Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

Hình tượng nhân vật nữ trong truyện ký trung đại việt nam thế kỉ XV XIX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 147 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan luận văn “Hình tượng nhân vật nữ trong truyện ký trung
đại Việt Nam thế kỉ XV – XIX” là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các thơng tin
trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Các kết quả nghiên cứu trong
luận văn là do tơi tự tìm hiểu, phân tích phù hợp với phạm vi và mục đích nghiên cứu
của đề tài.
Học viên

Bùi Thanh Trúc

-1-


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo trường Đại học Thủ Dầu Một và các thầy cô
trong khoa Ngữ văn. Trong quá trình học tập tại trường, tơi đã được học những kiến
thức hay, bổ ích cùng với sự chỉ dạy tận tình của các thầy cơ. Những bài học q báu
đó giúp tơi bổ sung những kiến thức cịn hạn chế, hồn thiện chính mình và tạo nguồn
động lực để tôi thực hiện luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Hình tượng nhân vật nữ
trong truyện ký trung đại Việt Nam thế kỉ XV – XIX”.
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất, tơi xin chân thành gửi tới PGS.TS
Đoàn Thị Thu Vân đã tận tình hướng dẫn, góp ý cho tơi trong q trình thực hiện
luận văn, đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tơi sớm hồn thành luận văn tốt
nghiệp này.
Tơi đã cố gắng hồn thiện luận văn bằng tất cả khả năng và tâm huyết của mình
nhưng khơng thể tránh khỏi các thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý chân thành
từ q Thầy, Cơ.
Bình Dương, tháng 12 năm 2018
Học viên

Bùi Thanh Trúc



-2-


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... - 1 LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... - 2 MỤC LỤC ................................................................................................................. - 3 1. Lý do chọn đề tài................................................................................................... - 5 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................... - 6 3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................... - 15 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... - 16 5. Kết cấu luận văn ................................................................................................. - 16 CHƯƠNG 1- NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ........................................................... - 18 1.1. Giới thuyết khái niệm “truyện ký” ............................................................ - 18 1.1.1. Khái niệm truyện ký ............................................................................... - 18 1.1.2. Truyện ký trung đại Việt Nam thế kỉ XV – XIX – Các tác phẩm tiêu biểu- 21 1.2. Hình tượng nhân vật nữ trong tác phẩm văn học ...................................... - 33 1.2.1. Khái niệm “nhân vật” ........................................................................... - 33 1.2.2. Hình tượng nhân vật nữ ......................................................................... - 37 CHƯƠNG 2- HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỆN KÝ TRUNG
ĐẠI VIỆT NAM THẾ KỈ XV – XIX NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG- 42 2.1. Xuất thân...................................................................................................... - 42 2.1.1. Người bình thường ................................................................................. - 42 2.1.2. Thần tiên ................................................................................................ - 46 2.1.3. Yêu ma.................................................................................................... - 48 2.2. Tính cách và cuộc đời ................................................................................. - 50 2.2.1. Tính cách................................................................................................ - 50 2.2.2. Cuộc đời ................................................................................................. - 58 2.3. Tình yêu của nhân vật nữ ........................................................................... - 67 2.3.1. Khởi nguồn của tình u ........................................................................ - 68 2.3.2. Tính chất của tình yêu ............................................................................ - 78 2.4. Số phận của tình yêu ................................................................................... - 84 2.4.1. Hạnh phúc ngắn ngủi ............................................................................. - 85 2.4.2. Gặp nhiều trắc trở, chia ly..................................................................... - 89 -

-3-


2.4.3. Kết thúc thường không trọn vẹn ............................................................ - 92 2.5. Hy sinh của nhân vật nữ ............................................................................. - 96 2.5.1. Hy sinh để cứu nạn cho chồng ............................................................... - 97 2.5.2. Hy sinh vì sở nguyện của chồng ............................................................ - 99 2.5.3. Hy sinh để thức tỉnh chồng .................................................................. - 100 2.5.4. Hy sinh để giữ tròn danh tiết ............................................................... - 103 CHƯƠNG 3: YẾU TỐ KỲ ẢO TRONG VIỆC XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG
NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỆN KÝ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM THẾ KỈ XV XIX ......................................................................................................................... - 106 3.1. Các yếu tố kỳ ảo......................................................................................... - 106 3.1.1. Kỳ ảo về lai lịch ................................................................................... - 106 3.1.2. Kỳ ảo về gặp gỡ ................................................................................... - 108 3.1.3. Kỳ ảo về không gian, thời gian ............................................................ - 114 3.1.4. Kỳ ảo về những tình tiết biến hóa ........................................................ - 124 3.2. Ý nghĩa của các yếu tố kỳ ảo .................................................................... - 128 3.2.1. Tôn vinh phẩm chất tâm hồn cao đẹp của nhân vật nữ ....................... - 128 3.2.2. Phản ánh hiện thực về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến- 129 3.2.3. Bộc lộ niềm cảm thương, trân trọng mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc của
các tác giả. .............................................................................................................. - 133 KẾT LUẬN ........................................................................................................... - 137 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... - 139 -

-4-


DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Trong dịng chảy khơng ngừng nghỉ của văn học dân tộc, văn học trung đại đã để
lại dấu ấn riêng của mình với bề dày phát triển kéo dài từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX.
Trong khoảng thời gian này, văn học trung đại đã sản sinh và hình thành nhiều thể loại
văn học, thế hệ tác giả với khối lượng tác phẩm tương đối đồ sộ gắn liền với tiến trình
lịch sử dân tộc.
Trong công cuộc vận động ấy, văn xuôi tự sự đã có những đóng góp đáng kể khi
hình thành các thể loại văn học mới như: sử ký, truyện truyền kỳ, truyện ký, ….
Truyện ký chính là sự tiếp nối của các thể loại văn học trước, dần dần phát triển tạo
nên vị thế và chỗ đứng riêng cho mình trong dịng chảy văn học dân tộc. Truyện ký
xuất hiện và thâm nhập vào những vấn đề thiết yếu và cốt lõi của cuộc sống, đặc biệt

là thân phận của con người trong một xã hội mang nặng nếp sống và nếp nghĩ phong
kiến – một xã hội tuân thủ theo các đạo lí, lễ nghĩa của Nho giáo.
Nho giáo có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến quan niệm và cách sống của con người
thời trung đại. Nổi bật nhất trong xã hội phong kiến là sự bất hạnh của thân phận người
phụ nữ khi quan niệm “Trọng nam khinh nữ” đang tồn tại phổ biến. Trong dân gian,
đời đời lưu truyền câu nói “Nữ nhi ngoại tộc” hay “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết
vô” (Một trai cũng cũng xem là có, mười gái cũng tính là khơng). Điều này có thể lí
giải được vì sao trong xã hội phong kiến, người phụ nữ thường mang trong mình thân
phận bị rẻ rúng và số phận bất hạnh. Bên cạnh đó, quan niệm duy tâm “Hồng nhan
bạc phận” hay “Hồng nhan đa truân” cũng đẩy biết bao nhiêu thế hệ người phụ nữ
rơi vào bi kịch, bế tắc trong cuộc sống và tình yêu.
Cho dù là thế, người phụ nữ vẫn giàu nghị lực để sống và đương đầu với lễ giáo
khắt khe. Họ chấp nhận sống hết mình, vì gia đình và vì tình yêu của bản thân. Người
phụ nữ nhỏ bé ấy, bị xã hội coi thường, khinh rẻ nhưng khi yêu họ có thể hy sinh cả
tính mạng để bảo vệ tình u của mình, từ đó cảm hóa những người bên cạnh mình và
góp phần tác động vào nhận thức con người lúc bấy giờ. Nhận ra tình yêu và sự hy
sinh của người phụ nữ, các nhà văn trung đại đã thể hiện những hình ảnh đẹp về tình
yêu và thân phận của họ trong tác phẩm của mình như Thánh Tơng di thảo của Lê

