Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) giải pháp tích hợp liên môn văn – sử trong giảng dạy lịch sử lớp 11 ở trường THPT (áp dụng cho bài 19 nhân dân việt nam kháng chiến chống pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.32 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU.......................................................................................................2
1.1.Lý do chọn đề tài.........................................................................................2
1.2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................3
1.3. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................3
1.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................3
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.................................................3
2.1. Cơ sở lý luận...............................................................................................3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi nghiên cứu.....................................................4
2.3. Biện pháp thực hiện....................................................................................5
2.3.1.Thăm dò ý kiến học sinh...........................................................................5
2.3.2. Lập và thực hiện kế hoạch bài dạy..........................................................5
2.3.3. Thực tế tiến hành sử dụng thơ văn trong giảng dạy lịch sử trên lớp
thông qua bài 19: “Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm
lược (từ 1858 đến trước 1873)”.........................................................................6
2.4. Kết quả thực hiện đề tài..............................................................................14
2.4.1. Thăm dò ý kiến của học sinh về sở thích học mơn Sử..............................14
2.4.2. Kết quả bài thi trắc nghiệm đối với 3 lớp................................................14
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.............................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................16

1


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Môn Lịch sử là bộ mơn giữ vai trị quan trọng đối với việc giáo dục thế hệ
trẻ trong chương trình giáo dục phổ thơng. Nhà văn Pháp nổi tiếng Xixerong đã
từng nói “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống” lịch sử là một quá trình diễn biến
liên tục. Học lịch sử khơng phải chỉ để biết q khứ mà cịn để hiểu hiện tại, đấu
tranh trong hiện tại và tiên đoán trong tương lai. Người ta cũng nói về tầm quan


trọng của mơn lịch sử trong cuộc sống bằng câu nói, nếu anh bắn vào quá khứ
bằng viên đạn súng lục, tương lai sẽ nã cho anh một viên đạn đại bác. Vì vậy, từ
những hiểu biết về lịch sử con người có thể vững vàng bước vào tương lai.
Tuy nhiên thực tế là ở trường phổ thông hiện nay, phần lớn học sinh ít có
hứng thú với bộ mơn lịch sử, hoặc có hứng thú nhưng khơng chọn mơn lịch sử
làm mơn thi, thậm chí nhiều em chán ghét mơn lịch sử. Thực tế này có nhiều
nguyên nhân khác nhau, nhưng trước hết và chủ yếu vẫn là do lượng kiến thức
nhiều, khơ khan và việc giảng dạy thiếu tính sáng tạo, cứng nhắc của giáo viên
bộ môn Lịch sử. Muốn nâng cao chất lượng dạy học lịch sử, việc đổi mới nội
dung phải tiến hành song song với đổi mới phương pháp. Giáo viên cần khắc
phục lối dạy truyền đạt một chiều, chuyển sang vai trò tổ chức hướng dẫn, kích
thích óc tìm tịi, sáng tạo của học sinh. Sự chủ động của trò là cơ sở tâm lý sư
phạm tạo nên hứng thú học tập của học sinh. Vì lẽ đó, vấn đề bồi dưỡng hứng thú
học tập là yêu cầu cấp thiết trong dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng.   
Là người giáo viên trực tiếp cầm phấn giảng dạy bộ môn Lịch sử, tôi rất
băn khoăn về vấn đề học tập của các em, đặc biệt là vấn đề trên. Làm thế nào để
nâng cao nhận thức và khả năng nhìn nhận, đánh giá đúng đắn các vấn đề lịch sử
cho các em, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Lịch sử là cả một vấn
đề. Trong quá trình giảng dạy tôi đã cố gắng học hỏi bạn bè, đồng nghiệp, đồng
thời nghiên cứu về một số giải pháp nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh,
trong đó có giải pháp sử dụng ca dao, dân ca, diễn ca, hò vè... trong giảng dạy
lịch sử, nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở bộ môn lịch sử. Theo đúng quan
điểm và lời dạy của Bác “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà
Việt Nam”[1]. Vì thế, trong đề tài này tơi đã trình bày giải pháp “Giải pháp
Tích hợp liên mơn Văn – Sử trong giảng dạy lịch sử lớp 11 ở trường THPT
(Áp dụng cho bài 19 Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược
từ 1858 đến trước 1873) ” nhằm nâng cao hiệu quả bài học.
Trên tinh thần Đổi mới phương pháp dạy học, áp dụng phương pháp dạy
học liên môn trong giảng dạy Lịch sử ở trường phổ thông. Sáng kiến kinh
nghiệm mà tơi đưa ra là hồn tồn phù hợp và có giá trị lý luận cũng như thực

tiễn.
Đó chính là lý do tôi quyết định lựa chọn đề tài “Giải pháp Tích hợp liên
mơn Văn – Sử trong giảng dạy lịch sử lớp 11 ở trường THPT (Áp dụng cho
bài 19 Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược từ 1858 đến
trước 1873)” làm sáng kiến kinh nghiệm.

