Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Đặc điểm lâm sàng, nội soi và chẩn đoán hình ảnh của dị vật đường thở tại bệnh viện tai mũi họng Trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.7 KB, 14 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Dị vật đường thở là các vật mắc lại trên đường thở từ thanh quản đến phế
quản phân thùy. Đây là một cấp cứu Tai Mũi Họng thường gặp ở trẻ em, địi hỏi
phải xử trí kịp thời, nếu khơng có thể đưa đến tử vong.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của chuyên ngành nội soi, gây mê hồi sức
đã cho phép áp dụng nội soi để chẩn đốn và xử trí dị vật đường thở. Mặt khác,
mạng lưới chuyên khoa Tai Mũi Họng đã được phát triển rộng khắp, việc tuyên
truyền giáo dục ý thức, chăm sóc sức khỏe của người dân được nâng cao góp phần
làm giảm tỷ lệ tử vong và biến chứng do dị vật đường thở gây ra.
Ngồi tình trạng khó thở, ngạt thở gây nguy hiểm đến tính mạng, dị vật
đường thở cịn có thể gây tình trạng viêm mà rất dễ nhầm với viêm đường hô hấp
làm cho việc chẩn đốn và điều trị gặp nhiều khó khăn. [3], [4], [5], [28]
Chính vì các lý do trên, chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đối chiếu
đặc điểm lâm sàng, nội soi và chẩn đốn hình ảnh của dị vật đường thở tại bệnh
viện Tai Mũi Họng Trung ương” với các mục tiêu sau:
1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nội soi, chẩn đốn hình ảnh của dị vật
đường thở.
2. Đối chiếu kết quả chẩn đoán và điều trị dị vật đường thở qua lâm sàng,
chẩn đốn hình ảnh và nội soi.

2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Gồm 159 bệnh nhân mắc DVĐT gặp tại viện TMH Trung ương từ 01/2006
đến 10/2010 với tiêu chuẩn sau:
+ Có bệnh án được ghi chép đầy đủ, có lưu phim chụp phổi, có biên bản
soi gắp dị vật ghi rõ thời gian, phương pháp, vị trí dị vật, loại dị vật và tình trạng


tổn thương của đường thở, ghi chép theo dõi diễn biến của bệnh nhân sau khi lấy dị
vật.
- Tiêu chuẩn loại trừ:


+ Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
+ Bệnh nhân có bệnh nội khoa nặng nề ảnh hưởng đến nghiên cứu.
+ Bệnh nhân khơng có phim X-quang hoặc C.T. scan hoặc kết quả nội soi.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp mô tả từng trường hợp có can thiệp.
Các số liệu thu được, được xử lý theo chương trình thống kê Epi - Info 6.04.

3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Đặc điểm lâm sàng, nội soi, hình ảnh tổn thương của dị vật đường thở.
3.1.1. Phân bố theo tuổi, giới
Bảng 3.1. Phân bố theo lứa tuổi
Lứa tuổi
<1
1-3
4-6
7 - 14
> 14
Tổng

Giới
Nam
4
74
12
8
11
109

Nữ
5

32
5
2
6
50

Tổng

%

9
106
17
10
17
159

5,66
66,67
10,69
6,29
10,69
100

DVĐT chủ yếu gặp ở trẻ em từ 1 – 3 tuổi, chiếm 66,67%.
Tỉ lệ mắc ở trẻ dưới 1 tuổi là 5,66% , 4 – 6 tuổi là 10,69%, 7 – 14 tuổi là
6,29% và ở lứa tuổi trên 14 là 10,69%.
Tỉ lệ nam mắc DVĐT: 68,5%. Tỉ lệ nữ mắc DVĐT: 31,45%, sự khác biệt này
có ý nghĩa thống kê.



