ cấu được hình thành trên cơ sở kỹ thuật và công
nghệ tiên tiến, KCN bao gồm những đặc điểm chủ yếu sau:
- KCN có cơ sở kinh tế đặc thù, ưu đãi nhằm thu hút vốn đầu tư trong
nước và nước ngồi, tạo mơi trường thuận lợi, hấp dẫn cho phép các nhà đầu tư
sử dụng phạm vi đất đai nhất định trong KCN để thành lập các nhà máy, xí
nghiệp, các cơ sở kinh tế, dịch vụ ưu đãi về thủ tục xin và thuê đất; miễn hoặc
giảm thuế.
- Mọi hoạt động kinh tế trong KCN trực tiếp chịu sự chi phối của cơ chế
thị trường. Bởi vậy, cơ chế quản lý trong KCN lấy điều tiết thị trường làm chính.
- KCN có vị trí địa lý xác định nhưng khơng hồn tồn độc lập, nên, chế
độ quản lý hành chính, các quyết định liên quan đến việc ra vào KCN và quan hệ
với các doanh nghiệp bên ngoài sẽ rộng rãi hơn. Hoạt động trong KCN sẽ là các
tổ chức pháp nhân và các cá nhân trong và nước ngoài tiến hành theo điều kiện
bình đẳng.
- KCN là mơ hình tổng hợp phát triển kinh tế với nhiều thành phần và
nhiều hình thức sở hữu khác nhau cùng tồn tại song song; doanh nghiệp có
100%c vốn đầu tư nước ngồi, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn

trong nước.

5


- Việc hình thành các KCN tạo nên sự thay đổi một cách căn bản về hạ
tầng kinh tế - xã hội trong và ngoài KCN, là cơ sở hạ tầng đô thị công nghiệp và
thành phố công nghiệp trong tương lai.
- Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập và nâng cao
phúc lợi xã hội góp phần tạo ra hiệu quả kinh tế - xã hội cho khu vực có KCN.
- Các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu và dịch vụ hỗ trợ sản xuất và
xuất khẩu trong KCN là những doanh nghiệp cơ bản đáp ứng yêu cầu chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
- KCN có cơ sở kinh tế đặc thù, ưu đãi nhằm thu hút vốn đầu tư trong
nước và nước ngồi.
- KCN là mơ hình tổng hợp phát triển kinh tế với nhiều thành phần và
nhiều hình thức sở hữu khác nhau cùng tồn tại song song.
- Việc hình thành các KCN là cơ sở hạ tầng đô thị công nghiệp và thành
phố công nghiệp trong tương lai.
- Giải quyết công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.
- Hình thành các KCN là đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước (Lê Tuyển Cử, 2013).
2.1.1.3. Phân loại khu công nghiệp
Việc phân loại KCN chủ yếu để phục vụ công tác nghiên cứu và thực thi
các chính sách ưu tiên, ưu đãi là chính; còn trong lĩnh vực quản lý nhà nước, tổ
chức đời sống xã hội, xây dựng cấu trúc hạ tầng cơ sở, cơ cấu ngành nghề thì
việc phân loại có tác động riêng biệt như:
- Theo tính chất ngành nghề thì KCN chia thành 4 loại: KCN chuyên
ngành, KCN đa ngành, KCN sinh thái và KCN hỗn hợp.
- Theo đặc điểm quản lý chia thành 3 loại: KCN tập trung, KCN chế xuất

và Khu công nghệ cao.
- Theo cấp quản lý thì có thể phân loại KCN thành: KCN do Chính phủ
quyết định thành lập; KCN do UBND tỉnh, thành phố quyết định thành lập và
KCN do UBND huyện, thị quyết định thành lập.
- Theo quy mơ diện tích các KCN thì được phân thành 3 loại: nhỏ, trung
bình và lớn, cách phân loại này phụ thuộc vào đặc điểm của từng nước và chủ
yếu phục vụ để xếp hạng KCN.

