Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc mông xã sủng trái, huyện đồng văn tỉnh hà giang và đưa ra một số giải pháp vận dụng vào thực tế để phát triển du lịch địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 50 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ VĂN HĨA - NGHỆ THUẬT

TIỂU LUẬN CUỐI KHĨA
Bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc Mông xã Sủng Trái,
huyện Đồng Văn - tỉnh Hà Giang và đƣa ra một số giải pháp vận dụng
vào thực tế để phát triển du lịch địa phƣơng

Sinh viên thực hiện: VÀNG THỊ BẢO
MSSV: 59DQLHN005
Lớp: Đại học Quản lý Văn hóa K16
Khóa: 2018 - 2022

Hà Nội, 2021


LỜI CẢM ƠN
Nằm trong chương trình đào tạo, Khoa Quản lý văn hóa Trường Đại học
Văn hóa Hà Nội đã tổ chức lớp QLVH K16. Trong quá trình theo học tại nhà
trường, tôi đã được tiếp thu những kiến thức từ cơ bản đến kiến thức chuyên
ngành tham gia các đợt thực tế, thực tập trong chương trình học tập. Theo yêu
cầu của kế hoạch đào tạo, trong khuân khổ cuốn tiểu luận này, tôi xin phép được
chọn đề tài là:
“ Bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc Mông xã Sủng Trái, huyện
Đồng Văn - tỉnh Hà Giang và đưa ra một số giải pháp vận dụng vào thực tế
để phát triển du lịch địa phương”.
Để có được đầy đủ kiến thức làm nên cuốn tiểu luận cuối khóa này tơi xin
chân thành cảm ơn các thầy, cơ giáo, những người đã trực tiếp giảng dậy, tận
tình giúp đỡ và dẫn dắt, dạy dỗ tôi trong những năm qua.
Đặc biệt tơi xin được bầy tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến cơ Trương Hải Minh
- Phịng đào tạo - Trường Đại học văn hóa Hà Nội giáo viên chủ nhiệm lớp


QLVH K16 là người đã trực tiếp dìu dắt, động viên, khích lệ chúng tơi trong q
trình học tập cũng như q trình hồn thiện Tiểu luận cuối khóa.
Hơn hết tơi xin được gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc nhất tới thầy Phan
Văn Tú - PGS.TS. Khoa Quản lý văn hóa - Nghệ thuật - Trường Đại học Văn
hóa Hà Nội là người đã tận tâm chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong q trình
hình thành đề tài, triển khai nghiên cứu và hoàn thành cuốn Tiểu luận cuối khóa
này.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, UBND,
UBMTTQ xã Sủng Trái, huyện Đồng Văn - tỉnh Hà Giang nơi tôi đang công tác
đã tạo điều kiện về thời gian học tập cũng như cung cấp thông tin tài liệu để tơi
hồn thành tiểu luận này.
Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng, song do khả năng có hạn nên nội
dung cuốn tiểu luận này không thể tránh khỏi những sai sót. Kính mong sự chỉ
dẫn, góp ý của các thầy, cơ để tiểu luận được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 06 năm 2021
Sinh viên

Vàng Thị Bảo

1


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC ......................................................................................................... 2
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 4
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI XÃ SỦNG TRÁI, HUYỆN ĐỒNG VĂN,
TỈNH HÀ GIANG.............................................................................................. 9

1.1. Khái quát về vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên .......................................... 9
1.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên ............................................................... 9
1.1.2.Về Vị trí địa lý .................................................................................... 9
1.1.3.Về Khí hậu .......................................................................................... 9
1.2.Về Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................... 10
1.2.1. Sản xuất nông lâm nghiệp ................................................................ 10
1.2.2. Thương mại dịch vụ và du lịch ......................................................... 10
1.2.3. Thông tin liên lạc: ............................................................................ 11
1.2.4. Văn hóa - Xã hội: ............................................................................. 11
1.3. Chiến lược phát triển: ............................................................................. 11
Chương 2: THỰC TRẠNG BẢO TỒN VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ĐẶC
SẮC CỦA DÂN TỘC MÔNG Ở XÃ SỦNG TRÁI, HUYỆN ĐỒNG VĂN,
TỈNH HÀ GIANG............................................................................................ 15
2.1. Lịch sử khái quát của dân tộc Mông. ...................................................... 15
2.2. Dân số và thành phần dân tộc. ................................................................ 17
2.3. Đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội. ......................................................... 17
2.3.1. Đời sống kinh tế. .............................................................................. 17
2.3.2. Trồng trọt. ........................................................................................ 18
2.3.3. Chăn nuôi. ........................................................................................ 19
2.3.4. Các nghề thủ công truyền thống và trao đổi hàng hóa. ..................... 19
2.3.5. Đời sống xã hội ............................................................................... 20
Chương 3: GIẢI PHÁP NHẰM BẢO TỒN VĂN HÓA VẬT THỂ VÀ PHI
VẬT THỂ CỦA DÂN TỘC MÔNG Ở XÃ SỦNG TRÁI, HUYỆN ĐỒNG
VĂN, TỈNH HÀ GIANG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY .......................... 21
3.1. Bảo Tồn Kiến trúc ngôi nhà truyền thống ............................................... 21
3.2. Nhạc cụ truyền thống tại xã Sủng Trái ................................................... 24
3.3. Trang phục truyền thống của dân tộc Mông............................................ 25
3.4. Đồ dùng sinh hoạt. ................................................................................. 27
3.5. Ẩm thực. ................................................................................................ 28
3.6. Văn hóa truyền thống phi vật thể của người Mông ................................. 29

2


3.6.1. Quan hệ làng bản .............................................................................. 29
3.6.2. Quan hệ gia đình, dịng họ ................................................................ 30
3.6.3. Lễ hội trong năm. ............................................................................. 31
3.6.4. Văn hoá nghệ thuật dân gian truyền thống. ....................................... 32
3.6.5. Tơn giáo, tín ngưỡng. ....................................................................... 33
3.6.6.Cưới xin ............................................................................................ 34
3.6.7. Tang ma. .......................................................................................... 35
3.7. Các giải pháp bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc Mơng tại địa bàn
xã Sủng Trái. ................................................................................................. 37
3.7.1. Phương án bảo tồn. ........................................................................... 37
3.7.2. Mục tiêu. .......................................................................................... 38
3.7.3. Nội dung cần bảo tồn........................................................................ 38
3.8. Đối với dân tộc Mông tại xã Sủng Trái. .................................................. 39
3.8.1. Về tiếng nói chữ viết ........................................................................ 39
3.8.2.Về trang phục .................................................................................... 40
3.8.3.Về kiến trúc ....................................................................................... 40
3.8.4. Sưu tầm dụng cụ sinh hoạt và đồ dùng lao động: .............................. 40
3.8.5. Xây dụng nghề truyền thống............................................................. 41
3.8.6. Lễ đặt con trưởng thành .................................................................... 41
3.8.7. Nội dung cải tiến tập quán, lạc hậu: .................................................. 41
3.8.9. Giải pháp nhằm bảo tồn áp dụng thực tế trong phát triển du lịch địa
phương. ...................................................................................................... 41
KẾT LUẬN...................................................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 46
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 47

