Tải bản đầy đủ (.pdf) (207 trang)

Lỗi phát âm tiếng việt của người mỹ (trên cứ liệu phân tích thực nghiệm) luận án tiến sĩ ngôn ngữ học so sánh đối chiếu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.92 MB, 207 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
---------------

LÊ NGỌC DIỆP

LỖI PHÁT ÂM TIẾNG VIỆT CỦA NGƢỜI MỸ
(trên cứ liệu phân tích thực nghiệm)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGƠN NGỮ HỌC SO SÁNH ĐỐI CHIẾU

TP. HỒ CHÍ MINH – năm 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
--------------

LÊ NGỌC DIỆP

LỖI PHÁT ÂM TIẾNG VIỆT CỦA NGƢỜI MỸ
(trên cứ liệu phân tích thực nghiệm)

Chun ngành : NGƠN NGỮ HỌC SO SÁNH ĐỐI CHIẾU
Mã số

: 62.22.01.10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC SO SÁNH ĐỐI CHIẾU


Người hướng dẫn khoa học 1 : PGS.TS. NGUYỄN THỊ PHƢƠNG TRANG
Người hướng dẫn khoa học 2 : GS.TS. NGUYỄN VĂN LỢI

TP. HỒ CHÍ MINH – năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo
quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tơi tự tìm hiểu, phân tích một cách
trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả này chưa
từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.
Nghiên cứu sinh

Lê Ngọc Diệp


MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................................. I
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. II
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. IV
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT ....................................... 14
1.1.

Phân tích đối chiếu .......................................................................................... 14

1.2.

Phân tích lỗi ..................................................................................................... 17


1.2.1. Định nghĩa lỗi .................................................................................................. 18
1.2.2. Phân loại lỗi ..................................................................................................... 18
1.2.3. Định nghĩa lỗi phát âm .................................................................................... 20
1.2.4. Phân loại lỗi phát âm ....................................................................................... 20
1.2.5. Các kiểu giao thoa ngữ âm .............................................................................. 21
1.2.6. Các bước phân tích lỗi ..................................................................................... 23
1.2.7. Ý nghĩa của phân tích lỗi ................................................................................. 35
1.2.8. Thời điểm sửa lỗi ............................................................................................. 37
1.3.

Một số khái niệm trong ngữ âm học thực nghiệm khí cụ................................ 39

1.3.

Đặc trưng vật lý ............................................................................................... 39

1.3.2. Đặc điểm cấu âm và phương thức cấu âm....................................................... 41
1.3.3. Sinh lý học cấu âm và cơ chế phát âm ............................................................ 42
1.4.

Đặc điểm âm tiết tiếng Việt và âm tiết tiếng Anh-Mỹ .................................... 44

1.4.1. Âm tiết tiếng Việt ............................................................................................ 44
1.4.2. Âm tiết tiếng Anh-Mỹ ..................................................................................... 45
1.4.3. Sự khác biệt giữa âm tiết tiếng Việt và âm tiết tiếng Anh-Mỹ ....................... 48
Tiểu kết ............................................................................................................ 49
CHƢƠNG 2 LỖI PHÁT ÂM PHỤ ÂM ĐẦU TIẾNG VIỆT ............................. 50
2.1.


Đặc điểm hệ thống phụ âm đầu tiếng Việt ...................................................... 50

2.1.1. Số lượng phụ âm đầu tiếng Việt ....................................................................... 50
2.1.2. Đặc điểm ngữ âm – âm vị học của phụ âm đầu tiếng Việt .............................. 52
2.1.3. Nhận xét ........................................................................................................... 52
2.2.

Đặc điểm hệ thống phụ âm đầu âm tiết tiếng Anh-Mỹ ................................... 56

2.2.1. Số lượng phụ âm đầu trong âm tiết tiếng Anh-Mỹ ......................................... 56


2.2.2. Đặc điểm ngữ âm – âm vị học của phụ âm đầu tiếng Anh-Mỹ....................... 58
2.2.3. Nhận xét........................................................................................................... 59
2.3.

Điểm khác biệt ................................................................................................. 60

2.3.1. Khác biệt về số lượng ...................................................................................... 61
2.3.2. Khác biệt về vị trí cấu âm ................................................................................ 61
2.3.3. Khác biệt về phương thức cấu âm ................................................................... 62
2.4.

Lỗi phát âm âm vị học các phụ âm đầu tiếng Việt .......................................... 65

2.4.1. Những lỗi phát âm âm vị học do sự vắng mặt các âm vị tương ứng trong l1
(âm vị phụ âm l2 có, l1 khơng có) ................................................................... 65
2.4.2. Những lỗi phát âm âm vị học do nhầm lẫn giữa l1 và l2 ................................ 68
2.5.


Lỗi phát âm ngữ âm học các phụ âm đầu tiếng Việt ....................................... 71

2.6.

Nhận xét lỗi phát âm phụ âm đầu .................................................................... 73

2.7.

Một số giải pháp khắc phục lỗi ....................................................................... 78

2.7.1. Giải pháp chung ............................................................................................... 78
2.7.2. Giải pháp cụ thể ............................................................................................... 78
Tiểu kết ............................................................................................................ 80
CHƢƠNG 3 LỖI PHÁT ÂM VẦN TIẾNG VIỆT .............................................. 82
3.1.

Đặc điểm hệ thống vần tiếng Việt ................................................................... 82

3.1.1. Khái niệm vần tiếng Việt................................................................................. 82
3.1.2. Đặc trưng vần tiếng Việt ................................................................................. 82
3.1.3. Cấu tạo vần tiếng Việt ..................................................................................... 83
3.1.4. Hệ thống vần đơn tiếng Việt ........................................................................... 84
3.1.5. Hệ thống vần phức tiếng Việt .......................................................................... 88
3.2.

Đặc điểm hệ thống vần tiếng Anh-Mỹ ............................................................ 95

3.2.1. Khái niệm vần tiếng Anh-Mỹ.......................................................................... 95
3.2.2. Đặc trưng vần tiếng Anh-Mỹ .......................................................................... 95
3.2.3. Hệ thống vần tiếng Anh-Mỹ............................................................................ 96

3.3.

So sánh hệ thống vần tiếng Việt và hệ thống vần tiếng Anh-Mỹ.................. 101

3.3.1. So sánh hệ thống vần đơn tiếng Việt và vần đơn tiếng Anh-Mỹ .................. 101
3.3.2. So sánh hệ thống vần phức tiếng Việt và vần phức tiếng Anh-Mỹ............... 106
3.3.3. Sự khác biệt về vần có âm đệm [w] trong tiếng Việt .................................... 111
3.3.4.Cách ghi vần trong chữ viết tiếng Việt và tiếng Anh-Mỹ .....................................
....................................................................................................................... 111


3.4.

