Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.03 KB, 12 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ VỀ MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC Đề : Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ “Sông núi nước Nam” của Lý Thường Kiệt DÀN BÀI THAM KHẢO I. Mở bài - Gíơi thiệu : Từ ngày xưa, dân tộc VN đã đứng lên chống giặc ngoại xâm rất oanh liệt kiên cường. Tự hào thay ông cha ta đã đưa đất nước bước sang 1 trang sử mới: Đó là thoát khỏi ách đô hộ ngàn năm PK phương Bắc, một kỉ nguyên mới mở ra. Bài Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh thể hiện rõ điều đó - Ấn tượng chung : Đó là bài ca hào hùng về lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc , là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta . Bài thơ viết bằng chữ Hán , bản dịch thơ như sau : - Chép thơ : “ Sông núi nước Nam , vua Nam ở Vằng vặc sách trời , chia xứ sở Gịăc dữ cớ sao phạm đến đây Chúng mày nhất định phải tan vỡ ” II. Thân bài * Cảm nhận chung : Bài thơ làm theo thể thơ Thất ngôn Tứ tuyệt Đườn luật , có giọng điệu dõng dặc , dứt khoát , lời lẽ hàm súc . Ra đời trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống từ thế kỉ XI , bài thơ còn sống mãi đến ngày nay Cảm xúc 1 : Đọc hai câu thơ đầu , em hết sức tự hào vì lời khẳng định chủ quyền lạnh thổ của người dân nước Nam cất lên thật dõng dạc : “ Sông núi nước Nam , vua Nam ở Vằng vặc sách trời , chia xứ sở ” - Nhịp thơ 4/3 tạo nên giọng điệu dứt khoát . Lối xưng “Đế” trong lời thơ “Nam đế cư” ( vua Nam ở ) đã thê hiện một tư thế ngẩng cao đầu , tự tin đứng ngang hang với một nước lớn như Trung Hoa . Tác giả bài thơ đã nêu cao chân lí lớn lao , vĩnh viễn , thiêng liêng nhất : nước Nam là của người nam - Sức khẳng định của chân lí ấy them phần mạnh mẽ , thuyết phục ở câu thơ thứ hai : “ Vằng vặc sách trời , chia xứ sở” Trong thơ có hình ảnh của thần linh , Trời Đất . “Sách trời” đã phân định rõ rang quyền làm chủ đất đai của người Nam , thật thiêng liêng biết bao ! Đây chính là tuyên ngôn khẳng định chủ quyền lãnh thổ và nền độc lập của dân tộc . Lời thơ đã khơi dậy trong lòng mỗi chúng ta niềm tự hào . Tự hào vì dân tộc ta tuy nhỏ bé nhưng không chịu khuất phục trước bọn giặc phương Bắc lớn mạnh Cảm xúc 2 : Hai câu thơ sau đã khiến em xúc động trước tình yêu nước mãnh liệt , ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của ông cha ta : “ Gịăc dữ cớ sao phạm đến đây Chúng mày nhất định phải tan vỡ ” - Câu thơ “ Gịăc dữ cớ sao phạm đến đây ” là lời hỏi tội kẻ thù xâm lược . Trong bản phiên âm chữ Hán tác giả gọi bọn xâm lược là “nghịch lỗ lai” , là lũ cướp nước mọi rợ với thái độ khinh thường và đặt ta ở tư thế làm chủ , khẳng định chính nghĩa thuộc về ta - Câu thơ cuối bài “ Chúng mày nhất định phải tan vỡ ” là lời thách thức , cảnh báo kẻ thù nhất định sẽ phải tam vỡ nếu cố tình xâm phạm chủ quyền đất nướ ta và đồng thời bày tỏ ý chí quyết tâm chiến đấu bảo vệ độc lập nước nhà.