3.1.2. Bản chất dị vật
Đa số DVĐT có bản chất hữu cơ với tỷ lệ 77,4%, trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là
hạt lạc (49,0%), tiếp đó là hạt na (14,7%), hạt hồng xiêm (10,8%), hạt ngô (7,8%)
và các loại thực vật khác (hạt dưa, hạt hướng dương, hạt bí, hạt sen, mảnh táo…)
chiếm 19,2%...
Dị vật vơ cơ ít gặp hơn chiếm 22,6% gồm kim loại (đinh sắt, vít, khóa
fermeture, bánh xe bật lửa…) chiếm 6,3%, nhựa (cịi nhựa, mảnh đồ chơi, đuôi bút
bi…) chiếm 12,0% và các loại khác (bóng đèn, mảnh nylon, răng giả…) chiếm
4,4%.
3.1.3. Thời gian mắc dị vật đường thở
Đa số bệnh nhân đến viện trong vòng 2 ngày (65,4%); tỷ lệ bệnh nhân đến
viện muộn sau 7 ngày (dị vật bỏ qua) rất thấp (6,3%).
3.1.4. Hoàn cảnh mắc dị vật Bối cảnh hay gặp nhất trong DVĐT là cười đùa
(32,7%); khóc (22,6%) và giật mình (17,6%). Có 23 trường hợp (chiếm 14,5%)
khơng rõ bối cảnh xảy ra DVĐT.
3.1.5. LÂM SÀNG
- Hội chứng xâm nhập (HCXN)
Đại đa số bệnh nhân có HCXN (97,5%), trong đó 88,7% có các triệu chứng
xuất hiện rõ rệt. Chỉ có 2,5% không khai thác được HCXN do trẻ nhỏ không có
người chứng kiến hoặc bệnh nhân khơng nhớ.
- Vị trí dị vật
Bảng 3.2. Vị trí dị vật
Vị trí

Thanh
quản

Phế quản
Bên


Bên trái

Hai bên

Tổng

Khí
quản


phải
60
37,7

n
%

41
25,8

3
1,9

104
65,4

35
22,0


20
12,6

Phần lớn dị vật đường thở nằm ở phế quản (65,4%); hay gặp hơn ở phế quản
phải so với phế quản trái (lần lượt là 37,7% và 25,8%). Dị vật ở thanh quản chiếm
22,0% và ở khí quản chiếm 12,6%.
- Triệu chứng toàn thân
Hầu hết bệnh nhân đến viện đều tỉnh táo, chiếm 91,2%. Có 20,8% bệnh nhân
có triệu chứng sốt với nhiều mức độ khác nhau. Bệnh nhân mắc DVĐT ở phế quản
có tỷ lệ tỉnh táo cao hơn, tỷ lệ sốt cũng cao hơn so với bệnh nhân bị DVĐT ở
thanh quản và khí quản. Khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
- Triệu chứng cơ năng
Bảng 3.11 Triệu chứng cơ năng theo vị trí dị vật
Vị trí Thanh quản Khí quản
Triệu chứng
(n=35)
(n=20)

Phế quản
(n=104)

Tổng

p

Ho

24 (68,6)

12 (60,0)


86 (82,7)

122 (76,7)

<0,05

Khó thở

32 (91,4)

15 (75,0)

30 (18,9)

77 (48,4)

<0,05

Đau ngực

1 (2,9)

1 (5,0)

37 (35,6)

39 (24,5)

<0,05


Khàn tiếng

28 (80,0)

3 (15,0)

7 (6,7)

38 (23,9)

<0,05

Ho và khó thở là 2 triệu chứng thường gặp nhất của DVĐT với tỷ lệ lần lượt là
76,7% và 48,4%. Mơ hình các triệu chứng cơ năng có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê theo vị trí của dị vật (p<0,05). Ho gặp với tỷ lệ cao nhất trong dị vật ở phế
quản (82,7%) trong khi khó thở có tỷ lệ cao nhất trong dị vật thanh quản (91,4%).
Ngoài ra, đau ngực chủ yếu gặp trong dị vật phế quản còn khàn tiếng có tỷ lệ cao
nhất trong dị vật thanh quản.


