Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Quản lý nhà nước về xây dựng đối với hộ gia đình cá nhân trên địa bàn huyện gia lâm thành phố hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 122 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ KIM CHI

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG ĐỐI VỚI
HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Quyền Đình Hà

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NƠNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học hàm, học vị nào.
Em cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn
và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày ...….tháng…....năm 2017
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Kim Chi

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em đã
nhận được nhiều sự quan tâm và giúp đỡ của các thầy cơ giáo, gia đình và bè bạn.
Em xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Quyền Đình Hà, giảng viên bộ
môn Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình chỉ bảo, hướng
dẫn em phương pháp nghiên cứu, phân tích và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho tơi hồn
thành đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Phát triển nông thôn,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện, giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện
và hoàn thành luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn Phịng Quản lý đơ thị Huyện Gia Lâm, đội Thanh tra
xây dựng huyện Gia Lâm, UBND Huyện Gia Lâm cùng các đồng chí cán bộ, cơng chức
của Phịng, các xã, thị trấn đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, Em xin cám ơn toàn thể bạn bè và người thân đã giúp đỡ, động viên
em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày ...….tháng…....năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Kim Chi

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i

Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục bảng ........................................................................................................... vi
Danh mục sơ đồ, biểu đồ ............................................................................................ vii
Danh mục hộp ........................................................................................................... viii
Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................. ix
Trích yếu luận văn .........................................................................................................x
Thesis abstact ............................................................................................................. xii
Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ..........................................................................................2

1.4.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................3

1.5.

Đóng góp mới của luận văn .............................................................................3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ..............................................................................5
2.1.

Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về xây dựng đối với hộ gia đình, cá nhân ........5

2.1.1.

Các khái niệm cơ bản.......................................................................................5

2.1.2.

Sự cần thiết quản lý nhà nước về xây dựng đối với hộ gia đình, cá nhân ..........9

2.1.3.


Đặc điểm quản lý nhà nước về xây dựng đối với hộ gia đình, cá nhân ..............9

2.1.4.

Vai trị, bộ máy, cơng cụ quản lý nhà nước về xây dựng đối với hộ gia
đình, cá nhân .................................................................................................11

2.1.5.

Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng đối với hộ gia đình, cá nhân ........... 12

2.1.6.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về xây dựng đối với hộ gia
đình, cá nhân .................................................................................................20

2.2.

Cơ sở thực tiễn quản lý nhà nước về xây dựng đối với hộ gia đình, cá
nhân...............................................................................................................23

iii


2.2.1.

Những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về quản lý nhà
nước về xây dựng đối với hộ gia đình, cá nhân .............................................. 23

2.2.2.


Kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng đối với hộ gia đình, cá nhân
ở một số nước trên thế giới ............................................................................ 24

2.2.3.

Kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng đối với hộ gia đình, cá nhân
ở một số địa phương Việt Nam ...................................................................... 28

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................30
3.1.

Đặc điểm cơ bản của huyện gia lâm ...............................................................30

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 30

3.1.2

Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................... 35

3.1.3.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Gia Lâm ........... 46

3.2.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 48


3.2.1.

Phương pháp điều tra .....................................................................................48

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu .........................................................................49

3.2.3.

Phương pháp phân tích thơng tin ....................................................................51

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .........................................................................51

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................53
4.1.

Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng đối với hộ gia đình,
cá nhân trên địa bàn huyện Gia Lâm .............................................................. 53

4.1.1.

Cơ cấu tổ chức trong quản lý Nhà nước về xây dựng đối với hộ gia đình,
cá nhân trên địa bàn huyện Gia Lâm .............................................................. 53

4.1.2.

Thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng đối với hộ gia đình, cá nhân ở

huyện Gia Lâm .............................................................................................. 55

4.1.3.

Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng đối với hộ gia đình,
cá nhân ở huyện Gia Lâm ............................................................................. 74

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về xây dựng đối với hộ gia
đình, cá nhân trên địa bàn huyện Gia Lâm .....................................................78

4.2.1.

Yếu tố khách quan ......................................................................................... 78

4.2.2.

Yếu tố chủ quan ............................................................................................. 83

4.3.

Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về xây dựng của hộ gia đình, cá
nhân trên địa bàn huyện Gia Lâm................................................................... 86

4.3.1.

Định hướng tăng cường quản lý ..................................................................... 86

iv



4.3.2.

Giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về xây dựng đối với hộ gia
đình, cá nhân trên địa bàn huyện Gia Lâm .....................................................87

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 96
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 96

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................97

5.2.1.

Đối với cấp Trung Ương ................................................................................ 97

5.2.2.

Đối với cấp địa phương.................................................................................. 97

Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 98
Phụ lục .................................................................................................................... 102

