Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học,hình thành định hướng phát triển năng lực phân môn tiếng việt ở lớp 8 THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.74 KB, 26 trang )

Chuyên đề Ngữ Văn 8

Năm học 2017 - 2018
MỤC LỤC

ĐỀ MỤC

TRANG

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

3

1.Lí do chọn đề tài

3

a. Cơ sở lí luận

4

b. Cơ sở thực tiễn

5

2.Mục đích của nghiên cứu chuyên đề

6

3. Kết quả đạt được


6

4. Đối tượng,phạm vi và kế hoạch nghiên cứu

6

PHẦN II: NỘI DUNG

7

1.Thực trạng

7

2.Mô tả bản chất của chuyên đề

7

a. Mục đích của nghiên cứu

7

b. Nhiệm vụ của nghiên cứu

8

c. Thời gian ,đối tượng và phạm vi nghiên cứu

8


d. Phương pháp nghiên cứu

8

3. Biện pháp:

9

a. Đối với giáo viên.

9

b. Đối với học sinh.

9

c. Đối với BGH

10

4. Một số phương pháp thường dùng khi dạy phân mơn Tiếng
Việt lớp 8 để hình thành năng lực cho học sinh.

10

4.1.Các năng lực cần hình thành

10

a. Năng lực tự học


10

b. Năng lực giải quyết vấn đề.

10

c. Năng lực sáng tạo.

11

d. Năng lực giao tiếp.

11
1

GV: Nguyễn Khắc Sơn

Trường THCS Yên Phương


Chuyên đề Ngữ Văn 8

Năm học 2017 - 2018

e. Năng lực hợp tác.

11

g. Năng lực ngôn ngữ.


12

4.2.Các năng rút ra qua một số phương pháp thường sử dụng.

12

a.Phương pháp quy nạp.

12

b. Phương pháp thảo luận nhóm

15

5. Giáo án tiết dạy minh họa

17

6. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến thu được do áp dụng
sáng kiến.

24

a. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả :
b. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến tổ chức cá nhân

24

25

PHẦN III. KẾT LUẬN .

25

TÀI LIỆU THAM KHẢO

26

2
GV: Nguyễn Khắc Sơn

Trường THCS Yên Phương


Chuyên đề Ngữ Văn 8

Năm học 2017 - 2018

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC, HÌNH THÀNH
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TRONG PHÂN
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 8 THCS

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chon đề tài
Trong nhiều năm qua việc dạy văn,học văn trong đó có phân môn Tiếng Việt là một
vấn đề đáng quan tâm hiện nay của ngành giáo dục.Với vị trí là một phân mơn trong bộ
mơn Ngữ Văn, thì Tiếng Việt có vai trị quan trọng ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc cảm
thụ các tác phẩm, tạo lập văn bản và đặc biệt để lĩnh hội ở các môn học khác.Phân môn

tiếng Việt có trách nhiệm cung cấp những cơng cụ đắc lực để học sinh đạt những kết
quả khả quan cả trong giao tiếp và trong học tập và trong cuộc sống hàng ngày một
cách tốt nhất.Vì vậy với mục tiêu giáo dục và đào tạo nên những nhân tố con người với
xu hướng “ Phát triển tồn diện,có sức khỏe,có tri thức,đạo đức và tính thẩm mĩ cao,
trung thành với tư tưởng độc lập của dân tộc và CNXH, hình thành nhân cách,phẩm
chất và năng lực của mỗi con người Việt Nam để đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ
tổ quốc” thì vấn đề học và sử dụng thành thạo ngôn ngữ dân tộc, hiểu được cái hay, cái
đẹp của ngôn ngữ dân tộc là một yêu cầu có tính chất bắt buộc. Thực tế thì việc dạy và
học Tiếng Việt như thế nào lại là một vấn đề của các đội ngũ nhà giáo trong giai đoạn
hiện nay. Vì vậy trong chương trình mơn Ngữ Văn Trung học cơ sở (THCS) được xây
dựng theo tinh thần tích hợp khá cao, không chỉ chú trọng nội dung mà cịn phục vụ
tích cực cho việc đổi mới phương pháp dạy học. Vì thế sách giáo khoa của mơn học
này có những thay đổi lớn so với sách giáo khoa trước đây.
Với cấu trúc lại nội dung và phương pháp theo : Đổi mới phương pháp ,hình thành
định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 8 - THCS ở ba phân môn (văn học,
tiếng việt, tập làm văn). Trước mắt danh giới rạch rịi giữa ba phân mơn ấy sẽ khơng
cịn nữa. Theo quan điểm tích hợp triệt để, “Tam vị” phải hướng tới, hoà vào “nhất thể”
tức phải thực sự sát nhập vào một, gắn bó với nhau, dựa vào nhau và làm sáng tỏ cho
nhau.
Hình thành định hướng phát triển năng lực là một vấn đề rất lớn khơng riêng gì đối
với mơn Ngữ Văn. tuy nhiên Tiếng Việt là một bộ phận của môn Ngữ Văn mang tính
ứng dụng. Việc dạy Tiếng Việt gắn với văn bản vừa làm cho học sinh hiểu văn bản một
3
GV: Nguyễn Khắc Sơn

Trường THCS Yên Phương


Chuyên đề Ngữ Văn 8
Năm học 2017 - 2018

cách sâu sắc, khoa học hơn, vừa làm cho bản thân việc dạy Tiếng Việt đỡ khơ khan,
nặng nề, giảm được tính hàn lâm , tránh được nguy cơ sa vào dạy lý thuyết ngơn ngữ
mà tăng cường luyện tập, thực hành.
Tính ưu việt trong việc dạy Tiếng Việt là việc phân tích mẫu và học theo mẫu đóng
vai trị quan trọng. Theo hướng phát triển năng lực của chủ thể, cần ưu tiên sử dụng
phương pháp phân tích mẫu để rút ra các kết luận. Tuy nhiên, dù cho mẫu chọn tốt đến
mấy cũng khơng bao gìơ phản ánh hết thực tiễn phong phú và đa dạng.Vì thế giáo viên
phải bổ sung thêm các phương pháp khác và cần cho học sinh tham gia tối đa vào quá
trình sưu tầm, tập hợp, xử lý thông tin để rút ra kết luận: quy tắc, định nghĩa…, tạo cho
giờ học sơi nổi có hiệu quả.
Cần biết cẩn trọng trong việc sử dụng phép phân tích, định hướng phát triển năng lực
và kĩ năng sống và chỉ cho học sinh biết giới hạn của nó, tránh lối kết luận giản đơn và
khái qt hố cực đoan trong việc sử dụng các phép trên và biết dùng đúng chỗ, đúng
mực mọi phương pháp khác khi cần thiết.
Qua giảng dạy cũng như qua nghiên cứu thực tế ở trường THCS, chúng tôi đã rút ra
một vài giải pháp nhằm đổi mới phương pháp dạy học phân mơn tiếng việt theo chương
trình đổi mới là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới phương pháp dạy và
học, là để giáo viên và học sinh thực hiện phương pháp tích cực hố hoạt động của
người học, trong đó giáo viên đóng vai trị người tổ chức hoạt động của học sinh, mỗi
học sinh đều được hoạt động, đều được bộc lộ và phát triển xây dựng hứng thú và thái
độ nghiêm túc, khoa học trong việc học tập Tiếng Việt; có ý thức và biết cách ứng sử,
giao tiếp trong gia đình, trong nhà trường và ngồi xã hội một cách có văn hố.Vì vậy
chúng tơi mạnh dạn xin được trình bày chuyên đề “Đổi mới phương pháp dạy
học,hình thành định hướng phát triển năng lực phân môn Tiếng Việt ở lớp 8 THCS”
để mong cùng các đồng nghiệp trao đổi, thảo luận nhằm tạo hiệu quả hơn trong cơng
tác dạy học .
a. Cơ sở lí luận
- Trích Nghị quyết Hội nghị lần thứ II Ban chấp hành TW ĐảngCộng sản Việt Nam
(khóa VIII) đã khẳng định: phải đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo theo định
hướng phát triển năng lực, khắc phục lối truyền thụ một chiều rèn luyện thành nếp tư