3



Phần I
MỞ ĐẦU
Văn hóa Việt Nam là một nền văn hóa phong phú, đa dạng, gồm có 54
dân tộc anh em cùng tồn tại, chung sống và phát triển, Mỗi cộng đồng dân tộc
với những đặc trưng văn hóa khác nhau, phong tục tập quán riêng, tạo nên một
nền văn hóa Việt Nam đa dạng, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc. Nó đã tạo
thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt tồn bộ lịch sử của dân tộc, nó làm nên sức mạnh
giúp cộng đồng dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn để phát triển và lớn
mạnh. Văn hố là tồn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng
tạo ra để phục vụ cho nhu cầu của họ. Đồng thời văn hóa cũng là kết quả của
quá trình giao lưu quốc tế, tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại và các
nước tiên tiến trên thế giới.
Văn hóa là sự phát triển khơng ngừng đã vun đắp nên tâm hồn, khí phách,
và bản lĩnh cho con người Việt Nam, từ đó góp phần làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang
của dân tộc. Có thể nói văn hóa đã giúp dân tộc Việt Nam trường tồn và phát
triển trước mn vàn khó khăn, thử thách khắc nghiệt của thiên nhiên, lịch sử
đấu tranh dựng nước và giữ nước. Chính vì vậy, phát triển văn hóa, chăm lo bồi
dưỡng cho cán bộ làm cơng tác văn hóa, nâng cao mức hưởng thụ của nhân dân
là một chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta trong những năm
gần đây.
Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII, VIII, IX đã khẳng
định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động
lực thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế - xã hội”, đặc biệt Nghị quyết Trung ương
5 khóa VIII đã khẳng định: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà
bản sắc dân tộc”.
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành
của Nhà nước, với các chương trình dự án về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội,
quốc phịng - an ninh đã góp phần thay đổi diện mạo của xã Sủng Trái, nền kinh

4


tế - xã hội từng bước được phát triển, đời sống tinh thần vật chất của nhân dân
trong xã ngày càng được nâng lên;
Du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi
cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu thăm quan, nghỉ dưỡng,
giải trí, mua sắm, tìm hiểu khám phá các cảnh quan thiên nhiên, các danh lam
thắng cảnh, các di tích lịch sử văn hố, thưởng thức các nét văn hoá truyền
thống của các dân tộc bản địa ở một vùng, một miền nào đó trên đất nước ta
hoặc trên thế giới.
Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch
sử văn hố, cơng trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn
khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch là yếu tố cơ bản để
hình các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đơ thị…
Tài ngun du lịch gồm có tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch
nhân văn, tài nguyên đang được khai thác và chưa khai thác. Tài nguyên du lịch
tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh
thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.
Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu thăm
quan của khách du lịch.
I . LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Như chúng ta đã biết Đồng Văn là huyện vùng cao biên giới cực Bắc của
Tổ quốc, với điểm tự hào của cả dân tộc Việt Nam là Cột cờ Lũng Cú với lá cờ
rộng 54m2, tượng trưng cho 54 dân tộc anh em sinh sống trên đất nước Việt
Nam, là nơi xây dựng dinh thự họ Vương ở xã Sà Phìn, có khu Phố cổ Đồng
Văn với những ngơi nhà có lịch sử hàng trăm năm tuổi đã được Nhà nước công
nhận là di tich lịch sử kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Toàn huyện bao gồm 17
dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó dân tộc H’Mơng chiếm hơn 80% dân
số trong tồn huyện. Mỗi dân tộc đều có truyền thống văn hố đặc sắc độc đáo

riêng biệt. Xuất phát từ vấn đề trên, qua sự định hướng và giảng dạy của các
thầy cô giáo trong khoa quản lý Văn hóa, Du lịch - trường Đại học Văn hóa Hà
5


Nội và qua q trình cơng tác, nghiên cứu tìm hiểu thực trạng về đặc điểm địa
lý, địa chất và tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện, nhất là được gặp gỡ
tìm hiểu giao tiếp với đồng bào dân tộc Mông huyện Đồng Văn. Tôi quyết định
xây dựng chuyên đề: “Bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc Mông xã
Sủng Trái, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang và đƣa ra một số giải pháp vận
dụng vào thực tế để phát triển du lịch địa phƣơng ”.
II. MỤC ĐÍCH ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU:
1.

Mục đích

Phạm vi nghiên cứu: Bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc Mơng xã
Sủng Trái, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang và đưa ra một số giải pháp vận dụng
vào thực tế để phát triển du lịch địa phương .
Phương pháp nghiên cứu: Trong q trình nghiên cứu đề tài có sử dụng
các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp lịch sử: Đây là phương pháp bao trùm của đề tài gồm: tái
hiện, mô tả, thống kê, liệt kê một cách cụ thể các sự kiện, hiện tượng để làm rõ
sự Bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc Mơng xã Sủng Trái, huyện Đồng
Văn, tỉnh Hà Giang và đưa ra một số giải pháp vận dụng vào thực tế để phát
triển du lịch địa phương
Phương pháp thu thập thông tin: Đây là phương pháp rất quan trọng trong
việc tiếp cận vấn đề. Những tài liệu thu thập được về mặt lý luận giúp chúng ta
hiểu rõ hơn về Bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc H’Mông cũng như sự
phát triển tác động của xã hội tới công tác bảo tồn.

Phương pháp loogic kết hợp phân tích, so sánh, tổng hợp; phương pháp
dân tộc học là phương pháp thực hiện các công việc như quan sát, ghi chép chụp
ảnh khai thác các nguồn tư liệu thống kê lập phiếu điều tra. Ngoài các phương
pháp trên cơ sở những tài liệu đã thu thập được qua một số sách báo,
internet,….chúng tôi đi sâu vào phân tích cụ thể sau

6


Đó tổng hợp lại thành tài liệu chi tiết, hồn chỉnh về vấn đề nghiên cứu
một cách hệ thống. Phương pháp này giúp chúng ta phát hiện ra những vấn đề
trọng tâm cũng như những vấn đề còn bỡ ngỡ, từ đó đưa ra những nhận định,
nhận xét, đánh giá chính xác về vấn đề đang nghiên cứu.
Phương pháp điều tra xã hội học, cùng với các phương pháp liên ngành
khác.
Phương pháp điền dã: Đây là phương pháp rất cần thiết khi nghiên cứu về
lịch sử địa phương. Trong quá trình nghiên cứu về đề tài này, chúng tơi đã tới
một số hộ gia đình của người dân tộc mơng trên địa bàn xã Sủng Trái, huyện
Đồng văn, Tỉnh Hà Giang để quan sát, tìm hiểu, trao đổi và phỏng vấn một số
người biết về văn hóa truyền thống của dân tộc Mơng. Sau đó chụp ảnh tài liệu
về các hoạt động thực tế, đồng thời ghi chép lại những thông tin cần thiết phục
vụ cho việc nghiên cứu.
 Cơ sở dữ liệu:
- Các văn kiện của Đảng và nhà nước ban hành
- Các chuyên gia, các bài viết có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Các tài liệu nghiên cứu điền dã của nhóm nghiên cứu đề tài trong q
trình nghiên cứu.
5. Mục đích, ý nghĩa và đóng góp của đề tài
Mục đích: Đi sâu nghiên cứu bảo tồn văn hóa truyền thống của dân Mơng,
để giúp cho bạn đọc có một cái nhìn khái qt, và khám phá ra được nét đẹp

