Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh lớp 4 dân tộc tày tỉnh cao bằng trong phân môn luyện từ và câu​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 114 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
–––––––––––––––––––––

NGUYỄN THỊ KIM HOA

XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
GIAO TIẾP CHO HỌC SINH LỚP 4 DÂN TỘC TÀY TỈNH CAO BẰNG
TRONG PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
–––––––––––––––––––––

NGUYỄN THỊ KIM HOA

XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
GIAO TIẾP CHO HỌC SINH LỚP 4 DÂN TỘC TÀY TỈNH CAO BẰNG
TRONG PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Ngành: Giáo dục học (Giáo dục Tiểu học)
Mã số: 8 14 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS Đặng Thị Lệ Tâm


THÁI NGUYÊN - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ
ràng. Các kết luận khoa học của luận văn chưa được công bố trong bất cứ cơng
trình nào.
Thái Ngun, tháng 6 năm 2020
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Kim Hoa

i


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến TS.Đặng Thị Lệ Tâm,
người đã tận tâm, nhiệt tình chỉ bảo tơi trong suốt q trình nghiên cứu và hoàn
thành đề tài này.
Xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Giáo dục Tiểu học Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong
suốt thời gian tôi học tập và nghiên cứu tại đây.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ của các thầy cô giáo
và các em học sinh trường Tiểu học Hạ Thôn; trường Tiểu học Xuân Hoà,
huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng; trường Tiểu học Vĩnh Quang; trường Tiểu
học Hợp Giang thuộc thành phố Cao Bằng đã tạo mọi điều kiện và giúp đỡ tơi
trong suốt q trình khảo sát và thực nghiệm sư phạm.
Để hoàn thành đề tài: “Xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực
giao tiếp cho học sinh lớp 4 dân tộc Tày tỉnh Cao Bằng trong phân môn Luyện
từ và câu” tôi đã sử dụng, kế thừa có chọn lọc các nghiên cứu của các tác giả đi

trước, đồng thời nhận được sự quan tâm, chỉ bảo của các thầy, cô giáo đã giúp
đỡ tôi trong q trình hồn thành đề tài.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng và nỗ lực để hoàn thành tốt đề tài nhưng
chắc chắn sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự chỉ
bảo, đóng góp của các thầy, cô giáo và các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2020
Tác giả đề tài

Nguyễn Thị Kim Hoa

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ........................................................................................................ i
Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii
Mục lục ............................................................................................................... iii
Bảng quy ước viết tắt ........................................................................................... v
Danh mục các bảng, biểu đồ ............................................................................... vi
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu .......................................................................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 9
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 10
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 10
6. Cấu trúc của đề tài ......................................................................................... 11
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC GIAO TIẾP CHO HỌC SINH LỚP 4 DÂN TỘC TÀY
TỈNH CAO BẰNG QUA PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU ................... 12
1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................... 12

1.1.1. Các khái niệm cơ bản .............................................................................. 12
1.1.2. Vai trò của phát triển NLGT cho HSTH ................................................. 19
1.1.3. Phát triểnNLGT cho HS trong phân môn Luyện từ và câu ..................... 21
1.1.4. Khái niệm về bài tập và vai trò của HTBT phát triển NLGT cho HS
lớp 4 dân tộc Tày tỉnh Cao Bằng ....................................................................... 32
1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 37
1.2.1. Đặc điểm ngôn ngữ - tâm lý học sinh lớp 4 tỉnh Cao Bằng .................... 37
1.2.2. Thực trạng phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh lớp 4 dân tộc
Tày tỉnh Cao Bằng ............................................................................................. 39
Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 44
Chương 2: THIẾT KẾ HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN NĂNG
LỰC GIAO TIẾP CHO HỌC SINH LỚP 4 DÂN TỘC TÀY TỈNH
CAO BẰNG THÔNG QUA PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU .............. 45