4
GV: Nguyễn Khắc Sơn

Trường THCS Yên Phương


Chuyên đề Ngữ Văn 8
Năm học 2017 - 2018
duy sáng tạo cho người học; từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương
tiện hiện đại, quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu
cho học sinh.Quan điểm đó cũng đã được thể chế hóa trong Luật giáo đục (năm
2005) .Điều 28.2 Luật GD viết: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy được
năng lực tự giác chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp
học và đối tượng học sinh , môn học bồi dưỡng phương pháp tự học , rèn luyện kỹ
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác động đến sự nhận biết,tự chủ và hợp tác ,
đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh”.
- Chủ trương chỉ đạo của Bộ GD & ĐT về đổi mới phương pháp theo hướng phát
triển năng lực dạy học .
Trong nhà trường, hoạt động dạy và học là trung tâm để thực hiện nhiệm vụ chính trị
được giao, thực hiện sứ mệnh “trồng người ”. Hoạt động dạy học chỉ đạt hiệu quả cao
khi tạo lập được môi trừơng sư phạm lành mạnh, bầu khơng khí thân thiện , phát huy
ngày càng cao vai trị tích cực , chủ động sáng tạo của học sinh. Do đó phải đưa nội
dung chỉ đạo đổi mới “Đổi mới phương pháp dạy học,hình thành định hướng phát
triển năng lực trong phân môn Tiếng Việt lớp 8 THCS ’ nói riêng và đổi mới PPDH
phân mơn Ngữ Văn nói chung thành trọng tâm của cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là
một tấm gương đạo đức , tự học và sáng tạo’’và phong trào thi đua “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực” . Cũng có mối quan hệ đó, bước phát triển của cuộc
vận động và phong trào thi đua này sẽ tạo động lực thúc đẩy quá trình đổi mới PPDH
đạt được mục tiêu cuối cùng là thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện .
b.Cơ sở thực tiễn.

- Từ cơ sở lí luận nêu trên đã phản ánh sự cần thiết của việc dạy học theo định hướng
phát triển phân mơn Tiếng Việt nói chung và Từ Ngữ nói riêng .
- Trong chương trình CCGD 2000, từ ngữ được dạy trong 66 tiết.
Trong chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS môn Ngữ văn, từ ngữ dược dạy 63
tiết phân bố từ lớp 6 đến lớp 9.
->Phần từ ngữ chiếm một tỉ lệ khá cao trong toàn bộ số tiết phân cho chương trình tiếng
Việt .Điều đó đã nói lên vai trị và vị trí của dạy học từ ngữ .

5
GV: Nguyễn Khắc Sơn

Trường THCS Yên Phương


Chuyên đề Ngữ Văn 8
Năm học 2017 - 2018
-Từ ngữ là một đơn vị của hệ thống ngơn ngữ .Vì vậy phải xem xét từ ngữ trong mối
quan hệ với các đơn vị khác của hệ thống (bậc thấp và bậc cao hơn).
2. Mục đích của nghiên cứu
- Mục đích của chuyên đề là “ Đổi mới phương pháp dạy học,hình thành định hướng
phát triển năng lực cho học sinh lớp 8 phân môn Tiếng việt ở THCS” nhằm nâng cao
trong việc dạy học tiếng Việt có hiệu quả hơn, giúp học sinh tiếp thu vững chắc hơn về
kiến thức, thấy yêu hơn “tiếng mẹ đẻ” của dân tộc mình.Từ đó có năng lực thực hành
và sử dụng tiếng việt chuẩn trong văn nói, văn viết.
- Chuyên đề này cũng có thể là một tài liệu nhỏ cho bản thân và các giáo viên khác
cùng tham khảo và đưa ra những ý kiến đóng góp, xây dựng, nhằm phát triển năng lực
phân môn Tiếng Việt ở trừơng THCS.
3.Kết quả cần đạt:
Qua việc nghiên cứu và đúc kết kinh ngiệm để tìm ra phương pháp dạy học tối ưu cho
bài dạy phân môn Tiếng Việt lớp 8

4. Đối tượng ,phạm vi và kế hoạch nghiên cứu;

- Đối tượng: Vận dụng phương pháp :“Đổi mới phương pháp dạy học, hình thành
định hướng phát triển năng lực phân môn Tiếng Việt trong chương trình Ngữ Văn lớp
8”.
- Phạm vi ngiên cứu
+ Các tiết Tiếng Việt trong chương trình Ngữ Văn lớp 8
+ Học sinh lớp 8 Trường THCS Yên Phương
- Kế hoạch nghiên cứu: Năm học 2016 – 2017

6
GV: Nguyễn Khắc Sơn

Trường THCS Yên Phương


Chuyên đề Ngữ Văn 8

Năm học 2017 - 2018
PHẦN II: NỘI DUNG

1.Thực trạng của vấn đề nghiên cứu,tổng kết kinh nghiệm
Trong bối cảnh đất nước Việt Nam ta đang ở thời kỳ đổi mới, đang nỗ lực phấn đấu
vươn lên trở thành nước cơng nghiệp phát triển hồn thành sự nghiệp cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Đưa Việt Nam vững bước vào thế kỷ XXI thế kỷ của nền văn
minh trí tuệ hay nền văn minh cơng nghiệp, văn minh tin học thì việc nâng cao chất
lượng đổi mới phương pháp dạy học theo “Đổi mới phương pháp dạy học, hình thành
định hướng phát triển năng lực .. ” ngày càng được chú ý và quan tâm. Nhiều năm gần
đây, đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực chỉ mang lại kết
quả khi học sinh phát huy vai trị tích cực, chủ động, sáng tạo, biết tự tìm cho mình

phương pháp học tập hữu hiệu, biết tự học, tự đánh giá kết quả, tự hợp tác trong học
tập. Trong môi trường sư phạm thân thiện việc thu thập ý kiến xây dựng của học sinh
để giúp giáo viên đánh giá đúng về mình, tìm ra con đường khắc phục các hạn chế,
thiếu xót, hoàn thiện đổi mới phương pháp dạy học là hết sức cần thiết và là cách làm
mang lại nhiều lợi ích, phát huy mối quan hệ thúc đẩy tương hỗ giữa người dạy và
người học.
Việc đổi mới theo định hướng phát triển năng lực và kĩ năng sống này vẫn chưa sử
dụng triệt để. Vì thế khơng tránh khỏi sự hiểu nhầm và vận dụng phương pháp học này
một cách máy móc thụ động hoặc tồn tại thói quen dạy học theo kiểu truyền thụ kiến
thức một chiều: Giáo viên giảng, học sinh ghi, tái hiện theo mẫu. Giờ dạy Tiếng Việt
vốn ít nhiều mang tính hàn lâm do nhược điểm chung của chương trình và sách giáo
khoa cải cách cộng với việc vận dụng phương pháp mới lúng túng, khó gây hứng thú
với học sinh.
2. Mơ tả bản chất của chuyên đề.
* Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu...
a. Mục đích nghiên cứu
- Mục đích của chuyên đề là “ Đổi mới phương pháp dạy học, hình thành định hướng
phát triển năng lực dạy học phân môn Tiếng Việt 8 THCS” nhằm nâng cao trong việc

