Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

giao an tu chon ngu van 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.22 KB, 58 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn : 5/9/2012 Tiết 1 : RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:. 1. Kiến thức : - Nắm vững khái niệm về đoạn văn, các cách trình bày đoạn văn, liên kết câu trong đoạn văn. 2. Kĩ năng : - RLKN viết đúng hình thức đoạn văn, liên kết chặt chẽ cả về mặt nội dung và hình thức. B. CHUẨN BỊ:. 1. GV : + Đọc, nghiên cứu kĩ bài soạn + Chuẩn bị một số đoạn văn mẫu. 2.HS : + Xem lại các kiến thức đã học về đoạn văn trong chương trình ngữ văn 8 C.HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP. * ổn định tổ chức. * Bài mới :. HĐ của GV -HS I. Kiến thức cần nhớ : 1. Khái niệm đoạn văn : ? Thế nào là đoạn văn ? - HS nhắc lại k/n. ? Dấu hiệu hình thức của một đoạn văn ? - Chữ cái đầu đoạn viết lùi vào một ô, cuối đoạn sử dụng dấu chấm qua hàng. II. Các cách trình bày nội dung trong một đoạn văn : 1. Đoạn diễn dịch : - GV giới thiệu cho Hs biết một số cách trình bày nội dung trong đoạn văn thường gặp. Cho đoạn văn : Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Nói thế có nghĩa là nói rằng : tiếng Việt là một thứ tiếng hài hoà về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển. Kiến thức cần đạt. - Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bao gồm nhiều câu tạo thành, các câu có sự liên kết chặt chẽ về mặt hình thức và nội dung, thường biểu đạt một ý hoàn chỉnh..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng : Tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thoả mãn cho yêu cầu của đời sống văn hoá nước nhà qua các thời kì lịch sử. ? Đoạn văn diễn đạt ý gì ? ? ý chính của đoạn văn được thể hiện ở câu văn nào ? Vị trí câu văn mang ý chính ? Em hiểu thế nào là câu chủ đề ? ? Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa các câu trong đoạn văn trên ? - GV khái quát.. - Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay => Câu chủ đề. - Câu chủ đề là câu mang ý chính, ý khái quát của đoạn văn. - Quan hệ chính phụ : Câu chủ đề đứng ở vị trí đầu đoạn, các câu còn lại triển khai ý câu chủ đề => Đoạn văn diễn dịch - Đoạn văn diễn dịch : là đoạn văn trong đó câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát đứng đầu đoạn, các câu còn lại triển khai ý câu chủ đề.. 2. Đoạn qui nạp : Sách là nơi tích luỹ tri thức của nhân loại. Sách mở ra trước mắt ta một thế giới diệu kì cùng bao điều mới lạ. Sách giúp ta vươn tới Chân - Thiện – Mĩ trong cuộc đời, bồi dưỡng cho ta những tư tưởng, tình cảm tốt đẹpgóp phần hoàn thiện nhân cách của mỗi con người. Như vậy, sách là người bạn quí không thể thiếu đối với mỗi - Câu chủ đề đứng cuối đoạn văn => đoạn chúng ta. qui nạp . - Đoạn văn qui nạp : là đoạn văn được trình bày đi từ các ý chi tiết, cụ thể nhằm hướng tới ý khái quát nằm ở cuối đoạn. D HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ : - Nắm vững kiến thức về đoạn văn - Cách trình bày đoạn văn diễn dịch và qui nạp.. Ngày soạn : 9/9/2012 Tiết 2 : RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN ( Tiếp).

