Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

(Luận văn thạc sĩ) những yếu tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN NGÂN HÀ

NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI
CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 7340201

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN NGÂN HÀ

NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI
CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG


MÃ SỐ: 7340201

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. LÊ HÀ DIỄM CHI

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018


i

TĨM TẮT KHĨA LUẬN
Khóa luận phân tích các yếu tố tác động đến tỷ lệ nợ xấu (NPL) tại các ngân hàng
thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2016. Phương pháp được sử dụng để
ước lượng là phương pháp Bình phương tối thiểu tổng qt (GLS) và Mơmen tổng
quát (GMM). Kết quả nghiên cứu đã cho thấy cả yếu tố vi mô của ngân hàng và yếu
tố vĩ mơ từ nền kinh tế đều có tác động đến tỷ lệ nợ xấu. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu năm
trước và tỷ lệ lạm phát có tương quan dương với nợ xấu ở hiện tại. Trong khi đó, tỷ
lệ vốn chủ sở hữu và tốc độ tăng trưởng GDP lại có tương quan âm đến nợ xấu.
Ngồi ra, mặc dù khơng có ý nghĩa thống kê nhưng các biến tỷ suất sinh lời và tăng
trưởng tín dụng có mối tương quan với nợ xấu đúng theo chiều của kỳ vọng.
Từ khóa: Nợ xấu, yếu tố vi mơ, yếu tố vĩ mô, GLS, GMM.

ABSTRACT
The thesis investigates the determinants that effect the non – performing loan (NPL)
of Vietnam commercial banks in the period of 2007 – 2016. The estimating
methods using in this thesis are generalized least square (GLS) and generalized
method of moments (GMM). The thesis finds that both the bank specific and
macroeconomic determinants have profound impact on NPL. In particular, the
NPLs in the past and the inflation rate have the positive correlation with the NPL at
the present while the equity-to-asset ratio and the GDP growth are negatively

correlated with NPL. Besides, although the return on equity (ROE) and the credit
growth variables are correlated with NPL as the expected direction, their overall
explanatory power are found to be low.
Key words: Non – performing loan, micro determinants, macro determinants, GLS,
GMM.


ii

LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận này là cơng trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là
trung thực, trong đó khơng có các nội dung đã được cơng bố trước đây hoặc các nội
dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong
khóa luận.

Tác giả

Nguyễn Ngân Hà


iii

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên hướng dẫn TS. Lê Hà
Diễm Chi đã tận tình truyền đạt kiến thức và hỗ trợ em trong suốt thời gian hồn
thành khóa luận.
Tiếp theo, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cơ Trường đại học Ngân hàng
Thành phố Hồ Chí Minh đã mở ra nhiều cơ hội để em hoàn thiện bản thân, đồng
thời tạo mọi điều kiện cho chúng em thực hiện đề tài này.
Sau cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè, những người thân yêu đã

luôn giúp đỡ và động viên em trong khoảng thời gian vừa qua.
Với sự cố gắng và mong muốn hồn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp nhưng do
thời gian nghiên cứu có hạn nên bài viết khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, em
rất mong nhận được những nhận xét và đóng góp của q thầy cơ để đề tài được
hồn thiện và có giá trị thực tiễn cao hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn!


iv

MỤC LỤC
TÓM TẮT KHÓA LUẬN (ABSTRACT) ............................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ..................................................................................... viii
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ..............................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................3
1.5. Kết cấu của đề tài nghiên cứu ........................................................................4
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG NGHIÊN CỨU THỰC
NGHIỆM VỀ NỢ XẤU VÀ NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU
TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI........................................................................6
2.1. Tổng quan về nợ xấu tại ngân hàng thương mại ...........................................6
2.1.1.

Khái niệm về nợ xấu............................................................................6


2.1.2.

Phân loại nợ xấu ..................................................................................7

2.1.3.

Những chỉ tiêu phản ánh nợ xấu..........................................................9

2.1.4.

Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu ............................................................10

2.1.5.

Ảnh hưởng do nợ xấu gây ra .............................................................13

2.2. Những yếu tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại .............16
2.2.1.

Yếu tố vi mô tác động đến nợ xấu .....................................................16

2.2.2.

Yếu tố vĩ mô tác động đến nợ xấu .....................................................18

2.3. Những nghiên cứu thực nghiệm về nợ xấu và những yếu tố tác động đến nợ
xấu……………………………………………………………………………….18
2.3.1.


Những nghiên cứu trên thế giới về nợ xấu ........................................18

2.3.2.

Những nghiên cứu của Việt Nam về nợ xấu .....................................22


v

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................26
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................27
3.1. Xây dựng mơ hình nghiên cứu ....................................................................27
3.1.1.

Biến phụ thuộc...................................................................................27

3.1.2.

Biến độc lập .......................................................................................28

3.2. Dữ liệu nghiên cứu ......................................................................................32
3.3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................33
3.3.1.

Hồi quy dữ liệu bảng .........................................................................33

3.3.2.

Các phương pháp hồi quy dữ liệu .....................................................35


KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ........................................................................................38
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................39
4.1. Phân tích thực trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn
2007 – 2016 ...........................................................................................................39
4.2. Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu .............................................................40
4.3. Phân tích và thảo luận kết quả nghiên cứu ..................................................42
4.3.1.

Ma trận tương quan mơ hình nghiên cứu ..........................................42

4.3.2.

Kiểm định các giả thuyết hồi quy mơ hình nghiên cứu ....................44

4.3.3.

