Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

GIAO AN LOP 4 TUAN 12 OANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.5 KB, 31 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TUẦN 12 c a b d o0oc a b d. THỨ 2 TIẾT 1 TIẾT 2 TẬP ĐỌC. Ngày dạy: 12 / 11/2012 CHÀO CỜ “VUA TÀU THỦY” BẠCH THÁI BƯỞI. I MỤC TIÊU:. - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; Bước đầu biết đoc diễn cảm đoàn văn. - Hiểu nội dung: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lưc và vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng. (trả lời được câu hỏi 1, 2, 4 trong SGK. HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 3 trong SGK.) Hiểu nghĩa các từ ngữ: hiệu cầm đồ, trắng tay, độc chiếm, diễn thuyết, thịnh vượng, người cùng thời … KNS: Xác định giá trị, tự nhận thức bản thân, đặt mục tiêu. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Tranh minh hoạ bài tập đọc, bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc. III.CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC. 1. Kiểm tra bài cũ. - 3 HS đọc thuộc lòng 7 câu tục ngữ trong bài có chí thì nên và nêu ý nghĩa của một số câu tục ngữ. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: ( = tranh minh hoa )ï. b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: * Luyện đọc: - Gọi 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài Đoạn 1: Từ đầu … đến ăn học. Đoạn 2: năm 21 tuổi... nản chí. Đoạn 3: Bạch Thái Bưởi … Trưng Nhị. Đoạn 4: còn lại. - Đọc 3 lượt, GVù sửa lỗi phát âm, HD phát âm tiếng khó : quẩy gánh hàng, hãng buôn, diễn thuyết, sửa chữa, kĩ sư giỏi…; giải nghĩa từ mới (SGK ). - HS luyện đọc theo nhóm đôi. HS đọc toàn bài. GV đọc mẫu * Tìm hieåu baøi: - HS đọc thầm đoạn 1, 2 và trả lời câu hỏi. + Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào? (mồ côi cha,...) + Trước khi chạy tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi đã làm gì?( ông làm thư kí cho moät haõng buoân, sau buoân goã, buoân ngoâ,...). + Những chi tiết nào chứng tỏ ông là một người có chí? (Có lúc mất trắng tay nhưng Bưởi không nản chí ). + Đoạn 1,2 cho em biết điều gì?(Bạch Thái Bưởi là người có chí ). - HS đọc đoạn còn lại ,trao đổi N2 trả lời câu hỏi:.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> + Bạch Thái Bưởi đã làm gì để cạnh tranh ngang sức với chủ tàu người nước ngoài? (ông biết khơi dậy lòng tự hào của khách người Việt Nam, giuùp kinh teá Vieät Nam phaùt trieån ). + Em hiểu thế nào là vị anh hùng kinh tế? (Là người giàmh thắng lợi to lớn trong kinh doanh). + Theo em, nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công? (nhờ ý chí, nghị lực, coù chí trong kinh doanh ). + Nội dung chính của phần còn lại là gì?(sự thành công của Bạch Thái Bưởi ). * Đọc diễn cảm: -4 HS tiếp nối nhau đọc, lớp theo dõi tìm giọng đọc. - GV hướng dẫn đọc: toàn bài đọc với giọng với cảm hứng ca ngợi, khâm phục Bạch Thái Bưởi - Luyện đọc diễn cảm đoạn: Bưởi mồ côi cha ...không nản chí. . GV HD cách đọc, đọc mẫu. HS luyện đọc theo nhóm đôi. - Thi đọc diễn cảm trước lớp . 3. Cuûng coá – daën doø: - Noäi dung chính cuûa baøi laø gì? ( Muïc I ). - Qua bài tập đọc, em học được điều gì ở Bạch Thái Bưởi? - Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị trước bài Vẽ trứng. -------- a & b --------TIẾT 3 TOÁN NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG I. MỤC TIÊU:. - Biết thực hiện phép nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số. - Làm BT1, bài 2a một ý, b, một ý, bài 3 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài 1 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1.Kiểm tra bài cũ: 2HS lên bảng làm bài 2 cột 2, bài 4 2. Dạy bài mới. a. Giới thiệu bài b. Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức. - Gv viết bảng hai biểu thức: 4 x (3 + 5) và 4 x 3 + 4 x 5 - 1Hs lên bảng làm bài, Hs dưới lớp làm ở nháp. ? Giá trị của 2 biểu thức trên như thế nào với nhau? (bằng nhau) => Ta có: 4 x (3+ 5) = 4 x 3 + 4 x 5 c. Quy tắc nhân một số với một tổng - Gv nêu: 4 là một số, (3 + 5) là một tổng. Biểu thức có dạng tích của một số nhân với một tổng. ? Khi thực hiện một số nhân với một tổng ta làm như thế nào? => Rút quy tắc.Gọi vài HS nhắc lại quy tắc. Gọi số đó là a, tổng là (b + c), em hãy viết biểu thức tổng quát..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> a x (b + c) = a x b + a x c 3. Thực hành. Bài 1: Hs nêu yêu cầu của bài. - Gv treo bảng phụ viết nội dung bài, Hs đọc các cột trong bảng. - 1HS lên bảng làm bài, lớp làm ở vở. Chữa bài. + Củng cố lại quy tắc nhân một số với một tổng. Bài 2: a (1 ý), b (1 ý) - 1Hs nêu yêu cầu BT. - 2HS lên bảng làm bài, lớp làm ở vở. ? Trong 2 cách trên, em thấy cáh nào thuận tiện hơn? ( Cách 1 thuận tiện hơn vì tính tổng đơn giản, sau đó thực hiện phép nhân) Bài 3: 1HS nêu yêu cầu BT, HS khá, giỏi phân tích mẫu. ? Khi nhâm một tổng với một số, ta có thể làm thế nào? ( Khi nhân một tổng với một số ta có thể lấy tùng số hạng của tổng nhân với số đó rồi cộng các kết quả lại với nhau). - Áp dụng tính chất nhân một tổng với một số để tính nhanh. - 1HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. Lớp nhận xét, chữ bài. 4. Củng cố, dặn dò: - HS nêu lại tính chất nhân 1 số với 1 tổng, 1 tổng nhân với 1 số. - Gv nhậ xét giờ học, dặn HS về làm bài tập còn lại. -------- a & b --------TIẾT 4 ĐẠO ĐỨC HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ (T1) I. MUÏC TIEÂU:. - Biết được: con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công ơn ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình. - Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng một số việc làm cu thể trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình. - HS giỏi hiểu được: con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công ơn ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình. - KNS:Kĩ năng xác định giá trị tình cảm của ông bà cha mẹ dành cho con cháu, kĩ năng lắng nghe lời dạy bảo của ông bà ,cha mẹ, kĩ năng thể hiện tình cảm yêu thương của mình với ông bà cha mẹ. II.ĐỒ DÙNG:. - Thẻ bìa màu xanh, màu đỏ, màu vàng. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:. 1.Kiểm tra bài cũõ: - 2HS nêu thời gian biểu của mình trong một ngày. 2. Dạy bài mới * Giới thiệu bài , ghi bảng. * Hoạt động 1: - Tìm hiểu truyện kể. GV kể câu chuyện “Phần thưởng” - Hướng dẫn HS tìm hiểu chuyện:.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> + Em coù nhaän xeùt gì veà vieäc laøm cuûa Höng trong caâu chuyeän.( Baïn Höng raát yeâu quyù baø, bieát quan taâm chaêm soùc baø ) + Theo em, bà bạn Hưng sẽ cảm thấy như thế nào trước việc làm của Höng?( baø baïn Höng seõ raát vui) +Chúng ta phải đối xử với ông bà, cha mẹ như thế nào? Vì sao?