Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

tuan 14l3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.82 KB, 19 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TUẦN 14. Thứ 2, ngày 26 tháng 11 năm 2012. Tập đọc- Kể chuyện NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ I. Mục tiêu: Tập đọc - Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời các nhân vật - Nội dung: Ca ngợi Kim Đồng là một người liên lạc nhỏ rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường bảo vệ cán bộ cách mạng Kể chuyện - Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ kể lại từng đoạn của câu chuyện. “Người liên lạc nhỏ” II. Đồ dùng dạy- học: -Tranh minh hoạ bài đọc sgk. Bảng phụ. III. Hoạt động dạy- học: Tập đọc Hoạt động 1: KTBC: - 2 hs đọc bài: “Cửa Tùng”- TLCH 2, 3- sgk * GTB: HS giới thiệu chủ điểm bài học. Hoạt động 2: Luyện đọc. - Gv đọc diễn cảm toàn bài, hs quan sát tranh minh hoạ- nói điều em biết về anh Kim Đồng - Hướng dẫn đọc kết hợp giải nghĩa từ: + Đọc từng câu: HS nối tiếp nhau đọc bài, mỗi em đọc 2 câu. + Đọc từng đoạn trước lớp: 4hs nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài. - GV giúp HS hiểu các từ phần chú giải + Đọc từng đoạn trong nhóm, 2 nhóm thi đọc. + Cả lớp đọc ĐT đoạn1, 2, 1hs đọc đoạn3 Hoạt động 3 Tìm hiểu bài. - Hs đọc thầm bài lần lượt trả lời câu hỏi SGK về nội dung bài. - Hỏi hs về nội dung bài Hoạt động 4: Luyện đọc lại. - GV đọc diễn cảm đoạn3. nhắc lại cách đọc. - HS luyện đọc cá nhân. 2nhóm đọc phân vai.( mỗi nhóm 3hs) đọc đoạn 3. - 1hs đọc cả bài. Nhận xét. Kể chuyện Hoạt động 1: Xác định yc đề: - Dựa vào tranh minh hoạ, kể lại từng đoạn câu chuyện Hoạt động 2: Hướng dẫn hs kể toàn bộ truyện theo tranh. - Hs quan sát 4 tranh minh họa. - 1hs kể mẫu tranh 1 đoạn 1. GV - HS nhận xét. - Từng cặp hs tập kể 4 đoạn trước lớp - 1hs kể cả câu chuyện. Hoạt động 3: Hoạt động nối tiếp: - Hs nêu lại nội dung bài . - Nhận xét tiết học..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Toán(tiết 66) LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Biết so sánh các khối lượng - Biết làm các phép tính đo khối lượng, vận dụng để so sánh khối lượng và giải các bài toán có lời văn - Biết sử dụng cân đồng hồ để cân vài đồ dùng học tập II. Đồ dùng dạy- học. - Cân đồng hồ loại 2 kg (5kg) III. Các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Củng cố cách so sánh các khối lượng, các phép tính với số đo khối lượng. Bài tập 1 VBT - Hs nêu yc bài tập 1- nắm yc bài tập . - HĐCN- VBT, 2hs lên bảng làm. - Hỏi hs để củng cố cách làm Bài tập 2. VBT - Hs đọc, nắm yc BT. - HĐCN-VBT, 1hs lên bảng làm- nêu cách làm - Nhận xét- chốt , củng cố dạng toán. và chữa bài Bài giải: 4 gói báng cân nặng là: 150 x 4 = 600 (g) Bác Toàn mua tât cả số gam bánh kẹo là: 600 + 166 = 766 (g) Đáp số: 766 gam bánh kẹo Hoạt động 2: Củng cố giải toán. Bài tập 3: VBT - Hs đọc bài tập- nắm yêu cầu bài tập - HS làm bài vào vở , 1hs lên bảng làm bài tập. - Nhận xét, chữa bài - Hỏi hs củng cố dạng toán giải bằng 2 phép tính Hoạt động 3: Thực hành cân đồ dùng HT. Bài tập 4: - Hs đọc- nắm yc bài tập . - Hướng dẫn hs thực hành cân Hoạt động nối tiếp: - Nhận xét tiết học.. Đạo Đức QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ HÀNG XÓM, LÁNG GIỀNG.