Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Danh gia thuc trang Lich Su

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.23 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>BÁO CÁO THAM LUẬN VỀ DẠY VÀ HỌC MÔN LỊCH SỬ 1/ Thực trạng : Lịch sử là một một môn học đặc thù, kiến thức lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ chính vì thế nhiệm vụ của dạy học lịch sử là khôi phục lại bức tranh quá khứ để từ đó rút ra bài học từ quá khứ, vận dụng nó vào trong cuộc sống hiện tại và tương lai. Trong việc khôi phục lại bức tranh quá khứ một cách sinh động, phương tiện trực quan là một yếu tố hết sức cần thiết. Tuy nhiên, các đồ dùng truyền thống hiện nay khó đáp ứng được nhu cầu đổi mới PPDH . Nói một cách khác là chiếc áo cũ của những ĐDDH truyền thống không thể mặc vào cho sức vóc đang ngày một lớn lên của PP dạy học mới . Học sinh ngày nay tiếp cận quá nhanh với những lượng thông tin đa chiều ( Cho dù môi trường và địa bàn của trường tôi xa thị tứ ) nên cái cách giáo viên cầm giáo án vi tính lên lớp với những thủ thuật cũ như : phát vấn , phân tích , tường thuật ...và ghi bảng đã không còn gây hứng thú cho các em .Hơn nữa ,với cách đánh giá cho điểm như hiện tại – Lại bỏ thi tuyển 10 mà chỉ xét tuyển – thì bộ môn lịch sử nói riêng và những bộ môn khác ( Quen gọi là môn phụ ) học sinh không còn hứng thú học tập . Điều này ảnh hưởng đến cả chất lượng truyền thụ kiến thức của giáo viên ,và đương nhiên chất lượng bộ môn cũng chỉ là thực hiện cho xong việc . Với những lý do trên , qua thời gian thực tế giảng dạy ,tôi đã mạnh dạn đúc kết một số kinh nghiệm trong việc ứng dụng CNTT – nói một cách khác là ứng dụng truyền thông đa phương tiện trong dạy học lịch sử nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn , đáp ứng vấn đề đổi mới PPDH . Theo các nhà lí luận dạy học, phương pháp dạy học là cách thức, là con đường đi tới nhận thức sự vật hiện tượng khách quan hay là sự tập hợp các phương tiện để đạt đến mục đích đề ra. Cũng có các ý kiến cho rằng “phương pháp dạy học là tổ hợp các cách thức phối hợp hoạt động thống nhất của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của giáo viên nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học”. Như vậy, khi bàn đến phương pháp dạy học, tuy có nhiều cách hiểu khác nhau song tất cả đều hướng đến tính mục tiêu của quá trình dạy học và vai trò của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học. Bên cạnh đó, một yếu tố không thể thiếu đảm nhiệm vai trò trung gian của quá trình dạy học đó chính là phương tiện dạy học.Xét trên phương diện mục tiêu, chúng ta có thể thấy quá trình dạy học cũng chính là quá trình truyền thông. Bởi vì truyền thông là sự chuyển tải thông tin từ một hoặc một nhóm đối tượng này đến một hoặc một nhóm đối tượng khác nhằm cung cấp kiến thức, thay đổi nhận thức và cải biến hành vi của con người. Điểm khác biệt ở dạy học và các loại hình truyền thông khác là ở chỗ: dạy học là quá trình truyền thông nhiều chiều trong đó học sinh là đối tượng trung tâm, là chủ thể và giáo viên đóng vai trò chủ đạo để quá trình truyền thông đạt hiệu quả.