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> * Liên tưởng : Bài thơ thiên về biểu ý nhưng khi nghiền ngẫm từng câu thơ , em àng xúc động trước tình cảm yêu nước mãnh liệt của ông cha ta . Tình cảm mãnh liệt rấy nén kín vào bên trong ý tưởng . Em thấy mình như đang sống cùng lịch sử thời đạt nhà Lý chống quân Tống xâm lược . Vào một đêm nọ, quân sĩ chợt nghe từ trong đền thờ Trương Hốn , Trương Hát - hai vị tướng giỏi của Triệu Quang Phục có tiếng ngâm thơ sang sảng, dõng dạc, đanh thép đã khiến nhuệ khí của quân ta tăng cao và làm quân giặc hồn xiêu phách lạc. Quân dân nhà Lý thừa thắng xông lên đuổi giặc Tống ra khỏi bờ bãi đất nước và chúng phải chuốc lấy thất bại nặng nề III. Kết bài - Bài thơ Sông núi nước Nam xứng đáng là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên , là điểm son chói ngời trong trang sử trong trang sử dựng nước và giữ nước rất mực hào hùng của dân tộc Việt . Thật xúc động , tự hào khi được học bài thơ có ý nghĩa và giá trị lịch sử lớn lao như thế - Em như thấy lời nhắc nhở mình hãy sống xứng đáng với những trang sử oanh liệt của ông cha thời trước.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Đề : Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ “Phò giá về kinh” của Trần Quang Khải. DÀN BÀI THAM KHẢO I. Mở bài - Gíơi thiệu : Trần Quang Khải ( 12241 - 1294 ) là vị tướng kiệt xuất , là nhà thơ có nhiều vần thơ sâu xa và lí thú . Tháng 7 năm 1285 , Trần Quang Khải phò giá Trần Nhân Tông và Trần Thánh Tông về kinh sau chiến thắng Chương Dương , Hàm Tử . Khi đó , ông đã ngẫu hứng cho ra đời bài thơ “Phò giá về kinh” - Ấn tượng chung : Đó là khúc ca khải hoàn đầu tiên của dân tộc ta trong công cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và là lời động viên , bày tỏ nỗi niềm trước tương lai tươi sang của dân tộc - Chép thơ : “ Chương Dương cướp giáo giặc Hàm Tử bắt quân thù Thái Bình nên gắng sức Non nước ấy ngàn thu ” II. Thân bài * Cảm nhận chung : Với hình thức diễn đạt cô đúc , dồn nén cảm xúc vao bên trong ý tưởng , bài thơ Phò giá về kinh đã thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần Cảm xúc 1 : Qua hai câu thơ đầu , em tự hào khi nghe kể lại hai chiến công hiển hách vừa mới đó đang còn tươi nguyên không khí chiến thắng : “ Chương Dương cướp giáo giặc Hàm Tử bắt quân thù “ - Bằng các động từ mạnh : cướp , bắt đặt đầu câu liên tiếp , địa danh nổi tiếng , đối xứng câu về thanh , nhịp ý , lời thơ ngắn gọn nhưng súc tích , TQK đã dồn nén cảm xúc mừng vui phấn chấn của mình qua từng câu thơ - Hai câu thơ ấy thể hiện hào khí chiến thắng của nhân dân ta dươi thời đại nhà Trần tái hiện qua hai trận đánh Hàm Tử , Chương Dương . Đó là hai chiến thắng tiêu biểu , quyết định để giành chiến thắng cuối cùng được tác giả diễn tả trong bài thơ . - Trận đánh Chương Dương , Hàm Tử là hai trận đánh quan trọng , góp phần xoay chuyển thế trận , tạo điều kiện cho việc hộ gía đưa hai vua Trần về kinh . Tác giả đã đảo trật tự nội dung các chiến thắng : Chiến thắng Chương Dương sau nhưng được nói trước là do đang sống trong không khí chiến thắng Chương Dương vừa diễn ra, kế đó mới sống lại không khí chiến thắng ở Hàm Tử trước đó khoảng 2 tháng. Cảm xúc 2 : Hai câu thơ cuối là lời động viên xây dựng, phát triển đất nước trong hòa bình và niềm tin sắt đá vào sự bền vững muôn đời của đất nước và cũng đã khiến em suy nghĩ rất nhiều “ Thái Bình nên gắng sức Non nước ấy ngàn thu ” - Nhịp thơ 2/3, cách nói chắc nịch, súc tích, cô đọng, không hình ảnh, không hoa mĩ , câu thơ là lời tự nhủ của vị Thượng tướng về ngày mai của đất nước cũng là lời nhắn nhủ đến thế hệ mai sau . - Hai câu thơ thể hiện khát vọng về đất nước thái bình thịnh trị hoà bình , nhắc nhở con cháu phải luôn cố gắng xây dựng đất nước vững chải và bền lâu ..