Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học của các dòng giống mận tại bắc hà lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 129 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

MẠC THỊ KIM TUYẾN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM
NÔNG SINH HỌC CỦA CÁC DÒNG, GIỐNG MẬN
TẠI BẮC HÀ, LÀO CAI

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NƠNG NGHIỆP

Thái Ngun - 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

MẠC THỊ KIM TUYẾN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM
NÔNG SINH HỌC CỦA CÁC DÒNG, GIỐNG MẬN
TẠI BẮC HÀ, LÀO CAI

Chuyên ngành : Khoa học cây trồng
Mã số
: 60 62 01 10

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Ngơ Xn Bình

Thái Ngun - 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu thực sự của tôi. Các kết
quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, chưa hề sử dụng
cho bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều
đã được cảm ơn. Các thơng tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đã được
ghi rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Mạc Thị Kim Tuyến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này Tơi xin chân thành cảm ơn và tỏ
lịng biết ơn sâu sắc tới:
Thầy giáo: PGS.TS. Ngơ Xn Bình đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và
tạo mọi điều kiện giúp đỡ tơi trong q trình hồn thành luận văn. Khoa

Cơng nghệ sinh học – Công nghệ thực phẩm, Khoa Nông học, Phòng Quản
lý đào tạo sau đại học, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên; Lãnh đạo
sở Nông nghiệp và PTNT Lai Châu đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập và nghiên cứu.
UBND xã Thải Giàng Phố, Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn,
Phịng Thống kê huyện Bắc Hà đã tạo điều kiện thuận lợi trong q trình
nghiên cứu hồn thành luận văn.
Cuối cùng Tơi xin cảm ơn sự động viên khích lệ của gia đình, bạn bè và
đồng nghiệp trong suốt thời gian làm luận văn khoa học này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 5 tháng 10 năm 2012
Tác giả luận văn

Mạc Thị Kim Tuyến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




i

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục .................................................................................................................................. i
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt .............................................................................. iii
Danh mục các bảng .............................................................................................................. iv

Danh mục các hình ............................................................................................................... v

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1.1. Cở sở khoa học của đề tài ....................................................................................4
1.2. Nguồn gốc, phân loại ...........................................................................................5
1.2.1. Nguồn gốc .........................................................................................................5
1.2.2. Phân loại ............................................................................................................5
1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ mận trên thế giới và Việt Nam ............................6
1.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ mận trên thế giới...............................................6
1.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ mận tại Việt Nam .............................................8
1.3.3. Tình hình sản xuất mận ở Bắc Hà .....................................................................9
1.3.4. Điều kiện khí hậu huyện Bắc Hà ....................................................................13
1.4. Những kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài ...............16
1.4.1. Kết quả nghiên cứu về giống mận trên thế giới ..............................................16
1.4.2. Kết quả nghiên cứu mận trong nước ...............................................................18
1.5. Những kết luận qua phân tích tổng quan ...........................................................27
Chƣơng 2 NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................28
2.1. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................28
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................................29
2.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................29
2.3.1. Nội dung 1: ......................................................................................................29
2.3.2. Nội dung 2: ......................................................................................................29
2.4. Chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu .................................................................29

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




ii

2.4.1. Nội dung 1: ......................................................................................................29
2.4.2. Nội dung 2: ......................................................................................................33
2.5. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................................34
Chƣơng 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..............................................................35
3.1. Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm nơng sinh học của các dịng, giống mận
thí nghiệm. ................................................................................................................35
3.1.1. Đặc điểm hình thái ..........................................................................................35
3.1.1.1. Đặc điểm hình thái bộ lá ..............................................................................35
3.1.1.2. Đặc điểm hoa................................................................................................37
3.1.1.3. Đặc điểm quả................................................................................................38
3.1.2. Đặc điểm sinh trưởng của các dịng, giống mận thí nghiệm. ..........................40
3.1.2.1. Đặc điểm thân cành ......................................................................................40
3.1.2.2. Chu kì sinh trưởng, ra hoa trong một năm của các dòng, giống mận thí nghiệm........50
3.1.2.3. Đặc điểm ra hoa và tỷ lệ đậu quả của các dòng, giống mận ........................61
3.1.2.4. Chất lượng quả mận .....................................................................................63
3.1.3. Một số sâu bệnh hại chủ yếu trên các dòng, giống mận .................................64
3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian bảo quản lạnh đến tỷ lệ nảy mầm
và sinh trưởng của một số dòng, giống mận .............................................................67
3.2.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian xử lý lạnh (50C) đến khả năng
nảy mầm của hạt mận dòng 8 ....................................................................................67
3.2.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian xử lý lạnh 50C đến khả năng ra
lá của một số dòng, giống mận sau khi gieo hạt .......................................................68
3.2.3. Kết quả nghiên cứu tăng trưởng chiều cao cây và đường kính gốc của cây
mận sau khi gieo ........................................................................................................69
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................................72
4.1. Kết luận ..............................................................................................................72
4.1.1. Kết quả nghiên cứu về đặc điểm nông sinh học của các dòng, giống mận ....72
4.1.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian bảo quản lạnh đến tỷ lệ nảy mầm
của hạt mận và sinh trưởng của cây con sau xử lý ....................................................72


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




iii
4.2. Đề nghị ...............................................................................................................73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................74

