Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) xây dựng các dạng bài tập nhằm rèn kĩ năng viết câu cho học sinh lớp 5a, trường tiểu học thị trấn rừng thông, huyện đông sơn, tỉnh th

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.33 KB, 21 trang )

MỤC LỤC
STT

Nội dung

Trang

I

MỞ ĐẦU

2

1

Lí do chọn đề tài.

2

2

Mục đích nghiên cứu

2

3

Đối tượng nghiên cứu

2


4

Phương pháp nghiên cứu

2

II

NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

3

1

CƠ SỞ LÝ LUẬN

3

2

THỰC TRẠNG

3

3

CÁC GIẢI PHÁP ĐĂ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

4


3.1

Biện pháp 1

4

3.2

Biện pháp 2

7

3.3

Biện pháp 3

10

3.4

Biện pháp 4

14

3.5

Biện pháp 5

17


4

KẾT QUẢ

18

III.

KẾT LUẬN

19

1

KẾT LUẬN

19

2

KIẾN NGHỊ

19


I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Ở trường Tiểu học, mỗi mơn học đều góp phần vào việc hình thành và phát
triển nhân cách con người Việt Nam, trong đó có mơn Tiếng Việt. Phát triển ngơn
ngữ là yếu tố quan trọng để phát triển năng lực, trí tuệ của học sinh, hình thành và

phát triển phẩm chất, đạo đức, tình cảm, thói quen cho trẻ em. Mơn Tiếng Việt
hình thành và phát triển cho học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói
đọc, viết) nhằm từng bước giúp các em làm chủ dần công cụ ngôn ngữ để học tập,
giao tiếp. Mơn Tiếng Việt cịn luyện cho học sinh phương pháp suy nghĩ, các thao
tác tư duy cơ bản (phân tích, tổng hợp, phán đốn), giáo dục cho các em những
tình cảm tốt đẹp.
Trong mơn Tiếng Việt ở Tiểu học, phân môn Luyện từ và câu giữ một vị trí
quan trọng. Phân mơn này cung cấp các kiến thức sơ giản về tiếng mẹ đẻ, mở rộng,
hệ thống hóa vốn từ, rèn luyện cho học sinh kĩ năng đặt câu, sử dụng dấu câu phù
hợp, viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ chuẩn xác, từ đó học sinh mới có thể viết văn
hay. Bên cạnh đó, việc chọn lọc từ viết câu còn hướng cho học sinh sử dụng tiếng
Việt văn hóa trong giao tiếp và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
Tuy nhiên trong thực tế dạy học, tơi nhận thấy kĩ năng nói, viết câu của học
sinh còn nhiều hạn chế. Trong quá trình viết câu, viết văn nhiều em viết chưa rõ ý,
diễn đạt chưa trọn vẹn, viết câu thiếu thành phần, câu chưa gãy gọn và sử dụng sai
từ ngữ để viết câu dẫn đến câu sai về ý nghĩa. Trăn trở trước thực tế đó, tơi đã
mạnh dạn nghiên cứu và áp dụng đề tài “Xây dựng các dạng bài tập nhằm rèn kĩ
năng viết câu cho học sinh lớp 5A, trường Tiểu học thị trấn Rừng Thông, Đông
Sơn, Thanh Hóa” vào giảng dạy trong năm học 2015-2016.
2. Mục đích nghiên cứu: Thông qua đề tài giúp học sinh lớp 5 có kĩ năng
viết câu, từ đó, góp phần nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học.
3. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Thị trấn Rừng
Thơng, Đơng Sơn, Thanh Hóa.
4. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp khảo sát, phương pháp thực
nghiệm, phương pháp phân tích - tổng hợp.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN.

Với lứa tuổi học sinh tiểu học, mơn Tiếng Việt giữ vai trị đặc biệt quan trọng.
Việc dạy Tiếng Việt trong nhà trường nhằm tạo cho học sinh năng lực sử dụng

Tiếng Việt văn hoá và hiện đại để suy nghĩ, giao tiếp và học tập. Thông qua việc
2


học Tiếng Việt, nhà trường rèn luyện cho các em năng lực tư duy, phương pháp
suy nghĩ, giáo dục các em những tư tưởng lành mạnh, trong sáng, góp phần hình
thành nhân cách cho học sinh.
Mơn Tiếng Việt ở tiểu học bao gồm các phân môn: Học vần (lớp 1), Tập
viết, Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn, Kể chuyện. Mỗi phân mơn
đều có nhiệm vụ riêng song đều chung một mục đích là cung cấp cho học sinh
những kiến thức phổ thông về ngôn ngữ. Trên cơ sở đó rèn luyện kỹ năng nghe,
nói, đọc, viết nhằm mục đích cuối cùng là giúp học sinh sử dụng thành thạo tiếng
mẹ đẻ, có kĩ năng giao tiếp tốt để hòa nhập với xu thế phát triển của xã hội. Vì vậy,
việc giúp học sinh viết được câu văn đúng về ngữ pháp, đúng về nội dung là việc
làm cấp thiết hơn bao giờ hết. Đối với mơn Tiếng Việt, câu chính là tế bào đầu tiên
giúp các em đạt hiệu quả cao trong quá trình tư duy và giao tiếp của con người.
Do đó, ngồi các tiết dạy học chính khố, nhà trường cịn bố trí cho học sinh
được học 2 tiết /tuần. Các tổ, khối và giáo viên chủ nhiệm các lớp cụ thể hoá nội
dung dạy học cho các phân môn trong môn học này. Như vậy, học sinh có điều
kiện thực hành thêm các bài tập và củng cố kiến thức về Tiếng Việt. Ngồi giờ học
chính ở các tiết luyện từ và câu giáo viên cịn có thể bồi dưỡng thêm ở các tiết học
tăng buổi, đề có thể lồng ghép các nội dung ngữ pháp vào nội dung tiết học đó,
buổi học đó.
2. THỰC TRẠNG:

Trong quá tŕnh giảng dạy cho học sinh về phân môn Luyện từ và câu cùng
với dự giờ đồng nghiệp, tôi thấy một số thực trạng sau:
a. Thuận lợi:
- Sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn học đầy đủ.
- Các bài tập trong vở bài tập, sách giáo khoa Tiếng Việt được biên soạn

theo mức độ từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ cụ thể đến trừu tượng, từ
nhận biết, phát hiện đến sử dụng vào việc nói, viết, đặt câu, viết đoạn văn.
b. Khó khăn:
* Đối với giáo viên:
- Tài liệu bồi dưỡng giáo viên có nhưng chưa nhiều, một số giáo viên dạy
viết câu cho học sinh chưa có hệ thống, chưa xây dựng các dạng bài cụ thể hoặc
khi học sinh mắc lỗi khi viết câu, giáo viên chưa quan tâm nhiều đến việc sửa sai
cho học sinh.
* Đối với học sinh:
- Học sinh nắm kiến thức ngữ pháp còn mơ hồ.
- Vốn từ vựng của học sinh còn nghèo nàn.
3