- Triệu chứng thực thể
Bảng 3.3. Các triệu chứng thực thể ở bệnh nhân dị vật đường thở
Vị trí mắc Thanh quản Khí quản Phế quản

Tổn

%

(n=35)


(n=20)

(n=104)

g

Gõ đục

0

0

9

9

5,7

Gõ trong

0

0

8

8

5,0


Lật phật cờ bay

0

4

0

4

2,5

12

7

43

62

39,0

Ran ẩm

5

6

28


39

24,5

Ran nổ

0

0

5

5

3,1

Ran rít

28

8

60

96

60,4

Ran ngáy


6

5

15

26

16,4

Khơng có ran

2

5

21

28

17,6

Dấu hiệu

RRPN giảm hoặc
mất

P


< 0.05

Các triệu chứng thực thể hay gặp nhất ở bệnh nhân dị vật đường thở là ran
rít (60,4%), RRPN giảm hoặc mất 39,0%) và ran ẩm (24,5%). Tỷ lệ bênh nhân có
ran rít khác nhau có ý nghĩa thống kê theo vị trí dị vật, cao nhất ở nhóm dị vật
thanh quản và thấp nhất ở nhóm dị vật khí quản. Có 28 bênh nhân khơng có triệu
chứng thực thể ở phổi (phổi khơng có ran), chiếm tỷ lệ 17,6%; sự khác biệt khơng
có ý nghĩa thống kê theo vị trí dị vật.
- Hình ảnh X-quang lồng ngực
Bảng 3.4. Hình ảnh X-quang lồng ngực
Hình ảnh X-quang

Thanh quản

Khí quản

Phế quản

(n=35)

(n=20)

(n=104)

Tổng

Tỷ lệ


Cản quang của dị vật


1

2

11

14

8,8

Viêm phế quản

4

5

30

39

24,5

Viêm phổi

2

1

15


18

11,3

Xẹp phổi

0

0

8

8

5,0

Khí phế thủng

0

0

7

7

4,4

Tràn khí màng phổi


0

0

1

1

0,6

Áp xe phổi

0

0

1

1

0,6

28

12

31

71


44,7

Khơng có dấu hiệu


Hình ảnh phổi bình thường chiếm tỷ lệ cao nhất (44,65%). Các hình ảnh bất
thường hay gặp nhất là viêm phế quản (24,5%), viêm phổi (11,3%) và hình ảnh cản
quang của dị vật (8,8%). Sự khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê về hình ảnh Xquang lồng ngực theo vị trí của dị vật (p>0,05). Dị vật ở thanh quản và khí quản
cũng khơng có biến chứng xẹp phổi, tràn khí màng phổi và áp xe phổi.
3.2. Đối chiếu kết quả chẩn đoán và điều trị dị vật đường thở qua lâm sàng,
chẩn đốn hình ảnh và nội soi.
3.2.1. Số lần nội soi chẩn đoán và gắp DVĐT
Hầu hết các trường hợp mắc DVĐT đều được nội soi thanh khí phế quản để
chẩn đoán và gắp dị vật chỉ 1 lần duy nhất với tỷ lệ 96,2%. Chỉ có 0,6% phải nội
soi đến lần thứ 3.
3.2.2. Tỷ lệ mở khí quản
Có 21 bệnh nhân mắc DVĐT được mở khí quản, chiếm 11,9%; trong đó
phần lớn là mở ở tuyến trước (17 bệnh nhân: 10,7%). Trong 2 bệnh nhân được mở
khí quản tại bệnh viện TMH Trung ương thì có 1 trường hợp mở trước soi với dị
vật ở thanh quản, trường hợp mở sau soi là dị vật ở khí quản. Cả 2 trường hợp này
đều là dị vật hữu cơ và gây ra khó thở thanh quản độ III.


3.2.3. Kết quả điều trị
Đa số bệnh nhân ra viện với kết quả điều trị tốt: hết các dấu hiệu lâm sàng,
hình ảnh X-quang bình thường (72,3%); Kết quả khá (khỏi hồn tồn về lâm sàng,
X-quang chưa khơi phục hồn tồn) và trung bình (để lại di chứng hoặc địi hỏi
phải có trị liệu lâu dài) lần lượt là 21,4% và 6,3%. Khơng có trường hợp nào tử
vong.


BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm lâm sàng, nội soi, chẩn đốn hình ảnh của dị vật đường thở 4.1.1.
Phân bố theo tuổi, giới: DVĐT gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng gặp rất nhiều ở trẻ 1 – 3
tuổi với tỷ lệ nổi trội 66,67%. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với các kết
quả nghiên cứu của các tác giả khác.
Trẻ trai có tỷ lệ mắc DVĐT 68,55% cao hơn tỷ lệ mắc ở trẻ gái 31,45%. Với tỷ lệ
giữa nam và nữ là 2,2:1 trong nghiên cứu cũng phù hợp với các tác giả khác như
Lương Sỹ Cần và Nguyễn Văn Đức và Võ Lâm Phước [20] tỷ lệ gặp DVĐT ở trẻ
trai là 64,4% và trẻ gái là 35,6%, sự khác biệt ở trẻ trai và gái là do trẻ trai hiếu
động, nghịch ngợm và háu ăn hơn trẻ gái nhiều.
3.3.2. Phân loại dị vật
Dị vật hữu cơ chiếm tỷ lệ 77,36% trong đó dị vật có nguồn gốc thực vật
chiếm tỷ lệ nổi bật với 64,15%. Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu của
nhiều tác giả: Nguyễn Thị Hồng Hải [10], Nguyễn Thị Thu Nguyệt [18] 58,8%.
Saki N, Nikakhlagh S, Rahim F, Abshirini H. [50] 85,11%.
Trong số 102 dị vật có nguồn gốc thực vật thì dị vật hạt lạc chiếm tỷ lệ cao
nhất 49,02%. Tiếp đó đến hạt na 14,71%, hạt hồng xiêm 10,78% và hạt ngô 7,84%.


3.3.3. Thời gian mắc dị vật
Thời gian được tính từ khi xảy ra HCXN đến khi lấy được dị vật.
Thời gian mắc dị vật liên quan đến tiên lượng, đánh giá và giải quyết biến
chứng của DVĐT. Nghiên cứu cho thấy các trường hợp được lấy dị vật ra khỏi
đường thở sớm trong vòng 2 ngày chiếm tỷ lệ 65,41%. Điều này có thể giải thích là
do đây là bệnh cảnh cấp tính, HCXN rõ, bệnh nhân biểu hiện khó thở nên người nhà
đưa gấp đến bệnh viện. Hơn nữa, với điều kiện cơ sở hạ tầng, giao thông thuận lợi
như ngày nay cũng giúp cho bệnh nhân đến bệnh viện sớm.
4.1.6. Bối cảnh mắc dị vật
Các trường hợp trẻ em bị mắc DVĐT khi cười đùa, khóc, giật mình chiếm tỷ

lệ cao nhất lần lượt là 32,7%, 22,64% và 17,61%.
4.1.7. Hội chứng xâm nhập
HCXN rất có giá trị trong chẩn đốn DVĐT, trong nghiên cứu của chúng tơi
thấy có 88,68% các trường hợp là có HCXN rõ và 8,8% các trường hợp là có
HCXN thống qua hoặc khơng rõ.
Tỷ lệ xuất hiện hội chứng này cũng phù hợp với nghiên cứu của nhiều tác
giả như Nguyễn Đình Khang [14] với tỷ lệ 92,9%, Võ Lâm Phước [20]: 77,8%,
Saki N, Nikakhlagh S, Rahim F, Abshirini H. [50]: 73,03%.
Hội chứng này xuất hiện đột ngột, rầm rộ với: Cơn ho sặc sụa, mặt đỏ, tím
tái, kèm theo khó thở và vật vã, kéo dài 5 – 7 phút khi đang ăn hay ngậm đồ trong
miệng. Các trường hợp không khai thác được HCXN do trẻ nhỏ khơng có người
chứng kiến và bệnh nhân không nhớ hay giấu chiếm tỷ lệ rất thấp 2,52%.
Việc khơng khai thác được HCXN sẽ gây khó khăn cho chẩn đoán DVĐT.


