Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

SKKN một số kinh nghiệm dạy so sánh các số có hai chữ số theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 30 trang )

UBND QUẬN THANH XUÂN
TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH XUÂN TRUNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY SO SÁNH CÁC SỐ
CÓ HAI CHỮ SỐ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC CHO HỌC SINH LỚP 1

Mơn

: Tốn

Cấp học

: Tiểu học

Tên tác giả

: Nguyễn Thị Liên Hương

Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thanh Xuân Trung
Chức vụ

: Giáo viên

Năm học 2020 - 2021


1

A. PHẦN MỞ ĐẦU


1. Đặt vấn đề:
Chương trình Tốn 1 bộ sách Cùng học để phát tiển năng lực là một bộ
phận quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 với 5 bộ sách
giáo khoa. Trường chúng tôi đã lựa chọn bộ sách giáo khoa Cùng học để phát
triển năng lực. Sách giáo khoa Toán 1 bộ Cùng học để phát triển năng lực kế
thừa những ưu điểm của chương trình và sách giáo khoa cũ, đồng thời, làm mới
kiến thức để phù hợp với sự phát triển về tâm sinh lí của trẻ em Việt Nam và xu
thế phát triển của giáo dục thế giới.
Sách Toán lớp 1 bộ sách Cùng học để phát triển năng lực biên soạn bám
sát theo quan điểm chung, đảm bảo tính cơ bản, sáng tạo và thực tiễn.
Dạy và học Toán 1 bộ sách Cùng học để phát triển năng lực theo chương
trình GDPT mới là một vấn đề được nhiều người quan tâm và dày công nghiên
cứu. Bản thân tôi, đây là năm đầu tiên vừa dạy vừa nghiên cứu, tơi thấy SGK
Tốn 1 đã qn triệt cơ sở toán học hiện đại, giúp phát triển năng lực tư duy của
mọi học sinh và phát huy được sự sáng tạo ở từng học sinh, phù hợp với khả
năng nhận thức của các em, có nhiều nội dung vận dụng Toán học vào cuộc
sống.
Sách giáo khoa Toán 1 Cùng học để phát triển năng lực được thiết kế mới
từ hình thức đến nội dung (trình bày rõ ở phần sau).
Một trong những mạch kiến thức quan trọng của Toán 1 bộ sách Cùng học
để phát triển năng lực là hình thành và rèn kĩ năng đọc, viết, so sánh các số đến
100; cộng, trừ không nhớ các số trong phạm vi 100. Đây là những kiến thức kĩ
năng hết sức cơ bản, nó chính là nền tảng để học sinh hình thành kiến thức, kĩ
năng về số học khi học sinh học lên các lớp trên. Đối với học sinh lớp 1, các em
có khả năng tiếp thu những kiến thức, kĩ năng này rất nhanh nhưng nếu giáo
viên không có những biện pháp tích cực, khơng khơi gợi hết khả năng sẵn có
trong từng học sinh thì việc hình thành kiến thức, kĩ năng trên lớp cũng gặp
khơng ít khó khăn. Mỗi học sinh là một cá thể riêng biệt. Đòi hỏi người giáo
viên phải biết thiết kế từng câu hỏi cho từng dạng bài tập sao cho phát huy hết
khả năng tự học, tự sáng tạo của từng học sinh là một điều rất khó. Bởi lẽ học

sinh lớp 1 mới đang học chữ, tư duy còn cụ thể, mang tính trực quan, chú ý chưa
bền, khả năng ghi nhớ chưa cao; so sánh, sắp xếp, phân tích lựa chọn cịn hạn
chế. Trong khi đó, chương trình mới này địi hỏi các thầy cơ lựa chọn phương
pháp để học sinh kiến tạo bài giảng sao cho hiệu quả nhất. Kênh hình được chú
trọng, làm bật lên bài giảng. Từ kênh hình đó, học sinh vận dụng vào làm bài tập


