Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) rèn kỹ năng viết đoạn văn nghị luận tác phẩm thơ (đoạn trích) cho học sinh lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.01 KB, 23 trang )

Rèn kỹ năng viết đoạn văn nghị luận tác phẩm thơ (đoạn trích) cho học sinh lớp 9
MỤC LỤC
Nội dung

Trang
số

A - ĐẶT VẤN ĐỀ

2

1. Lí do chọn đề tài

2

2. Mục đích và đối tượng nghiên cứu

3

3. phương pháp nghiên cứu

3

4. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu

3

B – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

4


I. Những vấn đề lí luận về rèn kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh

4

II. Thực trạng dạy- học kỹ năng viết đoạn văn

4

1. Về chương trình ngữ văn THCS do Sở ban hành

4

2 . Hoạt động dạy và học

5

III. Một số giải pháp

6

1.Xây dựng kế hoạch dạy học rèn kỹ năng cho học sinh trong
chương trình bổ trợ

6

2. Hướng dẫn học sinh lớp 9 rèn kỹ năng viết đoạn nghị luận cảm
thụ thơ

9


IV. Kết quả thực hiện

20

C – KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

21

1. Kết luận

21

2. Khuyến nghị

21

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

23

A. ĐẶT VẤN ĐỀ :

1. Lí do chọn đề tài:
1


Rèn kỹ năng viết đoạn văn nghị luận tác phẩm thơ (đoạn trích) cho học sinh lớp 9
Từ xưa đến nay đọc và học văn chương là một trong những hoạt động tinh
thần bổ ích của con người. Nhờ văn chương bạn đọc có thể cảm nhận cái hay cái
đẹp, những tâm tư tình cảm, những số phận con người những cách đối nhân xử

thế và cả những rung động tinh tế của sâu thẳm tâm hồn… Chính vì vậy việc
dạy mơn văn trong nhà trường nói chung và dạy học văn bậc THCS nói riêng
đóng vai trị vơ cùng quan trọng. Bởi qua giờ học văn các em được tiếp xúc trực
tiếp với tác phẩm văn chương cảm thụ vẻ đẹp của cuộc sống mn màu phản
ánh trong đó. Một trong những thao tác quan trọng trong giờ học văn là cảm thụ
tác phẩm thông qua bài văn, đoạn văn. Vậy nên làm thế nào để các em cảm thụ
được và trình bày được quan điểm, rung động về tác phẩm là điều mà các nhà sư
phạm luôn quan tâm. Chỉ khi được rèn luyện cách cảm thụ và trình bày thành
thạo thì khi đọc những tác phẩm mới, khơng có sự hướng dẫn của thầy cơ, các
em vẫn có thể tự tìm tịi khám phá để cảm nhận rồi bình giá. Khi làm được như
thế là chúng ta đã đào tạo ra những bạn đọc có trình độ. Khi nền văn học có
nhiều bạn đọc có trình độ thì địi hỏi các tác phẩm phải đạt chất lượng cao vì lẽ
đó mà thúc đẩy nền văn học ngày càng phát triển với những thành tựu mới. Do
đó việc tìm kiếm giải pháp để làm tốt cơng việc này là điều trăn trở của các cấp
lao động ngành giáo dục cũng như của giáo viên đứng lớp hiện nay.
Một trong những lí do tơi chọn đề tài này là do năm nay tôi được nhà trường
tiếp tục phân công dạy bộ môn Ngữ văn lớp 9. Mặc dù kết của chưa được như
mong muốn nhưng đó là thành cơng bước đầu của tơi trong việc tìm tịi, áp dụng
những biện pháp bồi dưỡng kĩ năng viết đoạn cho học sinh. Chính vì vậy tơi đưa
ra vấn để này để các đồng nghiệp cùng tham khảo. Hy vọng rằng những kinh
nghiệm nhỏ của tôi phần nào giúp anh chị em tháo gỡ một số vướng mắc trong
rèn kỹ năng cho học sinh được đồng bộ và hiệu quả.

2 . Mục đích và đối tượng nghiên cứu:
a. Mục đích:
Rèn kĩ năng cho học sinh là một cơng tác khó khăn, phức tạp. Vì vậy tơi
nghiên cứu đề tài này với mục đích tìm ra giải pháp, hình thức rèn kĩ năng đạt
kết quả cao. Đồng thời nâng cao chất lượng, trình độ chuyên môn cho giáo viên.
Làm tốt công tác này sẽ kích thích mạnh mẽ ý thức tự giác, lịng say mê, ý thức
vươn lên trong học tập nói chung và mơn Ngữ văn nói riêng trong học sinh.

b. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh cấp hai và tập trung vào học sinh khối 9.

3. Phương pháp:

2


Rèn kỹ năng viết đoạn văn nghị luận tác phẩm thơ (đoạn trích) cho học sinh lớp 9
Phương pháp chủ yếu là khảo sát, nắm bắt tình hình thực tiễn, đúc rút kinh
nghiệm từ giảng dạy hàng năm để tìm ra giải pháp chung cho việc rèn kỹ năng
viết đoạn.
4.Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
Từ năm 2005 - 2006 qua việc tìm hiểu tơi nhận thấy tính chất của đề thi
tuyển sinh trung học phỏ thông đã thay đổi. Trước đó đề thi thường có phần tự
luận là làm một bài văn nghị luận nhưng nay đề không yêu cầu viết bài luận mà
chỉ yêu cầu viết đoạn luận ngắn khoảng 10 đến 15 câu văn. Trong một đề thường
có khoảng hai đoạn văn ngắn mỗi đoạn khoảng 2,5 đến 3 điểm và chiếm khoảng
hai phần ba số điểm của đề thi.
Sự thay đổi tính chất đề dẫn đến điểm số học sinh thường không được cao
do các em trước đó chưa chú trọng nhiều đến kỹ năng viết mà tập trung nhiều
vào nội dung. Đứng trước thực trạng đó tơi suy nghĩ rất nhiều và bắt tay vào
triển khai kế hoạch từ các năm học trước khi tôi còn dạy ở các khối lớp dưới.
Đến năm nay khi được ban giám hiệu phân công dạy trực tiếp khối 9, tơi có điều
kiện tiếp tục hồn thành kế hoạch rèn kỹ năng đã đề ra và thực hiện dở dang ở
những lớp dưới. Cho đến thời điểm này, tôi có thể nhận thấy kế hoạch của mình
khá thành cơng vì vậy tơi bắt tay vào viết sáng kiến ghi lại những kinh nghiệm
bước đầu gặt hái được.

3



Rèn kỹ năng viết đoạn văn nghị luận tác phẩm thơ (đoạn trích) cho học sinh lớp 9
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I.