2


1.2. Mục đích nghiên cứu.
Chúng ta biết rằng, các tài liệu văn học thành văn cũng như truyền miệng
về lịch sử nước nhà khơng thiếu. Có những bộ sử hay, đồ sộ tới mấy nghìn
trang, hàng chục vạn chữ nhưng đã có mấy ai đọc hết. Cũng có những bài thơ,
hị, vè, diễn nơm lịch sử mang đậm tính nhân dân sâu sắc nhưng chưa được
truyền bá rộng rãi. Phần lớn các tài liệu trên đều xa lạ trong việc dạy và học ở
chương trình phổ thơng bởi nhiều ngun nhân, chủ yếu do thời lượng giành cho
chương trình học cịn ít, cách tiếp cận các tài liệu đồ sộ trên cịn hạn chế. Nhất là
tư tưởng ngại khó, ngại tìm tịi của giáo viên và học sinh. Thiết nghĩ nếu tóm tắt
gọn lại và diễn đạt dưới dạng văn vần có lẽ sẽ có nhiều người thích đọc và nhớ
được nhiều. Đặc biệt là các tiết học lịch sử trong trường phổ thông áp dụng
những bài thơ, văn vào nội dung bài học thì sẽ thu hút được học sinh u thích
mơn sử và lịch sử nước nhà nhiều hơn nữa.
Từ suy nghĩ trên, tôi thấy các tác phẩm trên đã cố gắng thể hiện những
vấn đề cốt lõi lịch sử Việt Nam dưới hình thức thơ dễ đọc dễ nhớ dễ hiểu. Hình
thức diễn ca thể hiện vấn đề lịch sử bằng hình thức thơ lục bát hoặc song thất lục
bát thường dễ đi vào lòng người, dễ thuộc, dễ hiểu, dễ nhớ hơn văn xi. Vì thế,
tơi tin chắc rằng, với sự thể hiện những sự kiện tiêu biểu bằng hình thức kết hợp
giữa Lịch sử và thơ ca, học sinh sẽ dễ thuộc, dễ nhớ, dễ nắm được khái qt tiến
trình lịch sử Việt Nam nói chung, những sự kiện lịch sử và những anh hùng dân
tộc tiêu biểu nói riêng. Những nhân vật kiệt xuất, những anh hùng dân tộc trong

giai đoạn kháng chiến chống Pháp từ 1858 đến 1884 được các tác giả miêu tả
thật hào hùng bằng đôi nét chấm phá, lời giản dị, dân dã mà gây ấn tượng khó
quên cho học sinh khi được tiếp cận và được lồng ghép trong bài giảng.
Đây cũng là phương pháp phù hợp với Phương pháp dạy học tích hợp liên
mơn của Bộ Giáo dục trong đổi mới GD hiện nay.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài được thực hiện trong năm học 2017 – 2018 ở môn Lịch sử lớp 11,
ở các lớp 11A5, 11A6 .
Do hạn chế về thời gian và dung lượng của một sáng kiến kinh nghiệm
nên đề tài của tôi chỉ áp dụng phương pháp trên cho bài 19 trong SGK lớp 11
ban cơ bản. Trên thực tế đề tài SKKN, tơi áp dụng vào q trình giảng dạy ở
tồn bộ chương trình lịch sử lớp 11 mà bản thân được phân công phụ trách.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tiến hành nghiên cứu sáng kiến này, tôi đã sử dụng các phương pháp
sau:
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
- Sử dụng đồ dùng trực quan, máy chiếu.
- Phương pháp thảo luận nhóm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận.
3


Trước yêu cầu của Đổi mới căn bản và toàn diện nền Giáo dục-Đào tạo
theo Nghị quyết 29-NQ/TW nói chung và đổi mới mơn Lịch sử nói riêng; cũng
như Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách
giáo khoa giáo dục phổ thơng đều u cầu cần tinh giản tránh chồng chéo, trùng
lặp về kiến thức giữa các lĩnh vực, mơn học; tích hợp ở các bậc học dưới và
phân hóa dần ở bậc THPT.Trên cơ sở đó Bộ GD-ĐT đưa ra Dự thảo “Chương

trình giáo dục phổ thơng tổng thể” có đề cập đến việc tích hợp nội dung mơn
Lịch sử với mơn Đạo đức-Cơng dân và An ninh-Quốc phịng thành mơn học
mới có tên “Công dân với Tổ quốc”. Tuy nhiên, khi Dự thảo được đưa ra, nhiều
học giả, nhà khoa học, sử học và thậm chí là giáo viên phản đối cách thức tích
hợp này và bày tỏ sự lo ngại vị thế mơn Lịch sử có thể bị “lãng qn”.
Sau khi lắng nghe ý kiến từ nhiều phía, tại phiên bế mạc kỳ họp thứ 10
Quốc hội khóa XIII vào chiều 27/11/2015, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết
yêu cầu tiếp tục giữ mơn học Lịch sử trong chương trình sách giáo khoa mới.
Như vậy, môn Lịch sử tiếp tục là môn học độc lập, khơng bị tích hợp vào các
mơn học khác. Ngay sau Quốc hội thông qua Nghị quyết như trên, nhiều nhà
khoa học, sử học và người dân cho rằng, việc làm Quốc hội là kịp thời, sáng
suốt và hợp lòng dân.Vấn đề cốt yếu là bây giờ chúng ta phải có những giải
pháp hữu hiệu trong việc đổi mới môn Lịch sử, làm sao để môn học này thực sự
thu hút học sinh. Giáo dục lịch sử phải bằng nhiều hình thức, nhiều con đường;
phải đặt trong mối quan hệ với nhiều môn học khác, phát huy sức mạnh tổng
hợp của các môn học. 
Muốn tăng cường sự hiểu biết hãy kết hợp kiến thức, kỹ năng từ nhiều
môn học khác nhau. Nội dung và yêu cầu giáo dục Lịch sử khơng chỉ mình mơn
Lịch sử gánh vác mà cịn có các mơn như Ngữ văn, Âm nhạc, Mỹ thuật, Giáo
dục lối sống, Giáo dục công dân… cùng chia sẻ.
Trong dạy học, tích hợp liên mơn được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội
dung từ các môn học, hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết của từng mơn học
vào với nhau. Thơng qua đó những kiến thức, kỹ năng ở mơn này có thể được sử
dụng như những công cụ để nghiên cứu, học tập các mơn học khác.
Mục tiêu của dạy học tích hợp liên mơn nhằm:
- Làm cho q trình học tập hứng thú và ý nghĩa hơn, hình thành ở học
sinh những năng lực rõ ràng hơn.
- Giúp học sinh hòa nhập thực tiễn với cuộc sống, sử dụng các kiến thức
liên môn trong các trường hợp cụ thể.
Đặc điểm của dạy học tích hợp liên mơn nhằm.

