Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Quản lý chi ngân sách cho thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện gia lâm thành phố hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 112 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ HẬU

QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH CHO THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngành:

Mã số:

Người hướng dẫn khoa học:

Quản lý kinh tế

8340410

PGS.TS Nguyễn Hữu Ngoan

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn này là hồn tồn trung thực, khách quan và chưa từng
được sử dụng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày



tháng

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hậu

i

năm 2018


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu viết luận văn, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp thẩm định luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
PGS.TS Nguyễn Hữu Ngoan đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều cơng sức, thời gian và tạo
điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kế hoạch và Đầu tư, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn– Học viện Nơng nghiệp
Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức cơ quan Huyện ủy
Gia Lâm, cơ quan UBND Huyện Gia Lâm, cơ quan UBND các xã Phù Đổng, Kim Sơn,
Trung Mầu, Dương Quang, Ninh Hiệp, Lệ Chi cùng toàn thể các cơ quan, đơn vị, cá
nhân liên quan đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt q trình thu
thập thơng tin phục vụ đề tài nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên,
khuyến khích, giúp đỡ tơi về mọi mặt để hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày


tháng

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hậu

ii

năm 2018


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục hộp ý kiến ..................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.


Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.5.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................ 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chi ngân sách nhà nước cho
Chương trình xây dựng nơng thơn mới .......................................................... 5
2.1.


Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 5

2.1.1.

Các khái niệm liên quan ..................................................................................... 5

2.1.2.

Nội dung quản lý chi ngân sách nhà nước cho thực hiện Chương trình
xây dựng nơng thơn mới ................................................................................... 18

2.1.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi NSNNNN cho Chương trình xây dựng
nơng thơn mới .................................................................................................... 26

2.2.

Cơ sở lý luận ..................................................................................................... 29

2.2.1.

Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nước cho thực hiện Chương trình
xây dựng nơng thơn mới ở một số địa phương ................................................. 29

2.2.2.

Bài học rút ra cho huyện Gia Lâm trong quản lý chi ngân sách nhà nước
Chương trình xây dựng nơng thơn mới ............................................................ 34


iii


2.2.3.

Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan .......................................... 34

Phần3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 36
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 36

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................. 36

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội.................................................................................. 40

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 47

3.2.1.

Phương pháp tiếp cận ....................................................................................... 47

3.2.2.


Phương pháp thu thập dữ liệu ........................................................................... 47

3.2.3.

Phương pháp xử lý và phân tích số liệu............................................................ 49

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 50

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 51
4.1.

Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước cho thực hiện Chương trình
xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn huyện Gia Lâm ..................................... 51

4.1.1.

Thực trạng quản lý lập dự toán ngân sách nhà nước, phân bổ, giao dự
toán chi ngân sách nhà nước cho thực hiện Chương trình xây dựng nông
thôn mới ............................................................................................................ 51

4.1.2.

Quản lý việc chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước ................................. 58

4.1.3.

Thực trạng kiểm sốt chi NSNNNN cho Chương trình xây dựng nơng

thơn mới của huyện Gia Lâm ........................................................................... 61

4.1.4.

Thực trạng công tác quyết toán, thanh tra, kiểm tra chi ngân sách nhà
nước cho Chương trình xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn huyện Gia
Lâm ................................................................................................................... 62

4.1.5.

Đánh giá chung về quản lý chi ngân sách nhà nước cho thực hiện
Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn hyện Gia Lâm, thành
phố Hà Nội........................................................................................................ 67

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách nhà nước cho Chương
trình xây dựng nơng thôn mới trên địa bàn huyện Gia Lâm............................. 70

4.2.1.

Cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước về quản lý chi ngân sách nhà
nước cho thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới............................. 70

4.2.2.

Năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý chi NSNNNN cho Chương
trình xây dựng NTM ......................................................................................... 71

iv



4.2.3.

Tổ chức bộ máy quản lý chi ngân sách nhà nước cho Chương trình xây
dựng nơng thơn mới .......................................................................................... 72

4.2.4.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chi ngân sách nhà nước cho
Chương trình xây dựng nơng thơn mới ............................................................ 74

4.3.5.

Nhận thức và vai trị của người dân nơng thơn trong Chương trình xây
dựng nơng thơn mới .......................................................................................... 76

4.3.

Giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho thực hiện
Chương trình xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn huyện Gia Lâm ............... 77

4.3.1.

Hoàn thiện quy định phân cấp quản lý ngân sách nhà nước cho cấp huyện
và cấp xã ........................................................................................................... 77

4.3.2.

Hoàn thiện nghiệp vụ lập, phân bổ và giao dự tốn ngân sách nhà nước......... 78


4.3.3.

Hồn thiện quy trình và nghiệp vụ chấp hành dự tốn ngân sách nhà nước
nhà nước ........................................................................................................... 79

4.3.4.

Nâng cao chất lượng thanh toán, quyết toán các khoản chi ngân sách nhà nước
cấp huyện ........................................................................................................... 79

4.3.5.

Củng cố tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ quản lý
tài chính ngân sách nhà nước............................................................................ 82

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 84
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 84

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 85

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 89
Phụ lục .......................................................................................................................... 91

v



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Tình hình đất đai của huyện Gia Lâm giai đoạn 2015- 2017 ..................... 39

Bảng 3.2.

Tình hình dân số và lao động của huyện Gia Lâm..................................... 42

Bảng 3.3.

