Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Nâng cao chất lượng nhân lực ở bộ phận một cửa liên thông tại huyện văn lâm tỉnh hưng yên luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (833.93 KB, 115 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ HẢI YẾN

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC Ở BỘ PHẬN
MỘT CỬA LIÊN THÔNG TẠI HUYỆN VĂN LÂM
TỈNH HƯNG YÊN

Chuyên ngành:

Quản Lý Kinh Tế

Mã số:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. Nguyễn Phượng Lê

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cũng xin cam kết chắc chắn rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận
văn đã được cảm ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn
gốc, bản luận văn này là nỗ lực, kết quả làm việc của cá nhân tôi.


Hà Nội, ngày 08 tháng 06 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hải Yến

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu gặp rất nhiều khó khăn, tơi đã nhận được sự
hỗ trợ, giúp đỡ tận tình của các thầy, cơ giáo, các đơn vị, gia đình và bạn bè về tinh thần
và vật chất để tơi hồn thành bản luận văn này.
Lời đầu tiên, tơi xin được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới
PGS. TS Nguyễn Phượng Lê đã trực tiếp giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài. Tôi
cũng xin chân thành cảm ơn sự góp ý chân thành của các thầy, (cơ) giáo khoa Kinh tế và
Phát triển nông thôn, cảm ơn Bộ môn kinh tế nơng nghiệp và Chính sách trường Học viện
Nơng nghiệp Việt Nam.
Tôi xin chân thành cảm ơn, sự nhiệt tình giúp đỡ các cán bộ, cơng chức bộ
phận một cửa liên thông trên địa bàn huyện Văn Lâm đã giúp đỡ tơi hồn thành
luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đã khích lệ và tạo điều kiện tốt nhất để tơi hồn thành luận văn này.
Một lần nữa tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 08 tháng 06 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hải Yến

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ii
Mục lục .......................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ...............................................................................................................vii
Danh mục sơ đồ, đồ thị .................................................................................................... ix
Danh mục hộp .................................................................................................................. ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesis abstract.................................................................................................................xii
Phần 1. Mở đầu ................................................................................................................ i
1. 1.

Tính cấp thiết...................................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.4.

Những đóng góp của luận văn............................................................................ 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng nhân lực ở bộ phận
một cửa liên thông ............................................................................................ 4
2.1.

Cơ sở lý luận ...................................................................................................... 4

2.1.1.

Một số khái niệm có liên quan ........................................................................... 4

2.1.2.

Vai trò nâng cao chất lượng nhân lực ở bộ phận một cửa liên thông .............. 10

2.1.3.


Đặc điểm chất lượng nhân lực ở Bộ phận một cửa liên thông ......................... 11

2.1.4.

Nội dung nâng cao chất lượng nhân lực ở bộ phận một cửa liên thông ........... 11

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng nâng cao chất lượng nhân lực ở bộ phận một cửa liên
thông ................................................................................................................. 15

2.2.

Cơ sở thực tiễn về nâng cao chất lượng nhân lực ở bộ phận một cửa liên
thông và bài học kinh nghiệm cho huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên ............... 23

iii


2.2.1.

Kinh nghiệm nâng cao chất lượng nhân lực ở bộ phận một cửa liên thông
của thành phố Bến tre, tỉnh Bến tre .................................................................. 23

2.2.2.

Kinh nghiệm tại huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương ..................................... 24

2.2.3.


Bài học kinh nghiệm rút ra cho việc nâng cao chất lượng nhân lực ở bộ
phận một cửa tại huyện Văn Lâm .................................................................... 25

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 26
3.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................ 26

3.2.

Phương pháp thu thập thông tin ....................................................................... 30

3.2.1.

Thu thập thông tin thứ cấp ............................................................................... 30

3.2.2.

Thu thập thông tin sơ cấp ................................................................................. 31

3.3.

Phương pháp xử lý và phân tích thơng tin ....................................................... 32

3.3.1.

Phương pháp thống kê mô tả............................................................................ 33

3.3.2.


Phương pháp thống kê so sánh ......................................................................... 33

3.3.3.

Phương pháp thang đo Likert ........................................................................... 33

3.3.4.

Phương pháp phỏng vấn ................................................................................... 33

3.4.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................... 34

3.4.1.

Chỉ tiêu đánh giá công tác tuyển dụng ............................................................. 34

3.4.2.

Chỉ tiêu đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng ................................................. 34

3.4.3.

Chỉ tiêu đánh giá chế độ đãi ngộ ...................................................................... 34

3.4.4.

Các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực ở bộ phận một cửa liên
thông ................................................................................................................. 34


Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 36
4.1.

Thực trạng nâng cao chất lượng cán bộ công chức tại bộ phận một cửa
liên thông trên địa bàn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên ................................. 36

4.1.1.

Số lượng cán bộ công chức tại bộ phận một cửa liên thông trên địa bàn
huyện Văn Lâm ................................................................................................ 36

4.1.2.

Chất lượng cán bộ công chức bộ phận một cửa liên thông trên địa bàn
huyện Văn Lâm ................................................................................................ 42

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng cán bộ công chức tại bộ
phận một cửa liên thông trên địa bàn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên .......... 57

4.2.1.

Công tác quy hoạch cán bộ, công chức ............................................................ 57

4.2.2.

