BỘYTẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH
NGUYỄN THỊ THẢO
THỰC TRẠNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH
ĐỘNG KINH TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN
TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2021
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Nam Định - 2021
BỘYTẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH
NGUYỄN THỊ THẢO
THỰC TRẠNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH
ĐỘNG KINH TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN
TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2021
Nghành: Điều dưỡng
Mã số: 7720301
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN:
TTND.TS. Trương Tuấn Anh
Nam Định - 2021
i
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban Giám hiệu trường Đại học Điều Dưỡng
Nam Định, phòng Đào tạo Đại học, các bộ môn trường Đại học Điều dưỡng
Nam Định.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Tỉnh Nam
Định, các khoa phòng bệnh viện tâm thần Tỉnh Nam Định đã tạo điều kiện cho tơi
học tập và hồn thành khóa luận.
Tơi xin chân thành cảm ơn tới thầy, cô giáo của trường Đại học Điều Dưỡng
Nam Định đã giảng dạy, tạo điều kiện cho tơi học tập và hồn thành khóa luận.
Đặc biệt tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới TTND.TS Trương Tuấn Anh
người thầy trực tiếp giảng dạy chu đáo tận tình hướng dẫn giúp đỡ tơi trong suốt q
trình học tập, nghiên cứu và hồn thành khóa luận.
Tơi xin chân thành cảm ơn nhân viên y tế và người bệnh tại bệnh viện Tâm
thần tỉnh Nam Định, lớp ĐHCQ13D trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã tạo
điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và hồn thành khóa luận.
Tơi vơ cùng biết ơn gia đình đã quan tâm sâu sắc, thường xuyên giúp đỡ,
động viên, và tạo điều kiện cho tôi trong suốt q trình học tập và hồn thành khóa
luận.
Tơi xin trân trọng cảm ơn!
Nam Định, ngày 02 tháng 06 năm 2021
Sinh viên
Nguyễn Thị Thảo
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Thị Thảo sinh viên lớp ĐHCQ 13D trường Đại học Điều dưỡng
Nam Định xin cam đoan đây là khóa luận của riêng tơi dưới sự hướng dẫn của
TTND.TS Trương Tuấn Anh. Các nội dung trong khóa luận là trung thực và chưa
từng được ai cơng bố trong bất kỳ bài khóa luận nào khác.
Nam Định, ngày 02 tháng 06 năm 2021
Sinh viên
Nguyễn Thị Thảo
iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................................... ii
MỤC LỤC..................................................................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................................. v
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................................ 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN.................................................................................................... 3
1.1. Tình hình bệnh động kinh và một số nghiên cứu trong và ngoài nước................3
1.1.1. Trên thế giới.............................................................................................................. 3
1.1.2. Tại Việt Nam............................................................................................................. 3
1.2. Nguyên nhân gây bệnh.................................................................................................... 3
1.3. Đặc điểm lâm sàng........................................................................................................... 4
1.3.1. Các biểu hiện trước cơn.......................................................................................... 4
1.3.2. Các biểu hiện rối loạn tâm thần trong cơn......................................................... 5
1.3.3. Các rối loạn cảm xúc............................................................................................... 6
1.3.4. Một số biểu hiện các rối loạn tâm thần khác của một số cơn động kinh . 7
1.4. Các rối loạn tâm thần mạn tính của động kinh.......................................................... 7
1.4.1. Rối loạn nhân cách................................................................................................... 7
1.4.2. Các biểu hiện loạn thần........................................................................................... 9
1.4.3. Các biến đổi về hoạt động nhận thức.................................................................. 9
1.4.4. Mất trí động kinh................................................................................................... 10
1.5. Chẩn đoán........................................................................................................................ 10
1.5.1. Chẩn đoán xác định............................................................................................... 10
1.5.2. Chẩn đốn phân biệt............................................................................................. 11
1.6. Điều trị.............................................................................................................................. 11
1.7. Phịng bệnh...................................................................................................................... 11
1.8. Chăm sóc.......................................................................................................................... 12
1.8.1 Nhận định:................................................................................................................ 12
1.8.2. Chẩn đốn chăm sóc............................................................................................. 14
1.8.3. Lập kế hoạch chăm sóc........................................................................................ 14
iv
1.8.4. Thực hiện chăm sóc.............................................................................................. 14
1.8.5. Đánh giá................................................................................................................... 15
Chương 2: LIÊN HỆ THỰC TIỄN......................................................................................... 16
2.1. Bệnh viện Tâm thần tỉnh Nam Định.......................................................................... 16
2.2. Nghiên cứu một trường hợp cụ thể............................................................................ 17
2.2.1. Thơng tin chung..................................................................................................... 17
2.2.2. Q trình bệnh lý................................................................................................... 18
3.2.3. Khám bệnh:............................................................................................................. 18
2.3. Chăm sóc trong thời gian người bệnh nằm viện đánh giá hoạt động hàng
ngày của người bệnh như sau:............................................................................................ 20
2.4. Một số ưu nhược điểm.................................................................................................. 24
2.4.1. Ưu điểm................................................................................................................... 24
2.4.2. Nhược điểm............................................................................................................ 24
2.5. Nguyên nhân................................................................................................................... 24
2.5.1. Đối với nhân viên y tế:......................................................................................... 24
2.5.2. Đối với người nhà người bệnh........................................................................... 25
Chương 3: KẾT LUẬN............................................................................................................. 26
3.1. Thực trạng chăm sóc người bệnh động kinh:.......................................................... 26
3.2. Một số giải pháp để cải thiện chăm sóc người bệnh tốt hơn:.............................. 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO
v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BV
: Bệnh viện
NB
: Người bệnh
NVYT
: Nhân viên y tế
ĐK
: Động kinh
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Động kinh là những cơn ngắn, định hình, đột khởi, có khuynh hướng chu kì và
tái phát do sự phóng điện đột ngột quá mức từ vỏ não hoặc qua vỏ não của những
nhóm nơron gây rối loạn chức năng hệ thần kinh trung ương (cơn vận động, cảm
giác, giác quan, thực vật,...), điện não đồ ghi được các đợt sóng kịch phát (7).
Theo ước tính của liên hội Quốc tế chống Động kinh (ILAE) năm 1996, có
khoảng 50 triệu người trên thế giới mắc căn bệnh này và chủ yếu sống ở các nước
đang phát triển, mỗi năm có 16 - 51/100.000 trường hợp phát hiện động kinh mới.
Nếu không được điều trị, động kinh sẽ gây tàn phế và thường đưa đến tử vong sớm.