2
một cách sáng tạo nhất. Vậy làm thế nào để hình thành và rèn kĩ năng so sánh
các số có hai chữ số cho học sinh lớp 1 một cách dễ hiểu, dễ nhớ, nhanh và
chính xác? Trong khi đó lại là năm đầu tiên tiếp cận việc dạy theo chương trình
mới nên bản thân tơi cịn nhiều lúng túng trong việc dạy so sánh số có hai chữ số
cho học sinh lớp 1.
Chính vì những lý do nêu trên mà tôi đã chọn đề tài: "Một số kinh
nghiệm dạy so sánh các số có hai chữ số theo hướng phát triển năng lực cho
học sinh lớp 1."
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Tìm hiểu nội dung chương trình SGK Toán 1 bộ sách Cùng học để phát
triển năng lực và thực trạng dạy học Toán 1, đặc biệt tìm hiểu sâu về thực trạng
dạy so sánh các số có hai chữ số; nghiên cứu và tìm các biện pháp giúp học sinh
hình thành và rèn kĩ năng so sánh các số có hai chữ số một cách dễ hiểu, dễ nhớ,
nhanh, chính xác. Đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân và cho
đồng nghiệp trong q trình dạy Tốn 1. Đặc biệt trong năm học 2020 - 2021,
nội dung dạy so sánh số thì khơng mới nhưng phương pháp tiếp cận thì phải
mới. Nếu GV không mở rộng và khắc sâu kiến thức cho các em thì khi gặp dạng
bài này các em rất lúng túng.
3. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu:
3.1. Nhiệm vụ :
Sáng kiến tập trung nghiên cứu một số phương pháp; hình thức tổ chức
dạy học, tập trung vào việc hình thành và rèn kĩ năng so sánh các số có hai chữ

số.
3.2. Phạm vi nghiên cứu :
- Đối tượng : Học sinh lớp 1
- Tài liệu : Sách giáo khoa Toán 1, sách giáo viên Toán 1 bộ sách “Cùng
học để phát triển năng lực”.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau :
a. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Nghiên cứu tổng thể nội dung chương trình GDPT mới 2018, nghiên
chương trình Tốn 1 bộ sách Cùng học để phát triển năng lực, mục tiêu của dạy
học Tốn 1 nói chung và nghiên cứu kĩ nội dung dạy học về so sánh các số có
hai chữ số.
b. Phương pháp điều tra, phân tích
Điều tra thực trạng dạy học để thấy những hạn chế của giáo viên và học
sinh khi dạy học phần kiến thức kĩ năng này trong năm học đầu tiên thực hiện


3
chương trình SGK mới, sau đó phân tích ngun nhân để tìm biện pháp khắc
phục.
c. Phương pháp thực nghiệm
Tiến hành thực nghiệm các biện pháp trong quá trình dạy học.
d. Phương pháp thống kê kết quả
Khảo sát, thống kê kết quả các biện pháp đã thực hiện.
e. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Tổng kết rút ra những bài học kinh nghiệm.
5. Những điểm mới của sáng kiến:
a. Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến:
+ Hình thành kiến thức so sánh các số có hai chữ số với nội dung cơ bản, tập
trung rèn luyện kĩ năng so sánh, biến kĩ năng thành kĩ xảo và biết vận dụng

trong cuộc sống hàng ngày. Học sinh được rèn luyện làm các bài tập ở các dạng
bài, dạng đề khác nhau. Bài học chính khố mang nội dung chính thì bài học ở
buổi 2 là luyện tập thực hành và vận dụng nâng cao. Thay đổi và sáng tạo các
hình thức tổ chức dạy học để học sinh được thoải mái, vui vẻ, phát huy được
tính tích cực của học sinh và giờ học có chất lượng.
+ Tìm hiểu kĩ mục đích của việc dạy học là nâng cao chất lượng đại trà, giảm
thiểu học sinh yếu, phát hiện hs năng khiếu để từ đó tơi có kế hoạch thiết kế
từng bài dạy so sánh số có hai chữ số theo hướng phát huy năng lực của từng
học sinh.
+ GV khai thác triệt để tính năng ưu việt của đồ dùng dạy học tự làm, của công
nghệ thông tin không lạm dụng quá mức. Học sinh được làm quen với phương
tiện dạy học hiện đại.
b. Khả năng áp dụng của sáng kiến
Tôi xác định khi viết sáng kiến này, tôi tập trung nghiên cứu một số biện pháp
có nội dung trọng tâm:
+ Củng cố và khắc sâu cách so sánh các số trong phạm vi 10 làm cơ sở cho
việc so sánh số có hai chữ số sau này
+ Củng cố và khắc sâu cấu tạo số có hai chữ số từ 10 đến 20
+ Củng cố và khắc sâu cách so sánh các số trong phạm vi 20 làm cơ sở cho
việc so sánh số có hai chữ số sau này
+ Các biện pháp đã thực hiện khi dạy so sánh các số có hai chữ số theo
hướng phát triển năng lực của học sinh.
c. Lợi ích thiết thực của sáng kiến:
+ Học sinh được rèn kĩ năng so sánh số có hai chữ số, được phát triển năng
khiếu mơn học, được rèn tư duy và phản xạ nhanh.


