Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Tổ chức xã hội và tín ngưỡng tôn giáo của người si la ở huyện mường tè tỉnh lai châu 1945 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.58 MB, 111 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐOÀN VÂN NGA

TỔ CHỨC XÃ HỘI VÀ TÍN NGƯỠNG, TƠN GIÁO
CỦA NGƯỜI SI LA Ở HUYỆN MƯỜNG TÈ
TỈNH LAI CHÂU (1945 – 2010)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Thái Ngun - Năm 2013

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐOÀN VÂN NGA

TỔ CHỨC XÃ HỘI VÀ TÍN NGƯỠNG, TƠN GIÁO
CỦA NGƯỜI SI LA Ở HUYỆN MƯỜNG TÈ
TỈNH LAI CHÂU (1945 – 2010)
Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam
Mã số : 60.22.03.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Đàm Thị Un



Thái Ngun - Năm 2013

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan cơng trình nghiên cứu đề tài Tổ chức xã hội và tín
ngưỡng, tơn giáo của người Si La ở huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu (1945 –
2010) dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Đàm Thị Uyên là kết quả nghiên cứu của
cá nhân tôi. Các số liệu , kết quả nêu trong luận văn là trung thực. Những chỗ sử
dụng kết quả nghiên cứu của người khác đều trích dẫn rõ ràng. Những tư liệu
khơng có trích dẫn là do các tác giả trực tiếp sưu tầm tài liệu tại địa phương.
Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2013
Tác giả luận văn

Đoàn Vân Nga

Xác nhận
của Người hướng dẫn khoa học

Xác nhận
của trưởng khoa chun mơn

PGS TS. Đàm Thị Un

TS. Hà Thị Thu Thủy


i
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả các thầy cô
giáo trong Khoa Lịch sử, đặc biệt là những thầy cô giáo ở chuyên ngành Lịch
sử Việt Nam, những người đã giảng dạy và động viên tôi trong suốt hai năm
học vừa qua giúp tơi hồn thành nghiên cứu và hồn thiện nghiên cứu đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Phó giáo sư, Tiến sĩ Đàm Thị Un,
người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Qua đây, cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè tơi, những
người đã ln ở cạnh tơi trong những lúc khó khăn nhất và giúp tơi có được
thành quả ngày hơm nay.
Luận văn này là kết quả bước đầu của quá trình nghiên cứu khoa học
song do điều kiện năng lực và thời gian cịn hạn chế, đề tài nghiên cứu khơng
tránh khỏi những sơ suất, thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp, bổ sung của
các thầy cơ và các bạn để cơng trình thêm hồn thiện
Tác giả luận văn

Đồn Vân Nga

ii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

MỤC LỤC
Trang

Trang phụ bìa
Lời cảm ơn .......................................................................................................i
Lời cam đoan ..................................................................................................ii
Mục lục ..........................................................................................................iii
Danh mục các bảng ........................................................................................iv
MỞ ĐẦU........................................................................................................ 1
1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................... 2
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luân văn ........................... 3
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu............................................... 3
5. Đóng góp của luận văn............................................................................. 4
6. Cấu trúc của luận văn............................................................................... 4
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN MƯỜNG TÈ TỈNH LAI CHÂU... 6
1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên........................................................... 7
1.2. Mường Tè qua các thời kỳ lịch sử ....................................................... 10
1.3. Các thành phần dân tộc và dân tộc Si La ở huyện Mường Tè .............. 12
1.3.1. Các thành phần dân tộc .................................................................... 12
1.3.2. Dân tộc Si La ở Mường Tè............................................................... 15
1.4. Vài nét về kinh tế - xã hội của huyện Mường Tè................................. 19
1.4.1. Kinh tế ............................................................................................. 20
1.4.2. Xã hội .............................................................................................. 27
Chương 2. TỔ CHỨC XÃ HỘI CỦA NGƯỜI SI LA Ở MƯỜNG TÈ
(LAI CHÂU ) TỪ 1945 ĐẾN NĂM 2010 ................................................... 34
2.1. Tổ chức làng, bản................................................................................ 34
2.1.1. Tên gọi và hình thức tụ cư................................................................ 34
2.1.2. Bộ máy hành chính thơn, bản .......................................................... 40
2.2 Mối quan hệ cộng đồng thôn bản, quan hệ với các dân tộc khác .......... 43
iii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


/>

2.2.1. Mối quan hệ cộng đồng thôn bản ..................................................... 43
2.2.2. Mối quan hệ với các dân tộc khác .................................................... 44
2.3. Tổ chức gia đình và dịng họ ............................................................... 45
2.3.1. Tổ chức gia đình .............................................................................. 45
2.3.2. Tổ chức dịng họ .............................................................................. 48
2.4. Luật tục với việc điều hành xã hội....................................................... 50
2.4.1. Quy định về sử dụng đất, bảo vệ rừng và nguồn nước ...................... 51
2.4.2. Quy định về việc bảo vệ thuỷ sản, hoa màu, giữ gìn an ninh trật tự.. 52
2.4.3. Một số quy định trong hôn nhân, nuôi dạy con cái và ma chay......... 53
Chương 3. TÍN NGƯỠNG, TƠN GIÁO CỦA NGƯỜI SI LA Ở MƯỜNG
TÈ TỪ 1945 ĐẾN 2010 ............................................................................... 62
3.1. Tín ngưỡng dân gian ........................................................................... 62
3.1.1. Cơ sở hình thành đời sống tín ngưỡng tâm linh ................................ 62
3.1.2. Quan niệm về linh hồn và các loại ma.............................................. 63
3.1.3. Tín ngưỡng và nghi lễ nơng nghiệp .................................................. 65
3.1.4. Các nghi lễ liên quan đến gia đình và cộng đồng.............................. 68
3.1.5 Các hình thức ma thuật, bói tốn ....................................................... 72
3.1.6 Ngôn ngữ và văn học nghệ thuật dân gian......................................... 75
3.2. Tôn giáo.............................................................................................. 83
KẾT LUẬN.................................................................................................. 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................... 89
PHỤ LỤC.........................................................................................................