Lỗi phát âm vần đơn tiếng Việt ..................................................................... 112

3.4.1. Lỗi phát âm nguyên âm đơn tiếng Việt ......................................................... 112
3.4.2. Lỗi phát âm nguyên âm đôi tiếng Việt .......................................................... 117
3.5.

Lỗi phát âm vần phức tiếng Việt ................................................................... 120

3.5.1. Lỗi phát âm cách tiếp hợp chặt/lỏng trong các vần phức tiếng Việt ............. 120
3.5.2. Lỗi phát âm nguyên âm đôi trong vần khép và nửa khép tiếng Việt ............ 123
3.5.3. Lỗi phát âm phụ âm cuối trong vần phức tiếng Việt ..................................... 124
3.5.4. Lỗi phát âm vần tiếng Việt do sự đồng nhất không đúng các vần tiếng Anh-Mỹ
với các vần tiếng Việt .................................................................................... 124
3.5.5. Lỗi phát âm vần có âm đệm tiếng Việt ......................................................... 125
3.6.

Một số giải pháp khắc phục lỗi ..................................................................... 127


3.6.1. Giải pháp chung ............................................................................................. 127
3.6.2. Giải pháp cụ thể ............................................................................................. 127
Tiểu kết .......................................................................................................... 129
CHƢƠNG 4 LỖI PHÁT ÂM THANH ĐIỆU TIẾNG VIỆT ............................ 131
4.1.

Đặc trưng thanh điệu tiếng Việt .................................................................... 131

4.1.1. Định nghĩa thanh điệu tiếng Việt .................................................................. 131
4.1.2. Những kết quả nghiên cứu mới về thanh điệu tiếng Việt.............................. 132
4.1.3. Đặc điểm ngữ âm, âm vị học của thanh điệu tiếng Việt ............................... 133
4.2.

Hệ thống thanh điệu tiếng Việt...................................................................... 135

4.2.1. Hệ thống thanh điệu phương ngữ Bắc bộ ...................................................... 136
4.2.2. Hệ thống thanh điệu phương ngữ Bắc bộ biến thể Nam ............................... 137
4.2.3. Hệ thống thanh điệu phương ngữ Nam ......................................................... 140
4.2.4. Tình hình dạy thanh điệu tiếng Việt ở Việt Nam và ở các nước trên thế giới
....................................................................................................................... 141
4.3.

Đặc trưng trọng âm và ngữ điệu tiếng Anh-Mỹ ............................................ 142

4.3.1. Trọng âm tiếng Anh-Mỹ................................................................................ 143
4.3.2. Ngữ điệu tiếng Anh-Mỹ ................................................................................ 144
4.4.

Lỗi phát âm thanh điệu trong âm tiết tách rời ............................................... 147


4.4.1. Khả năng phát âm thanh điệu tiếng Việt của từng cộng tác viên người Mỹ . 148
4.4.2. Hệ thống các thanh vị tiếng Việt do người Mỹ phát âm ............................... 155
4.5.

Lỗi phát âm thanh điệu trong tổ hợp song tiết .............................................. 157

4.6.

Một số giải pháp khắc phục lỗi ..................................................................... 165


4.6.1. Giải pháp chung ............................................................................................. 165
4.6.2. Giải pháp cụ thể ............................................................................................. 165
Tiểu kết .......................................................................................................... 167
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 169
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN....................... 172
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 173
TIẾNG VIỆT ............................................................................................................ 173
TIẾNG ANH ............................................................................................................ 177
TRUY CẬP TỪ INTERNET ................................................................................... 181
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... I
Phụ lục 1 ........................................................................................................................ I
Phụ lục 2 ...................................................................................................................... II
Phụ lục 3 .......................................................................................................................V
Phụ lục 4 ..................................................................................................................... VI
Phụ lục 5 ..................................................................................................................... IX


i


DANH MỤC VIẾT TẮT
Các chữ viết tắt

Viết đầy đủ

CTV

cộng tác viên

F

Formant

HN

Hà Nội

HV

Học viên

L1

Ngôn ngữ thứ nhất

L2

Ngôn ngữ thứ hai


NM

người Mỹ

NV

người Việt

NXB GD

nhà xuất bản Giáo dục

TA-Mỹ

tiếng Anh-Mỹ



thanh điệu

TMH

thanh mơn hố

TQH

thanh quản hố

TP.HCM


thành phố Hồ Chí Minh

tr

trang

TV

tiếng Việt

VN

Việt Nam


ii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Bảng miêu tả lỗi phát âm NM học TV .......................................................... 26
Bảng 1.2. Bảng liệt kê sự biến đổi hình vị của một số âm tiết TA-Mỹ phổ biến .......... 46
Bảng 2.1. Hệ thống phụ âm đầu TV được dạy cho người nước ngoài tại TP.HCM...... 52
Bảng 2.2. Các âm vị phụ âm đầu TA-Mỹ ...................................................................... 58
Bảng 2.3. Bảng đối lập phụ âm vô thanh và hữu thanh TA-Mỹ .................................... 59
Bảng 2.4. Âm vị /t/ và các biến thể của /t/ trong TA-Mỹ .............................................. 60
Bảng 2.5. Bảng đối chiếu phụ âm đầu có trong TV và TA-Mỹ ..................................... 61
Bảng 2.6. Bảng tổng hợp phương thức cấu âm phụ âm đầu TV và TA-Mỹ.................. 64
Bảng 2.7. Bảng tổng kết sự khác biệt phụ âm đầu giữa TV và TA-Mỹ ........................ 64
Bảng 2.8. Thông số formant ở các phụ âm mũi tiếng Việt ............................................ 65
Bảng 2.9. Các âm NM mắc lỗi về phương thức cấu âm ................................................ 74
Bảng 2.10. Các phụ âm đầu NM mắc lỗi do ảnh hưởng chữ viết .................................. 76

