Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Tăng cường quản lý dân số sinh trên địa bàn huyện gia bình tỉnh bắc ninh luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 114 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LÊ THỊ HẰNG

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ DÂN SỐ SINH
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA BÌNH, TỈNH BẮC NINH

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Hữu Ngoan

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 4 tháng 5 năm 2017
Tác giả luận văn


Lê Thị Hằng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới Thầy giáo PGS - TS. Nguyễn Hữu Ngoan đã tận tình hướng dẫn, dành
nhiều cơng sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực
hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kế hoạch - Đầu tư, Khoa Kinh tế và PTTN - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã
tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Chi cục DSKHHGĐ Bắc Ninh, Huyện ủy, UBND huyện, Chi cục Thống kê huyện và Trung tâm
DS-KHHGĐ huyện Gia Bình đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình
thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày 4 tháng 5 năm 2017
Tác giả luận văn

Lê Thị Hằng

ii



MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. ii
MỤC LỤC .................................................................................................................. iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ ....................................................................................viii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ........................................................................................... ix
THESIS ABTRACT ..................................................................................................... xi
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.................................................................. 1

1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .......................................................................... 3

1.2.1.

Mục tiêu chung.............................................................................................. 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể .............................................................................................. 3

1.3.

PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................. 3


1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 3

1.4.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ............................................................................. 4

1.5.

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI .................................................... 4

PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........................................................... 5
2.1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN ......................................................................................... 5

2.1.1.

Các khái niệm liên quan ................................................................................ 5

2.1.2.

Bản chất và nguyên tắc của quản lý dân số .................................................... 8


2.1.3.

Mục đích, ý nghĩa của công tác quản lý dân số ............................................ 12

2.1.4.

Nội dung quản lý dân số sinh ....................................................................... 14

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dân số sinh ............................................. 15

2.2.

CƠ SỞ THỰC TIỄN ................................................................................... 17

2.2.1.

Kinh nghiệm thực hiện chính sách dân số ở một số nước trên thế giới ......... 17

2.2.2.

Các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân số KHHGĐ ...................................................................................................... 25

iii


2.2.3.

Bài học kinh nghiệm.................................................................................... 29


2.3.

NHỮNG NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN................................................. 30

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 32
3.1.

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ....................................................... 32

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ....................................................................................... 32

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................ 32

3.2.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 36

3.2.1.

Phương pháp tiếp cận .................................................................................. 36

3.2.2.

Chọn điểm nghiên cứu và chọn mẫu điều tra, khảo sát ................................. 37


3.2.3.

Phương pháp thu thập số liệu ....................................................................... 38

3.2.4.

Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu ........................................................ 40

3.2.5.

Phương pháp phân tích số liệu ..................................................................... 40

3.2.6.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ....................................................................... 41

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.......................................... 43
4.1.

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DÂN SỐ SINH TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN GIA BÌNH ........................................................................... 43

4.1.1.

Thực trạng bộ máy quản lí dân số sinh của huyện Gia Bình ......................... 43

4.1.2.

Thực trạng cơng tác quản lí dân số sinh trên địa bàn huyện Gia Bình........... 50


4.2.

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ DÂN SỐ SINH ................ 69

4.2.1.

Chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về Dân số ...... 69

4.2.2.

Tổ chức bộ máy quản lý và đội ngũ cán bộ tham gia công tác dân số ........... 71

4.2.3.

Công tác truyên truyền phổ biến chính sách dân số ...................................... 74

4.2.4.

Trình độ, nhận thức và tư tưởng của người dân ............................................ 75

4.2.5.

Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác quản lý Dân số......................... 80

4.3.

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ DÂN SỐ SINH TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN ............................................................................................. 81

4.3.1.


Tăng cường đổi mới công tác thông tin giáo dục tuyên truyền ..................... 81

4.3.2.

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền, huy
động sự tham gia của tồn xã hội thực hiện công tác dân số ......................... 83

4.3.3.

Củng cố, kiện tồn tổ chức bộ máy làm cơng tác dân số .............................. 84

4.3.4.

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tăng cường nguồn lực tài chính
đối với cơng tác dân số ................................................................................ 85

iv


4.3.5.

Nâng cao chất lượng dân số ......................................................................... 85

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................... 86
5.1.

KẾT LUẬN ................................................................................................. 86

5.2.


KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 87

Đối với các cấp chính quyền ........................................................................................ 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 89
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 93