v



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất đến tháng 2016 của huyện Gia Lâm ...................... 36
Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2016 huyện Gia Lâm ...........37
Bảng 3.3. Cơ cấu dân số - lao động huyện Gia Lâm từ 2014-2016............................. 39
Bảng 3.4. Cơ cấu kinh tế của huyện Gia Lâm giai đoạn 2014-2016 ........................... 44
Bảng 3.5. Số lượng mẫu điều tra hộ gia đình, cá nhân có cơng trình xây dựng
trên địa bàn huyện Gia Lâm trong năm 2015, 2016....................................49
Bảng 4.1. Ý kiến của cán bộ quản lý về thực trạng văn bản quản lý Nhà nước về
xây dựng đối với hộ gia đình, cá nhân ....................................................... 58
Bảng 4.2. Ý kiến của hộ gia đình, cá nhân về hoạt động tuyên truyền pháp luật
về xây dựng trên địa bàn huyện Gia Lâm...................................................59
Bảng 4.3. Số lượng giấy phép xây dựng được cấp trên địa bàn huyện Gia Lâm
từ 2014-2016 .............................................................................................62
Bảng 4.4. Ý kiến của hộ gia đình, cá nhân về thủ tục cấp giấy phép xây dựng hộ
gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Gia Lâm ........................................... 64
Bảng 4.5. Kết quả kiểm tra việc xây dựng cơng trình của các hộ gia đình, cá
nhân qua các năm 2014-2016 .................................................................... 66
Bảng 4.6. Ý kiến của người dân về hoạt động thanh kiểm tra cơng trình xây
dựng hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Gia Lâm ..............................68
Bảng 4.7. Kết quả xử lý các hành vi vi phạm về trật tự xây dựng đối với hộ gia
đình, cá nhân trên địa bàn huyện Gia Lâm từ 2014-2016 ........................... 71
Bảng 4.8. Kết quả xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng đối với hộ gia đình,
cá nhân trên địa bàn huyện Gia Lâm từ 2014-2016 .................................... 72
Bảng 4.9. Ý kiến của cán bộ quản lý về nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác
quản lý trên địa bàn huyện Gia Lâm .......................................................... 84
Bảng 4.10. Hiểu biết của các chủ đầu tư về các hình thức vi phạm TTXD ...................85
Bảng 4.11. Trình độ học vấn của cán bộ quản lý về xây dựng trên địa bàn huyện
Gia Lâm tính đến năm 2016 ...................................................................... 86
Bảng 4.12. Đề xuất hoàn thiện văn bản quản lý Nhà nước về hoạt động xây dựng
hộ gia đình, cá nhân .................................................................................. 89


vi


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 4.1.

Sơ đồ phối hợp quản lý Nhà nước về xây dựng đối với hộ gia đình,
cá nhân trên địa bàn huyện Gia Lâm .....................................................53

Sơ đồ 4.2.

Quy trình xử lý hoạt động xây dựng vi phạm của hộ gia đình, cá
nhân trên địa bàn huyện Gia Lâm ......................................................... 70

Biểu đồ 4.1.

Số lượng GPXD cấp cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện
Gia Lâm từ 2014-2016..........................................................................63

Biểu đồ 4.2.

Diện tích sàn được cấp GPXD trên địa bàn huyện Gia Lâm từ
2014-2016 ............................................................................................ 63

Biểu đồ 4.3.

Tỷ lệ sai phạm trong các cơng trình xây dựng của HGĐ, cá nhân
trên địa bàn huyện Gia Lâm giai đoạn 2014 - 2016 ...............................67


Biểu đồ 4.4.

Số cơng trình vi phạm bị xử phạt vi phạm hành chính qua các năm
2014- 2016 ........................................................................................... 73

Biểu đồ 4.5.

Số tiền thu được từ việc xử phạt vi phạm hành chính qua các năm
2014- 2016 ........................................................................................... 74

Biểu đồ 4.6.

Số lượng cơng trình xây dựng trên địa bàn huyện Gia Lâm giai
đoạn 2014 – 2016 ................................................................................. 82

vii


DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1. Ý kiến của bộ thanh tra xây dựng huyện về văn bản quản lý Nhà nước
trong xây dựng hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Gia Lâm ................58
Hộp 4.2. Ý kiến của cán bộ phịng Quản lý đơ thị về hiệu quả cơng tác tuyên
truyền trên địa bàn huyện Gia Lâm ..............................................................60
Hộp 4.3. Ý kiến của người dân về khó khăn trong xin cấp giấy phép xây dựng
trên địa bàn huyện Gia Lâm ......................................................................... 65
Hộp 4.4. Ý kiến của cán bộ đội thanh tra xây dựng về tình trạng chế tài áp dụng
xử lý không đủ mạnh đối với những sai phạm trong xây dựng của HGĐ,
cá nhân trên địa bàn huyện Gia Lâm ............................................................72
Hộp 4.5. Ý kiến của cán bộ thanh tra trật tự xây dựng huyện Gia Lâm về ý thức
của người dân trong quá trình tổ chức xây dựng ..........................................84


viii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

BBVPHC

Biên bản vi phạm hành chính

BHQĐ

Ban hành quyết định

GPXD

Giấy phép xây dựng

KHCC

Kế hoạch cưỡng chế

QĐCC

Quyết định cưỡng chế

QLĐT


Quản lý đô thị

QLNN

Quản lý Nhà nước

TTXD

Trật tự xây dựng

UBND

Ủy ban nhân dân

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Kim Chi
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60 34 04 10

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Tên luận văn: Quản lý Nhà nước về xây dựng đối với hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn
huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
1. Mục đích nghiên cứu của luận văn:
Hoạt động đầu tư xây dựng là một lĩnh vực quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp
đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Quản lý nhà nước về xây dựng đối với

