Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn huyện tri tôn, tỉnh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (848.39 KB, 83 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN HỮU NGỌC

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRI TÔN, TỈNH AN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CƠNG

HÀ NỘI, 2021


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN HỮU NGỌC

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRI TÔN, TỈNH AN GIANG

Ngành: Chính sách cơng
Mã số: 8340402

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. HOÀNG XUÂN TRUNG

HÀ NỘI, 2021


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong giai đoạn hiện nay ngành du lịch được Đảng và Nhà nước ta xác định
là ngành kinh tế mũi nhọn, là định hướng chiến lược quan trọng để phát triển đất
nước. Phát triển du lịch thực sự được xem là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp có tác
động trực tiếp đến quá trình phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Phát triển du
lịch bền vững bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị tốt đẹp của dân
tộc; bảo vệ môi trường và thiên nhiên; giải quyết tốt vấn đề lao động việc làm và an
sinh xã hội. Bên cạnh những tiềm năng, lợi thế của đất nước và của các địa phương
về định hướng phát triển du lịch thì ngành du lịch cịn một số hạn chế, yếu kém. Du
lịch phát triển chưa xứng với tiềm năng thế mạnh. Công tác quản lý nhà nước về du
lịch chưa theo kịp xu thế phát triển, chưa thể hiện rõ nét về tầm nhìn chiến lược cho
sự phát triển.
Trên cơ sở Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về
phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày
06/10/2017 của Chính Phủ, Nghị quyết ban hành chương trình hành động của Chính
Phủ thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát
triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày
22/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt
Nam đến năm 2030; các văn bản có liên quan của các bộ, ngành Trung ương và các
văn bản của tỉnh An Giang như Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 18/01/2013 về đẩy
mạnh phát triển du lịch tỉnh An Giang giai đoạn 2012 - 2015 và định hướng đến
năm 2020; Kế hoạch số 03/KH-UBND ngày 20/01/2014 của UBND tỉnh về thực
hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 18/01/2013 của BCH Đảng bộ tỉnh về “Đẩy
mạnh Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh đến năm 2015 và định hướng đến năm
2020’’; Quyết định số 1008/QĐ-UBND ngày 01/7/2014 của UBND tỉnh phê duyệt
Quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch tỉnh An Giang từ năm 2014 đến năm
2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 1234/QĐ-UBND ngày 24/4/2017
của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc phê duyệt “Điều chỉnh quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tri Tôn đến năm 2025, định hướng đến năm


1


2030. Nhằm thực hiện có hiệu quả chính sách phát triển du lịch theo định hướng của
tỉnh An Giang nói chung và của huyện Tri Tơn nói riêng. Trong thời gian qua,
huyện Tri Tơn đã chủ động cụ thể hóa các nội dung các Nghị Quyết, Kế hoạch của
tỉnh thành nghị quyết, chủ trương, kế hoạch thực hiện cụ thể của huyện. Bước đầu
đã tạo sự khởi sắc trong tổ chức thực hiện có sự tác động nhận thức của cả hệ thống
chính trị, các tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên, ngành du lịch huyện cũng đang gặp
phải nhiều khó khăn, tồn tại. Phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế,
chưa thu hút được đầu tư; Cơ sở hạ tầng các khu du lịch tuy bước đầu được đầu tư
nhưng cịn q ít so với nhu cầu đang đặt ra của ngành; Số lượng và chất lượng lao
động trong lĩnh vực du lịch còn nhiều hạn chế và yếu kém; Cơng tác xã hội hóa du
lịch chưa được đẩy mạnh nên chưa thu hút được sự tham gia của đông đảo các
thành phần dân doanh trong xã hội; Còn nhiều khu du lịch còn đang trong giai đoạn
mời gọi đầu tư, mơ hình du lịch giản đơn chưa giữ chân được du khách, ngày lưu
trú của du khách có tăng nhưng cịn rất thấp, khơng đáng kể; Cơng tác quản lý cịn
nhiều bất cập nên chưa tạo được sự chuyển biến mạnh, thúc đẩy ngành du lịch
huyện phát triển.
Chính vì vậy, để thực hiện có hiệu quả phát triển du lịch, góp phần thực hiện
phát triển kinh tế - xã hội và phát huy tốt tiềm năng, lợi thế về du lịch của huyện Tri
Tôn học viên chọn đề tài “Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn
huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cho mình. Qua quá
trình nghiên cứu thực hiện đề tài bản thân có những đề xuất, giải pháp nhằm góp
phần đóng góp cho việc thực hiện hiệu quả chính sách phát triển du lịch huyện Tri
Tôn; đánh thức, phát huy tiềm năng phát triển du lịch của huyện góp phần nâng cao
đời sống vật chất, tinh thần, giữ gìn và phát huy giá trị lịch sử cách mạng, văn hóa
dân tộc của nhân dân huyện Tri Tơn nói chung và của đơng đảo đồng bào dân tộc
Khmer nói riêng hướng đến mục tiêu phát triển du lịch bền vững.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Q trình nghiên cứu về chính sách phát triển du lịch đã có nhiều giáo trình,
luận văn, ấn phẩm viết về lĩnh vực này nhưng được thực hiện ở nhiều địa phương,
đơn vị khác nhau và ở nhiều thể loại khác nhau.

2


“Phát triển du lịch góp phần giảm nghèo bền vững ở các tỉnh miền núi phía
Bắc”, Bộ Thơng tin và Truyền thông, 2019. Đã đề cập đến tiềm năng, lợi thế về du
lịch để phát triển kinh tế ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Qua đó, đề ra giải pháp phát
triển kinh tế du lịch gắn với giảm nghèo bền vững ở các tỉnh miền núi phía Bắc.
“Kỷ yếu hội thảo khoa học du lịch An Giang cần các giải pháp đột phá”, Đại
học An Giang – Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật An Giang – Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch An Giang – Hiệp hội du lịch An Giang. Đã đưa ra nhiều nhận
định, phân tích sâu sắc và đồng thời, cũng đã đề xuất những giải pháp hết sức tân
huyết cho phát triển du lịch An Giang trong giai đoạn hiện nay.
“Phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam”, Phạm Hồng Long – Đại học
Quốc gia Hà Nội. Nội dung bài giảng đã nêu lên sự cần thiết cho phát triển du lịch
cộng đồng ở nước ta. Đồng thời, nêu lên những thuận lợi, hạn chế và thách thức cho
phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam. Giới thiệu một số mơ hình du lịch cộng
đồng thành cơng trong thời gian qua giúp cho cơng tác nghiên cứu có cái nhìn tổng
thể, phản ánh được thực tế về phát triển du lịch hơn.
“Phát triển du lịch tỉnh An Giang năm 2020”, Mai Thị Ánh Tuyết. 2007. Luận
văn đã nêu lên những nghiên cứu khoa học hết sức đầy đủ về thực trạng phát triển du lịch
An Giang. Đưa ra nhiều số liệu so sánh cụ thể để đánh giá một cách đầy đủ về thực
trạng, tiềm năng, lợi thế và giải pháp phát triển du lịch An Giang đến năm 2020.
Các giáo trình, luận văn, ấn phẩm về lĩnh vực du lịch được nghiên cứu, biên
soạn từ nhiều góc độ khác nhau phản ánh về ngành du lịch trong nước nói chung và
của tỉnh An Giang nói riêng một cách rõ nét nhất. Đồng thời, qua đó đã cung cấp
cho những người nghiên cứu một cái nhìn tổng thể hơn về thực trạng cũng như

những định hướng cho phát triển du lịch thời gian tới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn làm rõ chủ trương, quan điểm của Đảng, pháp luật, chính sách của
Nhà nước ta về thực hiện chính sách phát triển du lịch. Trên cơ sở đó, phân tích và
làm rõ thực trạng thực hiện chính sách phát triển du lịch ở huyện Tri Tơn, tỉnh An
Giang. Thơng qua đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện