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

BCĐ

Ban chỉ đạo

BCH TƯ

Ban chấp hành Trung ương

BCT

Bộ Chính trị

BPTT


Biện pháp tránh thai

CTMT

Chương trình mục tiêu

CTV

Cộng tác viên

DS-KHHGĐ

Dân số - Kế hoạch hóa gia đình

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GTKS

Giới tính khi sinh

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình

KT-XH

Kinh tế - xã hội


LHQ

Liên hiệp quốc

QLNN

Quản lý nhà nước

SKSS

Sức khỏe sinh sản

SLSS

Sàng lọc sơ sinh

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

UBND


Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình dân số, lao động của huyện Gia Bình năm 2014 - 2016 .............. 33
Bảng 3.2. Kết quả phát triển kinh tế - xã hội huyện Gia Bình năm 2014 - 2016 ......... 35
Bảng 3.3. Bảng phân bổ mẫu điều tra ........................................................................ 38
Bảng 4.1. Cơ cấu cán bộ và CTV DS-KHHGĐ huyện Gia Bình theo trình độ học
vấn và trình độ chun mơn đào tạo .......................................................... 46
Bảng 4.2. Tổng hợp kết quả các hình thức truyền thông năm 2014 - 2016 ....................... 53
Bảng 4.3. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu DS-KHHGĐ năm 2014 - 2016 ......................... 55
Bảng 4.4. Biến động số sinh của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Gia Bình
năm 2014-2016 ......................................................................................... 56
Bảng 4.5. Cơ cấu dân số huyện Gia Bình theo giới tính và độ tuổi, 2016 ......................... 57
Bảng 4.6. Tỷ lệ giới tính khi sinh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 2014-2016 ......................... 60
Bảng 4.7. Tỷ số giới tính khi sinh của huyện Gia Bình phân theo đơn vị các xã,
thị trấn từ năm 2014- 2016 ........................................................................ 60
Bảng 4.8. Số lớp đào tạo tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ năm 2016 ....................... 65
Bảng 4.9. Tần suất tham gia tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ
Dân số-KHHGĐ của cán bộ năm 2016 ...................................................... 66
Bảng 4.10. Sự quan tâm của lãnh đạo chính quyền địa phương.................................... 71
Bảng 4.11. Bộ máy quản lý, nguồn nhân lực công tác Dân số ...................................... 72
Bảng 4.12. Sự gắn bó, u thích với công việc của đội ngũ cán bộ .............................. 73
Bảng 4.13. Phân bố số đối tượng điều tra theo nhóm tuổi ............................................ 75
Bảng 4.14. Phân bố số đối tượng điều tra theo giới tính, dân tộc và tơn giáo ...................... 76
Bảng 4.15. Nghề nghiệp của đối tượng phỏng vấn ....................................................... 76
Bảng 4.16. Phân bố độ tuổi kết hôn của vợ/chồng ....................................................... 77
Bảng 4.17. Phân bố tuổi của các cặp vợ chồng khi có con đầu lịng ............................. 77

Bảng 4.18. Phân bố số con hiện có của đối tượng nghiên cứu ...................................... 78
Bảng 4.19. Phân bố khoảng cách sinh con ................................................................... 78
Bảng 4.20. Sự cần thiết của công tác Dân số ............................................................... 79

vii


DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ
Hình 4.1. Mơ hình bộ máy QLNN về Dân số-KHHGĐ ................................................ 47
Hình 4.2. Đồ thị mức độ tiếp thu của người dân với các hình thức ............................... 54
Hình 4.3.Tháp dân số theo giới tính và độ tuổi huyện Gia Bình, 2016.......................... 58
Hình 4.4. Đồ thị đánh giá mức hỗ trợ phụ cấp cho cán bộ làm công tác Dân số............ 74

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Lê Thị Hằng
Tên Luận văn: Tăng cường quản lý dân số sinh trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh
Bắc Ninh
Ngành: Quản lý Kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu vừa có tính lý luận vừa có tính thực tiễn về quản lý dân số sinh
tại một huyện làm căn cứ khoa học cho hoạt động các chính sách và chiến lược phát
triển dân số ở huyện Gia Bình phù hợp với thực tế của địa phương và những thay đổi
trong sự phát triển dân số chung của cả nước.

Phương pháp nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu các nội dung sau:
Tìm hiểu thực trạng quản lý dân số sinh trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh
Bắc Ninh.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dân số sinh.
Định hướng và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý dân số sinh trên
địa bàn huyện Gia Bình đến năm 2020.
Khi tiến hành nghiên cứu đề tài chúng tôi sử dụng phương pháp tiếp cận, chọn
điểm nghiên cứu, chọn mẫu điều tra sau đó tổng hợp, xử lý số liệu và phân tích số liệu
để thấy được tồn cảnh bức tranh về công tác quản lý dân số sinh trên địa bàn huyện
Gia Bình.
Kết quả chính và kết luận
Nghiên cứu đã phản ảnh thực trạng công tác quản lý dân số sinh đảm bảo đầy đủ
nội dung của công tác quản lý nhà nước. Thứ nhất là công tác lập kế hoạch, ban hành
các chính sách: Trung tâm đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện ban hành các văn
bản chính sách bám sát theo các chính sách của Nhà nước, của Sở y tế tỉnh, của Chi cục
dân số tỉnh. Các chính sách này đã hướng dẫn chi tiết xuống cho các xã, thị trấn trong
việc thực hiện quản lý các vấn đề về dân số sinh, bám sát thực tế tại địa phương. Thứ
hai là nâng cao chất lượng dân số gắn với sự gia tăng dân số hợp lý, Trung tâm luôn đặt
ra mục tiêu phấn đấu duy trì được mức sinh thấp hợp lý điều này sẽ phát huy được các
lợi thế của dân số, đó là quy mơ dân số sẽ ổn định ở mức thấp hơn, cơ cấu tuổi của dân

ix


số sẽ cân bằng hơn, giảm dần được sự chênh lệch bất lợi về mức sinh giữa các khu vực
trong huyện, duy trì tương đối ổn định tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động, kéo dài giai
đoạn cơ cấu “dân số vàng”, làm chậm thời gian chuyển đổi từ giai đoạn “già hóa dân
số” sang “dân số già”, tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển bền vững về kinh tế - xã
hội của huyện trong cả hiện tại và tương lai. Thứ ba về công tác tổ chức thực hiện,