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Hai câu thơ cuối vạch ra rõ cái đích mà nước ta cần đi đến và bày tỏ lòng mong muốn , khát khao về một tương lai tươi sang . Câu thơ còn thể hiện niềm tin của tác giả ở sức mạnh dựng xây của dân tộc , thể hiện sâu sắc bản lĩnh và tinh thần thép của người Việt _ Hào khí Đông A III. Kết bài - Bài thơ “ Phò giá về kinh ” quả là một kiệt tác trong nền thơ văn cổ Việt Nam . Ý thơ hàm súc ngôn ngữ bình dị mà sâu sắc , bài thơ xứng đáng là tượng đài chiến công tráng lệ , làm ta sống lại những năm tháng kháng chiến hào hùng đánh giặc Mông - Nguyên - Bài thơ nhắc nhở em phải ………... Cảm nghĩ của em về bài thơ “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan I. Mở bài.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Gíơi thiệu : Đèo Ngang thuộc dãy núi Hoành Sơn, phân cách địa giới 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quãng Bình, là một địa danh nổi tiếng trên đất nước ta. Đã có nhiều thi nhân làm thơ vịnh Đèo Ngang như: Cao Bá Quát có bài “Đăng Hoành Sơn” (Lên núi Hoành Sơn), Nguyễn Khuyến có bài “Quá Hoành Sơn” (Qua núi Hoành Sơn), Nguyễn Thượng Hiền có bài “Hoành Sơn xuân vọng” (Mùa xuân trông núi Hoành Sơn)… Nhưng tựu trung được nhiều người biết và yêu thích nhất vẫn là bài “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan - Ấn tượng chung : đây là bài thơ hay , đậm chất trữ tình , được coi là bài xuất sắc trong thơ ca trung đại VN - Chép thơ : Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà -------------------------------------Một mảnh tình riêng , ta với ta II. Thân bài * Ấn tượng chung : Bài thơ viết theo thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật . Với phong cách trang nhã , bài thơ Qua Đèo Ngang cho thấy cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút , thấp thoáng có sự sống con người nhưng còn rất hoang sơ . Đồng thời bộc lộ tâm trạng nhớ nước thương nhà của người nữ sĩ tài danh Cảm xúc 1 : Em hoà mình vào cảnh trí thiên nhiên Đèo Ngang qua ngòi bút miêu tả tài tình của người nữ sĩ Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá lá chen hoa - Điệp từ “chen” diễn tả sinh động và gợi được sự um tùm , hoang dã của cảnh vật nơi núi đèo hoang vắng , ít dấu chân người qua lại - Trong không gian rộng lớn đó , tác giả đã thu mình vào tầm mắt hình ảnh cuộc sống con người : Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà - Bằng phép đối , đảo ngữ tài tình , từ láy gợi hình , tác giả đã phác hoạ hình ảnh cuộc sống nơi đây Cảnh vật hiện lên với những nét ước lệ, mờ nhạt: thiên nhiên thì rộng lớn, ngút ngàn, dù thấp thoáng có sự sống của con người nhưng còn hoang sơ, tiêu điều. Sự sống như thu nhỏ lại, cảnh vật làm hồn người nặng trĩu hơn . Con người hiện ra thật nhỏ bé qua dáng điệu lom khom xa với dưới núi và sự ít ỏi của “tiều vài chú” . Cuộc sống nơi đây thật thưa thớt và trơ trọi qua không gian mênh mông đến rợn ngợp của thiên nhiên Cảm xúc bang khuâng , vẻ đẹp hoang sơ , heo hút buồn ở Đèo Ngang qua ngòi bút miêu tả tài tình của nhà thơ , mượn cảnh buồn heo hút trong buổi chiều tà để bày tỏ tâm trạng . Qủa thật , bà đã rất thành công trong nghệ thuật