- Lấy người học làm trung tâm
- Định hướng, phân hóa năng lực người học
- Tăng cường khối lượng và chất lượng thông tin các môn học.
Qua thực tế giảng dạy ở trường THPT, tôi nhận thấy việc dạy học theo
tích hợp liên mơn là cần thiết, nhất là trong những mơn học có tính chất
“gần gũi” như Văn, Sử, Địa.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
4


Qua q trình thực tế khi giảng dạy, chúng tơi nhận thấy đã số học sinh
nhận thức và nhớ được những vấn đề mà các em được thấy hơn là các vấn đề
các em được nghe hay được đọc. Ví dụ cơ bản là các em có thể nhớ rất nhiều
các nhân vật cổ trang trong các bộ phim của Trung Quốc hay Hàn Quốc, nhớ tên
các vị vua, vị tướng của nước ngồi, nhưng lại khơng hề biết đến, nhớ đến
những nhân vật trong lịch sử dân tộc. Quang Trung và Nguyễn Huệ có mối quan
hệ như thế nào? Chắc chúng ta đều đã nghe câu trả lời của học sinh, thật đáng
báo động.
Trong thực tế giảng dạy môn Lịch sử ở chương trình lịch sử lớp 11, nhất
là trong phần nội dung Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến hết chiến tranh thế
giới thứ nhất 1914-1918, các nội dung kiến thức lịch sử là hết sức phong phú, đa
dạng. Thậm chí có nhiều nội dung khó nhớ, khó tiếp thu, dễ khiến học sinh
nhàm chán. Đặc biệt trong giai đoạn này, việc ghi nhớ và đánh giá về vai trò,
trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước ta vào tay Pháp, đánh giá
về khả năng, vai trò của quần chúng nhân dân trong cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp xâm lược là một vấn đề rất quan trọng, tuy nhiên đơi khi gây khó
khăn cho việc tiếp cận của học sinh.
2.3. Biện pháp thực hiện
2.3.1. Thăm dò ý kiến học sinh
Phát phiếu trả lời cho học sinh lớp 11A5, 11A6 theo nội dung sau: Có 6 mơn:

Tốn, Lý, Hóa, Văn, Sử, Địa.
Phiếu trả lời - Lớp:
STT
Mơn
Đánh dấu X vào mơn em thích học
1
Tốn
2

3
Hóa
4
Văn
5
Sử
6
Địa
- Kết quả khảo sát về sở thích học tập bộ mơn của học sinh như sau:
Sở thích mơn học
Lớp

Văn
Sử
Địa
Tốn

Hóa
số SL % SL % SL % SL % SL
%
SL

%
11A5
11A6
11A7
Tổng

41 10 24% 5
12% 5 12% 14 34% 3
7%
4
11%
38 8 21% 6 16% 6 16% 10 26% 4 10,5% 4 10,5%
41 7 17% 8 18% 9 22% 13 31% 3
7%
2 5%
120 25 21% 19 16% 20 16% 37 31% 10 8% 10 8%
Qua khảo sát trên tơi nhận thấy: Học sinh thích học các mơn khoa học tự
nhiên hơn rất nhiều. Các môn xã hội có tỷ lệ học sinh thích học thấp hơn. Riêng
mơn Lịch sử chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 16% tổng số 120 học sinh được hỏi
2.3.2. Lập và thực hiện kế hoạch bài dạy
- Giáo viên chọn bài và nội dung thích hợp để có thể sử dụng thơ văn kết
hợp trong bài giảng và cho học sinh thảo luận.
5


- Giáo viên thông báo cho học sinh chuẩn bị ý kiến tham gia thảo luận, sưu
tầm các câu thơ, văn hay về nội dung bài học
- Học sinh sẽ chuẩn bị các nguồn tài liệu chính, kế hoạch thực hiện
- Giáo viên chia nhóm và số lượng nhóm: 4 nhóm tương ứng với 4 tổ để
học sinh có sự chuẩn bị tài liệu kỹ hơn và tập trung hơn

