Tải bản đầy đủ (.docx) (165 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đầu tư địa ốc thắng lợi miền trung với thuyết năng lực động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 165 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
--------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN ĐẦU TƯ ĐỊA ỐC THẮNG LỢI MIỀN TRUNG
VỚI THUYẾT NĂNG LỰC ĐỘNG

NGUYỄN THANH THÚY

Niên khóa 2016 - 2020


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
--------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN ĐẦU TƯ ĐỊA ỐC THẮNG LỢI MIỀN TRUNG
VỚI THUYẾT NĂNG LỰC ĐỘNG

Sinh viên thực hiện:

Giảng viên hướng dẫn:

Nguyễn Thanh Thúy


Th.S Hồ Sỹ Minh

Lớp: K50B-QTKD
Niên Khóa: 2016 – 2020

Huế, tháng 12 năm 2019


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành được đề tài khóa luận này một cách thành công, l ời đ ầu ti n
em xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Hồ Sỹ Minh là người luôn theo sát h ướng d ẫn
tận tình em từ khi chưa lựa chọn đề tài đến khi kết thúc q trình ng iên c ứu
khóa luận.
Em cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu, quý Thầy, quý
Cô trong khoa Quản Trị Kinh Doanh, trường Đại Học Kinh Tế Hu ế đã truy ền đ ạt
những kiến thức trong 4 năm em học tập tại trường. Với những kiến thức đã h ọc
được trên giảng đường không chỉ là nền tảng cho em hồn thành đề tài nghiên
cứu của mình một cách hồn thiện nhất mà còn là hành trang theo su ốt quãng
đường tương lai phía trước của em.
Em xin chân thành cảm ơn Công ty Cổ phần đầu tư địa ốc Thắng L ợi Mi ền
Trung cùng các Anh/ Chị trong cơ quan đã giúp đỡ em trong quá trình em th ực
tập ở đây.
Em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã ln theo sát trên con đ ường
học vấn của mình.
Tuy đã nỗ lực hết sức nhưng với thời gian nghiên cứu hạn hẹp cộng với khả
năng của bản thân, đề tài nghiên cứu cịn đơi chỗ thi ếu sót. Vì v ậy em mong
nhạn được sự chỉ bảo,góp ý tận tình của q Thầy, q Cơ đ ể đề tài nghiên cứu
của em được hồn thiện hơn.
Một lần nữa Em xin chân thành cám ơn !
Huế, năm 2019

Sinh viên

Nguyễn Thanh Thúy


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG............................................................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ........................................................................................................ vi
PHẦN I. MỞ ĐẦU.................................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.............................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................................................. 2
2.1. Mục tiêu chung................................................................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................................................................... 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu....................................................................................................... 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................................................... 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................................... 3
4.1. Quy trình thiết kế nghiên cứu....................................................................................................... 3
4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu....................................................................................................... 4
4.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp................................................................................... 4
4.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp..................................................................................... 4
4.3. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu......................................................................................... 5
4.3.1. Đánh giá độ tin cậy củ th ng đo............................................................................................... 5
4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)......................................................................................... 5
4.3.3. Hồi quy tuyến tính......................................................................................................................... 6
4.3.4. Kiểm tra sự vi phạm các giả định mơ hình hồi quy.......................................................... 6
5. Nội dung nghiên cứu............................................................................................................................ 7
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU............................................................................................. 8
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÍ LUẬN VỀ NĂNG LỰC ĐỘNG VÀ NĂNG..................8
LỰC CẠNH TRANH............................................................................................................................... 8

1.1. Khái quát về năng lực cạnh tranh................................................................................................ 8
1.1.1. Một số khái niệm........................................................................................................................... 8
1.1.1.1.Khái niệm cạnh tranh................................................................................................................. 8
1.1.1.2. Các hình thức cạnh tranh......................................................................................................... 9
1.1.1.3. Khái niệm lợi thế cạnh tranh............................................................................................... 10
i


1.1.1.4. Khái niệm năng lực cạnh tranh.......................................................................................... 12
1.1.2. Vai trò, tầm quan trọng và sự cần thiết của cạnh tranh và năng lực cạnh tranh..13
1.2. Lý thuyết về nguồn lực và đặc điểm của nguồn lực tạo lợi thế cho doanh nghiệp 16

1.2.1. Lý thuyết về nguồn lực............................................................................................................. 16
1.2.2. Đặc điểm của nguồn lực tạo lợi thế cho doanh nghiệp................................................. 16
1.2.2.1.Nguồn lực có giá trị................................................................................................................. 16
1.2.2.2. Nguồn lực hiếm........................................................................................................................ 17
1.2.2.3.Nguồn lực khó bắt chước....................................................................................................... 17
1.2.2.4. Nguồn lực Khơng thể thay thế........................................................................................... 17
1.3. Lý thuyết về năng lực động......................................................................................................... 18
1.4. Khái niệm, đặc điểm kinh doanh ngành đầu tư địa ốc...................................................... 19
1.4.1. Khái niệm về bất động sản...................................................................................................... 19
1.4.2. Đặc điểm kinh doanh ngành đầu tư địa ốc........................................................................ 21
1.5. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp........................................ 26
1.5.1. Chiến lược kinh doanh và market ng................................................................................... 26
1.5.2. Nhân lực và trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp.............................................. 27
1.5.3.Năng lực tài chính........................................................................................................................ 28
1.5.4. Uy tín, thương hiệu, thị trường và thị phần của doanh nghiệp.................................. 29
1.6. Một số nghiên cứu liên quan đến năng lực cạnh tranh động.......................................... 30
1.7. Mơ hình nghiên cứu đề xuất....................................................................................................... 31
1.7.1. Mơ hì h ghiên cứu đề xuất.................................................................................................... 31

1.7.2. Định nghĩa các yếu tố cấu thành........................................................................................... 32
1.7.2.1. Năng lực Marketing................................................................................................................ 32
1.7.2.2. Danh tiếng doanh nghiệp...................................................................................................... 34
1.7.2.3. Năng lực sáng tạo.................................................................................................................... 34
1.7.2.4. Định hướng kinh doanh........................................................................................................ 35
1.7.2.5. Năng lực nguồn nhân lực..................................................................................................... 35
1.7.3 Xây dựng thang đo....................................................................................................................... 36
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN ĐẦU TƯ ĐỊA ỐC THẮNG LỢI MIỀN TRUNG................................................... 40
ii


