Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Quản lý nhà nước đối với các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 108 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LA THANH HIỀN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC
CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG

Ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

8 34 01 01

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Quốc Oánh

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu đƣợc trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chƣa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã đƣợc cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc./.
Hà Nội, ngày 25 tháng 6 năm 2018
Tác giả luận văn


La Thanh Hiền

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Quản trị kinh doanh của
mình, ngồi sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình của
nhiều cá nhân, tập thể.
Nhân dịp này, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình
của các Giảng viên Bộ mơn tài chính, khoa Kế tốn và Quản trị kinh doanh - Học viện
Nông nghiệp Việt Nam. Đặc biệt là sự quan tâm, chỉ dẫn tận tình của Giảng viên TS.
Nguyễn Quốc Oánh đã trực tiếp hƣớng dẫn tôi trong suốt qua trình thực hiện đề tài.
Tơi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Lãnh đạo Sở, các Phịng chun
mơn và các đồng nghiệp tại Sở Công Thƣơng tỉnh Bắc Giang là nơi hiện nay tôi đang
công tác đã tạo điều kiện về thời gian, cung cấp số liệu cho tơi trong suốt q trình học
tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Qua đây tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn đối với gia đình, ngƣời thân đã
giúp đỡ tơi cả về vật chất lẫn tinh thần và luôn động viên tôi trong suốt quá trình
học tập và nghiên cứu./.
Hà Nội, ngày 25 tháng 6 năm 2018
Tác giả luận văn

La Thanh Hiền

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................... i

Lời cảm ơn ....................................................................................................................... ii
Mục lục ......................................................................................................................... iii
Danh mục từ viết tắt ..........................................................................................................v
Danh mục bảng ............................................................................................................... vi
Danh mục sơ đồ, biểu đồ .............................................................................................. viii
Trích yếu luận văn .......................................................................................................... ix
Thesis abstract................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ...............................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài .....................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ..........................................................................2

1.2.1.

Mục tiêu chung ..................................................................................................2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................2

1.3.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................3

1.3.1.


Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................................3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................3

1.4.

Đóng góp của luận văn ......................................................................................3

1.4.1.

Về lý luận ...........................................................................................................3

1.4.2.

Về thực tiễn ........................................................................................................3

1.5.

Kết cấu nội dung luận văn .................................................................................4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn .................................................................................5
2.1.

Cơ sở lý luận ......................................................................................................5

2.1.1.

Các khái niệm liên quan.....................................................................................5


2.1.2.

Vai trò của các cụm công nghiệp .......................................................................9

2.1.3.

Đặc điểm và sự cần thiết của các cụm công nghiệp ........................................10

2.1.4.

Nội dung quản lý nhà nƣớc đối với các cụm công nghiệp...............................13

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc đối với các Cụm công
nghiệp...............................................................................................................16

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................18

2.2.1.

Kinh nghiệm quản lý các cụm công nghiệp tại một số quốc gia .....................18

2.2.2.

Kinh nghiệm quản lý các cụm công nghiệp tại một số địa phƣơng


iii


trong nƣớc ........................................................................................................22
2.2.3.

Bài học kinh nghiệm cho quản lý nhà nƣớc đối với các cụm công nghiệp
trên địa bàn tỉnh Bắc Giang .............................................................................28

Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................29
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ..........................................................................29

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................29

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội ...............................................................................33

3.2.

Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................38

3.2.1.

Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu ...............................................................38


3.2.2.

Phƣơng pháp thu thập thông tin, số liệu ..........................................................38

3.2.3.

Phƣơng pháp xử lý và phân tích thơng tin .......................................................40

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ...........................................................................40

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ...................................................................42
4.1

Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với các cụm cơng nghiệp ............................42

4.1.1.

Tình hình phát triển cụm cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ................42

4.1.2.

Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với các cụm công nghiệp trên địa bàn
tỉnh Bắc Giang .................................................................................................53

4.2.

Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc đối với các cụm công
nghiệp ..............................................................................................................71


4.2.1.

Chế độ, chính sách quản lý chung của nhà nƣớc đối với CCN .......................71

4.2.2.

Trình độ năng lực của bộ máy quản lý các CCN .............................................73

4.2.3.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phƣơng .........................................75

4.2.4.

Chất lƣợng nguồn nhân lực..............................................................................76

4.3.

Giải pháp tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc đối với các cụm công nghiệp trên
địa bàn tỉnh Gắc Giang ....................................................................................76

4.3.1.

Quan điểm, định hƣớng ...................................................................................76

4.3.2.

Giải pháp nhằm tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc đối các với cụm công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang .................................................................78


Phần 5. Kết luận và kiến nghị ......................................................................................87
5.1.

Kết luận ............................................................................................................87

5.2.

Kiến nghị .........................................................................................................88

5.2.1.

Đối với các Bộ/Ngành Trung ƣơng .................................................................88

5.2.2.

Đối với cấp tỉnh ...............................................................................................88

Tài liệu tham khảo ..........................................................................................................89