Theo đánh giá của tổ chức y tế thế giới, động kinh chiếm 1% gánh nặng về kinh tế
thế giới do các bệnh gây ra, tương tự như ung thư phổi ở đàn ông, hay ung thư vú ở
phụ nữ. Tỷ lệ mắc động kinh ở Châu Mỹ La Tinh (10/1.000) cao hơn gấp hai lấn so
với Bắc Mỹ và Châu Âu. Ở Hoa Kỳ, các nghiên cứu báo cáo có khoảng 2 triệu người
mắc động kinh, 3% dân số Hoa Kỳ có triệu chứng động kinh trong cuộc đời của họ.
Ở Châu Á tỷ lệ hiện mắc dao động giữa 4 – 10/1.000 người: như Trung Quốc là
7/1.000, ở Pakistan là 9,9/1.000, ở Việt Nam tỷ lệ này là 4,9 hoặc 7,5/1.000 người tùy
từng vùng. Theo một nghiên cứu của Nguyễn Anh Tuấn và cộng sự năm 2008 tiến
hành trên 50.000 dân tại Ba Vì, Hà Nội, tỷ lệ mắc động kinh ở Việt Nam khoảng
4,4/1.000 người.
Hiện nay bệnh động kinh trên thế giới đang phát triển mạnh mẽ lan rộng ra các
nước đặc biệt là các nước đang phát triển. Ở Việt Nam đã có nhiều cơng trình nghiên
cứu về bệnh động kinh, việc chẩn đốn bệnh khơng khó, song vấn đề về điều trị thì
liên tục được cập nhật với sự ra đời của thuốc kháng động kinh nhiều thế hệ đồng
hành cùng việc điều trị thuốc thì vấn đề chăm sóc bệnh nhân động kinh là rất quan
trọng, có thể đưa lên hàng đầu trong bệnh lý thần kinh.Vì vậy việc thiếu hiểu biết
bệnh, kèm theo quan niệm sai lầm về bệnh như ngươi bệnh bị coi như “bỏ đi” không
quan tâm chia sẻ đến người bệnh đi vào tiêu cực trong cuộc sống và để lại nhiều di
chứng đáng tiếc cho người bệnh, đem đến gánh nặng cho gia đình và xã hội.Do vậy
dẫn đến nhiều sai sót trong vấn đề chăm sóc, đối xử, gây ra hậu quả đáng tiếc cho
người bệnh và những người xung quanh.
2
Nam Định là một trong những tỉnh có số lượng bệnh nhân động kinh tương
đối cao, theo thống kê của phịng kế hoạch tổng hợp tính đến tháng 12 năm 2014 tồn
tỉnh hiện có 1893 bệnh nhân động kinh (2).
Bệnh viện Tâm thần Nam Định được thành lập theo quyết định của UBND
tỉnh Nam Định ngày 14/02/1997 ngay sau khi chia tách tỉnh Nam Hà thành Nam
Định và Hà Nam. Trên cơ sở tiếp quản khu điều trị Bệnh viện Điều dưỡng A Nam Hà
lúc đầu có 100 giường bệnh. Bệnh viện là đơn vị trực thuộc Sở Y tế tỉnh Nam Định,
nằm trên địa bàn thôn Đệ Tứ - xã Lộc Hạ - Ngoại thành Nam Định (nay là đường Đệ
Tứ - phường Lộc Hạ - Tp Nam Định). Trải qua 25 năm xây dựng và trưởng thành,
ngày nay bệnh viện đã phát triển lớn mạnh là một bệnh viện chuyên khoa Tâm thần
của tỉnh Nam Định, có cơ sở hạ tầng khang trang, có trang thiết bị y tế khá hiện đại
và đồng bộ, với đội ngũ cán bộ viên chức y tế đông đảo và chuyên nghiệp. Bệnh viện
đã đạt được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ
nhân dân tỉnh nhà, được nhân dân tín nhiệm.
Do đó tơi thực hiện bài khóa luận “Thực trạng chăm sóc người bệnh động
kinh tại Bệnh viện tâm thần tỉnh Nam Định năm 2021” nhằm đưa ra các mục tiêu
cụ thể sau đây:
Thực trạng chăm sóc người bệnh động kinh tại bệnh viện tâm thần tỉnh Nam
Định năm 2021.
3
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tình hình bệnh động kinh và một số nghiên cứu trong và ngoài nước
1.1.1. Trên thế giới.
Theo tổ chức y tế thế giới, qua điều tra 108 nước trên thế giới với tỉ lệ 84,5%
dân số toàn cầu, đã phát hiện được 43.704.000 người mắc động kinh.
Tỉ lệ trung bình mắc bệnh động kinh là 8,93 đối với 1000 người tính theo 105
nước. Con số mà biến đổi theo các nước khác nhau: ở Châu Mỹ là 12,59 cho 1000
người; ở Châu Phi là 11,29; ở phía đơng Địa Trung Hải là 9,4; ở Châu Âu là 8,23; cịn
ở phía Tây Thái Bình Dương là 3,66 (1).
Về giới, hầu hết các nghiên cứu (không phải toàn bộ) ở Châu Á nhận thấy tỉ lệ
nam bị động kinh cao hơn đôi chút so với nữ (8).
1.1.2. Tại Việt Nam
Theo Trần Văn Cường (2001), tỷ lệ động kinh của Việt Nam là 0,35% dân số.
Cao Tiến Đức điều tra ở phường Vạn Phúc - Hà Đông năm 2002, tỷ lệ động kinh là
0,42% dân số. Cao Tiến Đức ( năm 1994) nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và nguyên
nhân động kinh ở 296 bệnh nhân động kinh đã thấy ; trẻ em dưới 16 tuổi chiếm
45,9% và từ 16 tuổi trở lên chiếm 54,1%.
Lứa tuổi: đa số động kinh xảy ra ở trẻ em, khoảng 50% số bệnh nhân động
kinh dưới 10 tuổi và đến 75% số người động kinh dưới 20 tuổi . Tuổi càng lớn thì tỷ
lệ bị động kinh càng thấp, nhưng đến tuổi 60 trở lên thì tỷ lệ động kinh lại tăng lên ,
tỷ lệ 1/1000 ( P.Loiseau, 1990). Theo Cao Tiến Đức (1994), tuổi tăng thì tỷ lệ mắc
bệnh động kinh giảm.