- Còn nhiều học sinh mắc lỗi cú pháp: viết câu chưa rõ ý, diễn đạt chưa trọn
vẹn, viết câu thiếu thành phần, câu chưa gãy gọn, khơng có dấu câu.
Kết quả khảo sát về kĩ năng sử dụng Tiếng Việt:
Câu thiếu
Viết câu
Viết câu
Diễn đạt câu
Số lượng
thành phần,
hay, đúng ngữ
đúng ngữ
chưa rõ ý
diễn đạt chưa
học sinh
pháp
pháp

khảo sát
gãy gọn
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
35
1
2.8%
10
28%
15 42,8%
9
26,4%
3. CÁC GIẢI PHÁP ĐĂ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:

Từ thực trạng nêu trên, trong q trình dạy học, tơi đã tập trung rèn kĩ năng
viết câu cho học sinh bằng cách xây dựng các dạng bài tập theo mức độ từ dễ đến
khó, từ đơn giản đến phức tạp và đã có những chuyển biến tích cực. Các biện pháp
thực hiện như sau:
3.1. Biện pháp 1: Rèn kĩ năng viết câu qua dạng bài xác định, nhận biết
câu, tạo câu và sử dụng dấu câu.
Câu trong Tiếng Việt là một đơn vị ngôn ngữ do từ kết hợp tạo thành, diễn
đạt một ý trọn vẹn. Trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong viết văn, làm toán,
học sinh phải nói, viết trọn câu mới có thể diễn đạt được ý muốn nói, muốn diễn
đạt. Đồng thời nó cịn cịn thể hiện phép lịch sự, tôn trọng người nghe,hiệu quả

giao tiếp sẽ tăng cao. Học sinh có nhận biết được câu đúng mới có thể nói đúng,
viết đúng. Vì vậy, nhận biết câu đúng để nói câu đúng, trọn câu là một yêu cầu cần
thiết.
Tuy nhiên, với học sinh tiểu học hiện nay, chưa nhận định đúng ranh giới
câu là một hiện tượng khá phổ biến, để khắc phục tình trạng này, trong tiết ôn, tôi
đã thiết kế hệ thống bài tập giúp học sinh xác định câu đúng, tạo câu đúng.
Kiểu bài cho sẵn các vị trí cần đánh dấu, yêu cầu các em chọn dấu thích hợp
để điền vào: Đây là kiểu bài đơn giản nhất của dạng bài tập này.
Ví dụ: Điền dấu thích hợp vào ơ trống:
- Từ ngày cịn ít tuổi tơi đã thích những tranh lợn gà chuột ếch tranh
cây dừa tranh tố nữ của làng Hồ
- Sân ga ồn ào nhộn nhịp đoạn tàu đã đến.
- Bố ơi bố đã nhìn thấy mẹ cha
- Đi lại gần nữa đi con

4


- A mẹ đã xuống kia rồi . [1]
Với loại bài này, khi học sinh cịn nhầm lẫn, tơi hướng dẫn các em đọc kĩ
câu đã cho xem nội dung câu là kể, tả, nhận định, nêu cảm xúc, nêu điều muốn biết
hay nêu yêu cầu đề nghị để điền dấu vào cuối câu. Ở giữa câu, tôi nêu câu hỏi gợi
mở, đây là vị trí cần điền dấu ngăn cách giữa các bộ phận trong cùng một câu ta
thường dùng dấu gì, khi đó, học sinh sẽ tự làm được bài. Tuy nhiên ở bài này tôi
cũng lưu ý cho học sinh rằng với những câu khiến có nội dung đề nghị nhẹ nhàng
ta thường dùng dấu chấm ở cuối câu thay cho dấu chấm than, khi dùng dấu chấm
than, nội dung yêu cầu đề nghị trở nên cứng rắn, mạnh mẽ hơn. Sau khi tôi hướng
dẫn làm bài, học sinh đã điền đúng kết quả.
- Từ ngày còn ít tuổi, tôi đã thích những tranh lợn, gà, chuột, ếch, tranh cây
dừa, tranh tố nữ của làng Hồ .

- Sân ga ồn ào, nhộn nhịp: đoàn tàu đã đến.
- Bố ơi, bố đã nhìn thấy mẹ chưa?
- Đi lại gần nữa đi, con.
- A! mẹ đă xuống kia rồi! [1]
*Kiểu bài tách đoạn văn thành các câu: Kiểu bài này khó hơn một chút, đề
bài thường cho một đoạn văn nhưng khơng có dấu câu, u cầu học sinh đọc và
điền dấu câu phù hợp vào trong đoạn văn để tách đoạn thành các câu.
VD: Viết lại đoạn văn sau và dùng dấu chấm, dấu phẩy cho đúng chỗ:
Mặt trăng tròn to và đỏ từ từ lên ở chân trời sau rặng tre đen của làng xa mấy sợi
mây còn vắt ngang qua mỗi lúc một mảnh dần rồi đứt hẳn trên quăng đồng rộng
cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại thoang thoảng mùi hương thơm mát. [3]
Vì khơng có vị trí diền dấu định hướng sẵn nên khi gặp bài tập kiểu này học sinh
thường bỏ sót các dấu phẩy ngắt ý và xác định sai vị trí các dấu chấm:
(HS bỏ sót dấu phẩy ở vị trí Mặt trăng tròn, to và đỏ / trên quãng đồng rộng, cơn
gió nhẹ hiu hiu đưa lại,… hoặc học sinh thường đặt dấu chấm ở vị trí: Mấy sợi mây
cịn vắt ngang qua mỗi lúc một mảnh dần rồi đứt hẳn trên quãng đồng rộng.)
Để khắc phục tình trạng này, tôi hướng dẫn học sinh không đọc đến đâu điền dấu
ngay đến đó mà cần đọc cả đoạn văn một lượt, xác định một cách tổng quát xem
đoạn văn có thể ngắt câu thế nào, sau đó mới xác định một cách chi tiết nếu cụm từ
này xếp vào câu trước nó sẽ giữ chức vụ gì trong câu, nếu xếp vào câu sau nó sẽ
giữ chức vụ gì, xếp vào câu nào thì hợp lí hơn, và học sinh đã điền đúng:

5


Mặt trăng tròn, to và đỏ từ từ lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa. Mấy
sợi mây còn vắt ngang qua, mỗi lúc một mảnh dần rồi đứt hẳn. Trên quãng đồng
rộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại, thoang thoảng mùi hương thơm mát.[3]
Để luyện tập cho học sinh, tôi giao thêm một số bài dạng này, ví dụ:
- Chép lại đoạn văn dưới đây sau khi đã đặt dấu câu vào vị trí thích hợp:

Rừng núi cịn chìm đắm trong màn đêm trong bầu khơng khí đầy hơi ẩm và lành
lạnh mọi người đang ngon giấc trong những chiếc chăn đơn bỗng một con gà
trống vỗ cánh phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu bản tiếp đó rải rác
khắp thung lũng tiếng gà gáy râm ran mấy con gà rừng trên núi cũng thức dậy gáy
te te trên mấy cây cao cạnh nhà ve đua nhau kêu ra rả ngoài suối tiếng chim cuốc
vọng vào đều đều đó đây bản làng đă thức giấc.[8]
- Ngắt đoạn văn sau thành các câu và chép lại cho đúng:
Ánh đèn từ muôn ngàn ô cửa sổ loãng đi rất nhanh ba ngọn đèn trên tháp phát
sáng đài truyền hình thành phố có vẻ bị hạ thấp và kéo lại gần mặt trời đang
chầm chậm lơ lửng như một quả bóng bay mềm mại.[8]
Sau khi luyện tập, tôi thấy hầu hết các em đã điền đúng vị trí các dấu câu và sử
dụng dấu câu đúng
* Kiểu bài tách đoạn văn thành các câu theo nhiều cách khác nhau:
Đây là kiểu bài khó nhất đối với học sinh.
VD: Dùng dấu chấm tách đoạn lời sau thành ba câu theo hai cách khác nhau và
viết hoa cho đúng:
Linh với Minh là đôi bạn thân từ nhỏ hai bạn học chung một lớp từ lớp Một đến
lớp Năm hai bạn đều đạt danh hiệu học sinh giỏi.[3]
Nhận được yêu cầu đề này, học sinh thường chỉ tìm được một cách tách đoạn thành
câu, do đó tơi phải hướng dẫn các em: với các cụm từ chỉ thời gian thường khơng
làm thành phần chính trong câu, do đó ta có thể xếp chúng vào cả câu trước lẫn
câu sau đều có nghĩa để được nhiều cách xếp. Kết quả, học sinh đã có thể xếp được
các cách như đề bài yêu cầu:
Cách 1: Linh với Minh là đôi bạn thân. Từ nhỏ, hai bạn học chung một lớp. Từ lớp
Một đến lớp Năm, hai bạn đều đạt danh hiệu học sinh giỏi.[3]
Cách 2: Linh với Minh là đôi bạn thân từ nhỏ. Hai bạn học chung một lớp, từ lớp
Một đến lớp Năm. Hai bạn đều đạt danh hiệu học sinh giỏi.[3]
* Kiểu bài cho từ, yêu cầu xếp thành câu:
VD: Ghép các bộ phận sau thành câu theo các cách có thể:
Trên cành, chim, líu lo, hót.[8]


6


Để xếp một, hai câu thì khơng khó, nhưng cái thú vị của kiểu bài tập này là xếp
nhiều câu theo các cách có thể, học sinh thường khơng xếp được nhiều. Để các em
có thể xếp câu hết các khả năng, tơi đã áp dụng một chút thuật tốn “tổ hợp chập”
để hướng dẫn các em: Số lượng từ đã cho là n, ta sẽ có tối đa là
n.n! = n.(n-1).(n-2)…(n-(n-1)) cách xếp. Vì vậy ở bài này cho 4 từ và cụm từ, sẽ có
4.3.2.1 = 24 cách xếp. Các em xét xem cách xếp nào là câu thì ghi lại.Ta nên cho
từ hay cụm từ nào đứng đầu thì xếp hết khả năng của vị trí đó rồi mới đổi chỗ cho
đỡ rối.
Sau khi hướng dẫn, học sinh đă xếp được các cách như yêu cầu của đề bài:
Trên cành, chim hót líu lo. Trên cành, líu lo chim hót. Trên cành, chim líu lo hót.
Chim hót líu lo trên cành. Chim hót trên cành líu lo.Chim trên cành hót líu lo.
Chim líu lo hót trên cành.Chim trên cành líu lo hót.Líu chim hót trên cành.
Líu lo trên cành chim hót.[8]
Để thực hành dạng này, tơi đă cho các em làm thêm một số bài tương tự:
VD: Ghép các bộ phận sau thành câu theo 2 cách:
Sóng, liếm, bọt, trắng xóa, vào, nhè nhẹ, bờ cát, tung[8]
Ở các bài tập tiếp theo, học sinh đã có thể chinh phục một cách thuận lợi.
3.2. Biện pháp 2: Rèn kĩ năng viết câu qua dạng bài sửa lỗi câu sai.
Để học sinh viết đúng câu, cao hơn là viết văn hay và áp dụng trong giao
tiếp, trước hết tôi giúp học sinh nắm rõ khái niệm về câu, yêu cầu học sinh trước
hết hiểu và nhớ khái niệm, nhận biết câu qua các dấu hiệu, sau đó áp dụng để viết
đúng .
Để đạt được điều này, tôi xác định nhiệm vụ của mình khơng chỉ ngày một
ngày hai, giờ học này hay giờ học khác mà là cả một q trình thường xun và
liên tục, trong các tiết chính khóa, các tiết ơn, lồng ghép đơn vị kiến thức này vào
bài học kia, áp dụng kiến thức trong phân môn này vào phân môn khác.

Khái niệm về câu, kiến thức về các kiểu câu đã được hình thành từ những lớp dưới,
nhưng trong các tiết ôn tập về câu, tôi vẫn yêu cầu học sinh nhắc lại, củng cố khái
niệm tổng quát về câu, dấu hiệu nhận biết câu cũng như áp dụng dấu hiệu để đặt
câu đúng.
Dấu hiệu giúp ta nhận ra câu khi viết:
- Chữ cái đầu câu được viết hoa.
- Hết câu có một trong các dấu: chấm, chấm hỏi, chấm cảm, chấm lửng...”.
Để củng cố khái niệm về câu nêu trên, giúp học sinh nắm vững, nhớ lâu,
trong tiết ôn tôi đưa ra một đoạn lời, yêu cầu học sinh xác định đó có phải là câu

7


khơng? Giải thích lí do vì sao và chữa lại những đoạn lời chưa thành câu sao cho
thành câu.
Ví dụ: Trong những dòng sau đây, dòng nào chưa phải là câu? Vì sao? Hãy
viết lại cho thành câu:
a. Ngày 02 - 9 - 1945, Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập.
b. Học sinh trường Tiểu học thị trấn.
c. Vui chơi trong sân trường.
d. Trên cánh đồng rộng mênh mông.[5]
Thực tế dạy dạng bài tập này tôi thấy khi làm bài có rất nhiều em cho rằng:
“Học sinh trường Tiểu học thị trấn; Trên cánh đồng rộng mênh mông” hoặc “vui
chơi trong sân trường”chính là câu.
Như vậy, khi nhận diện câu học sinh rất dễ bị nhầm lẫn trạng ngữ là câu,
nhầm cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ là câu.
Để khắc phục tình trạng nhầm lẫn của học sinh, về nội dung các đoạn lời tôi
đưa ra để xét là câu hay chưa, tôi thường tập trung đề phịng lỗi này. Tơi cung cấp
cho học sinh “mẹo” nhỏ làm bài: Khi đề bài cho một cụm từ mở đầu bằng các từ:
Trên, dưới,trong, ngoài, khi, lúc, do, với, bằng, để… thì thường mới chỉ là trạng