Kết quả ước lượng .............................................................................47

4.3.4.

Thảo luận kết quả nghiên cứu ...........................................................51

KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ........................................................................................57
CHƢƠNG 5: HÀM Ý CHÍNH SÁCH TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............58
KẾT LUẬN CHƢƠNG 5 ........................................................................................63
PHỤ LỤC 1: DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ...............................................................64
PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ HỒI QUY ......................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................75



vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết
tắt
NHNN

Nghĩa tiếng nƣớc ngoài

Nghĩa tiếng Việt
Ngân hàng nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

RRTD

Rủi ro tín dụng

VCSH

Vốn chủ sở hữu

FEM

Fixed Effect Model

Mơ hình tác động cố định


GDP

Gross Domestic Product

GLS

Generalized least square

Tổng sản phẩm quốc nội
Phương pháp Bình phương tối thiểu tổng
qt
Phương pháp mơmen tổng qt

NPLs

Generalized method of
moments
Non – Performing Loans

OLS

Ordinary Least Square

Phương pháp bình phương nhỏ nhất

REM

Random Effecr Model

Mơ hình tác động ngẫu nhiên


ROA

Return On Asset

Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản

ROE

Return On Equity

Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu

GMM

Nợ xấu


vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới về nợ xấu và những yếu tố tác
động đến nợ xấu ...................................................................................................... 18
Bảng 2.2: Nghiên cứu thực nghiệm của Việt Nam về nợ xấu và những yếu tố tác
động đến nợ xấu ...................................................................................................... 22
Bảng 3: Các biến độc lập sử dụng trong mơ hình nghiên cứu ................................ 32
Bảng 4.1: Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu ........................................................ 41
Bảng 4.2: Kết quả phân tích tương quan mơ hình nghiên cứu ................................ 43
Bảng 4.3: Kết quả kiểm định VIF ........................................................................... 44

Bảng 4.4: Kết quả Kiểm định Wald ........................................................................ 45
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định Wooldridge ............................................................... 46
Bảng 4.6: Kết quả ước lượng bằng phương pháp GLS ........................................... 47
Bảng 4.7: Kết quả ước lượng bằng phương pháp GMM......................................... 49
Bảng 4.8: Kết quả kiểm định thực nghiệm bằng ước lượng GMM với lý thuyết kinh
tế ............................................................................................................................... 50


viii

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 4.1: Nợ xấu của hệ thống ngân hàng giai đoạn 2007 – 2016 ......................... 40
Hình 4.2: Cơ cấu nợ xấu theo ngành của các NHTM Việt Nam ............................ 40
Hình 4.3: Tỷ lệ nợ xấu và tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong giai đoạn
2007 – 2016 .............................................................................................................. 54
Hình 4.4: Tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2016
.................................................................................................................................. 55


1

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trong giai đoạn hiện nay, ngành ngân hàng đang ngày càng chứng tỏ được vai trị
của mình như là một mắt xích quan trọng trong nền kinh tế. Cụ thể, trong những
năm vừa qua, các ngân hàng thương mại (NHTM) – bộ phận chủ lực của ngành

ngân hàng, đã đạt được nhiều thành tựu rất đáng khích lệ như: ổn định thị trường
tiền tệ, kiềm chế lạm phát, áp dụng cơng nghệ cao vào quy trình thanh tốn, từ đó
góp phần thúc đẩy toàn nền kinh tế phát triển. Thế nhưng, trong quá trình kinh
doanh, việc gặp phải những rủi ro là điều không thể tránh khỏi, đặc biệt đối với một
ngành nghề đặc thù như ngân hàng. Trong đó, rủi ro nổi bật nhất chính là vấn đề về
nợ xấu.
Trên thực tế, nợ xấu luôn tồn tại song song với quá trình hoạt động của ngân hàng
và được xem là một trong những nguyên nhân chủ yếu nhất gây ra những bất ổn về
mặt vĩ mô. Theo báo cáo của ngân hàng nhà nước (NHNN), tỷ lệ nợ xấu của toàn
bộ hệ thống ngân hàng trong các năm 2013, 2014, 2015 và 2016 lần lượt là 3,79%;
3,7%; 2,55% và 2,46% nhưng khi bước sang quý I/2017 tỷ lệ nợ xấu lại tăng trở lại
2,55%. Đây thực sự là một dấu hiệu khơng mấy khả quan vì những tác hại do nợ
xấu gây ra không chỉ làm tổn hại đến hoạt động kinh doanh của riêng hệ thống ngân
hàng mà còn tạo ra một gánh nặng đáng kể đối với tồn bộ nền kinh tế. Có thể nói,
tỷ lệ xấu cao cũng đồng nghĩa với việc một khối lượng vốn tương ứng khơng thể
quay vịng và gây ra nhiều trở ngại cho tính thanh khoản của ngân hàng, từ đó gây
ra nhiều biến động trong các chính sách điều hành, quản lý của NHNN. Nhưng
nghiêm trọng hơn, nếu tình trạng nợ xấu tiếp diễn trong một khoảng thời gian dài,
số lượng doanh nghiệp khơng có đủ nguồn vốn để duy trì hoạt động kinh doanh, sản
xuất sẽ tăng lên và có thể dẫn đến phá sản. Chính điều đó sẽ kéo theo hàng loạt
những nguy cơ về sự kém bền vững của hệ thống ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế.


