Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) một số biện pháp tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đồ dùng, trang thiết bị đạt chuẩn quốc gia ở trường mầm non nga nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (864.96 KB, 26 trang )

I, MỞ ĐẦU
1, Lí do chon đề tài
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống Giáo dục quốc dân.
Trường mầm non đảm nhận chăm sóc giáo dục trẻ 3 - 72 tháng, làm cơ sở nền
tảng cho quá trình phát triển của trẻ thơ,cơ sở ban đầu của việc hình thành nhân
cách con người mới XHCN và chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho trẻ vào
trường Tiểu học.
Nghị quyết TW II khoá VIII đã cụ thể hóa những mục tiêu chung đó là:
nhanh chóng nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ từ 0 – 5 tuổi, trên cơ sở
xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên có năng lực, có trình độ và tâm huyết với
nghề. Một hệ thống trường lớp được trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị khang
trang đạt chuẩn đáp ứng yêu cầu đổi mới của Giáo dục mầm non. Chất lượng
chăm sóc Giáo dục trẻ mầm non phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ giáo viên và
điều kiện cơ sở vật chất (CSVC), trang thiết bị đảm bảo cho cơng tác chăm sóc
Giáo dục trẻ (CSGD). Chúng ta khẳng định CSVC trang thiết bị đồ dùng, đồ
chơi là điều kiện cần thiết trong quá trình nâng cao chất lượng CSGD trẻ mầm
non.
Để thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Nga Sơn, Đại hội Đảng bộ
xã Nga Nhân phấn đấu đạt chỉ tiêu xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn quốc
gia (CQG) mà Đại hội đề ra. Để thực hiện được mục tiêu đó vấn đề đặt ra là phải
làm như thế nào để nhà trường có đủ CSVC, đồng thời đủ trang thiết bị, đồ dùng
đồ chơi phục vụ cho việc dạy và học nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực
hiện tốt công tác CSGD trẻ. Nhanh chóng xây dựng trường trở thành trường đạt
CQG, đó là nhu cầu cấp thiết của Đảng bộ, nhân dân, chính quyền xã Nga Nhân
nói chung, đội ngũ cán bộ giáo viên nhà trường nói riêng nhằm đáp ứng yêu cầu
ngày càng cao về chất lượng CSGD trẻ của Ngành học mầm non và sự phát triển
của tồn xã hội
Theo Thơng tư số 02//2014/QĐ – BGD& ĐT về Tiêu chuẩn Trường mầm
non đạt chuẩn Quốc gia có 5 tiêu chuẩn, trong đó CSVC và trang thiết bị là một
tiêu chuẩn để công nhận Trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia. Khơng có điều
kiện CSVC , trang thiết bị thì khơng thể nâng cao chất lượng CSGD trẻ. Xây


dựng cơ sở vật chất Trường Mầm non chính là tạo ra một mơi trường sư phạm
có đầy đủ phòng học, phòng chức năng, phòng làm việc, trang thiết bị, đồ dùng
đồ chơi, sân chơi v v. Đó chính là tạo ra mơi trường sư phạm có đủ diện tích cho
trẻ hoạt động, có cảnh quan đẹp, hấp dẫn mang tính giáo dục cao, đáp ứng yêu
cầu đổi mới của giáo dục hiện nay. Đồng thời mục tiêu nhà trường năm học
1


2018 – 2019 là đạt Trường chuẩn Quốc gia. Bản thân tôi được Đảng, Nhà nước
giao nhiệm vụ Hiệu trưởng quản lý Trường mầm non vùng nông thôn. Tôi nhận
thấy rằng để làm tốt nhiệm vụ của Nhà trường thì việc đáp ứng CSVC góp phần
khơng nhỏ và để có một ngơi trường có CSVC, trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi
theo Quy định Trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia đúng như Thơng tư
02/2014/QĐ – BGD&ĐT thì quả là khơng dễ.
Bên cạnh đó, ngày nay khi xã hội phát triển ngày càng cao thì nhu
cầu đòi hỏi của các bậc phụ huynh cũng tăng lên; đặc biệt là phụ huynh của
các cháu ở lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo lại càng có nhu cầu cao hơn, phụ huynh
muốn đưa trẻ đi học họ phải chọn trường, chọn lớp và chọn cô giáo. Một trong
những nhu cầu đầu tiên đó là trường. Nói đến trường có nghĩa là nói đến cơ sở
vật chất của nhà trường có đảm bảo mơi trường, phương tiện, thiết bị và an tồn
cho trẻ được chăm sóc, ni dưỡng, học tập, vui chơi hay khơng.
Đứng ở góc độ nhận thức là như thế; Tuy nhiên,thực tiễn trong những
năm qua cơ sở vật chất Trường Mầm non Nga Nhân vẫn còn nhiều khó khăn,
chưa đáp ứng được các nhu cầu của nhân dân, và cha mẹ trẻ .Đứng trước những
nhu cầu và thực trạng nêu trên Trường Mầm non Nga Nhân cần phái xây dựng
cơ sở vật chất cho nhà trường nhằm để thu hút trẻ đến trường. Việc xây dựng cơ
sở vật chất ở trường mầm non đóng một vai trò, vị trí rất quan trọng, nó là nền
tảng là cơ sở vững chắc để chăm sóc ni dưỡng trẻ và cũng là một trong những
phương tiện giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt.
Xuất phát từ thực trạng trên tôi mạnh dạn thực hiện đề tài:“Một số biện

pháp tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đồ dùng trang thiết bị đạt chuẩn Quốc
gia ở trường mầm non Nga Nhân” để làm đề tài nghiên cứu .
2. Mục đích nghiên cứu:
Tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả về tăng cường đầu tư cơ sở
vật chất, đồ dùng trang thiết bị đạt chuẩn Quốc gia ở trường mầm non Nga Nhân
3. Đối tượng nghiên cứu:
Biện pháp nâng cao hiệu quả về cơng tác tham mưu với các cấp lãnh đạo,
chính quyền địa phương và tuyên truyền đến phụ huynh, cộng đồng để xây
dựng cơ sở vật chất , đồ dùng trang thiết bị đạt chuẩn Quốc gia.
4.Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp quan sát, thu thập thông tin.
Phương pháp thống kê, so sanh, đối chiếu.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.

2


II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1, Cơ sở lý luận của vấn đề
Đảng và nhà nước ta đã rất coi trọng sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Điều
đó được thể hiện trong điều 35 Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam:
“Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhà nước và xã hội phát triển
giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.
Nghị quyết TW2 khóa VIII khẳng định: “Muốn tiến hành cơng nghiệp
hố, hiện đại hố thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục-đào tạo, phát huy
nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”.
Sự phát triển của một quốc gia trong thế kỷ XXI sẽ phụ thuộc lớn vào
tiềm năng tri thức của dân tộc đó. Vì vậy coi đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho
phát triển. Tạo điều kiện cho giáo dục phát triển một bước để đón đầu sự phát
triển kinh tế xã hội của đất nước và trào lưu hội nhập thế giới.