iv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BCT


Bộ công thƣơng

CC

Cơ cấu

CCN

Cụm cơng nghiệp

CNH

Cơng nghiệp hóa

CĐCN

Cụm điểm cơng nghiệp

GTSXCN

Giá trị sản xuất cơng nghiệp

ha

Héc ta

HĐH

Hiện đại hóa


KCN

Khu cơng nghiệp

KCX

Khu chế xuất

KH&ĐT

Kế hoạch và đầu tƣ



Quyết định

QHCT

Quy hoạch chi tiết

QLNN

Quản lý nhà nƣớc

UBND

Ủy ban nhân dân

v



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất tỉnh Bắc Giang qua các năm 2014 - 2016.................32
Bảng 3.2. Tình hình dân số tỉnh Bắc Giang qua các năm 2014 - 2016 .........................34
Bảng 3.3. Giá trị các ngành sản xuất tỉnh Bắc Giang qua các năm 2014 - 2016 ..........37
Bảng 3.4. Đối tƣợng và mẫu điều tra ...........................................................................39
Bảng 4.1. Biến động về số lƣợng các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang qua các năm ........................................................................................44
Bảng 4.2. Chủ đầu tƣ xây dựng CSHT tại các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Bắc Giang .....................................................................................................48
Bảng 4.3. Các cụm công nghiệp hiện có trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ..........................54
Bảng 4.4. Đánh giá của cán bộ quản lý và doanh nghiệp về số lƣợng CCN trên
địa bàn tỉnh....................................................................................................57
Bảng 4.5. Đánh giá của cán bộ quản lý và doanh nghiệp về quy mô CCN trên địa
bàn tỉnh .........................................................................................................57
Bảng 4.6. Đánh giá của cán bộ quản lý và doanh nghiệp về phân bố, vị trí quy
hoạch các CCN trên địa bàn tỉnh ..................................................................58
Bảng 4.7. Tổng hợp hoạt động xúc tiến đầu tƣ vào CCN trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang giai đoạn 2014 - 2016.........................................................................60
Bảng 4.8. Đánh giá của cán bộ quản lý và doanh nghiệpvề số lƣợng hoạt động
xúc tiến đầu tƣ vào các CCN trên địa bàn tỉnh .............................................62
Bảng 4.9. Đánh giá của cán bộ quản lý và doanh nghiệp về chất lƣợng hoạt động
xúc tiến đầu tƣ vào các CCN trên địa bàn tỉnh .............................................63
Bảng 4.10. Đánh giá của cán bộ quản lý và doanh nghiệp về quảng bá đầu tƣ vào
các CCN trên địa bàn tỉnh .............................................................................63
Bảng 4.11. Kênh thông tin các doanh nghiệp tiếp cận đến hoạt động xúc tiến đầu
tƣ vào các CCN trên địa bàn tỉnh ..................................................................64
Bảng 4.12. Thực trạng các lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ quản lý cho các cán
bộ quản lý CNN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn (2014 - 2016) ........66
Bảng 4.13. Đánh giá của cán bộ quản lý về thời gian các lớp tập huấn nâng cao

năng lực cán bộ quản lý CCN .......................................................................67
Bảng 4.14. Đánh giá của cán bộ quản lý về số lƣợng các lớp tập huấn nâng cao
năng lực cán bộ quản lý CCN .......................................................................67

vi


Bảng 4.15. Đánh giá của cán bộ quản lý về chất lƣợng các lớp tập huấn nâng cao
năng lực cán bộ quản lý CCN .......................................................................68
Bảng 4.16. Danh sách các cụm công nghiệp vi phạm trong năm 2014 - 2016 ...............69
Bảng 4.17. Đánh giá của doanh nghiệp về năng lực cán bộ thanh, kiểm tra ..................70
Bảng 4.18. Đánh giá của doanh nghiệp về số lƣợng các lần thanh, kiểm tra .................71
Bảng 4.19. Đánh giá cán bộ và doanh nghiệp về mức ảnh hƣởng của các chính
sách tới hoạt động quản lý các CCN .............................................................73
Bảng 4.20. Đánh giá cán bộ và doanh nghiệp về mức ảnh hƣởng của trình độ năng
lực cán bộ quản lý tới hoạt động quản lý các CCN ......................................74

vii


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Hình 3.1. Bản đồ địa lý tỉnh Bắc Giang ........................................................................29
Sơ đồ 4.1. Sơ đồ bộ máy quản lý nhà nƣớc đối với cụm công nghiệp ...........................49
Biểu đồ 4.1. Kênh thông tin các doanh nghiệp tiếp cận đến hoạt động xúc tiến đầu
tƣ vào các CCN trên địa bàn tỉnh ..................................................................65

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: La Thanh Hiền
Tên luận văn: “Quản lý nhà nƣớc đối với các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang”
Ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 8.34.01.01

Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Kết quả nghiên cứu chính
Quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp tỉnh Bắc Giang đƣợc xây dựng,
phê duyệt năm 2009 và đã đƣợc sửa đổi bổ sung 12/2016. Đến năm 2020 trên địa
bàn tỉnh Bắc Giang có 40 cụm cơng nghiệp nằm trong quy hoạch với diện tích là
1.258 ha; trong đó có 33 cụm cơng nghiệp đã hình thành với diện tích 803,75 ha;
diện tích đất cơng nghiệp theo quy hoạch chi tiết là 468,6 ha; diện tích đất cơng
nghiệp đã cho th là 289,17 ha, có 220 dự án đăng ký đầu tƣ với tổng số vốn đầu tƣ
của các dự án khoảng 2.539,69 tỷ đồng và 79,50 triệu USD, số vốn đã thực hiện đầu
tƣ 1.327,39 tỷ đồng và 86,35 triệu USD đạt sấp sỉ 53%; tỷ lệ lấp đầy đất cơng nghiệp
đạt 61,70 % bình quân các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Mặc dù có nhiều
thuận lợi nhƣng cơng tác quản lý các cụm cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
cịn có nhiều bất cập cần đƣợc khắc phục ngay mới đáp ứng đƣợc mục tiêu của tỉnh
đã đặt ra là đến 2020 phấn đấu về cơ bản lấp đầy diện tích các cụm công nghiệp đã
đƣợc thành lập và thành lập mới để đạt 40 cụm công nghiệp theo đúng quy hoạch đã
đƣợc phê duyệt. Vì vậy, tơi lựa chọn đề tài: “Quản lý nhà nước đối với các cụm
công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang” làm đề tài nghiên cứu.
Mục tiêu chung của đề tài là: đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc
đối với các cụm cơng nghiệp, phân tích các yếu tố ảnh hƣởng tới công tác quản lý Nhà
nƣớc đối với các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Từ đó đề ra những
giải pháp tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc đối với cụm công nghiệp trong những
năm tới. Để hồn thành đƣợc mục tiêu chung, đề tài có một số mục tiêu cụ thể: góp
phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nƣớc; Đánh giá thực trạng

công tác quản lý nhà nƣớc đối với các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang;
Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng tới cơng tác quản lý nhà nƣớc đối với các cụm công
nghiệp; Đề xuất một số giải pháp tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc đối với các cụm