Kết quả phát triển kinh tế của huyện Gia Lâm .......................................... 45

Bảng 3.4.

GTSX các ngành kinh tế do huyện quản lý (theo giá hiện hành) .............. 46

Bảng 3.5.

Thu thập dữ liệu, thông tin thứ cấp ............................................................ 47

Bảng 3.6.

Đối tượng và số phiếu điều tra ở các nhóm đối tượng .............................. 49

Bảng 4.1.

Kết quả phê duyệt dự toán đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện
Chương trình xây dựng NTM tại xã nghiên cứu trên địa bàn huyện

Gia Lâm...................................................................................................... 53

Bảng 4.2.

Kết quả phân bổ dự tốn NSNN cho Chương trình xây dựng NTM tại
xã nghiên cứu trên địa bàn huyện Gia Lâm ............................................... 56

Bảng 4.3.

Số lượng điều chỉnh dự toán tại các xã Chương trình xây dựng nơng
thơn mới trên địa bàn hyện Gia Lâm ......................................................... 57

Bảng 4.4.

Kinh phí Chương trình xây dựng NTM thuộc huyện Gia Lâm, thành
phố Hà Nội ................................................................................................. 58

Bảng 4.5.

Quyết toán chi đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước huyện Gia Lâm
cho Chương trình xây dựng nơng thôn mới (giai đoạn 2015-2017) .......... 59

Bảng 4.6.

Đánh giá về chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước cho thực hiện
Chương trình xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn huyện Gia Lâm ........ 60

Bảng 4.7.

Kết quả thực hiện các tiêu chí NTM của các xã trên địa bàn huyện

Gia Lâm, thành phố Hà Nội ....................................................................... 61

Bảng 4.8.

Kết quả kiểm sốt chi ngân sách nhà nước cho Chương trình xây
dựng NTM huyện Gia Lâm từ năm 2015 đến 2017 .................................. 62

Bảng 4.9.

Số lượng và ý kiển trả lời nguyên nhân của việc lập báo cáo quyết
toán chi ngân sách nhà nước cho Chương trình xây dựng NTM chậm ..... 63

Bảng 4.10. Kết quả thanh tra, kiểm tra sử dụng NSNNNN cho thực hiện Chương
trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện Gia Lâm .................................... 65
Bảng 4.11. Đánh giá ảnh hưởng công tác thanh tra, kiểm tra sử dụng NSNNNN
cho thực hiện Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện Gia
Lâm ............................................................................................................ 66

vi


Bảng 4.12. Hệ thống văn bản trong quản lý chi NSNNNN cho Chương trình xây
dựng nơng thơn mới (n=30) ....................................................................... 71
Bảng 4.13. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý chi NSNNNN cho Chương trình
xây dựng NTM cấp Huyện (tại Phịng Tài chính- Kế hoạch Huyện
Gia Lâm) .................................................................................................... 72
Bảng 4.14. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý chi NSNNNN cho Chương trình
xây dựng NTM tại xã được chọn là điểm nghiên cứu................................ 72
Bảng 4.15. Tổ chức bộ máy quản lý chi NSNNNN cho thực hiện Chương trình
xây dựng NTM trên địa bàn huyện Gia Lâm ............................................. 73

Bảng 4.16. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý chi ngân sách nhà nước
huyện Gia Lâm ........................................................................................... 75
Bảng 4.17. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chi ngân sách nhà nước
Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện Gia Lâm....................... 75

vii


DANH MỤC HỘP Ý KIẾN
Hộp 4.1.

Kế hoạch vốn đầu tư cần mang tính dài hạn .............................................. 55

Hộp 4.2.

Cần nâng cao chất lượng cơng tác lập báo cáo quyết tốn ngân sách
nhà nước ..................................................................................................... 64

Hộp 4.3.

Cần có chế tài xử phạt phù hợp kết quả thanh tra, kiểm tra quản lý
chi ngân sách nhà nước .............................................................................. 67

Hộp 4.4.

Cần phát huy dân chủ, tạo điều kiện để nhân dân tự quản, tự bàn bạc
quyết định Chương trình xây dựng nơng thơn mới ở địa phương ............. 76

viii



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Hậu
Tên luận văn: Quản lý chi ngân sách cho thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
Mã số: 8340410

Ngành: Quản lý kinh tế
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu:

Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước cho thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Gia Lâm,
thành phố Hà Nội, đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho
Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp để thu thập thông
tin về thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước cho thực hiện Chương trình mục
tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà
Nội; Kết hợp phương pháp thu thập số liệu sơ cấp thông qua điều tra các đối tượng
liên quan như cán bộ quản lý có liên quan (cấp huyện, xã), đối tượng hưởng lợi
nhằm thu thập các thông tin phục vụ cho nghiên cứu. Nghiên cứu sử dụng một số
phương pháp phân tích số liệu truyền thống như phương pháp thống kê mô tả,
phương pháp so sánh nhằm làm rõ nội dung nghiên cứu giải pháp quản lý chi ngân
sách nhà nước cho thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
Kết quả nghiên cứu chính và kết luận:
Quản lý chi NSNNNN nói chung và quản lý chi NSNNNN cho thực hiện
Chương trình mực tiêu quốc gia xây dựng NTM nói riêng có vai trò rất quan trọng trong
sự nghiệp phát triển huyện Gia Lâm trong giai đoạn hiện nay và tương lai. Nó đảm bảo

cho NSNNNN cấp cho huyện được sử dụng đúng mục đích có hiệu quả trong phát triển
kinh tế, xã hội của huyện. Ngoài ra, thực hiện quản lý chi ngân sách nhà nước cấp
huyện tốt sẽ góp phần ổn định xã hội, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ cấp huyện, xã.
Trong giai doạn 2015-2017, Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
huyện Gia Lâm được thành phố Hà Nội và Huyện đặc biệt quan tâm. Tính đến tháng
12/2017 thì 4/7 xã được thành phố cơng nhân xã đạt chuẩn nơng thơn mới, cịn 3/7 xã
hồn thiện chấm điểm và trình thành phố phê chuẩn xã đạt chuẩn nông thôn mới tiến tới
xây dựng huyện đạt chuẩn Huyện nông thôn mới.