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVTV : Bảo vệ thực vật
cm

: Centimet

CV

: Hệ số biến động (Coefficients of variation)

D

: Dòng

Đ/c


: Đối chứng

ĐVT : Đơn vị tính
g

: Gam

G

: Giống

kg

: Kilogam

LSD.05 : Sự sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở mức 0,05 (Least significant
difference)
mm

: Milimet

FAO : Tổ chức Nông Lương liên hiệp quốc (Food and Agriculture
Organization of the United Nations)
STT

: Số thứ tự

TTTB : Tăng trưởng trung bình
T


: Tháng



: Tổng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 1.1: Tình hình sản xuất mận ở các vùng trên thế giới qua các năm ................... 7
Bảng 1.2: Tình hình sản xuất mận ở một số nước trên thế giới năm 2010 .................. 8
Bảng 1.3: Tình hình sản xuất mận ở một số tỉnh trong nước năm 2011 ...................... 9
Bảng 1.4. Tình hình sản xuất mận của huyện Bắc Hà qua các năm ............................ 9
Bảng 1.5. Độ dốc đất trồng mận huyện Bắc Hà, Lào Cai năm 2009 ........................ 10
Bảng 1.6. Tình hình sử dụng phân bón cho cây mận tại Bắc Hà ............................... 11
Bảng 1.8. Tổng hợp một số yếu tố khí hậu tại Bắc Hà, Lào Cai ............................... 14
Bảng 3.1. Đặc điểm hình thái bộ lá của các dòng, giống mận ghép trên gốc đào 2 năm .. 35
Bảng 3.2. Đặc điểm hình thái bộ lá của các dòng, giống mận ghép trên gốc đào 7 năm .. 36
Bảng 3.3. Đặc điểm hoa của các dịng, giống mận thí nghiệm ghép trên gốc đào 2 năm . 37
Bảng 3.4. Đặc điểm hoa của các dịng, giống mận thí nghiệm ghép trên gốc đào 7 năm . 38
Bảng 3.5. Đánh giá đặc điểm quả của các dòng, giống mận ghép trên gốc đào 2 năm .... 39
Bảng 3.6. Đánh giá đặc điểm quả của các dòng, giống mận ghép trên gốc đào 7 năm .... 39

Bảng 3.7. Đặc điểm thân cành của các dòng, giống mận ghép trên gốc đào 2 năm .. 40
Bảng 3.8. Đặc điểm thân cành của các dòng, giống mận ghéptrên gốc đào 7 năm ... 41
Bảng 3.9. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các dòng, giống ghép trên ........ 42
Bảng 3.10. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các dòng, giống mận ghép ..... 43
Bảng 3.11. Động thái tăng trưởng đường kính gốc của các dịng, giống mận ghép
trên gốc đào 2 năm ..................................................................................... 45
Bảng 3.12. Động thái tăng trưởng đường kính gốc của các dịng, giống mận ghép
trên gốc đào 7 năm ..................................................................................... 46
Bảng 3.13. Động thái tăng trưởng đường kính tán của các dịng, giống mận ghép
trên gốc đào 2 năm ..................................................................................... 48
Bảng 3.14. Động thái tăng trưởng đường kính tán của các dịng, giống mận ghép
trên gốc đào 7 năm ..................................................................................... 49
Bảng 3.15. Chu kì sinh trưởng, ra hoa của các dịng, giống mận trên gốc đào 2 năm ...... 50
Bảng 3.16. Chu kì sinh trưởng, ra hoa của các dòng, giống mận trên gốc đào 7 năm ..... 51

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




vi
Bảng 3.17. Đặc điểm sinh trưởng lộc xuân của các dòng, giống mận ghép trên
gốc đào 2 năm ............................................................................................ 52
Bảng 3.18. Động thái tăng trưởng chiều dài lộc xuân của các dòng, giống mận
ghép trên gốc đào 2 năm ............................................................................ 53
Bảng 3.19. Đặc điểm sinh trưởng lộc xuân của các dòng, giống mận ghép trên
gốc đào 7 năm ............................................................................................ 54
Bảng 3.20. Động thái tăng trưởng lộc xuân của các dòng, giống mận ghép trên
gốc đào 7 năm ............................................................................................ 55
Bảng 3.21. Đặc điểm sinh trưởng lộc hè của các dòng, giống mận ghép trên gốc

đào 2 năm ................................................................................................... 56
Bảng 3.22. Động thái tăng trưởng chiều dài lộc hè của các dòng, giống mận ghép
trên gốc đào 2 năm ..................................................................................... 57
Bảng 3.23. Đặc điểm sinh trưởng lộc hè của các dòng, giống mận ghép trên gốc
đào 7 năm ................................................................................................... 58
Bảng 3.24. Động thái tăng trưởng lộc hè của các dòng, giống mận ghép trên gốc
đào 7 năm tuổi ............................................................................................ 59
Bảng 3.25. Đặc điểm sinh trưởng lộc thu của các dòng, giống mận thí nghiệm
ghép trên gốc đào 2 năm ............................................................................ 60
Bảng 3.26. Đặc điểm sinh trưởng lộc thu của các dòng, giống mận ghép trên gốc
đào 7 năm ................................................................................................... 61
Bảng 3.27. Đặc điểm ra hoa và tỷ lệ đậu quả của các dòng, giống mận ghép trên
gốc đào 2 năm ............................................................................................ 62
Bảng 3.28. Đặc điểm ra hoa và tỷ lệ đậu quả của các dòng, giống mận ghép trên
gốc đào 7 năm ............................................................................................ 62
Bảng 3.29. Đặc điểm chất lượng quả của các dòng, giống mận ghép trên gốc đào
2 năm .......................................................................................................... 63
Bảng 3.30. Đặc điểm chất lượng quả của các dòng, giống mận ghép trên gốc đào
7 năm .......................................................................................................... 64
Bảng 3.31. Một số sâu, bệnh hại chủ yếu trên các dòng, giống mận ghép trên gốc
đào 2 năm ................................................................................................... 65