Những vấn đề lí luận về rèn kỹ năng viết đoạn cho học
sinh:

Trong những năm gần đây việc dạy học nói chung và dạy học bộ mơn Ngữ
văn trong nhà trường có nhiều đổi mới. Một trong những mục tiêu cơ bản của
mơn Ngữ văn là nói và viết. Mới nghe qua có thể mọi người tưởng chẳng có gì
để bàn bởi nó đã q quen thuộc nhất là với người đi học nó gần gũi như cơm
ăn, nước uống hàng ngày. Nhưng thực tế nói và viết khơng hề đơn giản. Người
nói và viết tốt là người phải có năng lực về mơn văn đặc biệt là phân môn tập
làm văn. Để tạo lập tốt một văn bản nói và viết người học phải có nhiều kỹ năng
từ kỹ năng dùng từ, đặt câu cho đến viết đoạn mà trong đó tiêu biểu nhất là kỹ
năng viết đoạn. Bởi đoạn văn chính là linh hồn của văn bản.
Thoạt nhìn nhiều người nghĩ rằng viết đoạn văn dễ hơn viết bài văn nhưng
thực tế không đúng như vậy. Đoạn văn tuy ngắn nhưng địi hỏi người viết có kỹ
năng nếu không sẽ dẫn đến lan man không đi vào vấn đề hoặc sẽ khơng biết viết
gì và viết như thế nào. Mặt khác vì đoạn văn trong đề thi thường chỉ khoảng 8
đến 15 câu văn nên người chấm sẽ có điều kiện để đọc kĩ và phát hiện ra lỗi dù
nhỏ của học sinh. Song bên cạnh đó vì đoạn văn ngắn nên nếu học sinh có năng
lực cảm thụ, có kỹ năng tốt thì các em có thể đào sâu vấn đề và thể hiện rõ quan
điểm hoặc cảm nhận từ đó dẫn các em đến gần hơn với phê bình văn học, một
trong những mục tiêu hướng tới của việc dạy học văn.

II. Thực trạng dạy – học kỹ năng viết đoạn văn.

1. Về chương trình Ngữ văn THCS do sở ban hành:
Hiện nay, trong 595 tiết dạy học Ngữ văn trong chương trình THCS mới chỉ
có 7 tiết luyện viết đoạn văn ( lớp 6: 01 tiết , lớp 8: 04 tiết , lớp 9: 02 tiết).
Lớp
6
7
8
9

Tiết
20
16
28
100
102
60
109

Tên bài
Lời văn, đoạn văn tự sự
Khơng có tiết dạy viết đoạn
Liên kết các đoạn trong văn bản
Luyện viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
Viết đoạn văn trình bày luận điểm
Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm
Luyện viết đoạn văn tự sự có yếu tố nghị luận
Liên kết câu và liên kết đoạn
4



Rèn kỹ năng viết đoạn văn nghị luận tác phẩm thơ (đoạn trích) cho học sinh lớp 9

Thời lượng dành cho hướng dẫn viết đoạn như vậy là quá ít vả lại các tiết liên
quan đến đoạn văn lại chưa tập trung nhiều để rèn được kĩ năng viết đoạn do
thời gian quá ngắn. Nếu có hướng dẫn được kĩ năng về mặt lí thuyết thì lại
khơng đủ thời gian thực hành mà chỉ khi các em bắt tay vào viết thực sự các em
mới phát hiện ra những vướng mắc không thể giải quyết và lại cần đến vai trò
người thầy chỉ dẫn và tháo gỡ.

2. Hoạt động dạy và học:
Do yêu cầu của môn ngữ văn và đề thi tuyển sinh THPT nên những năm gần
đây việc hướng dẫn viết đoạn cho học sinh được các nhà trường và giáo viên
dạy Ngữ văn chú ý . Giáo viên đã đầu tư nhiều thời gian hơn cho việc hướng dẫn
học sinh viết đoạn. Nhưng cho đến nay hầu hết trong các nhà trường vẫn chưa
có chương trình thống nhất về việc rèn kỹ năng viết đoạn cho học sinh từ lớp 6
đến lớp 9. Và đến lớp 9 việc rèn kỹ năng viết đoạn cho học sinh mới thực sự
được coi trọng. Cũng chính vì lẽ đó trong thời gian chín tháng của năm học các
em học sinh cuối cấp vừa phải học rất nhiều kiến thức về văn bản, về tiếng Việt
lại thêm luyện viết các kiểu đoạn văn khác nhau. Do lượng kiến thức lớn khiến
các em bị quá tải trong việc học và luyện tập dẫn đến kết quả chưa cao.
Một thực tế tôi nhận thấy khả năng viết đoạn của học sinh hiện nay khá hạn
chế. Cũng chính bởi khơng có kĩ năng dẫn đến các em thấy rất khó viết được
đoạn văn và ngại viết đoạn. Tôi và nhiều đồng nghiệp đã được nghe những câu
nói than thở từ chính các em học sinh “ Lại viết đoạn” “ Sao cô không cho kiểu
bài khác đi, viết đoạn khó lắm.” “ Em chán nhất là viết đoạn”.Những câu nói ấy
khiến tơi vơ cùng trăn trở, phải chăng một trong những nguyên nhân khiến các
em khơng cịn thực sự u thích, say mê mơn văn như chúng tôi thời trước là do
các em thiếu kĩ năng tạo lập văn bản, kĩ năng viết đoạn?
Trước thực trạng đó tơi thiết nghĩ rằng nếu khơng có cách thức và phương
pháp giảng dạy hiệu quả thì dần dần số những học sinh khơng cịn ham mê với

việc học văn sẽ tăng lên. Một trong nhiều nguyên nhân mà tôi từng nghe từ
miệng một học sinh học rất giỏi tốn nhưng học mơn văn chỉ ở mức trung bình,
thậm chí hơi yếu, em thấy rằng em cũng có cố gắng nhưng không thấy hiệu quả
rõ dệt dần dần đâm nản chẳng chú tâm vào học nữa. Nếu chúng ta, những nhà
giáo dạy văn, khơng tìm cách cải thiện điều ấy có lẽ xã hội sau này sẽ đón nhận
được những công dân dù rất giỏi các môn khoa học khác nhưng không diễn đạt
được gãy gọn không biết viết những đoạn văn, bài văn có sức thuyết phục lịng

5


Rèn kỹ năng viết đoạn văn nghị luận tác phẩm thơ (đoạn trích) cho học sinh lớp 9
người. Những học sinh như thế dù có giỏi tốn, lí, hóa đến đâu thì cũng chưa
phải là phát triển tồn diện.
Được sự hỗ trợ của các đồng chí giáo viên trong nhóm, được sự đồng tình
nhất trí và giúp đỡ của tổ Xã hội cũng như Ban giám hiệu nhà trường tôi bắt tay
xây dựng một kế hoạch giảng dạy riêng căn cứ vào phân phối chương trình tiết
dạy chính khóa và chương trình tiết dạy thêm ( do nhóm biên soạn) sau đó căn
cứ vào kế hoạch mà cá nhân đề ra tơi tiến hành thực hiện, trong q trình thực
hiện có thể điều chỉnh nếu chưa thấy hợp lí.