( chúng ta phải kính trọng, quan tâm chăm sóc, hiếu thảo. Vì ông bà cha mẹ là người sinh ra, nuoâi naáng vaø yeâu thöông chuùng ta) * GV kết luận: chúng ta phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ vì: ông bà cha mẹ là nhữngngười có công sinh thành, nuôi dưỡng chúng ta nên người. Vì vaäy, caùc em phaûi hieáu thaûo voùi oâng baø cha meï. * Hoạt động 2: Thế nào là hiếu thảo với ông bà cha mẹ. - HĐN đôi. HS đọc cho nhau nghe lần lượt 5 tình huống ( SGK) và bàn bạc xem cách ứng xử của bạn nhỏ trong tình huống đó là đúng hay sai hay khoâng bieát - GV lần lượt đọc từng tình huống, HS đánh giá các tình huống bằng cách giơ giấy màu: đỏ –đúng, xanh-sai, vàng-phân vân. HS giải thích các ý kieán Tình huoáng 1: sai Tình huống 2: đúng Tình huoáng 3: sai Tình huống 4: đúng. Tình huống 5: đúng . +Hỏi: Theo em, việc làm thế nào là hiếu thảo với ông bà cha mẹ. +Chúng ta không nên làm gì đối với cha mẹ, ông bà?( Không nên đòi hỏi ông bà, cha mẹ những việc không phù hợp ) + KL: Hiếu thảo với ông bà cha mẹ là biết quan tâm tới sức khoẻ, niềm vui, công việc của ông bà cha mẹ, làm việc giúp đỡ ông bà cha mẹ, chăm soùc oâng baø cha meï. * Hoạt động 3: Em đã hiếu thảo với ông bà cha mẹ hay chưa. - HĐN2: Kể những việc đã làm thể hiện sự hiếu thảo với ông bà cha mẹ, những việc làm chưa thể hiện được sự hiếu thảo với ông bà cha mẹ. - Một số HS kể. HS làm việc cả lớp: + Vaäy, khi oâng baø, cha meï bò oám meät, chuùng ta phaûi laøm gì? +Khi oâng baø, cha meï ñi xa veà ta phaûi laøm gì? + Chúng ta cóù cần quan tâm tới sở thích của ông bà cha mẹ không? Vì sao? 4. Cuûng coá, daën doø: - GV nhaän xeùt tieát hoïc. - HS về nhà sưu tầm các câu chuyện, câu thơ, ca dao, tục ngữ nói về lòng hiếu thảo của con cháu với ông bà, cha mẹ. -------- a & b --------TIẾT 5.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> KHOA HỌC. SƠ ĐỒ VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC TRONG TỰ NHIÊN. I.MUÏC TIEÂU :. - Hoàn thành vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên . Maây. Maây. Mưa. Hơi nước. Nước - Mô tả vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên : chỉ vào sơ đồ và nói về sự bay hơi, ngưng tụ của nước trong tự nhiên. - Con người cần đến nước uống từ môi trường, cần bảo vệ môi trường sạch đẹp. II. ĐỒ DÙNG:. - Hình minh hoạ trang 48, 49 / SGK - Caùc taám theû ghi: Bay hôi , Möa - HS chuaån bò giaáy A4, buùt maøu. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :. ,. Ngöng tuï. 1. Baøi cuõ: + Mây được hình thành như thế nào ? + Hãy trình bày vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên ? 2. Bài mới: * Hoạt động 1: Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. . HS quan sát hình minh hoạ 48 / SGK và thảo luận trả lời các câu hỏi: 1) Những hình nào được vẽ trong sơ đồ? ( HS vừa trình bày vừa chỉ vào sơ đồ 2) Sơ đồ trên mô tả hiện tượng gì ?(Hiện tượng bay hơi, ngưng tụ, mưa của nước). 3) Hãy mô tả lại hiện tượng đó ?( Nước từ suối, làng mạc chảy ra sông , biển. Nước bay hơi...) - Các nhóm trình bày ( mỗi nhóm trả lời 1 câu) , các nhóm khác bổ sung, nhaän xeùt. - 1 HS viết tên thể của nước vào hình vẽ mô tả vòng tuần hoàn của nước ? Maây traéng. Hơi nước. Maây ñen. Möa.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Nước ù * Kết luận: HS đọc SGK. * Hoạt động 2: Em vẽ: “Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên”. - HS thảo luận nhóm đôi , vẽ sơ đồ, tô màu. - HS trình bày sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. - HS lên ghép các tấm thẻ có ghi chữ vào sơ đồ vòng tuần hoàn của nước treân baûng. 3.Cuûng coá- daën doø: - HS đọc phần bài học ở SGK. GV nhận xét tiết học, - HS về nhà vẽ lại sơ đồ vòng tuần hoàn của nước. ********************** THỨ 3 Ngày dạy: 13 / 11/2012 TIẾT 1 TOÁN NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT HIỆU I.MUÏC TIEÂU :. -Biết thực hiện phép nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một soá . - Biết giải bài toán và tính giá trị của biểu thức liên quan đến phép nhân một số với một hiệu , nhân một hiệu với mọt số. Làm bài tập 1, 3, 4. II. ĐỒ DÙNG:. -Baûng phuï vieát saün noäi dung baøi taäp 1, trang 67, SGK .. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :. 1.õKiểm tra bài cũ : - 2 HS laøm baøi 1 (phaàn coøn laïi ), baøi 4. 2.Bài mới: a. Giới thiệu bài b. Tính và so sánh giá trị của 2 biểu thức: 3 x ( 7 – 5) và 3 x 7 – 3 x 5 - HS tính giá trị của 2 biểu thức trên. -Gía trị của 2 biểu thức trên như thế nào với nhau ? ( Bằng nhau). -Vaäy ta coù : 3 x ( 7 – 5) = 3 x 7 – 3 x 5 c. Quy tắc nhân một số với một hiệu - GV: biểu thức 3 x ( 7 – 5 ) và 3 x 7 - 3 x 5 nêu : 3 là một số, ( 7 – 5) là một hiệu. Biểu thức có dạng tích của một số nhân với một hiệu. -Vậy khi nhân một số với một hiệu, ta có thể làm thế nào? Khi nhân một số với một hiệu ta có thể lần lượt nhân số đó với số bị trừ và số trừ, rồi trừ 2 keát quaû cho nhau) -HD HS viết công thức tổng quát: a x ( b – c) = a x b – a x c - HS nêu lại quy tắc một số nhân với một hiệu . 3. Luyện tập , thực hành : Baøi 1: - 1 HS neâu yeâu caàu cuûa baøi. GV treo baûng phuï vieát saün noäi dung cuûa BT.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - HS đọc các cột trong bảng. - Ta phải tính giá trị của các biểu thức nào ?( a x ( b – c) và a x b – a x c ). - HS cả lớp làm bài vào vở .1 HS lên bảng làm, lớp nhận xét, chữa bài. -GV hỏi để củng cố lại quy tắc một số nhân với một hiệu Baøi 3 : -1 HS đọc đề bài . + Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì? (tìm số trứng cửa hàng còn lại sau khi baùn ) +Muốn biết cửa hàng còn lại bao nhiêu quả trứng, ta phải biết gì ? (Biết số trứng lúc đầu, số trứng đã bán.) - GV hướng dẫn 2 cách giải. HS làm bài vào vở .Vài HS đọc bài giải . Baøi 4 : - HS tính giá trị 2 biểu thức trong bài - Gía trị của 2 biểu thức như thế nào với nhau?( Bằng nhau ). - Biểu thức thứ nhất có dạng như thế nào ? ( một hiệu nhân một số ) - Biểu thức thứ hai có dạng như thế nào?( Là hiệu của hai tích ) -Khi nhân 1 hiệu với một số chúng ta có thể làm thế nào ?( Khi nhân một hiệu với một số ta có thể lấy số bị trừ và số trừ nhân với số đó rồi trừ hai keát quaû cho nhau. 4 . Cuûng coá – Daën doø: - HS nhắc lại quy tắc nhân một hiệu với một số . - Veà nhaø laøm baøi taäp 2 vaø chuaån bò baøi sau . -------- a & b --------TIẾT 2 LTVC MỞ RỘNG VỐN TỪ: Ý CHÍ – NGHỊ LỰC I. MỤC TIÊU: - Biết được một số từ ngữ (kể cả tục ngữ, từ Hán Việt) nói về ý chí, nghị lực của con người. Bước đầu biết xếp các từ Hán- Việt (Có tiếng chí) theo 2 nhóm nghĩa (BT1); Hiểu nghĩa từ nghị lực (BT2); điền đúng một số từ (nói về ý chí, nghị lực) vào chỗ trống trong đoạn văn (BT3); Hiểu ý nghĩa chung của một số câu tục ngữ theo chủ điểm đã học (BT4). - GD HS có ý chí phấn đấu vươn lên trong cuộc sống. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ viết nội dung bài tập 3. - Giấy khổ to kẻ sẵn nội dung và bút dạ. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :. 