3


chính sách phát triển du lịch và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân
trong huyện nói chung và đồng bào dân tộc Khmer nói riêng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu trên, luận văn có những nhiệm vụ
chủ yếu sau:
Làm rõ những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách phát triển du lịch.
Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách phát triển du lịch ở
huyện Tri Tơn, tỉnh An Giang dưới góc độ khoa học chính sách công.
Đề xuất các giải pháp tăng cường thực hiện hiệu quả chính sách phát triển du
lịch ở huyện Tri Tơn, tỉnh An Giang.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Vai trò của của Ủy ban nhân dân huyện Tri Tơn, tỉnh An Giang trong thực
hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn huyện.
4.2. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Phạm vi về không gian: Trên địa bàn huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
Phạm vi về thời gian: Từ tháng 12 năm 2017 đến hết tháng 6/2020. ( Từ khi
có Nghị quyết số 03-NQ/HU ngày 20/12/2017 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện
Tri Tôn về phát triển du lịch giai đoạn 2018 – 2020 và định hướng đến năm 2030)

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Đề tài nghiên cứu theo nội dung chun ngành Chính sách cơng. Đề tài phân
tích thực hiện chính sách phát triển du lịch bởi Ủy ban nhân dân huyện Tri Tôn cụ
thể theo quy trình gồm 07 bước, bao gồm: Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện
chính sách phát triển du lịch; Phổ biến, tun truyền chính sách; Phân cơng phối
hợp thực hiện chính sách; Duy trì chính sách; Điều chỉnh chính sách; Theo dõi, đơn
đốc, kiểm tra thực hiện chính sách; Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm. Qua kết
quả đánh giá hiệu quả thực hiện chính sách phát triển du lịch để chỉ ra những tồn
tại, hạn chế để có biện pháp khắc phục và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao

4


hiệu quả thực hiện chính sách phát triển du lịch của huyện trong thời gian tới ngày
một tốt hơn.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Căn cứ tình hình thực tế cơng tác quản lý nhà nước từ trước đến nay chưa ban
hành hệ thống chỉ số đánh giá thực hiện nhiệm vụ phát triển du lịch đối với cấp huyện
và với đặc điểm đa dạng về nội dung nên đề tài vận dụng phương pháp nghiên cứu
định tính kết hợp với phương pháp tổng hợp, phân tích.
Nguồn tài liệu nghiên cứu gồm các thơng tin, số liệu, văn bản có liên quan đến
phát triển du lịch của tỉnh An Giang và huyện Tri Tôn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài hệ thống hóa lý thuyết về chính sách cơng để nghiên cứu thực thi
chính sách phát triển du lịch, làm rõ vị trí, vai trị, đặc điểm thực hiện chính sách
phát triển du lịch. Đề tài nghiên cứu làm cơ sở xây dựng hệ thống lý thuyết liên
quan đến chính sách phát triển du lịch, đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả
thực hiện chính sách phát triển du lịch của huyện Tri Tơn.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài phân tích vai trị của Ủy ban nhân dân huyện Tri Tơn trong thực hiện
chính sách phát triển du lịch, đồng thời luận văn chỉ ra vai trò, ý nghĩa, tầm quan
trọng của Ủy ban nhân dân huyện Tri Tôn trong thực thi chính sách phát triển du lịch
góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Luận văn cung cấp những kết quả nghiên cứu cho các cấp, các ngành trong
huyện những vấn đề mang tính khoa học được kiểm chứng để có thể thực hiện tốt vai
trị tham mưu, thực hiện tốt việc thực thi chính sách phát triển du lịch tại địa phương,
đơn vị ngày một tốt hơn.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục các chữ viết tắt, danh mục các
hình và bảng, danh mục tài liệu tham khảo; luận văn được bố cục theo 03 chương sau:
Chương 1 : Cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện chính sách phát triển du lịch.

5


Chương 2 : Thực trạng thực hiện chính sách phát triển du lịch huyện Tri Tôn
và định hướng phát triển du lịch ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
Chương 3 : Giải pháp tăng cường hiệu quả của việc thực hiện chính sách
phát triển du lịch huyện Tri Tơn, tỉnh An Giang.

6


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Quan niệm Chính sách cơng

Nhà nước là chủ thể đại diện cho quyền lực của nhân dân, ban hành chính
sách cơng để mưu cầu lợi ích cho xã hội. Hoạt động của Nhà nước không chỉ tác
động đến một khu vực, một bộ phận dân cư nhất định mà tác động rộng khắp đến
mọi đối tượng trên phạm vi quốc gia. Tác động của Nhà nước đến các đối tượng có
thể mang tính chính trị, hành chính, kinh tế hay kỹ thuật được lồng ghép vào các cơ
chế quản lý điều hành thống nhất. Đồng thời trong những thời kỳ phát triển khác
nhau, chức năng – nhiệm vụ của Nhà nước cũng có sự thay đổi một cách thích hợp,
vì thế mà quan niệm về chính sách cơng cũng được tiếp cận từ các góc độ khác
nhau. [11, tr 11]
1.1.2. Khái niệm chính sách
Chính sách là những hành động ứng xử của chủ thể với các hiện tượng tồn
tại trong quá trình vận động phát triển nhằm đạt mục tiêu nhất định.
Từ khái niệm chung về chính sách chúng ta có thể đi đến khái niệm về chính
sách cơng như sau :
Chính sách cơng là những hành động ứng xử của Nhà nước với các vấn đề
phát sinh trong đời sống cộng đồng, được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau,
nhằm thúc đẩy xã hội phát triển.
Khái niệm trên đây vừa bao hàm những đặc trưng của chính sách công do
Nhà nước ban hành để tác động đến các đối tượng thuộc cộng đồng một cách ổn
định. Vừa thể hiện được bản chất của chính sách là cơng cụ định hướng của Nhà
nước cho mọi hành vi xã hội đối với các quá trình phát triển. Định hướng đó được
thể hiện qua thái độ đối xử với những vấn đề đã, đang và sẽ nảy sinh trong đời sống
cộng đồng. Để đạt được mục tiêu phát triển, trước hết chính sách phải tồn tại trong
thực tế, nghĩa là Nhà nước phải hành động thật sự bằng chính sách. Điều kiện tồn
tại của một chính sách là tổng hịa những hành động tích cực theo định hướng chính
trị của Nhà nước nhằm tác động, giải quyết những vấn đề nảy sinh trong từng giai
đoạn phát triển. Điều kiện tồn tại đó được thể hiện bằng cách thức ứng xử của chủ
thể quản lý là nhà nước. [11, tr 14]