2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần đầu tư địa ốc Thắng Lợi Miền Trung....................... 40
2.1.1. Giới thiệu chung về công ty.................................................................................................... 40
2.1.2.Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty Cổ phần đầu tư địa ốc Thắng Lợi Miền Trung
44
2.1.3. Các yếu tố nguồn lực của Công ty Cổ phần đầu tư địa ốc Thắng Lợi Miền Trung
47
2.1.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh............................................................................................. 47
2.1.3.2. Năng lực tài chính................................................................................................................... 50
2.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh của Cơng ty Cổ phần đầu tư địa ốc Thắng Lợi Miền
Trung............................................................................................................................................................ 55
2.2.1. Cơ cấu mẫu điều tra................................................................................................................... 55
2.2.1.1.Thông tin mẫu theo giới tính................................................................................................ 55
2.2.1.2. Thơng tin mẫu theo độ tuổi.................................................................................................. 55
2.2.1.3. Thông tin mẫu theo thu nhập.............................................................................................. 56
2.2.1.4.Thông tin mẫu theo trình độ học vấn................................................................................ 57
2.2.1.5.Thơng tin mẫu theo phương tiện biết đến sản phẩm................................................... 58
2.2.1.6. Thông tin theo giao dịch đã sử dụng................................................................................ 59
2.2.2. Đánh giá độ tin cậy củ th ng đo............................................................................................ 60

2.2.2.1.Đối với nhóm năng lực Marketing..................................................................................... 60
2.2.2.2. Đối với nhóm danh tiếng...................................................................................................... 61
2.2.2.3.Đối với hóm ăng lực sáng tạo............................................................................................ 62
2.2.2.4. Đối với nhóm định hướng kinh doanh............................................................................ 62
2.2.2.5. Đối với nhóm năng lực nguồn nhân lực......................................................................... 64
2.2.2.6.Đối với nhóm phụ thuộc năng lực cạnh tranh................................................................ 65
2.2.3.Kiểm định One-Sample T Test................................................................................................ 66
2.2.3.1. Đánh giá của khách hàng về Năng lực Marketing……………………………64

2.2.3.2. Đánh giá của khách hành về Danh tiếng doanh nghiệp............................................ 67
2.2.3.3.Đánh giá của khách hàng về Năng lực sáng tạo........................................................... 68
2.2.3.4.Đánh giá của khách hàng về Định hướng kinh doanh................................................ 69
2.2.3.5.Đánh giá của khách hàng về Năng lực nguồn nhân lực............................................. 70
iii


2.2.4. Phân tích nhân tố khám phá EFA.......................................................................................... 71
2.2.4.1. Phân tích nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.............71
(Phân tích nhân tố EFA cho biến độc lập)...................................................................................... 71
2.2.4.2. Phân tích nhân tố EFA cho biến phụ thuộc.................................................................... 75
2.2.5. Mơ hình nghiên cứu điều chỉnh............................................................................................. 76
2.2.6. Kiểm tra sự vi phạm các giả định mơ hình hồi quy....................................................... 76
2.2.7.Hồi quy tuyến tính....................................................................................................................... 78
2.2.7.1.Kiểm định tương quan tuyến tính....................................................................................... 78
2.2.7.2.Xây dựng mơ hình hồi quy................................................................................................... 78
CHƯƠNG 3 : ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ ĐỊA ỐC THẮNG LỢI MIỀN
TRUNG...................................................................................................................................................... 83
3.1. Định hướng phát triển của công ty........................................................................................... 83
3.2. Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của cơng ty................................................ 84

3.2.1. Nhóm giải pháp về Năng lực Market ng............................................................................ 85
3.2.2.Nhóm giải pháp về Năng lực nguồn nhân lực................................................................... 86
3.2.3.Nhóm giải pháp về Định hướng kinh doanh...................................................................... 86
3.2.4.Nhóm giải pháp về Danh tiếng doanh nghiệp................................................................... 87
3.2.5.Nhóm giải pháp về Năng lực sáng tạo................................................................................. 88
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................. 90
1. Kết luận.................................................................................................................................................. 90
2. Hạn chế của đề tài.............................................................................................................................. 91
3.Kiến nghị đối với Công ty Cổ phần đầu tư địa ốc Thắng Lợi Miền Trung.................... 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 92
PHỤ LỤC.................................................................................................................................................. 96

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Các biến nghiên cứu và nguồn gốc thang đo............................................................ 37
Bảng 2.2: Các chỉ số cấu thành các nhân tố ảnh hưởng năng lực cạnh tranh động........37
Bảng 2.3: Tình hình kinh doanh của Cơng ty Cổ phần đầu tư địa ốc Thắng Lợi Miền
Trung giai đoạn 2016 – 2018.............................................................................................................. 47
Bảng 2.4: Tình hình nguồn vốn của cơng ty giai đoạn 2016-2018....................................... 50
Bảng 2.5: Cơ cấu lao động của công ty giai đoạn 2016-2018................................................ 53
Bảng 2.6: Thông tin mẫu theo giới tính.......................................................................................... 55
Bảng 2.7: Thơng tin mẫu theo độ tuổi............................................................................................. 56
Bảng 2.8: Thông tin mẫu theo thu nhập.......................................................................................... 57
Bảng 2.9: Thơng tin mẫu theo trình độ học vấn........................................................................... 58
Bảng 2.10: Thông tin mẫu theo phương tiện biết đến sản phẩm........................................... 58
Bảng 2.11: Thông tin mẫu theo giao dịch đã sử dụng............................................................... 59
Bảng 2.12: Độ tin cậy của thang đo năng lực Marketing......................................................... 60
Bảng 2.13: Độ tin cậy của thang đo danh tiếng doanh nghiệp............................................... 61