Công tác tuyển dụng, luân chuyển cán bộ, công chức ..................................... 61


iv


4.2.3.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ, cơng chức ............. 63

4.2.4.

Cơng tác bố trí, sử dụng cán bộ, công chức ..................................................... 66

4.2.5.

Công tác đánh giá cán bộ, công chức ............................................................... 69

4.2.6.

Chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, công chức ....................................................... 72

4.2.7.

Đánh giá chung về chất lượng cán bộ công chức và hoạt dộng nâng cao
chất lượng cán bộ công chức tại bộ phận một cửa liên thông trên địa bàn
huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên ...................................................................... 75

4.3.

Các giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ công chức tại bộ phận một cửa
liên thông trên địa bàn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên ................................. 78


4.3.1.

Định hướng về nâng cao chất lượng cán bộ công chức tại bộ phận một
cửa liên thông trên địa bàn huyện Văn Lâm .................................................... 78

4.3.2.

Các giải pháp cụ thể nâng cáo chất lượng cán bộ công chức tại bộ phận
một cửa liên thông trên địa bàn huyện Văn Lâm ............................................. 80

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 90
5.1.

Kết luận ............................................................................................................ 90

5.2

Kiến nghị .......................................................................................................... 91

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 93
Phụ lục .......................................................................................................................... 95

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt


CBCC

Cán bộ cơng chức

CNH - HĐH

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

CSVN

Cộng sản Việt Nam

ĐTBD

Đào tạo bồi dưỡng

HCNN

Hành chính nhà nước

HĐND

Hội đồng nhân dân

KT-XH


Kinh tế xã hội

LLCT

Lý luận chính trị

NN

Nhà nước

QLNN

Quản lý Nhà nước

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

UBND

Ủy ban nhân dân

TTHC

Thủ tục hành chính

vi


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Thống kê đất đai theo mục đích sử dụng của huyện Văn Lâm năm
2018.............................................................................................................. 27
Bảng 3.2. Dân số và lao động huyện Văn Lâm năm 2018 ........................................... 28
Bảng 3.3. Lao động làm việc trong các ngành kinh tế huyện Văn Lâm (năm 2016
– 2018) ......................................................................................................... 29
Bảng 3.4. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế huyện Văn Lâm giai đoạn 2016 - 2018 ...... 30
Bảng 3.5. Tổng hợp thông tin các đối tượng được khảo sát......................................... 32
Bảng 4.1. Cơ cấu cán bộ công chức tại bộ phận một cửa liên thông trên địa bàn
huyện Văn Lâm giai đoạn 2016-2018 .......................................................... 36
Bảng 4.2. Cơ cấu cán bộ, công chức theo giới tính tại bộ phận một cửa liên thông
trên địa bàn huyện Văn Lâm giai đoạn 2016-2018 ...................................... 39
Bảng 4.3. Cơ cấu cán bộ, công chức theo độ tuổi tại bộ phận một cửa liên thông
trên địa bàn huyện Văn Lâm giai đoạn 2016-2018 ...................................... 40
Bảng 4.4. Cơ cấu cán bộ, cơng chức theo trình độ chun mơn tại bộ phận một
cửa liên thông trên địa bàn huyện Văn Lâm giai đoạn 2016-2018 .............. 42
Bảng 4.5. Thống kê cán bộ, cơng chức có chứng chỉ tin học, chứng chỉ ngoại
ngữ tại bộ phận một cửa liên thông trên địa bàn huyện Văn Lâm giai
đoạn 2016-2018 ........................................................................................... 44
Bảng 4.6. Cơ cấu cán bộ, cơng chức theo trình độ lý luận chính trị hành chính tại
bộ phận một cửa liên thông trên địa bàn huyện Văn Lâm giai đoạn
2016-2018 .................................................................................................... 47
Bảng 4.7. Cán bộ, công chức là Đảng viên tại bộ phận một cửa liên thông trên
địa bàn huyện Văn Lâm giai đoạn 2016-2018 ............................................. 48
Bảng 4.8. Kết quả đánh giá, phân loại cán bộ, công chức tại bộ phận một cửa liên
thông trên địa bàn huyện Văn Lâm giai đoạn 2016-2018 ............................ 50
Bảng 4.9. Đánh giá của người dân, doanh nghiệp, cá nhân khi đến giải quyết các
thủ tục hành chính ở bộ phận một cửa liên thơng tại huyện Văn Lâm ........ 51
Bảng 4.10. Tổng hợp đánh giá của người dân, doanh nghiệp, cá nhân về kỹ năng
giao tiếp của cán bộ công chức ở bộ phận một cửa liên thông tại huyện
Văn Lâm....................................................................................................... 53


