Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

ngu van 7 tuan 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.09 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TUẦN: 12 TIẾT: 45,46. Ngày soạn: 10/11/2012 Ngày dạy : 12/11/2012. Văn bản. CẢNH KHUYA - RẰM THÁNG GIÊNG - Hồ Chí Minh -. CẢNH KHUYA A. Mức độ cần đạt Hiểu giá trị tư tưởng và nghệ thuật đặc sắc của bài thơ “Cảnh khuya” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 1. Kiến thức - Sơ giản về tác giả Hồ Chí Minh. - Tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình cảm cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. - Tâm hồn chiến sỹ - nghệ sỹ vừa tài hoa tinh tế vừa ung dung, bình tĩnh, lạc quan. - Nghệ thuật tả cảnh, tả tình; ngôn ngữ và hình ảnh đặc sắc trong bài thơ. 2. Kỹ năng - Đọc - hiểu tác phẩm thơ hiện đại viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. - Phân tích để thấy được nghệ thuật chiều sâu nội tâm của người chiến sĩ cách mạng và vẻ đẹp mới mẻ của những chất liệu cổ thi trong sáng tác của lãnh tụ Hồ Chí Minh. 3. Thái độ: Thấy được tấm lòng chan chứa yêu thiên nhiên và quê hương đất nước trong lòng lãnh tụ dân tộc Hồ Chí Minh. C. Phương pháp Vấn đáp, thuyết trình, phân tích và cảm nhận tác phẩm…. RẰM THÁNG GIÊNG A. Mức độ cần đạt Hiểu giá trị tư tưởng và nghệ thuật đặc sắc của bài thơ chữ Hán “Rằm tháng giêng” (Nguyên tiêu) của Chủ tịch Hồ Chí Minh. B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 1. Kiến thức - Tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình cảm cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. - Tâm hồn chiến sỹ - nghệ sỹ vừa tài hoa tinh tế vừa ung dung, bình tĩnh, lạc quan. - Nghệ thuật tả cảnh, tả tình; ngôn ngữ và hình ảnh đặc sắc trong bài thơ. 2. Kỹ năng - Đọc - hiểu tác phẩm thơ hiện đại viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. - Phân tích để thấy được nghệ thuật chiều sâu nội tâm của người chiến sĩ cách mạng và vẻ đẹp mới mẻ của những chất liệu cổ thi trong sáng tác của lãnh tụ Hồ Chí Minh. - So sánh sự khác nhau giữa nguyên tác và văn bản dịch bài thơ “Rằm tháng giêng”. 3. Thái độ: Thấy được tấm lòng chan chứa yêu thiên nhiên và quê hương đất nước trong lòng lãnh tụ dân tộc Hồ Chí Minh. C. Phương pháp Vấn đáp, thuyết trình, phân tích và cảm nhận tác phẩm… D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số :7A1…………………………………………. 2. Bài cũ: Kiểm tra vở soạn của HS. 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng viết : “Ngâm thơ ta vốn không ham/ Nhưng mà trong ngục biết làm chi đây”. Nhưng có lẽ Người làm thơ không chỉ vì riêng lí do ấy. Bởi ở Người, luôn luôn thường trực một tâm hồn nhạy cảm, có thể rung động trước bất cứ một.