Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

(Luận văn thạc sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh thăng long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
-------------------------

TRẦN THỦY TIÊN

QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM –
CHI NHÁNH THĂNG LONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI, NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
-------------------------

TRẦN THỦY TIÊN

QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM –
CHI NHÁNH THĂNG LONG

CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
MÃ SỐ

: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐẶNG THỊ MINH NGUYỆT

HÀ NỘI, NĂM 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản Luận văn “Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương
mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long” là công trình
nghiên cứu khoa học độc lập của tơi. Các số liệu và kết quả sử dụng trong bài Luận
văn là hồn tồn trung thực và có trích dẫn nguồn gốc rõ ràng. Nếu sai tơi xin hồn
tồn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2020

Tác giả luận văn

Trần Thủy Tiên


ii

LỜI CẢM ƠN
Em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong Ban Giám hiệu trường Đại học
Thương mại, Khoa sau Đại học đã động viên và tạo mọi điều kiện để em có thể n

tâm với cơng việc nghiên cứu.
Hơn hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Giảng viên TS. Đặng Thị Minh
Nguyệt - người đã hướng dẫn chỉ bảo tận tình, động viên em trong suốt q trình
nghiên cứu để hồn thành Luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, cán bộ công nhân viên Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long đã hỗ trợ
cung cấp tài liệu để em có cơ sở thực tiễn bổ sung vào bài viết.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thành nội dung nghiên cứu bằng tất cả năng lực và sự
nhiệt tình của bản thân, tuy nhiên luận văn này khơng thể tránh khỏi những thiếu
sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của các thầy, cơ và đồng
nghiệp để em hồn thiện hơn nữa nhận thức của mình.
Xin chân thành cảm ơn!


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG, HÌNH ...................................................................................vii
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỢ XẤU VÀ QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .............................................................................. 10
1.1. Tổng quan về nợ xấu và tác động của nợ xấu ngân hàng thương mại ........ 10
1.1.1. Tín dụng và rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại .................................. 10
1.1.2. Khái niệm và bản chất nợ xấu của ngân hàng thương mại ............................. 13
1.1.3. Phân loại nợ xấu của ngân hàng thương mại .................................................. 17
1.1.4. Tác động của nợ xấu đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại . 18

1.2. Quản lý nợ xấu của ngân hàng thương mại................................................... 21
1.2.1. Khái niệm, mục tiêu quản lý nợ xấu của ngân hàng thương mại .................... 21
1.2.2. Nội dung quản lý nợ xấu của ngân hàng thương mại ..................................... 22
1.2.3. Tiêu chí đánh giá quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại .......................... 33
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nợ xấu của ngân hàng thương mại........................... 34
1.3.1. Các nhân tố chủ quan ...................................................................................... 34
1.3.2. Các nhân tố khách quan .................................................................................. 35
1.4. Kinh nghiệm quản lý nợ xấu của một số chi nhánh của ngân hàng thương
mại và bài học rút ra cho Vietinbank chi nhánh Thăng Long............................ 36
1.4.1. Kinh nghiệm quản lý nợ xấu của một số ngân hàng thương mại .................. 36
1.4.2. Bài học rút ra cho Vietinbank chi nhánh Thăng Long .................................... 39
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH
THĂNG LONG ....................................................................................................... 41


iv

2.1. Giới thiệu về ngân hàng thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam –
Chi nhánh Thăng Long ........................................................................................... 41
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công
Thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long ............................................................ 41
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương
Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long .......................................................................... 42
2.1.3. Một số kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long .................................................. 45
2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng và nợ xấu tín dụng của Ngân hàng Thương
mại Cổ phần Cơng Thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long ...................... 46
2.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng của Chi nhánh ................................................ 46
2.2.2. Thực trạng nợ xấu hoạt động tín dụng của Chi nhánh .................................... 49

2.3. Thực trạng quản lý nợ xấu hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại
Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long .............................. 50
2.3.1. Thực trạng ban hành các văn bản hướng dẫn, quy định, quy trình tín dụng
nhằm quản lý nợ xấu và lập kế hoạch nợ xấu của Chi nhánh ................................... 50
2.3.2. Tổ chức thực hiện quản lý nợ xấu của Chi nhánh ........................................... 58
2.3.3. Kiểm soát nợ xấu của Chi nhánh .................................................................... 73
2.4. Đánh giá thực trạng quản lý nợ xấu của Ngân hàng thương mại cổ phần
Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long ............................................... 78
2.4.1. Những kết quả đạt được .................................................................................. 78
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân ...................................................................... 79
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NỢ
XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT
NAM – CHI NHÁNH THĂNG LONG ................................................................. 83
3.1. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng và quản lý nợ xấu của Ngân
hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long
đến năm 2025 ........................................................................................................... 83
3.1.1. Định hướng phát triển chung của Chi nhánh đến năm 2025........................... 83


v

3.1.2. Định hướng quản lý nợ xấu của Chi nhánh .................................................... 85
3.2. Giải pháp tăng cường quản lý nợ xấu Ngân hàng thương mại cổ phần
Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long ............................................... 86
3.2.1. Tập trung vào công tác nhận diện khách hàng nợ xấu tại Chi nhánh ............. 86
3.2.2. Hồn thiện cơng tác thẩm định tín dụng ......................................................... 88
3.2.3. Hồn thiện cơng tác kiểm sốt nợ xấu ........................................................... 90
3.2.4. Nâng cao chất lượng hệ thống thu thập thơng tin tín dụng ............................. 94
3.2.5. Tăng cường phối hợp các biện pháp xử lý nợ xấu .......................................... 97
3.2.6. Sắp xếp bố trí lại nhân lực, thực hiện các chương trình đào tạo chuyên sâu

nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ............................................................. 100
3.3. Một số kiến nghị ............................................................................................. 102
3.3.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước ....................................................................... 102
3.3.2. Đối với Hội sở Vietinbank ............................................................................ 103
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