Trung tâm đã tổ chức cũng như phối hợp với các cơ quan ban ngành đoàn thể tham gia
vào công tác dân số, mặc dù hiệu quả chưa cao nhưng cũng đã nói lên sự quan tâm của
các cơ quan đối với vấn đề dân số. Tổ chức thường xuyên các lớp tập huấn chuyên môn
nghiệp vụ cho các cán bộ làm công tác dân số từ cấp thành phố đến xã, phường. Chú
trọng đến công tác truyền thơng dân số trên tồn địa bàn huyện cả về chiều rộng và
chiều sâu (hiện nay trung tâm áp dụng năm phương thức truyền thơng chính: Qua
internet báo đài, qua cán bộ làm công tác dân số, qua các buổi tọa đàm, qua sách báo tờ
rơi và qua các cá nhân khác) để vấn đề dân số có thể đến với từng người dân. Áp dụng
khoa học kĩ thuật vào trong công tác xử lý thu thập thông tin về vấn đề dân số. Thứ tư
đó là cơng tác kiểm tra giám sát công tác thực hiện quản lý nhà nước về d â n s ố
và cuối cùng là đánh giá công tác quản lý.
Nêu ra được các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác dân số trên địa bàn huyện
đó là: Các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, đội ngũ cán bộ làm cơng tác dân
số, trình độ nhận thức và ý thức của người dân, cuối cùng là cơ sở vật chất kỹ thuật phục
vụ cho cơng tác DS-KHHGĐ. Trong đó yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới quản lý nhà nước
về dân số sinh chính là các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, ảnh hưởng tiếp
theo là vấn đề đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý dân số và nhận thức ý thức của người
dân, cuối cùng là yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật.
Trên cơ sở phân tích những khó khăn, thuận lợi và các yếu tố ảnh hưởng đến
hoạt động quản lý dân số sinh trên địa bàn huyện, đưa ra một số nhóm giải pháp nhằm
tăng cường quản lý: Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp chính quyền, kiện tồn hệ
thống bộ máy làm công tác dân số từ huyện đến cơ sở, nâng cao nguồn lực cho công tác
dân số, nâng cao công tác truyền thông

x


THESIS ABSTRACT
Author's name: Le Thi Hang
Title: Enhance population management in Gia Binh district, Bac Ninh province

Major: Economics Management

Code: 60.34.04.10

Name of training institution: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Objective
The research topic has theoretical and practical in population management in a
district as a scientific basis for the implementation of policies and strategies for
population development in Gia Binh. The report fits the locality and changes of
population growth of the country.
Methodology
Collection the secondary data through reports, statistics, news, books,
magazines, the judgment, the assessment of economic experts, and so on. Besides, the
primary data was collected by interview the policy makers in Gia Binh district. The
method of disaggregated information, comparative, statistical described, and graphs
were used in analysis database.
Result and Recommendation
The result show the status quo of population management ensures the full
content of state management. Firstly, Planning and issuing policies: The Center advises
People's Committee to issue policy documents that are in line with the policies of the
State, the Provincial Health Department, and the Provincial People's Committee. These
policies have provided detailed guidance to communes and towns in implementing the
management of population issues. Secondly, Improve the quality of population
associated with a reasonable population growth, The Center has always set a target to
maintain a reasonable low fertility rate, which will bring into play the advantages of a
population: population size will stabilize at a lower level, age structure of the population
It will be more balanced, gradually reducing the disparity in fertility across regions
within the district, maintaining a relatively stable proportion of the population in
working age, extending the "golden population". Thirdly, organization of the
implementation, The Center has organized as well as coordinated with agencies and

mass organizations to participate in population work, although the effect is not high.
Organize regular professional training courses for population workers from the city
level to communes. Apply science and technology into the work of processing
information gathering data on the population. Finally, the monitoring and supervising
the implementation of state management on population and evaluation of management.
xi


The factors affected to population management in Gia Binh district were
showed. Based on the analysis of the difficulties, advantages and factors affecting the
population management activities in the district, a number of solutions to enhance
management: Strengthening the leadership of the district. Strengthening the system of
population-based working apparatus from district to grassroots level, raising resources
for population work, enhancing the communication.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội nước ta, cơng tác Dân số - kế
hoạch hóa gia đình - Chăm sóc sức khỏe sinh sản (DS - KHHGĐ/CSSKSS) được
coi là một trong những bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển toàn diện đất
nước, là một trong những vấn đề kinh tế xã hội (KT-XH) hàng đầu, là yếu tố cơ
bản để góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người và toàn xã hội.
Trải qua hơn 50 năm, công tác DS-KHHGĐ của Việt Nam đã đạt được
những thành tựu quan trọng như: Tốc độ gia tăng dân số ngày càng giảm dần;
mức sinh giảm mạnh và đã đạt được mức sinh thay thế với số con trung bình
của mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 2,03 con, ít hơn 3 lần số con cách đây
50 năm; tuổi thọ bình quân của người dân tăng lên, từ 40 tuổi (1960) lên 73

tuổi (2012); sức khỏe bà mẹ và trẻ em được cải thiện... (Tổng cục Dân số KHHGĐ, 2014).
Để đạt được kết quả trên, Đảng và Nhà nước đã có những định hướng
chính sách phù hợp, kịp thời với từng giai đoạn phát triển của đất nước, từng
bước được điều chỉnh theo hướng bao quát, toàn diện hơn, chú trọng nâng cao
chất lượng dân số thích ứng với những biến đổi về cơ cấu dân số. Các quan điểm,
định hướng chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác DS-KHHGĐ trong
giai đoạn hiện nay và tiếp theo được thể hiện rất rõ trong Nghị quyết số 47NQ/TW, ngày 22/3/2005 của Bộ Chính trị về ''Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính
sách DS-KHHGĐ và Kết luận số 44-KL/TW, ngày 1/4/2009 của Bộ Chính trị về
kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết số 47- NQ/TW”. Nước ta đang từng bước
thực hiện việc ổn định quy mô, thay đổi chất lượng, cơ cấu dân số, hướng tới
việc phân bố dân cư hợp lý trên phạm vi cả nước, phát triển giáo dục, giải quyết
việc làm, chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng
với chất lượng cao. Thực hiện cơng bằng xã hội và bình đẳng về giới đảm bảo
cho mọi công dân Việt Nam đều được hưởng và được tham gia thực hiện các
chính sách dân số và phát triển về dân số.
Mặc dù đã đạt được một số kết quả nổi bật, song công tác DS-KHHGĐ của
Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức gay gắt. Hiện nay,
quy mô dân số Việt Nam đã hơn 93 triệu người, là quốc gia đông dân thứ 13 trên
thế giới và đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á, tốc độ tăng dân số tuy đã