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> cảnh đẹp, một âm thanh, một dòng suối nào. Điều đó, có thể sẽ được chứng minh qua hai văn bản mà chúng ta học hôm nay: Cảnh khuya và Rằm tháng giêng.. * Tiến trình bài dạy: Hoạt động của Gv và Hs Hoạt động 1: Giới thiệu chung ? Dựa vào chú thích Sgk, hãy nêu những hiểu biết của em về Chủ tịch Hồ Chí Minh? Gv giới thiệu thêm một số nét về Bác. ? Hoàn cảnh ra đời của hai bài thơ này có gì đáng chú ý? Gv: Tức cảnh sinh tình là một đặc điểm trong phong cách thơ Hồ Chí Minh. Trong những bài thơ mà Bác để lại, có nhiều bài được làm từ thực tế đó. ? Hai bài thơ này được sáng tác theo thể thơ nào? Giống với những bài thơ nào mà mình đã học? -> Về cấu trúc nội dung theo trình tự khai, thừa, chuyển, hợp với 2 câu đầu tả cảnh, 2 câu sau thể hiện tâm trạng. Hoạt động 2: Hướng dẫn Đọc – hiểu văn bản ? Nêu yêu cầu đọc; Chú ý ngắt nhịp. ? Nêu yêu cầu đọc: Chú ý ngắt nhịp đúng. -> lần lượt đọc bài thơ - phần dịch thơ. ? Với bài "Cảnh khuya" nên phân tích theo bố cục như thế nào? -> trả lời/GV chốt.Phân tích theo bố cục 2/2. ? Đọc hai câu đầu và nêu nội dung? ? Vẻ đẹp của núi rừng Việt Bắc được thể hiện qua hình ảnh nào? Câu đầu miêu tả âm thanh gì? -> Miêu tả qua âm thanh, hình ảnh. ? Âm thanh tiếng suối được miêu tả có gì đặc sắc? Vì sao? Nghệ thuật gì? ->Đặc sắc: Tiếng suối - tiếng hát xa.Âm thanh tự nhiên so sánh với âm thanh của cuộc sống, nghệ thuật  Tiếng suối gần gũi, ấm áp, có sức sống trẻ trung. ? Câu thơ này gợi nhớ đến hình ảnh nào của Nguyễn Trãi? Vì sao? -> Nhớ câu thơ của Nguyễn Trãi: Côn Sơn nước chảy rì rầm.Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai. Hay vì cùng ví âm thanh của tự nhiên với âm thanh của nghệ thuật. ? Thiên nhiên đẹp còn được tôn lên qua câu thơ thứ ? ? Từ ngữ nào thể hiện điều này? Tại sao em cho rằng những từ ngữ ấy làm nên vẻ đẹp của cảnh vật. -> trả lời theo ý kiến cá nhân, có sự hình dung về cảnh qua ngôn ngữ. GV: Cảnh vật dưới ánh trăng tầng tầng lớp lớp, có đường nét, hình khối lung linh quấn quýt bởi sự lặp lại hai lần từ "lồng" trong câu thơ. Bức tranh thiên nhiên chỉ có hai màu sáng tối mà vẫn phô diễn vẻ đẹp riêng. Nội dung bài dạy. CẢNH KHUYA I. Giới thiệu chung 1. Tác giả: sgk 2. Tác phẩm - Hoàn cảnh ra đời : Bài thơ ra đời trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc (1947). - Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt. II. Đọc - hiểu văn bản 1. Đọc, tìm hiểu nghĩa từ khó 2. Tìm hiểu văn bản 2.1. Bố cục: 2 phần 2.2. Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm. 2.3. Phân tích a. Hai câu thơ đầu : Cảnh núi rừng Việt Bắc trong đêm trăng “Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. + Âm thanh: Tiếng suối như tiếng hát.. + Hình ảnh: ánh trăng, hoa cỏ, cây cổ thụ.  Nghệ thuật so sánh, điệp từ: Cảnh vật sóng động, có đường nét, hình khối đa dạng với hai mảng màu sáng.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> đầy quyến rũ. Trong thơ có hoa, có dáng vươn cao tỏa rộng của vòm cây cổ thụ lấp loáng ánh trăng, có bóng lá, bóng cây, bóng trăng in nơi khóm hoa, nơi mặt đất, đan dệt quyện hòa huyền diệu mà ấm áp hữu tình. Văng vẳng cùng âm thanh tiếng suối trong veo, cao vút vang xa, thiên nhiên Việt Bắc đẹp tĩnh lặng, thẳm sâu mà lung linh, gần gũi...Song bài thơ có dừng lại ở việc tả cảnh núi rừng Việt Bắc trong đêm tĩnh lặng lẽ không cùng đọc hai câu cuối  GV ghi bảng. HS: đọc hai câu cuối. ? Hai câu thơ cuối cho ta biết điều gì? : Tâm trạng ấy được thể hiện qua chi tiết nào? -> Tâm trạng của Bác. Tìm chi tiết: Chưa ngủ. ? Sự thao thức "chưa ngủ" của Bác vì lí do gì? Căn cứ vào đâu khẳng định như vậy? -> thảo luận theo kĩ thuật khăn phủ bàn – 5 phút. GV: Từ "chưa ngủ" điệp hai lần cuối câu thơ thứ 3 và đầu câu 4 cho thấy hai nét tâm trạng được mở ra trước và sau hai chữ ấy. Vì sao vậy? HS Thảo luận/bổ sung. Chưa ngủ  yêu nêu say mê vẻ đẹp núi rừng Việt Bắc đêm trăng (tâm hồn nghệ sĩ)...  