Tải bản đầy đủ (.pdf) (208 trang)

Luận án tiến sĩ biến đổi sinh kế ở làng gia trung (huyện mê linh, thành phố hà nội) trong tiến trình công nghiệp hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.23 MB, 208 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------

Phan Thị Ngọc

BIẾN ĐỔI SINH KẾ Ở LÀNG GIA TRUNG
(HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI) TRONG
TIẾN TRÌNH CƠNG NGHIỆP HĨA VÀ ĐƠ THỊ HĨA

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC

Hà Nội - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------

Phan Thị Ngọc

BIẾN ĐỔI SINH KẾ Ở LÀNG GIA TRUNG
(HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI) TRONG
TIẾN TRÌNH CƠNG NGHIỆP HĨA VÀ ĐƠ THỊ HĨA

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC
Mã số: 62 31 03 02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Nguyễn Văn Sửu
XÁC NHẬN NCS ĐÃ CHỈNH SỬA THEO QUYẾT NGHỊ
CỦA HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁN


Chủ tịch hội đồng đánh giá
Luận án Tiến sĩ

Người hướng dẫn khoa học

PGS.TS. Lâm Bá Nam

PGS.TS. Nguyễn Văn Sửu

Hà Nội - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận án Tiến sĩ “Biến đổi sinh kế ở làng Gia
Trung (huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội) trong tiến trình cơng nghiệp
hóa và đơ thị hóa” là cơng trình khoa học của riêng tôi. Các số liệu trong
luận án là trung thực, những kết luận khoa học của luận án chưa từng được
cơng bố trong bất cứ cơng trình nào.
Nghiên cứu sinh

Phan Thị Ngọc


LỜI CẢM ƠN
Luận án này là một cơng trình nghiên cứu do tơi thực hiện và phát triển
từ khóa luận tốt nghiệp và luận văn thạc sĩ. Để có kết quả này, ngồi những
nỗ lực của bản thân, tơi đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều người và tổ chức,
cơ quan.
Trước hết, tơi muốn bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất tới
thầy hướng dẫn là PGS.TS. Nguyễn Văn Sửu - Trưởng khoa Nhân học, Trường

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Những tiến
bộ và sự trưởng thành trong nghiên cứu khoa học của tôi hôm nay phần lớn nhờ
có cơng sức truyền dạy của Thầy. Tơi xin gửi lời cảm ơn tới tập thể cán bộ của
Bảo tàng Nhân học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đặc biệt là
GS.TS. Lâm Thị Mỹ Dung - Giám đốc, TS. Bùi Hữu Tiến - Phó Giám đốc, đã
ln động viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho tơi nghiên cứu và hồn
thành luận án. Xin gửi lời cảm ơn tới các bạn đồng nghiệp, ThS. Đoàn Văn
Luân, Nguyễn Thu Hương, Đỗ Minh Nghĩa ... đã giúp đỡ và hỗ trợ cho tôi giải
quyết một số vấn đề kỹ thuật trong quá trình viết luận án. Bản luận án của tơi
khơng thể hồn thành nếu khơng có sự giúp đỡ của Thầy /Cô và các bạn đồng
nghiệp ở Khoa Nhân học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Tôi
thật sự biết ơn họ. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đặc biệt tới cán bộ và người dân
làng Gia Trung, trong gần 10 năm theo đuổi nghiên cứu về làng trong quá trình
chuyển đổi, người dân và một số cán bộ ở làng đã dạy cho tơi sự thích ứng,
giúp tơi hiểu được giá trị của cộng đồng làng và những thách thức trong cuộc
sống và sinh kế của họ.
Tôi thật sự biết ơn và thấu hiểu sự quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ của
chồng, con gái, bố mẹ và các em gái. Bản luận án này vừa là sự trưởng thành
trong nghiên cứu khoa học của tơi vừa là món q tinh thần tôi dành tặng Bố
Mẹ tôi - Bậc sinh thành đã “gánh nặng cả cuộc đời” cho chị em tôi học tập và
trưởng thành.
Xin chân thành cảm ơn.


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................... 4
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. 5
DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ ......................................................................... 6

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 7
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 7
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ......................................................................... 9
3. Lập luận nghiên cứu ..........................................................................................9
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 10
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ....................................................... 10
6. Bố cục luận án .................................................................................................. 11
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................... 12
1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ........................................................................... 12
1.1.1. Nghiên cứu sinh kế trên thế giới ................................................................. 12
1.1.2. Nghiên cứu sinh kế ở Việt Nam .................................................................. 16
1.2. Cơ sở lý luận ...................................................................................................... 28
1.2.1. Khái niệm công cụ ...................................................................................... 28
1.2.2. Khung sinh kế bền vững ............................................................................. 37
1.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 42
Tiểu kết chương 1 .................................................................................................... 45
Chƣơng 2. LÀNG GIA TRUNG: BỐI CẢNH LỊCH SỬ, VĂN HĨA,
XÃ HỘI VÀ CHÍNH SÁCH CƠNG NGHIỆP HĨA, ĐƠ THỊ HĨA ................ 46
2.1. Bối cảnh lịch sử và đặc trưng văn hóa, xã hội ................................................... 46
2.1.1. Bối cảnh lịch sử .......................................................................................... 46
2.1.2. Đặc điểm văn hóa, xã hội ........................................................................... 49
2.2. Chính sách cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa và q trình thu hồi đất ...................... 52
2.2.1. Chính sách cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa .................................................... 52
2.2.2. Chính sách thu hồi và hỗ trợ thu hồi đất .................................................... 57
Tiểu kết chương 2 .................................................................................................... 70
1


Chƣơng 3. SINH KẾ NÔNG NGHIỆP ................................................................. 71