vii


Bảng 4.11. Tổng hợp đánh giá của người dân, doanh nghiệp, cá nhân về năng lực
xử lý tình huống của cán bộ công chức ở bộ phận một cửa liên thông
tại huyện Văn Lâm ....................................................................................... 54
Bảng 4.12. Tổng hợp đánh giá của người dân, doanh nghiệp, cá nhân về tinh thần
làm việc, thái độ phục vụ của cán bộ công chức ở bộ phận một cửa
liên thông tại huyện Văn Lâm ...................................................................... 55
Bảng 4.13. Tổng hợp kết quả giải quyết hồ cơ theo cơ chế một cửa liên thông trên
địa bàn huyện Văn Lâm giai đoạn 2016 – 2018 ......................................... 56
Bảng 4.14. Quy hoạch số lượng cán bộ, công chức tại bộ phận một cửa liên thông
trên địa bàn huyện Văn Lâm giai đoạn 2016 - 2018 .................................... 59
Bảng 4.15. Đánh giá về công tác quy hoạch nhân lực tại bộ phận một cửa liên
thông trên địa bàn huyện Văn Lâm .............................................................. 60
Bảng 4.16. Tổng hợp tuyển dụng, luân chuyển CBCC tại bộ phận một cửa liên
thông trên địa bàn huyện Văn Lâm giai đoạn 2016-2018 ............................ 62
Bảng 4.17. Đánh giá về công tác tuyển dụng nhân lực của Bộ phận một cửa liên
thông trên địa bàn huyện Văn Lâm .............................................................. 63
Bảng 4.18. Đánh giá về công tác đào tạo bồi dưỡng nhân lực của Bộ phận một cửa
liên thông trên địa bàn huyện Văn Lâm ....................................................... 65
Bảng 4.19. Đánh giá về cơng tác sử dụng, bố trí CBCC tại bộ phận một cửa liên
thông trên địa bàn huyện Văn Lâm .............................................................. 69
Bảng 4.20. Đánh giá về công tác đánh giá nhân lực của Bộ phận một cửa liên
thông trên địa bàn huyện Văn Lâm .............................................................. 71
Bảng 4.21. Tổng hợp tiền lương, thu nhập bình quân một tháng của CBCC bộ
phận một cửa liên thông tại thị trấn Như Quỳnh giai đoạn 2016-2018 ....... 73
Bảng 4.22. Đánh giá về chính sách đãi ngộ CBCC của bộ phận một cửa liên thông
trên địa bàn huyện Văn Lâm ........................................................................ 74


viii


DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Biểu đồ 4.1: Số lượng cán bộ công chức tại bộ phận một cửa liên thông trên địa bàn
huyện Văn Lâm giai đoạn 2016-2018 ........................................................37

DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1:

Ý kiến đánh giá của người dân về thời gian giải quyết thủ tục hành
chính tại bộ phận một cửa liên thông ............................................................52

Hộp 4.2:

Ý kiến đánh giá của người dân về thái độ phục vụ của cán bộ công
chức tại bộ phận một cửa liên thông ............................................................52

Hộp 4.3:

Ý kiến đánh giá của người dân về cơ sở vật chất tại bộ phận một cửa
liên thông ......................................................................................................68

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Hải Yến
Tên luận văn: Nâng cao chất lượng nhân lực ở bộ phận một cửa liên thông tại huyện

Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8340410

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng nâng cao chất lượng nhân lực ở bộ phận một cửa
liên thông tại địa bàn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên; từ đó đề xuất giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng nhân lực ở bộ phận một của liên thông tại địa bàn huyện Văn Lâm,
tỉnh Hưng Yên.
Phương pháp nghiên cứu
Số liệu thứ cấp gồm: Các tài liệu, số liệu phục vụ cho nghiên cứu cơ sở lý luận
và thực tiễn về chất lượng đội ngũ công chức ở bộ phận 1 cửa liên thông trên địa bàn
huyện Văn Lâm; Các số liệu liên quan đến đất đai, dân số, lao động, việc làm và tình
hình kinh tế - xã hội của huyện Văn Lâm; Các số liệu liên quan đến việc nâng cao chất
lượng đội ngũ công chức ở bộ phận 1 cửa huyện trên địa bàn huyện Văn Lâm …
Số liệu sơ cấp được thu thập như sau: Phương pháp điều tra thơng qua phiếu
khảo sát các đối tượng gồm: Nhóm một gồm: Lãnh đạo cấp huyện (2 người), lãnh đạo
cấp xã (22 người), Cán bộ, công chức tại bộ phận một cửa liên thông trên địa bàn huyện
Văn Lâm gồm: 5 cán bộ, công chức làm việc ở bộ phận một cửa liên thông của huyện,
55 công chức làm việc tại bộ phận một cửa liên thông cấp xã. Tổng cộng 84 lãnh đạo,
cán bộ, cơng chức;Nhóm 2: 110 người dân (mỗi xã 10 phiếu). Bên cạnh đó, tác giả cịn
phỏng vấn người dân đến làm thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa liên thông tại địa
phương (2 người dân tại xã Trưng Trắc và thị trấn Như Quỳnh) đến đánh giá chất lượng
cán bộ công chức tại bộ phận một cửa liên thông trên địa bàn huyện Văn Lâm.
Kết quả chính và kết luận
Một là, Đề tài đã hệ thống và đưa ra được khái niêm, vai trị, đặc điểm của
nguồn nhân lực nói chung và nhân lực ở bộ phận một cửa liên thông cấp huyện và các
địa phương, cùng với đó là các hoạt động nâng cao chất lượng nhân lực ở bộ phận một

cửa như quy hoạch nhân lực, tuyển dụng nhân lực, bố trí sử dụng nhân lực, đánh giá
nhân lực, chế độ đãi ngộ,… Trên cơ sở thực tiễn về tình hình nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực tại bộ phận một cửa liên thông tại một số địa phương, Luận văn đã đưa
ra những bài học kinh nghiệm giúp nâng cao chất lượng nhân lực ở bộ phận một cửa
x