iv
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Các thành phần dân tộc ở huyện Mường Tè .................................. 12
Bảng 1.2. Cơ cấu dân số của dân tộc Si La ở Mương Tè năm 2009.............. 17
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng các lồi cây lương thực ................ 21
Bảng.1.4. Diện tích, năng suất, sản lượng các lồi cây cơng nghiệp.............. 22
Bảng.1.5. Thống kế tình hình giáo dục huyện Mường Tè.............................. 28
Bảng 2.1: Bảng thống kê các dòng họ ngươi Si La ở xã Can Hồ huyện
Mường Tè .................................................................................... 39
Bảng 3.1 : Bảng so sánh quan niệm và nghi thức thờ cúng tổ tiên của
người Si La với một số dân tộc khác ở huyện MườngTè .............. 69

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

iv

/>

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Lai Châu là một trong những tỉnh có nhiều tộc người sinh sống, trong
đó người Si La chủ yếu cư trú ở huyện Mường Tè với dân số 521 chiếm 1,1%
dân số toàn huyện. Trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, dân tộc Si
La cùng với các dân tộc thiểu số anh em khác đã có những đóng góp quan
trọng vào sự phát triển kinh tế, xã hội và truyền thống văn hóa của huyện
Mường Tè nói riêng và tỉnh Lai Châu nói chung.
Tuy cư trú trên một vùng đất, nhiều khó khăn nhưng dân tộc Si La ở
Mường Tè trong lịch sử lại có một tổ chức chính trị, xã hội và một kho tàng
văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng phong phú, độc đáo và giàu bản sắc. Vì
lẽ đó mà tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của của đồng bào Si La đã

trở thành đối tượng nghiên cứu của một số ngành và một số nhà khoa học dưới
nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một cơng trình
nào nghiên cứu về tổ chức xã hội và tín ngưỡng, tơn giáo của người Si La ở
huyện Mường Tè (Lai Châu) một cách có hệ thống.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh mở cửa hiện nay của cơ chế thị trường,
nhiều giá trị văn hóa truyền thống đang đứng trước nguy cơ bị mai một.
Việc nghiên cứu về tổ chức xã hội và tín ngưỡng, tơn giáo của người Si La
là việc làm cần thiết, bởi nó góp phần bảo tồn và gìn giữ những tinh hoa
văn hóa của người Si La nói riêng và cộng đồng các dân tộc ở huyện
Mương Tè tỉnh Lai Châu nói chung.
Là giáo viên đang công tác giảng dạy tại trường THPT Mường Tè tỉnh Lai
Châu, nơi mà đông đảo con em các dân tộc thiểu số theo học, việc tìm hiểu về tổ
chức xã hội và tín ngưỡng, tơn giáo của người Si La có ý nghĩa thiết thực, giúp
tác giả hiểu thêm về cuộc sống con người, xã hội, về văn hóa của đồng bào, để từ
đó thực hiện tốt hơn nhiệm vụ giảng dạy của mình tại địa phương.

1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

Từ những lí do trên, tác giả quyết định chọn “Tổ chức xã hội và tín
ngưỡng, tơn giáo của người Si La huyện Mường Tè” làm đề tài luận văn thạc
sĩ của mình với hy vọng góp phần gìn giữ và bảo vệ những bản sắc truyền
thống vốn có của người Si La ở huyện Mường Tè (Lai Châu).
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ trước đến nay đã có một số cơng trình nghiên cứu về dân tộc Si La của
tập thể và cá nhân. Vì vậy, khi nghiên cứu về đề tài này chúng tôi đã được tiếp
cận một số các kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả ở nhiều góc độ khác nhau.
Trước tiên phải kể đến cuốn sách: Các dân tộc ít người ở Việt Nam

(các tỉnh phía bắc) của Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam, Viện dân tộc học,
Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội năm 1978. Đây là công trình biên soạn
về nguồn gốc lịch sử, đặc điểm kinh tế, quan hệ giai cấp xã hội của các dân
tộc ít người ở phía bắc Việt Nam trong đó có dân tộc Si La.
Thứ hai: Cuốn Dân tộc Si la ở Việt Nam do PGS.TS Khổng Diễn chủ
biên. Đây là những bức ảnh những bài viết ngắn gọn trong cuốn sách thể hiện
một cách khá chân thực các mặt đời sống cùng những nét văn hóa đặc sắc của
đồng bào các dân tộc Si La ở huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu.
Thứ ba: Trong sách Lai Châu và các dân tộc Lai Châu do Lê Đình Cúc
chủ biên, Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu và Tạp chí Khoa học xã hội Việt
Nam. Chuyên đề này đã đề cập một cách khá toàn diện, nhằm khẳng định
những đặc điểm của văn hóa Si La từ truyền thống đến hiện đại.
Thứ tư: Tác phẩm Lịch sử Đảng bộ huyện Mường Tè (1945-1975), do
Ban chấp hành Đảng bộ huyện Mường Tè xuất bản năm 2004 là một cơng
trình nghiên cứu khoa học công phu, tái hiện lại lịch sử truyền thống hào hùng
của nhân dân các dân tộc Mường Tè trong đó có dân tộc Si La trong cuộc đấu
tranh chống thổ ty phong kiến, đánh đuổi thưc dân Pháp, khôi phục kinh tế,
văn hóa xã hội, phát triển sản xuất, xây dựng đời sống mới.
2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

Cuối cùng là cuốn sách: Nhận diện văn hóa các dân tộc thiểu số Việt
Nam do Nguyễn Đăng Duy biên soạn đã đề cập khá toàn diện về mọi mặt văn
hóa vật chất – tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số Việt Nam.
Các cơng trình nghiên cứu của các tác giả nêu trên đã đề cập đến nhiều
lĩnh vực như về lịch sử tộc người, về văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần
của dân tộc Si la. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có cơng trình khoa học nào đi
sâu tìm hiểu “Tổ chức xã hội và tín ngưỡng, tơn giáo của người Si La ở