2

Chính vì thế, việc xử lý nợ xấu có thể được xem như là một yêu cầu tiên quyết và
cấp bách trong bối cảnh hiện nay, bởi vì nếu quá trình xử lý càng mất nhiều thời
gian thì nguồn vốn trong nền kinh tế càng bị ứ đọng và có thể dẫn đến những ảnh
hưởng tiêu cực khác. Thế nhưng, để giải quyết được vấn đề đó một cách dứt điểm
và hiệu quả thì việc đầu tiên cần phải tiến hành là xác định rõ những yếu tố nào

đang tác động đến nợ xấu và mức độ tác động của các yếu tố đó là bao nhiêu rồi từ
đó mới có thể đề xuất những giải pháp hiệu quả, phù hợp, giúp khắc phục nợ xấu và
cải thiện hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng. Chính vì lý do đó, tác giả đã
quyết định lựa chọn “Những yếu tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng
thƣơng mại Việt Nam” để làm đề tài nghiên cứu của mình.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của đề tài nghiên cứu là xác định được những yếu tố vĩ mô và vi mơ có tác
động đến nợ xấu tại các NHTM Việt Nam; đồng thời phân tích mức độ ảnh hưởng
của các yếu tố đó như thế nào. Và từ kết quả nghiên cứu, có thể đưa ra một số
khuyến nghị nhằm giảm thiểu nợ xấu tại các NHTM Việt Nam.
1.3.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Nợ xấu và các yếu tố vĩ mô, vi mô tác động đến
nợ xấu tại các NHTM Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
-

Về nội dung: Nghiên cứu thực trạng và phân tích một số yếu tố vĩ mô và vi mô
tác động đến nợ xấu tại các NHTM Việt Nam.

-

Về thời gian: giai đoạn từ 2007 – 2016.

-


Về khơng gian: Tác giả sẽ phân tích 15 NHTM lớn trên cả nước để làm đại diện
cho các NHTM Việt Nam. Trên thực tế, theo số liệu thống kê từ NHNN, tổng
số NHTM trên cả nước tính đến ngày 31/12/2016 là 31 ngân hàng. Tuy nhiên,
phạm vi của bài nghiên cứu này chỉ tập trung vào 15 NHTM nổi bật nhất trong
giai đoạn 2007 – 2016, bởi vì các ngân hàng này đều đã đạt được một mức độ


3

tín nhiệm nhất định trong lĩnh tài chính – ngân hàng, đồng thời, đảm bảo được
yêu cầu tổn tại và hoạt động liên tục trong suốt khoảng thời gian nghiên cứu với
các số liệu cần thiết đều được công khai một cách đầy đủ, rõ ràng.
Các ngân hàng được nghiên cứu bao gồm: Ngân hàng Á Châu (ACB), Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam
(Eximbank), Ngân hàng Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank), Ngân
hàng Hàng hải Việt Nam (Maritime Bank), Ngân hàng Quân đội (MB), Ngân
hàng Sài Gòn thương tín (Sacombank), Ngân hàng Sài Gịn (SCB), Ngân hàng
Sài Gòn – Hà Nội (SHB), Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank),
Ngân hàng Quốc tế (VIB), Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank),
Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) và Ngân hàng Việt Nam Thịnh
Vượng (VPBank).
1.4.
-

Phƣơng pháp nghiên cứu

Khóa luận sử dụng phương pháp thống kê mô tả để tổng hợp các cơ sở thông tin
được thu thập từ những nguồn cơng khai như WB, website chính thức của

NHNN và từ các báo cáo tài chính hợp nhất của các NHTM để tạo thành bảng dữ
liệu cho mơ hình nghiên cứu cũng như phục vụ cho q trình phân tích. Mặt
khác, phương pháp này còn đươc sử dụng trong việc tìm hiểu các nghiên cứu
thực nghiệm trước đây ở trong nước và trên thế giới với mục đích tham khảo
nhiều mơ hình và giả thuyết khác nhau, từ đó tìm ra mơ hình phù hợp nhất với
điều kiện và bối cảnh của bài nghiên cứu.

-

Bên cạnh đó, do dữ liệu nghiên cứu gặp phải hiện tượng phương sai sai số thay
đổi và tự tương quan nên phương pháp hồi quy được lựa chọn là phương pháp
Bình phương tối thiểu tổng qt (Generalized least square - GLS). Ngồi ra, mơ
hình nghiên cứu cũng có khả năng cao gặp phải hiện tượng nội sinh nên tác giả
sẽ sử dụng thêm phương pháp Moment tổng quát (Generalized method of


4

moments - GMM) để đánh giá các yếu tố có tác động đến nợ xấu tại các NHTM
Việt Nam.

1.5.

Kết cấu của đề tài nghiên cứu

Khóa luận có kết cấu gồm 5 chương, nội dung chính của từng chương cụ thể như
sau:
Chƣơng 1: Giới thiệu
Trong chương 1, tác giả sẽ giới thiệu về đề tài nghiên cứu, tính cấp thiết, mục tiêu
của đề tài, xác định các đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu

và kết cấu của khóa luận.
Chƣơng 2: Cơ sở lý luận và những nghiên cứu thực nghiệm về nợ xấu và
những yếu tố tác động đến nợ xấu tại NHTM
Đầu tiên, tác giả sẽ trình bày những lý thuyết về nợ xấu, cũng như cách thức phân
loại, những tiêu chí phản ánh và nguyên nhân dẫn đến nợ xấu, rồi đưa ra những ảnh
hưởng mà nợ xấu gây ra.
Tiếp theo, khóa luận sẽ đề cập đến một số yếu tố vi mô và vĩ mơ có tác động đến nợ
xấu tại các NHTM Việt Nam và cuối cùng là đưa ra những nghiên cứu thực nghiệm
trên thế giới và tại Việt Nam về những yếu tố tác động đến nợ xấu.
Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu
Từ các nghiên cứu thực nghiệm, tác giả sẽ xây dựng mơ hình nghiên cứu và đưa ra
những giả thuyết về các tác động của những biến độc lập được lựa chọn đến tỷ lệ nợ
xấu tại các NHTM Việt Nam.
Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu


5

Tại chương này, tác giả sẽ thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu, kiểm định các giả
thiết hồi quy và thực hiện các kiểm định để lựa chọn mô hình phù hợp nhất. Kế tiếp
là phân tích và thảo luận các kết quả thu được.

Chƣơng 5: Hàm ý chính sách từ kết quả nghiên cứu
Từ kết quả ước lượng, tác giả sẽ đưa ra một số khuyến nghị nhằm giảm bớt tỷ lệ nợ
xấu tại các NHTM Việt Nam.


6

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG NGHIÊN CỨU

THỰC NGHIỆM VỀ NỢ XẤU VÀ NHỮNG YẾU TỐ TÁC
ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
2.1.

Tổng quan về nợ xấu tại ngân hàng thƣơng mại

2.1.1. Khái niệm về nợ xấu
Nợ xấu hay nợ khó địi thường được đề cập đến bằng những thuật ngữ như “Bad
debt” hoặc “Non – performing loan” (NPL). Trên thực tế, “Bad debt” thường chỉ
được sử dụng nhiều trong các bài báo viết về chủ đề thuộc lĩnh vực tài chính – ngân
hàng, cịn “Non – performing loan” thì lại được các chuyên gia sử dụng trong
những nghiên cứu mang tính học thuật cao hơn. Tuy vậy, định nghĩa về nợ xấu
cũng rất đa dạng. Nhưng nhìn chung, một số khái niệm tiêu biểu về nợ xấu có thể
được kể đến như sau:
Nhóm chuyên gia tư vấn Advisory Expert Group (AEG) của Liên hiệp quốc cho
rằng “Về cơ bản, một khoản nợ được coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc
trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái
cấp vốn hoặc chậm trả theo thỏa thuận; hoặc các khoản nợ quá hạn thanh tốn dưới
90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng sẽ được thanh toán đầy
đủ”.
Tương tự như vậy, trong mục 4.84 của “Bộ chỉ số lành mạnh tài chính” (IMF‟s
Compilation Guide on Financial Soundness Indicators, 2004), Quỹ tiền tệ quốc tế
(IMF) đã nhận định rằng: “Một khoản nợ được coi là nợ xấu khi đã quá hạn thanh
toán gốc hoặc lãi 3 tháng (90 ngày) hoặc hơn; khi các khoản lãi quá hạn 3 tháng (90
ngày) hoặc hơn đã được vốn hóa, tái cơ cấu, hoặc hỗn trả nợ theo thỏa thuận.
Thêm vào đó, nợ xấu cịn bao gồm cả các khoản thanh tốn quá hạn dưới 90 ngày
nhưng có thể nhận thấy những dấu hiệu rõ ràng về việc người vay sẽ không thể
hồn trả đầy đủ, ví dụ như khi người vay phá sản”.



7

Còn đối với Ủy ban Basel về Giám định Ngân hàng (BCBS), nợ xấu vẫn chưa được
quy định thành một định nghĩa cụ thể nào. Tuy nhiên, BCBS vẫn xác định trong
nghiên cứu “Quantitative Impact: Study 3 - Technical Guidance” (2002) rằng: “Các
khoản nợ được coi là khơng có khả năng hồn trả (a default) khi có một trong hai
hoặc cả hai điều kiện sau đây xảy ra: (i) Ngân hàng nhận thấy người vay khơng có
khả năng hồn trả đầy đủ khi ngân hàng chưa tiến hành bất cứ hành động cố gắng
thu hồi nào, ví dụ như giải chấp chứng khốn (nếu người vay có nắm giữ); và (ii)
Người vay đã quá hạn trả nợ hơn 90 ngày.
Còn tại Việt Nam, trong Điều 3 Thông tư 02/2013/TT-NHNN ban hành vào ngày
21/01/2013 về “Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập
dự phịng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi” đã giải thích rõ: “Nợ xấu (NPL) là
nợ thuộc các nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (nợ có
khả năng mất vốn). Trong đó, tiêu chí đánh giá nợ xấu được quy định trong Thông
tư này cũng chủ yếu dựa vào thời gian quá hạn trên 90 ngày và khả năng người vay
cam kết trả nợ.
Như vậy, từ những nghiên cứu trên, nợ xấu nhìn chung có thể được xác định bởi 2
yếu tố chính là thời gian quá hạn trả nợ trên 90 ngày và có sự nghi ngờ về khả năng
trả nợ.
2.1.2. Phân loại nợ xấu
Phân loại nợ là quá trình ngân hàng xem xét và đánh giá các khoản cho vay của
mình dựa vào các tiêu chí về mức độ rủi ro để sắp xếp vào những nhóm tương ứng.
Phân loại nợ cần được thực hiện thường xun và liên tục vì việc này có thể giúp
cho ngân hàng kiểm sốt chính xác tình trạng của các khoản nợ và đưa ra giải pháp
xử lý kịp thời khi có bất kỳ tình trạng bất thường nào xảy ra. Tuy nhiên, hệ thống
phân loại nợ hiện nay vẫn chưa được thống nhất hồn tồn do cịn phụ thuộc rất
nhiều vào hoàn cảnh và cơ sở của từng quốc gia. Nhưng trên thực tế, cách phân loại