7
GV: Nguyễn Khắc Sơn

Trường THCS Yên Phương


Chuyên đề Ngữ Văn 8
Năm học 2017 - 2018
dạy học tiếng việt có hiệu quả hơn, giúp học sinh tiếp thu vững chắc hơn về kiến thức,
thấy yêu hơn “tiếng mẹ đẻ” của dân tộc mình.Từ đó hình thành các năng lực:
- Năng lực tự học.

- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực sáng tạo.
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực hợp tác( Hoạt động nhóm).
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
Để thực hành và sử dụng tiếng Việt chuẩn trong văn nói, văn viết và trong cuộc sống
hàng ngày.
- Chuyên đề này cũng có thể là một tài liệu nhỏ cho bản thân và các giáo viên khác
cùng tham khảo, nhằm phát triển năng lực phân môn Tiếng Việt ở trừơng THCS
b. Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Xây dựng hệ thống lý luận về vấn đề nghiên cứu
+ Đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu
+ Đề xuất giải pháp nghiên cứu
+ Tiến hành thử nghiệm và đối chiếu kết quả.
c. Địa điểm, thời gian, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Địa điểm: Lớp 8A1 Trường THCS Yên Phương- Yên Lạc -Vĩnh Phúc
+ Thời gian: Từ tháng 8 năm 2016
+ Đối tượng khảo sát: Học sinh lớp 8 Trường THCS Trường THCS Yên PhươngYên Lạc -Vĩnh Phúc
+ Phạm vi nghiên cứu qua các tiết dạy về phần Tiếng Việt lớp 8 qua các buổi chuyên
đề bồi dưỡng học sinh .
d. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu chuyên đề này chúng tôi xin đưa ra một số phương pháp:
- Nghiên cứu tài liệu qua các văn bản hiện có của trừơng THCS, mạng Internet.
- Qua các lớp bồi dưỡng hè về đổi mới phương pháp dạy học ở THCS
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giảng dạy của các giáo viên tổ văn ở trường .
- Phương pháp quan sát, trao đổi, khảo sát thực tế.
- Các phương pháp nghiên cứu hỗ trợ khác .
8
GV: Nguyễn Khắc Sơn


Trường THCS Yên Phương


Chuyên đề Ngữ Văn 8
- Áp dụng dạy học theo bài: “Nói quá” NV8 –Tập 1

Năm học 2017 - 2018

3. Biện pháp
a.Đối với giáo viên:
Đổi mới phương pháp dạy học, dạy theo phương pháp mới cùng với việc đổi mới
cách ra đề kiểm tra đánh giá sao cho phù hợp sát với từng đối tượng học sinh, đánh giá
học sinh theo hướng đổi mới, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học .Thực hiện
nghiêm túc đúng qui chế chuyên môn, đảm bảo ngày công, chấm, chữa, trả bài theo
đúng thời gian quy định. Bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao tay nghề qua các lớp bồi
dưỡng trong hè, thường xuyên thăm lớp dự giờ. Dạy học có sử dụng đồ dùng thiết bị và
sử dụng một cách có triệt để, tránh dạy chay.
Sử dụng kết hợp các phương pháp dạy học chú trọng việc dạy học lấy học sinh làm
trung tâm, nhằm phát huy được tính tích cực chủ động hoạt động lĩnh hội tri thức của
học sinh. Khơi dậy trí thơng minh sáng tạo kích thích lịng ham hiểu biết cho học sinh,
học sinh hứng thú yêu học mơn Văn.
Tổ chức hoạt động nhóm, hoạt động ngoại khóa khơi gợi lại nhiều truyền thống của
cha anh.Tổ chức trò chơi dân gian, thi giao lưu văn nghệ hướng tới những làn điệu dân
ca.Từ đó để thu hút học sinh học tập có hiệu quả.
b. Đối với học sinh:
Tích cực chủ động tham gia các hoạt động học tập, rèn luyện kỹ năng sống và đạo
đức, thái độ, động cơ học tập.
Có đủ đồ dùng học tập ,SGK, vở ghi, vở bài tập ,TLTK (Từ điển Tiếng Việt) .Mỗi học
sinh đều có ý thức chuẩn bị bài trước khi đến lớp, với khẩu hiệu “chưa thuộc bài chưa
đi ngủ , chưa đủ bài chưa đến lớp’’, trong lớp chú ý nghe giảng phát biểu ý kiến xây

dựng bài , kết hợp “học đi đơi với hành”.
Tích cực hoạt động nhóm, mạnh dạn trình bày ý kiến quan điểm cá nhân , thảo luận ,
tranh luận, để phát triển kỹ năng nói trước tập thể và đặt câu hỏi cho bản thân tự đánh
giá giải quyết các tình huống.
Ln có tinh thần quyết tâm học hỏi vượt khó, khắc phục khó khăn do
điều kiện hồn cảnh cá nhân để có kết quả học tập cao.

9
GV: Nguyễn Khắc Sơn

Trường THCS Yên Phương


Chuyên đề Ngữ Văn 8
Năm học 2017 - 2018
Tham gia xây dựng các câu lạc bộ yêu thơ, kể chuyện ....., xây dựng đội tự quản , chi
đội mạnh , nhằm tạo điều kiện cho học sinh có thể trao đổi bài học thông qua các hoạt
động trên.
c. Đối với Ban giám hiệu :
- Nắm vững chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông của Đảng, Nhà nước, Nắm vững
mục đích , yêu cầu, nội dung đổi mới thể hiện cụ thể trong các văn bản chỉ đạo của
ngành , trong chương trình SGK ,PPDH, sử dụng phương tiện , thiết bị dạy học hình
thức tổ chức dạy học , kỹ thuật dạy học và đánh giá kết quả giáo dục.
- Nắm vững yêu cầu dạy học bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng trong CTGDPT, đồng
thời tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên, động viên khuyến khích giáo viên tích cực
đổi mới phương pháp dạy học.
- Có biện pháp quản lý, chỉ đạo , tổ chức thực hiện đổi mới PPDH trong nhà trường
một cách hiệu quả. Thường xuyên kiểm tra đánh giá các hoạt động dạy học theo định
hướng dạy học bám sát chuẩn kiến thức , kỹ năng đồng thời với tích cực đổi mới PPDH
- Động viên, khen thưởng kịp thời những giáo viên thực hiện có hiệu quả đồng thời

phê bình nhắc nhở những người chưa tích cực đổi mới PPDH, dạy quá tải do không
bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng.
4. Một số phương pháp thường dùng khi dạy phân môn Tiếng Việt lớp 8 để hình
thành năng lực cho học sinh.
4.1.Các năng lực cần hình thành.
a. Năng lực tự học:
- Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác,chủ động; tự đặt được mục tiêu
học tập để đòi hỏi nỗ lực phấn đấu thực hiện.
- Lập và thực hiện kế hoạch học tập nghiêm túc có nề nếp: Hình thành cách ghi nhớ
của bản thân, phân tích nhiệm vụ học tập để lựa chọn các nguồn tài liệu phù hợp:
SGK,sách tham khảo, Intenet...
- Phát hiện và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân khi thực hiện các nhiệm
vụ học tập thơng qua lời góp ý của giáo viên, bạn bè..,chủ động tìm sự hỗ trợ của người
khác khi gặp khó khăn trong học tập.
b. Năng lực giải quyết vấn đề.
10
GV: Nguyễn Khắc Sơn