ix


Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng quản lý chi NSNNNN cho thực hiện
Chương trình xây dựng NTM ở huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, luận văn đã khái
quát những thành công cơ bản, và hạn chế trong lĩnh vực này, đồng thời chỉ ra nguyên
nhân của thực trạng đó.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách
nhà nước chothực hiện Chương trình xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn huyện Gia
Lâm trong thời gian qua gồm: cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước; tổ chức bộ
máy và năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý chi ngân sách nhà nước.
Một số giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho thực hiện
Chương trình xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn huyện Gıa Lâm: Làm rõ về thẩm
quyền và trách nhiệm trong phân cấp quản lý ngân sách nhà nước cho cấp huyện và
cấp xã; Hoàn thiện nghiệp vụ lập, phân bổ và giao dự toán ngân sách nhà nước;
Hồn thiện quy trình và nghiệp vụ chấp hành dự toán ngân sách nhà nước nhà nước;
Nâng cao chất lượng thanh toán, quyết toán các khoản chi ngân sách nhà nước cấp
huyện; Củng cố tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ quản lý tài
chính ngân sách nhà nước.

x



THESIS ABSTRACT
Author: Nguyen Thi Hau
Thesis title: Management of state budget expenditure for development of new rural
areas in Gia Lam district, Hanoi City
Major: Economic management

Code: 8340410

Educational Organization: Vietnam National University of Agriculture
Objectives: Based on the analysis of current situation of managing state budget
for development of new rural areas in Gia Lam rural district – Hanoi City, propose the
solutioNSNN to enhance the management of state budget expenditure for development
of new rural areas in Gia Lam rural district, Hanoi City.
Methododlogy
The thesis used the secondary data collection method to collect the information
about current situation of state budget expenditure management for development of new
rural areas in Gia Lam rural district, Hanoi City; Together with primary data collection
method by surveying the related targets such as related management officials (rural
district and communal level), beneficiaries in order to collect the information for the
thesis. The thesis used some traditional data analysis method such as descriptive statistic
method and comparision method to clarify the contents of studying solutioNSNN to
state budget expenditure management for development of new rural areas in Gia Lam
rural district, Hanoi City.
Main results and conclusion:
State budget expenditure management in general and for the development of
new rural areas in particular have an important role in developing Gia Lam rural
district at present and in the future. It eNSNNures state budget at district level to be
used for the right purpose and effectively in socio-economic development of the

rural district. Besides, good management of state budget expenditure at district level
will contribute to social stability and enhancement of the capaicty of officials at
district and communal level.
During 2015-2017, development of new rural area in Gia Lam rural district got
special attention from Hanoi City and the rural district. Until December 2017, 4 over 7
communes have been certified by the city to achieve new rural areas standards, and 3
over 7 communes have been completed for marking and submitted to the city for
approval of achieving standards for new rural areas. As a result, the rural district which
achieves standards for new rural district will be developed.

xi


Based on analysis and evaluation of current situation of state budget expenditure
management for development of new rural areas in Gia Lam rural district, Hanoi city,
the thesis has outlined the basic success and shortcomings in this field, concurrently,
specified the cause of such situation.
The result of the thesis showed that affecting factors to state budget expenditure
management for development of new rural areas in Gia Lam rural district in the recent time
coNSNNist of: mechanism and policies of the Party and the State; organizational structure
and capacity of the officials who work in the field of state budget management.
Some solutioNSNN to strengthen the state budget expenditure management for
development of new rural areas in Gia Lam rural districts are: Clarify competence and
respoNSNNibility in decentralization of state budget management at district and
communal level; Complete the development, allocation and assignment of state budget
estimation; Complete the process and compliance with the state budget estimation;
Improve the quality of payment and settlement of state budget expenditure at district
level; Enhance organizational structure and capacity and qualificatioNSNN of state
budget management officials.


xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới (NTM) đang
được triển khai hiện nay là một Chương trình trọng điểm có ý nghĩa to lớn trong
việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về phát triển
nông nghiệp, nông thôn. Mục tiêu của Chương trình xây dựng NTM là xây dựng
nơng thơn với kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước tiến lên hiện đại, cơ cấu
kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển
công nghiệp, dịch vụ, gắn phát triển nông thôn (PTNT) với tổ chức không gian
phát triển theo quy hoạch, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày
càng được nâng cao.
Để thực hiện thành công Chương trình xây dựng NTM, vốn được coi là
một trong những yếu tố hàng đầu. Vốn khơng những góp phần quan trọng để xây
dựng các cơng trình kết cấu hạ tầng, đạt các tiêu chí “cứng” của Chương trình
mà cịn tác động đến tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội bền vững. Trong
tổng số vốn cho Chương trình xây dựng NTM, vốn cấp từ ngân sách nhà nước
nhà nước (NSNNNN) có vai trị rất quan trọng. Thực tiễn PTNT những năm
qua cho thấy người dân đã được thụ hưởng nhiều lợi ích nhờ sự quan tâm của
Nhà nước cấp vốn cho thực hiện Chương trình xây dựng NTM. Nhiều làng, xã
đã xây dựng được hệ thống hạ tầng kinh tế, xã hội, bước đầu đáp ứng được
yêu cầu về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn... Tuy
nhiên, trong q trình phát triển kinh tế, xã hội nói chung, thực hiện Chương
trình xây dựng NTM nói riêng cho thấy việc chi ngân sách nhà nước, quản lý
chi NSNNNN cho Chương trình xây dựng nơng thơn mới cịn có nhiều vấn đề
phải giải quyết. Đó là các vấn đề về lập dự toán thiếu căn cứ khoa học; phân
bổ, giao dự tốn cứng nhắc; chấp hành dự tốn khơng nghiêm; kiểm soát,
thanh toán chi ngân sách nhà nước lỏng lẻo; thanh tra, kiểm toán và quyết toán

chi ngân sách nhà nước còn chưa chặt chẽ,…
Huyện Gia Lâm nằm ở phía Đơng của thành phố Hà Nội, có vị trí địa lý
thuận lợi trong phát triển kinh tế, xã hội và giao lưu thương mại. Huyện đang có
tốc độ đơ thị hóa nhanh. Khu vực nơng thơn huyện Gia Lâm là địa bàn hấp dẫn
các nhà đầu tư do có lợi thế về địa kinh tế. Gia Lâm được nhận định là một trong

1


những huyện phát triển nhanh và năng động trong tương lai. Tuy vậy, Gia Lâm
vẫn gặp phải một số vấn đề khó khăn trong phát triển nơng nghiệp, nơng thơn.
Việc thực hiện Chương trình xây dựng NTM đã, đang đặt ra nhiều vấn đề cần
phải nghiên cứu, tổng kết cả về lý luận và thực tiễn.
Đối với Chương trình xây dựng NTM, vấn đề quản lý chi NSNNNN cho
quá trình thực hiện cũng còn nhiều lúng túng. Một mặt, kinh phí thực hiện xây
dựng NTM từ NSNNNN phải tuân thủ chu trình quản lý NSNNNN; trong khi đó,
thực tế Chương trình xây dựng NTM có nhiều khoản chi khơng có trong Mục lục
ngân sách nhà nước. Mặt khác, các nguồn vốn (kinh phí) ngồi ngân sách nhà
nước, hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước cũng đòi hỏi phải được quản lý
chặt chẽ, tuân thủ quy định của Luật NSNNNN, nhưng nhiều khi người tài trợ có
yêu cầu khác khơng phù hợp với huyện. Để tháo gỡ khó khăn, cần nâng cao chất
lượng và hoàn thiện quản lý chi NSNNNN cho thực hiện xây dựng NTM.
Xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn và ý nghĩa quan trọng nói trên, đề tài
“Quản lý chi ngân sách cho thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nơng thơn mới trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội” được
lựa chọn làm đề tài luận văn thạc sỹ.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước cho thực
hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thôn mới trên địa bàn huyện

Gia Lâm, thành phố Hà Nội, đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý chi ngân
sách nhà nước cho thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chi Ngân
sách nhà nước cho Chương trình xây dựng nơng thơn mới.
Đánh giá thực trạng quản lý Chi Ngân sách nhà nước cho Chương trình
xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Chi Ngân sách nhà nước cho
Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố
Hà Nội.

2


Đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho
Chương trình xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố
Hà Nội.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước cho thực hiện Chương trình
xây dựng NTM trên địa bàn huyện Gia Lâm hiện nay như thế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quản lý Chi Ngân sách nhà nước cho
thực hiện Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện Gia Lâm ?
- Những giải pháp gì cần đề xuất nhằm tăng cường chất lượng quản lý chi
ngân sách nhà nước cho Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện Gia
Lâm trong thời gian tới ?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn
về quản lý Chi Ngân sách nhà nước cho xây dựng Chương trình nơng thơn mới

trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội và các yếu tố ảnh hưởng.
Đối tượng khảo sát gồm: Đối tượng khảo sát là các cán bộ có liên quan
bao gồm: cán bộ lãnh đạo cấp huyện, cấp xã và các phòng ban chuyên mơn có
liên quan đến quản lý chi ngân sách nhà nước cho xây dựng Chương trình nơng
thơn mới và đối tượng được hưởng lợi tại các xã chọn làm điểm nghiên cứu trên
địa bàn huyện Gia Lâm.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung:
Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung quản lý chi ngân sách nhà nước
cấp huyện cho thực hiện Chương trình xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn
huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, không nghiên cứu quản lý chi ngân sách nhà
nước Trung ương, ngân sách nhà nước thành phố và ngân sách nhà nước xã trên
địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
- Về thời gian:
+ Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2015 đến năm 2017
+ Số liệu sơ cấp được điều tra và thu thập trong năm 2017