1. Baøi cuõ: - 2HS lên bảng đặt 2 câu có sử dụng tính từ, gạch chân dưới tính từ. - 1 HS dưới lớp trả lời câu hỏi: Thế nào là tính từ, cho ví dụ. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn làm bài tập:.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Baøi 1: - 1 HS đọc yêu cầu. HS trao đổi N2 làm bài. -Một số nhóm trả lời , HS nhận xét, chữa bài, kết luận lời giải đúng. Chí có nghĩa là rất, hết sức (biểu thị Chí phải, chí lý, chí thân, chí mức độ cao nhất) tình, chí coâng. Chí có nghĩa là ý muốn bền bỉ theo ý chí, chí khí, chí hướng, quyết đuổi một mục đích tốt đẹp. chí. Baøi 2: -1 HS đọc yêu cầu và nội dung. -HS thảo luận cặp đôi và trả lời ; Lớp nhận xét và kết luận +Làm việc liên tục, bền bỉ là nghĩa của từ kiên trì. +Chắc chắn, bền vững, khó phá vỡ là nghĩa của từ kiên cố. +Có tình cảm rất chân tình sâu sắc là nghĩa của từ chí tình , chí nghĩa. - HS đặt câu với các từ: nghị lực, kiên trì, kiên cố, chí tình. Baøi 3: -1 HS đọc yêu cầu. - HS tự làm bài, nêu từ cần điền vào chỗ trống (nghị lực, nản chí , quyết taâm, kieân nhaãn , quyeát chí nguyeän voïng). - HS đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh. Baøi 4: - 1 HS đọc yêu cầu và nội dung. - HS trao đổi thảo luận về ý nghĩa của 2 câu tục ngữ. -Nhận xét, kết luận về ý nghĩa của từng câu tục ngữ.( Theo SGV ). 3. Cuûng coá – daën doø: -Nhaän xeùt tieát hoïc. -Dặn HS về nhà học thuộc các từ vừa tìm được và các câu tục ngữ. -------- a & b --------TIẾT 3 ÂM NHẠC (GV BỘ MÔN DẠY) -------- a & b --------TIẾT 4 CHÍNH TẢ (Nghe – Viết): NGƯỜI CHIẾN SĨ GIÀU NGHỊ LỰC I. MỤC TIÊU:. - Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng đoạn văn Người chiến sĩ giàu nghị lực. - Làm đúng bài chính tả 2a - GD HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút, đặt vở. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bài tập 2a hoặc 2b viết trên 4 tờ phiếu khổ to và bút dạ. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :. 1. Kieåm tra baøi cuõ:.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - 2 HS lên bảng viết các câu ở BT3. -1 HS đọc cho cả lớp viết: con lươn, lường trước, ống bương, bươn chải… 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn viết chính tả: * Tìm hiểu nội dung đoạn văn: - HS đọc đoạn văn trong SGK. +Đoạn văn viết về ai?( viết về hoạ sĩ Lê Duy Ứng). +Câu chuyện về Lê Duy Ứng kể về chuyện gì cảm động?( Lê Duy Ứng đã vẽ bức chân dung Bác Hồ bằng máu chảy từ đôi mắt bị thương của anh ). * Hướng dẫn viết từ khó. -Yêu cầu HS tìm từ khó, đễ lẫn khi viết và luyện viết : Sài Gòn tháng 4 năm 1975, Lê Duy Ứng, 30 triển lãm, 5 giải thưởng… * Viết chính tả: GV đọc HS viết bài. * Soát lỗi và chấm bài: 2 HS cùng bàn đổi vở dò lỗi cho nhau ; Gv chấm moät soá baøi , nhaän xeùt chung. c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả: Baøi 2a: - HS đọc yêu cầu. - Các tổ lên thi tiếp sức, mỗi HS chỉ điền vào một chỗ trống. -GV cùng 2HS làm trọng tài chỉ từng chữ cho HS nhóm khác, nhận xét đúng/ sai. -Nhận xét, kết luận lời giải đúng:Trung Quốc, chín mươi tuổi, trái núi, chắn ngang, chê cười, chất, cháu chắt, truyền nhau, chẳng thể, trời, trái nuùi, - HS đọc lại truyện Ngu Công dời núi. 3. Cuûng coá – daën doø: -Nhận xét chữ viết của HS . -Dặn HS về nhà kể lại chuyện Ngu công dời núi cho gia đình nghe và chuaån bò baøi sau. -------- a & b --------TIẾT 5 KỂ CHUYỆN KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I.MUÏC TIEÂU :. - Dựa vào gợi ý SGK , biết chọn và kể lại câu chuyện ( mẫu chuyện, đoạn truyện ) đã nghe, đẫ đọc nói về một người có nghị lực, có ý chí vươn leân trong cuoäc soáng. - Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện. - Giáo dục HS luôn có ý chí, nghị lực vươn lên trong học tập . II. ĐỒ DÙNG: - GV,ø HS sưu tầm các truyện có nội dung nói về một người có nghị lực.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Đề bài và gợi ý 3 viết sẵn trên bảng. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :. 1. Baøi cuõ: - 2 HS tiếp nối nhau kể từng đoạn truyện Bàn chân kì diệu -Gọi 1 HS kể toàn chuyện. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn kể chuyện: * Tìm hiểu đề bài: -1 HS đọc đề bài. - GV phân tích đề bài, gạch các từ: được nghe, được đọc, có nghị lực. - 4 HS nối tiếp nhau đọc từng gợi ý. - HS giới thiệu những chuyện em đã được đọc, được nghe về người có nghị lực và nhận xét, tránh HS lạc đề về người có ước mơ đẹp. - HS lần lượt giới thiệu về câu chuyện mình định kể, nhân vậy mình muốn keå. VD:+ Baùc Hoà trong truyeän Hai baøn tay. +Bạch Thái Bưởi trong câu chuyện vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi. *Keå trong nhoùm: - 2HS cùng bàn kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa truyện với nhau. +Em cần giới thiệu tên truyện, tên nhân vật mình định kể. +Kể những chi tiết làm nổi rõ ý nghĩa, nghị lực của nhân vật. * Kể trước lớp: -Tổ chức cho HS thi kể. Lớp nhận xét, bình chọn 3. Cuûng coá – daën doø: -Nhaän xeùt tieát hoïc. -Dặn HS về nhà kể lại chuyện mà em nghe các bạn kể cho người thân nghe. Nhắc HS luôn ham đọc sách. ********************** THỨ 4 Ngày dạy: 14 / 11/2012 TIẾT 1 TẬP ĐỌC VẼ TRỨNG I. MỤC TIÊU:. - Đọc đúng tên riêng nước ngoài (Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi, Vê-rô-ki-ô); bước đầu đọc diễn cảm được lời của thầy giáo (nhẹ nhàng, khuyên bảo ân cần). - Hiểu nội dung bài: Nhờ khổ công rèn luyện Lê- ô- nác- đô đa Vin- xi đã trở thành một hoạ sĩ thiên tài ( trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa. - Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ thể hiện sự miệt mài, lời dạy chí tình của thầy Vê- rô- ki- ô - Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ - Hiểu nghĩa các từ ngữ: khổ luyện, kiệt sức, thời đại phục Hưng.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> II. ĐỒ DÙNG:. - Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 121, SGK. - Bảng phụ viết sẵn câu đọc hướng dẫn luyện đọc III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :. 1. Kiểm tra baøi cuõ: - 2 HS đọc tiếp nối bài Vua tàu thuỷ Bạch Thái Bười và trả lời nội dung. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Bằng tranh b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: * Luyện đọc: - HS tiếp nối nhau đọc 2 đoạn Đoạn 1: ngay từ nhỏ… đến vẽ được như ý. Đoạn 2 :còn lại . Đọc 3 lượt , kết hợp HD đọc tiếng khó, giải nghĩa từ mới . - HS luyện đọc theo nhóm đôi. 1 HS đọc toàn bài. GV đọc mẫu * Tìm hieåu baøi : -HS đọc đoạn 1 trao đổi và trả lời : + Sở thích của lê-ô-nác-đô khi còn nhỏ là gì? (là rất thích vẽ). +Vì sao trong những ngày đầu học vẽ, cậu bé cảm thấy chán ngán?(Vì suốt mấy ngày cậu chỉ vẽ trứng, vẽ hết quả này đến quả khác). +Theo em thầy Vê-rô-ki-ô cho học trò vẽ trứng để làm gì?