mượn cảnh tả tình . Đọc những vần thơ của bà , em như hình dung trước mắt mình cảnh một miền đất xa xôi ( miêu tả … ) Cảm xúc 2 : Em đồng cảm với nỗi buồn của người trong cảnh - Nỗi buồn xuất hiện : Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà Vào lúc xế tà: trời đã chiều, thời khắc của một ngày tàn sắp hết . Thời gian buổi chiều tà thường gợi buồn nhớ, càng tăng thêm nỗi cô đơn, trống trải trong lòng người lữ khách tha hương. Tác giả là một lữ khách cô đơn trước không gian dài rộng mà heo hút , hoang sơ của Đèo Ngang Tiếng chim kêu cảng tô đậm thêm nỗi buồn của lữ khách Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miêng cái gia gia Từ láy “quốc quốc” , “gia gia” mô phỏng tiếng chim kêu , góp phần bộc lộ nỗi nhớ nước thương nhà , nỗi niềm hoài cổ , là tiếng lòng thiết tha da diết của nhà thơ.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> * Liên tưởng : Tiếng chim kêu “quốc quốc” còn gơi cho em câu chuyện vua Thục mất nước , hồn ông hoá thành con chim cuốc , kêu “quốc , quốc” đến khan cổ và rỉ ra máu . Âm thanh tiếng chim cuốc, chim đa đa vang lên nghe khắc khoải, da diết, làm tăng thêm sự vắng lặng và xoáy sâu thêm nỗi buồn nhớ của nhà thơ..“Thương nhà”là tình cảm tha thiết của đứa con tha hương, xa Thăng Long vào Phú Xuân làm chức “Cung trung giáo tập” theo chỉ dụ của triều đình . Nhớ nước: không phải nhớ về triều Lê, triều đại đã mất trước khi bà ra đời. Mà đó là hoài niệm chung về một thời dĩ vãng và phủ nhận trước thực tại (triều Nguyễn) có phần xa lạ đối với bà. - Phéo đối và đảo ngữ vừa tạo nhạc , vừa làm vần thơ rung lên làm thổn thức lòng người - Qua hai câu cuối , nỗi buồn của tác gỉa bộc lộ trực tiếp : Dừng chân đứng lại trời non nước Một mảnh tình riêng ta với ta - Tương quan , đối lập , đặt mảnh tình riêng trong cái bao la , vô tận của trời non nước cho thấy nỗi buồn cô đơn, thầm kín, hướng nội của tác giả giữa cảnh Đèo Ngang với trời cao thăm thẳm non nước bao la . Nỗi nhớ quê đang trào dâng trong lòng nhà thơ - Cụm từ “ ta với ta” bộc lộ độ cô đơn gần như tuyệt đối của tác giả, là mình đối diện với chính mình, là sự thể hiện chân thực và sâu sắc tâm sự cô đơn, lẻ loi . Em đồng cảm với nỗi buồn sâu sắc ấy của nhà thơ và nhận thấy 1 điểm sang đáng trân trọng trong tâm hồn người nữ sĩ tài danh . Đó là tình yêu thương sâu nặng của bà dành cho đất nước III. Kết bài - Em yêu thích vẻ đẹp ngôn từ rất mực trang nhã , đọng lại trong lại trong lòng em cảm xúc buồn mà đẹp - Bài thơ xứng đáng được người đời trân trọng đến ngày nay. Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ “ Bạn đến chơi nhà ” của Nguyễn Khuyến.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> I. Mở bài - Gíơi thiệu : Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ có nhiều bài thơ hay về làng cảnh quê hương, về nỗi buồn và niềm vui trong cuộc sống ẩn dật nơi thôn dã. Còn về tình bạn thì ông cũng để lại những bài thơ rất đặc sắc, vì đó không chỉ là đề tài riêng ông quan tâm mà là đề tài có truyền thống lâu đời của lịch sử văn học VN . Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của ông chính là một trong những bài thơ thuộc loại hay nhất trong thơ Đường luật VN nói chung. Bài thơ là một niềm vui mừng khôn xiết, là nụ cười hiền và hóm hỉnh khi đã bấy lâu nay bạn già mới về thăm. - Ấn tương chung : Qua bài thơ , em them đồng cảm và chia sẻ trước hoàn cảnh éo le của nhà thơ và xúc động trước tình bạn chân thành , sâu sắc - Chép thơ : Đã bấy lâu nay Bác tới nhà -------------------------------Bác đến chơi đây ta với ta II. Thân bài * Cảm nhận chung : Bài thơ được lập ý bằng cách cố tình dựng lên một tình huống khó xử khi bạn đến chơi nhà để rồi hạ một câu kết “Bác đến chơi đây ta với ta” . Tác giả viết bài thơ theo thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật , giọng thơ hóm hỉnh , bố cục đăng đối , không theo luật , ông đã thể hiện tình bạn đậm đà , thấm thiết , vượt lên trên mọi giá trị của vật chất Cảm xúc 1 : Em như vui lây cùng tác giả trong hoàn cảnh rất đáng vui mừng : “Đã bấy lâu nay bác tới nhà” - Câu thơ là một lời chào hỏi hồ hởi , thân tình . - “Đã bấy lâu nay”: thông báo về sự xa cách lâu ngày - “Bác tới nhà”: niềm vui hân hoan, mừng rỡ. Ngôn ngữ bình dị của câu thơ, dường như không phải là lời của cụ Tam Nguyên Yên Đỗ, của vị Tổng đốc Sơn Tây mà là lời nói của một lão nông chân chất hiền hòa. Người bạn của Nguyễn Khuyến đã tìm nghèo mà đến chứ không phải như người ta thường nói: “Bần cư phố thị vô nhân đáo Phú tại sơn lâm hữu khách tầm” (Nghèo khổ ở phố chợ thì không có người tìm đến Giàu có ở núi rừng cũng có người tìm đến) Lời thơ thật tự nhiên, như lời nói thường mà vẫn toát ra tình cảm mừng vui chân thành của một người bạn. Cảm xúc 2 : Em đồng cảm , chia sẻ trước hoàn cảnh hết sức éo le và nan giải của nhà thơ . Sáu câu tiếp theo từ câu hai đến câu bảy, thơ chuyển giọng: từ vui sang kể và miêu tả. Nhà thơ kể về gia cảnh của mình: “Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa Ao sâu nước cả khôn chài cá Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà Cải chửa ra cây cà mới nụ Bầu vừa rụng rốn mướp đương hoa Đầu trò tiếp khách trầu không có” - Hiếu khách là tập tục tốt đẹp của truyền thống dân tộc. Bạn đến thì phải tiếp đón đàng hoàng. Tấm lòng mến khách là vẻ đẹp văn hóa của con người Việt Nam. Thế nhưng “Trẻ thời đi vắng, chợ thì xa”. Câu thơ dựng lên một tình huống oái oăm. Lời phân bua kéo dài từ câu hai đến câu bảy, ta nhận thấy có chút lúng túng, áy náy, vừa tế nhị, vừa dí dỏm để thanh minh cho cảnh sống giản dị, thanh bần của nhà thơ..
<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Sự liệt kê được sắp xếp giảm dần, đi từ món ngon, sang đến những món ăn bình thường “cá, gà, cải, bầu, mướp” - Nhiều phó từ nối tiếp nhau “khôn, khó, chửa, mới, vừa” không mang ý nghĩa phủ định hoàn toàn, đều biểu hiện những cái sắp sửa có. Tất cả đang sẵn sàng, thịt cá không thiếu, rau cải đang độ non tươi mơn mởn. Có điều – bác ơi, đúng dịp bác đến thì nhà tôi chẳng có gì xứng đáng để đãi bác! Đằng sau những câu kể thực, tả thực kia như thầm thì những tiếng thanh minh, hóm hỉnh vui đùa của Nguyễn Khuyến. - Sáu câu thơ đầu không một từ Hán Việt, không một hình thức ước lệ mà ý thơ vẫn đẹp như một bức tranh đầy màu sắc (nước biếc, hàng giậu thưa, mùa xanh của cây lá, màu vàng của hoa mướp). - Câu thơ “Đầu trò tiếp khách trầu không có” phải chăng cách nói cường điệu của nhà thơ để tạo một nét duyên, đáng yêu làm nền cho phần kết. Nhà thơ đã nói rất khéo léo, rất sang trọng về sự nghèo thiếu của mình. Trong nghèo thiếu con người không bi quan, than thở, trái lại