Mường Tè tỉnh Lai Châu”. Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn vấn đề này làm
đề tài luận văn thạc sĩ của mình. Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu trên là
tài liệu quý giá để tác giả tham khảo trong q trình hồn thiện luận văn.
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luân văn
- Mục đích nghiên cứu: Thực hiện đề tài này, tác giả nhằm tìm hiểu về lịch
sử địa phương mình, phản ánh một cách chân thực về lịch sử hình thành, tổ chức xã
hội và tín ngưỡng, tơn giáo của người Si La ở Mường Tè, góp phần bảo tồn, phát
triển những nét đẹp trong văn hóa của đồng bào, bổ sung thêm nguồn tư liệu lịch sử
địa phương cho quá trình giảng dạy và nghiên cứu.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Đề tài đi sâu giải quyết các vấn đề về tổ
chức xã hội, tín ngưỡng, tơn giáo của người Si La ở Mường Tè (Lai Châu)
từ 1945 đến 2010.
- Đối tượng nghiên cứu: Nguồn gốc dân tộc, tổ chức xã hội và tín ngưỡng,
tơn giáo của người Si La ở huyện Mường Tè (Lai Châu) từ 1945 đến 2010.
- Phạm vi nghiên cứu:
Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu về tổ chức xã hội và tín
ngưỡng, tơn giáo của người Si La trong thời gian từ năm 1945 đến 2010.
Về không gian: Huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu hiện nay.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
- Tư liệu thành văn: bao gồm các tác phẩm nghiên cứu của các học giả
đã công bố và xuất bản, tạp chí dân tộc học, các đề tài nghiên cứu khoa học
cũng là nguồn tư liệu để tác giả kế thừa và sử dụng cho đề tài.
3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

- Nguồn tư liệu địa phương: Lịch sử Đảng bộ huyện Mường Tè (19542005); Các dân tộc tỉnh Lai Châu; Cuộc vân động định canh định cư đối với đồng
bào các dân tộc huyên Mường Tè – Lai Châu trong thời kỳ đổi mới (1986 – 2005).
Các chính sách nghị quyết của Đảng về dân tộc miền núi, báo cáo phát triển kinh tế

xã hội huyện Mường Tè. Nguồn tư liệu chủ yếu là điền dã dân tộc học.
- Tư liệu điền dã: Trong quá trình đi thực tế tại địa phương, tiếp xúc với
các cụ cao niên để khai thác nguồn tư liệu truyền miệng, các bài dân ca, ca
dao, tục ngữ... Trên cơ sở đó, tác giả có được cái nhìn sâu sắc, tồn diện về tổ
chức xã hội và tín ngưỡng, tơn giáo của người Si La ở Mường Tè (Lai Châu).
Để thực hiện đề tài, tác giả sử dụng phương pháp lịch sử và phương
pháp lôgic, phương pháp điền dã dân tộc học, phương pháp so sánh đối chiếu
tư liệu, ngồi ra tác giả cịn sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp và hệ
thống hóa bằng các bảng biểu, sơ đồ.
5. Đóng góp của luận văn
Dựa trên nguồn tư liệu có thể khai thác được,tác giả luận văn bước đầu
khôi phục một cách hệ thống về tổ chức xã hội và tín ngưỡng, tơn giáo của
người Si La ở Mường Tè tỉnh Lai Châu từ 1945- 2010.
Luận văn là tài liệu tham khảo cho các cấp chính quyền ở địa phương khi
hoạch đình chính sách dân tộc. Là nguồn tư liệu quan trọng phục vụ cho q
trình giảng dạy và học tập bộ mơn lịch sử địa phương tại trường phổ thông.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, Nội dung
luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Khái quát về huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu.
Chương 2: Tổ chức xã hội của người Si La ở huyện Mường Tè (Lai
Châu) từ 1945 đến 2010.
Chương 3: Tín ngưỡng, tôn giáo của người Si La ở huyện Mường
Tè từ 1945 đến 2010.

4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>


BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH LAI CHÂU

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

5

/>

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN MƯỜNG TÈ LAI CHÂU

6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN MƯỜNG TÈ TỈNH LAI CHÂU
1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
Mường Tè là một huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lai Châu, có tổng
diện tích tự nhiên là 367.883km2, chiếm 40,6% diện tích tồn tỉnh Lai Châu.
Nằm ở điểm tận cùng Tây Bắc của Tổ quốc Việt Nam, cách trung tâm tỉnh lị
Lai Châu hơn 180km về phía Tây Bắc (theo đường bộ 127.12.4D). Được định
vị từ 19054’dến 22047’ vĩ độ bắc, từ 102009’ đến 103006’ kinh độ đơng. Phía
đơng giáp huyện Sìn Hồ (Lai Châu) và huyện Kim Bình tỉnh Vân Nam (Trung
Quốc); phía Bắc giáp huyện Lục Xuân tỉnh Vân Nam (Trung Quốc); phía
Nam giáp huyện Sin Hồ (Lai Châu) và huyện Mường Lay (Điện Biên); phía
tây giáp huyện Mường Nhé tỉnh (Điện Biên) và huyện Giang Thành tỉnh Vân
Nam (Trung Quốc). Mường Tè có đường biên giới với nước Cộng hòa Nhân
dân Trung Hoa dài 143,5km [1, tr.11].
Địa hình Mường Tè rất phức tạp, mức độ bị chia cắt sâu và ngang rất

mạnh mẽ bởi các dãy núi cao chạy dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.
Trong đó chủ yếu là đồi núi cao hiểm trở, có nhiều khe, suối gây khó khăn
trong việc canh tác và đi lại. Độ cao trung bình từ 900 - 1.500m so với mặt
nước biển, núi cao nhất là Phu Xi Lung cao 3.076m, nơi thấp nhất là 200m.
Độ dốc trung bình 25-300 có nơi dốc trên 450, núi Pu Tả Tổng cao 2.109m, núi
Pu Đen Đinh cao 1.886m. Địa hình Mường Tè có hướng từ tây bắc sang đơng
nam, một số điểm bị chuyển hướng từ nam và tây hướng về sơng Đà [1, tr.13 ].
Rừng ở huyện có vai trò quyết định đến tỷ lệ che phủ rừng của tồn
tỉnh, với hơn 178.425,6 ha, chiếm 48,5% diện tích tự nhiên, được chia làm 4
kiểu rừng chính có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc phịng hộ các cơng trình
thủy điện, thủy lợi và duy trì sự đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và phát
triển du lịch sinh thái [39, tr 9]. Rừng gỗ chiếm 64,5% tổng diện tích đất
rừng, phân bố dọc biên giới Việt - Trung , ven sông Đà và rải rác ở các vùng