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




vii
Bảng 3.32. Một số sâu, bệnh hại chủ yếu trên các dòng, giống mận ghép trên gốc
đào 7 năm ................................................................................................... 66

Bảng 3.33. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của xử lý lạnh 50C đến khả năng nảy
mầm của hạt mận dòng 8 ........................................................................... 67
Bảng 3.34. Khả năng ra lá của dòng 8 sau khi gieo hạt ............................................ 69
Bảng 3.35. Tăng trưởng chiều cao cây của dòng 8 sau khi gieo................................ 69
Bảng 3.36. Tăng trưởng đường kính gốc của các dịng, giống sau khi gieo .............. 70

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




viii

DANH MỤC CÁC HÌ NH
Trang
Hình 3.1. Đồ thị động thái tăng trưởng chiều cao cây của các dòng, giống mận
ghép trên gốc đào 2 năm ............................................................................43
Hình 3.2. Đồ thị động thái tăng trưởng chiều cao cây của các dòng, giống mận
ghép trên gốc đào 7 năm ............................................................................44
Hình 3.3. Đồ thị động thái tăng trưởng đường kính gốc của các dịng, giống mận
ghép trên gốc đào 2 năm ............................................................................45
Hình 3.4. Đồ thị động thái tăng trưởng đường kính gốc của các dịng, giống mận
ghép trên gốc đào 7 năm ............................................................................47
Hình 3.5. Đồ thị động thái tăng trưởng đường kính tán của các dịng, giống mận
ghép trên gốc đào 2 năm ............................................................................48
Hình 3.6. Đồ thị động thái tăng trưởng đường kính tán của các dòng, giống mận
ghép trên gốc đào 7 năm ............................................................................50
Hình 3.7. Đồ thị động thái tăng trưởng chiều dài lộc xuân của các dòng, giống
mận ghép trên gốc đào 2 năm.....................................................................53
Hình 3.8. Đồ thị động thái tăng trưởng lộc xuân của các dòng, giống mận ghép

trên gốc đào 7 năm .....................................................................................55
Hình 3.9. Đồ thị động thái tăng trưởng chiều dài lộc hè của các dòng, giống mận
ghép trên gốc đào 2 năm ............................................................................57
Hình 3.10. Đồ thị động thái tăng trưởng lộc hè của các dòng, giống mận ghép
trên gốc đào 7 năm .....................................................................................59
Hình 3.11. Đồ thị động thái nảy mầm của hạt mận dịng 8 .......................................68
Hình 3.12. Đồ thị tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của dòng 8 sau khi gieo ...........70
Hình 3.13. Đồ thị tốc độ tăng trưởng đường kính gốc của dịng 8 sau khi gieo .......71

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




1

MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cây mận (Prunus salisina L.) là một lồi cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng
và giá trị hàng hoá khá cao. Trên thị trường thế giới, quả mận được xếp sau dứa,
chuối, cam, quýt, xoài, bơ, song nó lại được trao đổi rộng rãi trên thị trường nhất
là mận khô. Đặc biệt về mặt chất lượng, mận là loại quả ôn đới được đánh giá cao
về hàm lượng vitamin A chỉ sau mơ và bí đỏ. Trong thành phần hố học của mận
có chứa 0,6 % các chất khoáng như Fe, Ca, P, K, Mn, ... [33].
Ở Việt Nam mận được trồng nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc, nơi có mùa
đơng lạnh: Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang,...[7]
Phát triển cây ăn quả nói chung và cây ăn quả ơn đới nói riêng là một định
hướng mà mục tiêu quan trọng để phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa ở nước
ta. Lợi thế so sánh của các tỉnh miền núi phía Bắc trong đó có tỉnh Lào Cai so với
các tỉnh vùng đồng bằng là tiềm năng đất đai rộng lớn và khí hậu đa dạng, đặc biệt

trong đó có tiểu vùng khí hậu rất thích hợp cho phát triển cây ăn quả ôn đới. Do
nằm ở phía Bắc và địa hình cao so với mực nước biển, từ lâu Lào Cai đã có những
vùng trồng cây ăn quả ơn đới mận, lê, đào,... khá điển hình như Mường Khương, Sa
Pa, Bắc Hà, Si Ma Cai, với các giống nổi tiếng như đào Vân Nam, đào vàng, mận
hậu, mận Tả van, mận Tả hoàng ly, Trái tráng ly,... Trong nhiều thập kỷ qua, nắm
bắt lợi thế về điều kiện khí hậu, Lào Cai cũng đã nhập nội khá nhiều chủng loại,
giống cây ăn quả ôn đới: táo, đào, mận, nho, anh đào, kiwi,... từ nhiều nước thông
qua các dự án hợp tác quốc tế (dự án TCP/VIE/0053, 1986; dự án FAO 1996 1999 do tổ chức CIRAD - FLHOR và Trường Cao đẳng Nông nghiệp Montauban Cộng hòa Pháp tài trợ, gần đây nhất là dự án hợp tác với vùng Equitain - Cộng hòa
Pháp với tỉnh Lào Cai,...) song kết quả còn rất hạn chế. Hầu hết các giống nhập nội
đều khơng có khả năng thích nghi, hoặc khơng có quả hoặc có quả nhưng năng suất
thấp và chất lượng kém xa so với nguyên sản. Giống nhập nội có kết quả nhất đến
nay mới chỉ có mận Tam Hoa, nhập nội từ Trung Quốc năm 1971. Tuy nhiên giống
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