vẫn bình thản để giải bày, tìm sự cảm thông chia sẻ. Cảm xúc 3 : Em thấm thía , trân trọng biết bao trước tình bạn thắm thiết của nhà thơ : “Bác đến chơi đây, ta với ta” - Âm điệu và ngôn từ bỗng thay đổi, thân mật và ngọt ngào . Câu cuối bài thơ đã khẳng định một giá trị chân lí cao đẹp: Tình bạn chân thành vượt qua tất cả. - Cụm từ “ta với ta” trong bài thơ của Nguyễn Khuyến gợi nhớ đến cụm từ “ta với ta” trong bài “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan: Về ngôn ngữ, hai cụm từ đó hoàn toàn giống nhau. Nhưng về ý nghĩa thì chúng rất khác nhau. - Đại từ “ta” trong thơ Bà Huyện Thanh Quan dùng để nói chính nhà thơ: một cái tôi riêng lẻ thầm kín buồn lặng, cô đơn. Hai chữ ta nhưng chỉ là một nghĩa. - “Ta” trong thơ Nguyễn Khuyến tuy một âm nhưng lại nói về hai người: nhà thơ và bạn. Nói về hai người nhưng qua một đại từ nhân xưng, cụ Yên Đỗ muốn ca ngợi tình bạn gắn bó, thân mật tưởng không thể tách rời chia đôi. Rõ ràng tình bạn, tình người là quý nhất, cao hơn của cải vật chất. Kết cấu thơ và cách dùng từ chơi chữ của nhà thơ đất Hà Nam thật tài hoa . Qua đó , Nguyễn Khuyến đã cho em them những nhận thức sâu sắc : tình bạn tự nó đã là một bữa tiệc tinh thần vô giá hơn mọi thứ mâm cao cỗ đầy và hình dung rõ hơn nụ cười nhân hậu đầy hóm hỉnh yêu đời của Nguyễn Khuyến qua câu thơ cuối bài III. Kết bài - “Bạn đến chơi nhà” là bài thơ hay về tình bạn. - Bài thơ thể hiện rõ nhân cách và tâm hồn của Nguyễn Khuyến. - Từ tình bạn, bài thơ còn ẩn chứa một triết lí sâu xa: Tình người cao hơn của cải. Lời thơ thuần Việt giản dị trong sáng, dễ hiểu và dễ thuộc. - Bài thơ tạo một dấu ấn không quên trong lòng bạn đọc và vẫn vẹn nguyên giá trị ở mọi thời. Đề bài : Cảm nghĩ của em về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> DÀN BÀI THAM KHẢO I. MỞ BÀI - Gíơi thiệu : Hồ Chí Minh ( 1890 - 1969 ) là một vị lãnh tụ vĩ đại kính yêu của dân tộc , đồng thời là nhà thơ xuất sắc của nền văn học Cách mạng . - Hoàn cảnh sang tác : Bác đã sáng tác bài thơ “Cảnh khuya” ở Việt Bắc , trong thời kì đầu đầu của cuộc kháng chiến đầy khó khăn , gian khổ chống thực dân Pháp - Hoàn cảnh tiếp xúc : Em may mắn được học trong chương trình Ngữ văn lớp 7 - Chép thơ : “ Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà ” II. THÂN BÀI * Cảm nhận chung : Bằng thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt với ngòi bút trữ tình chứa chan tình cảm và nhiều hình ảnh đẹp , nhà thơ đã gây xúc động cho người đọc , người nghe bằng những câu thơ miêu tả cảnh đẹp đêm trăng ở chiến khu Việt Bắc , đồng thời thể hiện tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình yêu nước sâu nặng của tác giả Cảm xúc 1 : Em yêu thích cảnh trăng rừng ở nơi núi rừng Việt Bác : “ Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa ” - Cảnh thiên nhiên nơi núi rừng Việt Bắc thật đẹp . Qua ngòi bút điêu luyện của Bác , trời vào đêm ở đây khác hẳn với ban đâm ở nơi phồn hoa đô thị . Khung cảnh nơi đây thật nhẹ nhàng , êm đềm : xa xa vẳng lại tiếng suối trong như một tiếng hát . - Tiếng suối được diễn tả sinh động qua lối so sánh đặc sắc . Xưa trong thơ Nguyễn Trãu , tiếng suối được ví như “Tiếng đàn cầm bên tai” gợi cung bậc cảm xúc , âm điệu rầm lắng man mác buồn . Nay , trong thơ Hồ Chí Minh tiếng suối vẫn là điệu nhạc khiến