hộ gia đình, cá nhân ln là vấn đề nóng ở những địa bàn có tốc độ đơ thị hóa cao và đề
tài Quản lý Nhà nước về xây dựng đối với hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Gia
Lâm, thành phố Hà Nội đã: (1) Góp phần hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về quản lý
nhà nước về xây dựng đối với hộ gia đình, cá nhân; (2) Đánh giá thực trạng và phân tích
các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về xây dựng đối với hộ gia đình, cá nhân
trên địa bàn huyện Gia Lâm; (3) Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực quản lý
nhà nước về xây dựng đối với hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Gia Lâm trong
những năm tới.
2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
- Số liệu thứ cấp được thu thập từ các văn bản, sách báo, tạp chí, mạng internet
các cơng trình đã được xuất bản, niên giám thống kê, tài liệu cơng bố của phịng ban
chức năng huyện Đây là nguồn số liệu chủ yếu được dùng làm thông tin cho việc phân
tích khái quát cơ sở lý luận và thực tiễn, đặc điểm địa bàn nghiên cứu và thực trạng
quản lý nhà nước về xây dựng trên địa bàn huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội.
- Số liệu sơ cấp được tổng hợp thông qua điều tra bảng hỏi và phỏng vấn. Do địa
bàn rộng nên đề tài nghiên cứu mẫu tại 8/22 xã, thị trấn. Trong đó, điều tra phỏng vấn
trực tiếp 120 hộ gia đình, cá nhân có thực hiện xây dựng trong năm 2015, 2016 với các
nội dung về thủ tục cấp giấy phép xây dựng; cách thức tổ chức quản lý của địa phương;
công tác tuyên truyền và chế tài áp dụng hiện nay. Đồng thời, điều tra, phỏng vấn 50
cán bộ thực hiện công tác Quản lý Nhà nước về hoạt động xây dựng của hộ gia đình, cá
nhân trên địa bàn huyện với các nội dung điều tra như: Công tác tổ chức quản lý; những
khó khăn gặp phái trong q trình quản lý.
- Phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích ma
trận SWOT là là những phương pháp phân tích chính được sử dụng trong điều tra.

x


3. Các kết quả nghiên cứu đã đạt được
Đề tài luận văn đã trình bày các vấn đề lý luận về Quản lý Nhà nước, đặc điểm,

sự cần thiết, vai trị, bộ máy, cơng cụ và bốn nội dung quản lý Nhà nước về xây dựng
đối với hộ gia đình, cá nhân. Trình bày được hai nhóm yếu tổ chủ quan và khách quan
có ảnh hưởng đến cơng tác quản lý Nhà nước về xây dựng đối với hộ gia đình, cá nhân.
Về cơ sở thực tiễn, đề tài liệt kê được những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước, dẫn chứng được kinh nghiệm quản lý Nhà nước về xây dựng đối với hộ gia đình,
cá nhân tại một số nước như Liên bang Nga; Nhật Bản; Trung Quốc và một số địa
phương trong nước như thành phố Bắc Giang, quận Long Biên.
Phân tích cho thấy cơng tác quản lý nhà nước về xây dựng đối với hộ gia đình,
cá nhân trên địa bàn huyện Gia Lâm đã đạt được nhiều thành tích đó là cách thức tổ
chức trong quản lý được phân định khá rõ ràng; tỷ lệ cơng trình được cấp phép xây
dựng tăng ln trên 93%... Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn cịn
những tồn tại cần khắc phục đó là số lượng cơng trình vi phạm về giấy phép tăng lên
sau mỗi năm; công tác tuyên truyền kiến thức pháp luật cho người dân chưa thực sự
hiệu quả; vẫn cịn tình trạng cán bộ thanh tra nể nang và chưa xử lý dứt điểm sai phạm;
sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan chưa kịp thời.
Những yếu tố ảnh hưởng đến hưởng đến công tác quản lý Nhà nước về xây dựng
đối với hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Gia Lâm chính là số lượng văn bản
hướng dẫn còn chồng chéo; cơ chế phối hợp của các cơ quan trong q trình quản lý
cịn chưa kịp thời; tốc độ phát triển kinh tế huyện Gia Lâm tăng sau mỗi năm; trình độ
nhận thức của hộ gia đình, cá nhân về xây dựng còn hạn chế; cán bộ cơng chức làm
cơng tác quản lý có trình độ chun mơn phù hợp cịn chiếm tỷ trọng thấp.
Để khắc phục những hạn chế trên, tác giả đã đề xuất các nhóm giải pháp như: Rà
sốt lại hệ thống văn bản pháp luật, đề xuất và biên soạn lại văn bản cho phù hợp hơn
với địa phương; Tạo điều kiện cho cán bộ quản lý tham gia các chương trình đào tạo
nâng cao kiến thức chuyên môn; Tăng cường công tác thanh kiểm tra, xử lý nghiêm
những trường hợp vi phạm. Chú trọng tới công tác tuyên truyền kiến thức pháp luật,
nâng cao nhận thức của người dân. Hy vọng việc áp dụng đồng bộ các giải pháp trên
trong thời gian tới sẽ nâng cao được hiệu quả công tác quản lý hoạt động xây dựng hộ
gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Gia Lâm.


xi


THESIS ABSTACT
Author: Nguyen Thi Kim Chi
Thesis title: State management of construction for households and individuals in Gia
Lam district, Hanoi
Major: Economics management

Code: 60 34 04 10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
1. Study objective
Construction investment is an important area that has a direct impact on the
socio-economic development of the country. State management of construction for
households and individuals is always a hot issue in areas with high urbanization speed
and subjects of state management of construction for households and individuals. Gia
Lam district, Hanoi city has: (1) Contribute to theoretical and practical system of state
management of construction for households and individuals; (2) Assessment of current
status and analysis of factors affecting the state management of construction of
households and individuals in Gia Lam district; (3) Proposed measures to improve the
effectiveness of state management on construction of households and individuals in Gia
Lam district in the coming years.
2. Research methods
- Secondary data was collected from documents, books, journals, internet sites of
published works, statistical yearbook, and district publication documents. Weaknesses are
used as information for the general analysis of theoretical and practical basis, site
characteristics and state management of construction in Gia Lam district, Hanoi.
- Primary data is aggregated through questionnaire surveys and interviews.
Due to the wide area, samples were studied in 8/22 communes and towns. Of which,

direct interviews with 120 households and individuals conducted in 2015 and 2016
with the contents of procedures for granting construction permits; How to organize
the management of the locality; Propaganda and sanctions apply today. At the same
time, investigate and interview 50 officials who are responsible for state
management of construction activities of households and individuals in the district
with the contents of the survey such as organization and management; Difficulties
encountered during management.
- Descriptive statistics method, comparative method, SWOT matrix analysis method are
the main analytical methods used in the survey.

