Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết nguyễn bình phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 110 trang )

UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

NGUYỄN THỊ NGỌC SANG

NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT
NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 8220121
LUẬN VĂN THẠC SĨ

BÌNH DƯƠNG – 2019


UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

NGUYỄN THỊ NGỌC SANG

NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT
NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 8220121

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ KIM TIẾN

BÌNH DƯƠNG – 2019



i


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, do
TS. Nguyễn Thị Kim Tiến – giảng viên Trường Đại học Thủ Dầu Một hướng
dẫn. Các kết quả nêu trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính chính xác, khách
quan cao. Các tài liệu tham khảo, trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng.
Bình Dương, tháng 10 năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Ngọc Sang

ii


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến TS. Nguyễn Thị Kim Tiến – người
đã trực tiếp hướng dẫn tận tình để tơi có thể hồn thành luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy, cô giáo trong Khoa Khoa học
Xã hội và Nhân văn, chuyên ngành Văn học Việt Nam, Phòng Sau đại học đã tạo
mọi điều kiện giúp đỡ để tôi học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn.
Tôi xin được cảm ơn những người thân trong gia đình đã động viên và tạo
điều kiện tốt nhất để tơi có thể tập trung hồn thành đề tài nghiên cứu của mình.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Ngọc Sang

iii



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. ii
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................... iii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................................ 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 7
4. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................... 7
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 7
6. Đóng góp của luận văn ................................................................................................... 8
7. Cấu trúc luận văn .......................................................................................................... 8
CHƯƠNG 1 ..................................................................................................................... 10
NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT VỚI TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG ĐẶT
TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI ............................................................... 10
1.1. Nghệ thuật trần thuật - một hướng tiếp cận mới của tiểu thuyết Việt Nam đương đại
........................................................................................................................................ 10
1.1.1. Lý thuyết về nghệ thuật trần thuật ........................................................................ 10
1.1.2. Những cách tân về nghệ thuật trần thuật qua tiểu thuyết Việt Nam đương đại ...... 13
1.2. Dấu ấn Nguyễn Bình Phương qua sự cách tân ở nghệ thuật trần thuật ..................... 21
1.2.1. Từ nỗ lực đổi mới nghệ thuật trần thuật ............................................................... 21
1.2.2. Đến giải mã những hình thức mới từ trần thuật ................................................... 23
CHƯƠNG 2 ..................................................................................................................... 31
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI TRẦN THUẬT ......................................................................... 31
TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG .................................................... 31
2.1. Người trần thuật ....................................................................................................... 31
2.1.1. Người kể hạn tri nhìn từ ngơi thứ ba .................................................................... 31
2.1.2. Người kể tự bạch nhìn từ ngơi thứ nhất ............................................................... 39
2.2. Điểm nhìn người trần thuật ....................................................................................... 47
2.2.1. Điểm nhìn bên trong gắn với tâm trạng, cảm giác ................................................. 47

2.2.2. Điểm nhìn bên ngồi gắn với những hành động, lời nói ....................................... 51
CHƯƠNG 3 ..................................................................................................................... 57
PHƯƠNG THỨC TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT .......................................... 57
NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG ............................................................................................. 57
3.1. Thời gian trần thuật .................................................................................................. 57
3.1.1. Thời gian đảo thuật, dự thuật, đồng hiện.............................................................. 57
3.1.2. Thời gian trùng lặp, kéo dài ................................................................................. 62

iv


3.2. Ngôn ngữ trần thuật .................................................................................................. 64
3.2.1. Ngôn ngữ vô âm sắc ............................................................................................ 64
3.2.2. Ngôn ngữ đối thoại .............................................................................................. 68
3.3. Giọng điệu trần thuật ................................................................................................ 71
3.3.1. Giọng điệu giễu nhại hài hước, châm biếm........................................................... 71
3.3.2. Giọng điệu trữ tình, chiêm nghiệm, suy tư, triết lí ................................................. 74
KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 84
PHỤ LỤC

v


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Văn học Việt Nam thế kỉ XXI đã phát triển theo xu hướng dân chủ
hóa về mọi mặt, theo đó, đã mang đến sự nở rộ của các phong cách, bút pháp,
bộc lộ hết mình cá tính sáng tạo của nhà văn. Họ khơng ngừng ra sức tìm kiếm,
sáng tạo nhiều hình thức và thủ pháp thể hiện mới, kể cả tiếp thu và vận dụng

những yếu tố của các trường phái nghệ thuật hiện đại và hậu hiện đại trên thế
giới. Thế kỉ XXI đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của văn học hiện đại với sự
ra đời của nhiều lý thuyết văn học mới. Tự sự học với yếu tố trần thuật được xem
là một nhánh lý thuyết có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình vận động và
phát triển của văn học hiện đại trên thế giới nói chung và tiểu thuyết đương đại
Việt Nam nói riêng. Có thể nói, đây là một trong những lý thuyết quan trọng góp
phần làm nên diện mạo mới của văn học hậu hiện đại Việt Nam. Yếu tố trần
thuật mở ra một cách nhìn mới cho việc sáng tạo và tiếp nhận một tác phẩm văn
học ở phương diện đa chiều, đa tầng nghĩa, đa thể loại và đa thanh. Nó vừa giúp
nhà văn nỗ lực sáng tạo ra cái mới vừa giúp người đọc khám phá ra những sáng
tạo ở nhà văn. Có thể nói, tiểu thuyết là thể loại văn học phát triển rực rỡ nhất,
đánh dấu những cách tân mới mẻ của hình thức tự sự hiện đại. Nó cho thấy
những đổi mới táo bạo, độc đáo về phương thức trần thuật. Vì vậy, muốn thấy
được sự đổi mới thực sự của tiểu thuyết Việt Nam đương đại so với các giai đoạn
trước, các nhà nghiên cứu không thể không quan tâm đến vấn đề trần thuật. Yếu
tố trần thuật sẽ giúp người đọc đi sâu khai thác được những tư duy sáng tạo của
các nhà tiểu thuyết mới. Lẽ bởi, tiếp nhận văn học hiện đại không còn đơn thuần
chỉ đọc tác phẩm là hiểu ngay tầng ý nghĩa sâu bên trong mà phải vừa đọc vừa
đồng sáng tạo, vừa lí giải, vừa chiêm nghiệm mới có thể thẩm thấu những tư
tưởng của nhà văn.
1.2. Tiểu thuyết Việt Nam những năm đầu thế kỉ XXI đã tiếp tục thể hiện
các quan niệm về chủ nghĩa hiện sinh trong văn học. Các nhân vật của Nguyễn
Bình Phương, Nguyễn Đình Tú, Nguyễn Danh Lam,… ln dấn thân trên hành
trình đi tìm giá trị đích thực của bản thể và kết cục là mất tích hay là cái chết. Họ
đi dù biết cái điều mà chính mình đang tìm kiếm sẽ khơng có câu trả lời, hay bất