cho vần thơ vừa mang màu sắc cổ điển vừa có nét hiện đại bởi nó vút cao như tiếng hát xa , gợi sự trẻ trung đầy sức sống của một tâm hồn thơ lạc quan phơi phới . Tiếng suối như gần gũi với con người hơn , xua tan cái hoang vắng , lạnh lẽo của núi rừng Việt Bắc - Hình ảnh “ Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa ” làm cho thiên nhiên càng đáng yêu hơn khi em được thưởng thức vẻ đẹp của một bức tranh nhiều tầng lớp , đường nét đa dạng : có dáng hình vươn toả rộng của vòm cổ thụ , phía trên cao lấp loáng ánh trăng . Bức tranh thật lung linh , huyền ảo . Bức tranh được tạo bởi hai mảng màu sáng tối nhưng vẫn ấm áp , hoà quyện thành những hình khối đa dạng nhiều tầng lớp , lại ấm áp , hoà hợp , quấn quýt bởi cách dung điệp từ lồng tài tình của tác giả . - Em thấy trước mắt mình cảnh trăng rừng Cảm ơn HCM . Ngòi bút tài hoa và tâm hồn yêu thiên nhiên say đắm của người đã giúp em cảm nhận sự ngọt ngào của âm thanh tiếng suối chảy , vẻ đẹp nên thơ của rừng Việt Bắc . Thơ Hồ Chí Minh đã khơi gợi trong em bao ước muốn được có mặt ở ừng Việt Bắc để thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên nơi ấy Cảm xúc 2 : Em xúc động , cảm phục biết bao trước tâm hồn và tấm lòng của Bác “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà ” - Cảnh khuya thật đẹp , làm say lòng thi sĩ , khiến Người không ngủ được , thả hồn vào cảnh đẹp thiên nhiên . Điệp ngữ “chưa ngủ” là bản lề mở ra hai phía tâm trạng thống nhất trong con người Hồ Chí Minh : nhà thơ say mê vẻ đẹp thiên nhiên , người chiến sĩ lo lắng cho vận mệnh nước nhà . Người chưa ngủ vì luôn canh cánh bên long nỗi lo nỗi lo cho vận mệnh dân tộc . Dù mê cảnh đẹp , người vẫn không xao lãng việc nước , Ở Hồ Chí Minh , tâm hồn thi sĩ và chiến sĩ hoà làm 1 . Em còn khâm phục phong thái ung dung , lạc quan của Bác khi biết bài thơ ra đời vào những ngày đầu gian khổ của kháng chiến chống Pháp ..
<span class='text_page_counter'>(10)</span> Trân trọng và cảm phục biết bao trước lòng yêu nước , đức hi sinh cao cả của Bác . Tâm hồn và cuộc đời Bác là bài học lớn cho tuổi trẻ Việt Nam ( Liên hệ bài thơ “Đi thuyền trên sông Đáy” và bài “Đêm nay Bác không ngủ” ) III. KẾT BÀI - Bài thơ đọng lại trong em những cảm xúc dạt dào - Hồ Chí Minh đã để lại cho đời một bài thơ hay và ý nghĩa . Vần thơ khơi gợi tình yêu thiên nhiên , yêu những miền đất xa xôi của đất nước và niềm kính trọng vô hạn vị cha già dân tộc.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của Lý Bạch I. MỞ BÀI - Dẫn ý vào đề: Ánh trăng luôn là đề tài gây nguồn cảm hứng cho các nhà văn, nhà thơ. - Giới thiệu tác giả: Lí Bạch (701- 762)- một thi nhân nổi tiếng Trung Quốc đời Đường với những tác phẩm về chiến tranh, thiên nhiên, tình yêu và tình bạn. - Giới thiệu tác phẩm: Bài thơ “Tĩnh dạ tứ”(Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh) với thể thơ cổ thể được tác giả sáng tác trong lúc xa quê vào 1 đêm trăng thanh tĩnh . Em may mắn đọc được khi học trong chương trình Ngữ văn 7 - Chép thơ : “ Đầu giường ánh trăng roi Ngỡ mặt đất phủ sương Ngẩng đầu nhìn trăng sang Cúi đầu nhớ cố hương ” II. THÂN BÀI * Cảm nhận chung : Bằng hình ảnh thơ gần gũi ngôn ngữ tự nhiên mà tinh luyện. Sử dụng biện pháp đối ở câu ba, bốn , Lý Bạch đã thể hiện nỗi lòng đối với quê da diết, sâu nặng trong tâm hồn tình cảm của người xa quê. Cảm xúc 1 : Em xao xuyên , cảm thấy cô đơn trống vắng trong lòng trước vầng trăng trong thơ ông qua hai câu thơ đầu : “ Đầu giường ánh trăng roi Ngỡ mặt đất phủ sương.