1


giảm nhiều song quy mơ dân số cịn khá lớn, đồng thời là nước nằm trong nhóm
các nước có mật độ dân số cao nhất thế giới. Chất lượng dân số chậm được cải
thiện, chỉ số phát triển con người của Việt Nam mặc dù tăng nhưng hiện chỉ đạt
mức trung bình. Năm 2015, HDI của Việt Nam đạt 0,666 điểm, xếp thứ 116/185
quốc gia (UNDP, 2015). Điều này cho thấy nhận thức của các ông bố bà mẹ về
việc chăm sóc cho các bé có một thể chất và tầm vóc tương xứng cần phải được
nâng cao nhiều hơn nữa. Tốc độ già hóa dân số nhanh: Trong vịng 30 năm qua,

qua 4 kỳ Tổng điều tra dân số (1979, 1989, 1999, 2009), số lượng và tỷ lệ người
cao tuổi nước ta chỉ tăng trung bình 0,06% mỗi năm. Nhưng chỉ trong vòng 1
năm, từ 1/4/2009 – 1/4/2010, tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên đã tăng từ 8,67% lên
9,4%, tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên tăng từ 6,4% lên 6,8%. Con số này cho thấy,
chỉ trong một năm, tỷ lệ người cao tuổi đã tăng hơn gấp 10 lần so với cả giai
đoạn trước đây. Mất cân bằng giới tính khi sinh tiếp tục tăng cao: Theo dự báo,
đến năm 2020, Việt Nam sẽ thiếu 2,3-4,3 triệu phụ nữ và tình trạng dư thừa nam
giới trong độ tuổi kết hơn có thể sẽ dẫn tới nguy cơ phải nhập giống vì mất cân
bằng giới tính (Bộ Y tế, 2012). Chăm sóc sức khỏe sinh sản ở vùng sâu, vùng xa
còn nhiều hạn chế, sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên rất đáng lo ngại;
sự bất bình đẳng giới vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để. Nếu khơng có
những giải pháp để quản lý hiệu quả hơn sẽ để lại những hệ lụy nặng nề về mặt
kinh tế - xã hội.
Nằm trong tình trạng chung của cả nước và của tỉnh Bắc Ninh nói chung,
trong những năm qua cơng tác DS-KHHGĐ trên địa bàn huyện Gia Bình ln
được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, Ủy ban nhân dân (UBND)
huyện, nhiều văn bản được ban hành để chỉ đạo, thực hiện công tác DS-KHHGĐ
và đã đạt được những kết quả nhất định. Song hiện nay trước tình hình dân số có
nhiều vấn đề bất cập đang diễn ra gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển
kinh tế xã hội (KT-XH) của huyện. Gia Bình đang đứng trước những thách thức
mới, những vấn đề mới nảy sinh như: Cơ cấu dân số có những biến đổi nhanh
chóng, tỷ số giới tính khi sinh tăng nhanh, già hóa dân số đến sớm hơn. Chất
lượng dân số về thể chất còn hạn chế như tỷ lệ trẻ dị tật bẩm sinh chưa giảm, tỷ
lệ trẻ suy dinh dưỡng còn cao.... Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên có giảm nhưng
khơng bền vững và có chiều hướng tăng trở lại, năm 2016 là 20,5%. Tỷ lệ mất
cân bằng giới tính khi sinh ngày càng cao, năm 2016 là 124,5 bé trai/100 bé gái.
Tỷ lệ sàng lọc sơ sinh, sàng lọc trước sinh cịn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó , công

2



tác quản lý điều hành ở cấp cơ sở có lúc, có nơi bị bng lỏng. Cán bộ làm
cơng tác DS-KHHGĐ của một số xã, thị trấn chưa chủ động tham mưu giúp
cấp ủy Đảng, chính quyền lãnh, chỉ đạo việc triển khai, tổ chức thực hiện các
hoạt động DS-KHHGĐ. Công tác tuyên truyền giáo dục, triển khai, quán triệt
các văn bản pháp luật liên quan còn chưa hiệu quả; việc xây dựng các biện pháp
để thực hiện các văn bản pháp luật liên quan cịn hình thức, chưa bám sát vào
tình hình thực tế. Cơng tác thanh, kiểm tra, giám sát việc thực hiện hoạt động
chương trình dự án, đề án về dân số còn chưa được thường xuyên, hiệu quả chưa
cao. Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu:" Tăng cường
quản lý dân số sinh trên địa bàn huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh” nhằm góp
phần vào việc nâng cao chất lượng dân số cũng như thực hiện tốt chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội của huyện trong thời gian tới.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý dân số sinh trên địa bàn
huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh trong những năm qua, đề xuất một số giải pháp
nhằm tăng cường quản lý dân số sinh trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý dân số sinh;
Phân tích thực trạng quản lý dân số sinh trên địa bàn huyện Gia Bình;
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dân số sinh trên địa bàn huyện
Gia Bình;
Định hướng và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý dân số sinh
trên địa bàn huyện Gia Bình đến năm 2020.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về
quản lý dân số sinh trên địa bàn huyện Gia Bình;
Đối tượng điều tra: Người dân và cán bộ, viên chức dân số thuộc biên chế nhà

nước, cán bộ lãnh đạo cấp xã, thị trấn và cấp huyện thuộc địa bàn nghiên cứu.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý dân
số sinh của huyện; Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dân số sinh trên địa bàn