III . Một số giải pháp:
1. Xây dựng kế hoạch dạy
KẾ HOẠCH CHUNG CHO CẢ CẤP HỌC
KHỐI

6

7


8

SỐ TIẾT

10

15

15

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

- Cung cấp cho học sinh kiến thức cơ bản về khái niệm
đoạn văn, các kiểu đoạn văn.
- Bước đầu cho các em luyện viết các đoạn văn tự sự, miêu
tả có câu chủ đề.
- Đi sâu hướng dẫn làm rõ đặc điểm, yêu cầu của đoạn văn
nghị luận.
- Giúp học sinh luyện viết đoạn văn nghị luận chứng minh
và giải thích.
- Bước đầu giúp học sinh biết viết câu chủ đề.
- Bước đầu giúp học sinh lập ý trước khi viết đoạn.
- Giúp học sinh luyện viết đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả
biểu cảm.
- Bước đầu hướng dẫn viết đoạn văn nghị luận chứng minh
về tác phẩm văn học.
- Luyện viết đoạn văn nghị luận chứng minh về tác phẩm
văn học..
- Học sinh viết thành thạo các kiểu câu chủ đề khác nhau.
- Về cơ bản biết lập ý trước khi viết đoạn.


6


Rèn kỹ năng viết đoạn văn nghị luận tác phẩm thơ (đoạn trích) cho học sinh lớp 9

9

20

- Giúp học sinh phân biệt đoạn văn nghị luận tác phẩm văn
học, đoạn văn nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí, đoạn
văn nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống.
- Cung cấp những kỹ năng cần thiết khi viết đoạn văn nghị
luận về một đoạn thơ hay một đặc điểm của nhân vật, một
khía cạnh của tác phẩm truyện.
- Viết câu chủ đề thành thạo và hay.
- Học sinh biết lập ý thành thạo trước khi viết đoạn .
- Biết đưa các yêu cầu phụ vào trong đoạn văn theo yêu
cầu đề bài.
- Diễn đạt mạch lạc, liên kết chặt chẽ về nội dung và hình
thức.
- Nắm chắc các lỗi thường gặp khi viết đoạn và cách chữa.
* Ngoài 20 tiết này giáo viên kết hợp hướng dẫn viết
đoạn trong các tiết ôn tập văn bản ở phần luyện tập.
KẾ HOẠCH HƯỚNG DẪN VIẾT ĐOẠN VĂN LỚP 9

( Ví dụ trong 8 tuần đầu năm học)
CHÍNH KHĨA
TUẦN


TIẾT

2

10

3

14,1
5

4

20

6

30

TÊN BÀI

NỘI DUNG RÈN KĨ NĂNG

Luyện tập sử dụng yếu
tố miêu tả trong văn
bản thuyết minh
Viết bài tập làm văn số
1
Luyện tập tóm tắt tác

phẩm tự sự

Ơn tập đoạn văn nói chung
- Hình thức
- Nội dung
Luyện viết đoạn văn thuyết minh

Hướng dẫn học sinh từ các sự việc
tóm tắt thành đoạn văn. Nhận xét
đoạn văn căn cứ vào hình thức và
nội dung
-Dành thời gian để nhận xét và
chữa các đoạn văn cụ thể trong bài
Trả bài tập làm văn số viết của các em ( dùng máy chiếu
1( văn thuyết minh)
vật thể để chữa trực tiếp một đến
hai đoạn trong bài làm của học
sinh)
- Yêu cầu học sinh mắc lỗi về đoạn
7


Rèn kỹ năng viết đoạn văn nghị luận tác phẩm thơ (đoạn trích) cho học sinh lớp 9
văn phải viết lại, ra thời gian cụ thể
và kiểm tra xác xuất.
7

35,3
6


Viết bài tập làm văn số - Ôn kiểu đoạn văn diễn dịch.
2( Văn tự sự )
- Kiểu đoạn văn tự sự.
- Kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm
và nghị luận

2.Hướng dẫn học sinh lớp 9 rèn kĩ năng viết đoạn nghị luận cảm thụ thơ:
a. Trang bị kiến thức kĩ năng viết đoạn nghị luận cảm thụ thơ cho học sinh:
Bước một : Phân tích, tìm u cầu của đề bài.
Để học sinh dễ tìm hiểu đề, tìm ý tơi đưa ra các câu hỏi tìm nội dung, tìm
ý và giới hạn:
Câu hỏi 1: Em hãy tìm phạm vi của đề bài trên?
Câu hỏi 2: Em hãy nêu nội dung của đoạn thơ trên ?
Câu hỏi 3:Dựa vào nội dung vừa tìm hãy cho biết, muốn làm rõ nội dung
trên em sẽ trình bày mấy ý? Đó là những ý nào?
Bước hai:Xây dựng câu chủ đề
a. Kiểu câu chủ đề ở đầu đoạn văn:
Tơi có thể hướng dẫn học sinh viết theo những cách khác nhau:
- Cách 1: Nối phạm vi và nội dung theo trật tự : Phạm vi – nội dung:
- Cách 2: Nối phạm vi và nội dung theo trật tự : Phạm vi ( có vai trò là thành
phần trạng ngữ) – bút danh của tác giả - nội dung:
- Cách 3: Nối phạm vi và nội dung theo trật tự, dùng câu bị động: Nội dung được- bút danh nhà thơ- phạm vi:
b. Kiểu câu chủ đề ở cuối đoạn văn:
• Nếu là đoạn quy nạp :
Thêm vào trước cách 1 và 2 câu chủ đề trên cụm từ có tính chất tổng kết: Có
thể nói, như vậy …
• Nếu là đoạn tổng phân hợp: Câu chủ đề ở cuối đoạn sẽ mang tính chất
nhận xét, đánh giá :
- Đánh giá nội dung:
- Đánh giá về tác giả :