Trường THCS Yên Phương


Chuyên đề Ngữ Văn 8
Năm học 2017 - 2018
- Phân tích được tình huống học tập; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề
trong học tập.
- Xác định được và biết tìm hiểu các thơng tin liên quan đến vấn đề; đề xuất được giải
pháp, giải quyết vấn đề.
- Thực hiện giải pháp , giải quyết vấn đề và nhận ra sự phù hợp hay không phù hợp
của giải pháp thực hiện.
c. Năng lực sáng tạo.

- Đặt câu hỏi khác nhau về các sự việc, sự vật , hiện tượng để làm rõ được thông tin
của bài học yêu cầu.
- Hình thành ý tưởng dựa trên các nguồn dữ liệu đã có, đề ra giải pháp cải tiến hoặc
thay thế giải pháp không phù hợp.
- Suy nghĩ và tiến hành thực hiện vấn đề,đề bài đưa ra để vận dụng vào các tình
huống mà bài học đưa ra.
- Hứng thú ,tự do trong suy nghĩ, chủ động nêu ý kiến, khơng q lo lắng về tính
đúng sai của ý kiến đề xuất,phát hiện yếu tố mới, tích cực trong những ý kiến khác.
d. Năng lực giao tiếp.
- Bước đầu các em biết đặt ra mục tiêu giao tiếp và hiểu được vai trò quan trọng của
việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp.
- Phải có thái độ khiêm tốn, luôn lắng nghe trong khi giao tiếp, để nhận ra được bối
cảnh giao tiếp, đặc điểm, thái độ của đối tượng giao tiếp.
- Khi giao tiếp các em cần phải diễn đạt được ý tưởng, tự tin và bộc lộ được cảm xúc
phù hợp với đối tượng trong bối cảnh giao tiếp đó.
e. Năng lực hợp tác.
- Chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao các nhiệm vụ; Xác định được
tính chất của cơng việc để có thể hồn thành tốt cơng việc, bằng cách hợp tác theo
nhóm với quy mơ phù hợp của cơng việc.
- Bản thân phải biết trách nhiệm, vai trò của của mình trong nhóm ứng với cơng việc
cụ thể, phân tích được nhiệm vụ của cả nhóm để nêu được các hoạt động phải thực
hiện, trong đó phải tự đánh giá được hoạt động của mình.

11
GV: Nguyễn Khắc Sơn

Trường THCS Yên Phương


Chuyên đề Ngữ Văn 8

Năm học 2017 - 2018
- Nắm bắt được đặc điểm, khả năng của từng thành viên, cũng như kết quả trong
nhóm để phân cơng , cơng việc cho phù hợp.
- Bản thân các em phải luôn chủ động, gương mẫu hồn tốt cơng được giao
- Biết dựa vào mục đích đã đặt ra để tổng kết hoạt động chung cho cả nhóm và đưa
đánh giá của cá nhân và cả nhóm.
g. Năng lực ngơn ngữ.
- Nghe và hiểu được nội dung chính của từng bài, tiết để phân tích, giải thích, thảo
luận theo đúng ngữ điệu của các bài tập, các ví dụ của bài đưa ra.
- Phát âm, sử dụng ngôn ngữ phải đúng, phù hợp với từng văn cảnh thơng qua tình
huống giao tiếp.
Từ trong mỗi hoàn cảnh và các năng lực chung của phân môn tiếng Việt lớp 8,chúng
ta phải xác định được các năng lực và yêu cầu riêng cho từng tiết dạy, bài dạy.
4.2. Các năng lực rút ra qua một số phương pháp thường sử dụng khi dạy phân
môn Tiếng Việt lớp 8.

* Các phương pháp vận dụng :
Trong quá trình dạy học Tiếng việt có nhiều phương pháp được áp dụng mỗi phương
pháp đều có ưu điểm và hạn chế của nó .Vì thế khi giảng dạy cần áp dụng sáng tạo
phương pháp thích hợp với mỗi kiểu bài, mỗi phần cụ thể. Có như vậy học sinh mới
nắm vững kiến thức và phát huy năng lực cũng như khả năng tự bộc lộ mình trong học
tập. Sau đây tôi xin đưa ra một số phương pháp thường được áp dụng trong kiểu: Bài
dạy kiến thức mới.
a. Phương pháp quy nạp
Đây là phương pháp dạy học nhằm phát huy khả năng tư duy tổng hợp của học sinh.
Từ việc phân tích mẫu diễn ra theo trình tự các câu hỏi hoặc lệnh trong SGK, học sinh
có cơ sở rút ra những kết luận cơ bản nhất trong phần nghi nhớ và vận dụng vào phần
thực hành.
* Các bước thực hiện của phương pháp:
* Bước 1: Phân tích mẫu.

Việc tổ chức hoạt động phân tích mẫu được diễn ra theo trình tự càc câu hỏi hoặc lệnh
trong SGK. Học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên vạch ra những hiện tượng ngôn
12
GV: Nguyễn Khắc Sơn

Trường THCS Yên Phương


Chuyên đề Ngữ Văn 8
Năm học 2017 - 2018
ngữ nhất định và từ các ngữ liệu đã cho quy tắc hiện tượng đó vào một phạm trù nhất
định và chỉ rõ đặc trưng của chúng .
Tác dụng của hoạt động này là kích thích sự sáng tạo, sự chủ động của học sinh trong
q trình tìm hiểu ngơn ngữ, giúp học sinh hiểu sâu sắc và nhớ kỹ bài học hơn, đồng
thời nó có tác dụng rèn luyện tư duy cho học sinh nhằm thực hiện nhiệm vụ rèn luyện
ngôn ngữ gắn với rèn luyện tư duy .
Đổi mới phương pháp dạy học phân môn Tiếng việt lớp 8 ở THCS .
Phân mơn Tiếng việt : Bài “Nói q” được dạy trong chương trình Ngữ văn 8–tập 1.
Trước khi dạy bài “Nói quá” học sinh đã được học các tiết (Trợ từ, thán từ, Tình thái
từ ). Học sinh nắm được khái niệm và phân biệt Trợ từ, thán từ, Tình thái từ. Qua đó
HS hình dung ra được các kĩ năng, năng lực của từng bài học:
* VD: Tiết 23: Trợ từ, thán từ.
- Năng lực giải quyết vấn đề: Để phát triển năng lực này giáo viên có thể gợi ý và
phân tích tình huống sự vật, sự viêc , từ đó các em sẽ hiểu ý nghĩa , hàm ý của câu nói
trên là để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đối với sự vật, sự viêc.
VD: + Nó ăn hai bát cơm.
+ Nó ăn những hai bát bát cơm.
+ Nó ăn có hai bát cơm.
=> Từ “những” ngoài việc diễn đạt khách quan, nhấn mạnh, cịn mang ý nghĩa ăn q
mức bình thường. Từ “ có” ăn khơng đạt mức bình thường.