- Giáo viên chuẩn bị các câu thơ văn và cách dẫn nhập, các câu hỏi mở
nhằm khuyến khích học sinh suy nghĩ ở mức độ cao và sâu hơn
- Giáo viên chuẩn bị đầy đủ đồ dùng và thiết bị dạy học như giấy khổ to,
bút dạ, tranh ảnh, tài liệu tham khảo khác….
- Tạo môi trường cho phương pháp dạy học tích cực, trong đó giáo viên là
người tổ chức, hướng dẫn các hoạt động, khuyến khích, gợi mở việc học của học
sinh bằng kinh nghiệm của mình
- Đồng thời giáo viên luôn sử dụng các câu thơ văn cho việc chốt ý kèm
theo hình ảnh để tạo dấu ấn đối với học sinh trong việc tiếp nhận thông tin
2.3.3. Thực tế tiến hành sử dụng thơ văn trong giảng dạy lịch sử trên lớp
thông qua bài 19: “Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược
(từ 1858 đến trước 1873)”
* Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh minh họa, bản đồ các trận đánh có
liên quan, và các bài diễn ca về các nhân vật, các trận đánh giai đoạn này.
* Chuẩn bị của học sinh:
- Chuẩn bị nội dung thảo luận trước ở nhà
- Sưu tầm các tài liệu liên quan đến các cuộc khởi nghĩa, đọc bài trước ở
nhà
NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
Bài 19. NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN
PHÁP XÂM LƯỢC (Từ năm 1858 đến trước năm 1873)
A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP/KHỞI
ĐỘNG/GIỚI THIỆU/DẪN DẮT/NÊU VẤN ĐỀ
1. Mục tiêu:
Sử dụng hình ảnh, hình ảnh đặc trưng (vũ khí binh lính thời Nguyễn, súng
thần công, lược đồ về khởi nghĩa nông dân..) để huy động kiến thức HS đã biết
về kinh tế, xã hội, chính trị, quân sự của triều Nguyễn. Bản đồ Việt Nam thế kỉ
XIX, bản đồ cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược (1858 – 1885), lược đồ
Pháp tấn cơng Nam Kì, hình ảnh Nguyễn Đình Chiểu, Đại đồn Chí Hịa...nhằm

tạo cầu nối và gợi hứng thú, đối với học sinh về diễn biến quá trình xâm lược và
diễn biến cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.
2. Phương thức:
- Yêu cầu HS quan sát một số bức ảnh, lược đồ và trả lời các câu hỏi: Em
hãy cho biết tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam giữa thế kỉ XIX như
thế nào? Tại sao Pháp chọn Đà Nẵng làm nơi nổ súng đầu tiên? Triều đình và
nhân dân ta chống Pháp ở Đà Nẵng như thế nào? Ý nghĩa? Vì sao thực dân Pháp
đưa quân vào Gia Định? Quân đội triều đình chống trả như thế nào? Phong trào
chống Pháp của nhân dân ta chống Pháp ở Gia Định và các tỉnh miền Đông và
6


miền Tây Nam Kỳ diễn ra như thế nào? Ý nghĩa? Em có suy nghĩ gì về vấn đề
bảo vệ chủ quyền, biển đảo ngày nay?...
GV sử dụng biện pháp kết hợp thơ văn trong giải thích các vấn đề lịch sử,
nhân vật, trận đánh để tạo hứng thú nghe giảng cho học sinh, đồng thời giúp học
sinh ghi nhớ lâu hơn các sự kiện, nhân vật.
3. Gợi ý sản phẩm: Qua quan sát ảnh HS nhận diện, phân tích về trách
nhiệm của triều Nguyễn trong việc để mất nước ta. Liên hệ về vấn đề bảo vệ chủ
quyền, biển đảo ngày nay .
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (Tiết 1)
MỤC TIÊU, PHƯƠNG THỨC HOẠT
GIỚI THIỆU SẢN PHẨM
ĐỘNG
1. Hoạt động 1. Tình hình Việt Nam * Gợi ý sản phẩm:
đến giữa thế kỉ XIX trước khi thực - HS trình bày Trình bày tình hình kinh
dân Pháp xâm lược (cá nhân, nhóm).
tế, chính trị, xã hội Việt Nam giữa thế
* Mục tiêu: Trình bày tình hình kinh tế, kỉ XIX.
chính trị, xã hội Việt Nam giữa thế kỉ - Chính trị: Giữa thế kỉ XIX, Việt Nam

XIX.
là quốc gia độc lập, có chủ quyền,
* Phương thức:
nhưng chế độ phong kiến đã lâm vào
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS khủng hoảng, suy yếu.
sử dụng phương pháp làm việc với SGK, - Kinh tế
phương pháp trực quan và sử dụng câu
+ Nông nghiệp sa sút, đất đai tập
hỏi: đọc SGK trang 106, 107, quan sát trung trong tay địa chủ phú hào, đê
hình ảnh, Lược đồ , trả lời câu hỏi: Trình điều khơng được chăm sóc, mất mùa
bày tình hình kinh tế, chính trị, xã hội đói kém diễn ra thường xuyên.
Việt Nam giữa thế kỉ XIX.
+ Cơng - thương nghiệp bị đình đốn.
Lược đồ khởi nghĩa nông dân Việt Nam Nhà nước độc quyền ngoại thương nên
nữa đầu thế kỉ XIX
sản xuất và thương mại không phát
- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: HS triển được. Chính sách “bế quan toả
đọc SGK, quan sát lược đồ, suy nghĩ câu cảng” làm cho nước ta bị cơ lập với
hỏi.
thế giới bên ngồi.
- Báo cáo sản phẩm: HS trả lời - Quân sự: lạc hậu, chính sách đối
câu hỏi kết hợp sử dụng lược đồ.
ngoại sai lầm, nhất là việc cấm đạo và
- GV nhận xét, bổ sung.
đuổi các giáo sĩ phương Tây.
GV sử dụng một số câu thơ, văn để nói
- Xã hội: Mâu thuẫn xã hội gay gắt,
về tình cảnh đất nước trước khi thực dân làm bùng nổ nhiều cuộc khởi nghĩa
Pháp xâm lược.
chống triều đình.