6


- Theo hình thức thành lập thì sẽ có KCN mới thành lập, KCN nâng cấp
mở rộng và KCN di dời tập trung (Vũ Thành Hưởng, 2006).
2.1.1.4. Vai trò của KCN
Các KCN có vai trị đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh
tế quốc dân, nhất là các nước đang phát triển bởi KCN là nơi nghiên cứu, chuyển
giao công nghệ gắn liền với thực tế sản xuất của các DN KCN, cũng là tiếp nhận,
đào tạo và chuyển giao công nghệ mới, tiếp nhận các phương pháp quản lý khoa
học, hiệu quả, gia tăng thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào
KCN; theo đó, KCN có những vai trị quan trọng như
- Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước để phát triển nền kinh tế
KCN với đặc điểm là nơi được đầu tư cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, đồng bộ,
hiện đại và thu hút các nhà đầu tư cùng đầu tư trên một vùng không gian lãnh thổ
do vậy đó là nơi tập trung và kết hợp sức mạnh nguồn vốn trong và ngoài nước.
Với quy chê quản lý thống nhất và các chính sách ưu đãi, các KCN đã tạo ra một
môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư
nước ngoài; hơn nữa việc phát triển các KCN cũng phù hợp với chiến lược kinh
doanh của các tập đồn, cơng ty đa quốc gia trong việc mở rộng phạm vi hoạt
động trên cơ sở tranh thủ ưu đãi thuê quan từ phía nước chủ nhà, tiết kiệm chi
phí, tăng lợi nhuận và khai thác thị trường mới ở các nước đang phát triển. Do

vậy, KCN giúp cho việc tăng cường huy động vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn cho phát triển kinh tế - xã hội và là đầu mối quan trọng trong việc thu hút
nguồn vốn đầu tư trong nước và là giải pháp hữu hiệu nhằm thu hút vốn đầu tư
trực tiêp từ nước ngoài. Vốn đầu tư trực tiêp từ nước ngoài là một trong những
nhân tố quan trọng giúp quốc gia thực hiện và đẩy nhanh sự nghiệp cơng nghiệp
hóa-hiện đại hóa đất nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Mặt khác sự hoạt động
của đồng vốn có nguồn gốc từ đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đã tác động tích cực
thúc đẩy sự lưu thơng và hoạt động của đồng vốn trong nước.
- KCN góp phần tạo việc làm mới, xóa đói giảm nghèo và phát triển
nguồn nhân lực địa phương
Quá trình phát triển các KCN đã thu hút một lực lượng lớn lao động vào
làm việc trong doanh nghiệp và góp phần xóa đói, giảm nghèo cho các hộ gia
đình tại địa phương, đặc biệt là các vùng nơng thơn nơi có KCN. Nói cách khác,
KCN góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ hộ nghèo trong cộng đồng dân cư,

7


đồng thời cũng góp phần giảm thiểu tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây nên và góp
phần bảo vệ trật tự an toàn xã hội. Sự phát triển KCN góp phần quan trọng vào
tái cơ cấu phân cơng lao động xã hội, đồng thời thúc đẩy hình thành thị trường
giáo dục cung cấp lực lượng lao động có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu hội nhập
kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp trong KCN.
- KCN thúc đẩy hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng và đẩy nhanh q
trình đơ thị hóa
Q trình hình thành và phát triển KCN cùng với hệ thống kết cấu hạ tầng
kỹ thuật đồng bộ trong KCN thúc đẩy việc phát triển và hoàn thiện hệ thống kết
cấu hạ tầng ngoài hàng rào KCN để tạo nên các mối liên kết giữa KCN với vùng
kinh tế lân cận nhằm bảo đảm hỗ trợ dịch vụ từ khu vực bên ngoài cho KCN, góp
phần rút ngắn khoảng cách chênh lệch về phát triển giữa thành thị và nông thôn