Bảng 2.11. Các kiểu lỗi phát âm phụ âm đầu TV do NM phát âm ................................ 77
Bảng 3.1. Sơ đồ hệ thống vần TV .................................................................................. 83
Bảng 3.2. Giá trị F1, F2, F3 của 9 nguyên âm đơn TV.................................................. 85
Bảng 3.3. Đặc trưng cấu âm và âm học của 9 nguyên âm đơn TV................................ 86
Bảng 3.4. Giá trị F1, F2 của 3 nguyên âm đôi TV ......................................................... 87
Bảng 3.5. Giá trị trường độ và cường độ yếu tố 1, yếu tố 2 của 3 nguyên âm đôi TV
(CTV nam) .................................................................................................... 88
Bảng 3.6. Hệ thống âm cuối trong vần phức TV ........................................................... 89
Bảng 3.7. Hệ thống vần phức nửa mở TV ..................................................................... 90
Bảng 3.8. Hiện tượng biến âm TV qua biểu đồ âm học................................................. 93
Bảng 3.9. Quy luật ngạc hố và mơi hố trong vần nửa khép TV ................................. 93
Bảng 3.10. Quy luật dị hoá trong vần khép TV ............................................................ 94
Bảng 3.11. Giá trị formant F1, F2, F3 của các nguyên âm đơn TA-Mỹ........................ 98
Bảng 3.12. Bảng so sánh cấu trúc F1, F2 của các nguyên âm đơn tương tự nhau trong
TV và TA-Mỹ ............................................................................................. 103
Bảng 3.13. Bảng liệt kê số lượng nguyên âm trong vần TV và TA-Mỹ...................... 106


iii

Bảng 3.14. Bảng đối chiếu nguyên âm TV và TA-Mỹ ................................................ 107
Bảng 3.15. Điểm khác biệt giữa vần TV và vần TA-Mỹ ............................................. 110
Bảng 3.16. Bảng miêu tả lỗi phát âm vần đơn ở NM .................................................. 119
Bảng 3.17. Đặc trưng âm học của vần mơi mạc hố [ ŋm, kp] do NV và NM phát âm
...................................................................................................................................... 122
Bảng 3.19. Các nguyên âm đôi TA-Mỹ được NM thay vào các vần TV .................... 125
Bảng 4.1. Tiêu chí nhận diện thanh điệu Bắc (Hà Nội) ............................................... 137
Bảng 4.2. Tiêu chí nhận diện TĐ phương ngữ Bắc biến thể Nam ............................... 139
Bảng 4.3. Tiêu chí nhận diện thanh điệu Nam (Sài Gịn) ............................................ 141
Bảng 4.4. Bảng tổng quan về khả năng phát âm từng TĐ của 20 cộng tác viên NM .. 148

Bảng 4.5. Tỉ lệ phát âm đúng TĐ tách rời của NM ..................................................... 150
Bảng 4.6. Tiêu chí nhận diện thanh điệu TV do NM phát âm ..................................... 156
Bảng 4.7. Tỉ lệ phát âm đúng TĐ của NM trong tổ hợp song tiết ............................... 157
Bảng 4.8. Tỉ lệ phát âm sai cặp thanh cao của NM trong tổ hợp song tiết .................. 160
Bảng 4.9. Tỉ lệ NM phát âm sai cặp thanh thấp ........................................................... 162
Bảng 4.10. Tỉ lệ NM phát âm sai cặp thanh cao-thấp .................................................. 163
Bảng 4.11. Tỉ lệ NM phát âm sai ở cặp thanh thấp-cao ............................................... 164


iv

DANH MỤC HÌNH
Hình 0.1. Hình ảnh máy ghi âm Zoom H2 được dùng để ghi âm .................................... 9
Hình 0.2. Các thông số âm học của các từ “TA, TÀ, TẢ” tiếng Việt do CTV NM phát
âm trong phần mềm Praat ............................................................................... 10
Hình 0.3. Các thuộc tính âm học của từ TÁ do NM phát âm trong phần mềm Speech
Analyzer .......................................................................................................... 11
Hình 0.4. Các thơng số âm học của từ TÁ do CTV NM phát âm trong phần mềm
WinCecil ......................................................................................................... 12
Hình 1.1. Phổ, sóng âm, trường độ, cường độ, cao độ, F1, F2 của âm tiết „ai‟ ............. 41
Hình 1.2. Phổ của âm tiết [p ] và [b ] ........................................................................... 41
Hình 1.3. Bốn trạng thái mở - đóng khác nhau của thanh đới ....................................... 43
Hình 1.4. Bộ máy cấu âm và cơ chế phát âm ................................................................. 43
Hình 1.5. Cấu trúc âm tiết TA-Mỹ ................................................................................. 47
Hình 2.1. Sóng âm /b/ và /ɓ/ trong tiếng Degema (Nigeria) .......................................... 53
Hình 2.2. Sóng âm của phụ âm /ɓ/ TV ........................................................................... 54
Hình 2.3. Dạng sóng âm của phụ âm /t/ trong TV ......................................................... 55
Hình 2.4. Dạng sóng âm của phụ âm /th/ trong TV ........................................................ 55
Hình 2.5. Ảnh phổ, sóng âm, cường độ của phụ âm đầu /Ɂ/ trong âm tiết /Ɂăn1/.......... 56
Hình 2.6. Phụ âm [th] trong âm tiết “two” do người Mỹ phát âm .................................. 63

Hình 2.7. Sóng âm và phổ phụ âm [ɲ] trong âm tiết “nhà” do NM phát âm ................. 66
Hình 2.8. Sóng âm và phổ phụ âm[ŋ] trong âm tiết “nghi” do NM phát âm ................. 66
Hình 2.9. Sóng âm /x/ trong âm tiết „khi‟ do NV phát âm............................................. 67
Hình 2.10. Sóng âm [x] trong âm tiết „khi‟ do NM phát âm ......................................... 67
Hình 2.11. Sóng âm và phổ phụ âm [t] trong âm tiết “ti” do NM phát âm.................... 68
Hình 2.12. Sóng âm và phổ phụ âm [th] trong âm tiết “thi” do NM phát âm ............... 69
Hình 2.13. Sóng âm và phổ phụ âm [th] trong âm tiết “thi” do NM phát âm ................ 69
Hình 2.14. Phụ âm /ɣ/ trong âm tiết „ghi‟ do NV và do 2 NM phát âm ........................ 70
Hình 2.15. Sóng âm phụ âm [k] trong âm tiết „ki‟ do NV phát âm ............................... 71
Hình 2.16. Sóng âm phụ âm [k] trong âm tiết „ki‟ do NM phát âm .............................. 71


v

Hình 2.17. Phụ âm /ʈ/ trong âm tiết “tri” do NM phát âm ............................................. 72
Hình 2.18. Phụ âm /c/ trong âm tiết „cha‟ do NM phát âm ............................................ 72
Hình 2.19. Sóng âm phụ âm /ɗ-/ do CTV NV phát âm.................................................. 73
Hình 2.20. Sóng âm phụ âm /ɗ-/ do NM phát âm .......................................................... 73
Hình 2.21. Âm /ɲ-/ TV và âm [ɲ-] do NM phát âm ....................................................... 78
Hình 2.22. Phần mềm tập phát âm TV mẫu ................................................................... 79
Hình 3.1. Đặc điểm cấu âm của các nguyên âm đơn TV ............................................... 84
Hình 3.2. Phổ âm của 9 nguyên âm đơn TV .................................................................. 86
Hình 3.3. Đặc điểm cấu âm của các nguyên âm đôi TV ................................................ 88
Hình 3.4. Sóng âm, phổ âm, cường độ của âm tiết 'bai‟ ................................................ 90
Hình 3.5. Sóng âm, phổ của âm tiết “cười” ................................................................... 90
Hình 3.6. Khả năng kết hợp các nguyên âm với âm cuối /w,j/ ...................................... 91
Hình 3.7. Sóng âm, phổ của âm tiết “bang” ................................................................... 91
Hình 3.8. Hình phổ và sóng âm của vần nửa mở [ɨjɲ] ................................................... 92
Hình 3.9. Phổ âm và sóng âm của vần nửa mở [ ŋm] ................................................... 93
Hình 3.10. Sóng âm, phổ, cường độ của âm tiết “bát” .................................................. 94