-5-


Thánh Tông và người đời sau; Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, Truyền kỳ tân phả
của Đoàn Thị Điểm, …
Nhân vật nữ trong các tác phẩm truyện ký từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX được
quan tâm và xuất hiện khá nhiều. Các tác giả đã khái quát các vấn đề liên quan đến số
phận nhân vật nữ để tạo nên những hình ảnh để lại ấn tượng sâu sắc trong văn học
trung đại nói chung và truyện ký nói riêng. Chính vì điều đó, người viết đã có hứng thú
trong việc đi tìm tịi và khám phá chiều sâu về cuộc sống của nhân vật nữ trong truyện
ký giai đoạn này với khao khát muốn làm rõ được số phận và thân phận của họ hay

cách họ sống hết mình cho tình u của mình. Đó cũng là lí do vì sao người viết quyết
định chọn đề tài: “Hình tượng nhân vật nữ trong truyện ký trung đại Việt Nam thế kỉ
XV – XIX”
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Những nghiên cứu về truyện ký
Văn học trung đại là mảnh đất màu mỡ khiến rất nhiều nhà nghiên cứu và phê
bình văn học muốn khai thác và khám phá, đặc biệt đối với các tác phẩm tiêu biểu của
thể loại truyện ký trung đại Việt Nam như Thánh Tông di thảo, Truyền kỳ mạn lục,
Truyền kỳ tân phả, Tang thương ngẫu lục, Lan Trì kiến văn lục.
Các tác phẩm này đã được khá nhiều nhà phê bình và nghiên cứu tìm hiểu nhưng
đa phần họ chỉ tập trung nghiên cứu ở từng tác phẩm đơn lẻ. Nếu có tìm hiểu nhiều tác
phẩm thì chỉ so sánh để làm rõ một khía cạnh nào đó của các tác phẩm. Chúng ta cùng
điểm qua những cơng trình nghiên cứu có liên quan tới những tác phẩm được nêu ở
trên. Người viết sẽ tìm hiểu theo hai phần, gồm cơng trình nghiên cứu từng tác phẩm
và các cơng trình nghiên cứu nhiều tác phẩm.
2.1.1. Các cơng trình tìm hiểu tác phẩm riêng lẻ
2.1.1.1 Thánh Tông di thảo
Các bài viết và cơng trình nghiên cứu về các tác phẩm truyền kỳ của văn học
trung đại Việt Nam khá nhiều. Trong đó, cơng trình “Chức năng nghệ thuật của yếu tố
kì ảo trong Thánh Tông di thảo” của Nguyễn Thị Thanh Tâm đề cập đến cốt truyện có
vai trị trong chức năng nghệ thuật “Trong Thánh Tơng di thảo có một số thiên có cốt
truyện đơn giản, câu chuyện diễn ra xung quanh một số sự kiện nào đó, ở mỗi thiên

-6-


truyện, yếu tố kì ảo được tác giả vận dụng tinh tế để thể hiện ý đồ nghệ thuật của
mình.”
Khơng chỉ nghiên cứu về loại hình hay yếu tố kỳ ảo, cũng có cơng trình nghiên
cứu về sự ảnh hưởng của văn học dân gian đến Thánh Tông di thảo như cơng trình

“Thánh Tơng di thảo nhìn từ truyền thống truyện dân gian Việt Nam và từ đặc điểm
truyện truyền kỳ” của Vũ Thị Phương Thanh (2009), trong đó có đoạn viết: “Thánh
Tông di thảo chịu ảnh hưởng rất rõ của truyện dân gian, trực tiếp nhất là truyện cổ tích
thần kỳ nên nhiều điểm tương đồng trong cách xử lý thời gian và không gian của
truyện”. . Ở một cơng trình khác, Vũ Thị Phương Thanh (2007) tìm hiểu về “Nghệ
thuật hư cấu trong Thánh Tơng di thảo” có nhắc đến sự đặc biệt của tác phẩm này:
“Có thể nói cảm hứng chính của Thánh Tơng di thảo đã hướng về một đối tượng khác
hẳn, đó là hiện tượng mang tính thời sự.”
Bên cạnh đó, bài viết đăng trên trang Văn nghệ Đồng Tháp có nhan đề: “Chân
dung kẻ sĩ trong Thánh Tông di thảo của Lê Thánh Tông” được viết bởi Đặng Thị
Khánh Vân. Trong bài này, người viết đưa ra quan điểm về nhân vật kẻ sĩ như sau:
“Trong số 19 truyện của Thánh Tông di thảo thì có đến 9 truyện nhân vật chính là nho
sinh, sĩ tử, thầy đồ, học trị. Hình tượng nhân vật kẻ sĩ chiếm một vị trí quan trọng
trong nền văn học của một xã hội lấy Nho giáo làm nền tảng tư tưởng, lấy khoa cử để
tuyển chọn nhân tài, bổ sung vào bộ máy công quyền của nhà nước. Trong Thánh
Tông di thảo, những chàng nho sinh, sĩ tử với những thân thế và địa vị không giống
nhau trở thành nhân vật trung tâm của một số truyện.” (Đinh Thị Khánh Vân, 2012)
Một cơng trình khác, “Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Thánh Tông di thảo” của
Nguyễn Thị Việt Hằng có đề cập đến những yếu tố làm nên thành công nhân vật của
Thánh Tông di thảo: “Trong tác phẩm, thế giới nhân vật được xây dựng bằng yếu tố kỳ
ảo có sự phân loại rõ ràng. Nhóm thứ nhất bao gồm những nhân vật là thần, tiên, phật,
ma quỷ, lồi vật, đồ vật, được xây dựng có đời sống riêng, một số nhân vật đã có được
tính cách riêng. Kiểu nhân vật này thể hiện sâu sắc tư tưởng của tác giả, bởi đằng sau
chuyện của thần tiên, ma quỷ…, chính là chuyện của con người, đằng sau thần linh,
ma quỷ…chính là bản thân con người. Nhóm thứ hai là lồi vật được nhân hóa, giữ
ngun hình dáng bên ngồi nhưng có suy nghĩ, nói năng, hành động như con người.”
(Nguyễn Thị Việt Hằng, 2015)

-7-



2.1.1.2. Truyền kỳ mạn lục
Các cơng trình nghiên cứu và tìm hiểu về Truyền kỳ mạn lục khá đa dạng như
báo cáo khoa học về “Hư từ trong bản giải âm Truyền kỳ mạn lục” của PGS. TS Vũ
Đức Nghiệu (2010) trình bày việc nghiên cứu về hư từ qua cách kết hợp và các tầng
nghĩa, điển hình như hư từ đã, đang, … “Các hư từ còn lại của nhóm này: đã (đà),
đương (đang), sắp, sẽ, từng, vốn đã hiện diện và được sử dụng trong bản giải âm
Truyền kỳ mạn lục khơng khác ngày nay”, hay cơng trình nghiên cứu về “Phương thức
tự sự và trữ tình trong Truyền kỳ mạn lục” của Tô Kim Yến (2014) đã trình bày khá
chi tiết về việc kết hợp phương thức tự sự và trữ tình trong Truyền kỳ mạn lục khi khai
thác vào cốt truyện chú ý phương diện thể hiện trong hành động, nội tâm, tính cách
nhân vật.
Cơng trình “So sánh chuyện tình giữa người và hồn ma trong Tiễn đăng tân
thoại và Truyền kỳ mạn lục” trong cuốn Văn học trung đại Việt Nam thể loại, con
người, ngôn ngữ của Đinh Thị Khang (2016) đã so sánh để làm rõ yếu tố tình u có
trong Tiễn đăng tân thoại và Truyền kỳ mạn lục: “Nhân vật trong ba truyện của TKML
lại có nét khác. Tất cả các hồn ma đều được xếp loại ma quái. Đào nương, Nhu nương
là yêu hoa, ma cây thành tinh; Nhị Khanh, Thị Nghi là hồn người chết lang thang, đều
khơng có ràng buộc với nam nhân trong truyện. Ba chàng trai thuộc ba hạng người cụ
thể trong xã hội: Nho sinh, thương nhân, quan lại, là nhữngđối tượng được quan tâm
phản ánh trong nhiều truyện của TKML. Cả ba đều là kẻ ham nữ sắc bị yêu ma quyến
rũ đắm chìm trong nhục dục.”
Nhân vật là một phần không thể thiếu để hình thành nên tác phẩm, ở cơng trình
“Hệ thống nhân vật nữ trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ”, Nông Phương
Thanh đã làm nổi bật vẻ đẹp của các nhân vật nữ khi khai thác nguồn gốc xuất thân và
nhân cách của họ để khẳng định giá trị của người phụ nữ trong văn hóa và đời sống. Ở
cơng trình “Khơng gian và thời gian trong Truyền kỳ mạn lục”, tác giả Trần Thị Đoan
Trang có đề cập đến vai trị của khơng gian, thời gian trong tác phẩm. Bên cạnh đó, có
cơng trình đi sâu vào tìm hiểu riêng về không gian như “Không gian nghệ thuật trong
Truyền kỳ mạn lục” của Nguyễn Thị Lệ đã tìm hiểu và khái quát về không gian nghệ

thuật và chức năng của không gian nghệ thuật trong Truyền kỳ mạn lục; hay tìm hiểu
về thời gian như “Thi pháp thời gian Truyền kỳ mạn lục của Thái Thị Hồng đã nêu bật