1


kể đích đến là hư vơ, miễn là thốt khỏi những đeo bám, ám ảnh của thực tại tha

hóa. Trong dịng chảy đó, Nguyễn Bình Phương là một cây bút riêng lẻ với
những trang văn vừa hiện thực vừa kì bí. Nhà văn phơi bày đầy đủ mọi “khn
mặt” của con người hiện đại bằng quan niệm sâu sắc về con người cũng như về
văn chương của mình. Với những trang viết đậm chất thế sự đời tư và kỹ thuật
viết điêu luyện, Nguyễn Bình Phương là một cái tên khơng cịn xa lạ với những
cách tân mới mẻ của mơ hình tự sự mới theo lý thuyết và ứng dụng của tự sự học
hiện đại ở Việt Nam. Với các tiểu thuyết ra đời nối tiếp nhau đã cho thấy tư duy
nghệ thuật sáng tạo của nhà văn, tạo nên sự hấp dẫn và chờ đợi nơi bạn đọc. Gần
đây nhất, hai tiểu thuyết mới ra đời, Mình và họ, Kể xong rồi đi của nhà văn đã
trở thành một hiện tượng đặc biệt trong văn học đương đại Việt Nam bởi năng
lực viết đầy sáng tạo, phá vỡ mơ hình tự sự của tiểu thuyết truyền thống. Nhà văn
đã đưa người đọc vào câu chuyện một cách lạ lùng, đầy bí hiểm như đang dấn
thân vào thế giới nghệ thuật bị xáo trộn và mơ hồ. Từ đó, câu chuyện giúp người
đọc khám phá ra nhiều tầng ý nghĩa của cuộc sống hiện đại qua cách kể đứt nối,
không xác định và những khoảng trống mù mịt của tiểu thuyết Nguyễn Bình
Phương. Chính lối trần thuật học đã mang đến sự bứt phá, sáng tạo cho tiểu
thuyết Nguyễn Bình Phương. Từ người kể chuyện đến ngơi kể, điểm nhìn, ngơn
ngữ và giọng điệu, thời gian trần thuật đều thể hiện được vai trị cách tân của nó
trong việc “khai phóng” cho người đọc con đường tiếp cận mới đối với tiểu
thuyết Việt Nam đương đại.
1.3. Từ hai lí do trên, chúng tôi nhận thấy yếu tố trần thuật có vai trị quan
trọng chi phối mạnh mẽ sự cách tân của thể loại tiểu thuyết đương đại Việt Nam.
Đối với độc giả yêu thích văn học và đam mê khám phá cách tân trong nghệ
thuật của tác phẩm, tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương sẽ là một món q có
giá trị dành cho bạn đọc. Việc tìm hiểu nghệ thuật trần thuật chính là đi tìm kiếm,
khám phá ra những tư duy nghệ thuật mới của nhà văn đương đại Việt Nam. Ví
văn chương như hạt ngọc ẩn vì càng mài giũa càng sáng lên lấp lánh, đó là tính
khơng ngừng sáng tạo theo một quy luật vận động và phát triển của một nền văn
học mới. Do vậy, chúng tôi quyết định chọn đề tài: Nghệ thuật trần thuật trong
tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương làm đối tượng nghiên cứu. Nhưng phạm vi

nghiên cứu của chúng tôi chỉ giới hạn trong hai tiểu thuyết Mình và họ, Kể xong

2


rồi đi vì đây là hai tiểu thuyết có lối trần thuật độc đáo được thể hiện ở việc sử
dụng linh hoạt ngơi kể thứ nhất; tạo ranh giới nhịe mờ, khó phân biệt giữa các
điểm nhìn, ngơi kể và thời gian trần thuật. Thêm vào đó, hai tiểu thuyết này cịn
tổ chức điểm nhìn rất đặc biệt là điểm nhìn từ một linh hồn và điểm nhìn từ cái
chết nhưng vẫn tạo được độ tin cậy nơi người đọc. Bằng thời gian trần thuật đứt
– nối trong hai tiểu thuyết, nó đã đưa người đọc về quá khứ nhưng lại là quá khứ
đang tiếp diễn trong hiện tại với những bạo lực và chiến tranh, với sự sống và cái
chết rất gần gũi với đời sống con người đương đại. Khơng khí ma mị trong các
tiểu thuyết trước đây sặc sụa mùi máu, trăng, bãi tha ma,… nhưng đến với Mình
và họ, Kể xong rồi đi người đọc được trải nghiệm ở nhiều mảng không gian và
thời gian khác nhau vì câu chuyện khơng dừng lại phản ánh ở một địa điểm nào,
mà nó là hành trình khám phá thế giới bên ngồi và là hành trình thức tỉnh của ý
thức bên trong nhân vật kể chuyện. Nhiều sự kiện, nhiều điểm nhìn, nhiều ngơi
kể tạo nên tính đa giọng điệu trong lời trần thuật khiến cho người đọc thật sự rối
rắm với lối viết của nhà văn. Nhưng để tiểu thuyết khơng cịn lối trần thuật khn
sáo, dễ đọc dễ hiểu mà phải thật sự đúng với thể loại tiểu thuyết mới đa kết cấu,
đa thanh (ngôn ngữ đa thanh), đa giọng điệu, đa điểm nhìn và ngơi kể thì hai tiểu
thuyết của Nguyễn Bình Phương đáp ứng được điều này. Đó là những điểm mới
mẻ về lối trần thuật trong hai tiểu thuyết Mình và họ, Kể xong rồi đi của Nguyễn
Bình Phương. Thực hiện đề tài này, chúng tơi hi vọng sẽ có những đóng góp nhất
định trong việc phân tích, đánh giá nghệ thuật trần thuật cũng như khẳng định giá
trị trong sáng tác của Nguyễn Bình Phương ở nền văn học Việt Nam đương đại.
2. Lịch sử vấn đề
Nguyễn Bình Phương là cây bút có năng lực viết sáng tạo trong văn học
Việt Nam đương đại. Nhưng, cơng trình nghiên cứu về tiểu thuyết của Nguyễn

Bình Phương được cơng bố phổ biến với số lượng nhiều qua những bài báo, luận
văn Thạc sĩ, luận văn Tiến sĩ. Do đó, với đề tài nghiên cứu: Nghệ thuật trần thuật
trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, chúng tôi xin điểm và đánh giá một số
bài nghiên cứu có liên quan tới đề tài luận văn.
Thụy Khuê là người nghiên cứu dành nhiều sự quan tâm cho tiểu thuyết
Nguyễn Bình Phương. Với mỗi bài viết, Thụy Khuê đều chỉ ra được những đặc

3


trưng riêng, cho thấy sự tìm tịi, sáng tạo khơng ngừng của Nguyễn Bình Phương
qua từng tiểu thuyết. Nhưng, nhà nghiên cứu này chỉ chủ yếu đánh giá vấn đề
trần thuật trong các sáng tác của nhà văn từ góc độ cấu trúc tự sự qua các bài viết
như: Những yếu tố của tiểu thuyết mới trong Trí nhớ suy tàn; Từ góc độ cấu trúc
tự sự chỉ ra những yếu tố “thoạt kỳ thủy” trong văn chương ở tiểu thuyết cùng
tên.
Bên cạnh đó cịn có các bài báo đăng trên tạp chí viết về vấn đề trần thuật
trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương đáng chú ý. Đó là Nguyễn Phước Bảo
Nhân (2008) với Tiểu thuyết hiện đại sự hội ngộ các tư duy trong tiểu thuyết
Nguyễn Bình Phương, nói về kỹ thuật viết tiểu thuyết hậu hiện đại của Nguyễn
Bình Phương ở sự dịch chuyển liên tục các điểm nhìn, lối kể nhảy cóc, đa âm; lời
thoại rời rạc, phi logic nhưng chỉ nêu khái quát các vấn đề đổi mới trong lối viết
của nhà văn ở năm tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy, Ngồi, Người đi vắng, Những đứa
trẻ chết già, Trí nhớ suy tàn.
Trong khi đó, Một cách nhìn về tiểu thuyết hậu hiện đại ở Việt Nam,
Hồng Cẩm Giang - Lý Hồi Thu (2011) đã có bài nghiên cứu mang tính chất
tổng quan chủ yếu nói về sự khác biệt giữa hình thức thể loại tiểu thuyết truyền
thống và hiện đại. Trong số đó, Nguyễn Bình Phương được hai tác giả nhắc đến
nhiều nhất với các tác phẩm tiêu biểu cho xu hướng cách tân mới lạ, sáng tạo như
Thoạt kỳ thủy, Ngồi, Người đi vắng, Những đứa trẻ chết già, Trí nhớ suy tàn.