( để biết cách quan sát mọi sự vật một cách cụ thể tỉ mỉ, miêu tả nó trên giấy vẽ chính xaùc). +Đoạn 1 cho em biết điều gì? (Lê-ô-nác-đô khổ công vẽ trứng theo lời khuyeân chaân thaønh cuûa thaày ). - HS đọc thầm đoạn 2, trả lời câu hỏi : + Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi thành đạt như thế nào? (...trở thành danh hoạ nổi tieáng ). +Theo em những nguyên nhân nào khiến cho Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi trở thành hoạ sĩ nổi tiếng? (Ông khổ luyện, miệt mài nhiều năm tập vẽ , nhờ sự khổ công rèn luyện..) +Nội dung của đoạn 2 là gì? (Sự thành đạt của Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi ). * Đọc diễn cảm: - 2 HS tiếp nối nhau đọc bài. HS cả lớp theo dõi, tìm cách đọc hay: nhấn giọng ở các từ ngữ thể hiện sự miệt mài, lời dạy chí tình của thầy Vê-rôki-ô - Đọc diễn cảm toàn bài phù hợp với giọng nhân vật. - 1 HS đọc toàn bài. -Giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc:Thầy Vê -rô - ki - ô.bảo...như ý. . HD cách đọc. . HS luyện đọc theo nhóm đôi. - HS thi đọc diễn cảm cả đoạn văn.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> -Nhận xét và cho điểm từng HS . 3.Cuûng coá – daën doø: -Nội dung chính bài này là gì? Qua bài này , em rút ra được bài học gì cho bản thân? ( Phải khổ công rèn luyện mới thành tài ). - Nhaän xeùt tieát hoïc. -Daën HS veà nhaø hoïc baøi -------- a & b --------TIẾT 2 TOÁN LUYỆN TẬP I.MUÏC TIEÂU :. - Vận dụng được tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép nhân, nhân một số với một tổng, nhân một ssố với một hiệu trong thực hành tính, tính nhanh- Laøm BT1 doøng 1; baøi 2a,b (doøng 1) ; baøi 4 (tính chu vi); HS khaù gioûi laøm caû baøi 2, 4. II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :. 1. Kieåm tra baøi cuõ : - 2 HS leân baûng laøm baøi taäp 2 sgk -Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS . 2. Bài mới : a) Giới thiệu bài b) Hướng dẫn luyện tập Baøi 1 (doøng 1): -1 HS nêu yêu cầu của bài tập, HS tự làm bài . - 2 HS lên bảng làm 2 câu , HS dưới lớp đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau . - HS nhận xét , nhắc lại cách nhân một số với một tổng, một số với một hieäu. Baøi 2a,b (doøng 1). 2a. HS nêu yêu câu -Bài tập a yêu cầu chúng ta làm gì ? (Tính giá trị của biểu thức bằng cách thuaän tieän ). - GV veát baûng : 134 x 4 x 5 - HS nêu cách tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện. 134 x 4x 5 = 134 x ( 4 x 5 ) Giải thích : Vì tích 4 x 5 là tích trong bảng, tích thứ hai có thể nhẩm được 2b: - 1 HS neâu yeâu caàu baøi taäp 2b. 1HS gioûi phaân tích maãu . - HS tự làm các phần còn lại . -Chữa bài : 2HS lên bảng làm bài, lớp nhận xét , chữa bài. Bài 4 :- 1 HS đọc đề toán.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Muốn tính chu vi, diện tích của sân trường trước hết phải tìm gì? (tìm chiều rộng của san trường ). - HS tự làm bài - HS nêu miệng bài giải , lớp nhận xét, kết luận . - Củng cố lại cách tính chu vi của hình chữ nhật. 4.Cuûng coá- daën doø: -Nhận xét giờ học. -Daën HS veà nhaø laøm baøi taäp còn lại -------- a & b --------TIẾT 3 TLV KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN I.MUÏC TIEÂU :. - Nhận biết được hai cách kết bài ( kết bài mở rộng, kết bài không mở roäng) trong baøi ( muïc 1 vaø BT1, BT2 muc III ). - Bước đầu viết được đoạn kết bài cho bài văn kể chuyện theo cách mở roäng (BT3, muïc III ). II. ĐỒ DÙNG:. -Bảng phụ viết sẵn kết bài Ông trạng thả diều theo hướng mở rộng K 0 mở roäng. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :. 1.Kieåm tra baøi cuõ: - 1 HS đọc mở bài gián tiếp : Hai bàn tay. - 2 HS đọc mở bài gián tiếp truyện Bàn chân kì diệu (đã chuẩn bị tiết trước) 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Tìm hieåu ví duï: Bài 1,2: 2 HS tiếp nối nhau đọc truyện Ông trạng thả diếu. Cả lớp đọc thầm, trao đổi và tìm đoạn kết chuyện. - HS nêu , lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng: Kết bài: thế rồi vua mở khoa thi. Chú bé thả diều ...nước việt Nam Baøi 3: -1 HS đọc yêu cầu và nội dung. -2HS ngồi cùng bàn trao đổi thảo luận để có lời đánh giá hay. - HS phát biểu, GV nhận xét, sửa lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp cho từng HS ,maãu: +Câu chuyện giúp em hiểu hơn lời dạy của ông cha ta từ ngàn xưa; “có chí thì neân” +Nguyễn Hiền là một tấm gương sáng về ý chí và nghị lực vươn lên trong cuộc sống cho muôn đời sau. Baøi 4:.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> - HS đọc yêu cầu.GV treo bảng phụ viết sẵn đoạn kết bài để cho HS so saùnh. - HS phaùt bieåu. -Keát luaän: (Theo SGV ) c. Ghi nhớ: 2HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. 3. Luyeän taäp: Baøi 1: -1 HS đọc yêu cầu và nội dung. - HS trao đổi và trả lời câu hỏi: Đó là những kết bài theo cách nào? Vì sao em bieát? -Nhận xét chung kết luận về lời giải đúng: +Cách a làkết bài không mở rộng vì chỉ nêu kết thúc câu chuyện Thỏ và ruøa. +Cách b, c, d, e là cách kết bài mở rộng vì đưa ra thêm những lời bình luaän nhaän xeùt chung quanh keát cuïc cuûa truyeän Baøi 2: -1 HS đọc yêu cầu và nội dung. - HĐN2 : thảo luận, dùng bút chì đánh dấu kết bài của từng chuyện. -HS đọc đoạn kết bài, nói kết bài theo cách nào.( KB không mở rộng). Baøi 3: -1 HS đọc yêu cầu. HS làm bài cá nhân. - HS đọc bài. GV sữa lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp cho từ HS . 3. Cuûng coá – daën doø: -Hỏi : Có những cách kết bài nào? -Nhaät xeùt tieát hoïc. - HS về nhà chuẩn bị bài kiểm tra 1 tiết bằng cách xem trước bài trang 124/SGK. -------- a & b --------TIẾT 4 LỊCH SỬ CHÙA THỜI LÝ I.MỤC TIÊU : Giúp HS biết được những biểu hiện phát triển của đạo Phật thời Lý: - Nhiều vua nhà Lý theo đạo Phật. - Thời Lý chùa được xây dựng ở nhiều nơi. - Nhiều nhà sư được giữ cương vị quan trọng trong triều đình. - GD HS biết tự hào với lịch sử dân tộc. II.CHUẨN BỊ : - Ảnh chụp phóng to chùa Dâu, chùa Một Cột, tượng phật A- di –đà. - PHT của HS. III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP : 1. Kiểm tra bài cũ - Vì sao Lí Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô? Em biết Thăng Long còn có những tên gọi nào khác nữa?.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> - GV nhận xét ghi điểm. 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài : * GV giới thiệu thời gian đạo Phật vào nước ta và giải thích vì sao dân ta nhiều người theo đạo Phật. * Hoạt động cả lớp : - HS đọc SGK “Đạo phật …. rất phát triển.” ? Vì sao nói : “Đến thời Lý, đạo Phật trở nên phát triển nhất ?” (Nhiều vua đã từng theo đạo Phật. nhân dân theo đạo Phật rất đông. Kinh thành Thăng Long và các làng xã có rất nhiều chùa.) - GV nhận xét kết luận: đạo Phật có nguồn gốc từ An Độ, đạo phật du nhập vào nước ta từ thời PKPB đô hộ. Vì giáo lí của đạo Phật có nhiều điểm phù hợp với cách nghĩ, lối sống của nhân dân ta nên sớm được nhân dân tiếp nhận và tin theo. * Hoạt động nhóm : - GV phát PHT cho HS: đưa ra một số ý phản ánh vai trò, tác dụng của chùa dưới thời nhà Lý. Qua đọc SGK và vận dụng hiểu biết của bản thân, HS điền dấu x vào ô trống sau những ý đúng. + Chùa là nơi tu hành của các nhà sư £ + Chùa là nơi tổ chức tế lế của đạo phật £ + Chùa là trung tâm văn hóa của làng xã £ + Chùa là nơi tổ chức văn nghệ £ - HS các nhóm thảo luận và điền dấu X vào ô trống, báo cáo kết quả. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh. GV nhận xét và kết luận. 4. Củng cố : - Cho HS đọc khung bài học. - Vì sao dưới thời nhà Lý nhiều chùa được xây dựng? - Em hãy nêu những đóng góp của nhà Lý trong việc phát triển đạo phật ở Việt Nam? - GV nhận xét, đánh giá. 5. Tổng kết - Dặn dò: - Chuẩn bị trước bài: “Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai”. - Nhận xét tiết học. -------- a & b --------TIẾT 5 THỂ DỤC (GV BỘ MÔN DẠY) ********************* THỨ 5 Ngày dạy: 15 / 11/2012 TIẾT 1 TOÁN NHÂN VỚI SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ I.MUÏC TIEÂU :. - Biết cách nhân với số có hai chữ số. - Biết giải bài toán liên quan đến phép nhân với số có hai chữ số. - Laøm baøi 1 (a, b, c); baøi 3 . HS khaù gioûi laøm caû baøi 1..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :. 1. Baøi cuõ: -2 HS laøm baøi 1( doøng 2); baøi 3. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b.Ví duï : 36 x 23 - HS áp dụng tình chất một số nhân với một tổng để tính. 36 x 23 = 36 x (20 +3)=36 x 20 + 36 x 3 = 720 + 108 = 828 ? 36 x 23 baèng bao nhieâu ?(36 x 23 = 828) * Hướng dẫn đặt tính và tính: - GV hướng dẫn HS thực hiện phép nhân: + 1 HS lên bảng đặt tính, HS cả lớp đặt tính vào giấy nháp +Lần lượt nhân từng chữ số của 23 với 36 theo thứ tự từ phải sang trái ... - GV giới thiệu: 108 gọi là tích riêng thứ nhất. 72 gọi là tích riêng thứ hai. Tích riêng thứ hai được viết lùi sang bên trái một cột vì nó là 72 chục, nếu viết đầy đủ phải là 720. -HS đặt tính và thực hiện lại phép nhân 36 x 23; nêu lại từng bước nhân. 3.Luyện tập, thực hành: Baøi 1: - 1 HS nêu yêu cầu. 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở - GV chữa bài nhận xét và cho điểm HS. Baøi 3: - HS đọc thầm đề bài, tự làm bài. HS nêu bài giải. GV chữa bài trước lớp. 4.Cuûng coá- Daën doø: -GV nhaän xeùt tieát hoïc. -Daën doø HS veà nhaø laøm caùc baøi taäp -------- a & b ------TIẾT 2 LTVC TÍNH TỪ(T2) I.MUÏC TIEÂU :. - Nắm được một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm,tính chất (ND ghi nhớ) - Nhận biết từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất (BT1, mục III ); bước đầu tìm được một số từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm , tính chất và tập đặt câu với từ tìm được (BT2, BT 3 mục III ). II. ĐỒ DÙNG:. - Bảng lớp viết sẵn 6 câu ở bài tập 1, 2 phần nhận xét. Từ điển (nếu có) III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :. 1. Baøi cuõ: - 2HS lên bảng đặt 2 câu với 2 từ về ý chí và nghị lực của con người. - 3 HS đọc 3 câu tục ngữ và nói ý nghĩa củanó;.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> - HS nhắc lại thế nào là tính từ ? 2. Bài mới: a Giới thiệu bài: b. Tìm hieåu ví duï: Bài 1: HS đọc yêu cầu và nội dung. - HS thảo luận N4 , trao đổi để tìm câu trả lời. - HS phát biểu, kết quả đúng :a. Tờ giấy màu trắng: Mức độ trắng bình thường. b. Tờ giấy màu trăng trắng: mức độ trắng ít. c. Tờ giấy màu trắng tinh: mức độ cao. c. Ghi nhớ: -2 HS đọc phần ghi nhớ. - HS laáy caùc ví duï veà caùc caùch theå hieän. 3. Luyeän taäp: Bài 1:-1 HS đọc yêu cầu và nội dung. - HS tự làm bài. - HS nêu từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất có trong đoạn vaên. - HS chữa bài và nhận xét, kết luận lời giải đúng. - HS đọc lại đoạn văn. Baøi 2: - 1HS đọc yêu cầu và nội dung. HS trao đổi để tìm từ. - HS đọc các từ vừa tìm được. VD : đo đỏ, đỏ au, đỏ rực, đỏ tía,... -Goïi HS nhoùm khaùc boå sung. Baøi 3: -GV neâu yeâu caàu. - HS đặt câu và đọc câu đã đặt được. Lớp nhận xét , sữa chửa. 3. Cuûng coá – daën doø: -Nhaän xeùt tieát hoïc. - HS về nhà viết lại 20 từ tìm được và chuẩn bị bài sau -------- a & b --------TIẾT 3 KHOA HỌC NƯỚC CẦN CHO SỰ SỐNG I.MUÏC TIEÂU :. - Nêu được vai trò của nước trong đời sống , sinh hoạt: +Nước giúp cơ thể hấp thu những chất dinh dưỡng hoà tan lấy từ thức ăn và tạo thành các chất vần cho sự sống của sinh vật; giúp thải các chất thừa , chất độc hại. +Nước được sử dụng trong đời sống hàng ngày, trong SX nông nghiệp, coâng nghieäp. II. ĐỒ DÙNG :.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> -HS cây trồng từ tiết 22. -Các hình minh hoạ SGK trang 50, 51 . -Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên trang 49 / SGK. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :. 1. Baøi cuõ: +1 HS vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước. +2 HS trình bày vòng tuần hoàn của nước. 2. Bài mới : * Giới thiệu bài: - HS cả lớp quan sát 2 cây đã được trồng theo yêu cầu từ tiết trướcvà nhận xeùt. - Đaïi dieän caùc nhoùm chaêm soùc caây giaûi thích lyù do. - Qua việc chăm sóc 2 cây với chế độ khác nhau các em có nhận xét gì ? Moät caây phaùt trieån toát, laù xanh, töôi, thaân thaúng. Moät caây heùo, laù vaøng ruõ xuoáng, thaân meàm. - GV giới thiệu: Cây phát triển bình thường là do được tưới nước thường xuyên. Cây bị héo là do không được tưới nước. * HĐ1: Vai trò của nước đối với sự sống của con người, động vật và thực vaät. - HS thảo luận theo nhóm4, trả lời các câu hỏi sau: + Điều gì sẽ xảy ra nếu cuộc sống của con người thiếu nước ? + Điều gì sẽ xảy ra nếu cây cối thiếu nước ? + Nếu không có nước cuộc sống động vật sẽ ra sao ? - Caùc nhoùm trình baøy, caùc nhoùm coù cuøng noäi dung boå sung, nhaän xeùt. * Kết luận: 2 HS đọc mục Bạn cần biết. * Hoạt động 2: Vai trò của nước trong một số hoạt động của con người. - HS trả lời câu hỏi: +Trong cuộc sống hàng ngày con người còn cần nước vào những việc gì ? - Con người cần nước để sinh hoạt, vui chơi, sản xuất nông nghiệp, công nghieäp > Nước cần cho mọi hoạt động của con người. + Nhu cầu sử dụng nước của con người chia ra làm 3 loại , đó là những loại nào ? - HS sắp xếp các dẫn chứng sử dụng nước của con người vào cùng nhóm. * Kết luận: - 2 HS đọc mục Bạn cần biết trang 51 / SGK. * Hoạt động 3: Thi hùng biện: Nếu em là nước. -Tiến hành hoạt động cả lớp: Nếu em là nước em sẽ nói gì với mọi người ? - GV nhaän xeùt , vaø cho ñieåm 3.Cuûng coá- daën doø: -GV nhận xét giờ học, -Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết, hoàn thành phiếu điều tra..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> -------- a & b ------TIẾT 4 MĨ THUẬT TIẾT 5 KĨ THUẬT. (GV BỘ MÔN DẠY) -------- a & b ------KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI BẰNG MŨI KHẤU ĐỘT THƯA (T3). I. MUÏC TIEÂU:. -Biết cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa - Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm . - Với HS khéo tay: khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm. II. ĐỒ DÙNG :. -Mẫu đường gấp mép vải được khâu viền bằng các mũi khâu đột . - Bộ đồ dùng học khâu.. III. CÁC HOẠT DẠY - HỌC :. 