và đẩy nhanh tốc độ đơ thị hóa và hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn.
- Phát triển KCN góp phần bảo vệ mơi trường sinh thái, thúc đẩy việc đổi
mới, hoàn thiện thể chế kinh tế
Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần phải khai thác và sử dụng
hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Do vậy để một doanh
nghiệp đơn lẻ xây dựng các công trình xử lý chất thải rất tốn kém, khó có thể
đảm bảo được chất lượng nhất là trong điều kiện hiện nay ở nước ta phần lớn là
doanh nghiệp vừa và nhỏ. KCN là nơi tập trung số lượng lớn nhà máy cơng
nghiệp, do vậy có điều kiện đầu tư tập trung trong việc quản lý, kiểm soát, xử lý
chất thải và bảo vệ mơi trường. Chính vì vậy việc xây dựng các KCN là tạo thuận
lợi để di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm từ nội thành, khu dân cư đông đúc,
hạn chê một phần mức độ gia tăng ô nhiễm, cải thiện môi trường theo hướng thân
thiện với môi trường phục vụ mục tiêu phát triển bền vững.
Ngồi ra, KCN cịn là động lực thúc đẩy việc đổi mới, hoàn thiện thể chế
kinh tế, hệ thống pháp luật, thủ tục hành chính, góp phần cơ cấu lại lĩnh vực phân
phối, lưu thông và dịch vụ xã hội; tạo điều kiện cho các địa phương phát huy thế
mạnh đặc thù của mình, đồng thời hình thành mối liên kết, hỗ trợ phát triển sản
xuất trong từng vùng, miền và cả nước; từ đó tạo ra những năng lực sản xuất,
ngành nghề và công nghệ mới, làm cho cơ cấu kinh tế của nhiều tỉnh, thành phố
và khu vực tồn tuyến hành lang kinh tế nói chung từng bước chuyển biến theo
hướng một nền kinh tế CNH, thị trường hiện đại, hội nhập sâu rộng vào thị
trường thế giới.

8


- KCN tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực
Ở các nước đang phát triển, việc đầu tư xây dựng và phát triển các KCN
được coi là phương thức chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
tăng dần tỷ trọng CN và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Sự xuất hiện

các KCN đã làm tăng tỷ trọng đóng góp của các doanh nghiệp sản xuất trong
KCN đối với cơ cấu giá trị sản xuất cơng nghiệp chung.
- KCN kích thích các loại hình dịch vụ sản xuất cơng nghiệp phát triển
Phát triển các KCN tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển chiều sâu và chiều
rộng các loại hình dịch vụ chủ yếu phục vụ DN KCN như cung cấp cơ sở hạ tầng kỹ
thuật ngoài kết cấu hạ tầng kỹ thuật chung của KCN, bao gồm: điện, nước, bưu
chính viễn thơng, xử lý chất thải, nước thải, tài chính - ngân hàng; dịch vụ vận tải,
dịch vụ cho thuê nhà, dịch vụ văn hóa xã hội và nhiều loại hình dịch vụ khác. Các
loại hình dịch vụ này cùng ra đời và cùng tồn tại phát triển với các KCN tạo nên sự
đồng bộ về tiện ích cho khơng chỉ DN KCN, mà cịn góp phần làm cho môi trường
kinh tế - xã hội xung quanh các KCN được cải thiện theo hướng phát triển.
- KCN có tác động thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế
Sự phát triển KCN thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế trên các lĩnh vực
như: thương mại quốc tế, tài chính, quản lý kinh tế, quản lý khoa học công nghệ,
quản lý Nhà nước KCN. Đồng thời với có chế quản lý thơng thống hướng mục
tiêu phục vụ DN, KCN tạo điều kiện cho DN tăng sức cạnh tranh các sản phẩm
hàng hóa, dịch vụ được sản xuất và cung cấp từ KCN (Phan Huy Đường, 2015).
2.1.2. Khái niệm, chức năng, nhiệm vụ Ban quản lý Khu công nghiệp
2.1.2.1. Khái niệm và vị trí của Ban quản lý Khu cơng nghiệp
Ban Quản lý KCN là cơ quan trực thuộc UBND cấp tỉnh hoặc cấp huyện,
không phải là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh/cấp huyện như các sở,
ban, ngành, phòng, đơn vị khác. Tuy là cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp đối
với các KCN, được sử dụng con dấu hình Quốc huy, nhưng trên thực tế,theo quy
định tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP, Nghị định 164/2013/NĐ-CP, thẩm quyền
của Ban Quản lý rấ t ha ̣n chế, chủ yếu thực hiện nhiệm vụ theo sự ủy quyền của
cơ quan nhà nước khác.
Vị trí pháp lý của Ban Quản lý gần như không được xác định một cách rõ
ràng; việc quy định chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ phối hợp của Ban Quản