Bảng 2.14: Độ tin cậy của thang đo năng lực sáng tạo............................................................. 62
Bảng 2.15: Độ tin cậy của thang đo định hướng kinh doanh.................................................. 63
Bảng 2.16: Độ tin cậy của th ng đo năng lực nguồn nhân lực................................................ 64
Bảng 2.17: Độ tin cậy của th n đo năng lực cạnh tranh............................................................ 65
Bảng 2.19: Đánh giá của khách hàng về danh tiếng doanh nghiệp...................................... 68
Bảng 2.20: Đánh iá của khách hàng về năng lực sáng tạo...................................................... 68
Bảng 2.21: Đá h iá của khách hàng về định hướng kinh doanh........................................... 69
Bảng 2.22: Đá h giá của khách hàng về năng lực nguồn nhân lực....................................... 70
Bảng 2.23: Kiểm định KMO và Bartlett’s Test các nhân tố ảnh hưởng đến năng..........72
lực cạnh tranh của công ty.................................................................................................................... 72
Bảng 2.24:Ma trận xoay các nhân tố................................................................................................ 72
Bảng 2.25: Kiểm định KMO và Bartlett’s Test giá trị cảm nhận tổng quát......................75
Bảng 2.26: Kết quả phân tích nhân tố năng lực cạnh tranh của công ty.............................76
Bảng 2.27: Hệ số tương quan giữa các biến trong thang đo năng lực cạnh tranh...........78
Bảng 2.28: Đánh giá độ phù hợp của mơ hình............................................................................. 79
Bảng 2.29: Phân tích ANOVA............................................................................................................ 79
Bảng 2.30: Phân tích ANOVA cho mơ hình hồi quy tuyến tính............................................ 81
v


DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ

Hình 2.1: Nguồn lực đạt VRIN và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp............................18
Hình 2.2: Mơ hình cạnh tranh năng lực động của doanh nghiệp........................................... 32
Hình 2.3: Sơ đồ Bộ máy tổ chức cơng ty....................................................................................... 44
Hình 2.4:Mơ hình hồi quy tuyến tính đã được điều chỉnh....................................................... 76
Biểu đồ 1: Kết quả kinh doanh........................................................................................................... 48
Biểu đồ 2: Nguồn vốn phân theo tính chất.................................................................................... 51
Biểu đồ 3: Phân theo nguồn vốn........................................................................................................ 52


vi


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh
PHẦN I. MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Cạnh tranh là cơ chế vận hành chủ yếu của nền kinh tế thị trường. Đối với mỗi
chủ thể kinh doanh, cạnh tranh tạo sức ép hoặc kích thích họ ứng dụng khoa học, công
nghệ tiên tiến trong sản xuất và phương pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng sản
phẩm, hạ giá thành và giá bán hàng hóa. Đối với xã hội, cạnh tranh là động lực quan
trọng nhất để huy động nguồn lực của xã hội vào sản xuất kinh doanh hà g hóa, dịch
vụ cịn thiếu, qua đó nâng cao năng lực sản xuất của toàn xã hội.
Ngày nay đất nước đang trong quá trình hội nhập và phát triển, các thành phần
kinh tế mở rộng, các doanh nghiệp phải đối mặt gay gắt với ạnh tranh từ nhiều nguồn
khác nhau. Các doanh nghiệp muốn đứng vững và phát triển trên thị trường cần có
những chiến lược phát triển bền vững, cần nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để
thích nghi và tồn tại.
Thế giới ngày càng phát triển kéo theo n iều nhiều vấn đề tăng lên. Và dân số
tăng là một trong những vấn đề nóng của thế giới. Việt Nam là một trong những nước
có dân số đơng. Tính đến 23 tháng 10 năm 2019 dân số Việt Nam là 97.718.746 người,
chiếm 1,27% dân số thế giới, đứng thứ 14 trên thế giới với mật độ là 315 người/km2.
Thành phố Huế nói riêng với diện tích tự nhiên 71,68 km², dân số tính đến năm 2018
là 455.230 người (tính ln cả người khơng đăng kí cư trú) với mật độ 6351ng/km2
(Nguồn Wikipedia tiế Việt). Dân số ngày càng tăng nhưng diện tích đất vẫn như cũ
thậm chí cịn giảm xuống nên vấn đề về nhà ở tăng lên. Sau thời khó khăn của nền
kinh tế năm 2016 bắt đầu từ năm 2017 thị trường bất động sản Huế đã đón nhận nhiều
luồng gió đầu tư mới. Nhiều cơng trình, tịa nhà cao ốc, căn hộ, khách sạn… mọc lên.

Nhiều chủ đầu tư xây dựng tốt, uy tín, nhiều sàn bất động sản ra đời và quyết định
khám phá vùng đất Huế màu mỡ và dần đã tìm được thị phần của riêng mình.
Cùng với quá trình đó, sự cạnh tranh gay gắt cũng diễn ra rõ rệt, khách hàng có
nhiều phân khúc sản phẩm như nhà ở, nhà phố kinh doanh, biệt thự, căn hộ…, giá cả
cũng khác nhau, mục đích giao dịch đa dạng phong phú, từ mua đầu tư, mua ở, cho
tặng… tạo nên mảng thị trường bất động sản sôi động hơn bao giờ hết. Vì vậy các
SVTH: Nguyễn Thanh Thúy

1


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh

doanh nghiệp về kinh doanh bất động sản mọc lên như nấm nên việc cạnh tranh diễn
ra khốc liệt hơn bao giờ hết. Các doanh nghiệp không tránh khỏi việc chia sẻ thị phần
của mình cho các đối thủ cạnh tranh.
Là một trong những doanh nghiệp đầu tư địa ốc lâu năm tại thị trường Thừa
Thiên Huế, Công ty Cổ phần đầu tư địa ốc Thắng Lợi Miền Trung cũng đang phải
đương đầu với những áp lực cạnh tranh từ những doanh nghiệp trong tỉnh cũng như
các doanh nghiệp ở các tỉnh lân cận. Trong thị trường cạnh tranh hư thế, muốn tăng
trưởng và giữ vững thương hiệu hàng đầu trong tỉnh như thờ g an vừa qua, Công ty Cổ
phần đầu tư địa ốc Thắng Lợi Miền Trung cần phải có những biện pháp cấp bách để
nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của mình trên địa bàn tỉnh.
Xuất phát từ vấn đề trên, tôi chọn đề tài “Đánh giá năng lực cạnh tranh của
Công ty cổ phần đầu tư địa ốc Thắng Lợi Miền Trung với thuyết năng lực động”
để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung

Trên cơ sở hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn, phân tích năng lực cạnh tranh
của Công ty Cổ phần đầu tư đị ốc Thắng Lợi Miền Trung và đề xuất giải pháp nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh của công ty trong thời gian đến.
2.2. Mục tiêu cụ thể
-

Hệ thố g hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh của công ty Cổ

phần đầu tư địa ốc Thắng Lợi Miền Trung
-

Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần đầu tư địa ốc

Thắng Lợi Miền Trung.
-

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần đầu

tư địa ốc Thắng Lợi Miền Trung.
-

Đề xuất hệ thống giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Cổ

phần đầu tư địa ốc Thắng Lợi Miền Trung.