Song để giáo dục và đào tạo thật sự phát triển tốt thì cơ sở vật chất (CSVC) và
chất lượng đội ngũ nhà giáo có thể nói là 2 yếu tố cơ bản nhất có tính quyết
định. CSVC là yếu tố tiền đề cho sự phát triển của mỗi nhà trường.
Cấp học Mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Nhiệm vụ của trường Mầm non là: "Tổ chức thực hiện việc ni dưỡng, chăm
sóc và giáo dục trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi". Yêu cầu phải đảm bảo đủ cơ sở vật
chất, đủ về thiết bị, đồ dùng đồ chơi cho trẻ theo Thông tư 02 của Bộ GD&ĐT.
Cơ sở vật chất kỹ thuật trường học là những hệ thống các phương tiện vật
chất kỹ thuật khác nhau,được sử dụng để phục vụ cho việc giáo dục và các hoạt
động trong nhà trường.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục là điều kiện cần thiết để thực hiện
cơng tác chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục của trường mầm non, là công cụ đắc
lực cho việc đổi mới phương pháp dạy học: Có thể mơ hình hóa, trực quan hóa
các vấn đề trừu tượng một cách sinh động, tạo ra mối quan hệ giữa cô và trẻ,
giúp cho việc tổ chức và điều khiển quá trình ni dưỡng, chăm sóc một cách
khoa học.Đối với trẻ mầm non các thiết bị dạy học và đồ dùng dạy học còn giúp
trẻ phát triển tư duy trừu tượng, sự sáng tạo để khám phá thế giới xung quanh.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị của trường mầm non là thành phần khơng thể
thiếu được trong q trình chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Đối với trường
mầm non cơ sở vật chất, trang thiết bị rất đa dạng và phong phú. Nếu nhà trường
có hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị tương đối đầy đủ, đồng đều,đẹp và
khoa học xu hướng ngày càng hoàn thiện, trên cơ sở vật chấthóa nội dung giáo

3


dục thì chất lượng chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục trẻ phát triển một cách toàn
diện về nhân cách.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị còn có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý
hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên mầm non.

Cơ sở vật chất và trang thiết bị phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa
tuổi và đảm bảo các tiêu chuẩn sau:
Đảm bảo tính an tồn
Hình thức phải hấp dẫn
Đảm bảo tính sư phạm, tính khoa học.
2, Thực trạng của vấn đề
Nga Nhân là một xã vùng nơng thơn nằm ở phía nam của huyện Nga Sơn,
thu nhập của người dân trong xã chủ yếu là dựa vào nghề trồng lúa và một số
rau mầu khác, đời sống nhân dân nơi đây còn gặp nhiều khó khăn, nền kinh tế
của xã phát triển chậm hơn so với các xã trong huyện
Trường mầm non Nga Nhân được xây dựng tại trung tâm xã Nga Nhân
thuận tiện cho việc đưa đón học sinh của phụ huynh. Khn viên nhà trường
được xây tường bao quanh có cổng biển đảm bảo yêu cầu và an toàn cho học
sinh, mơi trường giáo dục được xây dựng, trang trí tương đối đẹp.
Đội ngũ cán bộ giáo viên có tổng số 20 đồng chí. Trong đó biên chế 14
đồng chí; hợp đồng cơ ni 6 đồng chí.
Tổng số trẻ em trong tồn trường là 258 trẻTrong đó:
Trẻ nhà trẻ: 52 cháu
Trẻ mẫu giáo: 206 cháu
Tổng số nhóm lớp: 9 nhóm lớp
Nhà trẻ: 3 nhóm
Mẫu giáo: 6 lớp.
Trẻ em trong nhà trường chủ yếu là con nơng thơn có nguồn thu nhập
thấp, song các cháu đều là con đầu và con thứ hai trong gia đình, bố mẹ các cháu
còn trẻ khỏe có điều kiện quan tâm chăm sóc, giáo dục con cái, nên các cháu
đều khỏe mạnh và ngoan ngoãn.
Nhà trường thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục mầm non do Bộ
giáo dục và đào tạo ban hành.
2.1. Thuận lợi
- Được sự quan tâm của Đảng ủy- HĐND - UBND xã Nga Nhân, đặc biệt

là nghị quyết đại hội Đảng bộ lần thứ 24 về xây dựng trường mầm non đạt
chuẩn quốc gia. Tháng 8 năm 2017 UBND xã bắt đầu khởi công xây dựng công
4


trình trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ I và phấn đấu đạt chuẩn trong
năm 2018.
Nhà trường luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo từ Huyện uỷHĐND-UBND huyện Nga Sơn, đến Đảng uỷ- HĐND - UBND và toàn thể nhân
dân xã Nga Nhân, sự hỗ trợ các nhà hảo tâm, các cơng ty đóng trên địa bàn xã,
các cá nhân có tâm huyết với sự nghiệp Giáo dục mầm non. Sự hỗ trợ tích cực
của các ban ngành đoàn thể, hội cha mẹ học sinh trong việc ủng hộ, đầu tư về
cơ sở vật chất và đặc biệt là sự chỉ đạo trực tiếp của Phòng giáo dục và Đào tạo
huyện Nga Sơn.
Địa điểm trường được đặt ở khu trung tâm thuận lợi cho cha mẹ đưa trẻ
đến trường, khn viên rộng rãi, thống mát, sạch sẽ.
2.2. Khó khăn
Đời sống của nhân dân trong xã còn gặp nhiều khó khăn, kinh tế nơng
nghiệp là chủ yếu vì vậy việc đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị cho
giáo dục còn hạn hẹp.
Thiếu đồ dùng trang thiết bị hiện đại để phục vụ nhu cầu về sinh hoạt và
học tập cho trẻ. Đặc biệt là việc áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.
Một số đồng chí giáo viên năng lực, kinh nghiệm còn hạn chế, hiệu quả
công tác chưa cao, việc ứng dụng công nghệ thông tin , khoa học hiện đại vào
cơng tác chăm sóc- ni dưỡng – giáo dục trẻ còn nhiều bất cập.
* Số liệu điều tra trước khi thực hiện.
Thời gian trong tháng 5/2017.
STT
Nội dung điều tra
Số lượng
Tỉ lệ

1 Phòng học kiên cố
6/9
66%
2 Phòng nghệ thuật
0
0
3 Nhà bếp theo qui trình 1 chiều
1
100
4 Khối phòng hành chính quản trị
0
5 Nhà để xe
0
6 Nguồn nước hợp vệ sinh
1
7 Màn hình ti vi
6/9
55%
8 Bộ đồ dùng dạy học
5/9
55%
9 Đồ chơi ngồi trời
4/6
66%
10 Vườn cổ tích
0
11 Vườn rau
0
12 Vườn cây ăn quả
0