7



1.1.3. Khái niệm thực thi chính sách.
Theo nguyên lý triết học, xung quanh chúng ta là các dạng vật chất tồn tại
khách quan với những chức năng nhất định. Chức năng là tập hợp những hoạt động
có mục đích gắn với sự tồn tại và phát triển của thực thể theo yêu cầu của đời sống
xã hội, hay nói một cách vắn tắt: chức năng là lý do tồn tại của các dạng thức vật
chất nhất định. Chính sách là một dạng thức vật chất đặc biệt nên nó cũng cần thực
hiện những chức năng để tồn tại. Song muốn thực hiện được chức năng, chính sách
phải tham gia vào quá trình vận động như các vật chất khác. Nghĩa là sau khi ban
hành, chính sách phải được triển khai thực hiện trong đời sống xã hội. Do vậy, tổ
chức thực thi chính sách là tất yếu khách quan để duy trì sự tồn tại của cơng cụ
chính sách theo yêu cầu quản lý của Nhà nước và cũng là để đạt mục tiêu đề ra của
chính sách. Với cách tư duy này có thể đi đến khái niệm về tổ chức thực thi chính
sách sau đây :
Tổ chức thực thi chính sách là tồn bộ q trình chuyển hóa ý chí của chủ thể
trong chính sách thành hiện thực với các đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu định
hướng. [11, tr 73]
1.1.4. Khái niệm du lịch
Theo Luật Du Lịch năm 2017 của Quốc hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ
Nghĩa Việt Nam: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con
người ngồi nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá một năm liên tục
nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm kiếm khám phá tài
ngun du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.
Theo Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO): Du lịch là hoạt động về chuyến đi
đến một nơi khác với môi trường sống thường xuyên của con người và ở lại đó để
tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí hay các mục đích khác ngồi các hoạt động
để có thù lao ở nơi đến với thời gian liên tục ít hơn một năm.
1.1.5. Chính sách du lịch
Theo Tạp chí du lịch, chính sách phát triển du lịch là tập hợp các chủ trương

và hành động của nhà nước để đẩy mạnh phát triển du lịch bằng cách tác động vào
việc cung cấp và giá cả của các yếu tố đầu vào ( đất đai, lao động, vốn, cơ sở hạ
tầng…); tác động tới sản phẩm du lịch; tác động đến số lượng khách du lịch; tác

8


động việc thay đổi tổ chức và năng lực của nguồn nhân lực du lịch; tác động vào
việc chuyển giao công nghệ du lịch…
1.2. Tầm quan trọng của phát triển du lịch
Hoạt động du lịch có liên quan mật thiết tới nhiều lĩnh vực khác đặc biệt là
kinh tế. Kinh tế tạo tiền đề cho du lịch phát sinh và phát triển. Kinh tế càng phát
triển, người dân càng có điều kiện và khả năng thanh toán để thỏa mãn các nhu cầu
du lịch của mình. Đồng thời, xét về phương diện cung du lịch thì ngành du lịch sử
dụng rất nhiều các sản phẩm của ngành kinh tế khác để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ
nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
Tác động tích cực của hoạt động du lịch tới kinh tế: Du lịch hiện nay được
xem là giải pháp hữu hiệu thúc đẩy phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trên thế
giới, trong đó có Việt Nam. Hoạt động du lịch quốc tế chủ động nguồn thu ngoại tệ
cho quốc gia, là hoạt động “xuất khẩu tại chỗ” và “xuất khẩu vơ hình” hiệu quả đối
với nền kinh tế. Khách du lịch quốc tế mang theo tiền từ các quốc gia khác đến chi
tiêu ở điểm đến du lịch. Do đó, hoạt động này làm tăng thu ngoại tệ cho nền kinh tế
quốc gia kinh doanh du lịch quốc tế chủ động.
Theo thống kê của Tổ chức Du lịch thế giới, cứ một việc làm trong ngành du
lịch sẽ tạp ra từ 1,3 đến 3,3 việc làm ở các ngành khác.
Hiện nay, tỷ lệ lao động tham gia phục vụ du lịch trực tiếp và gián tiếp chiếm
khoảng 10 % lực lượng lao động trên toàn thế giới. Đồng thời, các doanh nghiệp du
lịch cũng ưu tiên tuyển dụng người lao động là dân cư địa phương để tiết kiệm chi
phí, tận dụng kinh nghiệm và hiểu biết sẵn có của họ cũng như thắt chặt mối quan
hệ với chính quyền địa phương.

Hoạt động du lịch kích thích và thu hút đầu tư cho địa phương, quốc gia. Để
phát triển du lịch thì khơng chỉ cần có tài ngun du lịch, mà rất nhiều các điều kiện
khác cũng cần được chuẩn bị như hế thống cơ sở vật chất kỹ thuật (các cơ sở lưu
trú, cơ sở ăn uống, trung tâm vui chơi, giải trí…), cơ sở hạ tầng hay các cơng trình
cơng cộng (hệ thống đường bộ, nhà ga, bến cảng, sân bay, hệ thống cấp thốt nước,
mạng lưới điện …) địi hỏi một lượng vốn đầu tư không nhỏ. Do du lịch là lĩnh vực
kinh doanh hứa hẹn đem lại lợi nhuận cao nên thu hút các nhà đầu tư ngoài địa

9


phương và nước ngồi để hịan thiện các điều kiện này nhằm phát triển du lịch.
Người dân địa phương cũng là những người hưởng lợi từ các cơng trình này…
Hoạt động du lịch góp phần quảng bá kinh tế địa phương thông qua tiêu
dùng của du khách. Khách du lịch thường tìm đến với những sản phẩm đặc trưng
của địa phương du lịch như các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm để sử
dụng tại chỗ hoặc mua đem về làm quà lưu niệm, quà tặng người thân, bạn bè, đồng
nghiệp sau chuyến đi.
Du lịch có hiệu quả trực tiếp đối với một số ngành và lĩnh vực kinh doanh
như giao thông vận chuyển, lưu trú và ăn uống thông qua doanh thu của các bộ phận
này tăng đáng kể. Mặt khác, một số ngành khác có liên quan đến du lịch như công
nghiệp, hàng tiêu dùng, nông nghiệp cũng có lợi ích từ du lịch do du lịch sử dụng
sản phẩm của những ngành này trong quá trình kinh doanh của ngành.
Du lịch phát triển thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một vùng, khu vực đặc biệt
của quốc gia, giúp tạo ra môi trường thuận lợi cho các vùng có những khó khăn, đặc
biệt trong việc thu hút sự quan tâm của cơng chúng trong và ngồi nước.
Du lịch cũng tăng cường các mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia. Sự phát
triển của du lịch quốc tế có ý nghĩa quan trọng đến việc mở rộng và củng cố các
mối quan hệ kinh tế quốc tế chủ yếu trên các hướng: ký kết hợp đồng trao đổi khách
giữa các nước, các tổ chức và các hãng du lịch, lữ hành; tham gia các tổ chức quốc

tế và du lịch để thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch; hợp tác quốc tế trong lĩnh
vực giao thông, vận chuyển hành khách trong du lịch; hợp tác quốc tế trong lĩnh vực
cho vay vốn để xây dựng và phát triển du lịch; hợp tác quốc tế trong lĩnh vực cải
tiến các mối quan hệ tiền tệ và thanh toán trong lĩnh vực du lịch quốc tế; hợp tác
quốc tế trong lĩnh vực tuyên truyền quảng bá du lịch.
Du lịch không những là ngành “xuất khẩu tại chỗ” mà cịn là ngành”xuất
khẩu vơ hình” hàng hóa du lịch. Đó là các cảnh quan thiên nhiên, những giá trị của
những di tích lịch sử, văn hóa, tính độc đáo trong truyền thống phong tục, tập
quán… mà giá trị và uy tín của nó ngày càng tăng lên qua mỗi lần đưa ra thị trường
nếu như chất lượng phục vụ du lịch cao.
Về mặt xã hội, phát triển du lịch sẽ góp phần giải quyết cơng ăn việc làm cho
người dân, góp phần là giảm đơ thị hóa ở những quốc gia phát triển. Xét về khía