SVTH: Nguyễn Thanh Thúy

2



Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh

3.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
3.1.

Đối tượng nghiên cứu

Là những vấn đề liên quan đến năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần đầu tư
địa ốc Thắng Lợi Miền Trung
3.2.
-

Phạm vi nghiên cứu.
Phạm vi về không gian: Công ty Cổ phần đầu tư địa ốc Thắng Lợi Miền Trung.

- Phạm vi về thời gian: Phân tích năng lực cạnh trạnh của cơng ty Cổ phầ đầu tư địa
ốc Thắng Lợi Miền Trung qua 3 năm (2016-2018) và đề xuất các giả pháp â g cao năng
lực cạnh tranh của Công ty cho những năm tiếp theo.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Quy trình thiết kế nghiên cứu
Xác định đề tài nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý
luận, phân tích, đánh
giá và xây dựng mơ
hình sơ bộ.

Thiết lập ng iên cứu


Nghiên cứu sơ bộ

Thiết kế bảng hỏi

Kiểm tra bảng hỏi

Nghiên cứu chính thức

Sử dụng phần mềm
SPSS, tiến hành
phân tích số liệu.

Phát mẫu,
phỏng vấn để
kiểm tra, điều
chỉnh bảng hỏi.

Phát và thu thập
lại bảng hỏi.

Xử lý, phân tích kết quả

Kết luận và báo cáo
SVTH: Nguyễn Thanh Thúy

3


Khóa Luận Tốt Nghiệp

4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
4.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp thu thập được do công ty Cổ phần đầu tư địa ốc Thắng Lợi Miền
Trung cung cấp về các nội dung như: Lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức
các phòng ban bộ phận, số lượng nhân viên, kết quả hoạt động kinh doanh của công y
giai đoạn 2016-2018.
4.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
 Xác định cỡ mẫu
Theo Kumar (2005), kích thước mẫu sẽ phụ thuộc vào việc ta muốn gì từ những
dữ liệu thu thập được và mối quan hệ ta muốn thiết lập là gì. Nếu vấn đề nghiên cứu
càng đa dạng phức tạp thì mẫu nghiên cứu càng lớn, một ngun tắc là mẫu càng lớn
thì độ chính xác của các kết quả nghiên cứu càng cao.
Một số quan điểm khác lại đưa ra kích t ước mẫu phụ thuộc vào tỉ lệ giữa số mẫu
cần thiết và số tham số cần ước lượng. Vớ p ân tích nhân tố, kích thước mẫu phụ thuộc
vào số lượng biến được đưa vào phân tích nhân tố. Theo Hair (1998) để có thể phân
tích nhân tố khám phá EFA, dữ liệu cần được thu thập vớ kích thước mẫu thõa mãn ít
nhất 5 mẫu trên một biến qu n sát và cơ mẫu khơng nên ít hơn 100. Trong khi Hồng
Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) cho rằng tỷ lệ là 4 hay 5. Trong đề tài này có
tất cả 23 biến quan sát cần tiến hành phân tích nhân tố, vì vậy số mẫu tối thiểu cần là
115 mẫu.
 Phươ g pháp chọn mẫu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, thiết kế chọn mẫu phi xác xuất (Suander M.,
2000) mà cụ thể là phương pháp chọn mẫu thuận tiện được chấp nhận giúp tiết kiệm
thời gian và chi phí thực hiện (Krueger, R.A, 1998). Điều quan trọng chọn phương
pháp này là vì người trả lời dễ tiếp cận, họ sẵn sàng hợp tác trả lời câu hỏi.
Với cách chọn mẫu phi xác xuất, tuy có lợi về mặt thời gian và tiết kiệm chi phí
(Cooper & Schindler, 1998) hơn so với cách chọn mẫu xác suất, nhưng cách chọn mẫu
này, cũng theo hai tác giả này, không phải lúc nào cũng chính xác vì sự chủ quan thiên
vị trong q trình chọn mẫu và sẽ làm méo mó biến dạng kết quả nghiên cứu.
SVTH: Nguyễn Thanh Thúy


4


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh

4.3. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu
Phương pháp thống kê mơ tả là phương pháp dùng tổng hợp các phương pháp đo
lường, mơ tả, trình bày số liệu được ứng dụng trong lĩnh vực kinh tế để thể hiện đặc
điểm cơ cấu mẫu điều tra. (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008, sách
“Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS”, nhà xuất bản Hồng Đức).
Trong nghiên cứu này, phương pháp thống kê mô tả thống kê đặc điểm của mẫu
điều tra về nhân khẩu học như: giới tính, độ tuổi, …
4.3.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo
Độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng phương pháp nhất quán nội tại qua
hệ số Cronbach’s Alpha. Sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trước
khi phân tích nhân tố EFA để loại các biến khơng phù hợp vì các biến rác này có thể
tạo ra các yếu tố giả.
Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha chỉ c o biết các đo lường có liên kết với nhau hay
không nhưng không cho biết biến quan sát nào cần bỏ đi và biến quan sát nào cần giữ
lại.
Các mức giá trị của hệ số Cronbach’s Alpha: lớn hơn 0,8 là thang đo lường tốt; từ
0,7 đến 0,8 là sử dụng được; từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng trong trường hợp khái
niệm nghiên cứu là mới hoặc là mới trong bối cảnh nghiên cứu.
Các tiêu chí được sử dụng khi thực hiện đánh giá độ tin cậy thang đo là: loại các
biến quan sát có hệ số tương quan biến – tổng lớn hơn 0,3. Tiêu chuẩn chọn thang đo
khi có độ tin cậy Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 (hệ số Cronbach’s Alpha càng lớn thì
độ tin cậy nhất quán nội tại càng cao) (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008

sách “Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS”, nhà xuất bản Hồng Đức).
4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Theo Hair & ctg (1998), phân tích nhân tố là một phương pháp phân tích thống
kê dùng để rút gọn một tập gồm nhiều biến quan sát thành một nhóm để chúng có ý
nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết các nội dung thông tin của biến ban đầu.

