Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

KI NANG SU DUNG TU NGU DE VIET VAN MIEU TA CHOHOC SINH TIEU HOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.45 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

PHẦN 1: ĐỀ CƯƠNG SƠ LƯỢC


A. PHẦN MỞ ĐẦU


1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích nghiên cứu
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
B. PHẦN NỘI DUNG


Chương I: Cơ sở lí luận vào thực tiễn của đề tài
1. Cơ sở lí luận


1.1 Văn miêu tả


1.2 Yêu cầu về việc dùng từ trong văn miêu tả


1.3 Thao tác sử dụng từ để viết văn miêu tả


2. Cơ sở thực tiễn


2.1 Các lỗi sai của học sinh và nguyên nhân các lỗi sai
Chương II: Biện pháp đề xuất


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

PHẦN 2: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT


A. PHẦN MỞ ĐẦU


1. Lí do chọn đề tài



Ngơn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng của con người trong nhiều lĩnh vực. Tiếng Việt là ngôn ngữ
trong sáng và giàu đẹp, có tính thẩm mĩ cao. Vì vậy, rèn kĩ năng sử dụng Tiếng Việt là cần thiết và mang
tính thực tiễn cao.


Trong chương trình giáo dục tiểu học, Tiếng Việt là một trong những mơn học chiếm vị trí quan trọng và
chiếm số tiết nhiều nhất. Học Tiếng Việt sẽ giúp các em học sinh trang bị đầy đủ nhất các kiến thức cơ
bản về tiếng mẹ đẻ, rèn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết thành thạo. Tập làm văn là một phân môn khá quan
trọng trong môn Tiếng Việt. Thông qua phân môn này, học sinh sẽ được rèn luyện công phu về khả năng
cảm thụ, rèn khả năng diễn đạt và dùng từ ngữ chính xác để viết thành một bài văn hay, giàu tính nghệ
thuật. Trong đó, văn miêu tả là loại văn có tác dụng rất lớn trong tái hiện đời sống, hình thành và phát
triển trí tưởng tượng, óc sáng tạo và khả năng nhận xét, đánh giá của con người. Do đó, những trang văn
miêu tả làm cho tâm hồn, trí tuệ người đọc thêm phong phú, giúp ta cảm nhận văn học và cuộc sống
một cách tinh tế sâu sắc hơn. Để tạo nên những bức tranh sinh động với những gam màu ấn tượng bằng
ngơn từ, các em học sinh cần có kiến thức về sử dụng từ ngữ trong văn miêu tả.


Tuy nhiên thực tế lại cho thấy khả năng dùng từ của các em trong các bài văn còn bị hạn chế. Các em học
sinh vẫn bị mắc các lỗi thường gặp như: lặp từ, thừa từ, dùng từ có ý nghĩa sáo rỗng, câu văn đơn điệu
thiếu hình ảnh, dùng văn nói,… Do đó, bài văn lủng củng và khơ khan, khơng có giá trị gợi hình, gợi cảm.
Việc tìm hiểu về các lỗi sai khi dùng từ để viết văn miêu tả, nguyên nhân và cách khắc phục các lỗi sai đó
cho học sinh tiểu học là điều thiết thực cho các giáo viên tương lai chúng ta.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

2. Lịch sử vấn đề


Trên thực tế có một số cuốn sách nghiên cứu về dạy học sinh cách dùng từ nhưng chưa có cuốn nào
mang tính chuyên biệt vào vấn đề đang bàn đến :


- Cuốn Giảng dạy từ ngữ ở trường phổ thông, tác giả Phan Thiều, đã phân tích một cách thấu đáo
vấn đề rèn kĩ năng hiểu từ sử dụng ở cả cương vị người nghe và người sử dụng.


- Bài báo Dạy từ ngữ cho học sinh cấp 1 phổ thông, Vấn đề dạy từ ngữ cho học sinh cấp 1 phổ


thông của Trịnh Mạnh.