7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

núi cao thuộc các xã Mù Cả, Tà Tổng, Mường Mơ, Hua Bum. Trong rừng có
rất nhiều các loại gỗ quý hiếm như: họ Dẻ, họ De, họ Ngọc Lan, họ Chè...,
ngồi ra cịn có một số động vật q hiếm như hổ, báo, bị tót, khỉ... Rừng hỗn
giao gỗ - tre nứa và rừng tre nứa: có diện tích 2.261.9ha, chiếm 1,6% diện tích
đất rừng, phân bố chủ yếu dọc các thung lũng sông suối ẩm như Nậm Na, ven
sơng Đà... Những diện tích rừng này hàng năm được khai thác để cung cấp
nguyên liệu cho nhà máy giấy Lai Châu. Rừng non hay còn gọi là rừng phục
hồi, chiếm 33,4% diện tích đất rừng, phân bố rải rác khắp các độ cao, chủ
yếu vẫn là xung quanh các làng bản do được phục hồi sau nương rẫy bỏ
hoang, thành phần thực vật rừng cũng khá phong phú. Sự xuất hiện của các
loại rừng này cho thấy, những năm gần đây do việc giao đất giao rừng tới

người dân và công tác quản lý bảo vệ rừng tốt hơn, đã góp phần tăng nhanh
tỷ lệ che phủ của rừng và cải thiện môi trường sinh thái trong khu vực.
Rừng trồng chiếm 0,5% diện tích đất rừng. Phần lớn các diện tích này được
trồng từ các chương trình 327, chương trình 611 với các lồi cây như Trẩu,
Thơng ba lá, Lát hoa, Muồng đen, Keo, Quế, Muồng Thanh Hóa và Tre
điền trúc. Phân bố tập trung chủ yếu ở các xã như Bum Tở, Mường Mô,
Nậm Hàng, Bum Nưa và thị trấn Mường Tè. diện tích rừng đang được giao
cho cư dân đia phương quản lý và bảo vệ.
Mường Tè cũng là một huyện có nhiều tài ngun khống sản như
vàng, sắt, quặng, apatit…
Trong hệ thống sông suối của huyện, sông Đà là con sông lớn nhất của
huyện Mường Tè, được bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) chảy qua
địa bàn 8 xã, với chiều dài trên 115km. Ngoài ra, cịn có rất nhiều các con
suối lớn, nhỏ. Suối Nậm Ma Bắt nguồn từ dãy núi Khoang La Xan cao
1.865m chảy theo hướng tây nam – đông bắc qua địa bàn xã Mù Cả và đổ vào
sông Đà. Suối Nậm Củm bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam Trung Quốc, chảy qua
địa bàn xã Pa Ủ, xã Mường Tè và đổ vào sông Đà tại bản Nậm Củm với chiều
dài 45km. Suối Nậm Sì Lường bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam Trung Quốc, chảy

8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

theo hướng bắc – nam, qua các xã Pa Vệ Sủ, Bum Nưa, thị trấn huyện Mường
Tè và đổ vào sơng Đà tại phía nam xã Bum Tở với chiều dài hơn 45km. Suối
Nậm Nhé, chảy theo hướng tây bắc – đơng nam, nhập với suối Nậm Pơ ở phía
nam xã Mường Mô. Suối bắt nguồn từ rãy núi Pu Đen Đinh, chảy qua xã
Mường Mô và chảy ra sông Đà với chiều dài hơn 30km. Sông suối ở Mường
Tè đều chảy theo hướng Bắc Nam - Đơng Tây. Nhìn chung nguồn nước ở

Mường Tè phong phú nhưng bị điạ hình chia cắt nên khả năng sử dụng nước
để phục vụ sản xuất còn rất hạn chế và thường xuyên gây ách tắc giao thông
về mùa mưa. Là vùng thượng lưu sơng Đà, Mường Tè có mặt độ sơng suối
khá dày đặc, nhưng do địa hình chia cắt mạnh, lịng suối hẹp, độ dốc lớn. Mùa
khô sông thường cạn kiệt, mùa mưa có lũ lụt, gây xói mịn mạnh.
Giao thơng trong huyện Mường Tè khơng chỉ có đường bộ mà còn cả
đường thuỷ, nhưng đường bộ là chủ yếu với mật độ 0,086km/km2, thấp hơn
nhiều so với bình quân chung của tỉnh. Trục giao thơng chính có đường tỉnh lộ
127.12.4D, dài hơn 180km, chạy từ trung tâm thị trấn ra tỉnh lị, là đường cấp 6.
Đây là hệ thống đường giao thông chủ yếu giúp Mường Tè trong việc giao lưu
kinh tế, văn hố với các xã trong và ngồi huyện. Trong đó có khoảng 140km
đường cấp phối và 41 km đường rải nhựa, nhưng hiện nay đường đã bị xuống
cấp, chất lượng đường xấu và các cơng trình thốt nước chưa được hoàn chỉnh,
thường gây sạt nở, ách tắc về mùa mưa. Tuyến đường đất lớn chạy từ thị trấn
huyện Mường Tè - Pác Ma dài khoảng 57 km nhưng hệ thống rãnh thoát nước
và khoảng 1km chưa được xây dựng. Hiện nay, vẫn còn 3/15 xã và thị trấn
chưa có đường ơ tơ vào trung tâm xã là Tà Tổng, Mù Cả và Nậm Khao. Đường
ô tô đến được trung tâm 11 xã đều là đường đất với độ dốc lớn, mặt đường hẹp
và hư hỏng nhiều. Ngoài hệ thống giao thơng đường bộ thì huyện Mường Tè
cịn có hệ thống giao thơng đường thuỷ với cảng Nậm Hàng, Pô Lếch, Pác Ma.
Nhưng do đặc điểm lắm thác ghềnh, xoáy ngầm nên việc đi lại bằng đường
thuỷ cũng cịn nhiều khó khăn. Vấn đề này đang là trở ngại lớn cho sự phát triển
kinh tế - xã hội và an ninh quốc phịng của địa phương.
9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