4

B. NỘI DUNG

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN
I. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Sau hơn 30 năm đổi mới, đất nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thách
thức, đạt được những thành tự to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Nước ta đã thốt khỏi
tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập
trung bình. Tuy nhiên, những thành tựu về kinh tế nước ta chưa chắc và bền
vững. Để đảm bảo phát triển bền vững, nhiều quốc gia đã không ngừng đổi mới
giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trang bị cho các thế hệ tương
lai nền tảng văn hố vững chắc và năng lực thích ứng cao trước mọi biến động
của thiên nhiên và xã hội. Đổi mới giáo dục đã trở thành nhu cầu cấp thiết và xu
thế mang tính tồn cầu.
Trong bối cảnh đó, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Cộng sản Việt Nam (khóa XI) đã thơng qua:
+ Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Đối với GDPT, tập trung phát triển trí tuệ,
thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực cơng dân, phát hiện và bồi dưỡng năng
khiếu, định hướng nghề nghiệp cho HS. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện,
chú trọng giáo dục lí tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học,
năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả
năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”.
+ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm
2014 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thơng, góp phần đổi
mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo. Góp phần chuyển nền giáo dục nặng
về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất
và năng lực, hài hồ đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học
sinh.”
+ Ngày 27 tháng 3 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định
số 404/QĐ-TTg phê duyệt đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục
phổ thơng.
II. Thực trạng của vấn đề:

Năm nay là năm học đầu tiên cả cơ và trị học sách mới. Cơ vừa dạy vừa
nghiên cứu. Trị thì học một chương trình học mới cả về nội dung và hình thức.
Thực chất, cả hai chương trình cùng dạy và học về so sánh số có 2 chữ số.
Nhưng cách biên soạn của hai chương trình khác nhau. Chương trình GDPT
2018 có những điểm mới về cách biên soạn và phương pháp giảng dạy cũng
mới.


5
Chương trình mới khai thác bài so sánh số dựa trên kênh hình và các bài
tập trải nghiệm gắn liền với thực tiễn. Tuy nhiồng nhé:
- Trên mỗi bông hoa có 1 kí tự đặc biệt là các số. Con vượt qua 3 thử
thách của dì, dì tặng con 5 bông hoa luôn nha. Các bạn cùng thi đua và làm bài
với Hồng nhé. Bạn nào làm đúng dì của Hồng tặng các con thêm 1 bông hoa mặt
cười nha.


21

Thử thách 1

56

50

53

55

59


- Sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là:....................................................
- Sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé là:....................................................
- Bơng hoa có chứa số lớn nhất là:..............
- Bơng hoa có chứa số trịn chục là:............
- Bơng hoa có chứa số có 2 chữ số giống nhau là:............
Học sinh kiến tạo bài tập với bộ số thần kì là: So sánh các số có 2 chữ số mà
có chữ số chỉ chục giống nhau rất tốt thì giờ vận dụng trải nghiệm và sáng tạo là
bài toán khơng hề khó với các em.

Thử thách 2

62

70

46

83

25

- Sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé là:....................................................
- Sắp xếp theo thứ tự tăng dần là:............................................................
- Bơng hoa có chứa số bé nhất là: ...............

Thử thách 3

9


47

83

32

15

- Với các dấu > < và các số có trong mỗi bơng hoa, em hãy lập các phép so
sánh. Bạn nào lập được 20 phép so sánh trở lên sẽ giành chiến thắng.
...........................

...........................

...............................

...........................

...........................

...........................

...............................

...........................

...........................

...........................


...............................

...........................


22
...........................

...........................

...............................

...........................

...........................
...........................
...............................
...........................
Hệ thống bài tập kiến tạo được nâng dần độ khó để phù hợp với năng lực của
từng học sinh. Học sinh được trải nghiệm cùng mẹ đi chợ sắm Tết thật là vui và
ý nghĩa. Số hoa đó các con đều được dì của Hồng tặng cho. Các con biết được
cuộc sống mang vào bài học và bài học gắn liền với thực tiễn.
* Trò chơi: Xây dựng nhà cao tầng
- Yêu cầu: Tự xây những tòa nhà cao tầng. Sử dụng khối lập phương liền và
khối lập phương rời.
- Hình thức: Thi đua giữa các tổ
- Tổ 1: 45 khối lập phương
- Tổ 2: 52 khối lập phương
- So sánh: 45 < 52
- Chia sẻ cách so sánh.