2

mận này qua nhiều năm trồng trọt thiếu đầu tư chăm sóc nên cũng đã bị thối hóa,
năng suất, chất lượng giảm một cách rõ rệt, mất dần chỗ đứng trên thị trường. Vì
vậy, việc tiếp tục thử nghiệm các dòng, giống mận mới nhằm thay thế là cần thiết.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên chúng tơi tiến hành thực hiện đề tài
“Nghiên cứu một số đặc điểm nơng sinh học của các dịng, giống mận tại Bắc
Hà, Lào Cai”.
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích:
- Xác định một số đặc điểm nơng sinh học của các dịng, giống mận trên gốc
ghép có độ tuổi khác nhau ở điều kiện sinh thái của Bắc Hà.
- Xác định tỷ lệ nảy mầm của hạt mận sau bảo quản lạnh với thời gian khác

nhau ở nhiệt độ 50C.
1.2.2. Yêu cầu:
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái của các dòng, giống mận trên hai loại gốc
ghép: 2 năm tuổi và 7 năm tuổi.
- Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của các dòng, giống mận trên hai loại gốc
ghép: 2 năm tuổi và 7 năm tuổi.
- Theo dõi tình hình sâu bệnh hại của các dịng, giống mận trên hai loại gốc
ghép: 2 năm tuổi và 7 năm tuổi.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian bảo quản lạnh đến tỷ lệ nảy mầm hạt
mận và sinh trưởng của cây con sau xử lý.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Bổ sung vào cơ cấu các giống cây ăn quả ôn đới đang được trồng tại Bắc Hà
- Lào Cai các dịng, giống mận có năng suất cao, chất lượng quả tốt và cho hiệu quả
sản xuất cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




3

- Là cơ sở để lựa chọn và áp dụng các biện pháp kỹ thuật, quản lý vườn mận
trong sản xuất mận tại Bắc Hà - Lào Cai.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
Giúp người dân hiểu rõ hơn về đặc điểm, tình hình sinh trưởng của các dịng,
giống mận và các biện pháp kỹ thuật mới, qua đó áp dụng trong trồng và chăm sóc
mận nhằm nâng cao năng suất, chất lượng quả, hạn chế sâu bệnh hại, từ đó sẽ làm
tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân vùng cao, đặc biệt là đồng bào
các dân tộc thiểu số.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




4

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cở sở khoa học của đề tài
Cây mận là loại cây ăn quả lâu năm chịu ảnh hưởng rất rõ các điều kiện
ngoại cảnh, biểu hiện qua sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng quả.
Những đặc trưng, đặc tính của cây mận biểu hiện ra trong một đời hay một năm đều
là kết quả phản ánh tổng hợp giữa đặc điểm của giống với điều kiện ngoại cảnh.
Việc điều tra, phân tích đặc điểm thực vật học, sinh vật học của giống mận ở các
điều kiện ngoại cảnh khác nhau, sẽ phân biệt được giống và xác định được khả năng
thích ứng của giống cho từng vùng sinh thái, đồng thời điều tra tình hình trồng trọt,
sẽ là cơ sở đề ra được những biện pháp kỹ thuật nơng nghiệp có hiệu quả. Do đó
điều tra sinh vật học cây ăn quả là một trong những biện pháp cơ bản để nghiên cứu
quy luật sinh trưởng phát triển của cây và làm nền tảng cho những thí nghiệm khoa
học về cây ăn quả nói chung và cây mận nói riêng .
Cây mận trong quá trình sống thường bị các loại sâu bệnh hại làm giảm năng
suất và chất lượng của quả, làm cho mẫu mã quả xấu, hiệu quả kinh tế không cao và
cịn làm cho cây mận thối hố giống. Do vậy cần nghiên cứu tình hình sâu bệnh để
làm cơ sở cho biện pháp phịng trừ một cách có hiệu quả.
Thơng qua việc điều tra cho thấy cây mận có thời gian quả chín tập trung,
khi chín nếu khơng thu hoạch kịp thời thì tỷ lệ thiệt hại do sâu bệnh, điều kiện khắc
nghiệt của ngoại cảnh gây nên tổn thất lớn. Vì thời gian thu hoạch quả ngắn, gặp
nhiều khó khăn trong vận chuyển, cung ứng sản phẩm quả tươi cho thị trường dẫn

đến bị ép giá. Giá cả thấp không đủ đầu tư trở lại nên chất lượng quả và vườn cây
ngày càng giảm.
Cây mận có thể nhân giống bằng gieo hạt, tuy nhiên gieo hạt cây lâu ra quả
và có sự biến dị nên hiện nay chủ yếu sử dụng để sản xuất gốc ghép. Vì mận có
nguồn gốc ơn đới nên hạt cần có thời gian ngủ nghỉ [7]. Để hạt nảy mầm tốt thì cần
phải có biện pháp bảo quản hạt và xử lý nảy mầm hạt thích hợp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