3.1. Đất đai và hoạt động sản xuất nông nghiệp trước khi thu hồi đất ..................... 71
3.1.1. Giai đoạn trước năm 1945 ......................................................................... 71
3.1.2. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 2000 ....................................................... 75
3.2. Hoạt động sản xuất nông nghiệp từ 2000-2017 ................................................. 81
3.2.1. Nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp ...................................................... 81
3.2.2. Hoạt động sản xuất nông nghiệp ................................................................ 88
Tiểu kết chương 3 .................................................................................................... 98
Chƣơng 4. SINH KẾ CÔNG NGHIỆP ............................................................... 100
4.1. Đặc điểm nhóm cơng nhân ở làng Gia Trung .................................................. 101
4.2. Đào tạo nghề .................................................................................................... 104
4.3. Q trình thích nghi việc làm công nhân ......................................................... 106
4.4. Thu nhập từ lương công nhân .......................................................................... 109
4.5. Sự bấp bênh của sinh kế công nghiệp .............................................................. 111
Tiểu kết chương 4 .................................................................................................. 115
Chƣơng 5. SINH KẾ DỊCH VỤ ........................................................................... 116
5.1. Sinh kế gắn với dịch vụ cho thuê nhà trọ......................................................... 116
5.1.1. Nguyên nhân và sự xuất hiện nhà trọ ....................................................... 116
5.1.2. Các loại hình nhà trọ ................................................................................ 119
5.1.3. Vai trò của kinh doanh nhà trọ với sinh kế hộ gia đình ........................... 128
5.2. Sự phát triển hoạt động dịch vụ ....................................................................... 134
5.2.1. Dịch vụ buôn bán thương mại .................................................................. 135
5.2.2. Dịch vụ trông trẻ ...................................................................................... 137
Tiểu kết chương 5 .................................................................................................. 139
Chƣơng 6. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ............... 140
6.1. Một số vấn đề đặt ra từ biến đổi sinh kế.............................................................. 140
6.1.1. Đa dạng sinh kế ........................................................................................ 140
6.1.2. Suy giảm sản xuất nơng nghiệp ................................................................ 142
6.1.3. Tính bền vững của biến đổi sinh kế .......................................................... 144
6.2. Biến đổi sinh kế góp phần vào biến đổi văn hóa, xã hội và mơi trường …….146
6.2.1. Biến đổi văn hóa ....................................................................................... 146

6.2.2. Biến đổi xã hội .......................................................................................... 148
2


6.2.3. Biến đổi khơng gian sống ......................................................................... 150
6.2.4. Ơ nhiễm mơi trường ................................................................................. 153
6.3. Một số gợi ý chính sách ................................................................................... 156
Tiểu kết chương 6 .................................................................................................. 160
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 161
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ..................................................................................................... 165
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 166
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 179

3


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết thƣờng (tiếng Việt và tiếng Anh)

BCH

Ban chấp hành

CHXHCN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa


DFID

Department for International Development
(Cơ quan Phát triển Quốc tế - Vương quốc Anh)

ĐVT

Đơn vị tính

JICA

Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản

GPMB

Giải phóng mặt bằng

H

Hạng đất

HĐND

Hội đồng nhân dân

KCN

Khu cơng nghiệp

KH


Ký hiệu

NĐ-CP

Nghị định - Chính phủ

Nxb

Nhà xuất bản

QĐTTg

Quyết định Thủ tướng

QĐ-UB

Quyết định - Ủy ban

TTLTQG I

Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I

UBND

Ủy ban Nhân dân

UN - Habitat

Chương trình Định cư Con người Liên Hiệp Quốc


4


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Khung giá bồi thường các loại đất năm 2003-2005 ................................... 59
Bảng 2.2: Các khoản bồi thường và hỗ trợ thu hồi đất nông nghiệp hạng 1
năm 2005 ....................................................................................................................... 62
Bảng 3.1: Ruộng đất trồng trọt ở Gia Trung đầu thế kỷ XIX ..................................... 72
Bảng 3.2: Bảng thống kê tư điền xã Gia Thượng năm 1805 ...................................... 72
Bảng 3.3: Diện tích đất tư điền của người dân Gia Trung phụ canh trên các cánh đồng
của xã Giai Lạc ................................................................................................................... 73
Bảng 3.4: Sự suy giảm diện tích đất nơng nghiệp ở Gia Trung trong giai đoạn
tập thể hóa nơng nghiệp ................................................................................................ 78
Bảng 3.5: Quy mô đất đai, số mảnh, xứ đồng của hộ gia đình chia đất năm 1993 .... 80
Bảng 3.6: Sự thay đổi quy mô ruộng đất nơng của hộ gia đình bị thu hồi đất ........... 82
Bảng 3.7: Lao động phân theo chiến lược sinh kế chính ở Gia Trung ....................... 86
Bảng 3.8: So sánh hiện trạng làm nông nghiệp của các hộ 2011 và 2017 ................. 89
Bảng 4.1: Sự phân hóa theo độ tuổi của công nhân ở tổ 6 (năm 2016) .................... 101
Bảng 5.1: Phân loại tiện nghi sinh hoạt và thu nhập từ nhà trọ ................................ 127

5


DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1: Khung sinh kế bền vững của DFID............................................................. 38
Hình 2.1: Vị trí làng Gia Trung, thị trấn Quang Minh năm 2018............................... 49
Hình 2.2: Bản đồ phân bố các KCN ở miền Bắc Việt Nam và vị trí KCN
Quang Minh ................................................................................................................... 53
Hình 2.3: KCN Quang Minh và vị trí các thơn/làng phụ cận ..................................... 55

Hình 2.4: Bản đồ quy hoạch chi tiết đất dịch vụ làng Gia Trung năm 2006 .............. 67
Hình 3.1: Bản đồ không gian địa lý và khu dân cư làng Gia Trung (1950-1960) ..... 76
Hình 3.2: Sơ đồ hóa hệ thống kênh mương bị san lấp ở Gia Trung ........................... 84
Hình 3.3: Sơ đồ hóa sự linh hoạt trong canh tác nơng nghiệp năm 2017................... 97
Hình 5.1: Các loại hình nhà trọ cho thuê tại Gia Trung năm 2017........................... 123
Biểu đồ 2.1: Giá tiền bồi thường đất nông nghiệp ...................................................... 61

6


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những thập kỷ vừa qua, sinh kế và sinh kế bền vững đã trở thành
những hướng nghiên cứu quan trọng, có tính khoa học và giá trị thực tiễn sâu
sắc. Cách nhìn phổ biến trong tài liệu nghiên cứu về sinh kế và sinh kế bền
vững ở các vùng nông thôn trên thế giới thường gắn sinh kế với đất đai. Một
nghiên cứu của DFID có tựa đề “Better livelihoods for poor people: the role
of land policy” nhận định sinh kế và nghèo đói ở nơng thơn có liên hệ mật
thiết với đất đai, nhưng cũng nhấn mạnh “sự bảo đảm, an toàn và đủ năng lực
chi trả về đất [nông nghiệp] ... không là điều kiện đủ để giảm nghèo” [DFID
2002a, tr.1]. Trong khi đó, Rigg khơng đồng ý với nhận định trên. Theo tác
giả này, đất đai là một yếu tố quan trọng đối với cuộc sống nông dân ở nông
thôn ở khu vực Đông Nam Á, nhưng ở nhiều nơi, vai trị và tầm quan trọng
của đất nơng nghiệp đã bị suy giảm đáng kể so với trước. Tình trạng này sẽ
ngày càng trở nên rõ ràng hơn cả về mức độ rộng khắp và cường độ xảy ra
[Rigg 2005, tr.3]. Lập luận của Rigg có một luận điểm quan trọng, đó là: “Đất
[nơng nghiệp] đã và đang bị thu hẹp và các vùng nông thôn Đông Nam Á,
đang diễn ra q trình tách rời giữa sự nghèo đói và sinh kế ra khỏi việc đồng
ruộng và các nguồn lực nông nghiệp ở vùng nông thôn” [Rigg 2005].
Trong bối cảnh đổi mới và thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở

Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng, việc xây dựng các khu công nghiệp và
phát triển đô thị đã diễn ra với tốc độ nhanh; ẩn sau những thay đổi „phần
cứng‟ (hệ thống cơ sở hạ tầng, đường xá, nhà cửa, v.v) là những biến đổi „phần
mềm‟ không kém phần quan trọng, bao gồm ý nghĩa là sinh kế của người „nông
dân‟ và „nghề làm nông‟ gắn với đất đang bị thay đổi [Rigg 2005]. Kết quả là
sự phát triển công nghiệp và đô thị ở khu vực ven đô các thành phố lớn, nhất là
khu vực ven đô Hà Nội đã làm chuyển đổi các hoạt động sinh kế của hộ gia
đình nơng dân vốn đã nhiều đời sống dựa vào nông nghiệp ở khu vực nông
thôn. Tran Quang Tuyen [2013] cho rằng: “Việc mất đất nông nghiệp cùng với
7


việc bồi thường, khơng phải lúc nào cũng có tác động tiêu cực đến kết quả sinh
kế của hộ dân. Điều này có thể được giải thích bởi thực tế là một số hộ gia đình
sử dụng phần tiền bồi thường của họ cho tiêu thụ thuận tiện. Ngoài ra, thu nhập
kiếm được từ việc làm khác ngồi nơng nghiệp có thể bù đắp hoặc thậm chí
vượt q sự mất mát từ thu nhập nông nghiệp. Điều này cho thấy rằng mất đất
nơng nghiệp có thể gián tiếp ảnh hưởng tích cực đến kết quả sinh kế (thơng qua
tác dụng tích cực của nó về sự tham gia phi nơng nghiệp)”. Tuy nhiên, bên
cạnh những mặt tích cực thì việc thu hồi đất không chỉ khiến các hộ nông dân
mất đi tài sản sinh kế, đặc biệt là đất đai, mà còn làm mất đi địa vị, nguồn thực
phẩm, thu nhập của hộ gia đình và cộng đồng, gây ra nhiều xáo trộn xã hội,
buộc các cá nhân và hộ gia đình phải đối mặt với việc tìm kiếm phương thức
mưu sinh với nhiều khó khăn và bấp bênh; đặt ra nhiều vấn đề về dân số, lao
động, việc làm, ô nhiễm môi trường, an sinh xã hội. Những biến đổi do cơng
nghiệp hóa và đơ thị hóa ở các làng ven đơ nhanh chóng trở thành đề tài nghiên
cứu của giới khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó có nhân học, xã
hội học, tâm lý học, kinh tế học, v.v.
Như nhiều làng ở khu vực ven đô Hà Nội, làng Gia Trung chịu nhiều
biến động (trong đó có biến động về địa giới hành chính, đất đai, dân số, sinh

kế, v.v.) trong mấy thập kỷ qua do tác động từ các chính sách phát triển cơng
nghiệp và đô thị ở cấp độ quốc gia và địa phương. Trước những năm 1990,
Gia Trung là một làng thuần nông với hoạt động sinh kế chủ yếu là sản xuất
nông nghiệp. Những biến đổi kinh tế và xã hội chỉ thực sự diễn ra mạnh mẽ
và nhanh chóng ở làng từ cuối thế kỷ XX khi Nhà nước và chính quyền tỉnh
Vĩnh Phúc thực hiện một loạt dự án phát triển công nghiệp và đô thị ở khu
vực này, dẫn đến biến động về đất đai và làm biến đổi sinh kế của người dân.
Nghiên cứu để hiểu được q trình biến đổi và thích nghi sinh kế ở những
làng như Gia Trung là rất cần thiết đối với các ngành khoa học xã hội, nhất là
ngành Nhân học. Trong bối cảnh đó, việc lựa chọn đề tài “Biến đổi sinh kế ở
làng Gia Trung (huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội) trong tiến trình cơng
nghiệp hóa và đơ thị hóa” khơng chỉ góp phần làm sáng tỏ q trình biến đổi
8


sinh kế của người dân ở làng Gia Trung mà cịn cho thấy sự đa dạng hóa sinh
kế theo hướng thích nghi của các hộ gia đình sau khi bị mất đất nông nghiệp.
Tôi hy vọng kết quả nghiên cứu trường hợp này sẽ góp phần làm rõ hơn về
quá trình biến đổi và thích nghi sinh kế của người dân ở ven đô Hà Nội và các
thành phố khác ở Việt Nam trong q trình cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa.
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Sử dụng Khung phân tích sinh kế bền vững, luận án tập trung nghiên
cứu khảo sát và phân tích các hoạt động sinh kế của người dân ở làng Gia
Trung trong gần hai thập kỷ với mục tiêu góp phần hiểu biết về q trình biến
đổi và thích nghi sinh kế của người dân qua trường hợp một địa bàn cụ thể.
Luận án cố gắng trả lời bốn câu hỏi quan trọng: (i) Cơng nghiệp hóa và
đơ thị hóa làm cho các hộ gia đình nơng dân ở làng Gia Trung bị thu hồi đất
nông nghiệp như thế nào? (ii) Biến đổi sinh kế của hộ gia đình diễn ra như thế
nào và theo hướng nào? (iii) Người nơng dân thích nghi sinh kế ra sao trong
môi trường sống mới? (iv) Thực tiễn biến đổi sinh kế ở làng Gia Trung đã và