-8-


lên được yếu tố thời gian được xác thực trong Truyền kỳ mạn lục ở ba mốc: Quá khứ Hiện Tại và Tương lai.
Những cơng trình khác lại đi sâu vào tìm hiểu về văn bản cũng như các câu thơ
trong Truyền kỳ mạn lục như “Tìm hiểu phần văn vần trong Truyền kỳ mạn lục của
Nguyễn Dữ” của Ngô Thị Thanh Tuyền (2002) với nhận định: “Đặc biệt là các tác
phẩm ra đời ở thế kỷ XV – XVI, đó là các truyện truyền kỳ: Thánh Tơng di thảo của
Lê Thánh Tồng và Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ đánh dấu sự chín muồi của
nghệ thuật tự sự Việt Nam với cốt truyện, ngơn ngữ có tính nghệ thuật”, “Tìm hiểu
thêm giá trị của Truyền kỳ mạn lục (Nguyễn Dữ)” của Tạ Thị Thanh Vân (2004) đã
nghiên cứu khá chi tiết về cốt truyện cũng như lời văn nghệ thuật trong Truyền kỳ mạn
lục và đề cập đến hình tượng nhân vật nữ: “Hình tượng nhân vật nữ cũng là loại nhân
vật chính diện xuất hiện nhiều trong Truyền kỳ mạn lục, trở thành một đối tượng thẩm
mỹ quan trọng.”
Cơng trình “Tìm hiểu thơ và từ trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ” của
Phạm Thị Thu Hạnh (2013) đã tìm hiểu giá trị của thơ và từ đối với việc xây dựng
nhân vật, cốt truyện và thể hiện chủ đề của tác phẩm: “Nhân vật trong Truyền kỳ mạn
lục là những con người đời thường có khi là ma quái, cũng có khi là con vật thành tinh
nhưng lại thể hiện những nét cá tính con người. Nhân vật được thể hiện qua các
phương diện nghệ thuật, nhưng có thể nói một phần chủ yếu được hiện lên trong phần
thơ và từ trong tác phẩm được nhân vật khởi xướng.”.
2.1.1.3. Truyền kỳ tân phả
Về Truyền kỳ tân phả có cơng trình “Thế giới nghệ thuật trong Truyền kỳ tân
phả của Đồn Thị Điểm”, trong đó, Nguyễn Hữu Hòa (2000) nhận định: “Ở trong tác
phẩm Truyền kỳ tân phả bà lại chọn nhân vật nữ giới làm hình tượng trung tâm cho tác
phẩm. Qua đó ta thấy được một sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người

của Đồn Thị Điểm”. Bên cạnh đó, cũng có cơng trình tìm hiểu về văn bản như “Văn
bản Truyền kỳ tân phả và mối quan hệ với các thần tích” của Lê Tùng Lâm đã tìm
hiểu và nghiên cứu về mặt văn bản của Truyền kỳ tân phả và phát hiện ra mối quan hệ
giữa tác phẩm và các thần tích, hoặc “Khảo sát giá trị văn bản Truyền kỳ tân phả của
Đoàn Thị Điểm” của Trần Thị Hải Bình đã tìm hiểu ở hương diện nội dung và hình
thức của tác phẩm.
-9-


Các cơng trình đi sâu tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm có thể
kể như “Nội dung và nghệ thuật Truyền kỳ tân phả của Đồn Thị Điểm của Triệu Thị
Khang có trình bày về nội dung và nghệ thuât của tác phẩm. Người viết cịn ca ngợi
tình u, khát vọng hạnh phúc của con người, đặc biêt là các nhân vật nữ. Hay Đinh
Thị Hương (2016) có cơng trình “Truyền kỳ tân phả của Đồn Thị Điểm từ góc nhìn
thi pháp tự sự” khẳng định: “Truyền kỳ tân phả được viết dựa vào các nguyên mẫu
nhân vật trong cuộc đời, các mô tip văn học và cả từ ký ức tín ngưỡng nhân gian. bằng
việc lựa chọn đề tài, chủ đề, xây dựng hình tượng, cốt truyện, việc sử dụng thi pháp
văn học trung đại … đã tạo nên tính mới lạ trong quan niệm về con người được thể
hiện qua người kể và ngôn ngữ”.
Nhân vật nữ trong tác phẩm cũng được đề cập và phân tích trong bài viết “Nhân
vật liệt nữ trong Truyền kì tân phả giữa bối cảnh vãn hồi đạo đức Nho giáo đầu thế kỷ
XVII” trong cuốn Tự sự của trinh tiết nhân vật liệt nữ trong văn học Việt Nam trung
đại thế ki X – XIX của Phạm Văn Hưng. Tác giả đề cập khá sâu sắc về nhân vật nữ
trong Truyền kỳ tân phả: “Sử dụng cốt truyện lịch sử, về một nhân vật có yếu tố tài nữ
phù hợp với định hướng của mình, Đồn Thị Điểm dường như đã có cơ hội sáng tác
thơ ca để gán cho nhân vật, khắc họa ở liệt nữ này khía cạnh đời thường, giúp nhân vật
có vẻ “mềm” hơn. Chính vì thế nên Hồng Hữu n đã khẳng định “người liệt nữ An
Ấp trong Truyền kì tân phả của Hồng Hà nữ sĩ chính là tài nữ Phan Thị Viên.” (Phạm
Văn Hưng, 2016).
2.1.1.4. Tang thương ngẫu lục

Về tác phẩm Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án có những
bài viết nhắc tới tựa Tang thương ngẫu lục như một cách nói đầy hàm ý, chẳng hạn bài
báo in trên trang Baomoi.com có tựa “Báo văn nghệ thời Tang thương ngẫu lục” đề
cập tới những vấn đề xã hội như Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án đã nhắc tới trong tác
phẩm của mình ngày trước. Bài viết nổi bật về Tang thương ngẫu lục có thể kể đến bài
“Trí thức kinh kì – Người trần thuật trong Vũ trung tùy bút và Tang thương ngẫu lục”
của Đinh Phan Cẩm Vân (2012) được đăng trên Tạp chí Khoa học ĐHSP TPHCM với
nhận định “Trong Vũ trung tùy bút và Tang thương ngẫu lục, điểm nhìn của một trí
phong kiến đã chi phối đến bức tranh hiện thực mà tác giả khảo cứu, miêu tả - Thăng

- 10 -


Long chủ yếu được quan sát từ góc độ văn hiến, văn hóa gắn với những con người cụ
thể, những sự việc cụ thể.”.
Bài viết về “Cuộc đời Phạm Đình Hổ và đôi điều về tác phẩm của ông” của Trần
Kim Anh (2009) được đăng trên Viện Nghiên cứu Hán Nơm nhận xét: “Trên Nam
Phong Tạp chí vào những năm 20 của đầu thế kỉ này mà Phạm Đình Hổ và tác phẩm
của ông được nhiều người biết đến. Nhưng khơng hiểu sao, tuy tiếng tăm của ơng
chẳng kém gì các tác gia cùng thời mà già nửa thế kỉ người ta vẫn chỉ bết đến ơng qua
vài dịng tiểu sử với ít nhiều nhầm lẫn và hai tác phẩm Vũ trung tùy bút, Tang thương
ngẫu lục được in đi in lại nhiều lần.”
2.1.1.5. Lan Trì kiến văn lục
Cơng trình nghiên cứu về Lan Trì kiến văn lục có thể kể như “Nhân vật của Lan
Trì kiến văn lục”, trong đó, tác giả Nguyễn Thị Hồng Thu (2012) có nhận định:
“Nhân vật trong tác phẩm của Vũ Trinh khá đa dạng. Có nhân vật là kỳ lạ, nhân vật là
vật được nhân hóa, và loại nhân vật là người bình thường. Nhân vật là phương tiện ông
dùng để phản chiếu hiện thực cuộc sống.”. Hoặc cơng trình “Tìm hiểu giá trị nội dung,
nghệ thuật Lan Trì kiến văn lục của Vũ Trinh” của Nguyễn Thị Trang (2014) đã khai
thác được những vấn đề cơ bản về nội dung tác phẩm khi tìm hiểu về tình yêu nam nữ,