iii


2.1. Những định hướng xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực giao
tiếp cho học sinh lớp 4 dân tộc Tày tỉnh Cao Bằng........................................... 45
2.1.1. Bảo đảm mục tiêu môn học ........................................................................ 45
2.1.2. Rèn luyện năng lực giao tiếp theo các nhóm kĩ năng từ thấp đến cao .... 46
2.1.3. Kết hợp rèn luyện năng lực giao tiếp với việc học văn hố ứng xử
ngơn ngữ............................................................................................................ 46
2.1.4. Kết hợp rèn luyện năng lực giao tiếp ở gia đình, nhà trường và xã hội .. 47
2.2. Thiết kế hệ thống bài tập rèn luyện năng lực giao tiếp cho HS lớp 4 dân
tộc Tày tỉnh Cao Bằng thông qua phân môn Luyện từ và câu .......................... 48
2.2.1. Bài tập phát triển năng lực ngữ pháp....................................................... 48
2.2.2. Bài tập phát triển năng lực văn bản ......................................................... 55
2.2.3. Bài tập phát triển năng lực hành ngôn ..................................................... 59
2.2.4. Bài tập phát triển năng lực ngôn ngữ xã hội ........................................... 63

2.2.5. Bài tập phát triển năng lực chiến lược ..................................................... 67
2.3. Kiểm tra đánh giá quá trình rèn luyện năng lực giao tiếp cho học sinh ..... 69
2.3.1. Sử dụng bài tập trong đánh giá thường xuyên......................................... 69
2.3.2. Vận dụng bài tập trong đánh giá định kì ................................................. 71
Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 73
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ...................................................... 75
3.1. Mục đích thực nghiệm ................................................................................ 75
3.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm ............................................................. 75
3.3. Nội dung thực nghiệm ................................................................................ 76
3.4. Phương pháp thực nghiệm .......................................................................... 77
3.5. Kết quả thực nghiệm................................................................................... 89
Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 92
KẾT LUẬN....................................................................................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 95
PHỤ LỤC

iv


BẢNG QUY ƯỚC VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Từ viết đầy đủ

DTTS

Dân tộc thiểu số

GD


Giáo dục

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

HTBT

Hệ thống bài tập

NLGT

Năng lực giao tiếp

TH

Tiểu học

v


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ


Bảng:
Bảng 3.1: Kết quả điểm kiểm tra ở các lớp thực nghiệm và các lớp đối
chứng bài: Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi (Tuần 15)................... 89
Bảng 3.2: Kết quả điểm kiểm tra ở các lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng
bài: Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị (Tuần 29)................ 90
Biểu đồ:
Biểu đồ 3.1: So sánh kết quả điểm kiểm tra ở các lớp thực nghiệm và các
lớp đối chứng bài: Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi (Tuần 15) ...... 90
Biểu đồ 3.2: So sánh kết quả điểm kiểm tra ở các lớp thực nghiệm và các
lớp đối chứng bài: Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị
(Tuần 29).......................................................................................... 91

vi


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Giao tiếp là một nhu cầu cơ bản của con người, có vai trò quan trọng
trong các hoạt động của con người. Sự phát triển của xã hội hiện đại đòi hỏi
con người phải có những năng lực giao tiếp cần thiết. Những năng lực này có
thể được hình thành tự giác trong cuộc sống, trong hoạt động của mỗi người.
Tuy nhiên, con người chỉ được trang bị một cách có hiệu quả những năng lực
trên nếu được sống trong môi trường giáo dục, với những tác động giáo dục
phù hợp và mang tính khoa học.
Đối với lứa tuổi tiểu học, giao tiếp là một hoạt động chủ đạo, có ảnh
hưởng mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển nhân cách của các em trong độ
tuổi này. Việc hình thành và phát triển NLGT cho HS, trong đó có HS tiểu học
đang là vấn đề cần được quan tâm trong các nhà trường hiện nay, bởi lẽ, nó góp
phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông là hình thành