- Năng lực tư duy sáng tạo: Sau khi tìm hiểu song phần( I) giáo viên có thể hướng dẫn
học sinh tự nhận thức được kiến thức ở phần (II) với câu hỏi khác nhau và cảm xúc
khác nhau.
- Năng lực hợp tác: Qua phần luyện tập giáo viên cho các em thấy được trong cuộc
sống con người phải biết nương tựa vào nhau, giúp đỡ nhau cùng nhau phát triển. Nêu
thiếu năng lực hợp tác, không biết cùng nhau làm việc, cùng hướng đến mục đích, nếu
so bì, ỉ lại tị nạnh nhau thì sẽ thất bại. Đồn kết thì sống, chia rẽ thì chết đó là bài học
về sự hợp tác.

13
GV: Nguyễn Khắc Sơn

Trường THCS Yên Phương


Chuyên đề Ngữ Văn 8
* VD: Tiết 27: Tình thái từ

Năm học 2017 - 2018

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ : Từ các bài tập trong ( SGK Tr 80- 81) giáo viên hướng
dẫn học sinh sử dụng ngữ trong giao tiếp phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp của xã hội
theo từng mức độ quan hệ, cao- thấp, tình cảm...Sau đó giáo viên nhận xét cách trình
bày của học sinh.
- Năng lực giao tiếp: Để có thể hình thành nặng lực này khi dạy mục ( I,II) giáo viên
có đưa ra các câu hỏi; Tại sao phải sử dụng các từ ngữ đó trong các tình huống, hồn
cảnh khác nhau? Từ đó học sinh sẽ hình thành câu trả lời : Vì khi nói và viết cần sử
đúng sắc thái biểu cảm và phù hợp với hoàn cảnh giao giao tiếp.
Vậy khi giao tiếp chúng ta cần chú ý điều gì? Học sinh sẽ rút ra bài học cho bản thân.
Đó là khi giao tiếp cần phải lắng nghe, chia sẻ, bày tỏ quan điểm của mình, khi nói lựa

chọn ngơn từ cho phù hợp hồn cảnh giao tiếp.
* VD: Tiết 37: Nói quá.
- Năng lực giải quyết vấn đề: Việc thực hiện đầu tiên là phân tích ngữ liệu được in
đậm trong ví dụ 1 SGK-Tr 101. GV hướng dẫn HS giải thích được nghĩa của mỗi từ
“ chưa nằm đã sáng, chưa cười đã tối, thánh thót như mưa ruộng cày” trong các
câu.Từ đó HS sẽ phát hiện được mức độ, quy mơ, tính chất của sự vật, hiện tượng của
các cụm từ trên có liên quan gì với nhau?
- Năng lực tư duy sáng tạo: Từ kiến thức bài tập giáo viên hướng dẫn học sinh để
phân tích , giải thích từ đó các em lấy được ví dụ thực tiễn trong đời sống hàng ngày.
GV tổ chức mẫu diễn ra theo trình tự các câu hỏi được nêu trong SGK. Sau khi HS
phân tích mẫu xong , GV giúp các em sử dụng từ nói q cho phù hợp với hồn cảnh
nói, viết và giao tiếp hàng ngày trong cuộc sống. Từ đó các em rút ra được ý nghĩa và
tác dụng của việc sử dụng từ ngữ.
-Tuy nhiên khi dạy phần này, người GV cũng cần lựa chọn mẫu thực sự có hiệu quả.
Căn cứ vào quá trình giảng dạy các bài cụ thể không phải nội dung kiến thức nào của
phân môn Tiếng Việt cũng có sẵn tư liệu ở văn bản văn học một cách phong phú, ví dụ
như bài “Nói q”. Chính vì vậy GV phải tìm thêm các tư liệu ngơn ngữ khác chính xác
ngồi văn bản văn học để học sinh phân tích và rèn luyện.

14
GV: Nguyễn Khắc Sơn

Trường THCS Yên Phương


Chuyên đề Ngữ Văn 8
* Bước 2: Kết luận.

Năm học 2017 - 2018


- Đây là bước giúp học sinh rút ra kết luận cơ bản nhất trong phần ghi nhớ sau khi đã
phân tích mẫu.
- Cũng có khi giáo viên không cần chờ học sinh trả lời xong tất cả các câu hỏi hoặc
thực hiên xong tất cả các lệnh mới rút ra kết luận, mà có thể hướng dẫn các em rút ra
kết luận sau mỗi lần trả lời một câu hỏi hoặc thực hiện một lệnh nhất định.
* Bước 3: Thực hành:
- Đây là bước nhằm giúp học sinh vận dụng những kiến thức mới vừa tìm được vào
thực hành làm bài tập.
- Xong trong bước này ta có thể vận dụng nhiều hoạt động khác nhau để làm bài tập,
VD như khi gặp bài phân tích mẫu và thực hành có u cầu thống kê, giải thích, điền
các ngữ liệu cụ thể thì ta có thể chọn hình thức làm việc độc lập. Cịn khi gặp những
câu hỏi có tính khái qt, tổng hợp thì nên tổ chức theo nhóm học sinh.
b. Phương pháp thảo luận nhóm:
- Căn cứ vào đặc trưng của phân môn tiếng việt với 2/3 thời lượng dành cho hoạt
động thực hành làm bài tập, nên hoạt động nhóm đã được rất nhiều giáo viên đưa vào
vận dụng giảng dạy.
- Làm việc theo nhóm học sinh có điều kiện phát triển kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp
xã hội, kỹ năng nhận thức môn học, mạnh dạn chủ động giải quyết vấn đề do được sự
hỗ trợ trong các thành viên trong nhóm và sự khuyến khích cho giáo viên.
Hoạt động nhóm thì giáo viên có cơ hội phát hiện vốn sống đặc điểm tâm lý khả năng
tiếp nhận kiến thức của từng học sinh, qua đó mà hỗ trợ cho từng em theo cách riêng
phù hợp.
* VD: Tiết 23: Trợ từ, thán từ.
* VD: Tiets 27: Tình thái từ.
* VD: Tiết 37: Nói quá.
* Năng lực hợp tác:( Hoạt động nhóm)
- Nhóm được chia theo số lượng:
+ Nhóm nhỏ: 2-4 HS : phù hợp với những câu hỏi ngắn ở cấp độ thấp không cần
nhiều thời gian suy nghĩ.
15