chuyện ơn nghĩa, thi cử, chuyện kỳ lạ để từ đó triển khai thêm về mặt nghệ thuật và
chú trọng vào yếu tố kỳ ảo.
Đặt trong mối quan hệ giữa tác phẩm của Vũ Trinh và văn học dân gian, cơng
trình về “Những motif dân gian trong Lan Trì kiến văn lục” của Đỗ Thị Mỹ Phương
(2012) có viết “Ở Lan trì kiến văn lục, sự có mặt và tham gia của các motif dân gian
vào nội dung các câu chuyện khá dày đặc. Người đọc cịn có thể bắt gặp ở tác phẩm
nhiều dạng thức quen như: báo ứng (Nhớ ba kiếp, Nhớ kiếp trước), “gậy ông đập lưng
ông” (Thằng ăn trộm), người vợ tảo tần (Ca kĩ họ Nguyễn), tái sinh (Sống lại), âm phủ
(Tháp báo ân), người em út bất hạnh (Tiên ăn mày)…”
Không những thế, bài viết về “Lan Trì kiến văn lục của Vũ Trinh” được đăng
trên website Văn nghệ xứ Đoài được Hoàng Hưng dịch đã khái quát được đôi nét về
Vũ Trinh và cũng đã khái quát được một vài truyện được đề cập trong Lan Trì kiến
văn lục. Hay “Vũ Trinh với Lan Trì kiến văn lục” của Bùi Thụy Đào Nguyên (2011)
đã giới thiệu những vấn đề cơ bản nhất về Vũ Trinh và tác phẩm Lan Trì kiến văn lục
- 11 -


khi nhắc lại lời nhận định của Nguyễn Huệ Chi “...Bên cạnh những con người hoang
dâm, lạm dụng uy quyền (Hầu - Đười ươi), những kẻ giết con (Hiệp hổ - Hổ nghĩa
hiệp), giết vợ (Tái sinh - Sống lại)...; là những con người có những phẩm chất cao quý,
nhất là ở giới phụ nữ. Một ca kỹ có nhân cách với một tình yêu đầy chủ động (Nguyễn
ca kỹ - Ca kỹ họ Nguyễn), một người con gái (con của phú ơng) mang mối tình thủy
chung nhưng oan trái đến bạc mệnh (Thanh Trì tình trái - Nợ tình ở Thanh Trì), một
người đàn bà dệt vải có chồng vẫn khao khát yêu đương (Tái sinh - Sống lại), một
thiếu nữ nghèo mắc bệnh nan y vẫn sống hết mình cho tình yêu (Báo Ân tháp - Tháp
Báo Ân), v.v...Về những con người này, ngòi bút của tác giả luôn tỏ ra trân trọng, và
yêu mến lạ thường…”
2.1.2. Các cơng trình tìm hiểu nhiều tác phẩm
Với mảng khai thác loại hình nhân vật, chúng ta cần chú ý tới một cơng trình
nghiên cứu về loại hình nhân vật khá đặc sắc và mới lạ, đó là cơng trình “Loại hình

các nhân vật trong truyện truyền kì Việt Nam qua ba tác phẩm tiêu biểu: Thánh Tơng
di thảo, Truyền kì mạn lục, Lan Trì kiến văn lục”. Trong cơng trình này, Trương Thị
Hoa (2011) ghi nhận: “Người phụ nữ bao đời nay vẫn là đối tượng chịu nhiều hy sinh
mất mát hơn cả, nhưng lại có vai trị quan trọng trong sự phát triển của nhân loại. Vậy
mà đã có một thời trong quá khứ, thân phận của người phụ nữ Việt Nam khơng hề
được xem trọng. Có lẽ vì thế mà viết về người phụ nữ là một trong những đề tài được
các tác giả trung đại quan tâm, thể hiện. Đặc biệt ở thể loại truyền kì, bàn về giới nữ
không chỉ là những nhà văn xuất thân bình thường, mà họ lại bước ra từ tầng lớp quan
lại, thậm chí cả vua chúa. Từ Thánh Tơng di thảo, Truyền kì mạn lục đến Lan Trì kiến
văn lục người phụ nữ luôn được ưu ái nhất. Bàn về họ, các tác giả này tập trung thể
hiện những phẩm chất, tài năng và khát vọng hạnh phúc cũng như bi kịch của họ. Đây
cũng là một nội dung mới của thể loại truyền kì nói riêng và văn học trung đại nói
chung”.
Cơng trình “Mơ típ dun kỳ ngộ qua một số thiên truyện trong Thánh Tông di
thảo và Truyền kỳ mạn lục” của Nguyễn Văn Hải (2012) có đoạn viết “Mơ típ dun
kỳ ngộ được khởi nguồn từ văn học dân gian, được thể hiện dưới hình thức những
cuộc gặp gỡ bất ngờ, thú vị nhuốm màu sắc thần kỳ, đặc biệt là ở trong chuyện cổ

- 12 -


tích… Trong truyện Chử Đồng Tử, mơ típ dun kỳ ngộ ở đây rõ ràng sắc nét chi phối
toàn bộ cốt truyện.”
Một cơng trình khá thú vị khi nghiên cứu về thơ xuất hiện trong các tác phẩm văn
xuôi trung đại “Thơ như là một biện pháp tu từ trong truyện kể trung đại Việt Nam qua
một số tác phẩm tiêu biểu (Thánh Tông di thảo, Truyền kỳ mạn lục, Truyền kỳ tân
phả)” có đề cập “Kết cấu truyện kể trung đại Việt Nam là một chỉnh thể chặt chẽ bởi
những chuỗi sự kiện. Thơ xuất hiện giữa các chuỗi sự kiện ấy như một yếu tố liên kết
đặc biệt” Về khía cạnh so sánh, cơng trình “So sánh nhân vật nữ trong Truyền kỳ mạn
lục của Nguyễn Dữ và Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm” của Hà Thu Hiền

(2013) đã chỉ ra được điểm giống và khác nhau của hai tác phẩm này khi viết “Các
nhân vật nữ trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ và Truyền kì tân phả của Đồn
Thi Điểm mang vẻ đẹp tồn diện từ ngoại hình, diện mạo đến phẩm chất bên trong”.
Một cơng trình khác khai thác vấn đề ở yếu tố huyền ảo, đó là “Yếu tố huyền ảo trong
truyện ký Việt Nam thế kỷ XVIII- XIX (khảo sát qua Tang thương ngẫu lục, Lan Trì
kiến văn lục và Truyền kỳ tân phả)” của Nguyễn Ngọc Trai cho thấy yếu tố huyền ảo
là nghệ thuật không thể thiếu trong truyện ký Việt Nam trung đại.
Văn học phản ánh hiện thực cuộc sống và văn học cũng đem đến những giá trị về
lối sống con người. Bài “Tiếng cười trào phúng trong truyện ngắn Việt Nam thời
trung đại (Qua Thánh Tông di thảo và Truyền kỳ mạn lục)” của Trần Thị Hoa Lê
(2018) đã đề cập đến những vấn đề nhức nhối của xã hội “Hai thiên truyện có những
điểm tương đồng trên đại thể, ví dụ, cách lựa chọn bối cảnh thời gian – không gian xảy
ra câu chuyện – một không – thơi gian cụ thể, xác thực theo truyền thống của thể loại
văn xuôi tự sự trung đại …”. Trang Văn hóa Nghệ An có bài viết với nhan đề: “Nhân
vật ma quái trong Thánh Tông di thảo và Truyền kì mạn lục”, Đặng Thị Thanh Ngân
(2013) có nhận định: “Truyện truyền kì chỉ thực sự xuất hiện vào thế kỉ XV – XVI với
sự ra đời của hai tác phẩm Thánh Tông di thảo và Truyền kì mạn lục, trong đó Thánh
Tơng di thảo được xem là “bước đột khởi” (Vũ Thanh) và Truyền kỳ mạn lục là “đỉnh
cao” của thể loại.”
2.2. Những nghiên cứu về hình tượng nhân vật nữ trong văn học trung đại
Việt Nam