Huyện Mường Tè nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa
đơng lạnh, ít mưa, có sương mù mùa hạ nóng mưa nhiều và ẩm ướt. Mùa mưa

từ tháng tư đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Tuy
nhiên, ở các xã trong huyện Mường Tè đều có những nét tiểu vùng về khí hậu
do điều kiện địa lí cảnh quan quy định. Nhiệt độ trung bình trong năm là
22,4oC, nhiệt độ cao nhất là 26oC, nhiệt độ thấp nhất là 15,4oC. Lượng mưa
trung bình cả năm là 2.531mm. Hạn hán về mùa khô gây thiệt hại cho sản
xuất, đời sống và hỏa hoạn ở một số cánh rừng. Chế độ nắng, mưa ở Mường
Tè diễn biến thất thường, không đồng đều giữa các năm.
Theo điều tra, khảo sát của phịng nơng nghiệp huyện đất ở Mường Tè
có 4 loại chính: đất pherarít, đất pherarít mùn trên núi cao, đất phù xa sơng
suối và đất biến đổi sau nương rẫy. Trong đó chủ yếu là đất pherarít trên núi
cao được hình thành từ đá sa thạch, đá phiến sét và đá granít. Tầng đất dày
trên 50cm, có mầu vàng, nghèo mùn, độ chua cao, đất pherarít trên núi cao
được phân bố ở độ cao 1.800m hình thành trên đá, tầng đất dày, ít chua, độ
dốc lớn và bị chia cắt, loại đất này thường được sử dụng để khoanh nuôi tái
sinh rừng đầu nguồn.
Như vậy, khi nói đến điều kiện tự nhiên ở huyện Mường tè, người ta
hình dung ra một vùng biên cương núi non hiểm trở, địa hình phức tạp khí
hậu khắc nghiệt… những điều kiện sẵn có đó đã chi phối đặc điểm đời sống,
kinh tế, xã hội của người dân huyện Mường Tè.
1.2. Mường Tè qua các thời kỳ lịch sử
Thời Hùng Vương, Mường Tè thuộc bộ Tân Hưng. Thời Lý thuộc lộ
Đà Giang; Thời Trần thuộc châu Ninh Viễn. Thời Lê Thái Tổ thuộc trấn Gia
Hưng. Năm 1463, trấn Hưng Hóa được thành lập gồm 3 phủ: Gia Hưng, Quy
Hóa, An Tây. Phủ An Tây có 10 châu, Mường Tè là một trong 10 châu của
phủ An Tây. Thời Lê Cảnh Hưng, Châu Lai gồm các huyện Mường Tè (tỉnh
Lai Châu), Tuần Giáo, Tủa Chùa và Thị xã Mường Lay cũ tỉnh Điện Biên.

10
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


/>

Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam song mãi đến tháng 4- 1890
mới chiếm được Lai Châu, trong đó có Mường Tè. Ngày 28 – 6 - 1909, Tồn
quyền Đơng Dương ra Nghị định thành lập tỉnh Lai Châu gồm: Đạo Lai
(Châu Lai, Quỳnh Nhai và phủ Luân Châu), châu Điện Biên với phủ Tuần
Giáo. Mường Tè lúc đó thuộc Châu Lai của Đạo Lai [2, tr.156].
Năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Mường Tè là một
huyện của tỉnh Lai Châu. Ngày 29 - 4 - 1955, Chủ tịch nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa ban hành Sắc lệnh số 230-SL thành lập Khu tự trị Thái -Mèo,
các châu (huyện trước đây) trực thuộc khu, khơng có cấp hành chính tỉnh.
Gồm 16 châu, châu Mường Tè trực thuộc Khu tự trị Thái - Mèo vì khơng có
cấp hành chính tỉnh. Lúc này châu Mường Tè có 13 xã: Hua Bum, Bum Nưa,
Bum Tở, Nậm Khao, Tà Tổng, Mường Toong, Mường Nhé, Chung Chải, Mù
Cả, Mường Tè, Ka Lăng, Thu Lũm, Pa Ủ, Pa Vệ Sử, Huổi Lèng, Sính Phình
[2, tr.18]. Ngày 27 - 10 - 1962, kỳ họp thứ năm Quốc hội khóa II đã ra Nghị
quyết đổi tên Khu tự trị Thái - Mèo thành Khu tự trị Tây Bắc và thành lập lai
ba tỉnh trong khu là: Lai Châu, Nghĩa Lộ và Sơn La. Tỉnh Lai Châu lúc đó
gồm 7 huyện, Mường Tè là 1 trong 7 huyện của tỉnh Lai Châu. Năm 1979
Mường Tè là một trong 3 huyện bị Trung Quốc đánh chiếm, Đảng bộ, quân
và dân Mường Tè cùng quân và dân trong tỉnh đánh bại cuộc tiến công xâm
lược, bảo vệ toàn vẹn biên giới của Tổ Quốc. Theo Nghị quyết của Quốc hội
khóa XI, kỳ họp thứ tư ra Nghị quyết số 22/2003 QH XI về việc chia và điều
chỉnh địa giới một số tỉnh, tiếp đó, ngày 1 – 1 - 2004, tỉnh Lai Châu (mới)
được thành lập trên cơ sở bốn huyện của tỉnh Lai Châu (Cũ). Trong đó
Mường Tè Là một trong 5 huyện thuộc tỉnh Lai Châu mới [2, tr.19].
Huyện Mường Tè ngày nay bao gồm một thị trấn và 15 xã: thị trấn
Mường Tè và các xã: Thu Lũm, Ka Lăng, Pa Ủ, Mường Tè, Pa Vệ Sủ, Mù
Cả, Bum Tở, Nậm Khao, Hua Bum, Tà Tổng, Bum Nưa, Kan Hồ, Mường
Mô, Nậm Hàng, Nậm Manh. Có thể nói, Mường Tè cũng là một mảnh đất có