Lúc này, cô giáo là người định hướng, gợi mở để học sinh dựng xây lên
những bài tập mới, học sinh làm chủ mạch kiến thức. Tạo cho học sinh động cơ
khám phá kiến thức, tạo cho học sinh tâm thế ham học hỏi, ham hiểu biết. Học
sinh nào kiến tạo đúng phép tính nào cơ tặng hoa mặt cười. Đây là hình thức
khen học sinh rất hiệu quả thay cho điểm số.


23
CHƯƠNG III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
Sau khi lựa chọn để vận dụng một số biện pháp dạy so sánh các số có hai
chữ số nêu trên vào tiết học thì kết quả thật đáng mừng:
- Không những học sinh nắm được kiến thức bài học mà còn nhớ rất lâu
những kiến thức của bài học đó.
- Các em được rèn khả năng nhanh nhẹn, khéo léo và tạo cho các em
mạnh dạn, tự tin hơn.
- Nhận xét phiếu học tập của phần bài học này: 96,5 % số học sinh ở lớp
thực nghiệm ở mức độ Đạt (hoàn thành đúng 90% tổng số bài), chỉ có 3,5% ở
mức độ Chưa đạt (hoàn thành dưới 90% tổng số bài).
- Điều đáng mừng là các em rất hào hứng, chờ đợi tiết học tốn tạo cho các
em lịng u thích, ham muốn với mơn tốn.
Kết quả:
Đạt
Chưa đạt
Lớp
Sĩ số
SL
%
SL
%

Thực nghiệm 1A6
58
56
96,5
2
3,5
Đối chứng 1A5
51
40
78,4
11
21,6
Nhận xét kết quả kiểm tra
Như vậy, các biện pháp như tơi đã trình bày ở trên đã có hiệu quả và được
thực tế kiểm nghiệm. Bản thân tôi cũng thấy chất lượng mơn Tốn của lớp tốt.
Học sinh trong lớp đều đạt được trình độ chuẩn của Tốn 1, nhiều học sinh thực
hiện so sánh nhanh, chính xác. Trong các giờ học Toán, các em đều phát huy
được khả năng của mình và các em rất hứng thú học Tốn.


24

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN:

Kĩ năng so sánh các số trong phạm vi 100 là một trong những kĩ năng cơ
bản, quan trọng khi học sinh học về số tự nhiên. Nếu học sinh lớp 1 thành thạo
các kĩ năng này thì khi học lên các lớp trên, các em sẽ dễ dàng so sánh, các số có
nhiều chữ số. Vì vậy, việc hình thành và rèn các kĩ năng trên cho học sinh là hết
sức cần thiết, quan trọng đối với mỗi người giáo viên dạy lớp 1.

Từ quá trình nghiên cứu, thực hiện các biện pháp hình thành và rèn kĩ
năng so sánh các số có hai chữ số cho học sinh lớp 1, tơi rút ra một số bài học
kinh nghiệm sau:
1- Hệ thống tốn học bao giờ cũng từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức
tạp nên trong quá trình dạy học mơn Tốn ở lớp 1, giáo viên cần phải nghiên
cứu kĩ nội dung chương trình SGK, nắm vững mục tiêu môn học trong từng giai
đoạn để lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp nhất.
2- Nội dung chương trình Tốn 1 bộ sách Cùng học để phát triển năng lực
có liên quan chặt chẽ với nhau. Học sinh có so sánh thành thạo các số trong
phạm vi 10 thì các em mới so sánh được các số trong phạm vi 100. Vì vậy, giáo
viên khơng được coi nhẹ bất cứ nội dung nào trong chương trình Tốn 1.
3 - Đối với học sinh lớp 1, tư duy của các em cịn nặng tính trực quan. Vì
vậy, trong q trình dạy học mơn Tốn, giáo viên cần lựa chọn, sử dụng các đồ
dùng dạy học để các em được hoạt động, tạo cơ hội để học sinh được tiếp cận
vấn đề, giải quyết vấn đề, hình thành kiến thức, tạo ra giờ học nhẹ nhàng, tự
nhiên và gây cho HS hứng thú học tập.
4- Trong giai đoạn đầu học Toán, giáo viên cần phải hướng dẫn HS cụ
thể, tỉ mỉ nhưng vẫn phải đảm bảo phát huy được tính tích cực và năng lực của
mỗi học sinh. Với những học sinh khả năng mơn Tốn cịn hạn chế, giáo viên
cần có những biện pháp hướng dẫn riêng, phù hợp với mức độ nhận thức của các
em. Bên cạnh đó cần có câu hỏi, bài tập mở rộng dành cho học sinh khá, giỏi.
Giáo viên cần dạy học có phân hóa đối tượng học sinh.
5 - Trong quá trình dạy học, giáo viên lớp 1 luôn phải sâu sát với từng học
sinh, lường trước và kịp thời uốn nắn những sai sót của học sinh dù là nhỏ để
các em đạt được trình độ chuẩn của Tốn 1, làm cơ sở, nền tảng cho các em học
toán ở các lớp trên.
2- KIẾN NGHỊ , ĐỀ XUẤT