Hình 3.11. Sóng âm, phổ của âm tiết “bục” ................................................................... 95
Hình 3.12. Trường độ của hai âm tiết [mæt] và [mæd] TA-Mỹ .................................... 96
Hình 3.13. Mơ hình các ngun âm đơn trong vần mở TA-Mỹ .................................... 96
Hình 3.14. Mơ hình các ngun âm đơn TA-Mỹ........................................................... 97
Hình 3.15. Mơ hình 5 ngun âm đơi trong TA-Mỹ...................................................... 99
Hình 3.16. Mơ hình các ngun âm trong TA-Mỹ ........................................................ 99
Hình 3.17. Sóng âm, thanh phổ của âm tiết „but‟ [bʌt]................................................ 100
Hình 3.18. Vị trí phân bố nguyên các âm đơn TV và nguyên âm đơn TA-Mỹ (nam) 104
Hình 3.19. Vị trí phân bố các ngun âm đơn TV và nguyên âm đơn TA-Mỹ (nữ) ... 105
Hình 3.20. Sự khác biệt trong cách kết thúc âm tiết giữa vần TV và vần TA-Mỹ ...... 109
Hình 3.21. Vị trí phân bố các nguyên âm đơn TV do người Mỹ phát âm ................... 112
Hình 3.22. Phổ âm và sóng âm [ɯ] do người Mỹ phát âm .......................................... 113
Hình 3.23. Sóng âm và thanh phổ của âm tiết „bơ‟ do NM (nam-M7) phát âm .......... 114


vi

Hình 3.24. Phổ và sóng âm của âm tiết „bơ‟do NM (nữ-F4) phát âm .......................... 114
Hình 3.25. Phổ âm và sóng âm của âm tiết „bê‟do NM phát âm ................................. 115
Hình 3.26. Phổ và sóng âm của âm tiết „bè‟do NM phát âm ....................................... 116
Hình 3.27. Phổ và sóng âm của âm tiết „ba‟do NM phát âm ....................................... 117
Hình 3.28. Sóng âm và thanh phổ của âm tiết „cưa‟ do NM phát âm .......................... 118
Hình 3.29. Sóng âm, phổ âm, F1, F2 của âm tiết „bia‟ do NM phát âm ...................... 118
Hình 3.30. Sóng âm và phổ của âm tiết „hua‟ [huə1] do NM phát âm ......................... 119
Hình 3.31. Sóng âm và thanh phổ của âm tiết „hay‟ [haj1] do NM phát âm ................ 121
Hình 3.32. Sóng âm, thanh phổ của âm tiết „bong‟ [ɓ ŋm1] do NM phát âm .............. 121
Hình 3.33. Phổ và sóng âm của âm tiết „học‟ do NM phát âm .................................... 122
Hình 3.34. Sóng âm và phổ của âm tiết „cuốn‟ do NM phát âm ................................. 123
Hình 3.35. Sóng âm, thanh phổ của âm tiết „khích‟ do NM phát âm .......................... 124
Hình 3.36. Phổ và sóng âm của âm tiết „quả‟ do NM phát âm .................................... 126

Hình 3.37. Sóng âm, phổ và trường độ của âm tiết „tuy‟ do NM phát âm .................. 126
Hình 3.38. Sóng âm và phổ của âm tiết „hua‟ do NM phát âm ................................... 127
Hình 3.39. Một trong những cách giải thích độ tiếp hợp chặt/lỏng trong vần TV ...... 128
Hình 3.40. So sánh khẩu hình nguyên âm [o] TV và nguyên âm [o] do NM phát âm 129
Hình 4.1. Ảnh chụp 4 trạng thái của dây thanh............................................................ 135
Hình 4.2. Sơ đồ đường nét các thanh tiếng Việt phương ngữ Bắc Bộ......................... 136
Hình 4.3. Đường nét thanh điệu người Sài Gịn giọng Bắc ......................................... 138
Hình 4.4. Đường nét các thanh tiếng Việt (giọng Nữ Sài Gịn)................................... 140
Hình 4.5. Hai câu giống nhau nhưng biểu thị ngữ điệu khác nhau .............................. 145
Hình 4.6. Sự thể hiện ngữ điệu trong phát ngôn TA-Mỹ ............................................. 146
Hình 4.7. Hình minh hoạ 2 câu mang 2 ngữ điệu khác nhau ....................................... 147
Hình 4.8. Hình sóng âm và F0 của âm tiết “ma” do NM phát âm ............................... 152
Hình 4.9. Hình sóng âm, phổ và F0 của âm tiết “tả” do NM phát âm ......................... 153
Hình 4.10. Mơ hình biểu thị đường nét của âm tiết “yes” TA-Mỹ do NM phát âm .... 153
Hình 4.11. Hình sóng âm, phổ và F0 của âm tiết “tạ” do NM phát âm ....................... 154
Hình 4.12. Thanh điệu tiếng Việt do người Mỹ (nữ) phát âm ..................................... 155


vii

Hình 4.13. Thanh điệu Việt do người Mỹ (nam) phát âm ........................................... 155
Hình 4.14. Dạng sóng âm và F0 của NM phát âm âm tiết “có lẽ” .............................. 159
Hình 4.15. Một dạng bài tập nhận diện TĐ ................................................................. 166