liên thông tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên
Hai là, Luận văn đã phân tích, đánh giá được thực trạng nhân lực ở bộ phận một
của liên thông tại huyện Văn Lâm và những hoạt động phát triển chất lượng nhân lực ở
bộ phận một cửa liên thông tại huyện Văn Lâm. Hiện nay nguồn nhân lực ở bộ phận
một cửa liên thơng tại huyện Văn Lâm cịn nhiều han chế cả về kinh nghiệm và trình độ,
cịn thiếu cán bộ, cơng chức có trình độ cao, ngồi ra vẫn còn nhiều vấn đề chủ quan
khách quan khác làm ảnh hưởng đến sự phát triển về chất lượng nhân lực ở bộ phận một
cửa liên thông tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Ba là, trong thời gian tới, để nâng cao
nâng cao chất lượng nhân lực tại bộ phận một cửa liên thông trên địa bàn huyện Văn
Lâm, tác giả đề xuất một số giải pháp gồm: Tích cực làm tốt công tác quy hoạch đội ngũ
cán bộ công chức tại bộ phận một cửa liên thông trên địa bàn Huyện; Hồn thiện cơng tác
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại bộ phận một cửa liên thông trên địa bàn Huyện;
Bố trí và sử dụng hợp lý cán bộ công chức tại bộ phận một cửa liên thơng trên địa bàn
Huyện; Thực hiện tốt chính sách đãi ngộ cho đội ngũ cán bộ công chức tại bộ phận một
cửa liên thông trên địa bàn Huyện; Tăng cường công tác kiểm tra giám sát cán bộ, công
chức, xây dựng hịm thư góp ý tại bộ phận một cửa liên thông các cấp.

xi


THESIS ABSTRACT
Author name: Nguyen Thi Hai Yen
Thesis title: Improving the quality of human resources in the one-stop office in Van

Lam district, Hung Yen province
Major: Economics management.

Code: 8340410

Name of training institution: Vietnam National University of Agriculture
Objectives
Based on assessing the reality of improving the quality of human resources in
the one-stop office in Van Lam district, Hung Yen province; Since then, it has proposed
solutions to improve the quality of human resources in the one-stop office in Van Lam
district, Hung Yen province.
Research Methods
Secondary data include: Documents and data for researching theoretical and
practical basis on the quality of civil servants in the one-stop office in Van Lam district;
Data related to land, population, labor, employment and socio-economic situation of
Van Lam district; The figures related to the improvement of the quality of the
contingent of civil servants in one-stop office in Van Lam district ...
Primary data were collected as follows: Survey methodology through
questionnaire survey includes: The first group included district leaders (2 people) and
commune leaders (22 people), officials, public officials. The organization of the onestop office in Van Lam district includes: 5 officials and civil servants working in the
district's one-stop office, 55 civil servants working in the commune's one-stop office. A
total of 84 leaders, cadres and civil servants, The second group : 110 people (10 votes
per commune). Besides, the author also interviewed people who came to do
administrative procedures at the local one-stop office (the people in Trung Trac
commune and Nhu Quynh town) to evaluate the quality of civil servants at the one-stop
office in Van Lam district.
Results and conclusions
Firstly, the thesis has systemized and introduced the concept, role and
characteristics of human resources in general and human resources in the one-stop
office at district and local levels, along with activities. improve the quality of human

resources in the one-stop department such as human resource planning, recruiting
human resources, arranging the use of human resources, assessing human resources,
xii


remuneration, ... Based on the practical situation of the advanced situation. The quality
of human resources in the one-stop office in some localities, the thesis has given lessons
to improve the quality of human resources in the one-stop office in Van Lam district,
Hung Yen province.
Secondly, the thesis has analyzed and assessed the situation of human resources
in the one-stop office of the interconnection in Van Lam district and the activities of
developing the quality of human resources in the one-stop office in Van Lam district. At
present, human resources in the one-stop office in Van Lam district are still limited in
terms of experience and qualifications, there is a shortage of highly qualified officials
and civil servants, besides, there are still many subjective issues. Other factors affect the
development of human resources quality in the one-stop office in Van Lam district,
Hung Yen province.
Thirdly, in the coming time, to improve the quality of human resources in the
one-stop office in Van Lam district, the author proposes several solutions including:
Actively doing well the team planning cadres and civil servants at the one-stop office in
Van Lam district; Complete the training and retraining of cadres and civil servants at the
one-stop office in the district; Arrange and properly use officials and employees at the
one-stop office in the district; Implementing good remuneration policy for the
contingent of civil servants at the one-stop office in the district; Strengthen the
inspection and supervision of cadres and civil servants, building suggestion boxes at the
one-stop office at all levels.