5

Chính vì các lý do trên chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Nghiên cứu
một số đặc điểm nơng sinh học của các dịng, giống mận tại Bắc Hà, Lào Cai ”.
1.2. Nguồn gốc, phân loại
1.2.1. Nguồn gốc
Trước đây nhiều giả thiết cho rằng mận trên thế giới có nguồn gốc từ 3 trung tâm
khởi nguyên cây trồng khác nhau là châu Âu, hình thành nhóm mận châu Âu, châu Á
(Trung Quốc) hình thành nên nhóm mận châu Á và châu Mỹ hình thành nên nhóm mận
châu Mỹ. Thực tế cũng cho thấy hiện nay ba vùng trên là những vùng sản xuất mận chủ
yếu trên thế giới. Tuy nhiên những báo cáo gần đây đều khẳng định mận có nguồn gốc từ
Trung Quốc và một phần ở châu Mỹ [7]. Cây mận có lịch sử trồng thuần hố lâu đời,
Trung Quốc có lịch sử trồng mận lâu đời nhất trên 3000 năm, sau đó mận được di thực
sang Nhật Bản (hơn 2000 năm). Châu Âu gồm các nước Pháp, Đức, Rumani, Nga,...
Châu Mỹ gồm các nước Mỹ, Chile... Brazil cũng có lịch sử trồng mận hàng trăm năm.
Do có lịch sử trồng mận khá lâu đời và sự khác biệt tương đối rõ rệt về hình thái, chất
lượng quả nên nhiều nhà khoa học đã cho rằng nguồn gốc mận xuất phát từ 3 trung tâm
khởi nguyên thuộc ba châu lục vừa nêu trên. Ngày nay các kết quả phân tích di truyền ở
mức độ phân tử đã chứng minh mận được trồng trên thế giới hiện nay có nguồn gốc họ

hàng với mận châu Á (Trung Quốc) và châu Mỹ hoặc là con lai giữa các giống mận hay
con lai giữa mận và các loài kế cận với mận như mơ...[34]
1.2.2. Phân loại
Cây mận có tên khoa học là Prunus salicina, thuộc họ hoa hồng Rosaceae,
họ phụ Prunoideae, nhóm Prunus. Họ hoa hồng có trên 30 giống trong đó có các
loại cây ăn quả trồng phổ biến như cây dâu tây, cây táo ta, cây mận, cây đào...[29].
Trên thế giới có 3 loại mận chính đó là:
- Mận châu Âu (Prunus domestica L.): Đây là cây ôn đới có nhiễm sắc thể
(2n = 48), loại này địi hỏi nhiệt độ thấp trong mùa đơng, nếu nhiệt độ cao, thì cây
khơng ra nụ hoa được. Mận châu Âu được trồng phổ biến ở Nga, Nam Tư, Đức,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




6

Rumani, Mỹ... Đây là loại mận có quả to, cây mọc thẳng đứng, gỗ có mầu nâu
thẫm, cành có gai hoặc khơng có gai, lá to, xanh đậm, phía dưới mặt lá màu xanh
nhạt, mép lá có răng cưa trịn. Hoa mọc đơn hay mọc thành chùm 2 - 3 hoa, cánh
hoa màu trắng đơi khi có mầu xanh nhạt. Quả to, nhỏ mầu sắc khác nhau: Hình trịn,
hình trứng, hình quả lê, hình trịn dài,.... Mận khơng trồng được ở xứ nóng, khi
trồng ở xứ nóng cây vẫn sống nhưng sinh trưởng chậm, không ra hoa kết quả [34] .
- Mận châu Mỹ (Prunus americana Marsh) có bộ nhiểm sắc thể (2n = 16),
thân cao, cành có nhiều gai, cành non có cạnh. Phiến lá hình chuỳ, có mầu hồng hay
mầu vàng. Cây có khả năng chịu rét rất tốt.
- Mận Trung Quốc (Prunus salicina L.) Đây là giống mận địi hỏi ít lạnh
hơn mận châu Âu, có bộ nhiễm sắc thể (2n = 16). Đây là giống mận được trồng phổ
biến tại Trung Quốc, Nhật Bản, miền Bắc Việt Nam, vùng địa Trung Hải và

Califoocnia,... Loại mận này thường có tán hình mâm xơi hay hình tháp, thân gỗ
nhỏ, vỏ cây mầu nâu xám, cành nhẵn khơng có lơng. Lá xanh có hình trịn dài hoặc
hình trứng đảo ngược, đầu lá nhọn hoặc hơi nhọn, mép lá có răng cưa nhỏ. Hoa
nhiều, mọc thành chùm 3 cái, cánh hoa có mầu trắng, vàng, tím hoặc mầu xanh, rất
sai quả, năng suất cao, chất lượng tốt [34].
1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ mận trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ mận trên thế giới
Theo nguồn FAO năm 2012 (bảng 1.1), tổng diện tích trồng mận trên thế
giới đến năm 2010 là 2.488.347 ha với sản lượng 10.998.227 tấn [35]. Trong đó,
Châu Á chiếm diện tích, sản lượng cao nhất (diện tích là 1.831.946 ha chiếm 73%
tổng diện tích mận thế giới, với sản lượng 6.859.259 tấn chiếm 62% tổng sản lượng
của thế giới); Châu Đại Dương có diện tích trồng mận ít nhất với 3.430 ha chiếm
0,14% tổng diện tích mận của thế giới và sản lượng là 17.500 tấn chiếm khoảng
0,16% tổng sản lượng mận thế giới.
Tình hình sản xuất mận ở các vùng trên thế giới được thể hiện ở bảng 1.1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