NGHĨA TIẾNG VIỆT

CBTD

Cán bộ tín dụng

DPRR

Dự phịng rủi ro

IMF

Tổ chức Tiền tệ Thế giới

HMTD

Hạn mức tín dụng


HĐQT

Hội đồng quản trị

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NSNN

Ngân sách Nhà nước

NHCT

Ngân hàng Cơng thương

PGD

Phịng giao dịch

PTKT

Phát triển kinh tế

QLNX


Quản lý nợ xấu

QLKH

Quản lý khách hàng

QTTD

Quản trị tín dụng

KSNB

Kiểm sốt nội bộ

KHCN

Khách hàng cá nhân

KHDN

Khách hàng doanh nghiệp

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TCTD

Tổ chức tín dụng


TMCP

Thương mại cổ phần

TSĐB

Tài sản đảm bảo

VAMC

Công ty quản lý tài sản

Vietinbank

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Cơng Thương Việt Nam

RRTD

Rủi ro tín dụng


vii

DANH MỤC BẢNG, HÌNH
BẢNG
Bảng 2.1: Một số kết quả hoạt động chính của Vietinbank – chi nhánh Thăng Long
giai đoạn 2017 - 2019 ................................................................................................ 45
Bảng 2.2: Kết quả tín dụng của Vietinbank – chi nhánh Thăng Long...................... 47
Bảng 2.3: Cơ cấu tín dụng của Vietinbank – chi nhánh Thăng Long ....................... 48

Bảng 2.4: Tỷ lệ nợ xấu của Vietinbank Thăng Long giai đoạn 2017 – 2019 ........... 49
Bảng 2.5: Quy định về giới hạn tín dụng KHDN của Vietinbank Thăng Long ....... 54
Bảng 2.6: Kế hoạch nợ xấu của Vietinbank – chi nhánh Thăng Long ..................... 57
Bảng 2.7: Kết quả nhận diện khách hàng có dấu hiệu nghi ngờ của Chi nhánh ....... 62
Bảng 2.8: Bảng chấm điểm và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp theo các nhóm
nợ xấu của Vietinbank Thăng Long .......................................................................... 63
Bảng 2.9: Kết quả chấm điểm và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp theo các nhóm
nợ xấu của Vietinbank Thăng Long giai đoạn 2017 - 2019...................................... 64
Bảng 2.10: Tỷ lệ % khách hàng doanh nghiệp nợ xấu của Vietinbank Thăng Long
giai đoạn 2017 - 2019 ................................................................................................ 65
Bảng 2.11: Bảng chấm điểm và xếp hạng khách hàng cá nhân theo các nhóm nợ xấu
của Vietinbank Thăng Long ...................................................................................... 66
Bảng 2.12: Kết quả chấm điểm và xếp hạng khách hàng cá nhân theo các nhóm nợ
xấu của Vietinbank Thăng Long giai đoạn 2017 - 2019 ........................................... 66
Bảng 2.13: Tỷ lệ % khách hàng cá nhân nợ xấu của Vietinbank Thăng Long giai
đoạn 2017 - 2019 ....................................................................................................... 67
Bảng 2.14: Tình hình phân loại nợ theo các nhóm nợ của Vietinbank Thăng Long
giai đoạn 2017 – 2019 ............................................................................................... 68
Bảng 2.15: Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn của Vietinbank Thăng Long .................. 68
Bảng 2.16: Tình hình tái cơ cấu nợ của Vietinbank Thăng Long ............................. 70
giai đoạn 2017 – 2019 ............................................................................................... 70
Bảng 2.17: Tỷ lệ trích lập dự phịng cụ thể ............................................................... 72


viii

Bảng 2.18: Thực trạng trích lập dự phịng xử lý nợ xấu của Chi nhánh giai đoạn
2017 - 2019 ............................................................................................................... 72
Bảng 2.19: Số lượng hồ sơ vay vốn bị loại tại Chi nhánh giai đoạn 2017 - 2019 .... 76


HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Vietinbank – chi nhánh Thăng Long .............. 43
Hình 2.2: Tỷ lệ nợ xấu của Vietinbank – chi nhánh Thăng Long ............................ 49
Hình 2.3: Quy trình tín dụng của Vietinbank – chi nhánh Thăng Long ................... 55
Hình 2.4: Tổ chức bộ máy quản lý nợ xấu của Vietinbank Thăng Long ................. 58
Hình 2.5: Kết quả xử lý nợ xấu bằng TSĐB của Vietinbank Thăng Long ............... 71
Hình 2.6: Kết quả xử lý nợ xấu bằng hình thức bán nợ của Vietinbank Thăng Long
giai đoạn 2017 - 2019 ................................................................................................ 73
Hình 2.7: Quy trình thẩm định hồ sơ của Vietinbank Thăng Long .......................... 74