1.Kieåm tra baøi cuõ: Kieåm tra duïng cuï hoïc taäp. 3.Dạy bài mới: a)Giới thiệu bài: b)HS thực hành khâu đột thưa: * Hoạt động 1: HS thực hành khâu viền đường gấp mép vải - HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các thao tác gấp mép vải. - GV nhận xét, sử dụng tranh quy trình để nêu cách gấp mép vải và cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột qua hai bước: +Bước 1: Gấp mép vải. +Bước 2: Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột . - HS thực hành . GV quan sát uốn nắn thao tác cho những HS còn lúng túng hoặc chưa thực hiện đúng. * Hoạt động 2 : Đánh giá kết quả học tập của HS. - HS trưng bày sản phẩm thực hành. - GV nêu tiêu chẩn đánh giá sản phẩm: +Gấp được mép vải. Đường gấp mép vải tương đối thẳng, phẳng, đúng kyõ thuaät. +Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột. +Mũi khâu tương đối đều, thẳng, không bị dúm. +Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định. -GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS. 3.Nhaän xeùt- daën doø: -Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần học tập và kết quả thực hành của HS. -------- a & b -------THỨ 6 Ngày dạy: 16 / 11/2012.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> TIẾT 1 TOÁN. LUYỆN TẬP. I.MUÏC TIEÂU :. -Thực hiện được nhân với số có hai chữ số . - Vận dụng được vào giải bài toán có phép nhân với số có hai chữ số. - Làm các bài tập 1; bài 2 (cột 1,2 ); bài 3 .HS khá , giỏi làm toàn bộ bài 2. II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :. 1. Baøi cuõ : - 2 HS leân baûng laøm baøi taäp 2 . 2.Bài mới : a) Giới thiệu bài :Nêu yêu cầu của tiết học. b) Hướng dẫn luyện tập: Baøi 1 -1 HS nêu yêu cầu. HS tự đặt tính rồi tính . -4 HS lên bảng làm bài, lớp theo dõi để nhận xét . - GV chữa bài và yêu cầu HS nêu rõ cách tính của mình, củng cố lại cách nhân với số có hai chữ số Bài 2: -GV kẻ bảng, HS nêu nội dung của từng dòng trong bảng . +Làm thế nào để tìm được số điền vào ô trống trong bảng?(Thay giá trị của m vào biểu thức để tính giá trị của biểu thức, được bao nhiêu viết vào ô trống tương ứng ) - HS làm bài vào vở. - HS nối tiếp nhau nêu :Với m = 3 thì a x 78 = 3 x 78 = 234, số cần điền vaøo oâ troáng laø 234. GV ghi baûng, cuûng coá laïi caùch tính giaù trò cuûa bieåu thức có chứa1 chữ. Baøi 3: - 1 HS đọc thầm đề bài, tự làm bài. 1HS giải ở bảng, lớp nhận xét . -GV nhaän xeùt, cho ñieåm HS. 3.Cuûng coá, daën doø : -Nhận xét giờ học - HS veà nhaø laøm baøi taäp 4, 5 vaø chuaån bò baøi sau . -------- a & b ------TIẾT 2 TLV KỂ CHUYỆN (Kiểm tra viết) I.MUÏC TIEÂU :. - Viết được bài văn kể chuyện đúng yêu cầu của đề bài, có nhân vật, sự kiện, cốt truyện (mở bài, diễn biến, kết thúc). -Diễn đạt thành câu, trình bày sạch sẽ; độ dài bài viết khoảng 120 chữ ( 12 caâu )..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> II. ĐỒ DÙNG :. Bảng lớp viết dàn bài vắn tắt của bài văn kể chuyện. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :. 1. Kieåm tra baøi cuõ : -Kieåm tra giaáy buùt cuûa HS . 2.Bài mới: Thực hành viết: -GV ghi 3 đề (trang 124, SGK ) lên bảng. -HD : chọn một trong ba đề để làm bài ,bài viết khoảng 120 chữ (khoảng 12 câu ). Bài viết phải đủ ba phần (mở bài, diễn biến, kết thúc),kể chuyện đúng yêu cầu của đề bài, có nhân vật, sự kiện ;Diễn đạt thành câu , trình baøy saïch seõ -Cho HS vieát baøi. 3. Thu bài , nhận xét giờ kiểm tra. -------- a & b ------TIẾT 3 ĐỊA LÍ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ I.MUÏC TIEÂU :. - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, sông ngòi của đồng baèng Baéc Boä + Đồng bàng Bắc Bộ do phù sa của sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên; Đây là đồng bằng lớn thứ hai nước ta. + Đồng bằng BB có dạng hình tam giác, với đỉnh ở Vệt Trì, cạnh đáy là đường bờ biển. Đồng bằng Bắc Bộ có bề mặt khá bằng phẳng, nhiều sông ngoøi, coù heä thoáng ñeâ ngaên luõ. + Nhận biết được vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ (lược đồ)tự nhiên Việt Nam. Chỉ một số sông chính trên bản đồ ( lược đồ):sông Hoàng , soâng Thaùi Bình. * Sự thích nghi và cải tạo môi trường của con người ở đồng bằng: đắp đê, troàng phi lao chaén gioù. II. ĐỒ DÙNG:. - Bản đồ Địa lí tự nhiên VN . - Tranh, ảnh về đồng bằng Bắc Bộ, sông Hồng, đê ven sông (sưu tầm) III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1.Baøi cuõ: -Nêu đặc điểm thiên nhiên ở Hoàng Liên Sơn? -Nêu đặc điểm địa hình ở vùng trung du Bắc Bộ . 2.Bài mới : a.Giới thiệu bài: Ghi tựa b.Phát triển bài : 1/.Đồng bằng lớn ở miền Bắc : *Hoạt động cả lớp : - GV treo BĐ Địa lí tự nhiên lên bảng và chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> - HS dựa vào kí hiệu tìm vị trí đồng bằng Bắc Bộ ở lược đồ trong SGK . - HS lên bảng chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ. - GV chỉ bản đồ và nói cho HS biết đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác với đỉnh ở Việt Trì, cạnh đáy là đường bờ biển ... *Hoạt động cá nhân (hoặc theo từng cặp ) - HS dựa vào ảnh đồng bằng Bắc Bộ, kênh chữ trong SGK, trả lời các câu hoûi sau : + Đồng bằng Bắc Bộ do sông nào bồi đắp nên ?( Sông Hồng và sông Thái Bình ) + Đồng bằng có diện tích lớn thứ mấy trong các đồng bằng của nước ta ? ( thứ hai ). + Địa hình của đồng bằng có đặc điểm gì ?(... khá bằng phẳng và mở rộng ra bieån ) - HS lên chỉ trên bản đồ địa lí VN vị trí, giới hạn và mô tả tổng hợp về hình dạng, diện tích, sự hình thành và đặc điểm địa hình của đồng bằng Baéc Boä . 2/.Soâng ngoøi vaø heä thoáng ñeâ ngaên luõ : - HS quan sát hình 1 của mục 2, sau đó lên bảng chỉ trên bản đồ một số sông của đồng bằng Bắc Bộ . - HS trả lời câu hỏi + Taïi sao soâng coù teân goïi laø soâng Hoàng ? - GV chỉ sông Hồng và sông Thái Bình trên bản đồ, mô tả sơ lược về sông Hoàng + Khi mưa nhiều, nước sông ngòi, hồ, ao như thế nào ?( dâng cao, gây ngaäp luït ) +Mùa mưa ở đồng bằng Bắc Bộ trùng với mùa nào trong năm ? Mùa hạ . - GV nói về hiện tượng lũ lụt ở đồng bằng Bắc Bộ khi chưa có đê, khi đê vỡ *HĐN :+Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ đắp đê ven sông để làm gì ? +Hệ thống đê ở ĐB Bắc Bộ có đặc điểm gì ? - GV nói về tác dụng của hệ thống đê. Sự cần thiết phải bảo vệ đê ven sông ở ĐB Bắc Bộ . 4.Củng cố – dặn dò: HS đọc phần bài học trong khung. - Nhận xét tiết học. Dặn dò:về xem lại bài, chuẩn bị bài tiết sau : “Người dân ở ĐB Bắc Bộ” -------- a & b --------TIẾT 4 THỂ DỤC (GV BỘ MÔN DẠY) -------- a & b --------TIẾT 5 HĐTT. SINH HOẠT ĐỘI.