Ở phạm vi hẹp, quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông là một quá trình dạy học mang tính đặc thù. Dạy học lịch sử là quá trình giúp học sinh tìm hiểu những gì đã diễn ra ở quá khứ, và mục tiêu của bộ môn lịch sử chính là việc giúp học sinh biết quá khứ, hiểu quá khứ đồng thời rút ra những bài học từ quá khứ để vận dụng vào trong cuộc.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> sống hiện tại và tương lai. Hay nói cách khác đó cũng chính là quá trình giúp học sinh nắm kiến thức và hình thành kĩ năng, kĩ xảo và vận dụng kiến thức, kĩ năng đó vào giải quyết những vấn đề của cuộc sống. Vấn đề khó khăn nhất của bộ môn lịch sử là việc tái hiện những sự kiện, những hiện tượng và nhân vật lịch sử. Để biết, hiểu và vận dụng lịch sử yêu cầu các em phải tái hiện lịch sử một cách chính xác, sinh động, tránh hiện tượng hiện đại hoá lịch sử. Nhưng làm được điều này cũng không đơn giản, hiện nay giáo viên chủ yếu chỉ dựa vào thủ pháp trình bày miệng, tường thuật, tích cực hơn là có sự kết hợp với một số phương tiện tối thiểu như tranh ảnh, bản đồ (với số lượng không nhiều). Chính vì những lẽ đó cho nên hiệu quả của các tiết dạy vẫn chưa cao thậm chí học sinh cảm thấy không có hứng thú khi tìm hiểu bộ môn lịch sử. Vậy để quá trình dạy học lịch sử đạt hiệu quả chúng ta cần có những hướng đi mới, những thủ pháp mới để kích thích khả năng nhận thức và hứng thú cho học sinh . Như chúng ta đã nói ở trên, lịch sử là một môn học đặc thù. Kiến thức lịch sử là kiến thức về quá khứ. Có những sự kiện đã diễn ra cách ngày nay hàng trăm, hàng ngàn năm thậm chí lâu hơn. Yêu cầu bộ môn đòi hỏi, khi nhận thức học sinh phải tái hiện những sự kiện, hiện tượng đó một cách sống động như đang diễn ra trước mắt mình. Bên cạnh đó, khả năng tư duy của học sinh THCS còn hạn chế nên việc sử dụng phương tiện trực quan để giúp học sinh tái hiện là một nguyên tắc trong dạy học lịch sử. Trong lúc đó, các phương tiện trực quan phục vụ dạy học lịch sử hiện nay còn nhiều hạn chế. Phương tiện vừa thiếu lại vừa không phù hợp. Thử lấy ví dụ về hệ thống bản đồ, chúng ta có thể khẳng định một điều rằng hệ thống bản đồ và tranh ảnh lịch sử trong danh mục đồ dùng do Bộ giáo dục phát hành là không đủ cho các bài dạy. Bên cạnh đó kênh chữ và các kí hiệu quá nhỏ không thể sử dụng được, thậm chí có một số bản đồ còn mâu thuẫn với kiến thức ở sách giáo khoa (Lược đồ cuộc khởi nghĩa Yên Thế ở lớp 8). Các tranh ảnh ở sách giáo khoa màu sắc còn đơn điệu và thiếu đồng bộ, chưa kể đến phim tài liệu thì hầu như không có. So với yêu cầu đặt ra của bộ môn và định hướng đổi mới phương pháp trong giai đoạn hiện nay thì có thể nói rằng : những phương tiện dạy học không đáp ứng được yêu cầu và không thể tạo nên hứng thú học tập cho học sinh. Trước những khó khăn thực tế, việc dạy học theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin là một giải pháp tích cực, là hướng đi kịp thời để giải quyết những khó khăn nêu trên. Tuy vậy việc sử dụng công nghệ thông tin và các phương tiện dạy học hiện đại trong dạy học lịch sử hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn: -Thứ nhất, trình độ tin học của giáo viên (đặc biệt là người lớn tuổi) còn gặp nhiều hạn chế.Thứ hai, chi phí cho việc mua sắm thiết bị còn quá cao.