Về tình cảnh của người nơng dân. “Xác => Việt Nam tất yếu trở thành đối
đầy nghiã địa/ Thây thối bên cầu/ Trời tượng xâm lược của thực dân phương
ảm đạm u sầu/ Cảnh hoang tàn đói Tây.
rét”[2].
Về quan lại, cường hào áp bức nhân dân.
“Con ơi mẹ bảo con này/ Cướp đêm là
giặc cướp ngày là quan/ Bộ binh, bộ Hộ,
bộ Hình/ Ba bộ đồng tình cướp gạo con
7


tôi.” [2]
Hay câu thơ viết về việc vua Tự Đức cho
xây Vạn Niên lăng. “Vạn niên là vạn
niên nào/ Thành xây xương lính, hào
đào máu dân.” [2]
Về các cuộc khởi nghĩa nông dân.
Dẫn dắt để HS thấy được các cuộc kn
Nơng dân nổ ra triền miên, “Trên trời có
ơng sao Tua/ Ở làng Minh Giám có vua
Ba Vành.” [2]
GV khẳng định cho HS thấy những câu
thơ trên chứng tỏ sự khủng hoảng xã hội
sâu sắc, đồng thời làm giảm khả năng đề
kháng của nhà Nguyễn.
2. Hoạt động 2. Chiến sự ở Đà Nẵng
năm 1858. (cá nhân, cả lớp).
Tìm hiểu lí do Pháp chọn Đà Nẵng. Qúa
trình chống Pháp của triều đình và nhân
dân ta ở Đà Nẵng. Ý nghĩa của cuộc

chiến đấu ở Đà Nẵng
* Mục tiêu: Giải thích được lí do Pháp
chọn Đà Nẵng. Qúa trình chống Pháp
của triều đình và nhân dân ta ở Đà Nẵng.
Ý nghĩa của cuộc chiến đấu ở Đà Nẵng.
* Phương thức: - Chuyển giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu HS đọc SGK trang 108-109
SGK, quan sát hình ảnh dưới đây để trao
đổi các vấn đề sau:
+ Nguyên nhân vì sao Pháp chọn Đà
Nẵng làm nơi nổ súng đầu tiên?
+ Qúa trình chống Pháp của triều đình
và nhân dân ta ở Đà Nẵng ra như thế
nào. Ý nghĩa của cuộc chiến đấu ở Đà
Nẵng?
- Tiếp nhận và thực hiên nhiệm vụ:HS
trao đổi, đàm thoại theo cặp đơi rồi trao
đổi tồn lớp.Trong q trình HS làm
việc, GV chú ý đến các cặp đơi để có thể
gợi ý hoặc trợ giúp khi các em gặp khó
khăn.
- Báo cáo sản phẩm: các cặp đôi cử đại
diện báo cáo và trao đổi thống nhất toàn
lớp vấn đề GV đặt ra.
- Nhận xét, đánh giá: đánh giá chéo của

* Gợi ý sản phẩm:
- Đại diện báo cáo
+ Nguyên nhân:
Đà Nẵng là cảng nước sâu, tàu chiến

của Pháp có thể đi lại dễ dàng.
Đà Nẵng gần kinh thành Huế có thể
làm bàn đạp tấn cơng Huế để nhanh
chóng kết thúc chiến tranh.
Ở Đà Nẵng có nhiều giáo dân là cơ sở
nội ứng cho Pháp.

+ Diễn biến:
31/8/1858, Liên quân Pháp – Tây Ban
Nha. dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.
1/9/1858, Pháp tấn công bán đảo Sơn
Trà - mở đầu cuộc xâm lược VN. Quân
dân ta đẩy lùi các đợt tấn công của
địch, thực hiện “vườn khơng nhà
trống” gây cho địch nhiều khó khăn,
cầm chân Pháp tại Đà Nẵng.
+ Ý nghĩa: Kế hoạch “đánh nhanh
thắng nhanh” của Pháp bước đầu bị
thất bại.

8


các cặp đôi khác, GV bổ sung.
GV sử dụng kết hợp các câu thơ, văn
trong quá trình giảng dạy.
Về sự kiện Pháp đánh Đà Nẵng, trích
câu thơ của Miên Thẩm: “Nẵng tuế Tây
di phạm Quảng Nam/ Quan quân chiến
bại huyết thành đàm.”

Dịch nghĩa:
“Năm kia giặc tây đánh Quảng Nam.
Quân ta thua chạy máu chảy thành
đầm.”[3]
Về cuộc kháng chiến của nhân dân ta ở
Đà Nẵng. “Một vùng Đà Nẵng, rợ Tây
dương/ Giữ nước, quân dân mệt lạ
thường”[3]
Hay “Ầm ầm pháo nổ ran mn dặm/
Mù mịt khói bay tỏa vạn trùng.”[3]
3. Hoạt động 3. Kháng chiến ở Gia
Định (cá nhân, toàn lớp)
* * Phương thức: GV đặt câu hỏi, HS
suy nghĩ trả lời.
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS
đọc SGK trang 109 – 110, và trả lời câu
hỏi:
- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: HS
đọc SGK trang 109 - 110, suy nghĩ, trao
đổi.
- Báo cáo sản phẩm: HS trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, đánh giá: GV nhận xét, đánh
giá hoạt động của học sinh.
Tìm hiểu được vì sao thực dân Pháp đưa
quân vào Gia Định?
Mục tiêu: Nêu được nguyên nhân vì sao
thực dân Pháp đưa quân vào Gia Định?
Quân đội triều đình chống trả như thế
nào? Phong trào chống Pháp của nhân
dân ta chống Pháp ở Gia Định diễn ra

như thế nào? Ý nghĩa? Bài thơ của nhà
thơ Nguyễn Đình Chiểu nói lên điều gì?
Qn đội triều đình chống trả như thế
nào?
Phong trào chống Pháp của nhân dân ta
chống Pháp ở Gia Định diễn ra như thế
nào? Ý nghĩa?