10


cạnh nào đó, du lịch cũng góp phần tích cực vào việc làm phong phú sự hiểu biết trí
thức cho người dân bản địa thông qua những du khách ở các địa phương khác đến
nhất là khách du lịch nước ngồi.
1.3. Chủ thể và các bước thực hiện chính sách phát triển du lịch.
1.3.1. Chủ thể thực hiện chính sách du lịch.
Cấp huyện là Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các ngành trực thuộc Ủy
ban nhân dân huyện; cơ quan tham mưu chính và tổ chức thực hiện chính là Phịng
Văn hóa thơng tin.
Cấp xã là Uỷ ban nhân dân cấp xã; cơ quan tham mưu chính và tổ chức thực
hiện chính là Ban Văn hóa xã hội cấp xã.
Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Đối tượng thụ hưởng chính sách là người dân địa phương trên địa bàn huyện.
1.3.2. Các bước thực hiện chính sách phát triển du lịch
Do tầm quan trọng của giai đoạn hiện nay thực hiện hóa chính sách nên các

cơ quan nhà nước, các cấp chính quyền địa phương cần đặc biệt quan tâm chỉ đạo
sát sao công tác tổ chức triển khai thực hiện này. Để tổ chức điều hành có hiệu quả
cơng tác thực thi chính sách, cán bộ - công chức nhà nước cần phải thực hiện nhiều
nội dung quản lý khác nhau, nhưng trước tiên cần tuân thủ các bước tổ chức thực thi
cơ bản sau đây :
1.3.2.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách phát triển du lịch.
Tổ chức thực thi chính sách là quá trình phức tạp, diễn ra trong một thời gian
dài, vì thế chúng cần được lập kế hoạch, chương trình để các cơ quan nhà nước triển
khai thực hiện chính sách một cách chủ động hồn tồn.
1.3.2.2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách.
Sau khi bản kế hoạch tổ chức thực thi được thông qua, các cơ quan nhà nước
tiến hành tổ chức triển khai thực hiện theo kế hoạch. Việc trước tiên cần làm trong
quá trình này là tuyên truyền vận động nhân dân tham gia thực hiện chính sách. Phổ
biến, tuyên truyền chính sách tốt giúp cho các đối tượng chính sách và mọi người
dân tham gia thực thi hiểu rõ về mục đích, yêu cầu của chính sách; về tính đúng đắn

11


của chính sách trong điều kiện hồn cảnh nhất định và về tính khả thi của chính
sách…để họ tự giác thực hiện theo yêu cầu quản lý của Nhà nước.
1.3.2.3. Phân cơng, phối hợp thực hiện chính sách.
Bước tiếp theo là phân công, phối hợp các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện
chính sách theo kế hoạch được phê duyệt.
1.3.2.4. Duy trì chính sách.
Duy trì chính sách là làm cho chính sách tồn tại được và phát huy tác dụng
trong mơi trường thực tế. Muốn cho chính sách được duy trì, địi hỏi phải có sự
đồng tâm, hợp lực của cả người tổ chức, người thực thi và môi trường tồn tại.
1.3.2.5. Điều chỉnh chính sách.
Điều chỉnh chính sách là một hoạt động cần thiết diễn ra thường xuyên trong

tiến trình tổ chức thực thi chính sách. Nó được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có
thẩm quyền để cho chính sách ngày càng phù hợp với yêu cầu quản lý và tình hình
thực tế.
Một nguyên tắc cần phải chấp hành khi điều chỉnh chính sách là: Để chính
sách tiếp tục tồn tại chỉ được điều chỉnh các biện pháp, cơ chế thực hiện mục tiêu,
hoặc bổ sung, hoàn chỉnh mục tiêu theo yêu cầu thực tế. Nếu điều chỉnh làm thay
đổi mục tiêu, nghĩa là làm thay đổi chính sách, thì coi như chính sách khơng tồn tại.
1.3.2.6. Theo dõi kiểm tra, đơn đốc thực hiện chính sách.
Thực thi chính sách diễn ra trên địa bàn rộng và do nhiều cơ quan, tổ chức và
cá nhân tham gia. Các điều kiện về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường
ở các vùng, địa phương không giống nhau, cũng như trình độ, năng lực tổ chức điều
hành của cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước không đồng đều, do vậy
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tiến hành theo dõi kiểm tra, đơn đốc việc
thực thi chính sách. Qua kiểm tra, đôn đốc, các mục tiêu và biện pháp chủ yếu của
chính sách lại được khẳng định để nhắc nhở mỗi cán bộ, cơng chức, mỗi đối tượng
thực thi chính sách tập trung chú ý những nội dung ưu tiên trong q trình thực thi
chính sách. Căn cứ kế hoạch kiểm tra, đôn đốc đã được phê duyệt các tổ chức, cá
nhân có trách nhiệm thực hiện hoạt động kiểm tra có hiệu quả.
1.3.2.7. Đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm.

12


Tổ chức thực thi chính sách được tiến hành liên tục trong thời gian duy trì
chính sách. Trong q trình đó người ta có thể đánh giá từng phần hay tồn bộ kết
quả thực thi chính sách, trong đó đánh giá tồn bộ được thực hiện sau khi kết thúc
chính sách. Đánh giá tổng kết trong bước tổ chức về chỉ đạo – điều hành và chấp
hành chính sách của các đối tượng thực thi chính sách.
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách phát triển du lịch
1.4.1. Các yếu tố tích cực

Đảng, Nhà nước ta xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, là định hướng
chiến lược quan trọng để phát triển đất nước. Chính vì thế Nghị quyết số 08NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn; Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 06/10/2017 của Chính Phủ, Nghị
quyết ban hành chương trình hành động của Chính Phủ thực hiện Nghị quyết số 08NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn; Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 được
ban hành là căn cứ cụ thể thực hiện định hướng trên.
Kinh tế phát triển ngày càng cao từ đó kéo theo nhu cầu về hưởng thụ vật
chất và tinh thần của người dân ngày càng lớn trong đó có nhu cầu về đi du lịch.
Tác động tích cực của hoạt động du lịch tới kinh tế. Du lịch hiện nay được
xem là giải pháp hữu hiệu thúc đẩy phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trên thế
giới, trong đó có Việt Nam. Góp phần tích cực trong phát triển kinh tế xã hội, thực
hiện mục tiêu thoát nghèo bền vững của địa phương.
Hoạt động du lịch góp phần nâng cao thu nhập cho người dân địa phương
thông qua việc tạo ra rất nhiều việc làm một cách trực tiếp và gián tiếp góp phần tác
động mạnh mẽ vào các chính sách phát triển du lịch liên quan các vấn đề về nâng
cao thu nhập, mức sống, lao động việc làm…
Công tác quản lý nhà nước về phát triển du lịch trong thời gian qua được
xem là mang tính đồng bộ, đầy đủ hơn đáp ứng yêu cầu khá toàn diện cho sự phát
triển bền vững của đất nước, cũng như khơi dậy tiềm năng của các vùng miền, địa
phương trong cả nước. Những thành tựu này tạo sự hiệu quả hơn về công tác quản