- 13 -


Khi nhắc đến hình tượng nhân vật nữ trong tác phẩm trung đại, chắc hẳn có
khơng ít các cơng trình đã đào sâu và khai thác mảnh đất màu mỡ này. Các nhà nghiên
cứu thường khai thác về hình tượng nhân vật nữ trong các sáng tác thơ đầy chất trữ
tình - trào phúng như bài viết của nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh (2015) về bài
thơ Tự tình (II) của Hồ Xuân Hương với nhận xét về hình tượng nhân vật nữ trong

sáng tác của Bà chúa thơ Nôm “Một tinh thần nổi loạn quyết liệt muốn san bằng mọi
đẳng cấp xã hội, một khát vọng được sống, được hưởng hạnh phúc đúng với nghĩa
thiết thực nhất, người nhất, trần tục nhất, chống lại mọi ràng buộc của lễ giáo phong
kiến và tất cả những gì trái với tự nhiên ….”. Cũng cịn một vài cơng trình, bài viết
khác có đề cập đến nhân vật nữ nhưng khơng được khai thác sâu kỹ mà thường đan cài
để phản ánh những vấn đề mang tính chất xã hội.
Bên cạnh những cơng trình mang tầm khái qt, cũng có những cơng trình làm rõ
về loại hình nhân vật như cơng trình “Loại hình các nhân vật trong truyện truyền kì
Việt Nam qua ba tác phẩm tiêu biểu: Thánh Tông di thảo, Truyền kì mạn lục, Lan Trì
kiến văn lục” của Trương Thị Hoa (2011), trong đó có đề cập đến loại hình nhân vật
phụ nữ: “Đặc biệt ở thể loại truyền kì, bàn về giới nữ khơng chỉ là những nhà văn xuất
thân bình thường, mà họ lại bước ra từ tầng lớp quan lại, thậm chí cả vua chúa. Từ
Thánh Tơng di thảo, Truyền kì mạn lục đến Lan Trì kiến văn lục người phụ nữ luôn
được ưu ái nhất. Bàn về họ, các tác giả này tập trung thể hiện những phẩm chất, tài
năng và khát vọng hạnh phúc cũng như bi kịch của họ. Đây cũng là một nội dung mới
của thể loại truyền kì nói riêng và văn học trung đại nói chung.”
Hay một cơng trình khác khai thác mảng đề tài về nhân vật, đó là cơng trình
“Nhân vật chinh phụ và cung nữ trong văn học trung đại Việt Nam qua Chinh phụ
ngâm và Cung oán ngâm khúc” của Vũ Thị Hoài (2011). Tác giả đã trình bày quan
niệm về nhân vật nữ thơng qua hai tác phẩm :“Một bộ phận nhà nho giai đoạn này …
nhìn về phụ nữ bằng cảm xúc, nỗi niềm của giới nữ, nói giùm họ những khao khát sâu
kín về tình u hạnh phúc lứa đơi.”
Cơng trình “Nghiên cứu số phận người phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục” phần
nào lí giải cho độc giả hiểu thêm về số phận của người phụ nữ trong Truyền kỳ mạn
lục. Trong cơng trình, Lê Văn Tấn (2014) nhận xét: “Lần đầu tiên trong văn học Việt
Nam, người phụ nữ đã xuất hiện rầm rộ như thế ở Truyền kỳ mạn lục, với cả diện mạo

- 14 -



tâm hồn, tình cảm, nhu cầu và khát vọng, với số phận của mình. Đó là những con
người vốn xuất thân rất bình thường, có khi tầm thường như kỹ nữ, tì thiếp, …nhưng
lại mang những phẩm chất rất đáng trân trọng, ca ngợi”
Một chuyên đề khác có tầm bao quát hơn khi nhìn nhận về nhân vật nữ trong
sáng tác của các nhà văn học trong giai đoạn trung đại là quyển “Văn học trung đại
Việt Nam (Thế kỉ X – nửa cuối thế kỉ XIX)” do Đoàn Thị Thu Vân (chủ biên) trong đó
đã đề cập đến cuộc đời của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương và nhận định thi sĩ đã lấy chính
cuộc đời mình làm chất liệu chính trong sáng tác “Với ý thức ấy, Hồ Xuân Hương
dũng cảm đem cuộc đời mình làm đề tài cho thi ca. Bà ví mình như bánh trơi nước, bà
nói về miếng trầu, bà tự tình, bà khóc cho tình duyên nhiều chua cay và quá ngắn ngủi
của mình. Bà dũng cảm nói thật chứ khơng giấu giếm.” (Đồn Thị Thu Vân, cs, 2015)
Nhìn chung, có thể thấy khá nhiều cơng trình nghiên cứu về nhân vật nữ trong
văn học thời trung đại nhưng đa phần chỉ nhắc đến một cách sơ lược hay nếu có đào
sâu khai thác thì chỉ ở một tác phẩm nào đó. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu tỏ ra có
hứng thú khai thác ở thể loại thơ ca mà dường như chưa có cơng trình nào tìm hiểu
một cách tồn diện hình tượng nhân vật nữ trong văn xuôi tự sự trung đại, đặc biệt, ở
thể loại truyện ký trong giai đoạn văn học từ thế kỉ XV – XIX.
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích
Luận văn đi sâu tìm hiểu hình ảnh các nhân vật nữ từ phương diện nội dung (xuất
thân, ngoại hình, tính cách, tình yêu, số phận bi kịch…) đến phương diện nghệ thuật
thể hiện, nhằm làm nổi bật ý nghĩa nhân văn cũng như giá trị thẩm mỹ của hình tượng
nhân vật này trong truyện ký Việt Nam giai đoạn nêu trên.
3.2. Đối tượng
Trong đề tài này, đối tượng mà người viết hướng tới chính là “Hình tượng nhân
vật nữ trong truyện ký trung đại Việt Nam thế kỉ XV – XIX” từ phương diện tâm lý,
tính cách đến suy nghĩ, hành động, cũng như những tác động xã hội tạo nên số phận bi
kịch của họ và cách mà họ đương đầu với những tác động đó; từ đó bật lên quan niệm
của tác giả và ý nghĩa nhân văn của tác phẩm.
3.3. Phạm vi nghiên cứu


- 15 -


Truyện kí trong giai đoạn văn học trung đại khá phong phú và đa dạng với nhiều
tác phẩm của nhiều tác giả khác nhau. Với vốn kiến thức, cũng như thời gian có hạn
của mình, người viết chỉ khảo sát và nghiên cứu những tác phẩm tiêu biểu như Thánh
Tông di thảo, Truyền kỳ mạn lục, Truyền kỳ tân phả, Tang thương ngẫu lục, Lan Trì
kiến văn lục.
Truyện ký trong kho tàng văn học Việt Nam vô cùng phong phú, nhưng do phạm
vi của đề tài, người viết chỉ tìm hiểu và đi sâu khai thác về hình tượng nhân vật nữ ở
các tác phẩm kể trên. Do đó, người viết xin mạn phép bỏ qua một số tác phẩm nổi
tiếng khác trong thể loại truyện ký như Công dư tiệp kí, Vũ trung tùy bút,… vì qua
khảo sát, sự xuất hiện của nhân vật nữ không nhiều nên nghiên cứu sẽ khơng có giá trị
thiết thực.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn này, người viết sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây
để làm rõ “Hình tượng nhân vật nữ trong truyện ký trung đại Việt Nam thế kỉ XV –
XIX”
- Phương pháp phân tích - tổng hợp: Đây là phương pháp quan trọng và phổ biến
khi làm một bài luận văn hoặc nghiên cứu khoa học. Khi nghiên cứu, người viết sẽ
phân tích và tổng hợp các tác phẩm văn xuôi tự sự thuộc thể loại truyện ký để tìm ra
giá trị của hình tượng nhân vật nữ trong số phận, cuộc đời và hành động của họ.
- Phương pháp so sánh đối chiếu: Khi sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu,
người viết sẽ so sánh để tìm ra điểm tương đồng và khác biệt giữa hình tượng nhân vật
nữ trong các tác phẩm và rút ra những ý nghĩa riêng.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Phương pháp này giúp người viết vận
dụng kiến thức trong các lĩnh vực có liên quan như văn hóa học, xã hội học để hỗ trợ
cho việc giải quyết vấn đề.
- Phương pháp lịch sử xã hội: Phương pháp này giúp người viết tìm hiểu mối qun

hệ giữa văn học và lịch sử xã hội.
- Phương pháp hệ thống: Phương pháp này giúp người viết hệ thống và phân loại
những đặc trưng cơ bản của loại hình nhân vật.
5. Kết cấu luận văn

- 16 -


Trong luận văn này, ngoài phải mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo.
Luận văn này, người viết sẽ được triển khai thành ba chương:
CHƯƠNG 1- NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Trong chương này, người viết tập trung tìm hiểu những khái niệm về truyện ký
cũng như nét đặc trưng về thể loại truyện ký trung đại. Tìm hiểu và giới thiệu khái
quát về một số tác phẩm thuộc thể loại truyện ký như Thánh Tông di thảo, Truyền kỳ
mạn lục, Truyền kỳ tân phả, Tang thương ngẫu lục, Lan Trì kiến văn lục. Bên cạnh đó,
người viết cũng giới thiệu sơ lược về khái niệm hình tượng và ý nghĩa của hình tượng
trong tác phẩm văn học.
CHƯƠNG 2- HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỆN KÝ
TRUNG ĐẠI VIỆT NAM THẾ KỈ XV – XIX NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI
DUNG
Ở chương này, người viết sẽ sâu vào tìm hiểu về nhân vật nữ trong truyện ký
trung đại Việt Nam từ xuất thân, tính cách và cuộc đời. Từ đó, người viết sẽ có cơ sở
để đi tìm lời giải đáp các ngun nhân và lí do hình thành giá trị nội dung về hình
tượng các nhân vật nữ.
CHƯƠNG 3- YẾU TỐ KỲ ẢO TRONG VIỆC XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG
NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỆN KÝ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM THẾ KỈ XV XIX
Chương cuối cùng, người viết sẽ trình bày về yếu tố kỳ ảo – yếu tố không thể
thiếu trong truyện ký Việt Nam. Yếu tố kỳ ảo góp phần giúp khắc họa rõ hơn về lai
lịch và các sự kiện dẫn đến số phận của các nhân vật. Thông qua đó, người viết cịn
tìm hiểu về giá trị và ý nghĩa yếu tố kỳ ảo đem lại trong các tác phẩm.