xiii



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT
Con người - nguồn lực quý giá nhất trong tất cả các lĩnh vực của cuộc
sống quanh ta. Con người có khả năng chế tạo và chinh phục tự nhiên, có khả
năng tạo ra của cải vật chất cho xã hội và cũng chính con người tạo nên những
bước ngoặt vĩ đại nhất trong lịch sử loài người.
Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam nói riêng và
tồn thế giới nói chung ln đặt con người vào vị trí trung tâm trong tất cả mọi
chính sách của Chính phủ. Con người được xác định vừa là mục tiêu vừa là động
lực của sự phát triển đất nước. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực có mối quan
hệ biện chứng với chiến lược phát triển kinh tế và được coi trọng là tiền đề thực
hiện chính sách xã hội.
Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ sự cần thiết: “Nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức cả về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức,
năng lực lãnh đạo, chỉ đạo điều hành quản lý nhà nước”. Điều đó cho thấy hơn lúc
nào hết, chất lượng nguồn nhân lực đang là tâm điểm của sự chú ý của mọi tổ
chức, xã hội và quốc gia.Vấn đề cốt lõi là phải nâng cao được chất lượng nguồn
nhân lực, từ đó làm tiền đề khai thác và phát huy tối ưu hiệu quả của mọi nguồn
lực khác. Đảng đã nêu rõ nhiệm vụ đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ cơng chức trong đó nhấn mạnh: "Đào tạo bồi dưỡng cán bộ,
công chức trước hết là cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý về đường lối, chính sách,
về kiến thức và kỹ năng quản lý hành chính nhà nước"; trong đó Đảng cũng đặc
biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của đào tạo đội ngũ cán bộ cấp cơ sở.
Cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội ở huyện, trong những
năm qua, Văn Lâm luôn chú trọng và quan tâm đúng mức công tác quy hoạch,
đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức từ huyện đến cơ sở nói chung,
nguồn nhân lực ở bộ phận một cửa liên thơng nói riêng và coi đây là một nhân tố
quyết định thúc đẩy sự đổi mới bộ máy Nhà nước, là động lực chủ yếu của sự
phát triển mạnh và bền vững để phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực ở bộ phận một cửa liên thơng cịn

nhiều bất cập có thể kể ra như: một bộ phận CBCC có phẩm chất chính trị, đạo
đức chưa gương mẫu trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của nhà nước, hạn chế về tinh thần trách nhiệm, thái độ giao tiếp, ứng
1


xử, thiếu chuyên nghiệp; Một bộ phận nhỏ CBCC chưa sử dụng hiệu quả thời gian
làm việc, việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật hành chính có phần chưa nghiêm túc,
tác phong, lề lối làm việc của CBCC thiếu chỉn chu; một bộ phận khơng nhỏ
CBCC có trình độ chưa cao, các chứng chỉ, bằng cấp chỉ mang tính hợp thức hóa,
khơng phản ánh thực chất của người học nên trình độ chun mơn được đào tạo
khơng được chun sâu...
Hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại bộ phận một cửa liên
thơng đã được quan tâm nhưng cịn nhiều bất cập như: Chất lượng quy hoạch cán
bộ chưa cao, chưa đồng đều, chưa có tầm nhìn xa; Cơng tác tuyển dụng: vẫn chưa
thực sự đảm bảo tính khách quan, vẫn có sự ưu tiên trong mối quan hệ quen biết,
người thân; Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cịn mang nặng tính lý thuyết, chưa sát
với tình hình thực tế ở địa phương; Việc đánh giá CBCC còn chưa chặt chẽ, thiếu
thực chất, các tiêu chí đánh giá cịn rất chung chung, không cụ thể, rõ ràng...
Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn như trên, tôi chọn đề tài:
“Nâng cao chất lượng nhân lực ở bộ phận một cửa liên thông tại huyện Văn
Lâm, tỉnh Hưng Yên” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng nâng cao chất lượng nhân lực ở bộ phận
một cửa liên thông tại địa bàn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên; từ đó đề xuất giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng nhân lực ở bộ phận một của liên thông tại địa
bàn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng nhân lực ở

bộ phận một cửa liên thông.
- Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng
nhân lực ở bộ phận một của liên thông tại Huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên;
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nhân lực ở bộ phận một của
liên thông tại Huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là lý luận và thực tiễn nâng cao chất lượng nhân lực
ở bộ phận một của liên thông tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
2


Các chủ trương chính sách liên quan đến hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực
quản lý ở huyện, các chương trình, dự án trọng điểm để nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực v..v…
Cán bộ chuyên trách và công chức cấp huyện, xã (gọi chung là cán bộ
công chức) được quy định tại điều 2 của Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày
22/10/2009 của Chính Phủ.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi khơng gian: Đề tài nghiên cứu nâng cao chất lượng nhân lực ở bộ
phận một của liên thông tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên;
Phạm vi thời gian: Thu thập dữ liệu thứ cấp 2016 – 2018, số liệu sơ cấp
được điều tra năm 2019.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
* Ý nghĩa khoa học của đề tài: “Góp phần hệ thống hóa lý luận về nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức bộ phận một cửa liên thơng, hệ thống
hóa và xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng cán bộ công chức cả về số
lượng, chất lượng.”
* Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
- Phân tích, so sánh, đánh giá thực trạng, rút ra “những ưu điểm, hạn chế

và nguyên nhân về việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức” tại bộ
phận một cửa liên thông trên địa bàn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên;
- Trên cơ sở lý luận và “thực trạng, đưa ra những giải pháp, kiến nghị
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức” tại bộ phận một cửa liên thông
trên địa bàn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên;

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG NHÂN LỰC Ở BỘ PHẬN MỘT CỬA LIÊN THÔNG
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm có liên quan
2.1.1.1. Cơ chế một cửa, một cửa liên thông
a. Cơ chế một cửa: là cách thức giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức
thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của một cơ quan hành chính nhà nước trong việc
cơng khai, hướng dẫn thủ tục hành chính, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết
quả được thực hiện tại một đầu mối là bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ
quan hành chính nhà nước (Chính Phủ 2015).
b. Cơ chế một cửa liên thông: là cách thức giải quyết công việc của cá
nhân, tổ chức thuộc trách nhiệm thẩm quyền của nhiều cơ quan hành chính nhà
nước cùng cấp hoặc giữa các cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong việc
công khai, hướng dẫn thủ tục hành chính, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết
quả được thực hiện tại một đầu mối là Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của một
cơ quan hành chính nhà nước (Chính Phủ 2015).
c. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả là đầu mối tập trung hướng dẫn thủ tục
hành chính, tiếp nhận hồ sơ của cá nhân, tổ chức để chuyển đến các cơ quan
chuyên môn hoặc cấp có thẩm quyền giải quyết và nhận, trả kết quả cho cá nhân
tổ chức (Chính phủ 2015).