13 Sân chơi giao thông
0
14 Sân chơi phát triển vận động
0
15 Sân khấu ngoài trời
0
5


16 Hệ thống tủ góc
1
12%
3. Những biện pháp thực hiện
3.1. Làm tốt công tác tuyên truyền xây dựng trường chuẩn quốc gia
mức độ 1 trong cộng đồng:
Như ta biết “Sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của toàn dân”; chủ trương
xây dựng trường chuẩn quốc gia không những là của những người làm cơng tác
giáo dục mà nó còn là của các cấp Ủy đảng, các cấp chính quyền, của các cơ
quan, ban ngành, đoàn thể; của cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội.... Thế
nhưng, nhiều hiệu trưởng chỉ mới dừng lại công tác tuyên truyền này trong nhà
trường, thiếu sự tuyên truyền đến các tổ chức khác và nhân dân. Điều đó, dễ dẫn
đến tính đồng thuận không cao giữa nhà trường và xã hội khi triển khai các biện
pháp thực hiện chủ trương xây dựng trường chuẩn quốc gia.
Nhận thức điều này, trong quá trình xây dựng trường chuẩn quốc gia mức
độ 1, bản thân tôi đã tăng cường công tác tuyên truyền xây dựng trường chuẩn
trong xã hội, thơng qua các lần: đăng kí phát biểu tham luận trong Đại hội Đảng
bộ, Đại hội giáo dục của địa phương; phát biểu trong các lần họp Hội đồng nhân
dân, họp Đảng bộ, họp sơ tổng kết của UBND xã, họp Ban đại diện cha mẹ học
sinh và toàn thể cha mẹ học sinh đầu năm và cuối năm... Trong tham luận hay
phát biểu tôi đi vào giải thích (vì sao phải là như vậy? đạt cái đó thì có lợi gì cho

con em? hiện nay trường như thế nào? cần phải phấn đấu và đầu tư ra sao? đề
xuất thực hiện (nếu có) về những vấn đề đã nêu.
Ví dụ: Vì sao phải xây dựng trường chuẩn quốc gia? Xây dựng trường
chuẩn đem lại quyền lợi gì cho con em nhân dân? trường chuẩn quốc gia khác gì
so với trường khơng chuẩn quốc gia?
Nhờ sự tuyên truyền đó, mà nhận thức trong lãnh đạo, các cơ quan, ban
ngành, đoàn thể và cha mẹ học sinh về xây dựng trường chuẩn được tăng lên;
việc tổ chức các biện pháp xây dựng trường chuẩn quốc gia mức độ 1 được đồng
thuận cao hơn so với trước.
(Hình ảnh 1: tuyên truyền nội dung xây dựng trường chuẩn Quốc gia
trong các hội nghị của xã, của trường)
3.2.Xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị
Để có định hướng tốt đối với sự phát triển của nhà trường thì trước hết
phải có kế hoạch chiến lược. Kế hoạch chiến lược phải thể hiện được sự quan
tâm đối với việc hình thành, duy trì và kích thích sự hợp tác giữa các cá nhân và
tổ chức. Đây là kế hoạch phát triển Nhà trường nó xuyên suốt trong qúa trình
hoạt động, khơng chỉ một tháng, một năm mà cả một giai đoạn, hướng tương lai
6


của nhà trường. Bản thân người hiệu trưởng phải có cái nhìn bao qt tổng thể
và có tầm nhìn chiến lược, phải chỉ ra được cái cầu nối từ hiện tại đến tương lai,
là kỳ vọng mong muốn ở trong lương lai nhà trường phải phát triển đến mức độ
nào.
- Xây dựng đề án phát triển Nhà trường giai đoạn 2015-2020 chi tiết, cụ
thể, rõ ràng, chính xác, trình với Đảng ủy, HĐND, UBND xã, PGD& ĐT
- Xây dựng kế hoạch phát triển từng năm học chính xác số liệu và lập kế
hoạch xây dựng CSVC và mua sắm trang thiết bị qua từng năm.
- Hàng năm phải xây dựng kế họach qua thực tế số trẻ trong độ tuổi đến
trường, dự kiến bao nhiêu nhóm lớp, mỗi phòng học bao nhiêu cháu, nguồn huy

động bao nhiêu và làm những việc gì trước, việc gì sau.
- Có kế hoạch xây dựng tổng thể cơ sở vật chất, trang thiết bị:
+ Quy hoạch về diện tích đất đai, địa điểm xây dựng, thời gian hoàn thành
việc xây dựng và mua sắm trang thiết bị.
+ Quy hoạch về tổng số các phòng: Số phòng học, số phòng chức năng,
cơng trình vệ sinh … phù hợp với số trẻ trong xã đến trường mầm non theo quy
định về Điều lệ trường mầm non.
Có kế hoạch quy hoạch sân trường: Sân tập thể dục, vườn cổ tích, khu
vườn thiên nhiên của bé … tất cả các vấn đề trên Hiệu trưởng phải có kế hoạch
rõ ràng và phải thực sự đảm bảo nguyên tắc sử dụng lâu dài, không lạc hậu. Kế
hoạch này tuyệt đối khơng được mang tính chất tạm bợ mà phải có ý tưởng, có
kế hoạch cho tương lai và nó phù hợp với đặc điểm trường Mầm non vùng nông
thôn.
Vấn đề mua sắm cơ sở vật chất góp phần phần không nhỏ đảm bảo tốt các
hoạt động ở Trường Mầm non. Vậy bản thân tôi phải nghiên cứu xem mua
những cái gì trước, cái gì sau?...
Sau khi hồn thành kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và
học. Tơi đã triệu tập cuộc họp để trình bày kế hoạch, thành phần dự họp là các
Phó hiệu trưởng, người đúng đầu các tổ chức đoàn thể trong nhà trường để lắng
nghe các ý kiến đóng góp, hồn chỉnh kế hoạch đã xây dựng.
3.3. Tích cực tham mưu trong việc đầu tư xây dựng CSVC trường học.
Trường lớp CSVC khang trang sạch đẹp với đầy đủ các phương tiện thiết
bị phục vụ cho học tập và vui chơi là ước mơ của tất cả các bậc phụ huynh khi
họ gửi gắm con em tới trường.
Để làm tốt công tác xây dựng CSVC nhà trường thì việc làm trước tiên
của người quản lý là phải làm tốt công tác tham mưu với các cấp các ngành hiểu
7