GV: Nguyễn Khắc Sơn

Trường THCS Yên Phương


Chuyên đề Ngữ Văn 8
Năm học 2017 - 2018
+ Nhóm lớn: 4- 8 HS : dành cho câu hỏi phức tạp ở cấp độ cao, đòi hỏi nhiều thời
gian trao đổi.
- Nhóm chia theo tính chất: gồm nhiều nhóm nhỏ:
+ Nhóm ngẫu nhiên.
+ Nhóm kinh nghiệm.
+ Nhóm gần nhau.
Mỗi một nhóm đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, xong căn cứ vào đặc trưng của
bộ môn với những bài tập chỉ địi hỏi câu trả lời ngắn, ta có thể lựa chọn việc áp dụng
những nhóm trên cho phù hợp.
* Tổ chức dạy học theo nhóm:
Bứơc 1: Thành lập nhóm .
Bước 2: Hoạt động nhóm (giao cơng việc cho nhóm thảo luận và rút ra kết quả
cần đạt).
Bước 3: Thơng báo kết quả .
Bước 4: Kết luận vấn đề.
Nhìn chung với dạy học theo nhóm, giáo viên trở thành người hướng dẫn và tạo
sự tương hỗ giữa học sinh với nhau, học sinh tự giác tiến hành các hoạt động chiếm
lĩnh tri thức, ở hoạt động nhóm, phương thức học tập hợp tác và phương pháp tự học
đều phát huy tốt. Mối quan hệ giữa các thành viên và tập thể nhóm, lớp trở nên gần gũi
hồn thiện hơn.
Ngồi ra cịn có một số phương pháp nữa để sử dụng trong tiết học tiếng việt .Tuy
nhiên còn phải phụ thuộc vào từng lớp, từng đối tượng học sinh để cho giờ học có các
chiều quan hệ: Thầy-Trị; Trị -Thầy; Trị-Trị, khắc phục tình trạng suốt giờ học chỉ có

thầy hỏi - trò trả lời đơn điệu và thiếu dân chủ. Đổi mới phương pháp dạy học phân
môn tiếng việt, khơng loại trừ giảng bài của giáo viên, có những lúc giáo viên cần phải
giải thích cách làm cho học sinh hoặc tổng kết, phân tích các ý trong bài, liên hệ với
bài học với nhau, và liên hệ bài học với thực tế để nâng học sinh lên tầm nhận thức
mới.
Để giờ học ít nhiều có hiệu quả cả thầy - trò đều phải chuyển bị chu đáo từ tâm thế
đến ý thức học tập.
16
GV: Nguyễn Khắc Sơn

Trường THCS Yên Phương


Chuyên đề Ngữ Văn 8
Năm học 2017 - 2018
* ÁP DỤNG NHỮNG PHƯƠNG PHÁP TRÊN VÀO BÀI DẠY CỤTHỂ:
5. Giáo án tiết dạy minh họa
TIẾT 37
NÓI QUÁ
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp học sinh:
1.Kiến thức
- Hiểu được khái niệm nói quá và sắp xếp trật tự từ trong câu
- Nhận biết và bước đầu phân tích được giá trị của biện pháp nói quá và sắp xếp trật
tự từ trong văn bản.
2. Kỹ năng
- Biết cách sử dụng biện pháp nói q trong những tình huống nói và viết cụ thể.
3.Giáo dục
- Giáo dục học sinh ý thức nói và viết đúng đối tượng giao tiếp.
4. Định hướng triển năng lực:

- Năng lực sáng tạo,
- Năng lực ngôn ngữ,
- Năng lực tự học,
- Năng lực hợp tác,
- Năng lực giải quyết vấn đề…
II/ CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
Tham khảo tài liệu, thiết kế bài dạy.
Ghi ví dụ ra bảng phụ.
2. Học sinh:
Đọc trước ví dụ, trả lời các câu hỏi vào vở soạn.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
Tìm trợ từ, thán từ, tình thái từ trong những câu sau:
a. Trời ơi ,tớ nóng quá! -> Thán từ
b.Nó đưa cho tơi những 10.000đồng ->Trợ từ
c. Anh ấy có thể vá trời lấp bể à? ->Tình thái từ
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Để tăng sức biểu cảm trong lời ăn tiếng nói hằng ngày, nhân dân ta đã sử dụng rất
nhiều biện pháp tu từ cả về từ vựng cũng như ngữ nghĩa. Để gây ấn tượng mạnh, người
ta đã dùng cách phóng đại mức độ, quy mơ, tính chất của các sự vật hiện tượng được
miêu tả. Vậy cụ thể biện pháp này có tác dụng gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.

17
GV: Nguyễn Khắc Sơn

Trường THCS Yên Phương



Chuyên đề Ngữ Văn 8

Năm học 2017 - 2018

Hoạt động của GV và HS

Hoạt động 1:
* GV trình chiếu các ví dụ trong SGK
- Gọi HS đọc.

Kiến thức cần đạt

Định
hướng
phát triển
năng lực

I/ Nói q và tác dụng của
nói q
1. Ví dụ: (SGK)
Năng lực
ngơn ngữ
2. Nhận xét.

? Nói: “Đêm tháng năm chưa nằm đã
sáng, ngày tháng mười chưa cười đã
tối”có quá với sự thật không?
Năng lực
? Vậy nghĩa thực của mấy câu này là -Nói quá sự thật, nghĩa thực : sáng tạo

gì?
tháng năm ngày dài đêm ngắn,
tháng mười ngày ngắn đêm
? Nêu tác dụng của câu tục ngữ?
dài.
-Tác dụng: nhấn mạnh tính
chất đặc biệt của hiện tượng
thời tiết ngắn.
? Nêu tác dụng của câu ca dao?
Cày đồng đang buổi ban trưa,
Mồ hơi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay mn
phần.

- Nói quá sự thật, nghĩa thực :
mồ hôi của người nông dân rơi
nhiều như mưa.
-Tác dụng: nhấn mạnh sự vất
vả, cực nhọc của người nơng
dân .

GV chiếu hình ảnh bảng:
? So sánh hai cách nói: nói q và nói
bình thường,cách nào hay hơn? Vì
sao?
(Cách nói của ca dao,tục ngữ hay hơn
vì gây ấn tượng mạnh cho người đọc,
người nghe, có giá trị biểu cảm cao)
? Nói q cịn có tên gọi khác là gì?

GV: Nói khốc có được khơng?
VD
? Đọc câu chuyện: “Quả bí khổng
lồ”?
? Trong lời kể của anh A và anh B có
điều gì ko bình thường?
- Anh B kể trơng thấy quả bí to
bằng cái nhà
- Anh A kể trông thấy cái nồi to bằng
18
GV: Nguyễn Khắc Sơn

Trường THCS Yên Phương


Chuyên đề Ngữ Văn 8

Năm học 2017 - 2018

cái đình.
? Lời kể của anh A, anh B có sử dụng
phép nói q ko ? Vì sao?
->Khơng , nói khốc.
? GV chiếu hình ảnh: So sánh sự
giống và khác nhau giữa nói q và
nói khốc ?
*Giống nhau: cùng nói q sự thật,
cùng phóng đại sự việc, hiện tượng.
* Khác nhau:
- Nói quá là phóng đại sự việc lên

nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng
giá trị biểu cảm, tạo độ tin cậy cao
cho người đọc (người nghe).
→ Tác động tích cực.
-Nói khốc nhằm làm cho người nghe
tin vào điều khơng có thực, tạo ra sự
khôi hài hoặc chê bai làm cho người
đọc (người nghe) bật cười chế nhạo.
→ Tác động tiêu cực.
? Nhưng có phải trong thực tế, lúc nào
nói khốc cũng là xấu khơng ? Cho
ví dụ?
3.KL. Ghi nhớ: (SGK)
? Qua tìm hiểu các ví dụ trên, em hiểu
nói q là gì ? Tác dụng của nói q ?
-> HS trả lời. GV chốt lại.
? Gọi HS đọc ghi nhớ ?