ix


công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.
Tính đến tháng 12/2016, trên địa bàn tỉnh có 33 cụm cơng nghiệp nằm trong quy
hoạch với diện tích là 803,75 ha; trong đó có 32 cụm cơng nghiệp đã thành lập với diện
tích 790,65 ha (01 cụm cơng nghiệp đang lập hồ sơ thành lập với diện tích 13,1 ha); diện
tích đất cơng nghiệp theo quy hoạch chi tiết là 468,6 ha; diện tích đất cơng nghiệp đã cho
th là 289,17 ha; tỷ lệ diện tích đất cơng nghiệp đã cho thuê là 61,70 % bình quân các
cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh (bao gồm cả một số doanh nghiệp đăng ký thuê đất với
các cụm công nghiệp mới thành lập năm 2016). Đến 30/12/2016, 33 cụm công nghiệp
trên địa bàn đã thu hút đƣợc 220 dự án với số vốn đăng ký đầu tƣ là 2.539,69 tỷ đồng và
79,50 triệu USD, số vốn thực hiện đầu tƣ là 1.327,39 tỷ đồng và 86,35 triệu USD, trong
đó có 126 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh (111 dự án trong nƣớc và 15
dự án đầu tƣ nƣớc ngoài) 54 dự án đang triển khai đầu tƣ xây dựng nhà xƣởng; 12 dự án
đang làm thủ tục thuê đất; 8 dự án chƣa triển khai thực hiện. Hàng năm, nguồn ngân
sách đƣợc cấp mới chỉ đƣợc dành cho việc mở các lớp tập huấn, tuyên truyền, phổ biến
các văn bản, quy định mới về quản lý nhà nƣớc đối với cụm công nghiệp. Công tác đào
tạo, bồi dƣỡng về nghiệp vụ cho cán bộ quản lý nhà nƣớc về cụm công nghiệp chƣa
đƣợc chú trọng, do đó khơng nâng cao đƣợc năng lực quản lý và trình độ chun mơn
của cán bộ, dẫn đến công tác quản lý nhà nƣớc về cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh nói
chung chƣa hiệu quả.
Một số yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý nhà nƣớc đối với các cụm công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã đƣợc phân tích: Chế độ, chính sách quản lý chung
của nhà nƣớc đối với cụm cơng nghiệp; Trình độ năng lực của bộ máy quản lý các cụm
công nghiệp; Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phƣơng; Chất lƣợng nguồn nhân

lực. Từ thực trạng và phân tích các yếu tố đề tài có đề xuất một số giải pháp nhằm nâng
cao công tác quản lý các cụm cơng nghiệp: Hồn thiện hệ thống cơ chế trong quản lý
nhà nƣớc đối với các cụm công nghiệp; Nâng cao chất lƣợng công tác quy hoạch; Đổi
với hoạt động xúc tiến đầu tƣ; Tăng cƣờng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng các yêu cầu
về quản lý cụm công nghiệp; Tăng cƣờng hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong cụm công
nghiệp.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: La Thanh Hien
Thesis title: " State management of industrial zone in Bac Giang province "
Major: Business Administration

Code: 8.34.01.01

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
The main results
Planning for development of industrial zone in Bac Giang province was
prepared, approved in 2009 and amended 12/2016. By 2020, Bac Giang province has 40
industrial zone in the plan with an area of 1.258 hectares; of which there are 33
industrial zone with an area of 803,75 ha; The area of industrial land under the detailed
plan is 468,6 ha; The area of industrial land for lease has been 289,17 ha, 220 projects
have been registered with total investment capital of about 2.539,69 billion VND and
79,50 million dollars, the capital has been invested 1.327,39 billion VND and 86,35
million dollars 53 %; The occupancy rate of industrial land reaches 61,70 % on average
in industrial zone in the province. Although there are many advantages, the management
of industrial zone in Bac Giang province has many shortcomings which need to be
overcome immediately to meet the target of the province has set out to 2020 striving

basically To fill the area of industrial zone already set up and newly set up to reach 40
industrial zone in strict accordance with the approved plannings. Therefore, I chose the
topic: " State management of industrial zone in Bac Giang province " Research topics.
The overall objective of the project is to: assess the state of the state
management of industrial zone, analyze the factors affecting the work State
management of industrial zone in Bac Giang province. From there, solutions for
strengthening the state management of industrial zone in the coming years. To achieve
the overall goal, the topic has a number of specific objectives: to systematize theories
and practices of state management; Assessment of state management of industrial zone
in Bac Giang province; Analysis of factors affecting the state management of industrial
zone; Proposing some solutions to strengthen the state management of industrial zone in
Bac Giang province in the coming time.
Up to December 2016, there are 33 industrial zone in the province with the area
of 803,75 ha. of which 32 industrial zone were established with an area of 790,65

xi


hectares (01 industrial cluster is establishing with an area of 13,1 hectares); The area of
industrial land under the detailed plan is 468,6 ha; area of industrial land for lease is
289,17 ha; The percentage of industrial land leased is 61,70 % of the average number of
industrial zone in the province (including some enterprises registering to lease land with
new industrial zone in 2016). 30/12/2016, 33 the industrial cluster in the area has
attracted 220 projects with the registered capital of 2,539.69 billion and 79,50 million
dollars, the investment capital is 1.327.39 billion and 86,35 million dollars Of which
126 projects have gone into production and business activities (111 domestic projects
and 15 foreign ones). 54 projects are under construction; 12 projects are in the process
of leasing land; 8 projects have not yet been implemented. Every year, new funding is
granted only for the opening of the training, propaganda and dissemination of
documents, new regulations on State management of industrial zone. Professional

training for state managers in industrial zone has not been paid due attention so that the
managerial capacity and professional qualifications of the staff can not be improved,
leading to management work. State management of industrial zone in the province is
generally ineffective.
Some factors affecting the state management of industrial zone in Bac Giang
province have been analyzed: State management regimes and policies for industrial
zone; Qualification of the management apparatus of industrial zone; The natural,
economic and social conditions of the locality; Quality of personel. From the current
status and analysis of the topic, there are some solutions to improve the management of
industrial zone: Complete the system of mechanisms for state management of industrial
zone; Improving the quality of planning; Exchanging with investment promotion
activities; Strengthening human resource training to meet the requirements of industrial
zone management; Increased support for enterprises in the industrial zone.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp (CCN) tỉnh Bắc Giang đƣợc
xây dựng, phê duyệt năm 2009 và đã đƣợc sửa đổi bổ sung 12/2016. Đến năm
2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 40 cụm cơng nghiệp nằm trong quy hoạch
với diện tích là 1.258 ha; trong đó có 33 cụm cơng nghiệp đã hình thành với
diện tích 803,75 ha; diện tích đất cơng nghiệp theo quy hoạch chi tiết là 468,6
ha; diện tích đất cơng nghiệp đã cho thuê là 289,17 ha, có 220 dự án đăng ký
đầu tƣ với tổng số vốn đầu tƣ của các dự án khoảng 2.539,69 tỷ đồng và 79,50
triệu USD, số vốn đã thực hiện đầu tƣ 1.327,39 tỷ đồng và 86,35 triệu USD
đạt sấp sỉ 53 %; tỷ lệ lấp đầy đất cơng nghiệp đạt 61,70 % bình qn các cụm
cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trong những năm qua công tác quản lý nhà
nƣớc về cụm công nghiệp đƣợc tỉnh Bắc Giang thực hiện đúng theo quy định