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại là bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả có trang thiết bị điện tử và áp dụng phần mềm điện tử trong các giao dịch
hành chính giữa các cá nhân, tổ chức với cơ quan hành chính nhà nước và giữa
các cơ quan hành chính nhà nước với nhau trong việc cơng khai hướng dẫn, tiếp
nhận hồ sơ để chuyển đến các cơ quan chuyên môn giải quyết và nhận, trả kết
quả cho cá nhân, tổ chức theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trên tất
cả các lĩnh vực thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chính nhà nước.
(Chính phủ 2015).
2.1.1.2. Nhân lực
Nhân lực là sức lực con người nằm trong mỗi con người và làm cho con
4


người hoạt động. Sức lực đó ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của cơ
thể con người và đến một mức nào đó, con người đủ điều kiện tham gia và q
trình lao động- con người có sức lao động.
Nguồn nhân lực là nguồn lực con người. Nguồn lực đó được xem xét ở hai
khía cạnh. Trước hết, với ý nghĩa là nguồn gốc, là nơi phát sinh ra nguồn lực. Nguồn
nhân lực nằm trong bản thân con người và các nguồn lực khác.Thứ hai, nguồn nhân
lực được hiểu là tổng thể nguồn nhân lực của từng cá nhân con người. Với tư cách là
một nguồn nhân lực của quá trình phát triển, nguồn nhân lực là nguồn lực con người
có khả năng sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội được biểu hiện là số
lượng và chất lượng nhất định tại một thời điểm nhất định.
Khái niệm nguồn nhân lực được sử dụng rộng rãi ở các nước có nguồn
kinh tế phát triển từ những năm giữa thế kỷ thứ XX, với ý nghĩa là nguồn lực con
người, thể hiện một sự nhìn nhận lại vai trị yếu tố con người trong q trình phát
triển. Nội hàm nguồn nhân lực khơng chỉ bao hàm những người trong độ tuổi lao
động có khả năng lao động, cũng không chỉ bao hàm về mặt chất lượng mà còn
chứa đựng hàm ý rộng hơn.
Theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc: Nguồn nhân lực là trình độ lành nghề,

là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế, hoặc tiềm
năng để phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng (World Bank, 2000).
Ở nước ta, Đảng và Nhà nước luôn khẳng định quan điểm coi con người là
trung tâm của sự phát triển, của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hiện
nay, trong điều kiện đẩy mạnh cơng nghiệp hố và hội nhập quốc tế, phát triển
nhân lực được coi là một trong ba khâu đột phá của chiến lược chuyển đổi mơ
hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; đồng thời, phát triển nhân lực trở
thành nền tảng phát triển bền vững và tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia.
Trong cuốn “Nguồn lực và động lực phát triển trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, nguồn lực con người là “tổng hoà
trong thể thống nhất hữu cơ giữa năng lực xã hội của con người (thể lực, trí lực,
tâm lực) và tính năng động của con người” (Lê Du Phong, 2006).
Như vậy, nguồn nhân lực là dạng đặc biệt của nguồn lực nói chung, là
nguồn lao động, gồm tổng thể các yếu tố tạo nên sức mạnh của con người và
cộng đồng xã hội; Là tổng thể số lượng, chất lượng con người và cơ cấu với các
tiêu chí về thể lực, trí lực và tâm lực tạo nên năng lực có thể huy động vào phát
triển kinh tế - xã hội.
5


2.1.1.3. Phân loại nhân lực
Cán bộ
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 4 (Cán bộ, công chức), Chương I Luật
Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 ngày 13/11/2008: “Cán bộ là công dân
Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm
kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã
hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là
cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp
huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”.
Công chức

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 4 (Cán bộ, công chức), Chương I Luật
Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 ngày 13/11/2008: “Công chức là công dân
Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ
quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung
ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà
không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phịng; trong
cơ quan, đơn vị thuộc Cơng an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan
chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập
của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi
chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách
nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự
nghiệp cơng lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công
lập theo quy định của pháp luật” (Quốc Hội, 2008).
Viên chức
Theo quy định tại Điều 2 (Viên chức), Luật Viên chức số 58/2010/QH12
ngày 15/11/2010: “Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí
việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc,
hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp
luật” (Quốc Hội, 2010).
2.1.1.4. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả một cửa, một cửa liên thông
* Cơ quan áp dụng cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông
Các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, ủy ban nhân

6


dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện).
UBND xã phường, thị trấn gọi chung là cấp xã, các cơ quan Trung ương được tổ
chức theo ngành dọc đặt tại địa phương (gọi chung là các cơ quan được tổ chưc
theo ngành dọc).