Bước ba:Lập ý cho đoạn văn

8


Rèn kỹ năng viết đoạn văn nghị luận tác phẩm thơ (đoạn trích) cho học sinh lớp 9
Chú ý căn cứ vào yêu cầu về kiểu đoạn văn quy nạp, diễn dịch hay tổng –
phân – hợp mà đặt câu chủ đề ( hoặc luận điểm ) ở vị trí phù hợp trong dàn ý của
đoạn. Tránh trường hợp tất cả các kiểu đoạn đều để câu chủ đề ( hoặc luận điểm)
ở đầu đoạn đến khi bắt tay vào viết học sinh quên mất dẫn đến viết nhầm kiểu
đoạn văn.
Trước hết tôi yêu cầu học sinh gạch chân từ ngữ quan trọng trong đoạn để
khi lập ý học sinh dựa vào để khai thác nội dung, nghệ thuật (Yêu cầu học sinh
phải thuộc thơ và chép được thuộc lòng)
Sau khi gạch chân từ ngữ quan trọng tôi yêu cầu học sinh lập ý để đúng câu
chủ đề vào vị trí cần thiết theo yêu cầu đề bài.
- Trong khi lập ý các em phải căn cứ vào phần phân tích ở vở ghi ( mà các em đã
học sau mỗi bài hoặc các từ ngữ, các biện pháp nghệ thuật mà các em đã gạch
chân)
- Yêu cầu 1 học sinh lập ý ra bảng phụ để sau khi các em tìm ý xong tơi có thể
treo bảng phụ lên chữa ngay phần lập ý cho học sinh( lập ý chi tiết), các học sinh
khác lập ý vào nháp. ( Khoảng bốn tuần đầu năm học giáo viên sẽ lập ý giúp học
sinh, bốn tuần tiếp giáo viên hỏi học sinh, uốn nắn câu trả lời cho chuẩn và ghi
bảng ý kiến xây dựng của các em, từ tuần thứ 9 trở đi Gv yêu cầu học sinh lập,
học sinh nhận xét và chữa. Từ đó giáo viên giúp các em rút ra kinh nghiệm.)
Bước bốn: Viết đoạn: Căn cứ vào phần lập ý để viết, lưu ý các em đưa các yêu
cầu phụ vào đoạn văn và gạch chân( Phép thế, phép lặp, phép nối, thành phần
tình thái, các kiểu câu đã học …)
- Gọi một học sinh bất kì viết trực tiếp vào bảng phụ ( Thơng thường đoạn dễ
viết dành cho học sinh TB và yếu, nên quy định trước với học sinh là một học

sinh có thể viết bảng phụ nhiều lần, có thể viết trong hai tiết học liên tiếp để
tránh cho học sinh có tâm lí viết bảng rồi cơ giáo sẽ gọi bạn khác nên chỉ cần
viết cho có hoặc khơng viết)
- Các học sinh còn lại viết ra nháp ( sau khi giáo viên chữa đoạn của bạn các em
rút kinh nghiệm rồi về nhà viết lại vào vở, thỉnh thoảng GV phải kiểm tra đột
xuất việc viết lại vào vở của học sinh. Sau mỗi tiết viết đoạn, Gv coi việc viết lại
đoạn văn như một bài tập giao về nhà cho học sinh và yêu cầu cán sự bộ môn
kiểm tra, báo cáo vào đầu tiết học sau).
Trong khi học sinh viết đoạn giáo viên có thể đi lại quan sát và giúp đỡ nếu
học sinh cần đến sự hướng dẫn của học sinh
Bước năm: Kiểm tra lại đoạn văn:

9


Rèn kỹ năng viết đoạn văn nghị luận tác phẩm thơ (đoạn trích) cho học sinh lớp 9
- Căn cứ vào yêu cầu của đề để kiểm tra về liên kết nội dung và liên kết hình
thức của đoạn vừa viết.
- Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu ( Yêu cầu chính và yêu cầu phụ) của đề
bài đã đủ và đúng chưa nếu sai cần sửa chữa kịp thời.
Khi đưa ra bài tập viết đoạn cho học sinh mỗi tiết tôi yêu cầu một học sinh
lên viết trực tiếp vào bảng phụ trong khi các học sinh khác bắt đầu viết vào vở.
Khi hết thời gian, tôi đã có ngay một đoạn văn trong bảng phụ treo lên để chữa
mà không mất thời gian gọi học sinh lên chép đoạn văn vừa viết. Việc làm này
ban đầu tương đối khó khăn vì các em cảm thấy e ngại khi nghĩ rằng đoạn văn
của mình sẽ bị các bạn nhận xét dẫn đến mất tự nhiên. Nên ban đầu tôi yêu cầu
đối tượng học sinh giỏi (một đến hai tuần đầu) sau đó dần dần xen kẽ các đối
tượng học sinh khác sao cho đảm bảo em nào cũng được lên viết trực tiếp vào
bảng phụ và được các bạn cùng cô giáo chữa đoạn văn. Trước khi thực hiện, đầu
năm học tôi đã quán triệt tới cả lớp nếu em nào chế giễu, cười cợt bạn và đoạn

văn bạn viết tơi sẽ phê bình và gọi ngay em học sinh đó lên chấm vở và trừ một
phần ba số điểm số của đoạn văn đó vì thái độ thiếu tơn trọng người khác. Chính
vì thế khi các học sinh viết đoạn văn trên bảng các em ở dưới có ý thức tốt và
góp ý theo tinh thần xây dựng.
b.Tổng hợp các lỗi thường gặp của học sinh khi viết đoạn cung cấp cho học
sinh để các em biết và tránh mắc lỗi:
Việc tổng hợp lỗi có ý nghĩa rất quan trọng đối với học sinh và giáo viên
trong quá trình sửa lỗi đoạn văn cho các em. Để tổng hợp các lỗi thường gặp
giáo viên phải đúc rút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy đặc biệt qua việc
chữa đoạn văn của các em trong những năm học trước. Để học sinh nắm được
một số lỗi cơ bản trong viết đoạn, ngay từ đầu năm học, giáo viên nên dành ra
một tiết trong chương trình bổ trợ để lưu ý cho học sinh về các lỗi thường gặp.
Trong q trình giảng dạy, chữa đoạn tơi thấy có những lỗi cơ bản về đoạn
văn như sau:
-Lỗi dùng từ: Nguyên nhân chủ yếu của học sinh khi mắc lỗi dùng từ là do vốn
từ chưa phong phú, một số em thích dùng từ lạ nhưng lại khơng hiểu nghĩa:
Ví dụ : “…Lão Hạc đã chọn lấy một cái chết thật bi tráng. Cái chết ấy là một
mốc son chói lọi trong cuộc đời nhiều nhọc nhằn của lão…”
- Lỗi đặt câu: Các em hay mắc các lỗi sau về câu:
+Nhầm lẫn chủ ngữ và trạng ngữ do các em có thói quen đưa một số từ như
“qua” “ với” “ bằng” khiến cho chủ ngữ biến thành trạng ngữ dẫn đến câu thiếu
chủ ngữ:
10


Rèn kỹ năng viết đoạn văn nghị luận tác phẩm thơ (đoạn trích) cho học sinh lớp 9
Ví dụ: “ Qua bài thơ “ Sang thu” /cho thấy cảm nhận tinh tế của tác giả lúc
giao mùa."
TN
VN