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
Lý do chọn đề tài

Trong sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và hội nhập quốc tế, tiếng Việt (TV)
là ngôn ngữ quốc gia của Việt Nam (VN) ngày càng phổ biến ở các nước trên thế giới.
Việc dạy TV, việc xây dựng các cơ sở lý luận, phương pháp, giáo trình dạy TV cho
người nước ngồi với tư cách là L2 ngày càng được quan tâm, trong đó việc nghiên
cứu các lỗi phát âm TV và đề ra các giải pháp khắc phục lỗi là rất cần thiết.
Sự khác biệt về loại hình ngơn ngữ giữa TV và tiếng Anh-Mỹ (American
English) đã gây khơng ít khó khăn cho người Mỹ (NM) học TV. Một trong những lỗi
dễ nhận thấy nhất là lỗi về phát âm. Trong giai đoạn đầu học tiếng, người học thường
gặp khó khăn khi phát âm những âm TV khơng có âm tương tự trong tiếng Anh-Mỹ
(TA-Mỹ) nên họ thường có xu hướng thay thế các âm TV gần giống với các âm trong
TA-Mỹ, đặc biệt là họ có xu hướng biến đổi ngữ điệu khi nói TV do ảnh hưởng của
ngữ điệu TA-Mỹ, trong khi không chú ý đến những đặc điểm ngữ âm - âm vị học của
thanh điệu (TĐ) TV. Những lỗi phát âm TV có thể làm cho người bản ngữ khơng hiểu
hoặc hiểu nhầm những gì người học muốn nói. Chẳng hạn như “con đường độc đạo”
nhưng người học lại mắc lỗi TĐ phát âm thành “con đường độc đáo” do ảnh hưởng từ
cách thể hiện ngữ điệu TA-Mỹ.
Mặc dù vậy, cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu về lỗi phát âm của NM
học TV, dựa trên những cơ sở lý thuyết về so sánh đối chiếu và lý thuyết lỗi cũng như
dựa trên những tư liệu nghiên cứu thực nghiệm, nhằm phân tích một cách chính xác,
khách quan những lỗi NM thường mắc phải khi phát âm TV. Hầu hết các sách thực
hành dạy TV cho người nước ngồi có chú ý đến phát âm, tuy nhiên chỉ mang tính chất
thực hành, mà khơng có cơ sở lý thuyết dựa trên nền tảng phân tích đối chiếu, và lý
thuyết phân tích lỗi. Một số tác giả có chú ý đến phương pháp so sánh đối chiếu ngữ
âm học, họ so sánh tiếng mẹ đẻ với ngoại ngữ để tìm ra điểm tương đồng cũng như
khác biệt giữa hai ngôn ngữ, đặc biệt là chú ý hơn về các điểm khác biệt. Tuy nhiên
những sự so sánh này cịn mang tính chất cảm tính chứ chưa áp dụng những phần mềm


2


phân tích ngữ âm thực nghiệm để phân tích, vì vậy sự phân biệt chưa thực sự chính
xác. Có những âm vị của hai ngôn ngữ tưởng chừng giống nhau (về âm vị học) nhưng
lại khác nhau (về ngữ âm học). Cách dạy phát âm theo những giáo trình này thường
dẫn đến những lỗi trong cách phát âm TV của NM, khiến người Việt (NV) hiểu đúng
thông tin của người nói (NM), nhưng vẫn nhận ra cách phát âm mang sắc thái “người
nước ngồi nói TV”, chứ khơng chuẩn như cách phát âm của NV. Trong giờ dạy TV,
hầu hết giáo viên chỉ chú ý dạy cách phát âm (mặt ngữ âm học) của các đơn vị ngữ âm
(phụ âm, nguyên âm…), mà ít chú ý đến giá trị âm vị học của các đơn vị ngữ âm trong
TV và TA-Mỹ. Trong thực tế, về mặt ngữ âm học và âm vị học, các đơn vị như phụ
âm, nguyên âm, vần, TĐ, trọng âm, ngữ điệu TV, trừ một vài âm vị nguyên âm, phụ
âm được xem là tương đương với TA-Mỹ, số còn lại rất khác với TA-Mỹ, đặc biệt là
TĐ do trong TA-Mỹ khơng có TĐ. Trong khi đó thì hầu như chưa có giáo trình nào
hướng dẫn thực hành TĐ dựa trên cứ liệu phân tích ngữ âm-âm vị học hệ thống TĐ các
phương ngữ TV và lỗi phát âm TĐ tiếng Việt ở người nói tiếng TA-Mỹ.
Trong quá trình học tiếng, người học mắc lỗi do nhiều nguyên nhân mà nếu cả
người dạy lẫn người học đều biết rõ những nguyên nhân này, việc dạy và học sẽ dễ
dàng hơn rất nhiều. Do tính chất của công việc phải thường xuyên tiếp xúc với học
viên (HV) NM, chúng tơi mong muốn tìm ra được bản chất của lỗi, nguyên nhân khiến
người học mắc lỗi, hầu giúp người dạy đưa ra những bài giảng thích hợp. Đồng thời để
tìm được cách xử lý cho từng loại lỗi, chúng tơi đã mạnh dạn tiến hành các bước phân
tích lỗi mà các nhà Ngôn ngữ học trên thế giới đã áp dụng, để đưa vào phân tích lỗi TV
mà NM mắc phải trong q trình học. Đó là những lý do để chúng tôi chọn đề tài “Lỗi
phát âm TV của người Mỹ (trên cứ liệu phân tích thực nghiệm)”.
Mục đích nghiên cứu
Luận án “Lỗi phát âm TV của người Mỹ (trên cứ liệu phân tích thực nghiệm)”
có mục đích là:
- So sánh, tìm ra những điểm đồng nhất và khác biệt về ngữ âm - âm vị học TV
và TA-Mỹ: cấu trúc âm tiết, âm đầu, vần, TĐ.



3

- Phân tích các kiểu lỗi phát âm và lý giải nguyên nhân các lỗi phát âm TV của
NM: Phụ âm đầu, vần, TĐ.
- Tìm ra các giải pháp chung và các giải pháp cụ thể để khắc phục các lỗi phát
âm TV của NM: Phụ âm đầu, vần, TĐ.
2. Lịch sử vấn đề
Trên thế giới
Nghiên cứu và phân tích lỗi từ lâu đã trở thành một phần của ngôn ngữ học ứng
dụng và giáo học pháp. Từ thập niên 50, đã có cơng trình phân tích lỗi của French
(1949) nghiên cứu lỗi âm vị học (phonology), hình thái học (morphology), cú pháp
(syntax), từ vựng (lexis) mà người học mắc lỗi qua các sách giáo khoa truyền thống,
bước đầu nghiên cứu lỗi do ảnh hưởng tiếng mẹ đẻ của người Đức học tiếng Anh. Đến
cuối thập niên 60, đầu 70 nở rộ phong trào tập hợp lỗi rồi phân tích của những tác giả
có tên tuổi như Uriel Weinreich (1968) nghiên cứu lỗi giao thoa trong cộng đồng song
ngữ ở Châu Âu; tác giả cho rằng lỗi giao thoa xảy ra do sự không tương xứng giữa hệ
thống âm vị, vì vậy ơng so sánh âm vị giữa hai ngơn ngữ để đưa ra bốn khả năng giao
thoa (chúng tôi sẽ trình bày kỹ nội dung này ở phần sau của luận án). Duskova (1969)
nghiên cứu người Tiệp học tiếng Anh qua các hình thức kiểm tra trên giấy để xác định
lỗi từ vựng, cú pháp, hình thái học. Tuy nhiên, theo Svartvik (1973) thì giới hạn của
việc phân tích lỗi trong thời điểm này là hầu hết việc thu thập dữ liệu lỗi đều được sử
dụng dưới hình thức kiểm tra trên giấy (như viết luận, dịch), trong khi đó ít nhà nghiên
cứu thu thập khả năng hội thoại của người học, vì thế đã gây nên những ảnh hưởng
tiềm tàng về lỗi mà người học mắc phải đặc biệt là lỗi phát âm. Trong q trình phân
tích, các nhà Ngôn ngữ học đã chia lỗi ra thành nhiều loại, cố gắng đưa ra những đặc
điểm chung và riêng của lỗi, tuy nhiên chưa ai đề cập đến vai trị của lỗi trong q trình
thụ đắc ngơn ngữ thứ hai.
Cho đến thập niên 70, việc phân tích lỗi mới trở thành một phần của ngôn ngữ
học đối chiếu, do Corder tạo dựng nên. Nghiên cứu của Corder đã giúp cho các nhà
nghiên cứu, người dạy cũng như người học thấy được cái nhìn tổng thể của lỗi và từ đó