1.2. Nguyên nhân gây bệnh (3)
Bệnh động kinh là bệnh của não, do các tổn thương ở não gây ra, tất cả các
căn nguyên gây ra tổn thương ở não đều là nguyên nhân gây động kinh. Đây là một
bệnh khá phổ biến với tỷ lệ trong dân chúng ở Việt Nam vào khoảng 0,33%. Bệnh
này còn được gọi với cái tên khác nhau như kinh phong, phong sù, kinh giật.... Biểu
hiện bệnh khá phức tạp, từ những cơn co giật, mất ý thức đến những đợt rối loạn
hành vi. Người ta chỉ thật sự chẩn đoán động kinh là co các cơn tái diễn. Các cơn này
tương ứng với một đợt phóng điện bất bình thường của các neuron thần kinh
4
nằm trên một diện tích hay nhiều của vỏ não. Các triệu chứng thay đổi tùy theo vị trí
và diện tích vùng vỏ não bị ảnh hưởng. Nguyên nhân bệnh cũng đa dạng. Bệnh cũng
có ở mọi lứa tuổi nhưng thường bắt đầu lúc còn trẻ dưới 20 tuổi (80% các trường
hợp). Nhiều nguyên nhân đươc cho có thể là nguồn gốc của những cơn động kinh
này, chẳng hạn khối u, sẹo sau chấn thương, dị dạng đủ loại, nhưng cũng có cả yếu tố
di truyền. Một số nguyên nhân thường gặp như:
- Tổn thương não trong giai đoạn bào thai, sang chấn sản khoa, chấn thương
đầu, u não, dị dạng mạch máu não, di chứng sau tai biến mạch máu não, nghiện
rượu.... một số tỷ lệ rất thấp động kinh liên quan đến di truyền.
- Do bị ngã đập đầu vào vật cứng hoặc nền gạch cứng, hoặc trẻ ngủ trên
giường ngủ mơ lăn xuống đất đập đầu xuống đất gây chấn thương ở đầu.
Những chấn thương đó ln gây tổn thương cho não và cũng là nguyên nhân
hay gặp của bệnh động kinh.
- Một số trẻ khi sinh ra có một hay vài cái bướu trong não,bướu này ngày
càng lớn và cuối cùng lên các cơn động kinh
- Di truyền, trong gia đình có ơng bà , cha mẹ bị động kinh thì rất có thể con
cháu sau này cũng mắc bệnh động kinh.
1.3. Đặc điểm lâm sàng (5)
Chia ra làm 2 nhóm:
- Rối loạn tâm thần trong cơn động kinh bao gồm các biểu hiện lâm sàng
trước, trong và ngay sau cơn (Poriicctal symptoms)
- Rối loạn tâm thần ngoài cơn (Interictal symptoms) bao gồn nhưng biểu hiện
lâm sàng giữa cơn.
Các rối loạn tâm thần cấp của động kinh
1.3.1. Các biểu hiện trước cơn: Cơn thoáng báo tâm thần ( Aura)
Thường gặp trong động kinh cục bộ phức tạp bao gồm nhưng rối loạn thần
kinh thực vật như nóng bừng ở mặt, đầy hơi ở dạ dày, khó thở..., rối loạn nhận thức
như hiện tuợng, tư duy bị cưỡng bức, trạng thái mê mộng... những rối loạn cảm xúc
như cơn sợ hãi, hoảng sợ, trầm cảm, hưng cảm...các hoạt động tự động như liếm môi
nhai nuốt, bỏ chạy...Đặc biệt động kinh có nguồn gốc từ thùy thái dương và thùy
chẩm có thể có những cơn thống với biểu hiện loạn thần như ảo giác và ảo tuởng thị
giác.Trong đó ảo tuởng thị giác thường gặp ở bệnh động kinh thùy chẩm
5
hơn, nội dung thường thơ sơ (Chớp sóng, những điểm đen hoặc có màu sắc) đến nội
dung phức tạp (phong cảnh, hình người...) .Ảo thanh cũng có thể gặp trong cơ động
kinh đặc biệt là động kinh thùy thái dương, nội dung thô sơ đôi khi cũng gặp phức tạp
(Tiếng người nói, điệu nhạc...).
1.3.2. Các biểu hiện rối loạn tâm thần trong cơn
1.3.2.1. Các cơn tương đương(cơn tự động hay cơn tâm thần vận động )
Trong cơn hoạt động ý thức giảm nhẹ, bệnh nhân còn nhớ và nhận thức được
hành vi của mình.
Các biểu hiện có thể bằng hành vi tự động, ví dụ bệnh nhân đang lau nhà thì
cứ lau nhà mãi khơng cưỡng lại được, có khi cơn lại mang tính cưỡng bức như một
rung động ám ảnh và bệnh nhân chống lại và kết thúc bằng một cơn giận dữ như cơn
ăn cắp, cơn khiêu dâm, cơn giết người...cơn tương đương có rối loạn ý thức nặng
hơn, hành vi tự động sẽ mang tính mù mờ ý thức, tác phong mơ hồ, bệnh nhân không
thấu hiểu được tác phong của mình và ngạc nhiên khi người khác kể lại.
Các hành vi tự động có thể là : cơn đi lang thang, bỏ chạy...trong cơn có thể có
hành vi phạm pháphoặc hành vi lố bịch hài hước. Cơn bỏ chạy thường có đặc điểm
chạy thẳng lên phía trước (do ý thức bị thu hẹp). Các cơn tương đương có thể xuất
hiện riêng biệt, có thể trước hoặc sau một cơn cục bộ. Một số các tác giả cho rằng
nhữngcơn không giống như cơn lớn, hoặc cơn nhỏ, đó là nhưng cơn tương đương
như cơn nấc, cơn ngáp...
1.3.2.2. Các rối loạn ý thức
1.3.2.2.1. Trạng thái hôn mê :
Đây là trạng thái hay gặp nhất trong cơn động kinh tồn thể co cứng - co giật
điển hình, tiếp theo là sự phục hồi từ từ ý thức và hoạt động nhận thức kéo dài từ vài
phút đến nhiều giờ, có biểu hiện lâm sàng của một tình trạng sảng (Delirium) đang
hồi phục dần. Vấn đề chẩn đoán chỉ được đặt ra khi bệnh động kinh không được biết
đến từ trước.
1.3.2.2.2.Trạng thái lú lẫn:
Thường kèm theo các yếu tố lo âu, thường có khuynh huớng kích động giận
dữ, lú lẫn có nhiều mức độ và sắc thái khác nhau và thường kết hợp với các trạng thái
lo âu, mê sảng , mê mộng hay bùng nổ, nhưng đều có đặc điểm quên sau cơn.
6
Trạng thái lú lẫn thường xuất hiện sau một loạt cơn hoạt động kịch phát,
nhưng cũng có trường hợp đang lú lẫn lại xuất hiện cơn kịch phát, có thể chỉ có tình
trạng lú lẫn khơng có cơn kịch phát. Cơn lú lẫn thường kéo dài vài giờ đến vài ngày
có khuynh huớng tái phát cơn sau giống cơn trước.