<span class='text_page_counter'>(3)</span> A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:. 1. Kiến thức : - Nắm vững cách trình bày đoạn văn song hành, đoạn văn Tổng – Phân - Hợp. 2. Kĩ năng : - RLKN viết đúng hình thức đoạn văn, liên kết chặt chẽ cả về mặt nội dung và hình thức. B. CHUẨN BỊ:. 1. GV : + Đọc, nghiên cứu kĩ bài soạn + Chuẩn bị một số đoạn văn mẫu. 2.HS : + Tham khảo một số đoạn văn đã học trong chương trình ngữ văn 8. C.HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP. * ổn định tổ chức. * Bài mới :. HĐ của GV -HS II. Các cách trình bày nội dung trong một đoạn văn : 3. Đoạn song hành : - Cho ví dụ : Trăng lên. Gío mơn man dìu dịu.Dòng sông trăng gợn sóng. Con thuyền bồng bềnh. Đêm nằm trên dòng Hương thơ mộng để nghe ca Huế, với tâm trạng chờ đợi rộn lòng. ? Nêu ý chính của đoạn văn ? - Vẻ đẹp thơ mộng trên dòng Hương trong đêm ca Huế. ? Đoạn văn có câu chủ đề không ? Mối quan hệ giữa các câu trong đoạn văn ? - Đoạn văn không có câu chủ đề, các câu quan hệ ngang hàng bình đẳng.. 4. Đoạn văn Tổng - Phân - Hợp : - GV đọc mẫu đoạn văn. III. Thực hành viết các đoạn văn 1. Cho câu chủ đề : “ Thơ Bác đầy trăng”, viết đoạn văn qui nạp triển khai câu chủ đề trên.. Kiến thức cần đạt. - Đoạn văn song hành là đoạn văn không có câu chủ đề, các câu quan hệ ngang hàng bình đẳng với nhau cùng hướng tới chủ đề của đoạn văn. - Là đoạn văn đi từ ý khái quát ->. triển khai -> kết luận..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 2. Cho câu chủ đề : “ Lão Hạc là người nông dân có tấm lòng nhân hậu”, viết đoạn văn diễn dịch triển khai câu chủ đề trên. - HS triển khai các đoạn văn,trình bày. - GV nhận xét. D HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ : - Luyện viết các đoạn văn đã học.. Ngày soạn : 16 /9/2012 Tiết 3 : THỰC HÀNH VIẾT CÁC ĐOẠN VĂN A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:. 1. Kiến thức : - Học sinh nắm vững các cách trình bày nội dung trong một đoạn văn..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 2. Kĩ năng : - RLKN viết đúng hình thức đoạn văn, liên kết chặt chẽ cả về mặt nội dung và hình thức. B. CHUẨN BỊ:. 1. GV : + Đọc, nghiên cứu kĩ bài soạn + Chuẩn bị một số đoạn văn mẫu. 2.HS : + Chuẩn bị các đoạn văn trong phần luyện tập ở tiết 2 C.HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP. * ổn định tổ chức. * Bài mới :. HĐ của GV -HS I. Nhắc lại các kiến thức đã học về đoạn văn : - HS nhắc lại các kiến thức đã học. - GV nhận xét, bổ sung. II. Thực hành viết các đoạn văn: 1. Viết đoạn văn tóm tắt tác phẩm : - GV hướng dẫn HS cách viết đoạn văn. Kiến thức cần đạt. * Yêu cầu về nội dung : - Nêu được những sự việc chính theo trình tự cốt truyện. - Đoạn văn tóm tắt tác phẩm phải đảm bảo giữ đúng cốt truyện, các n/v và ý nghĩa của truyện. * Yêu cầu về hình thức : - Nối kết các sự việc chính của truyện thành đoạn văn hoàn chỉnh, ngắn gọn bằng lời của người viết. - Đoạn văn trình bày theo một trong các cách đã học, có sự liên kết chặt chẽ về mặt nội dung và hình thức.. * Vận dụng : Viết đoạn văn diễn dịch ( 7-10 dòng) tóm tắt đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ” ( Trích “ Những ngày thơ ấu” – Nguyên Hồng ) - HS viết đoạn văn, trình bày - GV nhận xét, bổ sung. 2. Viết đoạn văn giải thích ý ghĩa nhan đề tác phẩm: - Nhan đề tp thường được tác giả đặt bằng - GV hướng dẫn HS cách viết đoạn văn một từ, một cụm từ. Nhan đề tp thường chứa đựng đề tài, nội dung hoặc chủ đề.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> của tp mà tác giả muốn gửi gắm vào đó. - Để hiểu được nhan đề tp, cần phải đọc kĩ tp, tìm hiểu nội dung, tìm hiểu các tầng nghĩa của hình tượng, xâu chuỗi những hiểu biết về chi tiết, h/a, hình tượng trong tp để xác định đúng chủ đề tp. Từ đó quay lại tìm hiểu về ý nghĩa nhan đề tp, hiểu dụng ý mà tác giả gửi gắm trong đó. - Các bước cụ thể : + Nêu chính xác tên tác giả, tác phẩm. + Xác định ý nghĩa nhan đề tp thể hiện về phương diện gì : đề tài, nội dung, tên n/v chính… +Mối quan hệ giữa nhan đề và chủ đề tp. + Khẳng định giá trị của nhan đề tp.. * Vận dụng : Viết đoạn văn giải thích ý nghĩa nhan đề tp “ Lão Hạc” - HS cần trình bày được các ý : + Lão Hạc là nhân vật chính trong tp + Tp xoay quanh c/đ và những phẩm chất tốt đẹp của lão Hạc. + Từ n/v lão Hạc làm nổi bật số phận và vẻ đẹp trong nhân cách của những người nông dân trước CMT8. - HS dựa vào các ý trên viết hoàn chỉnh đoạn văn. D. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ : - GV hướng dấn HS về nhà luyện viết các đoạn văn . Ngày soạn : 19/9/2012 Tiết 4: CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ TỪ VỰNG A. KIẾN THỨC CẦN ĐẠT :. 1. Kiến thức: - Củng cố những hiểu biết về các biện pháp tu từ tiếng Việt. Phân biệt một số phép tu từ so sánh - ẩn dụ - hoán dụ - nhân hoá. 2. Kỹ năng:.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Nhận diện và phân tích hiệu quả của việc sử dụng các biện pháp tu từ trong ngữ liệu cho sẵn. - Vận dụng viết đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ. B. CHUẨN BỊ :. - GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo. - HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học. C. HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP:. * Ổn định tổ chức * Bài mới : Hoạt động của GV - HS I. Củng cố lí thuyết: - Các biện pháp tu từ từ vựng: So sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, điệp ngữ, chơi chữ, nói quá, nói giảm - nói tránh.. - GV cho HS nêu khái niệm các phép tu từ từ vựng và lấy được các VD. - HS làm theo yêu cầu của GV.. Kiến thức cần đạt. 1. So sánh: Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. VD: Mặt trời xuống biển như hòn lửa. 2. Nhân hoá: là cách dùng những từ ngữ vốn dùng để miêu tả hành động của con người để miêu tả vật, dùng loại từ gọi người để gọi sự vật không phải là người làm cho sự vật, sự việc hiện lên sống động, gần gũi với con người. VD: ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình. 3. ẩn dụ: Là cách dùng sự vật, hiện tượng này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. VD: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. 4. Hoán dụ: Là cách dùng sự vật này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét liên tưởng gần gũi nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. VD: Đầu bạc tiễn đầu xanh (Người già tiễn người trẻ: dựa vào dấu hiệu bên ngoài). 5. Điệp ngữ: là từ ngữ (hoặc cả một câu) được.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> II. Luyện tập : Phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong mối ví dụ sau : a. Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm b. Mai sau Mai sau Mai sau ... Đất xanh xanh mãi xanh màu tre xanh. c.Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang - HS phát hiện được các biện pháp tu từ - Phân tích hiệu quả của mỗi biện pháp tu từ trong mỗi ví dụ trên. D. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ :. - Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học - Làm hoàn chỉnh bài tập vào vở BT - Chuẩn bị: Ôn tập văn bản thuyết minh.. lặp lại nhiều lần trong khi nói và viết nhằm nhấn mạnh, bộc lộ cảm xúc... VD: Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi, lại đi trời xanh thêm. 6. Chơi chữ: là cách lợi dụng đặc sắc về âm, nghĩa nhằm tạo sắc thái dí dỏm hài hước. VD: Đi tu Phật bắt ăn chay Thịt chó ăn được, thịt cầy thì không. 7. Nói quá : là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. VD: Lỗ mũi mười tám gánh lông Chồng khen chồng bảo râu rồng trời cho. 8. Nói giảm, nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự. Ví dụ: Bác Dương thôi đã thôi rồi Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Ngày soạn : 23/9/2012 Tiết 5: LUYỆN TẬP SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG BÀI VĂN THUYẾT MINH A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT :. 1. Kiến thức : - Củng cố kiến thức về cách sử dụng 1 số biện pháp nghệ thuật, yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. - Vai trò của biện pháp nghệ thuật trong bài văn thuyết minh 2. Kĩ năng: - Nhận ra các biện pháp nghệ thuật - vận dụng được các biện pháp nghệ thuật khi viết văn TM B. CHUẨN BỊ:. - GV: SGK, SGV.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - HS: Ôn tập theo y/c. C. HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP :. * ổn định tổ chức : * Bài mới : Hoạt động của GV- HS. Kiến thức cần đạt I. Luyện tập sử dụng 1 số biện pháp nghệ thuật trong bài văn thuyết minh. * GV định hướng cho hs khi lập dàn ý cần phải trải qua các bước sau: - Cần hiểu rõ về đối tượng thuyết minh để cung cấp những tri thức chân thực, khoa học, mới mẻ về đề tài đó. - Cần đưa vào bài làm những tri thức cụ thể về đối tượng thuyết minh. Sắp xếp những tri thức cần giới thiệu theo 1 trình tự thích hợp. - Sử dụng những biện pháp NT thích hợp với đối tượng thuyết minh. - Vận dụng phù hợp các biện pháp nghệ thuật trong bài văn thuyết minh: tự thuật, kể chuyện, vè, diễn cảm,... - HS chuẩn bị, trình bày - GV nhận xét, bổ sung.. - HS nhắc lại tác dụng của việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. - Các biện pháp nghệ thuật thường. * Lập dàn ý cho bài văn thuyết minh về chiếc quạt. A.Mở bài: Giới thiệu chung về cái quạt B.Thân bài: - Quạt là một dụng cụ ntn? - Các loại quạt (quạt nan, quạt giấy, quạt kéo, quạt thóc, quạt điện, cánh quạt trên tàu thủy, máy bay,...) - Cấu tạo từng loại quạt khác nhau ntn? - Quạt có những công dụng gì? (làm mát, giúp cho sản xuất nông nghiệp, vận hành máy móc,...) - Cách bảo quản mỗi loại quạt. C.Kết bài: Khẳng định giá trị của chiếc quạt trong đời sống của con người. II. Lập dàn ý cho bài văn thuyết minh có sử dụng biện pháp nghệ thuật . Đề bài: Cây lúa Việt Nam a. Mở bài: - Giới thiệu chung cây lúa Việt Nam. (dẫn đoạn thơ:.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> được sử dụng trong văn bản thuyết minh.. "Việt Nam đất nước ta ơi ...................................... Mây mù che đỉnh ....... sớm chiều"). b. Thân bài: *Nguồn gốc: - Lúa là loại thực vật quí giá, là cây trồng quan trọng nhất thuộc nhóm ngũ cốc, là cây lương thực chính của người VN nói riêng và châu Á nói chung. - Có nguồn gốc từ cây lúa hoang, xuất hiện từ thời nguyên thủy, được con người thuần hóa thành lúa trồng. * Đặc điểm: - Là cây thân mềm, cây 1 lá mầm, rễ chùm, lá có phiến dài và mỏng bao bọc quanh thân. - Giai đoạn phát triển: 2 g/đ ( miêu tả) + Mạ non + Sinh trưởng và phát triển - Có nhiều giống lúa: nếp, tẻ - Vụ: + chiêm xuân (t1- t4) + mùa (t6- t10) * Giá trị kinh tế: - Cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của con người : Cung cấp lương thực, chế biến các loại bánh, phở, làm xôi, cốm, cơm lam, lợp nhà, chất đốt,... - Chăn nuôi, trồng trọt: thức ăn cho gia súc, gia cầm, phân bón,... - Đối với sự phát triển của nền kinh tế: đáp ứng nhu cầu lương thực trong nước, xuất khẩu,... * Giá trị tinh thần: - Gạo nếp làm bánh chưng, bánh giày cúng tổ tiên trong dịp tết Nguyên Đán. - Cây lúa đi vào thơ ca, nhạc họa là đề tài quen thuộc. - Bông lúa trở thành biểu tượng của người dân VN, gắn liền với nền văn minh đất Việt - văn minh lúa nước. c. Kết bài: - Khẳng định giá trị của cây lúa. * Viết đoạn văn:.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> 1/ Mở bài: Đang ngủ say, tôi giật mình bởi một tiếng - HS viết phần mở bài (có sử dụng biện gọi. Mở mắt ra thì thấy chị Gió – người bạn pháp nghệ thuật) thân thiết của mọi người. Chị cất tiếng: "Chào lúa. lẽ ra chị không định đánh thức em đâu nhưng có việc gấp phải nhờ đến em". - ồ, em cũng đang định dậy, trời sáng rồi mà, có việc gì thế chị? - Chẳng là thế này, Tòa soạn báo Ban Mai Xanh giao cho chị nhiệm vụ phải đi phỏng vấn những vấn đề liên quan đến họ hàng nhà lúa các em đấy. Lúa giúp chị nhé. - ồ được! Em sẵn lòng, thế chị muốn biết gì nào? 2/ Thân bài: Chúng em thuộc loài thân cỏ, một lá mầm, - HS viết 1 đoạn phần thân bài rễ chùm. Cách thức gieo trồng cũng có khác - 3 hs trình bày ,hs khác nhận xét, góp ý nhau. Miền Bắc thì cấy, còn miền Nam thì - GV góp ý, đọc 1 đoạn về đặc điểm của gieo mạ. Khi gieo mạ khoảng 15 – 20 ngày cây lúa. là chúng em được đem cấy ở ruộng. Bà con nông dân tích cực bón phân, làm cỏ để chúng em lớn nhanh khỏe đẹp. Chẳng mấy chốc mỗi gia đình lúa lại sinh ra năm bảy đứa con. Các cây con đua nhau sinh trưởng. Chúng em , đứa nào đứa nấy thân hình mập mạp, lá xanh mơn mởn khiến cho bất kì ai đi qua cũng phải ngắm nhìn. Để có được những thủa ruộng như thế bà con nông dân đã phải vất vả lắm đấy chị ạ. Em từng nghe thấy các bác nông dân đọc bài ca dao: Cày đồng đang buổi ban trưa, Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. Ai ơi bưng bát cơm đầy, Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần. Chính vì khó nhọc vất vả thế nên người nông dân gọi hạt lúa là "ngọc thực" và họ rất trân trọng nâng niu chúng em. 3/ Kết bài: Cuộc trao đổi hôm nay thật là có ý nghĩa. Qua đây chị hiểu thêm được nhiều điều về.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> họ hàng nhà lúa. Ôi, trời nắng rồi, bác Mặt trời đang cười rất tươi kìa. Chị phải về để đánh máy bài viết để còn kịp đăng báo. Cảm ơn lúa đã giúp chị. Chị chào lúa nhé. - Chào chị Gió nhé. Chúc chị thượng lộ bình an . D.HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ :. - Ôn các phương châm hội thoại. - Viết thành bài văn hoàn chỉnh.. Ngày soạn : 24/9/2012 Tiết 6 : LUYỆN TẬP VỀ CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI. A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT :. 1. Kiến thức: - Trình bày được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất. - Giải quyết được các bài tập nêu ra trong phần luyện tập. 2. Kĩ năng: - Nhận được các dấu hiệu của phương châm về lượng và về chất trong bài viết và văn bản viết, nói. - Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp. B. CHUẨN BỊ :. - GV: Bảng phụ. - HS: Xem lai kiến thức đã học về phương châm hội thoại. C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :. * ổn định tổ chức * Bài mới : Hoạt động của GV - HS Kiến thức cần đạt * Hướng dẫn HS luyện tập: Bài tập 1: Các câu sau đây có đáp ứng phương châm về lượng không? Vì sao? Hãy chữa lại các câu đó? a. Nó đá bóng bằng chân. - Các câu (a), (b) chưa đáp ứng phương.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> b. Nó nhìn tôi bằng đôi mắt.. châm về lượng vì các câu chưa đáp ứng y/c về lượng thông tin. - Chữa lại: a. Nó đá bóng bằng chân trái. b. Nó nhìn tôi bằng đôi mắt chứa chan yêu thương. (rưng rưng lệ...). Bài tập 2: Nhận xét các câu trả lời trong các đối thoại sau về việc tuân thủ phương châm về lượng: a. – Anh làm ở đâu? - Tôi là Giám đốc Công ti X. b. – Cậu học ở lớp nào? + Các câu trả lời đã chứa lượng thông - Tớ là học sinh giỏi nhất lớp 9A. tin nhiều hơn đòi hỏi của đích cuộc thoại. + Lượng tin thừa ở các từ sau: a. Giám đốc. b. giỏi nhất. Bài tập 3: Câu gạch chân trong truyện sau có tuân thủ phương châm về lượng không? Tại sao? - GV dùng bảng phụ viết bài tập - HS đọc bài tập trên bảng phụ: "Giấu đầu hở đuôi" Một ông nọ sai người hầu đi mua thịt chó nhưng dặn không được nói cho ai biết. Người hầu xăm xăm đi mua. Gần về đến nhà thì gặp khách. Khách thấy anh ta cầm cái gói, mới hỏi: - Chú cầm gói gì trong tay đấy? Người hầu nhớ lời chủ dặn, không dám nói thật, nhưng lại giơ cao cái gói và đố: - Ông đoán đi...Ông mà đoán đúng thì tôi xin biếu ông cả gói thịt chó này! (Theo "Tuyển tập văn học dân gian VN") Bài tập 4: Tìm các câu liên quan đến phương châm về chất trong đoạn hội thoại sau: "Mấy giờ thì đến". Có người đi đường hỏi ông cụ già: - Cụ ơi cháu muốn đến làng Vệ Xá, liệu độ. - Câu nói của anh hầu không tuân thủ phương châm về lượng. Vì: Câu nói của anh hầu đã thừa thông tin. Anh y/c khách đoán có gì trong gói mà lại nói: "Ông mà đoán đúng thì tôi xin biếu ông cả gói thịt chó này!". Nói như vậy thì đã lộ ra vật cần đoán..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> mấy giờ thì đến nơi cụ nhỉ? Ông cụ không nói gì. Tưởng cụ nghễnh ngãng nên người đó lại đi tiếp. Đi được một đoạn, ông cụ gọi lại: - Này bác ơi, quay lại đây, tôi bảo! Người bộ hành quay lại: - Thưa, cụ bảo gì ạ? Ông cụ ôn tồn: - Bác đi thế độ năm giờ chiều thì đến Vệ Xá! Người nọ làu bàu: - Cụ thật lẩm cẩm quá, lúc hỏi cụ thì cụ không nói, bây giờ đang đi thì cụ lại gọi lại. Ông cụ cũng gắt lại: - Giá bác hỏi đây về Vệ Xá bao nhiêu cây số thì tôi nói được ngay, nhưng bác lại hỏi đi mấy giờ thì đến nên tôi còn phải xem bác đi nhanh hay chậm đã chứ”.. - Câu liên quan đến phương châm về chất là: “Giá bác hỏi đây về Vệ Xá bao nhiêu cây số thì tôi nói được ngay, nhưng bác lại hỏi đi mấy giờ thì đến nên tôi còn phải xem bác đi nhanh hay chậm đã chứ”.. D. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ :. - Nắm chắc phần lí thuyết. - Xem lại các bài tập đã chữa -> vận dụng các phương châm hội thoại trong giao tiếp hàng ngày..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Ngày soạn : 28/9/2012 Tiết 7:. LUYỆN TẬP VỀ CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI. (tiếp) A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT :. 1. Kiến thức: - Trình bày được nội dung các phương châm hội thoại đã học ( thể hiện bằng bản đồ tư duy). - Giải quyết được các bài tập nêu ra trong phần luyện tập. 2. Kĩ năng: - Nhận được các dấu hiệu của các phương châm hội thoại trong bài viết và văn bản viết, nói. - Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp. B. CHUẨN BỊ :. - GV: Bảng phụ. - HS: Xem lai kiến thức đã học về phương châm hội thoại. C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :. * ổn định tổ chức * Bài mới : Hoạt động của GV - HS Kiến thức cần đạt  Hướng dẫn HS luyện tập: Bài 1: Tìm phép tu từ từ vựng có liên quan đến phương châm lịch sự? Cho VD? - Phép nói giảm nói tránh. VD: + Bác ấy mất rồi. + Bài văn của em chưa được hay lắm (dở). + Bạn ấy bị vướng hai môn (bị trượt). Bài 2: Chọn từ ngữ thích hợp với mỗi chỗ trống: - Những từ ngữ chỉ những cách nói liên quan.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> a. …..nói mát. đến phương châm lịch sự là: a, b, c, d; chỉ b. …..nói hớt. cách nói liên quan đến phương châm cách c. …..nói móc. thức: e d……nói leo. e…….nói ra đầu ra đũa. Bài 3: Vận dụng những phương châm hội thoại đã học để giải thích vì sao người nói đôi khi phải dùng những cách nói như sau: a. nhân tiện đây xin hỏi: -> Khi người nói chuẩn bị hỏi về một vấn đề không đúng vào đề tài mà hai người đang trao đổi, tránh để người nghe hiểu là mình không tuân thủ phương châm quan hệ, người nói dùng cách diễn đạt trên. b. cực chẳng đã tôi phải nói; tôi nói điều này có gì không phải anh bỏ qua cho… -> Trong giao tiếp, đôi khi vì một lí do nào đó, người nói phải nói một điều mà người đó nghĩ là sẽ làm tổn thương thể diện của người đối thoại. Để giảm nhẹ ảnh hưởng, tức là xuất phát từ việc chú ý tuân thủ phương châm lịch sự, người nói dùng những cách diễn đạt trên. c. đừng nói leo; đừng ngắt lời như thế… -> Những cách nói này báo hiệu cho người đối thoại biết là người đó không tuân thủ phương châm lịch sự và phải chấm dứt sự không tuân thủ đó. Bài 4: Giải thích nghĩa của các thành ngữ và cho biết phương châm hội thoại có liên quan đến mỗi thành ngữ: - nói băm nói bổ: nói bốp chát, xỉa xói, thô bạo (P.C lịch sự). - nói như đấm vào tai: nói mạnh, trái ý người khác, khó tiếp thu (P.C lịch sự). - điều nặng tiếng nhẹ: nói trách móc, chì chiết (P.C lịch sự). - nửa úp nửa mở: nói mập mờ, ỡm ờ, không nói ra hết ý (P.C cách thức). - mồm loa mép giải: lắm lời, đanh đá, nói át.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> người khác (P.C lịch sự). - đánh trống lảng: lảng ra, né tránh không muốn tham dự một việc nào đó, không muốn đề cập đến một vấn đề nào đó mà người đối thoại đang trao đổi (P.C quan hệ). - nói như dùi đục chấm mắm cáy: nói không khéo, thô cộc, thiếu tế nhị (P.C lịch sự). D. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ : - Tiếp tục ôn tập lại các phương châm hội thoại. Ngày soạn : 30/9/2012 Tiết 8: CỦNG CỐ KIẾN THỨC VỀ VĂN BẢN : “PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH” VÀ VĂN BẢN “ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH”. A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT :. 1. Kiến thức : - Nắm vững nội dung và cách lập luận của 2 văn bản nhật dụng đã được học. 2. Kĩ năng : - RLKN lập luận . B.CHUẨN BỊ :. - GV: Hệ thống câu hỏi - HS : Bài soạn C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :. * Ổn định tổ chức : * Bài mới. Hoạt động của GV - HS 1. Văn bản phong cách Hồ Chí Minh : ? Trong chương trình ngữ Văn THCS em đã học vb Đức tính giản dị của Bác Hồ , hãy so sánh?. ? Vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là gì ?. Kiến thức cần đạt - So sánh: + VB Phong cách Hồ Chí Minh chủ yếu nói về phong cách làm việc, cách sống của Hồ Chí Minh.Cốt lõi của phong cách Hồ Chí Minh là vẻ đẹp văn hoá với sự kết hợp hài hoà giữa tinh hoa văn hoá DT và tinh hoa văn hoá nhân loại + Đức tính giản dị của Bác Hồ chỉ nói về cách sống của Người. -Tầm sâu rộng vốn tri thức văn hoá : + Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ + Qua công việc và LĐ mà học hỏi + Học hỏi, tìm hiểu đến mức sâu sắc.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> + Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động + Tiếp thu cái hay và phê phán cái tiêu cực + Trên nên tảng VH DT mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế - Lối sống bình dị rất phương Đông, rất VN + Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ + Trang phục giản dị + Ăn uống đạm bạc Đây là lối sống giản dị nhưng thanh cao. ? Nhận xét cách lập luận của tg ? - Cách lập luận chặt chẽ, nêu lên những ? Qua văn bản “Phong cách Hồ Chí luận cứ xác thực, chọn lọc. Minh”em học tập được gì về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ? - HS trình bày - GV nhận xét, bổ sung 2.Văn bản : Đấu tranh cho một thế giới hòa bình. ? Để làm sáng tỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân, lập luận của nhà văn được thể hiện - Tác giả nêu số liệu và phân tích số như thế nào? liệu, dùng so sánh đối chiếu để làm rõ những tác hại của việc chạy đua vũ trang đối với đời sống nhân loại, đặt giả thuyết ? Ngoài việc cảnh báo nguy cơ chiến tranh để tăng sức thuyết phục đối với mọi hạt nhân, thái độ của tác giả đối với các thế người. lực đang chạy đua vũ trang còn được thể - Thái độ của tác giả: lên án tính chất tàn hiện như thế nào? bạo của vũ khí hạt nhân - Không đồng tình với việc chạy đua vũ ? Là một học sinh em hãy thử viết một bức trang thư kêu gọi các quốc gia có vũ khí hạt nhân hãy cam kết không chạy đua vũ trang và huỷ bỏ vũ khí hạt nhân? - HS viết đoạn văn, trình bày - GV nhận xét, bổ sung. D. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ :. - Nắm vững các kiến thức đã học - Vẽ bản đồ tư duy cho từng nội dung bài học..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Ngày soạn : 3/10/2012 Tiết 9 : VẺ ĐẸP CỦA VĂN XUÔI TRUNG ĐẠI QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM ĐÃ HỌC. (Chuyện người con gái Nam Xương) A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:. 1. Kiến thức: - Hiểu được khái niệm văn xuôi trung đại: Những đặc điểm nổi bật của thể loại này nhằm phân biệt với văn xuôi hiện đại. - Nắm được vẻ đẹp nội dung và đặc sắc nghệ thuật của văn xuôi trung đại được thể hiện qua mỗi tác giả, tác phẩm đã học. 2. Kĩ năng: - Biết cảm nhận, phân tích một tác phẩm văn xuôi trung đại. Có kĩ năng để nhận ra những khác biệt giữa truyện trung đại với truyện hiện đại. - Có kĩ năng tổng hợp khái quát để đánh giá về ý nghĩa giá trị của tác phẩm. 3. Thái độ: Trân trọng những giá trị văn học xưa. Học tập các nhà văn về cách viết bài văn nghị luận. B. CHUẨN BỊ.. 1. Giáo viên: - Soạn giáo án, chuẩn bị hệ thống các bài tập. 2. Học sinh: - Đọc lại các tác phẩm văn xuôi trung đại đã học trong chương trình Ngữ văn 9. - Nắm chắc giá trị nội dung và nghệ thuật của các truyện. C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.. * Ổn định tổ chức. * Bài mới. Hoạt động của GV - HS Kiến thức cần đạt I. Khái niệm văn xuôi trung đại: ? Em hiểu thế nào về văn xuôi trung đại? - Văn xuôi trung đại là những tác phẩm văn xuôi ra đời từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX - Là những tác phẩm văn xuôi ra đời và phát triển trong môi trường xã hội phong kiến trung đại qua nhiều giai đoạn. - Văn xuôi ở thời kì trung đại có nhiều đặc điểm chung về tư tưởng, về quan điểm thẩm mĩ, về ngôn ngữ. - Văn xuôi trung đại có những giai đoạn phát triển mạnh mẽ, kết tinh được thành tựu ở.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> những tác giả lớn, những tác phẩm xuất sắc cả về chữ Hán và chữ Nôm.( Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Dữ, Ngô gia văn phái...) II. Những tác giả, tác phẩm văn xuôi trung đại đã học trong chương trình Ngữ văn THCS: ? Trong chương trình Ngữ văn THCS em đã được học những tác phẩm văn xuôi trung đại nào? - HS liệt kê các tác phẩm đã học. III. Giá trị về nội dung và nghệ thuật của văn xuôi trung đại qua một số tác phẩm cụ thể: 1.“Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. ? Giới thiệu những nét chính về giá trị a. Nội dung: nội dung và nghệ thuật của “Chuyện - “Chuyện người con gái Nam Xương” là một người con gái Nam Xương”? trong hai mươi tác phẩm của “Truyền kì mạn lục”. - Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương Chuyện người con gái Nam Xương thể hiện niềm thương cảm đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến; đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ. - Qua cuộc đời của Vũ Nương, Nguyễn Dữ tố cáo cuộc chiến tranh phi nghĩa đã làm tan vỡ hạnh phúc lứa đôi, đồng thời thể hiện sự cảm thông sâu sắc với khát vọng cũng như bi kịch của người phụ nữ trong xã hội xưa. - Tác phẩm cũng là sự suy ngẫm , day dứt trước sự mỏng manh của hạnh phúc trong kiếp người đầy bất trắc. b. Nghệ thuật: - Tác phẩm là một áng văn hay, thành công về nghệ thuật xây dựng truyện, miêu tả nhân vật, tự sự kết hợp với trữ tình. - Tác phẩm cho thấy nghệ thuật XD tính cách nhân vật già dặn. Sự đan xen thực - ảo một cách nghệ thuật, mang tính thẩm mĩ cao..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Thảo luận nhóm: Phân tích ý nghĩa của yếu tố kì ảo trong Truyện CNCGNX ?. - Yếu tố kì ảo, có ý nghĩa hoàn chỉnh thêm nét đẹp của nhân vật VN: + Nàng vẫn nặng tình với cuộc đời, với chồng con, với quê nhà... + Khao khát được phục hồi danh dự (dù không còn là con người của trần gian) + Những yếu tố kì ảo đã tạo nên một kết thúc có hậu cho truyện, thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân về lẽ công bằng (Người tốt dù bị oan khuất cuối cùng đã được đền trả xứng đáng, cái thiện bao giờ cũng chiến thắng) + Tuy vậy kết thúc có hậu ấy cũng không làm giảm đi tính bi kịch của câu chuyện: Nàng chỉ trở về trong chốc lát, thấp thoáng, lúc ẩn, lúc hiện giữa dòng sông rồi biến mất không phải chỉ vì cái nghĩa với Linh Phi, mà điều chủ yếu là ở nàng chẳng còn gì để về, đàn giải oan chỉ là một chút an ủi với người bạc phận chứ không thể làm sống lại tình xưa, nỗi oan được giải, nhưng hạnh phúc thực sự đâu có thể tìm lại được. + VN không quay trở về, biểu hiện thái độ phủ định , tố cáo xã hội PK bất công đương thời không có chỗ dung thân cho người phụ nữ Khẳng định niềm thương cảm của tác giả đối với số phận bi thương của người phụ nữ trong chế độ PK. + Kết thúc truyện như vậy sẽ càng làm tăng thêm sự trừng phạt đối với T. Sinh. VN không trở về TS càng phải cắn dứt, ân hận vì lỗi lầm của mình.. D. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ. - Nắm nội dung và nghệ thuật của “Chuyện người con gái Nam Xương” - Tóm tắt “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”. Ngày soạn : 8/10/2012.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Tiết 10 : VẺ ĐẸP CỦA VĂN XUÔI TRUNG ĐẠI QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM ĐÃ HỌC (Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh ) A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT :. 1. Kiến thức. - Nắm được vẻ đẹp nội dung và đặc sắc nghệ thuật của văn xuôi trung đại được thể hiện qua tác phẩm “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”. 2. Kĩ năng. - Biết cảm nhận, phân tích một tác phẩm văn xuôi trung đại. Có kĩ năng để nhận ra những khác biệt giữa tùy bút trung đại với tùy bút hiện đại. - Có kĩ năng tổng hợp khái quát để đánh giá về ý nghĩa giá trị của tác phẩm. 3. Thái độ. - Trân trọng những giá trị văn học xưa. B. CHUẨN BỊ :. * Giáo viên: * Học sinh:. - Soạn giáo án, chuẩn bị hệ thống các bài tập. - Đọc lại tác phẩm Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh - Nắm chắc các giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: * Ổn định tổ chức. * Bài cũ. Trình bày vẻ đẹp về nội dung và nghệ thuật của t/p “Chuyện người con gái Nam Xương” ? Phân tích ý nghĩa của yếu tố kì ảo trong t/p “Chuyện người con gái Nam Xương” * Bài mới. Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức * “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” của Phạm Đình Hổ. 1. Nội dung: - Tái hiện cuộc sống xa hoa bề ngoài và sự mục ? Giá trị nội dung của tác phẩm? ruỗng của kỉ cương phép nước thời chúa Trịnh: + Chúa Trịnh Sâm ham mê tuần du triền miên, hết ngự li cung... + Biết ý chúa thích chơi “Trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, và chậu hoa cây cảnh ở chốn dân gian”, bọn hoạn quan thừa gió bẻ măng gây ra không biết bao nhiêu tai họa cho dân. - Tỏ thái độ phê phán đối với thói hư tật xấu của vương triều trước, đồng thời nhắc nhở cảnh tỉnh với triều đại đương thời. 2. Nghệ thuật: ? Đặc sắc về nghệ thuật của đoạn - Bài văn được ghi chép theo thể tùy bút: trích? + Ghi chép người thực việc thực một cách chân.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> ? VB thuộc thể loại gì?. ? So sánh với thể truyện?. ? Viết một bài văn ngắn gọn nêu cảm nghĩ của em về cuộc sống xa hoa của vua chúa đương thời qua “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”. thực, sinh động, qua đó tác giả bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, nhận thức, đánh giá về con người và cuộc sống. + Nhà văn ghi chép tùy hứng, tản mạn, không cần theo hệ thống, cấu trúc nào cả, nhưng vẫn nhất quán theo cảm hứng chủ đạo, giàu chất trữ tình. - Truyện thuộc loại văn tự sự, có cốt truyện, hệ thống nhân vật được khắc họa nhờ hệ thống chi tiết nghệ thuật phong phú, đa dạng bao gồm các sự kiện, các xung đột, chi tiết miêu tả nội tâm, ngoại hình, khắc họa tính cách nhân vật. 3. Luyện tập. - Học sinh viết, giáo viên gọi trinh bày. D. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ. - Nắm nội dung và nghệ thuật của “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” - Tóm tắt hồi thứ 14 (Vb “Hoàng Lê nhất thống chí). Ngày soạn: 10/10/2012 Tiết 11 : VẺ ĐẸP CỦA VĂN XUÔI TRUNG ĐẠI QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM ĐÃ HỌC (Hoàng Lê nhất thống chí - Hồi thứ 14).

