Tải bản đầy đủ (.pdf) (347 trang)

Lịch sử xây dựng pháp luật về ban hành văn bản quản lý nhà nước ở việt nam giai đoạn 1986 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (37.31 MB, 347 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

******************

ĐỖ VĂN HỌC

LỊCH SỬ XÂY DỰNG PHÁP LUẬT
VỀ BAN HÀNH VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986 - 2010

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
******************

Đỗ Văn Học

LỊCH SỬ XÂY DỰNG PHÁP LUẬT
VỀ BAN HÀNH VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986 - 2010
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam cận đại và hiện đại
Mã số: 62.22.54.05
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. Võ Văn Sen


2. TS. Nghiêm Kỳ Hồng
Phản biện:
1. PGS. Nguyễn Văn Hàm
2. TS. Lê Hữu Phước
3. TS. Hà Quang Thanh
Phản biện độc lập:
1. PGS. TS. Vũ Thị Phụng
2. PGS. TS. Trần Thị Mai

Thành phố Hồ Chí Minh - 2016


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan

3

Bảng chữ viết tắt

4

Dẫn luận

5

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về văn bản quản lý nhà nước và bối
cảnh xây dựng pháp luật về ban hành văn bản quản lý nhà nước ở Việt

24


Nam giai đoạn 1986 - 2010
1.1. Một số vấn đề lý luận về văn bản quản lý nhà nước

24

1.1.1. Một số khái niệm cơ bản

24

1.1.2. Chức năng của văn bản quản lý nhà nước

32

1.1.3. Phân loại hệ thống văn bản quản lý nhà nước

38

1.2. Bối cảnh xây dựng pháp luật về ban hành văn bản quản lý nhà nước ở
Việt Nam giai đoạn 1986 - 2010
1.2.1. Đổi mới toàn diện đất nước năm 1986 - nhân tố quyết định đổi mới
pháp luật về ban hành văn bản quản lý nhà nước
1.2.2. Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về đổi mới tổ chức và hoạt
động của bộ máy nhà nước và đổi mới hệ thống pháp luật
1.3. Khái quát pháp luật về ban hành văn bản quản lý nhà nước trước đổi
mới đất nước (1945 - 1986)

40
40
45

49

1.3.1. Trong 30 năm xây dựng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945 - 1975)

50

1.3.2. Thời kỳ đất nước thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội (1975 - 1986)

58

Chương 2: Quá trình xây dựng pháp luật về ban hành văn bản quản lý
nhà nước ở Việt Nam giai đoạn 1986 - 2010
2.1. Hoạt động xây dựng pháp luật về ban hành văn bản quản lý nhà nước
trong 10 năm đầu đổi mới đất nước (1986 - 1996)
2.1.1. Những nhân tố tác động đến hoạt động xây dựng pháp luật về ban hành
văn bản quản lý nhà nước trong 10 năm đầu đổi mới đất nước (1986 - 1996)
2.1.2. Pháp luật về ban hành văn bản quản lý nhà nước trong 10 năm đầu
đổi mới đất nước (1986 - 1996)

64
64
64
76


2

2.1.3. Vai trị, tác dụng của q trình xây dựng pháp luật về ban hành văn
bản quản lý nhà nước trong 10 năm đầu đổi mới đất nước (1986 - 1996)
2.2. Hoạt động xây dựng pháp luật về ban hành văn bản quản lý nhà nước trong

thời kỳ thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (1996 - 2010)
2.2.1. Những nhân tố mới tác động đến quá trình xây dựng pháp luật về ban
hành văn bản quản lý nhà nước trong những năm 1996 - 2010
2.2.2. Pháp luật về ban hành văn bản quản lý nhà nước trong những năm
1996 - 2010
2.2.3. Vai trò, tác dụng của quá trình xây dựng pháp luật về ban hành văn
bản quản lý nhà nước trong những năm 1996 - 2010

93
101
101
111
138

Chương 3: Đánh giá tổng quát và một số kinh nghiệm từ quá trình xây
dựng pháp luật về ban hành văn bản quản lý nhà nước ở Việt Nam giai

146

đoạn 1986 - 2010
3.1. Đánh giá tổng quát và nguyên nhân

146

3.1.1. Những thành quả cơ bản

146

3.1.2. Những hạn chế cơ bản


159

3.1.3. Nguyên nhân thành công và hạn chế

165

3.2. Một số kinh nghiệm

171

3.2.1. Đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước và cải cách hành
chính là tiền đề đổi mới pháp luật về ban hành văn bản quản lý nhà nước
3.2.2. Xây dựng pháp luật về ban hành văn bản quản lý nhà nước là quá
trình thực hiện đổi mới về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
3.2.3. Kế thừa có chọn lọc những quy định, hướng dẫn trong lịch sử về ban
hành văn bản quản lý nhà nước
3.2.4. Kinh nghiệm rút ra từ những hạn chế của pháp luật về ban hành văn
bản quản lý nhà nước ở Việt Nam giai đoạn 1986 - 2010

172
174
177
181

Kết luận

188

Danh mục cơng trình của tác giả


200

Tài liệu tham khảo

203

Phụ lục

230


3

LỜI CAM ĐOAN
Luận án tiến sĩ này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các trích dẫn, số
liệu sử dụng trong luận án đảm bảo trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những đánh
giá, nhận định, kết luận khoa học do cá nhân tôi nghiên cứu trên cơ sở nguồn tư liệu
xác thực.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 6 năm 2016
Tác giả

Đỗ Văn Học


4

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

BCHTW:


Ban Chấp hành Trung ương

CCHC:

Cải cách hành chính

CHXHCNVN:

Cộng hịa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

ĐCSVN:

Đảng Cộng sản Việt Nam

HĐND:

Hội đồng nhân dân

HĐNN:

Hội đồng nhà nước

UBND:

Ủy ban nhân dân

UBTVQH:

Ủy ban Thường vụ Quốc hội


VBQLNN:

Văn bản quản lý nhà nước

VBQPPL:

Văn bản quy phạm pháp luật

VNDCCH:

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

XHCN:

Xã hội chủ nghĩa


5

DẪN LUẬN
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
a) Lý do chọn đề tài
Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân là mục tiêu đặc biệt quan trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam
(ĐCSVN) và nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN). Một
trong những yêu cầu quan trọng bậc nhất của việc xây dựng nhà nước pháp quyền
XHCN là thực hiện quản lý nhà nước và quản lý xã hội bằng pháp luật. Nhà nước
pháp quyền gắn liền với pháp luật. Pháp luật là nền tảng của nhà nước pháp quyền,
là công cụ quản lý của nhà nước, là cơ sở để người dân sống và làm việc với đầy đủ
quyền lợi và nghĩa vụ đối với nhà nước. Hơn nữa, đối với nhà nước pháp quyền,

việc quản lý xã hội bằng pháp luật chỉ là một yếu tố, trong khi yếu tố không kém
phần quan trọng khác là pháp luật phải thể hiện nguyện vọng của nhân dân chứ
không phải thuần túy là ý chí của nhà nước, khơng phải là công cụ để nhà nước thực
hiện việc cai trị.
Văn bản quản lý nhà nước (VBQLNN) nói chung, văn bản quy phạm pháp
luật (VBQPPL) nói riêng là phương tiện và là sản phẩm từ quá trình hoạt động quản
lý, điều hành của nhà nước. Trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh xây dựng nhà
nước pháp quyền XHCN và cải cách hành chính (CCHC), VBQLNN là phương tiện
để thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; phản ánh quá trình xây
dựng pháp luật, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội,
bảo đảm quyền tự do, dân chủ của nhân dân, đảm bảo công bằng, tiến bộ xã hội,
bảo vệ chế độ, bảo vệ chính quyền nhân dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập thế giới.
Đường lối đổi mới toàn diện đất nước do ĐCSVN khởi xướng và lãnh đạo từ
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI năm 1986. Từ Đại hội lần thứ VI, đường lối,
chủ trương của Đảng về đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, đổi
mới pháp luật, CCHC, phát huy dân chủ XHCN đã được xác định trong nhiều văn


6

kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng và Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương
(BCHTW). Nhà nước phải thể chế hóa và cụ thể hóa đường lối của Đảng vào thực
tiễn đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, đổi mới pháp luật và
CCHC. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật tạo hành lang pháp lý cho hoạt
động quản lý của nhà nước và cơ sở pháp lý đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của
người dân là cơng việc hệ trọng, cần có một q trình tổ chức, triển khai với rất
nhiều hoạt động trong một thời gian dài của quá trình đổi mới đất nước. Một trong
những nội dung của đổi mới về tổ chức và hoạt động bộ máy nhà nước là xây dựng,
ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn hoạt động ban hành văn bản - hoạt động

diễn ra ở tất cả các cơ quan nhà nước, phản ánh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
quy trình làm việc của các cơ quan nhà nước. Pháp luật về ban hành VBQLNN gắn
liền với thể chế về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, phản ánh trình độ
quản lý, điều hành của nền hành chính cơng quyền, là cơ sở pháp lý để các cơ quan
nhà nước thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã được phân định.
Hơn nữa, pháp luật về ban hành VBQLNN cịn góp phần thiết lập cơ sở pháp
lý để hoạt động của nhà nước tuân thủ những nguyên tắc trong quản lý nhà nước và
thực hiện đúng thẩm quyền quản lý trên cơ sở pháp luật. Hoạt động của cơ quan nhà
nước tuân thủ theo trình tự và thủ tục khoa học sẽ góp phần để các cơ quan nhà
nước ban hành quyết định quản lý khoa học, hiệu quả, phát huy trí tuệ của cán bộ,
công chức, viên chức và trách nhiệm của cơ quan. Thông qua quy định, hướng dẫn
hoạt động ban hành văn bản, nhà nước cụ thể hóa quyền làm chủ trực tiếp của người
dân đối với hoạt động quản lý nhà nước, với nhiều hình thức đa dạng trong quy
trình ban hành quyết định quản lý.
Người dân tham gia vào hoạt động ban hành VBQLNN sẽ góp phần giúp cơ
quan nhà nước ban hành quyết định quản lý và thông tin quản lý phù hợp với nhu
cầu thực tế của cơ quan, tổ chức, ngành, địa phương hoặc phạm vi toàn quốc. Từ
đó, quyết định quản lý của nhà nước sẽ có tính khả thi trong q trình tổ chức thực
hiện, phù hợp với lợi ích, nguyện vọng của nhân dân và của xã hội; mang lại hiệu
quả, hiệu lực trong thực tiễn.


7

Quá trình xây dựng pháp luật về ban hành VBQLNN ở Việt Nam giai đoạn
đổi mới toàn diện đất nước từ năm 1986 đến nay đã đạt được những thành tựu rất
quan trọng, tác động đến mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, góp phần vào thắng lợi
chung của cơng cuộc đổi mới đất nước. Bên cạnh đó, hệ thống VBQLNN và hệ
thống pháp luật về ban hành VBQLNN cũng cịn nhiều hạn chế, thiếu sót, khơng
phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đã đặt ra yêu cầu

phải được xem xét, khắc phục, tiếp tục đổi mới.
Thực tiễn nhiều năm qua cho thấy, khơng ít VBQPPL thiếu tính khả thi; một
số luật, pháp lệnh và VBQPPL của nhà nước chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn,
không giải quyết được những vấn đề kinh tế - xã hội phát sinh từ cuộc sống. Hình
ảnh mang tính hình tượng trong hoạt động ban hành VBQLNN được dư luận mô tả
như: “ban hành văn bản theo kiểu làm văn tập thể”, “ban hành văn bản trong
phòng máy lạnh”, “ban hành văn bản theo kiểu đẽo cày giữa đường”, “ban hành
văn bản theo kiểu vá săm xe đạp”, v.v... thể hiện sự bức xúc của xã hội đối với hoạt
động quản lý của nhà nước.
Nhà nước muốn đổi mới tổ chức và hoạt động bộ máy nhà nước, đổi mới
pháp luật và CCHC không thể không đổi mới pháp luật về ban hành VBQLNN. Hệ
thống pháp luật về ban hành VBQLNN có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hoạt
động ban hành VBQLNN, trọng tâm là ban hành VBQPPL. Trong đó, Luật Ban
hành VBQPPL là công cụ pháp lý để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
VBQPPL - nịng cốt của hệ thống pháp luật Việt Nam. Công cụ pháp lý có chuẩn
mực, vững chắc, tối ưu và sắc bén thì mới có thể tạo ra những VBQPPL có chất
lượng, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn cuộc sống, đạt hiệu quả như mong đợi của
Đảng, nhà nước và nhân dân. Nhà nước muốn đổi mới pháp luật về ban hành
VBQLNN phải tổ chức nghiên cứu, đánh giá, tổng kết một cách tồn diện q trình
xây dựng pháp luật về ban hành văn bản, xem xét hoàn cảnh, điều kiện lịch sử cụ
thể, nội dung cụ thể. Đánh giá vai trò, tác dụng, thành tựu, hạn chế, nguyên nhân
của những thành tựu và hạn chế, kinh nghiệm từ quá trình xây dựng pháp luật về
ban hành VBQLNN là một yêu cầu rất cần thiết và cấp bách hiện nay.