* Phạm vi áp dụng cơ chế một cửa, một cửa liên thông
Cơ chế một cửa được thực hiện trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc
thẩm quyền của một trong các cơ quan quy định tại điều 4 quy chế hoạt động ban
hành kèm theo quyết định của thủ tướng Chính Phủ.
Cơ chế một cửa liên thông được thực hiện trong giải quyết thủ tục hành
chính thuộc các lĩnh vực: Đầu tư, đất đai, đăng ký kinh doanh, cấp phép xây
dựng, tư pháp và các lĩnh vực khác thuộc thẩm quyền của nhiều cơ quan hành
chính nhà nước.
* Nguyên tắc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông
Lấy sự hài lòng của tổ chức, cá nhân là thước đo chất lượng và hiệu quả
phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức và cơ quan có thẩm quyền.
Việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân theo cơ chế một
cửa, một cửa liên thông được quản lý tập trung, thống nhất.
Giải quyết thủ tục hành chính kịp thời, nhanh chóng, thuận tiện, đúng
pháp luật, cơng bằng, bình đẳng, khách quan, cơng khai, minh bạch và có sự phối
hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có thẩm quyền.
Q trình giải quyết thủ tục hành chính được đơn đốc, kiểm tra, theo dõi,
giám sát, đánh giá bằng các phương thức khác nhau trên cơ sở đẩy mạnh ứng
dụng cơng nghệ thơng tin và có sự tham gia của tổ chức, cá nhân. Khơng làm
phát sinh chi phí thực hiện thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân ngồi quy
định của pháp luật.
Cán bộ, cơng chức, viên chức cơ quan có thẩm quyền thực hiện trách
nhiệm giải trình về thực thi công vụ trong giải quyết thủ tục hành chính theo quy
định của pháp luật.
Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế
có liên quan đến thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết
thủ tục hành chính mà nước cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết
hoặc gia nhập.

7



* Cơ cấu tổ chức của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả một cửa, một cửa
liên thông
- Cấp huyện:
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện do một lãnh đạo văn phòng
HĐND và UBND cấp huyện đứng đầu;
Các cơ quan chuyên môn của UBND cấp huyện cử cơng chức đến làm việc;
Văn phịng HĐND và UBND cử công chức, viên chức quản lý, vận hành
trụ sở, trang thiết bị, máy móc, phần mềm ứng dụng, hệ thống mạng của Bộ phận
tiếp nhận và trả kết quả.
- Tại cấp xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã):
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp xã do Chủ tịch UBND
cấp xã chỉ đạo, phụ trách;
Công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp
xã là công chức thuộc các chức danh công chức cấp xã quy định tại Luật cán bộ,
công chức do chủ tịch UBND cấp xã phân cơng căn cứ vào tình hình cụ thể tại
địa phương.
2.1.1.5. Tiêu chuẩn ngạch cán bộ công chức ở bộ phận một cửa liên thông
Ngạch cán bộ công chức gồm: ngạch chuyên viên cao cấp, chuyên viên
chính, chuyên viên, cán sự và nhân viên.
Tiêu chuẩn chung về phẩm chất
Được quy định tại Luật cán bộ, công chức 2008
Trung thành với Đảng, nhà nước.
Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân.
Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân.
Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và
pháp luật của nhà nước.
Thực hiện đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ
quyền hạn được giao.

Có ý thức kỷ luật, nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan,
đơn vị.
Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong khi thi hành cơng vụ giữ gìn đoàn
8


kết trong cơ quan, đơn vị.
Thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư trong hoạt động cơng vụ.
Có trách nhiệm cao, luôn tuân thủ pháp luật và thận trọng trong thực thi
công vụ.
Không lợi dụng danh nghĩa, chức vụ, quyền hạn để mưu cầu lợi ích cá nhân.
Khơng gây phiền hà, sách nhiễu với nhân dân.
Nêu cao tinh thần phục vụ nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, phối
hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan để hồn thành nhiệm vụ.
Có tinh thần chí cơng vơ tư, trung thực; có thái độ niềm nở, lễ độ, khiêm
tốn khi tiếp xúc với nhân dân.
Ngoài những tiêu chuẩn chung cán bộ công chức ở bộ phận một cửa liên
thơng cịn phải thực hiện những tiêu chuẩn riêng:
Cán bộ, công chức, viên chức được giao nhiệm vụ hướng dẫn, tiếp nhận
hồ sơ, giải quyết, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa,
một cửa liên thông tại trụ sở Bộ phận một cửa không được thực hiện các hành vi
như: sách nhiễu, cửa quyền, gây phiền hà, khó khăn cho tổ chức, cá nhân thực
hiện thủ tục hành chính.
Cản trở tổ chức, cá nhân lựa chọn hình thức nộp hồ sơ, nhận, trả kết quả
giải quyết thủ tục hành chính theo quy định.
Cản trở hoặc ngăn chặn trái phép quá trình truyền, gửi, nhận dữ liệu điện
tử, thay đổi, xóa, hủy, giả mạo, sao chép, di chuyển trái phép một phần hoặc toàn
bộ nội dung dữ liệu thực hiện thủ tục hành chính.
Tiết lộ thông tin về hồ sơ, tài liệu và các thơng tin liên quan đến bí mật các
nhân, tổ chức hoặc sử dụng thơng tin đó để trục lợi.