13


lý nhà nước các cấp, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ cơng chức trong q trình
thực hiện nhiệm vụ.
1.4.2. Các yếu tố tiêu cực
Thực trạng cơ sở hạ tầng hiện nay còn thấp kém như hệ thống đường xá, cầu
cống, bưu chính viễn thơng, điện nước… là yếu tố cơ bản cản trở phát triển du lịch,

nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới…Gây khó khăn cho việc khách du
lịch tiếp cận dễ dàng các khu, điểm du lịch.
Trình độ phát triển của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch chưa đáp ứng, thỏa
mãn nhu cầu của du khách là một cản trở lớn và giảm sự hấp dẫn thu hút của du lịch
các địa phương.
Đời sống vật chất, tinh thần của người dân vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc,
miền núi còn thấp. Trình độ dân trí thấp, điều kiện kinh tế khó khăn là yếu tố ảnh
hưởng tiêu cực đến việc triển khai các chính sách phát triển du lịch.
Việc quán triệt, tuyên truyền chính sách phát triển du lịch trong hệ thống
chính trị, các tầng lớp nhân dân chưa đúng mức đã ảnh hưởng không nhỏ đến định
hướng phát triển du lịch nhanh, bền vững.
Các yếu tố về lực lượng lao động còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng và
trình độ ngoại ngữ, kỹ năng, tính chun nghiệp… là vấn đề cần chú trọng quan tâm
có tác động đến q trình thực thi chính sách phát triển du lịch.
1.5. Kinh nghiệm thực tiễn các địa phương
1.5.1. Thực tiễn các địa phương
Thành phố Cần Thơ
Là trung tâm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đầu mối giao thông gắn
liền giữa các địa phương trong vùng với miền Đông Nam Bộ và đi các nước. Cần
Thơ có nhiều tiềm năng lợi thế và điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội,
đặc biệt là phát triển du lịch. Năm 2004 Cần Thơ trở thành thành phố trực thuộc
Trung Ương, cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng giao thông được đầu tư hiện đại và
đồng bộ; nhiều loại hình dịch vụ du lịch và vui chơi giải trí phong phú, đa dạng, đưa
Cần Thơ trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn du khách của vùng Đồng
bằng sông Cửu Long.

14


Được thiên nhiên ưu đãi, cần Thơ có nguồn tài ngun rất đặc trưng với hệ

thống sơng ngịi, kênh rạch chằng chịt bao phủ xung quanh hình thành nên các cồn,
cù lao trên sông: Cồn Ấn, cồn Khương, cồn Sơn, cù lao Tân Lộc và những vườn cây
ăn trái sum x. Chính vì thế, từ lâu văn hóa sơng nước đã được xem như một trong
những nét văn hóa đặc thù của Cần Thơ nói riêng và miền Tây nói chung. Bên cạnh
đó, lợi thế phát triển du lịch của Cần Thơ nằm ở hệ thống các lễ hội văn hóa – lịch
sử, các làng nghề truyền thống, các di tích văn hóa – lịch sử có giá trị và hệ thống
ẩm thực phong phú đa dạng của các dân tộc Kinh, Hoa, Chăm, Khmer sinh sống
trên địa bàn đã góp phần tạo nên một nền văn hóa rất đặc trưng và đa dạng, hình
thành một cộng đồng đồn kết, thân thiện. Du lịch Cần Thơ đã có những bước phát
triển mạnh mẽ và có những đóng góp to lớn cho nền kinh tế địa phương. Năm 2019,
thành phố Cần Thơ đã đón trên 8,8 triệu lượt khách du lịch đến tham quan và du
lịch, tăng 4,6% so với năm 2018; phục vụ 3 triệu lượt khách lưu trú, tăng 13,1% so
với năm 2018, trong đó có trên 409.000 lượt khách quốc tế lưu trú, tăng 12,4% so
với năm 2018; tổng doanh thu từ du lịch đạt trên 4.435 tỉ đồng, tăng 17,2% so với
năm 2018. Trên cơ sở nguồn tài nguyên du lịch đặc trưng sẵn có, thành phố Cần
Thơ tập trung xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù để thu hút thêm du khách,
nhất là du khách quốc tê như: du lịch MICE; du lịch sinh thái sơng nước miệt vườn;
du lịch văn hóa – lịch sử kết hợp tham quan các làng nghề truyền thống; chú trọng
phát triển du lịch đường sông gắn với tham quan di tích văn hóa, lịch sử, làng nghề
truyền thống và du lịch sinh thái; tập trung khai thác các di tích, nơng trường sơng
Hậu và Viện lúa Đồng bằng sơng Cửu Long; phát triền loại hình nơng nghiệp
sạch…; hướng tới mục tiêu đưa du lịch Cần Thơ phát triển hiệu quả và bền vững.
Trong thời kỳ hội nhập, Thành phố Cần Thơ xác định hợp tác là biện pháp
hữu hiệu góp phần đa dạng hóa điểm đến, tạo sức hấp dẫn cho sản phẩm du lịch,
đảm bảo sự phát triển bền vững; chính vì vậy, thời gian qua bên cạnh việc đầu tư
cho nhân lực, hạ tầng phát triển du lịch… thành phố Cần Thơ còn đẩy mạnh liên
kết, hợp tác phát triển du lịch với các địa phương trong vùng Đồng bằng sông Cửu
Long và các thành phố có thế mạnh về du lịch trên cả nước như Hà Nội, Hải Phòng,
Quảng Ninh, Đà nẵng, Lâm Đồng, Khánh Hịa, Thành phố Hồ Chí Minh… Đề xuất


15


chủ trương và xây dựng đi vào hoạt động đường bay Cần Thơ – Hà Nội, Cần Thơ –
Đà Nẵng, Cần Thơ – Tp.Hồ Chí Minh, Cần Thơ – Phú Quốc, Cần Thơ - Đà Lạt,
Cần Thơ Hải Phòng, Cần Thơ – Côn Đảo… đặc biệt là các đường bay quốc tế được
mở trong thời gian gần đây cho thấy tầm quan trọng, sự quan tâm cho phát triển du
lịch đối với thành phố Cần Thơ. Điều này cho thấy sự quan tâm đầu tư cho phát
triển du lịch của Trung Ương và của thành phố Cần Thơ góp phần xác định Cần
Thơ là trung tâm du lịch vùng, phát huy giá trị văn hóa – lịch sử, đặc trưng sơng
nước, làng nghề truyền thống…để ngày càng đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ du
lịch, chuyên nghiệp, là động lực thúc đẩy du lịch các tỉnh lân cận phát triển.(
Nguồn: Phịng quản lý Du lịch – Sở văn hóa, thể thao và du lịch thành phố Cần
Thơ).
Tỉnh Kiên Giang
Kiên Giang hội tụ như một Việt Nam thu nhỏ với địa hình đa dạng: biển đảo,
rừng núi, đồng bằng, cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, nhiều nơi còn giữ được nét
hoang sơ. Kiên Giang có đường bờ biển dài hơn 200 Km vùng biển rộng 63.000
Km2, hơn 137 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó đảo Phú Quốc lớn nhất Việt Nam với
nhiều bãi biển đẹp. Tỉnh có hai vườn quốc gia, trong đó U Minh Thượng có hệ sinh
thái rừng tràm ngập nước ngọt là khu Ramsar thứ tám của Việt Nam. Điểm độc đáo
là Kiên Giang là tỉnh duy nhất ở miền Nam có nhiều núi đá vơi chạy tới sát biển tạo
nên cảnh quang thiên nhiên hết sức kỳ thú, độc đáo, riêng có.
Bên cạnh các tài nguyên du lịch tự nhiên đặc sắc, tỉnh Kiên Giang còn có hệ
thống tài nguyên văn hóa lịch sử phong phú và có gía trị với hơn 160 di tích, nhiều
vùng là căn cứ cách mạng như : rừng U Minh, Hòn Đất, Hà Tiên … Tỉnh cũng nằm
trong nền văn hóa Ĩc Eo của người Việt cổ và nền văn hóa truyền thống Việt –
Khmer đặc trưng vùng phía Tây Nam của Tổ quốc.
Với tiềm năng, lợi thế đó, thời gian qua du lịch Kiên Giang đã có bước phát
triển. Năm 2018, tỉnh Kiên Giang đón hơn 7,7 triệu lượt khách, tăng 19% so năm