8

Từ những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài: “Lịch sử xây dựng pháp luật về
ban hành văn bản quản lý nhà nước ở Việt Nam giai đoạn 1986 - 2010” làm luận
án tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam cận đại và hiện đại.

b) Mục đích nghiên cứu
Chọn đề tài “Lịch sử xây dựng pháp luật về ban hành văn bản quản lý nhà
nước ở Việt Nam giai đoạn 1986 - 2010”, tác giả xác định mục đích nghiên cứu
làm sáng tỏ, đánh giá và rút ra kinh nghiệm từ quá trình xây dựng pháp luật về ban
hành VBQLNN ở Việt Nam trong bối cảnh đổi mới toàn diện đất nước, đổi mới tổ
chức và hoạt động bộ máy nhà nước, đổi mới pháp luật và CCHC giai đoạn 1986 2010 từ góc độ Sử học; đồng thời, luận án giải quyết một số nội dung, yêu cầu của
hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, góp phần cung cấp cho nhà nước và xã hội những
trí thức phục vụ sự nghiệp đổi mới đất nước và CCHC.
Từ đó, luận án tập trung giải quyết một số nhiệm vụ cơ bản sau đây:
- Nghiên cứu quá trình xây dựng pháp luật về ban hành VBQLNN và làm
sáng tỏ hoàn cảnh lịch sử, những nhân tố tác động đến quá trình xây dựng pháp luật
về ban hành VBQLNN ở Việt Nam giai đoạn 1986 - 2010;
- Nghiên cứu nội dung của pháp luật về ban hành VBQLNN ở Việt Nam giai
đoạn 1986 - 2010;
- Đánh giá vai trị, tác dụng của q trình xây dựng pháp luật về ban hành
VBQLNN ở Việt Nam giai đoạn 1986 - 2010 trong bối cảnh đổi mới đất nước, đổi
mới tổ chức và hoạt động bộ máy nhà nước, đổi mới pháp luật và CCHC;
- Đánh giá những thành quả, hạn chế, nguyên nhân và kinh nghiệm rút ra từ
quá trình xây dựng pháp luật về ban hành VBQLNN ở Việt Nam giai đoạn 1986 - 2010.
2. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Hoạt động ban hành văn bản của các cơ quan nhà nước và pháp luật về ban
hành VBQLNN là đối tượng nghiên cứu của một số ngành khoa học, trong đó có
Luật học, Văn bản học, Lưu trữ học, Quản lý hành chính cơng, Sử học, v.v... Xuất
phát từ góc độ nghiên cứu của các ngành khoa học trên, nhiều nhà khoa học, cán bộ
quản lý, cán bộ chuyên mơn đã có những cơng trình nghiên cứu pháp luật về ban


9

hành VBQLNN và có nhiều cơng trình nghiên cứu hoạt động ban hành VBQLNN

từ trong lịch sử đến hiện tại, từ các cơ quan nhà nước ở trung ương đến chính quyền
địa phương, từ VBQPPL đến văn bản hành chính, từ nội dung đến hình thức, thể
thức và kỹ thuật trình bày, v.v... Những cơng trình đã được cơng bố trong các sách
chuyên khảo, tạp chí khoa học, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, đề tài nghiên cứu
khoa học, giáo trình giảng dạy đại học, kỷ yếu hội thảo khoa học ở các trường đại
học, viện nghiên cứu và ở nhiều cấp, nhiều ngành. Trong đó, có các nhóm sau đây:
a) Những cơng trình nghiên cứu lịch sử pháp luật về ban hành VBQLNN và
hoạt động ban hành VBQLNN giai đoạn trước năm 1986
Nhóm sách chuyên khảo, giáo trình, kỷ yếu hội thảo khoa học: sách chuyên
khảo Văn bản quản lý nhà nước và công tác công văn, giấy tờ thời phong kiến Việt
Nam của PGS. Vương Đình Quyền, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm
2001. Đây là chuyên khảo thể hiện kết quả nghiên cứu tương đối đầy đủ về các thể
loại VBQLNN và sổ sách hành chính của các triều đại phong kiến Việt Nam; trực
tiếp nhất là nghiên cứu về những quy định, hướng dẫn của các triều đại phong kiến
về soạn thảo văn bản; chuyển giao và giải quyết văn bản; bảo quản và lưu trữ văn
bản; tuyển dụng quan chức làm công tác công văn, giấy tờ. Cuốn sách giúp người
nghiên cứu có được một cơ sở khoa học tương đối đầy đủ và toàn diện về hệ thống
VBQLNN được sử dụng trong thời kỳ phong kiến Việt Nam; đồng thời, giúp người
nghiên cứu nắm vững một cách có hệ thống những quy định của các triều đại phong
kiến về hoạt động ban hành VBQLNN và có thể rút ra những kinh nghiệm trong
nghiên cứu pháp luật về ban hành VBQLNN các giai đoạn tiếp theo của lịch sử.
Chuyên khảo Lưu trữ Việt Nam - những chặng đường phát triển của PGS.
TSKH. Nguyễn Văn Thâm, TS. Nghiêm Kỳ Hồng, Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia, năm 2006 và chuyên khảo Lịch sử lưu trữ Việt Nam của các tác giả GS. TSKH.
Nguyễn Văn Thâm, PGS. Vương Đình Quyền, TS. Đào Thị Diến, TS. Nghiêm Kỳ
Hồng, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, năm 2010. Đây là những
cuốn sách chuyên khảo phản ánh kết quả nghiên cứu về lịch sử lưu trữ Việt Nam.
Trong đó, các tác giả đã dành một chương (Chương 1) để trình bày về tài liệu thành



10

văn thời phong kiến Việt Nam, bao gồm hệ thống VBQLNN đã được các triều đại
sử dụng với nhiều loại, mỗi loại có chức năng riêng và được sử dụng với những
mục đích nhất định trong hoạt động quản lý của nhà vua và các đại thần.
Giáo trình Lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam của nhóm tác giả Lê
Minh Tâm, Vũ Thị Nga do Nhà xuất bản Cơng an nhân dân xuất bản năm 2006.
Giáo trình phản ánh kết quả nghiên cứu và trở thành tài liệu giảng dạy chính thức
của Trường Đại học Luật Hà Nội. Nội dung giáo trình đã được trình bày có hệ
thống quá trình hình thành nhà nước và pháp luật qua các giai đoạn đấu tranh chống
đồng hóa của phong kiến Trung Quốc; nhà nước và pháp luật phong kiến Đại Việt
từ thế kỷ thứ X đến cuối thế kỷ thứ XIX; q trình hình thành chính quyền và luật lệ
thời Pháp thuộc (1858 - 1945); quá trình hình thành nhà nước và pháp luật từ Cách
mạng tháng Tám năm 1945 đến 2006 (năm xuất bản). Giáo trình Lịch sử Nhà nước
và pháp luật Việt Nam là cơng trình nghiên cứu và phục vụ giảng dạy thiết thực,
phản ánh một cách có hệ thống về lịch sử nhà nước và pháp luật, phản ánh quá trình
ra đời, phát triển và thay đổi nhà nước và thay đổi pháp luật trong tiến trình lịch sử
dân tộc Việt Nam.
Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Lưu trữ Việt Nam Cộng hịa - góc nhìn Lịch sử
và Lưu trữ học”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, năm 2014 bao
gồm những kết quả nghiên cứu về lịch sử lưu trữ của chế độ Việt Nam Cộng hòa ở
miền Nam của Việt Nam trong những năm 1955 - 1975. Trong đó, một số cơng
trình nghiên cứu chun sâu về lịch sử văn bản hành chính và pháp luật về ban hành
văn bản của chính quyền Việt Nam Cộng hịa (1955 - 1975) như: Nghiên cứu pháp
luật về ban hành văn bản quản lý của chính quyền Việt Nam Cộng hịa (1955 1975) của TS. Phạm Thị Ngọc Thu và ThS. Nguyễn Văn Thỏa, Mấy vấn đề về soạn
thảo văn bản trong nền hành chính Việt Nam Cộng hịa (1955 - 1975) của TS. Lê
Văn In và ThS. Nguyễn Thị Ly, v.v...
Nhóm cơng trình nghiên cứu là luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ
Văn bản quản lý nhà nước thời Nguyễn (1802 - 1884) là luận án tiến sĩ
chuyên ngành Biên soạn lịch sử và Sử liệu của tác giả Vũ Thị Phụng tại Trường Đại