thêm về nhiệm vụ, chức năng của ngành học, của công tác CSGD trẻ từ 0- 6

tuổi.
Mặc dù được quan tâm đầu tư xây dựng nhưng để có trọng tâm, trọng
điểm và đạt hiệu quả cao phù hợp với ngành học, nên sau khi đã được đầu tư
xây dựng 6 phòng học kiên cố và 1 nhà bếp năm 2010, song số lượng học sinh
mỗi năm lại tăng lên nên số phòng học năm sau lại thiếu so với năm học trước.
Nhà trường chúng tôi tiếp tục xây dựng kế hoạch về qui mơ mạng lưới trường
lớp báo cáo trình Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân xã, có ý kiến
phát biểu trình bày tại các hội nghị của xã, của thôn với nội dung: Đề nghị xây
thêm phòng học, các phòng chức năng, phòng giáo dục nghệ thuật, tu sửa sân
vườn, tu sửa nhà vệ sinh…
Kế hoạch là vậy song ban đầu nhà trường gặp không ít khó khăn vì ngân
sách địa phương có hạn, khơng có nguồn dự án tài trợ. Trước tình hình đó tôi đã
tham mưu cho địa phương bước đầu xây dựng một khu vệ sinh mới và chuyển
khu vệ sinh chung thành một lớp học để giảm tải bớt số lượng học sinh và xây
sân khấu ngồi trời diện tích 65m2 để tổ chức ngày hội ngày lễ cho các cháu.
Nội dung tham mưu đã được địa phương chấp nhận tiến hành thi cơng và hồn
thành đưa vào sử dụng.
Tiếp đó tôi lại tham mưu với lãnh đạo địa phương tiếp tục tìm nguồn dự
án để đầu tư xây dựng các phòng chức năng , nhà hiệu bộ và tháng 4/2017 địa
phương đã được UBND tỉnh phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cơng trình nhà
chức năng và một phòng học trị giá 3 tỷ đồng và tiến hành khởi cơng xây dựng
vào tháng 8/2017.
(Hình ảnh 2: Cơng trình nhà chức năng 2 tầng)
Bên cạnh đó tơi tham mưu cho UBND xã ốp tường toàn bộ hệ thống
phòng học đã có bằng gạch men để chống ẩm mốc phòng nhóm và trang trí chủ
đề cho thuận tiện và đẹp mắt. Lát lại 1500 m2 sân bằng gạch đỏ Hạ Long và xây
hệ thống thoát nước, xây bồn hoa, lăn sơn lại toàn bộ hệ thống phòng học và nhà
bếp. Đây là nguồn động viên lớn nhất trong q trình cơng tác của tôi và tạo
điều kiện để nhà trường chúng tơi CSGD trẻ được tốt hơn.
(Hình ảnh 3: hệ thống phòng học và sân được ốp lát gạch men và gạch

đỏ Hạ Long)
Để cơng trình xây dựng sẽ phục vụ thiết thực hiệu quả hơn trong việc
CSGD trẻ. Mặc dù bản thân chỉ đi sâu làm công tác chuyên môn khơng có hiểu
biết về xây dựng nhưng tơi ln theo dõi giám sát cơng trình xây dựng, mỗi
cơng trình thi công tôi đều xin 1 bản thiết kế bản vẽ xây dựng để nghiên cứu chỗ
8


nào thấy chưa phù hợp thì tơi tham mưu và yêu cầu chỉnh sửa cho phù hợp với
yêu cầu thực tế của nghành.
Ví dụ: Với phòng vệ sinh của 5 tuổi chưa có vách ngăn gữa bé trai và bé
gái, bệ vệ sinh cao hơn so với trẻ, tôi đã tham mưu để sửa lại cho phù hợp với
trẻ.
Với công trình nhà bếp do q trình chuyển đổi vị trí của bể nước nên quy
trình bếp một chiều khơng còn, hệ thống giá úp trang thiết bị nhà bếp không
đảm bảo vệ sinh, khu vực sơ chế và rửa thực phẩm chưa được rào chắn cẩn thận
có thể dẫn đến tình trạng chuột bọ xâm nhập vào…
Để khắc phục các vấn đề trên, tơi đã trực tiếp có ý kiến đề xuất với
UBND xã tu sửa lại khu vực nhà bếp ốp lát lại tường phòng bếp, chuyển đổi vị
trí bếp nấu, xây lại bàn sơ chế, bàn chế biến thực phẩm. Nhà trường chủ động
đầu tư hệ thống tủ đựng bát đĩa, xoong nồi, tủ dựng gia vị, mua máy lọc nước
sinh hoạt, rào lưới tổ ong xung quanh khu vực sơ chế và rửa thực phẩm. Nhà
trường đã được Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Thanh hóa cơng nhận “
Bếp ăn đạt tiêu chuẩn vệ sinh an tồn thực phẩm”.
(Hình ảnh 4: Nhà bếp được tu sửa và đầu tư hệ thống tủ giá)
Đến tháng 7/2018 tồn bộ các cơng trình xây dựng mới và tu sửa hoàn
thành đưa vào sử dụng tháng 8/2018. Trường chúng tơi qui mơ ban đầu có 6
phòng học và 1 nhà bếp . hiện nay đã đầy đủ các phòng chức năng , phòng học
hệ thống sân vườn… để phục vụ tốt việc CSGD các cháu. Cán bộ giáo viên,
nhân viên và phụ huynh học sinh rất phấn khởi hài lòng với CSVC mà địa

phương đầu tư xây dựng .
3.4. Làm tốt cơng tác xã hội hố giáo dục Mầm non.
Cơng tác giáo dục là nhiệm vụ của tồn Đảng, toàn dân, toàn quân, của tất
cả các cấp, các ngành chứ khơng chỉ là của riêng ai.
* Mục đích thực hiện cơng tác xã hội hóa giáo dục:
Huy động cộng đồng tham gia xây dựng và phát triển trường nhằm hai
mục đích sau:
Xây dựng các điều kiện thiết yếu để phục vụ cho quá trình giáo dục trẻ
như cơ sở vật chất trường lớp, đội ngũ giáo viên,…
Tạo môi trường giáo dục trẻ tốt nhất trong điều kiện có thể phấn đấu
được, thống nhất giữa nhà trường- gia đình và xã hội
* Nội dung cơng tác xã hội hóa giáo dục:
Nội dung chính của cơng tác xã hội hóa giáo dục là tạo ra các nguồn lực
cả vật chất và tinh thần để phục vụ việc xây dựng một môi trường giáo dục tốt
9