+ Chưa viết hết câu đã đánh dấu chấm câu dẫn đến câu thiếu vị ngữ:
Ví dụ: “ Qua bài thơ “ Sang thu”, Hữu Thỉnh – một người am hiểu về làng
quê.”
- Lan man, xa đề: Các em không đi vào trọng tâm mà thường hay viết theo cảm
hứng:
Ví dụ: “Lão Hạc là một lão nơng nhân hậu. Ơng có một cuộc đời vất vả chịu
nhiều nỗi đau. Lão khơng có ai làm bầu bạn nên yêu thương con Vàng vô cùng.
Con Vàng là một con chó. Chó là một lồi vật đáng u trong mỗi gia đình. Em
cũng u thương con chó nhà em như lão Hạc. Lão ăn gì cũng cho nó ăn. Trong
thực tế có những người khơng bao giờ cho chó ngồi gần mâm cơn. Thật là độc
ác…”
- Lỗi nhầm lẫn hoặc sai kiến thức :
Ví dụ: “Khổ đầu bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận miêu tả cảnh
đồn thuyền trở về trong khơng khí phấn khởi vì thu được nhiều cá...”
- Thiếu câu chủ đề:
Ví dụ:
“Hai câu thơ:
“ Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ con nằm trên lưng”
Nhà thơ đã sử dụng phép ẩn dụ rất thành công. Mặt trời mang đến hơi ấm, ánh
sáng, sự sống cho mn lồi. Mặt trời của tự nhiên nằm trên đồi, mặt trời của
mẹ là em nằm trên lưng đó. Gọi con là mặt trời để bày tỏ lịng u thương khơn
tả: con là lẽ sống, là ánh sáng của đời mẹ. Con nằm trên lưng tỏa ánh sáng và
cuộc đời mẹ vốn nhọc nhằn, cơ cực.”
- Các câu khơng có sự liên kết mạch lạc :
Ví dụ: “(1)Chị Dậu là người phụ nữ có tình thần phản kháng. (2)Chị chạy vạy
khắp nơi lo liệu suất sưu cho anh Dậu nhưng chẳng ai cho vay chị đành bán
con cho nhà Nghị Quế.(3) Khi anh Dậu được khiêng về, người rũ ra như tàu lá.
(4)Chị hết lịng chạy chữa anh mới hồn hồn …”
Câu 2 khơng có sự liên kết với câu 1 và câu 3.

- Cả đoạn đúng nhưng chưa hay và chưa hấp dẫn: Ngun nhân học sinh
khơng có sự sáng tạo nên chưa biết phân tích đưa nhận xét đánh giá nhất là
giảng bình những từ ngữ, hình ảnh hay biện pháp tu từ đặc sắc.
11


Rèn kỹ năng viết đoạn văn nghị luận tác phẩm thơ (đoạn trích) cho học sinh lớp 9
* Với những lỗi này tôi cho các em chép vào vở gạch chân chỗ sai để các em
hiểu rõ về lỗi ấy. Khi các em hiểu lỗi, các em sẽ hạn chế được nhiều lỗi trong
khi viết đoạn.
* Nhờ hiểu lỗi, các em sẽ dễ dàng phát hiện ra lỗi của bạn khi chữa đoạn văn
trên bảng hay chữa đoạn văn trong nhóm ( Đổi bài chữa giúp nhau)
c.Cung cấp kĩ năng đánh số câu và nhận xét theo câu cụ thể:
Khi tôi yêu cầu học sinh đánh số các câu văn đến lúc chữa đoạn các em sẽ dễ
dàng chỉ ra câu số mấy có mắc lỗi. Các lỗi học sinh thường mắc có những lỗi
khơng thể chữa ngay vào đoạn mà phải chưa ra bên ngồi. Nhờ có đánh số mà
các em có thể chữa ra bên ngồi đoạn văn về nhà các em có thể đọc kĩ, rút kinh
nghiệm và viết lại đoạn cho đúng yêu cầu và đoạn văn được sửa đó sẽ là bài học
kinh nghiệm cho các em, sau một thời gian dài đọc lại các em vẫn dễ hiểu .
Đánh số còn giúp các em xác định cụ thể mỗi ý trong đoạn cần viết mấy câu
để khơng mắc lỗi dài dịng thừa số câu mà đề yêu cầu.
d.Một số kế hoạch đề ra trong quá trình luyện viết đoạn
Yêu cầu về số lượng câu văn :
Để đưa ra yêu cầu về số lượng câu cho phù hợp từng đối tượng tôi căn cứ vào
học lực của học sinh:
- Học sinh khá, giỏi :
+Từ tuần 2 đến hết tuần 5 yêu cầu viết đoạn từ 8 đến 10 câu.
+ Từ tuần 6 đến hết tuần 11 yêu cầu viết đoạn từ 10 đến 12 câu.
+ Từ tuần 12 đến hết tuần 15 yêu cầu viết từ 12 đến 15 câu .
+ Từ tuần 16 yêu cầu viết 15 câu.

- Học sinh trung bình:
+ Từ tuần 2 đến hết tuần 5 yêu cầu viết đoạn từ 5 đến 6 câu.
+ Từ tuần 6 đến hết tuần 11 yêu cầu viết đoạn từ 6 đến 8 câu.
+ Từ tuần 12 đến hết tuần 15 yêu cầu viết từ 8 đến 12 câu .
+ Từ tuần 16 yêu cầu viết từ 12 đến 15 câu.
- Học sinh yếu:
+ Từ tuần 2 đến hết tuần 5 yêu cầu viết đoạn từ 3 đến 5 câu.
+ Từ tuần 6 đến hết tuần 11 yêu cầu viết đoạn từ 5 đến 6 câu.
+ Từ tuần 12 đến hết tuần 15 yêu cầu viết từ 6 đến 8 câu .
+ Từ tuần 16 yêu cầu viết từ 8 đến 12 câu.
Kế hoạch luyện về các kiểu đoạn văn
-Từ tuần 2 đến hết tuần 8: Ôn luyện văn thuyết minh, tự sự và kiểu đoạn văn
diễn dịch, song hành.
12