1.3.2.2.3. Các trạng thái hồng hơn:
Hồng hơn là trạng thái loạn thần cơ bản của động kinh và hay gặp trong pháp
y tâm thần . Đặc điểm khởi phát đột ngột cơn ngắn quên sau cơn.Đột ngột ý thức trở
nên mù mờ, bệnh nhân trở nên ngơ ngác, phân vân, trả lời chậm bàng quang với các
vấn đề thực tế xung quanh, tư duy huớng về các vấn đề trừu tuợng như tơn giáo, pháp
trị , vũ trụ...Có khi ý thức rối loạn nhẹ bệnh nhân vẫn sống nhưng trong cảnh mộng,
cịn nhớ và cịn định huớng đúng, cịn thích nghi với môi trường, nhưng trạng thái lại
rất bấp bênh trong nhiều ngày, giai đoạn hồng hơn và tỉnh táo đan kẽ nhau, trong
tình trạng này xuất hiện nhiều cơn bỏ chạy với khuynh huớng hành hung giết người
hoặc tự sát. Trong cơn xuất hiện những hiện tuợng lạ như mê mộng ảo tuởng ảo giác
hoặc ý tuởng thần bí. Ở bệnh nhân có thể tồn tại hai khuynh huớng trái ngược nhau:
một là có những hành vi phá hoại độc ác nhưng ngược lại bệnh nhân cũngcó nhưng ý
tuởng cao đẹp như xây dựng trật tự xã hội...
1.3.3. Các rối loạn cảm xúc
1.3.3.1. Các cơn loạn khí sắc.
Trong cơn bệnh nhân cảm thấy những cảm xúc lẫn lộn vừa buồn rầu vừa giận
dữ, vừa bất mãn vừa hằn học. Đặc biệt trong cơn dễ bị kích thích và đồng thời có
những ý tuởng nghi bệnh, thường xuất hiện cảm giác sợ hãi, có trường hợp xuất hiện
khối cảm nhưng rất hiếm. Một số bệnh nhân trong cơn rối loạn khí sắc uống rất
nhiều rượu, đi lang thang thường rất nguy hiểm...Một số thuốc chống động kinh có
tác động xấu đến khí sắc như Phenobarbital, vigabatrin, felbamate có thể có nguy cơ
gây trầm cảm ở bệnh nhân động kinh .Những rối loạn này gia tăng nguy cơ tự sát ở
bệnh nhân động kinh ...
1.3.3.2. Cơn hưng cảm và trầm cảm
Trong quá trình tiến triển của động kinh thỉnh thoảng xuất hiện những cơn
trầm cảm và hưng cảm , thường là nhưng cơn khơng điển hình.Trong cơn có rối
7
loạn ý thức giống trạng thái hồng hơn, trước hoặc sau cơn thường có những biến đổi
khí sắc.
1.3.4. Một số biểu hiện các rối loạn tâm thần khác của một số cơn động kinh
Ít gặp hơn và cũng ít được nhận biết hơn là những cơn rối loạn tâm thần
thoáng qua ở nhưng bệnh nhân động kinh cơn nhỏ hay động kinh cục bộ nhất là động
kinh thùy thái dương.Bản chất động kinh của nhưng cơn này có thể khó nhận biết do
các biểu hiện vận động hay cảm giác đặc hiệu của bệnh động kinh khơng có hay rất
nhẹ nên không gây được sự chú ý nơi thầy thuốc.Rối loạn tâm thần cũng gặp trong
tình trạng động kinh liên tục duới lâm sàng (subclinical status epilepticus) khi sự
phóng điện bất thường động kinh kéo dài, có thể trong nhiều giờ mà không gây ra các
rối loạn vận động. Các cơn này thường khởi đầu đợt ngột, biểu hiện bởi ý thức u ám,
rối loạn định huớng, rối loạn trí nhớ và nhận thức. Cơn có thể kéo dài từ vài phút đến
nhiều giờ và sự phục hồi cũng nhanh như lúc xuất hiện. Sau cơn người bệnh có thể
quên hoàn toàn hoặc chỉ nhớ từng phần những sự việc đã qua. EEG trong giai đoạn
này ghi nhận thường xuyên hoạt động gai nhọn – sóng chậm hay đa gai khu trú hay
đa gai – sóng chậm lan tỏa.
Tình trạng rối loạn tâm thần thoáng qua ở những trạng thái động kinh liên tục
không co giật ( non convulsive status epilepticus) như động kinh liên tục cục bộ đơn
giản, cục bộ phức tạp và cơn vắng ý thức ( Shorvon 1994) thường có những biểu hiện
lâm sàng phức tạp hơn với nhưng triệu chứng nổi bật về cảm xúc, tri giác, tư duy ,
hành vi như ảo giác, hoang tuởng, kích động , trầm cảm nặng, mất vận ngơn
(Aphasia) hoặc câm tạm thời, trạng thái căng trương lực rất giống với các bệnh loạn
thần nguyên phát khác.
1.4. Các rối loạn tâm thần mạn tính của động kinh
Đây là những rối loạn tâm thần ngoài cơn động kinh xuất hiện trên các người
bệnh động kinh bị động kinh lâu ngày. Biểu hiện nhiều nhất là các biến đổi về nhân
cách, suy giảm nhận thức, mất trí...
1.4.1. Rối loạn nhân cách
Những biến đổi về nhân cáchcủa động kinh có nhưng nét đặc trưng sau :
1.4.1.1.Tính bất ổn
Dao động sự thay đổi về cảm xúc, khí sắc, hoạt động đều khơng ổn định có thể
thay đổi từng lúc và có thể thay đổi đột ngột từ cực này sang cực khác. Người
8
bệnh đi từ phấn khởi niềm nở thái quá đến chỗ ghét bỏ thậm tệ, khi thì hiền từ độ
luợng, khi thì hung dữ xấu xa, khi thì lễ phép q độ, khi thơ lỗ láo xược, khi thì vui
vẻ cởi mở, khi thì cau có n lặng.
1.4.1.2. Tính bùng nổ
Bệnh động kinh thường có phức cảm về bệnh tật, tự ti bi quan về sự bất lực,
đau khổ về sự sót kém đa nghi về sự khinh miệt của người khác nên người bệnh dễ
phản ứng với xung quanh. Phản ứng mang tính bùng nổ cho nên chỉ một lời nói sơ ý
và một cử chỉ nhỏ cũng làm cho người bệnh xanh xám mặt mày vất bỏ công việc sẵn
sàng chửi bới. Vì vậy, người bệnh động kinh dễ làm mất lịng những người xung
quanh. Có khi gặp khó khăn trong đời sống, thời tiết thay đổi cũng có thể làm cho
người bệnh bực tức gây gổ với người thân đưa tới hành vi nguy hiểm.