<span class='text_page_counter'>(25)</span> A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT :. 1. Kiến thức. - Nắm được giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật của văn xuôi trung đại được thể hiện qua tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí”. 2. Kĩ năng. - Biết cảm nhận, phân tích một tác phẩm văn xuôi trung đại. Có kĩ năng để nhận ra những khác biệt giữa truyện trung đại với truyện hiện đại. - Có kĩ năng tổng hợp khái quát để đánh giá về ý nghĩa giá trị của tác phẩm. 3. Thái độ. - Trân trọng những giá trị văn học xưa. B. CHUẨN BỊ :. * Giáo viên: * Học sinh:. - Soạn giáo án, chuẩn bị hệ thống các bài tập. - Đọc lại tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí”. - Nắm chắc giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản. C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:. * Ổn định tổ chức. * Bài cũ. Trình bày nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của t/p “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” * Bài mới. Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức * Hồi thứ mười bốn ( trích “ Hoàng Lê nhất thống chí – Ngô gia văn phái) ? Tóm tắt hồi thứ 14 “Hoàng Lê nhất thống chí? - Học sinh tóm tắt 1. Nội dung: ? Chỉ ra giá trị nội dung của tác - Kể lại chiến công oanh liệt, sức mạnh và tài phẩm? năng quân sự của Quang Trung ,đại phá quân Thanh. - Khắc họa chân thực sự hèn nhát, bất lực của quân Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống Để bảo vệ cái ngai vàng mục ruỗng của mình, ? Mượn cớ gì nhà Thanh xâm lược vua tôi nhà Lê, đại diện là Lê Chiêu Thống, đã nước ta? cầu cứu quân Thanh. Bọn xâm lược nhân dịp này thừa cơ đưa quân vượt biên ải với danh nghĩa giúp nhà Lê khôi phục và củng cố vương quyền. Chương 13 có ghi: “Khiếp thanh thế, giặc mạnh rút lui Nhờ viện binh, vua xưa trở lại” Thảo luận nhóm: Hình tượng người Có lòng yêu nước sâu sắc; Là người có tài điều anh hùng áo vải Quang Trung – binh khiển tướng, biết người, tin ở mình. Ngay.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> Nguyễn Huệ được khắc họa ntn?. ? Nhắc lại những đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích?. - Viết một bài văn ngắn nêu lên sự đối lập giữa hai nhân vật QT-NH và Lê Chiêu Thống. - Học sinh viết đoạn văn, trình bày - GV nhận xét, bổ sung D. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ.. - Đọc và tóm tắt lại đoạn trích. - Nắm giá trị nội dung, nghệ thuật.. những người trong phe chống đối, vua tôi nhà Lê cũng phải thừa nhận. Người cung nhân khi nói về uy danh của chúa Tây Sơn đã nói “là một tay anh hùng lão luyện, dũng mãnh và có tài cầm quân”. Ông là người quyết đoán, có tài hoạch định kế hoạch, biết địch hiểu mình, động viên được sĩ khí ba quân nên đại quân tiến binh như vũ bão, thần tốc chỉ trong ít ngày đã đánh tan được đạo quân xâm lược. Đúng là “tướng ở trên trời rơi xuống, quân ở dưới đất chui lên” làm cho hàng chục vạn quân Thanh tan tác chạy tháo thân. Có lẽ trong lịch sở chiến tranh, chưa có vị tướng nào lại dám hẹn đích xác ngày chiến thắng như Quang Trung: “Hẹn đến ngày mồng bảy năm mới thì vào Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Các ngươi nhớ lấy, đừng cho ta là nói khoác”. 2. Nghệ thuật: - Nghệ thuật tương phản nhằm khắc họa rõ nét, sắc sảo tính cách nhân vật Người đọc thấy được tính khách quan, tinh thần dân tộc và thái độ phê phán của tác giả. - “Trong văn xuôi trung đại, HLNTC là một tác phẩm văn xuôi đầu tiên có quy mô hoành tráng của một bộ sử thi . Với những nội dung hiện thực và những đặc điểm nghệ thuật, HLNTC xứng đáng là bộ tiểu thuyết lịch sử độc đáo có giá trị cả về hai mặt văn học và sử học , đã góp phần quan trọng vào sự hình thành chủ nghĩa hiện thực trong nền văn học cổ điển Việt Nam” (Kiều Thu Hoạch) 3. Luyện tập..