11

học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội). Luận án được hoàn
thành năm 1999, là một cơng trình lịch sử nghiên cứu về VBQLNN thời Nguyễn
(giai đoạn 1802 - 1884). Trong đó, tập trung nghiên cứu về các loại VBQLNN được
nhà Nguyễn sử dụng; nghiên cứu về các cơ quan, chức quan chuyên trách công tác
soạn thảo và ban hành văn bản; nghiên cứu các quy định của triều Nguyễn về soạn
thảo và ban hành văn bản; v.v... Từ đó, tác giả luận án đã làm rõ về đặc điểm của
các loại VBQLNN được sử dụng thời Nguyễn (giai đoạn 1802 - 1884); giá trị của
các VBQLNN thời Nguyễn với tư cách là một nguồn sử liệu; v.v... Đến năm 2005,
luận án tiến sĩ này đã được tác giả Vũ Thị Phụng công bố toàn văn thành cuốn sách
chuyên khảo Văn bản quản lý nhà nước thời Nguyễn (1802 - 1884) do Nhà xuất bản
Đại học Quốc gia Hà Nội phát hành rộng rãi.
Đề tài Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống văn bản hành chính Việt
Nam thời thuộc Pháp (1862 - 1945) là luận văn thạc sĩ Lịch sử của tác giả Nguyễn
Văn Kết tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, (ĐHQG Tp. Hồ Chí
Minh) hồn thành năm 2002. Đây là cơng trình lịch sử nghiên cứu về quá trình hình
thành hệ thống văn bản hành chính Việt Nam thời thuộc Pháp (1862 - 1945); hệ
thống văn bản hành chính Việt Nam thời thuộc Pháp (1862 - 1945); những biến đổi
quan trọng và hệ quả khách quan từ sự hình thành, phát triển hệ thống văn bản hành
chính thời thuộc Pháp. Có thể khẳng định, đây là một cơng trình nghiên cứu lịch sử
có ý nghĩa khoa học và thực tiễn về lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống
văn bản hành chính - phương tiện trong hoạt động quản lý của các cơ quan thuộc bộ
máy của người Pháp ở Đông Dương trong những năm 1862 - 1945 với đặc điểm
đặc biệt là tồn tại song song cùng với bộ máy triều Nguyễn và hệ thống VBQLNN
của triều Nguyễn ở Việt Nam.
Hệ thống pháp luật về ban hành văn bản quản lý nhà nước của Chính phủ
Việt Nam Cộng hịa ở miền Nam Việt Nam (1955 - 1963) là luận văn thạc sĩ khoa

học Lịch sử của Nguyễn Văn Thỏa tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn (ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh), hồn thành năm 2013. Trong luận văn thạc sĩ này,
tác giả Nguyễn Văn Thỏa đã tập trung nghiên cứu những cơ sở hình thành hệ thống


12

pháp luật về ban hành VBQLNN của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa (1955 - 1963);
hệ thống VBQPPL quy định, hướng dẫn hoạt động ban hành VBQLNN của Chính
phủ Việt Nam Cộng hịa (1955 - 1963). Trên cơ sở đó, tác giả đã có những nhận xét,
đánh giá chung và nêu lên những giá trị khoa học, thực tiễn rút ra từ quá trình xây
dựng pháp luật về ban hành VBQLNN của Chính phủ Việt Nam Cộng hịa ở miền
Nam của Việt Nam trong những năm 1955 - 1963.
Ngoài ra, có nhóm các bài viết về lịch sử VBQLNN có giá trị và đã cơng bố
trên các tạp chí khoa học hoặc công bố trong một số sách chuyên khảo như: Vài nét
sơ lược về lịch sử văn bản hành chính Việt Nam của GS. TSKH. Nguyễn Văn Thâm
in trong sách Một số vấn đề về VBQLNN, lưu trữ - lịch sử và quản lý hành chính,
Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính, Hà Nội năm 2011; Hệ thống văn bản quản lý
ở Việt Nam thời Pháp thuộc của tác giả Vũ Thị Phụng cơng bố trên Tạp chí Quản lí
Nhà nước, số 5, năm 1996; Pháp luật về ban hành văn bản quản lý nhà nước trong
những năm đầu xây dựng nước VNDCCH (1945 - 1946) của ThS. Đỗ Văn Học
công bố trên Tập san Khoa học Xã hội và Nhân văn, số 52, năm 2011; v.v...
Những công trình nghiên cứu trên đây đã phản ánh nhiều nội dung liên quan
đến quy định của pháp luật về ban hành VBQLNN, phản ánh hoạt động ban hành
văn bản và chất lượng văn bản được của các cơ quan nhà nước ban hành trong
nhiều giai đoạn của lịch sử dân tộc. Các đề tài có phạm vi nghiên cứu đa dạng, phục
dựng lại hệ thống văn bản quản lý và pháp luật về ban hành văn bản quản lý thời kỳ
phong kiến ở Việt Nam nói chung hoặc của một triều đại phong kiến nói riêng; của
chính quyền thuộc Pháp ở Việt Nam từ 1862 đến 1945; của Chính phủ Việt Nam
Cộng hịa từ 1955 đến 1963; một số cơng trình nghiên cứu về VBQLNN và pháp

luật về ban hành văn bản của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) và
CHXHCNVN.
Các kết quả nghiên cứu đã thể hiện sự đánh giá, luận giải khoa học về nhiều
vấn đề như bối cảnh lịch sử, nội dung cơ bản và ý nghĩa, tác động của hệ thống văn
bản và pháp luật về ban hành văn bản đối với hoạt động quản lý nhà nước, quản lý
xã hội và rút ra những kinh nghiệm, những giá trị hữu ích từ hoạt động quản lý nhà