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> MUÏC TIEÂU:. - Từng HS nắm được những ưu, nhuợc điểm của chi Đội trong tuần vừa qua.Từ đó có hướng khắc phục tốt những nhược điểm. - Rèn đức tính phê và tự phê trước tập thể. - GV triển khai kế hoạch tuần tới. II. LÊN LỚP:. 1. Chi Đội trưởng đánh giá lại hoạt động tuần qua. GV đánh giá chung 2. Từng phân đội thảo luận và đề ra hướng khắc phục nhược điểm. 3. GV triển khai kế hoạch tuần tới. -Tiếp tục duy trì những ưu điểm, khắc phục những nhược điểm. -Học bài và làm bài tập trước khi đến lớp. -Sinh hoạt đầu giờ, giữa giờ nghiêm túc, có chất lượng. -Vệ sinh lớp học, sân trường sạch sẽ. -Trang phục đúng quy định. -Nộp các khoản tiền kịp thời, đầy đủ. -Tham gia tốt kế hoạch của liên Đội và nhà trường đề ra. ********************.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> ĐẠO ĐỨC:. TIẾT KIỆM THỜI GIỜ (TIẾT2). I.MUÏC TIEÂU:. 1.kiến thức: Giuùp HS hieåu: -Cần phải tiết kiệm thời giờ vì thời giờ rất quý giá cho chúng ta làm việc và học tập. Thời giờ đã trôi qua thì không bao giờ trở lại. Nếu tiết kiệm thời giờ ta có thể làm được nhiều việc có ích, nếu không biết tiết kiệm ta không thể làm được việc có ích.. -Tiết kiệm thời gia là làm việc khẩn trương, nhanh chóng, không lần chần, làm việc gì ra việc nấy. Tiết kiệm thời gian là sắp xếp công việc hợp lí. 2.Thái độ: -Tiết kiệm và quý thời gian. Có ý thức làm việc khoa học, hợp lí. 3.Haønh vi: -Biết thực hành tiết kiệm thời gian. -Phê phán và nhắc nhở người khác cùng thực hiện. II. ĐỒ DÙNG:. -Baûng phuï – baøi taäp. -Giấy màu xanh, đỏ, vàng cho mỗi nhóm. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC .. Hoạt động dạy Hoạt động học *Hoạt động 1 TÌM HIEÅU VIEÄC LAØM NAØO LAØ TIEÁT KIỆM THỜI GIỜ HS laøm vieäc caëp ñoâi. - GV tổ chức HS làm việc theo nhóm cặp + Các nhóm nhận tờ bìa . ñoâi. + Thaûo luaän caùc yình huoáng theo.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> + Phát cho mỗi nhóm một tờ bìa 2 mặt xanh-đỏ . + GV cần lần lượt đọc các tình huống, yêu cầu các nhóm giơ tấm bìa đánh giá cho mỗi câu : đỏ-tình huống tiết kiệm thời giờ ; xanh-tình huống láng phí thời giờ . Caùc tình huoáng: *Tình huống 1:Ngồi trong lớp, Hạnh luôn chuù yù nghe thaày giaùo, coâ giaùo giaûng baøi. Coù ñieàu chöa roõ, em tranh thuû hoûi ngay thầy cô và bạn bè (đỏ). *Tình huống 2: Sáng nào thức dậy, Nam cũng nằm cố trên giường. Mẹ giục mãi mới chịu đánh răng, rửa mặt (xanh). *Tình huống 3: Lâm có thời gian biểu quy định rõ giờ học, giờ chơi, giờ làm việc nhà và bạn luôn thực hiện đúng (đỏ). *Tình huoáng 4: Khi ñi chaên traâu, Thaønh thường vừa ngồi trên lưng trâu, vừa tranh thủ học bài (đỏ). *Tình huống 5: Hiền có thói quen vừa ăn cơm, vừa đọc truyện hoặc xem tivi (xanh). *Tình huoáng 6: Chieàu naøo Quang cuõng ñi chơi đá bóng. Tối về, lại xem tivi, đến khua mới bỏ sách vở ra học bài (xanh). + Nhaän xeùt caùc nhoùm laøm vieäc toát. + Tại sao phải tiết kiệm thì giờ? Tiết kiệm thì giờ có tác dụng gì? Không tiết kiệm thì giờ dẫn đến hậu quả gì? - GV nhận xét chốt hoạt động . *Hoạt động 2: Em có biết tiết kiệm thì giờ? - GV cho hoïc sinh laøm vieäc caù nhaân. - Yêu cầu mỗi học sinh viết ra thời gian bieåu cuûa mình vaøo giaáy. - GV tổ chức học sinh làm việc theo nhóm . GV tổ chức HS làm việc cả lớp. - Yêu cầu HS đọc thời gian biểu. - Em có thực hiện đúng không .. hướng dẫn của GV.. +Laéng nghe caùc tình huoáng caø giô tấm bìa theo đánh giá của nhóm .. +Đáp án đúng : -HS đưa thẻ đỏ. -HS ñöa theû xanh. -HS đưa thẻ đỏ. -HS đưa thẻ đỏ. -HS ñöa theû xanh -HS ñöa theû xanh + HS giaûi thích laéng nghe yù kieán.. - HS tự viết ra thời gian biểu của mình. - HS làm việc theo nhóm : lần lượt mỗi học sinh đọc thời gian biểu của mình cho cả nhóm, sau đó nhóm nhaän xeùt xem coâng vieäc saép xeáp hợp lí chưa, bạn có thực hiện đúng thời gian biểu không . - 4-5 em đọc thời gian biểu. - HS trả lời..

<span class='text_page_counter'>(26)</span> - Em đã tiết kiệm thì giờ chưa? - GV chốt hoạt động 2 *Hoạt động 3 XEM XỬ LÝ NHƯ THẾ NAØO? - GV cho hoïc sinh laøm vieäc theo nhoùm : *Hoạt động 4 KỂ CHUYỆN: “ TIẾT KIỆM THÌ GIỜ” - GV keå laïi caâu chuyeän “Moät hoïc sinh nghèo vượt khó” - Thảo có phải là người biết tiết thì giờ hay khoâng? Taïi sao? *GV choát : Trong khoù khaên, neáu chuùng ta biết tiết kiệm thời giờ chúng ta có thể làm được nhiều việc hợp lí và vượt qua được khoù khaên. - Yeâu caàu HS keå moät vaøi göông toát bieát tiết kiệm thì giờ. *Kết luận : tiết kiệm thì giờ là một đức tính toát. Caùc em phaûi bieát tieát kieäm thì giờ để học tập tốt hơn. 4/ Cuûng coá, Daën doø: - GV nhaän xeùt tieát hoïc. - Chuẩn bị bài : Hiểu thảo với ông bà, cha meï.. THEÅ DUÏC:. - - HS lắng nghe và trả lời câu hỏi.. - Thảo là người biết tiết kiệm thì giờ. Bạn tranh thủ học bài và sắp xếp công việc giúp đỡ bố mẹ rất nhieàu. - HS laéng nghe.. - HS laéng nghe.. -HS lắng nghe về nhà thực hiện.. HỌC ĐỘNG TÁC NHẢY TROØ CHÔI “ MEØO ÑUOÅI CHUOÄT” LỊCH SỬ CHÙA THỜI LÝù. I.MUÏC TIEÂU : -HS biết :đến thời Lý, đạo phật phát triển thịnh đạt nhất . -Thời Lý, chùa được xây dựng ở nhiều nơi . -Chùa là công trình kiến trúc đẹp . II. CHUAÅN BÒ : -Ảnh chụp phóng to chùa Dâu ,chùa Một Cột ,tượng phật A- di –đà. -PHT cuûa HS . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động dạy. Hoạt động học.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> 2.KTBC :Nhà Lý dời đô ra Thăng Long. -Vì sao Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La laøm kinh ñoâ ? -Em biết Thăng Long còn có những tên gọi nào khác nữa ? -GV nhaän xeùt ghi ñieåm . 3.Bài mới : a.Giới thiệu bài : b.Phaùt trieån baøi : *GV giới thiệu thời gian đạo Phật vào nước ta và giải thích vì sao dân ta nhiều người theo đạo Phật . *Hoạt động cả lớp : -GV cho HS đọc SGK từ “Đạo phật .. .rất thịnh đạt.” Vì sao nói : “Đến thời Lý, đạo Phật trở nên thịnh đạt nhất ?”. -GV nhaän xeùt keát luaän sgk *Hoạt động nhóm : GV phát PHT cho HS -. Qua đọc SGK và vận dụng hiểu biết cuûa baûn thaân, HS ñieàn daáu x vaøo oâ trống sau những ý đúng : +Chuøa laø nôi tu haønh cuûa caùc nhaø sö £ +Chùa là nơi tổ chức tế lễ của đạo phaät £ +Chuøa laø trung taâm vaên hoùa cuûa laøng xaõ £ +Chùa là nơi tổ chức văn nghệ £ -GV nhaän xeùt, keát luaän. *Hoạt động cá nhân : -GV moâ taû chuøa Daâu, chuøa Moät Coät, tượng Phật A-di-đà (có ảnh phóng to) vaø khaúng ñònh chuøa laø moät coâng trình kiến trúc đẹp. -GV nhaän xeùt vaø keát luaän. 4.Cuûng coá : -Cho HS đọc khung bài học.. -Cả lớp hát . -HS trả lời . -HS khaùc nhaän xeùt .. -HS laéng nghe.. -HS đọc. -: Nhiều vua đã từng theo đạo Phật. nhân dân theo đạo Phật rất đông. Kinh thaønh Thaêng Long vaø caùc laøng xaõ coù raát nhieàu chuøa . -HS caùc nhoùm thaûo luaän vaø ñieàn daáu X vaøo oâ troáng. -Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. -Caùc nhoùm khaùc nhaän xeùt, boå sung cho hoàn chỉnh.. -Vaøi HS moâ taû. -HS khaùc nhaän xeùt.. -3 HS đọc. -HS trả lời..