4.1.8. Vị trí dị vật
Dị vật đường thở chủ yếu gặp ở phế quản với tỷ lệ 65,41%, trong đó ở bên phải
(37,7%) nhiều hơn bên trái (25,8%). Cả 2 vị trí chiếm tỷ lệ rất ít là 1,9%
Kết quả nghiên cứu này của chúng tơi hồn tồn phù hợp với lý thuyết và
nhiều tác giả như Lê Xuân Cành [3], Lương Sỹ Cần [6], Trần Hữu Tước [20], John.
B.J [41]. Gần đây nhất là tác giả Zhijun C, Fugao Z, Niankai Z, Jingjing C. [55]
với tỷ lệ dị vật ở phế quản phải là 54,62%, phế quản trái là 39,71%, cả hai bên là
0,42%.
4.1.9. Triệu chứng toàn thân
Tỷ lệ bệnh nhân vào viện trong tình trạng tỉnh táo chiếm 91,2%, trong khi
các tình trạng lờ đờ và kích thích chỉ chiếm lần lượt 5% và 3,8%. Trong số này, tỷ
lệ sốt chiếm 20,8% chủ yếu do bệnh nhân đến muộn hoặc đã có các biểu hiện của
biến chứng DVĐT.
4.1.10. Triệu chứng cơ năng
Triệu chứng ho và khó thở gặp nhiều nhất chiếm tỷ lệ lần lượt là 76,7% và

71,1%, bệnh nhân thường ho thành từng cơn chiếm 25,8%, ho cơn dữ dội, nhiều cơn
trong ngày.
Nếu xét riêng ở từng vị trí mắc của dị vật thì ho thành cơn ở khí quản chiếm
tỷ lệ cao nhất 40%, nguyên nhân ngồi viêm nhiễm cịn có thể là do dị vật di động,
khi mắc kẹt ở thanh môn gây ra các cơn ho dữ dội. Ngoài ra, ở thanh quản chiếm
14,3%, phế quản chiếm 26,9%.
- Triệu chứng khó thở: chiếm 48,4% trong tất cả 159 trường hợp. Trong đó khó
thở thanh quản chiếm 20,1%. Trong số 32 bệnh nhân có khó thở thanh quản thì tỷ
lệ độ I chiếm 68,8%, độ II chiếm 21,9%, độ III chiếm 9,3%.


+ Đau ngực: là triệu chứng ít gặp hơn với tỷ lệ 24,5%, tỷ lệ này có tính chất
tương đối vì các cháu nhỏ thường khơng nói được hoặc nói khơng rõ ràng, chính
xác nên có độ tin cậy khơng cao.
+ Khàn tiếng: chiếm tỷ lệ 23,9%, trong đó chủ yếu gặp ở dị vật thanh quản
(80%).
4.1.11. Triệu chứng thực thể
Trong 159 trường hợp DVĐT, 2 triệu chứng ran rít và RRPN giảm hoặc mất
chiếm tỷ lệ cao hơn cả lần lượt là 60,4% và 39%.
Gõ đục: chỉ gặp ở DVĐT phế quản, gõ đục ở một hoặc nhiều vùng ở phổi,
chiếm tỷ lệ 5,7%.
Gõ trong: chỉ gặp ở DVĐT phế quản, trong trường hợp khí phế thủng hay
tràn khi màng phổi, chiếm tỷ lệ 5%.
Dấu “Lật phật cờ bay” chỉ gặp ở DVĐT khí quản chiếm tỷ lệ 2,5%.
Có thể gặp nhiều loại ran trên cùng một bệnh nhân.
Ran ẩm: chiếm 24,5%.
Ran nổ: chiếm 3,1%.
Ran ngáy: chiếm 16,4%.
Phổi không có dấu hiệu gì: chiếm 17,6%.
Tóm lại, các biểu hiện lâm sàng ở phổi rất đa dạng về hình thái, mức độ, vị trí…

Địi hỏi thầy thuốc phải khai thác kỹ bệnh nhân, đặc biệt là ở những bệnh nhân đã
được điều trị tích cực mà bệnh vẫn khơng thun giảm hoặc chỉ giảm từng đợt sau
đó tái phát nhanh chóng.
4.1.12. Hình ảnh X-quang phổi
100% các trường hợp được chụp X-quang, trong đó
- Khơng có dấu hiệu gì chiếm đa số với tỷ lệ 44,7%.