Năng lực
tự học

* Bài tập nhanh:
Hãy chỉ ra phép tu từ nói q và giải
thích ý nghĩa của chúng trong các câu
sau:
a. Dùng trong thơ văn châm biếm:

Năng lực
sáng tạo


- Tóc rễ tre chải lược bồ cào
Trong mình ghẻ lở hắc lào tứ tung
Trên đầu chấy rận như sung…
Lỗ mũi mười tám gánh lông
Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời
cho.
-> Sự lơi thơi, lười biếng, khơng biết
chăm sóc bản thân của nhân vật.

- Năng lực
giải quyết
19

GV: Nguyễn Khắc Sơn

Trường THCS Yên Phương


Chuyên đề Ngữ Văn 8

Năm học 2017 - 2018

b. Dùng trong thơ văn trữ tình: ngợi
ca.

vấn đề.

- Bác ơi! Tim Bác mênh mơng
thế
!

Ơm cả non sơng mọi kiếp
người.
-> Tình u rộng lớn ,bao la của Bác.
- Nhân vật Đan – Kơ: Xé toang lồng
ngực của mình, rứt trái tim ra châm
lửa đốt. Trái tim đã bốc cháy rừng
rực, làm ngọn đuốc để soi sáng cho
bộ lạc vượt qua đầm lầy và cảnh
rừng đen tối, đưa họ tới thảo nguyên
tràn đầy ánh sáng.
-> Tinh thần dũng cảm, tiên phong,
không sợ hiểm nguy của Đan–kơ
trước bộ lạc của mình.
- Cai lệ vẫn giọng hằm hè:
- Nếu khơng có tiền nộp sưu cho ông
bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi,
chửi mắng thôi à?
-> Sự hống hách,cậy quyền, cậy chức
của tên Cai lệ đối với gia đình chị
Dậu.
c. Tục ngữ, thành ngữ:
- Tấc đất tấc vàng
->Quý đất như vàng
- Đẹp như tiên
-> Có vẻ đẹp hồn mỹ
e. Dùng trong đời sống hàng ngày.
- Nó là loại vắt cổ chày ra nước.
-> tính keo kiệt, bủn xỉn
- Chị ấy là người ruột để ngồi da.
-> người khơng giữ ý, khơng kín đáo.

- Tóc tai cậu ấy tốt như rừng
- >sự lơi thơi, lười biếng, khơng biết
chăm sóc bản thân của nhân vật.
20
GV: Nguyễn Khắc Sơn

Trường THCS Yên Phương


Chuyên đề Ngữ Văn 8

Năm học 2017 - 2018

? Qua bài này,em có nhận xét gì về
phạm vi sử dụng của nói quá?
( Rất rộng)
GV: Nói quá thường sử dụng kèm
theo các biện pháp tu từ : so sánh,
nhân hoá, ẩn dụ , hốn dụ…Lưu ý cho
thầy , nói q khơng sử dụng trong
các VB khoa học, hành chính
Hoạt động 3:
II. Luyện tập
GV cùng HS làm
? Gọi HS đọc bài tập1. Nêu yêu cầu Bài tập 1: Tìm biện pháp nói
của bài?
q và giải thích ý nghĩa của
- Gọi HS trả lời.
chúng trong các ví dụ sau?
- GV chữa từng câu, NX,kết luận

a. Sỏi đá cũng thành cơm
-> Thành quả lao động gian
khổ, vất vả, nhọc nhằn->
Niềm tin vào bàn tay lao động.
b. Đi lên đến tận trời
-> Muốn nói cịn rất khỏe, có
thể làm bất cứ việc gì.
c. Thét ra lửa
-> Cụ bá là kẻ có uy quyền,
hống hách, quát nạt mọi người
?GV đọc bài tập 2? Nêu yêu cầu của .
bài?
Bài tập 2: Điền các thành
GV gọi HS lên bảng. Nhận xét bài ngữ sau đây vào chỗ
làm của bạn?
trống
/…./ để tạo biện
GV NX,kết luận
pháp tu từ nói quá:
a, Ở nơi chó ăn đá, gà ăn sỏi
thế này, cỏ khơng mọc nổi nữa
là trồng rau, trồngcà
b, Nhìn thấy tội ác của giặc, ai
ai cũng bầm gan tím ruột
c, Cơ Nam tính tình xởi lởi,
ruột để ngồi da
d, Lời khen của cơ giáo làm
cho nó Nở từng khúc ruột
e, Bọn giặc hoảng hồn vắt
chân lên cổ mà chạy.


- Năng lực
giải quyết
vấn đề.

- Năng lực
giải quyết
vấn đề.

- Năng lực
?Đọc bài tập3? Nêu yêu cầu của bài?
Bài tập 3:đặt câu với các giải quyết
? GV giải nghiã của các thành ngữ, thành ngữ dùng biện pháp nói vấn đề.
21
GV: Nguyễn Khắc Sơn

Trường THCS Yên Phương


Chuyên đề Ngữ Văn 8

Năm học 2017 - 2018

hướng dẫn hs làm. Làm mẫu 1câu

quá sau đây: nghiêng nước
nghiêng thành, rời non lấp
? Gọi 2em lên bảng làm? Nhận xét bài biển,lấp biển vá trời, mình
làm của bạn?
đồng da sắt, nghĩ nát óc.

GV NX,kết luận

?Đọc bài tập4? Nêu yêu cầu của bài?

a.Thuý Kiều là một cô gái đẹp
nghiêng nước nghiêng thành.
b. Sự đoàn kết của nhân dân
đã tạo nên sức mạnh dời non
lấp biển.
c. Việc ấy như lấp biển vá trời
chứ đâu phải dễ.
d. Những chiến sĩ mình đồng
da sắt đã trở về sau cuộc chiến
vĩ đại của dân tộc.
e. Mình nghĩ nát óc mà vẫn
khơng giải được bài tốn này.