8

nợ của Viện Tài chính quốc tế (Institute of International Finance: IIF) là một trong
những cách được sử dụng rộng rãi nhất.
Cụ thể, trong mục 15 “Xử lý nợ xấu trong thống kê kinh tế vĩ mô” (The Treatment
of Nonperforming Loans in Macroeconomic Statistics, 2001), tác giả Adriaan M.
Bloem và Cornelis N. Gorter đã đề cập đến cách phân loại nợ của IIF thành 5 nhóm
như sau:
-

Nhóm 1 - Nợ đủ tiêu chuẩn (Standard): Là các khoản nợ có gốc và lãi trong
hạn. Đồng thời, khơng có xuất hiện khó khăn nào trong việc thanh tốn nợ và
dự báo có thể trả nợ đầy đủ theo cam kết.

-

Nhóm 2 - Nợ cần chú ý (Watch): Là các khoản nợ trong tình trạng có thể gặp
phải nguy cơ khơng thanh tốn đầy đủ nếu khơng có những biện pháp xử lý. Vì
vậy, cần chú ý đến các khoản nợ này hơn bình thường.

-

Nhóm 3 - Nợ dưới tiêu chuẩn (Substandard): Là các khoản nợ bị nghi ngờ về
khả năng thanh toán đầy đủ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn trên 90 ngày, hoặc tài
sản đảm bảo của khoản nợ đó bị giảm giá trị dẫn đến mất mát nếu khơng có
biện pháp xử lý kịp thời.

-


Nhóm 4 - Nợ nghi ngờ (Doubtful): Là khoản nợ được xác định là không thể thu
hồi được gốc và/hoặc lãi đã quá hạn trên 180 ngày. Tuy nhiên, nợ thuộc nhóm
này vẫn chưa hẳn là mất vốn hồn tồn vì vẫn cịn những yếu tố có thể cải thiện
được tình hình, ví dụ như sát nhập hoặc tiếp vốn.

-

Nhóm 5 - Nợ mất vốn (Loss): Là khoản nợ được cho là khơng cịn khả năng thu
hồi khi gốc và/hoặc lãi đã quá hạn trên 1 năm.

Trong đó, nợ xấu là các khoản nợ thuộc 3 nhóm cuối.
Cịn tại Việt Nam, như đã đề cập ở trên, khái niệm nợ xấu đã được xác định rõ ràng
trong Thông tư 02/2013/TT-NHNN. Cụ thể, nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3,
4 và 5. Tuy nhiên, việc phân biệt các nhóm nợ này cũng có thể thực hiện bằng 2
phương pháp là định lượng và định tính được quy định lần lượt trong Điều 10 và 11
như sau:


9

- Đối với phương pháp định lượng thì các tổ chức tín dụng sẽ phân loại nợ thành
5 nhóm là 1, 2, 3, 4 và 5 dựa vào thời gian q hạn hồn trả của khoản nợ đó.
Mặc dù vậy, các tổ chức tài chính vẫn có thể chủ động thay đổi nhóm nợ nếu
nảy sinh nghi ngờ về khả năng trả nợ của khách hàng.
-

Đối với phương pháp định tính thì các tổ chức tín dụng vẫn phân loại nợ thành
5 nhóm nhưng lại dựa trên các đánh giá về khả năng trả nợ của khách hàng. Và
để làm được các đánh giá đó, mỗi tổ chức tín dụng cần có một Hệ thống xếp
hạng tín dụng nội bộ, chính sách dự phịng rủi ro, chính sách quản lý rủi ro, mơ

hình giám sát rủi ro và phương pháp xác định, đo lường rủi ro tín dụng được
NHNN chấp nhận. Đồng thời, mỗi năm, các tổ chức tín dụng cũng cần đánh giá
lại Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của mình nhằm điều chỉnh cho phù hợp
hơn với thực tế và các quy định mới của pháp luật.

Nếu trong trường hợp kết quả phân loại nợ bằng phương pháp định lượng khác với
kết quả phân loại bằng phương pháp định tính thì khoản nợ sẽ được đưa vào nhóm
có mức độ rủi ro cao hơn. Nhưng nhìn chung, dù được phân loại bằng phương pháp
định lượng hay định tính thì nợ xấu vẫn bao gồm các khoản nợ từ nhóm 3 đến nhóm
5.
2.1.3. Những chỉ tiêu phản ánh nợ xấu
Thơng thường, tình trạng nợ xấu được phản ánh rõ nhất qua các chỉ tiêu:
Tỷ lệ

: Đây là chỉ tiêu quan trọng và chủ yếu nhất được sử dụng để đánh

giá chất lượng tín dụng tại các NHTM. Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng mà một
ngân hàng cho vay thì có bao nhiêu đồng bị đánh giá là nợ xấu, qua đó phản ánh
mức độ rủi ro tín dụng tại ngân hàng đó trong một thời điểm nhất định. Nếu tỷ lệ
này nhỏ hơn hoặc bằng 3% thì ngân hàng được xem là có chất lượng tín dụng tốt, tỷ
lệ nợ xấu trong mức an tồn.