1.4.1.3. Tính bầy nhầy
Thể hiện bằng những sự kiện có nhiều tính chất khác nhau,người bệnh có tình
cảm gắn bó chặt chẽ với gia đình, nghề nghiệp, quê hương cho nên người bệnh
thường không đi xa nhà được và không chuyển nghề được. Ngược lại có thành kiến
rất dai dẳng rất khó xóa bỏ.Người bệnh thường có những suy nghĩ chậm chạp khó
chuyển từ chủ đề này sang chủ đề khác. Tính bầy nhầy được ghi nhận rõ rệt khi người
bệnh nói chuyện họ nói chậm , nói dai tỏ vẻ quan trọng , nói lai nhai đầy các chi tiết
vụn vặt thứ yếu và không đi tới trọng tâm câu chuyện. Người bệnh thích bảo vệ các
tập qn cũ, cơng thức cũ, bám sát thầy thuốc theo dõi diễn biến và uống thuốc đầy
đủ để chữa bệnh.Tính chất này cịn thể hiện qua chữ viết và hình vẽ. Triệu chứng viết
nhiều ( Hyphergraphia) được một số tác giả coi là một số dấu hiệu đặc biết của động
kinh từng phần phức tạp. Sự quan tâm đến tín ngưỡng có thể biểu lộ bởi sự chú ý gia
tăng và sự tham gia quá mức vào những hoạt động tơn giáo mà cịn bởi những
khuynh hướng khác thường đối với những tranh luận về đạo đức và những vấn đề
triết học.
1.4.1.4. Tính vị kỷ:
Người bệnh q lo lắng về bệnh tật của mình, vịng quan tâm ngày một thu
hẹp, bệnh nhân trở nên vị kỷ , đòi hỏi mọi người phải chú ý chăm sóc mình.
1.4.1.5. Một số các biến đổi về hành vi khác:
Những biểu hiện thường được các tác giả nước ngoài ghi nhận bao gồm là tình
trạng suy giảm tính dục (thường gặp) và nhưng thay đổi trong hành vi tính
9
dục.Những thay đổi trong hành vi tính dục có thể được biểu hiện bởi tình trạng gia
tăng tính dục, những lệch lạc tính dục như loạn dâm , chuyển dạng (Transvestism),
loạn dâm đồ vật ( Fetishism).
1.4.2. Các biểu hiện loạn thần
Những rối loạn loạn thần được nhận thấy trên người bệnh động kinh nhiều
năm. Những rối loạn này thường gặp hơn những rối loạn loạn thần trong cơn nhưng ít
hơn so với rối loạn nhân cách. Những trạng thái loạn thần giống phân liệt thường gặp
ở bệnh nhân bị động kinh cục bộ phức tạp có nguồn gốc thùy thái đương trong nhiều
năm, do đó thời gian bị bệnh động kinh được coi như một yếu tố quan trọng gây ra
rối loạn này (14 năm). Có khoảng 10-30% bệnh nhân bị động kinh cục bộ phức tạp
có các triệu chứng loạn thần. Những yếu tố nguy cơ được ghi nhận như nữ nhiều hơn
nam, thuận tay trái, khởi phát động kinh ở tuổi dậy thì, vị trí tổn thương ở bên trái.
Những rối loạn loạn thần giống phân liệt này có thể xuất hiện cấp tính, bán cấp hoặc
từ từ. Những thay đổi nhân cách thường xảy ra trước khi xuất hiện các rối loạn loạn
thần. Biểu hiện lâm sàng nổi bật là ảo giác, hoang tuởng. Phần lớn người bệnh cịn
duy trì cảm xúc phù hợp trái ngược với cảm xúc cùn mòn nhưng xuất hiện
ở người bệnh tâm thần phân liệt. Rối loạn hình thức tư duy thường hay gặp là tư duy
lai nhai, tư duy trừu tuợng nghèo nàn hơn so với tư duy bị ngắt quãng và lỏng lẻo
không liên kết hay gặp ở người bệnh tâm thần phân liệt.
1.4.3. Các biến đổi về hoạt động nhận thức
Bệnh động kinh không hẳn gây ra những suy giảm hoạt động nhận thức. Tuy
nhiên nhìn chung thì tỉ lệ giảm sút về trí tuệ trong những người bệnh động kinh cao
hơn người bình thường.Theo Lennox thì khoảng 36% bệnh nhân động kinh bị chậm
phát triển tâm thần trong đó có 14% ở mức độ rõ rệt và 22% ở mức độ nhẹ
.Những người bệnh động kinh điều trị ngoại trú có trí tuệ bình thường trước khi bị
động kinh thì chỉ có 5-10% bị giảm hoạt động nhận thức. Ở trẻ em động kinh cịn có
giảm sút về trí nhớ và khó khăn đặc biệt về tốn học. Về mặt bệnh lý thần kinh các
tác giả ghi nhận giảm sút trí nhớ rõ rệt ở bệnh nhân động kinh thùy thái dương. Đặc
biệt ở động kinh thùy thái dương trái thường gây giảm trí nhớ ngơn từ (Verbal
memory), trong khi giảm trí nhớ thao tác và trí nhớ thị giác hay gặp ở động kinh có
nguồn gốc thùy thái dương phải. Ở cùng một vị trí não bộ, các bệnh lý khác nhau gây
ra ổ động kinh cũng đưa tới hậu quả khác nhau về suy giảm nhận thức.
10
1.4.4. Mất trí động kinh
Quan niệm trước kia khi nghiên cứu người bệnh động kinh điều trị nội trú cho
rằng: người bệnh động kinh trước sau thì cũng mất trí. Các nghiên cứu gần đây cho
thấy:
- Nếu loại trừ động kinh ở trẻ em sớm, có tổn thương não rõ rệt thì những
người bệnh trước khi bị động kinh mà có trí tuệ bình thường thì chỉ có 5-10% số
người bệnh sẽ bị mất trí.
- Khơng có một trạng thái mất trí đơn điệu nào do động kinh mà chỉ có những
hình thái trí tuệ giảm sút theo từng mức độ theo q trình, tính chất và vị trí tổn
thương thực thể ở não.
- Thực chất mất trí kiểu động kinh chỉ là những đột biến đổi nhân cách cùng
với thời gian làm nó trở nên trầm trọng hơn mà thơi. Ví dụ : tư duy chậm chạp làm
cho người bệnh khơng phân biết được đâu là cái chính đâu là cái phụ,bị vướng vào
những chi tiết vụn vặt vô nghĩa. Ngôn ngữ trở nên nghèo nàn, người bệnh quên ngày
tháng... nên các biểu hiện ra ngồi có vẻ như mất trí.