lo lắng cho vận mệnh nước nhà. (Tâm trạng chiến sĩ). ? Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung bài thơ ? HS: Trả lời theo ý kiến cá nhân, đọc ghi nhớ SGK.. Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học Gv hướng dẫn Hs một số nội dung tự học.. – tối... b. Hai câu cuối : Hình ảnh con người “Cảnh khuya như vẻ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”. => Điệp ngữ : tâm hồn tinh tế, cảm nhận vẻ đẹp của đêm trăng trong rừng bằng cả tâm hồn, đồng thời canh cánh nỗi lo cho nước, cho cách mạng 3. Tổng kết: -NT : - ND : * Ý nghĩa :Bài thơ thể hiện đặc điểm nổi bật của thơ Hồ Chí Minh : sự gắn bó, hòa hợp với thiên nhiên và con người. III. Hướng dẫn tự học - Nắm vững nội dung bài học, học thuộc bài thơ và phần Ghi nhớ. - Phân tích tâm trạng tác giả trong bài thơ.. RẰM THÁNG GIÊNG I. Giới thiệu chung Hoạt động 1: Giới thiệu chung 1. Tác giả: sgk Yêu cầu học sinh theo dõi chú thích sgk. GV: Nêu hiểu biết về hoàn cảnh ra đời bài thơ? Chỉ ra 2. Tác phẩm - Hoàn cảnh ra đời : Bài thơ ra đời thể thơ, cách nhận biết? trong thời kì đầu cuộc kháng chiến HS: trình bày, GV nhận xét và chốt ý. chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc (1947). - Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt II. Đọc - hiểu văn bản Hoạt động 2: Hướng dẫn Đọc – hiểu văn bản 1. Đọc, tìm hiểu nghĩa từ khó ? Nêu yêu cầu đọc; Chú ý ngắt nhịp. 2. Tìm hiểu văn bản ? Với bài thơ này phân tích theo bố cục như thế nào ? 2.1. Bố cục: 2 phần 2.2. Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> ? Hai câu đầu mở ra một không gian, thời gian, hình ảnh gì?. HS: Trả lời/nhận xét/bổ sung. ? Hai câu này có từ nào lặp lại. Tác dụng ?. Phân tích tiếp 2 câu sau. ? Theo em vẻ đẹp của con người được thể hiện qua hình ảnh nào? Vì sao? ? Hãy chỉ ra nét chung về nội dung của 2 bài thơ? -> Tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước. ? Ngoài ra hai bài thơ còn cho ta thấy vẻ ung dung tự tại và tinh thần lạc quan của Bác Hồ. Dựa vào hình ảnh thơ và hoàn cảnh sáng tác lí giải vì sao? HS: tự trả lời theo ý kiến cá nhân. GV: Cả hai bài thơ đều làm trong thời kì đầu cuộc kháng chiến đầy khó khăn, gian khổ. Đặt trong hoàn cảnh ấy ta càng thấy rõ sự bình tĩnh, chủ động, lạc quan của vị lãnh tụ. Phong thái ấy toát ra từ những rung động tinh tế và dồi dào trước cái đẹp của thiên nhiên đất nước. Mặc dù ngày, đêm lo nghĩ việc nước, nhiều đêm không ngủ, nhưng không phải vì thế mà tâm hồn Người quên rung động trước vẻ đẹp của một đêm trăng rừng, một tiếng suối trong hay cảnh trời nước bao la dưới ánh trăng rằm tháng giêng. Phong thái ung dung còn thể hiện ở hình ảnh con thuyền chở vị lãnh tụ và các đồng chí sau lúc bàn việc quân trở về, lướt đi phơi phới, chở đầy ánh trăng giữa cảnh trời nước bao la cũng ngập tràn ánh trăng. Và Giọng thơ vừa cổ điển, vừa hiện đại khỏe khoắn cũng góp phần làm nên phong thái ấy. GVH: Nêu những nét nghệ thuật đặc sắc ở bài thơ? HS: Trả lời..... Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học Gv hướng dẫn, Hs nghe, thực hiện ở nhà.. 2.3. Phân tích a. Hai câu thơ đầu : Cảnh trong đêm rằm tháng giêng “ Rằm xuân lồng lộng trăng soi Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân” + Thời gian: đêm trăng rằm tháng giêng + Không gian: cao rộng, bát ngát. + Hình ảnh: ánh trăng tròn sáng nhất, sông nước, trời tràn ngập sức xuân  Nghệ thuật miêu tả cảnh, điệp từ: Cảnh đêm trăng rằm tháng giêng tràn đầy sắc xuân hòa quyện với cảnh vật. b . Hai câu cuối : Vẻ đẹp của con người “Giữa dòng bàn bạc việc quân Khuya về bát ngát trăng ngân đầy trăng” => Từ ngữ gợi hình, biểu cảm : Hiện thực cuộc kháng chiến chống Pháp Bác Hồ và các vị lãnh đạo Đảng đang “bàn bạc việc quân” tại chiến khu Việt Bắc. 3. Tổng kết: - NT : - ND : * Ý nghĩa : Bài thơ toát lên vẻ đẹp và tâm hồn nhà thơ chiến sĩ Hồ Chí Minh trước vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Bắc ở giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp còn nhiều gian khổ. III. Hướng dẫn tự học - Nắm nội dung, học thuộc 2 bài thơ. - Học 5 từ Hán Việt được sử dụng ở.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> bài 2. - Tập so sánh sự khác nhau về thể loại giữa nguyên tác và bản dịch bài Nguyên tiêu. - Chuẩn bị bài: Các yếu tố tự sự, miêu tả… E. Rút kinh nghiệm :. TUẦN: 12 TIẾT: 47. Ngày soạn: 10/11/2012 Ngày dạy :15/11/2012. CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ, MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN BIỂU CẢM A. Mức độ cần đạt - Hiểu vai trò các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm. - Biết vận dụng những kiến thức đã học về văn biểu cảm vào đọc - hiểu và tạo lập văn bản biểu cảm. B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 1. Kiến thức - Vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm. - Sự kết hợp các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm. 2. Kỹ năng - Nhận ra tác dụng của các yếu tố miêu tả và tự sự trong một văn bản biểu cảm. - Sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự trong làm văn biểu cảm. 3. Thái độ: Có ý thức nhận biết vai trò của tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm để sử dụng. C. Phương pháp Vấn đáp, thuyết trình D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định: 2. Bài cũ: Kiểm tra 15 phút (đề và đáp án trang bên) *) Kết quả: Lớp <3. Dưới 5. Điểm Từ 5 trở lên. Từ 8 – 10. 7A1. 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Trong các tiết trước, các em đã được luyện tập cách làm văn biểu cảm, các dạng lập ý, luyện nói về văn biểu cảm đối với sự việc, con người. Nhưng để làm tốt văn biểu cảm, chúng ta cần phải lưu ý điều gì? Đó chính là vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm. Vậy tự sự, miêu tả có vai trò như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu qua tiết học hôm nay. * Tiến trình bài dạy: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài dạy Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung các I. Tìm hiểu chung về tự sự và miêu tả yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm trong văn bản biểu cảm Cho Hs đọc lại bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu 1. Văn bản 1: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá phá ? Nhắc lại bố cục của bài thơ? -> Chia làm 4 đoạn. - Đoạn 1: Tự sự + miêu tả ? Chỉ ra phương thức biểu đạt của từng đoạn và - Đoạn 2: Tự sự + biểu cảm.