3


- Về không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành
phố Hà Nội.
1.5 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
CỦA ĐỀ TÀI
- Góp phần làm rõ thêm những cơ sở lý luận về quản lý chi NSNNNN, sự
cần thiết khách quan và vai trò của quản lý chi NSNNNN trong thực hiện
Chương trình xây dựng NTM. Bổ sung những đánh giá tổng kết thực tiễn về
quản lý chi NSNNNN trong thực hiện xây dựng NTM ở huyện Gia Lâm, thành
phố Hà Nội.
- Làm rõ các thành tựu, vấn đề tồn tại và nguyên nhân trong quản lý chi

NSNNNN trong thực hiện Chương trình xây dựng NTM ở huyện Gia Lâm, thành
phố Hà Nội.
- Đề xuất được một số giải pháp có tính khả thi và hiệu quả góp phần tăng
cường quản lý và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn vốn từ NSNNNN trong
thực hiện Chương trình xây dựng NTM ở huyện Gia Lâm.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
XÂY DỰNG NƠNG THƠN MỚI
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Các khái niệm liên quan
2.1.1.1. Khái niệm quản lý
Thuật ngữ quản lý được giải thích bằng nhiều cách khác nhau và có thể
nói là chưa có một định nghĩa nào được tất cả mọi người chấp nhận hoàn toàn.
Theo Mary Parker Follett thì “quản lý là nghệ thuật đạt được mục đích thơng qua
người khác” (trích bởi Phạm Ngọc Thanh, 2011). Cách hiểu này thể hiện ở chỗ
các nhà quản lý cố gắng đạt được mục tiêu của tổ chức thông qua cách sắp xếp,
giao việc cho những người khác thực hiện chứ khơng phải hồn thành cơng việc
bằng chính mình. Trong khi đó, Vũ Thế Phú (2006) giải thích tương đối rõ nét về
quản lý được trình bày như sau: “Quản lý là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh
đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng
tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra”.
Trên cơ sở kế thừa những nhân tố hợp lý của các tiếp cận và quan niệm về
quản lý trong lịch sử tư tưởng quản lý, Phạm Ngọc Thanh (2011) cho rằng “Quản lý
là tác động có ý thức, bằng quyền lực, theo quy trình của chủ thể quản lý tới đối
tượng quản lý để phối hợp các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức trong
điều kiện môi trường biến đổi”. Định nghĩa này chỉ ra rằng quản lý là một hệ thống

bao gồm những thành tố cơ bản, gồm: chủ thể quản lý, đối tượng quản lý, mục tiêu
quản lý, công cụ, phương tiện quản lý, cách thức quản lý và môi trường quản lý.
Những thành tố đó có quan hệ và tác động lẫn nhau để hình thành nên quy luật và
tính quy luật quản lý. Q trình tác động này có thể được biển diễn như ở Hình 2.1.
Chủ thể
quản lý

Quyết định
quản lý

Đối tượng
quản lý

Cơng cụ, phương
tiện quản lý

Mục tiêu
quản lý

Hình 2.1. Q trình tác động của quản lý
Nguồn: Nguyễn Thị Bình Thục, (2016)

5


Tóm lại, quản lý là sự tác động có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối
tượng quản lý nhằm thực hiện mục tiêu đề ra trong điều kiện thời gian, khơng
gian nhất định. Hay có thể nói, quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ
đạo, điều chỉnh và kiểm soát.
2.1.1.2. Ngân sách nhà nước nhà nước

a, Khái niệm
NSNNNN là một phạm trù kinh tế và là phạm trù lịch sử, là một thành
phần trong hệ thống tài chính. Thuật ngữ “Ngân sách nhà nước nhà nước” được
sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế, xã hội ở mọi quốc gia. Song quan niệm
về NSNNNN lại chưa thống nhất, người ta đã đưa ra nhiều định nghĩa về
NSNNNN tùy theo các trường phái và các lĩnh vực nghiên cứu.
Điều 1 của Luật Ngân sách nhà nước Nhà nước được Quốc hội khóa XI
nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ 2 ngày
16/12/2002 định nghĩa: “Ngân sách nhà nước Nhà nước là toàn bộ các khoản thu,
chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết
định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và
nhiệm vụ của nhà nước”.
b, Đặc điểm của NSNNNN
NSNNNN vừa là nguồn lực để nuôi dưỡng bộ máy nhà nước vừa là
công cụ hữu hiệu để Nhà nước quản lý điều tiết nền kinh tế và giải quyết các vấn
đề xã hội nên có những đặc điểm chính sau: (Dương Đăng Chinh và Phạm Văn
Khoan, 2007, Nxb Tài Chính).
- Hoạt động thu chi của NSNNNN luôn gắn chặt với quyền lực kinh tế chính trị của Nhà nước và việc thực hiện các chức năng của Nhà nước, được Nhà
nước tiến hành trên cơ sở những luật lệ nhất định;
- Hoạt động NSNNNN là hoạt động phân phối lại các nguồn tài chính, nó
thể hiện ở hai lĩnh vực thu và chi của Nhà nước;
- NSNNNN luôn gắn chặt với sở hữu nhà nước, ln chứa đựng những lợi
ích chung, lợi ích cơng cộng;
- NSNNNN cũng có những đặc điểm như các quỹ tiền tệ khác. Nét khác
biệt của NSNNNN với tư cách là một quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước, được
chia thành nhiều quỹ nhỏ có tác dụng riêng, sau đó mới được chi dùng cho những
mục đích đã định;