xii


3. Results
Characteristics, necessity, role, structure, tools and four contents of state
management of construction for households, personal. Present two groups of subjective
and objective factors that affect the state management of construction for households
and individuals. On the practical basis, the topic of the Party and State guidelines and
policies, evidences experience in state management of construction for households and
individuals in some countries such as the Federal Fall; Japan; China and some local
provinces such as Bac Giang city, Long Bien district.
Analysis shows that the state management of construction for households and
individuals in Gia Lam district has achieved many achievements that is how the
organization in management is clearly defined; The percentage of licensed construction
works has risen by more than 93%. However, besides the achievements, there are still
shortcomings that need to be addressed. male; The dissemination of legal knowledge to
local people has not been effective; There is still a situation where the inspectors are
respectful and have not dealt with the violation; The coordination between related units
is not timely.
Factors influencing the state management of construction for households and

individuals in Gia Lam district is the number of overlapping guidelines; The coordination
mechanisms of agencies in the management process are not timely; Gia Lam district's
economic growth rate increases every year; The level of awareness of households and
individuals on construction is limited; Officials in charge of management with appropriate
professional qualifications also account for a low proportion.
In order to overcome the above limitations, the authors have proposed the
following solutions: Reviewing legal documents, proposing and rewriting documents
more appropriately to the locality; To create conditions for managers to participate in
training programs to raise their professional knowledge; Strengthen inspection and
strictly handle violations. Pay attention to the dissemination of legal knowledge, raising
people's awareness. It is hoped that the application of these solutions in the coming time
will improve the effectiveness of the management of household and individual
construction activities in Gia Lam district.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hoạt động đầu tư xây dựng là một lĩnh vực quan trọng, có ảnh hưởng trực
tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Quản lý nhà nước về xây
dựng đối với hộ gia đình, cá nhân ln là vấn đề nóng ở những địa bàn có tốc độ
đơ thị hóa cao. Chính vì vậy, trong những năm qua Đảng đã ban hành và tổ chức
thực hiện nhiều chủ trương, chính sách nhằm đáp ứng yêu cầu công tác quản lý
nhà nước về hoạt động đầu tư xây dựng. Theo đó, hệ thống các văn bản quy
phạm pháp luật về đầu tư xây dựng ngày càng được hồn thiện, có tính khả thi
cao, điều chỉnh khá tồn diện hoạt động đầu tư xây dựng; hệ thống tổ chức quản
lý của nhà nước đối với hoạt động đầu tư xây dựng cũng từng bước được kiện
toàn, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hoạt động đầu tư xây dựng. Đặc biệt
công tác quản lý trật tự xây dựng luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của

các cấp chính quyền (www.baoxaydung.com.vn, 2013).
Nhìn chung, các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chấp hành tốt hơn các quy
định của pháp luật về đầu tư xây dựng, tình hình đầu tư xây dựng ngày càng phát
triển mạnh mẽ, cảnh quan, kiến trúc ngày càng được bảo đảm thể hiện ngày càng
rõ nét bản sắc dân tộc, địa phương.
Tuy nhiên trên thực tế, các văn bản pháp luật về đầu tư xây dựng hiện
hành vừa thiếu, vừa chồng chéo, mâu thuẫn; nhiều văn bản đã lỗi thời lạc hậu,
bất cập trong thực tế. Tình trạng thiếu thống nhất, khơng đảm bảo đồng bộ của
các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây dựng gây ảnh hưởng không nhỏ
trong quá trình quản lý và thực hiện. Việc phân cấp quản lý, phân công nhiệm vụ,
cơ chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng còn
chưa hợp lý, chưa phù hợp với năng lực, trình độ, chưa rõ trách nhiệm, nhiều đầu
mối, nhiều ngành tham gia. Bên cạnh đó, tình trạng vi phạm trật tự xây dựng còn
diễn ra khá phổ biến, việc xử lý các vi phạm về trật tự xây dựng chưa kiên quyết,
triệt để. Công tác quản lý nhà nước về xây dựng còn nhiều bất cập so với nhu cầu
thực tiễn, địi hỏi cơng tác quản lý cần có sự đổi mới. Hạn chế trong cơng tác
quản lý xây dựng là một trong những nguyên nhân dẫn đến những sai phạm trong
hoạt động đầu tư xây dựng (Minh Vân, 2013).

1


Gia Lâm là huyện nằm ở cửa ngõ phía Đơng của Thủ đô Hà Nội với 20 xã
và 2 thị trấn. Trong những năm gần đây Gia Lâm đã có sự phát triển mạnh mẽ về
cả kinh tế, văn hóa và xã hội. Đời sống nhân dân ngày một cải thiện, nhu cầu xây
dựng các cơng trình ngày càng tăng cả về quy mơ, số lượng, chất lượng. Tính từ
2014 đến hết 2016 số lượng cơng trình xây dựng của hộ gia đình, cá nhân trên
địa bàn huyện là 2.438 cơng trình. Trong đó, số lượng cơng trình vi phạm bị xử
lý trong khoảng thời gian trên là 215 công trình (chiếm 8,81%), tình trạng vi
phạm pháp luật về đầu tư xây dựng ngày càng nghiêm trọng và phức tạp, phá vỡ

quy hoạch – kiến trúc của địa phương, gây mất thẩm mỹ cho diện mạo và mỹ
quan đô thị. (Đội Thanh tra xây dựng huyện Gia Lâm, 2017).
Nhận thấy tầm quan trọng của công tác quản lý nhà nước về xây dựng trên
địa bàn huyện Gia Lâm nên em chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về xây dựng đối
với hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn Huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội” làm
đề tài thực tập tốt nghiệp của mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về xây
dựng đối với hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Gia Lâm những năm qua và
đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước trong công tác quản lý xây
dựng đối với hộ gia đình, cá nhân trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về xây
dựng đối với hộ gia đình, cá nhân;
- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà
nước về xây dựng đối với hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Gia Lâm;
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về
xây dựng đối với hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Gia Lâm trong
những năm tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Để trả lời các mục tiêu nghiên cứu, nghiên cứu này cần trả lời các câu
hỏi sau:

2


- Quản lý nhà nước về xây dựng đối với hộ gia đình, cá nhân bao gồm nội
dung, nguyên tắc và sử dụng phương pháp nào?
- Thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng đối với hộ gia đình, cá nhân

diễn ra như thế nào trên địa bàn huyện Gia Lâm?
- Những tồn tại và các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý nhà nước về xây
dựng đối với hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Gia Lâm?
- Những giải pháp nào cần áp dụng để tăng cường việc quản lý nhà nước
về xây dựng đối với hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Gia Lâm.
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những quy định và cách thức tổ chức
quản lý nhà nước về xây dựng đối với hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện
Gia Lâm.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu công tác quản lý Nhà nước về trật tự
xây dựng đối với hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Gia Lâm.
* Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu tại huyện Gia Lâm – Thành phố
Hà Nội, trong đó tập trung nghiên cứu chủ yếu tại 8/22 thị trấn, xã gồm: TT Yên
Viên, xã Cổ Bi, xã Đặng Xá, xã Kiêu Kỵ, xã Đa Tốn, xã Ninh Hiệp, TT Trâu
Quỳ, xã Dương Xá. Đây là những xã có số lượng cơng trình xây dựng hộ gia
đình và cá nhân ít nhất, trung bình và nhiều nhất trên địa bàn huyện Gia Lâm
trong 03 năm nghiên cứu.
* Phạm vi về thời gian:
- Đề tài thu thập số liệu thứ cấp từ 2014 đến 2016
- Dữ liệu sơ cấp năm 2015, 2016
- Các giải pháp đề xuất từ 2017 đến 2020.
1.5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
- Luận văn đã góp phấn làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về quản lý nhà
nước về hoạt động xây dựng của hộ gia đình, cá nhân; đưa ra các khái niệm, nội
dung công tác quản lý, hệ thống văn bản sử dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến
công tác quản lý

3



- Đã đánh giá được thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động xây dựng
của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Gia Lâm như: Cách thức tổ chức quy
trình quản lý; cơng tác tun truyền; cơng tác cấp giấy phép xây dựng; công tác
thanh kiểm tra và xử lý các sai phạm phát hiện trong quá trình thanh kiểm tra và
phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố: Trình độ của cán bộ quản lý, số
lượng văn bản sử dụng trong quản lý....
Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nước về hoạt động xây dựng của
hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Gia Lâm thời gian tới cần thực hiện đồng
bộ các giải pháp: Hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý; đẩy mạnh công tác đào
tạo chuyên môn cho cán bộ quản lý; tăng cường công tác thanh kiểm tra và chú
trọng tới công tác tuyên truyền. Cung cấp những giải pháp có cơ sở khoa học để
các cán bộ quản lý nhà nước về hoạt động xây dựng của hộ gia đình, cá nhân
tham khảo áp dụng vào thực tế trong thời gian tới.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG ĐỐI VỚI
HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN
2.1.1. Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Quản lý
Theo Nguyễn Thị Ngọc Huyền trong giáo trình Quản lý học (2012) thì khái
niệm quản lý được đưa ra phụ thuộc nhiều về các cách tiếp cận. Cụ thể:
- Tiếp cận kiểu kinh nghiệm thì thơng qua việc nghiên cứu những thành
công hoặc những sai lầm trong các trường hợp cá biệt của những nhà quản lý,
người nghiên cứu sẽ hiểu được phải làm như thế nào để quản lý một cách hiệu
quả trong trường hợp tương tự.

- Tiếp cận theo hành vi quan hệ cá nhân thì quản lý là làm cho cơng việc
được hồn thành thơng qua con người, và do đó, việc nghiên cứu nó nên tập
trung vào các mối liên hệ giữa người với người.
- Tiếp cận theo lý thuyết quyết định thì người quản lý là người đưa ra các
quyết định, vì vậy cần phải tập trung vào việc ra quyết định. Sau đó là việc xây
dựng lý luận xung quanh việc ra quyết định của người quản lý.
Theo một cách tiếp cận hệ thống, mọi tổ chức (cơ quan quản lý nhà
nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp…) đều có thể được xem như một hệ thống
gồm hai phân hệ: chủ thể quản lý và đối tượng quản lý. Mỗi hệ thống bao giờ
cũng hoạt động trong môi trường nhất định (khách thể quản lý).
Từ đó có thể đưa ra khái niệm: “Quản lý là sự tác động có tổ chức,
có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm
sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt mục tiêu
đặt ra trong điều kiện môi trường luôn biến động”.
Với khái niệm trên, quản lý bao gồm các yếu tố:
- Phải có ít nhất một chủ thể quản lý là tác nhân tạo ra các tác động và ít
nhất một đối tượng quản lý tiếp nhận các tác động của chủ thể quản lý và các
khách thể có quan hệ gián tiếp của chủ thể quản lý. Tác động có thể chỉ là một
lần mà cũng có thể là liên tục nhiều lần. (Nguyễn Thị Ngọc Huyền, 2012)

5


- Phải có một mục tiêu và một quỹ đạo đặt ra cho cả đối tượng quản lý và
chủ thể quản lý. Mục tiêu này là căn cứ để chủ thể quản lý đưa ra các tác động
quản lý. (Nguyễn Thị Ngọc Huyền, 2012).
- Chủ thể phải thực hành việc tác động và phải biết tác động. Vì thế địi
hỏi chủ thể phải biết tác động và điều khiển đối tượng một cách có hiệu quả.
(Nguyễn Thị Ngọc Huyền, 2012).
- Chủ thể quản lý có thể là một cá nhân, hoặc một cơ quan quản lý còn