13

nước, hoạt động xây dựng pháp luật về ban hành văn bản và hoạt động ban hành
VBQLNN trong lịch sử Việt Nam.
b) Những cơng trình nghiên cứu lịch sử pháp luật về ban hành VBQLNN và
hoạt động ban hành VBQLNN giai đoạn từ 1986 đến nay (2015)
Đối với nhóm sách chuyên khảo, giáo trình, kỷ yếu hội thảo khoa học
Chuyên khảo Bình luận Luật Ban hành VBQPPL của TS. ng Chu Lưu
(Chủ biên) Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản năm 2005 tại Hà Nội. Đây là cơng trình
chun khảo phản ánh những bình luận, lý giải nhiều nội dung các quy định trong
hai Luật Ban hành VBQPPL năm 1996 và 2002 theo các nhóm vấn đề và nhiều
điều, khoản cụ thể của Luật còn những tranh luận hoặc đòi hỏi phải được tiếp tục
hồn thiện. Qua cơng trình này, các nhà nghiên cứu Luật học, Quản lý hành chính
cơng, Văn bản học và Sử học khi nghiên cứu pháp luật về ban hành VBQLNN có
thể hiểu rõ và sâu sắc hơn các quan điểm của nhà nước đối với việc xây dựng Luật
Ban hành VBQPPL; nội dung của các quy định trong Luật và những lý giải, bình
luận của Ban soạn thảo Luật về những vấn đề cịn có ý kiến khác nhau; những đánh
giá và cả những dự đoán về sự tác động của các Luật Ban hành VBQPPL năm 1996
và năm 2002 đối với thực tiễn hoạt động quản lý nhà nước và quản lý xã hội.
Sách chuyên khảo Tăng cường cơ chế lấy ý kiến vì chất lượng của Dự án
Luật (Kiến nghị, chỉnh lý bổ sung Dự thảo Luật Ban hành VBQPPL) của Viện
nghiên cứu chính sách, pháp luật và phát triển (lưu hành nội bộ), năm 2015. Đây là

cuốn sách chuyên khảo được phát hành trong bối cảnh các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền tổ chức nghiên cứu, soạn thảo Luật Ban hành VBQPPL (hợp nhất) trình
Quốc hội thơng qua năm 2015. Cuốn sách phản ánh những đánh giá cụ thể, khoa
học và rất thuyết phục về các quy định của Luật Ban hành VBQPPL năm 2008 và
dự thảo Luật Ban hành VBQPPL (hợp nhất) trình Quốc hội thơng qua năm 2015
như: trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong quá trình xây dựng dự án luật;
trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nước trong quá trình xây dựng dự án
luật; hoạt động thẩm định, thẩm tra, tham vấn, lấy ý kiến đóng góp; đề xuất chính


14

sách đối với sự tham gia của người dân và các tổ chức xã hội vào quá trình xây
dựng pháp luật trong dự thảo Luật Ban hành VBQPPL (hợp nhất); v.v...
Từ góc độ khoa học pháp lý, có đề tài Cơ chế kiểm tra VBQPPL - thực trạng
và giải pháp hoàn thiện do tác giả Nguyễn Quốc Việt - Vụ trưởng Vụ pháp luật
Hình sự - Hành chính (Bộ Tư pháp) làm chủ nhiệm được thực hiện năm 2004 tại
Viện Khoa học Pháp lý (Bộ Tư pháp). Đề tài đã hệ thống một số vấn đề lý luận về
kiểm tra và cơ chế kiểm tra VBQPPL như khái niệm kiểm tra VBQPPL, đặc trưng
của kiểm tra VBQPPL, thẩm quyền kiểm tra VBQPPL, quy trình kiểm tra
VBQPPL, phương thức kiểm tra VBQPPL. Từ đó, các tác giả đã phân tích, đánh giá
những quy định của pháp luật về kiểm tra và văn bản và hướng hoàn thiện các quy
định về kiểm tra văn bản nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra văn bản; phân
tích, đánh giá thực trạng cơng tác kiểm tra VBQPPL của các Bộ, ngành, địa
phương; trên cơ sở đó nhóm tác giả đã đề ra các giải pháp nhằm xây dựng và hoàn
thiện cơ chế kiểm tra VBQPPL. Đề tài Cơ chế kiểm tra VBQPPL - thực trạng và
giải pháp hồn thiện có ý nghĩa góp phần trực tiếp cho việc xây dựng, hoàn thiện
các quy định về kiểm tra VBQPPL trong Luật Ban hành VBQPPL và có ý nghĩa
quan trọng đối với q trình xây dựng, hồn thiện hệ thống pháp luật trong tiến
trình xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN.

Có khá nhiều sách chuyên khảo, giáo trình như: chuyên khảo Soạn thảo và
xử lý VBQLNN của PGS. TSKH. Nguyễn Văn Thâm, Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, năm 2006; Giáo trình Văn bản quản lý nhà nước và kỹ thuật soạn thảo
văn bản của nhóm tác giả TS. Lê Văn In, TS. Nghiêm Kỳ Hồng và ThS. Đỗ Văn
Học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2013; Văn bản
quản lý nhà nước - những vấn đề lý luận và kỹ thuật soạn thảo của nhóm tác giả
TS. Triệu Văn Cường, TS Nguyễn Cảnh Đương, TS. Lê Văn In và ThS. Nguyễn
Mạnh Cường, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, năm 2013; v.v... Nội dung các
cơng trình trên đây cũng phản ánh nhiều nội dung và những phân tích, lý giải các
quy định của pháp luật về ban hành VBQLNN ở Việt Nam như: các hình thức
VBQLNNN, thẩm quyền ban hành VBQPPL, quy trình ban hành VBQLNN.