tại Quyết định số 105/2009/TTg và Thông tƣ 39/2009/TT-BCT của Bộ Công
Thƣơng, chủ đầu tƣ hạ tầng các cụm công nghiệp chủ yếu là UBND cấp huyện
(Trung tâm quỹ đất và phát triển các cụm công nghiệp, đơn vị sự nghiệp đƣợc
UBND huyện ủy quyền đại diện: có 9 trung tâm và 02 đơn vị sự nghiệp khác
kiêm nhiệm) quản lý 24 cụm cơng nghiệp với diện tích 427,6 ha; 08 doanh
nghiệp đầu tƣ, kinh doanh hạ tầng kỹ thuật quản lý 08 cụm cơng nghiệp với
tổng diện tích 367 ha và 01 công ty hạ tầng thuộc Ban quản lý các khu công
nghiệp tỉnh quản lý 01 cụm công nghiệp với diện tích 57,6 ha. Trong 33 cụm
cơng nghiệp đƣợc thành lập có 24 cụm cơng nghiệp đã lập quy hoạch chi tiết;
có 02 cụm cơng nghiệp có hệ thống thu gom và trạm xử lý nƣớc thải tập trung
(do các doanh nghiệp góp vốn đầu tƣ, quản lý, khai thác vận hành xử lý nƣớc
thải theo phƣơng pháp tự nhiên); 05 cụm công nghiệp đang xây dựng kết cấu
hạ tầng (do doanh nghiệp đầu tƣ); Về giao thông đối ngoại các cụm công
nghiệp chủ yếu nằm cạnh đƣờng tỉnh lộ và quốc lộ; Về giao thơng nội bộ có
05 cụm cơng nghiệp có hệ thống giao thơng nội bộ song chƣa hồn chỉnh; Hệ
thống cấp thốt nƣớc thải, nƣớc mặt cơ bản là thải tự nhiên.
Quản lý các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đa số là Trung tâm quỹ
đất và phát triển các cụm công nghiệp cấp huyện (đơn vị sự nghiệp thay Chủ
đầu tƣ là UBND cùng cấp quản lý) khơng có thực lực (tiền vốn, nhân lực,

1


phƣơng tiện và khả năng kêu gọi đầu tƣ ...) mọi vấn đề liên quan đến cụm công
nghiệp trông vào nguồn ngân sách tỉnh; trong khi Bắc Giang là tỉnh nghèo việc
xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp của tỉnh phần lớn là xin từ Trung ƣơng,
Tỉnh chỉ có kinh phí đối ứng song cũng hạn chế; mặt khác ở một số vị trí cơng
tác giải phóng mặt bằng, giao thơng chƣa đƣợc thuận lợi nên khó khuyến khích
các nhà đầu tƣ xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Đầu tƣ kết cấu hạ tầng kỹ thuật và
các dịch vụ hỗ trợ ngồi hàng rào cịn chƣa đồng bộ nên chƣa tận dụng đƣợc

các tiện ích hạ tầng sẵn có (dịch vụ công cộng: Giao thông, điện, nƣớc, nhà trẻ,
trƣờng học ...) cũng làm cho các nhà đầu tƣ không mấy mặn mà.
Mặc dù có nhiều thuận lợi nhƣng cơng tác quản lý các cụm công nghiệp
trên địa bàn tỉnh Bắc Giang tuy nhiên quá trình quản lý thực tế đã nhận thấy một
số vấn đề nảy sinh cần hoàn thiện nhƣ: Hiện còn tồn tại nhiều cơ sở sản xuất gây ô
nhiễm môi trƣờng đan xen trong các khu dân cƣ, khu đô thị làm ảnh hƣởng rất lớn
đến cuộc sống dân cƣ trên khu vực Doanh nghiệp đóng; Nhiều Doanh nghiệp phải
đi thuê lại mặt bằng của dân cƣ hoặc cơ sở sản xuất khác để hoạt động sản xuất
kinh doanh do đó rất bức xúc về mặt bằng sản xuất gây ảnh hƣởng tới khả năng
sản xuất.
Để đáp ứng đƣợc mục tiêu của tỉnh đã đặt ra là đến 2020 phấn đấu về cơ
bản lấp đầy diện tích các cụm công nghiệp đã đƣợc thành lập và thành lập mới để
đạt 40 cụm công nghiệp theo đúng quy hoạch đã đƣợc phê duyệt. Vì vậy, tơi lựa
chọn đề tài: “Quản lý nhà nước đối với các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Bắc Giang” làm đề tài nghiên cứu.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc đối với các cụm cơng
nghiệp, phân tích các yếu tố ảnh hƣởng tới công tác quản lý Nhà nƣớc đối với
các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Từ đó đề ra những giải pháp
tăng cƣờng cơng tác quản lý nhà nƣớc đối với cụm công nghiệp trong những
năm tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nƣớc;
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc đối với các cụm công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang;

2



- Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng tới cơng tác quản lý nhà nƣớc đối với các
cụm công nghiệp;
- Đề xuất một số giải pháp tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc đối với
các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Hoạt động quản lý Nhà nƣớc đối với CCN của một số sở, ngành, UBND
cấp huyện của tỉnh Bắc Giang.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung vào nghiên cứu các văn bản, các thủ
tục đầu tƣ, bộ máy quản lý, tổ chức điều hành, thanh tra và giám sát hoạt động
của các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- Phạm vi không gian: Đề tài đƣợc tập trung nghiên cứu trên địa bàn
tỉnh Bắc Giang.
- Phạm vi thời gian: Số liệu thu thập, phân tích dùng để nghiên cứu tập
trung trong khoảng thời gian 03 năm (2014 - 2016).
1.4. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
1.4.1. Về lý luận
Luận văn đã tập hợp, hệ thống và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về
quản lý nhà nƣớc đối với các cụm công nghiệp, nội dung nghiên cứu về quản lý
nhà nƣớc đối với các cụm công nghiệp, các yếu tố ảnh hƣởng tới quan lý nhà
nƣớc đối với các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
1.4.2. Về thực tiễn
Luận văn trình bày với nhiều dẫn liệu và minh chứng về các nội dung về
quản lý nhà nƣớc đối với các cụm công nghiệp ở Việt Nam, cũng nhƣ thực tiễn về
quản lý nhà nƣớc đối với các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Từ
những nội dung đó Luận văn phân tích thực trạng về quản lý nhà nƣớc đối với các
cụm cơng nghiệp theo các mặt cịn tồn tại hạn chế và nguyên nhân của về quản lý
nhà nƣớc đối với các cụm công nghiệp ở địa bàn nghiên cứu; phân tích các yếu tố
ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc đối với các cụm công nghiệp.