đối tượng quản lý có thể là con người (một hoặc nhiều người) giới vơ sinh hoặc
sinh vật. Quản lý chính là sự kết hợp được mọi nỗ lực chung của mọi người
trong tổ chức và sử dụng tốt nhất các nguồn lực của tổ chức để đạt tới mục tiêu
chung của tổ chức và mục tiêu riêng của mỗi người một cách khôn khéo và có
hiệu quả nhất. (Nguyễn Thị Ngọc Huyền, 2012).
Như vậy, nói đến quản lý phải bao gồm các yếu tố sau:
- Phải có ít nhất một chủ thể quản lý là tác nhân tạo ra các tác động và ít
nhất một đối tượng chịu tác động của chủ thể; có trao đổi thơng tin và mối liên hệ
ngược và bao giờ cũng có khả năng thích nghi. (Nguyễn Thị Ngọc Huyền, 2012).
- Phải có mục tiêu vạch ra cho cả đối tượng và chủ thể quản lý. (Nguyễn
Thị Ngọc Huyền, 2012).
- Chủ thể quản lý có thể là cá nhân hoặc tổ chức, đối tượng quản lý có
thể là con người, sự vật, hiện tượng được chủ thể quản lý. (Nguyễn Thị Ngọc
Huyền, 2012).
- Khách thể, xét trong điều kiện quan hệ độc lập với chủ thể, là con người
hoặc tổ chức mà qua đó chủ thể quản lý có thể tác động lên đối tượng quản lý.
(Nguyễn Thị Ngọc Huyền, 2012).
- Suy cho cùng, quản lý là sự tác động của con người nhằm thực hiện mục
tiêu của nhà quản lý. (Nguyễn Thị Ngọc Huyền, 2012).
2.1.1.2. Quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước (QLNN) là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực
nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người
(Nguyễn Thị Kim Uyên, 2011).
Quản lý nhà nước khác với dạng quản lý của các chủ thể như Cơng đồn,
Hội phụ nữ, Đồn Thanh niên… ở chỗ các chủ thể này dùng hình thức giáo dục,

6


vận động quần chúng là chủ yếu còn QLNN sử dụng pháp luật là chủ yếu. QLNN

biểu hiện trước hết ở việc tác động vào nhận thức hành vi của con người, các tổ
chức, buộc mọi cá nhân, tổ chức phải hành động theo một định hướng và mục
tiêu nhất định. Bên cạnh việc sử dụng pháp luật như một phương thức cơ bản,
quan trọng nhất, Nhà nước cũng chú trọng đến việc tuyên truyền, giáo dục và
động viên tinh thần các công dân, kết hợp với việc xây dựng và thực hiện các
chính sách địn bẩy kích thích kinh tế, vật chất nhằm phát huy tính chủ động,
sáng tạo của cơ quan, doanh nghiệp và mọi tầng lớp nhân dân. (Nguyễn Thị Kim
Uyên, 2011).
Do vậy, có thể hiểu: “Quản lý nhà nước là dạng quản lý xã hội mang tính
quyền lực nhà nước được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ
xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì, phát huy các mối quan hệ
xã hội, trật tự pháp luật nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước”.
QLNN là sự tổ chức và điều chỉnh các quan hệ trong xã hội một cách có ý
thức dưới một hình thức có tổ chức nhất định - đó là tổ chức nhà nước. QLNN
biểu hiện trước hết ở những tác động có ý thức vào các q trình phát triển của
xã hội. (Nguyễn Thị Kim Uyên, 2011).
2.1.1.3. Quản lý nhà nước về xây dựng đối với hộ gia đình, cá nhân
Quản lý nhà nước về hoạt động xây dựng đối với hộ gia đình, cá nhân là
cơng tác phức tạp nhưng là yêu cầu khách quan nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động xây dựng. Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng đối với hộ gia đình, cá
nhân dựa trên cơ sở hệ thống quy phạm pháp luật về đầu tư xây dựng, đó chính là
một phương thức quản lý trong đó pháp luật được sử dụng như một công cụ
quan trọng. Quản lý nhà nước về xây dựng đối với hộ gia đình cá nhân là một
khoa học đồng thời còn là một nghệ thuật, đòi hỏi nhiều kiến thức xã hội, tự
nhiên, kỹ thuật… và phải biết sử dụng đồng bộ, linh hoạt, sáng tạo các cơng cụ,
phương tiện quản lý. Vì thế, bên cạnh pháp luật, nhà nước cần sử dụng kết hợp
các công cụ, phương tiện quản lý khác, như: Đạo đức, truyền thống dân tộc để
tăng cường công tác quản lý nhà nước. (Lương Xuân Hùng, 2008).
Quản lý nhà nước về hoạt động xây dựng đối với hộ gia đình, cá nhân phức
tạp, đa dạng, cần có sự phối hợp của nhiều chủ thể. Hoạt động xây dựng đối với

hộ gia đình, cá nhân liên quan đến nhiều lĩnh vực như: Quy hoạch kiến trúc, xây
dựng, đầu tư, đất đai, môi trường, an ninh, quốc phòng, phòng cháy, chữa