giúp cho việc nghiên cứu lỗi trở nên dễ dàng hơn. Ơng đã nhấn mạnh vai trị của lỗi:


4

“Lỗi cung cấp cho các nhà nghiên cứu những bằng chứng về q trình thụ đắc ngơn
ngữ, cung cấp cho người học những chiến lược học ngoại ngữ để khám phá ngơn ngữ
đích” (Corder, 1974, tr.167).
Trào lưu nghiên cứu lỗi được đẩy mạnh vào những năm 70 đến 90 và đã được
nhiều nhà Ngôn ngữ học nổi tiếng trên thế giới quan tâm như Richards (1974) nghiên
cứu đối chiếu các khía cạnh song ngữ dưới góc độ âm vị học, hình thái học và cú pháp,
từ đó dự đốn những khó khăn trong q trình thụ đắc ngơn ngữ thứ hai; Abbott
(1980), Dulay, Burt và Krashen (1982), Taylor (1986), Ellis (1992), nghiên cứu lỗi
trong q trình thụ đắc ngơn ngữ thứ hai dưới góc độ ngơn ngữ học phân tích đối
chiếu…
Các cơng trình nghiên cứu lỗi đã phần nào lột tả được bản chất của lỗi, góp phần
vào mặt lý luận trong việc phân tích đối chiếu cũng như phân tích lỗi.
Tại Việt Nam
Lỗi và việc phân tích lỗi trong quá trình giảng dạy ngoại ngữ cũng đã được các
nhà Việt ngữ học cũng như những nhà Ngôn ngữ học nước ngoài quan tâm, phổ biến
nhất là lỗi người Việt học tiếng Anh.
Miller (1976) nghiên cứu lỗi giao thoa trong phát âm tiếng Anh của NV, trong
đó ơng so sánh sự khác biệt giữa phụ âm tiếng Anh và TV là nguyên nhân chính gây
nên các lỗi về phụ âm, tổ hợp phụ âm tiếng Anh, ngoài ra do TV là ngơn ngữ có TĐ
nên NV cũng mắc lỗi nhiều về trọng âm và ngữ điệu tiếng Anh. Phạm Đăng Bình
(2003) khảo sát các lỗi giao thoa ngơn ngữ, văn hóa trong diễn ngơn của NV học tiếng
Anh, ơng đã đưa ra các quan niệm khác nhau về lỗi dưới góc độ cấu trúc và hành vi
luận, góc độ ngơn ngữ học chức năng, góc độ ngơn ngữ học tâm lý, góc độ ngơn ngữ
học so sánh đối chiếu, cho thấy “hiện tượng giao thoa ngơn ngữ và văn hố trong q
trình giao tiếp liên ngơn là nhân tố cản trở q trình học ngơn ngữ thứ hai của người

học và là nguyên nhân gây ra ngưng trệ giao tiếp hoặc sốc văn hố trong giao tiếp liên
ngơn” (tr.195), tác giả cũng đưa ra nhận xét người bản ngữ tiếng Anh khi đã mắc lỗi
phát âm ở trình độ nâng cao thì rất khó sửa, tuy nhiên tác giả bao quát các vấn đề về lỗi
ngữ pháp, từ vựng, ngữ âm trong một luận án nên dữ liệu phân tích lỗi quá ít và giải


5

thích cịn sơ sài, chưa thể hiện đủ bản chất lỗi nơi NV học tiếng Anh. Trần Thị Thanh
Diệu (2013) nghiên cứu cách phát âm trọng âm và ngữ điệu tiếng Anh của người bản
ngữ Việt qua nghiên cứu thực nghiệm, từ đó phân tích các loại lỗi phát âm ngữ điệu
tiếng Anh của sinh viên VN và bước đầu đề xuất những giải pháp khắc phục các loại
lỗi phát âm liên quan đến trọng âm từ và trọng âm câu trong tiếng Anh. Lê Thanh Hoà
(2016) nghiên cứu lỗi phát âm tiếng Anh của sinh viên VN ở trường đại học Đồng Nai,
tác giả so sánh hệ thống nguyên âm và phụ âm TV được phát âm tại địa bàn tỉnh Đồng
Nai với hệ thống nguyên âm và phụ âm tiếng Anh-Anh, tìm hiểu nguyên nhân gây lỗi
và bước đầu đề xuất một số biện pháp khắc phục; tác giả đã dùng phần mềm Speech
Analyzer để phân tích lỗi giúp luận án có sức thuyết phục cao. Nguyễn Thuỷ Minh
(1999) đưa ra “Một số quan điểm xung quanh vấn đề chữa lỗi cho học sinh trong giảng
dạy ngoại ngữ”, tác giả tiếp nối các bước phân tích lỗi của Corder (1967), đưa ra các
quan điểm về lỗi và đề ra những biện pháp sửa lỗi hiệu quả. Lê Thị Thu Thuỷ (2003)
cũng đưa ra “Một vài suy nghĩ về vấn đề lỗi trong phương pháp dạy học ngoại ngữ”,
tác giả phân loại lỗi dựa vào dữ liệu lỗi của NV học tiếng Nga và tiếng Anh, giải thích
nguyên nhân gây lỗi do ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ, đưa ra các ưu nhược điểm của các
hình thức chữa lỗi trong trường học tại Việt Nam.
Ngồi những cơng trình liên quan đến lỗi và chữa lỗi tiếng Anh cho NV, cũng
có một số cơng trình quan tâm đến lỗi người nước ngoài mắc phải khi học TV.
Nguyễn Văn Phúc (1999) nghiên cứu lỗi phát âm tiếng Việt của sinh viên nói
tiếng Anh, xác định lỗi xảy ra do ảnh hưởng giao thoa giữa hai ngôn ngữ Anh-Việt, tác
giả đã chia các loại lỗi thành những loại lỗi như: Lỗi do kết hợp TĐ giữa các âm tiết,