đang đặt ra những vấn đề gì và có các gợi ý chính sách nào có thể hỗ trợ
người dân hướng tới sinh kế bền vững trong quá trình chuyển đổi?
3. Lập luận nghiên cứu
Trình bày kết quả nghiên cứu của luận án, tơi lập luận rằng q trình
cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa ở ven đơ Hà Nội khơng chỉ thu hồi đất nơng
nghiệp của hộ gia đình nơng dân mà cịn làm biến đổi mạnh mẽ sinh kế của
họ. Trong khi nguồn vốn sinh kế truyền thống của nhiều hộ gia đình là đất
nơng nghiệp bị suy giảm hoặc biến mất thì nguồn vốn tài chính của họ được
tăng cường cùng với sự xuất hiện của những cơ hội sinh kế phi nơng nghiệp,
làm đa dạng hóa sinh kế theo hướng giảm mạnh các hoạt động sinh kế gắn với
nông nghiệp, tăng cường các hoạt động sinh kế gắn với cơng nghiệp và dịch
vụ. Q trình biến đổi sinh kế này chứa đựng những căng thẳng, bấp bênh,
nhưng người dân đã từng bước thích nghi và có mức thu nhập tốt hơn so với
trước khi bị thu hồi đất nông nghiệp.
9


4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Trong bối cảnh các làng ven đô Hà Nội đang từng ngày biến đổi cả về
vật chất và lối sống, tôi chọn làng Gia Trung (nay là tổ dân phố 6 và 7, thị
trấn Quang Minh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội) làm nghiên cứu trường
hợp. Trong gần 20 năm qua, làng Gia Trung trải qua q trình cơng nghiệp
hóa, đơ thị hóa nhanh, chuyển đổi từ xã hội nơng thơn sang đô thị, tạo nên
những biến đổi mạnh mẽ ở một cộng đồng làng vốn trước kia thuộc khu vực
nông thôn nông nghiệp.
Luận án tập trung nghiên cứu sự biến đổi sinh kế của nông dân ở làng
Gia Trung từ năm 2000 đến nay (2017). Mốc thời gian được xác định từ năm
2000, vì đây là thời điểm bắt đầu diễn ra q trình thu hồi đất nơng nghiệp ở
làng để thực hiện các mục tiêu phát triển công nghiệp và đô thị. Để thấy được
sự biến đổi, luận án cũng xem xét, đối chiếu các hoạt động sinh kế của người

dân giai đoạn trước và sau khi bị thu hồi đất ở làng và khu vực xung quanh.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
5.1. Ý nghĩa khoa học
Ý nghĩa khoa học của luận án được thể hiện ở một số nội dung chính:
Luận án đã phân tích và lý giải một cách có hệ thống và có cơ sở tài liệu về
biến đổi sinh kế ở một làng ven đơ Hà Nội, góp phần làm rõ đặc điểm cơ bản
của các chiến lược sinh kế trong không gian làng sau thu hồi đất. Luận án
cũng làm rõ khái niệm biến đổi sinh kế và biến khái niệm này thành một
công cụ hữu dụng để nhận diện loại hình và đặc điểm các chiến lược sinh kế;
phân tích mối quan hệ và sự tương tác giữa biến đổi sinh kế và biến đổi làng
ven đô dưới tác động của chính sách cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa.
Làm rõ vai trị của một số loại vốn sinh kế trong q trình biến đổi và
thích nghi sinh kế, luận án chỉ ra rằng các loại vốn tự nhiên (đất nông nghiệp,
đất thổ cư), vốn con người (kỹ năng, trình độ tay nghề v.v.), vốn xã hội (quan
hệ xã hội, v.v.), vốn vật chất (nhà cửa) và vốn tài chính đều có vai trị quan
trọng trong việc đa dạng hóa sinh kế của người nơng dân sau khi bị thu hồi
10


đất. Ở đây, vốn tự nhiên, vốn con người và vốn xã hội được xem xét trong
mối quan hệ tương quan với nguồn vốn vật chất, vốn tài chính bởi dù người
nông dân sử dụng bất cứ nguồn vốn nào thì đều hướng đến việc tăng cường
nguồn vốn vật chất (nhà cửa, tài sản, v.v.) và nguồn tài chính để phục vụ nhu
cầu sống của họ trong bối cảnh xã hội có nhiều chuyển đổi.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Ý nghĩa thực tiễn của luận án được thể hiện trên hai phương diện. Luận
án là một cơng trình có tính hệ thống, toàn diện và chuyên sâu, cung cấp cho
ngành Dân tộc học /Nhân học nguồn tư liệu mới, phong phú cùng những phân
tích, lý giải với những dẫn chứng cụ thể, đáng tin cậy về những vấn đề liên
quan trực tiếp và gián tiếp đến biến đổi sinh kế của người dân ở một làng ven

đô cụ thể, đồng thời cung cấp những hiểu biết đầy đủ, toàn diện hơn về biến
đổi sinh kế của người nông dân ven đô ở Việt Nam dưới tác động của chính
sách cơng nghiệp và đô thị. Luận án cung cấp cơ sở khoa học và những gợi ý
có giá trị tham khảo góp phần phát triển sinh kế bền vững của người dân.
6. Bố cục luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung
chính của luận án gồm 6 chương:
Chương 1: Tổng quan tài liệu, cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Làng Gia Trung: Bối cảnh lịch sử và chính sách cơng nghiệp hóa,
đơ thị hóa
Chương 3: Sinh kế nơng nghiệp
Chương 4: Sinh kế công nghiệp
Chương 5: Sinh kế dịch vụ
Chương 6: Một số vấn đề đặt ra và gợi ý chính sách
Ngồi ra, luận án cịn có Lời cam đoan, Lời cảm ơn, Danh mục các chữ
viết tắt, Mục lục, Danh mục các bản đồ, sơ đồ, ảnh liên quan đến nội dung
luận án.