7


cháy…Do vậy, quản lý nhà nước về hoạt động xây dựng đối với hộ gia đình, cá
nhân liên quan đến nhiều ngành gồm nhiều cơ quan tham gia quản lý như: Cơ
quan quản lý nhà nước về quy hoạch kiến trúc, xây dựng, tài ngun mơi
trường…Các cơ quan này có sự độc lập tương đối nên khi giải quyết các vấn đề
liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng cần có sự phối hợp giữa các cơ quan này.
(Lương Xuân Hùng, 2008).
Quản lý nhà nước về xây dựng đối với hộ gia đình, cá nhân là phương
thức mà thơng qua hệ thống các công cụ quản lý bao gồm pháp luật, chính sách,
quy hoạch, kế hoạch nhà nước tác động vào đối tượng quản lý để định hướng,
điều chỉnh những hoạt động của xã hội về lĩnh vực xây dựng đi theo đúng hướng,
đúng mục đích theo chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về xây dựng
trong từng giai đoạn phát triển của đất nước. (Lương Xuân Hùng, 2008).
Nói đến quản lý Nhà nước về xây dựng đối với hộ gia đình, cá nhân là nói
đến cơ chế quản lý. Cơ chế đó, một mặt phải tuân thủ các yêu cầu của quy luật
kinh tế khách quan, chính sách, quy hoạch, kế hoạch…thích hợp để quản lý hoạt
động xây dựng của hộ gia đình, cá nhân. Các cơ quan quản lý nhà nước có chức
năng quản lý Nhà nước về xây dựng đối với hộ gia đình, cá nhân từ Trung ương
đến địa phương là chủ thể quản lý, các quan hệ xã hội vận động và phát triển
trong lĩnh vực xây dựng là đối tượng quản lý và hệ thống pháp luật, chính sách,
quy hoạch, kế hoạch là công cụ để Nhà nước thực hiện quản lý. (Lương Xuân
Hùng, 2008).
Với tư cách là đối tượng quản lý, hoạt động xây dựng của hộ gia đình, cá
nhân phải được thực hiện trên cơ sở các quy định của pháp luật và chịu sự kiểm
tra, giám sát của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. (Lương Xuân Hùng, 2008).

Với tư cách là cơ sở và là công cụ để Nhà nước thực hiện quản lý, pháp
luật, chính sách, quy hoạch, kế hoạch…phải được xây dựng trên cơ sở đầy đủ,
chính xác, thống nhất là những chuẩn mực để đối tượng quản lý dựa vào đó vận
động, phát triển và chủ thể quản lý thực hiện sự kiểm tra, giám sát đối tượng
quản lý. (Lương Xuân Hùng, 2008).
Quản lý Nhà nước về xây dựng đối với hộ gia đình, cá nhân là tạo mơi
trường thơng thống, ổn định, định hướng, hỗ trợ, thúc đẩy các hoạt động xây
dựng phát triển nhưng có trật tự nhằm giải quyết hài hịa các lợi ích. Thực hiện

8


kiểm tra, giám sát hoạt động xây dựng của hộ gia đình, cá nhân nhằm đảm bảo
trật tự, kỷ cương, kịp thời ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật.
2.1.2. Sự cần thiết quản lý nhà nước về xây dựng đối với hộ gia đình, cá nhân
Tình hình vi phạm trật tự xây dựng đã và đang là một vấn đề cần phải
được xem xét một cách nghiêm túc để nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong việc
thực thi các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động xây dựng cơng
trình và quản lý quy hoạch xây dựng. Hiện nay hiện tượng xây dựng không
phép, sai phép, xây dựng trên đất công, đất nông nghiệp... diễn ra ngày càng
nhiều và đa dạng hơn. Có thể nhận thấy các cơng trình vi phạm khơng chỉ dừng
lại ở việc đua ban công, cơi nới lấn chiếm không gian, hiện tượng xây dựng
không phép, sai phép, xây dựng trên đất cơng, đất nơng nghiệp...vẫn cịn diễn ra
ngày càng phức tạp. (Lương Xuân Hùng, 2008).
Nước ta hiện nay đang đứng trước nhiều khó khăn và thách thức do áp lực
ngày càng tăng của việc phát triển đô thị, dân số, nhu cầu cầu xây dựng nhà ở của
các hộ gia đình, cá nhân cũng tăng theo với nhiều quy mơ, tính chất khác
nhau...Quy hoạch xây dựng còn thiếu, thủ tục còn rườm rà, ý thức chấp hành
pháp luật của một bộ phận người dân còn thấp dẫn đến thực tiễn vi phạm trật tư
xây dựng cũng tăng như vậy. Vấn đề đặt ra hiện nay cho các cơ quan quản lý nhà

nước là phải có sự quản lý của nhà nước về xây dựng đối với hộ gia đình, cá
nhân. (Lương Xuân Hùng, 2008).
2.1.3. Đặc điểm quản lý nhà nước về xây dựng đối với hộ gia đình, cá nhân
Một là, Nhà nước là người tổ chức và quản lý các hoạt động xây dựng của
hộ gia đình, cá nhân. Xuất phát từ đặc trưng của nền kinh tế thị trường là tính
phức tạp, năng động và nhạy cảm. Vì vậy, hoạt động xây dựng của hộ gia đình,
cá nhân địi hỏi Nhà nước phải đề ra pháp luật, chính sách, chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch và sử dụng các công cụ này để tổ chức và quản lý hoạt động xây
dựng của hộ gia đình, cá nhân. (Lương Xuân Hùng, 2008).
Hai là, hệ thống cơng cụ như pháp luật, chính sách, chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch…phát triển hoạt động xây dựng của hộ gia đình, cá nhân là cơ
sở, là những công cụ để Nhà nước tổ chức và quản lý hoạt động xây dựng của hộ
gia đình, cá nhân. Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động xây dựng của hộ gia
đình, cá nhân diễn ra hết sức phức tạp với sự đa dạng về chủ thể, về hình thức tổ
chức và quy mô hoạt động. Dù phức tạp thế nào đi chăng nữa, sự quản lý Nhà