Rèn kỹ năng viết đoạn văn nghị luận tác phẩm thơ (đoạn trích) cho học sinh lớp 9
- Từ tuần 9 đến hết tuần 16: Ôn luyện văn nghị luận và kiểu đoạn văn quy nạp .
- Từ tuần 17 đến hết tuần 24: Ôn luyện văn nghị luận và kiểu đoạn văn tổng
phân hợp.
- Từ tuần 25 đến hết tuần 35: Đan xen ôn, luyện mỗi tuần một kiểu đoạn văn
theo trình tự : diễn dịch – quy nạp – tổng phân hợp.
Kế hoạch phân nhóm học sinh:
Ngay từ đầu năm học, tơi tiến hành tìm hiểu qua kết quả học tập năm học
trước và giáo viên dạy ngữ văn năm trước để tìm hiểu và phân nhóm học sinh.
Trong nhóm đảm bảo có đối tượng học sinh: giỏi, khá, trung bình, yếu hoặc: khá
( mức độ sát giỏi), TB, yếu. Mỗi nhóm từ ba đến bốn học sinh, em học sinh giỏi
nhất trong nhóm là nhóm trưởng.
Trách nhiệm của từng thành viên trong nhóm:
- Học sinh trung bình, yếu sau khi viết đoạn đưa cho học sinh khá, giỏi xem và

chữa giúp ( bằng mực màu tím).
- Học sinh giỏi có trách nhiệm hướng dẫn và chữa bài giúp bạn, chỗ nào băn
khoăn hỏi ý kiến cô giáo. Ngồi ra sau hai tuần em nhóm trưởng phải có trách
nhiệm báo cáo về tình hình và kết quả viết đoạn của thành viên trong nhóm.
Trách nhiệm của giáo viên với nhóm:
+ Mỗi tuần các em học sinh yếu được tơi chấm đoạn văn hoặc chữa ít nhất 01
lần.
+ Trong q trình chấm hoặc chữa tơi phát hiện điểm yếu của em học sinh đó
đồng thời phát hiện em nhóm trưởng chữa bài cho bạn sai chỗ nào để kịp thời
uốn nắn cả học sinh khá, giỏi ( vì khi học sinh chữa sai cho bạn có nghĩa là các
em cũng chưa nắm chắc phần kiến thức đó). Vậy là chỉ cần chữa một đoạn văn
tơi có thể nắm bắt và sửa chữa cho hai đối tượng học sinh.

Ví dụ:Giáo án: Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
TIẾT 125
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ.
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:

1. KT: Biết cách viết bài NL về 1đoạn thơ, bài thơ cho đúng với y/c đã học
ở tiết trước.
2. KN: rèn kĩ năng thực hiện các bước khi làm bài NL về 1 đoạn thơ, bài
thơ; cách tổ chức, triển khai LĐ.

13


Rèn kỹ năng viết đoạn văn nghị luận tác phẩm thơ (đoạn trích) cho học sinh lớp 9
3. Định hướng PT năng lực HS: Giao tiếp Tiếng Việt, hợp tác, giải quyết
vấn đề, tư duy sáng tạo, tự học, cảm thụ thẩm mĩ.
B.CHUẨN BỊ:


1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập (máy
chiếu,bảng phụ)
2. Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn trong SGK và GV.
C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1.Ổn định lớp:
2. Ktra bài cũ:
+ Thế nào là NL về 1 bài thơ,1 đoạn thơ?
+ Nêu các y/c cụ thể về bài NL kiểu này?
3.Bài mới.
*HĐ1:Khởi động.Tiết trước các em đã làm quen kiểu bài NL về 1 đoạn thơ,
bài thơ. Trong tiết học ngày hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu cách viết,
cách tổ chức, triển khai các luận điểm của 1 bài văn nghị luận về 1 đoạn thơ, bài
thơ.
Hoạt đông của giáo viên
*HĐ2.Hướng dẫn HS tìm hiểu
các dạng đề NL về đoạn thơ,bài
thơ.

HĐHS

Nội dung cần đạt
A.Nội dung bài học.
I.Đề bài nghị luận về 1đoạn thơ,
bài.

GV đưa 8 đề lên máy chiếu;
Yêu cầu 1 Hs đọc 8 đề và cho biết
8 đề này được cấu tạo ntn?

Trả lời

*Cách cấu tạo đề:
- Đề không kèm theo những chỉ
định (mệnh lệnh) cụ thể: ví dụ đề
4 và đề 7 buộc người làm bài phải
tự khuôn hẹp, tự xác định tập
trung vào phương diện nào đáng
chú ý nhất của đối tượng.

GV: Thực chất 2 đề này đã có
những chỉ định ngầm là u cầu
nghị luận về “hình tượng người
chiến sĩ lái xe” và “những đặc sắc
trong bài thơ Viếng lăng Bác”.

- Đề có kèm theo những chỉ định
cụ thể. VD các đề còn lại.

Hãy so sánh sự giống nhau và
khác nhau giữa các đề?

* Sự giống và khác nhau giữa
các đề:
+ giống nhau: đều yêu cầu phải
nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ.
14


Rèn kỹ năng viết đoạn văn nghị luận tác phẩm thơ (đoạn trích) cho học sinh lớp 9


*HĐ3.Hướng dẫn HS cách làm
bài NL về 1 đoạn thơ, bài thơ.

Hs đọc đề bài.

Trả lời
Khi tìm hiểu đề ta phải trả lời
những câu hỏi nào?

Trả lời
Để tìm ý cho bài văn này, ta phải
trả lời các câu hỏi nào?

+ khác nhau:
- từ “ phân tích” yêu cầu nghiêng về
phương pháp NL.
- từ “cảm nhận”: yêu cầu NL trên
cơ sơ cảm thụ của người viết.
- từ “suy nghĩ” yêu cầu NL nhấn
mạnh tới nhận định, đánh giá của
người viết.
II. Cách làm bài nghị luận về 1
đoạn thơ, bài thơ.
1. Các bước làm bài nghị luận về
1 đoạn thơ, bài thơ.
* Đề bài: Phân tích tình u q
hương trong bài thơ “Q hương”
của Tế Hanh.
*Bước 1: Tìm hiểu đề.

- Thể loại: NL về 1 đoạn thơ, bài
thơ.
- VĐNL: tình yêu quê hương.
- Phương pháp NL: PT
- Giới hạn dẫn chứng: bài thơ
“Quê hương” tư liệu chính. Có thể
lấy thêm 1 số bài thơ về quê
hương khác.
*Bước2. Tìm ý.

Nỗi nhớ quê hương của tg được PBCN
thể hiện qua những yếu tố nào?
PBCN
Nỗi nhớ ấy được thể hiện qua các
yếu tố nghệ thuật này?

Yêu cầu: 1 HS đọc dàn ý ở SGK

ND: Nỗi nhớ quê hương được thể
hiện qua:
+ Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra
khơi.
+ Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở
về.
+ Tâm trạng của tg.
NT: Cần PT:

15



Rèn kỹ năng viết đoạn văn nghị luận tác phẩm thơ (đoạn trích) cho học sinh lớp 9
tr81
-

+ Cách m/tả
+ Cách chọn lọc h/ả
+ Cách SD ngôn từ
+ Cấu trúc bài thơ
+ Nhịp điệu, tiết tấu…

HS đọc VB

*Bước 3: Lập dàn ý: SGK tr 81.
2. Cách tổ chức, triển khai luận
điểm.

Xác định bố cục cho văn bản này
và nhận xét về cách tổ chức bố PBCN
cục ấy?