10

Tỷ lệ

: Chỉ tiêu này phản ánh khả năng và hiệu quả của công

tác xử lý và thu hồi nợ xấu tại ngân hàng. Nếu tỷ lệ này tăng qua từng năm thì

chứng tỏ nỗ lực thu hồi nợ xấu đang đạt được nhiều kết quả tích cực.
Tỷ lệ

: Chỉ tiêu này phản ánh quỹ dự phịng rủi ro tín dụng có

khả năng bù đắp được bao nhiêu phần trăm cho các khoản vay nếu chúng chuyển
thành nợ xấu.
2.1.4. Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu
2.1.4.1.
-

Nguyên nhân khách quan

Môi trường pháp lý: Đây là mơi trường có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tín
dụng của các ngân hàng khi đối tượng khách hàng chính của họ là các doanh
nghiệp và chỉ cần một sự thay đổi trong luật pháp cũng có thể gây ra tác động
khơng nhỏ tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp đó. Một ví
dụ tiêu biểu cho việc này là chính sách thuể. Khi Nhà nước đưa ra quyết định
điều chỉnh chính sách thuế, lợi nhuận của các doanh nghiệp cũng sẽ bị ảnh
hưởng theo, từ đó tác động đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, sự bất hợp lý trong việc ban hành các văn bản pháp luật cũng gây
ra nhiều lúng túng khơng chỉ cho q trình hoạt động của các doanh nghiệp mà
cịn cho cơng tác quản lý và xử lý nợ xấu của ngân hàng.
Ngoài ra, nước ta hiện nay vẫn chưa có một hệ thống quy định về kế toán, kiểm
toán nào đủ mạnh để tạo ra sự thống nhất trong kết quả báo cáo tài chính của tất
cả doanh nghiệp. Chính điều này đã làm phát sinh những sai lệch trong quá
trình thẩm định, dẫn đến rủi ro cho ngân hàng.

-


Môi trường kinh tế: Mỗi nền kinh tế đều có thể được phản ánh qua những đặc
điểm khác nhau như chu kỳ kinh tế hoặc chính sách kinh tế vĩ mơ qua từng thời
kỳ. Nếu ở một quốc gia, môi trường kinh tế chưa phát triển, sự cạnh tranh trên
thị trường chưa bình đẳng, tốc độ tăng trường kinh tế cịn thấp thì đi kèm với đó


11

sẽ là những thành phần kinh tế như các cá nhân, cơng ty, doanh nghiệp yếu
kém, khơng có khả năng hoàn trả khi số lượng nợ vay đã quá lớn.
Ngoài ra, hệ thống các chính sách vĩ mơ chưa ổn định có thể đặt các doanh
nghiệp ở thế bị động, không thể yên tâm kinh doanh, sản xuất. Không chỉ có
vậy, nếu ở trong một mơi trường kinh tế khơng minh bạch, thiếu công bằng
cũng sẽ khiến cho việc thẩm định phương án vay vốn của ngân hàng trở nên
phức tạp hơn rất nhiều. Nói cách khác, ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc
tìm ra những thơng tin chính xác và đáng tin cậy từ phía khách, do đó, khó phát
hiện những âm mưu lừa đảo, từ đó có thể dẫn đến rủi ro thất thốt và nợ xấu.

-

Mơi trường thiên nhiên: Sự biến đổi của môi trường thiên nhiên, cụ thể là các
thiên tai như hạn hán, lũ lụt, mất mùa, dịch bệnh,… có thể dẫn đến thiệt hại
trong q trình sản xuất, kinh doanh, từ đó tác động trực tiếp đến thu nhập của
người vay vốn. Nếu khơng có thu nhập, người vay sẽ khơng thể thanh toán các
khoản nợ cho ngân hàng và làm xuất hiện nguy cơ nợ xấu. Đặc biệt là đối với
những khoản vay nông nghiệp, nguy cơ này sẽ càng cao hơn.
Thực chất, nguyên nhân từ môi trường thiên nhiên là nằm ngồi tầm kiểm sốt
và dự tính của các NHTM và cả khách hàng đi vay vốn. Do đó, có thể nói, đây
là những khoản nợ khơng thể tránh khỏi nên rất cần sự hỗ trợ từ phía Nhà nước
và cộng đồng.


-

Do khách hàng vay vốn: Nguyên nhân này bao gồm hai yếu tố chủ yếu. Yếu tố
đầu tiên phải kể đến là năng lực của khách hàng trong việc quản lý và sử dụng
hiệu quả nguồn vốn vay. Nếu ban lãnh đạo có khả năng tốt trong việc điều hành
doanh nghiệp giúp sinh ra lợi nhuận cao thì doanh nghiệp đó sẽ có khả năng
thanh tốn nợ vay cho ngân hàng khi đến hạn và khơng có tình trạng nợ xấu xảy
ra.
Yếu tố thứ hai chính là đạo đức của khách hàng. Trên thực tế, có một số khách
hàng đã cố ý chỉnh sửa số liệu trong báo cáo tài chính, lập các hóa đơn khống


12

để vay vốn ngân hàng mặc dù khơng có đủ điều kiện đi vay, khiến cho thông tin
thẩm định bị sai lệch. Nếu không phát hiện kịp thời, ngân hàng sẽ vơ tình cung
cấp một lượng vốn cho các doanh nghiệp yếu kém và khi doanh nghiệp đó làm
ăn thua lỗ, ngân hàng cũng khó mà thu hồi được nợ.