9



lý KCN trong hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước khơng có tính ổn định và
nhất qn. Vì vậy, nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động
của KCN chủ yếu chỉ đề cập, bổ sung thẩm quyền, nhiệm vụ của cơ quan chuyên
môn thuộc UBND cấp tỉnh hoặc UBND huyện, không giao trực tiếp nhiệm vụ
cho Ban Quản lý, cụ thể trên một số lĩnh vực như sau:
- Về việc cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài; cấp sổ lao động
cho người lao động Việt Nam; tổ chức thực hiện đăng ký nội quy lao động, thỏa
ước lao động tập thể, nội quy an toàn vệ sinh, nội quy an toàn lao động, kế hoạch
đưa người lao động đi thực tập ở nước ngồi dưới 90 ngày cho doanh nghiệp... cơ
quan có thẩm quyền giải quyết là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Việc tổ
chức thực hiện đăng ký hệ thống thang lương, bảng lương, định mức lao động;
giải quyết tranh chấp lao động tập thể thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND
cấp huyện.
- Việc tổ chức thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy
định của Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành được giao
cho Sở Tài nguyên và Môi trường; việc xác nhận cam kết bảo vệ môi trường của
dự án thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện... Như vậy, để Ban Quản lý thực
hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo cơ chế quản lý “một cửa, tại chỗ” gặp nhiều
khó khăn, cịn phụ thuộc q nhiề u vào các cấ p.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP và Nghị định
164/2013/NĐ-CP, tổ chức bộ máy của Ban Quản lý cơ bản là rõ ràng, nên đã
được các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương áp dụng, vận dụng phù hợp với
đặc điểm và tình hình phát triển KCN của địa phương. Tuy nhiên, Ban Quản lý
các KCN cấp tỉnh/cấp huyện chủ yếu thực hiện nhiệm vụ theo sự ủy quyền, nên
thực tế đã và đang có một số tồn tại, bất cập:
- Ban Quản lý KCN cấp huyện được các cơ quan ủy quyền nhiệm vụ
không giống nhau, nên nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Quản lý mỗi địa phương
là khác nhau, điều đó thể hiện tính thiếu thống nhất, thiếu đồng bộ trong quản lý

nhà nước đối với các KCN.
- Việc ủy quyền của một số cơ quan cho Ban Quản lý thiếu nhất quán, gây
xáo trộn về tổ chức bộ máy, giảm uy tín và vai trị của Ban Quản lý; đồng thời,
cũng gây khó khăn cho việc thực hiện dự án đầu tư, hoạt động sản xuất kinh
doanh và làm giảm lòng tin của doanh nghiệp đối với cơ quan quản lý nhà nước.