6



- Hoạt động thu chi của NSNNNN được thực hiện theo ngun tắc khơng
hồn trả trực tiếp là chủ yếu.
2.1.1.2.2 Chi NSNNNN
a, Khái niệm chi NSNNNN
- Theo Điều 1, Luật số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 về ngân sách
nhà nước nhà nước: “Ngân sách nhà nước Nhà nước là toàn bộ các khoản thu,
chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và
được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ
của Nhà nước” .
- Theo Khoản 2, Điều 2, Luật số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002: “Chi ngân
sách nhà nước nhà nước bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm
quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước; chi trả nợ của Nhà
nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, chi NSNNNN là việc phân phối và sử dụng quỹ NSNNNN của
các cơ quan có thẩm quyền, các tổ chức, cá nhân có liên quan nhằm đảm bảo
thực hiện chức năng của Nhà nước theo những nguyên tắc nhất định. Chi
NSNNNN diễn ra trên phạm vi rộng, đa dạng về hình thức.
b, Nội dung chi NSNNNN
Trong quản lý NSNN theo Luật NSNNNN năm 2002 và căn cứ vào các
yếu tố chi tiêu, phương thức quản lý và thời hạn tác động, chi NSNNNN bao
gồm các nội dung sau:
Chi đầu tư phát triển của NSNN là quá trình phân phối và sử dụng một
phần vốn tiền tệ từ quỹ NSNNNN để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế-xã
hội, phát triển sản xuất và dự trữ vật tư hàng hoá của Nhà nước nhằm thực hiện
mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội
(Dương Đăng Chinh và Phạm Văn Khoan ,2007, Nxb Tài Chính).
Đây là những khoản chi nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật và làm tăng
kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật của các ngành, các địa phương. Các khoản chi
này có tác dụng trực tiếp làm cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển. Từ ý

nghĩa đó, đây được coi là các khoản chi cho tích luỹ.
Chi thường xun của NSNN là q trình phân phối, sử dụng vốn

7


NSNNNN để đáp ứng cho các nhu cầu chi gắn liền với việc thực hiện các nhiệm
vụ của Nhà nước về lập pháp, hành pháp, tư pháp và một số dịch vụ công cộng
khác mà Nhà nước phải cung ứng (Dương Đăng Chinh và Phạm Văn Khoan
,2007, Nxb Tài Chính).
Về đặc điểm, đại bộ phận các khoản chi thường xuyên mang tính chất tiêu
dùng xã hội với tính ổn định khá rõ nét. Đồng thời, phạm vi và mức độ chi thường
xuyên của NSNNNN gắn chặt với cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nước và sự lựa
chọn của Nhà nước trong việc cung ứng hàng hố cơng. Nếu bộ máy quản lý của
Nhà nước gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả thì chi thường xuyên được giảm xuống, và
ngược lại sẽ dẫn đến chi thường xuyên ngày càng gia tăng.
Chi bổ sung cho ngân sách nhà nước cấp dưới (chỉ có ở ngân sách nhà
nước TW, ngân sách nhà nước cấp tỉnh và ngân sách nhà nước cấp Huyện) là
khoản chi của ngân sách nhà nước cấp trên để bổ sung cân đối thu, chi ngân sách
nhà nước nhằm đảm bảo cho chính quyền cấp dưới cân đối nguồn ngân sách
nhà nước để thực hiện nhiệm vụ kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh được
giao; hoặc để bổ sung có mục tiêu nhằm hỗ trợ ngân sách nhà nước cấp dưới
thực hiện các nhiệm vụ: thực hiện các chính sách, chế độ mới do cấp trên ban
hành chưa được bố trí trong dự tốn ngân sách nhà nước của năm đầu thời kỳ
ổn định ngân sách nhà nước; thực hiện các chương trình, dự án quốc gia giao
các cơ quan địa phương thực hiện; hỗ trợ thực hiện các mục tiêu, cơng trình,
dự án có ý nghĩa lớn đối với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương, nằm trong quy hoạch và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo
đúng quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng, ngân sách nhà
nước cấp dưới đã bố trí chi nhưng không đủ nguồn hoặc cần tập trung nguồn

lực để thực hiện nhanh trong một thời gian nhất định; hỗ trợ một phần để xử
lý khó khăn đột xuất; thực hiện một số nhiệm vụ cần thiết, cấp bách khác.
Chi chuyển nguồn ngân sách nhà nước năm trước sang ngân sách nhà
nước năm sau, là các khoản chi ngân sách nhà nước đến ngày 31 tháng 12 chưa
thực hiện được hoặc chưa chi hết, được cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển
nguồn để thực hiện vào năm sau.
Ngồi ra, cịn một số nhiệm vụ chi NSNNNN khác, chỉ có ở Ngân sách
nhà nước TW và Ngân sách nhà nước cấp tỉnh như: Trả nợ gốc và lãi các khoản
tiền do Chính phủ vay. Viện trợ cho các Chính phủ và tổ chức nước ngoài. Cho vay