<span class='text_page_counter'>(27)</span> Ngày soạn : 14/10/2012 Tiết 12:. LUYỆN TẬP VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG. A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT :. 1. Kiến thức: - Củng cố kiến thức đã học về sự phát triển của từ vựng. - Vận dụng kiến thức làm tốt các bài tập về nội dung kiến thức trên..

<span class='text_page_counter'>(28)</span> 2. Kĩ năng: - Xác định các cách phát triển từ vựng theo phương thức phát triển nghĩa của từ và tạo từ ngữ mới cũng như sử dụng các từ mượn hợp lí. 3. Thái độ:- Tự hào về sự phong phú của từ ngữ tiếng Việt -> yêu quí tiếng Việt. B. CHUẨN BỊ :. - GV: Bảng phụ. - HS : Xem lại các kiến thức đã học về sự phát triển của từ vựng C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :. * Ổn định tổ chức : * Bài cũ : Vẽ sơ đồ tư duy về sự phát triển của từ vựng? * Bài mới : Hoạt động của GV - HS Kiến thức cần đạt *Hướng dẫn HS luyện tập: Bài 1: Chứng minh rằng các từ : hội chứng, ngân hàng, sốt, vua là những từ a. hội chứng: nhiều nghĩa + Nghĩa gốc: tập hợp nhiều triệu chứng - Thảo luận nhóm, trình bày cùng xuất hiện của bệnh. - GV nhận xét, bổ sung. + Nghĩa chuyển: tập hợp nhiều hiện tượng, sự kiện biểu hiện một tình trạng, một vấn đề xã hội cùng xuất hiện ở nhiều nơi. b. Ngân hàng: + Nghĩa gốc: tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và quản lí các nghiệp vụ tiền tệ, tín dụng. + Nghĩa chuyển: kho lưu trữ những thành phần, bộ phận cơ thể để sử dụng khi cần hay tập hợp các dữ liệu liên quan tới một lĩnh vực, được tổ chức để tiện tra cứu, sử dụng. c. vua: + Nghĩa gốc: người đứng đầu nhà nước quân chủ. + Nghĩa chuyển: người được coi là nhất trong một lĩnh vực nhất định, thường là sản xuất, kinh doanh, thể thao, nghệ thuật… Bài 2: Dựa vào nghĩa “tạo nên sản phẩm” của từ “đánh” (đánh chiếc nhẫn), hãy giải thích nghĩa của cụm từ : “đánh máy bài phát biểu”. Bài 3: Nghĩa của từ “mảnh” (2) được chuyển nghĩa theo phương thức nào? - GV: Dùng bảng phụ viết các nghĩa của. - “đánh máy bài phát biểu”: dùng máy chữ, máy vi tính để tạo ra bài phát biểu.. - Nghĩa của từ “mảnh” (2) được chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ..

<span class='text_page_counter'>(29)</span> từ “mảnh”: (1): phần nhỏ, mỏng, tách ra từ chỉnh thể: xé tờ giấy thành nhiều mảnh, mảnh gương vỡ. (2): thanh, nhỏ nhắn: dáng người mảnh, xé sợi cho thật mảnh. Bài 4: Từ “gạch” (2) chuyển nghĩa theo phương thức nào? - GV: Dùng bảng phụ viết các nghĩa của từ “gạch”: (1): Hoạt động vạch tạo thành đường thẳng: gạch chéo, gạch chân những từ cần nhấn mạnh. (2): Xoá bỏ cái đã viết: gạch tên trong danh sách, chỗ nào sai thì gạch bằng mực đỏ. Bài 5: Tìm các từ ngữ mới được cấu tạo trong đời sống kinh tế, xã hội hiện nay - HS trình bày - GV nhận xét, bổ sung. - Nghĩa của từ “gạch” (2) chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ.. - khu công nghiệp, du lịch sinh thái, cổ phần, cổ phiếu, cổ đông, giao dịch chứng khoán, công ti trách nhiệm hữu hạn, truyền hình cáp…. D. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:. - Tiếp tục ôn lại lí thuyết về sự phát triển từ vựng. - Xem lại các bài tập đã chữa.. Ngày soạn : 16/10/2012 Tiết 13: NHỮNG SÁNG TẠO VỀ NGHỆ THUẬT CỦA NGUYỄN DU TRONG TRUYỆN KIỀU A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.. 1. Kiến thức. - Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Du - Những sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Du trong “Truyện Kiều” . 2. Kĩ năng. - Cảm nhận và phân tích được giá trị nội dung và nghệ thuật của “Truyện Kiều” . 3. Thái độ. - Trân trọng những giá trị sáng tạo của tác giả..