2.1.4.2.
-

Nguyên nhân chủ quan

Chính sách tín dụng của ngân hàng: Trên thực tế, nếu chính sách tín dụng của
một ngân hàng thiếu tính minh bạch thì khơng thể nào hướng dẫn việc cấp tín
dụng một cách chính xác được, dẫn đến tình trạng cấp sai đối tượng, tạo ra khẽ
hở cho những đối tượng có mục đích xấu thực hiện hành vi vi phạm. Mặt khác,
có một số ngân hàng vì muốn thu hút thêm khách hàng mà đã cố tình giảm bớt

một số thủ tục trong quy trình cho vay hoặc hạ thấp các điều kiện ràng buộc khi
vay vốn như quy định về tài sản thế chấp, tài sản đảm bảo. Hoặc có khi ngân
hàng có tâm lý chủ quan, quá tin tưởng các khách hàng thân thiết mà bỏ qua
những quy trình tín dụng bắt buộc. Việc làm này có thể kéo theo nguy cơ khách
hàng khơng có đủ khả năng trả nợ, dẫn đến nợ xấu.

-

Công tác tổ chức kiểm tra, kiểm sốt: Các NHTM thường có thói quen tập
trung nhiều vào quy trình thẩm định trước khi cho vay nhưng sau đó lại khá
lỏng lẻo trong cơng tác kiểm sốt q trình sử dụng nguồn vốn. Thực chất, theo
dõi nợ vay là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của ngân hàng
nhằm xác minh rằng nguồn vốn vay đã được sử dụng đúng mục đích và q
trình sử dụng đó vẫn mang lại kết quả tích cực nhằm đảm bảo việc trả nợ đúng
thời hạn cho ngân hàng.

-

Chất lượng cán bộ ngân hàng: Trình độ yếu kém và sự thiếu đạo đức của bộ
phận tín dụng cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến rủi ro
vì cán bộ tín dụng là những người trực tiếp làm việc với khách hàng. Điều này
đòi hỏi họ phải luôn trau dồi vốn kiến thức cùng khả năng phân tích nhanh nhạy


13

và tinh thần trách nhiệm cao để hoàn thành tốt cơng việc của mình. Nếu một bộ
phận cán bộ yếu kém, khơng có kinh nghiệm thì có thể dẫn đến việc cho vay
khơng hiệu quả và thiếu tính khả thi. Tiêu cực hơn, một số cán bộ tín dụng cịn
cố ý cho vay dù đã tính tốn được dự án sẽ không mang lại hiệu quả nhằm trục

lợi cho bản thân, kéo theo hệ lụy là gây ra nguy cơ nợ xấu và khoản thiệt hại
cuối cùng cũng là do ngân hàng gánh chịu.
2.1.5. Ảnh hƣởng do nợ xấu gây ra
2.1.5.1.

Ảnh hƣởng của nợ xấu đối với ngân hàng thƣơng mại

Thứ nhất, nợ xấu sẽ làm gia tăng chi phí, từ đó làm giảm lợi nhuận của các ngân
hàng thương mại. Trên thực tế, chi phí hoạt động của ngân hàng bao gồm cả những
khoản như chi phí dự phịng rủi ro và chi phí cho việc thu hồi, xử lý nợ xấu. Như
vậy, khi nợ xấu tăng lên đồng nghĩa với việc ngân hàng buộc phải tiêu tốn thêm một
lượng lớn nguồn lực ngồi ý muốn vào q trình trích lập dự phịng, xiết nợ hoặc
thanh lý tài sản đảm bảo, thay vì dành chính nguồn lực đó để cải thiện chất lượng
phục vụ cho khách hàng. Không chỉ có vậy, đối với các khoản vay đã chuyển thành
nợ xấu nhưng lại có tài sản đảm bảo từ trước thì cũng khơng tránh khỏi trường hợp
tài sản đó bị hỏng hoặc hao mòn, khiến cho giá trị sử dụng suy giảm theo thời gian.
Mặt khác, việc bảo trì và quản lý tài sản đảm bào cũng làm tiêu hao khơng ít chi phí
của ngân hàng. Nói tóm lại, cho dù ở trường hợp nào, việc một khoản vay bị chuyển
thành nợ xấu cũng sẽ mang lại tác động tiêu cực đến thu nhập của các ngân hảng.
Thứ hai, nợ xấu làm suy giảm năng lực tài chính, gây ra nguy cơ phá sản cho ngân
hàng. Như đã trình bày ở trên, tỷ lệ nợ xấu tăng lên sẽ dẫn đến lợi nhuận của ngân
hàng giảm. Việc này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng lực tài chính và đe
dọa đến sự tồn tại của ngân hàng khi lợi nhuận sụt giảm liên tục và những món nợ
khó địi thì lại ngày càng nhiều hơn, khiến cho viễn cảnh ngân hàng đi đến phá sản
hoặc bị thâu tóm, sát nhập khơng cịn là điều khơng thể xảy ra.