ngữ của một câu.
Với đề bài cho cụm từ mà chưa xuất hiện đồng thời cả chủ thể của hoạt
động, trạng thái, tính chất lẫn chưa nêu lên hoạt động, trạng thái hay tính chất của
chủ thể, tức là chưa diễn đạt ý trọn vẹn thì cũng chưa thành câu mà chỉ mới là chủ
ngữ hoặc vị ngữ của câu, tức là ta phải xem khả năng thông báo, dấu hiệu nội
dung, bản chất của câu, khơng chỉ căn cứ vào hình thức.
Trở lại với bài tập, học sinh sẽ xét được cụm từ Trên cánh đồng rộng mênh
mơng là trạng ngữ cịn cụm từ “Học sinh trường tiểu học thị trấn” hoặc cụm từ
“vui chơi trong sân trường” là bộ phận chủ ngữ, vị ngữ của câu nhờ dấu hiệu
nhận biết trên.
Khi hướng dẫn học sinh sửa câu sai (các cụm từ trên) thành câu đúng cũng
dựa vào khái niệm câu để sửa, với dòng mới chỉ là trạng ngữ, học sinh sẽ thêm vào
đó một cụm chủ vị để thành câu: : Trên cánh đồng rộng mênh mông, (đàn trâu
thung thăng gặm cỏ hoặc bà con xã viên đang hối hả gặt lúa…). Còn đối với
những dòng mới chỉ là chủ ngữ hoặc vị ngữ, học sinh sẽ thêm vào bộ phận cịn
thiếu tương ứng: Häc sinh tr­êng TiĨu häc thÞ trấn đang dâng hương tại tượng đài
Bác hoặc đang thi đua học tập.

8


Để khắc sâu ghi nhớ cho học sinh, tôi thường cho hai đoạn lời có vẻ gn như
nhau nhưng về thực chất một bên là câu, một bên không phải là câu ở cạnh nhau để
học sinh dễ phát hiện ra những lỗi khác nhau.
Ví dụ: Mi đoạn lời sau là câu hay chưa? Vì sao?
1. Mặt nước loáng như gương.
2. Trên mặt nước loang loáng như gương
3. Những bông hoa dẻ thơm ngát ấy
4. Những bông hoa dẻ thơm ngát ấy để tặng cô giáo.
5. Những cô bé ngày nay đà trở thành

6. Những cô bé ngày nay đà tr­ëng thµnh.[2]
Thực hiện bài tập này, học sinh đã áp dụng những kiến thức tôi vừa cung cấp
để nhận biết câu. Dịng có “trên” đứng trước thì mới chỉ là trạng ngữ chứ chưa là
câu, đoạn có từ “ấy” đứng cuối chỉ có thể làm chủ ngữ chứ khơng thể là câu, cịn
đoạn có từ “trở thành” đứng cuối, từ này không thể đứng độc lập như từ trưởng
thành mà cần phải có từ hỗ trợ về mặt ý nghĩa cho rõ: trở thành cái gì, vì vậy dịng
này cũng cha l cõu.
Cũng trên nguyên tắc dự phòng các lỗi đặt câu tụi ó xây dựng các bài tập thuc
dng chữa câu sai.
Ví dụ: HÃy chữa các câu sai dưới đây bằngcỏc cách khỏc nhau để được câu
đúng:
a. Khi em nhìn thấy ánh mắt thương yêu, trìu mến của Bác
b. Khi những hạt mưa đầu xuân nhè nhẹ rơi trên lá non
c. Những bông hoa dẻ ta hng thơm ngát Êy
d. Những chiếc lá non mới chui ra từ lòng mẹ ấy
Những học sinh được nhà trường khen thưởng về thành tích xuất sắc trong
học tập và lao động.[7]
Khi học sinh đã nắm được ngun nhân vì sao các dịng chưa thành câu, việc
sửa cho thành câu khơng cịn là vấn đề quá khó. Với bài tập trên, cái hay, cái thú vị
thu hút các em là ở chỗ hướng dẫn các em sửa bằng nhiều cách. Cũng trên cơ sở
yêu cầu học sinh nắm chắc về khái niệm câu, dấu hiệu ngữ pháp, ngữ nghĩa, tôi sẽ
để học sinh thảo luận nhóm tìm ra nhiều cách sửa phù hợp:
VD: Dịng a: u cầu học sinh tìm ra 2 cách sửa:
Cách 1: Bỏ từ “khi” ở đầu câu tức là đã chuyển từ trạng ngữ của một câu
thành câu trọn vẹn.
Cách 2: Thêm cụm C-V vào dòng đã cho tức thêm cụm C-V vào sau trạng
ngữ.
9



Tương tự, với dịng b cũng u cầu học tìm ra 2 cách sửa.
Với dịng c-d, có thể sửa bằng 3 cách: Vì 2 dịng này có từ “ấy” đứng cuối nên mới
chỉ là chủ ngữ, để thành câu học sinh có thể làm các cách sau:
Cách 1: Bỏ từ “ấy”.
Cách 2: Chuyển từ “ấy” vào giữa câu.
Cách 3: Thêm v ng.
Tóm lại: Để hc sinh nắm vững khái niệm về câu, tụi ó s dng cỏc bài tập
nhận diện câu và sửa chữa câu đúng ngữ pháp a ra cho học sinh rèn luyện và
khắc sâu kiến thức. Qua hệ thống bài tập, tôi nhận thấy học sinh không chỉ gói gọn
trong bài đã làm mà các em cịn biết tránh những lỗi sai này trong quá trình viết
câu thơng thường của các tiết học Tiếng Việt sau đó.
3.3. Biện pháp 3: Rèn kĩ năng viết câu qua dạng bi phân loại cõu, viết các
kiểu câu theo mục đích nãi.
Tuy chương trình và sách giáo khoa là cuốn “Tài liệu hướng dẫn học Tiếng
Việt” của mơ hình VNEN khơng gọi rõ câu chia theo mục đích nói nhưng tơi vẫn
quy ước và hướng dẫn học sinh rằng: xét về mục đích nói, câu có thể được chia
thành cỏc kiu: câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến. Để xác định được các kiểu
câu theo mục đích nói, học sinh cần phải có khả năng cảm nhận được nội dung nói
tới trong câu. ể phân biệt được tng kiu cõu, cỏc em còn phải căn cứ vào dấu
câu và một số từ ngữ biểu hiện thái độ của người nói. Vẫn trên nguyên tắc nắm
vững lí thuyết đã học về các kiểu câu học sinh tiếp cận từ lớp 4, kết hợp với
nguyên tắc ôn luyện thường xuyên, liên tục, lồng ghép kiến thức đã học vào các
bài có liên quan và nhắc lại trong các bài ôn, tôi yêu cầu học sinh nhớ tác dụng,
dấu hiệu từng kiểu câu đã học.
Từ việc củng cố kiến thức này, học sinh nhớ lại và có căn cứ để xác định
kiểu câu, dấu câu phù hợp. Tuy nhiên trên thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy nhiều
học sinh nhầm các kiểu câu: VD Học sinh nhầm câu kể dạng: “MĐ hái Cóc ở nhà
có học bài không là câu hỏi.
Hoc nhm câu cảm có từ để hỏi như:
Có nơi đâu đẹp tuyệt vời

Như sông, như núi, như người Việt Nam!
Có nơi đâu đẹp bằng quê hương ta! là câu hỏi.
Học sinh còn nhầm câu:
Mời anh vào nhà chơi là câu kể.