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> tác dụng của những phương thức biểu đạt ấy? - Đoạn 3: Tự sự + miêu tả + biểu cảm -Đoạn 1: Tự sự (2 dòng đầu), miêu tả (3 dòng sau) - Đoạn 4: Biểu cảm trực tiếp  Tạo bối cảnh chung cho bài thơ. => Từ kể và miêu tả, nhà thơ bộc bạch nỗi niềm của mình, nỗi thống khổ khi nhà - Đoạn 2: Tự sự kết hợp với biểu cảm. tranh bị gió thu phá nát.  Uất ức, bất lực vì già yếu. - Đoạn 3: Tự sự kết hợp với miêu tả (6 câu đầu), biểu cảm (2 câu sau)  Nỗi khổ nhiều bề của nhà thơ. - Đoạn 4: Biểu cảm trực tiếp.  Tình cảm cao thượng, vị tha của tác giả. ? Trong văn bản ở mục 2 (Sgk) có thể chia làm 3 đoạn. Vậy em hãy chỉ ra phương thức biểu đạt ở 2. Văn bản 2 (Sgk/137): Bố tôi - Đoạn 1: Miêu tả: ngón chân, gan bàn mỗi đoạn? chân, mu bàn chân của bố. “Những ngón chân… xoa bóp khỏi” Tự sự: Việc ngâm chân của bố. -> Miêu tả. - Đoạn 2: Tự sự + miêu tả: Việc đi làm vất “Bố đi chân đất … bố đi xa lắm” -> Tự sự vả của bố. ”Bố ơi! … thành bệnh” -> Cảm nghĩ. -> Tự sự + miêu tả đóng vai trò làm nền - Miêu tả, tự sự -> Gợi cảm xúc. ? Nếu không có các yếu tố miêu tả, tự sự thì yếu tảng, khơi gợi cảm xúc. tố biểu cảm có thể bộc lộ được hay không? - Đoạn 3: Biểu cảm trực tiếp: thể hiện tình yêu thương, nỗi lo lắng, lòng kính trọng (không) ? Đoạn văn trên miêu tả, tự sự trong niềm hồi của người con đối với bố. tưởng. Hãy cho biết tình cảm đã chi phối tự sự và => Tự sự và miêu tả nhằm khơi gợi tình cảm, cảm xúc, do tình cảm, cảm xúc chi miêu tả như thế nào? ? Qua việc phân tích hai văn bản trên, em rút ra phối. kết luận gì về vai trò của yếu tố tự sự và miêu tả * Ghi nhớ: (Sgk/138) trong văn bản biểu cảm? Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ. Gọi hs đọc II. Luyện tập Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập Bt1: Kể lại bài thơ: Bài ca nhà tranh bị gió thu Bt2: Dùng lời văn của em viết lại văn bản phá bằng văn xuôi biểu cảm. Yêu cầu: Diễn xuôi bài thơ bằng lời văn của Kẹo mầm, căn cứ vào những điểm chính mình sao cho mạch lạc, thành chuyện. Đồng thời sau: đảm bảo các nội dung sau: 1/ Cảnh nhà bị phá - Tự sự: Chuyện đổi tóc rối lấy kẹo mầm. trong gió thu; 2/ Cảnh trẻ con cướp tranh và tâm - Miêu tả: Cảnh chải tóc của người mẹ và trạng uất ức của tác giả; 3/ Nỗi khổ mà gia đình hình ảnh người mẹ. Đỗ Phủ phải chịu trong đêm mưa gió; 4/ Ước mơ - Biểu cảm: Lòng nhớ mẹ khôn xiết. của nhà thơ. Học sinh luyện nói trước lớp. Gv sửa bài III. Hướng dẫn về nhà Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà Nắm Gv nêu yêu cầu để Hs về nhà học bài và làm bài. kỹ nội dung bài học; học thuộc ghi nhớ. - Hoàn thành bài tập số 2. - Soạn bài mới Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. E. Rút kinh nghiệm :.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> E. Rút kinh nghiệm :.

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×