16

a. VB mẫu: Quê hương trong tình
thương, nỗi nhớ.
* Bố cục:
+ Phần MB: Đ/v1:Phần này chỉ ra
dòng cảm xúc dạt dào, lai láng
chảy suốt đời thơ TH trong đó bài
Q hương là thành cơng xuất sắc
có ý nghĩa khởi đầu.

+ Phần TB: Tiếp…đến “tâm hồn
thiết tha,thành thực của TH”: Phần
này trình bày cảm nhận cảm xúc
lúc nồng nàn,mạnh mẽ, lúc lắng
sâu tinh tế của TH khi ca ngợi vẻ
đẹp thiên nhiên,c/s lao động của
quê hương, về h/ả, nhịp điệu đặc
sắc của bài thơ.
+ Phần KB: đoạn văn còn lại:
Phần này khẳng định sức hấp dẫn
của bài thơ Quê hương và ý nghĩa
bồi đắp tâm hồn người đọc của bài
thơ.
-> Bố cục mạch lạc chặt chẽ.
*Nhận xét đánh giá của người
viết:
+ Nhà thơ đã viết “Quê hương”= t/cả
ty tha thiết, trong sáng đầy thơ mộng


Rèn kỹ năng viết đoạn văn nghị luận tác phẩm thơ (đoạn trích) cho học sinh lớp 9

Trong phần TB người viết đã
trình bày những nhận xét gì về PBCN
tình yêu quê hương trong bài
“Quê hương” ?

Những suy nghĩ, ý kiến ấy được PBCN
dẫn dắt được khẳng định cách
nào?


Những suy nghĩ,ý kiến ấy được PBCN
LK với phần MB và Kb ra sao?

Vb có sức thuyết phục, sức hấp PBCN
dẫn khơng? vì sao?

17

của mình.
+ Nổi bật lên là những h/ả đẹp
như mơ, đầy sức mạnh khi ra
khơi.
+ Hình ảnh người dân chài giữa
đất trời lộng gió với vị nồng mặn
của biển khơi.
+ Hình ảnh, ngơn từ của bài thơ
giàu sức gợi cảm, thể hiện 1 tâm
hồn phong phú, rung động tinh tế.
+ Một tâm hồn như thế khi nhớ
nhung chắc chẳng thể nhàn nhạt,
bình thường.
+ Nỗi nhớ trong đoạn kết đọng
thành những kỉ niệm ám ảnh, vẫy
gọi.
+ Câu thơ cuối cho ta rõ thêm tâm
hồn tha thiết, thành thực của Tố
Hữu.
-> Những suy nghĩ, ý kiến của
người viết luôn được gắn cùng sự

Pt, bình giảng cụ thể h/ả, ngơn từ,
giọng điệu …của bài thơ.
-> Phần Tb được gắn kết với MB
một cách chặt chẽ, tự nhiên. Đó
chính là sự PT, CM làm s/tỏ nhận
xét bao qúat đã nêu ở phần MB.
Từ các LĐ này đã dẫn đến phần
KB đánh giá sức hấp dẫn, khẳng
định ý nghĩa của bài thơ.
* Nguyên nhân tạo nên tính thuyết
phục và hấp dẫn của Vb:
+ VB ngắn, tập trung trình bày
Nx, đánh giá về những giá trị đặc
sắc nổi bật nhất về ND cảm xúc và
NT của bài thơ. Khi nói về các


Rèn kỹ năng viết đoạn văn nghị luận tác phẩm thơ (đoạn trích) cho học sinh lớp 9

Từ việc phân tích trên em rút ra
bài học gì về cách làm bài nghị Trả lời
luận này?

trạng thái cảm xúc phong phú của
TH, người viết PT, bình giảng
ngay sự đặc sắc của các h/ả, của
nhịp điệu thơ tương ứng.
+ Bố cục của VB mạch lạc, sáng
rõ.
+ Trình bày cảm nghĩ, ý kiến = cả

lòng yêu mến, rung cảm thiết tha
đ/v bài thơ “Quê hương”.
*Ghi nhớ: SGK tr 83

B. Luyện tập. Phân tích khổ đầu
bài thơ “Sang thu”của Hữu Thỉnh.
*Tìm ý:
+ Nội dung cảm xúc của khổ thơ
này là gì?: Cảm nhận ban đầu của
tác giả về cảnh sang thu của trời
đất.
+ Cảm nhận về mùa thu của tác
giả được thông qua các giác quan
nào?
- Khứu giác: hương ổi.
- Xúc giác: gió se
- Thị giác: sương chùng chình qua
ngõ.
-> Hình ảnh mùa thu được kết dệt
bởi sự tổng hoà của các giác quan,
vừa khái qt, vừa cụ thể, vừa có
sức gợi.
+ Hình ảnh, ngôn từ trong khổ thơ
đặc sắc như thế nào?
- Nhân hố: “hương ổi-phả”,
“sương-chùng chình”
- Từ có sức gợi cảm: “gió se”,
“hình như thu đã về”

HĐ 4.Hướng dẫn HS LT.

Y/c HS tìm ý và lập dàn ý cho bài
văn .

-> GV chốt dàn ý khái quát

GV lưu ý HS: Khi làm bài văn NL
về đoạn thơ, bài thơ, cần chú ý: thể
hiện được cảm xúc riêng, nêu NX,
đánh giá thông qua PT, bình giảng
dựa trên TP, bám vào các điểm sáng
NT.

18


Rèn kỹ năng viết đoạn văn nghị luận tác phẩm thơ (đoạn trích) cho học sinh lớp 9
*Lập dàn ý.(Khái quát)
I. Mở bài: Giới thiệu bài thơ nói
chung và khổ thơ nói riêng.
II. Thân bài Phân tích và cảm nhận
về nội dung và nghệ thuật của khổ
thơ.
a. Nhận xét đánh giá thành
cơng của tác giả (có thể so sánh
với 1 số bài viết về mùa thu của
các tác giả khác.
III. Kết bài: Nêu giá trị của khổ
thơ.

Hs lập dàn ý.


• HĐ5. Dặn dò:
+ Lập dàn ý chi tiết cho đề bài trên
+ Viết h/c b/v,
+ Chuẩn bị bài sau: “Mây và sóng” của Ta-go.