10


Hay nhầm câu kể có xuất hiện từ nghi vấn: Tôi băn khoăn không biết cây đã
được nhuộm lá từ bao giờ mà lá chuyển hết sang màu đỏ thành câu hỏi :
Từ thực tế nh­ vËy, ®Ĩ giúp học sinh xác định đúng các loại câu chia theo mục ®Ých
nãi, tiến đến viết đúng câu theo yêu cầu, tôi ó hng dẫn học sinh căn cứ vào nội
dung, ý nghĩa của câu văn và những từ ngữ biểu lộ c¶m xóc, từ cảm thán hoặc dấu
hiệu về dấu câu để nhận biết, xác định.
VD: Về nội dung, ý nghĩa thì câu: MĐ hái Cóc ë nhµ cã häc bµi kh«ng” có
nội dung trần thuật lại lời của mẹ Cúc nờn ú l cõu k.
Cõu: Có nơi đâu đẹp tuyệt vời
Như sông, như núi, như người Việt Nam!
Có nơi đâu đẹp bằng quê hương ta! bc l cm xỳc ca người nói nên đây là câu
cảm.
Câu: “Mêi anh vµo nhµ chơi chỉ sự mời mọc, đề nghị nờn l cõu khiến.
Trong các tiết ôn tập buổi 2, tôi xây dựng hệ thống bài tập từ dễ đến khó để học
sinh làm quen thực hiện.
Kiểu bài tập nhận diện câu:
VD: Những câu nào trong đoạn văn sau là câu kể, câu cảm, câu khiến:
Ra đến bờ sơng, Tồn bảo tơi và Tuấn:
- Xuống tắm đi!
Cậu ta nhảy xuống trước rồi xuýt xoa:
- Ôi, mát quá! Mát quá!
Lặn ngụp một lúc, Tuấn nhảy lên bờ, kêu thảng thốt:

- Thôi chết, muộn học rồi! Muộn rồi! Nhanh lên, các bạn ơi![5]
Với dạng bài tập này, tôi yêu cầu học sinh đọc kĩ các câu trong đoạn văn, dựa
vào nội dung ý nghĩa của mỗi câu và dấu hiệu về mặt hình thức (dấu câu, từ đi
kèm) để xác định kiểu câu. Qua đó, học sinh sẽ xác định được các câu:
- Ôi, mát q! (có từ ơi và dấu chấm cảm.)
- Mát q! (có từ q và dấu chấm cảm.)
- Thơi chết, muộn học rồi! (có từ thơi chết và dấu chấm cảm.)
- Muộn rồi! (có dấu chấm cảm.) là các câu cảm.
- - Xuống tắm đi! (có từ đi và dấu chấm cảm) là câu khiến.
Các câu cịn lại có nội dung kể sự việc, kết thúc bằng dấu 2 chấm là các câu kể.
Khó hơn ở dạng này là các bài tập có hình thức câu dễ nhầm lẫn, trong câu kể hoặc
câu khiến có từ để hỏi khiến học sinh lúng túng,
VD: Xác định kiểu câu của các câu sau:

11


Bạn Lan đến chưa?
Hãy nói cho cơ biết bạn Lan đến chưa.
Em không biết bạn Lan đến chưa.
A, bạn Lan đến rồi!
Tôi băn khoăn không biết cây đã được nhuộm lá từ bao giờ mà lá chuyển
hết sang màu đỏ.[8]
Học sinh trong quá trình làm bài sẽ rất dễ nhầm lẫn câu thứ 2 là câu kể, câu
thứ 4 là câu hỏi. Vì vậy khi hướng dẫn học sinh làm bài, tơi hướng dẫn các em
ngồi việc dựa vào hình thức câu, dấu câu còn phải bám chặt vào nội dung câu là
kể, tả, nêu nhận định hay yêu cầu đề nghị, nêu cảm xúc…Qua một vài bài làm, các
em đã quen dần với dạng này.
Có bài tập khơng chỉ căn cứ vào hình thức câu, nội dung ý nghĩa của câu để xếp
loại, đây là bài tập khó nhất trong dạng bài nhận biết câu.

VD: Câu “Lan mời Huệ vào nhà chơi” khi nào là câu kể, khi nào là câu khiến? [1]
Hoặc: Trong trường hợp nào thì câu “Em mời cô giáo đến nhà em chơi” là câu kể,
trường hợp nào là câu khiến?[1]
Gặp bài dạng này học sinh sẽ rất lúng túng, để giải quyết được, các em cần
có kiến thức tổng hợp, có kĩ năng giao tiếp, được trải nghiệm thực tế giao tiếp, bởi
muốn xác định kiểu câu cần phải xét trong hoàn cảnh giao tiếp, ai nói với ai, với
người nói khác nhau thì nó sẽ thuộc vào những kiểu câu có mục đích nói khác
nhau. Bước đầu tơi gọi nhóm 3 học sinh, đổi tên trong đề bài thành tên học sinh
trong nhóm, sau đó cho học sinh lần lượt nói với nhau câu văn đã đổi tên. Qua thực
tế, học sinh sẽ hiểu mỗi người khi nói ra câu này nhằm mục đích gì, thơng báo, kể
hay mời chào, đề nghị, khi đó các em dễ dàng xác định kiểu câu:
-“Lan mời Huệ vào nhà chơi” là câu kể trong trường hợp Lan nói với Mai,
Đào…
-“Lan mời Huệ vào nhà chơi” là câu khiến trong trường hợp Lan nói với
Huệ.
Tương tự, câu“Em mời cô giáo đến nhà em chơi” là câu khiến trong trường
hợp là câu của học sinh nói với cơ giáo – người có thể thực hiện hành động đến
chơi, cịn nói với người khác, nó là câu kể.
*Kiểu bài tp chuyn i cõu hoc to cõu:
Chuyển đổi các câu hoặc cho một cm chủ ngữ - vị ngữ, yêu cầu học sinh tạo thành
các kiểu câu kể, cảm, hỏi, cầu khiến giúp cho học sinh mở rộng thêm vốn từ, mối
liên hệ giữa các loại câu và có kỹ năng đặt câu, phát triển óc tư duy.
Ví dụ 1: HÃy chuyển các câu kể sau thành câu hỏi, câu cảm, câu cầu khiến.
-

12


- Trăng đà lên.
Hôm nay thi toán.