nhân cách tồn diện cho HS.
1.2. Theo quan điểm của Đảng và Nhà nước, giáo dục là lĩnh vực hoạt
động có hiệu quả nhất trong việc rút ngắn khoảng cách văn hoá, kinh tế giữa
các vùng miền và dân tộc. Trong đó, nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt
cho HS DTTS cấp tiểu học là nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục ở vùng DTTS.
Việt Nam là một quốc gia có rất nhiều thành phần dân tộc khác nhau,
mỗi dân tộc đều mang một nét văn hoá riêng và đặc biệt là sử d
18. Nguyễn Quang Ninh (1998), “Một số vấn đề dạy học ngôn bản nói và viết
ở tiểu học theo hướng giao tiếp”, sách BDTX chu kì 1997-2000 cho giáo
viên tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
19. Hoàng Phê (chủ biên) (1988), Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo
dục, Hà Nội.
20. Lý Toàn Thắng (2002), “Mấy vấn đề Việt ngữ học và ngôn ngữ học đại
cương”, NXB KHXH, Hà Nội.
21. Đỗ Ngọc Thống (2011), “Chương trình Ngữ văn trong nhà trường phổ
thông Việt Nam”, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
22. Nguyễn Minh Thuyết (1984), “Những nhân tố song ngữ ảnh hưởng đến
năng lực sử dụng ngôn ngữ của học sinh dân tộc ít người”, Tạp chí Nghiên
cứu giáo dục, số 8.
23. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) (2005), Tiếng Việt 4, tập 1, Nhà xuất bản
Giáo dục Việt Nam.

96


24. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) (2005), Tiếng Việt 4, tập 2, Nhà xuất bản
Giáo dục Việt Nam.
25. Phạm Toàn (1978), Phương pháp dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc, Nhà
xuất bản Giáo dục.

26. Nguyễn Trí (2000), “Kinh nghiệm dạy học ngôn bản theo hướng giao tiếp
ở một số nước”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 3.
27. Nguyễn Trí (2007), “Một số vấn đề dạy hội thoại cho học sinh tiểu học”,
Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

97


PHỤ LỤC
ĐÁP ÁN HỆ THỐNG BÀI TẬP
2.2.1. Bài tập phát triển năng lực ngữ pháp
* Bài tập về Ngữ âm - chữ viết - chính tả
Bài tập 1: A. năm.
Bài tập 2: Thạch An, Cao Bằng, Đông Khê
Bài tập 3:
A. Dương Tự Minh

C. Hà Giang

B. Nông Văn Dền

D. Chi Lăng

* Bài tập về cấu tạo từ
Bài tập 4: C. sáng sớm
Bài tập 5: D. 2 từ
Bài tập 6:
a. Từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu: dịu dàng, mịn màng, thấp thoáng,
dập dờn, đung đưa, long lanh, ngân nga, thánh thót, hân hoan.
b. Từ láy có hai tiếng giống nhau ở vần: lao xao, ôn tồn.

* Bài tập về Từ loại
Bài tập 7:
Danh từ riêng

Danh từ chung

Việt Nam, Đồng Nai, Việt Bắc, Điện

Nước, cây lá, cây nào, thân thuộc,

Biên Phủ

tre nứa, tre

Bài tập 8:
- Danh từ: rừng, hoa chuối, đèo, nắng, dao, thắt lưng, ngày xuân, mơ, rừng,
người, nón, sợi dang.
- Động từ: gài, nở, đan, chuốt.
- Tính từ: xanh, đỏ tươi, cao, ánh, trắng.

PL1


Bài tập 9:
A
Tính từ chỉ màu sắc

B
C
Tính từ chỉ hình dáng Tính từ chỉ tính chất phẩm chất


xanh thẫm, rậm rạp, trịn xoe, chót vót, tí mềm nhũn, mênh mơng, trong
vàng hoe, trong suốt, xíu, sâu hoắm, nhỏ suốt, kiên cường, thật thà, tươi
trắng ngần, đỏ ối

nhắn

tốt, rậm rạp, vắng tanh

* Bài tập về Các kiểu câu
Bài tập 10: C. Dùng để yêu cầu, mong muốn.
Bài tập 11: B. 1 - 4
Bài tập 12: C. 1 - 2- 4
Bài tập 13: C. Ai thế nào?
Bài tập 14: B. Đừng
Bài tập 15: C. Cả A và B
Bài tập 16: D. Món này cũng ngon đấy chứ?
* Bài tập về Các thành phần câu
Bài tập 17: B. Bọn địch
Bài tập 18:
A. Kim Đồng
B. bạn
C. Hát then - Đàn tính
Bài tập 19: Gạch một gạch dưới chủ ngữ, hai vạch dưới vị ngữ của các câu sau:
A. Người Tày / sống tập trung thành từng làng, bản.
B. Bốn bức tường bao quanh nhà / thường được xây có độ dày khoảng 40 cm.
C. Thợ xây siêu thị Cao Bằng / là những người có tay nghề cao.
D. Các cửa sổ, cửa gió / rất kiên cố, phù hợp với điều kiện sống của đồng bào.
Bài tập 20: Thêm chủ ngữ thích hợp để được câu kể Ai là gì?
A. Hồ Ba Bể

B. Xơi trám

PL2


Bài tập 21:
A.