7

Bảng 1.1: Tình hình sản xuất mận ở các vùng trên thế giới qua các năm
Các châu lục trên thế giới
Chỉ tiêu

Châu

Năm
Châu Phi


Châu Á

Châu Âu Châu Mỹ

Đại

Thế giới

Dƣơng
2008

43.359 1.767.489

574.713

91.033

4.401 2.480.995

2009

45.065 1.779.521

578.648

95.205

3.543 2.501.982


2010

49.819 1.831.946

507.814

95.365

3.430 2.488.347

Năng

2008

63.160

36.461

45.725

106.386

54.760

41.672

suất

2009


66.114

36.979

50.466

118.558

51.123

43.748

(tạ/ha)

2010

62.914

37.442

54.557

108.797

51.020

44.198

Sản


2008

273.855 6.444.479 2.627.854

968.466

24.100 10.338.754

lượng

2009

297.493

6.580.565 2.290.227 1.128.731

18.113 10.945.579

(tấn)

2010

313.432

6.859.259 2.770.496 1.037.540

17.500 10.998.227

Diện
tích (ha)


Nguồn: FAOSTAT, 2012
Bảng 1.1 cho thấy những năm gần đây, năng suất mận trên thế giới liên tục
tăng: Năm 2008 là 41.672 tạ/ha đến năm 2010 đạt 44.198 tạ/ha. Trong đó, châu Mỹ
là khu vực có năng suất mận cao nhất, năm 2010 năng suất mận đạt 108.797 tạ/ha.
Thấp nhất là Châu Á, năm 2010, năng suất của châu lục này chỉ đạt 37.442 tạ/ha.

Diện tích, năng suất, sản lượng của một số nước trên thế giới năm 2010
được thể hiện ở bảng 1.2
Ở Châu Á, Trung Quốc là nước đứng đầu thế giới về diện tích, sản lượng,
chiếm 67,63% diện tích trồng mận và 51,51% sản lượng mận của tồn thế giới.
Châu Âu cũng có nhiều nước trồng mận với diện tích lớn, đồng thời năng suất
khá cao như: Serbia đứng thứ hai về diện tích, đứng thứ tư về sản lượng, Ru-mani đứng thứ ba về diện tích, đứng thứ hai về sản lượng. Ở châu Mỹ, Mỹ là nước
nổi bật có sản lượng mận đứng thứ ba trên thế giới và đạt năng suất khá, khoảng
127.953 tạ/ha.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




8

Bảng 1.2: Tình hình sản xuất mận ở một số nƣớc trên thế giới năm 2010
STT

Tên quốc gia

1


Trung Quốc

2

Serbia

3

Diện tích (ha)

Năng suất
(tạ/ha)

Sản lƣợng (tấn)

1.682.910

33.661

5.664.826

130.000

32.834

426.846

Mỹ

37.336


127.953

477.729

4

Ru-ma-ni

69.288

90.186

624.884

5

Ấn Độ

25.000

80.000

200.000

6

Argentina

18.000


83.333

150.000

7

Tây Ban Nha

16.700

114.970

192.000

8

Thổ Nhĩ Kỳ

16.624

144.854

240.806

9

An-Giê-Ri

15.900


55.283

87.900

10

Mexico

14.940

46.989

70.202

Nguồn: FAOSTAT, 2012
1.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ mận tại Việt Nam
Mận là một trong những loại cây được ưa chuộng rộng rãi, có giá trị kinh tế
khá. Ở Việt Nam, mận được phân bố chủ yếu trên vùng núi cao, đặc biệt là vùng núi
phía Bắc. Vùng núi phía Bắc khu 4 cũ cũng trồng được mận song chỉ là các giống
mận chua. Ở miền Nam, Đà Lạt cũng trồng được mận nhưng năng suất, chất lượng
khơng tốt. Có nhiều giống mận được trồng ở Việt Nam nhưng nhiều nhất là giống
mận Tam hoa.
Tình hình sản xuất mận ở một số tỉnh trong nước được thể hiện ở bảng 1.3.
Các địa phương đã phát triển thành vùng mận chuyên canh như Sơn La
(2.604ha), Lạng Sơn (1.435,5ha), Lào Cai (733ha, trong đó huyện Bắc Hà có diện
tích 514 ha), Cao Bằng (319,4 ha), Bắc Kạn (163ha). Năm 2011, nước ta có khoảng
5 - 6 ngàn ha mận, sản lượng ước tính trên 15 ngàn tấn quả tươi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





9

Bảng 1.3: Tình hình sản xuất mận ở một số tỉnh trong nƣớc năm 2011
Tên tỉnh
Bắc Kạn