- Thứ ba, hiện nay vẫn chưa có một mô hình thống nhất cho việc bài giảng điện tử nên việc ứng dụng còn mang tính chất tuỳ tiện, hiệu quả mang lại không cao.Mặc dù còn nhiều khó khăn, cản trở song không phải là không có hướng giải quyết. Thực tế dạy học ở trường THCS cho thấy việc phổ biến kiến thức tin học cho giáo viên là vấn đề có thể giải quyết được. Những giáo viên trẻ đã biết ứng dụng công nghệ thông tin sẽ là những hạt nhân để tạo ra mô hình thí điểm. Sau khi xây dựng mô hình thí điểm là quá trình đào tạo và hướng dẫn các kĩ năng ứng dụng cho những giáo viên khác. Kết quả, sau một năm thí điểm trường tôi đã có một đội ngũ biết ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn bài giảng điện tử. Còn việc mua sắm trang thiết bị cũng không khó, chúng ta thử làm.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> một bài toán về kinh tế để so sánh giữa việc phải bỏ kinh phí mua sắm các phương tiện dạy học hiện đại (máy tính, projector) với việc mua sắm hàng chục triệu đồng những thiết bị dạy học khác (tranh ảnh, bản đồ, bảng phụ …) thì sẽ thấy tính kinh tế và hiệu quả của nó. Trong lúc đó một hệ thống phương tiện dạy học hiện đại có thể sử dụng cho tất cả các môn và thời lượng sử dụng lên đến hàng chục ngàn giờ cùng với giá thiết bị đang giảm dần thì vấn đề kinh tế chắc chắn sẽ không còn lo ngại. Tuy nhiên với một trường ở vùng xa thị tứ như THCS thì việc mua sắm mới các thiết bị cũng còn là một bài toán chưa có đáp số trọn vẹn . Đối với bộ môn lịch sử, ngoài việc hướng dẫn giáo viên cách soạn giáo án và cách khai thác tư liệu trên mạng internet chúng tôi còn phổ biến cách sử dụng các phần mềm đa phương tiện để chỉnh lí tư liệu. - Thứ hai là quá trình soạn giảng của GV từ giáo án word một cách thuần túy lâu nay và bây giờ phải chuyển sang thực hiện nhiều công đoạn khác nhau có tính kỹ thuật ,mỹ thuật để có một giáo án điện tử cũng gặp không ít khó khăn . Giữa nội dung ghi bảng của hai loại giáo án cũng phải sắp xếp cho thật hợp lý , đương nhiên là phải bám chuẩn . Nhưng một bên là đối chiếu giữa hoạt động của Thầy và trò , một bên là phải sắp xếp khoa học và cô động từng kênh hình , kênh tư liệu , kênh chữ .... Đòi hỏi giáo viên phải có một trình độ nhất định về kiến thức tin học và cả sự già dặn trong kiến thức bộ môn . -Thứ ba là quá trình rèn kỹ năng cho học sinh . Nếu như dạy giáo án ghi bảng thuần túy thì việc rèn kỹ năng cho học sinh đơn giản hơn nhiều . Ví dụ như rèn kỹ năng tường thuật qua lược đồ trong một tiết dạy thì ở giáo án ghi bảng các em sẽ dễ dàng tiếp cận hơn vì lược đồ còn treo trên bảng . Giáo viên chỉ cầm tay hướng dẫn các em . Còn ở giáo án sử dụng CNTT thì giáo viên phải sử dụng hiệu ứng để tường thuật ,sau đó phải sử dụng một slide khác đề rèn kỹ năng .Điều này đòi hỏi giáo viên phải có thao tác chuẩn xác và kết hợp các nghiệp vụ sư phạm bộ môn một cách linh hoạt . Đã có giáo viên tham gia hội giảng khi sử dụng bài giảng điện tử đã lúng túng trong việc rèn kỹ năng tường thuật qua lược đồ cho học sinh ( BGK hội giảng đã rút kinh nghiệm sau hội giảng ) .Hoặc đã có tiết quá lạm dụng các dấu hiệu chỉ các mũi tiến công và rút lui của cuộc khởi nghĩa ,của một trận đánh nên khi rèn kỹ năng cho các em ,học sinh đã đứng ngẩn ngơ trước một rừng mũi tên đan chéo nhau . Trong quá trình thực hiện, việc đánh giá và đưa ra mô hình ứng dụng và nguyên tắc khai thác tư liệu để đạt hiệu quả là vấn đề quan trọng nhất. Chính vì vậy, các giáo viên lịch sử trong nhóm chuyên môn của trường tôi sau khi tham khảo ý kiến của nhiều kênh thông tin khác nhau đã thống nhất và đưa ra quy trình soạn giảng và sử dụng thủ pháp truyền thông đa phương tiện . 