Hoa ta hương.[3]
VD2: Hoặc từ ý: hoa đẹp hÃy viết thành các câu kể, câu hỏi, câu cảm. [6]
VD3: Viết thành các câu cảm, câu hỏi, câu kể, câu cầu khiến từ các nòng
cốt chủ - vị sau:
Trời nắng; Bé ngoan; Mẹ về; Lan häc bµi. Nước về đồng. [5]
Với dạng bài này, học sinh đã tiếp cận sơ bộ ở lớp 4, do đó tơi chỉ u cầu
các em nhắc lại cách chuyển đổi, ví dụ chuyển thành câu hỏi ta thêm từ để hỏi,
cuối câu thay dấu chấm thành dấu chấm hỏi, chuyển thành câu cảm ta thêm từ cảm
thán và dấu chấm cảm…và học sinh chuyển được các câu.
VD Từ câu “Nước về đồng” chuyển thành các kiểu câu:
Câu hỏi: “Nước về đồng chưa?”
Câu cảm: “A, nước về đồng rồi!”
Câu khiến: “Nước về đồng đi!”
Khó hơn một chút của kiểu bài tạo câu là cho mục đích nói, cho hồn cảnh
giao tiếp, yêu cầu đặt câu phù hợp mục đích giao tiếp đó. Khi củng cố về dạng bài
tập này tơi muốn giúp các em rèn kĩ năng sử dụng dấu câu và dùng từ ngữ một
cách linh hoạt trong học tập cũng như cuộc sống giao tiếp để phù hợp hồn cảnh
giao tiếp. Tuy nhiên trong qúa trình làm bài, tơi thấy học sinh nhiều em vẫn cịn
nhầm lẫn dấu câu, đặt câu có nội dung lệch hẳn so với mục đích giao tiếp đặt ra
hoặc đặt câu hỏi cịn trống không, thiếu thành phần hô ngữ dẫn đến câu chưa thể
hiện phép lịch sự.
VD: Viết 4 câu với các nội dung sau đây, chú ý dùng dấu câu thích hợp:
a. Nhờ em (hoặc anh, chị) mở hộ cửa sổ.
b. Hỏi bố xem mấy giờ hai bố con đi thăm ông bà.
c. Thán phục trước thành tích của bạn.
d.Vui mừng, ngạc nhiên khi được mẹ tặng cho một món quà mà em ao ước từ
lâu.[6]
Trong q trình chấm bài tơi thấy nhiều em đặt câu b (Hỏi bố xem mấy giờ
hai bố con đi thăm ông bà.) là:
- Bố ơi mấy giờ rồi?

- Mấy giờ bố đi thăm ông bà.
- Mấy giờ hai bố con đi thăm ông bà.
Để giúp học sinh sửa những lỗi này, tôi làm những việc sau:
- Củng cố kiến thức lớp 4, dặn các em phải bám sát vào hoàn cảnh giao tiếp
đã cho trong bài, đọc kĩ yêu cầu đặt câu với mục đích gì để đặt câu khơng q lệch

13


so với đề bài: “Hỏi xem mấy giờ hai bố con đi thăm ông bà” chứ không hỏi “mấy
giờ”.
- Dặn các em dùng dấu câu phù hợp và cần thể hiện phép lịch sự khi hỏi
người lớn tuổi, có từ xưng hô phù hợp mối quan hệ: Bố ơi, mấy giờ hai bố con đi
thăm ông bà ạ ?
- Sửa câu cho các em ngay tại lớp và củng cố dạng này bằng hệ thống bài tập
trong tiết ôn.
VD: - Hãy đặt một câu hỏi để yêu cầu bạn cho mình mượn cuốn sách.
- Nhờ bạn giảng cho bài tốn.
- Nhắc bạn bỏ rác vào thùng.
- Thán phục trước chữ viết đẹp của bạn.
- Hỏi cụ già khi muốn giúp cụ sang đường.[7]
Sau khi hướng dẫn chung và sửa lỗi cho các em sai, tôi thấy học sinh đã đặt
câu theo hồn cảnh giao tiếp tương đối chính xác. Các em khơng chỉ giải quyết
đúng các bài tập mà cịn biết lựa chon ngôn ngữ để giao tiếp thực tế một cách linh
hoạt phù hợp và tế nhị.
3.4. Biện pháp 4: Rèn kĩ năng viết câu qua dạng bài nhận din thnh
phn cấu tạo của câu, vit cõu ỳng cu tạo.
Nh­ chóng ta biÕt, câu gồm hai bộ phận chính: chủ ngữ - vị ngữ. Hai b
phn ny là hai bộ phận quan trọng không thể thiếu trong quá trình nói - viết câu.
Bên cạnh đó, câu còn có bộ phận phụ bổ sung ý nghĩa cho nòng cốt câu, làm cho

câu rõ nghĩa hơn đó là bộ phận trạng ng÷. Trong chương trình Tiếng Việt tiểu học,
các bài học về thành phần câu giúp các em có kĩ năng phân tích câu, viết câu đầy
đủ thành phần, khơng có câu khuyết thiếu thành phần (trừ các câu đặc biết, câu rút
gọn...được học ở các lớp trên) và viết câu đảm bảo sự phù hợp về nghĩa giữa các
thành phần câu. Từ kĩ năng này các em mới có thể phát triển để có kĩ năng viết
đoạn bài trong các phân mơn khác và kĩ năng nói câu chuẩn xác trong thực tế cuộc
sống.Tuy nhiên khi dạy phần này tôi thấy học sinh cịn sai rất nhiều khi phân tích
câu, xác định thành phần và viết câu cịn chưa có sự lo-gic giữa hai bộ phận chính.
VD: Khi phân tích câu: “Hôm nay, trời đẹp.” hoặc: “Mùa xuân, em đi trồng
cây.” học sinh có em nhầm lẫn Hơm nay và Mùa xuân là chủ ngữ của câu.
Hoặc câu: “Những con dế bị sặc nước loạng choạng bò ra khỏi tổ”, rất nhiều em
còn nhầm bộ phận “bị sặc nước” là bộ phận vị ngữ.
Để khắc phục tình trạng này, tơi đã hướng dẫn học sinh:

14


- Khi đề bài cho câu có một cụm từ mở đầu bằng các từ: Trên, dưới, trong,
ngoài, khi, lúc, do, với, bằng, để… thì thường đó là bắt đầu của trạng ngữ của câu
đó, trạng ngữ ngăn cách với vế câu bằng dấu phẩy, thường nằm đầu câu, có trường
hợp giữa và cuối câu.
- Tuy chương trình khơng u cầu nhưng để làm tôt dạng bài này tôi vẫn yêu
cầu học sinh xác định ngầm danh từ, đại từ trung tâm, động từ, tính từ trung tâm
của một câu. Những từ trung tâm này cùng với các từ khác bổ sung ý nghĩa cho nó
sẽ làm nên một bộ phận chính của câu.
VD: Trong câu: “Những con dế bị sặc nước loạng choạng bò ra khỏi tổ”,
danh từ trung tâm là “con dế”, từ bổ sung ý nghĩa cho nó là những, bị sặc nước, và
“Những con dế bị sặc nước” là chủ ngữ. Còn động từ trung tâm là động từ “bị” từ
bổ sung ý nghĩa cho nó là “loạng choạng, ra khỏi tổ” khi đó “loạng choạng bị ra
khỏi tổ” là vị ngữ.