Nội dung chương trình SGK lớp 1 đang dạy có nhiều vấn đề giáo viên cần
phải trao đổi, rút kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau. Phòng GD và ĐT nên tổ

chức các cuộc hội thảo về nội dung và phương pháp dạy học mơn Tốn lớp 1 để
giáo viên có cơ hội trao đổi, học hỏi những kinh nghiệm hay, các biện pháp tốt


25
về dạy học mơn Tốn, đồng thời giải quyết những vướng mắc trong quá trình
dạy học.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tơi về so sánh các số có hai chữ số
theo hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 1 mà tôi đã đúc rút được trong
năm dạy lớp 1 theo chương trình SGK mới đầu tiên. Trong q trình nghiên cứu
và thực hiện, chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Rất mong
được hội đồng xét duyệt và các bạn đồng nghiệp góp ý kiến bổ sung thêm.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2021


26

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Sách giáo khoa Toán 1, bộ sách Cùng học để phát triển năng lực – Đinh
Thế Lục (Tổng chủ biên), Phan Doãn Thoại (Chủ biên), Nguyễn Phương Anh,
Nguyễn Thị Mỵ, Nguyễn Thị Bích Thuận – NXB Giáo dục Việt Nam.
2/Sách giáo viên Toán 1- Đinh Thế Lục (Tổng chủ biên), Phan Doãn
Thoại (Chủ biên), Nguyễn Phương Anh - NXB Giáo dục Việt Nam.
3/Vở bài tập Toán 1 - – Đinh Thế Lục (Tổng chủ biên), Phan Doãn Thoại
(Chủ biên), Nguyễn Phương Anh, Nguyễn Thị Mỵ, Trần Thị Kim Thanh,

Nguyễn Thị Bích Thuận, Đặng Văn Tuyến – NXB Giáo dục Việt Nam.
4/Em làm quen với mơn Tốn – Quốc Khánh,Văn Hưởng, NXB Từ điển
Bách Khoa
5/ Tạp chí Toán tuổi thơ – NXB Giáo dục
6/ Một số tài liệu khác.


27

PH LC

đề khảo sát

Bi 1: S?
10

11

....

13

....

....

16

....


....

19

20

....

18

17

....

15

....

....

12

....

Bi 2: in s vo ô trống (theo mẫu):
12

15

10


....

10

5

18

....

14

....

....

....

Bài 3: >, <, =?
10

17

11

9

16


13

20

10

12

12

15

20

17

14

15

10 + 5

Bài 4: Cho các số sau: 15, 13, 8, 12, 18, 11:

a. Sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn:


28

b. Số bé nhất là :




Số lớn nhất là:



Bài 5: Tìm đường về nhà cho bạn theo thứ tự các số từ bé đến lớn.

12

17

10

15
14
19


29
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Đặt vấn đề: .................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài: ................................................................... 2
3. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu: ................................................................ 2
3.1. Nhiệm vụ : .............................................................................................. 2
3.2. Phạm vi nghiên cứu : ............................................................................. 2
4. Phương pháp nghiên cứu:.............................................................................. 2
5. Những điểm mới của sáng kiến: ................................................................... 3

B. NỘI DUNG....................................................................................................... 4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN ........................................................................ 4
I. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm: .................................................. 4
II. Thực trạng của vấn đề: ............................................................................. 4
III. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề : .................................... 5
CHƯƠNG II: CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN KHI DẠY SO SÁNH .... 9
1. Tạo hứng thú khởi động và khám phá bài học bằng các tình huống trong
cuộc sống: ...................................................................................................... 9
2. Sáng tạo trong các tiết học ở buổi 2: ....................................................... 12
3. Kiến tạo bài học theo hướng phát triển năng lực của học sinh: .............. 16
4. Kiến tạo trò chơi: ..................................................................................... 19
CHƯƠNG III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ................................................. 23
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 24
1. KẾT LUẬN: ................................................................................................ 24
2- KIẾN NGHỊ , ĐỀ XUẤT ........................................................................... 24
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 27



×