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động quan trọng nhất của ngân
hàng thương mại (NHTM). Nợ xấu tồn tại tất yếu trong hoạt động tín dụng, và duy trì
nợ xấu ở mức độ an toàn là một trong các mục tiêu quan trọng của NHTM. Nợ xấu
không chỉ là nguyên nhân cơ bản gây mất an toàn, làm gia tăng trích lập dự phịng rủi
ro, gia tăng chi phí địi nợ từ đó gây sụt giảm lợi nhuận kỳ vọng của ngân hàng mà
cịn ảnh hưởng khơng tốt đến sự phát triển của kinh tế. Bên cạnh những tác động tiêu
cực về tài chính, nợ xấu cịn ảnh hưởng đến uy tín của bản thân ngân hàng và gây ảnh
hưởng không nhỏ đến hệ thống ngân hàng. Việc quản lý nợ xấu được coi là hoạt động
quan trọng để các ngân hàng xác định nguyên nhân, dự đoán tổn thất, từ đó đề xuất
các biện pháp giảm thiểu thiệt hại do nợ xấu cũng như đưa ra các giải pháp dự phòng
tránh nợ xấu lặp lại trong tương lai.
Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Công Thương Việt Nam là một trong
bốn NHTM cổ phần nhà nước, có quy mô tổng tài sản và quy mô dư nợ lớn hàng đầu
trong hệ thống các NHTM Việt Nam hiện nay. Theo đó, trong hệ thống chi nhánh,
Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long có hoạt động tín

dụng ngân hàng nói chung và quản lý nợ xấu đã có những chuyển biến tích cực và đạt
được kết quả đáng khích lệ trong những năm gần đây. Bên cạnh những thành công,
hoạt động quản lý nợ xấu của NHTMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng
Long cũng còn những hạn chế, vướng mắc: các biện pháp xử lý nợ xấu chưa đa dạng;
các khoản nợ đã bán cho VAMC theo hình thức trái phiếu đặc biệt chưa được xử lý
dứt điểm... Để thực hiện được các mục tiêu trong Chiến lược phát triển ngành Ngân
hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Quyết định 986/QĐ-TTg
và yêu cầu đặt ra đối với việc tuân thủ chuẩn mực Basel II đối với hệ thống NHTM
Việt Nam [1], Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam nói chung và Ngân hàng
TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long nói riêng cần có những
biện pháp quyết liệt hơn trong QLNX tại đơn vị.
Với mong muốn tìm hiểu, phân tích để góp thêm những luận cứ khoa học và
thực tiễn, đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý nợ xấu đối với Chi


2
nhánh, học viên đã chọn đề tài: “Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long” làm đề tài nghiên cứu
luận văn thạc sỹ của mình.
2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Trên thế giới và trong nước có khá nhiều nhà nghiên cứu bàn luận về nợ xấu
và các nhân tố ảnh hưởng tới nợ xấu. Sau đây là một số cơng trình tiêu biểu:
a) Nghiên cứu của nước ngoài:
Tại Châu Á, Rajan, Rajiv và Dhal (2003) đã sử dụng bảng phân tích hồi quy
để chỉ ra rằng những điều kiện kinh tế vĩ mơ thuận lợi (tính bằng sự tăng trưởng
GDP) và các yếu tố tài chính, các điều kiện tín dụng, quy mơ ngân hàng, chiến lược
tín dụng tác động đáng kể đến các khoản nợ xấu tại các NHTM ở Ấn Độ. Qua đó
nghiên cứu cho thấy được nợ xấu của NHTM chịu tác động bởi những nhân tố nào,
làm cơ sở nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng nợ xấu của luận văn.
Hu và cộng sự (2006) có phân tích mối quan hệ giữa nợ xấu và cơ cấu sở hữu

của các NHTM tại Đài Loan với một bộ dữ liệu vào giai đoạn 1996-1999. Nghiên
cứu cho thấy hình thức sở hữu cũng là một nguyên nhân gây ra nợ xấu : cụ thể các
ngân hàng thương mại có tỷ lệ sở hữu nhà nước cao hơn sẽ có các khoản nợ xấu
thấp hơn so với các ngân hàng khác. Hu và cộng sự (2006) cũng cho thấy rằng quy
mơ ngân hàng thương mại có mối quan hệ nghịch chiều với các khoản nợ xấu, (quy
mô ngân hàng càng lớn thì tỷ lệ nợ xấu càng nhỏ) trong khi đa dạng hóa danh mục
cho vay của ngân hàng lại không phải là yếu tố quyết định.
Rabeya Sultana Lata (2015) “Non-Performing Loan and Profitability: The
Case of State Owned Commercial Banks in Bangladesh”, tác giả cho rằng nợ xấu
tác động đến lợi nhuận ở các NHTM ở Bangladesh. Nghiên cứu này tìm ra hàng
loạt vấn đề: nợ xấu, tăng trưởng, quy định và mối quan hệ với các ngân hàng bằng
cách sử dụng một số tỷ lệ và mơ hình hồi quy tuyến tính của kỹ thuật kinh tế lượng.
Các kết quả nghiên cứu đại diện từ năm 2006 - 2013 cho rằng: tỷ lệ nợ xấu của các
NHTM nhà nước là rất cao (chiếm hơn 50% tổng nợ xấu của ngành ngân hàng)
trong 8 năm qua.