15

Luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ của nhiều ngành khoa học có đối tượng
nghiên cứu là pháp luật về ban hành văn bản và thực tiễn hoạt động ban hành
VBQLNN như: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng và hoàn thiện hệ thống
pháp luật Việt Nam, luận án tiến sĩ Luật học của Lê Minh Tâm, năm 1992; Văn bản
của chính quyền địa phương, luận văn thạc sĩ Luật học của Trương Đắc Linh tại
Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, năm 1996; Hoàn thiện việc ban hành văn
bản quản lý nhà nước của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước, luận văn thạc sĩ
Quản lý hành chính cơng của Hà Quang Thanh tại Học viện Hành chính Quốc gia,
năm 2000; Hồn thiện hệ thống văn bản quản lý hành chính nhà nước ở cấp tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương trong giai đoạn hiện nay, luận văn thạc sĩ Lưu trữ
học của Bùi Xuân Lự tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học
Quốc gia Hà Nội), năm 2000; Hoàn thiện việc xây dựng văn bản của Quốc hội và
Văn phòng Quốc hội trong giai đoạn hiện nay, luận văn thạc sĩ Lưu trữ học của Đỗ
Thị Thanh tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà
Nội), năm 2003; Soạn thảo và ban hành VBQPPL của các cơ quan cấp Bộ, luận

văn thạc sĩ Lưu trữ học của Nguyễn Mạnh Cường tại Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), năm 2005; Pháp điển hóa pháp luật về
ban hành văn bản quy phạm pháp luật, luận án tiến sĩ Luật học của Nguyễn Thị
Minh Hà tại Viện Nhà nước và Pháp luật, năm 2007; Hoạt động giám sát của Quốc
hội đối với việc ban hành VBQPPL của Chính phủ, luận văn thạc sĩ Luật học của
Phạm Văn Cành tại Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2007;
Nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp của Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, luận án tiến sĩ của Trần Hồng Nguyên tại
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2007; Hồn thiện quy trình ban
hành và thực hiện VBQPPL của chính quyền địa phương cấp tỉnh, luận án tiến sĩ
Quản lý hành chính cơng của Hà Quang Thanh tại Học viện Hành chính Quốc gia,
năm 2008; Quyền lập quy của Chính phủ, luận án tiến sĩ Luật học của Nguyễn Đình
Hào tại Khoa Luật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2011; Vai trị của Chính
phủ trong quy trình lập pháp ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, luận


16

án tiến sĩ Luật học của Trần Quốc Bình, năm 2011, Thư viện Bộ Tư pháp; Kiểm tra
và xử lý VBQPPL ở Việt Nam hiện nay, luận án tiến sĩ Luật học của Đoàn Thị Tố
Uyên tại Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2012, v.v…
Những cơng trình nghiên cứu là các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ trên đây
cũng đã nghiên cứu nhiều nội dung của pháp luật về ban hành VBQLNN và thực
tiễn hoạt động ban hành VBQLNN. Trong đó, một số cơng trình tập trung nghiên
cứu và đề nghị hoàn thiện các nội dung của pháp luật về ban hành VBQPPL như
thẩm quyền ban hành VBQPPL, quy trình ban hành VBQPPL, pháp điển hóa các
luật ban hành VBQPPL với mục tiêu thống nhất các quy định về ban hành
VBQPPL trong một bộ luật.
Hội thảo khoa học có những kết quả nghiên cứu về các quy định của pháp
luật và thực tiễn thực hiện các quy định về ban hành VBQPPL như: các Hội thảo về

Đổi mới quy trình xây dựng luật, pháp lệnh; Hội thảo Ban hành VBQPPL của
HĐND, UBND do Ban Công tác lập pháp của Quốc hội tổ chức năm 2004; Hội thảo
Xác định tiêu chí phân loại thẩm quyền ban hành VBQPPL của chính quyền địa
phương do Viện Khoa học Pháp lý (Bộ Tư pháp) tổ chức năm 2010; Hội thảo đánh
giá các kết quả nghiên cứu của ngành Tư pháp liên quan đến lĩnh vực xây dựng và
hoàn thiện hệ thống pháp luật trong giai đoạn 2000 - 2010 do Viện Khoa học Pháp
lý (Bộ Tư pháp) tổ chức năm 2010; Cải cách hành chính ở Việt Nam (1986 - 2006)
nhìn từ góc độ lịch sử - Hội thảo khoa học của Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn (Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh), năm 2007 gồm các cơng trình
nghiên cứu về cải cách hành chính trong lịch sử, trong đó có nhiều kết quả phản ánh
nghiên cứu về cải cách hành chính, về hoạt động ban hành VBQLNN trong giai
đoạn 1986 - 2006.
Đề tài Thể chế nhà nước về ban hành VBQPPL trong 20 năm đổi mới (1986
- 2006) là luận văn thạc sĩ Lịch sử của tác giả Đỗ Văn Học tại Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh) hồn thành
năm 2008 được kế thừa, mở rộng đối tượng, phạm vi nghiên cứu; bổ sung nguồn tư
liệu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và phát triển thành luận án tiến sĩ này.


17

Bài viết cơng bố trên các tạp chí khoa học có một số lượng rất lớn và rất
phong phú, trong đó có các bài viết như: Về khái niệm VBQPPL của TS. Nguyễn
Cửu Việt cơng bố trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 11, năm 1998; Những bất
cập trong việc xây dựng và ban hành VBQPPL của Trương Thanh Đức cơng bố trên
Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 2, năm 1999; Một số ý kiến về việc xác định
thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nước: nhìn từ thực trạng của các hệ thống
văn bản hiện nay của PGS. TSKH. Nguyễn Văn Thâm công bố trên Tạp chí Nhà
nước và pháp luật, số 2, năm 2000; Tính cơng khai, minh bạch trong ban hành
VBQPPL của Lưu Tiến Dũng cơng bố trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 3, năm

2005; Pháp luật điều chỉnh hoạt động ban hành VBQPPL trong sự nghiệp đổi mới
ở nước ta của TS. Nguyễn Quốc Hồn cơng bố trên Tạp chí Luật học, số 1 năm
2007; Những bất cập trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị
định và hướng sửa đổi, bổ sung của ThS. Nguyễn Quỳnh Liên cơng bố trên Tạp chí
Dân chủ và Pháp luật, số chuyên đề về Luật ban hành VBQPPL, năm 2007; Bối
cảnh, quan điểm, phạm vi sửa đổi Luật ban hành VBQPPL của tác giả Nguyễn
Quốc Việt công bố trên Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số chuyên đề về Luật ban
hành VBQPPL, năm 2007; Văn phòng trong các cơ quan quản lý hành chính nhà
nước với việc ban hành VBQPPL của TS. Nghiêm Kỳ Hồng công bố trên Tạp chí
Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 2 năm 2008; Quy chế xây dựng luật và pháp lệnh
năm 1988 - văn bản quan trọng về ban hành văn bản quản lý nhà nước của ThS. Đỗ
Văn Học công bố trên Tạp chí Văn thư và Lưu trữ Việt Nam, số 9, năm 2011; Các
hình thức nhân dân tham gia vào quá trình ban hành văn bản quản lý nhà nước của
ThS. Đỗ Văn Học cơng bố trên Tạp chí Văn thư và Lưu trữ Việt Nam, số 1, năm
2013; Quy định về ban hành quyết định hành chính trong bối cảnh cải cách hành
chính ở Việt Nam hiện nay của ThS. Đỗ Văn Học cơng bố trên Tạp chí Văn thư và
Lưu trữ Việt Nam, số 10, năm 2013; v.v…
Những vấn đề luận án kế thừa từ các công trình nghiên cứu đã cơng bố: từ
việc nghiên cứu, đánh giá các cơng trình đã cơng bố, chúng tơi khẳng định, pháp
luật về ban hành VBQLNN và hoạt động ban hành VBQLNN ở Việt Nam đã nhận