11


Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong chương này, tôi tổng quan tài liệu nghiên cứu về sinh kế và biến
đổi sinh kế trên thế giới, cụ thể là khu vực nông thôn châu Phi và Đông Nam
Á, để thấy được những tác động của chính sách phát triển ở cả cấp độ quốc
gia và địa phương đã dẫn đến biến đổi sinh kế như thế nào. Việt Nam khơng
nằm ngồi xu hướng này khi cả khu vực nông thôn và thành thị đều đã và
đang diễn ra quá trình biến đổi sinh kế. Từ đó, sinh kế và biến đổi sinh kế trở
thành chủ đề quan tâm của giới khoa học và các nhà quản lý. Trên cơ sở tổng

quan tài liệu nghiên cứu, tôi xác định cơ sở lý luận và phương pháp luận của
luận án.
1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Sinh kế trở thành một trong những hướng nghiên cứu nhân học và các
ngành khoa học xã hội từ ít nhất là những thập niên 1980. Nguồn tài liệu
nghiên cứu về chủ đề này thiên về tiếp cận phát triển nông thôn và giảm
nghèo. Trong những thập niên gần đây, vấn đề sinh kế càng được quan tâm
nhiều hơn thông qua các dự án phát triển trên khắp thế giới. Song dù vậy, còn
khá nhiều vấn đề cần được quan tâm một cách kỹ lưỡng và cập nhật hơn với
thực tế biến đổi sinh kế đang diễn ra phức tạp và nhanh chóng hiện nay.
1.1.1. Nghiên cứu sinh kế trên thế giới
Sinh kế gắn với sản xuất nông nghiệp của người dân ở nhiều vùng nông
thôn trên thế giới đã diễn ra xu hướng biến đổi nhanh chóng. Sarah Turner và
cộng sự nhận định: “Nếu ai đã từng nghiên cứu thực địa dài ngày ở Nam Bán
cầu sẽ dễ dàng nhận thấy các yếu tố cấu thành sinh kế luôn biến đổi, kể cả với
các nhóm cư dân truyền thống nhất” [S.Turner, C.Bonnin, J.Michaud 2015].
Khu vực nông thôn vùng hạ Sahara (châu Phi) nói riêng và vùng nơng thơn
Nam Bán cầu cho đến nay là một trong những ví dụ rõ ràng về sự thu hẹp đất
đai, suy giảm hoạt động sản xuất nông nghiệp, dẫn đến thay đổi hoạt động sinh
12


kế. Tuy nhiên, tùy vào từng khu vực mà con người có cơ hội thích ứng với loại
hình sinh kế khác nhau. Ở đất nước Nam Phi trong thế kỷ XX, hơn 90% đất đai
của cư dân bản địa bị cưỡng chế thu hồi, tình trạng thiếu đất sản xuất là tác
nhân ngăn cản sự ngưng trệ của sản xuất nông nghiệp, dẫn đến hiện tượng di cư
đến các khu vực đơ thị. Vai trị của đất nơng nghiệp như một chiến lược sinh kế
chính của người nơng dân ngày càng ít quan trọng [Ntsebeza 2010]. Tình hình
tương tự cũng diễn ra với những nông dân khu vực cận Sahara, khi mà các
chính sách điều chỉnh cơ cấu và tự do hóa thị trường đã thúc đẩy q trình „phi

nơng nghiệp hố‟ ở nhiều vùng nơng thơn, buộc người nơng dân phải hướng
đến sự đa dạng sinh kế như một chiến lược sống cịn của hộ gia đình. “Việc phi
nơng nghiệp hố của khu vực nơng thơn đang xảy ra, đồng thời các thành viên,
nam và nữ của các hộ nơng dân đang tranh giành để tìm sinh kế có thể thực
hành được” [Ellis 1999, Bryceson 2002].
Nguồn vốn sinh kế cũng là đối tượng phân tích của các nghiên cứu về
sinh kế nông thôn ở những mức độ và chiều cạnh khác nhau. Thơng qua phân
tích kết quả ứng dụng thực tế của khung sinh kế bền vững ở Bangladesh,
Etiopia và Mali, Scoones cho rằng có 5 yếu tố chính để đánh giá kết quả của
một sinh kế bền vững, bao gồm: tạo việc làm và thu nhập cho người dân; mức
độ nghèo đói; mức độ hài lịng và năng lực của người dân; thích ứng sinh kế,
tính dễ bị tổn thương và khả năng hồi phục; sự bền vững về mặt tài nguyên
thiên nhiên. Các chỉ số để đánh giá một sinh kế là bền vững được nêu ra khá
rõ ràng, đồng thời là những mục tiêu hướng tới của các dự án, chương trình
phát triển cũng như kế hoạch và chiến lược sinh kế [Scoones 1998]. Trong
quá trình quan sát sự đa dạng sinh kế của các cư dân nông thôn, 'vốn con
người' được coi như là một chìa khóa để đa dạng hóa sinh kế thành cơng, “các
gia đình có trình độ học vấn cao hơn tham gia nhiều hơn trong các hoạt động
phi nông nghiệp, và vốn con người có một ảnh hưởng quan trọng đến mức thu
nhập phi nông nghiệp đạt được” [Ellis 1999].
13


Một số nghiên cứu tập trung phân tích nguồn vốn xã hội khi cho rằng
vốn xã hội là một đặc điểm quan trọng của một cộng đồng, là một trong năm
nguồn vốn của khung sinh kế bền vững. “Vốn xã hội trao quyền cho phụ nữ
tham gia nhiều hơn vào quá trình ra quyết định, tạo cơ sở phát triển tài sản và
sử dụng tài nguyên thiên nhiên, công nghệ quản lý tài nguyên” [Abenakyo và
cộng sự 2007]. Bebbington cũng quan tâm tới vốn xã hội như là một loại tài
sản quan trọng đối với sinh kế thông qua xây dựng một khung phân tích để

làm rõ phát triển bền vững sinh kế nông thôn và tác động của chúng đối với
nghèo đói ở nơng thơn. Khung phân tích lập luận rằng, cần hiểu sinh kế nông
thôn về: i/ Người tiếp cận 5 loại vốn; ii/ Kết hợp và biến đổi những loại vốn
trong xây dựng đời sống; iii/ Mọi người có thể mở rộng cơ sở tài sản của họ
bằng cách tham gia cùng các thành viên khác thông qua các mối quan hệ bị
chi phối bởi thị trường, nhà nước và tổ chức xã hội dân sự; và iv/ Con người
có thể triển khai và tăng cường khả năng của họ để cuộc sống có ý nghĩa hơn.
Đặc biệt, nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của vốn xã hội như là một
loại tài sản thơng qua đó con người có thể mở rộng quyền tiếp cận tài nguyên
và các nguồn lực khác [Bebbington 1999].
Cũng phân tích các nguồn vốn sinh kế, Uphoff và Buck lại tập trung
vào việc xem xét vai trò của các thiết chế địa phương (local institutions) trong
việc tạo ra sinh kế bền vững của nông dân, cũng như xác định các nguồn lực
trong phát triển và đảm bảo sinh kế của người dân làm nông nghiệp ở khu vực
đô thị và ven đô mối quan hệ với hoạt động sản xuất phi nông nghiệp. Nghiên
cứu cho rằng nông nghiệp không phải là hoạt động sản xuất thường xuyên
duy nhất và chi phối của các hộ gia đình thành thị, mà là sự tổng hợp của cả
năm loại tài sản vốn: vốn tự nhiên (đất và nước); vốn vật chất (động vật, thiết
bị); vốn tài chính (tiền bạc, cơ sở hạ tầng); vốn nhân lực (kỹ năng và khả
năng); và vốn xã hội (mạng xã hội, hỗ trợ các hộ gia đình khác, v.v.). Các
nguyên tắc cốt lõi của cách tiếp cận này là tập trung vào con người và điểm
14