11
Số hóa bởi Trung tâm Học lieäu

/>

nhiều thay đổi, ảnh hưởng đến nhiều vấn đề, sự có mặt của các tộc người, về
chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa. Trải qua q trình lịch sử, đồng bào các
dân tộc huyện Mường Tè đã xây đắp nên những truyền thống quý báu, đó là
tinh thần cần cù lao động, kiên cường trong đấu tranh chống kẻ thù bảo vệ
q hương. Chính điều đó đã trở thành tiền đề, nền tảng để đồng bào các dân
tộc Mường Tè tiếp tục phấn đấu trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.
1.3. Các thành phần dân tộc và dân tộc Si La ở huyện Mường Tè
1.3.1. Các thành phần dân tộc
Theo số liệu mới nhất, tổng điều tra dân số năm 2009, huyện Mường
Tè hiện nay có 47034 nhân khẩu với 8426 hộ, gồm 13 thành phần dân tộc
anh em khác nhau:
Bảng 1.1. Các thành phần dân tộc ở huyện Mường Tè
TT

Dân tộc

Số người

Tỷ lệ %

1

Thái

13487


28,67

2

La Hủ

8.314

17,67

3

Hà Nhì

7.909

16,81

4

H’ Mơng

7.596

16,15

5

Mảng


1.810

3,84

6

Kinh

1.640

3,48

7

Dao

1.549

3,29

8

Cống

1.453

3,08

9


Giáy

1.094

2,32

10

Khơ Mú

1.008

2,14

11

Si La

521

1,1

12

Hoa

432

0,9


13

Tày

220

0,5

Tổng cộng

47034

100

Ghi chú

(Nguồn: Cục thống kê huyện Mường Tè, năm 2009)

12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

Dân tộc Thái có dân số đơng nhất chiếm 28,67% dân số toàn huyện.
Tộc người này phân bố ở hầu khắp các xã trong huyện, họ chủ yếu sống ở
vùng thấp, trong các thung lũng, ven đồi, sông suối, làm ruộng lúa nước, sống
quy tụ thành bản.
Dân tộc La Hủ chiếm khoảng 17,67%, tộc người này có nhiều tên gọi
như Khù Sung, Lá Vàng. Người La Hủ được chia thành ba nhóm: La Hủ

Sủ(La Hủ vàng), La Hủ Na (La Hủ Đen) và La Hủ Phung (La Hủ Trắng),
trong đó La Hủ Sủ có số dân đơng nhất. Các cư dân này thường tập trung
thành từng nhóm hoặc có sự xen kẽ giữa các nhóm cùng sinh sống trên một
địa bàn nhất định. Người La Hủ chủ yếu canh tác nương rẫy, chăn ni gia
súc. Hiện nay một số ít biết làm ruộng lúa nước.
Dân tộc Hà Nhì chiếm 16,81% dân số của huyện, dựa vào y phục người
Hà Nhì tự chia thành hai nhóm: Hà Hà Nhì đen và Hà Nhì hoa, sống tách biệt
hoặc xen kẽ lẫn nhau. Hình thức canh tác chủ yếu là gieo trồng trên nương và
làm ruộng bậc thang. Người Hà Nhì từ lâu có tập qn làm vườn. Vì vậy mỗi
gia đình người Hà Nhì đều có một mảnh đất cạnh nhà để trồng ớt, tỏi, hành,
rau, bầu bí… phục vụ cho các bữa ăn hàng ngày.
Dân tộc Mông chiếm 16,15% dân số toàn huyện, sống ở vùng núi cao
thuộc các xã Mường Mơ, Nậm Hàng. Vì sống lâu với người Thái nên sinh
hoạt văn hóa của người Mơng có nhiều yếu tố giống người Thái, như ở nhà
sàn, làm lúa nước.
Dân tộc Mảng chiếm 3,84% dân số tồn huyện, họ cịn có tên gọi khác
là Mảng Ủ, Xá Mảng, Xá Bá O. Người Mảng sống quây quần thành từng bản
nhỏ trong nhiều ngôi nhà sàn đơn sơ, lợp tranh vách nứa.
Dân tộc kinh chiếm 3,48% dân số toàn huyện, cư trú chủ yếu ở thị trấn
hoăc sống xen kẽ với một số các tộc người khác thuộc các xã vùng sâu, vùng
xa, chủ yếu là các thầy cơ giáo miền xi.

13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

Dân tộc Dao chiếm 3,29% dân số toàn huyện, tên tự gọi là Kim Miền,
Kim Mùn hay cịn có tên gọi khác là Mán, dân tộc Dao chia thành nhiều
nhóm: Dao quần trắng, Dao quần chẹt, Dao Tiền. Người Dao ở huyện Mường