2017. Tổng thu từ du lịch của Kiên Giang năm 2018 là 6.400 tỉ đồng so với năm
2016 là 3.700 tỉ đồng tăng 73%.

16


Theo kết quả của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với tỉnh Kiên Giang
còn nhiều dư địa để phát triển như : với trung tâm du lịch Phú Quốc sẽ đóng vai trị
kết nối rất hiệu quả với các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh và vùng Đồng bằng sông
Cửu Long; đồng thời kết nối khai thác các tuyến du lịch đường bộ ven biển, xuyên
biên giới kết nối với Cà Mau, Campuchia và Nam Thái Lan; kết nối đường bộ dọc
biên giới Việt Nam – Campuchia với Châu Đốc ( An Giang ).
Với sự kết nối kể trên kết hợp với việc thực hiện tốt công tác xúc tiến, quảng
bá du lịch tại các thị trường có nguồn khách lớn, chi tiêu cao trong và ngoài nước
tập trung về du lịch, tham quan tại Kiên Giang sẽ góp phần thúc đẩy ngành kinh tế
du lịch của tỉnh sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong thời gian gần.
Và để phát triển đồng bộ, bền vững các địa phương trong tỉnh góp phần đóng
góp vào sự phát triển chung của tỉnh Kiên Giang, tỉnh chú trọng tập trung phát triển
nhiều khu vực có tiềm năng du lịch lớn ở địa bàn các huyện, thành phố như Vườn
quốc gia U Minh Thượng, khu vực Kiên Lương – Hà Tiên – Hòn Đất; huyện đảo
Kiên Hải và vùng phụ cận… Điều này cho thấy việc đánh giá đúng mực, khai thác
hiệu quả tiềm năng của các địa phương góp phần nâng cao hiệu quả chương trình,
chiến lược phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang là những định hướng và giải pháp hết
sức đúng đắn nhằm mục tiêu đưa ngành du lịch Kiên Giang trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn trong tương lai gần.
Tỉnh Bến Tre
Bến Tre là một trong 13 tỉnh thành phố thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu
Long, được hợp thành bởi 03 dãy cù lao : An Hóa, Bảo và Minh, do phù sa 04
nhánh sông Cửu Long ( Cửu Đại, Ba Lai, Hàm Lng, Cổ Chiên) bồi tụ. Tỉnh có
diện tích tự nhiên 2.349,8 Km2, dân số 1.289,1 nghìn người, mật độ dân số là 538

người/km2.
Vị trí địa lý khá thuận lợi, khoảng cách đường bộ từ Bến Tre đến thành phố
Hồ Chí Minh 88 Km và từ Bến Tre đến thành phố Cần Thơ 110 Km, hệ thống giao
thông đường bộ ngày càng hoàn thiện và phân bổ đều khắp trong tỉnh; từ khi cầu
Rạch Miễu, cầu Hàm Luông và cầu Cổ Chiên hoàn thành đưa vào sử dụng, Bến Tre
đã phá được thế biệt lập và tạo tuyến đường bộ thông suốt đi thành phố Hồ Chí

17


Minh, tỉnh Tiền Giang, Trà vInh, Vĩnh Long và các tỉnh thành trong khu vực. Mặt
khác, Bến Tre thuộc khu vực tam giác hệ thống sông Tiền nên thuận lợi về đường
thủy, với 04 hệ thống sơng chính hướng ra biển Đông và hệ thống kênh rạch là các
trục giao thông đối ngoại quan trọng gắn kết kinh tế tỉnh Bến Tre với các tỉnh Đồng
bằng sông Cửu Long và các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, từ đó tạo điều kiện
để khơi dậy và phát triển mạnh mẽ tiềm năng kinh tế - xã hội trong thời gian tới.
Bến Tre có 02 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 16 di tích cấp quốc gia, 04 di sản
văn háo phi vật thể cấp quốc gia, 56 di tích cấp tỉnh, trong đó có nhiều nơi khá quen
thuộc như : khu mộ và khu tưởng niệm Nguyễn Đình Chiểu (xã An Đức, huyện Ba
Tri), khu di tích Đồng Khởi Bến Tre (xã Định Thủy, huyện Mõ Cày Nam), mộ nhà
giáo Võ Trường Toản (làng Bảo Thạch, Ba Tri), đình Phú Lễ (huyện Ba Tri), đình
Bình Hịa (huyện Giồng Trơm), di tích căn cứ khu ủy Sài Gịn – Gia Định, di tích
đầu cầu tiếp nhận vũ khí Bắc Nam (huyện Thạch Phú), nhà cổ Hương Liêm, nhà
ông Nguyễn Văn Trác, đền thờ cụ Huỳnh Tấn Phát (xã Châu Hưng, huyện Bình
Đại), đền thờ lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng (xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm),
Trương Vĩnh Ký (huyện Chợ Lách), mộ cụ Phan Thanh Giản (huyện Ba Tri). Ngồi
ra, có các điểm du lịch : Cồn Phụng, Resort Forever Green (huyện Châu Thành),
cồn Bững (huyện Thạnh Phú), cống đập Ba Lai (huyện Ba Tri)… các lễ hội truyền
thống hàng năm như : kỷ niệm ngày Bến Tre Đồng Khởi 17/1; lễ hội truyền thống
văn hóa tỉnh ( ngày 01/7 hàng năm nhân ngày sinh của nhà thơ yêu nước Nguyễn

Đình Chiểu; lễ hội trái cây ngon, an toàn được tổ chức vào dịp tết Đoan Ngọ hàng
năm …
Năm 2019 lượng khách đến Bến Tre là 1.882.025 lượt, tăng 20% so với năm
2018; trong đó khách quốc tế đạt 796.186 lượt, chiếm 42,3%. Doanh thu năm 2019
là 1.791 tỉ đồng tăng 34% so với năm 2018.
Trong xu thế của địa phương cùng quan tâm phát triển du lịch thì Bến Tre
xây dựng mơ hình du lịch “ sinh thái sơng nước xứ dừa” là thương hiệu không trùng
lặp trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, cũng như cả nước; với những sản phẩm đặc
trưng như dừa xiêm xanh, bưởi da xanh có chỉ dẫn địa lý; rừng dừa trên 70.000 ha diện
tích dừa các loại, chiếm ½ sản lượng dừa cả nước; với 33.000 ha diện tích cây ăn trái