3


huyện để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý dân số sinh
trên địa bàn huyện đến năm 2020.
Về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu trên địa bàn huyện Gia
Bình, tỉnh Bắc Ninh. Điểm nghiên cứu lựa chọn 3 xã Vạn Ninh, Nhân Thắng,
Xuân Lai.
Về thời gian: Số liệu được thu thập từ năm 2014 đến 2016. Đề tài được
thực hiện từ tháng 4 năm 2016 đến tháng 4 năm 2017.
1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý dân số sinh là gì?
Thực trạng quản lý dân số sinh trên địa bàn huyện Gia Bình hiện nay như
thế nào?
Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý dân số sinh ra sao?
Những giải pháp nào nhằm tăng cường quản lý dân số sinh trên địa bàn
huyện Gia Bình trong thời gian tới?
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài nghiên cứu này vừa có tính kế thừa những kết quả nghiên cứu đã có
vừa phát triển những vấn đề vừa có tính lý luận vừa có tính thực tiễn về quản lý
dân số sinh tại một huyện, làm căn cứ khoa học cho hoạt động các chính sách và
chiến lược phát triển dân số ở huyện Gia Bình, phù hợp với thực tế của địa
phương và những thay đổi trong sự phát triển dân số chung của cả nước.

4



PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Các khái niệm liên quan
2.1.1.1. Dân số
Dân số là vấn đề gắn bó mật thiết với mọi mặt của đời sống KT - XH. Nói
đến dân số là nói đến mối quan hệ chặt chẽ giữa người với người hay mối quan
hệ giữa các cộng đồng người ở cấp độ vĩ mô: vùng, miền, lãnh thổ, dân tộc. Dân
số của một quốc gia được xác định tại thời điểm tiến hành các cuộc tổng điều tra
dân số. Dân số toàn cầu được xác định dựa trên số liệu thống kê và báo cáo hàng
năm của các quốc gia và các khu vực trên thế giới. Khái niệm dân số được hiểu
theo nhiều cách khác nhau, cụ thể:
Dân số theo nghĩa thông thường là số lượng dân số trên một vùng lãnh
thổ, một địa phương nhất định.
Dân số theo nghĩa rộng được hiểu là một tập hợp người. Tập hợp này không
chỉ là số lượng mà cả cơ cấu và chất lượng (Tổng cục DS-KHHGĐ, 2011a).
Theo Pháp lệnh dân số năm 2003: "Dân số là tập hợp người sinh sống
trong một quốc gia, khu vực, vùng địa lý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính”.
Dân số bao gồm 4 yếu tố cơ bản sau: Quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân
bố dân cư và chất lượng dân số (Tổng cục DS-KHHGĐ và Quỹ dân số Liên hợp
quốc, 2011)
Quy mô dân số là số người sống trong một quốc gia, khu vực, vùng địa lý
kinh tế nhất định, hoặc đơn vị hành chính tại thời điểm nhất định.
Cơ cấu dân số là sự phân chia tổng số dân thành các bộ phận theo một số
tiêu chí nhất định. Trong đó cơ cấu tuổi và giới tính của dân số là quan trọng nhất
bởi vì khơng những nó ảnh hưởng đến mức sinh, mức chết và di dân mà cịn ảnh
hưởng tới q trình phát triển KT - XH.
Cơ cấu dân số theo tuổi: Đây là việc phân chia tổng số dân của một lãnh
thổ thành những nhóm dân số có tuổi hoặc khoảng cách tuổi khác nhau tại một

thời điểm nào đó.
Cơ cấu dân số theo giới tính: Tồn bộ dân số nếu được phân chia thành
dân số nam và dân số nữ thì ta có cơ cấu dân số theo giới tính. Chỉ tiêu thường
dùng để đo lường cơ cấu giới tính là tỷ số giới tính.

5


Phân bố dân cư là sự phân chia tổng số dân theo khu vực, vùng địa lí hoặc
đơn vị hành chính.
Chất lượng dân số là sự phản ánh các đặc trưng về thể chất, trí tuệ và tinh
thần của tồn bộ dân số.
2.1.1.2. Gia tăng dân số
a. Gia tăng tự nhiên
Sự biến động dân số trên thế giới (tăng lên hoặc giảm đi) là do hai nhân tố
chủ yếu quyết định: sinh đẻ và tử vong (Tổng cục DS-KHHGĐ, 2011).
b. Gia tăng cơ học
Gia tăng cơ học liên quan đến hiện tượng chuyển cư của con người.
Chuyển cư bao gồm 2 bộ phận: xuất cư (những người rời khỏi nơi cư trú) và
nhập cư (những người đến nơi cư trú mới). Trên phạm vi toàn thế giới, gia tăng
cơ học không ảnh hưởng đến số dân, nhưng đối với từng khu vực, từng quốc gia
và từng địa phương thì gia tăng cơ học nhiều khi lại có ý nghĩa quan trọng làm
thay đổi số lượng dân, thay đổi cấu trúc tuổi và các hiện tượng kinh tế - xã hội
khác (Tổng cục DS-KHHGĐ, 2011).
2.1.1.3. Dân số sinh
Là dân số được sinh ra từ 3 tháng tuổi trở lên (phát triển khái niệm rộng
hơn về chất lượng và sự gia tăng dân số).
2.1.1.4. Chất lượng dân số
Chất lượng dân số phản ánh các đặc trưng về thể chất, trí tuệ, tinh thần và
đạo đức của một cộng đồng dân cư. Do vậy, việc nâng cao chất lượng dân số

trước hết phụ thuộc vào việc nâng cao chất lượng sống của từng người, từng gia
đình và tồn xã hội được thể hiện qua việc thực hiện các mục tiêu, chính sách
chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân; lao động việc làm; giáo dục - đào tạo;
khoa học - kỹ thuật và các nội dung phát triển KT - XH nói chung.
Có nhiều chỉ báo đo lường chất lượng dân số và thường được phân thành
các nhóm chỉ báo chính liên quan đến sự phát triển về sức khỏe, trí tuệ, tinh thần
và đạo đức của dân số (Tổng cục DS-KHHGĐ, 2013).
Thể chất: Gồm nhiều yếu tố khác nhau trong đó có các số đo về chiều cao,
cân nặng, sức mạnh, tốc độ, sức bền, sự khéo léo, dinh dưỡng, bệnh tật, tuổi thọ,
gen di truyền của người dân.
6