Kết quả thực hiện:
Ban đầu khi mới tiến hành thực hiện phương pháp hướng dẫn viết đoạn cho
học sinh, tơi gặp khá nhiều khó khăn bởi nhiều em sợ viết đoạn nay lại bị phân
nhóm và kiểm tra gắt gao. Nhưng khi thực hiện được thời gian khoảng một
tháng, các em bắt đầu nhận thấy sự tiến bộ của bản thân qua việc các em viết dễ
dàng hơn sau khi có dàn ý. Mặt khác các em cịn nhận thấy sự tiến bộ của mình
qua việc sửa bài của bạn trong nhóm và điểm số của cơ giáo. Điểm số của các
em ngày một nâng lên là động lực không nhỏ khiến các em cố gắng. Từ chỗ lập
dàn ý cho đoạn các em tiến đến lập dàn ý cho bài văn nghị luận. Khi các em đã
nắm chắc cách lập dàn ý và viết một kiểu đoạn văn cụ thể thì việc chuyển sang
kiểu đoạn văn khác khơng cịn là vấn đề q khó khăn với học sinh. Đến nay
việc lập ý và viết đoạn, sửa lỗi trong đoạn tôi để cho hầu hết học sinh tự thực
hiện. Nhờ biết nhận lỗi và sửa lỗi cho bạn mà kỹ năng viết của các em cũng cải
thiện rõ rệt do các em tự rút kinh nghiệm cho bản thân. Đầu năm học điểm viết
đoạn văn của các em ( Chấm xác xuất) thường chỉ đạt 50% trên trung bình
nhưng đến cuối năm chất lượng đã chuyển biến rõ rệt đạt tới 85 % .
Sau bốn năm thực hiện triển khai đề tài nghiên cứu, tôi nhận thấy chất lượng
mơn ngữ văn của trường đã có nhiều thay đổi.
1.Bảng thống kê chất lượng môn Ngữ văn
19


Rèn kỹ năng viết đoạn văn nghị luận tác phẩm thơ (đoạn trích) cho học sinh lớp 9


Năm học

Giỏi

Khá

2015-2016
2016-2017

15 %
17 %

73%
76 %

Trung
bình
12 %
7 %

Yếu

Kém

0%
0%

0%
0%


2. Bảng thống kê chất lượng tuyến sinhTHPT môn Ngữ văn:
Năm học
2015-2016
2016-2017

Kết quả
Điểm <5
0%
0%

20

Điểm>= 5
100%
100%


Rèn kỹ năng viết đoạn văn nghị luận tác phẩm thơ (đoạn trích) cho học sinh lớp 9
C.KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1.Kết luận :
Rèn kỹ năng viết đoạn văn nghị luận trong chương trình dạy học văn là vơ
cùng quan trọng. Muốn làm tốt điều đó người giáo viên cần trang bị cho mình
kiến thức và kỹ năng đặc biệt là tinh thần trách nhiệm và lòng yêu nghề. Nhưng
theo tôi để hướng dẫn học sinh viết đoạn văn tốt giáo viên cần:
- Bồi dưỡng cho các em tình yêu với bộ môn thông qua bài giảng hấp dẫn dễ
hiểu của giáo viên.
- Chia nhóm để học sinh giúp đỡ nhau cùng tiến bộ và nhóm trưởng nắm chắc
tình hình học tập báo cáo cho giáo viên.
- Ban đầu giáo viên làm mẫu, sau đó đến giúp đỡ học sinh tự lập dàn ý, viết
đoạn.

- Giáo viên phải tự xây dựng kế hoạch và đề ra mục tiêu phấn đấu cho học sinh
từ thấp đến cao để các em không thấy khó mà nản chí.
- Giáo viên cần đầu tư nhiều thời gian cơng sức chấm chữa cụ thể chính xác và
gợi ý các em hướng sửa lỗi.
- Khi giao bài tập cho học sinh cần đề ra kế hoạch kiểm tra tránh trường hợp cho
bài còn học sinh làm hay không giáo viên không biết.
- Khi giảng các văn bản thơ văn giáo viên nên cho học sinh ghi bảng theo trật tự
hợp lí và khai thác từ nghệ thuật ra nội dung ( nhất là đối với văn bản thơ) để
học sinh dễ lập dàn ý.
- Yêu cầu học sinh thuộc thơ nhưng cần phải gạch chân những từ ngữ quan
trọng, các biện pháp nghệ thuật.
- Yêu cầu học sinh học thuộc phần phân tích trong vở ghi văn ( Đối với văn bản
truyện và thơ)
2. Khuyến nghị:
Các tổ nhóm chun mơn nên xây dựng kế hoạch rèn kĩ năng viết đoạn
thống nhất từ lớp 6 đến lớp 9 để từ đó các đồng chí giáo viên đề ra kế hoạch
hướng dẫn viết đoạn với từng đối tượng học sinh cụ thể và tiến hành thực hiện
từ đầu cấp học, đầu năm học để các em có thể viết tốt các kiểu đoạn văn khác
nhau.
Phòng giáo dục nên tổ chức chuyên đề về dạy viết đoạn để giáo viên có cơ
hội gặp gỡ, trao đổi rút ra kinh nghiệm chung .

21


Rèn kỹ năng viết đoạn văn nghị luận tác phẩm thơ (đoạn trích) cho học sinh lớp 9
Trên đây là những kinh nghiệm tôi đã tiến hành hướng dẫn viết đoạn cho
các em học sinh với đối tượng là khối 9. Rất mong nhận được sự đóng góp của
đồng nghiệp và các cấp.
Hà Nội, ngày 13 tháng 4 năm 2017


22


Rèn kỹ năng viết đoạn văn nghị luận tác phẩm thơ (đoạn trích) cho học sinh lớp 9
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Câu tiếng Việt và nội dung dạy học câu – Nguyễn Thị Thìn - Nhà xuất
bản Quốc gia Hà Nội – 2003.
2. Dàn bài tập làm văn 9 - Lê Anh Xuân (chủ biên) - 2009
3. Bài giảng phần Tiếng Việt và Tập làm văn của giảng viên trường Cao
đẳng sư phạm Hà Nội – (1999- 2002).
4. Sách giáo khoa ngữ văn 6, 7, 8, 9 - Nhà xuất bản giáo dục – 2009.
5.Dàn bài tập làm văn 9 - Lê Anh Xuân ( chủ biên) - Nhà xuất bản Giáo
dục – 2009.
6.Ôn tập kiến thức thi vào lớp 10 Ngữ văn- Nguyễn Thị Thuận- Nhà xuất
bản Dân Trí- 2011.
7.Ơn tập thi vào lớp 10 mơn Ngữ văn – Nguyễn Thị Nương- Nhà xuất bản
Giáo dục Việt Nam – Từ 2007 đến 2011.
8.Học luyện văn bản ngữ văn THCS- Nguyễn Quang Trung ( chủ biên)Nhà xuất bản Đại học sư phạm- 2010.
9.Bồi dưỡng Ngữ văn 9- Đỗ Kim Hảo- Nhà xuất bản giáo dục – 2005.
10.Phân phối chương trình Ngữ văn THCS- sở GD&ĐT
11.Nâng cao Ngữ văn THCS – Tạ Đức Hiền- Nhà xuất bản Hà Nội- 2004.

23



×