* Gợi ý sản phẩm:

+ Thấy không thể chiếm được Đà
Nẵng, Pháp đưa quân vào Gia Định.
+ Gia Định và Nam Kì là vựa lúa của
Việt Nam. Từ Gia Định có thể sang
Cam-pu-chia dễ dàng. Chiếm được
Nam Kì sẽ có điều kiện thuận lợi làm
chủ khu vực sông Mê Công.
+ 9-2-1859, quân Pháp đến Vũng Tàu,
nhưng mãi đến 16-02-1859, mới đến
được Gia Định do bị quân ta chống trả
quyết liệt trên đường đi.
+17-02-1859, quân Pháp tấn công Gia
Định. Quân triều đình tan rã nhanh
chóng. Trong khi đó, các đội dân binh
chiến đấu dũng cảm, quân Pháp phải
rút xuống các tàu chiến.
- Ý nghĩa cuộc chiến đấu của quândân ta ở Gia Định: Kế hoạch “đánh
nhanh thắng nhanh” bị thất bại chúng
phải chuyển sang kế hoạch “chinh
phục từng gói nhỏ”.


9


GV sử dụng kết hợp.
Về thái độ của nhà Nguyễn bắt đầu có sự
phân hóa với tư tưởng thủ hịa:
GV sử dụng kết hợp câu thơ: “Ăn lộc ,ta
càng lo việc nước/ Tính sao? Hịa chiến,
giữ hay nhường?” [3]
TIẾT 2
- GV dẫn dắt: khi Pháp mở rộng đánh chiếm Nam Kì cuộc kháng chiến của nhân
dân ta tiếp diễn như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu phần cịn lại của bài.
- GV trình chiếu và hướng dẫn Hs theo dõi bảng theo sau:
Mặt trận
Cuộc tấn công của
Thái độ của triều
Cuộc kháng
thực dân Pháp
đình
chiến của nhân
dân
Tại
Miền - Sau khi kết thúc - Giữa lúc phong trào - Kháng chiến
Đông Nam chiến tranh ở Trung kháng chiến của nhân phát triển mạnh.
Kì 1861 – Quốc, Pháp mở rộng dân dâng cao triều - Lãnh đạo là các
1862 (kháng đánh chiếm nước ta. đình đã ký với Pháp văn thân, sĩ phu
chiến ở miền Ngày 23/2/1861 tấn Hiệp ước Nhâm Tuất yêu nước.
Đông Nam công và chiếm được 5/6/1862 cắt hẳn 3 - Lực lượng chủ
Kì 1861 - đồn Chí Hồ.

tỉnh miền Đông cho yếu là nông dân
1862
- Thừa thắng đánh Pháp và phải chịu “dân ấp, dân lân”.
chiếm 3 tỉnh miền nhiều điều khoản - Các trận đánh
Đơng Nam Kì.
nặng nề khác.
lớn: Q Sơn (Gị
+
Định
Tường:
Cơng), vụ đốt tầu
12/4/1861
giặc trên sơng
+
Biên
Hồ:
Nhật Tảo của
18/12/1860
nghĩa
quân
+
Vĩnh
Long:
Nguyễn
Trung
23/3/1862
Trực.
Tại
Miền - Pháp dừng các cuộc - Triều đình ra lệnh - Nhân dân tiếp
Đơng Nam thơn tính để bình giải tán các đội nghĩa tục kháng chiến

Kì từ sau định miền Tây.
binh chống Pháp
vừa chống Pháp
1862 (cuộc
vừa chống phong
kháng chiến
kiến đầu hàng.
tiếp tục miền
- Khởi nghĩa
Đơng Nam
Trương Định tiếp
Kì sau 1862)
tục giành thắng
lợi, gây cho Pháp
nhiều khó khăn.
+ Sau Hiệp ước
1862 nghĩa qn
xây dựng căn cứ
Gị Cơng, rèn đúc
vũ khí, đẩy mạnh
10


đánh địch ở nhiều
nơi.
- Nhân dân miền
Tây kháng chiến
anh dũng với tinh
thần người trước
ngã xuống, người

sau đứng lên.
- Tiêu biểu nhất
có cuộc khởi
nghĩa của Nguyễn
Trung
Trực,
Nguyễn
Hữu
Huân.