- Hình ảnh cản quang của dị vật chỉ chiếm 8,8% vì đa số dị vật là thực vật.
- Trong các biến chứng thể hiện trên phim X-quang nhận thấy:
+ Hình ảnh viêm phế quản: rốn phổi tăng đậm hai bên, các nhánh phế quản
tăng đậm, chiếm tỷ lệ lớn nhất 24,5%
+ Tiếp đến là viêm phổi: Rốn phổi to đậm hai bên, có nhiều bóng mờ to nhỏ
ở nhiều vùng khác nhau một bên phổi, chiếm 11,3%.
Các hình ảnh viêm phế quản, viêm phổi dễ dẫn tới sự điều trị bệnh nhân theo
hướng nhiễm khuẩn mà không để ý tới trường hợp DVĐT, đặc biệt là DVĐT bỏ
qua.
+ Xẹp phổi: hình ảnh mờ đồng nhất một bên phổi hoặc thể hiện dấu co kéo
trên phim X-quang (nhu mô phổi co lại, bóng tim bị kéo về bên tổn thương, vịm
hồnh bên bệnh bị kéo lên cao), chiếm 5%.
+ Khí phế thủng 4,4%, tràn khí màng phổi và áp xe phổi cùng tỷ lệ 0,6%.
- Tỷ lệ viêm phế quản của chúng tơi là lớn nhất có lẽ là do dị vật hạt lạc
chiếm đa số, tinh dầu của hạt lạc sẽ gây ra phản ứng viêm mạnh mẽ, đặc biệt là ở
trẻ em dưới 3 tuổi có sức đề kháng yếu, phản ứng viêm rất dễ lan tràn gây nên tình
trạng viêm phế quản.
4.2. ĐIỀU TRỊ
4.2.1. Số lần nội soi chẩn đoán và gắp DVĐT
Hầu hết các trường hợp DVĐT đều được nội soi chẩn đoán và gắp dị vật chỉ
1 lần duy nhất với tỷ lệ 96,2%. Có 5 trường hợp phải soi lần thứ 2 chiếm 3,2%, 1
trường hợp soi lần thứ 3 chiếm 0,6%. Phần lớn bệnh nhân đến viện sớm vì thế tổng

trạng chung cịn tốt, biểu hiện bệnh cảnh DVĐT rõ nên chỉ cần làm một số xét
nghiệm cơ bản là có thể tiến hành nội soi thanh khi quản gắp dị vật ngay. Đây là
thủ thuật hữu hiệu để chẩn đoán và điều trị.