Diện tích trồng mận (ha)
Diện tích trồng
Diện tích cho
sản phẩm
163
147

Cao Bằng

319,4

270,5

33,8

913,7

733

661


42,1

2.785

1.435,5

1.069,5

39,1

4.186,7

2.604

2.504

85,5

21.323

58

58

34,3

199,1

Lào Cai

Lạng Sơn
Sơn La

Năng suất, sản lƣợng
Năng suất
Sản lƣợng
(tạ/ha)
(tấn)
43,5
640

Quảng Ninh

Nguồn [13], [14], [15], [16], [17], [18].
1.3.3. Tình hình sản xuất mận ở Bắc Hà
Bắc Hà có điều kiện thuận lợi phát triển các loại cây trồng, đặc biệt là cây ăn
quả như mận, chuối, lê, nhãn,... Từ những năm 70 trở lại đây Bắc Hà đã phát triển
diện tích trồng cây ăn quả ơn đới nhất là mận.
Diễn biến tình hình sản xuất mận của huyện Bắc Hà được thể hiện qua bảng 1.4
Bảng 1.4. Tình hình sản xuất mận của huyện Bắc Hà qua các năm
STT

Chỉ tiêu

ĐVT

1998

2008


Năm
2009

2010

2011

1

Diện tích

Ha

2.100

561

521

520

514

2

Năng suất

Tạ/ha

16,7


53

45,7

60

60

3

Sản lượng

Tấn

3.500

2.973

2.380

3.120

3.084

4

Giá bán

đ/kg


5.000

1.500

3.000

2.000

10.000

Nguồn: Phịng Nơng nghiệp huyện Bắc Hà, 2011
Kết quả bảng 1.4 cho thấy diện tích mận tại huyện Bắc Hà liên tục giảm qua
các năm. Năm 2008 diện tích là 561 ha, đến năm 2011 diện tích chỉ cịn 514 ha.
Năng suất mận cũng liên tục biến động qua các năm, năm 2008 đạt 53 tạ/ha, đến
năm 2011 đạt 60 tạ/ha.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




10

Về diện tích sản xuất: Diện tích trồng mận Bắc Hà năm 1998 có diện tích cao
nhất (2.100 ha) nhưng từ năm 2006 bắt đầu giảm mạnh do người dân chặt bỏ trồng
các loại cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn, đến hết năm 2011 diện tích mận tồn
huyện chỉ cịn 514 ha [20], [22].
Về năng suất: số liệu thống kê hàng năm của huyện cho thấy năng suất cây
mận Bắc Hà trong những năm gần đây dao động khơng lớn, năng suất này cịn thấp

so với tiềm năng của cây trồng do chế độ đầu tư chăm sóc cịn hạn chế. Với mật độ
trồng từ 350- 400 cây/ha thì năng suất trung bình trên cây chỉ đạt từ 11 - 15 kg/cây.
Về sinh trưởng, phát triển của cây mận: Cây mận Bắc Hà hầu hết được trồng
từ năm 1990 đến 2000, diện tích trồng mới sau đó rất thấp. Trong những năm gần
đây, do sự suy thoái của nghề trồng mận người nông dân không đầu tư nhiều nên
cây mận đã trở nên cằn cỗi, năng suất, chất lượng quả thấp.
Qua điều tra cho thấy diện tích mận Bắc Hà đã nhiều năm tuổi: 73% diện
tích tuổi 25 - 30; 25,1% diện tích từ 15 - 25 tuổi; 1,9% dưới 5 tuổi, do vậy năng
suất, sản lượng thấp.
Đất trồng mận: Diện tích mận hiện nay chủ yếu được trồng trên đất vườn
quanh nhà, đất ruộng nên đất khá tốt, độ dốc thấp. Dựa vào bản đồ địa hình 6 cấp và
kết quả điều tra hộ nơng dân, số liệu độ dốc trồng mận tại Bắc Hà được thể hiện ở
bảng 1.5.
Bảng 1.5. Độ dốc đất trồng mận huyện Bắc Hà, Lào Cai năm 2011
STT
1

Độ dốc

Diện tích (ha)

Bằng phẳng (0-3o)
o

Tỉ lệ (%)

161,25

30,95


2

Lượn sóng (3-8 )

276,44

53,06

3

Hơi dốc (8-15o)

66,43

12,75

4

Dốc (15-20 o)

16,88

3,24

521

100

Tổng


Nguồn: Phịng Nơng nghiệp huyện Bắc Hà, 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




11

Qua bảng 1.5 cho thấy: trên địa bàn huyện Bắc Hà có 276,44 ha mận trồng
trên đất có độ dốc 3 - 80, chiếm 53,06%; diện tích cịn lại được trồng trên đất có độ
dốc (0 - 30) chiếm 30,95%, đất hơi dốc (8 - 150) chiếm 12,75%, chỉ có 3,24% diện
tích mận được trồng trên đất dốc 15 - 200.
Chế độ phân bón: Tình hình sử dụng phân bón cho cây mận được thể hiện
qua bảng 1.6.
Bảng 1.6. Tình hình sử dụng phân bón cho cây mận tại Bắc Hà
Tỉ lệ hộ áp

STT

Mức phân bón

Phƣơng pháp bón

1

Tưới 2 thùng phân tươi/gốc

Tưới 1 lần vào tháng 11,12


36,35

2

Bón 2-3 kg phân NPK/gốc

Bón 1 lần sau thu hoạch (tháng 7 8). Bón theo hốc, đào rãnh.