18

được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trong nhiều ngành khoa học và thể hiện
qua rất nhiều công trình nghiên cứu cơng phu, nghiêm túc với hàm lượng khoa học
cao, có giá trị, ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn. Các cơng trình nghiên cứu trên
đây có đối tượng, phạm vi nghiên cứu gần với đề tài luận án của tác giả là pháp luật
về ban hành VBQLNN và hoạt động ban hành văn bản của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền hoặc nhóm cơ quan, một hệ thống cơ quan trong bộ máy nhà nước. Số

lượng các cơng trình nhiều và phong phú, đa dạng về những nội dung cụ thể của
pháp luật về ban hành VBQLNN và thực tiễn hoạt động ban hành VBQLNN đã giải
quyết nhiều nội dung, đóng góp nhiều luận điểm khoa học có giá trị cả về các mặt
lý luận, pháp luật về ban hành VBQLNN và thực tiễn hoạt động ban hành
VBQLNN ở Việt Nam trong lịch sử nói chung, giai đoạn 1986 - 2010 nói riêng.
Trong đó, đã tập trung vào các vấn đề: lý luận và thực tiễn xây dựng và hoàn thiện
hệ thống pháp luật Việt Nam; các thuật ngữ khoa học về VBQPPL, văn bản hành
chính; pháp điển hóa pháp luật về ban hành VBQPPL; thẩm quyền ban hành
VBQPPPL; quy trình ban hành VBQPPL và văn bản hành chính; kiểm tra và xử lý
VBQPPL; hoạt động lập pháp của Quốc hội, hoạt động lập quy của Chính phủ; hoạt
động ban hành VBQLNN, VBQPPL của một nhóm cơ quan nhà nước hoặc của một
cơ quan nhà nước; hồn thiện quy trình ban hành và thực hiện VBQPPL của chính
quyền địa phương cấp tỉnh; thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản; v.v...
Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu: mặc dù, chưa có cơng trình
nào nghiên cứu đầy đủ và tồn diện q trình xây dựng pháp luật về ban hành
VBQLNN ở Việt giai đoạn 1986 - 2010, nhưng thông qua các công trình nghiên
cứu kể trên, chúng tơi thấy rằng đó là cơ sở rất quan trọng để tác giả luận án kế thừa
và góp phần làm sáng tỏ những luận điểm khoa học về lịch sử xây dựng pháp luật
về ban hành VBQLNN ở Việt giai đoạn 1986 - 2010.
Từ góc độ Sử học, tác giả xác định cần tập trung tái hiện lịch sử xây dựng
pháp luật về ban hành VBQLNN ở Việt Nam giai đoạn 1986 - 2010. Trong đó, luận
án sẽ phải làm sáng tỏ sự tác động của đổi mới toàn diện đất, đổi mới tổ chức và
hoạt động của bộ máy nhà nước, đổi mới pháp luật và CCHC đối với quá trình xây


19

dựng pháp luật về ban hành VBQLNN; nội dung những VBQPPL quan trọng hoặc
nhóm VBQPPL quan trọng quy định, hướng dẫn hoạt động ban hành VBQLNN; từ
đó, tác giả đánh giá vai trò, tác dụng, thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và rút ra

những kinh nghiệm, đặc điểm của quá trình xây dựng pháp luật về ban hành
VBQLNN ở Việt Nam giai đoạn 1986 - 2010.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
a) Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình xây dựng pháp luật về ban
hành VBQLNN ở Việt Nam giai đoạn 1986 - 2010, cụ thể là:
- Bối cảnh lịch sử, những nhân tố tác động đến quá trình xây dựng pháp luật
về VBQLNN ở Việt Nam giai đoạn 1986 - 2010;
- Quá trình xây dựng hệ thống pháp luật về ban hành VBQLNN ở Việt Nam
giai đoạn 1986 - 2010;
- Nội dung cơ bản của mỗi văn bản hoặc nhóm văn bản do các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền ban hành quy định, hướng dẫn hoạt động ban hành VBQLNN
ở Việt Nam giai đoạn 1986 - 2010;
- Vai trò và những tác động xã hội của pháp luật về ban hành VBQLNN ở
Việt Nam giai đoạn 1986 - 2010.
b) Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian, luận án giới hạn phạm vi từ năm 1986 - năm bắt đầu thực hiện
đường lối đổi mới toàn diện đất nước của ĐCSVN đến năm 2010 - năm cuối thực
hiện Chương trình tổng thể CCHC của Chính phủ giai đoạn 2001 - 2010. Trong giai
đoạn 1986 - 2010, tác giả xác định thời điểm Quốc hội thông qua Luật Ban hành
VBQPPL năm 1996, đánh dấu bước phát triển có tính chất “nhảy vọt” của quá trình
xây dựng pháp luật về ban hành VBQLNN trong 10 năm đầu đổi mới (1986 1996). Giai đoạn tiếp theo (1996 - 2010) là chặng đường nhà nước thực hiện Luật
Ban hành VBQPPL, tiếp tục tổ chức xây dựng, mở rộng và hoàn thiện các văn bản
luật, văn bản dưới luật quy định, hướng dẫn về hoạt động ban hành VBQLNN.


20

- Về nội dung, luận án giới hạn các văn bản do Quốc hội, HĐNN, Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ, Văn phịng Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ ban hành.

Văn bản do các cơ quan khác ở trung ương và địa phương quy định, hướng dẫn hoạt
động ban hành VBQLNN có tính chất tham khảo trong q trình nghiên cứu.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu sử dụng
a) Phương pháp nghiên cứu
Luận án tiến sĩ được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin với quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Trong đó, quan điểm về
nhà nước và pháp luật với những tư tưởng cốt lõi xây dựng một nhà nước kiểu mới
hợp hiến, hợp pháp, dân chủ, một nhà nước thực hiện nguyên tắc pháp chế là rất
quan trọng. Hệ thống pháp luật đầy đủ, được thực hiện nghiêm minh, bảo đảm
quyền con người, quyền công dân. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước hợp hiến,
hợp pháp, thực hiện quản lý xã hội theo pháp luật, một nền pháp luật dân chủ, bảo
đảm quyền con người trên thực tế. Các quan điểm của Đảng, thể hiện nhận thức lý
luận của Đảng về nhà nước pháp quyền bắt nguồn từ quan điểm của chủ nghĩa Mác
- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp quyền XHCN. Đó là q
trình phát triển lâu dài, bền bỉ và gắn liền với lịch sử đấu tranh Cách mạng của dân
tộc và đến Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ IX (2001), nhận thức về nhà
nước pháp quyền được coi là một chủ trương có tính chất chiến lược, lâu dài.
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài luận
án là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic - những phương pháp nghiên cứu
cơ bản của khoa học lịch sử. Sử dụng phương pháp lịch sử để nghiên cứu, xem xét
quá trình xây dựng pháp luật về ban hành VBQLNN ở Việt Nam giai đoạn 1986 2010 theo tiến trình lịch sử qua các giai đoạn cụ thể, với hồn cảnh, nội dung, vai
trị cụ thể. Phương pháp lơgic được sử dụng để nghiên cứu, tìm ra những vấn đề
thuộc về bản chất, quy luật, khuynh hướng chung của quá trình xây dựng pháp luật
về ban hành VBQLNN ở Việt Nam giai đoạn 1986 - 2010 trong sự vận động có tính
khách quan của q trình đổi mới toàn diện đất nước, đổi mới tổ chức và hoạt động
của bộ máy nhà nước, đổi mới pháp luật và CCHC.