nhất, để có điều kiện chăm lo cho việc dạy trẻ cả trên hai phương diện kiến thức
và đào tạo con người.
Huy động nguồn lực là một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà
quản lý giáo dục. khi xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục, một yêu cầu chính
đáng của nhà quản lý giáo dục là cộng đồng xã hội phải đóng vai trò tích cực
trong việc quyết định những yêu cầu về nguồn lực ngoài ngân sách Nhà nước.
Có 2 nguồn lực chính cần quan tâm trong quá trình huy động cộng đồng là:
Nguồn lực vật chất bao gồm: tài lực, vật lực, nhân lực, đất đai, trường sở,
trang thiết bị,…
* Đối tượng thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục:
Lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương: đây là đối tượng quan trọng
quyết định sự đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường và cũng là lực lượng tạo cơ
chế cho việc huy động cộng đồng ở địa phương, tạo điều kiện cho việc huy động

cộng đồng triển khai thuận lợi.
Gia đình, cha mẹ học sinh, Hội cha mẹ học sinh: đây là lực lượng có nhu
cầu, nguyện vọng, lợi ích trực tiếp cùng chia sẻ với nhà trường, một đối tác
trong việc huy động cộng đồng của nhà trường và cũng là lực lượng quan trọng,
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện đối với học sinh.
Các cơ sở sản xuất kinh doanh: đây là một lực lượng hỗ trợ quan trọng,
tạo khả năng liên kết trong việc huy động các nguồn lực vật chất.
Các cá nhân, các mạnh thường quân,.. các đối tượng này tuy ít, khơng phổ
biến nhưng lại mang lại rất hiệu quả trong quá trình huy động cộng đồng nếu
như người cán bộ quản lý biết đột phá vào các bước phát triển quan trọng có thể
làm thay đổi chất lượng giáo dục.
* Chủ thể làm nhiệm vụ XHHGD
- Nhà trường là lực lượng nòng cốt trong việc triển khai cơng tác xã hội
hóa giáo dục, cán bộ quản lý cùng tập thể sư phạm giữ vai trò quan trọng trong
quá trình giảng dạy và giáo dục trẻ. Lời tuyên truyền huy động cộng đồng của
giáo viên có sức thuyết phục mạnh mẽ, mặt khác, mỗi nhà giáo có mối quan hệ
xã hội rất rộng bởi vì họ có rất nhiều phụ huynh học sinh.
- Phòng giáo dục đào tạo và lãnh đạo Đảng và chính quyền địa phương:
Chính quyền các cấp với chức năng quản lý Nhà nước của mình khơng chỉ huy
động, khuyến khích mà còn tạo cơ sở pháp lý cho việc huy động và tổ chức điều
hành sự phối hợp các lực lượng xã hội tham gia xây dựng và phát triển giáo dục.
Do vậy, vai trò của các cấp ủy Đảng, chính quyền đại phương rất quan trọng
trong cuộc vận động XHHGD.
10


- Ban đại diện cha mẹ hoc sinh cũng là một chủ thể huy động cộng đồng.
- Có những lực lượng xã hội có thể vừa giữ vai trò chủ thể huy động cộng
đồng, nhưng đồng thời cũng chính là đối tượng được huy động. chẳng hạn phụ
huynh học sinh, ngành Giáo dục, chính quyền cơ sở.

Song để các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và nhân dân tin tưởng
hiểu rõ hơn về cấp học Mầm non đó là nhiệm vụ của nhà trường, đội ngũ các cô
giáo Mầm non. Chúng tơi xác định rằng chỉ có chất lượng chăm sóc ni dưỡng
trẻ thật tốt mới có thể tạo được lòng tin và sự ủng hộ cao của các cấp các ngành
và chính quyền địa phương. Với các khẩu hiệu thi đua trong nhà trường: “Nuôi
tốt- dạy tốt- yêu thương các cháu như chính con em ruột thịt của mình. Cơ dun
dáng mẫu mực- bé khoẻ đẹp lễ phép. Mỗi ngày đến trường là một ngày vui của
bé….Thông qua việc tổ chức tốt các này hội đến trường của bé, các hội thi giáo
viên giỏi cô nuôi giỏi, thi bé khéo tay, chương trình liên hoan văn nghệ mừng
ngày hội ngày lễ, chào mừng các ngày hội làng, tết trung thu… đã khẳng định
chất lượng thực của nhà trường.
Ngoài các buổi dự họp và phát biểu đi sâu về công tác GDMN ở hội nghị
của xã và các thôn, hàng năm trong buổi lễ khai giảng năm học mới và lễ kỷ
niệm ngày nhà giáo Việt nam 20-11, các ngày kễ trong năm học. Chúng tôi mời
đại biểu đại diện Đảng uỷ-HĐND-UBND, các ban ngành của xã. Đặc biệt với
đặc thù cấp học MN chúng tôi mời các ông bà bí thư chi bộ, trưởng thơn, chi hội
trưởng các chi hội trong thôn cùng về dự. Qua đây chúng tôi tạo được niềm tin
trong cán bộ và nhân dân địa phương qua các thành tích, các con số biết nói, như
số lượng trẻ ra lớp, ăn ngủ tại lớp ngày càng đông, tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng
(SDD) ngày càng giảm.
Cụ thể: Năm học 2017-2018: Số trẻ ra lớp 238 cháu, đạt tỉ lệ Nhà trẻ
32,3%, Mẫu giáo 100% các cháu trong độ tuổi ra lớp. Các cháu ăn ngủ tại lớp
đạt 100%, tỉ lệ SDD còn 4%, , 9 cơ thi đạt GVG cấ trường, có 4 SKKN cấp
huyện, 1 đề tài SKKN được xếp loại cấp Tỉnh.
Năm học 2018-2019: Số trẻ ra lớp 258 cháu, tăng 20 cháu, đạt tỉ lệ Nhà trẻ
35%, Mẫu giáo 100% các cháu trong độ tuổi ra lớp, các cháu ăn ngủ tại lớp đạt
100% tỉ lệ trẻ SDD giảm còn 3%, có 68 cháu thi Bé khỏe – Bé tài năng cấp
trường, 6 cháu đạt giải nhì Bé khỏe – Bé tài năng cấp huyện, 3 cô thi đạt giáo
viên giỏi cấp huyện ,6 đề tài SKKN được xếp loại A cấp trường gửi cấp huyện
xét duyệt.