3


1.5. KẾT CẤU NỘI DUNG LUẬN VĂN
Kết cấu nội dung của Luận văn bao gồm các phần sau:
Phần 1. Mở đầu
Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn
Phần 3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phần 4. Kết quả nghiên cứu
Phần 5. Kết luận và kiến nghị

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Các khái niệm liên quan
2.1.1.1. Khái niệm quản lý
Quản lý đƣợc hình thành và phát triển từ thực tiễn. Vì vậy, có rất nhiều
quan niệm về quản lý:
- Theo Mary Parker Follet (đầu thế kỷ 20): "Quản lý là nghệ thuật khiến
cho công việc đƣợc thực hiện thông qua ngƣời khác".
- Theo Robert Kreitner (1992): "Quản lý là tiến trình làm việc với và thơng
qua ngƣời khác để đạt các mục tiêu của tổ chức trong một mơi trƣờng thay đổi.
Trong tâm của tiến trình này là kết quả và hiệu quả của việc của việc sử dụng các
nguồn lực giới hạn".
- Theo Harol Koontz (1952): "Quản lý là một nghệ thuật nhằm đạt đƣợc
mục tiêu đã đề ra thông qua việc điều khiển, chỉ huy, phối hợp, hƣớng dẫn
hoạt động của những ngƣời khác".

- Theo Nguyễn Minh Đạo (1997): "Quản lý là sự tác động chỉ huy,
điều khiển, hƣớng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con
ngƣời nhằm đạt tới mục tiêu đã đề ra".
- Nguyễn Hồng Sơn (2013): "Quản lý là việc đạt tới mục đích của tổ chức
một cách có kết quả và hiệu quả thơng qua q trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh
đạo và kiểm tra các nguồn lực của tổ chức".
Từ những quan niệm này cho thấy, quản lý là một hoạt động liên tục
và cần thiết khi con ngƣời kết hợp với nhau trong tổ chức. Đó là q trình
tạo nên sức mạnh gắn liền các hoạt động của các cá nhân với nhau trong một
tổ chức nhằm đạt đƣợc mục tiêu chung.
Quản lý bao gồm các yếu tố sau: Chủ thể quản lý: Là tác nhân tạo ra các
tác động quản lý. Chủ thể có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Chủ thể quản lý tác
động lên đối tƣợng quản lý bằng các cơng cụ, hình thức và phƣơng pháp thích
hợp, cần thiết và dựa trên cơ sở những nguyên tắc nhất định; Đối tƣợng quản lý
(khách thể quản lý): Tiếp nhận sự tác động của chủ thể quản lý; Mục tiêu quản lý:
là cái đích cần phải đạt tới tại một thời điểm nhất định do chủ thể quản lý đề ra.

5


Đây là căn cứ để chủ thể quản lý thực hiện các tác động quản lý cũng nhƣ lựa chọn
các hình thức, phƣơng pháp thích hợp.
Tóm lại: Quản lý là một quá trình tác động, gây ảnh hƣởng của chủ thể
quản lý đến khách thể quản lý một cách hợp quy luật nhằm đạt đƣợc mục tiêu
chung (Nguyễn Hồng Sơn, 2013).
2.1.1.2. Quản lý nhà nước
Theo Nguyễn Hữu Hải (2010): “Quản lý nhà nƣớc là một dạng quản lý xã
hội đặc biệt, mang tính quyền lực Nhà nƣớc, sử dụng pháp luật và chính sách để
điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức trên tất cả các mặt của đời sống xã hội,
do các cơ quan trong bộ máy Nhà nƣớc thực hiện, nhằm phục vụ nhân dân, duy

trì sự ổn định và phát triển của xã hội”.
Nhƣ vậy, quản lý nhà nƣớc là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà
nƣớc, đƣợc sửa dụng quyền lực nhà nƣớc để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Quản lý nhà nƣớc đƣợc xem là một hoạt động chức năng của nhà nƣớc trong
quản lý xã hội và có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt quản lý nhà
nƣớc đƣợc hiểu theo hai nghĩa.
Theo nghĩa rộng: Quản lý nhà nƣớc là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà
nƣớc, từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến hoạt động tƣ pháp.
Theo nghĩa hẹp: Quản lý nhà nƣớc chỉ bao gồm hoạt động hành pháp.
Quản lý nhà nƣớc đƣợc đề cập trong đề tài này là khái niệm quản lý nhà
nƣớc theo nghĩa rộng; quản lý nhà nƣớc bao gồm toàn bộ các hoạt động từ ban
hành các văn bản luật, các văn bản mang tính luật đến việc chỉ đạo trực tiếp hoạt
động của đối tƣợng bị quản lý và vấn đề tƣ pháp đối với đối tƣợng quản lý cần
thiết của Nhà nƣớc. Hoạt động quản lý nhà nƣớc chủ yếu và trƣớc hết đƣợc thực
hiện bởi tất cả các cơ quan nhà nƣớc, song có thể các tổ chức chính trị - xã hội,
đồn thể quần chúng và nhân dân trực tiếp thực hiện nếu đƣợc nhà nƣớc uỷ
quyền, trao quyền thực hiện chức năng của nhà nƣớc theo quy định của pháp luật.
2.1.1.3. Cụm công nghiệp (CCN)
Tại Việt Nam, trong quá trình phát triển của đất nƣớc khái niệm CCN
đƣợc nói đến từ rất lâu, tuy nhiên khái niệm CCN chính thức đƣợc ra đời từ khi
có Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ
ban hành Quy chế quản lý CCN. CCN là khu vực tập trung các doanh nghiệp, cơ
sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, cơ sở dịch vụ phục vụ sản xuất