Từ chối thực hiện, kéo dài thời gian giải quyết thủ tục hành chính, tự ý
yêu cầu bổ sung hồ sơ giấy tờ ngoài trái quy định.
Đùn đẩy trách nhiệm, thiếu hợp tác, thiếu công bằng, không khách quan,
không đúng pháp luật trong q trình giải quyết thủ tục hành chính.
Ứng xử, giao tiếp khơng phù hợp với quy chế văn hóa cơng sở.
Tiêu chuẩn về trình độ
Đủ tiêu chuẩn chung quy định tại Luật cán bộ, cơng chức. Ngồi ra cịn có
9


tiêu chuẩn riêng quy định tại nghị định 61/NĐ-CP của chính phủ.
Cán bộ cơng chức, viên chức làm việc tại Bộ phận một cửa cấp huyện đã
được bộ nhiệm và ngạch chuyên viên trở lên hoặc tương đương trở lên; có thâm
niên cơng tác tối thiểu 03 năm trong ngành, lĩnh vực được phân cơng và được
đánh giá là hồn thành tốt nhiệm vụ.
Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ về ngành, lĩnh vực mình phụ trách.
Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản
theo quy định của Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014
của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ
thơng tin.
2.1.2. Vai trị nâng cao chất lượng nhân lực ở bộ phận một cửa liên thông
Nhân lực tại bộ phận một cửa liên thơng đóng vai trị quan trọng quyết
định đến hiệu lực, hiệu quả trong công tác cải cách hành chính mà trọng tâm là
cải cách thủ tục hành chính. Số lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức làm
việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả một cửa, một cửa liên thơng có trình độ
chuyên môn cao ngày càng tăng.
Cơ cấu nhân lực cán bộ, công chức ở bộ phận tiếp nhận và trả kết quả một
cửa, một cửa liên thông được phân bổ hợp lý, phù hợp với đặc điểm của từng địa

phương.
Thông qua giáo dục đào tạo, bồi dưỡng giúp cho cán bộ, công chức, viên
chức bộ phận tiếp nhận và trả kết quả một cửa, một cửa liên thông nâng cao nhận
thức lý luận chính trị, trình độ chun mơn nghiệp vụ, vận dụng kiến thức
chuyên môn đã được đào tạo vào giải quyết các cơng việc một cách chính xác,
hiệu quả.
Năng lực cán bộ, công chức, viên chức được nâng cao thông qua rèn
luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức.
Thường xun động viên, khuyến khích đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên
chức năng động, sáng tạo, đề xuất sáng kiến nhằm đơn giản hóa thủ tục hành
chính. Khen thưởng, kỷ luật thông qua yếu tố tiền lương, tiền thưởng kịp thời.

10


Đánh giá thành tích cơng việc đạt được, tạo mơi trường làm việc thuận lợi và tạo cơ
hội thăng tiến của mỗi người thông qua quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo.
2.1.3. Đặc điểm chất lượng nhân lực ở Bộ phận một cửa liên thông
Nhân lực ở bộ phận một cửa liên thông là tổng thể các cán bộ, công chức,
viên chức đang làm việc tại bộ phận một cửa thông.
Nguồn nhân lực ở bộ phận một cửa liên thông mang bản chất con người
với những năng lực sáng tạo, với nhu cầu, động cơ, đặc điểm tâm sinh lý các cá
nhân khác nhau, họ có khả năng hình thành tổ chức cơng đồn để bảo vệ quyền
lợi của họ.
Con người luôn được coi là nhân tố quan trọng trong q trình cải cách
hành chính, nhằm tiến tới nền hành chính nhanh, gọn, hiệu quả. Để nâng cao hiệu
quả cơng tác giải quyết thủ tục hành chính, thời gian qua huyện Văn Lâm đã chú
trọng đến công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ làm việc tại bộ phận một cửa liên thông.
Phát triển nguồn nhân lực ở bộ phận một cửa liên thông là phát triển năng

lực nhân lực, nâng cao kiến thức, kỹ năng xử lý tình huống của cán bộ, công
chức, viên chức trong thực thi công vụ. Phát triển nguồn nhân lực là điều kiện
cần và quản trị nguồn nhân lực là điều kiện đủ để có được đội ngũ cán bộ cơng
chức làm việc có hiệu quả.
Phát triển nguồn nhân lực ở bộ phận một cửa liên thông phải gắn liền với
mục tiêu phát triển kinh tế xã hội nói chung và cải cách nền hành chính nói riêng.
2.1.4. Nội dung nâng cao chất lượng nhân lực ở bộ phận một cửa liên thơng
2.1.4.1. Trình độ chun mơn
Trình độ chun mơn là những kiến thức, kỹ năng thực hành cần thiết để
thực hiện những yêu cầu của vị trí cơng việc đang đảm nhận, đây cũng là trình độ
được đào tạo ở các trường chuyên nghiệp, chính quy. Trình độ chun mơn
nghiệp vụ thể hiện qua các chỉ tiêu như: Số lượng và tỷ lệ cán bộ, công chức
được đào tạo và chưa qua đào tạo; Số lượng và tỷ lệ cán bộ, công chức bậc Trung
học chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học; Số lượng và tỷ lệ cán bộ, cơng chức trên
Đại học.
Trình độ chun môn của bộ phận một cửa liên thông được đánh giá qua
các tiêu chí như họ được đào tạo qua những bậc học nào (Trung học chuyên

11


×