Trí tuệ: Gồm các yếu tố trình độ học vấn, thẩm mỹ, trình độ chun mơn
kỹ thuật, cơ cấu ngành nghề... thể hiện qua tỷ lệ biết chữ, số năm bình qn đi
học/đầu người, tỷ lệ người có bằng cấp, được đào tạo về chuyên môn kỹ thuật...
Tinh thần: Gồm các yếu tố về ý thức và tính năng động XII thể hiện qua
mức độ tiếp cận và tham gia các hoạt động XH, văn hố, thơng tin,... của
người dân.
Do mức độ phức tạp của việc xác định, tính tốn các chỉ số để so sánh chất
lượng dân số giữa các nước với nhau nên các chuyên gia Liên Hiệp Quốc đã lựa
chọn 3 chỉ báo mang tính tổng hợp nhất phản ánh các khía cạnh phát triển của
con người là: Tuổi thọ bình quân; mức độ đạt được về giáo dục; thu nhập thực tế
bình quân đầu người. Dựa trên 3 chỉ báo này, các chuyên gia đã xây dựng nên chỉ
số phát triển con người, viết tắt là HDI. Chỉ số phát triển con người (HDI) là chỉ
tiêu tổng hợp phản ánh mức độ phát triển của con người trên 3 khía cạnh: Một
cuộc sống khỏe mạnh và trường thọ; có tri thức và có cuộc sống sung túc (Tổng
cục Dân số, 2013).
2.1.1.5. Mất cân bằng giới tính khi sinh
Là số trẻ em trai được sinh ra còn sống vượt trên ngưỡng bình thường so

với 100 em gái được sinh ra còn sống trong một khoảng thời gian xác định,
thường là một năm tại một quốc gia, một vùng hay một tỉnh. Theo quy ước nhân
khẩu học, khi tỷ số giới tính khi sinh của một quốc gia, một vùng hoặc một
tỉnh/thành phố từ 107 trở lên là mất cân bằng giới tính khi sinh (Tổng cục Dân
số, 2009).
2.1.1.6. Quản lý
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau để hiểu về quản lý:
Tiếp cận theo chức năng: Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực
hiện kế hoạch, giám sát quá trình thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch.
Tiếp cận theo lý thuyết quyết định: Quản lý là quá trình thu thập, xử lý,
phân tích thơng tin và ra quyết định.
Theo cách tiếp cận hệ thống: Quản lý là sự tác động có kế hoạch, có tổ
chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý nhằm đạt được
mục tiêu đề ra trong điều kiện môi trường luôn biến động.
Quản lý ra đời chính là để tạo ra một hiệu quả hoạt động cao hơn hẳn so
với hoạt động của từng cá nhân riêng rẽ hoặc của một nhóm người khi họ phải
7


tiến hành các hoạt động chung. Quản lý là một yếu tố hết sức quan trọng trong
đời sống xã hội. Xã hội phát triển càng cao thì vai trị của quản lý càng lớn và nội
dung quản lý càng phức tạp.
2.1.1.7. Quản lý dân số
Là Nhà nước thông qua hệ thống chính sách, luật pháp và cơ chế tổ chức
các cơ quan quản lý để điều khiển và tác động vào các đối tượng của quản lý
nhằm thực hiện các mục tiêu về quy mô, cơ cấu, phân bố và chất lượng dân số
nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và đảm bảo sự phát triển bền
vững của đất nước.
Chủ thể quản lý của Nhà nước về Dân số là nhà nước với hệ thống các cơ
quan của nhà nước được phân chia thành các cấp và bao gồm cả 3 khu vực là lập

pháp, hành pháp và tư pháp. Trong đó, quản lý hành chính (hành pháp) về Dân số
là cực kỳ quan trọng. Trong lĩnh vực Dân số - KHHGĐ, Nhà nước chỉ tác động
vào nhận thức và hành vi về Dân số - KHHGĐ (Tổng cục DS-KHHGĐ và Quỹ
dân số Liên hợp quốc, 2011).
2.1.2. Bản chất và nguyên tắc của quản lý dân số
2.1.2.1. Bản chất
Quản lý nhà nước về dân số là hoạt động chủ động của Nhà nước được tiến
hành dựa vào quyền lực của nhà nước (Tổng cục DS-KHHGĐ và Quỹ dân số
Liên hợp quốc, 2011).
Mục tiêu cuối cùng của QLNN về dân số là nâng cao chất lượng cuộc sống
của mỗi người dân, của từng gia đình và của tồn xã hội,đảm bảo tình trạng hài
hịa về các yếu tố quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân số và chất lượng
dân số phù hợp với chiến lược phát triển KT-XH đưa nước ta thoát khỏi nghèo
nàn lạc hậu tiến tới một xã hội dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh.
Quản lý công tác dân số phải dựa vào nhân dân thông qua việc tác động
làm chuyển đổi nhận thức và hành vi của từng người dân và tồn xã hội. Từ đó,
đi đến tự nguyện thực hiện chính sách, luật pháp của nhà nước vì lợi ích của
chính mình và vì sự nghiệp phát triển đất nước.
Quản lý về dân số là một khoa học vì có đối tượng nghiên cứu riêng đó là
các quan hệ quản lý (Tổng cục DS-KHHGĐ và Quỹ dân số Liên hợp quốc, 2011)
Các mối quan hệ trong QLNN về dân số chính là hình thức của quan hệ xã