1.5. Chẩn đốn
1.5.1.Chẩn đốn xác định
Vấn đề chẩn đốn động kinh rối loạn tâm thần trở nên khó khăn khi bệnh cảnh
lâm sàng nổ bật những triệu chứng tâm thần trong khi rối loạn ý thức và nhận thức
không rõ rệt. Đối với người bệnh được chẩn đoán động kinh từ trước sự xuất hiện các
rối loạn tâm thần đưa đến hai trường hợp:
- Sự tiến triển của bệnh động kinh? Thầy thuốc phải kiểm tra sự sử dụng thuốc
chống động kinh của người bệnh có phù hợp và liên tục hay không? Cũng như lưu ý
tác dụng phụ của thuốc chống động kinh.
- Bệnh động kinh được kiểm sốt tốt bằng thuốc chống động kinh, có thể xuất
hiện một số bệnh lý tâm thần độc lập đi kèm theo.
- Trường hợp người bệnh mới, chưa được chuẩn đoán động kinh, có bốn đặc
điểm lâm sàng gợi ý nghi ngờ động kinh:
+ Sự xuất hiện đột ngột các rối loạn tâm thần ở một người mà trước kia có sức
khỏe tâm thần bình thường.
+ Sự xuất hiện đột ngột một tình trạng sảng khơng xác định được ngun nhân
thường gặp.
11
+ Tiền sử cá nhân có những cơn giống nhau với đặc tínhxuất hiện đột ngột và
hồi phục tự phát.
+ Tiền sử có những cơn ngất xỉu hoặc té ngã mà khơng rõ ngun nhân.
Vai trị của EEG ở trường hợp này rất quan trọng để chẩn đoán động kinh, đặc
biệt là động kinh cục bộ phức tạp , có thể tìm thấy được ở động kinh 25-50% ở nhóm
bệnh nhân này.Tuy nhiên, cũng cần phải phân biệt các rối loạn tâm thần do động kinh
với các bệnh lý tâm thần nguyên phát khác như bệnh tâm thần phân liệt, các rối loạn
phân ly, các rối loạn khí sắc, các rối loạn nhân cách khác...
1.5.2. Chẩn đoán phân biệt
Để phân biệt các trạng thái loạn thần khác không phải do động kinh cần căn cứ
vào các đặc điểm của loạn thần do động kinh đó là:
- Cơn hưng cảm, trầm cảm thường khơng điển hình.
- Thường xuất hiện có tính chất chu kỳ.
- Thường kèm theo rối loạn ý thức kiểu hồng hơn
-Thường có rối loạn khí sắc trước và sau cơn. -Các
dấu hiệu suy nhược mang màu sắc thực tổn.
-Tiền sử có các cơn co giật, điện não có sóng động kinh.
1.6. Điều trị
Một số nguyên tắc cơ bản:
- Phải kiểm soát tốt động kinh bằng thuốc chống động kinh và những phương
pháp có thể khác có nhiều hiệu quả, ít độc tính, ít tác dụng phụ.
- Phối hợp các thuốc hướng thần khi cần thiết, nên tránh các thuốc chống loạn
thần, chồng trầm cảm có khả năng làm giảm ngưỡng động kinh.
- Phối hợp các liệu pháp tâm lý cá nhân, tâm lý nhóm, liệu pháp gia đình - xã
hội để nâng cao hiệu quả điều trị , giúp người bệnh tái thích ứng xã hội và bảo đảm
chất luợng cuộc sống cho người bệnh.
- Lao động với chế độ thích hợp: tránh chỗ cao, gần lửa, gần nước, gần máy
móc vận hành ...để phịng tai nạn rủi ro do cơn động kinh gây ra.
1.7. Phòng bệnh (4)
Phòng bệnh nói chung: Quản lý thai nghén, đảm bảo an tồn giao thơng và
trong sinh hoạt hằng ngày.
12
Phịng cơn tái phát: Hướng dẫn người bệnh khơng được quên thuốc, không
được tự động bỏ thuốc, tránh dùng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, tránh
những nghề có khả năng nguy hiểm cao, khơng ở nơi thiếu oxy, nhiệt độ cao...
1.8.Chăm sóc (6)
1.8.1 Nhận định:
Nhận định cơn, trường hợp chứng kiến cơn việc chuẩn đoán tương đối dễ.
Nhưng nhiều khi là do người nhà, người xung quanh hoặc bản thân người bệnh kể lại,
do đó cần phân biệt với cơn chức năng.
- Người bệnh đang có cơn động kinh cần xem mức độ, tính chất cơn: đột ngột,
định hình, chú ý cơn giật đầu tiên, vị trí cơ giật đầu tiên, cơn cục bộ hay toàn bộ.
- Thời gian và các yếu tố thuận lợi gây cơn, cơn tái phát, có hơn mê khơng?
- Điều trị có cắt cơn khơng?
- Tồn trạng:
+ Tri giác: Dựa vào thang điểm Glasgow để đánh giá mức độ hôn mê của
người bệnh (bình thường 15 điểm, mắt 4 điểm, lời nói 5 điểm, vận động 6 điểm).
Trong cơn giật có mất ý thức khơng?
+ Da, niêm mạc: nhợt, hồng, tím..
+ Dấu hiệu sinh tồn: Mạch, nhiệt độ, huyết áp...
+ Thể trạng: Nặng bao nhiêu kg (dựa vào cân nặng của người bệnh để tính
liều lượng thuốc điều trị cho người bệnh).
+ Tâm lí người bệnh
-Tình trạng về thần kinh, tâm thần:
- Sau cơn người bệnh có mơ tả lại được cơn khơng?
- Người bệnh lên cơn có tính chất chu kỳ hay khơng?
- Các nguy cơ có thể xảy ra khi người bệnh lên cơn co giật
+ Cơn giật: Mấy cơn/ ngày, mỗi cơn kéo dài bao lâu, giật bắt đầu từ đâu ( tay,
chân bên nào, cơ, mặt...), có kèm theo các động tác tự động không, trong cơn người
bệnh có mất ý thức khơng? Có đại tiểu tiện khơng tự chủ khơng? Có sùi bọt mép, cắn
vào lưỡi? Rối loạn chức năng ngơn ngữ, có co cứng các cơ?
+ Sau cơn giật người bệnh có tỉnh khơng, vã mồ hơi, có nhớ gì trước đó
khơng? Có bị liệt sau cơn hay nơn khơng? Có tê bì chân tay, liệt khơng? Có kèm
13
theo nói khó, nuốt nghẹn, sặc? Có cơn loạn thần khơng? Có đau đầu, nơn khơng?
Đại tiểu tiện có tự chủ?
-Tình trạng tim mạch:
+ Huyết áp: Trong cơn giật cao hay thấp. Ngồi cơn giật bình thường, cao
hay thấp.