truyền thống của dân tộc Mông - một dân tộc thiểu số của Việt Nam.
Ý Nghĩa: Giữ gìn, bảo tồn truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Mơng
nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.
Đóng góp đề tài: Đề tài góp phần làm rõ, phong phú thêm sự hiểu biết về
những nét độc đáo văn hóa riêng của dân tộc Mơng ở xã Sủng Trái nói riêng và
tỉnh Hà Giang nói chung từ năm 2000 đến nay, khăng định những giá trị văn hóa
7


trong quá trình vận động, biến đổi và tác động của nó đến sự phát triển kinh tế xã hội của dân tộc Mông, đưa ra những dự báo và các giải pháp về bảo tồn văn
hóa truyền thống của dân tộc Mông trên địa bàn xã Sủng Trái trong thời gian tới
phục vụ cho sự phát triển du lịch địa phương, đóng góp vào sự đa dạng phong
phú của nền văn hóa truyền thống nước nhà. Tăng cường tình đoàn kết, giúp đỡ
và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, kích thích tình u dân tộc và ý thức
“Bảo tồn văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc Mông xã Sủng Trái,
huyện Đồng Văn, Tỉnh Hà Giang và đưa ra một số thực trang và giải pháp
vận dụng vào thực tế để phát triển du lịch địa phương ”, từ nguồn gốc lịch sử
và thực trạng đời sống văn hố tinh thần để từ đó đưa ra các giải pháp bảo tồn
văn hóa truyền thống để phát triển du lịch địa phương, nhằm phục vụ khách
trong và ngoài nước tới thăm quan du lịch của xã, huyện ngày càng đáp ứng nhu
cầu.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần mục lục, đề tài
được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về Khái quát về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, và
phát triển kinh tế xã hội xã Sủng Trái, huyện Đồng Văn, Tỉnh Hà Giang.
Chương 2: Thực trạng bảo tồn văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc
Mông xã Sủng Trái, huyện Đồng Văn, Tỉnh Hà Giang
Chương 3: Giải pháp nhằm Bảo tồn văn hóa truyền thống vật thể và phi
vật thể của dân tộc Mông xã Sủng Trái, huyện Đồng Văn, Tỉnh Hà Giang trong

giai đoạn hiện nay.

8


Chƣơng 1
KHÁI QUÁT VỀ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI XÃ SỦNG TRÁI,
HUYỆN ĐỒNG VĂN, TỈNH HÀ GIANG

1.1. Khái quát về vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
1.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên
- Sủng Trái là một xã nội địa của huyện Đồng Văn cách trung tâm huện
44 km, Tổng diện tích đất tự nhiên là: 2.661,81 ha; trong đó diện tích đất canh
tác là: 406,7 ha. Tính đên 30/05/2021 đến nay tồn xã có 14 thơn với 1.261 hộ
= 6.702 khẩu, hộ nghèo chiếm 65,74%, trên 98,9 % là dân tộc Mơng, cịn lại là
dân tộc Kinh, Tày, Cờ lao…. Đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu là cây
lương thực chính trồng Ngơ .
1.1.2.Về Vị trí địa lý
+ Vị trí, đặc điểm: Sủng Trái là một xã nội địa thuộc của huyện Đồng
Văn, tỉnh Hà Giang. Nằm ở phía Nam về mặt địa lý của huyện và có ranh giới
hành chính như sau:
+ Phía Bắc: Giáp với xã Hố Quáng Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà
Giang;
+ Phía Đơng: Giáp với xã Lũng Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang;
+ Phía Nam: Giáp với xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang;
+ Phía Tây: Giáp với xã Vần Chải, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang;.
1.1.3.Về Khí hậu
Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.
Mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10 dương lịch, lượng mưa bình quân từ

600 đến 1000mm, nhiệt độ trung bình từ 10- 22 0C, lượng mưa không đáng

9


kể. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 5 năm sau, nhiệt độ trung
bình từ 7- 18 0C.
Do vị trí nằm trên cao ngun đá vơi nên khả năng giữ nước kém nhất là
vào mùa khô nên một số thơn trong xã khơng có hồ chứa nước và mạch nước
nên khi mùa khô thường xuyên gặp phải tình trạng thiếu nước trầm trọng.
1.2.Về Điều kiện kinh tế - xã hội
1.2.1. Sản xuất nông lâm nghiệp
Xã Sủng Trái là một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện Đồng
Văn, đường giao thông đi lại từ Trung tâm xã đến các thôn bản chủ yếu là đường
đá; vì thế ảnh hưởng khơng nhỏ đến sự phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.
Cùng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước thơng qua các chương trình
giảm nghèo. Nhiều thơn đã có cách làm thiết thực như đóng góp ngày cơng lao
động, giúp đỡ về vốn, kỹ thuật chăn nuôi tập trung vào phát triển nuôi lợn nái
của địa phương, ni bị vỗ béo gắn với trồng cỏ, gà đen và triển khai thực hiện
02/02 gia trại; Xây dựng nơng thơn mới tập trung các tiêu trí về giáo dục, y
tế.....đã góp phần giải quyết cơng ăn việc làm cho lao động trong thôn, nâng cao
chất lượng cuộc sống, giảm được tỷ lệ hộ nghèo trong thôn. Trên địa bàn xã đã
xuất hiện nhiều mơ hình điển hình như mơ hình chăn ni gia trại lợn tại thơn
Há Sú, mơ hình ni lợn nái đen tại Thơn Sủng Trái A, B, Chứ Phìn, Há Chớ,
Sủng Tùa, Phúng Tủng.
1.2.2. Thương mại dịch vụ và du lịch
Toàn xã 25 hộ hoạt động kinh doanh thương mại và dịch vụ, chủ yếu là các
dịch vụ về buôn bán hàng tạp hoá và sửa chữa xe máy cho nhân dân trong và
ngoài xã tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân và khách qua đường, thu nhập
bình quân ước đạt 3 đến 5 triệu đồng/hộ/tháng. Tồn xã có 01 tổ hợp tác làm

khèn Mông tại thôn Sủng Trái A với 07 thành viên tham gia duy trì thường xuyên
thu nhập bình quân đạt 6 triệu đồng/người/tháng; 01 tổ hợp tác nấu rượu tại thôn Há
Đề với 10 hộ tham gia duy trì thường xuyên thu nhập bình quân đạt 1 triệu
10