- Cuốn Từ trong hoạt động giao tiếp của tác giả Bùi Minh Toán bàn đến những nguyên tắc dùng từ
đúng trong văn bản để đạt hiểu quả cao.


- Cuốn Dạy học từ ngữ ở tiểu học, tác giả Phan Thiều, Hữu Tỉnh.


- Cuốn Văn miêu tả và phương pháp dạy văn miêu tả ở tiểu học của Nguyễn Trí .


- Cuốn Việt Luận của tác giả Nghiêm Toản, hướng dẫn cách tả mỗi đối tượng thì tả những gì, tả chi
tiết nào trước, chi tiết nào sau, ngôn ngữ dùng như thế nào…


- Cuốn Rèn kĩ năng sử dụng tiếng Việt của tác giả Nguyễn Quang Ninh đã nói rất rõ về đối tượng
miêu tả, nội dung miêu tả, ngôn ngữ miêu tả.


- Cuốn Văn miêu tả trong nhà trường phổ thông của tác giả Đỗ Ngọc Thống đã đưa ra những yêu
cầu để làm tốt bài văn miêu tả cho học sinh.



3. Mục đích nghiên cứu


- Tìm hiểu thực trạng về khả năng sử dụng từ trong bài văn miêu tả của học sinh tiểu học.
- Phân tích năng lực sử dụng từ của học sinh tiểu học từ đó đưa ra các biện pháp để nâng cao kĩ
năng cho các em.


4. Nhiệm vụ nghiên cứu


- Nghiên cứu cơ sở lí luận liên quan đến kĩ năng sử dụng từ cho học sinh tiểu học.
- Đưa ra một số biện pháp để khắc phục các lỗi sai của các em.



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Phương pháp nghiên cứu lí luận: nghiên cứu các vấn đề lí luận có liên quan đến kĩ năng sử dụng
từ ngữ.


- Phương pháp thống kê: tổng hợp lại các tư liệu đã tham khảo, để tìm ra lỗi sai và các hạn chế
trong cách dùng từ của các em.


B. PHẦN NỘI DUNG


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

1. Cơ sở lí luận
1.1 Văn miêu tả
1.1.1 Khái niệm


Văn miêu tả là loại văn dùng để tả sự vật, hiện tượng, con người… một cách sinh động cụ thể như nó vốn
có; là loại văn giàu cảm xúc, giàu trí tưởng tượng, sự đánh giá của người viết.


1.1.2 Đặc điểm ngôn ngữ


- Ngôn ngữ chính xác cụ thể.
- Ngơn ngữ riêng biệt.


- Ngơn ngữ giàu tính hình tượng.


1.2 u cầu về việc dùng từ trong văn miêu tả


- Dùng từ đúng hình thức âm thanh và cấu tạo của từ láy và tính từ.
- Dùng từ đúng nghĩa.


- Dùng từ phải đúng về quan hệ kết hợp.


- Dùng từ cần tránh hiện tượng lặp từ, thừa từ, sáo rỗng.


- Dùng từ phải đúng với phong cách văn bản nghệ thuật.
- Sử dụng có hiệu quả các từ ngữ và các biện pháp tu từ.


1.3 Thao tác sử dụng từ để viết văn miêu tả
1.3.1 Lựa chọn từ và thay thế từ


+ Việc lựa chọn từ ngữ cần dùng cho một chi tiết cần phải tuân theo các cơ sở sau:
- Từ nào thể hiện chính xác nhất nội dung cần biểu đạt.


- Từ nào thích hợp nhất với việc biểu hiện thái độ, tình cảm của người viết đối với nội dung biểu
hiện, đối với người tiếp nhận.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

- Từ nào có thể tạo ra hiệu quả âm học cao nhất và phù hợp nhất với hình ảnh âm thanh của các
từ khác trong việc tạo nên giá trị biểu đạt cho câu.