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> I. Mục tiêu: - Nêu một số việc cần làm thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng. - Hs biết quan tâm giúp đỡ hàng xóm, láng giềng trong cuộc sống hàng ngày. II. Đồ dùng dạy- học. - VBT, tranh minh hoạ truyện: “Chị Thuỷ của em” III. Hoạt động dạy- học: Hoạt động 1: Phân tích truyện: “Chị Thuỷ của em” * Mục tiêu: Học sinh biết được một biểu hiện quan tâm giúp đỡ hàng xóm, láng giềng. * Cách tiến hành: - Gv kể truyện, Hs đọc lại truyện - Giúp hs nắm nội dung truyện qua các câu hỏi cuối baì - Gv nhận xét chốt lại nội dung câu chuyện Hoạt động 2: Đặt tên tranh. * Mục tiêu: Hs hiểu được ý nghĩa của các hành vi , việc làm đối với hàng xóm, láng giềng. * Cách tiến hành: - Gv nêu yêu cầu, hs thảo luận theo 6 nhóm (mỗi nhóm 1 tranh). - Hs TL, đại diện nhóm trình bày kết quả TL. - Nhận xét . KL nội dung tranh, tên tranh. Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến. * Mục tiêu: Hs biết bày tỏ thái độ của mình trước những ý kiến, quan niệm có liên quan đến việc quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng. * Cách tiến hành: - Gv lần lượt nêu từng ý kiến, HS suy nghĩ trả lời. - Trình bày ý kiến CN. GV kết luận Hoạt động 4:Hoạt động nối tiếp: - Củng cố dặn dò. - Nhận xét tiết học. - VN vận dụng thực hành.. Thứ 3, ngày 27 tháng 11 năm 2012 Thể dục ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> I .Mục tiêu: - Thực hiện cơ bảnđúng các động tác của bài TD phát triển chung - Chơi trò chơi: “Đua ngựa”.Biết chơi và chơi tương đối chủ động. II. Địa điểm, phương tiện: - Trên sân tập. - Còi, sân cho trò chơi. III. nội dung và phương pháp lên lớp. 1. Phần mở đầu: - GV tập lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu tiết học. - HS khởi động các khớp cổ tay, chân, gối, hông. - Trò chơi: Thi xếp hàng nhanh 2. Phần cơ bản: * Ôn bài thể dục PTC: 8ĐT. (12ph) - GV cho HS ôn luyện cả 8 động tác trong 2 - 3 lần, mỗi lần tập liên hoàn 2 x 8 nhịp. GV chú ý sửa sai cho HS - Hs ôn tập theo 3 tổ, 3 tổ thi với nhau bài TDPTC. - Nhận xét, công bố kết quả. * Chơi trò chơi: “Đua ngựa”. (8ph) - Gv nêu tên trò chơi, luật chơi, cách chơi. - HD cách cầm ngựa, phi ngựa để tránh chấn động mạnh - Hs thực hiện chơi chính thức. GV phân công cấn sự làm trọng tài - Công bố kết quả chơi. 3. Phần kết thúc. - Đứng tại chỗ vỗ tay hát - GV hệ thống bài - Nhận xét tiết học.. Toán(tiết 67) BẢNG CHIA 9 I. Mục tiêu: Bước đậu thuộc bảng chia 9 và vận dụng trong giải toán II. Đồ dùng dạy học..