- Khơng có dấu phẩy ngăn cách giữa chủ ngữ và vị ngữ của một vế câu, do
đó mẹo là căn cứ vào vị trí các dấu phẩy để xác định thành phần câu:
VD:
“Những con dế bị sặc nước loạng choạng bò ra khỏi tổ”,
“Những con dế bị sặc nước, loạng choạng bò ra khỏi tổ”.
Ở câu thứ nhất:“ Những con dế bị sặc nước” là chủ ngữ nhưng điều này
khơng cịn đúng với câu thứ hai bởi khơng bao giờ có dấu phẩy ngăn cách giữa
chủ ngữ và vị ngữ của một vế câu , mà câu 2 lại xuất hiện dấu phẩy, đây là dấu
phẩy ngăn cách các bộ phận có cùng chức vụ trong câu (vị ngữ song song), câu văn
này muốn thông báo 2 nội dung: trạng thái bị sặc nước và hoạt động bò ra khỏi tổ
của các con dế nêu ở chủ ngữ, do đó vị ngữ của câu 2 là: “bị sặc nước, loạng
choạng bò ra khỏi tổ”. Sau khi đã củng cố kiến thức và cung cấp các mẹo làm bài,
tôi sẽ đưa ra cho học sinh hệ thống bàì tập để rèn kĩ năng.
* Kiểu bài chỉ một cách hiểu để phân tích câu:
VD: Xác định các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của các câu sau:
- Trong bóng nước láng trên mặt cát như gương, những con chim bông biển
trong suốt như thủy tinh ln trũn trờn nhng con súng.
- Vào một đêm cuối xuân năm 194, khoảng hai giờ sáng, trên đường đi công
tác, Bác Hồ đến nghỉ chân ở một nhà bên đường.[3]
- Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng.
- Hoa loa kèn mở rộng cánh, rung rinh dưới mặt nước.
- Sóng nhè nhẹ liếm trên bÃi cát, tung bọt trắng xoá

15


- Sóng nhè nhẹ liếm trên bÃi cát, bọt tung trắng xoá.[8]
- Ngoi ng, ting ma ri lp p, ting chân người chạy lép nhép.
- Tiếng suối chảy róc rách.
- Mỗi lần Tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ rải trên

các lề phố Hà Nội, lòng tơi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ
tạo hình của nhân dân.
- Trong đêm tối mịt mùng, trên dịng sơng mênh mơng, chiếc xuồng của má
bảy chở thương binh lặng lẽ trôi.
- Trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cơ Mai tì xuống đón đường bay của giặc,
mọc lên những bơng hoa tím. [5]
Với kiểu đề này, ban đầu một số em còn lúng túng trước những câu có thành
phần trạng ngữ dài hoặc câu đảo vị ngữ, nhưng sau khi hướng dẫn và áp dụng các
mẹo trên, đa số các em đã làm đúng.
* Kiểu bài có nhiều cách hiểu để phân tích câu:
Đây là một dạng bài khó và mang lại sự thú vị cho học sinh khi làm bài. Học
sinh làm tôt loại bài này vừa củng cố kĩ năng phân tíc câu, vừa củng cố phần từ
đồng âm, vừa rèn kĩ năng linh hoạt hiểu và nhạy bén trong giao tiếp.
VD: Xác định chủ ngữ, vị ngữ của các câu sau theo các cách khác nhau:
- Hổ mang bò lên núi.
- Bún chả ngon.
- Hàng trăm người xem đánh nhau.
- Xe bò lên dốc.
- Xe con hỏng rồi.
- Hoa mua ở bên đường. [7]
Khi ra đề, thường học sinh chỉ tìm được một cách phân tích câu để phân tích.
Muốn giúp học sinh có thể giải quyết được các bài tập này trơi chảy, tơi đã hướng
dẫn các em tìm các từ đồng âm có trong các câu, và hiểu các nghĩa của các từ đồng
âm này, từ đó xác định thành phần câu theo các cách hiểu:
Hoa mua ở bên đường: Từ mua là từ đồng âm.
(Hoa) mua: Tên một lồi cây bụi mọc hoang, hoa màu tím.
mua: Hoạt động trả tiền cho người bán để lấy hàng hóa, đồ vật
Hiểu nghĩa 2 từ mua, học sinh sẽ phân tích đúng 2 câu văn:
Hoa mua / ở bên đường. Cây hoa mua mọc ở ven đường)
CN

VN

16


Hoa/ mua ở bên đường. (Hoa được mua từ người bán bên đường)[7]
CN
VN
Sau khi nắm đượccách làm, học sinh sẽ dễ dàng giải quyết các bài tương tự.
3.5. Biện pháp 5: Rèn kĩ năng viết câu có sử dụng các biện pháp nghệ
thuât:
Với yêu cầu hiện nay của chương trình, việc học sinh viết đúng câu
chưa đủ mà còn yêu cầu các em phải viết hay. Viết được câu hay các em mới
có được những bài văn hay. Tuy nhiên trên thực tế, tơi nhận thấy các em viết
cịn khơ khan, việc sử dụng từ ngữ còn vụng về, chưa biết sử dụng các biện
pháp tu từ để gợi tả nên câu văn chưa có “hồn”. Vì vậy ngồi những biện
pháp đã thực hiện để giúp các em viết đúng, tôi thiết kế các kiểu bài tập để
từng bước rèn cho các em kĩ năng viết hay.
* Kiểu bài nhận diện các biện pháp nghệ thuật có trong bài (đoạn) văn
thơ:
VD: Khi dạy bài 15B (Tài liệu hướng dẫn học Tiếng Việt 5 tập 1B trang 87),
qua bài tập đọc tơi u cầu học sinh tìm các hình ảnh nhân hóa, so sánh có trong
bài, nêu tác dụng của từng biện pháp nghệ thuật đó.
Hoặc khi học bài Cửa sơng (Bài 25B - Tài liệu hướng dẫn học Tiếng Việt 5
tập 2A trang 119), tơi u cầu học sinh tìm các hình ảnh nhân hóa có trong khổ thơ
cuối.
Đây là kiểu bài đơn giản nhất, đề bài cho các đoạn văn thơ có sẵn các biện pháp
nghệ thuật, học sinh chỉ cần chỉ ra biện pháp nghệ thuật đó. Sau khi tìm hiểu nội
dung bài tập đọc, tơi gợi ý các em đọc kĩ bài và học sinh đã phát hiện ra các biện
pháp nghệ thuật trong bài.

Để củng cố kĩ năng nhận diện các biện pháp nghệ thuật, ngoài bài tập đọc, tôi cung
cấp cho học sinh các ngữ liệu để các em nhận diện trong các tiết ôn:
VD: Trong đoạn văn sau, sự vật nào được nhân hóa:
Mưa mùa xuân xôn xao phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà
như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đậu xuống lá cây ổi còng mọc lả xuống mặt ao.
Mặt đất đã kiệt sức bừng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp trong
lành. [4]
Ngồi ra, tơi cịn cho học sinh thi tìm các câu thơ câu văn có sử dụng những biện
pháp nhân hóa, so sánh để củng cố cho các em kĩ năng nhận diện các biện pháp
này, kết quả các em đã rất hứng thú và tìm được nhiều những câu văn thơ như yêu
cầu.