Ngồi ra, cịn có những phần phụ khác như phần mục lục và tài liệu tham khảo.

- 17 -


CHƯƠNG 1- NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Giới thuyết khái niệm “truyện ký”
Văn xuôi tự sự chữ Hán từ thế kỉ X- XIX phát triển khá mạnh mẽ khi hình thành
nhiều thể loại mới. Nhiều thể loại xuất hiện và đạt đến đỉnh cao như tiểu thuyết
chương hồi, truyện ký, truyện truyền kỳ, văn khảo cứu,… Trong đó, truyện ký là một
thể loại khá hấp dẫn các tác gia trong thời kỳ này tìm hiểu và sáng tác. Truyện ký
trung đại đã trải qua chặng đường phát triển và hoàn thiện từ thế kỉ X – hết thế kỉ XIX.
Chính vì thế, khái niệm và những tác phẩm về thể loại truyện ký sẽ là nội dung khá thú
vị để chúng ta tìm hiểu.
1.1.1. Khái niệm truyện ký
Truyện ký là một thể loại văn học mà cho tới tận hôm nay vẫn chưa có một định
nghĩa hồn tồn thống nhất. Nhiều nghiên cứu cho rằng đây là một trong những thể
loại làm nên thành tựu của văn học thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX: “Văn xuôi chữ
Hán cũng đạt được những thành tựu đỉnh cao với tiểu thuyết chương hồi, truyện ký,
truyện truyền kỳ, văn khảo cứu,…”(Lã Nhâm Thìn và Vũ Thanh, 2015). Trong cuốn
Đại từ điển tiếng Việt bộ mới 2011, truyện ký được xác định là “Truyện ghi lại đời
sống và sự nghiệp của một người nổi tiếng trong lịch sử, trong xã hội.” (Nguyễn Như
Ý và cs, 2011). Khái niệm này tổng quát hơn so với hai khái niệm đề cập ở trên. Ngoài
ra, cuốn từ điển này cịn giải thích về thể loại “ký”: “Thể văn tự sự viết về người thật,
việc thật, trung thành với hiện thực, thường có tính thời sự: viết văn dưới dạng kí, bi
kí, bút kí, du kí, hồi kí, nhật kí, truyện kí”. (Nguyễn Như Ý và cs, 2011). Như vậy,
cuốn từ điển này đã dẫn ra một số ví dụ sử dụng thể ký và trong đó có đề cập đến thể
loại truyện ký.
Cuốn Từ điển thuật ngữ văn học giải thích khá chi tiết về thể loại ký: “Kí (tiếng
Nga: ocherk, tiếng Pháp: essai; reportage). Một loại hình văn học trung gian, nằm giữa

báo chí và văn học, gồm nhiều thể, chủ yếu là văn xuôi tự sự như bút kí, hồi kí, du kí,
phóng sự, kí sự, nhật kí, tùy bút,… Do tính chất trung gian mà có người liệt kí vào cận
văn học.” (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử và Nguyễn Khắc Phi, 2011). Khơng những thế,
người viết cịn lưu ý khá kỹ về cách gọi tên chưa khẳng định thể loại của tác phẩm như
“Tây sương kí của Vương Thực Phủ thực ra là một vở kịch, Tây du kí của Ngơ Thừa
Ân là tiểu thuyết, Nhật kí người điên của Lỗ Tấn là truyện ngắn.” (Lê Bá Hán, Trần
- 18 -


Đình Sử và Nguyễn Khắc Phi, 2011); đặc trưng của ký “Đối tượng nhận thức thẩm mỹ
của kí thường là một trạng thái đạo đức – phong hóa xã hội (thể hiện qua những cá
nhân riêng lẻ), một trạng thái tồn tại của con người hoặc những vấn đề xã hội nóng
bỏng. Vì thế, có nhiều tác phẩm kí rất gần với truyện ngắn. Nhưng khác truyện ngắn,
truyện vừa, đặc biệt là tiểu thuyết, kí có quan điểm thể loại là tôn trọng sự khách quan
của đời sống, không hư cấu. Nhà văn viết kí ln chú ý đảm bảo cho tính xác thực của
hiện tượng đời sống được phản ánh trong tác phẩm. Kí thường khơng có cốt truyện có
tính hư cấu.” (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử và Nguyễn Khắc Phi, 2011). Ngồi ra, người
viết cịn đề cập đến khoảng thời gian hình thành phát triển của thể loại ký “Kí ra đời
rất sớm trong lịch sử nhân loại. Nhưng phải đến thế kỉ XVII, đặc biệt từ thế kỉ XIX,
khi đời sống lịch sử của các dân tộc ngày càng phát triển theo hướng tăng tốc, khi kĩ
nghệ in ấn và báo chí phát triển, văn học mở cửa, xé rào để thâm nhập vào các lĩnh vực
hoạt động tinh thần khác, nhà văn ngày càng có ý thức tham gia trực tiếp vào những
cuộc đấu tranh xã hội, kí mới thực sự phát triển mạnh mẽ.” (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử
và Nguyễn Khắc Phi, 2011).
Cuốn 150 thuật ngữ văn học do Lại Nguyên Ân (chủ biên) đề cập về thể loại ký:
“Tên gọi chung cho một nhóm thể tài nằm ở phần giao nhau giữa văn học và ngồi văn
học (báo chí, chính luận, ghi chép tư liệu các loại,…), chủ yếu là văn xuôi tự sự, gồm
các thể như bút ký, hồi ký, du ký, phóng sự, ký sự, nhật ký…” (Lại Nguyên Ân, 2004)
Các khái niệm về truyện ký, cũng như thể loại ký giúp chúng hiểu đôi nét về nội dung
và đặc trưng của chúng. Tuy nhiên, truyện ký mà đề tài muốn đề cập đến không phải là

khái niệm về thể ký được lí giải dưới góc độ nhìn nhận và đánh giá của văn học hiện
đại.
Khái niệm “truyện ký” được hiểu trong văn học trung đại chính là sự giao thoa
giữa thể loại truyện và ký. Ở đó, thể ký thể hiện rõ đặc trưng nội dung và nghệ thuật
của mình thơng qua các thể loại khác nhau. Ký giai đoạn thế kỉ X – XVII tồn tại phổ
biến dưới dạng khắc trên các bia đá, khánh đá, vách đá gọi là “văn khắc”; hay tồn tại
dưới dạng dưới lời bình, nhận định, nếu cảm nghĩ cá nhân về một vấn đề, một hiện
tượng, … trong sách, cơng trình nghiên cứu,… Ngồi ra ở giai đoạn này, ký cịn phát
triển dưới dạng thơ thông qua sáng tác của các tác gia nổi tiếng như Lê Thánh Tông,
Lê Hiển Tông và dần dần tồn tại dưới dạng truyện có yếu tố ký và kết hợp việc lồng

- 19 -


ghép các bài thơ như nhận định: “Ký còn nằm lẫn trong các tác phẩm giàu tính truyện
(truyện ngắn). Trong các tác phẩm đó, tác phẩm nào giàu tiếng nói cá nhân, hoặc liên
quan ít nhiều đến bản thân tác giả thì mang nhiều tính chất của ký, chẳng hạn: một số
thiên có tính chất “tụ thuật”, “hồi ức”, “ngụ ý” trong Nam Ơng mộng lục (Hồ Ngun
Trừng), Thánh Tơng di thảo (Lê Thánh Tông), Truyền kỳ mạn lục (Nguyễn Dữ),…”
(Lã Nhâm Thìn và Vũ Thanh, 2015)
Về nguồn gốc thể loại truyện ký, có nhiều ý kiến cho rằng truyện ký là một thể
loại được hình thành do sự ghi chép của nhiều người và mỗi người lại có một quan
điểm và ý kiến cá nhân riêng. Do đó, trong cuốn Đại Việt thơng sử, Lê Q Đơn đã
trình bày những khó khăn trong việc tìm hiểu và thu thập các sáng tác của thể loại “Hễ
có người nào thích chứa sách cổ, thì người ấy [tờ 64a] lại giữ làm của riêng, cất không
đưa cho mọi người xem. Cho nên việc đi tìm sách khó lắm. May ra, tìm thấy quyển
sách nào thì viết lầm, viết sai, bỏ sót, bỏ thiếu, đến nỗi khơng thể làm sao đốn được
thế nào là đúng. Đó là điều người có kiến thức một chút phải thở dài than tiếc” (Lê
Quý Đôn, 2012). Cũng trong cuốn sách này, Lê Quý Đôn đã phát hiện ra quá trình thu
thập thể loại truyện ký của vua Thánh Tơng (1460-1497) như việc “hạ chiếu tìm tịi