Nghệ thuật tự sự của Nguyễn Bình Phương trong tiểu thuyết Mình và họ
của Nguyễn Văn Hùng (2015) thuộc Khoa Ngữ văn trường Đại học Khoa học
Huế chủ yếu nói về các đặc điểm hình thức nghệ thuật trong tiểu thuyết Mình và
họ, chủ yếu là tự sự đa chủ thể, hành trình tìm lại thời gian đã mất và nghệ thuật
dịch chuyển điểm nhìn tự sự trên nguyên tắc luận giải, đối thoại. Qua đó, tác giả
đã cho thấy được tính đa âm của tiểu thuyết đương đại với sự đan xen nhiều điểm
nhìn trần thuật. Lối kết cấu từ quá khứ đến hiện tại được kết nối, soi rọi và luận
giải mối quan hệ khơng có ranh giới, khơng rõ xác định giữa mình và họ. Đó là
căn ngun và hệ lụy của bạo lực, bản chất và những di chứng của chiến tranh,
căn tính và văn hóa tộc người, mình/ dân tộc mình trong tương quan với họ/ dân
tộc họ khơng phân biệt được như chính kiểu trần thuật kĩ xảo của nhà văn. Có thể

4


nói, qua cơng trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Hùng, chúng tôi nhận
thấy được sự đột phá trong cấu trúc thể loại và nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết
Mình và họ của Nguyễn Bình Phương.
Đỗ Hải Ninh (2017) trong Âm vọng chiến tranh trong tiểu thuyết Nguyễn
Bình Phương (Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 12) có đề cập đến một số vấn đề
liên quan đến nghệ thuật trần thuật như: người kể chuyện trần thuật từ ngơi thứ
nhất trong hai tiểu thuyết Mình và họ, Kể xong rồi đi; ngôn ngữ đa thanh cùng
với sự đan cài các điểm nhìn trần thuật đã tạo nên những tiếng nói độc lập làm
cho hai tiểu thuyết có tính đối thoại và độ mở cao.
Ngồi ra cịn có những cơng trình là luận văn liên quan đến một số vấn đề
trần thuật trong các tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương như:
Vũ Thị Phương (2008) với Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết
Nguyễn Bình Phương trong Luận văn Thạc Sĩ của trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn đã chỉ rõ các thủ pháp nghệ thuật mới trong tiểu thuyết của
Nguyễn Bình Phương như đồng hiện, kỹ thuật dịng ý thức, độc thoại nội tâm,

mơ típ giấc mơ đã tạo nên giọng điệu mới trong hành ngôn của tác giả và xóa
nhịa đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết truyền thống. Đặc biệt, kết cấu trần
thuật từ cách xây dựng hình tượng nhân vật đến giọng điệu mang tính chất đa
phức, đa tầng và có nhiều điểm đứt gãy, những khoảng trống trong điểm nhìn,...
Từ đó, nhà văn gợi cho người đọc liên tưởng đến một tâm thế của con người hiện
đại. Bằng những cách tân nghệ thuật, Nguyễn Bình Phương đã xây dựng nên một
thế giới hiện thực bị xáo trộn, bị phân mảng và có nhiều ẩn khuất, mang tính triết
lí.
Trong cơng trình, Nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, Nguyễn
Thị Phương Diệp (2010) tiếp cận tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương từ ba góc
độ chính là nhân vật, khơng gian - thời gian và cấu trúc, cách kể chuyện. Đây là
những yếu tố cơ bản để tạo nên thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết. Phạm vi
nghiên cứu của tác giả tập trung vào bảy cuốn tiểu thuyết của Nguyễn Bình
Phương là: Vào cõi, Bả giời, Thoạt kỳ thuỷ, Ngồi, Những đứa trẻ chết già, Người
đi vắng, Trí nhớ suy tàn. Nhiều phạm vi nghiên cứu bao quát nên tác giả chưa đi

5


sâu khai thác rõ được nghệ thuật tự sự trong mỗi tiểu thuyết để thấy được sự mới
mẻ về nghệ thuật tự sự qua mỗi sáng tác trước và sau của nhà văn.
Với Nguyễn Diệu Hạnh (2011), Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Bình
Phương trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết Việt Nam đương đại, tác giả luận văn
phân tích rõ về phương diện nội dung và nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn
Bình Phương. Tác giả khẳng định một số đặc điểm về kết cấu tiểu thuyết, cơ bản
nhất là kiểu kết cấu tiểu thuyết trong tiểu thuyết, kết cấu tiểu thuyết thơ, kết cấu
tiểu thuyết huyền thoại - hiện thực. Đó là những kiểu kết cấu mới trong tiểu
thuyết Việt Nam đương đại.
Hoàng Thị Thùy Linh (2012) qua Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết
Nguyễn Bình Phương chủ yếu tìm hiểu về phương thức trần thuật trong tiểu

thuyết của Nguyễn Bình Phương. Với cơng trình này, tác giả đã khẳng định
những nỗ lực của Nguyễn Bình Phương trên phương diện cách tân thể loại.
Người nghiên cứu đã đi sâu làm rõ những vấn đề cơ bản của phương thức trần
thuật trong năm tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương là Thoạt kỳ thủy, Ngồi,
Người đi vắng, Những đứa trẻ chết già, Trí nhớ suy tàn.
Luận văn của Ngơ Thị Nhiên (2015), Nghệ thuật trần thuật trong tác
phẩm Người đi vắng của Nguyễn Bình Phương, lại khai thác điểm nhìn trần
thuật, ngôn ngữ trần thuật và một số thủ pháp trần thuật trong tiểu thuyết Người
đi vắng.
Qua các hướng tiếp cận khác nhau, các nhà nghiên cứu đã ít nhiều đề cập
đến yếu tố cách tân về nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình
Phương. Đó là cơ sở q báu giúp chúng tôi thực hiện đề tài này. Với tinh thần
kế thừa ý kiến của những người đi trước, luận văn tiến hành mở rộng phân tích
nghiên cứu về nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Mình và họ, Kể xong rồi đi
của Nguyễn Bình Phương. Đây là hai tiểu thuyết mới nhất của nhà văn, chưa
được khai thác rõ ở phương diện nghệ thuật trần thuật. Chính vì vậy, với đề tài
này, chúng tôi sẽ tập trung làm rõ được những bước chuyển mới mẻ, độc đáo
trong lối trần thuật của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương so với những sáng tác ra
đời trước đây của nhà văn.

6


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu
thuyết Nguyễn Bình Phương, cụ thể gồm: hình tượng người trần thuật; điểm nhìn
người trần thuật; thời gian, ngơn ngữ, giọng điệu trần thuật.
Phạm vi nghiên cứu: Chúng tôi lựa chọn hai tiểu thuyết mới nhất của
Nguyễn Bình Phương: Mình và họ (2015), NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh,
Tái bản lần thứ nhất; Kể xong rồi đi (2017), NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.