Bên cạnh những thuận lợi và thành tích đạt được báo cáo trong hội nghị,
chúng tơi còn nêu những khó khăn, thiếu thốn về CSVC, đồ dùng trang thiết bị
11


phục vụ hoạt động CSGD trẻ, cụ thể như còn thiếu màn hình ti vi, vi tính, thiếu
sân chơi phát triển thể chất, vườn cổ tích, vườn cây ăn quả, vườn rau của bé…
Vào đầu năm học tôi làm tờ trình xin lãnh đạo phòng, lãnh đạo xã duyệt kế
hoạch vận động kinh phí và tổ chức họp nhà trường, họp ban đại diện cha mẹ
học sinh, họp phụ huynh tồn trường. Sau khi được thống nhất thì tiến hành tổ
chức vận động.
Năm học 2017 – 2018 vận động được nguồn kinh phí 35.185 000đ đắp 2
bộ hình tượng truyện vườn cổ tích, sắp cổng biển vườn cổ tích, vườn cây, vườn
rau, vẽ tranh tường.
Năm 2018 – 2019 vận động nguồn kinh phí 45 600 000đồng tiếp tục đắp
hình tượng vườn cổ tích, vẽ tranh tường, xây dựng khu vui chơi phát triển thể
chất.
(Hình ảnh 5: vườn cổ tích, vườn rau, vườn cây của bé, khu vui chơi
phát triển thể chất)
Tháng 3 năm 2019 trường được vinh dự đón nhận trường đạt chuẩn Quốc
gia mức độ I nhà trường đã được UBND xã hỗ trợ 30 000 000đồng, Hội cha mẹ
học sinh tặng 1 ti vi trị giá 6,500 000đồng. Giáo viên chuyển cơng tác tặng 1
bình nước nóng, hội đồng hương Nga Sơn tại Hà Nội và Hội khuyến học, hội
cựu giáo chức và các trường mầm non trong cụm tặng 6.000 000đồng.
Một kết quả đáng mừng lớn nhất là chúng tôi đã tạo được niềm tin tưởng
tuyệt đối về công tác CSGD trẻ đối với các cấp các ngành và các tầng lớp nhân
dân. Cứ chuẩn bị bước vào năm học mới các cấp lãnh đạo địa phương rất quan
tâm chỉ đạo các nhà trường trong công tác chuẩn bị CSVC, hội khuyến học của
các thôn, các dòng họ tổ chức lễ phát thưởng cho học sinh giỏi từ cấp học Mầm
non trở lên.

(Hình ảnh 6: Hội cha mẹ học sinh tặng quà trong dịp Trường đón
chuẩn Quốc gia)
3.5. Phát động giáo viên thi làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ.
Với đặc điểm trẻ mầm non, tư duy trực quan hành động chiếm ưu thế, đồ
dùng trực quan là khơng thể thiếu trong q trình dạy trẻ, trẻ cần có đồ dùng để
hoạt động. Đặc biệt dạy theo chương trình Mầm non mới hiện nay, trẻ được hoạt
động tích cực để trải nghiệm kinh nghiệm sống.
Cùng với việc làm tốt công tác tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền
xây dựng CSVC, đầu tư các trang thiết bị. Hàng tháng nhà trường phát động thi
làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ theo chủ đề, với yêu cầu: Đồ dùng, đồ chơi cần

12


đảm bảo an tồn, khơng gây nguy hiểm cho trẻ, đồ dùng không sắc nhọn, không
dễ vỡ, không làm xước da chảy máu trẻ, không dùng vật liệu độc hại.
Giáo viên và trẻ sưu tầm nguyên liệu, phế liệu để làm đồ chơi như các loại
vỏ hộp, tranh lịch, vải vụn, gỗ, nhựa, xốp…
Ví dụ: Vào đầu mỗi chủ đề, cô giáo giới thiệu cho trẻ những nội dung sẽ
được học, để cô và trẻ cùng chú ý sưu tầm nguyên liệu, phế liệu phù hợp.
Với các loại vỏ hộp, gỗ nhựa…có thể dùng thường xun trong q trình
vui chơi, học tập của trẻ.
Phát động sưu tầm lịch treo tường vào tháng 12, tháng 1…khi đó các gia
đình thay lịch năm mới…
Tổ chuyên môn sưu tầm một số các mẫu đồ dùng, hướng dẫn cho giáo viên
làm theo từng khối lớp .
Định hướng cho giáo viên tham khảo cách hướng dẫn làm đồ chơi trên ở
các chương trình thường được phát trên sóng vơ tuyến.
Ví dụ: Chương trình “Hãy là bé ngoan” truyền hình Hà Nội 2, “Góc sáng
tạo ” “Khoa học và giáo dục ”…chương trình VT2…

Phơ tơ các hình ảnh, mẫu vật theo chủ đề cho các lớp, giáo viên và trẻ tơ
màu, bổ xung hồn thiện đồ dùng phong phú, sáng tạo.
Ví dụ: Thế giới thực vật: Hình ảnh các loại hoa, quả, rau, các loại cây
xanh…
Thế giới động vật: Các con vật sống dưới nước, trên cạn, vật ni trong gia
đình, các con vật sống trong rừng…
Giáo viên tổ chức tốt hoạt động chung, các giờ dạy trẻ, sử dụng sản phẩm
học tập của trẻ để làm đồ dùng cho các hoạt động.
Ví dụ: Hoạt động tạo hình: Xé dán hình con cá, bơng hoa…
Dùng cho giờ học toán: Đếm số lượng cá, hoa…
Giáo viên hướng dẫn trẻ làm đồ dùng tự tạo: Cắt dán trang trí vỏ hộp, dán
hột hạt, bằng các nguyên liệu giấy màu thành các đồ vật, con vật trưng bày các
góc học tập.
Ví dụ: Dùng lọ dầu rửa bát dán quai làm phích nước, nối các vỏ hộp thạch
sữa chua làm các đồn tàu để học tốn, so sánh dài hơn, ngắn hơn. Cắt dán hình
con cá, bơng hoa, quả…
Dùng các vỏ hộp bánh bằng sắt dán trang trí thành bộ trống học môn âm
nhạc.
Dùng các đoạn ống nước làm giàn mưa, kết hợp đầu tư mua một máy sục
bể cá cảnh để hút nước thành một vòng tuần hoàn mưa liên tục…
13


Ban giám hiệu đi kiểm tra vào đầu chủ để và cuối mỗi chủ đề, xem số
lượng đồ chơi tự tạo có phong phú và phù hợp với chủ đề không. Hàng tháng
động viên khen thưởng giáo viên được xếp loại tốt về làm đồ chơi cho trẻ.
Kết quả, ngoài số tiền đóng góp của phụ huynh để mua đồ dùng học liệu
cho trẻ, giáo viên đã làm được rất nhiều đồ chơi phong phú theo từng chủ đề cho
trẻ hoạt động trải nghiệm, trẻ rất thích mà giá thành rất rẻ.
(Hình ảnh 7: Đồ dùng, đồ chơi tự làm của giáo viên)