<span class='text_page_counter'>(30)</span> B. CHUẨN BỊ.. 1. Giáo viên: 2. Học sinh:. - Soạn giáo án, chuẩn bị hệ thống các bài tập. - Nắm chắc các giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm. C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. * Ổn định tổ chức.. * Bài mới. Hoạt động của GV - HS ? So sánh “Truyện Kiều” của Thanh Tâm Tài Nhân và “Truyện Kiều” của Nguyễn Du , em thấy gì sáng tạo ?. ? Em hãy phân ra các nhân vật chính diện và phản diện trong “Truyện Kiều”?. ? Em có nhận xét như thế nào khi ngòi bút tác giả miêu tả nhân vật chính diện? ? Biện pháp ngt chính khi miêu tả các nhân vật này ? ? Hãy lấy dẫn chứng trong “Truyện Kiều” để minh hoạ ?. ? So sánh cách miêu tả TK trong “Kim Vân Kiều Truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân và trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du ?. Kiến thức cần đạt I. Những sáng tạo về nghệ thuật 1.Thể loại. - Những sáng tạo về thể loại của Nguyễn Du thể hiện ở chỗ “Truyện Kiều” của TT Tài Nhân (TQ) viết bằng văn xuôi tiểu thuyết chương hồi còn “Truyện Kiều” của Nguyễn Du viết bằng truyện thơ (3254 câu thơ lục bát ) vấn đề mà tác giả quan tâm chính là vấn đề số phận của con người trong xã hội phong kíên. 2.Về nghệ thuật . a. Nghệ thuật miêu tả nhân vật . - Nhân vật chính diện : Thuý Kiều , Thuý Vân , Vương Quan , Kim Trọng , Từ Hải , Vãi Giác Duyên . - Nhân vật phản diện : Tú bà, Bạc bà , Bạc Hạnh , Hoạn Thư , Mã Giám Sinh , Sở Khanh . - Tác giả đã sử dụng biện pháp ước lệ Cái đẹp phải được miêu tả hoàn thiện hoàn mỹ bằng biện pháp lý tưởng hoá (Đẹp thì phải tuyệt thế giai nhân, tài thì mười phân vẹn mười ) - Trong “Truyện Kiều” , nội dung miêu tả Thuý Kiều “sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai” . + Để làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Kiều, tác giả miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân trước, làm đòn bẩy cho tài săc của Thuý Kiều. (Trong TK của Thanh Tâm Tài Nhân : Tác giả miêu tả Thuý Kiều trước , Thuý Vân sau ). + Khi miêu tả Thuý Vân , cho phép người ta tưởng tượng một cô gái trẻ trung , đẹp.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> ? Đọc những câu thơ miêu tả Kim Trọng ? Em có nhận xét như thế nào về cách miêu tả nhân vật này ?. ? Từ Hải cũng là một nhân vật chính diện . Em thấy Nguyễn Du miêu tả nhân vật Từ Hải có gì đặc biệt ?. ? Ngòi bút miêu tả các nhân vật phản diện có gì khác so với các nhân vật chính diện ? Hãy lấy dẫn chứng minh hoạ ? ? Miêu tả nhân vật Mã Thúc Sinh , Tú bà , Sở Khanh, Hoạn Thư , Hồ Tôn Hiến..?. một cách phúc hậu, đoan trang , có phần quí phái . Vẻ đẹp của Thuý Vân là vẻ đẹp tạo hoá nhường nhịn .Còn vẻ đẹp của Thuý Kiều là cái đẹp “sắc sảo mặn mà” , vẻ đẹp mà “Hoa ghen, liễu hờn” . -> Miêu tả vẻ đẹp nhân vật , Nguyễn Du đã ngầm dự cảm hoá nhân vật . Cái đẹp “mây thua” , “tuyết nhường” dự cảm một cuộc đời có lẽ suôn sẻ , bình yên còn cái đẹp “Hoa ghen, liễu hờn” là dự cảm một số phận lênh đênh” , trôi dạt, bất trắc . - Tài năng của Thuý Kiều gắn với cuộc đời nàng như một định mệnh : Trăm năm trong cõi người ta Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau - Nhân vật Kim Trọng cũng được miêu tả một cách lý tưởng hoá : từ cách xuất hiện đến diện mạo … Nhạc vàng đâu đã tiếng nghe gần gần Trông chừng thấy một văn nhân Lỏng buông tay khấu bước lần dặm băng Rồi Kim Trọng “Một vùng như thể cây quỳnh cành dao” với dáng dấp và tính cách : “Phong tư tài mạo tót vời . Vào trong phong nhã , ra ngoài hào hoa” - Nhân vật Từ Hải , từ cách xuất hiện hết sức bất ngờ , gây thiện cảm từ hình dáng đến tính cách . “Lần thâu gió mát trăng thanh Bỗng đâu có khách biên đình sang chơi Râu hùm hàm ém mày ngài . Vai năm tấc rộng thân mười thước cao ...Đường đường một đấng anh hào Côn quyền hơn sức lược thao gồm tài” - Miêu tả các n/v phản diện bằng ngòi bút tả thực - Mã Giám Sinh : Bản chất con buôn dần dần được hiện ra từ lúc mới xuất hiện : “Trước thầy sau tớ xôn xao” đến các cử chỉ , lời nói , hoạt động đều rất thô lỗ : Hỏi tên , rằng : Mã Giám Sinh Hỏi quê , rằng: Huyện Lâm Thanh cũng.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> gần Rồi “ghế trên ngồi tót sỗ sàng” và “ép cung cầm nguyệt thứ bài quạt thơ” đến “Cò kè bớt một thêm hai” - Tú bà : Thoắt trông nhờn nhợt mầu da Ăn gì to lớn đẫy đà làm sao . D. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ.. - Nắm vững cách miêu tả ngoại hình nhân vật. - Xem lại cách miêu tả tâm lý nhân vật.. Ngày soạn : 22/10/2012 Tiết 14 : NHỮNG SÁNG TẠO VỀ NGHỆ THUẬT CỦA NGUYỄN DU TRONG TRUYỆN KIỀU ( Tiếp ) A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT :. 1. Kiến thức : - Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Du - Những sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Du trong “Truyện Kiều” . 2. Kĩ năng: - Cảm nhận và phân tích được giá trị nội dung và nghệ thuật của “Truyện Kiều” . 3. Thái độ: - Trân trọng những giá trị sáng tạo của tác giả. B. CHUẨN BỊ :. 1. Giáo viên: - Soạn giáo án, chuẩn bị hệ thống các bài tập. 2. Học sinh: - Nắm chắc các giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:. * Ổn định tổ chức. * Bài cũ : Chỉ ra sự sáng tạo trong việc miêu tả ngoại hình nhân vật của Nguyễn Du trong Truyện Kiều?.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> * Bài mới : Hoạt động của GV - HS ? Trong “Truyện Kiều” nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật cũng hết sức điêu luyện . Hãy lấy một vài dẫn chứng để minh hoạ?. ? Trong “Truyện Kiều” NT tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du cũng hết sức tài tình . Em hãy chứng minh điều đó ? ? Em hãy lấy dẫn chứng minh hoạ trong mối cảnh của Thuý Kiều đều gửi gắm một tình cảm nào đó? ? Tình trong cảnh , cảnh trong tình , rất gắn bó và hết sức điêu luyện ?. Kiến thức cần đạt II. Những sáng tạo về nghệ thuật (tiếp) b. Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật . - Nguyễn Du rất hiểu tâm lý nhân vật . Mỗi nhân vật từ chính diện , phản diện (và cả các nhân vật trung gian như Thúc sinh, các nhân vật mờ nhạt như Thuý Vân , Vương Quan) tất cả đều có tính cách . + Thuý Kiều ở lầu Ngưng Bích : Trong muôn vàn nỗi nhớ , đầu tiên Thuý Kiều nhớ đến Kim Trọng “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng Tin sương luống những rày trông mai chờ” c. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình . Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ - Cảnh góp phần thể hiện tâm trạng nhân vật : + Trong đoạn trích “ cảnh ngày xuân”, khi lễ hội dần tàn, cảnh nhuốm buồn, tâm trạng con người lưu luyến, bịn rịn, nuối tiếc, bâng khuâng đồng thời dự cảm về một điều gì đó sắp xảy ra, cảnh lúc ấy là : “Nao nao dòng nước uốn quanh Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang” - Cũng vẫn dòng suối này , khi Kim Trọng trở lại tìm Kiều, Nguyễn Du viết : “Một vùng cỏ mọc xanh rì Nước ngâm trong vắt thấy gì nữa đâu” + Đoạn “Kiều ở lầu Ngưng Bích” cũng là một trong những đoạn tả cảnh ngụ tình hay nhất trong Truyện Kiều + Điệp ngữ “buồn trông” gợi nỗi nhớ buồn liên tiếp dai dẳng. - GV phân tích. D. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ.. - Nắm vững NT miêu tả tính cách nhân vật và tả cảnh ngụ tình. - Tìm hiểu những sáng tạo về nội dung của Nguyễn Du so với Thanh Tâm Tài Nhân..

<span class='text_page_counter'>(34)</span> Ngày soạn : 24/10/2012 Tiết 15: NHỮNG SÁNG TẠO VỀ NỘI DUNG TƯ TƯỞNG CỦA NGUYỄN DU TRONG TRUYỆN KIỀU A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT :. 1. Kiến thức: - Thấy được cách nhìn, nhận thức tiến bộ của Nguyễn Du trong Truyện Kiều. - Những sáng tạo về nội dung, tư tưởng của Nguyễn Du trong “Truyện Kiều” . 2. Kĩ năng: - Cảm nhận và phân tích được giá trị nội dung của “Truyện Kiều” . - So sánh, đối chiếu với “Kim Vân Kiều Truyện” của TTTN 3. Thái độ. - Trân trọng những giá trị sáng tạo của tác giả. - Đề cao lòng thương người. B. CHUẨN BỊ :. * Giáo viên: * Học sinh:. - Soạn giáo án, chuẩn bị hệ thống các bài tập. - Nắm chắc giá trị nội dung của các tác phẩm. C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :. * Ổn định tổ chức. * Bài cũ. ? Những sáng tạo về nghệ thuật của Nguyễn Du trong Truyện Kiều? * Bài mới. Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức II. Những sáng tạo về nội dung, tư tưởng 1. Tái tạo một tác phẩm khác với Thanh Tâm Tài Nhân . ? Những sáng tạo của Nguyễn Du thể hiện - Thanh Tâm Tài Nhân chủ yếu phơi bày như thế nào qua “Truyện Kiều”? hiện thực qua tiểu thuyết nặng về cảm hứng nhân đạo: Đó là phê phán - bênh vực . - “Truyện Kiều” phản ánh ước mơ , khát vọng của con người trong xã hội phong kiến . a. Nhu cầu đòi giải phóng tình cảm . ? Theo em ,sự tiến bộ về tư tưởng của - Quan niệm về chữ “trung” trong Nguyễn Du thể hiện ở những mặt nào ? “Truyện Kiều”, Nguyễn Du đã dựng lên.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> ? Em hiểu như thế nào về quan niệm chữ “hiếu” trong xã hội phong kiến ? ? Vậy trong “Truyện Kiều” , chữ “hiếu” được hiểu như quan niệm chữ “hiếu” trong chế độ phong kiến không ? Dẫn chứng ?. ? Quan niệm hôn nhân và tình yêu của Nguyễn Du có gì tiến bộ ? (So với quan niệm hôn nhân trong xã hội. hai triều đình : Một của Hồ Tôn Hiến , một của Từ Hải. Rõ ràng về một phương diện nào đó, ông đã phủ định triều đình chính thống mà khẳng định triều đình của Từ Hải và coi Từ Hải là “đấng anh hùng” - Trong Kim Vân Kiều truyện thì Từ Hải là một đạo tặc chuyên cướp bóc với những toan tính rất tầm thường . - Trong “ Truyện Kiều”, ND xây dựng nhân vật Từ Hải , qua đó gửi gắm những khát vọng về công lí ở đời.. - Quan niệm chữ : “hiếu” trong XH phong kiến chỉ có quan hệ một chiều .Đó là đạo làm con phải có hiếu với cha mẹ . - Trong “Truyện Kiều” Vương ông , Vương bà là một ông bố , bà mẹ rất từ tâm khi Kiều bán mình chuộc cha . Người đau đớn nhất là Vương ông và Vương bà . Vương ông đã định đập đầu vào tường vôi để chết . Và ông nghĩ đằng nào ông cũng chết một lần , ông chết đi để cứu con . Biết tình yêu Kim-Kiều tan vỡ , hai ông bà vô cùng xót xa . Người nói ra điều xót xa ấy cũng là ông bà : Kiều nhi phận mỏng như tờ Một lời đã lỡ tóc tơ với chàng . và hai ông bà đã khóc than kể mọi điều . Nói với Thuý Vân thay Thuý Kiều cũng là 2 ông bà : Trót lời nặng với lang quân Mượn con em nó Thuý Vân thay lời Gọi là trả chút nghĩa người Nỗi đau mất con đã trở thành vết thương suốt cuộc đời họ . Như vậy , quan niệm chữ hiếu của Nguyễn Du cũng trái với quan niệm của lễ giáo phong kiến . b. Câu chuyện tình yêu trong “Truyện Kiều” : - Dẫu cho bầu trời nho giáo luôn là những đám mây xám thì tình yêu Kim Kiều vẫn có khoảng sáng, khoảng vui ..