Khi màn đêm buông xuống, đàn trâu lững thững về chuồng.

B.

Mùa đông, chim én thường bay về phương Nam tránh rét.

C.

Mỗi khi đón mùa xuân trên khu đồi này, tơi thường nhớ tới bác Cóc già
ở gốc cây duối đầu nhà.

D.

Sáng sớm, biển Sầm Sơn bao giờ cũng mát.

Bài tập 22: C. Ở đâu?
* Bài tập về Dấu câu
Bài tập 23:
a) Ở sân bóng, lớp Hùng đang thi đấu với lớp Nam.
b) Ngồi trời, những hạt mưa tí tách rơi.
c) Trên những cánh đồng mênh mông, bọn trẻ đang thả diều và chăn trâu.
Bài tập 24:

Trong suốt thời gian vừa qua , thành phố Cao Bằng đã huy động mọi
nguồn lực để triển khai Dự án cải tạo, nâng cấp tuyến phố Kim Đồng thành
tuyến phố đi bộ vào mỗi dịp cuối tuần . Đây là tuyến phố đi bộ kết hợp với
dịch vụ thương mại , có chiều dài 644 m từ nút giao nhau giữa tuyến phố
Kim Đồng và tuyến phố Hồng Đình Giong đến ngã ba giáp ranh Bộ Chỉ huy
Quân sự Tỉnh .
Bài tập 25: C. Đánh dấu sự liệt kê
Bài tập 26: A. Báo hiệu bộ phận đứng sau dấu hai chấm là lời nói trực tiếp của
nhân vật.
Bài tập 27: Em chọn dấu chấm, chấm hỏi hay chấn than để điền vào ô trống?
Mặt Tía đỏ lựng. Anh đang chăm chú, đăm chiêu gì, chẳng để ý đến
ai . Tơi vào tận nơi mà cơ chừng anh cũng chẳng biết . Tía dữ dội quá
chăng ? Tôi sợ. Tôi đứng chưa cao hơn ống chân anh .
(Ghi chép một ngày – TÔ HOÀI)

PL3


Bài tập 28: Trong đoạn văn dưới đây, người viết chỉ sử dụng dấu chấm. Em
hãy sửa lại các dấu câu cho phù hợp.
“Đường phố bắt đầu hoạt động và hun náo. Những chiếc xe tải nhỏ, xe
lam, xích lơ máy nườm nượp chở hàng hóa và thực phẩm từ những vùng ngoại
ô về các chợ Bến Thành, Cầu Muối.… đánh thức cả thành phố dậy bởi những
tiếng máy nổ giòn.”
2.2.2. Bài tập phát triển năng lực văn bản
Bài tập 1: 1 - 3- 2- 5 - 4.
Bài tập 2: - Bạn có đau lắm khơng? Tớ xin lỗi nhé, tớ không cố ý đâu.
Bài tập 3: - Không sao đâu. Bạn biết nhận lỗi là tốt rồi. Tớ không trách bạn đâu.
Bài tập 4: - Bạn cứ để đấy, mình sẽ giúp bạn.
Bài tập 5: - Tất nhiên rồi, mình sẽ đến.

Bài tập 6:
- Minh: Hải ơi, đi chơi cùng tớ đi!
- Minh: Chúng mình sẽ chơi trị bắn bi.
- Minh: Đi chơi đã, về làm bài tập sau.
- Minh: Tớ sẽ đợi bạn làm bài tập xong, rồi chúng ta cùng chơi nhé.
Bài tập 7:
Con: - Bố ơi, sắp tới trường con có mở lớp dạy võ. Con muốn đi học, bố ủng hộ
con nhé!
Bố: - Trời ơi, con gái sao lại đi học võ? Con phải đi học múa hoặc học đàn.
Học võ là việc của con trai, bố không ủng hộ con đâu.
Con: - Bố lúc nào cũng lo con bị bắt nạt. Con học võ sẽ tự bảo vệ được mình,
bố sẽ khơng phải lo nữa. Mới lại bố cũng muốn lớn lên con sẽ thi vào trường
cảnh sát để theo nghề của bố. Muốn học ở trường cảnh sát thì nên biết võ từ
bây giờ đấy bố ạ.
Bố: - Nhưng bố vẫn thấy con gái mà học võ thì thế nào ấy. Chả cịn ra con gái
nữa. Thế sao con không học đàn? Bố mẹ có thể mua đàn cho con cơ mà.