mạnh của họ, một sự hiểu biết tốt về động lực của địa phương, làm cho liên
kết giữa các vấn đề địa phương và mối quan tâm rộng hơn về các chính sách,
thể chế và quy trình [N.Uphoff, L.Buck 2006, tr.21].
Ở khu vực Đơng Nam Á, q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các
làng tại nhiều vùng nông thôn cho thấy sự tái định hướng sinh kế đang diễn ra
sâu sắc. Về bản chất, dù ba hoặc bốn thập kỷ trước, nơng nghiệp đã từng là

hình thức sinh kế chủ đạo, nhưng bức tranh nổi bật qua các nghiên cứu ở cấp
độ làng thời gian gần đây cho thấy vị thế chủ đạo của nông nghiệp ở một số
địa bàn ngày càng bị suy giảm. Nghề nông hiện “trở thành một hoạt động
trong số nhiều hoạt động khác của nhiều hộ gia đình” [Rigg 2005, tr.4]. Minh
chứng mà nghiên cứu đưa ra là những kinh nghiệm lịch sử trong sự biến đổi
của sản xuất nông nghiệp ở Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc, nơi cảnh quan
nông thôn đã được chuyển hóa sâu sắc trong 30-40 năm trước; khi trực tiếp
được chứng kiến mốc biến đổi sinh kế qua thời gian của một số làng nông
nghiệp ở tỉnh Laguna và khu vực Palawan thuộc Philippines, khu vực Central
Plains thuộc Thái Lan. Nguyên nhân của điều này là do những thay đổi về lối
sống và quan điểm sống hơn là do những nhu cầu cấp thiết về kinh tế và mơi
trường. Những mơ hình thay đổi xuất hiện tại những vùng nông thôn Đông
Nam Á đã được sử dụng để xây dựng một khung làm việc cho sự chuyển dịch
ruộng đất, nơi mà xu thế hiện nay hướng đến đa dạng sinh kế dường như được
thay thế bởi sự pha trộn giữa các doanh nghiệp nông nghiệp, nông dân mới và
những tiểu chủ còn lại [Rigg 2005; 2009]. Tương tự, dựa trên dữ liệu nghiên
cứu 412 hộ gia đình, Liu đã chỉ ra những biến đổi trong chiến lược sinh kế và
mối quan hệ giữa biến đổi sinh kế và thái độ của hộ gia đình ở khu vực nơng
thơn ven biển phía đơng Trung Quốc dưới tác động của chính sách cơng
nghiệp hóa, đơ thị hóa từ năm 1993 đến 2013. Tác giả cho rằng, tỷ lệ hộ gia
đình làm nơng nghiệp đã giảm và tỷ lệ hộ gia đình theo đuổi chiến lược sinh
kế phi nơng nghiệp tăng lên nhanh chóng. Sản xuất nơng nghiệp chuyển đổi
15


từ các hộ gia đình phân tán thành hộ quản lý trên quy mơ rộng và có hệ thống.
Q trình biến đổi sinh kế ở cộng đồng này thể hiện một mơ hình từng bước,
tức là trải qua giai đoạn đầu, giai đoạn tự tổ chức và giai đoạn do chính phủ
lãnh đạo [Liming Liu 2016].
Qua việc phân tích một số nghiên cứu về các xu hướng biến đổi sinh

kế và nguồn lực sinh kế ở nhiều địa bàn nông thôn châu Phi và Đông Nam Á,
cho thấy sinh kế là một chủ đề đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên
cứu. Trong các nghiên cứu này, tuy có nhiều quan điểm khác nhau về nơng
nghiệp, nơng dân và nơng thơn, song giữa họ có điểm giống nhau đó là coi
sinh kế như một yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại của người nông dân
trong quá trình biến đổi từ khơng gian xã hội gắn với sản xuất nông nghiệp
truyền thống sang không gian sản xuất có yếu tố phi nơng nghiệp. Đồng thời,
các nghiên cứu cũng chỉ ra một bối cảnh nông thôn rộng lớn, có sự tương
quan thuận chiều giữa việc tham gia thị trường và thu nhập, tài sản (đặc biệt
là đất đai), tiếp cận tín dụng và chi phí giao dịch trong cơ chế thị trường. Điều
này đã gợi mở về sự đa dạng lý thuyết để các nhà dân tộc học và nhân học
Việt Nam, trong đó có cơng trình nghiên cứu này tiếp tục nghiên cứu, hoàn
thiện và phát triển làm sâu sắc các tiếp cận lý thuyết về sinh kế.
1.1.2. Nghiên cứu sinh kế ở Việt Nam
Ở Việt Nam, nghiên cứu về sinh kế cũng đã và đang là một trong
những vấn đề được quan tâm, nổi bật với các nghiên cứu về loại hình và
phương thức chuyển đổi sinh kế. Tuy nhiên, do những khác biệt về điều
kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, tộc người và những tác động của q trình
hiện đại hóa, tồn cầu hóa nên hoạt động sinh kế và biến đổi sinh kế diễn ra
khơng hồn tồn giống nhau giữa các tộc người, vùng miền, tạo nên một
bức tranh đa dạng về đối tượng nghiên cứu, tiếp cận lý thuyết và phương
pháp luận cũng như các lý giải về sinh kế và biến đổi sinh kế của nông dân
ở Việt Nam.
16