8


theo quy định của pháp luật. Bổ sung Quỹ dự trữ tài chính. Chi trả gốc, lãi tiền huy
động cho đầu tư…
c, Điều kiện chi NSNNNN
Chi NSNNNN chỉ được thực hiện khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:
Một là, phải có trong dự tốn ngân sách nhà nước được giao, trừ các
trường hợp sau:
- Vào đầu năm ngân sách nhà nước, dự toán ngân sách nhà nước và
phương án phân bổ ngân sách nhà nước chưa được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quyết định (dự tốn NSNNNN, phương án phân bổ ngân sách nhà nước
TW chưa được Quốc hội quyết định; dự toán ngân sách nhà nước địa phương,
phương án phân bổ ngân sách nhà nước cấp mình chưa được HĐND quyết định).
- Số tăng thu và tiết kiệm chi so với dự toán được giao được sử dụng để
giảm bội chi, tăng chi trả nợ, tăng chi đầu tư phát triển, bổ sung quỹ dự trữ tài
chính, tăng dự phịng ngân sách nhà nước.
- Trường hợp có nhu cầu chi đột xuất ngồi dự tốn nhưng khơng thể trì
hỗn được mà dự phịng ngân sách nhà nước không đủ đáp ứng.
- Trường hợp quỹ NSNNNN thiếu hụt tạm thời thì được tạm ứng từ quỹ

dự trữ tài chính và các nguồn tài chính hợp pháp khác để xử lý; riêng đối với
ngân sách nhà nước TW, nếu quỹ dự trữ tài chính và các nguồn tài chính hợp
pháp khác khơng đáp ứng được thì Ngân hàng Nhà nước tạm ứng cho ngân sách
nhà nước TW theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Hai là, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định;
Ba là, đã được Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước hoặc người
được ủy quyền quyết định chi.
Bốn là, thực hiện đấu thầu, thẩm định giá đối với trường hợp chi đầu tư xây
dựng cơ bản (XDCB), mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc
d, Phương thức cấp phát ngân sách nhà nước từ ngân sách nhà nước Nhà nước
Phương thức cấp phát tài chính từ ngân sách nhà nước Nhà nước là cách
thức thực hiện phân phối vốn ngân sách nhà nước Nhà nước cho các đơn vị thụ
hưởng theo quy định của pháp luật. Trên cơ sở nguồn kinh phí đã được phân bổ,
kế hoạch sử dụng ngân sách nhà nước đã được xây dựng và thơng qua theo trình

9


tự, thủ tục luật định, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước nhà nước ra quyết định
chi, yêu cầu cơ quan kho bạc nhà nước chuyển giao kinh phí (Đặng Văn Du và
Bùi Tiến Hanh, 2010).
Hiện nay, ở nước ta việc cấp phát ngân sách nhà nước từ ngân sách nhà
nước Nhà nước được thực hiện theo hai phương thức chủ yếu là phương thức cấp
phát theo dự toán kinh phí và phương thức cấp phát theo lệnh chi tiền. Ngồi ra,
các chủ thể có liên quan đến ngân sách nhà nước nhà nước cịn có thể được cấp
phát theo phương thức cấp phát trực tiếp, phương thức cấp phát kinh phí ủy
quyền và cấp phát gán thu bù chi, cấp phát ghi thu, ghi chi.
- Phương thức cấp phát theo dự tốn kinh phí:
Đây là phương thức để cấp phát kinh phí thường xuyên cho các đơn vị dự
toán ngân sách nhà nước nhà nước-vốn là những đối tượng thường xuyên sử

dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước nhà nước để thực hiện nhiệm vụ đuợc giao.
Các đối tượng này bao gồm: các cơ quan hành chính nhà nước, các đơn vị sự
nghiệp hoạt động dưới hình thức thu đủ, chi đủ hoặc gán thu bù chi, các cơ quan
Đảng, các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp được nhà nước đảm bảo
kinh phí. Như vậy, cấp phát theo dự tốn kinh phí là phương thức áp dụng đối
với các khoản chi mà cơ quan tài chính khơng trực tiếp cấp phát. Trong đó, dự
tốn kinh phí được hiểu là khả năng tối đa mà đơn vị thụ hưởng có thể nhận từ
ngân sách nhà nước nhà nước để đáp ứng nhu cầu chi tiêu thường xun của
mình. Kinh phí sử dụng thực tế của những đối tượng thụ hưởng không được phép
vượt quá giới hạn đã được phân bổ chi tiết theo từng hạng, mục, tháng, quý được
gọi là hạn mức cấp phát. Theo phương thức này, định kỳ hàng tháng, hàng quý,
cơ quan tài chính cấp hạn mức kinh phí vốn cho các cơ quan, đơn vị thụ hưởng
ngân sách nhà nước nhà nước. Nếu phát sinh nhu cầu cần thiết, cấp bách, đơn vị
sử dụng ngân sách nhà nước có thể u cầu kinh phí vượt hơn dự tốn kinh phí
q cho đơn vị nhưng khơng được vựơt q dự tốn tổng thể (Ngô Thế Chi và
Nguyễn Trọng Cơ, 2008).
Quyết định chi của đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước có hình thức là
“Giấy rút dự tốn ngân sách nhà nước nhà nước”. Khi có nhu cầu thực tế, căn cứ
vào hạn mức của từng hạn, mục chi, hạn mức chi định kỳ từng tháng, quý, đại
diện hợp pháp của đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước phát hành “Giấy rút dự
toán ngân sách nhà nước nhà nước” cùng các chứng từ hợp pháp yêu cầu kho bạc