+ Nhịp tim: Trong cơn giật cao hay thấp. Ngoài cơn giật bình thường, cao
hay thấp.
Tình trạng hơ hấp:
+ Tần số thở/phút
+ Xuất tiết đờm dãi : Trong cơn nhiều hay ít
+ Có khả năng ho khạc hay khơng?
+ Người bệnh tự thở hay phải có sự trợ giúp của máy thở qua ống nội khí
quản, mở khí quản,...
- Tình trạng tiêu hóa:
+ Người bệnh tự ăn uống được hay đặt sonde dạ dày ( do hôn mê hoặc rối
loạn nuốt), hoặc phải ni dưỡng qua đường tĩnh mạch.
+ Người bệnh có nôn, căng chướng bụng hoặc đau bụng không?
+ Đại tiện mấy lần/ ngày, có tự chủ khơng? Trong cơn có đại tiểu tiện khơng
tự chủ khơng?
- Tình trạng tiết niệu, sinh dục:
+ Tiết niệu: Tiểu tiện có tự chủ khơng? Màu sắc, số lượng nước tiểu 24h.
Người bệnh được đóng bỉm hay đặt sonde tiểu.
+ Sinh dục: Có viêm nhiễm khơng? Có liên quan đến vấn đề sinh dục như
cường dương, xuất tinh sớm...
- Tình trạng nội tiết: có mắc các bệnh như đái tháo đường, suy hoặc cường
giáp, suy tuyến yên...
- Vệ sinh cá nhân: quần áo, đầu tóc, móng tay, móng chân có sạch sẽ khơng?
* Tiền sử người bệnh: sản khoa đối với trẻ em, chấn thương đối với người lớn.
Các bệnh đã mắc trước đây, gia đình có ai mắc bệnh giống người bệnh khơng?
14
Người bệnh đã được khám, chuẩn đoán, điều trị ở đâu chưa? Thời gian mắc
bao lâu rồi? Nhận định về việc sử dụng thuốc ở nhà có đều khơng? Đăng kí quản lí
động kinh tại đâu, chế độ theo dõi, tái khám định kì.
Có sử dụng các chất kích thích khơng: rượu, bia, thuốc lá...
Thói quen sống hằng ngày, có tập thể dục thể thao không?
Tham khảo hồ sơ bệnh án:
+ Dựa vào chuẩn đốn chun khoa: ĐK tồn thể, ĐK cục bộ, Trạng thái ĐK.
ĐK cơn mau...
+ Các xét nghiệm cận lâm sàng: Huyết học, sinh học, vi sinh, độc chất có bất
thường khơng?
+ Các thăm dị chức năng khác: Điện não, chụp CT scanner sọ não...
1.8.2. Chẩn đoán chăm sóc
Xác lập các chuẩn đốn điều dưỡng phải dựa trên kết quả nhận định thực tế
người bệnh. Liên quan đến người bệnh động kinh tâm thần, có thể đưa ra các chuẩn
đốn điều dưỡng sau:
- Người bệnh có nguy cơ bị chấn thương do ngã
- Người bệnh có khả năng bị ngạt thở do đờm dãi, co cứng lồng ngực
- Người bệnh có khả năng bị sặc do tăng tiết đờm dãi
- Rối loạn thần kinh thực vật
- Rối loạn tim mạch, phù não do cơn kéo dài
- Người bệnh khơng biết cách phịng ngừa, thiếu hiểu biết về bệnh
1.8.3. Lập kế hoạch chăm sóc.
- Giảm lo lắng cho người bệnh
- Thực hiện cấp cứu khi có cơn động kinh
- Theo dõi sát khi có cơn và ngay sau cơn động kinh
- Hướng dẫn cách phòng bệnh và dùng thuốc duy trì
1.8.4. Thực hiện chăm sóc.
Ngay lập tức đưa người bệnh vào nơi an toàn, nới rộng quần áo, giữ tay chân
(không đè quá chặt), bảo vệ đầu khi ngã, trong cơn giật mạnh không nên di chuyển
trừ khi đang ở nơi nguy hiểm, để đầu hơi cúi ra phía trước, chèn gạc giữa hai hàm
răng, lau đờm dãi, giữa cơn giật từ từ quay đầu người bệnh sang một bên cho nằm
nghiêng để đờm dãi chảy ra tránh sặc vào phổi, không nên cố gắng khống chế cơn
15
giật, rời các vật sắc nhọn ra xa, không bỏ bất cứ đồ vật gì vào miệng kể cả thức ăn,
nước, thuốc để tránh người bệnh cắn vào lưỡi và sặc vào đường hơ hấp.
- Nhanh chóng thực hiện y lệnh: tiêm thuốc chống động kinh, không cho uống
thước khi đang giật, đang ngủ hoặc hơn mê.
- Giải thích và luôn ở cạnh người bệnh khi bắt đầu tỉnh, giữ người bệnh tại
giường, hồi sức toàn diện cho người bệnh.
- Hướng dẫn người bệnh cách phịng bệnh.
- Phịng bệnh nói chung: quản lý thai nghén, bảo vệ bà mẹ và trẻ em để giải
quyết tốt các trường hợp đẻ khó, chống các bệnh xã hội, phát hiện sớm động kinh
không rõ nguyên nhân, tiêm chủng đầy đủ đối với trẻ sơ sinh, chống các bệnh nhiễm
khuẩn, chú ý vấn đề dinh dưỡng, an tồn giao thơng và sinh hoạt, thực hiện đúng
nguyên tắc dùng thuốc.
- Loại bỏ các yếu tố thuận lợi gây cơn, sinh hoạt điều độ, sử dụng thuốc đúng
chỉ định, tìm hiểu dấu hiệu báo trước kho có cơn động kinh như đột ngột sợ hãi,
nhanh chóng cho người bệnh nằm để tránh bị thương, chế độ sinh hoạt lao động đúng
mức, thức ngủ đúng giờ, tránh công việc nguy hiểm như làm việc trên cao, dưới
nước, gần lửa, lái xe, lái tàu, làm việc lâu ngoài nắng, kiêng rượu tuyệt đối bất cứ ở
dạng nào (uống, thuốc xoa bóp dạng có cồn, nước hoa có nồng độ cao), tránh nhịn
đói dẫn đến hạ đường huyết, tránh mệt mỏi cơ thể, tinh thần, tránh các kích thích.
1.8.5. Đánh giá
- Người bệnh qua cơn an tồn, khơng có di chứng
- Giảm bớt lo lắng trước và sau cơn
- Người bệnh hiểu biết cách phòng bệnh, điều trị và sử dụng thuốc động kinh.
- Người bệnh không tái phát cơn.