10


Các văn bản pháp luật chuyên ngành không thống nhất với Nghị định số
29/2008/NĐ-CP và Nghị định 164/2013/NĐ-CP đã gây ra sự chồng chéo trong
thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước, nhất là công tác quản lý về môi
trường, lao động và thanh tra, kiểm tra đối với KCN. Cụ thể, Nghị định số
29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ qui định về khu cơng nghiệp,
khu chế xuất và khu kinh tế đã quy đinh
̣ công tác quản lý môi trường đối với
doanh nghiệp KCN do 3 cơ quan là: Ban Quản lý các KCN, Sở Tài nguyên - Môi
trường và UBND cấp huyện quản lý. Công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp
do Ban Quản lý, các sở ngành trong tỉnh, UBND cấp huyện và Công an tỉnh cùng
có trách nhiệm thực hiện. Vì vậy, thực tế ở một số địa phương, doanh nghiệp
phải chịu quản lý chồng chéo, thiếu sự thống nhất của nhiều cơ quan; một số
doanh nghiệp phải chịu sự thanh tra, kiểm tra của 3 đến 4 đoàn trong năm với
cùng một nội dung, gây khó khăn, bức xúc cho các doanh nghiệp, ảnh hưởng xấu
đến môi trường thu hút đầu tư, suy giảm lòng tin vào hiệu quả quản lý nhà nước
và hình ảnh của địa phương.
2.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của Ban quản lý Khu công nghiệp
Ban quản lý Khu công nghiệp có chức năng, nhiệm vụ cụ thể gồm:
- Căn cứ quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết của các KCN để theo dõi,
đơn đốc, kiểm tra tình hình xây dựng, tiến độ triển khai thực hiện dự án, hoạt
động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp KCN; báo cáo, tham mưu, đề

xuất các giải pháp kịp thời nhằm đảm bảo đúng tiến độ đăng ký, theo đúng quy
hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và theo quy định của pháp luật;
- Giới thiệu, hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân có nhu cầu
đầu tư vào các KCN về hồ sơ, thủ tục cần thiết. Hướng dẫn các doanh nghiệp
KCN về các thủ tục hành chính sau cấp phép đầu tư và tiếp nhận các công văn,
giấy tờ khác do Ban thụ lý giải quyết;
- Theo quyết định của Ban quản lý, tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra
do Ban quản lý thành lập hoặc phối hợp thực hiện;
- Phối hợp với các cơ quan công an, các công ty đầu tư phát triển hạ tầng
KCN, UBND các huyện, xã trong KCN về cơng tác giữ gìn an ninh trật tự, an
tồn, phòng chống cháy nổ theo Quy chế phối hợp đã ký giữa Ban quản lý và
Công an tỉnh;

11


- Phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ đầu tư và phát triển KCN trực thuộc
BQL xây dựng phương án tổ chức các hoạt động dịch vụ trong KCN theo Quy
chế hoạt động của Trung tâm và quy định của pháp luật để trình Lãnh đạo Ban
quản lý xem xét, phê duyệt;
- Thiết lập hồ sơ ban đầu về các tranh chấp lao động, tranh chấp kinh tế,
các sự cố cháy nổ, tai nạn lao động và các vi phạm pháp luật khác trong các KCN
để kịp thời chuyển về Ban quản lý và các ngành chức năng giải quyết theo thẩm
quyền và theo đúng pháp luật;
- Báo cáo định kỳ và đột xuất về Ban quản lý tình hình hoạt động tại các
KCN, đồng thời đề xuất các biện pháp giải quyết các vấn đề vướng mắc phát sinh
trong quá trình xây dựng, hoạt động của các doanh nghiệp KCN;
- Xây dựng báo cáo định kỳ của phòng nộp về Văn phòng Ban tổng hợp;
- Xây dựng và thực hiện quy định về chức năng, nhiệm vụ của phòng theo
tiêu chuẩn ISO 9001:2000;