9


nước cũng phải đảm bảo cho hoạt động xây dựng của hộ gia đình, cá nhân có
tính tổ chức, ổn định, cơng bằng và có tính định hướng rõ rệt. Do đó, Nhà nước
phải ban hành pháp luật, đề ra các chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
phát triển và dùng các công cụ này tác động vào hoạt động xây dựng của hộ gia
đình, cá nhân. Hệ thống văn bản quản lý Nhà nước bằng pháp luật về xây dựng
đối với hộ gia đình, cá nhân gồm: Luật của Quốc hội; Nghị quyết của Chính phủ;
Nghị định của Chính phủ; Chỉ thị của Thủ tướng chính phủ; Quyết định/Chỉ thị
của Bộ trưởng; Thông tư/Thông tư liên tịch của Bộ trưởng; Nghị quyết của Hội
đồng nhân dân các cấp; Quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân các cấp. (Lương
Xuân Hùng, 2008).
Ba là, quản lý Nhà nước đối về xây dựng đối với hộ gia đình, cá nhân

địi hỏi phải có một bộ máy Nhà nước mạnh, có hiệu lực, hiệu quả và một đội
ngũ cán bộ quản lý nhà nước có trình độ, năng lực thực sự. Quản lý Nhà nước
về xây dựng đối với hộ gia đình, cá nhân phải tạo được những cân đối chung,
ngăn ngừa và xử lý những đột biến xấu. Và để thực hiện tốt điều này thì tổ
chức bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước không thể khác hơn là phải
tổ chức thống nhất, đồng bộ, có hiệu quả từ trung ương đến địa phương.
(Lương Xuân Hùng, 2008).
Bốn là, quản lý Nhà nước về xây dựng đối với hộ gia đình, cá nhân gắn
với đặc thù về tự nhiên, kinh tế, xã hội như: vùng miền, thời kỳ, trình độ phát
triển, điều kiện tự nhiên, văn hóa, phong tục tập quán, môi trường. Quản lý Nhà
nước về xây dựng đối với hộ gia đình, cá nhân khơng thể thiếu được nội dung
quan trọng là quản lý về quy hoạch xây dựng, kiến trúc cảnh quan. Cụ thể trong
Luật Xây dựng đã quy định “Thiết kế đô thị phải thể hiện được sự phù hợp với
điều kiện tự nhiên của địa phương, hài hòa với cảnh quan thiên nhiên và nhân tạo
ở khu vực thiết kế, giữ gìn bản sắc dân tộc”. Do vậy, với từng đô thị có Quy chế
quản lý kiến trúc, thiết kế đơ thị khác nhau phù hợp với điều kiện tự nhiên, văn
hóa, phong tục tập quán…của địa phương đó. Bên cạnh đó, nhiều quy định của
Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng có những quy định riêng
phù hợp với từng vùng miền như: Ở đô thị phải lập quy hoạch chung xây dựng
đô thị, quy hoạch chi tiết xây dựng trong khi đó ở nơng thơn thì lập quy hoạch
xây dựng điểm dân cư nông thôn. Công trình xây dựng quy mơ nhỏ ở vùng sâu,
vùng xa thì được miễn Giấy phép xây dựng… (Lương Xuân Hùng, 2008).

10


2.1.4. Vai trị, bộ máy, cơng cụ quản lý nhà nước về xây dựng đối với hộ gia
đình, cá nhân
2.1.4.1. Vai trò quản lý nhà nước về xây dựng đối với hộ gia đình, cá nhân
Vai trị quản lý Nhà nước về xây dựng đối với hộ gia đình, cá nhân khơng

nằm ngồi mục đích hỗ trợ và tạo điều kiện cho hoạt động xây dựng của các hộ
gia đình, cá nhân phát triển nhanh và bền vững. Vai trò quản lý Nhà nước về xây
dựng của các hộ gia đình, cá nhân được thể hiện ở những khía cạnh sau:
- Vai trị định hướng
Nếu khơng có sự quản lý của Nhà nước thì hoạt động xây dựng của các hộ
gia đình, cá nhân sẽ vận động theo hai hướng vừa tích cực, vừa tiêu cực. Đó là
quy luật vận động của nền kinh tế thị trường nói chung. Vai trò quản lý Nhà nước
thể hiện ở chỗ, Nhà nước trên cơ sở nắm bắt những quy luật vận động khách
quan của nền kinh tế, định hướng cho hoạt động xây dựng của các hộ gia đình, cá
nhân phát triển theo hướng tích cực, hạn chế tiêu cực để nhanh chóng đạt được
những mục tiêu đề ra (chinhphu.vn, 2013).
- Vai trị tổ chức và phối hợp
Trong q trình tham gia hoạt động xây dựng của mình, các hộ gia đình,
cá nhân không thể tự giải quyết những vấn đề vượt quá khả năng của mình trong
quá trình hoạt động cũng như vấn đề thủ tục hành chính trong hoạt động xây
dựng. Do đó, cần phải có sự quản lý của Nhà nước nhằm tạo điều kiện cho các hộ
gia đình cá nhân tham gia hoạt động xây dựng (chinhphu.vn, 2013).
-

Vai trò giám sát

Trong hoạt động quản lý nhà nước về xây dựng đối với hộ gia đình, cá
nhân phải có những quy định của pháp luật, những thiết chế và tổ chức để các
hoạt động xây dựng của các hộ gia đình, cá nhân ln nằm trong sự kiểm tra,
giám sát của cơ quan quyền lực Nhà nước nhằm ngăn chặn những hành vi vi
phạm pháp luật. Vì thế, hoạt động giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước
cần được chú trọng (chinhphu.vn, 2013).
2.1.4.2. Bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng đối với hộ gia đình, cá nhân
Khoản 12 điều 3 Luật xây dựng quy định: Cơ quan quản lý Nhà
nước về xây dựng gồm Bộ xây dựng, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố

trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là UBND cấp tỉnh) và Ủy ban

11


×