4. Mục đích nghiên cứu
Luận văn hướng tới đi sâu khám phá nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm
Mình và họ, Kể xong rồi đi của Nguyễn Bình Phương bằng cách phân tích, lí giải,
đánh giá nghệ thuật trần thuật. Qua đó luận văn sẽ làm rõ nét đặc sắc và những
cách tân đổi mới trong nghệ thuật trần thuật của tác giả đối với nền tiểu thuyết
Việt Nam đương đại. Từ đó, khẳng định những đóng góp mới của nhà văn cho sự
phát triển của văn học Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp chủ yếu mà chúng tôi sử dụng trong luận văn bao gồm:
Phương pháp hệ thống được sử dụng để chia tách đối tượng ra thành nhiều
yếu tố để khai thác. Trong đề tài này, chúng tôi chủ yếu khai thác các yếu tố của
nghệ thuật trần thuật như hình tượng người trần thuật (còn gọi là người kể
chuyện) gắn với ngơi kể và điểm nhìn trần thuật, ngơn ngữ trần thuật, giọng điệu
trần thuật, thời gian trần thuật.
Phương pháp thống kê nhằm mục đích thống kê tần số xuất hiện của các
ngơi kể trong hai tiểu thuyết Mình và họ, Kể xong rồi đi của Nguyễn Bình
Phương.
Phương pháp lịch sử - xã hội được sử dụng, tìm hiểu về thời đại sáng tác,
tiểu sử nhà văn, tâm lí sáng tác,… để làm rõ nguyên nhân của sự cách tân nghệ
thuật trần thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. Qua đó, người viết sẽ
thấy được số phận của những người lính, người chỉ huy và những người trực tiếp

7


chịu ảnh hưởng hay bị ám ảnh day dứt bởi cuộc sống trong chiến tranh; những
“cơn buồn nôn” của con người trong cuộc sống hiện đại ngày nay.
Phương pháp loại hình: chúng tơi sử dụng những đặc điểm tiêu chí thể
loại, cụ thể là thể loại tiểu thuyết để soi chiếu, đánh giá lối viết tiểu thuyết của tác
giả Nguyễn Bình Phương.

Kết hợp vận dụng chủ yếu trần thuật học trong nghiên cứu tiểu thuyết
Mình và họ, Kể xong rồi đi của Nguyễn Bình Phương để có hướng tiếp cận mới
các hiện tượng văn học. Nghiên cứu theo hướng tự sự học để đi sâu vào cấu trúc,
diễn ngôn trần thuật bằng cách phân tích hình tượng người trần thuật, ngơi kể và
điểm nhìn trần thuật, kết cấu trần thuật, giọng điệu và ngôn ngữ trần thuật.
Các thao tác phân tích, chứng minh, so sánh được sử dụng để làm rõ các
đặc điểm của nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Mình và họ, Kể xong rồi đi
của Nguyễn Bình Phương để thấy được giá trị của tác phẩm và những đóng góp
của nhà văn trong tiến trình phát triển văn học.
6. Đóng góp của luận văn
Về mặt lí luận: Luận văn sẽ làm rõ các vấn đề về nghệ thuật trần thuật
trong tiểu thuyết Mình và họ, Kể xong rồi đi của Nguyễn Bình Phương, đồng thời
khẳng định được giá trị của các tác phẩm từ góc nhìn nghệ thuật trần thuật.
Về mặt thực tiễn: Với đề tài này, chúng tơi mong muốn tìm hiểu, lí giải
những cách tân nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương qua
hai tác phẩm mới nhất của nhà văn hiện nay. Đồng thời, đề tài cũng đánh giá,
khẳng định vai trò và vị trí của Nguyễn Bình Phương trong nền văn học Việt
Nam đương đại.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Nghệ thuật trần thuật với tiểu thuyết Nguyễn Bình
Phương đặt trong văn học Việt Nam đương đại. Ở chương này, chúng tôi sử
dụng chủ yếu phương pháp hệ thống và phương pháp loại hình để làm rõ những

8


cách tân của nghệ thuật trần thuật thể hiện qua tiểu thuyết Việt Nam đương đại
nói chung và tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương nói riêng. Trong đó, chúng tơi đặc
biệt nhấn mạnh đến đổi mới sáng tạo nghệ thuật trần thuật của nhà văn trong

dòng chảy của tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Dung lượng của chương này là
21 trang.
Chương 2: Hình tượng người trần thuật trong tiểu thuyết Nguyễn
Bình Phương. Trong chương này, chúng tơi làm rõ hình tượng người trần thuật
gắn với ngơi kể, điểm nhìn trần thuật trong hai tiểu thuyết Mình và họ, Kể xong
rồi đi của nhà văn để thấy được sự biến hóa linh hoạt, thay đổi liên tục của các
yếu tố này. Chương này gồm 26 trang.
Chương 3: Phương thức trần thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình
Phương. Đây là chương làm rõ về các phương thức trần thuật như: thời gian,
ngôn ngữ, giọng điệu trần thuật trong hai tiểu thuyết Mình và họ, Kể xong rồi đi
của Nguyễn Bình Phương. Phương pháp hệ thống, lịch sử - xã hội, phương pháp
loại hình được sử dụng, đặc biệt chúng tôi vận dụng chủ yếu trần thuật học để
thấy được những cách tân độc đáo và sáng tạo của nhà văn trong nỗ lực tạo nên
hình thức mới cho tiểu thuyết đương đại. Dung lượng của chương này là 24
trang.

9


CHƯƠNG 1
NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT VỚI TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG
ĐẶT TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
1.1. Nghệ thuật trần thuật - một hướng tiếp cận mới của tiểu thuyết Việt
Nam đương đại
1.1.1. Lý thuyết về nghệ thuật trần thuật
Tự sự học như một ngành nghiên cứu được nhà trúc luận Pháp Tz.
Todorov chính thức gọi tên là Tự sự học (Narratologie - tiếng Pháp) vào năm
1969. Tự sự học kinh điển là tự sự học giai đoạn những năm 60 đến khoảng
những năm 80 của thế kỉ XX. Bước sang những năm 90 cho đến nay tự sự học
bắt đầu có tên gọi là tự sự học hậu kinh điển. Các nước Đơng Á nói chung tiếp

nhận tự sự học từ thế kỉ XX và Việt Nam nói riêng tiếp nhận tự sự học từ đầu thế
kỉ XXI. Khởi điểm cho một nền văn chương hậu hiện đại với cái nhìn mới về trần
thuật học là sự phát triển vượt bậc của thể loại tiểu thuyết từ truyền thống đến
hiện đại và hậu hiện đại. Về bản chất thể loại, tiểu thuyết khơng cịn là một đại tự
sự, mà nó trở thành tiểu tự sự đan cài của nhiều loại hình, loại thể nghệ thuật
khác nhau. Về hiện thực phản ánh, tiểu thuyết khơng cịn là những câu chuyện
vụn vặt trong đời sống mà nó đi sâu vào thế giới nội tâm thể hiện cái tôi bản thể
với những vấn đề nhức nhối như tha hóa, cơ đơn, mất trí nhớ và khát khao tìm
kiếm sự đồng điệu trong cuộc sống bề bộn, phức tạp. Về cốt truyện, tiểu thuyết
truyền thống kể theo một trật tự tuyến tính, đến tiểu thuyết hiện đại có sự đảo trật
tự, cịn về sau, tiểu thuyết hậu hiện đại tái hiện truyện kể theo nhiều tuyến, không
rõ mốc thời gian, phi logic, rời rạc. Cùng với đó, kết cấu trong tiểu thuyết hậu
hiện đại khơng cịn đơn thuần là kết cấu khép kín hay mở, mà là kết cấu lồng
ghép, đứt đoạn, truyện trong truyện, truyện về truyện chiếm ưu thế. Điểm nhìn và
người kể chuyện khơng cịn là ngơi kể thứ ba tồn tri thay vào đó là sự thay đổi
liên tục các điểm nhìn và ranh giới giữa các điểm nhìn trở nên nhịe mờ, lẫn lộn,
khó phân định. Nhân vật trong tiểu thuyết hậu hiện đại khơng có diện mạo rõ
ràng, khơng mang tính cách, tâm lý giữa vẻ ngồi và cái bên trong mà hầu hết là
kí hiệu, biểu tượng, phi tính cách được giải mã bằng nhiều điểm nhìn và giọng
điệu khác nhau. Thêm vào đó, dịng chảy của thời gian trong tiểu thuyết hậu hiện