8


hội và quan hệ kinh tế (gồm quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý và quan hệ phân
phối), thể hiện mối quan hệ giữa người với người trong quá trình tiến hành các
hoạt động dân số, quan hệ giữa hệ thống các cơ quan cấp trên và cấp dưới, quan
hệ giữa người quản lý thực hiện chương trình với đối tượng chương trình…

Quản lý cơng tác dân số là một nghệ thuật vì kết quả và hiệu quả quản lý
phụ thuộc rất lớn vào yếu tố tài năng, nhân cách, hình thức tiếp cận của người
lãnh đạo, quản lý cũng như cơ quan dân số các cấp. Nghệ thuật QLNN về dân số
bao gồm nghệ thuật sử dụng các công cụ và phương pháp quản lý, nghệ thuật tác
động vào tư tưởng, tình cảm con người, nghệ thuật ứng xử, nghệ thuật dùng
người (Tổng cục DS-KHHGĐ và Quỹ dân số Liên hợp quốc, 2011).
Trong khi thực hiện công tác DS-KHHGĐ, một công tác liên quan tới con
người, nếu không có tính nghệ thuật thì hiệu quả của quản lý chắc chắn sẽ bị ảnh
hưởng. Vì vậy địi hỏi nhà quản lý phải suy nghĩ vận hành các cách tiếp cận trong
quản lý, cách thực hiện lồng ghép, điều phối chương trình sao cho đạt được kết
quả mong muốn.
QLNN về DS-KHHGĐ theo chương trình mục tiêu quốc gia:
Cơng tác DS-KHHGĐ được quản lý và tổ chức thực hiện theo CTMT
Quốc gia DS-KHHGĐ từ năm 1991 với các mục tiêu được lựa chọn phù hợp với
từng giai đoạn triển khai chính sách và chiến lược DS -KHHGĐ. CTMT Quốc
gia DS- KHHGĐ bao gồm các chương trình, dự án thành phần, chương trình hỗ
trợ của Quỹ Dân số Liên hiệp quốc và một số dự án độc lập khác.
2.1.2.2. Nguyên tắc
Các nguyên tắc quản lý Nhà nước về dân số là các quy tắc chỉ đạo, những
tiêu chuẩn hành vi mà các cơ quan quản lý Nhà nước phải tuân thủ trong quá
trình quản lý lĩnh vực dân số (Tổng cục DS-KHHGĐ và Quỹ dân số Liên hợp
quốc, 2011). Để thực hiện tốt các chức năng quản lý Nhà nước về dân số, địi hỏi
trong q trình quản lý phải đảm bảo đáp ứng các nguyên tắc sau:
(1) Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân số
Nguyên tắc này địi hỏi trong q trình tổ chức và hoạt động quản lý nhà
nước về dân số ở các cấp phải thừa nhận và chịu sự lãnh đạo của Đảng. Nội dung
lãnh đạo của Đảng đối với quản lý công tác dân số thể hiện ở những nội dung chủ
yếu sau:

9



Lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các chính
sách, pháp luật, chiến lược, chương trình, kế hoạch về dân số.
Lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về dân
số, bố trí cán bộ chủ trì các cơ quan quản lý này.
Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện cơng tác kiểm tra, thanh tra thực hiện chính
sách, pháp luật, kiểm tra đánh giá việc thực hiện các mục tiêu dân số.
Đảm bảo cán bộ, đảng viên gương mẫu thực hiện chính sách pháp luật về
dân số đồng thời tích cực vận động nhân dân tham gia thực hiện (Tổng cục DSKHHGĐ và Quỹ dân số Liên hợp quốc, 2011).
(2) Tơn trọng quy luật khách quan
Quy luật nói chung là mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến, bền vững
lặp đi, lặp lại của các sự vật, hiện tượng trong những điều kiện nhất định. Các
quy luật dân số là mối liên hệ bản chất, tất nhiên phổ biến, bền vững, lặp đi, lặp
lại của các hiện tượng dân số, trong những điều kiện nhất định. Ví dụ: Quy luật
quá độ dân số, quy luật “bùng nổ dân số” sau chiến tranh, quy luật hút, đẩy chi
phối quá trình biến động dân số cơ học... Cũng như các quy luật khác, các quy
luật trong lĩnh vực dân số tồn tại khách quan. Thừa nhận tính khách quan của quy
luật khơng có nghĩa phủ nhận vai trị tích cực của con người. Con người không
thể tạo ra hay gạt bỏ quy luật, nhưng con người có khả năng nhận thức quy luật
và vận dụng nó.
Trong thực tiễn, hoạt động QLNN về dân số gắn liền với quá trình nhận
thức và vận dụng các quy luật khách quan. Từ đại hội lần thứ VI, Đảng ta đã rút
ra bài học vô cùng sâu sắc trong lãnh đạo quản lý KT -XH là “Đảng phải luôn
xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan” (Tổng cục
DS-KHHGĐ và Quỹ dân số Liên hợp quốc, 2011).
(3) Nguyên tắc tập trung dân chủ
Tập trung dân chủ là nguyên tắc QLNN nói chung và QLNN về dân số nói
riêng. Nội dung của nguyên tắc là phải đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ và tối ưu
giữa tập trung và dân chủ trong QLNN về dân số. Tập trung phải trên cơ sở dân

chủ, dân chủ phải thể hiện trong khuôn khổ tập trung.
Biểu hiện của tập trung : Thông qua hệ thống pháp luật, chính sách về dân
số; Thơng qua cơng tác kế hoạch hóa; Thực hiện chế độ một thủ trưởng ở cơ
quan QLNN về dân số ở tất cả các cấp.