3
Moh Benny Alexandri and Teguh Iman Santoso (2015) “Non Performing
Loan: Impact of Internal and External Factor: Evidence in Indonesia”, tác giả cho
rằng nợ xấu tác động đến yếu tố nội sinh và ngoại sinh. Nghiên cứu này xem xét
ảnh hưởng của các ngân hàng thương mại trong và ngoài nước về mức độ nợ xấu tại
các ngân hàng thương mại. Đây là một nghiên cứu định lượng sử dụng bảng điều
khiển hồi quy dữ liệu phân tích giai đoạn 2009 - 2013. Các đối tượng nghiên cứu
gồm 26 ngân hàng. Các yếu tố ảnh hưởng như: tỷ lệ an toàn - CAR, mức độ hiệu
quả - ROA, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước - GDP và tỷ lệ lạm phát.
Mơ hình dự đốn được sử dụng là mơ hình dữ liệu bảng Random Effects Model REM. Kết quả nghiên cứu này kết luận rằng: mức độ hiệu quả của các ngân hàng sẽ
làm giảm mức nợ xấu.
b) Nghiên cứu trong nước
Còn tại Việt Nam, nợ xấu, chất lượng tín dụng,... cũng là vấn đề được nhiều

tác giả quan tâm, cụ thể:
Nguyễn Thị Hồng Vinh (2017), “Nợ xấu của hệ thống Ngân hàng Thương Mại
Việt Nam”, luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Ngân hàng TP.HCM, tác giả đã sử dụng
ước lượng dữ liệu bảng động GMM để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng cũng như tác
động của nợ xấu tại các NHTM giai đoạn 2005 – 2015. Luận án đã góp phần về mặt
lý thuyết và mối quan hệ giữa nợ xấu với các yếu tố đặc thù, ngành cũng như yếu tố
vĩ mô của quốc gia mới nổi như Việt Nam. Bên cạnh đó, luận án cung cấp vào bằng
chứng thực nghiệm về sự tồn tại của các yếu tố tác động đến nợ xấu cũng như hậu
quả của nợ xấu đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu còn
tồn tại một số hạn chế: (i) chưa tiếp cận nguồn tài liệu nợ xấu của từng NHTM Việt
Nam từ cơ quan Thanh tra giám sát hay các tổ chức quốc tế để đánh giá chính xác
hơn thực trạng nợ xấu của các NHTM Việt Nam.
Nguyễn Thị Hoài Phương (2012), “Quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại
Việt Nam”, luận án tiến sỹ kinh tế trường Đại học Kinh tế quốc dân, tác giả cho
rằng nợ xấu luôn tồn tại với sự phát triển của các NHTM nên cần thiết phải quản lý
nợ xấu tại các NHTM Việt Nam. Luận án nghiên cứu nội dung quản lý nợ xấu theo
cánh tiếp cận của chuyên ngành Tài chính Ngân hàng và theo quy trình quản lý nợ


4
xấu gồm 4 bước đã chứng minh rằng chỉ khi nào nợ xấu được nhận biết và đo lường
một cách chính xác thì các ngân hàng mới có thể quản lý có hiệu quả. Bởi vậy trong
quy trình quản lý nợ xấu nhất thiết phải bổ sung cách thức đo lường nợ xấu như thế
nào. Các ngân hàng phải ước lượng được xác suất vỡ nợ của khoản vay, từ đó xác
định với xác suất vỡ nợ như thế nào thì được coi là nợ xấu. Các ngân hàng phải xây
dựng quy trình và tổ chức đo lường tổn thất của nợ xấu, để từ đó có cách ngăn ngừa
và xử lý thích hợp. Nghiên cứu đề xuất việc phân loại nợ thành 10 nhóm, tương ứng
với 10 mức trích lập dự phòng tổn thất từ 0% đến 100%; và khẳng định mơ hình
quản lý rủi ro tín dụng tổng thể là mơ hình hiệu quả trong việc quản lý nợ xấu cho
các NHTM Việt Nam. Khác với các nghiên cứu trước cho rằng chỉ có các ngân

hàng lớn với tiềm lực tài chính mạnh mới có thể áp dụng mơ hình này. Nghiên cứu
đã chứng minh rằng các NHTM Việt Nam hiện có quy mơ hoạt động nhỏ, năng lực
tài chính yếu vẫn hồn tồn có thể áp dụng mơ hình, dựa trên việc xây dựng các liên
kết về mặt công nghệ, thông tin và quản trị để đảm bảo đáp ứng các điều kiện vận
hành của mơ hình.
Nguyễn Thị Thu Cúc (2015) “Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam”, Luận án tiến sỹ kinh tế, Bộ tài chính, tác giả cho
rằng quản lý nợ xấu rất cần thiết với loại hình ngân hàng nơng nghiệp- chiếm phần
lớn thị phần kinh tế Việt Nam. Nghiên cứu quản lý nợ xấu trên góc độ tiếp cận của
chun ngành Tài chính Ngân hàng và nội dung quản lý nợ xấu của NHTM theo
quy trình 4 bước có đưa ra kết luận: Mục tiêu của quản lý nợ xấu là kiểm soát nợ
xấu ở mức độ ngân hàng có thể chấp nhận được trên cơ sở cân đối giữa rủi ro và lợi
nhuận kỳ vọng của ngân hàng trong từng giai đoạn. Quản lý nợ xấu phải ln nhằm
vào việc kiểm sốt tỷ lệ nợ xấu ở mức hợp lý để đảm bảo an toàn trong hoạt động
kinh doanh của mỗi NHTM bằng hệ thống các chính sách, các biện pháp và các
cơng cụ quản lý của mỗi ngân hàng. Luận án đã xác lập các chỉ tiêu đánh giá công
tác quản lý nợ xấu của NHTM và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác
quản lý nợ xấu làm cơ sở cho việc khảo sát thực tế. Quá trình quản lý nợ xấu tại
Agribank còn tồn tại những bất cập như: việc nhận diện, đo lường và đánh giá nợ
xấu thiếu chính xác, khơng cập nhật, chưa phù hợp với thơng lệ quốc tế dẫn đến nợ