17


* Kiểu bài sửa câu đã cho thành câu có sử dụng biện pháp nhân hóa so
sánh:
VD1: Hãy sử dụng biện pháp nhân hóa để diễn đạt lại những câu sau cho sinh
động gợi cảm:
- Mấy con chim đang hót ríu rit trong vịm cây.
- Mùa xn, sân trường mướt xanh màu lá.
- Mấy bông hoa nở trong nắng sớm [3]
VD2: Viết lại các câu sau thành những câu có chứa biện pháp nghệ thuật nhân
hóa hoặc so sánh:
Trăng lên.
Mặt trời mọc.
Mây trôi.
Sương rơi.[1]
Với kiểu bài này, tôi hướng dẫn học sinh vận dụng những kiến thức đã học
về nhân hóa, so sánh kết hợp những kiến thức thực tế để đặt câu hợp lí, vẫn mang

tính nghệ thuật nhưng không xa rời thực tiễn, vụng về để miêu tả về sự vật cho
trong câu ban đầu được hay hơn. Quan trọng nhất của dạng bài này là hướng dẫn
và chữa lỗi, nhận xét trực tiếp trên từng bài của học sinh. Các em đã viết thành
thạo các câu có chứa biện pháp nghệ thuật nhân hóa, so sánh
4. KẾT QUẢ

Trong quá trình bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng ngữ pháp cho học sinh Tiểu
học bằng các dạng bài tập phân loại cụ thể như trên, tôi thấy: Học sinh đã thích học
ngữ pháp, trong các tiết học lý thuyết cũng như thực hành và bồi dưỡng, học sinh
hăng say phát biểu, các em được rèn kĩ năng viết câu, từ đó các em mới có kĩ năng
viết đoạn, bài và ứng dụng trong giao tiếp một cách thuận lợi.
Qua thực tế giảng dạy và qua các lần kiểm tra, tôi thấy việc nắm kiến thức
ngữ pháp và sử dụng các đơn vị ngữ pháp ngày càng tốt hơn và đến bây giờ kết
quả tăng lên rõ rệt so với lần đầu năm:
Viết câu
Câu thiếu thành
Số lượng
Viết câu đúng Diễn đạt câu
hay, đúng ngữ
phần, diễn đạt
học sinh
ngữ pháp
chưa rõ ý
pháp
chưa gãy gọn
khảo sát
SL
TL
SL
TL

SL
TL
SL
TL
35
25
72%
10
28%
0
0
0
0

18


III. Kết luận
1. Kết luận:
- Với sáng kiến này tôi đã áp dụng cho học sinh lớp 5A, trường Tiểu học thị
trấn Rừng Thơng, Đơng Sơn, Thanh Hóa trong năm học 2015-2016 và đạt kết quả
khả quan:
- Học sinh rất hứng thú và say mê với môn Tiếng Việt, đặc biệt là kĩ năng làm
các bài tập trong phân môn luyện từ và câu thành thạo. Bên cạnh đó, hệ thống bài
tập đã giúp các em mở rộng, hệ thống hóa vốn từ, rèn luyện cho học sinh kĩ năng
đặt câu, sử dụng dấu câu phù hợp, viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ chuẩn xác, bài
viết hay, việc chọn lọc từ viết câu còn hướng cho học sinh sử dụng tiếng Việt văn
hóa trong giao tiếp và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
- Học sinh có sự tiến bộ rõ rệt trong học tập, bài kiểm tra định kì mơn Tiếng
Việt cuối năm học, 100 % học sinh hoàn thành, học sinh tiếp thu kiến thức một

cách hồn tồn thoải mái. Các em có được niềm vui khi học, những kiến thức các
em học được dễ dàng ứng dụng vào bất cứ lúc nào.
- Qua thời gian áp dụng sáng kiến cho học sinh đại trà đạt kết quả như vậy,
trong thời gian tới tơi có hướng phát triển sáng kiến, mở rộng và sâu thêm về mặt
nội dung và đối tượng, nhằm bồi dưỡng học sinh có năng khiếu về mơn Tiếng Việt,
giúp các em có khả năng viết câu tốt, tiến tới viết đoạn bài và những tác phẩm
bước dầu mang tính nghệ thuật.
2. Kiến nghị:
Để SKKN đạt hiệu quả cao hơn tơi có một số đề xuất sau:
a. Về phía giáo viên: Để giúp học sinh nắm vững kiến thức ngữ pháp không
chỉ một ngày, hai ngày, giờ học này hay giờ học khác mà là cả một q trình.
Ngồi giờ học chính, giáo viên cịn có thể bồi dưỡng thêm ở các tiết học tăng buổi,
đề có thể lồng ghép các nội dung ngữ pháp vào nội dung tiết học đó, buổi học đó.
- Giáo viên phải nắm vững kiến thức ngữ pháp, phải có kĩ năng phân tích
các dơn vị ngữ pháp thành thạo mới hướng dẫn, bồi dưỡng ngữ pháp cho các em.
- Để học sinh giải được các bài tập ngữ pháp, giáo viên phải đưa ra được các
lưu ý, các điều dễ sai, dễ nhầm.
- Một điều có tầm quan trọng rất lớn, ảnh hưởng rất lớn đến việc rèn luyện
kỹ năng ngữ pháp cho học sinh, cũng như đạo đức cho học sinh là giáo viên phải
nói, viết đúng ngữ pháp ở mọi tình huống, hồn cảnh.
b. Về phía nhà trường và các cấp quản lí:
- Cần mua sắm bổ sung thêm tài liệu dạy học.
19


- Tổ chức hiệu qủa các buổi sinh hoạt chuyên môn trường, cụm trường.
Trên đây là một vài ý kiến nhỏ của bản thân nhằm bồi dưỡng kiến thức và kỹ
năng ngữ pháp cho học sinh Tiểu học.Với khả năng cịn hạn chế, những suy nghĩ
và cách làm của tơi chắc chắn khơng thể tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được sự
đóng góp, bổ sung của các đồng nghiệp và bạn đọc để sáng kiến của tơi có thể

được áp dụng vào giảng dạy, góp phần nhỏ vào sự nghiệp giáo dục của đất nước.
Đông Sơn, ngày 15 tháng 3 năm 2017
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Người viết

Lê Thị Tuyết

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê A – Ôn luyện kiến thức Tiếng Việt Tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục
2. Trần Mạnh Hưởng - Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt 5, Nhà xuất bản Giáo
dục.
3. Trần Mạnh Hưởng - 25 đề kiểm tra học sinh giỏi Tiếng Việt 5, Nhà xuất bản
Giáo dục.
4. Lê Phương Nga -35 đề ôn luyện Tiếng Việt cuối cấp tiểu học, Nhà xuất bản
Giáo dục.
5. Lê Phương Nga - 40 đề ôn luyện Tiếng Việt cuối cấp tiểu học, Nhà xuất bản
Giáo dục.
6. Lê Phương Nga –Giúp em thực hành Luyện từ và câu lớp 5, Nhà xuất bản Giáo
dục.
7. Lê Phương Nga – Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt tiểu học, Nhà xuất bản
Giáo dục.
8. Lê Phương Nga – Ôn luyện thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo
dục.


21



×