6


cơng nghiệp - tiểu thủ cơng nghiệp; có ranh giới địa lý xác định, khơng có dân cƣ
sinh sống; đƣợc đầu tƣ xây dựng chủ yếu nhằm di dời, sắp xếp, thu hút các cơ sở
sản xuất, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cá nhân, hộ gia đình ở địa phƣơng

vào đầu tƣ sản xuất, kinh doanh, do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ƣơng (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định thành lập.
Hiện nay có sự định nghĩa khơng hồn toàn giống nhau giữa các học giả,
các tổ chức nƣớc ngoài và Việt Nam về CCN.
Khái niệm CCN “Geographical clusters” hay “Industrial districts” xuất
hiện vào cuối thế kỷ 19 bởi Alpred Marshall (năm 1920), xuất phát từ việc
nghiên cứu của ông về sự tập trung sản xuất công nghiệp ở miền Bắc nƣớc Anh.
Theo Marshall, các CCN có ba lợi thế cơ bản từ sự tập trung, đó là: sự lan toả
của thơng tin, sự chun mơn hố và phân công lao động giữa các cơ sở với
nhau và sự phát triển của thị trƣờng lao động đa dạng có tay nghề cao. Tiếp đó,
khái niệm này đã đƣợc phát triển thành hai trƣờng phái tiếp cận công nghiệp
khác nhau. Các nhà nghiên cứu theo trƣờng phái Pháp nhƣ Courlet et Pecqueur,
Colletis ... gọi là các hệ thống sản xuất địa phƣơng. Các nhà nghiên cứu theo
trƣờng phái Anh, Mỹ gọi là CCN “Indusƣial Cluster” hoặc “Industrial disƣicts”
với cách tiếp cận của Michael Porter...
Theo Michael Porter (1990), CCN là sự tập trung về mặt địa lý của các
công ty và tổ chức có liên quan trong một lĩnh vực cụ thể nào đó và bao gồm các
ngành gắn kết với nhau. CCN tập trung các nhà cung cấp đầu vào, các khách
hàng tiêu thụ sản phẩm, cũng nhƣ các nhà sản xuất các sản phẩm khác có liên
quan. Các CCN cũng có thể bao gồm các tổ chức nhƣ trƣờng đại học, viện
nghiên cứu, trƣờng đào tạo nghề và các hiệp hội thƣơng mại.
Bộ Kinh tế, Thƣơng mại và công nghiệp (METI) của Nhật Bản, 2001,
coi CCN là "sự tập trung công nghiệp với một mạng lƣới phát triển bao gồm
các liên kết về công nghiệp giữa các công ty, các trƣờng đại học và các viện
nghiên cứu để tiến hành các cải tiến".
Sonobe and Otsuka (2006), coi "CCN là sự tập trung về mặt địa lý của các
doanh nghiệp (DN) sản xuất các sản phẩm tƣơng tự hoặc có liên quan với nhau
trong một khu vực nhỏ”. Khái niệm này coi CCN không đơn thuần chỉ là sự tập
trung của các DN ở một khu vực nhất định mà phải là sự tập trung của các DN
sản xuất các sản phẩm tƣơng tự nhau hoặc có liên quan gần gũi với nhau. Theo


7


Kuchiki, CCN là "sự tập trung về mặt địa lý các công ty, các nhà cung cấp đặc
thù, các nhà cung cấp dịch vụ và các tổ chức có liên quan chặt chẽ với nhau trong
một lĩnh vực nào đó trong phạm vi một nƣớc hoặc một khu vực".
Ở Việt Nam, từ khi có quyết định 132/2000/QĐ - TTg, ngày 24/11/2000
về một số chính sách, khuyến khích phát triển ngành nghề nơng thơn đến trƣớc
khi có quyết định 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009, CCN đƣợc hiểu và gọi tên
rất khác nhau giữa các địa phƣơng trong cả nƣớc, nơi thì gọi là CCN làng nghề,
nơi gọi là CCN nông thôn, nơi gọi là điểm công nghiệp, nơi gọi là CCN vừa và
nhỏ... Tại Bắc Giang, CCN đƣợc xem là nơi tập trung các đơn vị chuyên sản xuất
các sản phẩm công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, đƣợc thành lập theo
quyết định của UBND tỉnh. Bắc Ninh còn sử dụng khái niệm “CCN làng nghề”
để nói đến các Khu cơng nghiệp nhỏ thuộc phạm vi quản lý của tỉnh.
Quyết định 105/2009/QĐ-TTg ngày l9/8/2009 ban hành quy chế quản lý
CCN đã thống nhất tên gọi là CCN và định nghĩa nhƣ sau: "CCN là khu vục tập
trung các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, cơ sở
dịch vụ phục vụ sản xuất; có ranh giới địa lý xác định, khơng có dân cƣ sinh
sống; đƣợc đầu tƣ xây dựng chủ yếu nhằm di dời, sắp xếp, thu hút các cơ sở sản
xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cá
nhân, hộ gia đình ở địa phƣơng vào đầu tƣ sản xuất, kinh doanh; do UBND các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng (gọi chung là UBND cấp tinh) quyết
định thành lập”. Mục tiêu chủ yếu của thành lập, phát triển CCN ở nƣớc ngoài
là phát triển liên kết, nâng cao khả năng cạnh tranh, còn mục tiêu trực tiếp của
CCN ở Việt Nam hiện nay là: thu hút, di dời các các doanh nghiệp nhỏ và vừa,
hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể ở địa phƣơng vào đầu tƣ sản xuất, kinh doanh;
sắp xếp làm tăng cơ sở hạ tầng thúc đẩy sản xuất kinh doanh và khắc phục ô
nhiễm môi trƣờng. Các thành viên tham gia CCN ở nƣớc ngoài khá rộng rãi,

bao gồm các nhà cung cấp, các cơ sở sản xuất, các tổ chức dịch vụ, các trƣờng
đại học và Viện có quan hệ với nhau trong chuỗi giá trị sản xuất; còn ở Việt
Nam, CCN chỉ tập trung các cơ sở sản xuất kinh doanh có liên hệ với nhau chủ
yếu trong sử dụng chung cơ sở hạ tầng và xử lý môi trƣờng. Các lĩnh vực,
ngành nghề đƣợc khuyến khích đầu tƣ trong CCN bao gồm: Công nghiệp chế
biến nông, lâm, thủy sản; Sản xuất sản phẩm mới, sản phẩm thay thế hàng nhập
khẩu; Sản xuất sản phẩm sử dụng nguyên liệu tại chỗ, sử dụng nhiều lao động;
các ngành công nghiệp phụ trợ; Áp dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi

8


trƣờng; Cơ sở sản xuất gây ô nhiễm cần di dời ra khỏi làng nghề, khu dân cƣ...;
Trình độ và tính chất của mối liên kết kinh tế giữa các thành viên trong CCN
nƣớc ngoài cao hơn so với Việt Nam.
2.1.2. Vai trị của các cụm cơng nghiệp
Việc hình thành các cụm cơng nghiệp có tác động rất lớn đối với sự
nghiệp phát triển công nghiệp vừa và nhỏ ở các địa phƣơng. Điều đó thể hiện
ở các mặt sau:
a. Cụm cơng nghiệp góp phần thúc đẩy thu hút vốn đầu tư
Sự hình thành và phát triển các cụm cơng nghiệp gắn liền với những mục
tiêu kinh tế xã hội của địa phƣơng và mục tiêu sản xuất kinh doanh của các nhà
đầu tƣ. Do vậy phát triển các cụm công nghiệp là nhằm:
Thu hút vốn đầu tƣ để phát triển công nghiệp theo quy hoạch. Đây là
mục tiêu quan trong của các cụm cơng nghiệp, với tính chất là “vùng lãnh thổ”
hoạt động trong môi trƣờng đầu tƣ chung cơ sở hạ tầng, cụm công nghiệp trở
thành công cụ hữu hiệu để thu hut vốn đầu tƣ, để mở rộng hoạt động sản xuất
kinh doanh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Đối với các hộ sản xuất thì vấn đề
mặt bằng và vốn sản xuất luôn là hai vấn đề bức xúc nhất. Đây chính là các
vịng luẩn quẩn của sản xuất nhỏ. Các doanh nghiệp nhỏ không có điều kiện về

vốn để có thể thuê thêm mặt bằng mở rộng sản xuất kinh doanh trong khi đó
muốn mở rộng quy mô sản xuất, tập trung vào phát triển các sản phẩm thì lại
cần vốn lớn. việc phát triển Cụm cơng nghiệp chính là để giải quyết vấn đề trên.
b. Nâng cao năng lực sản xuất nhờ ứng dụng khoa học công nghệ
Tập trung sản xuất trong các cụm cơng nghiệp địi hỏi các doanh nghiệp
phải ứng dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật mới, tiên tiến, xây dựng lộ trình
thay thế các trang thiết bị kỹ thuật cũ, lạc hậu, năng suất thấp, ô nhiểm môi
trƣờng. Trong quá trình hội nhập kinh tế hiện nay, để tránh bị tụt hậu về kinh tế,
đặc biệt là trong sản xuất công nghiệp và tăng sức cạnh tranh hàng xuất khẩu trên
thị trƣờng thế giới, các nƣớc đang phát triển muốn nhanh chóng phát triển khoa
học kỹ thuật của mình, nâng cao trình độ quản lý. Xây dựng cụm cơng nghiệp để
thu hút vốn đầu tƣ, mở rộng sản xuất từ đó tạo điều kiện áp dụng khoa học kỹ
thuật, công nghệ, nâng cao khả năng quản lý. Đây là điều rất quan trọng đối với
các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nƣớc ta khi xuất phát điểm thấp và có trình độ lạc
hậu so với các nƣớc phát triển.

9


Khi đầu tƣ vào các cụm công nghiệp các nhà đầu tƣ sẽ đƣợc hƣởng những
ƣu đãi riêng của nhà nƣớc đối với các cụm cơng nghiệp vì lợi ích từ các cơng
trình hạ tầng, kỹ thuật đồng bộ sẵn sãn cho việc hoàn thiện dự án. Với những lợi
thế nhƣ vậy, các doanh nghiệp sẽ có điều kiện giảm thiểu đến mức tối đa đầu tƣ
ban đầu và chi phí sản xuất. Điều đó dẫn đến giảm giá thành, nâng cao chất
lƣợng sản phẩm, dấp ứng đƣợc các yêu cầu, nhu cầu của thị trƣờng, nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh.
c. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao tỷ trọng giá trị sản xuất
công nghiệp
Công nghiệp hố, hiện đại hố là q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ
lạc hậu, ít hiệu quả sang một cơ cấu ngày càng phù hợp với xu hƣớng của nền

sản xuất hiện đại, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng dần tỷ trọng giá trị
sản xuất công nghiệp, dịch vụ và thƣơng mại, giảm dần tỷ trọng giá trị sản xuất
nông nghiệp trong nền kinh tế.
Xây dựng cụm công nghiệp theo quy hoạch phát triển tổng thể về kinh tế
xã hội tại những địa điểm thuận lợi vận chuyển hàng hoá, tiêu thụ sản phẩm hoặc
là những nơi quy hoạch phát triển thành đô thị, khu dân cƣ sau này do vậy sẽ tạo
môi trƣờng thuận lội cho nhà đầu tƣ xây dựng chiến lƣợc phát triển lâu dài, từ đó
sản xuất cơng nghiệp địa phƣơng phát triển góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hƣớng tiến bộ.
Xây dựng cụm công nghiệp nhằm tạo ra năng lực sản xuất mới, thu hút lao
động, tạo liên kết với các doanh nghiệp trong nƣớc thông qua các họp đồng gia
công, cung cấp nguyên liệu là thực tế diễn ra ở nhiều doanh nghiệp trong cả
nƣớc, cụm công nghiệp phát triển sẽ tạo điều kiện dẫn dắt công nghiệp phụ trợ,
các dịch vụ cần thiết từ dịch vụ cơng nghiệp, tài chính ngân hàng, cung cấp
ngun liệu đến dịch vụ phục vụ dân sinh phục vụ lao động trong các cụm công
nghiệp. Đồng thời thu hút lao động vào các cụm công nghiệp sẽ tạo sự tập trung
dân cƣ tác động đến việc phân bố lại dân cƣ tại những vùng có cụm cơng nghiệp
để hình thành các đô thị công nghiệp.
2.1.3. Đặc điểm và sự cần thiết của các cụm công nghiệp
2.1.3.1. Đặc điểm của các cụm cơng nghiệp
a. Về mục đích xây dựng
Quy tập những Doanh nghiệp đã tồn tại từ những thập niên trƣớc mà đến
nay còn tồn tại rải rác trong những khu dân cƣ, gây ô nhiểm môi trƣờng.