<span class='text_page_counter'>(36)</span> phong kiến ). + Đó là mối tình trong sáng Kim-Kiều yêu nhau bởi sự xúc động , đến với nhau tự nguyện . Một mối tình tha thiết nồng thắm . Thuý Kiều gặp Kim Trọng trong tiết thanh minh . sau khi ba chị em Thuý Kiều du xuân trở về . Cảnh sắc mang âm khí nặng nề . “ở đây âm khí nặng nề ? Em hãy so sánh 2 cảnh , cảnh chị em Bóng chiều đã ngả , đường về còn xa” Thuý Kiều viếng mộ Đạm Tiên và cảnh Lúc đó Kim Trọng xuất hiện : Kim Trọng xuất hiện ? Cảnh ở đây thay đổi Trông chừng thấy một văn nhân như thế nào ? Lỏng buông tay khấu,bước lần dặm băng .…Hài văn lần bước dặm xanh Một vùng như thể cây quỳnh cành dao Đó là bước chân của tình yêu. Cảnh sắc sáng tươi trở lại . + Đó là một tình yêu cao đẹp, vượt lên khuôn khổ của lễ giáo pk hà khắc. => Tư tưởng của ND tiến bộ, động chạm vào thành trì lễ giáo phong kiến tuy nhiên vẫn chưa hoàn toàn phá dỡ được. D. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ.. - Nắm vững nội dung đã học - Tìm hiểu khát vọng của Nguyễn Du trong TK.. Ngày soạn : 29/10/2012 Tiết 16 : NHỮNG KHÁT VỌNG CỦA NGUYỄN DU TRONG TRUYỆN KIỀU A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT :.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> 1. Kiến thức: - Thấy được khát vọng của Nguyễn Du trong “Truyện Kiều”: khát vọng tự do, công lý đến với mọi người trong xã hội . - Tấm lòng nhân ái bao la của tác giả. 2. Kĩ năng: - Cảm nhận và phân tích được khát vọng của ND trong “Truyện Kiều” . 3. Thái độ. - Trân trọng tình cảm, lòng thương người của tác giả. - Đề cao lòng thương người, sống có khát vọng chân chính. B. CHUẨN BỊ :. 1. Giáo viên: - Soạn giáo án, chuẩn bị hệ thống các bài tập. 2. Học sinh: - Nắm chắc các giá trị nội dung của các tác phẩm C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:. * Ổn định tổ chức. * Bài cũ. ? Nhận xét về những sáng tạo trong nội dung tư tưởng TK? * Bài mới. Hoạt động của GV - HS kiến thức cần đạt * Khát vọng tự do , công lý . ? Khát vọng tự do công lý trong “Truyện - Khát vọng tự do trong “Truyện Kiều” Kiều” thể hiện ở mặt nào ? Hãy lấy dẫn được thể hiện rõ nhất thông qua nhân vật chứng minh hoạ ? Từ Hải . Nếu coi xã hội phong kiến là một sự tù túng, giam hãm , chật chội thì Từ Hải giống như một con chim đại bàng không chịu nổi sự chật chội tù túng ấy . - -- Điều ?XD nhân vật Từ Hải ; em thấy có gì khác đó được thể hiện qua miêu tả hình dáng thường ? (tài năng, tính cách ) của nhân vật với những nét khác thường . Râu hùm hàm én mày ngài Vai năm tấc rộng thân mười thước cao …gươm đàn nửa gánh non sông một chèo “Đội trời đạp đất ở đời…” + Từ kích thước cũng vượt ra ngoài khuôn khổ bình thường. Từ Hải bước vào “Truyện Kiều” và đem đến cho Thuý Kiều một không khí khác hẳn: Bầu trời như sáng ra , không gian như cao thêm, suy nghĩ nói năng hành động … , tất cả đều khác ngày thường . ? Qua n/v Từ Hải ND muốn gửi gắm khát - Khát vọng tự do, công bằng vọng gì ? -> Đó là ước mơ cao nhất , trăn trở nhất của Nguyễn Du trong xã hội có nhiều thế lực bạo tàn . Người phụ nữ phải chịu mọi.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> điều bất hạnh . - Ước mơ công lý của Nguyễn Du thể hiện rất rõ qua màn báo ân báo oán . + Trong một cuộc đời lưu lạc, Thuý Kiều luôn cố gắng vươn lên . Chấp nhận lấy Thúc Sinh là nàng cố gắng thoát ra khỏi lầu xanh . Theo sở khanh là trốn khỏi Tú Bà . Sống với Từ Hải là một điều mong mỏi , khát khao suốtcả cuộc đời lưu lạc của nàng . => Ước mơ của một cuộc sống tốt đẹp , cái xấu , cái ác bị trừng trị , cuộc sống công bằng , cái tốt được đến bù . Nguyễn Du đã đứng trên quan điểm triết học dân gian “ở hiền gặp lành” , gieo gió gặp bão” Nguyễn Du đã giúp “Truyện Kiều” dựng lên một toà án , chánh án là Thuý Kiều. Một quan toà giữa thanh thiên bạch nhật thể hiện một công lý , minh bạch đồng thời cũng rất uy nghi “Trướng hùm mở giữa trung quân Từ công sánh với phu nhân cùng ngồi” D. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ.. - Nắm vững nội dung 4 tiết học. - Tìm hiểu cảm hứng nhân đạo qua các tác phẩm đã học.. Ngày soạn : 29/10/2012 Tiết 17 : ÔN TẬP TÁC PHẨM “ TRUYỆN LỤC VÂN TIÊN” A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT :. 1. Kiến thức : - HS nắm được những kiến thức cơ bản về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tp “ truyện Lục Vân Tiên”. 2. Kĩ năng : - RLKN phân tích n/v. 3. Thái độ : Trân trọng, cảm phục tấm gương cụ đồ Chiểu..

<span class='text_page_counter'>(39)</span> B. CHUẨN BỊ :. * GV : - Chuẩn bị nội dung bài soạn * HS : - Xem lại các nội dung đã học về tác giả, tác phẩm. C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :. * Ổn định tổ chức : * Bài cũ : Dựa vào phần chú thích, tóm tắt ngắn gọn tp? * Bài mới : Hoạt động của GV - HS kiến thức cần đạt I. Kiến thức cơ bản : - HS nhắc lại các kiến thức đã học về tác 1. Tác giả : giả, tác phẩm. - Là tấm gương sáng ngời về nghị lực sống và cống hiến cho đời. - giàu lòng yêu nước, tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm. 2. Tác phẩm : ? NĐC viết “ truyện Lục Vân Tiên” nhằm * Mục đích : truyền dạy đạo lí làm người : m/đ gì ? - Coi trọng tình nghĩa giữa con người với - Tư tưởng bao trùm trong tp chính là tư con người : tình cha con, mẹ con, tình tưởng nhân nghĩa. nghĩa bạn bè... + Vân Tiên trên đường lên kinh đô dự thi, được tin mẹ mất chàng bỏ thi về quê chịu tang mẹ. Khóc thương mẹ đến nỗi mù cả hai mắt. + Hớn Minh, Vương Tử Trực là những người bạn tốt của LVT... - Đề cao tinh thần nghĩa hiệp sẵn sàng cứu khốn phò nguy: + Vân Tiên dám xả thân vì nghĩa(Làm ơn há dễ trông người trả ơn) + Ngư ông sẵn sàng cứu giúp, cưu mang LVT trong cơn hoạn nạn ( Dốc lòng nhơn nghĩa há chờ trả ơn)... - Thể hiện khát vọng về lẽ công bằng ở đời. II. Luyện tập : Câu 1 : NĐC quan niệm ntn về người anh hùng ? Quan niệm ấy được thể hiện ntn - Nhớ câu kiến ngãi bất vi trong tác phẩm ? Làm người thế ấy cũng phi anh hùng - HD hs chứng minh. Câu 2 : Có ý kiến cho rằng : “ Truyện Lục Vân Tiên là tự truyện của nhà thơ NĐC”. - “Truyện Lục Vân Tiên” là tp tiêu biểu Bằng hiểu biết về tác giả hãy giải thích.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> ngắn gọn ý kiến trên ? - HS thảo luận nhóm, trình bày - GV nhận xét, bổ sung.. gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp văn thơ của NĐC. - Trong tp, c/đ của n/v LVT mang bóng dáng c/đ Nguyễn Đình Chiểu : - Nguyễn Đình Chiểu vào đời cũng hăm hở như chàng trai Vân Tiên buổi đầu ứng thí: Chí lăm bắn nhạn ven mây Danh tôi đặng rạng tiếng thầy bay xa Làm trai trong cõi người ta Trước lo báo sổ sau là hiển vang -Thế nhưng thật bất hạnh , khi sắp vào trường thi Nguyễn Đình Chiểu được tin mẹ mất liền quay về chịu tang mẹ. Dọc đường về phần vì đường sá xa xôi thời tiết nóng bức, phần vì khóc nhớ thương mẹ nhiều Nguyễn Đình Chiểu đã bị mù cả hai mắt - Đường công danh lỡ dở, Nguyễn Đình Chiểu lại bị bội hôn. Thế nhưng những bất hạnh đau khổ đó không thể đè bẹp được ý chí hành đạo cứu đời của Nguyễn Đình Chiểu.. D. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ :. - Đọc lại các nội dung đã ôn tập - Tìm hiểu nghệ thuật miêu tả n/v qua đoạn trích “ LVT cứu KNN”. Ngày soạn : 4/11/2012 Tiết 18 : TÌM HIỂU VỀ NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ NHÂN VẬT TRONG ĐOẠN TRÍCH “ LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA” A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:. 1. Kiến thức : - HS thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật qua ngòi bút của Nguyễn Đình Chiểu được thể hiện trong đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” : Khắc họa vẻ đẹp n/v thông qua miêu tả hành động, lời nói, cử chỉ... 2. Kĩ năng : RLKN phân tích nhân vật.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> 3. Thái độ : Trân trọng những đóng góp của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đối với văn học dân tộc. B. CHUẨN BỊ :. - GV : Soạn bài, nghiên cứu kĩ bài soạn - HS : đọc lại đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” C. HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP :. * ổn định tổ chức * Bài mới : Hoạt động của GV - HS kiến thức cần đạt I. Tìm hiểu nghệ thuật miêu tả nhân vật trong đoạn trích “ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” ? Đoạn trích đã khắc họa vẻ đẹp của những n/v nào ? - HS trả lời ? N/v Lục Vân Tiên hiện lên với những * Lục Vân Tiên : nét đẹp nào ? - Dũng cảm , tài năng, có tấm lòng vị nghĩa - Cách cư xử tế nhị, lịch thiệp, có văn hóa. - Hào hiệp không màng danh lợi, trọng nghĩa khinh tài. ? Nhận xét về cách xây dựng nhân vật của tác giả ? - Khắc họa những nét đẹp của nhân vật thông qua miêu tả hành động, lời nói, cử chỉ. ? Tìm d/c minh họa ? - HS trình bày. * Kiều Nguyệt Nga : - Khuê các, có học thức, trọng ân nghĩa ?Cách xây dựng n/v ở đây có gì khác với “ Truyện Kiều” - HS rút ra nhận xét, trình bày - “ Truyện Kiều” + Với những nhân vật ND yêu mến, trân trọng ông dùng ngòi bút ước lệ, tượng trưng. + Đối với những kẻ ông căm ghét, khinh bỉ, ông lại hướng ngòi bút tả thực ( tả hành động, lời nói, diện mạo ...) - GV lấy một số d/c minh họa - GV đọc cho Hs nghe bài viết tham khảo.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> về nghệ thuật miêu tả n/v trong đoạn trích “ LVT cứu KNN” II. Luyện tập : Phân tích nghệ thuật miêu tả nhân vật trong đoạn trích “ LVT cứu KNN” - HS làm bài , trình bày - GV nhận xét, bổ sung. D. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ :. - Xem lại các kiến thức đã học. - Tìm hiểu cảm hứng nhân đạo trong các tp văn học trung đại đã học. Ngày soạn : 5/11/2012 Tiết 19 :. CẢM HỨNG NHÂN ĐẠO TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:. 1. Kiến thức. - Hiểu được khái niệm về cảm hứng nhân đạo trong các tác phẩm VH trung đại..

<span class='text_page_counter'>(43)</span> - Hiểu được những nội dung chính trong sự thể hiện cảm hứng nhân đạo trong các tác phẩm đã học, từ đó đánh giá về giá trị, ý nghĩa của sự thể hiện cảm hứng nhân đạo qua các tác giả, tác phẩm trên. - Cụ thể là tác phẩm: Chuyện “Người con gái Nam Xương”( Nguyễn Dữ) và Truyện Kiều (Nguyễn Du), Truyện “Lục Vân Tiên”( Nguyễn Đình Chiểu) 2. Kĩ năng. - Biết cảm nhận, phân tích làm rõ cảm hứng nhân đạo trong các tác phẩm VH trung đại. - Có kĩ năng tổng hợp khái quát để đánh giá về ý nghĩa giá trị nhân đạo của tác phẩm. 3. Thái độ. - Trân trọng những giá trị văn học xưa. Có ý thức sống tốt, biết yêu thương, trân trọng con người. B. CHUẨN BỊ :. 1. Giáo viên: - Soạn giáo án, chuẩn bị hệ thống các bài tập. 2. Học sinh: - Đọc lại các tác phẩm văn học trung đại đã học trong chương trình. - Nắm chắc các giá trị nội dung và nghệ thuật của các truyện. C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:. * Ổn định tổ chức. * Bài mới. Nền VH VN là môt nền VH hướng về con ngươi, phan anh sô phân và hanh phuc cua con ngươi. Nôi đau khô bât hanh, ước mơ và khat khao về cuôc sông âm no hanh phuc, hoa binh cua ND ta đa đươc cac nhà thơ nhà văn diên ta môt cach cam đông băng trai tim nhân đao bao la. Cam hưng nhân đao là môt trong nhưng gia tri lớn làm nên ban săc cua nền VHVN. Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt I.Khái niệm về cảm hứng nhân đạo: ? Em hiểu thế nào là cảm hứng nhân đạo - Cảm hứng nhân đạo- tình nhân ái là một trong thơ văn? mảng nội dung rất lớn và quan trọng trong các tác phẩm văn chương VN. Đó chính là: + Thái độ lên án, tố cáo các thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người. + Là tiếng nói ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp của con người. + Bày tỏ niềm cảm thương sâu sắc trước những kiếp đời bất hạnh, khổ đau. + Đề cao những khát vọng chính đáng của con người. II. Cảm hứng nhân đạo qua các tác phẩm VH trung đại đã học: a. Chuyện “Người con gái Nam Xương”(Nguyễn Dữ).