+ Khi lựa chọn từ, thay thế từ người viết cần huy động những hiểu biết về các bình diện của từ như
hình thức âm thanh, cấu tạo của từ ngữ, ý nghĩa của từ, đặc điểm ngữ pháp, phong cách và phạm vi sử
dụng và mối quan hệ của từ trong hệ thống ngôn ngữ (quan hệ đồng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa, trường
nghĩa; quan hệ nghĩa gốc, nghĩa nhánh, nghĩa phát sinh…)


1.3.2 Kết hợp ghép nối


Đó là sự kết hợp các từ với nhau phải có sự tương phản về quan hệ ý nghĩa và quan hệ ngữ pháp.
- Kết hợp từ theo quan hệ ý nghĩa.


Muốn kết hợp đúng cần có sự lựa chọn từ ngữ thích hợp. Sự kết hợp này dựa trên cơ sở tương hợp về
nghĩa của các từ và trên cơ sở các mối quan hệ trong thực tế giữa các đối tượng, hoạt động, tính chất…
mà từ biểu hiện.


- Kết hợp từ theo quan hệ ngữ pháp.



Quan hệ ngữ pháp là quan hệ tạo nghĩa. Chính thơng qua các mối quan hệ ngữ nghĩa của các yếu tố
trong hệ thống ngơn ngữ các học sinh có thể huy động, lựa chọn được từ ngữ thích hợp để tạo ra lời nói
của mình nhằm đạt hiệu quả cao nhất.


2. Cơ sở thực tiễn


2.1 Các lỗi sai của học sinh và nguyên nhân các lỗi sai
+ Dùng từ sai về âm thanh và hình thức cấu tạo của từ.
- Sai do gần âm.


- Sai thanh điệu.


 Do các em thường dùng lẫn lộn hoặc do thói quen phát âm của từng vùng.
+ Dùng từ không đúng nghĩa .


- Không hiểu nghĩa của từ.
- Hiểu sai từ gần nghĩa.
- Dùng sai nghĩa biểu thái.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

- Sai kết hợp cặp quan hệ.
- Sai do kết hợp các phụ từ.


- Sai do quan hệ ý nghĩa giữa các từ trong câu.


 Do học sinh không nắm được nguyên tắc phối hợp từ.
+ Dùng từ lặp, từ thừa.


- Lặp từ hoàn toàn.
- Lặp từ đồng nghĩa.



 Do vốn từ của các em còn nghèo nàn hoặc do các em chưa hiểu đúng nghĩa của từ, đặc biệt là
các từ đồng nghĩa, đơi khi các em khơng tìm được các đại từ thay thế cho những danh từ đã dùng.
+ Dùng từ sai về phong cách.


- Không hợp văn cảnh.


- Dùng trong sinh hoạt hằng ngày.


 Do không nắm bắt được bản chất của từng loại phong cách văn bản.
+ Dùng từ chưa hay: bài viết chưa sử dụng hình ảnh gợi hình, gợi cảm


 Do vốn từ của các em cịn nghèo vì khơng đọc sách báo và các sách văn học gây nên hiện tượng
bí từ nên dùng sai, dùng bừa bãi làm hỏng bài văn, sai ý, văn khơ khan đơn điệu, thiếu hình ảnh. Do các
em chưa có vốn từ của riêng mình lại khơng biết làm giàu vốn từ đó nên khơng thể có từ để tả.


• Tóm lại: Ngun nhân chủ yếu của những mặt hạn chế thường gặp của các học sinh là do các em
chưa nắm chắc nghĩa của từ, đặc điểm kết hợp từ, vốn từ nghèo, khả năng vận dụng các từ ngữ hình ảnh
gợi tả, gợi cảm cịn yếu.


Chương II: Biện pháp đề xuất


- Cần tích cực sửa lỗi cho học sinh một cách thường xuyên và tuân theo một số yêu cầu chung về chữa
lỗi dùng từ cho học sinh:


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

+ Kết hợp chữa lỗi từ và dùng từ đúng, hay: giáo viên cần hướng đến cho học sinh những từ đúng, hay.
Một từ có thể tìm tịi thay thế bằng một từ khác vừa đúng mà lại vừa hay để làm cho học sinh tăng thêm
sự hiểu biết, vốn từ.