SVTH: Nguyễn Thanh Thúy

5


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh

Theo Hồng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), kiểm định Bartlett
(Bartlett’s test) xem xét cặp giả thuyết:
-

H0: Độ tương quan giữa các biến quan sát bằng 0 trong tổng thể

-

H1: Độ tương quan giữa các biến quan sát khác 0 trong tổng thể

Nếu như kiểm định này có ý nghĩa thống kê, tức là Sig. < 0,05 (mức ý nghĩa) hì
bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1 hay đồng nghĩa là các quan sát có tương
quan với nhau trong tổng thể.
Theo Hair & ctg (1998), Multivariate Data Analysis, Prentice–Hall International,
trong phân tích EFA, KMO (Kaiser–Meyer –Olkin) là chỉ số dùng để xem xét sự thích

hợp của phân tích nhân tố và trị số của nó phải có giá trị trong khoảng từ 0,5 đến 1 thì
phân tích này mới thích hợp, cịn nếu như trị số này nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố
có khả năng khơng thích hợp với các dữ liệu. Chỉ số Factor Loading có giá trị lớn hơn
0,5 được xem là có ý nghĩa thực tế.
4.3.3. Hồi quy tuyến tính
Sau khi thang đo của các yếu tố khảo sát đã được kiểm định thì sẽ được xử lí
chạy hồi quy tuyến tính với mơ hình cơ bản ban đầu là:
Y = β0 + β1 X1 + β2 X2+ β3 X3+ β4 X4+ β5 X5 + u
Trong đó:
Y: Năng lực cạnh tranh động của Cơng ty Cổ phần đầu tư địa ốc Thắng Lợi
Miền
Trung.
X1 – X5: Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh động
β1 – β5: Hằng số - các hệ số hồi quy
u: Sai số
Sau khi kiểm định mơ hình hồi quy sẽ giúp xác định được các nhân tố nào tác
động mạnh đến năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp. Yếu tố nào có hệ số β lớn
thì mức độ ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp càng cao.
4.3.4. Kiểm tra sự vi phạm các giả định mơ hình hồi quy

SVTH: Nguyễn Thanh Thúy

6


Khóa Luận Tốt Nghiệp


GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh


Hiện tượng đa cộng tuyến: Đa cộng tuyến là hiện tượng các biến độc lập có mối

tương quan với nhau. Nếu hiện tượng đa cộng tuyến xuất hiện thì mơ hình sẽ có nhiều
thơng tin giống nhau và rất khó tách bạch sự ảnh hưởng của từng biến một. Công cụ
dùng để phát hiện sự tồn tại của hiện tượng đa cộng tuyến được sử dụng trong nghi n
cứu này là hệ số phóng đại phương sai (Variance inflation factor – VIF). Nếu VIF lớn
hơn hay bằng 10 hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra mạnh, cần phải bỏ mơ hình đã chọn
(Theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).


Hiện tượng tự tương quan: Kiểm định hiện tượng tự tương quan nhằm phát hiện

các giá trị trong một biến có mối quan hệ với nhau không. Đây là một dạng vi phạm
các giả thuyết cơ bản số hạng nhiễu, hệ quả khi bỏ qua sự tự tương quan là các dự báo
và ước lượng vẫn không thiên lệch và nhất quán nhưng không hiệu quả. Trong trường
hợp này, kiểm định dùng DurbinWatson là kiểm định phổ biến nhất cho tương quan
chuỗi bậc nhất. Nếu kết quả Durbin-Watson nằm tr ng khoảng 1,5 đến 2,5 thì kết quả
kiểm định cho thấy các giả thuyết không bị vi phạm, như vậy các ước lượng về hệ số
hồi quy là nhất quán và hiệu quả và các kết luận rút ra từ phân tích hồi quy là đáng tin
cậy.
5.Nội dung nghiên cứu
Tên luận văn “Áp dụng thuyết năng lực động để nâng cao năng lực cạnh tranh
của Công ty cổ phần đầu tư địa ốc Thắng Lợi Miền Trung”
Ngoài phầ mở đầu, kết luận, kiến nghị, phụ lục và các tài liệu tham khảo thì nội
dung chính của luậ văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Tổng quan lý luận về năng lực cạnh tranh và năng lực động
Chư ng 2: Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần đầu tư địa ốc Thắng
Lợi Miền Trung.
Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Cổ
phần đầu tư địa ốc Thắng Lợi Miền Trung.


SVTH: Nguyễn Thanh Thúy

7


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG
QUAN LÍ LUẬN VỀ NĂNG LỰC ĐỘNG VÀ NĂNG LỰC
CẠNH TRANH
1.1. Khái quát về năng lực cạnh tranh
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1.Khái niệm cạnh tranh
Cạnh tranh là một quy luật tất yếu mà phải doanh nghiệp đều phả thực hiện để
tồn tại và phát triển trong thời đại hội nhập, không cạnh tranh đồng nghĩa với tự diềm
chết bản thân trong nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh trên thị trường rất đa dạng và
phức tạp giữa các chủ thể có lợi ích đối lập với nhau và cạnh tranh phát triển cùng với
sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa. Đã có nhiều quan điểm khác nhau về cạnh
tranh và cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về cạnh tranh. Ở mỗi lĩnh
vực, mỗi thời kỳ có những quan điểm khác n au về cạnh tranh.
Theo Michael Porter (1996) thì: “Cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản chất của
canh trạnh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình
mà doanh nghiệp đang có. Kết quả q trình cạnh trạnh là sự bình qn hóa lợi nhuận
trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi”.
Theo Từ điển Bách Khoa Việt Nam, Bùi Văn Huyền (2008): “Cạnh tranh được
định nghĩa là hoạt động anh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương
nhân, các hà kinh doanh bị chi phối bởi quan hệ cung cầu, nhằm giành được các điều

kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất”
Cạnh tranh cũng được hiểu là quá trình ganh đua hoặc tranh giành giữa ít nhất hai
đối thủ nhằm có được cho mình những nguồn lực hoặc lợi thế về sản phẩm hoặc khách
hàng, hoặc đạt được những lợi ích tối đa. Trong hoạt động kinh tế, đó là sự ganh đua
giữa các chủ thể kinh tế nhằm giành lấy những vị thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ
hay tiêu dùng hàng hóa để thu được cho mình nhiều lợi ích nhất.
Xét ở góc độ quốc gia: Cạnh tranh được hiểu là quá trình đương đầu của quốc gia
này vớ các quốc gia khác trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.


SVTH: Nguyễn Thanh Thúy

8


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh

Xét ở góc độ doanh nghiệp, Bạch Thụ Cường (2002): Cạnh tranh là sự ganh đua
về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể tham gia thị trường nhằm giành giật những điều kiện
thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ hàng hóa để từ đó thu được nhiều lợi ích tốt nhất cho
mình. Đối với khách hàng bao gờ cũng muốn mua được hàng hóa có chất lượng tốt giá
rẻ, cịn các doanh nghiệp lại muốn tối đa hóa lợi nhuận của mình. Với mục i u lợi
nhuận đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm cách giảm chi phí, giành giật khách àng về phía
mình.
Như vậy, khái niệm cạnh tranh có thể hiểu là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể
kinh tế ganh đua nhau, tìm mọi biện pháp cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt mục tiêu
kinh tế của mình, thơng thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng
như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất. Mục đí h uối cùng của chủ thể kinh

tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hóa lợi ích. Đối với người sản xuất kinh là lợi
nhuận, đối vớ ngườ tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi.
1.1.1.2. Các hình thức cạnh tranh
Dựa vào các tiêu thức khác nhau, cạnh tranh được phân thành nhiều loại


Cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh

-

Cạnh tranh lành mạnh.

Cạnh tranh lành mạnh là loại cạnh tranh theo đúng quy định của pháp luật, đạo
đức xã hội, đạo đức kinh doanh. Cạnh tranh có tính chất thi đua, thơng qua đó mỗi chủ
thể nâng cao ă lực của chính mình mà khơng dùng thủ đoạn triệt hạ đối thủ. Phương
châm của cạ h tranh lành mạnh là "không cần phải thổi tắt ngọn nến của người khác để
mình tỏa sáng".
- Cạnh tranh khơng lành mạnh.
Cạnh tranh không lành mạnh là các hành động trong hoạt động sản xuất kinh
doanh trái với đạo đức nhằm làm hại các đối thủ cạnh tranh kinh doanh hoặc người
tiêu dùng. Và cũng sẽ khơng có người thắng nếu việc kinh doanh được tiến hành giống
như một cuộc chiến tranh. Cạnh tranh khốc liệt mang tính tự tiêu diệt chỉ dẫn đến một
hậu quả thường thấy là sau các cuộc cạnh tranh khốc liệt là sự sụt giảm mức lợi nhuận
của doanh nghiệp.
SVTH: Nguyễn Thanh Thúy

9


Khóa Luận Tốt Nghiệp


GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh

 Cạnh tranh tự do và độc quyền
- Cạnh tranh tự do hay cạnh tranh hoàn hảo:
Là loại cạnh tranh theo các quy luật của thị trường mà khơng có sự can thiệp của
các chủ thể khác. Giá cả của sản phẩm được quyết định bởi quy luật cung cầu trên thị
trường. Cung nhiều cầu ít sẽ dẫn đến giá giảm, cung ít cầu nhiều sẽ dẫn đến giá tăng.
- Cạnh tranh độc quyền
Là sự cạnh tranh mang tính chất "ảo", thực chất cạnh tranh này là sự quả g cáo để
chứng minh sự đa dạng của một sản phẩm nào đó, để khách hàng lựa chọn một trong
số những sản phẩm nào đó của một doanh nghiệp nào đó chứ khơng phải của doanh
nghiệp khác.
Loại cạnh tranh này xảy ra khi trên thị trường một số lượng lớn các nhà sản xuất
sản xuất ra những sản phẩm tương đối giống nhau nhưng khách hàng lại cho rằng
chúng có sự khác biệt, dựa trên chiến lược k ác biệt á sản phẩm của các cơng ty.
+

Độc quyền nhóm: Là loại độc quyền xảy ra khi trong ngành có rất ít nhà sản

xuất, bởi vì các ngành này địi hỏi vốn lớn, rào cản gia nhập ngành khó. Ví dụ: ngành
cơng nghiệp sản xuất ôtô, máy bay.
+

Độc quyền tuyệt đối: Xảy ra khi trên thị trường tồn tại duy nhất một nhà sản

xuất và giá cả, số lượng sản xuất ra hoàn toàn do nhà sản xuất này quyết định. Ví dụ:
Điện, nước ở Việt Nam do nhà nước cung cấp.
1.1.1.3. Khái iệm lợi thế cạnh tranh
Những lợi thế được doanh nghiệp tạo ra và sử dụng vì mục đích cạnh tranh với

các đối thủ khác thì được gọi là các lợi thế cạnh tranh. Một doanh nghiệp được xem là
có lợi thế cạnh tranh khi tỷ lệ lợi nhuận của nó cao hơn tỷ lệ bình quân trong ngành.
Lợi thế cạnh tranh được coi là bên ngoài khi chúng dựa trên chiến lược phân biệt
sản phẩm, hình thành nên giá trị cho người mua, hoặc bằng cách giảm chi phí sử dụng,
hoặc bằng cách tăng khả năng sử dụng. Lợi thế này tạo cho Doanh nghiệp "Quyền lực
thị trường".