3.6. Làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh nhằm tăng cường CSVC,
đồ dùng trang thiết bị đồ chơi cho trẻ hoạt động.
Việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong cơng tác ni dạy các cháu
là một việc làm thường xuyên được các nhà trường chú trọng nhất, đặc biệt là
cấp học Mầm non.
Để làm tốt công tác này, từ nhiều năm nay chúng tôi tổ chức hoạt động
Ban đại diện cha mẹ học sinh đúng theo Thông tư Số: 55/2011/TT-BGDĐT,của
Bộ giáo dục và Đào tạo ngày 22 tháng 11 năm 2011 “về việc Ban hành Điều lệ
Ban đại diện cha mẹ học sinh”;
Hằng năm, tôi xây dựng kế hoạch cụ thể về nội dung tuyên truyền, số lượt
tuyên truyền, hình thức tuyên truyền tới toàn thể cán bộ giáo viên trong nhà
trường. Yêu cầu các nhóm lớp xây dựng kế họach và tổ chức tun truyền tới
100% các bậc phụ huynh. Ngồi ra tơi còn tranh thủ các buổi họp phụ huynh
toàn trường và các buổi họp ban đại diện phụ huynh học sinh để tuyên truyền
những kiến thức nuôi dạy con theo khoa học, những điều kiện và nhu cầu cần
thiết về CSVC cho việc CSGD trẻ trong trường Mầm non. Từ đó, tôi kết hợp với
hội phụ huynh học sinh vận động hỗ trợ kinh phí tu sửa, cải tạo, xây dựng
CSVC.
Đầu năm học, chúng tôi chỉ đạo các lớp họp phụ huynh học sinh, triển
khai kế hoạch năm học, trong đó nêu rõ yêu cầu một số các danh mục học phẩm,
đồ dùng đồ chơi phục vụ học tập cho các cháu và mục đích của việc tạo mơi
trường cho trẻ hoạt động nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục theo chương trình
giáo dục Mầm non mới hiện nay.
Hết học kỳ I, họp phụ huynh lần 2 để thăm CSVC, môi trường học tập của
trẻ. Trước khi vào cuộc họp, mỗi lớp tổ chức một hoạt động học cho trẻ, như:
Làm quen mơi trường xung quanh, làm quen với tốn, làm quen chữ cái…Theo
chủ đề đang thực hiện, để phụ huynh dự và hiểu rõ hơn về yêu cầu CSGD trẻ ở
trường Mầm non…Từ đó, phụ huynh nhiệt tình đóng góp, ủng hộ nguyên vật
liêu, phế liệu để làm đồ chơi cho trẻ.
14



Trong 2 năm nhà trường đã được hội phụ huynh tự nguyện đóng góp gần
200 triệu đồng để mua sắm đồ dùng, đồ chơi chơi chăn chiếu gối … phục vụ
sinh hoạt cho trẻ. Để thực sự: “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui của bé”.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân đồng nghiệp và nhà trường
Trong giai đoạn xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, nhờ làm
tốt công tác tuyên truyền nhận thức về chủ trương xây dựng trường đạt chuẩn
quốc gia và huy động các lực lượng xã hội tham gia xây dựng nhà trường đã huy
động được nhiều nguồn lực cho việc đầu tư các hạng mục CSVC và các hoạt
động giáo dục khác theo quy định. Trong đó:
Cảnh quan sư phạm được cải tạo nâng cấp tạo nên một môi trường khang
trang: “Xanh - Sạch - Đẹp và an toàn”.
Phòng nghệ thuật được đầu tư xây dựng và mua sắm các trang thiết bị
phương tiện làm việc góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ.
Khu nhà hiệu bộ được đầu tư xây dựng mới để có nơi làm việc của ban
giám hiệu và nhân viên.
Các trang thiết bị dạy học được đầu tư đúng mức, đảm bảo đúng danh
mục của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, tạo điều kiện cho nhà trường trong
việc nâng cao chất lượng dạy học.
Các hạng mục CSVC như nhà xe giáo viên, cơng trình vệ sinh học sinh
cũng được đâu tư xây dựng.
Các thiết bị cơng nghệ như máy vi tính, máy in được đầu tư tương đối đầy
đủ để nhà trường có điều kiện đẩy mạnh ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong
quản lí và dạy học.
CSVC lớp học như bàn ghế, bảng, giá để đồ chơi, tủ đựng đồ dùng dạy
học, ánh sáng, quạt trần, trang trí lớp học còn thiếu đều được đầu tư đảm bảo
chuẩn....
Ngồi ra, cơng tác phối hợp với các cơ quan, đoàn thể, cha mẹ học sinh

trong hoạt động giáo dục được kết hợp chặt chẽ. Công tác tham mưu của hiệu
trưởng cho lãnh đạo địa phương được tích cực, nên nhà trường đã có được sự
quan tâm của địa phương cho việc đầu tư xây dựng trường chuẩn (Nghị quyết
Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2015 - 2020 về việc đầu tư CSVC trường chuẩn quốc
gia mức độ 1....) Nhận thức của đội ngũ và các lực lượng xã hội trong xây dựng
trường chuẩn ngày càng được nâng cao....
Sau hơn 2 năm phấn đấu, Trường Mầm non Nga Nhân được vinh dự đón
đồn kiểm tra của Sở giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa về thẩm định đánh
15


giá 5 tiêu chuẩn trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ I theo Thông tư số
02//2014/QĐ – BGD& ĐT; kết quả qua kiểm tra được đoàn đánh giá cao và đề
nghị UBND tỉnh công nhận Trường mầm non Nga Nhân đạt trường chuẩn quốc
gia mức độ 1 (QĐ số 4423/QĐ-UBND ngày 07/11/2018).
Ngày 29/3/2019 trường vinh dự tổ chức lễ đón nhận danh hiệu trường đạt
chuẩn quốc Gia mức độ 1 của chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa trong khơng khí
trang nghiêm, phấn khởi.
Kết quả thực hiện so sánh có đối chứng
Trước khi thử Sau khi thử
nghiệm
nghiệm
Tăng, giảm
STT Nội dung thử nghiệm
Số
Số
Tỉ lệ
Tỉ lệ%
lượng
lượng %

1
Phòng học kiên cố
6/8
75%
8
100 Tăng 25%
2
Phòng nghệ thuật
0
0
1
100 Tăng 100%
3
Nhà bếp theo qui trình
1
100
1
100 Khơng tăng song
1 chiều
được tu sửa, đầu
tư hiện đại hơn.
4
Khối phòng hành
0
0
6
100 Tăng 100%
chính quản trị, phòng
bảo vệ
5

Nhà để xe
0
0
1
100 Tăng 100%
6
Nguồn nước hợp vệ
1
2
100
sinh
7
Màn hình ti vi
4
50
8
100 Tăng 50%
8
Bộ đồ dùng dạy học
5
62
8
100 Tăng 38%
9
Đồ chơi ngoài trời
4
66
6
100 Tăng 34%
10 Vườn cổ tích

0
0
1
100 Tăng 100%
11 Vườn rau
0
0
1
100 Tăng 100%
12 Vườn cây ăn quả
0
0
1
100 Tăng 100%
13 Sân chơi giao thông
0
0
1
100 Tăng 100%
0
0
1
100 Tăng 100%
14 Sân chơi phát triển vận
động
15 Sân khấu ngồi trời
0
0
1
100 Tăng 100%