+ Chữa lỗi từ gắn với từng văn cảnh cụ thể: giáo viên phải nắm được nội dung diễn đạt của học sinh, cần


căn cứ vào cả câu, cả đoạn văn, cả văn bản. Từ đó mới phát hiện ra từ dùng sai rồi sửa cho đúng, hoàn
cảnh giao tiếp chính là cơ sở xác định đúng hay sai của từ được dùng. Thấy được cùng một từ nhưng lại
đúng trong văn cảnh khác, các em sẽ nhận thức sâu sắc hơn trong phong cách dùng từ.


- Cần hình thành kĩ năng sử dụng từ cho học sinh thơng qua hoạt động rèn luyện có ý thức, luyện tập
thường xuyên thông qua hệ thống bài tập hợp lí nâng cao ngồi sách giáo khoa. Bài tập phải phong phú
về nội dung, đa dạng về hình thức, kiểu loại, đủ về số lượng để học sinh rèn luyện nhiều lần và phải gắn
với tình huống cụ thể sinh động để kích thích hứng thú học tập cho học sinh.


- Cần làm giàu vốn từ ngữ miêu tả của các em trong các phân môn tiếng Việt.


* Trong giờ tập đọc: Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh hiểu nghĩa của một số từ cần thiết, hiểu nghĩa
đen, nghĩa bóng, nghĩa văn chương của từ ngữ, từ đấy học sinh có thể học tập cách dùng từ của tác giả;
cần chỉ ra các từ ngữ đặc sắc để phân tích cái hay, cái đẹp, cái sáng tạo của nhà văn khi dùng chúng.
* Trong giờ luyện từ và câu: đây là phân mơn chính để giáo viên chú ý làm giàu vốn từ cho học sinh
thông qua hệ thống bài tập phong phú, đa dạng về kiểu loại, sẽ giúp các em nhanh chóng mở rộng vốn
từ của mình, những từ mới, nghĩa mới, những cách dùng từ phù hợp từng hoàn cảnh, từ đó cải thiện lối
viết văn của các em hơn.


- Cần giúp học sinh nhìn nhận mọi sự vật ở nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau, kích thích trí tưởng
tượng, sáng tạo của các em. Giáo viên khơng nên đưa ra những bài văn mẫu hồn chỉnh làm các em bắt
chước, sao chép, dễ tạo cho các em cách làm văn sáo rỗng, na ná như nhau và không nâng cao được vốn
từ mà nên đưa ra những đoạn văn miêu tả của những tác giả khác nhau. Cùng trong một tiết học, có thể
đưa ra nhiều đoạn văn miêu tả toàn diện, phong phú hơn và từ đó các em sẽ biết chắt lọc, tìm tịi những
từ ngữ đặc sắc, học tập được các từ hay, cách dùng biện pháp tu từ thú vị, cách diễn đạt hợp lý cho bài
làm của mình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

C . PHẦN KẾT THÚC


Từ trước tới nay, vấn đề rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ nói chung, rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ để


viết văn miêu tả cho học sinh tiểu học nói riêng luôn là đề tài nghiên cứu được sự quan tâm rất nhiều từ
các nhà nghiên cứu, các thầy cô giáo dạy bộ môn Tiếng Việt. Việc rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ giúp cho
các em nâng cao khả năng sử dụng từ chính xác, độc đáo để từ đó có thể viết được những bài văn hay,
giàu tính nghệ thuật, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bài văn miêu tả phân môn Tập làm văn, đáp
ứng nhu cầu thực tiễn đặt ra của giáo dục. Ngồi ra,cịn góp phần vào sự nghiệp giữ gìn sự trong sáng và
giàu đẹp của Tiếng Việt.


</div>

<!--links-->

×