Kháng chiến - Ngày 20/6/1867 - Triều đình lúng túng
tại Miền Tây Pháp dàn trận trước bạc nhược, Phan
Nam Kì
thành Vĩnh Long –> Thanh Giản – Kinh
Phan Thanh Giản lược sứ của triều đình
nộp thành.
đầu hàng.
- Từ ngày 20 đến
24/6/1867
Pháp
chiếm gọn 3 tỉnh
miền Tây Nam Kì,
Vĩnh
Long,
An
Giang, Hà Tiên
không tốn một viên
đạn.
MỤC TIÊU, PHƯƠNG THỨC HOẠT
GIỚI THIỆU SẢN PHẨM

ĐỘNG
Hoạt động 2: Cá nhân
- GV đặt câu hỏi và giảng bài giúp HS
nắm vững những kiến thức cơ bản.
- GV nêu câu hỏi: Trong cuộc kháng Trận đánh nổi bật nhất:
chiến của nhân dân miền Đơng Nam Kì Đó là trận đánh chìm tàu chiến Et-pê(1861 – 1862) có thắng lợi tiêu biểu răng (Hi Vọng) của địch trên sông
nào?
Vàm Cỏ Đông (đoạn chảy qua thôn
- HS trả lời
Nhật Tảo) của nghĩa quân Nguyễn
GV sử dụng kết hợp các câu thơ, văn.
Trung Trực.
Về trận đánh trên sông Nhật Tảo. GV
giới thiệu qua về Nguyễn Trung Trực,
ông là một trong những người Nam Bộ
đầu tiên phất cờ khởi nghĩa chống thực
dân Pháp. Ngày 10/12/1861, ông đã lãnh
đạo nghĩa quân đốt cháy và đánh chìm
tàu chiến Ét Pê Răng hiện đại của Pháp
trên sông Nhật Tảo. Đây là sự kiện đặc
biệt, đầu tiên và duy nhất đánh chìm
được tàu chiến Pháp trong các cuộc
kháng chiến cuối thế kỷ XIX.
Câu thơ. “Hỏa hồng Nhật Tảo kinh thiên
địa 
Kiếm bạc Kiên Giang khốc quỷ thần”
Về Nguyễn Trung Trực. Câu nói nổi
tiếng “Bao giờ người Tây nhổ hết cổ
nước Nam thì mới hết người Nam đánh
Tây”

11


GV đặt câu hỏi liên hệ cho HS. Các em
liên hệ với câu nói ở thế kỷ XIII của
nhân vật lịch sử nổi tiếng trong cuộ
kháng chiến chống Mông Nguyên?Gợi ý
với câu nói “Ta thà làm ma nước Nam
chứ khơng thèm làm vương đất Bắc”
HS: Suy nghĩ trả lời.
GV: Bổ sung, Khi nhà Trần chống Mông
– Nguyên, chúng từng tuyên bố “Vó
ngựa Mơng cổ đi đến đâu cỏ ở đấy
khơng mọc được” khéo léo dẫn dắt để
học sinh thấy hứng thú.
- GV yêu cầu HS đọc SGK, hoặc trình
chiếu trên Powr point nội dung cơ bản
của Hiệp ước Nhân Tuất 1862 rồi nêu
câu hỏi: Em đánh giá như thế nào về
Hiệp ước Nhâm Tuất, về triều đình
Nguyễn qua việc chấp nhận ký kết Hiệp
ước?
- HS dựa vào nội dung Hiệp ước, suy
nghĩ trả lời.
- GV nhận xét, bổ sung thêm: Sau khi
chiếm được ba tỉnh miền Đơng, Pháp
gặp khó khăn do những cuộc kháng
chiến của nhân dân ta, khiến chúng chưa
thể bình định ngay miền Đơng. Giữa lúc
đó triều Nguyễn lại chủ động “nghị hoà”

làm cho thực dân Pháp ngạc nhiên và
cảm thấy may mắn vì “Pháp đang phải
đón đợi một tình thế xấu thì Huế lại u
cầu ký hồ ước”. Tháng 5/1862 vua Tự
Đức sai quân sang thông báo cho phía
Pháp, đề nghị “giảng hồ” và cử một
phái bộ do Phan Thanh Giản và Lâm
Duy Hiệp dẫn đầu vào Sài Gòn ngày
28/5/1862, đến Gia Định vào ngày
3/6/1862 đến ngày 5/6/1862 đã ký Hiệp
ước. Chỉ sau hơn một ngày thương
thuyết, nhà Nguyễn đã chấp nhận ký
những điều khoản nặng nề: triều đình đã
ra lệnh bãi binh, tạo cơ sở cho địch đàn
áp nghĩa quân. Từ đây, nghĩa quân
kháng chiến phải đơn độc đối phó với
địch.

+ Đây là một Hiệp ước mà theo đó
Việt Nam phải chịu nhiều thiệt thịi, vi
phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt
Nam.
+ Hiệp ước chứng tỏ thái độ nhu
nhược của triều đình, bước đầu nhà
Nguyễn đã đầu hàng thực dân Pháp.

Sau khi 3 tỉnh miền Đông bị triều đình
cắt cho Pháp – nhân dân tiếp tục chống
Pháp, tiêu biểu có cuộc khởi nghĩa của
Trương Định


Khi Pháp mở rộng đánh chiếm 3 tỉnh
miền Tây, nhân dân miền Tây anh
dũng đứng lên kháng chiến sôi nổi,
bền bỉ, tiêu biểu nhất có cuộc khởi
nghĩa của Nguyễn Trung Trực,
12