18


đã cho trái quanh năm với mùa nào trái nấy nhằm phục vụ khách du lịch; các làng nghề
truyền thống hàng trăm năm tuổi cùng hệ thống di tích văn hoá lịch sử cách mạng
phong phú; chợ nổi Dừa độc nhất vô nhị bên các làng nghề khai thác dừa trên dịng
sơng Than… tất cả đã vẽ lên bức tranh nhiều màu sắc của quê hương xứ Dừa. Từ đó,
tạo nên sản phẩm du lịch Bến Tre với nhiều loại hình phong phú và hấp dẫn.
Tỉnh An Giang
An Giang nằm ở phía Tây Nam tổ quốc, thuộc vùng Đồng bằng sơng Cửu
Long, nơi đầu nguồn sơng Cửu Long có sơng Tiền và sông Hậu đi qua làm nên mùa
nước nổi hàng năm. Phía Tây Bắc giáp với Campuchia với gần 100 km đường biên
giới; Tây Nam giáp Kiên Giang; Đông Nam giáp Cần Thơ; Đông Bắc giáp Đồng
Tháp. An Giang có diện tích 3.536 km2, dân số trên 2,2 triệu người, gồm 4 dân tộc
anh em cùng chung sống : Kinh, Hoa, Chăm Khmer.
Tỉnh An Giang với cảnh quan thiên nhiên phong phú, khí hậu ơn hịa, có
nhiều di tích lịch sử, phong tục tập quán và văn hóa truyền thống phong phú, độc
đáo. Trong xu thế chung thời gian gần đây tiềm năng du lịch nhất là du lịch sinh
thái, du lịch nghỉ dưỡng tham quan và du lịch hành hương có bước phát triển mạnh

mẽ.
Là tỉnh nằm giữa 03 trung tâm kinh tế lớn : thành phố Hồ Chí Minh – Cần
Thơ – Phnơm Pênh ( Campuchia) với 02 cửa khẩu quốc tế (Tịnh Biên và Long
Bình), 02 cửa khẩu quốc gia (Vĩnh Xương và Khánh Bình), thuận lợi cả về đường
bộ lẫn đường sông, giúp cho việc kết nối giữa thủ đô Phnôm Pênh với cự ly ngắn
nhất, thuận lợi nhất. Bên cạnh đồng bằng trù phú, An Giang cịn có nhiều núi trãi
dài trên 30 km rộng 13 km, với cảnh quan thiên nhiên núi non trời phú đã tạo cho
An Giang nét đặc sắc riêng về cảnh quan thiên nhiên, vừa có đồng bằng vừa có rừng
núi, có tài ngun khống sản, nhiều di tích lịch sử cách mạng, văn hóa dân tộc
truyền thống đủ sức hấp dẫn du khách tham quan.
Khí hậu tỉnh An Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong
năm có 02 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11; mùa khô từ tháng 12 đến
tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 27 độ C, lượng mưa trung bình
của năm khoảng 1.130 mm; độ ẩm trung bình 80%-85% và có sự dao động theo chế

19


độ mưa theo mùa. Với điều kiện khí hậu nêu trên khá phù hợp so với nhu cầu của đa
số du khách. Đặc thù vùng núi phù hợp về thổ nhưỡng khí hậu với nhiều loại thảo
dược, dược liệu vì thế vùng Thất Sơn phát triển mạnh mẽ các loại cây dược liệu đáp
ứng yêu cầu phát triển công nghiệp, đồng thời phát triển mạnh mẽ trong điều trị
bệnh cho người dân địa phương cũng rất hiệu quả trong suốt thời gian qua.
Nguồn nước mặt và nước ngầm rất dồi dào, sông Tiền và sông Hậu chảy
song song từ Tây Bắc xuống Đông Nam trong địa phận của tỉnh dài gần 100 km,
lưu lượng trung bình năm 13.800 m3/s. Hàng năm bị ngập lụt từ tháng 8 đến tháng
11, gọi là “mùa nước nổi” nước dâng cao từ 1m đến 3m. Hệ thống giao thông
đường thủy khá chằng chịt, đan xen nhau cùng với hệ thống giao thông đường bộ
đáp ứng tốt nhu cầu đi lại, vận chuyển sản xuất hàng hóa của các vùng trong tỉnh.
Giao thơng chính của tỉnh là một phần của mạng lưới giao thông liên vùng quan

trọng của quốc gia và quốc tế như tuyến quốc lộ N1, N2, quốc lộ 91, 91B và trong
thời gian gần đi vào khởi công tuyến cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng với
tổng chiều dài 100 km tạo động lực phát triển cả vùng. Với điều kiện hạ tầng giao
thông khá đồng bộ tạo nên lợi thế trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của cả nước
nói chung và của An Giang nối riêng trong kết nối phát triển với nước bạn Vương
quốc Campuchia và các nước khu vực Đông Nam Á từ các cửa khẩu của An Giang.
Vì vậy, trong phát triển ngành du lịch khai thác nét độc đáo của nền văn hóa
sơng nước đặc thù An Giang để góp phần vào việc duy trì và bảo tồn những bản sắc
truyền thống của địa phương. Đây sẽ là những phương thức tạo ra sản phẩm thay
thế, tăng tính đa dạng của sản phẩm du lịch là một trong những cách giữ lại tính
riêng biệt để thu hút du khách. An Giang đươc biết đến với các lễ hội, di tích tiêu
biểu như:
Đặc điểm gắn với du lịch An Giang là lễ hội vía Bà Chúa xứ Núi Sam lễ hội
được diễn ra từ 22 đến 27 tháng tư âm lịch, đây là một di tích nổi tiếng ở Núi Sam,
hàng năm thu hút trên 7 triệu lượt người đến cúng bá, tham quan. Khách hành
hương, du lịch không những đến từ các tỉnh lân cận mà còn là các tỉnh xa như miền
Đông, miền Trung… tạo nên mùa lễ hội sôi nổi, đông đảo ở Núi Sam suốt nhiều
tháng. [16, tr 49]

20


Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng ở xã Mỹ Hịa Hưng, Thành phố
Long Xun là một di tích lịch sử, nhà lưu niệm thời niên thiếu Chủ tịch Tơn Đức
Thắng được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng từ năm 1984. Từ đó đến
nay, chính quyền An Giang lần lượt xây dựng mới Khu lưu niệm với nhiều cơng
trình bên cạnh ngơi nhà thời niên thiếu của Bác Tôn phục vụ đông đảo du khách đến
thăm viếng. [16, tr 19]
Đồi Tức Dụp thuộc xã An Tức, huyện Tri Tôn tỉnh An Giang, là ngọn đồi
nhỏ nhưng địa hình hiểm trở với nhiều tảng đá dựng cheo leo tạo thành những lò