5
xấu chưa được phản ánh đúng bản chất rủi ro của khoản nợ, trích dự phịng rủi ro
chưa đầy đủ; hoạt động phát hiện, giám sát, ngăn ngừa nợ xấu chưa kịp thời, hiệu
quả chưa cao, mơ hình quản trị rủi ro cịn nhiều bất cập; cơng tác xử lý nợ xấu
chậm, chưa thực sự mạng lại hiệu quả, chưa xử lý dứt điểm rủi ro và tổn thất. Luận
án đã phân tích rõ nguyên nhân những hạn chế của quá trình quản lý nợ xấu tại
Agribank bao gồm 6 nguyên nhân khách quan và 7 nguyên nhân chủ quan. Dựa trên
quan điểm, mục tiêu của công tác quản lý nợ xấu tại Agribank, luận án đề xuất giải

pháp nhằm tăng cường quản lý nợ xấu tại Agibank trong thời gian tới như: Hồn
thiện chiến lược và mơ hình quản trị rủi ro tín dụng, tổ chức lại bộ máy quản trị
RRTD; Hoàn thiện việc nhận diện, đánh giá, phân loại nợ xấu; Nâng cao hiệu quả
các biện pháp xử lý nợ xấu của ngân hàng; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
gắn với giáo dục đạo đức nghề nghiệp; Chú trọng tăng trưởng tín dụng bền vững.
Nguyễn Thị Thu Đơng (2012) “Nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM Cổ
phần Ngoại Thương Việt Nam trong quá trình hội nhập” Luận án tiến sỹ kinh tế.
Trong cơng trình này, tác giả đã đưa ra quan niệm về chất lượng tín dụng ngân hàng
theo tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, cũng rất thành cơng trong việc áp dụng mơ
hình hồi quy logistic để kiểm định mơ hình và giả thiết nghiên cứu trong hoạt động
phân tích của các yếu tố ảnh hưởng đến xếp hạng tín dụng của khách hàng pháp
nhân tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Nghiên cứu đề xuất đến khả năng ứng
dụng mơ hình trên trong cơng tác nâng cao chất lượng tín dụngtại ngân hàng. Tuy
nhiên vẫn còn điểm hạn chế là chưa chỉ rõ cách thức để xây dựng hệ thống theo dõi
cơ cấu và chất lượng các danh mục đầu tư tín dụng.
Bùi Thị Ngoan (2018), “Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn - Chi nhánh tỉnh Hà Nam”, luận văn thạc sĩ trường Đại học Thương
mại. Trong bản luận văn tác giả đã hệ thống hóa, làm rõ hơn cơ sở lý luận về nợ xấu
và quản lý nợ xấu tại NHTM; Đánh giá thực trạng quản lý nợ xấu tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Chi nhánh tỉnh Hà Nam; Đề xuất một số giải
pháp nhằm quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn –
Chi nhánh tỉnh Hà Nam. Bên cạnh đó, nằm ngồi quyền kiểm soát, quyết định của
Chi nhánh, nhằm hỗ trợ hoạt động tín dụng phát triển theo hướng bền vững các kiến


6
nghị cũng được tác giả đề xuất với Ngân hàng Agribank Việt Nam, Ngân hàng Nhà
nước. Các đề xuất này khơng nhằm ngồi mục đích tạo điều kiện để Chi nhánh có
thể thực hiện tốt các giải pháp được đưa ra.
Nguyễn Văn Quý (2017), Hoàn thiện quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương

mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh, luận văn thạc sĩ trường Đại học Thương
Mại. Trong bản luận văn tác giả tập trung nghiên cứu các cơ chế, quy định, quy
trình quản lý nợ xấu trên thế giới để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Qua
đó, đề tài đi sâu phân tích thực trạng nợ xấu và thực trạng quản lý nợ xấu cũng như
biện pháp xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Bắc
Ninh trong thời gian qua. Qua đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh.
Đề tài cung cấp một bức tranh toàn cảnh về hoạt động quản lý xấu trong những năm
gần đây và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ xấu tại
Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh nói riêng và tồn hệ
thống Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói chung.
Tuy nhiên, đề tài chỉ dừng lại ở nội dung kiện tồn các quy trình, biện pháp quản lý
nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh. Thực tế,
bối cảnh hội nhập có rất nhiều vấn đề mà ngân hàng cần phải đối mặt và cải cách để
nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
c) Kế thừa và khoảng trống nghiên cứu
Qua tổng quan các cơng trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngồi nước,
tác giả có một số nhận xét như sau:
Có thể nhận thấy, quản lý nợ xấu là nội dung đã được đề cập trong khá nhiều
công trình nghiên cứu trong nước và ngồi nước. Có cơng trình nghiên cứu về quản
lý nợ xấu như một nội dung trong cơng tác quản trị rủi ro tín dụng cũng có cơng
trình tập trung nghiên cứu chun sâu về quản lý nợ xấu. Các cơng trình nghiên cứu
này đã góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận quan trọng về nợ xấu và quản
lý nợ xấu, bao gồm nội dung, nhân tố ảnh hưởng và cả tiêu chí đánh giá.
Tuy nhiên trong các cơng trình đã cơng bố ở trên chưa có cơng trình nghiên
nào nghiên cứu về quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam –


7
Chi nhánh Thăng Long, do vậy đề tài của tác giả nghiên cứu khơng có sự trùng lắp

với các nghiên cứu trước. Các cơng trình nghiên cứu trên sẽ là tài liệu tham khảo có
giá trị cho luận văn. Trong quá trình nghiên cứu, học viên đã chú trọng việc kế thừa,
chọn lọc những ý tưởng liên quan đến đề tài, nhằm tìm hiểu sâu hơn, đề xuất các
giải pháp hoàn thiện quản lý nợ xấu phù hợp hơn với điều kiện thực tế của Ngân
hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long nói riêng và tồn bộ
hệ thống Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam nói chung.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống một số lý luận về nợ xấu và quản lý nợ xấu của các ngân hàng
thương mại
- Phân tích thực trạng quản lý nợ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt
Nam – Chi nhánh Thăng Long giai đoạn từ 2017 đến 2019.
- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân
hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long từ năm 2020 đến
năm 2025.
4. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu QLNX tại Ngân hàng TMCP
Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long.
- Phạm vi nghiên cứu
+ Về nội dung: Trong phạm vi đề tài luận văn thạc sĩ, luận văn tập trung
nghiên cứu công tác quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng tại NHTMCP Cơng
Thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long
+Về không gian: Nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam –
Chi nhánh Thăng Long
+ Về thời gian: Đề tài tập trung vào nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý
nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long
trong giai đoạn 2017 – 2019, các giải pháp phát triển được đề xuất cho giai đoạn
2020 – 2025


8

5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Tác giả hành thu thập thông tin thứ cấp về thực trạng hoạt động tín dụng, nợ
xấu và quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh
Thăng Long (quy chế, chính sách và nguyên tắc tín dụng, các báo cáo về nợ xấu của
ngân hàng). Các thu thập thông tin thứ cấp phản ánh tình hình diễn biễn nợ xấu của
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long giai đoạn từ
năm 2017 đến năm2019. Thông tin thứ cấp được tác giả thu thập từ báo cáo xử lý
nợ xấu và dự phòng rủi ro của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi
nhánh Thăng Long giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2019.
- Phương pháp xử lý số liệu
+ Phương pháp tổng hợp: các số liệu thu thập được từ nợ xấu và quản lý nợ
xấu để tổng hợp, lập bảng số liệu, tính tốn số tuyệt đối, tương đối liên quan đến
quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng
Long trong giai đoạn 2017 – 2019
+ Phương pháp phân tích: Qua các bảng số liệu được lập, phân tích xu hướng
biến động qua thời gian từ đó phân tích những ưu điểm, hạn chế trong quản lý nợ
xấu tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long. Phân
tích nguyên nhân của các hạn chế tồn tại. Từ đó, đưa ra những giải pháp pháp nhằm
tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi
nhánh Thăng Long.
+ Phương pháp so sánh: Dựa trên những dữ liệu đã thu thập được tiến hành so
sánh tình hình quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi
nhánh Thăng Long các năm từ 2017 đến 2019 để làm rõ được kết quả mà Ngân
hàng đã đạt được trong hoạt động quản lý nợ xấu và điều mà Chi nhánh chưa làm
tốt trong hoạt động này. So sánh theo không gian, thời gian; So sánh theo số tuyệt
đối, số tương đối....



9
6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về nợ xấu và quản lý nợ xấu của ngân hàng thương
mại.
Chương 2: Thực trạng quản lý nợ xấu của Ngân hàng thương mại cổ phần
Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long.
Chương 3: Định hướng và giải pháp tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long.


10

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỢ XẤU VÀ QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Tổng quan về nợ xấu và tác động của nợ xấu ngân hàng thương mại
1.1.1. Tín dụng và rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại
1.1.1.1. Ngân hàng thương mại
NHTM đã hình thành, tồn tại và phát triển hàng trăm năm gắn liền với sự phát
triển của kinh tế hàng hóa. Sự phát triển hệ thống NHTM đã có tác động rất lớn và
quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hóa, ngược lại kinh tế hàng
hóa phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao nhất của nó – kinh tế thị trường thì
NHTM cũng ngày càng được hồn thiện và trở thành những định chế tài chính
khơng thể thiếu được. Ngân hàng thương mại đóng vai trị làm môi giới, trung gian
cho sự gặp gỡ giữa cung và cầu tiền tệ thông qua việc huy động vốn tạm thời nhàn
rỗi từ dân cư và các tổ chức trong xã hội rồi cấp tín dụng lại đối với cá nhân, tổ
chức đang có nhu cầu và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế. Hoạt
động của ngân hàng phản ánh tình hình nền kinh tế, sự vững mạnh, hay yếu kém

của nền kinh tế được phản ánh rất rõ qua hoạt động của ngân hàng.
Để xác định một khái niệm chính xác và tổng quát nhất về NHTM, người ta
thường phải dựa vào tính chất và mục đích hoạt động của nó trên thị trường tài
chính, và đơi khi cịn kết hợp tính chất, mục đích và đối tượng hoạt động.
Theo Nguyễn Văn Tiến: “NHTM là một “doanh nghiệp” đặc biệt, hoạt động kinh
doanh trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng. Hoạt động chính của nó là huy động vốn từ các
doanh nghiệp, vốn nhàn rỗi trong dân cư và sử dụng nguồn vốn đó cho vay để lấy
chênh lệch lãi suất. Hoạt động cho vay phản ánh mối quan hệ giữa một bên là người
cho vay còn bên kia là người đi vay theo cơ chế tín dụng và pháp luật hiện tại” [16]
Theo Phan Thị Thu Hà “Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh
mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ
thanh toán – và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ tổ chức kinh
doanh nào trong nền kinh tế” [4].