<span class='text_page_counter'>(44)</span> ? Trong “ Chuyện người con gái Nam Xương” cảm hứng nhân đạo được thể hiện như thế nào? - HS trình bày ? Lấy d/c phân tích rõ. - HS trình bày mỗi khía cạnh bằng các d/c cụ thể. - GV nhận xét, bổ sung. ? Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm “ Truyện Kiều” ?. ? Ở “ Truyện LVT” thì sao?. - Lên án, tố cáo xã hội phong kiến bất công. - Ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ thông qua nhân vật Vũ Nương. - Bày tỏ niềm cảm thương sâu sắc - Đề cao khát vọng về hạnh phúc. b. Truyện Kiều (Nguyễn Du) - Là kiệt tác số một của nền thi ca cổ điển VN chứa chan tình nhân ái. Tấm lòng ưu ái, xót thương của Nguyễn Du đã dành cho giai nhân bạc mệnh những vần thơ đầy nước mắt, “ Tố Như ơi! Lệ chảy quanh thân Kiều”(Tố Hữu), người con gái tài sắc, “ sắc đành đòi một, tài đành họa hai”. Hiếu thảo giàu đức hy sinh, có một tình yêu trong sáng thủy chung thế mà bạc mệnh, nếm đủ mùi cay đắng suốt mười lăm năm trời lưu lạc Một nàng thiếu nữ với sắc đẹp “ một hai nghiêng nước nghiêng thành” đã phải nhảy xuống sông Tiền Đường “ Tấm thân phó mặc trên trời, dưới sông”. - Nỗi đau của Kiều cũng là nỗi đau của những người phụ nữ bạc mệnh xưa nay. Nguyễn Du đã nghĩ về họ với nỗi đau và tình thương vô hạn: “ Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung” - Niềm thương cảm sâu sắc trước những đau khổ của con người. - Lên án tố cáo những thế lực tàn bạo. - Trân trọng đề cao con người từ vẻ đẹp hình thức, phẩm chất đến những giá trị khác. c. Truyện “Lục Vân Tiên”( Nguyễn Đình Chiểu) - Xã hội càng loạn lạc, thối nát thì nỗi đau của con người càng không kể xiết! Kiều Nguyệt Nga một giai nhân “vóc ngọc mình vàng” phải trải qua ba chìm bảy nổi,.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> để giữ tấm lòng son sắt, thủy chung với LVT, KNN cũng đã phải “ Nhắm dòng nước chảy vội vàng nhảy ngay”. D. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ.. - Nắm nội dung bài học. - Làm bài tập: Cảm nhận sâu sắc về giá trị nhân đạo trong các tác phẩm văn học trung đại đã học.. Ngày soạn : 11/11/2012 Tiết 20 : ÔN TẬP PHẦN VĂN HỌC TRUNG ĐẠI A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT :. 1. Kiến thức : - Củng cố kiến thức về phần văn học trung đại Việt Nam đã học. 2. Kĩ năng : - RLKN phân tích, đánh giá một số vấn đề trong các tp đã học..

<span class='text_page_counter'>(46)</span> 3. Thái độ : - Giáo dục HS thái độ trân trọng những giá trị trong văn học cổ. B. CHUẨN BỊ :. - GV : Nghiên cứu kĩ bài soạn. - HS : Xem lại các kiến thức đã học về phần văn học trung đại. C. HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP :. * ổn định tổ chức : * Bài mới : Hoạt động của GV - HS I. Tìm hiểu về văn học trung đại. Nội dung cần đạt - Văn học trung đại là một cách gọi tên mang tính qui ước, đó là một giai đoạn mà văn học hình thành và phát triển trong khuôn khổ của nhà nước phong kiến Việt Nam (Văn học thời phong kiến, văn học cổ) được xác định từ thế kỷ X (dấu mốc cho sự ra đời của nhà nước phong kiến Việt Nam đầu tiên) đến hết thế kỷ XIX.. ? Nêu vai trò vị trí của văn học trung đại trong nền văn học Việt Nam?. - Văn học trung đại có vai trò vị trí rất quan trọng bởi đây là mốc đầu tiên, chặng đường đầu tiên của văn học. Về sau này các đặc tính của văn học hiện đại đều bắt nguồn từ văn học trung đại - Nội dung tư tưởng của văn học trung đại có tính chất bao trùm nền văn học dân tộc như phản ánh lòng yêu nước, lòng căm thù giặc, đòi quyền sống quyền làm người...Sau này văn học hiện đại đều phản ánh rất sâu sắc những nội dung trên, tuy nhiên do tư duy của hai thời kỳ khác nhau, nhu cầu phản ánh khác nhau nên phương thức biểu đạt cũng khác nhau.. ? Văn học trung đại có mấy giai đoạn? Kể tên tác phẩm tiêu biểu cho từng giai - Văn học trung đại có 4 giai đoạn: đoạn ? qua đó nhận xét về sự phát triển a. Giai đoạn 1: Từ thế kỷ X --> thế kỷ XV. - Tác phẩm tiêu biểu: Nam của từng giai đoạn văn học ? Quốc Sơn Hà, Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Bình ngô đại cáo. - Văn học thời kỳ này phần lớn hướng về tư tưởng trung quân ái quốc, phục vụ cho các cuộc kháng nhiến và xây dựng đất.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> nước vì vậy mang đậm tình yêu nước, khí phách hào hùng và lòng tự hào dân tộc. b. Giai đoạn 2: Từ thế kỷ XVI--> nửa đầu thế kỷ XVIII - Tác phẩm tiêu biểu: Truyền kỳ mạn lục ( Nguyễn Dữ), Luận pháp học ( Nguyễn Thiếp) - Các tác phẩm vẫn chịu ảnh hưởng của văn học Trung Quốc, tuy chưa có lối đi riêng nhưng cũng đã đề cao được ý thức dân tộc, bắt đầu ca ngợi cuộc sống, đạo lý con người. c. Giai đoạn 3: Từ nửa cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX. - Tác phẩm tiêu biểu : truyện Kiều (Nguyễn Du), thơ Hồ Xuân Hương... d. Giai đoạn 4: Lục Vân Tiên( Nguyễn Đình Chiểu) - VH phát triển mạnh mẽ, có nhiều sự chuyển bến lớn nhằm thoát ra khỏi sự ảnh hưởng của văn học Trung Quốc tạo nên đặc trưng riêng của văn học dân tộc. Hầu hết các tác phẩm thời kỳ này được viết bằng chữ Nôm và phong phú hơn về thể loại. ?Nêu nội dung chính của văn học trung đại trong từng giai đoạn :. -VHTĐ được hình thành và phát triển trong khuôn khổ của nhà nước phong kiến vì vậy chịu sự chi phối lớn của đạo Nho với những Tam cương, Ngũ thường nên giai đoạn đầu nội dung văn học đã hoàn toàn thủ tiêu cái tôi cá nhân, đòi hỏi bổn phận trách nhiệm của con người, đặc biệt là bổn phận của người đàn ông đối với “ Quân- Sư -Phụ” - Sang đến giai đoạn 2 nội dung văn học vẫn đề cao chuẩn mực của Tam cương, Ngũ thường song đã bắt đầu phản ánh cuộc sống đời thường, đề cao cái “tôi” - Giai đoạn 3 nội dung văn học đã phát huy và phản ánh cùng một lúc nhiều đề tài khác nhau:.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> + Các biến cố lịch sử xã hội. +Tố cáo vạch trần bộ mặt thối nát của chế độ phong kiến. +Phản ánh số phận con người, đặc biệt là thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. + Bày tỏ kín đáo tâm sự yêu nước, đề cao đạo lý làm người, ca ngợi cuộc sống... II. Luyện tập : Hệ thông cac tac phẩm văn học trung đai đa đươc học trong ch ương trinh Ng ư văn 9 theo mẫu sau: STT. Tác phẩm. Tác giả. Nội dung chính. - HS dựa vào SGK và những kiến thức đã học để làm bài tập . D. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ :. - Ôn tập kĩ các nội dung đã học - Tiết sau kiểm tra 1 tiết.. Ngày soạn : 12/11/2012 Tiết 21 :. KIỂM TRA 1 TIẾT. A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT :. 1. Kiến thức : - giúp HS củng cố và khắc sâu các kiến thức đã học. 2. Kĩ năng : - RLKN viết đoạn văn, viết bài văn nghị luận. 3. Thái độ :. Nghệ thuật.

<span class='text_page_counter'>(49)</span> - Độc lập suy nghĩ, có ý thức tự giác trong làm bài kiểm tra B. CHUẨN BỊ :. - GV : Ra đề, đáp án, biểu điểm - HS : Ôn tập tốt các nội dung đã được học C. HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP :. * Ổn định tổ chức * Kiểm tra: I. Tiến hành kiểm tra - GV phát đề - HS làm bài, GV theo dõi. Đề ra : Câu 1 : Viết đoạn văn diễn dịch trình bày giá trị của tác phẩm “ Truyện Kiều”. Câu 2 : Phân tích giá trị nhân đạo trong tp “ Chuyện người con gái Nam Xương” ( Nguyễn Dữ) II. Đáp án, biểu điểm : Câu 1(3 đ) : - Viết đúng hình thức 1 đoạn văn - Đoạn văn triển khai theo cách diễn dịch, câu chủ đề đứng đầu đoạn văn. - Đoạn văn phải trình bày đầy đủ giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm - “ truyện Kiều” Câu 2( 7đ) : HS cần trình bày đầy đủ các ý sau : - giới thiệu tác giảm tác phẩm; nêu vấn đề cần nghị luận - Phân tích giá trị nhân đạo trong tp được thể hiện ở các khía cạnh cụ thể như sau : + Lên án, tố cáo xã hội phong kiến bất công. + Ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ thông qua nhân vật Vũ Nương. + Bày tỏ niềm cảm thương sâu sắc + Đề cao khát vọng về hạnh phúc. III. Thu bài, nhận xét giờ. D.HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ :. - Đọc thuộc lòng hai bài thơ : “ Đồng chí” và “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” - Phân tích hình tượng người lính trong 2 bài thơ. Ngày soạn : 25/11/2012 Tiết 22 : HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LÍNH QUA HAI BÀI THƠ : “ ĐỒNG CHÍ” VÀ “ BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH” A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT :. 1. Kiến thức : - HS cảm nhận được vẻ đẹp của người lính qua hai bài thơ “Đồng chí” và “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”..

<span class='text_page_counter'>(50)</span> - Thấy được ngòi bút thể hiện của hai tác giả khi viết về một đề tài. 2. Kĩ năng : - RLKN phân tích, cảm nhận. 3. Thái độ : Biết ơn, trân trọng, tự hào về những đóng góp của thế hệ cha anh đi trước. B. CHUẨN BỊ :. - GV : Bài soạn, tài liệu tham khảo - HS : Đọc thuộc lòng 2 bài thơ. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :. * ổn định tổ chức : * Bài cũ : Kiểm tra đọc thuộc lòng 2 bài thơ * Bài mới : Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt I. Tìm hiểu vẻ đẹp về hình tượng người lính trong hai bài thơ : - GV giúp HS nhớ lại và cảm nhận được vẻ đẹp của người lính qua hai bài thơ đã - Họ đều là những con người bình dị, mộc mạc, thấm nhuần tinh thần yêu nước, khát học. vọng độc lập tự do để đi vào cuộc chiến đấu. - Có lí tưởng sống hết sức cao đẹp - Tình đồng chí, đồng đội - Bất chấp mọi gian khổ, hiểm nguy. - Tinh thần lạc quan cách mạng ? Lấy d/c minh họa? - HS lấy d/c minh họa cho từng nét đẹp của người lính ở mỗi bài. ? Cùng viết về một đề tài nhưng cách thể - Tuy cùng khai thác chất liệu thơ từ đời hiện của hai nhà thơ có điểm nào khác sống thực với những chi tiết thật đến trần nhau? trụi của cuộc sống người lính nhưng hai bài thơ còn khác nhau bởi bút pháp và giọng điệu riêng của mỗi tác giả và cảm hứng nổi bật ở mỗi bài. Cảm hứng của Chính Hữu hướng vào vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội của người lính, còn PTD thì lại tập trung làm nổi bật chủ nghĩa anh hùng, tinh thần dũng cảm, bất chấp mọi khó khăn và bom đạn kẻ thù của những người lính lái xe. II. Luyện tập : Phân tích vẻ đẹp của người lính qua hai bài thơ “ Đồng chí” và “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” ?.