SVTH: Nguyễn Thanh Thúy

10


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh

Lợi thế cạnh tranh bên trong dựa trên tính ưu việt của Doanh nghiệp trong việc
làm chủ chi phí sản xuất. Nó tạo nên giá trị cho người sản xuất bằng cách tạo ra cho
Doanh nghiệp một giá thành thấp hơn so với người cạnh tranh chủ yếu.
Ngày nay, quá trình cạnh tranh đang có khuynh hướng chuyển mục đích của cạnh
tranh từ phía cạnh tranh người tiêu dùng sang cạnh tranh đối thủ. Cốt lõi của cạnh
tranh hiện nay được quan niệm là tạo ưu thế của Doanh nghiệp so với đối thủ cạnh
tranh. Thích ứng với cạnh tranh địi hỏi phải có sự sáng tạo và khai thác lợ thế cạnh
tranh. Doanh nghiệp có thể sáng tạo ra lợi thế cạnh tranh theo các cách khác nhau:
Hoặc là chọn tuyến thị trường khác với đối thủ cạnh tranh, hoặc là đầu tư giảm giá
thành để cạnh tranh tranh trong cùng một tuyến thị trường, hoặ khiểm soát hệ thống
phân phối. Đằng sau các cách này là hai thái độ cạnh tranh:
-

Đối đầu trực tiếp với đối phương.


-

Phát triển con đường tránh cạnh tranh (c iến thắng mà không cần phải chiến

đấu)
Sử dụng lợi thế cạnh tranh để chiến thắng đối thủ cạnh tranh đòi hỏi phải đáp
ứng được những yêu cầu nhất định:
Một là, phải xác định được chính xác đối thủ cạnh tranh. Yêu cầu này được hiểu
là phải nắm vững đối thủ về tiềm lực khả năng. Chiến lược cạnh tranh thành công hay
thất bại tuỳ thuộc vào Doanh nghiệp có xác định chính xác đối thủ cạnh tranh hay
không. Đối thủ cạ h tranh của Doanh nghiệp bao gồm cả những doanh nghiệp nước
ngoài và các doa h ghiệp trong nước, trước hết Doanh nghiệp cần phải tập trung vào
các doanh nghiệp trong nước bởi các đối thủ trong nước khơng chỉ giành giật thị
trường mà cịn giành giật cả con người, giành sự so sánh về uy tín, về sức mạnh của
mình với cá đối thủ khác.
Hai là, khi muốn tạo ra lợi thế cạnh tranh Doanh nghiệp cần phải lựa chọn vũ khí
cạnh tranh cho phù hợp. Tìm ra phương pháp để sử dụng tối đa hiệu quả các khí giới
đó. Điều trước tiên, Doanh nghiệp phải lựa chọn khu vực kinh doanh, sau đó lựa chọn
vũ khí. Khu vực địa lý với những đặc điểm riêng có của thị trường đó giúp Doanh
nghiệp biết phải lựa chọn vũ khí nào cho hiệu quả (Ths. Lê Thị Bích Ngọc)
SVTH: Nguyễn Thanh Thúy

11


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh


1.1.1.4. Khái niệm năng lực cạnh tranh
Khái niệm năng lực cạnh tranh được đề cập đầu tiên ở Mỹ vào đầu những năm
1990. Theo Aldington Report (1985): “Doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh là doanh
nghiệp có thể sản xuất sản phẩm và dịch vụ với chất lượng vượt trội và giá cả thấp hơn
các đối thủ khác trong nước và quốc tế. Khả năng cạnh tranh đồng nghĩa với việc đạ
được lợi ích lâu dài của doanh nghiệp và khả năng bảo đảm thu nhập cho người lao
động và chủ doanh nghiệp”.
Theo Buckley (1988), “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần được gắn kết
với việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp với 3 yếu tố: các giá trị chủ yếu của
doanh nghiệp, mục đích chính của doanh nghiệp và các mụ tiêu giúp các doanh nghiệp
thực hiện chức năng của mình”.
Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh cơng nghiệp của Tổ chức Hợp tác và Phát triển
kinh tế (OECD) đã định nghĩa về năng lực cạnh tranh cho cả doanh nghiệp, ngành và
quốc gia như sau: “Năng lực cạnh tranh là khả năng của các doanh nghiệp, ngành,
quốc gia, khu vực trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh
tranh quốc tế”.
Tác giả Vũ Trọng Lâm (2006) cho rằng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là
khả năng tạo dựng, duy trì, sử dụng và sáng tạo mới các lợi thế cạnh tranh của doanh
nghiệp. Tác giả Trần Sửu (2005) cũng có ý kiến tương tự: “Năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp là khả ăng tạo ra lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất và chất
lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát
triển bền vững” . Theo tác giả Lê Đăng Doanh trong tác phẩm Nâng cao năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp thời hội nhập: “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đo
bằng khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận cho doanh nghiệp t ong mơi
trường cạnh tranh trong nước và ngồi nước”.
Theo tác giả Tôn Thất Nguyễn Thiêm trong tác phẩm Thị trường, chiến lược, cơ
cấu nêu lên tầm quan trọng của việc gia tăng giá trị nội sinh và ngoại sinh của doanh
nghiệp, đây chính là năng lực cạnh tranh mà mỗi doanh nghiệp cố gắng đạt được, là cơ
sở để doanh nghiệp thực hiện các chiến lược kinh doanh của mình.
SVTH: Nguyễn Thanh Thúy