THẢO LUẬN NHĨM: 4NHĨM:
1phút
Bài tập 4: Tìm năm thành ngữ
?Tìm năm thành ngữ so sánh có dùng so sánh có dùng biện pháp nói
biện pháp nói quá?
quá.
- Năng lực
hợp tác
Mỗi nhóm cử đại diện 1em viết vào tờ - Trơn như mỡ
giấy tô ki, treo lên bảng
- Nhanh như cắt
?Gv gọi hs nhận xét?
- Lừ đừ như ông từ vào đền

- GV nhận xét, kết luận.
- Đủng đỉnh như chĩnh trơi
sơng
- Lúng túng như gà mắc tóc…
?Đọc bài tập5? Nêu yêu cầu của bài?
- GV hướng dẫn cách làm.
Bài tập 5: Viết một đoạn văn
- HS tự làm dưới sự hướng dẫn của ngắn có sử dụng biện pháp nói
GV.
quá?
- Gọi HS trình bày.
Năng lực
- GV nhận xét.
Trời đã về chiều, bầu trời trở sáng tạo
lên u ám, báo hiệu một cơn
mưa to đã đến. Mọi người
nhanh chóng xu dọn vào để
tránh cơn mưa kia. Tôi vội
vàng đi xu quần áo, mẹ tơi
chạy ra ngồi sân xu mấy lia
cá mới phơi vào. Em trai tơi
thì cũng nhanh nhảu đứng cổ
vũ anh trai. Mọi việc vừa xong
thì cơn mưa to cũng trút
22
GV: Nguyễn Khắc Sơn

Trường THCS Yên Phương



Chuyên đề Ngữ Văn 8

Năm học 2017 - 2018
xuống. Mưa to đổ xuống ầm
ầm như có cả biển nước từ
trên trời hắt xuống. Mọi người
đều hết sức lo lắng cho bố tôi.
Bố tôi đang trên đường đi làm
về. Mẹ tôi nhấc điện thoại gọi
điện cho bố nhưng đầu kia mãi
không có ai nhấc máy. Mẹ
như ngồi trên đống lửa, cứ đi
đi lại lại trong nhà. Tôi đến an
ủi mẹ tôi, mẹ đừng lo chắc
mưa to quá bố không nghe
thấy điện thoại đâu. Nói thế
thơi, tơi cũng lo lắng khơng
kém mẹ, cơn mưa vẫn chưa có
dấu hiệu giảm sút, những tia
sét vẫn cắt ngang bầu trời,
không chịu buông tha một ai.
Đang cuộn trong dịng suy
nghĩ , tơi đã thấy ai về trước
cửa, lịng tơi bỗng vui như có
hội, tơi chạy ra đón bố, đỡ cặp
cho bố. Thật may mắn, bố tơi
đã khơng bị cơn mưa ki quật
ngã. Gia đình tơi là như thế
đấy, mọi người đều hết sức
yêu thương nhau, không bao

giờ có thể bỏ mặc nhau được.

4. Củng cố: GV củng cố bằng trị chơi ơ chữ
5. HDVN:
- Học bài theo quá trình tìm hiểu
- Học thuộc ghi nhớ, làm thêm BT6.
- Chuẩn bị tiết sau: Ơn tập truyện kí Việt Nam.
+ Lập bảng thống kê theo các mục sau: STT- Tên VB- tác giả - năm tác phẩm ra đờithể loại – nội dung chủ yếu - đặc sắc nghệ thuật.
+ So sánh sự khác nhau giữa các VB trong các bài 2, 3, 4.
***********************************************

23
GV: Nguyễn Khắc Sơn

Trường THCS Yên Phương


Chuyên đề Ngữ Văn 8
Năm học 2017 - 2018
=> Trên đây là một vài ví dụ áp dụng cho việc đổi mới phương pháp dạy học phân
môn Tiếng Việt ở THCS. Qua các bài học trên ta thấy, mặc dù mỗi dạng bài tập sử dụng
phương pháp khác nhau, nhưng cuối cùng đều quy về phương pháp quy nạp. Chính vì
vậy, người GV phải nắm vững phương pháp giúp học sinh có thể định hướng được cách
làm bài tập giúp học sinh có tư duy sáng tạo và sự linh hoạt khi làm bài Tiếng Việt. Khi
đã làm được như vậy thì việc làm bài tập TV đã trở thành niềm say mê, thích thú của
học sinh.
6. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến thu được do áp dụng chuyên đề.
a. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến thu được do áp dụng chuyên đề theo ý
kiến của tác giả :
- Với những kinh nghiệm vừa trình bày ở trên, bản thân tơi nhận thấy: Khi dạy đổi

mới phương pháp dạy học phân môn TV ở THCS học sinh tiếp nhận kiến thức một
cách thoải mái, chủ động, rõ ràng. Học sinh phân biệt và nhận dạng được các bài tập
liên quan và từ đó có làm dược được hầu hết các bài tập phần này, xóa đi cảm giác khó
và phức tạp, bài học trở nên sơi nổi, thoải mái, tránh khơ khan. Qua đó, rèn luyện cho
học sinh trí thơng minh, sáng tạo, các phẩm chất trí tuệ khác và học sinh cũng thấy
được các dạng bài tập này thật phong phú, điều đó giúp cho học sinh hứng thú hơn khi
học bộ môn tiếng việt.
- Kết quả học tập: Với bài học giáo viên đưa ra, học sinh học được một cách độc lập
và tự giác, được thống kê theo bảng sau:
Trước khi áp dụng chuyên đề.
Số HS giải được theo các mức độ
Năm học
2016 - 2017

Số HS

Giỏi

41

Khá

TB

Yếu

SL

%


SL

%

SL

%

SL

%

5

12,1

12

29,3 18

44

6

14,6

Sau khi áp dụng chuyên đề:
Số HS giải được theo các mức độ
Năm học
2017 - 2018


Số
Giỏi
HS
SL

%

SL

%

SL

%

41

21,9

18

44

11

26,8 3

9


Khá

TB

Yếu
SL

%
7,2

24
GV: Nguyễn Khắc Sơn

Trường THCS Yên Phương


Chuyên đề Ngữ Văn 8

Năm học 2017 - 2018

b. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến thu được do áp dụng chuyên đề theo ý
kiến tổ chức cá nhân
Việc đổi mới phương pháp dạy học phân môn TV ở lớp 8 là một nội dung quan trọng
bởi kiến thức này có liên quan chặt chẽ ,tích hợp được với phân mơn văn - Tập làm
văn, đặc biệt nó còn là tiền đề, là cơ sở cho các em học sau này lên lớp 9.Từ đó học
sinh cũng có vốn kiến thức để có ứng dụng rất nhiều đối với các em khi viết văn bản
hoặc trong giao tiếp hàng ngày.
Để học sinh nắm vững và hứng thú học tập, chúng ta cần liên hệ những kiến thức đã
biết để xây dựng kiến thức mới, chọn lọc hệ thống bài tập theo mức độ tăng dần từ dễ
đến khó. Khi học phải cho học sinh nhận dạng sau đó mới bắt tay vào làm. Cần rèn

luyện kỹ năng làm bài cho học sinh một cách thành thạo.
PHẦN III: KẾT LUẬN
Trên đây là một số ý kiến nhỏ của chúng tơi trong việc: “Đổi mới phương pháp dạy
học, hình thành định hướng phát triển năng lực và kĩ năng sống cho học sinh phân môn
Tiếng việt 8 ở THCS”, trong q trình thực hiện các phương pháp trên có sự tham gia
đóng góp cùng xây dựng của nhiều giáo viên trong tổ KHXH trường chúng tơi, giúp tơi
hồn thành chun đề này.
Trong q trình thực hiện khơng thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Chúng tôi rất
mong được đồng nghiệp và bạn bè cùng tham gia góp ý để bản thân tôi và các đồng
nghiệp vận dụng tốt hơn ở các bài sau.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Yên Phương,ngày 15 thang 10 năm 2017
DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU

NGƯỜI VIẾT CHUYÊN ĐỀ

Nguyễn Khắc Sơn

25
GV: Nguyễn Khắc Sơn

Trường THCS Yên Phương


×