<span class='text_page_counter'>(51)</span> - HS xây dựng dàn ý, trình bày. - GV nhận xét, bổ sung. D.HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ :. - Hoàn thiện bài phân tích. Ngày soạn : 26/11/2012 Tiết 23 :. LUYỆN TẬP TỔNG KẾT TỪ VỰNG. A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT :. 1. Kiến thức: - Củng cố kiến thức đã học về từ tượng hình, từ tượng thanh, các biện pháp tu từ, từ láy, trau dồi vốn từ…. 2. Kĩ năng: - Nhận diện từ, phân tích ngôn ngữ, sửa lỗi dùng từ..

<span class='text_page_counter'>(52)</span> 3. Thái độ: - Thường xuyên trau dồi vốn từ và sử dụng từ có hiệu quả. B. CHUẨN BỊ :. - GV: Bảng phụ. - HS : Ôn tập phần lí thuyết các nội dung đã học. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :. * ổn định tổ chức : * Bài mới : Hoạt động của GV - HS * Hướng dẫn luyện tập :. ? Xếp các từ láy trên thành các loại: từ tượng thanh mô phỏng tiếng nước chảy, mô phỏng tiếng gió thổi, người cười, tiếng người nói, tiếng con vật, tiếng bước chân người?. ? Tìm những từ láy trong đoạn thơ?. ? Từ “nao nao” trong câu thơ gợi lên một tâm trạng ntn?. Kiến thức cần đạt 1. Bài 1: Xếp các từ láy thành các loại: - Cho các từ láy sau: eo éo, ha hả, léo nhéo, thình thịch, chiêm chiếp, the thé, róc rách, xào xạc, líu lo, khúc khích, sằng sặc, bập bẹ, hô hố, gâu gâu, quang quác, ồm ồm, rì rào, lào thào, phều phào, vi vút, thỏ thẻ, thủ thỉ, lí nhí, oang oang, - Từ tượng thanh mô phỏng tiếng nước chảy: róc rách, rì rào. - Từ tượng thanh tả tiếng gió thổi: xào xạc, rì rào, vi vút. - Tả tiếng cười: ha hả, khúc khích, sằng sặc, hô hố, sặc sụa. - Từ tượng thanh tả tiếng người nói: eo éo, léo nhéo, the thé, ồm ồm, lào thào, phều phào, thỏ thẻ, thủ thỉ, lí nhí, oang oang - Từ tượng thanh tả tiếng con vật: chiêm chiếp, líu lo, gâu gâu, quang quác, 2. Bài 2: Tìm hiểu đoạn trích “Cảnh ngày xuân”: a. Các từ láy trong đoạn thơ: nô nức, dập dìu,ngổn ngang, tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ. -> Những từ láy tượng hình diễn tả không khí của lễ hội tháng ba và tâm trạng của con người. b. Hai chữ “nao nao” đã nhuốm màu sắc tâm trạng lên cảnh vật. Cảm giác bâng khuâng, xao xuyến về một ngày vui xuân đang còn mà sự linh cảm về điều sắp xảy ra đã xuất hiện. 3.Bài 3: Phân tích nghệ thuật chơi chữ trong.

<span class='text_page_counter'>(53)</span> hai câu thơ: “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia” (Bà huyện Thanh Quan – Qua Đèo Ngang) - Chơi chữ dựa trên hiện tượng từ đồng âm: - quốc quốc: tiếng kêu của con chim cuốc -> nỗi nhớ Tổ quốc. - gia gia: tiếng kêu của con chim da da -> nỗi nhớ nhà. => Nỗi niềm nhớ nước, thương nhà của Bà huyện Thanh Quan. 4. Bài 4: Trong 2 câu thơ: “Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim”. (Phạm Tiến Duật – Bài thơ về tiểu đội xe ? Chỉ ra phép tu từ trong 2 câu thơ trên ? không kính). Phân tích t/d ? - Là hình ảnh hoán dụ -> Trái tim là ý chí, là tấm lòng, là tình cảm của người lính với miền Nam ruột thịt. D. Hướng dẫn về nhà : - Ôn tập các kiến thức về từ vựng. - Tìm và phân tích các biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong các văn bản và chỉ ra hiệu quả sử dụng của nó.. Ngày soạn : 2/12/2012 Tiết 24 : TÌM HIỂU CẢM HỨNG TRONG BÀI THƠ “ ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ” A. MỤC TIÊU CẦU ĐẠT :. 1. Kiến thức : - HS thấy được sự kết hợp của hai nguồn cảm hứng trong bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá”, đó là cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ và con người lao động. 2. Kĩ năng :.

<span class='text_page_counter'>(54)</span> - RLKN cảm nhận, phân tích bài thơ. 3. Thái độ : Bồi dưỡng lòng tự hào về quê hương, đất nước. B. CHUẨN BỊ :. - GV : Bài soạn, tư liệu tham khảo. - HS : Đọc thuộc lòng bài thơ, xem lại các kiến thức đã học. C. HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP :. * ổn định tổ chức : * Bài cũ : Học thuộc lòng bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” * Bài mới : Hoạt động của GV - HS Kiến thức cần đạt * Tìm hiểu cảm hứng trong bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” : ? Bài thơ là sự kết hợp của những nguồn cảm hứng nào ? - Bài thơ là sự kết hợp của hai nguồn cảm - HS trình bày. hứng : Cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ và con người lao động. ? Sự kết hợp ấy được thể hiện như thế nào ? Phân tích một số d/c trong bài thơ để làm sáng rõ điều đó ? - Bài thơ là khúc tráng ca ca ngợi vẻ đẹp - HS trình bày khỏe khoắn của con người lao động trong sự - GV nhận xét, bổ sung. hài hòa với vẻ đẹp tráng lệ của thiên nhiên kì vĩ : + Hai khổ thơ đầu là cảnh ra khơi .Khung cảnh thiên nhiên được phát họa ít nét mà vẫn cho ta cảm nhận được không khí khẩn trương của một buổi xuất bến ra khơi . Cảnh vừa rộng lớn lại vừa gần gũi với con người. +Bốn khổ thơ tiếp theo là cảnh lao động trên biển đêm.Vẻ đẹp của biển trời hòa quyện với vẻ đẹp của con người lao động dệt lên bức tranh tráng lệ ,rạo rực sức sống ,rạng rỡ vẻ đẹp làm say lòng người . ? Qua đó em cảm nhận được vẻ đẹp nào tromg hồn thơ Huy Cận ? - HS trình bày. D. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ :. - Viết bài văn phân tích bài thơ để thấy được bài thơ là sự kết hợp của hai nguồn cảm hứng : cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ và con người lao động..

<span class='text_page_counter'>(55)</span> Ngày soạn : 9/12/2012 Tiết 26 : KIỂM TRA : ĐỌC THUỘC LÒNG CÁC BÀI THƠ ĐÃ HỌC A.MỤC TIÊU CẦU ĐẠT :. 1.Kiến thức : - HS đọc thuộc lòng 6 bài thơ đã học trong phần văn học Việt Nam hiện đại, từ đó nắm vững giá trị nội dung, nghệ thuật của mỗi bài thơ. 2. Kĩ năng :.

<span class='text_page_counter'>(56)</span> - Vận dụng kiến thức đã học thuộc lòng vào việc làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. 3. Thái độ : có ý thức tự giác trong học tập. B. CHUẨN BỊ :. - HS : Đọc thuộc lòng bài thơ, xem lại các kiến thức đã học. C. HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP :. * ổn định tổ chức : I. Các bài thơ đã học trong phần văn học Việt Nam hiện đại : - Đồng chí - Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Đoàn thuyền đánh cá - Bếp lửa - Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - ánh trăng II. GV nêu yêu cầu : - Đọc thuộc lòng trôi chảy các bài thơ đã học, nhớ tên tác giả. - Nêu h/c ra đời - giá trị nội dung - nghệ thuật của mỗi bài. III. Kiểm tra học thuộc lòng : - GV gọi tên theo sổ điểm - HS lên bảng đọc theo yêu cầu - GV nhận xét IV. Nhận xét giờ. D. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ :. - Đọc thuộc lòng các bài thơ đã học - Xem lại các kiến thức đã học về kiểu văn bản tự sự.. Ngày soạn : 10/12/2012 Tiết 26 : ÔN TẬP KIẾN THỨC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ KIỂU VĂN BẢN TỰ SỰ A.MỤC TIÊU CẦU ĐẠT :. 1.Kiến thức :Nắm vững các kiến thức đã học liên quan đến kiểu văn bản tự sự. 2. Kĩ năng : Rèn kỹ năng kể chuyện kết hợp với miêu tả nội tâm nhân vật khi viết văn tự sự. B. CHUẨN BỊ :.

<span class='text_page_counter'>(57)</span> - GV : Bài soạn - HS : Ôn tập các kiến thức đã học về kiểu văn bản tự sự. C. HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP :. * ổn định tổ chức : * Bài mới : Hoạt động của GV - HS I.Văn bản tự sự : - HS nhắc lại các kiến thức đã học ở các lớp dưới.. Kiến thức cần đạt - Khái niệm kiểu bài. - Các yếu tố cơ bản tạo thành bài văn tự sự * nhân vật: -Xây dựng nhân vật phải có ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, tâm lý, tính cách, xung đột tình huống. -Tiêu biểu cho lớp người nào đó trong xã hội. * Cốt truyện (tình tiết truyện) - Truyện có tình huống thể hiện qua tình tiết bất ngờ, giàu kịch tính, đem đến cho người đọc lý thú, hấp dẫn. - Sự việc: Cụ thể ,rõ ràng: Mở đầu, phát triển, kết thúc. * Ngôi kể : -Ngôi thứ nhất xưng tôi. -Ngôi thứ ba :Người kể giấu mình.. II.Tự sự kết hợp với một số yếu tố khác : 1. Tự sự kết hợp với biểu cảm. ? Nhắc lại biểu cảm là gì? - Biểu cảm là bộc lộ tình cảm, cảm xúc ? Nếu không có sự việc thì có thể biểu cảm được không? Vì sao? - Nếu không có sự việc thì không thể biểu - HS thảo luận ,trả lời. cảm được. Vì biểu cảm là bộc lộ cảm xúc qua sự việc, hiện tượng, con người 2. Tự sự kết hợp với miêu tả. ? Nhắc lại miêu tả là gì? Việc đưa yếu tố miêu tả vào văn bản tự sự có tác dụng gì? - Nhắc lại nội dung đã học về việc đưa yếu tố miêu tả vào văn bản biểu cảm * Bước 1: Ôn lại khái niệm. H: Thế nào là miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự ? HS: Trả lời.(Shk) 3. Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.

<span class='text_page_counter'>(58)</span> ? Có mấy cách miêu tả nội tâm trong văn - Miêu tả nội tâm trực tiếp : Bằng cách diễn bản tự sự? Cho ví dụ? tả những ý nghĩ , cảm xúc tình cảm của nhân vật VD : Nỗi nhớ Kim Trọng và cha mẹ của Kiều. -Miêu tả nội tâm gián tiếp: Bằng cách miêu tả cảnh vật, nét mặt cử chỉ, trang phục của nhân vật. Ví dụ: Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa Buồn trông ngọn nước mới sa Hoa trôi man mác biết là về đâu Buồn trông nội cỏ dầu dầu Chân mây mặt đất một màu xanh xanh Buồn trông gió cuốn mặt duềnh Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. Suy nghĩ về thân phận trôi nổi vô định và nỗi buồn lo. 4. Nghị luận trong văn bản tự sự 5. Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự. - Nhắc lại các kiến thức vừa học. D.HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ :. - Nắm vững các kiến thức đã học, vận dụng tốt để làm bài văn tự sự..

<span class='text_page_counter'>(59)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×