11
Điều 04 Luật các TCTD năm 2017 (luật số 17/2017/QH14) chỉ rõ: “Ngân
hàng là loại hình TCTD có thể được thực hiện tất cả các hoạt động Ngân hàng
theo quy định của Luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình
Ngân hàng bao gồm NHTM, Ngân hàng chính sách, Ngân hàng hợp tác xã”.[14]
“Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt
động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật các tổ
chức tín dụng nhằm mục tiêu lợi nhuận” [14].
Như vậy thông qua một số khái niệm về ngân hàng thương mại, ta có thể hiểu
NHTM là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh tiền tệ với mục tiêu thu
lợi nhuận, và nó có những đặc trưng như sau:
- Là một tổ chức tín dụng
- Là một tổ chức được phép nhận ký thác của cơng chúng với trách nhiệm
hồn trả.
- Là một tổ chức được phép sử dụng ký thác của công chúng để cho vay, chiết

khấu và thực hiện các dịch vụ tài chính khác. Điều nay khác với tổ chức tín dụng
phi ngân hàng.
1.1.1.2. Tín dụng của ngân hàng thương mại
Cho đến hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về tín dụng. Theo lịch sử ra
đời của hoạt động tín dụng, ban đầu khái niệm đơn giản về tín dụng là: “Tín dụng là
những quan hệ vay mượn có sự hồn trả cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định,
sự thoả thuận giữa người đi vay và người cho vay về số tiền vay, lãi suất, thời hạn
và phương thức trả nợ (trả một lần hay trả dần)” [16]. Nhưng nếu chỉ hiểu theo
nghĩa đơn giản này thì tín dụng mới chỉ phản ánh ở một khía cạnh nào đó, cịn mang
tính chất chung chung, chưa bao trùm được cái tổng thể của hoạt động tín dụng.
Theo Nguyễn Văn Tiến (2013), “Tín dụng là hình thức cấp tín dụng, theo đó
tổ chức tín dụng giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng
vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với ngun tắc
có hồn trả cả gốc và lãi”[16]. Đây cũng là khái niệm được sử dụng trong luận văn.
Như vậy, quan hệ cho vay của NHTM phải thoả mãn những đặc trưng sau:


12
Là quan hệ chuyển nhượng giá trị mang tính chất tạm thời: Sự chuyển quyền
sử dụng vốn cho người sử dụng trong một thời gian nhất định, còn quyền sử dụng
vốn thuộc quyền người sở hữu. Tức là trong thời gian vay, người cho vay khơng có
quyền địi và ngược lại, khi hết hạn cho vay nếu người đi vay khơng trả thì sẽ vi
phạm pháp luật.
Đảm bảo tính hồn trả về thời gian và giá trị: Đây là đặc trưng cơ bản nhất của
quan hệ tín dụng, có nghĩa là nếu hết thời hạn vay người đi vay phải thanh tốn cả
gốc và lãi. Qua đó ta khẳng định rằng tín dụng mang tính chất có hồn trả nhưng
mang tính khơng ngang giá (thu về khoản tiền lớn hơn khoản tiền ban đầu). Đây là
dấu hiệu cơ bản để nhận biết quan hệ tín dụng.
Quan hệ tín dụng của NHTM được xây dựng trên cơ sở sự tin tưởng giữa
người cho vay và người đi vay. Có thể nói đây là điều kiện tiên quyết để thiết lập

quan hệ vay mượn khác, bởi vì có tin tưởng thì họ mới cho vay, ở đây tin có nghĩa
là họ sẽ thu hồi nợ là một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu.
1.1.1.3. Rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại
Rủi ro là sự không chắc chắc liên quan đến tổn thất sẽ gánh chịu trong
tương lai. Rủi ro là những biến cố không mong đợi khi xảy ra dẫn đến sự tổn thất
về tài sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải b ỏ
ra thêm một khoản chi phí để có thể hồn thành được một nghiệp vụ tài chính
nhất định.
Hoạt động ngân hàng ln tiềm ẩn những yếu tố rủi ro, đặc biệt và thường
xuyên là rủi ro trong tín dụng. Rủi ro tín dụng, theo khái niệm cơ bản nhất, là khả
năng khách hàng nhận khoản vốn vay không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ
nghĩa vụ đối với ngân hàng, gây tổn thất cho ngân hàng, đó là khả năng khách hàng
không trả, không trả đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi cho ngân hàng. Có nhiều định
nghĩa dưới các giác độ khác nhau về rủi ro tín dụng.
Theo Nguyễn Văn Tiến (2013) thì “Rủi ro tín dụng của ngân hàng là tổn thất
có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngồi do khách hàng khơng thực hiện hoặc khơng có khả năng thực hiện một phần
hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết” [16].


13
Như vậy, rủi ro tín dụng phát sinh khi một hoặc các bên trong hợp đồng cho
vay khơng có khả năng thanh tốn cho các bên cịn lại. Ngân hàng thương mại là
một trung gian tài chính thực hiện nghiệp vụ vay tiền của người này để cho người
khác vay. Như vậy, rủi ro tín dụng đối với ngân hàng xuất phát từ cả hai phía là
người cho vay và người đi vay. Ngồi ra, rủi ro tín dụng được biểu hiện là tỷ lệ nợ
quá hạn cao. Ở các nước tỷ lệ này lên đến 5% tổng dư nợ thì được coi là báo động.
1.1.2. Khái niệm và bản chất nợ xấu của ngân hàng thương mại
1.1.2.1. Khái niệm
- Theo Ngân hàng Trung ương Liên minh châu Âu, nợ xấu trong các NHTM