40,24

3

Khơng bón

dụng (%)

23,41

Nguồn: Phịng Nơng nghiệp huyện Bắc Hà, 2011
Theo tập quán sản xuất của người dân và thu nhập từ cây mận thấp nên việc
bón phân cho cây mận cũng chưa được người dân quan tâm đầu tư đầy đủ, hiệu quả
sử dụng phân bón thấp. Qua điều tra về mức đầu tư phân bón cho cây mận cho thấy:
Vào tháng 7, 8 ở các tỉnh phía Bắc có mưa nhiều, người dân bón phân vào thời điểm
này phân bị rửa trôi. Tháng 11, 12 là thời kỳ cây ngủ nghỉ khơng cần nước thì lại
tưới nước phân tươi gây lãng phí mà cây vẫn thiếu dinh dưỡng. Thời kỳ xung yếu
của cây là mùa Xuân và Hè thì cây lại khơng được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ. Do
đó làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng quả mận.
Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ sâu bệnh hại mận tại Bắc
Hà được thể hiện ở bảng 1.7.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




12

Bảng 1.7. Tình hình sử dụng thuốc BVTV trên cây mận tại Bắc Hà
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18

Tên xã


Tỉ lệ hộ phun thuốc BVTV (%)
Thỉnh thoảng

Na Hối
Tà Chải
Thải Giàng Phố
Bản phố
Thị trấn Bắc Hà
Lùng Phình
Tả Văn Chư
Lầu Thí Ngài
Nậm Mịn
Hồng Thu Phố
Lùng Cải
Cốc Ly
Tả Củ Tỷ
Bản Cái
Nậm Đét
Nậm Khánh
Bản Liền
Bản Già

Khơng sử dụng

43,34
51,56
11,5
15,3
42,3
15,3


56,66
48,34
88,4
84,7
57,7
84,7
100
76,93
100
100
100
100
100
100
100
100
100
100

23,07

Nguồn: Phịng Nơng nghiệp huyện Bắc Hà, 2011
Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: Mặc dù có nhiều đối tượng sâu
bệnh gây hại trên cây mận nhưng tỉ lệ hộ sử dụng các biện pháp phòng trừ còn rất
thấp, chỉ ở các xã cịn diện tích mận khá cao và người dân có nhận thức, có khả
năng đầu tư cho cây mận mới tiến hành phun thuốc trừ với những đối tượng như rệp
mận, bệnh phấn trắng, bệnh sẹo đen quả khi sâu bệnh gây hại nặng trên cây trồng.
Biện pháp bảo quản chế biến: Trong các năm qua đã có nhiều nghiên cứu, ứng
dụng kỹ thuật bảo quản và chế biến mận do các cơ quan trong và ngoài tỉnh thực

hiện. Về xử lý, bảo quản mận có sử dụng nước ozon, lưu giữ quả mận trong hang
đá, sử dụng lưu huỳnh bảo quản quả tươi. Về chế biến đã ứng dụng nhiều kỹ thuật
như: Sản xuất rượu, làm mứt mận, sấy mận khô. Sau khi áp dụng các biện pháp bảo
quản, chế biến sản phẩm từ mận không được người tiêu dùng tin tưởng và ưa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




13

chuộng do quả chín mềm, sản phẩm chế biến mất hương vị và màu của mận, do vậy
ảnh hưởng đến tình hình sản xuất và tiêu thụ mận tại khu vực [9].
Giá trị kinh tế: Qua các báo cáo của địa phương, các cơ quan chức năng cho
thấy giá thành quả mận Bắc Hà từ năm 2008 đến 2010 rất thấp. Giá bán thấp nhất
năm 2008 là 1.500 đồng/kg, năm 2009 là 3.000 đồng/kg, năm 2010 là 2.000
đồng/kg. Từ năm 2011 khi diện tích mận giảm mạnh, sản lượng cũng giảm theo, giá
thành sản phẩm mới được tăng lên 10.000 đồng/kg nhưng vẫn cịn thấp [19].
1.3.4. Điều kiện khí hậu huyện Bắc Hà
Bắc Hà có các điều kiện thời tiết khí hậu tương đối thuận lợi, tuy nhiên cũng
gặp khơng ít khó khăn cho phát triển kinh tế xã hội, nhất là phát triển nơng, lâm
nghiệp [21].
- Khí hậu của huyện Bắc Hà chia thành 3 tiểu vùng đặc trưng [2], [21].
Cụ thể:
+ Vùng thượng huyện: Có độ cao từ 1500 đến 1800 m so với mực nước biển,
có nhiệt độ bình qn năm 18,70C. Vùng này có khí hậu mang nhiều tính ơn đới,
mát mẻ về mùa hè, khơ lạnh về mùa đơng, rất thích hợp cho trồng cây ăn quả địa
phương như mận Tam Hoa, mận Hậu, đào, lê...
+ Vùng trung huyện: Có độ cao từ 900 đến 1500 m so với mực nước biển.
Vùng này có khí hậu ơn hồ, mùa hè mát mẻ, mùa đơng lạnh khơ hanh, với nhiệt độ

bình qn từ 250C - 280C.
+ Vùng hạ huyện: Độ cao dưới 900 m so với mực nước biển, có nhiệt độ
bình qn 280C - 320C, mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới.
Kết quả tổng hợp một số yếu tố khí hậu tại Bắc Hà, Lào Cai thể hiện ở bảng 1.8

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




×