10


đại là thời gian tâm lí, phi tuyến tính chỉ hiện diện trong một thoáng chốc hay
một sự kiện rồi bị xóa mờ; thời gian của huyền thoại và tâm linh được tái hiện
nhiều như gắn chặt với hồi ức của người kể chuyện. Ngôn ngữ và giọng điệu trần
thuật khơng mang tính đơn nhất, đối thoại thơng thường mà mang tính đa thanh,
tính giễu nhại, suy tư triết lí, chiêm nghiệm và tính đối thoại trở nên mạnh mẽ.
Những đặc điểm của tiểu thuyết hậu hiện đại được thể hiện rõ qua các tác phẩm

như Thiên thần sám hối, Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh; Cơ hội của Chúa,
Khải huyền muộn của Nguyễn Việt Hà; Thoạt kỳ thủy, Ngồi, Những đứa trẻ chết
già, Người đi vắng, Trí nhớ suy tàn, Mình và họ, Kể xong rồi đi của Nguyễn Bình
Phương. Đây chính là miền đất mới mang dấu ấn rõ rệt của tiểu thuyết hậu hiện
đại.
Chính sự phát triển phá vỡ mọi quy tắc của tiểu thuyết truyền thống đã
dẫn đến sự cách tân mạnh mẽ của lý thuyết về tự sự học hiện đại. Bắt nguồn từ
phương Tây ở thế kỉ XIX, P. Lubbock đã nghiên cứu sâu về điểm nhìn trần thuật
của tác phẩm, sau đó, mở rộng ra với những cái tên của G. Genette, B. Uspenski,
W. Booth, R. Scholes và R. Kellogg, I. Lotman, S. Lanser đã đem đến sự phát
triển của tự sự học hiện đại. Hầu hết những nghiên cứu về điểm nhìn đều chú
trọng vào người kể chuyện ở ngơi thứ nhất hoặc ngơi thứ ba; người kể chuyện
tồn tri hoặc hạn tri; người kể chuyện theo điểm nhìn bên trong hoặc bên ngồi;
người kể chuyện kịch hố hoặc phi kịch hoá, người kể chuyện là các nhân vật
trong truyện hoặc là khơng. Người có ảnh hưởng lớn nhất đối với sự ra đời của
diễn ngôn trần thuật là G. Genette trong cơng trình Diễn ngơn trần thuật. Phát
triển cơng trình của G. Genette là Triệu Nghị Hành. Ý kiến của ơng trong cơng
trình Khi người nói được nói đến – Dẫn luận tự sự học so sánh giống với quan
điểm của trường phái G. Genette. Ông cho rằng đối tượng nghiên cứu của tự sự
học được mở rộng ra là văn bản và diễn ngơn tự sự. Từ đó, hàng loạt các khái
niệm quan trọng liên quan đến trần thuật học được ra đời và ứng dụng vào trong
nghiên cứu tác phẩm tự sự.
Tự sự học trong lý thuyết nghiên cứu và ứng dụng ở các nước Đông Á
được biết đến qua thuật ngữ “narratology”. Nó được hiểu theo hai cách là tự sự
học và trần thuật học. Theo Trần Đình Sử trong cuốn Tự sự học lý thuyết và ứng

11


dụng, tự sự học là tên gọi phù hợp, vì nó khơng chỉ nghiên cứu diễn ngơn mà cịn

nghiên cứu ngữ pháp truyện. Vì vậy, trần thuật học chỉ là một bộ phận quan trọng
của tự sự học. Dựa trên ngành nghiên cứu tự sự học, trần thuật học ra đời như
một ngành nghiên cứu mới về tác phẩm tự sự. Trần thuật đóng vai trị vừa là
phương thức, vừa là đặc trưng quan trọng không thể thiếu đối với thể loại tác
phẩm tự sự, đặc biệt là tiểu thuyết. Trần thuật học đã trở thành một ngành nghiên
cứu thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà lí luận, phê bình văn học ở Việt
Nam. Một tác phẩm tự sự không thể thiếu yếu tố trần thuật. Theo tự sự học hiện
đại, trần thuật nêu bật vai trò của người kể chuyện. Điều đó cho thấy tiểu thuyết
hiện đại khơng cịn đề cao vai trị của cốt truyện và nhân vật như trước đây, mà
tiểu thuyết hiện đại đề cao vai trị của người kể chuyện. Từ đó, trần thuật đi sâu
vào các khái niệm liên quan với văn bản và diễn ngôn của tác phẩm tự sự như
người kể chuyện, điểm nhìn, ngơi kể, giọng điệu, thời gian... để tìm ra sự vận
động trong cấu trúc thể loại, làm nổi bật lên giá trị tư tưởng và ý nghĩa của tác
phẩm. Sự thay đổi từ tự sự học sang trần thuật học đã mở ra hướng nghiên cứu
mới cho các nhà nghiên cứu văn học trên thế giới và ở Việt Nam khi tìm hiểu về
kĩ thuật viết tiểu thuyết trong hơi hướng cách tân sáng tạo. Như vậy, trần thuật
học là một nhánh của tự sự học, nó chỉ phản ánh một phương diện của tự sự là
diễn ngơn tự sự. Nó được xem như một thủ pháp trần thuật trong một tác phẩm tự
sự. Theo quan điểm này, trần thuật học khác với tự sự học, nó là con đẻ của tự sự
học, dần hình thành và phát triển qua quá trình nghiên cứu các thể loại tự sự của
văn bản văn học, đặc biệt là với thể loại tiểu thuyết.
Trong bài viết Về việc mở ra môn trần thuật học trong ngành nghiên cứu
văn học ở Việt Nam Lại Nguyên Ân đã khẳng định: “Thực chất hoạt động trần
thuật là kể, là thuật, cái được thuật, được kể, trong tác phẩm văn học tự sự là
chuyện” (Lại Nguyên Ân, 2004). Phương Lựu cũng thống nhất với nhận định
trên: “Trần thuật là kể, thuyết minh, giới thiệu về nhân vật, sự kiện, bối cảnh
trong truyện. Trần thuật là hành vi ngôn ngữ kể, thuật, miêu tả sự kiện, nhân vật
theo một trình tự nhất định” (Phương Lựu, 1985). Qua đó, chúng tơi nhận thấy
nghệ thuật trần thuật có thể gọi là nghệ thuật kể chuyện, thuật lại câu chuyện, sự
kiện, con người theo một cách nhìn nào đó. Nghệ thuật trần thuật được thể hiện