bao gồm:
+ Nợ không thể thu hồi được, bao gồm:
Những khoản nợ đã hết hiệu lực hoặc những khoản nợ khơng có căn cứ địi
bồi thường từ nợ;
Người mắc nợ trốn hoặc bị mất tích, khơng cịn tài sản để thanh toán nợ;
Những khoản nợ mà ngân hàng không thể liên lạc được với người mắc nợ
hoặc khơng thể tìm được người mắc nợ;
Những khoản nợ mà khách nợ chấm dứt hoạt động kinh doanh, thanh lý tài
sản hoặc kinh doanh bị thua lỗ và tài sản cịn lại khơng đủ để trả nợ;
+ Nợ có thể thu nhưng khơng thanh tốn đầy đủ cho ngân hàng.
Đây là những khoản nợ khơng có tài sản thế chấp hoặc tài sản thế chấp không
đủ trả nợ. Người mắc nợ không liên lạc với ngân hàng để trả lãi hoặc gốc có thời
hạn thanh tốn, hoặc hồn cảnh chỉ ra rằng khoản nợ sẽ không thể thu hồi đầy đủ
như: Những khoản nợ mà người mắc nợ đồng ý thanh tốn trong q khứ, nhưng
phần cịn lại khơng thể được đền bù, hoặc những khoản nợ trong đó tài sản được
chuyển để thanh tốn nhưng giá trị cịn lại khơng đủ trang trải tồn bộ khoản nợ;
Những khoản nợ mà người mắc nợ khó có thể trả nợ và yêu cầu gia hạn nợ nhưng
không đền bù được trong thời gian thỏa thuận; Những khoản nợ mà tài sản thế chấp
không đủ để trả nợ hoặc tài sản thế chấp ở ngân hàng không được chấp nhận về mặt
pháp lý dẫn đến người mắc nợ không thể trả nợ ngân hàng đầy đủ; Những khoản nợ
mà Tòa án tuyên bố người mắc nợ phá sản nhưng phần bồi hoàn ít hơn dư nợ [29].


14
- Theo khái niệm nợ xấu của Tổ chức Tiền tệ Thế giới (IMF):
Trong Hướng dẫn tính tốn các chỉ số lành mạnh tài chính tại các quốc
gia(IFRS)2, IMF đưa ra định nghĩa về nợ xấu như sau: “một khoản vay được coi là
nợ xấu khi quá hạn thanh toán gốc hoặc lãi 90 ngày hoặc hơn; khi các khoản lãi đã
quá hạn 90 ngày hoặc hơn đã được vốn hóa, cơ cấu lại, hoặc trì hỗn theo thỏa
thuận; khi các khoản thanh toán đến hạn dưới 90 ngày nhưng có thể nhận thấy

những dấu hiệu rõ ràng cho thấy người vay sẽ khơng thể hồn trả nợ đầy đủ (người
vay phá sản). Sau khi khoản vay được xếp vào danh mục nợ xấu cho tới thời điểm
phải xóa nợ hoặc thu hồi được lãi và gốc của khoản vay đó hoặc thu hồi được khoản
vay thay thế [30].
- Theo Ủy ban Basel:
Việc khoản nợ bị coi là khơng có khả năng hoàn trả (nợ xấu) khi một trong hai
hoặc cả hai điều kiện sau xảy ra: (i) ngân hàng thấy người vay khơng có khả năng
trả nợ đầy đủ khi ngân hàng chưa thực hiện hành động gì để cố gắng thu hồi, ví dụ
giải chấp chứng khốn (nếu đang nắm giữ) (ii) người vay đã quá hạn trả nợ quá 90
ngày.
- Tại Việt Nam,
Hiện nay, khái niệm nợ xấu theo quy định về phân loại nợ, trích lập và sử
dụng dự phịng, để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín
dụng, ban hành theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013 của Thống
đốc NHNN Việt Nam và có một số sửa đổi trong Thông tư 09/2014/TT-NHNN
ngày 18/3/2014 của Thống đốc NHNN. Theo đó, nợ xấu được định nghĩa như sau:
“Nợ xấu là những khoản nợ thuộc các Nhóm: nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn),
nhóm 4 (nợ nghi ngờ), nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn)”
Nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (Nợ có
khả năng mất vốn) nêu trên, cụ thể được quy định theo khoản 1 điều 10 của thông tư
02/2013/TT-NHNN và thông tư 09/2014/TT-NHNN như sau:
+ Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;
Nợ gia hạn nợ lần đầu;


15
Nợ được miễn hoặc giảm lãi do KHCN không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo
hợp đồng tín dụng;
Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa thu hồi được trong thời gian

dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi: Khoản nợ vi phạm quy định tại
các khoản 1, 3, 4, 5, 6 Điều 126 Luật các tổ chức tín dụng; Khoản nợ vi phạm quy
định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 127 Luật các tổ chức tín dụng; Khoản nợ vi phạm
quy định tại các khoản 1, 2, 5 Điều 128 Luật các tổ chức tín dụng;
Nợ trong thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra;
+ Nhóm 4 (nợ nghi ngờ) bao gồm:
Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;
Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả
nợ được cơ cấu lại lần đầu;
Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3 Điều này
của Thông tư.
Khoản nợ quy định tại điểm c (iv) khoản 1 Điều này chưa thu hồi được trong
thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết
luận thanh tra đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;
Nợ phải phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 11 Điều 9 của Thơng
tư này.
+ Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
Nợ quá hạn trên 360 ngày;
Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn
trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ
cấu lại lần thứ hai;
Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã
quá hạn;
Khoản nợ quy định tại điểm c(iv) khoản 1 Điều này chưa thu hồi được trong
thời gian trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;



×