Tè, sống xen kẽ với một số dân tộc khác, họ ở nhà đất.
Dân tộc Cống chiếm 3,08% dân số toàn huyện, cư trú chủ yếu ở các xã
Can Hồ, Nậm Khao, Mường Mô, nhà ở giống người Thái, các nhà được xếp
đặt gọn gàng, kín đáo thành từng bản vừa và nhỏ.
Dân tộc Giáy chiếm 2,32 dân số tồn huyện, có tên gọi khác là: Nhắng,
Dẳng, Pâu, Thìn, Cù Chu, Xa. Ở nhà đất, gian giữa là nơi đặt bàn thờ, phụ nữ
không được nằm ở gian giữa, bếp được làm riêng. Phương thức canh tác chủ
yếu làm ruộng lúa nước, nương rãy.
Dân tộc Khơ Mú chiếm 2,14 dân số tồn huyện, có tên gọi khác là: Xá
Cẩu, Mứn Xen, Pu Thênh, Tềnh, Tây Hạy, thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ
me. Họ sống chủ yếu bằng kinh tế nương rãy, cây trồng chính là ngơ, khoai,
sắn. Người Khơ Mú ở nhà sàn giống nhà người Thái, một số sống du canh ,
du cư, làng bản của họ thường xa cách nhau, nhỏ bé, ít dần, nhà cửa phần lớn
làm sơ sài, đồ dùng trong nhà cũng ít ỏi.
Dân tộc Si La chiếm 1,1% dân số toàn huyện, là tộc người có dân số
tương đối ít, họ ở nhà nền đất trình tường. Sống chủ yếu bằng kinh tế nương
rãy, ngoài ra họ cũng biết trồng lúa nước. Mặc dù dân số không nhiều, nhưng
người Si La cư trú khá tập trung thành từng thôn bản riêng.
Dân tộc Hoa chiếm 0,9% dân số tồn huyện. Họ có mặt ở Việt Nam nói
chung và huyện Mường Tè nói riêng đã từ lâu đời, nhưng phải đến Cách
mạng tháng Tám thành công, người Hoa mới thực sự trở thành một bộ phận
trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Họ sống chủ yếu ở thị trấn huyện, trung
tâm các xã Nậm Hàng, Mường Mô, Bum Nưa, làm nghề buôn bán, kết hợp với
sản xuất. Trong giao dịch xã hội họ nói thạo cả tiếng Việt và tiếng Thái.

14
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>


Dân tộc Tày chiếm 0,5% dân số tồn huyện, có tên gọi khác là Thổ,
Ngạn, Phén, Thu Lao, Pa Dí, thuộc nhóm ngơn ngữ Tày - Thái. Nhà ở chủ
yếu là nhà sàn, nhà đất sống xen kẽ với các tộc người khác như Kinh, Thái.
Mặc dù nguồn gốc, phong tục, ngơn ngữ… khơng giống nhau, tuy có
phân biệt là cư dân bản địa, là tộc người từ bên ngoài di cư tới, vào những
thời gian có sớm muộn khác nhau, nhưng khi tới địa phương, các tộc người ở
Mường Tè đã đoàn kết, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau, một lòng sát cánh
cùng xây dựng quê hương và bảo vệ biên cương thiêng liêng của Tổ quốc,
bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân
tộc, cùng nhau tạo dựng nền văn hóa nhiều hương sắc của địa phương.
1.3.2. Dân tộc Si La ở Mường Tè
Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất có người Si La sinh sống, họ
cịn cư trú ở hai tỉnh Phông XaLỳ và Luổng NâmThà thuộc khu vực Thượng Lào
[34, tr.31]. Dân tộc Si La thuộc nhóm ngơn ngữ Tạng - Miến, ngữ hệ Hán - Tạng
và tiếng Si La gần với tiếng Miến hơn. Là dân tộc xếp ở vị trí cuối cùng trong
6 dân tộc nói ngơn ngữ Tạng - Miến và ở vị trí 50 trong 54 dân tộc ở Việt
Nam [9, tr.245]. Người Si La có nhiều tên gọi khác nhau. Ở Lào họ được gọi
là Si La, Si Đa, Khơ hay Lao Xủng. Ở Việt Nam, người Thái gọi người Si La
là Txạ, Xá - một từ thường được người Thái dùng để chỉ các dân tộc làm
nương đốt, tức người may váy quấn ra phía sau, để phân biệt với bản thân
người Thái là dân tộc mà phụ nữ mặc váy quấn ở đằng trước. Người Si La tự
gọi là Cú Dề Tsừ hoặc Khả Phể, nhưng những cái tên này cho đến nay một số cụ
già người Si La cũng khơng hiểu và giải thích được chúng mang ý nghĩa gì. Cái tên
Si La là tên tự gọi của người Si La từ sau cách mạng tháng tám 1945 đến nay, đây
là tên gọi phổ biến, tương đối thống nhất [ 12, tr. 511].
Các làng bản của người Si La hiện nay mới được xác định về cơ bản từ
những năm 70. Vì trước đó người Si La du canh, du cư không ổn định với
nhịp độ tương đối cao ở khu vực phía tây Mường Tè. Cách định cư của người Si
La trước đây giồng như dân tộc La Hủ hay còn gọi là dân tộc Khủ Sung (Lá


15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

Vàng). Truyền thuyết của người Si La ở Việt Nam kể rằng, thoạt kỳ thủy chỉ
có mấy hộ gia đình thuộc các dịng họ Pờ, Hù, Lỳ và Gìang rời Nậm U di cư
về phía đơng. Ơng tổ bảy đời (tính đến lớp thanh niên hiện nay) thuộc dịng
họ Hù - tên là Hù Chà Pao - đã được sinh ra trên đường thiên di và ông được
coi là thế hệ thứ hai của người Si La ở Việt Nam. Lớp trẻ ngày nay không biết
ông, nhưng một vài người già vẫn lưu giữ được ký ức về ông tổ của mình.
Nếu thực tế đây khơng phải là một truyện truyền kỳ, thì người Si La mới chỉ
có mặt ở vùng đất nay thuộc về Mường Tè Lai Châu chừng trên dưới 120 năm
[44, Tr.4]. Vào đất Lai Châu, ban đầu họ cư trú thành một bản ở Mường Tùng
rồi chuyển về ven suối Nậm Cáy (Mường Lay), sang Mường Mô (Mường
Tè), lại ngược lên Mường Nhé (Điện Biên) ngày nay, rồi sau đó mới đến Can
Hồ, ở địa bàn giáp giới xã Tà Tổng của người Hmông.
Khi chuyển tới Can Hồ, người Si La vẫn sinh sống tập trung trong một
số bản có tên gọi là Xeo Hai (Biển nhỏ), hoặc Xeo Hai Tá Chải (Trại lớn ở
gần biển nhỏ). Bản này nằm trên rìa của những cánh rừng nguyên sinh phía
tây bắc của trung tâm huyện hiện nay, nơi cịn nhiều rừng già, đất tốt và có độ
dốc thấp, thuận tiện cho việc canh tác nương rẫy nhưng lại khơng có cơ sở để
định lâu dài. Được mơt thời gian ngắn, bản Chia Ba (Xeo Hai, Xì Thau Chải,
Nậm Xin) và bắt đầu phân tán ở nhiều nơi. Thực hiện cuộc vận động định
canh định cư mà Đảng và Nhà nước phát động, đầu những năm 70, đại bộ
phận người Si La chuyển về cư trú tâp trung tại hai điểm thuộc xã Can Hồ và
vẫn giữ nguyên tên bản cũ là Xeo Hai, Xì Thau Chải, từ 1981 riêng bản Nậm
Xin đã chuyên sang định cư tại xã Mường Nhé của huyện Mường Tè.
Ngày 26 – 11 - 2003, tại kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XI nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Nghị quyết số 22-2003/QH11 về