16 Hệ thống tủ góc
1
12
8
100 Tăng 88%
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục, trong
những năm qua dưới sự lãnh đạo sát sao của các cấp ủy đảng, chính quyền địa

16


phương; sự nỗ lực quyết tâm của ngành giáo dục, của cán bộ và giáo viên nhà
trường cùng với sự đồng thuận của người dân, Trường mầm non Nga Nhân đã
được công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1; đây cũng là cơ
sở tạo động lực cho việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng yêu
cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Để đạt được kết quả trên cần thực hiện tốt một số
vấn đề sau:
Một là: Người cán bộ quản lý nhất là người hiệu trường phải làm tốt công
tác tham mưu. Có làm tốt cơng tác tham mưu thì nhà trường mới đón nhận được
sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương ủng hộ trong việc tạo
điều kiện về diện tích đất, xây dựng cơ sở vật chất nhà trường thực hiện tốt
nhiệm vụ CSGD trẻ.
Hai là: Sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của toàn dân. Để làm tốt công tác
xây dựng cơ sở vật chất nhà trường, chúng ta cần phải phối hợp chặt chẽ với các
ban ngành chức năng và cộng đồng xã hội trong việc CSGD trẻ. Có được sự ủng
hộ của các các ban ngành chức năng và cộng đồng xã hội về kinh phí xây dựng
CSVC thì sự nghiệp giáo dục của nhà trường như được chắp thêm cánh để đi
đến thành cơng.

Ba là: Nâng cao năng lực trình độ chun môn cho cán bộ giáo viên qua
các hội thi làm đồ dùng đồ chơi tự tạo cho trẻ là một việc làm cần thiết để tăng
cường đồ dùng đồ chơi trong nhà trường. Giúp cho giáo viên có trình độ, vững
vàng về chun mơn nghiệp vụ tay nghề, có tâm huyết, năng động sáng tạo để
truyền thụ kiến thức cho trẻ một cách tốt nhất.
Bốn là: Cần phải phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường. Để đạt
đó đòi hỏi phải làm tốt công tác tuyên truyền vận động tới toàn thể các bậc phụ
huynh để họ nhận thức đúng dắn về ngành học từ đó họ xác định được vai trò,
trách nhiệm của gia đình đối với việc tăng cường CSVC các trang thiết bị trường
học để CSGD con em họ ngày càng tốt hơn.
2. Những kiến nghị
- Để từng bước xây dựng CSVC, đầu tư trang thiết bị nhà trường đáp ứng
nhu cầu CSGD trẻ, đề nghị UBND huyện tiếp tục đầu tư trang thiết bị hiện
đại,tư trang cấp bổ sung một số bàn ghế, thiết bị đồ dùng dạy học, máy vi tính
cho các trường Mầm non để nhà trường duy trì tốt trường đạt chuẩn mức độ I và
phấn đấu xây dựng chuẩn Quốc gia mức độ II
Thường xuyên tổ chức cho cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán đi tham
quan học tập các mơ hình giáo dục phát triển trong và ngoài tỉnh để học tập, rút
kinh nghiệm.
17


Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong việc tăng cường đầu tư cơ
sở vật chất, đồ dùng trang thiết bị, đồ chơi đạt chuẩn Quốc gia ở trường mầm
non Nga Nhân. Kính mong Hội đồng khoa học các cấp xét duyệt và giúp đỡ tơi
hồn thành đề tài, áp dụng đạt hiệu quả hơn.
Tôi xin chân thành cám ơn !
XÁC NHẬN
Nga Nhân, ngày 08 tháng 04 năm 2019
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.

Mã Thị Thanh

TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật
Giáo dục sửa đổi số 44/2009/QH12 ngày 25/11/2009 của Quốc hội nước Cộng
hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Thơng báo số 242/TW ngày 15/4/2009 về kết luận của Bộ Chính trị: tiếp
tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) về phương hướng phát triển
Giáo dục và đào tạo đến năm 2020.
- Thông tư 17/2009/TT – BGDĐT về ban hành chương trình chương trình
giáo dục mầm non

18


- Thông tư 28/2016/TT – BGDĐT về sửa đổi, bổ sung một số nội dung
của chương trình giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT
– BGDĐT.
- Thông tư 02/2014/QĐ – BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc
ban hành Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Nga Nhân nhiệm kì 2015 – 2020.

Mẫu 1 (2)

DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC

CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

Họ và tên tác giả: Mã Thị Thanh
Chức vụ và đơn vị công tác: Hiệu trưởng trường mầm non Nga Nhân

19


Cấp đánh
giá xếp loại
TT

1.
2.
3.
4.

5.

6

7

Tên đề tài SKKN

Một số biện pháp vận động trẻ mầm
non ra lớp.
Một số biện pháp phát triển ngôn
ngữ cho trẻ mầm non
Kinh nghiệm chỉ đạo bồi dưỡng nâng

cao chất lượng đội ngũ giáo viên
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả
cơng tác xã hội hóa giáo dục ở
trường mầm non.
Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng
sống cho trẻ mầm non ở trường MN
Nga Nhân
Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng “
Trường học thân thiện – Học sinh
tích cực” ở trường MN Nga Nhân
Một số biện pháp chỉ đạo lập kế
hoạch thực hiện chương trình giáo
dục mầm non cho trẻ ở trường MN
Nga Nhân

(Ngành GD
cấp
huyện/tỉnh;
Tỉnh...)

Kết quả
đánh giá Năm học đánh
xếp loại
giá xếp loại
(A, B,
hoặc C)

Huyện

C


2006 - 2007

Huyện

A

2007 - 2008

Huyện

C

2008 - 2009

Huyện

C

2011 -2012

Huyện

B

2013 - 2014

Huyện

B


2014 - 2015

Huyện

B

2015 - 2016

---------------------------------------------------PHỤ LỤC
HÌNH ẢNH ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG SÁNG KIẾN

20


(Hình ảnh 1: tuyên truyền nội dung xây dựng trường chuẩn Quốc gia
trong các hội nghị của xã, của trường)

(Hình ảnh 2: Cơng trình nhà chức năng 2 tầng )

21


(Hình ảnh 3:hệ thống phịng học và sân được ốp lát gạch men và gạch đỏ Hạ
Long, sân khấu ngoài trời

(Hình ảnh 4: nhà bếp được tu sửa và đầu tư hệ thống tủ giá)

22



(Hình ảnh 5: vườn cổ tích, vườn rau, vườn cây của bé)

23


(Hình ảnh 6: Hội cha mẹ học sinh tặng quà trong dịp Trường đón chuẩn Quốc gia)

(Hình ảnh 7: Đồ dùng, đồ chơi tự làm của giáo viên)
24


(Hình ảnh 7: Đồ dùng, đồ chơi tự làm của giáo viên)

25


×