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 9 chấm tròn. III. Hoạt động dạy- học. Hoạt động 1: KTBC: - Hs đọc bảng nhân 9. GV nhận xét ghi điểm Hoạt động 2: Hướng dẫn hs lập bảng chia 9 từ bảng nhân 9. - GV nêu yêu cầu, hs nắm yêu cầu. - Hs nêu phép nhân có thừa số 9 - Từ phép nhân hd hs lập phép chia. - Hs tự lập các phép tính còn lại. - HT bảng chia 9. Hs học thuộc bảng chia 9. Hoạt động 2: Thực hành. Bài tập 1: VBT - Điền số: HS làm bài tập. - GV nhận xét Bài tập 2: VBT - HS đọc thầm – nắm yêu cầu BT. - HĐCN vào VBT – Nêu kết quả Nhận xét, c2 mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia. Bài tập 3 VBT - Hs đọc bài tập, nắm yêu cầu bài tập, HS tóm tắt bài toán - HĐ CN- VBT, 1Hs lên bảng làm bài tập. - GV nhận xét, hỏi hs củng cố cách làm và chữa bài Bài giải : Số kg gạo trong mỗi túi là: 45 : 9 = 5 (kg) Đáp số: 5 kg gạo Bài tập 4: VBT - Làm như bài tập 3 nhưng đơn vị là túi Hoạt động 3: Hoạt động nối tiếp: - Củng cố- dặn dò. - Nhận xét tiết học.. Thứ 4, ngày 28 tháng 11 năm 2012. Tập đọc. NHỚ VIỆT BẮC I. Mục tiêu: - Ngắt nhịp đúng giữa các dòng thơ lục bát.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Nội dung: Ca ngợi cảnh đẹp của Việt Bắc, người Việt Bắc đánh giặc giỏi, thuỷ chung. II. Đồ dùng dạy- học: - Tranh minh hoạ bài sgk. Bảng phụ. III. Hoạt động dạy- hoc. Hoạt động 1: KTBC: Một em đọc đoạn một bài “ Người liên lạc nhỏ” Anh Kim Đồng được giao làm nhiệm vụ gì? Học sinh đọc và trả lời ? Giáo viên nhận xét và cho điểm Hoạt động 2: Luyện đọc. - GV giới thiệu bài, ghi đầu bài. - Gv đọc diễn cảm bài. - Gv nêu cách đọc. - Hướng dẫn hs luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. + Đọc từng câu: 8 hs nối tiếp nhau mỗi em đọc 2 dòng thơ + Đọc từng đoạn trước lớp. học sinh nêu cách đọc, đoạn một. - Môt em đọc lời chú giải. - Học sinh đặt câu với từ ân tình ( 2 học sinh ). - Học sinh đọc bài thêo nhóm 3 - Học nhóm thi nhau đọc trước lớp. - Lớp nhận xét các nhóm đọc. + Lớp đọc đồng thanh toàn bài. - Một em đọc lì bài.. Hoạt động3: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài. - HS đọc thầm hai dòng thơ đầu, nêu câu hỏi một . Học sinh trả lời :Người cán bộ về xuôi nhớ hoa và nhớ người ở Việt Bắc . Giáo viên nói thêm : Nhớ hoa : ý nói nhớ cảnh vật, núi dừng ở Việt Bắc. Nhớ ngưòi : ý nói : nhớ con người và cản sinh hoạt của người Việt Bắc. Ta : chỉ người miền xuôi . Mình ; chỉ người ở Việt Bắc. Qua đó ta thấy được Tình cảm của người vế và người ở lại rất thắm thiết tình cảm . Chuyển ý : Sang câu hỏi 2 - HS đọc thầm bài . Tìm hiểu câu hỏi hai. Nhưng câu thơ cho ta thấy Việt Bắc rất đẹp. Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Ngày xuân mơ nở trắng rừng Ve kêu rừng phách đổ vàng Rưng thu trăng gọi hoà bình Núi rừng Viẹt bắ rất đẹp có đủ màu sắc : xanh, đỏ, trắng, vàng... Việt Bắc đánh giặc giỏi được thể hiện qua các câu thơ : Rừng cây núi đá, ta cùng đánh tây Núi giăng thành luỹ sắt dày Rừng che bồ đội, rừng vây quân thù.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Tác giả đã dùnghình ảnh nhân hoá úi rừng Việt Bắc giống như một con người đánh giặc giỏi. Một em đọc cả bài . Nêu câu hỏi 3 Nhưng câu thơ tả vẻ đẹp của nguời Việt Bắc HS nêu. Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng Nhớ ngưòi đan nón, chút từng sơi giang Nhớ cô em gái hái măng một mình Nhó ai tiếng hát ân tình thuỷ chung. Ngừời Việt Bắc lao động chăm chỉ, đánh giặc giỏi , sống ân tình thuỷ chung với cách mạng. + Một em đọc lại bài. lớp nêu nội dung của bài : Ca ngợi đất, người Việt Bắt đẹp, đánh giặc giỏi + Một em nhắc lại. Hoạt động 4: Học thuộc lòng bài thơ (10 dòng đầu) - Lớp đọc đồng thanh 10 òng thơ đầu. Luyện đọc xoá bảng dần. - HS thi nhau đọc thuộc lòng 10 dòng thơ đầu. Hoạt động 5: Hoạt động nối tiếp - Củng cố - Lên hệ . Ngày nay đất nước ta hoàn toàn độc lập nhưng đồng đội và đồng bào luôn nghỉ về nhau, uôn nghỉ về những ngày kháng chiến gian khổ. đấy là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Các em cần ghi nhớ và học tập tấm gương đạo đức đó - Nhận xét lớp. dặn dò học sinh 10 dòng thơ.. Tập viết ÔN CHỮ HOA K I. Mục tiêu: -Viết đúng, đẹp các chữ viết hoa: Y, K, Kh (mỗi chữ 1 dòng) - Viết tên riêng: “Yết Kiêu” và câu ứng dụng: “Khi đói cùng chung một dạ Khi rét cùng chung một lòng” mỗi câu một dòng.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> II. Đồ dùng dạy- học: - Mẫu chữ viết hoa:Y, K. Tên riêng - Câu ứng dụng viết trên dòng kẻ ô li. - Vở tập viết III. Hoạt động dạy- học: Hoạt động 1: KTBC: - HS viết bảng: Ông ích Khiêm. Hs đọc to. - Nhận xét, củng cố cách viết. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết bảng con * Luyện viết chữ hoa: - Gv viết mẫu, nhắc lại quy trình viết. - Hs viết bảng con, 2 HS viết trên bảng lớp: Y, K. - Nhận xét, củng cố cách viết. * Luyện viết từ, câu ứng dụng: - Gv cho hs đọc từ, câu ứng dụng. - HS nắm nội dung, ý nghĩa từ, câu ứng dụng. - Hướng dẫn HS quy trình viết. Hs nx độ cao, k/c giữa các con chữ trong từ, câu ứng dụng. - HS luyện viết: Yết Kiêu vào nháp - Nhận xét, củng cố cách viết. Hoạt động 3: HS viết vở tập viết. - Gv nêu yêu cầu trước khi viết. HS luyện viết vào vở tập viết. GV theo dõi để nhắc nhở HS Hoạt động 4: Chấm., chữa bài - Chấm bài, nhận xét bài viết. Hoạt động 5: Hoạt động nối tiếp: - Củng cố- dặn dò. - Nhận xét tiết học.. Thể dục HOÀN THIỆN BÀI THỂ DỤC PTC I. Mục tiêu: - Thực hiện cơ bản đúng động tác của bài TD phát triển chung - Chơi trò chơi: “Đua ngựa”, biết chơi và tham gia chơi chủ động . II. Địa điểm, phương tiện: - Trên sân trường.vs nơi tập - Còi, kẻ vạch cho trò chơi. “Đua ngựa” III. Nội dung và phương pháp 1. Phần mở đầu:.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Phổ biến nội dung, yêu cầu tiết học. - HS khởi động: Xoay các khớp tay, chân, gối, hông, - Chạy chậm theo hàng dọc 2. Phần cơ bản. * Ôn bài TD phát triển chung - Tập liên hoàn 8 động tác, mỗi động tác 4 x 8 nhịp. Các lần sau cán sự hô cho cả lớp tập - Ôn theo 3 tổ .Mỗi tổ ôn bài thể dục đã học. Hs tự ôn tập do tổ trưởng đièu khiển - 3 tổ thi biểu diễn bài thể dục. Nhận xét. * Chơi trò chơi “Đua ngựa” - Gv nêu tên trò chơi, luật chơi, cách chơi. - Hướng dẫn hs chơi, hs thực hiện chơi thi giữa các tổ với nhau - GV công bố kết quả chơi. 3. Phần kết thúc: - Đứng tại chỗ vỗ tay hát - GV hệ thống bài - Nhận xét tiết học.. Toán (tiết 68) LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Học thuộc bảng chia 9, vận dụng trong tính toán và giải bài toán có phép chia 9. II. Hoạt động dạy- học. Hoạt động 1: KTBC: - 2 hs đọc bảng chia 9. Hoạt động 2:Thực hành Bài tập 1: VBT - Hs đọc, nắm yêu cầu bài tập. - Hs lần lượt nhẩm miệng và nêu kq. GV nhận xét - c2 mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia Bài tập 2: VBT - Hs đọc, nắm yêu cầu bài tập..