các dã sử [sử của tư nhân viết], thu thập những truyện ký cổ kim còn chứa ở các nhà
riêng; hạ lệnh cho dâng lên tất cả” (Lê Quý Đôn, 2012)ở những năm đầu Quang Thuận
(1460-1469). Chính vì thế, Lê Q Đơn đã có cơ sở căn cứ để phân chia các Nghệ văn
chí và trong đó khẳng định thể loại truyện ký với những tác phẩm nhất định “Chia làm
bốn loại, một là Hiến chương [16 bộ sách], hai là Thi văn [66 bộ sách], ba là Truyện ký
[19 bộ sách], bốn là Phương kỹ [14 bộ sách]” . Trong loại Truyện ký, Lê Quý Đôn đã
liệt kê rất chi tiết về số quyển và lí do tác giả hình thành bộ sách ấy.
Bên cạnh Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú (2014) cũng nghiên cứu về Truyện ký.
Tác giả có ghi chép trong cuốn Lịch triều hiến chương loại chí, tập 5, trình bày về
Binh chế chí, văn tịch chí, bang giao chí. Ở trong sách này, Phan Huy Chú đưa ra quan
niệm về truyện ký giá giống với Lê Quý Đôn từng đề cập trong cuốn Đại Việt thông
sử: “Phàm các bản thực lục các triều, các sách ghi chép khác, các bản kiến văn tạp chí,
cho đến các sách chép về các môn phương thuật, đều xếp làm truyện ký.”. Nếu so với
số lượng sách do Lê Quý Đơn sưu tầm được thì bộ sách này có phần phong phú và đa
dạng hơn về số lượng khi có đến 54 bộ sách.

- 20 -


Chính vì thế, người viết luận văn xin mượn lời kết của Phạm Thị Ngọc Lan
(2002) “Có thể rút ra một số đặc điểm nổi bật của loại truyện ký theo quan niệm của
hai học giả họ Lê và họ Phan như sau: đó là những tác phẩm văn xi ghi chép theo
chữ Hán về đủ các lĩnh vực, một số là các bản thực lục, sự ghi chép tuân theo tuyến
phát triển của các sự kiện lịch sử, một số có bút pháp ghi chép “người thật việc thật”,
kết cấu tương đối đơn giản và tự do, một số cốt truyện và nhân vật thật sự, một số khác
chỉ là ghi chép tư liệu đơn thuần…” để khẳng định rằng: Truyện ký là một thể trong
loại Ký và khái niệm truyện ký là khái niệm có sự giao thoa giữa truyện và ký nhằm
thuật lại những sự việc, hiện tượng mà tác giả chứng kiến, nghe thấy trong sáng tác
của mình và bày tỏ quan điểm, đánh giá cá nhân của tác giả. Ngoài việc ghi chép trung
thực sự việc, người sáng tác truyện ký thường xây dựng sự việc, vấn đề thành một câu

chuyện và ở đó, người viết lồng ghép các yếu tố tưởng tượng, hư cấu tạo nên tính
huyền ảo đặc trưng của văn xi tự sự thời trung đại ở Việt Nam thế kỉ XV – XIX.
1.1.2. Truyện ký trung đại Việt Nam thế kỉ XV – XIX – Các tác phẩm tiêu biểu
1.1.2.1. Thánh Tông di thảo
Thánh Tông di thảo là một tác phẩm xuất sắc của vua Lê Thánh Tông (14421497) và một số tác giả sau ông. Đây được xem là một tác phẩm tiêu biểu cho thể loại
truyện ký trung đại Việt Nam và đánh dấu bước phát triển vượt bậc của thể loại truyện
ký.
Về nguồn gốc, ở lời tựa của quyển Thánh Tơng di thảo có viết: “Thánh Tơng di
thảo là một tập truyện ký trung đại Việt Nam. Tương truyền đây là tác phẩm của vua
Lê Thánh Tông. Nhưng dựa theo một vài chi tiết về lịch sử, tên đất, tên người mà
nhiều ý kiến cho rằng tập sách được hoàn thiện trong một khoảng thời gian dài từ thế
kỷ XV đến cuối thế kỷ XVIII bởi nhiều tác giả, bắt đầu do vua Lê Thánh Tông viết và
được người đời sau sao chép, sửa chữa và bổ sung.” (Lê Thánh Tông, 2017). Như vậy,
Thánh Tông di thảo là tập truyện ký do vua Lê Thánh Tông và người đời sau cùng
biên soạn để ghi chép những vấn đề có thực liên quan đến lịch sử, địa lí, tơn giáo, nhân
vật lịch sử,..
Về tên gọi, tác phẩm buổi ban đầu mới hình thành chưa có tên gọi cụ thể. Tựa
Thánh Tông di thảo người đọc biết đến hôm nay chính là do người đời sau soạn và đặt
tên. Thánh Tơng di thảo có nghĩa là Bản thảo cịn để lại của vua Lê Thánh Tông.
- 21 -


Thánh Tông được nhắc đến ở tựa tập truyện nhằm nhấn mạnh ơng là tác giả đầu tiên
viết và hình thành lên tập truyện này.
Về số lượng, Số lượng truyện trong Thánh Tơng di thảo vẫn chưa có được sự
thống nhất, có ý kiến cho rằng “Thánh Tơng di thảo gồm có mười tám truyện, viết
bằng văn xi và có xen vào các bài thơ, bài từ, bài phú.” (Bùi Duy Tân, 2007) như
bài viết của Nguyễn Đồng Chi với nhan đề “Thánh Tông di thảo” trong cuốn Lê
Thánh Tông về tác gia và tác phẩm. Còn ý kiến khác như trong lời tựa tập truyện
Thánh Tơng di thảo thì cho rằng “Với 19 truyện được viết theo tính chất truyền kỳ,

ngụ ngôn và tạp ký” (Lê Thánh Tông, 2017). Và trong tập truyện, người biên soạn đã
giới thiệu tới người đọc 19 truyện gồm:
- Chuyện yêu nữ Châu Mai.
- Bài ký dòng dõi con thiềm thù.

- Lời phán xử cho anh điếc và anh
mù.

- Hai phật cãi nhau.

- Ngọc nữ về tay chân chủ.

- Chuyện người hành khất giàu.

- Chuyện hai thần hiếu đễ.

- Chuyện hai gái thần.

- Chuyện chồng dê.

- Phả kỳ sơn quán.

- Người trần ở Thủy phủ.

- Bức thư của con muỗi.

- Gặp tiên ở hồ Lăng Bạc.

- Duyên lạ nước hoa.


- Bài ký một giấc mộng.

- Trận cười ở núi Vũ Môn.

- Chuyện tinh chuột.

- Chuyện lạ nhà thuyền chài.

- Một dòng chữ lấy được gái thần.

Như vậy thông qua số lượng truyện được liệt kê, người viết đồng tình với ý kiến
cho rằng Thánh Tơng di thảo là tập truyện gồm có 19 truyện.
Về nội dung, Thánh Tông di thảo là tập truyện ký đề cập đến nhiều vấn đề liên
quan đến cuộc sống con người và xã hội được tác giả ghi chép được từ những việc xảy
ra bắt đầu ở vùng Thanh Hóa và trải dài đến nhiều vùng khác. Nội dung các thiên
truyện nhấn mạnh đến những vấn đề về pháp luật, kỷ cương của xã hội như: Chuyện
tinh chuột, Chuyện yêu nữ châu mai, Bài ký một giấc mộng, Ngọc nữ về tay chân chủ
hay nhiều truyện khác. Trong các truyện này, tác giả đã thể thiện quan điểm của mình
về luật pháp khi phân định đúng sai, phê phán những kẻ khơng làm đúng phận sự của
mình. Trong Hai phật cãi nhau, Lê Thánh Tông đã đưa ra quan điểm: “Chao ôi! Hai