4.2.2. Tỷ lệ mở khí quản
Có 17 trường hợp được mở khí quản ở tuyến trước chiếm 10,7%. Những
trường hợp này đều có tình trạng suy hơ hấp nặng: khó thở độ II và III kèm khó thở
từng cơn cần chuyên lên tuyến trên ngay nên phải mở khí quản cấp cứu. Tất cả các
trường hợp này đều được soi gắp dị vật, sau khi ổn định rút ống thở. Có 2 trường
hợp mở khí quản tại viện TMH Trung ương, trong đó 1 trường hợp mở trước soi
chiếm 0,6% do bệnh nhân 85 tuổi nhập viện trực tiếp trong tình trạng suy hơ hấp
nặng và dị vật được lấy ra từ thanh quản là một miếng súp lơ. Trường hợp còn lại
mở sau soi là một cháu bé 2 tuổi với dị vật hạt lạc di động ở khí quản đã gây nề,
hẹp ở hạ thanh môn, do sau khi soi gắp dị vật, niêm mạc ở hạ thanh mơn bị kích
thích nên nề nhiều hơn dẫn đến SpO2 = 48% vì vậy phải mở khí quản cấp cứu.
4.2.3. Phương pháp vô cảm
Phương pháp vô cảm được sử dụng nhiều là gây mê giãn cơ, chiếm tỷ lệ
61,6%. Đây là phương pháp hỗ trợ lý tưởng để soi gắp dị vật ở phế quản. Thực tế
lâm sàng cho thấy gây mê giãn cơ soi gắp dị vật trong những trường hợp:
- Trẻ quấy khóc, giãy dụa.
- Dị vật bỏ qua hoặc có biến chứng, khi gắp thường mủn nát, thời gian soi
gắp lâu.
Ngoài ra, phương pháp tiền mê + tê tại chổ cũng thường được áp dụng
chiếm tỷ lệ 38,4%. Phương pháp này áp dụng tốt đối với người lớn và dị vật ở
thanh mơn, dị vật ở khí quản.
4.2.4. Thời gian điều trị
Tổng số ngày điều trị của bệnh nhân là 524 ngày, số ngày điều trị trung bình
của mỗi bệnh nhân là 3,3 ngày. Chỉ có 3 bệnh nhân điều trị trên 11 ngày.



Thời gian điều trị 1 – 5 ngày sau soi gắp dị vật chiếm tỷ lệ cao 82,4%. Điều
này cũng hợp lý vì tỷ lệ bệnh nhân đên viện sớm từ 1 – 2 ngày khá cao 65,4%, khi
đó dị vật chưa gây biến chứng nên việc tiến hành soi gắp dị vật cũng dễ dàng và
điều trị sau đó giúp bệnh nhân chóng ổn định hơn. Điều này cũng chứng tỏ các
thầy thuốc ở Bệnh viên TMH Trung ương đã xử trí rất kịp thời và có hiệu quả đối
với các bệnh nhân DVĐT.
Thời gian điều trị từ 6 – 10 ngày chiếm 15,7% chủ yếu đối với những bệnh nhân
mắc DVĐT đã có biến chứng, do vậy ngồi việc lấy dị vật còn phải điều trị những biến
chứng do di vật lưu lại lâu ngày trong đường thở gây nên.
Thời gian điều trị từ 11 ngày trở đi chỉ có 3 trường hợp chiếm 1,9%.

4.2.5. Kết quả điều trị
Phần lớn DV là chất hữu cơ nên thường gây nhiều biến chứng sớm và rầm rộ.
Nhờ có tiến bộ về mặt kỹ thuật và phương tiện chẩn đoán, đặc biệt có kíp gây mê lành
nghề, trình độ chun mơn của các thầy thuốc cao kèm điều trị nội khoa hợp lý nên
tiên lượng cho bệnh rất tốt và kết quả điều trị rất khả quan.
Đa số bệnh nhân ra viện với tình trạng tốt, khá là 93,7%, trung bình chỉ
chiếm 6,3% mà khơng có trường hợp nào tử vong.


KẾT LUẬN
1. Về đặc điểm lâm sàng, nội soi, chẩn đốn hình ảnh của DVĐT
- DVĐT chủ yếu gặp ở trẻ từ 1 – 3 tuổi, nam nhiều hơn nữ, trẻ em nông
thôn (80,5%) gặp nhiều hơn thành thị.
- DVĐT chủ yếu là chất hữu cơ chiếm 77,4%.
- Chẩn đoán xác định DVĐT dựa vào HCXN cùng ho, khó thở.
- X-quang phổi ít có giá trị trong chẩn đốn DVĐT, chỉ có đến 44,7% trường
hợp khơng có biểu hiện tổn thương trên phim chụp phổi. Các hình ảnh tổn thương
chủ yếu là viêm phế quản (24,5%), viêm phổi (11,3%), dị vật cản quang (8,8%),

xẹp phổi (5%), khí phế thủng (4,4%), tràn khí màng phổi (0,6%), áp xe phổi
(0,6%).
- Nội soi thanh khí phế quản cho phép chẩn đốn xác định 100% các trường
hợp.



×