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - HĐ CN-VBT, 3hs lên bảng làm bài 3 cột và nêu cách làm. - Nhận xét, chốt. Hỏi hs củng cố cách tìm thương, số bi chia, số chia. Bài tập 3: VBT - Hs đọc BT – giúp hs nắm yc BT. - Hs làm bài tập, 1hs lên bảng làm bài, nhận xét, kết luận . - Hỏi hs củng cố dạng toán giải bài toán bằng hai phép tính. Tìm 1/9 của một số. Bài giải: Số ngôi nhà công ty đã xây là: 36 : 9 = 4 (ngôi nhà) Số ngôi nhà công ty đó phải xây tiếp là: 36 - 4 = 32 (ngôi nhà) Đáp số: 32 ngôi nhà Bài tập 4: - Hs đọc BT- nắm yc BT và quan sát hình vẽ, - HS nêu cách tìm 1/9 của một hình. HS làm cá nhân vào VBT. - Hs trình bày kết quả - Nhận xét, kết luận Hoạt động 3: Hoạt động nối tiếp : - Củng cố- dặn dò. - Nhận xét tiết học.. Thứ 5, ngày 29 tháng 11 năm 2012. Luyện từ và câu TUẦN 14 I. Mục tiêu: - Tìm đúng từ chỉ đặc điểm trong đoạn thơ cho trước (BT1) - Xác định được các sự vật so sánh với nhau về những đặc điểm nào (BT2) II.Đồ dùng dạy- học. - Bảng phụ, VBT III. Hoạt động dạy- hoc. Hoạt động 1: KTBC: - 2HS làm bài tập2,3(LTVC-Tuần 13) - Hỏi hs củng cố từ ngữ về 3 miền: Bắc- Trung- Nam. Hoạt động 2: Ôn từ chỉ đặc điểm Bài tập 1:.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - 1HS đọc bài tập, giúp hs nắm yc BT. - Lớp đọc thầm bài tập bảng phụ. -1hs lên bảng làm bài tập, lớp làm vào VBT (gạch chân từ chỉ đặc điểm) - Nhận xét, chốt. Củng cố từ chỉ đặc điểm.(Hs có thể tìm thêm một số từ khác). Bài tập 2: - HS đọc thầm bài tập- nêu yêu cầu bài tập - 2Hs làm bài tập trên bảng, lớp làm vào VBT. - Nhận xét, chốt lời giải đúng. - GV kết luận: Củng cố các sự vật được so sánh với nhau về đặc điểm: trong, hiềnhiền, vàng. Hoạt động 3: Ôn mẫu câu: “Ai- thế nào?”. Bài tập 3 - Hs đọc bài tập, nắm yêu cầu bài tập. - HĐCN-VBT, 3 hs lên bảng làm bài tập. - Nhận xét, chốt lại lời giải đúng - Nhận xét, củng cố mẫu câu: Ai- thế nào trong câu nói về đặc điểm Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp: - Củng cố- dặn dò. - Nhận xét tiết học.. Chính tả NGHE - VIẾT: NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ I.Mục tiêu: - Nghe viết chính xác 1 đoạn trong bài “ Người liên lạc nhỏ”; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi - Làm BTCT phân biệt cặp vần dễ lẫn: ay/ây - Làm đúng bài tập 3a II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ, VBT III. Hoạt động dạy học: Hoạt đông1: Hướng dẫn HS nghe-viết - Gv đọc đoạn viết, HS đọc lại. - HD HS nắm nội dung đoạn viết. - Hướng dẫn HS nhận xét chính tả. - HS luyện viết những chữ ghi tiếng khó, dễ lẫn..