PL4


Con: - Thầy dạy nhạc bảo con tay cứng, con khơng có khiếu học đàn. Mà sao
bố lại nghĩ là học võ thì khơng ra con gái? Bố đã thấy chị Thúy Hiền biểu diễn
đẹp thế nào chưa - như là múa ấy.
Bố: - Con khéo nói lắm. Thơi được. Nhưng con học võ thì lấy thời gian đâu để
học bài ở nhà và nấu cơm giúp mẹ.
Con: - Bố yên tâm đi. Thời khóa biểu học võ ở trường con rất hợp lý nên con
đảm bảo sẽ không ảnh hưởng đến việc học và việc giúp mẹ đâu.
Bố: - Thế thì được, nữ võ sĩ. Bố sẽ ủng hộ con, sẽ nói với mẹ đồng ý cho con đi
học võ.
Con: - Vâng, con cảm ơn bố rất nhiều.

2.2.3. Bài tập phát triển năng lực hành ngôn
Bài tập 1:
1. 

2. 

3. 

4. 

Bài tập 2:
1 - a;

2 - d;

3 - b;

4 - c;

5-e

Bài tập 3: Nối các câu tục ngữ ở cột A với ý nghĩa tương ứng ở cột B
1 - g;

2 - c;

3 - a;

4 - b;


5 - e;

6-d

Bài tập 4:
a. Người dưới
b. Người dưới
c. Người bằng vai với người nghe
d. Người dưới
Bài tập 5:
a. Bác ơi, cháu xin bác cho cháu vào với ạ!
b. Cháu chào bác. Bạn Hưng có nhà khơng ạ? Bác cho cháu gặp bạn ấy với ạ.
Cháu cảm ơn bác.

PL5


c. Cô ơi, em chưa hiểu bài này. Cô giảng lại cho em với ạ. Em cám ơn cô.
d. Cô ơi, bán cho cháu 2 cái kẹo mút với ạ.
e. Con khơng ăn nữa mẹ ạ. Vì con sợ sâu răng mẹ ạ.
Bài tập 6:
Tình huống 1:
- Con cảm ơn mẹ! Mẹ thật tuyệt vời!
Tình huống 2:
- Chao ơi! Em cảm động q! Em cám ơn cơ và các bạn.
Tình huống 3:
- Ơi! Buồn q! Trời mưa nên chúng mình khơng đi đá bóng được rồi.
Bài tập 7: Sầm mất trật tự khi Mỷ đang làm bài tập toán. Mỷ bèn bảo :
Bạn giữ trật tự cho tớ học bài với nhé. Cám ơn bạn.
Bài tập 8:

Bạn Đại nói như thế là khơng được. Vì đi thăm bố của bạn, khơng phải đi
chơi mà bạn Đại lại nói: Chúng cháu đứng đây cho vui cô ạ!
Nếu là em, em sẽ nói: Chúng cháu đứng một lúc khơng sao đâu ạ. Cháu
cám ơn bác.
Bài tập 9:
Theo em, Thanh nói như thế khơng đúng.
Em sẽ hỏi: Mẹ ơi! Bà có mấy người con ạ?
Bài tập 10:
Theo em, Mai đã trả lời không đúng trọng tâm câu hỏi.
Em sẽ trả lời: Tớ luôn chăm chú nghe cô giảng bài và chăm chỉ làm bài tập.
Chỗ nào không hiểu, tớ sẽ hỏi lại cô giáo.
Bài tập 11:
Lan đã nhận xét như thế không được. Vì mẹ là người trên, Mai là người dưới.
Em sửa lại: Mai ơi! Tớ nhìn cậu giống mẹ cậu lắm!