Sinh kế tộc người
Một trong những thế mạnh nghiên cứu của dân tộc học Việt Nam là
tiếp cận kinh tế tộc người từ góc độ địa lý cảnh quan, kinh tế, văn hóa, xã hội
của các dân tộc. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhằm đưa ra những cơ sở cho

việc hoạch định chính sách và phát triển kinh tế - xã hội vùng miền núi, đã
xuất hiện ngày càng nhiều nhà khoa học có hướng nghiên cứu sâu về sinh kế
tộc người trong bối cảnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nghiên cứu biến đổi sinh kế tộc người là một trong những chủ đề nổi
bật nhất. Một số nghiên cứu về biến đổi sinh kế của các tộc người ở khu vực
miền núi phía Bắc như người Pà Thẻn, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang
[Trần Thị Hồng Hạnh 2011], người Kháng (Chiềng Bơm, Sơn La) [Bùi Thị
Bích Lan 2013], v.v, đều chỉ ra sự biến đổi về phương thức mưu sinh của các
tộc người này do sự thay đổi nguồn lực tạo sinh kế, từ việc lấy canh tác nương
rẫy hoặc canh tác lúa nương làm hoạt động sinh kế chính thì hiện nay, do
hiếm rừng và đất trồng trọt, các tộc người này cơ bản chuyển sang làm ruộng
nước hoặc trồng nhiều loại cây trồng khác nhau thông qua việc ngày càng
phát huy khả năng tiếp cận và sử dụng nguồn vốn, đặc biệt là vốn tự nhiên,
vốn con người, vốn xã hội và vốn tài chính một cách hiệu quả để đa dạng hóa
nguồn thu nhập. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi sinh kế của các tộc người
cũng đang gặp khơng ít khó khăn, thể hiện sự thiếu bền vững và còn chứa
đựng nhiều thách thức.
Cùng chủ đề này, hai cơng trình nghiên cứu luận án tiến sĩ nhân học
của Bùi Minh Thuận [2017], Nguyễn Đăng Hiệp Phố [2018] đã chỉ ra sự biến
đổi và ứng phó trong hoạt động mưu sinh của người Đan Lan trong vườn
Quốc gia Phù Mát (huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An) và tộc người Mạ thuộc
vườn Quốc gia Cát Tiên trước những tác động của các chính sách nhà nước,
cũng như từ sự phát triển nội tại trong hoạt động kinh tế của hai tộc người. Sự
tác động của các chính sách phát triển kinh tế, xã hội, chính sách đóng cửa
rừng của Nhà nước đã làm biến đổi sâu sắc các nguồn lực sinh kế của người
17


dân. Trong đó, nguồn lực tự nhiên gồm đất đai, rừng và nguồn nước bị hạn
chế đến mức tối đa bởi chính sách quản lý rừng, gia tăng dân số, sự suy thối

tài ngun rừng, v.v. Qua đó, bộc lộ những bất cập, hạn chế của chính sách và
những hỗ trợ của Nhà nước.
Nghiên cứu ở vùng biên cương, công trình Frontier Livelihoods của
Sarah Tuner và cộng sự [2015] đã phân tích và lý giải những vấn đề sinh kế
và biến đổi sinh kế của người Hmông ở khu vực biên giới Việt Nam và Trung
Quốc. Nghiên cứu này đã làm rõ các phản ứng của người Hmông đối với các
chính sách phát triển của Nhà nước ở cả hai bên biên giới, phân tích một số
hoạt động sinh kế trong cuộc sống hàng ngày người Hmông như: làm nông
nghiệp, chăn nuôi gia súc, trồng thảo quả, chưng cất rượu trong bối cảnh
thương mại hóa. Trong bối cảnh đó, người Hmông “đang lựa chọn và tạo ra
sinh kế phù hợp với văn hóa địa phương, giúp họ có thu nhập để bổ trợ cho
cách sống tự cung tự cấp của mình”. Một điểm nổi bật là sự thích nghi của
người Hmơng ở vùng biên cương đối với chính sách của nhà nước và thị
trường chính là cách họ duy trì một chiến lược sinh kế của riêng họ. Dù tập
trung nhiều hơn vào Việt Nam so với Trung Quốc, nghiên cứu này của các tác
giả là một đóng góp quan trọng trong cách phân tích và lý giải về tính tự chủ
sinh kế tộc người ở khu vực biên cương.
Ở các dân tộc thiểu số vùng cao Tây Nguyên, hoạt động sinh kế cũng
đã và đang bị biến đổi, tuy nhiên, do bị chi phối bởi các tác nhân về môi
trường tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội mà biến đổi sinh kế tộc người diễn
ra ở những mức độ khác nhau. Cơng trình nghiên cứu của Hồng Cầm, Ngô
Thị Phương Lan và cộng sự [2017] xem xét hiện trạng nợ của các tộc người
thiểu số trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tự cấp tự túc sang nền nông
nghiệp theo hướng thị trường đã tạo ra nhiều hệ quả kinh tế, văn hoá và xã hội
tiêu cực cho các cộng đồng. Giống như ở nhiều vùng miền núi khác của Việt
Nam, Nhà nước đã triển khai nhiều chương trình phát triển nhằm chuyển đổi
18


các hoạt động sinh kế “lạc hậu” của các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên và

phía Bắc bằng các hoạt động sinh kế “hiện đại”. Trong bối cảnh đó, nhiều hộ
gia đình thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên và phía Bắc đã tìm cách chuyển đổi
các hoạt động sinh kế của họ theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hố. Tuy
nhiên, nỗ lực “làm giàu” thơng qua sự chuyển đổi này không hề dễ dàng, tuy
đã nỗ lực đầu tư trồng hàng ngàn ha cà phê và hàng trăm ha rẫy ngô, người
dân không những không giàu lên mà còn phải gánh những khoản nợ, đặc biệt
là nợ không thể trả với lãi suất cao từ các dịch vụ cho vay tư nhân. Khác với
các hoạt động sinh kế “duy tình” cổ truyền được vận hành theo hướng “tự cấp
tự túc” truyền thống, quá trình chuyển đổi sang trồng cà phê và ngô ở cả 2
vùng lại làm cho người dân bị phụ thuộc nhiều vào thị trường cả về đầu vào
và đầu ra của sản phẩm. Sự mất cân đối này làm cho tình trạng nợ của nhiều
gia đình tích tụ từ năm này sang năm khác. Các khoản nợ xấu đã và đang trở
thành một vấn đề hết sức trầm trọng có tác động tiêu cực đến đời sống sinh kế
và văn hoá - xã hội của nhiều hộ gia đình tại địa bàn nghiên cứu.
Một số nghiên cứu khác coi văn hóa như một nguồn vốn sinh kế tộc
người, thể hiện qua các khía cạnh như: áp dụng tri thức địa phương, phong tục,
tập quán, lối sống vào việc làm tăng thu nhập của người dân, điều này có nghĩa
là các tộc người sử dụng văn hóa của mình để đảm bảo sinh kế của họ. Theo
đó, các yếu tố văn hóa tộc người ở các cộng đồng cụ thể tham gia trực tiếp vào
quá trình phát triển kinh tế, mà biểu hiện rõ nhất là góp phần làm tăng thu nhập
của hộ gia đình. Ngoài việc vận dụng tri thức và kinh nghiệm dân gian trong
nông lâm nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp để đảm bảo, cải thiện cuộc
sống gia đình, các tộc người cịn phát huy mạng lưới xã hội của mình như các
mối quan hệ thân tộc, hàng xóm, bạn bè và những mối quan hệ khác để tìm
kiếm việc làm. Những mối quan hệ xã hội này góp phần đảm bảo an ninh cho
những người đi làm ăn xa tại nơi đến, lại vừa có tác dụng hỗ trợ về kinh tế và
giúp bảo lưu văn hóa tộc người [Phạm Thị Thu Hà 2012].
19