đồng/người/tháng; 01 tổ hợp tác nuôi ong nội lấy mật với 25 thành viên tham gia,
với 1.530 tổ ong/hộ/10 thôn, thu được 6.120 lít/25 thành viên = 2.142.000.000đ. (
Bình qn 85.680.000/người/năm), tổ hợp tác vẽ sắc Ong tại thôn Sủng Trái A với
15 thành viên.
Có 16 hộ thanh niên đã mạnh dạn vay vốn phát triển khởi nghiệp trong đó:
Có 02 hộ sửa chữa Xe máy và thu nhập bình quân 5 triệu đồng/tháng/người, có 02
hộ vay vốn xây dựng chuồng trại gắn với chăn nuôi lợn nái tại thôn Phúng Tủng, Há
Sú, còn lại 12 hộ là vay chăm ni bị vỗ béo.
1.2.3. Thơng tin liên lạc:
Tỷ lệ hộ sử dụng được sử dụng điện thoại di động là 70% số hộ, Sủng dụng ti
vi 50% số hộ. Tỉ lệ hộ trên địa bàn xã được nghe đài trung ương, tỉnh, huyện, xã
khoảng 70% dân số.
1.2.4. Văn hóa - Xã hội:
Tỷ lệ duy trì sỹ số học sinh đã được nâng lên rõ rệt tổng duy trì các cấp
học: Mần Non chiến 97.8 %, Tiểu học chiến 94,5 %; THCS 83,6 % tuy nhiên
vẫn có một số học sinh đi học thấp thường.
Công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm
thực hiện, cơng tác tiêm chủng, phịng chống dịch bệnh. Cơng tác vệ sinh môi
trường được ở khu dân cư quan tâm triển khai đến bà con nhân dân ở các thôn,
bản. Triển khai thực hiện bộ tiêu trí quốc gia về y tế trên địa bàn xã năm 2021, đến
nay đã thực hiện đạt 89/100 điểm. Tuy nhiên tình trạng vi phạm chính sách dân số
- kế hoạch hóa gia đình cịn xảy ra.
1.3. Chiến lƣợc phát triển:
- Ủy ban nhân dân xã đã đề ra các giải pháp để cán bộ, công chức phối hợp

tuyên truyền đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đồng thời chú
trọng các giải pháp đặc biệt quan tâm đến giải quyết việc làm cho nhân dân, đẩy
mạnh các Mơ hình phát triển kinh tế, các gia trại trong việc phát triển kinh tế, đảm

11


bảo an sinh xã hội, không ngừng cải thiện nâng cao đời sống tinh thần vật chất
cho nhân dân.
- Việc thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” đã có những
chuyển biến tích cực, đã củng cố và tăng cường lòng tin của nhân dân đối với
Đảng và Nhà nước; UBND xã đã công khai, niêm yết đầy đủ các thủ tục hành
chính mới tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính theo
đúng thẩm quyền giải quyền.
- Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả luôn được xử lý và giải quyết kịp thời đã
tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân, qua đó tác phong làm việc, tinh
thần, trách nhiệm của cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ được nâng cao đắp
ứng nhiệm vụ trong công việc hiện nay.
- Đã phối hợp tốt với MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã
hội của cơ quan, đơn vị, tuyên truyền, vận động cán bộ, cơng chức, đồn viên, hội
viên và nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật
của Nhà nước và các chính sách đầu tư trên mọi lĩnh vực hàng năm.
Tuy nhiên trong những năm qua được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của
Thường trực huyện ủy, UBND huyện, các cơ quan tỉnh, huyện phụ trách xã và
các phịng ban chun mơn của huyện, đặc biệt là sự vào cuộc quyết liệt từ cấp
ủy, chính quyền địa phương và nhân dân trên địa bàn xã vì thế tình hình kinh tế xã hội của xã đã có sự khởi sắc rõ rệt như: Thu nhập bình qn/người/ năm tăng
lên; Số thơn có đường được bê tơng hóa đến các thơn theo Chương trình
XDNTM là 12/14 thơn. Hiện nay xã đã đạt 11/19 tiêu chí XDNTM; Tỷ lệ hộ
nghèo hằng năm giảm từ 4 - 5%; Tình hình an ninh chính trị- trật tự an tồn xã
hội được nâng lên. Cơng tác văn hóa, văn nghệ thể dục thể thao của xã có bước

phát triển rõ nét.
Trong thời gian tới xã xác định cần tập trung vào phát triển cây ngô theo
hướng thâm canh tăng vụ, đồng thời xác định phát triển chăn nuôi ( Trong đó
chăn ni Bị, Ong, Lợn ) là ngành mũi nhọn để nâng cao thu nhập cho nhân
,dân phấn đấu hàng năm đến hết năm 2021, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 62%,
12


nâng thu nhập bình qn/người/năm. Đồng thời tăng cường cơng tác tuyên
truyền đến với mọi tầng lớp nhân dân về các chế độ chính sách của Đảng và Nhà
nước, nâng cao cơng tác vận động và duy trì sỹ số học sinh ở các cấp học, thực
hiện tốt công tác an sinh xã hội, cơng tác kế hoạch hóa gia đình năm
2021; xã Đang phấn đấu hồn thành tiêu chí số 15 về XDNTM. Duy trì những
truyền thống văn hóa tốt đẹp vốn có của nhân dân như: làm khèn, đan quẩy tấu..
duy trì tốt nghề làm khèn Mơng và nghề đan quẩy tấu, đan mẹt.
Nhìn chung trình độ dân trí trong tồn xã cịn thấp, kinh tế chưa phát
triển, do địa hình phức tạp, giao thơng đi lại khó khăn, thời tiết khí hậu khắc
nghiệt hạn hán kéo dài, các loại dịch bệnh thường xuyên bùng phát ảnh hưởng
không nhỏ đến năng xuất cây trồng vật nuôi, dẫn đến thu nhập bình quân đầu
người chưa đồng đều. Đời sống của nhân dân cịn gặp rất nhiều khó khăn, Trong
các lĩnh vực văn hoá xã hội ở một số khu vực cịn thiếu thơng tin thường xun
do chưa có điện lưới quốc gia đến nới, phủ sóng truyền hình và phủ sóng điện
thoại di động chưa có. Đây là những khó khăn ảnh hưởng khơng nhỏ đến sự phát
triển kinh tế - xã hội của xã nói chung và huyện Đồng Văn nói riêng để phát
triển du lịch nói riêng.
Về tổng thể trên địa bàn xã Sủng Trái của huyện Đồng Văn cũng có
những cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ như: Hang nàng luông Hang Nà Luông là
hang trong dãy núi ở gần bản Nà Luông xã Mậu Long huyện Yên Minh và
xã Sủng Trái huyện ĐồngVăn, tỉnh Hà Giang được hình thành rất nhiều năm,
Hang được khảo sát năm 2010. Cửa hang rộng trên 30m được che phủ bằng các

loại cây gỗ quý hiếm như nghiến, đinh, lát... Đặc biệt, hang động trong núi đá
vôi là một trong những kiểu di sản địa chất rất phổ biến của Công viên Địa chất
toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn được cơng nhân là di tích Quốc gia. Cùng
với điều kiện tự nhiên nêu trên là những nét văn hoá truyền thống đặc sắc của
cộng đồng các dân tộc, từ nhiều đời nay đã sống gắn bó với cảnh quan vùng cao
núi đá. Đó là những phong tục tập quán tốt đẹp, các lễ hội truyền thống độc đáo
của dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn như lễ: làm ma khô, lễ hội gầu tào của
13


người H’Mông gắn với trống đồng cổ đều được Nhà nước cơng nhận là đi sản
văn hóa phi vật thể cấp quốc gia .
Đến nay xã có 13/14 thơn, khu dân cư trên địa bàn xã đều có đường giao
thơng nông thôn đến trụ sở, điểm trường thôn và gồm có 2 hợp tác xã chuyên
cung ứng xi măng cát sỏi, Nơng lâm nghiệp cho nhân dân. Có Chợ trung tâm xã
họp vào thứ 3 hàng tuần để người dân và các hộ kinh doanh cung ứng trao đổi
hàng hóa phục vụ nhu cầu đời sống của nhân dân, tạo ra nhiều sản phẩm hấp dẫn
đáp ứng nhu cầu khách thăm quan du lịch về với địa phương trên địa bàn xã.
Trong những năm qua. Được sự quan tâm của nhà nước, hỗ trợ của Tỉnh,
của huyện và các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trong Tỉnh cùng với sự đoàn kết
phấn của toàn Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong huyện. Nền kinh tế của
huyện liên tục tăng trưởng khá, hầu hết các chỉ tiêu kinh tế trong nhiệm kỳ 2015
- 2020 đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch, Thu ngân sách trên địa bàn liên tục đạt
năm sau cao hơn năm trước.