qua các yếu tố như người kể chuyện, ngơi kể, điểm nhìn, ngôn ngữ, giọng điệu,

12


thời gian trần thuật. Dưới góc nhìn của trần thuật học hiện đại, nghệ thuật trần
thuật có những đặc điểm khác biệt so với nghệ thuật trần thuật trong văn bản tự
sự theo quan niệm truyền thống. Trần thuật là một phương thức nghệ thuật đặc
trưng của tác phẩm tự sự, theo đó, chúng tơi tiếp nhận nghệ thuật trần thuật khi
ứng dụng vào nghiên cứu hai tiểu thuyết đương đại của Nguyễn Bình Phương
như một thủ pháp trần thuật trong tác phẩm, “xem tác phẩm nghệ thuật như một
hành vi giao tiếp nên các yếu tố trần thuật” (Lại Nguyên Ân, 2004).
1.1.2. Những cách tân về nghệ thuật trần thuật qua tiểu thuyết Việt Nam
đương đại
Tiểu thuyết là thể loại tiêu biểu cho loại hình tự sự. Với đặc trưng thi pháp
và bằng phương thức trần thuật, tiểu thuyết đã khái quát bức tranh đa tầng của
hiện thực cuộc sống. Tìm hiểu vấn đề trần thuật trong tiểu thuyết nói riêng và
trong văn bản tự sự nói chung, chúng ta hiểu rõ hơn những cách tân mới mẻ, độc
đáo của nghệ thuật trần thuật. Ở tiểu thuyết Việt Nam đương đại hình thành một
kiểu cảm quan mới, cảm quan hậu hiện đại đòi hỏi một nghệ thuật trần thuật mới.
Bởi vì, các nhà tiểu thuyết cảm nhận thế giới bằng sự hoài nghi, khủng hoảng
niềm tin vào tất cả những gì là giá trị tuyệt đối đã từng tồn tại trước đó, đặc biệt
là niềm tin vào con người hậu hiện đại. Xuất phát từ cảm quan trên, các nhà tiểu
thuyết đã nhìn nhận tính chất của cuộc sống là những mảnh vỡ, vụn vặt, phi
logic. Chính vì vậy, nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết đã có những cách tân
mới để có thể chuyển tải đến người đọc thơng điệp của tác phẩm.
Người kể chuyện đóng vai trị trung tâm vì nghệ thuật trần thuật phải được
thực hiện thông qua người kể chuyện để dẫn dắt diễn ngôn trong tác phẩm. Trong
bài viết của Đỗ Hải Phong với tựa đề Vấn đề người kể chuyện trong thi pháp tự
sự hiện đại, tác giả đã dẫn nguyên câu nói của Tz. Todorov về tầm quan trọng

của người kể chuyện làm nên tác phẩm tự sự: “Người kể chuyện là yếu tố tích
cực trong việc kiến tạo thế giới tưởng tượng... Khơng thể có trần thuật thiếu
người kể chuyện” (Đỗ Hải Phong, 2004). Theo lý thuyết tự sự học, kể chuyện từ
ngôi thứ ba với người kể chuyện mang điểm nhìn tồn tri vẫn là hình thức trần
thuật phổ biến trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Tuy nhiên, với tư duy tiểu
thuyết thời đại mới, nhiều tác phẩm về cơ bản được kể từ người kể chuyện toàn

13


tri, nhưng nhà văn đã khéo léo dịch chuyển điểm nhìn, thay đổi giọng điệu. Các
nhà viết tiểu thuyết lịch sử đã rút ngắn khoảng cách giữa lịch sử và hiện tại. Càng
về sau, sự xuất hiện của ngôi kể thứ nhất chiếm tỉ lệ không nhỏ trong tiểu thuyết
đương đại, như tiểu thuyết của Phạm Thị Hoài, Tạ Duy Anh, Nguyễn Việt Hà.
Theo G. Genette, kiểu người kể chuyện theo ngôi thứ nhất gồm dạng cố định
(một nhân vật kể hết mọi chuyện), dạng bất định (nhiều nhân vật kể những
chuyện khác nhau) và dạng đa thức (nhiều nhân vật nhưng cùng kể một sự việc).
Bên cạnh những tác phẩm viết thuần túy ở ngôi thứ nhất dạng cố định, tiểu thuyết
Việt Nam đương đại đã tìm cách làm mới hơn phương thức trần thuật từ ngôi thứ
nhất với kiểu người kể chuyện thuộc dạng bất định, câu chuyện được kể không
chỉ theo một cái tôi mà là nhiều cái tơi với các điểm nhìn khác nhau (Cơ hội của
chúa - Nguyễn Việt Hà, Thiên thần sám hối - Tạ Duy Anh, Đức Phật, nàng
Savitri và tôi - Hồ Anh Thái). Bên cạnh đó, người kể chuyện ở ngơi thứ nhất
thuộc dạng đa thức có ở tiểu thuyết Tấm ván phóng dao (Mạc Can). Cùng nói về
một sự việc, nhưng từ những điểm nhìn khác nhau, nội dung câu chuyện được
xoay chuyển theo nhiều chiều hướng khác nhau. Nghệ thuật trần thuật luân phiên
điểm nhìn gắn với nhiều người kể chuyện ngôi thứ nhất tạo độ mở cho tiểu
thuyết. Bên cạnh người kể chuyện ở ngôi thứ nhất với điểm nhìn bên trong, trần
thuật từ ngơi kể thứ ba với điểm nhìn bên ngồi cũng khá phổ biến trong tiểu
thuyết mới. Khi người kể chuyện kể từ ngôi thứ ba nhưng không biết tất cả mọi

điều như đang đối thoại với người đọc về một hiện thực không đáng tin cậy như
trong tiểu thuyết Thiên sứ (Phạm Thị Hoài), Giã biệt bóng tối (Tạ Duy Anh),
Mười lẻ một đêm (Hồ Anh Thái),... Nếu trước đây trong tiểu thuyết truyền thống,
người kể chuyện thường ở ngơi thứ ba tồn tri, nắm hết mọi chuyển biến trong
câu chuyện; thì trong tiểu thuyết đương đại, người kể chuyện ở ngôi thứ nhất
nắm giữ vai trò trung tâm kể lại câu chuyện. Dù trần thuật ở ngôi thứ nhất nhưng
người kể chuyện chỉ nói những gì anh ta chứng kiến và tự bạch về những gì mà
anh ta đã trải nghiệm hay chiêm nghiệm về cuộc đời; nó khác với cách hiểu ngơi
thứ nhất đồng nhất với tác giả là người kể chuyện và có quyền lực tối cao. Khảo
sát tiểu thuyết Việt Nam đương đại, đặc biệt là tiểu thuyết sau mốc thời gian
1986, chúng tơi thấy có sự xuất hiện của người kể chuyện là nhân vật chính trong
tác phẩm, tự kể câu chuyện của mình hay câu chuyện mà anh ta chứng kiến được

14


kể theo ngôi thứ nhất. Người kể chuyện trong tiểu thuyết mới còn tồn tại với
nhiều vai khác nhau, lúc là người nghe lúc là người kể, người chứng kiến.
Đổi mới nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại cịn
được nhìn thấy ở điểm nhìn trần thuật. Theo lý thuyết trần thuật học của G.
Genette có ba kiểu điểm nhìn là điểm nhìn zero, điểm nhìn bên trong và điểm
nhìn bên ngồi. Ở điểm nhìn zero, người kể chuyện đóng vai trị là thượng đế,
tồn tri, biết tuốt và sắp xếp mọi diễn biến, tình huống xảy ra trong tác phẩm;
điểm nhìn này trùng khớp với kiểu trần thuật theo tác giả. Cịn điểm nhìn bên
trong là điểm nhìn được đặt vào bên trong nhân vật, tương ứng với điểm nhìn này
ta có kiểu trần thuật của nhân vật, câu chuyện nhờ đó mà được tiếp diễn. Cuối
cùng là điểm nhìn bên ngồi do một nhân vật kể chuyện nằm ngoài câu chuyện
để thuật lại các biến cố một cách khách quan. Cách phân biệt này của G. Genette
cũng giống với quan điểm của Tz. Todorov với ba trường hợp là cái nhìn từ đằng
sau, nghĩa là người kể chuyện biết nhiều hơn nhân vật; cái nhìn từ bên trong, tức