<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Chủ thể lúc này là người , không phải là cảnh , Đây là tâm tư của tác giả trong đêm khuya , ông không ngủ được , nhìn trăng ngỡ là sương đêm . - Khác với bài “Cảnh khuya” của vị lãnh tụ Hồ Chí Minh,cảnh trăng trong thơ của Lí Bạch hiện lên thật bất ngờ và ngộ nghĩnh.Ánh trăng sáng chảy tràn ngập khắp nơi,chiếu sáng đầu giường đánh thức tác giả. - An Thù (đời Tống) cũng có câu thơ: “Minh Nguyệt bất am li tận khổ. Tà quang đáo hiểu xuyên chu hộ” (Trăng sáng chẳng am hiểu nỗi khổ hận của cảnh biệt li. Vẫn cứ chênh chếch chiếu xuyên mãi vào phòng cho đến sáng.) An Thù và Lý Bạch trong đêm trăng cực sáng chốn tha hương không ngủ được, cũng có thể ngủ tỉnh dậy mà không ngủ lại được. - Trong tình trạng mơ màng, chữ “nghi” và “sương” xuất hiện tự nhiên đêm trăng giống như sương bao phủ trên mặt đất. - Nhìn cảnh vật xung quanh đâu đâu cũng có ánh sáng bàng bạc của trăng nhà thơ ngỡ là sương phủ đầy phòng . Đây là một sự liên tưởng hết sức lãng mạn của Lí Bạch Em khâm phục tâm hồn thi sĩ của một thi nhân. - Có thể nhà thơ đã ngắm trăng qua làn nước mắt xúc động,bồi hồi vì trăng đã gợi trong lòng tác giả nỗi nhớ quê hương - Bằng những từ ngữ tinh tế , tác giả đã diễn tả cảm nhậ , suy tư của mình khi thấy trăng trong đêm thanh tĩnh và gợi lên cảnh trăng đẹp mà thanh tĩnh , đơn côi gợi cảm xúc trong lòng người đọc Cảm xúc 2 : Qua hai câu thơ cuối , nhà thơ đã khơi gợi tình yêu quê hương trong lòng mỗi người “Ngẩng đầu nhìn trăng sáng Cuối đầu nhớ cố hương” - Trong khi 2 câu thơ đầu tả cảnh vật thì 2 câu sau vừa tả cảnh,vừa nói về nỗi niềm nhớ quê của tác giả . Hành động ngẩng đầu xuất hiện như động tác tất yếu để kiểm nghiệm: “Vầng sáng trước giường là sương hay trăng” Ánh mắt Lý Bạch chuyển từ trong ra ngoài, mặt đất lên bầu trời. - Từ chỗ thấy ánh sáng đầu giường , bây giờ ông thấy cả vần trăng - Chỉ có ba chữ tả tình trực tiếp: tư cố hương còn lại đều là tả cảnh, tả người: cử đầu, vọng minh nguyệt, đê đầu. - Từ thuở thiếu thời,thi hào Lí Bạch thường lên núi Nga Mi ngắm trăng ánh trăng đêm nay khiến ông nghĩ tới quê hương tác giả chạnh lòng vừa ngẩng đầu lên lại cúi xuống ngay - Nhà thơ thao thức không ngủ vì nhớ quê nhà , nhìn trăng lại càng nhớ quê . Phép đối ( trùng khớp về số chữ và từ loại ) được dùng làm bật tình yêu quê hương luôn thường trực , sâu nặng trong lòng tác giả . Mối tình quê của nhà thơ khơi gợi tình yêu quê hương của mỗi chúng ta . Qua bài thơ này em hiểu thêm về con người tác giả : Yêu thiên nhiên, nặng lòng với quê hương, tài nghệ làm thơ đa dạng, hình ảnh cô đúc, lời ít ý nhiều III. KẾT BÀI - Bài thơ đẹp bởi nó tỏa sáng 1 tâm hồn giàu cảm xúc, yêu thiên nhiên, yêu đất nước của tác giả. - Bài thơ đẹp bởi nó còn thể hiện tài năng của 1 ông “tiên thơ” giáng trần truyền cho người đọc niềm xúc động và tình yêu quê hương tha thiết của thi sĩ họ Lý - Khẳng định cảm xúc: “Em hết sức cảm phục tâm hồn và tài năng của tác giả Lí Bạch,ông chẳng những là một thi nhân kiệt xuất mà còn có tình yêu quê hương thắm thiết.
<span class='text_page_counter'>(13)</span>