ảng (hang trong long núi) ăn lường nhau như tổ ong. Nhờ đặc điểm ưu việt này,
cộng với tinh thần dung cảm của quân và dân An Giang, Tức Dụp đã trở thành căn
cứ kháng chiến lừng lẫy, nổi tiếng thế giới. Tức Dụp còn gọi là ngọn đồi hai triệu
đô la, một ngọn đồi giàu có nhưng đó lại là trị giá của bom đạn trong thời kỳ chiến
tranh mà Mỹ cương quyết san bằng nhưng bất lực. [16, tr 114]
Qua quá trình nổ lực phấn đấu tập trung cho mục tiêu, định hướng phát triển
về du lịch tỉnh An Giang không tăng trưởng. Đánh giá gia đoạn năm 2016-2020 thể
hiện sự tăng trưởng cao, đều dặn (ngoại trừ ảnh hưởng tác động do tình hình dịch
bệnh Covid 19 ước tổng lượt khách của năm 2020 chỉ đạt 6,5 triệu lượt khách, so
với năm 2019 đạt 9,2 triệu lượt khách, giảm 29,4%).
Bảng 1.1: Lượng khách du lịch đến An Giang giai đoạn năm 2016-2020
Đơn vị tính: ngàn lượt
Tổng doanh
Năm
Tổng số
Trong đó
Tăng
thu hoạt động
lượt
trưởng
du lịch (tỷ
Khách
Khách
khách
đồng)
quốc tế
nội địa
2016
6,500
70

6,430
3.200
2017
7,300
75
7,225
+ 800
3.700
2018
8,500
100
8,400
+ 1.200
4.800
2019
9,200
120
9,080
+ 700
5.500
2020
6,500
15
6,485
-2.700
4.000
( Nguồn: Phòng Quản lý du lịch – Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang)
Về hệ thống lưu trú, lữ hành – vận chuyển, khu du lịch, điểm du lịch Hệ
thống lưu trú du lịch: có 97 cơ sở lưu trú du lịch (trong đó có 01 khách sạn 4 sao; 06
khách sạn 3 sao; 07 khách sạn 2 sao; 39 khách sạn 01 sao).


21


Lữ hành: 13 cơng ty lữ hành, trong đó có 02 công ty lữ hành nội địa; 11 công ty
lữ hành quốc tế; 01 công ty vận chuyển đường bộ; 03 công ty vận chuyển đường thủy.
Khu du lịch, điểm tham quan du lịch : có 16 điểm tham quan. Trong đó, có
02 khu du lịch (Khu du lịch Núi Cấm, khu du lịch quốc gia Núi Sam); 03 điểm du
lịch (điểm du lịch Đồi Tức Dụp; điểm du lịch rừng tràm Trà Sư, điểm du lịch nông
trại Phan Nam).
Cơ sở chuẩn phục vụ khách du lịch : 04 cơ sở ăn uống, mua sắm.
Lượng khách tăng theo hàng năm thể hiện sự tăng trưởng của du lịch tỉnh,
thể hiện được chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách du lịch ngày một tốt hơn.(
Nguồn Sở Văn Hóa, Thể Thao và du lịch tỉnh An Giang)
Huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang
Huyện Tịnh Biên là huyện miền núi, biên giới có địa bàn giáp với huyện Tri
Tơn với đặc điểm tương đồng về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, đặc điểm dân tộc,
vùng miền. Trong những năm qua huyện Tịnh Biên đã có sự phát triển mạnh mẽ về
lĩnh vực du lịch là một trong những điểm đến nổi bật của tỉnh An Giang với Khu du
lịch Núi Cấm, Rừng tràm Trà Sư, cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên,... thu hút đông đảo
du khách tham quan. Để đạt được thành quả như ngày hôm nay trong giai đoạn
2015 – 2020 huyện Tịnh Biên đã triển khai thực thi có hiệu quả chính sách phát
triển du lịch được xem là tạo ra sự đột phá cho sự phát triển như sau:
Ủy ban nhân dân huyện đã mời gọi đầu tư 07 dự án lĩnh vực du lịch với diện
tích 930.565 m2 với vốn đầu tư 1.603.500 triệu đồng.
Về phát triển hạ tầng du lịch đã đầu tư 07 tuyến đường kinh phí 487.835 triệu
đồng; Khu văn hóa Cửu Trùng đài – 6.000 triệu đồng; Nhà trưng bày Chùa Phật
Thới Sơn – 2.500 triệu đồng; Đơng lang Đình Thới Sơn – 1.500 triệu đồng; Trâu
Sấm Trâu Sét – 8.200 triệu đồng và dự án cơ sở hạ tầng Núi Cấm – 150.000 triệu
đồng, với tổng số vốn đầu tư lên đến 656.035 triệu đồng.

Chú trọng công tác tuyên truyền quảng bá, giới thiệu hình ảnh địa phương,
các khu điểm du lịch qua phát hành Sổ tay du lịch, tuyên truyền trên các phương
tiện thông tin đại chúng, tham gia các kỳ hội chợ du lịch trong và ngoài tỉnh.

22


Tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn, tập huấn chuyển đổi
hành vi ứng xử văn hóa trong kinh doanh du lịch; Đưa công tác quản lý an ninh
giám sát qua Camera tại các khu điểm du lịch trên địa bàn huyện gắn với xây dựng
tiêu chí “3 an” – an ninh trật tự - an toàn giao thơng – an tồn vệ sinh thực phẩm
dần đi vào nề nếp và là cách làm để các địa phương trong tỉnh học tập làm theo.
Huyện đã xác định chú trọng việc xây dựng, đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên
du lịch, thuyết minh viên phục vụ tại các khu điểm du lịch trên địa bàn nhằm đáp
ứng nhu cầu hoạt động trước mắt cũng như đáp ứng sự phát triển trong thời gian tới.
Nghiên cứu vận dụng các chính sách phát triển du lịch về cơ chế phối hợp,
đề xuất, tham mưu đến cơ quan có thẩm quyền trong tỉnh thông qua việc đề xuất
nâng cấp mở rộng các trục giao thơng chính nhằm hồn thiện cơ sở hạ tầng giao
thông phục vụ phát triển du lịch của huyện như: Nâng cấp mở rộng đường tỉnh 948
giai đoạn 2; phát triển 05 tuyến đường huyện (HL9, HL11 đoạn Vĩnh Trung – An
Hảo, đường xáng Cụt, đường Tú Tề, đường liên xã Thới Sơn – Nhà Bàng) kết nối
các khu điểm du lịch; tiếp tục tham mưu đề xuất tỉnh tiếp tục triển khai thi công
đường tỉnh 949; 945 để thông trục kết nối đồng bộ giao thông trên địa bàn huyện.
Các chính sách kết hợp trên góp phần khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch
trên địa bàn huyện, đồng thời đã linh hoạt giải quyết được khó khăn về nguồn vốn
bố trí trực tiếp cho thực hiện chính sách phát triển du lịch của địa phương.
1.5.2. Bài học kinh nghiệm
Qua thực tiễn từ các địa phương đã tổ chức hiệu quả phát triển du lịch gắn
với đặc trưng, lợi thế của địa phương mình. Đồng thời, sự vận dụng phù hợp các
chính sách, mơ hình phát triển du lịch phù hợp trong xu thế hiện nay, giúp chúng ta

có thể đúc kết một số bài học kinh nghiệm sau :
Nhận định đúng đắn về xu thế phát triển mơ hình phát triển du lịch phù hợp
định hướng của chính sách phát triển du lịch; đặc biệt là đáp ứng thị hiếu của khách
du lịch.
Đây là nhận thức cần thiết, quan trọng giúp cho việc xây dựng chủ trương,
chính sách phát triển du lịch của địa phương phù hợp với điều kiện phát triển chung
của vùng, của quốc gia. Việc xác định mơ hình phát triển du lịch nhằm tạo ra nét

23


×