lỗi về tiết nhip, lỗi ngữ điệu. Tuy nhiên, vì tác giả nghiên cứu lỗi phát âm của người
bản ngữ nói tiếng Anh dựa trên chuẩn là phương ngữ Bắc, nên theo tác giả “bất cứ sự
sai phạm nào dẫn đến sự thẩm nhận lệch khỏi chuẩn ngữ âm của phương ngữ Bắc
cũng đều xếp vào là những khiếm khuyết ngữ âm của người học” (tr.21), điều này đã
gây nên sự thiếu sót về nhận định lỗi, nếu như một HV đã học TV từ một phương ngữ
khác ngoài phương ngữ Bắc. Nguyễn Thiện Nam (2001) khảo sát lỗi ngữ pháp TV của
người nước ngoài và những vấn đề liên quan dựa theo phân tích lỗi của Corder (1974);
ở đây tác giả đã bước đầu nêu lên khái niệm lỗi và phân tích lỗi của người học ngôn


6

ngữ thứ hai theo cách nhìn của ngơn ngữ học ứng dụng, dựa trên cứ liệu phân tích lỗi
của người nói tiếng Khơ-me, tiếng Anh và tiếng Nhật, tác giả đã phân loại được vấn đề
mắc lỗi nơi người học gồm lỗi tự ngữ đích (intralingual errors) và lỗi chuyển di
(interference errors) giúp người dạy nhận biết phần nào cần tập trung hơn trong vấn đề
dạy và sửa lỗi. Pimsen Buarapa (2005) nghiên cứu lỗi phát âm TĐ của người Thái Lan
học TV, trong đó tác giả đã bước đầu phân tích đối chiếu hệ thống TĐ tiếng Thái và hệ
thống TĐ TV (Hà Nội) dựa trên cứ liệu phân tích thực nghiệm, miêu tả lỗi phát âm 6
TĐ tách rời. Phùng Thị Thanh (2007) quan tâm đến lỗi phát âm và việc dạy song ngữ
cho học sinh Hmông, tác giả đã nghiên cứu phân tích đối chiếu hệ thống phụ âm đầu,
vần và TĐ TV và tiếng Hmông dựa theo lý thuyết phân tích lỗi của Weinreich (1968)
để phân tích thực nghiệm, từ đó tìm ra ngun nhân gây lỗi và đề xuất một số giải pháp
khắc phục. Nguyễn Văn Lai (1974), trong bài “Các lỗi phát âm TĐ TV của sinh viên
nước ngoài”, tác giả khảo sát lỗi phát âm 6 TĐ theo phương ngữ HN của HV nước
ngồi, đặc biệt là với những học viên thuộc ngơn ngữ khơng có TĐ, giải thích đặc
trưng ngữ âm của TĐ, lý giải nguyên nhân gây lỗi và đề xuất hướng luyện tập TĐ, tuy
nhiên lời giải thích của tác giả chỉ dựa trên cảm tính mà chưa có cứ liệu nên chưa bao
quát được hết nội dung của TĐ TV.
Những cơng trình nêu trên đã giúp chúng tơi rất nhiều về mặt lý luận cũng như

tư liệu và đã khích lệ chúng tơi quan tâm hơn nữa về việc nghiên cứu lỗi TV hiện nay ở
VN. Tuy nhiên cho đến nay chưa có một cơng trình nghiên cứu thực nghiệm nào về
ngữ âm, âm vị học mà người nói TA-Mỹ thường mắc lỗi khi học TV.
Vì vậy, trong luận án này, bước đầu chúng tôi muốn khảo sát một cách tỉ mỉ và
toàn diện đặc điểm cấu tạo âm tiết trong TV và TA-Mỹ, TĐ TV từ đó tiến hành phân
tích lỗi dựa trên cứ liệu phân tích thực nghiệm để cho thấy những lỗi mà NM mắc phải
trong giai đoạn đầu học TV.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu


7

Đối tượng nghiên cứu của luận án là lỗi phát âm TV của 20 cộng tác viên (CTV)
nguời Mỹ đã hoặc đang học TV tại thành phơ Hồ Chí Minh (TP.HCM), có độ tuổi từ
20 đến 50.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận án gồm: Các lỗi phát âm về âm đầu, vần, TĐ TV
của 20 học viên NM. TA-Mỹ có nhiều phương ngữ, tuy nhiên luận án miêu tả lỗi
chuyển di nên chúng tôi giả định là 20 CTV người Mỹ đều nói giọng chuẩn chung
(General American English).
4. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu
Phương pháp nghiên cứu
Luận án áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp miêu tả ngữ âm và âm vị học
Trong luận án chúng tôi áp dụng phương pháp miêu tả các đặc trưng ngữ âm và
âm vị học phụ âm đầu, vần, TĐ TV do CTV phát âm. Việc miêu tả vừa dựa vào cảm
thụ thính giác vừa dựa vào kết quả phân tích bằng các phần mềm máy tính Praat,
Speech Analyzer và WinCecil.
Phương pháp đối chiếu

Chúng tôi vận dụng cơ sở lý thuyết về ngữ âm học và âm vị học TV và TA-Mỹ,
đối chiếu các điểm tương đồng cũng như dị biệt giữa TV và tiếng Anh-Mỹ; từ đó so
sánh các phát âm TV của NM với chuẩn phát âm TV được dạy cho người nước ngoài
tại TP.HCM, ngồi ra chúng tơi cịn tham khảo thêm “tiếng Sài Gịn” theo Cao Xn
Hạo và Lê Minh Trí (2005, tr.153-187) để tìm ra lỗi phát âm.
Phương pháp phân tích lỗi
Để thực hiện nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phối hợp các bước phân tích lỗi
theo trình tự sau:
Bước 1: Tổng hợp: các lỗi nơi người học với các hình thức như : phát âm từng
âm tiết rời, phát âm TĐ, phát âm câu cho sẵn và phát âm trong hội thoại tự nhiên.