12


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh

Ngồi ra, khơng ít ý kiến đồng nhất năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với
năng lực kinh doanh.
Như vậy, cho đến nay quan niệm về năng lực cạnh tranh vẫn chưa được hiểu
thống nhất. Ngoài ra, khi đưa ra khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, cần
lưu ý thêm một số vấn đề sau đây:
Một là, quan niệm năng lực cạnh tranh cần phù hợp với điều kiện, bối cảnh và
trình độ phát triển trong từng thời kỳ.
Hai là, năng lực cạnh tranh cần thể hiện khả năng đua tranh, tranh g ành giữa các
doanh nghiệp không chỉ về năng lực thu hút và sử dụng các yếu tố sản xuất, khả năng
tiêu thụ hàng hóa, mà cả khả năng mở rộng không gian sinh tồn ủa sản phẩm, khả năng
sáng tạo sản phẩm mới.
Ba là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần thể hiện được phương thức cạnh
tranh phù hợp, bao gồm cả những phương thức truyền thống và các phương thức hiện
đại - không chỉ dựa trên lợi thế so sánh mà dựa vào lợi thế cạnh tranh, dựa vào quy
chế.
Từ những yêu cầu trên, có thể đưa ra khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp như sau:
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế
cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử
dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và bền vững.
Như vậy, ă g lực cạnh tranh không phải là chỉ tiêu đơn nhất mà mang tính tổng
hợp, bao gồm nhiều chỉ tiêu cấu thành và có thể xác định được cho nhóm doanh

nghiệp (ngành) và từng doanh nghiệp.
1.1.2. Vai trò, tầm quan trọng và sự cần thiết của cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh có vai trị vơ cùng quan trọng, nó được
coi là động lực của sự phát triển không chỉ của mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp mà cả
nền kinh tế nói chung.
Nâng cao năng lực cạnh tranh khơng chỉ nhằm mục đích là đem lại lợi ích cho
doanh nghiệp, mà cịn góp phần vào sự tăng trưởng của ngành và cả quốc gia. Chính vì

SVTH: Nguyễn Thanh Thúy

13


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh

thế cạnh tranh và năng lực cạnh tranh có các vai trị chủ yếu sau:


Đối với nền kinh tế quốc dân: Cạnh tranh được coi như là “linh hồn” của nền

kinh tế, vai trò của cạnh tranh đối với nền kinh tế quốc dân thể hiện ở những mặt sau:
Cạnh tranh là môi trường, là động lực thúc đẩy sự phát triển của mọi thành phần
kinh tế trong nền kinh tế thị trường, góp phần xố bỏ những độc quyền, bất hợp lý, bấ
bình đẳng trong kinh doanh.
Cạnh tranh bảo đảm thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự phân công
lao động xã hội ngày càng xâu sắc.
Cạnh tranh thúc đẩy sự đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của xã hội, kích thích nhu cầu phát triển, làm nảy sinh những nhu cầu mới, góp phần

nâng cao chất lượng đời sống xã hội và phát triển nền kinh tế.
Cạnh tranh làm nền kinh tế quốc dân vững mạnh, tạ khả năng cho doanh nghiệp
vươn ra thị trường nước ngoài.
Cạnh tranh giúp cho nền kinh tế có nhìn nhận đúng hơn về kinh tế thị trường, rút
ra được những bài học thực tiễn bổ sung vào lý luận kinh tế thị trường của nước ta.
Đối với doanh nghiệp:
-

Cạnh tranh được coi như là cái “sàng” để lựa chọn và đào thải những doanh

nghiệp. Vì vậy nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp có vai trò cực kỳ to
lớn.
-

Cạnh tra h quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Cạnh tranh tạo

ra động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp tìm mọi biện
pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
-

Cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải phát triển công tác marketing bắt đầu từ

việc nghiên cứu thị trường để xác định được nhu cầu thị trường từ đó ra các quyết định
sản xuất kinh doanh để đáp ứng các nhu cầu đó. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải nâng
cao các hoạt động dịch vụ cũng như tăng cường công tác quảng cáo, khuyến mãi, bảo
hành...
-

Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải đưa ra các sản phẩm có chất lượng cao


hơn để đáp ứng được nhu cầu thường xuyên thay đổi của người tiêu dùng. Muốn vậy,
SVTH: Nguyễn Thanh Thúy

14


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: ThS. Hồ Sỹ Minh

các doanh nghiệp phải áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật mới vào q trình
sản xuất kinh doanh, tăng cường cơng tác quản lý, nâng cao trình độ tay nghề của cơng
nhân... từ đó làm cho doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn.
 Đối với người tiêu dùng:
Có cạnh tranh, hàng hố sẽ có chất lượng ngày càng tốt hơn, mẫu mã ngày càng
đẹp, phong phú đa dạng hơn để đáp ứng các yêu cầu của người tiêu dùng trong xã ội.
Người tiêu dùng có thể thoải mái, dễ dàng trong việc lựa chọn các sản phẩm phù hợp
với túi tiền và sở thích của mình.
Những lợi ích mà họ thu được từ hàng hoá ngày càng được nâng cao, thoả mãn
ngày càng tốt hơn các nhu cầu của họ nhờ các dịch vụ kèm theo được quan tâm nhiều
hơn. Đó chính là những lợi ích mà người tiêu dùng có được từ việc nâng cao khả năng
cạnh tranh của các doanh nghiệp.
 Đối với ngành đầu tư kinh doanh bất động sản
Ngành đầu tư, kinh doanh bất động sản của Việt Nam được hình thành và phát
triển chưa lâu, có thể đánh dấu khi luật Đất đai năm 1993 có hiệu lực. Trong khoảng
thời gian mới được hình thành, hệ thống pháp lý chưa hoàn thiện, tốc độ phát triển quá
nóng do nhu cầu về bất động sản rất lớn trong khi nguồn cung có hạn. Điều này khiến
giá bất động sản tăng vọt không ngừng, ngành đầu tư, kinh doanh bất động sản trong
khoảng thời gian dài là có lãi, có dự án là có lãi. Nhà đầu tư thứ cấp mua cũng có lãi.
Hàng hóa tu g ra thị trường bao nhiêu lập tức tiêu thụ hết bấy nhiêu. Thực tế này khiến

ngành ki h doa h bất động sản trong một thời gian dài chỉ biết chạy dự án, xin dự án để
triển khai mà không quan tâm gì đến vấn đề cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp mình.
Trong giai đoạn hiện nay, sau một khoảng thời gian dài phát triển quá nóng, khi
cung vượt xa cầu, nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản rơi vào tình trạng hoạt
động thua lỗ, cầm chừng, sản phẩm không bán được dẫn đến nguy cơ phá sản. Quy
luật thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải cải tiến, đổi mới, nâng cao năng lực cạnh
tranh để chiến thắng trong cạnh tranh thì mới có thể tồn tại và phát triển được. Như
vậy, cạnh tranh trở thành một yếu tố quan trọng, quyết định đến sự thành bại của mỗi
SVTH: Nguyễn Thanh Thúy

15


×