14

Thứ ba, nợ xấu ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng thanh khoản của ngân hàng, làm

chậm vòng quay của nguồn vốn. Cụ thể, với tình trạng tỷ lệ nợ xấu cao, ngân hàng
sẽ vừa phải gánh chịu tổn thất do nợ xấu gây ra, lại vừa phải đối mặt với áp lực
thanh toán cho những khoản tiền gửi và lãi suất huy động vốn, từ đó tạo ra một sự
chênh lệch đáng kể trong nguồn thu – chi của ngân hàng và ảnh hưởng rất nhiều đến
khả năng thanh khoản. Nếu trường hợp đó xảy ra, ngân hàng sẽ trở nên thận trọng
hơn đối với những hồ sơ vay mới, khiến cho các quyết định cho vay vốn trở nên
khó khăn hơn, đặc biệt là hồ sơ từ phía những doanh nghiệp có dấu hiệu sụt giảm,
thiếu hoặc khơng có tài sản đảm bảo; thậm chí có nhiều ngân hàng đã tạm dừng việc
giải ngân cho khách hàng mới mà chỉ tiếp tục duy trì số dư nợ tín dụng hiện tại hoặc
chỉ giải ngân đối với những khách hàng thân thiết.
Thứ tư, nợ xấu là nguyên nhân khiến cho uy tín của ngân hàng giảm sút. Như đã đề
cập ở trên, nợ xấu phát sinh có thể gây ra sự thiếu thanh khoản của ngân hàng.
Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, chính sự thiếu thanh khoản này sẽ tiếp tục kéo theo
việc uy tín của ngân hàng đi xuống. Sự suy giảm uy tín này được thể hiện trong việc
chậm trễ tất toán giao dịch hoặc chậm thanh toán lãi suất huy động vốn đối với
khách hàng; chậm giải ngân vay vốn đối với các đối tác khác; chậm thanh toán cổ
tức hoặc việc cổ tức nắm giữ của các cổ đông bị giảm giá do phải chịu tác động từ
quá trình hoạt động kinh doanh yếu kém. Mặt khác, thông tin về tỷ lệ nợ xấu tăng
cao nếu được cơng bố ra bên ngồi sẽ khiến cho người dân khơng cịn tin tưởng lựa
chọn ngân hàng đó như là nơi giữ tiền an tồn nữa. Từ đó gây ra khó khăn trong
việc huy động tiền gửi và thiết lập mối quan hệ với những khách hàng mới, làm
giảm khả năng cạnh tranh của ngân hàng, do đó thị phần và thu nhập cũng vì thế mà
chịu nhiều ảnh hưởng.
2.1.5.2.

Ảnh hƣởng của nợ xấu đối với khách hàng vay vốn

Khi tình trạng nợ xấu trở nên trầm trọng, điều đầu tiên mà khách hàng sẽ phải đối
mặt là việc bị các ngân hàng khắt khe hơn trong lúc chấm điểm dựa vào Hệ thống
xếp hạng nội bộ lúc muốn xin vay vốn. Tiếp đó, ngân hàng sẽ tiếp tục thực hiện



15

nhiều biện pháp nhằm thu hẹp hạn mức tín dụng. Trong một vài trường hợp, ngân
hàng còn ngưng giải ngân thêm khoản vay mới hoặc thậm chí là thu hồi một số
khoản nợ trước hạn. Đồng thời, các ngân hàng cũng sẽ siết chặt cơng tác quản lý nợ
xấu. Vì vậy, việc khách hàng cố ý không trả nợ cũ rồi tiếp tục vay tiền ở một ngân
hàng khác có thể bị phát hiện ngay, do tất cả thông tin của khách hàng đều được
thường xuyên cập nhật trên Trung tâm thơng tin tín dụng của NHNN (CIC). Nếu
người vay vẫn khơng có thiện chí trả nợ, ngân hàng có thể tiến hành các biện pháp
khởi kiện, đấu giá hoặc phát mại tài sản đảm bảo để thu hồi các khoản nợ của khách
hàng. Và trong đa số trường hợp, người vay sẽ chính là người phải chịu các khoản
chi phí sau cùng do tài sản đảm bảo khi được đấu giá hoặc phát mại thì thường có
mức giá thấp hơn giá thị trường.
Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp, nợ xấu sẽ khiến họ khó tiếp cận hơn với các
nguồn vốn. Nhất là những doanh nghiệp vừa và nhỏ cần nhiều vốn để duy trì hoạt
động sản xuất, kinh doanh, nay sẽ càng vất vả hơn khi phải cố gắng xoay sở để
khơng bị rơi vào tình trạng thiếu vốn bằng cách hoạt động cầm chừng, dẫn đến
không đủ tiềm lực tài chính để mở rộng sản xuất. Vậy nên nguy cơ phá sản của các
doanh nghiệp này là rất cao.
2.1.5.3.

Ảnh hƣởng của nợ xấu đối với nền kinh tế

Nợ xấu đã thực sự đặt ra một bài toán nan giải cho các NHTM Việt Nam, các
chuyên gia tài chính và cả Chính phủ. Khơng ai có thể phủ nhận rằng, sự ảnh hưởng
của nợ xấu có tác động rất lớn lên nhiều khía cạnh, gây tắc nghẽn dịng chảy vốn
của tồn bộ nền kinh tế, đe dọa đến hệ thống tài chính quốc gia và kiềm hãm sự
phát triển của cả đất nước. Cụ thể:

Nợ xấu khiến Nhà nước buộc lòng phải tốn một phần đáng kể ngân sách quốc gia để
giải quyết. Trên thực thế, mức chi này là rất lớn, đến nỗi mặc dù các NHTM đã có
riêng cho mình một khoản trích lập quỹ dự phịng rủi ro nhưng khơng thể tự giải
quyết triệt để nợ xấu mà vẫn phải trông cậy vào sự hỗ trợ từ phía NHNN. Nhưng về


×