<span class='text_page_counter'>(28)</span> -Vì sao dưới thời nhà Lý nhiều chùa được xây dựng? -Em hãy nêu những đóng góp của nhà Lý trong việc phát triển đạo phật ở Việt Nam? -HS cả lớp lắng nghe và về nhà thực -GV nhận xét, đánh giá. hieän. 5.Toång keát - Daën doø: * -Về nhà học bài và chuẩn bị trước baøi : “Cuoäc khaùng chieán choáng quaân Tống xâm lược lần thứ hai”. -Nhaän xeùt tieát hoïc.. TUẦN 12 Thứ Ba :. Ngày soạn 14 tháng 11. naêm 2010. Ngaøy daïy 16 thaùng 11. naêm 2010. TOÁN:. LUYỆN TOÁN( Tiết 1). I.MUÏC TIEÂU:. - Luyện về đọc , viết ; chuyển đổi các đơn vị đo diện tích (m2 sang dm2 , cm2 và ngược lại). - Luyện về giải toán tìm chu vi, diện tích của hình chữ nhật. - HS khá, giỏi nêu được cách tính diện tích của bài 4. II. ĐỒ DÙNG:. - Vở bài tập của HS. Bìa vẽ sẵn các kích thước như bài tập 4 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :. 1. Bài cũ: - 2 HS nêu mối quan hệ giữa m2 với dm2 , cm2 2.Bài mới : a.Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn HS làm bài : Bài 1: 1 HS nêu yêu cầu của bài:Viết số hoặc chữ thích hợp vào ô trống. - HS tự làm bài theo mẫu - HS nêu miệng kết quả, lớp nhận xét, kết luận. Củng cố lại cách đọc, vieát caùc soá ño dieän tích..

<span class='text_page_counter'>(29)</span> Bài 2:-1 HS nêu yêu cầu của bài:Viết số thích hợp vào chỗ chấm. - HS dựa vào mối quan hệ giữa m2 với dm2 , cm2 để làm bài. -3 HS lên bảng làm bài, giải thích cách điền số ở cột bên phải của bài. Củng côc lại cách chuyển đổi các đơn vị đo diện tích. Bài 3: 1 HS đọc bài toán. - HS nhắc lại cách tính chu vi, diện tích của hình chữ nhật. - HS làm bài vào vở; vài HS nêu bài giải, lớp nhận xét , chữa bài. Baøi 4 : - GVđính bìa lên bảng, nêu các kích thước có trong hình. - HS khaù, gioûi neâu caùch tính dieän tích cuûa mieáng baøi.GV keát luaän caùch tính. - HS làm bài vào vở; 1HS lên bảng giải, lớp nhận xét , chữa bài. - GV nhaän xeùt vaø cho ñieåm HS. 4.Củng cố- Dặn dò: -GV tổng kết giờ học -------------------------------------------------------------------------------------. TOÁN :. LUYỆN TOÁN( Tiết 2) NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG. I.MUÏC TIEÂU:. - Thực hiện thành thạo về phép nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số. - Luyện giải toán có lời văn gồm phép tính. - Laøm baøi taäp 1; baøi 2 ; baøi 3. II. ĐỒ DÙNG: - Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 1 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:. 1. Kieåm tra baøi cuõ: - 2 HS leân baûng laøm baøi 2 coät 2; baøi 4. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: Baøi 1: HS neâu yeâu caàu cuûa baøi - GV treo bảng phụ có viết sẵn nội dung của BT , HS đọc các cột trong baûng. + Chúng ta phải tính giá trị của các biểu thức nào? - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. GV – HS chữa bài > Củng cố lại quy tắc một số nhân với một tổng Bài 2- 1 HS nêu yêu cầu :Tính giá trị của biểu thức theo 2 cách. - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. + Trong 2 caùch tính treân, em thaáy caùch naøo thuaän tieän hôn? ( Caùch 1 thuaän tiện hơn vì tính tổng đơn giản, sau đó khi thực hiện phép nhân có thể nhẩm được)..

<span class='text_page_counter'>(30)</span> Baøi 3: -1 HS neâu yeâu caàu , HS khaù, gioûi phaân tích maãu.-Vaäy khi nhaân moät tổng với một số, ta có thể làm thế nào? ( khi nhân một tổng với một số, ta có thể lấy từng số hạng của tổng nhân với số đó rồi cộng các kết quả lại với nhau ). - Áp dụng tính chất nhân một số với một tổng để tính nhanh. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. Lớp nhận xét , chữa baøi. 4.Củng cố- Dặn dò:- HS nêu lại t/c 1 số nhân với 1 tổng, một tổng nhân với một số. - GV nhaän xeùt tieát hoïc, daën doø HS veà nhaø laøm baøi taäp coøn laïi. ---------------------------------------------------------------------------------. TAÄP LAØM VAÊN:. MỞ BAØI TRONG BAØI VĂN KỂ CHUYỆN. I. MỤC TIÊU- Rèn kĩ năng viết mở bài cho một bài văn kể chuyện theo hai. cách: mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp .- Giáo dục HS biết tự làm việc để phục vụ mình. II. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ viết sẵn đề bài bài trực tiếp và gián tiếp truyện Rùa và thỏ. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:. 1. Baøi cuõ : + Thế nào là mở bài trực tiếp trong một bài văn kể chuyện? + Thế nào là mở bài gián tiếp trong một bài văn kể chuyện? 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn HS làm bài : - 1 HS đọc đề bài : Viết phần mở đầu câu chuyện Bàn chân kì diệu theo cách mở bài gián tiếp. - Giới thiệu truyện Bàn chân kì diệu -2 HS tiếp nối nhau đọc truyện; lớp đọc thầm, tìm đoạn mở bài trong truyeän treân. - HS đọc đoạn mở bài của câu chuyện mà mình tìm được. - Lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng . + Đó là những cách mở bài nào? Vì sao em biết? ( là cách mở bài trực tiếp vì đã kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện ) - 1 HS nhắc lại thế nào là mở bài gián tiếp? - HS laøm baøi. - HS nối tiếp nhau độc phần mở bài của mình. GV sửa lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp cho từng HS , cho điểm những bài viết hay. 4. Củng cố – dặn dò: Có những cách mở bài nào trong bài văn kể chuyeän? -Dặn HS về nhà viết lại cách mở bài gián tiếp cho truyện ( nếu bài viết.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> ở lớp chưa đạt) ------------------------------------------------------------------------------------------.

<span class='text_page_counter'>(32)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×