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Gv đọc, HS viết bài (cách trình bày bài). Hoạt động 2: Chấm. chữa bài - HS đổi chéo vở và chữa lỗi cho nhau và ghi ra lề vở - Chấm bài, nhận xét một số vở Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 2- VBT. -Gv treo bảng phụ. HS đọc, nắm yêu cầu BT. - HĐCN –2 HS lên bảng làm bài tập trên bảng phụ, lớp làm vào VBT. - Nhận xét – KL, chốt lời giải đúng cây sạy, chày giã gạo dạy học, ngủ dậy số bảy, đoàn bẩy Bài tập 3:a - Hs đọc thầm bài tập, nắm yêu cầu bài tập - Tổ chức hs chơi trò chơi: “Tiếp sức” - Gv nêu tên trò chơi, luật chơi, cách chơi. - HD hs chơi. Hs thực hiện trò chơi theo 3 tổ. GV công bố kết quả chơi. - Nhận xét, chốt lời giải đúng. Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp: - Củng cố- dặn dò. - Nhận xét tiết học. Thứ 5, ngày 29 tháng 11 năm 2012 Toán (tiết 69) CHIA SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ I. Mục tiêu: -Biết đặt tính và tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (chia hết và chia có dư) - Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số và giải bài toán liên quan đến phép chia. II. Hoạt động dạy-học. Hoạt động 1:KTBC: - 2hs đọc bảng chia 9. Nhận xét. Hoạt động 2: HD hs thực hiện chia số có hai chữ số cho số có một chữ số - Gv nêu phép chia. Nêu yêu cầu. - Hs thực hiện phép chia như hướng dẫn trong SGK - Nhận xét, củng cố. Hs nêu lại cách thực hiện. Hoạt động 3: Thực hành. Bài tập 1: VBT - Hs đọc bài tập, nắm yêu cầu bài tập.HĐCN-VBT.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - 3 hs lên bảng làm bài tập, mỗi em làm 1 cột. GV nhận xét củng cố (hs nêu lại cách chia) Bài tập 2: VBT - Hs đọc, nắm yêu cầu bài tập và nêu các bước giải - 1Hs lên bảng làm bài tập, lớp làm vào vở ô ly - Nhận xét, chốt: Củng cố dạng toán tìm một phần mấy của một số. Bài tập 3: VBT - Hs đọc bài tập, giúp hs nắm yêu cầu bài tập. - HĐCN-VBT,1 hs lên bảng giải. - Nhận xét, củng cố dạng toán: Giải bài toán liên quan đến phép chia có dư. Bài giải: Thực hiện phép chia: 58 : 5 = 11 (can) dư 3 lít Vậy58l nước mắm có thể rót vào nhiều nhất 11 can và còn thừa 3 lít nước mắm Đáp số: 11 can và thừa 3 lít nước mắm Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp: - Củng cố- dặn dò. - Nhận xét tiết học.. Tự nhiên và xã hội TỈNH (THÀNH PHỐ) NƠI BẠN ĐANG SỐNG I. Mục tiêu: - Kể tên một số cơ quan hành chính, văn hóa , giáo dục, y tế ...ở địa phương II. Đồ dùng dạy học: - Các hình sgk trang 52->55, tranh, ảnh sưu tầm một số cơ quan của tỉnh. Bút vẽ. III.Hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Bài cũ: - Một số HS lên bảng nêu tên những trò chơi an toàn và những trò chơi nguy hiểm, Cả lớp nhận xét bổ sung . Hoạt động 2: Quan sát, nhận xét * Mục tiêu: Nhận biết một số cơ quan hành chính cấp tỉnh. * Cách tiến hành: - GV cho HS hoạt động 4 nhóm . - GV nêu yêu cầu. HS quan sát hình (52->55). Nói những gì quan sát được. - Các nhóm thảo luận - Đại diện nhóm trình bày kq thảo luận. - Lớp nhận xét..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> * GV kết luận: ở mối tỉnh thành phố đều có các cơ quan : Hành chính văn hóa , giáo dục , y tế ....