8

Bước 2: Phân loại: tùy theo đặc tính của từng loại lỗi mà xếp chúng vào loại lỗi
hay do nhầm. Từ đó phân loại thành từng nhóm lỗi như lỗi trước hệ thống, lỗi hệ thống
và lỗi sau hệ thống,…
Bước 3: Miêu tả lỗi: giúp chúng tôi xác định được kiểu lỗi làm tiền đề để giải
thích lỗi.
Bước 4: Giải thích lỗi: giúp xác định được nguồn gốc của lỗi, phân loại lỗi và
nguyên nhân gây lỗi.
Bước 5: Đánh giá lỗi: giúp xác định mức độ nặng nhẹ của lỗi để có biện pháp
sửa lỗi thích hợp nhất.
Phương pháp thống kê
Trong luận án chúng tôi áp dụng phương pháp thống kê để xác định mức độ, tỷ
lệ các loại lỗi phát âm, đánh giá khả năng phát âm TV của học viên NM.
Nguồn ngữ liệu
Ngữ liệu trong luận án là cơ sở dữ liệu âm thanh số hóa các phát ngôn TV
(Utterance) của 20 CTV (10 nam, 10 nữ) là NM đã hoặc đang học TV. CTV có ngơn
ngữ thứ nhất là TA-Mỹ. Tất cả CTV NM có trình độ TV từ tiền trung cấp đến trung

cấp. Họ làm việc trong các lĩnh vực khác nhau như: hành chính, giáo dục, ngoại giao,
kỹ thuật... hoặc các sinh viên Mỹ đang học TV. Việc thu thập tư liệu về cách phát âm
của CTV được sự đồng ý của họ. Để đảm bảo u cầu bảo mật thơng tin cá nhân, danh
tính của CTV được bảo mật dưới dạng mã hóa (xem phụ lục).
CTV phát âm theo các bảng từ khảo sát hệ thống phụ âm đầu, vần, TĐ TV theo
các từ đơn tiết hoặc song tiết tách rời. Mỗi từ đọc 2 lần. Chúng tơi phân tích đặc điểm
ngữ âm theo từng lần phát âm riêng lẻ (token) của từng CTV. Việc đánh giá các loại lỗi
phát âm được xác định qua kết quả thống kê lần phát âm. Ví dụ, để đánh giá lỗi phát
âm TĐ TV của NM học TV, chúng tôi thống kê tỉ lệ phát âm đúng/sai của 20 CTV qua
240 lần phát âm (20 CTV, mỗi CTV phát âm mỗi thanh 2 lần x 6 thanh = 12 lần).
Luận án sử dụng các kết quả nghiên cứu về ngữ âm - âm vị học TV và TA-Mỹ
từ các cơng trình đã cơng bố của các tác giả đi trước. Trong một số trường hợp, LA


9

cũng sử dụng tư liệu bổ sung do chúng tôi thu thập về các phụ âm đầu, vần, TĐ TV
(CTV là 2 người Việt (1 nam, 1 nữ) sinh ra và lớn lên ở TP.HCM, hoặc chính là CTV
nói TA-Mỹ).
Các phát ngôn của CTV được ghi âm bằng máy ghi âm Zoom H2, Micro
Logitech A-00060. Mẫu ghi âm 44.100 Hz, xử lý số hóa định dạng wav.

Hình 0.1. Hình ảnh máy ghi âm Zoom H2 được dùng để ghi âm
5. Các phần mềm đƣợc sử dụng trong nghiên cứu
Luận án áp dụng phương pháp phân tích miêu tả ngữ âm bằng cảm thụ thính
giác kết hợp với phương pháp phân tích tiếng nói bằng máy tính với các phần mềm:
Praat, Speech Analyzer, WinCecil.
Phần mềm Praat (tác giả Paul Boersma và David Weenink) là phần mềm phân
tích tiếng nói phổ biến rộng rãi trên thế giới. Praat biểu diễn các thuộc tính âm học của
âm thanh như dạng sóng âm (Wave form), phổ âm (Spectrogram), phổ đồ (Spectrum),

cường độ (Intensity), trường độ (Duration), F0 (Fundamental Frequency), cấu trúc
Formant, chất giọng (Voice Quality) của đơn vị âm thanh ngôn ngữ. Trong Praat, tín
hiệu âm thanh tiếng nói được xử lý dưới định dạng wav., mẫu xử lý 32 (64) bit, tần số
(tự chọn). Trong luận án, Praat (dùng trong Window) được dùng để ghi âm, phân tích,
miêu tả đặc trưng ngữ âm - âm vị học của âm đầu, vần, TĐ TV do NM phát âm.


10

Dưới đây là các thông số âm học của các từ “TA, TÀ, TẢ” tiếng Việt do
CTV là NM học TV phát âm.

Hình 0.2. Các thơng số âm học của các từ “TA, TÀ, TẢ” tiếng Việt do CTV NM phát
âm trong phần mềm Praat
Phần mềm Speech Analyzer (Phân tích tiếng nói) biểu diễn các thuộc tính âm
học của âm thanh ngơn ngữ như dạng sóng âm, phổ âm, phổ đồ, F0, cường độ, trường
độ. Trong Speech Analyzer, tín hiệu âm thanh tiếng nói được xử lý định dạng wav.
mẫu xử lý mặc định là 16 bit, 22.050 Hz. Trong luận án, chúng tôi sử dụng Speech
Analyzer phiên bản 3.1. (dùng trong Window) để ghi âm, phân tích và miêu tả các
thuộc tính âm học (định tính và định lượng) của âm đầu, vần, TĐ TV do NM phát âm.
Khác với phần mềm Praat các thơng số tích hợp trong một khn hình, Speech
Analyzer biểu diễn mỗi một thơng số trong khn hình riêng.
Dưới đây là các thuộc tính âm học của từ TÁ do NM phát âm.


11

Hình 0.3. Các thuộc tính âm học của từ TÁ do NM phát âm trong phần mềm Speech
Analyzer
Phần mềm WinCecil (phần mềm dùng trong Window để phân tích các yếu tố

ngơn điệu của ngơn ngữ). Trong WinCecil, tín hiệu tiếng nói được xử lý với định dạng
Utt. , mẫu xử lý 8 bit, tần số 22.050 Hz. Phần mềm Speech Analyzer và WinCecil liên
thơng với nhau có thể sử dụng các file âm thanh định dạng wav. (mono, 16 bit, 22.050
Hz) của Speech Analyzer chuyển đổi sang định dạng utt. 8 bit, 22.050 Hz. của
WinCecil bằng phần mềm chuyển đổi tự động Audicon. Tính hữu dụng của WinCecil
thể hiện ở chỗ, phần mềm này cho phép chuẩn hóa tiêu chí cao độ và trường độ TĐ
(F0) của 9 người phát âm một cách tự động. Đây là một trong các bước quan trọng
trong miêu tả ngữ âm và âm vị học hệ thống TĐ ngôn ngữ. Trong luận án, WinCecil
được dùng để phân tích, miêu tả TĐ TV do NM phát âm..
Dưới đây là các thông số âm học WinCecil biểu diễn từ „TÁ‟ do CTV người Mỹ
phát âm.


×