10


quản lý tài khoản thanh toán. Kho bạc sẽ thực hiện chi trả theo đúng mục chi
thực tế sau khi đã kiểm tra điều kiện theo quy định (Nguyễn Hồng Thắng, 2004).
Phương thức này được áp dụng rộng rãi do các đơn vị dự toán ngân sách
nhà nước nhà nước sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước nhà nước để đáp ứng
các yêu cầu thường xuyên của đơn vị mình. Phương thức này cũng tạo điều kiện

cho kho bạc nhà nước chủ động kiểm soát chi ngân sách nhà nước nhà nước, chủ
động sử dụng nguồn kinh phí với hiệu suất cao. Đồng thời, kho bạc nhà nước cũng
chịu trách nhiệm rất lớn khi thực hiện cấp phát kinh phí theo dự tốn. Cơ quan tài
chính chỉ có trách nhiệm đơn đốc, thơng báo chính thức dự tốn kinh phí trong kỳ
áp dụng cho đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước nhà nước. Ngoài ra, các đơn vị sử
dụng kinh phí theo phương thức cấp phát theo dự tốn sẽ bị chi phối về tính chủ
động trong q trình sử dụng kinh phí. Bên cạnh đó, những đơn vị này cịn có thể
phát sinh hành vi tiêu cực như tận hưởng tối đa dự toán đã được phân bổ, không
tuân thủ nguyên tắc tăng cường thu, tiết kiệm chi (Nguyễn Thị Cành, 2008).
- Phương thức cấp phát theo lệnh chi tiền
Đây là phương thức được áp dụng đối với những khoản chi do cơ quan tài
chính cấp phát trực tiếp cho đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước. Phương thức
này chỉ được áp dụng đối với những chủ thể khơng có quan hệ thường xun với
ngân sách nhà nước nhà nước chẳng hạn như các doanh nghiệp, các tổ chức kinh
tế xã hội… Ngoài ra những khoản chi mang tính chất đặc thù phát sinh từng lần
chẳng hạn như các khoản giao dịch của Chính phủ với các tổ chức, cá nhân nước
ngoài trong mối quan hệ vay nợ, viện trợ, các khoản bổ sung từ ngân sách nhà
nước cấp trên cho ngân sách nhà nước cấp dưới cũng được cấp phát theo phương
thức thông qua lệnh chi tiền (Dương Đăng Chinh và Phạm Đăng Khoan, 2009).
Lệnh chi tiền là quyết định do cơ quan tài chính phát hành đến kho bạc
nhà nước yêu cầu kho bạc chi trả, thanh toán một số tiền cho đơn vị sử dụng
ngân sách nhà nước nhà nước theo đúng nội dung của lệnh chi. Nhận được lệnh
chi tiền hợp lệ, căn cứ vào yêu cầu của cơ quan tài chính thể hiện trong lệnh chi
tiền, kho bạc sẽ tiến hành xuất quỹ thanh toán cho đơn vị sử dụng ngân sách nhà
nước bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản theo hình thức: cấp tạm ứng hoặc cấp
thanh tốn. Khi nhận được kinh phí, cho dù dưới hình thức tạm ứng hay thanh
toán, đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước có tồn quyền sử dụng nguồn kinh
phí đã được chuyển giao một cách chủ động (Nguyễn Thị Cành, 2008).

11



Theo Nguyễn Hồng Thắng (2004).Ngoài hai phương thức cấp phát chủ
yếu là cấp phát kinh phí theo dự tốn và theo lệng chi tiền, ngân sách nhà nước
nhà nước còn có thể được cấp phát theo một số hình thức khác như:
- Hình thức cấp phát ghi thu, ghi chi: Đây là phương thức thu, chi tại chỗ,
tại một thời điểm nhất định và giao cho đơn vị trực tiếp thực hiện, sau đó sẽ có
báo cáo quyết tốn với ngân sách nhà nước nhà nước.
- Hình thức cấp phát kinh phí ủy quyền: hình thức này áp dụng chủ yếu
khi cơ quan quản lý cấp trên ủy quyền cho cơ quan quản lý cấp dưới thực hiện
nhiệm vụ thuộc chức năng của mình. Do vậy, kinh phí phải được chuyển từ ngân
sách nhà nước cấp trên xuống cho ngân sách nhà nước cấp dưới để thực hiện
nhiệm vụ chi thay cho ngân sách nhà nước cấp trên. Sau khi thực hiện xong,
ngân sách nhà nước cấp dưới có trách nhiệm quyết toán lại với ngân sách nhà
nước cấp trên.
- Hình thức gán thu bù chi: hình thức này được áp dụng cho đơn vị sự
nghiệp có thu nhằm khuyến khích cơ chế hạch tốn kinh tế, giảm bớt gánh nặng
cho ngân sách nhà nước Nhà nước. Các đơn vị phải tự tạo nguồn thu để đảm bảo
chi tiêu, ngân sách nhà nước nhà nước chỉ cấp phần chênh lệch thiếu. Trường
hợp hạch toán phát sinh nguồn chênh lệch thừa, đơn vị phải nộp phần này vào
ngân sáchh nhà nước nhà nước
2.1.1.3. Lý luận về Nông thôn mới
2.1.1.3.1. Khái niệm nông thôn
Đến nay, khái niệm nông thôn được thống nhất với quy định tại Theo
Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21-8-2009 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, cụ thể: "Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành,
nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là
ủy ban nhân dân xã".
2.1.1.3.2. Khái niệm nông thôn mới
- Là nông thôn mà trong đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của người dân

không ngừng được nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị.
Nông dân được đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, có bản lĩnh chính trị
vững vàng, đóng vai trị làm chủ nơng thơn mới.
- Nơng thơn mới có kinh tế phát triển toàn diện, bền vững, cơ sở hạ tầng

12


×