14


Chƣơng 2
THỰC TRẠNG BẢO TỒN VĂN HÓA

TRUYỀN THỐNG ĐẶC SẮC CỦA DÂN TỘC MÔNG
Ở XÃ SỦNG TRÁI, HUYỆN ĐỒNG VĂN, TỈNH HÀ GIANG.

2.1. Lịch sử khái quát của dân tộc Mơng.
Mơng là một trong những dân tộc thiểu số có dân số đông nhất ở Việt
Nam, sống chủ yếu trên những vùng núi có độ cao từ 1.000 m trở lên ở các tỉnh
miền núi phía Bắc, miền Tây Thanh Hóa, Nghệ An và các tỉnh Tây Nguyên.
Cùng với 53 dân tộc anh em, người Mông luôn là một phần trong sự thống nhất
của khối đại đoàn kết dân tộc và góp phần làm phong phú văn hố các dân tộc
Việt Nam.
Người Mơng được phân biệt thành nhiều nhóm: Mơng Đơ (Mông Trắng),
Mông Đu (Mông Đen), Mông Lềnh (Mông Hoa), Mông Si (Mông Đỏ), Mông
Dua (Mông Xanh), Mông Xúa (Mông Mán) và nhóm Na Mẻo. Sở dĩ người
Mơng được phân biệt thành các nhóm như vậy là dựa trên sự khác nhau về trang
phục và ngơn ngữ giữa các nhóm Mơng. Ví dụ người Mơng Trắng mặc váy màu
trắng, người Mơng Đen thì mặc váy thiên về màu đen nhiều hơn. Ngồi ra, các
nhóm người Mơng cịn được phân biệt dựa trên ngơn ngữ. Mỗi nhóm Mơng có
những từ vựng cơ bản giống nhau nhưng cũng có rất nhiều từ địa phương khác
nhau.
Tên gọi của người Mơng cũng nói lên văn hóa của họ rất rõ. Người Mơng
ở Việt Nam trước kia được gọi là người Mèo (Miêu). Từ Miêu theo từ Hán Việt
chỉ cư dân trồng trọt gắn với cỏ cây, với ruộng vườn. Người Mông là cư dân
trồng trọt chứ không phải chăn nuôi. Người Mông rất thạo nơng nghiệp, họ sống
trên đỉnh núi cao và có hai hình thức canh tác là làm nương rẫy và trồng lúa
nước. Người Mông cho rằng trước kia họ đã từng sống ở đồng bằng và họ cũng
làm ruộng nên khi lên núi cao sinh sống thì bên cạnh nương rẫy, ở nhiều vùng
người Mông cũng phạt núi để làm thành những bậc thang để có thể giữ nước bên
15



trong để trồng lúa nước. Trình độ trồng lúa nước trên các thửa ruộng bậc thang
của người Mông rất cao. Điều này gắn với lịch sử người Mơng có một truyền
thống trồng lúa nước lâu đời. Chị Trần Thu Thủy, Tiến sĩ dân tộc học ở Bảo
tàng Dân tộc học Việt Nam, cho biết: “Người Mông di cư về Việt Nam cách đây
khoảng 300 -500 năm. Khi họ di cư về Việt Nam, lúc này thì người Kinh sống ở
đồng bằng cịn dân tộc nhóm Tày, Thái…thì sống ở vùng thung lũng. Vậy nên
người Mơng gần như khơng có đất để sinh sống nên họ sống trên những đỉnh núi
cao. Người Mông đã khai thác những vùng đất ở trên vùng núi cao để canh tác
nương rẫy, sau này làm ruộng nước, họ biến những sườn đồi, sườn núi thành
những thửa ruộng bậc thang để trồng lúa nước. Người Mông là một dân tộc rất
đặc biệt, họ thích nghi với mọi điều kiện, hoàn cảnh sống. Tại những nơi điều
kiện, hồn cảnh sống mới thì họ sáng tạo ra những hình thức canh tác mới cũng
như những điều kiện văn hóa cho phù hợp với điều kiện sinh sống mới của
mình".
Ở nước ta, dân tộc Mơng tương đối đơng, sinh sống ở các tỉnh miền núi
biên giới; người Mông cư trú xen kẽ với nhiều dân tộc khác nhau, nhưng vẫn có
ý thức quần tụ thành những bản làng nhỏ. Các vùng này thường là những sườn
núi hay thung lũng có độ cao trung bình từ 800 đến 1500 so với mực nước biển
ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc trong một địa bàn khá rộng lớn, dọc theo
biên giới Việt - Trung và Việt - Lào từ Lạng Sơn đến Nghệ An như: Điện Biên,
Bắc kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu…Do tập
quán du cư nên một số người Mông trong những năm 1980, 1990 đã di dân vào
tận Tây Nguyên, sống rải rác ở một số nơi thuộc tỉnh Đắc lắc, Gia lai, Kon Tum.
Trên thực tế cho thấy các cư dân Mơng ở Việt Nam vẫn có quan hệ với các cư
dân đồng tộc ở các nước khác, đặc biệt là những địa bàn sát biên giới giữa Việt
Nam với Trung Quốc và Lào. Nhà của người Mông bao giờ cũng dựng trên các
triền núi, nơi mà phía trước có suối, có nguồn nước, phía sau có núi che chở.
Hầu hết người Mông ở các vùng dùng gỗ pơ mu để làm nhà, riêng nhà người
Mông ở Hà Giang làm bằng đất trình tường. Do sinh sống ở vùng khí hậu lạnh
nên nhà của người Mơng thường thấp và khơng có cửa sổ. Một bộ phận đáng kể