PL6


Bài tập 12:
Mèo trả lời như vậy chưa được. Mèo nên nói :
- Mình khơng trơng thấy câu
Nhỡ ai khác thì sao?
Bài tập 13:
- Lời chào! Tự giới thiệu về bản thân.
+ Mơn học u thích
+ Lý do u thích
+ Cách để học tốt mơn học đó
- Lời cảm ơn
2.2.4. Bài tập phát triển năng lực ngôn ngữ xã hội
Bài tập 1:

Cô ơi, cháu muốn xem quyển sách bài tập Tiếng Việt lớp 4, cơ có khơng ạ?
Giọng điệu và cử chỉ của em lịch sự, lễ phép.
Bài tập 2:
(1) Con: Con chào bố, con đi học đây ạ.
Bố: Bố chào con. Học ngoan con nhé!
(2) HS: Em chào cô ạ!
Cơ giáo: Cơ chào em, em ngoan q!
(3) Em: Mình chào Sâm nhé! Cậu đi đâu đấy?
Sâm: Tớ chào cậu. Tớ đang đi về nhà đây.
Bài tập 3:
HS: Chúng em chào cô ạ!
Cô giáo: Cô rất vui khi được dạy các em.
HS: Chúng em cũng rất vui ạ.
Cô giáo: Chúng ta cùng cố gắng nhé!
Bài tập 4:
(1) A. Lan ơi, cho tớ về với nhé!
(2) B. Theo tớ, cậu không nên nói như thế!

PL7


(3) B. Bác mở giúp cháu cái cửa này với ạ!
Bài tập 5:
- Hoàng hãy đi học đi!
- Mẹ ơi! Mẹ đi nấu cơm đi!
- Chị Ngân hãy chăm chỉ học bài nhé!
- Em Linh hãy phấn đấu học thật giỏi nhé!
Bài tập 6:
Giữ phép
lịch sự


Câu
1

A. Cho tớ đi ra trước cậu nhé!

X

B. Cho đi nhờ một cái!
2

3

Không giữ phép
lịch sự
X

A. Bác ơi, bơm hộ cháu cái xe ạ!

X

B. Bơm hộ cái xe!

X

A. Đừng có mà nói vậy!

X

B. Theo tớ, cậu khơng được nói


X

như vậy!
4

A. Mở hộ cái cửa đi!

X

B. Bác ơi, mở cửa giúp cháu với ạ!
5

X

A. Mấy giờ rồi?

X

B. Bác ơi, cho cháu hỏi mấy giờ rồi

X

ạ?
Bài tập 7:
Tình huống 1:
- Con mới tìm được quyển sách nâng cao toán, mẹ mua cho con nhé!

PL8



Tình huống 2:
- Tớ quên mang bút chì cậu cho tớ mượn nhé!
Bài tập 8:
- Mẹ ơi, mẹ mở giúp con cái cửa sổ cho mát với ạ!
- Em mở giúp chị cái cửa sổ với nhé!
- Bạn ơi, mở giúp mình cái cửa sổ với!
Bài tập 9:
Mẹ: Con ơi, lại đây mẹ có món quà cho con đấy!
Con: Oa, con được quà ạ. Con cám ơn mẹ. Sao mẹ biết con thích ăm kem ạ?
Mẹ: Con gái mẹ mà, sao mẹ không biết. Con cố gắng học học hành chăm chỉ
rồi sẽ có món quà lớn hơn nhé!
Con: Vâng, con sẽ cố gắng mẹ ạ. Con yêu mẹ!
2.2.5. Bài tập phát triển năng lực chiến lược
Bài tập 1:
B. Cậu có thể cho tớ đi nhờ ơ về được khơng? Tớ quên mất ô ở nhà rồi!
Bài tập 2: A. Lan ơi! Cậu có làm sao khơng?
Bài tập 3: (1) A; (2) B; (3) A; (4) A
Bài tập 4: A. Mẹ ơi quyển sách này hay lắm mẹ ạ! Mẹ mua cho con nhé!
Bài tập 5: A. Bà ơi! Bà có mệt khơng ạ? Cháu rót nước cho bà nhé.
Bài tập 6: B. Tớ quên bút ở nhà rồi! Cậu cho tớ mượn nhé! Tớ cảm ơn cậu nhiều!
Bài tập 8: C. Cậu có thể giải thích giúp tớ bài tập này khơng? Bài tốn này khó q.
Bài tập 9: A. Xin lỗi mọi người! Tớ hôm nay bị hỏng xe nên đến muộn.

PL9



×