'Tổn thương' về sinh kế là một thách thức đối với phát triển nông thôn
Việt Nam gần đây và trở thành chủ đề thu hút nhiều nghiên cứu. Một số
nghiên cứu [Ngô Phương Lan 2012; Võ Hồng Tú, Nguyễn Thùy Trang 2014]
cho thấy tình trạng bất ổn và tổn thương về sinh kế của lao động người Khmer
vùng đồng bằng sơng Cửu Long, do diện tích đất sản xuất nơng nghiệp ít, rủi
ro trong nơng nghiệp cao và thiếu việc làm nơng nghiệp và phi nơng nghiệp
tại địa phương. Ngồi ra, những tác động của thiên tai như hạn hán, cháy
rừng, lũ lụt, lũ ống, lũ quét, v.v., cũng là nguyên nhân gây bất ổn đến sinh kế
của nhiều tộc người. Thực tế diễn ra ở nhiều vùng tộc người cho thấy: “có
những sinh kế phải thay đổi, thậm chí mất đi và có những sinh kế mới xuất
hiện. Khi bị thiên tai tác động, một số hộ có thể nhanh chóng phục hồi sinh kế
và tái thiết tài sản của họ nhưng nhiều hộ khác thì quá trình khắc phục chậm
hơn. Chẳng hạn, đối với các hộ nghèo như ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số
tỉnh Lào Cai thì việc tái tạo tư liệu sản xuất ln là việc rất khó khăn [Đào Thị
Lưu, Lê Văn Hương 2013, tr.342-348].
Sinh kế cũng là đối tượng của nhiều nghiên cứu ứng dụng. Thơng qua
tìm hiểu, đánh giá thực trạng sinh kế của các đối tượng nghiên cứu, một số tác
giả đã phân tích một số vấn đề liên quan đến phát triển bền vững và phát triển
bền vững tộc người [Bùi Thị Bích Lan 2013, tr.11]. Một số nghiên cứu của
Bùi Minh Đạo [2011], Trần Văn Hà [2012], v.v, chỉ ra rằng các dự án thủy
điện đã được xây dựng tại các địa điểm vốn là nơi cư trú lâu đời của các dân
tộc ở khu vực miền núi phía Bắc (dân tộc Thái, Mường ở tỉnh Sơn La, Lai
Châu, Hịa Bình, v.v.), khu vực Tây Ngun,khơng thể khơng ghi nhận những
lợi ích đáng kể của dự án thủy điện trên bình diện kinh tế xã hội, văn hóa và
mơi trường, như đem lại điện năng cho vùng và quốc gia, góp phần điều tiết
nguồn nước, hạn chế lũ lụt và phục vụ thủy lợi. Tuy nhiên, những dự án này
cũng đang bộc lộ những hạn chế, ảnh hưởng tiêu cực đến sinh kế và văn hóa
của các cộng đồng tộc người phải tái định cư. Hệ quả là tình trạng thất nghiệp,
20



tệ nạn xã hội, nghèo đói, phá rừng, mất bản sắc văn hóa tộc người và thậm chí
có nguy cơ mất niềm tin vào chế độ trong cộng đồng bị ảnh hưởng. Cơng
trình luận án của Trịnh Thị Hạnh [2017] đã phân tích biến đổi sinh kế của
người Mường vùng lịng hồ thủy điện Hịa Bình qua hai mơ hình tái định cư
là di vén và lập làng mới. Nghiên cứu này nhấn mạnh đến nguồn vốn xã hội
trong việc phục hồi sinh kế sau tái định cư. Trong mô hình di vén, vốn xã hội
của người dân được bảo lưu ở một mức độ nhất định do cộng đồng dân cư
chưa bị phá vỡ hoàn toàn. Điều này giúp cho cuộc sống của những hộ gia
đình phải di chuyển có điểm tựa xã hội để vượt qua giai đoạn sốc và khủng
hoảng nhanh hơn, sớm ổn định cuộc sống. Trong mơ hình lập làng mới, người
dân tái định cư bị mất hầu như toàn bộ mạng lưới xã hội truyền thống và phải
bắt đầu lại từ con số không. Đặc điểm này làm cho giai đoạn khủng hoảng sau
tái định cư kéo dài, người dân cần rất nhiều thời gian để thích ứng với điều
kiện và lối sống mới.
Tài liệu nghiên cứu nêu trên đã phân tích khá chi tiết hoạt động sinh kế
và sự chuyển đổi loại hình, phương thức sinh kế của nhiều tộc người thiểu số
ở các tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và
Nam Bộ. Có thể thấy được, trong bối cảnh thay đổi của địa phương cũng như
những tác động của thể chế chính sách và thị trường, người dân ở những địa
bàn này đã ln thích nghi để xây dựng cho cá nhân, hộ gia đình một chiến
lược sinh kế phù hợp dựa trên một loạt các lựa chọn và dựa trên tài sản. Chiến
lược sinh kế là sự kết hợp của các hoạt động (mùa vụ, thời gian bán hàng,
điều chỉnh quy mô hoạt động, v.v.) và sự lựa chọn để sử dụng tốt nhất các tài
sản sẵn có nhằm đạt được mục tiêu sinh kế.
Sinh kế ở khu vực đồng bằng châu thổ Việt Nam
Nghiên cứu về làng Việt ở khu vực đồng bằng, về bản chất và quá trình
biến đổi kinh tế của làng Việt là chủ đề hấp dẫn và được nghiên cứu từ khá
sớm bởi cả những nhà nghiên cứu trong nước và nước ngoài. Chủ đề này đã
21



×