16
Chương 2
LIÊN HỆ THỰC TIỄN
2.1. Bệnh viện Tâm thần tỉnh Nam Định
- Bệnh viện Tâm thần Nam Định được thành lập theo quyết định của Ủy ban
nhân dân tỉnh Nam Định ngày 14/02/1997 ngay sau khi chia tách tỉnh Nam Hà thành
Nam Định và Hà Nam. Trên cơ sở tiếp quản khu điều trị Bệnh viện Điều dưỡng A
Nam Hà lúc đầu có 100 giường bệnh. Bệnh viện là đơn vị trực thuộc Sở Y tế tỉnh
Nam Định, nằm trên địa bàn thôn Đệ Tứ - xã Lộc Hạ - Ngoại thành Nam Định (nay là
đường Đệ Tứ - phường Lộc Hạ - Thành phố Nam Định).
- Trải qua 25 năm xây dựng và trưởng thành, ngày nay bệnh viện đã phát triển
lớn mạnh là một bệnh viện chuyên khoa Tâm thần của tỉnh Nam Định, có cơ sở hạ
tầng khang trang, có trang thiết bị y tế khá hiện đại và đồng bộ, với đội ngũ cán bộ
viên chức y tế đông đảo và chuyên nghiệp. Bệnh viện đã đạt được những thành tựu to
lớn trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân tỉnh nhà, được nhân dân
tín nhiệm.
- Bệnh viện hiện đang triển khai một số kỹ thuật mới phục vụ cơng tác chẩn
đốn, phục vụ khám chữa bệnh cho người bệnh như máy: Lưu huyết não vi tính,
17
máy điện não vi tính, máy xét nghiệm sinh hố, máy siêu âm… và các máy móc hiện
đại khác.
- So với thời kỳ đầu thành lập bệnh viện mới có 12 bác sĩ, 25 điều dưỡng thì
nay trình độ cán bộ viên chức của bệnh viện đã nâng cao rất nhiều: 4 thạc sĩ, 7 Bác sĩ
chuyên khoa I, 6 Bác sĩ chuyên khoa định hướng Tâm thần, 6 Bác sĩ đang học năm
cuối, 1 dược sĩ Đại học, 6 điều dưỡng đại học, 10 Điều dưỡng cao đẳng, 42 Điều
dưỡng trung cấp và 8 cán bộ đại học khác. Tỷ lệ bác sĩ, điều dưỡng viên và trình độ
của cán bộ chủ chốt đã đạt mức qui định của bệnh viện chuyên khoa hạng III. Trên
thực tế công tác chăm sóc bệnh nhân tâm thần nói chung và chăm sóc người bệnh
động kinh tại Bệnh viện Tâm Thần Nam Định nói riêng vẫn con mang tính chất chăm
sóc tập chung phụ thuộc vào gia đình người bệnh chưa tìm hiểu và nắm bắt tâm tư
của người bệnh và gia đình người bệnh và cũng chưa có quy trình chuẩn chăm sóc
riêng cho người bệnh động kinh tại bệnh viện tâm thần Nam Định, đây cũng là vấn đề
cần được quan tâm.
. * Vấn đề chăm sóc chung cho người bệnh động kinh nằm viện điều trị:
- Người bệnh động kinh cần được sự đồng cảm, chia sẻ giúp đỡ của nhân viên
y tế.
- Mọi thành viên trong gia đình cần biết rằng động kinh không phải là một
bệnh tâm thần.
- Động viên, an ủi người bệnh và tạo điều kiện cho người bệnh lạc quan.
- Ăn uống điều độ, theo dõi và quản lí sát bệnh nhân.
- Khi có dấu hiệu bất thường (Co giật, co giật liên tục), báo cáo bác sĩ.
2.2. Nghiên cứu một trường hợp cụ thể
Sau đây là một trường hợp cụ thể về chăm sóc người bệnh động kinh tại bệnh
viện tâm thần Nam Định và cũng là thực trạng chăm sóc người bệnh chung tại bệnh
viện:
2.2.1. Thông tin chung
1. Họ và tên bệnh nhân: TRẦN XUÂN TH
2. Tuổi: 34
3. Giới tính: Nam
4. Dân tộc: Kinh
5. Nghề nghiệp: Nội trợ
18
6. Địa chỉ: Xã Nam Phong – Thành phố Nam Định - Tỉnh Nam Định
7. Ngày vào viện: 17/5/2021
8. Lý do vào viện: co giật liên tục
9. Chẩn đoán: Động kinh
2.2.2. Quá trình bệnh lý
Theo lời người nhà người bệnh kể, người bệnh sinh ra bình thường, là con
út trong gia đình có 3 người con. Người bệnh phát triển thể chất và tâm thần hồn
tồn bình thường.
Năm 2019, khi đang làm việc, không may người bệnh bị ngã giáo, sau đó
được điều trị tại bệnh viện Bạch Mai với chuẩn đoán: Chấn thương sọ não.
Năm 2020 khi đang ngồi xem ti vi, người bệnh tự nhiên ngã, sau đó co giật
tồn thân, mắt trợn ngược, mặt tím tái, hai hàm răng nghiến chặt vào nhau, cơn
kéo dài khoảng 1 phút, 1 tháng xuất hiện khoảng 3-4 cơn giật, các cơn giống nhau.
Thấy vậy người nhà đưa người bệnh đến khám và điều trị tại bệnh viện tâm
thần Nam Định, sau đó người bệnh được cho về nhà uống thuốc Depakin 200 mg
x 4 viên/ngày. Người bệnh uống thuốc đều, tần số xuất hiện cơn giật giảm,
khoảng 1-2 tháng xuất hiện 1 cơn giật, cơn sau giống cơn trước. Trong thời gian
này, người bệnh mệt mỏi, khơng muốn làm gì, tự vệ sinh, ăn uống được.
Khoảng 1 tuần trước khi vào viện, cơn giật xuất hiện nhiều hơn, 4 cơn 1
tuần, các cơn mô tả như trên, người bệnh mệt mỏi, bực tức, vẻ mặt căng thẳng,
hay cáu giận. Người nhà chưa cho uống thuốc gì và đưa người bệnh đến bệnh
viện tâm thần Nam Định điều trị.
3.2.3. Khám bệnh:
Toàn thân:
- Thể trạng trung bình
- Dấu hiệu sinh tồn:
+ mạch 80 lần/phút
+ Huyết áp 120/80 mmHg
+ Nhiệt độ: 37℃
+ Nhịp thở: 19 lần/ phút
- Tuần hoàn: Nhịp tim đều, tiếng T1 T2 rõ
- Hô hấp: Lồng ngực hai bên cân đối, nhịp thở đều