việc “Chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh”, trong đó có Lai
Châu. Tỉnh Lai Châu (cũ) được chia thành tỉnh Lai Châu (mới) và tỉnh Điện Biên.
Huyện Mương Tè trở thành một trong 5 huyện trực thuộc tỉnh Lai Châu [2, tr.19].
Từ đó bản Nậm Xin của người Si La thuộc về tỉnh Điên Biên. Hiện nay ở Mường

16
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

Tè cịn lại hai bản Xeo Hai và Xì Thau Chải thuộc xã Kan Hồ, và một số cư trú tại
thị trấn huyện với dân số 521 người, chiếm 1,17% dân số toàn huyện.
Bảng 1.2. Cơ cấu dân số của dân tộc Si La ở Mương Tè năm 2009
Trong đó
Nhóm
tuổi

Tổng số

Nam

Nữ

Số lượng

%

Số lượng

%


Tổng số

521

267

51,24

254

48,76

0–4

92

55

59,78

37

40,22

5–9

85

46


54,11

39

45,89

10 – 14

73

37

50,68

36

19,32

15

15

11

73,33

4

26,67


16 – 19

31

15

48,39

16

51,61

20

53

28

52,83

25

47,17

25 – 29

29

30


50,85

29

49,15

30 – 39

40

17

42,50

23

57,50

40 – 49

27

9

33,33

18

66,67


50 - 54

10

6

60,00

4

40,00

55 - 59

25

9

36,00

16

64,00

60

11

4


36,367

7

63,64

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Mường tè, năm 2009)
Đồng bào Si La trước đây chuyên canh tác nương rẫy du canh du cư,
trồng ngô, lúa nương. Từ sau 1954 đồng bào đã chuyển sang định cư làm
nương cuốc và khai phá đất đai thành ruộng canh tác lúa nước [12, tr.511].
Trồng trọt là hoạt động kinh tế chủ đạo, là nguồn sống chính của người Si La.
Người Si La áp dụng chế độ hưu canh, luân canh chuyển khoảnh cho đất nghỉ.
Mỗi mảnh nương khi đã nghèo mầu sẽ được bỏ hoang chừng 10 - 15 năm cho
đất phục hồi sau đó mới canh tác trở lại. Nhưng từ năm 2000 trở lại đây, việc

17
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

giao đất, giao rừng cho từng hộ dân đã bước đầu đạt kết quả, việc để đất
hoang hóa đã giảm dần. Cây lương thực chính là lúa, ngơ được trồng nhiều
trên nương, người Si La còn trồng thêm các loại cây khác như cao lương ngơ,
khoai, sắn… Ngồi các loại cây trồng tiêu biểu trên nương, người Si La còn
thu hái và trồng thêm cây dược liệu (tam thất, đỗ trọng …), cây ăn quả (cam,
đào, chuối, đu đủ…), đặc biệt họ chú trọng đến cây bông và chàm là 2 loại
cây nguyên liệu của thủ công nghiệp, cung cấp vải mặc và chăn đắp cho đồng
bào. Người Si La ni gia súc, gia cầm (trâu, bị, lợn, gà, dê,…) để làm
phương tiện canh tác và cung cấp thực phẩm.

Khi rừng còn nhiều, việc làm nương phải tuân theo một quy trình gồm
các bước như chọn đất, phát, đốt, dọn, gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch.
Mỗi bước đều được tiến hành theo những kinh nghiệm do các thế hệ trước
trao truyền. Hiện nay, do thiếu đất, đặc biệt là hiếm rừng nên phần lớn các gia
đình người Si La chỉ làm nương trên những khu đất đã được nhà nước giao.
Hơn nữa việc làm nương hiện nay cũng chỉ để trồng ngô, hoa màu và một số
loại cây khác nhằm đáp ứng nhu cầu về rau xanh, thức ăn, chăn nuôi.
Trước đây, đồng bào chỉ làm nương du canh quay vòng, còn hiện nay
họ đã quan tâm đến việc canh tác lúa nước. Hình thức canh tác này ngày càng
chiếm vị trí quan trọng. Tuy nhiên trong điều kiện vùng cao, thiếu nước vào
mùa đông và mùa xuân nên hàng năm ruộng và nương ở hầu hết các vùng
đồng bào Si La ở Mường Tè chỉ gieo trồng được một vụ.
Ngoài việc làm ruộng và nương để trồng màu, hiện nay người Si La còn
trồng và bảo vệ rừng, trồng cây ăn quả và một số cây có giá trị. Đây là những
nghề mới xuất hiện trong điều kiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đa dạng hóa các
loại cây trồng, làm phong phú thêm hoạt động mưu sinh của đồng bào Si La.
Về chăn nuôi, từ rất lâu đời do kinh tế tự cung, tự cấp là chính nên
người Si La rất chú ý đến việc chăn nuôi, đáp ứng nhu cầu thực phẩm, tiếp
khách, cung cấp sức kéo và phục vụ lễ nghi cúng bái của gia đình, dịng họ.
Do điều kiện thiên nhiên sẵn có như đồi cỏ, thung lũng, khe, suối… thì việc
18
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

×