16


người mơng vẫn cịn theo các lối sống truyền thống ở miền tây bắc Việt Nam.
Với sự gia tăng của du lịch vào các khu vực này trong những năm 1990 đã giới
thiệu cho nhiều người Mông lối sống phương Tây, và trang phục truyền thống
của người Mông đang dần dần biến mất. Chính vì vậy cần có những giải pháp
“bảo tồn văn hóa truyền thống của người dân tộc Mơng”.
Xã Sủng Trái là một trong những xã có 98,9% dân tộc Mông sinh sống
với tinh thần lao động cần cù và những kinh nghiệm sẵn có, người Mơng hơm
nay đang chung sức xây dựng Nông thôn mới, chung tay góp sức xây dựng cuộc
sống ngày càng tốt đẹp hơn, xã có nhiều nét đổi mới, khác xa thời ngày xưa dân
đói nghèo, kinh tế khơng ổn định và trình độ dân trí ngày càng tăng có thể tự lo
trang trải cuộc sống nâng cao thu nhập cho gia đình ổn định cuộc sống, an toàn,
lành mạnh.
2.2. Dân số và thành phần dân tộc.
Xã Sủng Trái theo số liệu thống kê năm 2020 người Mơng ở xã có 6.634
người chiến 98,9% còn lại là các dân tộc khác Cờ lao, Tày...... Người Mơng ở
đây gồm hai nhóm chính là Mơng trắng và Mông xanh sống tập chung ở các đồi
núi đá cao thành nhóm, cụm, với địa hình hiểm trở, giao thơng đi lại khó
khăn…Huyện Đồng văn nói chung riêng xã Sủng Trái có dân tộc Mơng xanh là
đặc biệt riêng của huyện. Vì thế cần phải “bảo tồn văn hóa truyền thống của dân
tộc Mơng” để khơng phải dần dân biến mất, những bộ trang phục như: Váy, áo,
những điệu múa khèn... của nó được thể hiện ở các phong tục tập quán, văn hóa
dân gian, văn hóa hiện đại, ngôn ngữ và nhiều lĩnh vực khác của người dân tộc
Mơng .
2.3. Đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội.
2.3.1. Đời sống kinh tế.
Phần lớn dân tộc Mông sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, biên giới có điều
kiện tự nhiên khắc nghiệt, giao thơng đi lại khó khăn, nên nhiều hộ thiếu đất sản

xuất, thiếu nước sinh hoạt. Trình độ dân trí của một bộ phận người dân cịn hạn
chế, dễ bị kẻ xấu lơi kéo, lợi dụng. Bên cạnh đó, vấn đề tín ngưỡng, tơn giáo
17


trong vùng đồng bào Mơng có nhiều biến động, phức tạp; vẫn còn một số tập tục
cần cải tiến trong tang ma, cưới xin và vấn đề bình đẳng giới
Khi nói đến đời sống kinh tế của đồng bào dân tộc Mơng thì khơng thể
khơng nhắc đến vùng cao hiểm trở, khô cằn ở đây họ sống bằng nghề làm nương
rẫy, có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, giao thơng đi lại khó khăn, nên nhiều hộ
thiếu đất sản xuất, thiếu nước sinh hoạt trong đó: Trồng trọt là chủ yếu, chăn
nuôi chiếm một phần không đáng kể. Sở dĩ người Mông chọn những nơi cao,
hẻo lánh để cư trú bởi vì sau những chuyến thiên di, lang thang, gặp được vùng
đất chưa có người cai quản, đến là định cư, những nơi chân núi bằng phẳng đều
có người làm chủ cả. Bên cạnh đó, vấn đề tín ngưỡng, tơn giáo trong vùng đồng
bào Mơng có nhiều biến động, phức tạp; vẫn còn một số tập tục cần cải tiến
trong tang ma, cưới xin và vấn đề bình đẳng giới, phomg tục tập quán đã hình
thành nên đời sống kinh tế của họ.
2.3.2. Trồng trọt.
Người Mông sống chủ yếu ở vùng núi cao nên nguồn sống chính của
đồng bào là làm nương rẫy, tuy cũng có một số nơi trồng lúa nước nhưng rất ít.
Cây ngơ là cây lương thực chính của đồng bào. Ngồi ra cịn có các cây lương
thực khác như: lúa, khoai, sắn, rong riềng, tam giác mạch, đậu tương, đậu răng
ngựa…trước đây bà con chỉ biết trồng một vụ nhưng giờ họ đã biết phá thế độc
canh chuyển sang làm 2,3 vụ trong một năm, trồng xen kẽ các loại rau đậu dưới
các hốc ngô. Do đó khi thu hoạch xong ngơ người ta cịn thu hoạch được khơng
ít rau đậu bổ sung thêm cho bữa ăn nhiều chất dinh dưỡng.
Do đặc điểm khí hậu và thổ nhưỡng nên người Mơng cịn trồng được
nhiều cây dược liệu có giá trị như: Đỗ trọng, tam thất…Bên cạnh đó bà con cịn
trồng được nhiều loại cây ăn quả: Mận, đào, lê…Đặc biệt có một loại cây trồng

người Mơng rất chăm chút đó là cây lanh, họ chọn mảnh đất tốt để trồng, sợi
lanh dệt lên những chiếc váy, áo, dải khăn…rất đẹp. Người Mông quan niệm
người chết phải mặc quần áo bằng lanh thì tổ tiên mới nhận.
Với nghề chính là làm nương rẫy, chuyên canh tác trên những vùng núi
nhiều đá nên dụng cụ canh tác nông nghiệp của người Mơng cũng có những đặc
18


điểm riêng nhất định: Cày ngắn, lưỡi cày to bản…Có thể nói rằng trình độ cày
nương trên núi đá của người Mông không thua kém một tộc người nào trên đất
nước và trên thế giới.
Chủ yếu làm nương nên người Mơng thích dùng bừa có răng kép để bừa
đất vớt cỏ. Ngồi cày bừa, cuốc bướm cịn là dụng cụ rất đa năng. Cuốc của
người Mơng có lưỡi mỏng và to bản, hình tam giác, cong ở phần chi để tra
cán, nhọn ở hai đầu, dễ dàng lách vào từng kẽ đá cào đất vun ngô.
Con dao quắm cũng là một trong những dụng cụ lao động quan trọng gắn
bó mật thiết với cuộc sống hàng ngày của người Mông. Con dao quắm được làm
rất công phu, rèn sao cho chặt cây khơng bị mẻ. Chính vì vậy nên bất cứ dân tộc
nào sinh sống ở miền núi cũng đều ưa sử dụng.
2.3.3. Chăn nuôi.
Ở xã Sủng Trái của huyện Đồng Văn người Mông chăn nuôi phát triển.
thường xuyên nuôi bị, dê, lợn, gà…Do khí hậu lạnh, canh tác chủ yếu trên
nương đá nên bà con ít ni trâu. Bị của người Mơng là giống bị to, dùng để
kéo cày và giết thịt. Gia đình người Mơng nào cũng ni bò, bò được tuổi rưỡi
là xỏ mũi. Dê, lợn là vật ni phổ biến trong các gia đình người Mơng. Dê là
lồi ăn tạp, ít bệnh, sinh đẻ nhanh, chóng lớn, thích chạy nhảy phù hợp với vùng
cao núi đá nên được bà con ở xã Sủng Trái nuôi nhiều. Sủng Trái nổi tiếng về
lợn đen do dân tộc Mông Xanh nuôi lợn Nái từ 1-2 con chuyên cung cấp giống
cho nhân dân trong xã và các xã lân cận. Đây cũng chỉ tiêu chủ yếu của xã trong
phát triên chăm ni tăng thêm thu nhập cho người dân. Nhìn chung, sản phẩm