- 22 -


ngươi đều có lỗi cả! Trong khi nước mênh mơng, các ngươi khơng biết vận ngũ thơng,
dùng lục trí, thét lui mn dịng nước về biển Đơng, mà chỉ biết giữ cái hình hài bằng
gỗ đất, ngồi hưởng rượu thịt của dân chúng, như thế đã không biết xấu hổ, lại cịn đấu
khẩu với nhau, khơng sợ “vách có tai” ư?” (Lê Thánh Tông, 2017). Hay trong truyện
Chuyện tinh chuột, tác giả hóa thân vào Đổng Thiên Vương để giúp dân trừng trị cái
xấu: “Ma này là giống tinh chuột đấy. Chuột già lâu năm ăn nhiều tinh khí của các vật,

thành giống quỷ quái này. Lửa không hại được, phù chú khơng trừ được. … Tơi thử
dùng kiếm khí trừ con ma ấy cho bệ hạ, bèn lấy hương thư phù vào hai đạo bùa, sai
dán vào lưng hai người ấy. Dẫu ma muốn chạy cũng thốt khơng được.” (Lê Thánh
Tơng, 2017).
Bên cạnh đó, tác giả cịn đề cập đến thân phận của người phụ nữ. Tuy không
nhắc đến nhiều. nhưng so với các tác phẩm cùng thời đã có sự tiến bộ khi đề cao về
người phụ nữ như các truyện Một dòng chữ lấy được gái thần, Chuyện hai gái thần,…
Trong những truyện này, những nhân vật nữ có xuất thân, số phận khác nhau nhưng có
điểm chung là đều khao khát được yêu thương và trân trọng. Nhân vật nữ trong Lấy
chồng dê đã bộc bạch: “Đến nay đã ba năm rồi, thiếp vẫn một lòng một dạ mong được
ở với nhau trăm năm, trên báo ơn sinh dục, giữa kết nghĩa gối chăn. Nếu chàng bỏ
thiếp mà đi, thiếp tái giá thì mang điều thất tiết, ở vậy thì khó giữ được mình. Đã
khơng giữ được trọn đời thì thà đem hồn đi cùng chàng.” (Lê Thánh Tông, 2017).
1.1.2.2. Truyền kỳ mạn lục
Truyện kỳ mạn lục là sáng tác duy nhất cịn sót lại của Nguyễn Dữ (chưa rõ năm
sinh, năm mất). Đây là tập truyện được xếp vào thể loại truyền kỳ nhưng trong đó vẫn
có nhiều truyện mang đặc trưng của thể loại truyện ký.
Về nguồn gốc, Truyền kỳ mạn lục là tập truyện mà theo nhiều nhà nghiên cứu, đã
ra đời “Sau khi tiếp xúc với tập truyện truyền kỳ Tiễn đăng tân thoại của nhà văn
Trung Quốc Cù Hựu (1347-1433).” (Lã Nhâm Thìn, 2015). Thời gian ra đời cụ thể của
truyện vẫn luôn là một ẩn số của nhiều nhà nghiên cứu lịch sử và văn học “Có thể
Nguyễn Dữ đã sáng tác Truyền kì mạn lục trong nhiều giai đoạn cuộc đời, nhưng chắc
chắn tác phẩm đã hoàn thiện trong thời gian ông cáo quan về phụng dưỡng mẹ già, sau
thời điểm Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê” (Lã Nhâm Thìn, 2015). Chỉ biết rằng

- 23 -


tác phẩm ra đời vào khoảng thế kỉ XVI ghi chép những việc xảy ra trong xã hội lúc
bấy giờ.

Về tên gọi, Truyền kỳ mạn lục có thể hiểu là Ghi chép tản mạn về những truyện
kỳ lạ được lưu truyền trong dân gian bởi với tên gọi như vậy, tác giả khẳng định yếu tố
khách quan về nội dung những thiên truyện trong tập truyện, đồng thời nhấn mạnh đặc
trưng của tập truyện có yếu tố truyền kỳ, như một thể loại của văn học trung đại Việt
Nam.
Về số lượng, cho đến bây giờ, vẫn chưa có số liệu thống nhất về số lượng truyện
trong Truyền kỳ mạn lục. Điển hình như trong Một số ý kiến về Truyền kỳ mạn lục, Bùi
Kỷ có viết “20 truyện trong tác phẩm này, trừ truyện 12 và 14, toàn là truyện quỷ thần
yêu quái.” (Nguyễn Dữ, 2016). Còn trong cuốn Lịch triều hiến chương loại chí, tập 5,
lại có đoạn viết: “Truyền kỳ mạn lục, 4 quyển. Dật sĩ Nguyễn Dữ soạn, đại khái bắt
chước Tiễn đăng tập của một nhà nho đời Nguyên. Tập này cộng 22 truyện. Dữ người
ở Đỗ Tùng, huyện Gia Phúc, con trai tiến sĩ Tương Phiếu.” (Phan Huy Chú, 2014).
Điều này cho chúng ta thấy được sự chưa thống nhất về số lượng tác phẩm. Trong
cuốn Con đường giải mã văn học trung đại Việt Nam, Nguyễn Đăng Na cũng có bài
viết Truyền kì mạn lục có 20 hay 22 truyện? Cho đến hơm nay, đa phần số lượng thiên
truyện giới thiệu đến độc giả là 20 truyện gồm:
- Câu chuyện ở đền Hạng Vương.

- Chuyện yêu quái ở Xương Giang.

- Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái

- Câu chuyện đối đáp của người tiều

Châu.

phu núi Na.

- Chuyện cây gạo.


- Chuyện cái chùa hoang ở huyện

- Chuyện gã Trà đồng giáng sinh.

Đông Trào.

- Chuyện kỳ ngộ ở Trại Tây.

- Chuyện nàng Túy Tiêu.

- Chuyện đối tụng ở Long cung.

- Chuyện bữa tiệc đêm ở Đà Giang.

- Chuyện nghiệp oan của Đào Thị.

- Chuyện người con gái Nam Xương.

- Chuyện chức Phán sự đền Tản

- Chuyện Lý tướng quân.

Viên.

- Chuyện Lệ Nương.

- Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên.

- Cuộc nói chuyện thơ ở Kim Hoa.


- Chuyện Phạm Tử Hư lên chơi

- Chuyện tướng Dạ Xoa.

- 24 -


Thiên tào.
Như vậy, người viết luận văn cho rằng số lượng tác phẩm Truyền kỳ mạn lục 20
truyện là hoàn toàn phù hợp với việc tiếp cận của độc giả và các nhà nghiên cứu văn
học.
Về nội dung, Truyền kỳ mạn lục phản ánh những bi kịch, số phận con người
trong xã hội phong kiến. Nguyễn Dữ nói lên tiếng nói về bối cảnh xã hội nhiễu
nhương, quan lại hà hiếp tham ô như trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, Diêm
Vương cũng như bọn quỷ canh giữ chốn Minh ti hồn tồn khơng biết chuyện tên
tướng giặc Bách Hộ họ Thơi cướp đền của Thổ cơng vì các quan nơi âm ti đã bị tên
tướng giặc mua chuộc. Hay trong Chuyện tướng Dạ Xoa, tác giả đã lên án xã hội gián
tiếp với tình cảnh khốn khổ, bị áp bức của người dân thấp cổ bé họng qua lời ngậm
ngùi của tên quỷ: “Đó là chúng tơi bât đắc dĩ chứ không phải là muốn như thế. Sống
chẳng gặp thời, chết khơng phải số. Đói khơng có thứ gì cấp dưỡng, lui khơng có chốn
nào tựa nương. Trong gò xương trắng, rầu rĩ cỏ rêu, trên đống cát vàng, lạnh lùng
sương gió.” (Nguyễn Dữ, 2016).
Khơng những thế, Nguyễn Dữ cịn đề cao khát vọng về sự cơng bằng và hạnh
phúc trong tình yêu của con người. Trong Chuyện đối tụng ở Long cung, nàng Dương
thị bị yêu quái bắt đi nhưng vẫn một lòng nhớ thương chờ đợi Trịnh lang như chi tiết
nàng thấy kỷ vật của chồng đã rưng rưng nước mắt: “Đây là vật cũ của Trịnh lang
chồng ta xưa đây, làm sao lại ở tay chị?” (Nguyễn Dữ, 2016). Chính câu nói này đã tơ
thêm vẻ đẹp thủy chung của nàng Dương thị, dù bị yêu quái bắt đi nhưng trong lòng
nàng vẫn một lòng lịng hướng về chồng qua cách xưng hơ thân mật “Trịnh lang,
chồng ta” và đặc sắc hơn cả là việc nàng cùng chồng mình hợp sức vạch mặt kẻ thù

trước đức vua:
“Đức vua hỏi:
- Chồng ngươi đâu?
Dương thị nói:
- Người áo xanh kia là chồng thiếp, còn người áo đỏ là kẻ thù. Độ trước không
may bị cái yêu ấy bắt cướp, trải đã ba năm trời nay. Nếu không nhờ được sự soi tới

- 25 -


×