là người kể chuyện bằng với nhân vật; cái nhìn từ bên ngồi, đồng nghĩa với
người kể chuyện biết ít hơn nhân vật trong câu chuyện. Trên cơ sở đó, Trần Đình
Sử đưa ra quan điểm về điểm nhìn trần thuật cũng gần với hai ý kiến trên nhưng
tác giả rút gọn lại là điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngồi. Điểm nhìn bên
trong là điểm nhìn gắn với người kể chuyện tự thuật độc thoại với chính mình;
cịn điểm nhìn bên ngồi là người kể chuyện chỉ miêu tả những gì anh ta chứng
kiến ở bên ngồi nhân vật, khơng thấy được thế giới nội tâm bên trong họ. Trong
thể loại tự sự, điểm nhìn của người kể chuyện và điểm nhìn của nhân vật chi phối
toàn bộ tác phẩm. Trong tiểu thuyết đương đại, người kể chuyện tự dịch chuyển
điểm nhìn và thay đổi liên tục điểm nhìn. Điểm nhìn trần thuật tăng lên gấp bội
với các phương thức tự sự như điểm nhìn bên trong, điểm nhìn bên ngồi gắn với
nhiều ngơi kể; đặc biệt chú trọng điểm nhìn bên trong tạo tính khách quan cho
câu chuyện, làm nổi bật những trạng thái, cảm xúc bên trong con người. Trong
Những đứa trẻ chết già của Nguyễn Bình Phương, điểm nhìn của người kể
chuyện bao xuyến tác phẩm, nhưng ở những phần vô thanh điểm nhìn của người
trần thuật chuyển vào nhân vật “ơng”. Sự xen kẽ giữa hai điểm nhìn này cho thấy
việc trần thuật bắt đầu từ nhiều điểm nhìn khác nhau, đặc biệt là điểm nhìn nhân
vật giúp nhà văn phát huy tối đa sức mạnh của tinh thần dân chủ trong tiểu

15


thuyết. Và đương nhiên, với lối tư duy mới của các tiểu thuyết đương đại, điểm
nhìn ngơi thứ ba có lúc đổi thành điểm nhìn ngơi thứ nhất và ngược lại, vì nhân
vật kể chuyện dù kể ở ngơi nào cũng thường xưng là “tơi”, “tớ”, “mình” như
trong hai tiểu thuyết Mình và họ, Kể xong rồi đi của Nguyễn Bình Phương. Tiểu
thuyết Việt Nam đương đại chủ yếu sử dụng phương thức tự sự là người kể ẩn
mình ở ngơi thứ ba dùng điểm nhìn nhân vật hạn tri để dẫn đắt câu chuyện; người
kể chuyện ngôi thứ ba hạn tri với điểm nhìn nhân vật phụ hay điểm nhìn nhân vật
dạng phức (vừa là điểm nhìn của người kể chuyện vừa là điểm nhìn của nhân vật,

cả hai đều xưng “tơi” hoặc “tớ” hoặc “mình”). Hiện tượng gấp bội điểm nhìn trên
thực chất là hiện tượng cùng lúc tồn tại nhiều điểm nhìn, các điểm nhìn nhiều lúc
chồng lên nhau, đan chéo nhau để mở ra cho người đọc những khám phá mới về
đối tượng. Trong khi các nhà văn Việt Nam thường lựa chọn lối trần thuật từ
ngơi thứ nhất để xây dựng tiểu thuyết của mình như Tạ Duy Anh, Nguyễn Việt
Hà, Phạm Thị Hồi, thì Nguyễn Bình Phương nổi trội hơn ai hết trong văn xi
đương đại sau 1986 lựa chọn hình thức trần thuật ở ngơi thứ ba, là hình thức chủ
đạo trong các tác phẩm của mình ở bảy tiểu thuyết đầu và chỉ tập trung vào cái
tôi trần thuật ở ngôi thứ nhất vào hai tiểu thuyết sau này. Việc trần thuật từ ngơi
thứ ba đã làm gia tăng nhiều điểm nhìn và dẫn đến sự dịch chuyển liên tục các
điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết của nhà văn, tạo ấn tượng riêng khi tiếp
xúc với hiện tượng ngược chiều. Bằng cách sử dụng kiểu người trần thuật ngôi
thứ ba với điểm nhìn của người kể chuyện hàm ẩn nhưng lại khơng trao cho
người kể chuyện khả năng biết tuốt, tồn tri đã chứng tỏ tiểu thuyết của Nguyễn
Bình Phương cũ trong cái hình thức bề ngồi và mới ở cấu trúc bên trong của
trần thuật. Đây cũng chính là một trong những điểm đặc biệt mà người đọc bắt
gặp nhiều ở các tiểu thuyết của nhà văn này.
Việc thay đổi dịch chuyển người kể chuyện và điểm nhìn, đã kéo theo vấn
đề ngôi kể. Tiểu thuyết Việt Nam đương đại chủ yếu có sự lên ngơi của ngơi kể
thứ nhất và ngôi kể thứ ba hạn tri. Người kể ở ngơi thứ ba là một nhân vật chỉ kể
những gì anh ta thấy, cảm nhận được từ thế giới bên ngồi và người kể ở vào
khơng gian khác với nhân vật. Lời trần thuật ở ngơi kể thứ ba có nhiệm vụ tái
hiện và phân tích, lý giải thế giới khách quan; tái hiện và phân tích, lý giải lời
nói, ý thức người khác qua những gì mà anh ta chứng kiến nhưng mặc nhiên

16


không thể can thiệp hay chống lại hành vi của nhân vật. Khi người kể chuyện ở
ngôi thứ ba, tác giả phải di chuyển điểm nhìn trần thuật cho phù hợp với từng lời

kể, từ đó, tạo nên tính chất đa thanh trong ngôn ngữ trần thuật, ngôn ngữ tiểu
thuyết. Ngôn ngữ nhân vật là một trong những phương tiện quan trọng được sử
dụng để tạo nên nhiều tiếng nói khác nhau. Tiểu thuyết Mình và họ, Kể xong rồi
đi của Nguyễn Bình Phương là một ví dụ về trường hợp trần thuật theo ngôi kể
thứ ba. Thông qua các lời đối thoại, nhà văn để cho các nhân vật thuộc nhiều tầng
lớp khác nhau, đứng ở các điểm nhìn khác nhau nêu lên những suy nghĩ, chiêm
nghiệm của mình. Mỗi nhân vật đều có ngơn ngữ trần thuật của riêng mình, đó là
những tiếng nói độc lập khác nhau, đa thanh, đa giọng điệu. Còn với việc trần
thuật ở ngôi thứ nhất, tác giả đã đi sâu vào khám phá đời sống bản thể bằng
những điều mà người kể chuyện đã trải qua, đã chứng kiến và nếm trải, chiêm
nghiệm. Và điều tất nhiên, khi người kể chuyện xưng “tơi” thì cái tơi trần thuật
khơng hẳn là tác giả mặc dù có sự đồng điệu với tiếng nói của tác giả, mà cái
“tôi” là nhân vật do nhà văn sáng tạo nên để giữ được tính khách quan của câu
chuyện. Trong tiểu thuyết Mình và họ, Kể xong rồi đi có sự thay đổi ngơi kể liên
tục chuyển từ ngôi thứ nhất sang ngôi thứ ba một cách bất ngờ làm người đọc có
nhiều suy ngẫm, liên tưởng về câu chuyện. Điều đặc biệt là trong hai tiểu thuyết
này, ngơi kể thứ nhất xưng “mình”, “tớ” giữ vai trị chủ đạo khác với vai trò chủ
đạo của người kể chuyện ở ngôi thứ ba quen thuộc trong tiểu thuyết truyền thống.
Sự thay đổi về ngôi kể trần thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại là do tính
chất của xã hội hiện đại trở nên bề bộn, phức tạp, tha hóa. Với sự đa dạng về ngơi
kể, đặc biệt là sự xuất hiện của ngôi thứ nhất đã giúp người kể chuyện đào sâu
vào thân phận của con người, thể hiện được những biến đổi tinh vi trong tâm hồn
của họ.
Sự thay đổi giọng điệu đa dạng, nhiều sắc thái là một phương diện quan
trọng cho lối tư duy mới của tiểu thuyết đương đại. Sự thay đổi này bắt nguồn từ
xã hội Việt Nam sau 1986, trải qua nhiều biến động đã thơi thúc nhiều nhân vật
đi tìm bản thể của mình bằng giọng điệu chiêm nghiệm, suy tư, triết lí. Cùng với
đó, khi bước sang đầu thế kỷ XXI, nền văn minh của xã hội gắn liền với những
tiến bộ khoa học kỹ thuật. Chính sự phát triển của xã hội hiện đại đã kéo theo
hàng loạt những biến tướng và cả sự tha hoá của con người. Trước những điều đã