Đến Pháp còn phải thốt lên “May mắn Nguyễn Hữu Hn.
thay, đang lúc phải đón đợi một tình thế Từ sau năm 1862, cuộc kháng chiến
xấu thì Huế lại yêu cầu ký hịa ước”
của nhân dân mang tính chất độc lập
- GV tiếp tục đặt câu hỏi: Từ sau năm với triều đình, vừa chống Pháp, vừa
1862 phong trào đấu tranh của nhân chống phong kiến đầu hàng.
dân miền Đông Nam Kì có sự kiện tiêu
biểu nào? Trình bày tóm tắt diễn biến
của sự kiện đó.
Về cuộc khởi nghĩa Trương Định. GV sử
dụng câu nói “Phan Lâm mãi quốc triều
đình khi dân nghĩa là Phan, Lam bán
nước, triều đình coi thường dân”(2) để
cho học sinh thấy rõ thái độ của nhân
dân đối với triều đình, cũng như đối với
hịa ước 1862.
- GV tiếp tục hỏi: Trong cuộc đấu tranh
chống Pháp của nhân dân miền Tây có
cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nào?
- GV nhận xét và đặt câu hỏi: Từ sau
Hiệp ước Nhân Tuất 1862 phong trào

kháng chiến của nhân dân Nam Kì có
điểm gì mới?
GV sử dụng câu thơ “Dập dìu trống
đánh cờ xiêu, phen này quyết đánh cả
triều lẫn Tây”, để HS thấy được điểm
mới. Vừa mang tính chất độc lập vừa
chống triều đình đầu hàng. Cuộc kháng
chiến của nhân dân gặp nhiều khó khăn
do thái độ bỏ rơi, xa lánh của triều đình
với lực lượng kháng chiến
- HS suy nghĩ trả lời”
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa và nâng cao kiến thức về
- Tình hình Việt Nam trước khi thực dân Pháp xâm lược.
- Quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp từ giữa thế kỉ XIX.
- Diễn biến cuộc kháng chiến của nhân ta chống thực dân Pháp xâm lược.
- Ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta giai đoạn
này.
2. Phương thức:
- Chuyển giao nhiệm vụ:Yêu cầu HS:
1. Lập được bảng sơ đồ về tình hình chính trị, kinh tế, qn sự và xã hội
Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX .
2. Sử dụng trục thời gian (timeline) để củng cố mốc thời gian về quá trình
xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp từ 1858 - 1860 .
13


- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: HS vẽ sơ đồ (trên lớp hoặc ở nhà).
- Báo cáo sản phẩm: báo cáo hoặc GV kiểm tra nếu bài tập được giao về
nhà.

- Nhận xét, đánh giá: GV nhận xét đánh giá việc thực hiện bài tập của HS.
3. Dự kiến sản phẩm
- HS vẽ bảng sơ đồ về tình hình chính trị, kinh tế, qn sự và đối ngoại,
xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX .
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
2.4.1. Thăm dò ý kiến của học sinh về sở thích học mơn Sử
- Dùng phiếu trả lời theo mẫu đã phát cho học sinh ở đầu năm học
- Kết quả thu được sau khi thực hiện qua 4 tuần như sau:
Thích học mơn Sử
Lớp
Sĩ số
Đầu năm học
Cuối năm học
Ghi chú
SL
%
SL
%
11A5
41
5
12%
15
36.5%
Lớp thực hiện đề
tài
11A6
38
6
16%

13
34%
11A7
Tổng

41
120

8

20%

10

24%

19

16%

38

32%

Lớp không thực
hiện đề tài

Như vậy, tôi thấy số lượng học sinh u thích mơn Lịch sử ở các lớp thực
hiện đề tài có nâng lên rõ rệt. Tình hình của cả hai lớp thực hiện đề tài (11A5 và
11A6) số học sinh u thích mơn Lịch sử sau 4 tuần đã tăng từ 12% lên 36.5%

ở lớp A5 và 16% lên 35% ở lớp A6. Lớp không áp dụng đề tài (11A7) số học
sinh thích học mơn lịch sử đã tăng từ 20% lên 24%.
2.4.2. Kết quả bài thi trắc nghiệm đối với 3 lớp
Đề bài kiểm tra trắc nghiệm gồm các sự kiện diễn ra trong bài 19 “Nhân
dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược từ năm 1858 đến trước
1873”
Kết quả như sau:

Lớp

Sĩ số

11A5

Điểm khá, giỏi

Trung bình

Dưới trung bình

SL

%

SL

%

SL


%

41

30

73%

10

24%

1

3%

11A6

38

30

80%

8

20%

0


10A7

41

24

58.5%

14

34%

3

7.5%

Ghi chú
dạy PP
mới
khơng dạy
PP mới
14


3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
- Qua việc thực hiện đề tài, tôi thấy phản ứng của học sinh là rất tốt, kết
quả học tập được nâng lên rõ rệt chỉ sau 1 tháng áp dụng. Vì thế đây là một
phương pháp giảng dạy và học tập cần được khuyến khích và phát huy hơn nữa
- Sáng kiến kinh nghiệm được giải cần phải được phổ biến rộng rãi hơn để
đồng nghiệp trong và ngồi trường học tập

- Trong q trình thực hiện đề tài này chắc chắn không tránh khỏi thiếu
sót. Tơi rất mong nhận được những ý kiến góp ý phê bình để tơi hồn chỉnh đề
tài nhằm nâng cao chất lượng bài dạy hơn nữa.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Như Xuân, ngày 15 tháng 4 năm 2018
ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung
của người khác

Lê Đình Quang

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Hồ Chí Minh tồn tập (tập 3) – NXB Chính trị Quốc gia – năm 2000
[2]. Tục ngữ và ca dao Việt Nam – NXB Giáo dục – năm 1999
[3]. Đặng Hoàng Trung thi sao – Thư viện Hán Nôm Hà Nội

16



×