10


Biểu hiện của dân chủ: Mở rộng và quy rõ trách nhiệm, quyền hạn QLNN
về dân số ở các cấp; Kết hợp chặt chẽ quản lý theo ngành, quản lý theo lãnh thổ
và địa phương; Phát huy đầy đủ quyền chủ động của các địa phương, đơn vị; Tạo
điều kiện để người dân tham gia tích cực vào q trình xây dựng chính sách,
pháp luật (Tổng cục DS-KHHGĐ và Quỹ dân số Liên hợp quốc, 2011).
(4) Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả
Trong điều kiện các nguồn lực đảm bảo cho cơng tác dân số có hạn việc
đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả trong triển khai thực hiện các hoạt động quản lý có
ý nghĩa hết sức quan trọng. Để thực hiện nguyên tắc này trong quá trình quản lý
dân số cần chú ý một số điểm sau:
Lựa chọn các giải pháp với chi phí hợp lý, mang lại hiệu quả cao. VD:
chương trình KHHGĐ thực hiện chiến dịch truyền thông lồng ghép vào các hoạt
động sinh hoạt văn hóa dân gian, đưa thơng điệp vào các sản phẩm tiêu dùng.
Khuyến khích việc nghiên cứu, phát huy sáng kiến trong tổ chức các hoạt
động về dân số.
Thực hiện tốt các quy định về mua sắm và quản lý tài sản cơng.
Thực hiện tốt cơng tác phịng chống tham nhũng, lãng phí trong hệ thống
cơ quan QLNN về dân số các cấp (Tổng cục DS-KHHGĐ và Quỹ dân số Liên
hợp quốc, 2011).
(5) Nguyên tắc kết hợp hài hòa các lợi ích
Kết hợp hài hòa các lợi ích của cá nhân, xã hội và Nhà nước nhằm tạo ra
động lực mạnh mẽ thúc đẩy phong trào nhân dân thực hiện công tác dân số, đạt

được mục tiêu nhanh chóng và bền vững.
Lợi ích của nhà nước: Kiểm sốt được quy mơ dân số, cơ cấu dân số, thực
hiện phân bổ dân cư hợp lý, nâng cao chất lượng dân số, bảo đảm phát triển
KT-XH.
Lợi ích của các cá nhân và gia đình: Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của
người dân để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mỗi cá nhân và gia đình.
Lợi ích của cộng đồng, xã hội: Đời sống vật chất và tinh thần của các thành
viên trong cộng đồng, tổ chức được nâng cao, đời sống và sinh hoạt của cộng
đồng phát triển hài hòa (Tổng cục DS-KHHGĐ và Quỹ dân số Liên hợp quốc,
2011).

11


(6) Nguyên tắc đảm bảo nhân quyền
QLNN về dân số nghĩa là “đảm bảo việc chủ động, tự nguyện và bình đẳng
của mỗi cá nhân trong việc kiểm sốt sinh sản, chăm sóc SKSS, lựa chọn nơi cư
trú và thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng dân số”. Biện pháp chủ yếu
được sử dụng trong quản lý công tác dân số là tiến hành các hoạt động tuyên
truyền, vận động, giáo dục các gia đình, cá nhân và cộng đồng nhằm làm chuyển
biến về nhận thức và thái độ của họ, trên cơ sở đó chủ động và tự nguyện thực
hiện các hành vi về dân số.
Mặt khác, Nhà nước sử dụng quyền lực để chấn chỉnh các hành vi xâm hại
đến quyền chủ động, tự nguyện, bình đẳng của các cá nhân, gia đình trong kiểm
sốt sinh sản, chăm sóc SKSS và thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng
dân số (Tổng cục DS-KHHGĐ và Quỹ dân số Liên hợp quốc, 2011).
2.1.3. Mục đích, ý nghĩa của công tác quản lý dân số
Dân số vừa là lực lượng sản xuất, vừa là lực lượng tiêu dùng. Vì vậy, quy
mơ, cơ cấu và sự gia tăng của dân số liên quan mật thiết tới nền kinh tế và toàn
bộ sự phát triển của mỗi quốc gia, là một trong những vấn đề tác động trực tiếp

đến nền KT - XH, là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của con
người. Chính vì vậy, dân số vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển.
Yếu tố cơ bản của tăng trưởng và phát triển KT - XH là nguồn nhân lực,
mà nguồn nhân lực luôn luôn gắn liền sự biến đổi dân số cả về số lượng và chất
lượng. Mục tiêu của sự phát triển suy cho cùng là nhằm nâng cao chất lượng
cuộc sống và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Mục tiêu đó chỉ có
thể đạt được khi quy mô dân số, tốc độ tăng trưởng dân số, sự phân bố dân cư và
nguồn nhân lực thật sự phù hợp và tác động tích cực đến sự phát triển (Lê Cảnh
Nhạc, 2013). Ðể có sự phát triển bền vững, việc đáp ứng tăng nhu cầu và nâng
cao chất lượng cuộc sống của các thế hệ hiện tại không được ảnh hưởng đến các
thế hệ tương lai trên cơ sở sử dụng tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái.
Trong thực tế, các yếu tố dân số có ảnh hưởng rất lớn đến tài nguyên thiên nhiên
và trạng thái môi trường. Dân số phù hợp sự phát triển đòi hỏi sự điều chỉnh các
xu hướng dân số phù hợp sự phát triển nền KT - XH của đất nước. Sự phù hợp
đó là yếu tố quan trọng kích thích sự phát triển nhanh và bền vững, nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nâng cao tiềm lực của lực lượng sản
xuất; là yếu tố cơ bản để xóa đói, giảm nghèo, giảm tình trạng thất nghiệp, giảm
12


×