21

Ngoài ra, phương pháp liên ngành (interdisciplinary method) và các phương

pháp: thống kê, tổng hợp, so sánh được sử dụng trong nghiên cứu đã góp phần giúp
cho luận án đạt được những kết quả cụ thể, cần thiết như tiếp cận từ các góc độ Sử
học, Luật học, Quản lý hành chính cơng, Văn bản học; hoặc thống kê, tổng hợp các
văn bản quy định, hướng dẫn hoạt động ban hành VBQLNN, số liệu về kết quả tổ
chức rà soát, kiểm tra VBQLNN, số liệu về các luật đã được ban hành; so sánh nội
dung, kết quả, thành tựu của pháp luật về ban hành VBQLNN theo chiều lịch đại và
đồng đại các giai đoạn trước đổi mới và trong giai đoạn đổi mới toàn diện đất nước,
so sánh 10 năm đầu đổi mới (1986 - 1996) và những năm tiếp theo (1996 - 2010) để
làm rõ quá trình phát triển liên tục của lịch sử xây dựng pháp luật luật về ban hành
VBQLNN ở Việt Nam giai đoạn 1986 - 2010.
b) Nguồn tài liệu nghiên cứu
Thứ nhất, tài liệu nghiên cứu được sử dụng là các VBQPPL do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền ban hành, đã cơng bố, đăng cơng báo và phổ biến rộng rãi.
Trong q trình nghiên cứu, tác giả đã chú trọng việc sử dụng và so sánh, đối chiếu
với các hồ sơ, tài liệu lưu trữ được khai thác tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III,
Lưu trữ của Bộ Tư pháp, Lưu trữ của Văn phịng Chính phủ, Kho Lưu trữ thuộc
Cục Lưu trữ - Văn phòng Trung ương Đảng. Nguồn tài liệu lưu trữ là văn bản do
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương ban hành như: luật, pháp lệnh,
nghị định, nghị quyết, quyết định, chỉ thị, thông tư, v.v... quy định, hướng dẫn về tổ
chức và hoạt động của bộ máy nhà nước; quy định về ban hành VBQLNN; tài liệu
lưu trữ là văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương và địa phương
có nội dung phản ánh việc rà sốt, đánh giá, tổng kết về hoạt động ban hành văn
bản ở các cấp, các ngành, các địa phương.
Thứ hai, các công trình chun khảo, bài viết cơng bố trên các tạp chí khoa
học, đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, kỷ yếu hội thảo
khoa học của các ngành khoa học Lịch sử, Luật học, Lưu trữ học, Hành chính cơng
được thực hiện tại các trường đại học, học viện, viện nghiên cứu hoặc đang được tổ
chức quản lý, sử dụng tại Thư viện Khoa Lịch sử và Thư viện Bộ môn Lưu trữ học -



22

Quản trị văn phòng thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học
Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh), Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí
Minh, Thư viện Bộ Tư pháp, v.v...
Thứ ba, một số tư liệu khác là các bài viết đăng trên các cơ quan ngôn luận
của Đảng, nhà nước và của các tổ chức phản ánh pháp luật về ban hành VBQLNN
và thực tiễn hoạt động ban hành văn bản của các cơ quan nhà nước ở trung ương và
địa phương về nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội đất nước.
5. Đóng góp khoa học của luận án
Luận án tập trung làm rõ một số luận điểm khoa học sau đây:
- Đường lối đổi mới toàn diện đất nước từ Đại hội lần thứ VI (1986) của
ĐCSVN đã được thể chế hóa vào đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà
nước, đổi mới pháp luật và CCHC; tác động trực tiếp đến hoạt động xây dựng pháp
luật về ban hành VBQLNN ở Việt Nam giai đoạn 1986 - 2010;
- Quá trình xây dựng pháp luật về ban hành VBQLNN ở Việt Nam giai đoạn
1986 - 2010 với 2 bước đi cụ thể từ 1986 đến 1996 và từ 1996 đến 2010. Trong
cùng bối cảnh đổi mới toàn diện đất nước, đổi mới pháp luật và CCHC nhưng mỗi
giai đoạn cụ thể lại có những điều kiện riêng, nội dung riêng, thể hiện quá trình phát
triển tiếp nối, liên tục và có những chuyển biến mang tính chất “nhảy vọt” tạo tiền
đề phát triển quan trọng cho giai đoạn tiếp theo.
- Quá trình xây dựng pháp luật về ban hành VBQLNN ở Việt Nam giai đoạn
1986 - 2010 phát triển khá tồn diện, có vai trò, tác dụng cụ thể, trực tiếp vào đổi
mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, đổi mới pháp luật và CCHC. Từ
đó, có tác động và đóng góp quan trọng vào sự nghiệp đổi mới tồn diện đất nước
do ĐCSVN khởi xướng và lãnh đạo.
- Thực tiễn quá trình xây dựng pháp luật về ban hành VBQLNN ở Việt Nam
giai đoạn 1986 - 2010 đã để lại những thành tựu to lớn, những kinh nghiệm quý báu
và cả những hạn chế cần tiếp tục đổi mới để hồn thiện hệ thống pháp luật Việt
Nam nói chung, pháp luật về ban hành VBQLNN nói riêng.



23

6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần dẫn luận, kết luận, danh mục cơng trình nghiên cứu, tài liệu tham
khảo và phụ lục, phần nội dung chính của luận án được xây dựng thành 3 chương
sau đây:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về văn bản quản lý nhà nước và bối cảnh
xây dựng pháp luật về ban hành văn bản quản lý nhà nước ở Việt Nam giai đoạn
1986 - 2010
Chương 2: Quá trình xây dựng pháp luật về ban hành văn bản quản lý nhà
nước ở Việt Nam giai đoạn 1986 - 2010
Chương 3: Đánh giá tổng quát và một số kinh nghiệm từ quá trình xây dựng
pháp luật về ban hành văn bản quản lý nhà nước ở Việt Nam giai đoạn 1986 - 2010.


×