2. Giải pháp và đề xuất : a. Giải pháp : - Cần tự học hỏi thêm nhiều , tự nâng cao năng lực sư phạm . Phát huy ý thức tự học tự rèn và nâng cao kỹ năng sử dụng CNTT trong từng bài giảng..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Tiếp tục sữa chữa , hoàn chỉnh các bài đã soạn ở năm học đã qua để bài giảng ở năm học sau thoát ra khỏi lối mòn . Cập nhật mọi thông tin liên quan để có thể bỏ hoặc thêm vào cho phù hợp với nội dung bài học . -Tích cực cập nhật và xử lý những vướng mắc về quá trình vận dụng CNTT khi sử dụng .Vì có thể mỗi năm qua đi thì các phần mềm tiện ích sẽ lỗi thời , cái mới ra đời có nhiều tiện ích hơn . b. Đề xuất - Để tạo ra cú huých cho giáo viên sử dụng CNTT thì nên chăng cấp trên có thể cân bằng giữa việc tổ chức những chuyên đề theo hướng cụm , liên huyện . - Tăng cường cơ sở vật chất , nhất là phòng bộ môn trong đó đầu tư nhiều cho việc trang bị các thiết bị thuộc về CNTT.. - Bộ phận CNTT của phòng có thể thông báo kịp thời tới các trường về những phần mềm ứng dụng mới , các trang mạng có giá trị về kho tư liệu , hình ảnh , các tài liệu về chuyên môn bộ môn . - Thiết lập trang web của trường và thường xuyên có giáo viên kiêm nhiệm để trang web hoạt động liên tục nhằm trao đổi đa chiều giữa các đơn vị . Mỗi bộ môn nên hàng tháng đều có những giáo án hay của riêng ngành giáo dục huyện nhà được đưa lên cho giáo viên tham khảo . - Trong các hội giảng nên chăng có bộ phận xem xét giáo án dứơi góc độ thiết kế hoặc vận dụng CNTT để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho cả hội giảng .. Vạn lương ngày 13 tháng 7 năm 2012 Người Viết. Trần Quang Huy.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> PHÒNG GD&ĐT VẠN NINH TRƯỜNG THCS ĐỐNG ĐA Số:. /BC-………………... V/v : Viết báo cáo về dạy và học môn Lịch sử. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Vạn Ninh, ngày 10 tháng 7 năm 2012. Mẫu. Kính gửi : Bộ phận THCS- Phòng GD&ĐT Vạn Ninh. Thực hiện công văn số 4701/BGDĐT-GDTrH ngày 27/6/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức Hội thảo Quốc gia về dạy và học Lịch sử ở trường phổ thông Việt Nam; Công văn số 430/SGDĐT-TrH ngày 06/7/2012 về việc viết báo cáo tham luận về dạy và học môn Lịch sử; công văn số 399 /PGD&ĐT-THCS về việc viết báo cáo về dạy và học môn Lịch sử, nay đơn vị báo cáo nội dung sau: - Số lượng giáo viên hiện có của đơn vị( Đúng chuyên môn đào tạo): - Thời gian giảng dạy: +Tập sự:……….………………….người + 1-5 năm:…….………………….người + >5-10 năm:….………………….người + >10- 15 năm:..……01…………….người + >15 – 20 năm:.………………….người +>20 năm:………..