chăn ni chủ yếu dùng trong gia đình, nhưng ngày nay người Mông đã biết
đem gia súc, gia cầm ra các phiên chợ để trao đổi trở thành hàng hóa, có giá trị
kinh tế cao phục vụ cuộc sông ngày một tốt hơn.
2.3.4. Các nghề thủ công truyền thống và trao đổi hàng hóa.
Người Mơng ở xã Sủng Trái có các nghề thủ cơng truyền thống như: Đan
Mẹt, Giỏ,Quẩy tấu, dệt vải lanh, làm khèn. Những đồ dùng đồng bào tự làm phù
hợp với yêu cầu sử dụng và đạt trình độ kĩ thuật khá cao. Dân tộc Mông đã dệt
19


lên những tấm thổ cẩm từ tay người phụ nữ khéo léo, với màu sắc sặc sỡ, hài
hòa, với những họa tiết hoa văn mang đậm dấu ấn vùng cao, khác hẳn thổ cẩm
của nhiều dân tộc khác và đã trở thành những văn hóa truyền thống đậm đà bản
sắc y phục của dân tộc. Đa số người Mông xã Sủng Trái coi việc trao đổi hàng
hóa chủ yếu diễn ra trong các chợ phiên. Chợ phiên cứ mỗi tuần họp một lần vào
thứ 3 hàng tuần, một số chợ lùi ở các xã khác trong huyện và lân cận. đi họp chợ
không đơn thuần là chợ để mua bán mà còn là nơi để giao lưu gặp gỡ người
thân, họ hàng, thanh niên nam nữ. Do đó chợ phiên nơi đây mang đậm bản sắc
văn hóa của các dân tộc trên vùng Cao nguyên Đá.
2.3.5. Đời sống xã hội
Vào những năm gần đây thực hiện chương trình 135 của chính phủ. Một
số hộ gia đình nghèo người Mơng ở trong xã Sủng Trái cũng được hỗ trợ mỗi
gia đình một mái nhà, một con bò, một bể nước, nhờ vậy mà đời sống kinh tế
của người Mông hôm nay cuộc sống ổn định hơn nhiều. Nhưng khi sử dụng tấm
lợp prô_ximăng lại làm ảnh hưởng đến kiến trúc nhà truyền thống. Vì vậy theo
tơi ở đây nên cải tạo theo kiến trúc nhà truyền thống của người Mông để bảo tồn
văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Mơng với kiến trúc cổ thời xưa ngói
âm dương.
Tuy trình độ dân trí cịn thấp, đời sống văn hóa tinh thần chưa cao. Nhưng
người Mơng đã bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc mình như những

làn điệu dân ca, những điệu khèn lá những câu chuyện cổ…vẫn được lưu truyền
không bị pha trộn và mai một theo thời gian đã và đang được phát huy từng
ngày.

20


Chƣơng 3
GIẢI PHÁP NHẰM BẢO TỒN VĂN HÓA VẬT THỂ VÀ PHI VẬT THỂ
CỦA DÂN TỘC MÔNG Ở XÃ SỦNG TRÁI, HUYỆN ĐỒNG VĂN,
TỈNH HÀ GIANG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

3.1. Bảo Tồn Kiến trúc ngôi nhà truyền thống
Do địa hình cư trú của người Mơng đã ảnh hưởng sâu sắc đến kiến trúc
nhà ở của dân tộc này. Với môi trường sống trên các dãy núi cao, những ngôi
nhà nhỏ được làm chơng chênh trên các sườn núi, khí hậu lạnh, khắc nghiệt…thì
ngơi nhà trình tường bằng đất, lợp ngói hay tranh là phù hợp nhất, vừa giữ ấm
về mùa đông lại mát mẻ về mùa hè và vừa có thể chống được kẻ gian, thú dữ.
Nhà của người Mông tương đối thống nhất theo một khuôn mẫu, dù to
hay nhỏ, đều phải có ba gian hai cửa, một cửa chính một cửa phụ và tối thiểu là
hai cửa sổ. Có thể có một trái hoặc hai trái nhà nhưng đều không liên quan trực
tiếp tới ba gian nhà chính. Trong ba gian nhà chính của người Mơng được sắp
sếp như sau: Gian bên trái dùng để đặt bếp lò nấu nướng và buồng ngủ của vợ
chồng gia chủ.
Gian bên phải dùng để đặt bếp sưởi và giường khách (thường kê phía trên
bếp, cịn phía dưới bếp kê giường ngủ của con cháu trong nhà). Gian giữa
thường rộng hơn hai gian bên, đây là gian để bàn thờ tổ tiên và cũng là nơi tiếp
khách, ăn uống của gia đình. Hai gian trái thường được ngăn bằng vách hoặc
trình tường để đựng cối xay ngô, giã gạo hoặc kê thêm giường ngủ…
Bàn thờ tổ tiên được lập ở chính giữa gian giữa, khơng cầu kì như các dân

tộc khác mà chỉ đơn giản là một mảnh ván hoặc không có ván với ba ống cắm
hương làm bằng tre nứa cắm vào vách hoặc tường. Trên bàn thờ có dán giấy bản
ở gia đìng người Mơng, phịng ngủ của vợ chồng, con cái được bố trí riêng.
Người Mơng thường ngủ bằng phản hoặc giáp bằng tre mai đập dập...tập tục của
ngươì Mơng rất khắt khe nơi ngủ của con, em dâu thì bố, anh chồng khơng được
21


vào và ngược lại con, em dâu không được phép vào giường ngủ của bố hoặc em
chồng.
Nhà của người Mông bao giờ cũng có sàn gác để cất giữ đồ đạc lương
thực thực phẩm. Ngồi ra sàn gác cịn là nơi ngủ mỗi khi nhà đông khách.
Nhưng đàn bà con gái thì khơng được ngủ trên gác. Bởi thế kể cả khi cha mẹ
chồng, con trai trong nhà đi vắng thì con dâu cũng khơng được lên gác, muốn
lấy vật gì trên gác cũng khơng được trèo thẳng lên mà chỉ được phép đứng ở cầu
thang mà lây que khều. Một điều hết sức chú ý nữa là, các ngôi nhà khơng được
dính sát vào nhau kể cả anh em ruột thịt. Vì ngươi Mơng khi làm ma tươi cho
ngươi chết người ta có tục lệ thổi khèn, kèn, tù và, vác nỏ, đi vòng quanh nhà ba
lần đi, năm lần về để xua đuổi các loại ma đói, ma yểu…khỏi về quấy rầy người
chết.
Khi muốn chọn đất làm nhà người ta lấy ba hạt gạo họăc ngô đặt xuống
khu đất đã chọn rồi úp bát to hoặc chậu gỗ lên trên. Sau đó đốt ba nén hương
khấn thần đất, đốt ba tờ giấy bạc với hàm ý làm đơn xin thổ công thổ địa cho gia
chủ làm nhà. Sáng hôm sau hoặc sau ba tháng, chủ nhà quay lại xem số hạt gạo
ngơ dưới đất nếu thấy vẫn cịn ngun thì coi như đất ở nơi đó tốt, làm nhà
được, ngược lại số hạt gạo ngô bị sâu kiến ăn hết nghĩa là đất ở nơi đó xấu
khơng làm nhà được phải tìm địa điểm khác. Sau khi chọn được đất tốt đất lành
người ta tiến hành san nền, kê móng, trình tường nhà. Cơng việc trình tường nhà
được làm khá công phu với một số quy định như người lạ khơng vào khu vực
nhà đang trình tường nhất là phụ nữ. Để trình tường người ta phải làm những

chiếc khn gỗ có chiều dài 1,5m rộng 0,45- 0,50m. Khi trình tường người ta đổ
đầy đất vào khn gỗ và dùng những chiếc vồ nệm chặt đất. Đất dùng để trình
tường được loại bỏ sạch rễ cây,đá to, cỏ rác….Cứ như vậy khuôn nọ nối tiếp
khuôn kia cho đến khi hồn thành ngơi nhà. Trình tường xong, cây cột cái
thường đem thẳng từ rừng về, không được đặt xuống đất mà phải đưa lên nóc
ngay. Người H’Mơng coi hai cây cột cái là cột chủ đạo chủ đạo trong nhà thể
hiện sự ngay thẳng cứng cáp vững vàng của chủ nhà nên cây cột phải là một cây
không bị sâu, thối cụt ngọn. Hai cây cột này cịn có vị trí rất quan trọng trong
22