để điều hành công việc , phục vụ đời sống vật chất , tinh thần và sớc khỏe nhân . Hoạt động 3: Nói về tỉnh thành phố nơi em đang sống. - HS thảo luận nhóm đôi : - Nêu những cơ quan hành chính nơi em đang sống . - Đại diện nhóm nêu , lớp nhận xét bổ sung * GV chốt : .....Tên các cơ quan nơi HS đang sống ........... Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp: - Củng cố- dặn dò. - Nhận xét giờ học. Chính tả NGHE - VIẾT: NHỚ VIỆT BẮC I. Mục tiêu: - Nghe - viết bài chính tả; trình bày đúng hình thức thơ lục bát - Làm đúng bài tập chính tả: Phân biệt au/ âu, - Làm đúng bài tập 3a II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ BT 2, BT III. Hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe-viết. - Gv đọc - hs đọc lại đoạn viết. 2 hs đọc TL. - Hs tìm hiểu nội dung đoạn viết. - HDhs cách trình bày (Dòng 6 lùi 2 ôli, dòng 8 lùi 1 ô li) - HD hs viết từ khó: hs nêu cách viết và viết vào nháp, 2 HS viết lên bảng - GV nhận xét - Đọc hs viết, đọc soát bài. Hoạt động 2: Chấm, chữa bài - Chấm bài. Nhận xét bài viết. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả. Bài tập 2:.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> - Gv treo bảng phụ. Hs đọc nắm yc bài tập. - HĐCN-VBT- 2hs lên bảng làm bài tập - Nhận xét, kết luận, củng cố : au/ âu Bài tập 3a: - Hs đọc và nắm yêu câù BT - 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào VBT - GV nhận xét, chữa bài + Tay làm hàm nhai, tay quai miệng ttễ + Nhai kĩ no l;âu, cày sâu tốt lúa Hoạt động nối tiếp: - Củng cố- dặn dò: - Nhận xét tiết học.. Tự nhiên và xã hội TỈNH (TP) NƠI BẠN ĐANG SỐNG I. Mục tiêu: - Từ tranh, ảnh,…sưu tầm đươc hs trang trí, sắp xếp theo nhóm: hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế trong tỉnh và giới thiệu trứoc lớp. - Biết vẽ và mô tả sơ lược về bức tranh toàn cảnh có các cơ quan hành chính, văn hoá, y tế, giáo dục,..của tỉnh nơi em đang sống. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh, ảnh, đã chuẩn bị tiết trước. Bút chì, màu vẽ. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Bài cũ - Hãy kể tên 1 số cơ quan hành chính, y tế, văn hoá, gd, nơi em đang sống. - HS nêu miệng, lớp nhận xét * GV chốt cho điểm Hoạt động 2: Nói về tỉnh nơi em đang sống - GV nêu yêu cầu, - HS thảo luận 4 nhóm. Nói về tỉnh nơi em đang sống ? - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Lớp nhận xét bổ sung ,.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> * GV kết luận . (gv có thể tổ chức cho HS đóng vai hướng dẫn viên du lịch để nói về các cơ quan trong tỉnh). Hoạt động 3: Vẽ tranh * HS biết vẽ và mô tả sơ lược về bức tranh toàn cảnh có các cơ quan hành chính, văn hoá, y tế, giáo dục của tỉnh nơi em đang sống - GV nêu yêu cầu, HS nắm yêu cầu. - Hướng dẫn học sinh cách vẽ: Thể hiện những nét chính về những cơ quan đó - Học sinh thực hành vẽ vào giấy. GV theo dõi để giúp đỡ các em - Lần lượt HS mô tả tranh vẽ của mình trước lớp. - Lớp nhận xét bổ sung . * GV kết luận: (SGK) Hoạt động nối tiếp: - Củng cố- dặn dò. - Nhận xét tiết học.. Thủ công CẮT,DÁN CHỮ H, U (TIẾT 2) I. Mục tiêu: - HS biết cách kẻ, cắt dán chữ H,U. - Kẻ , cắt, dán chữ U, H tương đối thẳng, phẳng II . Đồ dùng học tập: - Mẫu chữ H,U. Tranh quy trình. - Giấy màu, kéo, hồ dán. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Nhắc lại quy trình cắt, dán - Gv treo tranh quy trình cắt dán chữ U, H và yêu cầu hs nêu lại các bước thực hiện cắt, dán chữ U, H - Hs nêu lại quy trình cắt, dán chữ H, U Hoạt động 2: Thực hành - Tổ chức cho hs thực hành kẻ, cắt, dán chữ H, U - Hs thực hành, gv quan sát hướng dẫn những HS còn lúng túng. - Hd hs trưng bày và đánh giá sản phẩm. Hoạt động nối tiếp: - Củng cố- dặn dò, thu gom giấy loại - Nhận xét tiết học..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Toán(tiết70) CHIA SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (Tiếp theo) I. Mục tiêu:: - Biết đặt tính và tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (có dư ở các lượt chia) - Biết giải toán có phép chia và biết xếp hình tạo thành hình vuông II. Hoạt động dạy học: Hoạt động 1: HD HSTH phép chia 78: 4 - Gv nêu phép chia, hs đặt tính rồi thực hiện tính như ở SGK - Nhận xét, chốt. Hs nêu lại cách thực hiện - Gv kl: Củng cố cách chia. Hoạt động2: Thực hành Bài tập 1: SGK - Hs đọc bài tập, nắm yêu cầu bài tập - 4Hs lên bảng làm bài tập, lớp làm vào vở ô ly. HS khác nhận xét - Củng cố cách chia (hs nêu cách thực hiện) Bài tập 2 SGK - Hs đọc bài tập, nắm yêu cầu bài tập - HS nêu cách giải bài toán, 1hs lên bảng giải. - Củng cố giải bài toán bằng phép chia (có dư) Bài giải: Ta có: 33 : 2 = 16 (cái) dư 1HS Vậy33 H/S cần 17 cái bàn như thế.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Đáp số: 17 cái bàn Bài tập 4: SGK - HS đọc bài tập - giúp HS nắm yêu cầu bài tập. - HĐCN với bộ đồ dùng học toán - Hs thực hành xếp hình, GV theo dõi để giúp đỡ các em - Nhận xét một số hình của HS Hoạt động nối tiếp: - Củng cố- dặn dò. - Nhận xét tiết học. Thứ 6, ngày 30 tháng 11 năm 2012. Tập làm văn GIỚI THIỆU HOẠT ĐỘNG I. Mục tiêu: - Nghe kể lại một cách tự nhiên câu chuyện: “Tôi cũng như bác”. - Biết giới thiệu một cách đơn giản về các bạn trong tổ của mình với người khác II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ, VBT III. Hoạt động dạy học. Hoạt động 1: KTBC: - 3 hs đọc bài TLV tuần 13. - GV nhận xét, củng cố cách viết thư và cách trình bày bức thư. Hoạt động 2: Giới thiệu về hoạt động tổ em. - Hs đọc đề bài- giúp hs nắm yc bài tập. - GV ghi gợi ý ở SGK lên bảng và cho HS đọc lại các gợi ý - Hs đọc bài tập đọc: “Một trường tiểu học ở vùng cao”. 1Hs làm mẫu giới thiệu trước lớp. - HĐ 4 nhóm. Các nhóm thảo luận theo các gợi ý trên. - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Nhận xét, Gv kết luận . Hoạt động 3: Hoạt động nối tiếp: - Củng cố- dặn dò. - Nhận xét tiết học.

<span class='text_page_counter'>(19)</span>

<span class='text_page_counter'>(20)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×