- Phối hợp với các cơ quan hữu quan theo dõi, kiểm tra việc chấp hành
công tác bảo vệ an ninh trật tự và an ninh kinh tế đối với các doanh nghiệp Khu
công nghiệp (Báo cáo tình hình hoạt động các KCN, KCX và khu kinh tế năm
2002-2008, 2009).
2.1.3. Nội dung quản lý của Ban quản lý đối với khu công nghiệp
2.1.3.1. Quản lý quy hoạch và xây dựng
Tổ chức thực hiện quản lý quy hoạch, kế hoạch và chính sách về phát triển
KCN. Ban hành, hướng dẫn, phổ biến và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật
và tiêu chuẩn quy phạm kỹ thuật có liên quan đến việc thành lập, đầu tư, xây
dựng, phát triển và quản lý hoạt động của KCN; xây dựng và quản lý hệ thống
thông tin về KCN; tổ chức thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư vào KCN (đươ ̣c
quy đinh
̣ tại Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 về việc qui định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư).
Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội trong các khu công nghiệp. Khi
chọn địa điểm thực hiện dự án, nhà đầu tư cũng thường quan tâm đến cơ sở hạ
tầng kỹ thuật và xã hội của khu vực vì nó đảm bảo cho các hoạt động kinh tế sau
này. Công trình hạ tầng kỹ thuật bao gồm cơng trình trong hàng rào và ngồi
hàng rào KCN. Cơng trình hạ tầng kỹ thuật ngồi ràng rào là cơng trình phụ

12


thuộc vào quy hoạch phát triển vùng, lãnh thổ và địi hỏi vốn lớn. Vì vậy, nhà
nước thường phải sử dụng ngân sách để đầu tư hoặc phải có cơ chế để huy động
vốn các thành phần kinh tế khác tham gia như phương thức BOT, BO, BT… Đối
với công trình hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào KCN, thơng thường huy động các
nguồn vốn của các doanh nghiệp và tư nhân. Đây thực chất là doanh nghiệp đất
đai và bất động sản dễ thu lợi nhuận cao nhưng lại phụ thuộc vào khả năng thu
hút đầu tư nên rủi ro cũng lớn. Việc cho doanh nghiệp tiến hành kinh doanh cơ

sở hạ tầng KCN là biện pháp huy động các nguồn vốn trong xã hội để san sẻ
gánh nặng cho ngân sách và tận dụng vốn và khả năng kêu gọi đầu tư của các nhà
đầu tư phát triển hạ tầng.
Hiệu quả của quản lý nhà nước đối với các KCN thường được xác định từ
hiệu quả tổng hợp cả về kinh tế và xã hội, để xác định tương quan định lượng
giữa chi phí thực thi chính sách bỏ ra và lợi ích thu lại thì hiệu quả phải tính thêm
những tác hại phụ khi thực thi chính sách, ví dụ như độ thỏa mãn nhu cầu của các
nhà đầu tư. Nhóm tiêu chí này phản ánh sức hấp dẫn của các KCN đối với các
nhà đầu tư cả trong giai đoạn thu hút đầu tư và quá trình hoạt động của doanh
nghiệp trong KCN. Nó bao gồm một nhóm các yếu tố phản ánh mức độ tiện lợi
của hệ thống dịch vụ trong KCN tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất kinh
doanh của các nhà đầu tư. Cụ thể là: (i) Mức độ bảo đảm của hệ thống cơ sở hạ
tầng kỹ thuật của KCN: Hệ thống cung ứng điện, nước, hệ thống hạ tầng trong,
ngoài KCN: đường xá, kho bãi… (ii) Năng lực các ngành công nghiệp hỗ trợ,
chất lượng hoạt động các ngành logistics phục vụ hoạt động cho các doanh
nghiệp trong KCN như: bưu chính, thơng tin, tài chính, ngân hàng,... (iii) Các chỉ
số về nguồn nhân lực với tư cách là nguồn lực đầu vào cho hoạt động của KCN,
bao gồm khả năng tuyển dụng lao động hay tính sẵn có về số và chất lượng lao
động địa phương khi doanh nghiệp cần tuyển dụng và giá nhân công của địa
phương này so với các địa phương khác trong cả nước và nước ngoài (đươ ̣c quy
đinh
̣ ta ̣i Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 về việc phê duyệt Quy
hoạch hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định
hướng đến năm 2020).
2.1.3.2. Quản lý môi trường
Tổ chức bộ máy quản lý KCN cũng xác định rõ các chủ thể tham gia
BVMT trong KCN sẽ đánh giá tinh thần trách nhiệm cũng như tính hiệu quả của
mỗi chủ thể trong việc BVMT. Đối với hoạt động BVMT trong các KCN hiện

13



×