đời sống tâm linh của người Mông nhất là trong tang ma. Cây cột cái giữa ở phía
bếp lị dùng để treo trống khi có người chết cây cột cái giữa ở phía bếp sưởi
dùng để treo trống khi làm ma khơ. Cịn cây cái nóc vì gần trời nhất nên là nơi
người trời về nghỉ ngơi, xem xét mọi việc làm trong nhà, đặc biệt khi vào rừng
chặt hạ cây cột cái, cây địn nóc thường phải chọn ngày tốt hợp với tuổi gia chủ.
Tìm được cây gỗ tốt phải thắp ba nén hương, tiếp đó cắm ba tờ giấy bảnt vào
gốc cây khấn thần rừng, thần cây cho xin cây gỗ về làm nhà. Họ quan niệm rằng
như thế thần cây thần rừng mới không của mắng mà nhà cửa mới yên vui, mọi
người khẻ mạnh ăn lên làm ra. Cửa chính ra vào của người Mơng cũng phải
chọn tìm gỗ tốt để làm. Điều này khác với mọt số dân tộc khác ở chỗ “Một năm
làm nhà ba năm làm cửa”. Cửa ra vào của người Mông là loaị gỗ tốt, nếu là tre
nứa thì phải là thân trúc hoặc mai già. Cửa ra vào bao giờ cũng được mở vào
trong chứ khơng mở ra ngồi. Cửa mở vào không được làm bằng thên sắt mà
phải cài bằng then gỗ. Nguyên do người Mông không sử dụng bản lề, then sắt là
vì cửa mở ra đóng vào được xem là lịng bụng con người, trong khi đó bản lề,
sắt thép, đinh là những vật cứng được ví như dao kiếm. Cửa nhà người Mông
không dùng dao kiếm mà là sự mềm mại của cây rừng. Ngoài cửa chính nhà của
người Mơng bao giờ cũng có cửa phụ. Nói là cửa phụ nhưng nó cũng có vị trí
quan trọng khơng kém cửa chính. Bởi các thứ đồ của người chết đều phải đưa từ

cửa phụ vào nhà như áo quan, cáng để đặt thi hài làm ma…khi đưa ra nghĩa địa
mới qua cửa chính.
Làm nhà là việc hệ trọng của cả đời người, do đó cũng như dân tộc khác,
ngày vào nhà mới cũng là ngày đai sự của người Mông. Ngày hôm ấy dù nghèo
hay giầu người ta đều tổ chức ăn uống vui vẻ, chúc tụng nhau mọi sự tốt lành.
Nhà người Mông trên vùng Cao nguyên đá thường được xếp đá xung quanh làm
hàng rào che chắn. Hàng rào đá xếp xung quanh một nhà hoặc hai ba nhà co
quan hệ anh em họ tộc với nhau, làm thành từng khu riêng biệt. Người Mông
cũng làm nhà dựa lưng vào núi, kiêng làm nhà quay lưng ra khe, vực sâu. Bản
người Mơng có từ ba nóc nhà nhà trở lên, có bản chỉ một dịng họ, nhưng khơng
nhiều. Cịn lại đa số là một bản có nhiều dịng họ sống cùng với nhau.
23


3.2. Nhạc cụ truyền thống tại xã Sủng Trái .
Sống ở những vùng núi cao gần thiên nhiên, các hình thức nghệ thuật
người Mơng có những đặc trưng riêng. trong cuộc sống lao động vật vả, họ tự
sáng tạo ra các loại nhạc cụ tuy đơn giản nhưng âm thanh lại quyến rũ lòng
người. Từ một chiếc lá ngắn trên cây (kèn lá), đến ống tre, ống trúc, gỗ, da trâu,
da bị đều trở thành phương tiện giúp người Mơng bày tỏ lịng mình. Có thể kể
ra một số loại nhạc cụ tiêu biểu.
- Khèn trúc: Đây là loại nhạc cụ đặc trưng, tiêu biểu và gắn bó với đồng
bào người Mông xã Sủng Trái và cả dân tộc Mông ở nước Việt Nam. với chiều
dài khác nhau, độ dài ngắn của ống khèn tương ứng với các loại âm vực. Cụ thể
loại ngắn âm vực bổng, loại dài âm vực trầm và loại âm vực trung bình thì độ
dài của ống khèn cũng trung bình. Riêng chiều cao thì luôn ngang nhau để vừa
tầm tay và miêng thổi. Phần thân khèn bằng gỗ, nhánh khèn bằng trúc có đai thắt
giữ chặt và tránh vỡ làm bằng vỏ cây gỗ đặc biệt bền và bóng. Lưỡi khèn bằng
đồng. Đặc điểm riêng của khèn Mơng là chỉ có 6 ống ngang biểu hiện 6 nốt nhạc
nhưng thổi được cả 7 nốt trên khuôn nhạc. Loại nhạc cụ này thường do nam giới

sử dụng. Cách học có thể theo lối truyền khẩu hoặc theo bài bản từ giản đơn đến
phức tạp, từ thấp đến cao. Với những nghệ nhân giỏicó thể sáng tác thêm bài
cho khèn. Có một số ý kiến cho rằng, khèn Mông thường được dùng để thanh
niên nam nữ bày tỏ tình cảm với nhau. Thực ra điều này không đúng, bởi khèn
trúc là loại nhạc cụ quan trọng không thể thiếu trong việc đưa đường chỉ lối tiễn
người chết về thế giới bên kia. Trong đám tang, tiếng khèn đi liền với tiếng
trống, lời bài hát, giai điệu khèn thay đổi theo thời gian. Tiếng khèn trong đám
tang như nói hộ lịng thương tiếc vơ hạn của người sống đối với người đã khuất.
Như vậy, khèn là loại nhạc cụ chuyên dùng trong đám tang nên người H’Mông
không bao giờ dùng khèn để tỏ tình. Ngồi đám tang người ta có thể thổi khèn
trong các hồn cảnh: lễ hội, Sự kiện, đi đường, đi chợ…những lúc này người ta
vừa thổi vừa kết hợp các động tác theo bài khèn. Đã có rất nhiều cơ gái nghe
tiếng khèn mà đem lịng u thương người thổi khèn chẳng qua vì mến phục tài
24


×