…02…………….người - Xếp loại tay nghề năm học 2011-2012: Tốt:………03….người; Khá:……….người ; Đạt yêu cầu:……….người ; Chưa đạt yêu cầu:……………….người - Số lượng giáo viên thiếu theo đúng bộ môn: STT Nội dung báo cáo Ý kiến đề xuất 1 Đánh giá chương trình, sách giáo +Đề xuất xây dựng chương trình: khoa hiện hành …Cần bám theo tính dân tộc - Chương trình: ……………………………………… ………………………………………… Tốt ………………………………………… ………………………………………… Khá ………………………………………… ………………………………………… X Đạt yêu cầu ………………………………………… ………………………………………… Chưa đạt yêu cầu ………………………………………… Những nội dung chương trình cần ………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(6)</span> điều chỉnh: +………………………………. +………………………………. …… - Sách giáo khoa: + Hình thức: Tốt Khá Đạt yêu cầu. X. Chưa đạt yêu cầu + Nội dung: Tốt Khá Đạt yêu cầu. X. Chưa đạt yêu cầu + Cấu trúc của các lớp,các chương trong một khối: + Nội dung: Tốt Khá Đạt yêu cầu. X. Chưa đạt yêu cầu Những nội dung sách giáo khoa cần điều chỉnh: +………………………………. +……………………………….. 2. - Đánh giá thực trạng giảng dạy, học tập môn Lịch sử hiện nay ở. ………………………………………… ………………………………………… ………………………………………… ………………………………………… ………………………………………… ………………………………………… ………………………………………… ………………………………………… ………………………………………… ………………………………………… ………………………………………… ………………………………………… ………………………………………… ………………………………………… +Biên soạn sách giáo khoa, tài liệu dạy học môn Lịch sử ở trường phổ thông theo hướng phát huy năng lực của người học phục vụ việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015: ……Nâng cao tính thực hành trong lịch sử …………………………………… ………………………………………… ………………………………………… ………………………………………… ………………………………………… ………………………………………… ………………………………………… ………………………………………… ………………………………………… ………………………………………… ………………………………………… ………………………………………… ………………………………………… ………………………………………… ………………………………………… +Những giải pháp đổi mới phương pháp dạy học:.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> đơn vị: ……Bám sát theo chỉ đạo chung ……………………………… …………………………………… …………………………………… …………………………………… …………………………………… …………………………………… …………………………………… …………………………………… …………………………………… …………………………………… …………………………………… …………………………………… ……………………………………. 3. - Đánh giá công tác đào tạo giáo viên Lịch sử tại đơn vị: …Đủ chuẩn …………………………… ………………………………… …………………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… - Công tác bồi dưỡng giáo viên Lịch sử tại các trường đơn vị: ……Theo đúng quy định ……………………………… ………………………………… …………………………………… …………………………………… …………………………………… …………………………………… …………………………………… …………………………………… …………………………………… …………………………………… ……………………………………. …Tạo nên tính tương tác trong dạy và học bộ môn ……………………………………… ………………………………………… ………………………………………… ………………………………………… ………………………………………… ………………………………………… ………………………………………… ………………………………………… ………………………………………… ………………………………………… ………………………………………… ………………………………………… ………………………………………… ………………………………………… + Những giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên Lịch sử tại các trường, khoa sư phạm. ………………………………………… ………………………………………… ………………………………………… ………………………………………… ………………………………………… ………………………………………… ………………………………………… ………………………………………… ………………………………………… ………………………………………… ………………………………………… ………………………………………… ………………………………………… ………………………………………… ………………………………………… ………………………………………… ………………………………………… ………………………………………… ………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Trên đây là những báo cáo thực tế của đơn vị và những ý kiến đề xuất thiết thực đối với thực trạng hiện nay của đơn vị./. Vạn lương , ngày 13 tháng 7 năm 2012 Hiệu Trưởng ( Ký tên và đóng dấu).

<span class='text_page_counter'>(9)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×