10


Thu hút đầu tƣ của những Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nƣớc. Thu hút
vốn đầu tƣ để phát triển công nghiệp theo quy hoạch là mục tiêu quan trọng của
các Cụm cơng nghiệp, với tính chất là “vùng lãnh thổ” hoạt động trong môi

trƣờng đầu tƣ chung về cơ sở hạ tầng.
Giải quyết vấn đề căng thẳng về mặt bằng sản xuất kinh doanh của nhiều
Doanh nghiệp vừa và nhỏ.
b. Về thủ tục thành lập: Do UBND tỉnh ra quyết định thành lập.
c. Về chủ đầu tư: Các Doanh nghiệp trong nƣớc, đơn vị sự nghiệp cơng lập có đủ
năng lực và kinh nghiệm xây dựng và quản lý Cụm cơng nghiệp làm chủ đầu tƣ.
d. Về mơ hình quản lý: Tồn tại nhiều mơ hình quản lý các Cụm công nghiệp nhƣ:
Ban quản lý dự án các huyện; công ty khai thác hạ tầng Cụm công nghiệp;
UBND tỉnh thành lập Ban quản lý Cụm công nghiệp trực thuộc UBND huyện nơi
có Cụm cơng nghiệp.
e. Đối tượng th đất trong Cụm công nghiệp: Các Doanh nghiệp vừa và nhỏ
trong nƣớc, đang cần mặt bằng sản xuất kinh doanh nhƣng không đủ tiềm lực
hoạt động trong các Khu công nghiệp tập trung.
2.1.3.2. Sự cần thiết hình thành các Cụm cơng nghiệp
Trong sự nghiệp CNH - HĐH của nƣớc ta, phát triển công nghiệp là
nhiệm vụ đƣợc ƣu tiên hàng đầu, muốn vậy việc tăng tốc độ đầu tƣ cho phát triển
công nghiệp là việc làm cần gấp rút thực hiện. Bên cạnh việc thu hút đầu tƣ của
các Doanh nghiệp nƣớc ngồi có vốn lớn, cơng nghệ hiện đại thì việc phát triển
các Doanh nghiệp trong nƣớc mà đa phần là các Doanh nghiệp vừa và nhỏ là rất
quan trọng.
Thực tế thời gian qua cho thấy sự phát triển nhanh chóng của các Doanh
nghiệp vừa và nhỏ đã làm diện mạo ngành cơng nghiệp thay đổi đáng kể theo
hƣớng tích cực.
Tuy nhiên quá trình quản lý thực tế đã nhận thấy một số vấn đề nảy sinh
cần hoàn thiện nhƣ: Hiện còn tồn tại nhiều cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trƣờng
đan xen trong các khu dân cƣ, khu đô thị làm ảnh hƣởng rất lớn đến cuộc sống dân
cƣ trên khu vực Doanh nghiệp đóng; Nhiều Doanh nghiệp phải đi thuê lại mặt
bằng của dân cƣ hoặc cơ sở sản xuất khác để hoạt động sản xuất kinh doanh do đó
rất bức xúc về mặt bằng sản xuất gây ảnh hƣởng tới khả năng sản xuất.


11


Trong khi đó nhiều khu vực đất hoang hoặc sử dụng không đạt hiệu quả
trong sản xuất nông nghiệp do chất lƣợng đất kém màu mỡ. Có thể tiến hành sản
xuất kinh doanh, các Doanh nghiệp cần thiết phải có cơ sở hạ tầng ban đầu nhƣ
hệ thống cung cấp điện, cấp thoát nƣớc, xử lý chất thải... Việc xây dựng riêng cơ
sở hạ tầng đối với từng Doanh nghiệp làm lãng phí nguồn vật lực, gây khó khăn
cho các Doanh nghiệp mới tham gia sản xuất kinh doanh bởi đối với các Doanh
nghiệp nhỏ, tiềm lực vốn còn yếu việc đầu tủ cơ sở hạ tầng ban đầu là khó khăn
lớn. Các Doanh nghiệp nằm trong khu dân cƣ làm cho việc bảo đảm an ninh trật
tự trở nên khó khăn hơn cho cả Doanh nghiệp lẫn khu dân cƣ.
Đặc biệt việc các Doanh nghiệp nằm rải rác trên nhiều địa bàn gây phức
tạp trong công tác kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng. Đặc thù của sản
xuất công nghiệp là loại hoạt động khẩn trƣơng, nhanh chóng, kịp thời thích ứng
với những biến động của thị truờng, của những tiến bộ công nghệ. Là loại hoạt
động địi hỏi sự chính xác, ăn khớp và đồng bộ.
Từ tính chất đặc thù đó của sản xuất cơng nghiệp cần phải có tính đồng
bộ, chất lƣợng cao của cơ sở hạ tầng. Hoạt động quản lý điều hành phải nhanh
nhạy, ít đầu mối, thủ tục đơn giản. Để khắc phục những vấn đề trên trong q
trình phát triển cơng nghiệp cần quy tụ các Doanh nghiệp vào các Cụm cơng
nghiệp tập trung. Ở đó có sẵn cơ sở hạ tâng và dịch vụ, có sẵn bộ máy quản lý,
đƣợc hƣởng những thủ tục đơn giản và thống nhất do ban quản lý các CCN địa
phƣơng trực tiếp quản lý.
Về cơ bản, xây dựng các Cụm công nghiệp vừa và nhỏ tập trung song
song với phát triển các Khu công nghiệp lớn nhằm khắc phục điểm yếu của các
Doanh nghiệp vừa và nhỏ không đủ tiềm lực để vào hoạt động trong các Khu
công nghiệp lớn. Mặt khác không thể xây dựng tất cả các khu công nghiệp tập
trung do hạn chế về diện tích, sự chia cắt về mặt địa lý, quy mô vốn đầu tƣ và
năng lực quản lý của các Doanh nghiệp quản lý, khai thác hạ tầng kỹ thuật.

Khác với các khu công nghiệp tập trung đó là thƣờng chỉ thu hút các
Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi, các Doanh nghiệp có tiềm lực vốn lớn,
công nghệ sản xuất và quản lý tiên tiến, các Cụm cơng nghiệp vừa và nhỏ có mục
tiêu chủ yếu là quy tập và thu hút đầu tƣ của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, chủ
yếu là các Doanh nghiệp trong nƣớc nhằm hình thành một chuỗi cung ứng trong
các Cụm công nghiệp.

12


×