17


được tôn sùng đột ngột bị phủ định, đạo đức xã hội cũng như tình cảm tốt đẹp
giữa người và người bị lung lay, con người trở nên hoài nghi về sự tồn tại của
mình trong cuộc sống. Nếu Cõi người rung chng tận thế là triết lí về cái chết,
sự sống mang đậm màu sắc của Phật giáo thì Nguyễn Việt Hà lại đứng trên
những quan niệm của tôn giáo về hiện sinh qua Cơ hội của Chúa. Bất hạnh và
đức tin, sự đau khổ và cam chịu, “Chúng ta có nên hằn học, có nên nghiệt ngã ở
cuộc đời này khi chúng ta cảm thấy bất hạnh? Hay chúng ta nên yêu thương và
tha thứ” (Nguyễn Việt Hà, 1999). Tương tự như vậy, Ngồi, Nguyễn Bình Phương
đã viết về cái chết mang tính triết lí như một quy luật của đời người: “Một quả
chín rụng xuống, tiếng rụng mà an nhiên làm sao. Đời người cũng thế, cũng rụng
xuống giữa mênh mông bạt ngàn ngày tháng, mênh mông bạt ngàn giận hờn yêu
ghét” (Nguyễn Bình Phương, 2006). Mỗi nhà văn sẽ có sắc thái riêng khi thể hiện
chất triết lí trong tiểu thuyết của mình. Giọng điệu triết lí làm nên nhãn quan hiện
sinh của nhà văn và nó giúp cho người đọc chạm vào tầng vỉa của hiện thực bằng
nhận thức về giá trị, niềm tin và hạnh phúc.
Tiểu thuyết đương đại luôn phản chiếu vào lịch sử, quá khứ để phản ánh
những gì đã tồn tại và được tuyệt đối hóa bằng tâm thế hồi nghi, giải thiêng,
ngồi giọng vơ âm sắc cịn có sự xuất hiện của giọng điệu trào phúng, giễu nhại.
Mười lẻ một đêm (Hồ Anh Thái) phơi trần ra một tấn trò đời làm người đọc nhớ
đến sự châm biếm sâu cay của Vũ Trọng Phụng trong tiểu thuyết Số đỏ. Mỗi nhà
văn sẽ có một giọng điệu riêng làm nên cá tính sáng tạo của mình. Hồ Anh Thái
với lối kể chuyện hài hước, bỡn cợt và đa sắc trong sử dụng ngơn ngữ; Nguyễn
Bình Phương với giọng điệu kể chuyện đa thanh, phức điệu; Nguyễn Việt Hà lại
dung hòa giữa cái giễu cợt, châm biếm sâu cay với cái giọng điệu bị “tẩy trắng”
trong tiểu thuyết của mình. Tất cả các nhà văn đã sử dụng giọng điệu phù hợp với
điểm nhìn của người kể và ngơi kể tạo nên hiệu quả nghệ thuật cao.

Để thể hiện được giọng đặc thù như trên nhà văn phải xây dựng trên chất
liệu ngôn từ. Ngôn ngữ trần thuật là yếu tố cơ bản thể hiện phong cách nhà văn.
Bởi vì nó truyền đạt cái nhìn, giọng điệu, cá tính của tác giả. Để tạo nên giọng
điệu đa sắc thái, ngôn ngữ mang tính đối thoại (ngơn ngữ đa thanh), ngơn ngữ vơ
âm sắc, ngôn ngữ thông tục là đặc trưng đáng chú ý trong cách tạo dựng nên tính

18


đa dạng của giọng điệu trần thuật và thể hiện được giọng điệu riêng của các nhà
văn. Trong tiểu thuyết đương đại, ngôn ngữ phong phú, pha tạp nhiều kênh ngơn
ngữ khác tạo nên cái nhìn đa chiều về các vấn đề trong cuộc sống. Một trong
những đặc điểm chứng tỏ sự khác biệt của ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết
truyền thống so với tiểu thuyết đương đại là sự xâm lấn của ngôn ngữ đời sống
hiện đại vào lời người kể chuyện. Do đổi mới tư duy nghệ thuật, mở rộng phạm
trù thẩm mỹ và cách tân về thi pháp nên ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết
đương đại có tính hiện đại vì nó khơng cịn là tiếng nói quyền uy của tác giả mà
trở nên gần gũi với ngôn ngữ đời sống hơn bao giờ hết. Từ đó, tính chất văn hố
vùng miền trong ngơn ngữ trần thuật được thể hiện rõ ở chất giọng của người
trần thuật làm cho nội dung trần thuật thêm phong phú. Khi ngôn ngữ trần thuật
trở nên gần gũi với ngơn ngữ đời sống thì các khẩu ngữ, ngơn ngữ vỉa hè; những
tiếng lóng, những từ ngữ tục, những câu chửi thề ngồi chợ búa, phố xá hay ngơn
ngữ của thời đại @ được các nhà văn sử dụng rộng rãi như một đặc trưng riêng
trong sáng tác của mình. Ngôn ngữ thông tục được sử dụng nhiều trong tiểu
thuyết Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh, Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Võ Thị Xuân Hà,
Nguyễn Bình Phương như thực hiện chức năng phơi bày sự thật dù nó tàn nhẫn,
thơ nhám và đầy tính dục. Việc sử dụng loại ngơn ngữ này là một sự sáng tạo có
tính thẩm mĩ góp phần đa dạng hóa cách nhìn về con người trong văn xi hậu
hiện đại. Lời nói “trần trụi” hay “rỗng tuếch” lần đầu tiên xuất hiện trong tiểu
thuyết đương đại đến mức thô bạo, suồng sã để diễn tả chính xác bản chất của

con người hiện đại và phê phán những hiện trạng suy đồi, quá khứ khủng khiếp,
sự xuống cấp trầm trọng về nhân cách. Đọc tiểu thuyết của Lê Lựu, người đọc
ngồi bắt gặp ngơn ngữ bình dị, gần gũi thì cịn thấy dày đặc những ngơn ngữ thơ
tục của quần chúng nhân dân (Sóng ở đáy sông, Hai nhà, Chuyện làng Cuội,
Thời xa vắng). Xu hướng đưa nhiều khẩu ngữ vào văn xuôi là một hiện tượng
phổ biến trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1986. Nguyễn Bình Phương là một trong
những nhà văn có ý thức sử dụng sáng tạo ngôn ngữ trần trụi, thô kệch, xơ cứng
để diễn đạt rõ lối sống, tính cách với mục đích làm cho người đọc thấy được bản
chất thật bên trong con người. Ở Ngồi, nơi vẽ ra bức tranh đời sống công sở, đô
thị, ngôn ngữ thông tục lại mang nhiều sắc thái khác nhau qua lời nói của các

19


×